Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:39:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Thăm dò
Câu hỏi: Có đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu được không? (Trân trọng cám ơn các thành viên đã tham gia bỏ phiếu)
Chưa đủ cơ sở để đồng nhất - 7 (58.3%)
Có cơ sở khoa học để đồng nhất - 0 (0%)
Không có cơ sở để đồng nhất - 5 (41.7%)
Tổng số phiếu: 12

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man  (Đọc 65427 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 03:51:59 pm »

Năm 546, khi thua trận ở Điển Triệt, lực lượng của Lý Nam Đế bị chia làm hai.

Bộ phận thứ nhất do Triệu Quang Phục (người về sau xưng là Triệu Việt Vương) cầm đầu. Triệu Quang Phục là vị tướng được Lý Nam Đế tin cậy mà uỷ thác mọi quyền bính cho.

Bộ phận thứ hai do tướng Lý Phục Man cầm đầu. Lý Phục Man họ tên gì chưa rõ, ông vì có công chinh phục người Man, được Lý Nam Đế yêu quý mà đặt tên là Phục Man, lại cho được lấy họ Lý, sử nhân đó gọi là Lý Phục Man. Ông người làng Yên Sở. Làng này nay thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.

Cũng năm 546, nếu Triệu Quang Phục bám trụ ở đầm Dạ Trạch và chiến đấu ngoan cường với quân nhà Lương, thì Lý Phục Man đã đem lực lượng chạy vào vùng phía Tây Thanh Hoá ngày nay.

Năm 555, Lý Phục Man mất, một vị tướng người cùng họ với Lý Nam Đế là Lý Phật Tử lên thay.
Năm 557, khi Triệu Việt Vương đánh tan quân nhà Lương thì Lý Phật Tử cũng lập tức đem quân đánh Triệu Việt Vương để giành quyền bính.

Sau nhiều trận không phân thắng bại, hai bên tạm lấy vùng đất tương ứng với huyện Từ Liêm (Hà Nội) ngày nay làm ranh giới. Từ đất này trở về Nam thì do Lý Phật Tử cai quản, trở ra Bắc thì do Triệu Việt Vương cai quản.

Lý Phật Tử cho con trai là Nhã Lang kết hôn với con gái của Triệu Việt Vương là Cảo Nương, mượn danh nghĩa thông gia để làm cho Triệu Việt Vương mất cảnh giác.
Năm 571, Lý Phật Tử bất ngờ cho quân đánh úp, khiến Triệu Việt Vương bị đại bại và bị giết. Lý Phật Tử thâu tóm mọi quyền hành. Sử cũ gọi đó là nhà Hậu Lý Nam Đế.

Năm 581, nhà Tuỳ được dựng lên. Sau một thời gian lo củng cố quyền thống trị ở Trung Quốc, năm 602, nhà Tuỳ liền dùng áp lực quân sự, khiến Lý Phật Tử phải đầu hàng. Không thấy sử cũ ghi chép gì về số phận của Lý Phật Tử sau khi đầu hàng. Chưa rõ năm sinh năm mất nên chưa rõ Lý Phật Tử thọ bao nhiêu tuổi.

(Theo Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo dục)

Nguồn tin: Trích từ Tạp chí Quê hương online


Một thông tin về Lý Phục Man xứng đáng với vị trí phò mã, ông lại mất năm 555. Sau đó Lý Phật tử mới nắm quyền.
Xem ra ông Nguyễn Khắc Thuần đồng nhất Lý Phục Man với Lý Thiên Bảo:
Triệu Việt Vương làm vua ở thành Long Biên. Lý Thiên Bảo làm Đào Lang Vương ở nước Dã Năng. Năm 555, Thiên Bảo chết không có con nối, quân chúng suy tôn Lý Phật Tử lên nối ngôi. (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu_L%C3%BD_Nam_%C4%90%E1%BA%BF)

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2009, 07:30:34 am gửi bởi thapbut » Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #31 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 09:49:44 pm »

Sách của ông Thuần nhiều khi viết sai, chả dám tin hết
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2009, 09:54:38 pm »

Càng tìm hiểu càng thấy thông tin về Lý Phục Man do người đời sau hình dung ra nên đã có rất nhiều mâu thuẫn và không thể đồng nhất với một nhân vật Lý Phục Man.
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2009, 07:14:25 am »


Một số vấn đề dễ gây nên việc đồng nhất Phạm Tu và Lý Phục Man:
-         Cùng đánh Lâm Ấp ở phía Nam
-         Việc cho Lý Phục Man cũng là Thái úy và đứng đầu Ban Võ trước năm 545. Trong khi đó thực tế chính Phạm Tu là Thái úy, Trưởng Ban Võ Nhà nước Vạn Xuân.
-         Và câu ca trong THIÊN NAM NGỮ LỤC:
“Vua cùng Tả tướng Phạm Tu,
Vào Khuất Liêu động thác hư lên trời”
Trong khi đó Phạm Tu mất năm 545 ở chiến thành cửa sông Tô. Lý Nam Đế mất năm 548 ở động Khuất Lạo.
Phạm Tu là Đô Hồ Đại vương còn Lý Phục Man là Gia Thông Đại vương. Điều chúng ta nhận thấy là các vương hầu của nước ta được đặt tên hiếm có trường hợp trùng tên và đặc biệt chưa bao giờ thấy có một người nào lại có hai tên cho cùng một tước. Rõ ràng Gia Thông Đại vương và Đô Hồ Đại vương là hai người hoàn toàn khác nhau.
 
Tham khảo thông tin:
Từ trang web bachkhoatoanthu.gov.vn Bản quyền thuộc Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam mà Tổng biên tập là GS.TS. Hà Học Trạc:
Lý Phục Man: Danh tướng của Lý Bí, sống vào thế kỉ 6. Không rõ tên thật. Quê ở làng Cổ Sở (Hoài Đức, Hà Tây). Tương truyền là người giỏi võ nghệ, theo Lý Bí khởi nghĩa chống quân Lương (Trung Quốc), lập nhiều chiến công. Nhà Tiền Lý (544 - 555) thành lập, ông được cử trông coi vùng đất phía nam, đánh tan cuộc xâm lấn của Chămpa. Sau đó được gả công chúa Lý Nương, ban cho ông họ Lý và chức Thiếu uý, được gọi là Phục Man tướng quân. Trở về quê quản lĩnh vùng đất Đỗ Động, Đường Lâm (Hà Tây). Nhà Lương xâm lược, ông hi sinh trong chiến đấu. Dân làng thương nhớ dựng đền thờ ông.

Theo cuốn “TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM” do Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Phan Đại Doãn; Nxb Giáo dục in năm 2006 có viết về Lý Phục Man (xin được trích điểm khác phần dẫn ở trên) và Phạm Tu:

Lý Phục Man (?-545)

… Quân Lâm Ấp quấy phá biên giới, ông cùng Phạm Tu đánh lui,…ông có công khuất phục các thủ lĩnh dân tộc ít người trong vùng, nên nhân đó vua Lý ban cho hiệu là Phục Man …

Phạm Tu (476-545)
Danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lý Bí, Hào trưởng địa phương. Ông là người Thanh Đàm (Thanh Trì-Hà Nội). Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542, ông cùng Triệu Túc, Tinh Thiều lập nhiều chiến công, đánh đổ chế độ đô hộ của nhà Lương, giải phóng đất nước. Lý Bí lên ngôi vua, phong ông chức Thái uý, cùng Triệu Túc trông coi việc binh. Khi quân Lâm Ấp quấy phá phương Nam, ông được cử đem quân vào giúp Lý Phục Man đánh bại quân Chăm. Truyền rằng bấy giờ ông đã 68 tuổi. Lý Nam Đế rất quý trọng ông.
Năm 545, quân Lương do Trần Bá Tiên, Dương Phiêu chỉ huy kéo sang xâm lược. Ông lại được đem quân chặn giặc ở mạn Đông Bắc. Giặc đến, ông đem quân chống cự nhưng chẳng may bị thua. Ông hy sinh giữa trận tiền. Nhân dân đã lập đền thờ tại quê ông để mãi mãi ghi nhớ công lao người anh hùng.

- Không căn cứ vào quê hương của từng nhân vật để xem xét.
- Từ sự to lớn về truyền thống Hội Giá đã nâng tầm đời thường của vị thần linh thiêng Lý Phục Man. Vốn là một võ tướng nên khi nâng lên ông sẽ là vị tổng tư lệnh như Phạm Tu
- Sự hình dung của người viết truyện dạng văn học, văn học dân gian không mang nhiều tính chất của sử học (thực sự không có một tư liệu lịch sử nào về Lý Phục Man) đã dùng nhiều thông tin về các nhân vật lịch sử khác để viết cho Lý Phục Man. Trong đó gần nhất, cùng thời nhất là muốn dùng thông tin của nhân vật lịch sử Phạm Tu
- Sự không thống nhất thông tin về Lý Phục Man khiến nhân vật này không chỉ giống Phạm Tu.
+ Mà câu chuyện ông bị chém đầu còn giống Phan Tây Nhạc thời Hùng Vương 18 với xuất xứ tên làng Thị Cấm, Hòe Thị
(tôi không tin hai tên làng này ra cùng lúc và gắn trong 1 câu chuyện vì hai cái tên đặt ngược nha không phải Thị Cấm, Thị Hòe - thực tế là Hòe Thị). Không rõ thời Lý Nam Đế đã hình thành con đường thiên lý chưa. Nhưng hiện nay chúng tôi thấy Người Làng Giá lại sử dụng thông tin mới cho là Lý Phục Man cũng chết năm 545: bị thương từ thành cửa sông Tô, được Trương Hống, Trương Hát giải vây về làng. Điều này trái ngược hoàn toàn các thông tin về cái chết của Lý Phục Man đã lưu truyền. Đây chính là thông tin muốn sửa để cho đúng sự thật về Phạm Tu
đây là bài viết thuyết minh video hội làng Giá của blogger Người Làng Giá lại không đăng trên blog của mình nhưng chúng tôi thấy xuất hiện ở Làng lúa làng hoa của nhạc sỹ Ngọc Khuê:
"Năm Ất Sửu - 545, viên bại tướng nhà Lương lại được vua Lương sai sang xâm lược nước ta lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế, Người đã chỉ huy quân đội chiến đấu quyết liệt chặn bước chân xâm lược của kẻ thù. Trong một trận quyết chiến chiến lược ở đồn Tô Lịch – Hà Nội ngày nay – Người đã anh dũng hy sinh. Hai Tuỳ tướng họ Trương đã mở đường máu, phá vòng vây đưa Người về quê hương, Người đã hoá thân trong Rừng Cấm, cạnh bến Hồ Mã bên dòng Hát Giang thân yêu. "
Trong khi đó cầm đầu quân Lương là Trần Bá Tiên, Dương Sàn, ... không phải là bại tướng đánh nước ta trước đó. Mà Trương Hống, Trương Hát là thuộc tướng của Triệu Việt Vương, nên nói tỳ tướng của Lý Phục Man cũng khó thuyết phục
+ Câu chuyện tuổi trẻ tập cờ lá chuối - mà Đinh Bộ Lĩnh thì tập trận cờ lau
+ Việc thuần phục voi ngựa như của Nguyễn Nhạc đã viết từ thông tin so sánh trong cổ tích về vị thần làng Giá có sức khỏe địch voi dữ
...
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2009, 07:24:24 am gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2009, 11:36:52 pm »

Chuyện về Lý Phục Man qua cuốn “Văn bia Quán Giá” cũng chỉ là sự tích!
cuốn sách đặc biệt: người biên tập chính là tác giả Nguyễn Bá Hân
Giấy phép xuất bản số : 200/CXB, ngày 30/6/1994 in tại xưởng in NXB Thế Giới.

Tên sách không đồng nhất:
-   trang bìa: Văn bia Quán Giá
-   trang cuối: Văn bia đền thờ Phục Man tướng công Phạm Tu
Có tư liệu không rõ xuất xứ:
-   Ngoài nội dung 5 văn bia được ghi chữ Nho và dịch công phu (hoàn toàn không có một ý nào đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu), tác giả có kèm tư liệu “Sự tích tướng công Lý Phục Man” từ trang 259-265 được cho là tư liệu lưu tại Phòng Bảo tàng Quán Giá với nguồn tư liệu từ thần phả, văn bia và sử. Việc làm này đã làm mất đi phần nào giá trị của cuốn sách và ảnh hưởng uy tín của người giới thiệu. Do không có giá trị về sử học và xuất xứ không rõ ràng, không thấy tên tác giả, thời gian xuất hiện. Sự tích này đã đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu. Chúng tôi nhận ra đây là tài liệu viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ (không phải là tài liệu cổ, chữ Nho) bởi có những câu mang đậm dấu ấn thế kỷ 20, ở trang 262 có câu: “Tin cấp báo về tới Lý Bôn và các bạn chiến đấu của ông.”

Trang 8 có một bức ảnh gây sự hiểu lầm GS Phan Huy Lê xác nhận ảnh Đền Giá là đền Phạm Tu.
(có in ảnh đền Giá)
1. Đền thờ Phục Man Tướng Công Phạm Tu
Ảnh: Phan Huy Lê

Có lẽ ông Nguyễn Bá Hân sử dụng ảnh của GS Phan, nhưng chắc chắn GS Phan không đủ cơ sở cho rằng đó là đền thờ Phạm Tu. Trong lời giới thiệu của GS Phan cũng hoàn toàn không có ý nào nói về Phạm Tu (GS Phan viết: “Nội dung văn bia là những tư liệu vô cùng quý giá ghi lại sự tích của Lý Phục Man, một số sự kiện lịch sử của làng cùng với việc tu tạo đình quán, chép lại một số quy ước, tập quán và lệnh chỉ, sắc phong của làng”) và GS Phan còn nhấn mạnh cuối lời giới thiệu “Tôi tin rằng cuốn sách Văn bia Quán Giá của ông Nguyễn Bá Hân sẽ giúp cho các thế hệ nhân dân làng Giá tự tìm hiểu về quê hương yêu dấu của mình và cung cấp một số tư liệu cho các nhà khoa học nghiên cứu về nông thôn và làng xã trên nhiều lĩnh vực

Theo tôi, ông Nguyễn Bá Hân đã “qua mặt” GS Phan những chỗ sau:
- ảnh ở trang 8
- phần sự tích trang 259-265
- và tên sách trang cuối cùng Văn bia đền thờ Phục Man tướng công Phạm Tu

Tháp Bút
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2009, 12:06:11 am gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2009, 10:33:18 am »

Về số đông, người ta chú ý nhiều đến vùng phía tây Thăng Long, trọng tâm là đền Lí Phục Man với dân chúng các làng Yên Sở, Đắc Sở thờ cúng ông. Điểm gợi ý có lẽ là trong thần tích có chuyện ông đánh Chiêm Thành (bia 1728 nhắc các lần phong tặng của thế kỉ XVI không kiểm chứng được), thêm cả thành tích bị chết vì công tích này (trong Đại Nam nhất thống chí, sách khởi đầu 1852). Thế mà truyện tích về ông thần "phục Man" này xuất hiện xưa nhất trong Việt điện u linh tập, với khung lịch sử bắt đầu từ Lí Thái Tổ, lúc chưa có chuyện tù binh Chàm, thì chỉ là ông thần sông Đáy. Dấu vết đặc biệt về mặt cảnh quan quanh đền là cả một vùng trồng dừa, "một sản phẩm hiếm hoi ở đồng bằng Bắc Kì... là thứ cây tạo thành nguồn thu lớn của nơi này" (Nguyễn Văn Huyên, Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, tập I, tr. 481) khiến cho người Pháp đặt tên là village des Cocotiers. Dừa cũng đi đôi với mía được nhắc nhở ít hơn nhưng không phải chìm trong lịch sử. Năm 1117, người giáp Cam Giá (xứ "Mía Ngọt", người nay chú dẫn là thuộc Ba Vì) dâng hươu đen cho vua Lí, và ở thế kỉ sau thì có "tướng" ở đấy chống lại triều đình. Huyện Ba Vì, xã Đường Lâm cũng còn có chùa Mía / Sùng Nghiêm tự, xây lại năm 1632, thờ Bà Chúa Mía, "một cung tần của chúa Trịnh", nhưng dấu vết thần nữ đậm đặc thêm với bàn thờ Liễu Hạnh được đặt ngay ở tiền đường (Hà Văn Tấn, Chùa Việt Nam ), bà chúa Liễu mà ta thấy thấp thoáng hình ảnh thần Thiên Y trong ngôi đền ở Thanh Hoá. Theo ông Nguyễn, "Yên Sở hình như là một trong những làng giàu nhất Bắc Kì. Nghề dệt lụa và làm ren ở đấy rất phát đạt."

Theo nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường
Nguồn tin: http://www.hopluu.net/

Từ đây chúng ta thấy dừa Yên Sở được trồng từ thời Hậu Lý với công lao động của tù binh Chăm chứ không thể khi Lý Phục Man vào Cửu Đức (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) đem ra được. Nhầm lẫn phương Nam thời Tiền Lý với Nam Bộ ngày nay.

Người làng Giá cần xem lại thông tin đã đưa:
"Nói đến các làng Giá, và cả mấy làng Sấu gần đó, ai cũng biết cả vùng Sấu Giá này là một rừng dừa. Cũng không ai biết đích xác dừa ở đây được trồng từ bao giờ nhưng ở miền Bắc Việt Nam không có nơi nào có được cả một rừng dừa như vậy. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp tan quân Lâm ấp (Chiêm Thành) Tướng công Phạm Tu đã mang giống dừa từ trong đó về trồng tại quê hương như ghi lại một chiến tích huy hoàng.
Trên đây là những truyền thuyết sống động, những ghi chép xa xưa về thân thế sự nghiệp của Tướng quân Phạm Tu - Lý Phục Man được lưu giữ trong nhân dân vùng Sấu Giá. Những tài sản tinh thần vô giá đó được lưu giữ sâu rộng trong nhân dân, truyền qua hết thế hệ này đến thế hệ khác đã trở thành chuyện kể hết sức sinh động, hấp dẫn và rất thiêng liêng tôn quí. Già trẻ gái trai ở đây như đã thuộc nằm lòng.
"

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2009, 10:42:43 am gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2009, 11:56:28 am »


Sau khi đọc các tài liệu của GS Nguyễn Văn Huyên, nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường,... chúng tôi thấy Thần Lý Phục Man rất khó có thể là một nhân vật lịch sử.

Cụ thể trong bài “Tù Binh Chàm, Lực Lượng Sản Xuất Riêng Biệt Của Lí”, tác giả Tạ Chí Đại Trường đã viết “Thế mà truyện tích về ông thần "phục Man" này xuất hiện xưa nhất trong Việt điện u linh tập, với khung lịch sử bắt đầu từ Lí Thái Tổ, lúc chưa có chuyện tù binh Chàm, thì chỉ là ông thần sông Đáy.”
Vậy giấc mộng gặp Thần Lý Phục Man của Vua Lý Thái Tổ nói lên điều gì?
Với bối cảnh mà Vua đã trải qua khi nhà Tiền Lê đang còn vẫn thường phải đem quân chống lại Chiêm Thành vẫn thường quấy phá. Một số dân tộc ít người có tù trưởng không chịu khuất phục. Đại Việt luôn tiềm ẩn sự bất ổn bởi quân Man. Về định đô ở Thăng Long, Vua mong một sự thanh bình cho Đại Việt. Điều đó phải thu phục được những tộc người Man thường gây bất ổn. Chính năm Bính Thìn 1016, khi vua đi tuần thú mong muốn ấy lại càng được nung nấu. Ngày nghĩ sao, đêm chiêm bao làm vậy, thế là Vua mơ gặp vị thủy Thần sông ở Cổ Sở (sông Đáy ngày nay). Chính Thần sông được tôn thành Thần Phục Man để giúp việc yên ổn bờ cõi phía Nam, răn đe các tù trưởng phía Tây và Tây Bắc của triều Lý.
Để thực hiện điều đó, người con trai thứ tám của Vua, hoàng tử Lý Nhật Quang thành công trấn giữ ở phía Nam (châu Hoan) khiến quân Chiêm Thành phải khiếp sợ. Tù binh Chàm đã được quản tại một số trại ở châu Hoan. Các vua Lý về sau cũng vẫn phải Nam chinh. Rồi chính Cổ Sở cũng thành trại cai quản tù binh người Chàm.

Do vậy Thần được chính Vua Lý Thái Tổ ban cho quốc tính chứ không phải vua Lý Nam Đế (lịch sử Việt Nam có việc ban quốc tính từ triều Hậu Lý), và Phục Man chính là mong muốn của Vua Lý Thái Tổ để Đại Việt được yên ổn. Vị Thần trấn giữ ngay gần kinh thành nơi con sông Đáy là đường giao thông chính dẫn vào kênh Chính Đại (kênh nhà Lê) xuôi vào phía Nam.
Phục Man về sau cũng là việc chống giặc giữ nước, cũng là việc triều đình chống nổi dậy của giặc cỏ, vậy nên Thần Phục Man luôn được các vương triều chú trọng, tôn vinh.

Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2009, 03:29:08 pm »

theo GS Trần Quốc Vượng:
Cơ cấu triều đình mới, hẳn còn sơ sài, nhưng ngoài hoàng đế đứng đầu, bên dưới đã có hai ban văn võ. Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ, Triệu Túc làm thái phó, Lý Phục Man được cử làm tướng quân coi giữ một miền biên cảnh, từ Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Sơn Bình) đến Đường Lâm (Ba Vì) "để phòng ngừa Di Lão" Triều đình Vạn Xuân là mô hình, lần đầu tiên, được Việt Nam thâu hóa và áp dụng của một cơ cấu nhà nước mới, theo chế độ tập quyền trung ương. Lý Nam Đế cho xây một đài Vạn Xuân để làm nơi văn võ bá quan triều hội.

http://dactrung.net/truyen/noidung.aspx?BaiID=kshzAniz4%2FYUfed9EIvb7A%3D%3D

Triều đình Vạn Xuân thành lập như vậy đã cắt cử một viên tướng tài xếp vào hàng nhất nhì đi trông coi phía Tây để Phòng Di Lão. Khi đó được tính là đầu năm 545. Khi rút quân củng cố ở hồ Điển Triệt, lúc này trong đạo quân của Lý Nam Đế có người của Di Lão cũng đáng kể. Năm 546 thất trận ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế lại chạy về động Khuất Liêu nằm hẳn trong đất người Di Lão. Có phải thế cùng không? Chẳng lẽ không có chô nào chạy khác? Chưa đến 2 năm mà Lý Nam Đế đã mất cảnh giác đến vậy sao? Có nhiều thông tin cho là cái chết của Lý Nam Đế và Lý Phục Man đều do người Di Lão.

Trong vòng hai năm từ việc cảnh giác cao độ với Di Lão, đến khi trao tính mạng cho người Di Lão, một vị vua nổi tiếng không bao giờ làm như vậy. Hẳn ông  vua này tin tưởng ở người Di Lão, nhưng bất ngờ vì bị Di Lão làm phản.

Do vậy phong cho Lý Phục Man giữ miền biên cảnh phía Tây từ Đỗ Động đến Đường Lâm để "phòng ngừa Di Lão" là việc làm của người đời sau với suy nghĩ Thần Phục Man bị Di Lão sát hại nên sẽ là người cảnh giác với Di Lão nhất.
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2009, 11:07:05 pm »

Trước hết xin được cám ơn những người lập ra và duy trì hoạt động của Diễn đàn này,
theo những thông tin đăng tải, tôi cũng đoán rằng đây chính là Diễn đàn do Viện lịch sử quân sự Việt Nam mở ra.

Về mặt giữ ý thì có lẽ cũng không nên nêu việc này ra nhưng:
Về góc độ khoa học cũng xin mạnh dạn nêu với chủ nhà rằng cuốn "Lịch sử quân sự Việt Nam" tập 2 có nhiều sai sót khi sử dụng quá nhiều tư liệu sáng tác văn học đối với nhân vật Phạm Tu và Lý Phục Man.

Xin trích một đoạn cho thấy việc khai thác tư liệu chưa chuẩn:
"Các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Việt điện u linh, Đại Nam nhất thông chí và thần tích, bi ký, truyền thuyết ở làng Giá tức làng Cổ Sở (Yên Sở, Thanh Trì, Hà Nội) đều phản ánh Phạm Tu (có sách chép là Lý Phục Man) đã cùng dân làng tham gia cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước. Về sau nhân dân mở hội Giá để nhớ lại sự kiện đó."

Chúng tôi thấy sai sót:
- Đại Việt sử ký toàn thư không hề nói quê Phạm Tu ở Cổ Sở (Yên Sở, Hoài Đức)
- Không có tên Phạm Tu trong Việt điện U linh, bi ký Quán Giá (có 5 bia, 3 bia đầu nói về sự tích Lý Phục Man không hề nhắc đến Phạm Tu)
- Hơn nữa làng Giá ở Hoài Đức chứ không thể ở Yên Sở, huyện Thanh Trì được.

Gốc rễ của việc đồng nhất chính là mong muốn của người dân làng Giá đã tạo ra truyền thuyết gắn Thần Lý Phục Man cho nhân vật lịch sử Phạm Tu.

Chuyện về Lý Phục Man qua cuốn “Văn bia Quán Giá” cũng chỉ là sự tích!
-   Ngoài nội dung 5 văn bia được ghi chữ Nho và dịch công phu (hoàn toàn không có một ý nào đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu), tác giả có kèm tư liệu “Sự tích tướng công Lý Phục Man” từ trang 259-265 được cho là tư liệu lưu tại Phòng Bảo tàng Quán Giá với nguồn tư liệu từ thần phả, văn bia và sử. Việc làm này đã làm mất đi phần nào giá trị của cuốn sách và ảnh hưởng uy tín của người giới thiệu. Do không có giá trị về sử học và xuất xứ không rõ ràng, không thấy tên tác giả, thời gian xuất hiện. Sự tích này đã đồng nhất Lý Phục Man với Phạm Tu. Chúng tôi nhận ra đây là tài liệu viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ (không phải là tài liệu cổ, chữ Nho) bởi có những câu mang đậm dấu ấn thế kỷ 20, ở trang 262 có câu: “Tin cấp báo về tới Lý Bôn và các bạn chiến đấu của ông.”

Và LSQSVN tập 2 còn một câu nữa không ổn:
"Năm 1016, vua Lý Thái Tổ qua bến Cổ Sở, đã sai lập đền thờ và đắp tượng Phạm Tu."
Đại Việt sử ký toàn thư nêu là Lý Phục Man chứ có phải Phạm Tu đâu?

Rõ ràng có sự tranh chấp về nhân vật lịch sử Phạm Tu bởi làng Giá cho rằng truyền thuyết Lý Phục Man đánh Lâm Ấp, đứng đầu trăm quan nên so với sử cùng thời ấy có Phạm Tu cũng có ghi rõ ràng đánh thắng Lâm Ấp, đứng đầu quan võ. Vậy là đi đồng nhất. Mũi tên đã bắn ra, đành phải phủ nhận thông tin Phạm Tu không phải quê Thanh Liệt, Phạm Tu không phải là lão tướng.

Với một vấn đề tranh chấp như vậy các sách cần chú dẫn tài liệu và đặc biệt không nên lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" để việc tranh chấp thêm rắc rối như câu "Năm 1016 ... đắp tượng Phạm Tu"
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2009, 11:59:42 pm gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2009, 05:45:15 am »

PHỤ LỤC SỰ TÍCH ĐỀN THỜ THẦN XÃ AN SỞ

(Việt điện u linh tập có thêm Phụ lục chắc chắn không viết thời Lý Tế Xuyên mà do Lê Hữu Mục bổ sung vào những năm 1950 rồi cho in cuốn sách này bản chữ quốc ngữ. Vì Phần dẫn nhập Lê Hữu Mục có ghi: Huế, ngày 24-11-1959 )

Xét Đại Việt Ngoại Sử chép rằng: Gia Thông Đại Vương vốn là người làng Cổ Sở (sau đổi ra An Sở). Lúc bấy giờ thiên hạ loạn ly, kẻ hào kiệt dấu họ dấu tên để tránh nạn.

Thưở nhỏ, Đại Vương phong tư hơn người, tài nghệ xuất chúng, nhất là cỡi ngựa bắn cung lại là sở trường, rất có uy đức, sức mạnh voi cũng chịu thua; đến khi thờ Lý Nam Đế (đồng thời với vua Lương Võ bên Tàu) vua trông thấy người khí vũ hiên ngang, thật là một bậc Đại trượng phu, có thể đương nổi một phương, mới bảo vương theo quân ngũ; Vương hằng lập được nhiều kỳ công. Sau vua cho một cõi Đỗ Động là đất biên viễn hiểm trở, nếu không phải là tay Vương thì chẳng ai trị nổi, rồi phong cho Vương chức Đại tướng quân, bảo qua trấn thủ ở đó; mỗi khi có hiệu lệnh của Vương ra thời các kẻ hùng cứ trốn xa, giặc cướp đều đến đầu hàng, nhân dân được an cư lạc nghiệp, trong cõi yên ổn, già trẻ đều mến đội ân đức của Vương.

Kịp đến lúc nước Lâm Ấp (tức là Chiêm Thành) vào ăn cướp châu Cửu Đức, biên thư cáo cấp, triều đình bàn kế xuất chinh, các quan đều nói rằng:

- Không có quan Tướng quân Đỗ Động thì không thể đánh bại giặc ấy được.

Vua mới tuyên chiến triệu Vương thống suất các tướng lãnh đi đánh, đại phá quân Lâm Ap ở Cửu Đức. Tin thắng trận về đến kinh đô, vua thán thưởng giây lâu rồi báo quan thị thần rằng:

- Gặp đến rễ quanh đốt cứng mới biết được đồ dùng sắc, nay quan Đỗ Động tướng quân chỉ bắn vài mũi tên mà cả phá được giặc mạnh, thực là kẻ hào kiệt ở Sơn Tây, những bậc can thành đời xưa cũng chẳng lấy gì làm hơn được, nên phải có trọng thưởng mới xứng công lao.

Vua mới lục những công phục biên, tứ tính là họ Lý, gả một vị Công chúa tức là Lý Nương và thăng lên chức Thái Uý. Từ đấy ân sủng càng ngày càng thêm, lại khiến làm chức Tham hộ phủ nghi, giám thị cả trăm quan.

Quan Lý Thái uý thiên tư trung hậu, tính vốn thanh liêm, mỗi khi có kiến nghị điều gì thì chuyên lo ngay thẳng, ở trong triều nếu có ai lỗi, trước mặt thì bắt bẻ, giữa triều thì can gián chẳng dung tha một ai, cả đến những kẻ quyền quý xin vô việc riêng. Tiếng tăm lừng lẫy, trong ngoài đều gọi là Phục Man Tướng công, kính mến người có đức.

Lúc bấy giờ vua Nam Đế chủ tâm việc biên phòng, khiến quan Thiếu uý ra trấn Đường Lâm, binh quyền ở tay, uy lệnh xa khắp, làm lặng bụi trần sa mạc, làm tiêu tan lòng sợ hãi chiến tranh. Nào ngờ trời chán nghiệp nhà Lý, gió đưa binh nhà Lương đến, năm At Sửu thứ hai, Trần Bá Tiên đem binh đi đánh ở quận Châu Diên, sông Tô Lịch, lần lượt dẹp yên.

Năm Đinh Mão thứ tư (năm đầu vua Lương Văn Trị), binh nhà Lương thừa thắng, đi đến đâu là chỗ đó không có người.

Vua tôi triều Lý đâu thất sắc, tan rã như ngói vỡ đất lở, chẳng biết tính làm sao, toan muốn triệu Thái uý.

Thái uý ở động Khuất Liệu, nghe được tin ấy, ngậm ngùi than thở, lòng trung kích thích, mới sai người cẩn thủ các nơi yếu hại của dinh đồn. Hốt nhiên, đang đêm lửa cháy đỏ rực cả bốn mặt, đầy đường binh Lương đã bức gần đến trước sân, mới hay lòng người nham hiểm, mệnh trời khôn lường. Vương bèn đem gia tướng đánh thoát vòng vây để tính bề khôi phục. Nhưng đất cùng đường xa, tớ lui không ngõ, Thái uý đành phải chỉ trời vạch đất, thản nhiên uống thuốc tự tận. Người nhà phụng linh cữu đưa về bến Hồ Mã (tức nay là chùa Ngọc Tân, tên sông của bản xã) chôn cất và đắp mộ ở ngoài bãi bản xã.

Nguồn tin: Tủ sách Dũng Lạc
http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=95&ict=570
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Chín, 2009, 05:55:01 am gửi bởi thapbut » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM