Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:03:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Máy bay ném bom không quân nhân dân Việt Nam  (Đọc 211302 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhnuat
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #10 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 01:29:05 am »

Đây là sơ lược 1 chút về IL-14 và được Anh Hùng LLVTND Nguyễn Tường Long biến thành máy bay ném bom ra sao

Đặc điểm chung
Phi đội: bốn người (phi hành đoàn)
Sức chở: 24-28 hành khách
Chiều dài: 22.30 m (73 ft 2 in)
Sải cánh: 31.70 m (104 ft 0 in)
Chiều cao: 7.90 m (25 ft 11 in)
Diện tích cánh: 99.7 m² (1,073 ft²)
Trọng lượng rỗng: 12,600 kg (27,778 lb)
Trọng lượng chất tải: kg (lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 18,000 kg (39,683 lb)
Động cơ: 2 động cơ xuyên tâm 14 xi lanh làm mát bằng không khí Shvetsov ASh-82T, 1,417 kW (1,900 hp) mỗi chiếc


Tốc độ tối đa: 417 km/h (225 knots, 259 mph)
Tầm hoạt động: 1,305 km (705 nm, 811 mi)
Trần bay: 7,400 m (24,280 ft)

Il-14 được phát triển như một sự thay thế cho phiên bản Lisunov Li-2 phỏng theo loại Douglas DC-3 do Liên Xô sản xuất. Một phiên bản phát triển trước đó là Ilyushin Il-12, (cất cánh lần đầu năm 1945[1]) Il-14 được dự định sử dụng hàng loạt trong cả quân sự và dân sự. Il-12 gặp nhiều vấn đề lớn, động cơ kém và hạn chế về sức chở (dù ban đầu Il-12 chỉ được thiết kế chở 32 hành khách, thực tế nó chỉ chở được 18 người, tính kinh tế thấp)[1].

Việc phát triển Il-14 đã được sửa đổi từ những bài học trước đó, với cánh mới và cánh đuôi có góc lớn hơn, nó được trang bị hai động cơ piston xuyên tâm Shvetsov ASh-82T-7 1900 hp (1400 kW). Những thay đổi này đã cải thiện đáng kể khả năng thao diễn[1]. Hơn 1000 chiếc đã được chế tạo, và tới năm 1960, 3,680 chiếc đã được sản xuất, tại cả Liên bang Xô viết và chế tạo theo giấy phép ở Đông Đức và Tiệp Khắc. Nó có độ tin cậy cao và được sử dụng nhiều tại những vùng nông thôn, nơi có điều kiện đường băng kém.



“Cầu hàng không” trong tết Mậu Thân
Biến IL-14 trở thành máy bay ném bom
[/b][/size]

Anh Hùng LLVT Nhân Dân Nguyễn Tường Long


Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Tường Long - người đã góp phần cải tiến máy bay IL-14 thành máy bay vận tải - chiến đấu trong chiến dịch Mậu Thân 1968 - Ảnh: T.HÙNG

TT - Trên thế giới có lẽ chưa ai lấy máy bay dân dụng đi chiến đấu. Vậy mà những người lính chúng ta đã “mổ bụng”, “nắn cánh” máy bay vận tải IL-14 để nó mang bom, ống phóng đạn cối bay vào chiến trường. Đó là một câu chuyện kỳ lạ cách đây 38 năm...

Có một sự kiện chiến tranh ít được biết đến: không quân nhân dân VN đã từng sử dụng “cầu hàng không” và lính nhảy dù chi viện cho chiến trường miền Nam trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

Nhân kỷ niệm 59 năm Ngày thương binh liệt sĩ 27-7, Tuổi Trẻ trở lại sự kiện này - một sự kiện bi hùng của những người lính lặng lẽ, trải dài trong suốt gần 40 năm qua.

Từ những chiếc máy bay vận tải, để phục vụ một chiến dịch đặc biệt, chúng đã được bí mật cải tiến thành chiến đấu cơ. Một câu chuyện tự hào của những người lính.

“Hãy trở về tìm Nguyễn Ái Quốc!”

38 năm sau, trong một ngôi nhà trên đường Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Tường Long - nguyên tổ trưởng cơ khí ban kỹ thuật trung đoàn 919, người đóng góp lớn trong sự kiện “cầu hàng không” - nhớ lại:

“Đó là một chủ trương tuyệt mật, lúc đó có nhiều người không tin sẽ thành công, nhưng cuối cùng nó đã trở thành hiện thực, một cách xuất sắc. Khi những chiếc IL-14 đáp xuống sân bay, chỉ huy trung đoàn mới thở phào: thành công rồi!”.

Anh hùng Nguyễn Tường Long là một trường hợp khá đặc biệt. Ông sinh ra trên đất Pháp, học xong ngành kỹ thuật hàng không, cha ông bảo với con trai rằng: “Hãy trở về VN tìm Nguyễn Ái Quốc mà giúp nước”. Và năm 1944, người thanh niên 21 tuổi ấy từ giã cha mẹ và em gái trở về Hà Nội để tham gia cách mạng và mãi mãi không bao giờ còn gặp lại người thân của mình. Đối với Tường Long và Việt kiều ngày ấy, cái tên Nguyễn Ái Quốc thiêng liêng đến nhường nào, đủ sức mạnh để động viên ông đi suốt cuộc trường chinh của đất nước sau đó.

Ngay khi ban kỹ thuật trung đoàn 919 nhận được lệnh của bộ tư lệnh quân khu về việc phải tìm mọi cách cải tiến kỹ thuật các loại máy bay vận tải thành chiến đấu cơ, Tường Long tin chắc đó chỉ có thể là loại máy bay vận tải IL-14 được mang về từ Siberia (Liên Xô cũ). Ông lập tức sang sân bay Gia Lâm tìm hiểu các tài liệu kỹ thuật nói về máy bay IL-14 nhưng tìm mãi không được, tình cờ phát hiện một tài liệu của Đức viết theo sách của Liên Xô nói về chiếc IL-14 dùng chở khách.

Ông và đồng nghiệp trong ban kỹ thuật bàn bạc nghiên cứu để lắp thêm hai giá treo bom dưới thân và cánh máy bay để có thể treo được bốn quả bom loại 100kg hoặc hai quả bom loại 250kg. Chưa hết, đã là chiến đấu cơ cần phải có hỏa lực mạnh, ông và đồng sự lại tiếp tục “mổ bụng” chiếc IL-14 lắp được 27 ống phóng đạn cối. Các ghế ngồi ở khoang hành khách được tháo tung ra để tận dụng hai gờ chạy dọc sàn máy bay, gắn thêm được 50 ống chứa 50 quả đạn cối 120mm. Mỗi lần muốn thả đạn cối, người ta rút chốt hãm, kéo dây cáp làm cho khung chứa đạn bị trọng tâm hất đạn cối rớt ra ngoài.

Công việc cải tiến được tiến hành hết sức bí mật, nhiều chuyên gia không tin sẽ thành công, nhiều ý kiến còn cho rằng “treo bom tùm lum trên máy bay vận tải có khi vừa cất cánh bom rớt xuống thì khốn”. Người quan tâm nhiều nhất đến việc này là ông Nguyễn Văn Bang, phi công học từ Trung Quốc trở về.

Ông nói với Nguyễn Tường Long: “Đó cũng là ý kiến để anh em mình quyết tâm thử, cùng thử, có chết thì cùng chết, không gì phải sợ!”. Ngày ấy chiến tranh ác liệt nên những chiếc máy bay IL-14 phải đưa về gửi ở sân bay Tường Vân (Trung Quốc), anh em phải sang đưa ba chiếc về Gia Lâm phục vụ cho việc cải tiến thành máy bay vận tải - ném bom.

Điều chưa có trong lịch sử hàng không
Rồi những chiến đấu cơ kỳ lạ cũng cất cánh thử nghiệm, phi công Nguyễn Văn Bang trực tiếp thử nghiệm chuyến bay đầu tiên. Chiếc máy bay vận tải IL-14 bay lên không trung với bom, đạn cối mang đầy dưới cánh và trong khoang, đảo vòng quanh với nhiều tư thế bay và đáp xuống sân bay an toàn tuyệt đối. Ông Tường Long cho biết:

“Trong lịch sử hàng không thế giới, có lẽ chưa ai dùng máy bay dân dụng làm máy bay chiến đấu cả. Tôi đã căn cứ trên số ghế ngồi và trọng tải máy bay để tính toán lắp bom cho đủ trọng lượng. Theo nguyên tắc kỹ thuật, người ta tính toán nếu bay với vận tốc 240km/g, sức cản trong 1cm2 là 40km, nhưng tôi và anh Bang kiểm tra thử khi bay thử nghiệm, sức cản thực tế nhỏ hơn như thế nhiều.

Vậy là cứ lắp bom đạn vào và mang ra sân bay thử rồi rút kinh nghiệm từng chuyến. Tất cả phải thực hành và kiểm tra trên máy bay, bởi dưới mặt đất không chịu sức cản ngược gió, phải bay và đánh dấu vào tay ga để sau đó điều chỉnh từ từ”. Một cải tiến được hình thành trong sự hợp tác chặt chẽ giữa kỹ thuật và phi công, và thành công tuyệt đối.

Đó là những ngày mà tướng Phan Khắc Hy, nguyên chính ủy Bộ Tư lệnh không quân (thuộc quân chủng phòng không - không quân), không thể nào quên trong ký ức của mình: ngày 27 Tết Mậu Thân (26-1-1968), ông Phan Khắc Hy và phó tư lệnh quân chủng đặc trách không quân, thượng tá Nguyễn Văn Tiên, mang theo mật lệnh của phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân VN Phùng Thế Tài, vượt cầu phao sông Hồng giữa ban ngày xuống thẳng sở chỉ huy trung đoàn 919 để phổ biến nhiệm vụ tuyệt mật: “Thả dù tiếp tế bộ binh và tấn công một số mục tiêu mặt đất ở phía nam vĩ tuyến 17!”.

Ngay sáng hôm sau, đoàn phó Phan Huyễn chỉ huy một lực lượng đặc biệt gồm 60 cán bộ chiến sĩ vào Quảng Bình lập sở chỉ huy không quân phối thuộc chỉ huy mặt trận. Sau đó hai tổ tham mưu, liên lạc không đón giao thừa, chuẩn bị một hành trang gọn nhẹ để theo chân hai cán bộ chỉ huy là Lê Quỳ và Hồ Bạch Đào tách khỏi đoàn đi sâu vào Nam, áp sát địa bàn chiến đấu. Còn ở đoàn bộ, ngày 28 tết, đoàn không quân Hồng Hà, mật danh trung đoàn 919, đã sẵn sàng chiến đấu cao. Đại đội máy bay IL-14 của thượng úy Nguyễn Văn Bang là đơn vị được giao nhiệm vụ đặc biệt này.

Đêm 30 rạng mồng 1 tết, miền Nam tổng tiến công. Sáng mồng 1, sở chỉ huy thông báo khẩn: sẵn sàng chi viện miền Nam. Nhưng mồng 1, mồng 2... trôi qua vẫn chưa có lệnh xuất phát. Không khí đợi chờ căng thẳng. Thượng úy Bang và đồng đội hằng ngày tập trung quanh chiếc radio nghe thông tin mặt trận. Đối phương phản công. Rồi lệnh xuất kích cũng được ban hành.

NGUYỄN VĂN TIẾN HÙNG


Từ trái sang:  tổ bay Hoàng Ngọc Trung, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Bỉnh Sen, Trần Trung Quý... trước giờ xuất phát - Ảnh tư liệu

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2008, 01:47:11 am gửi bởi anhnuat » Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #11 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2008, 05:44:56 pm »

A Vietnamese gunner seen in his position inside the cargo bay of a SVRAF C-130A Hercules transporter: note the US-made Mk.82 bombs on palets around him and the makeshift "periscope" and targeting systemenabling him to see the target, so to activate and drop the bombs in time. The SVRAF made extensive use of C-130s and An-26s equipped in this way for attacks against guerrilla strongholds in the 1980s. (A. Grandolini collection)

Logged
trinhlenam_89
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2008, 04:39:50 pm »

Đúng là quân nhà mình giỏi thật, cái gì cũng cải tiến được, từ máy bay chở khách sang máy bay ném bom.
Logged

trên đe dưới búa, bầm dập chả lụa, méo mó bánh bao
dbp
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #13 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2008, 09:30:03 am »

Trong điều kiện đấy thì phải có những biện pháp "cải tiến" tạm bợ như thế, chuyện đấy không có gì là đáng chê. Nhưng mà mấy bố nhà báo cứ tung hô theo kiểu "chưa có trong lịch sử hàng không", nghe chuối quá. Tự nhiên làm xấu đi hình ảnh của những người trong cuộc.
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #14 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2008, 02:39:47 pm »

Thôi cho tôi xin,cải tiến tới cải tiến lui rồi làm đánh "Bẹp"1 cái là đi luôn cả tổ lái và máy bay,mà những cái này là vốn quý của Không quân con nhà nghèo VN rồi,thôi cho tôi lạy cả tơi lẫn nón.
Logged
toikama
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2008, 01:20:56 am »

Bệnh thành tích quá nặng.Nhà mình các gì cũng thấy hô hào nhất nọ nhất kia với cả chưa từng có tiền lệ. Undecided
------------------------------------
 Không dùng ngôn ngữ tiếng việt kiểu @ trong CAT Thảo luận! Bài của bạn sẽ bị xóa sau 24h nếu không được sửa chữa!
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tư, 2008, 05:36:40 pm gửi bởi toikama » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2008, 03:56:46 am »

Bọn Tây nó phục quân mình vụ cải tiến này lắm đấy. Chúng nó còn đồn là quân mình từng có dự án lắp 105mm cho MIG-17, dùng chiến thuật 3 chiếc bay nối đuôi nhau, chú nào bắn trượt thì lảng ra cho chú sau phang tiếp.  Grin
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #17 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2008, 04:50:59 am »

Vụ này hay quá, em mới nghe lần đầu. Bác Altus có con link nào vứt lên cho anh em tham khảo cái. Không biết là “giang hồ đồn” hay là bọn tình báo tây nó thăm dò được.

Một trong những đặc điểm của 105 mm nói chung và các lựu pháo nói riêng là “bắn khuất tầm nhìn”. Cứ tưởng tượng cảnh một đàn thần sấm, con ma, chim ưng nhà trời, ... đang bay thấp, lợi dụng địa hình dãy núi Tam Đảo để tránh ra-đa. Theo lý thuyết thì SAM, tên lửa đối không tầm nhiệt bó tay. Thế là bên này sườn núi, 3 chiếc Mig-17 nhà mình bay dàn hàng khai hoả. Đạn 105mm bắn cầu vồng vượt đỉnh núi, táng đúng vào đội hình giặc, ... Quá tuyệt.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tư, 2008, 04:54:17 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #18 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2008, 08:36:43 am »

Vụ này hay quá, em mới nghe lần đầu. Bác Altus có con link nào vứt lên cho anh em tham khảo cái. Không biết là “giang hồ đồn” hay là bọn tình báo tây nó thăm dò được.

Một trong những đặc điểm của 105 mm nói chung và các lựu pháo nói riêng là “bắn khuất tầm nhìn”. Cứ tưởng tượng cảnh một đàn thần sấm, con ma, chim ưng nhà trời, ... đang bay thấp, lợi dụng địa hình dãy núi Tam Đảo để tránh ra-đa. Theo lý thuyết thì SAM, tên lửa đối không tầm nhiệt bó tay. Thế là bên này sườn núi, 3 chiếc Mig-17 nhà mình bay dàn hàng khai hoả. Đạn 105mm bắn cầu vồng vượt đỉnh núi, táng đúng vào đội hình giặc, ... Quá tuyệt.

Xin bố, 105 đặt cố định trên đất mà chưa mơ bắn nổi con xe container đang chạy, giờ bố còn bắt bắn trúng máy bay nữa thì sợ quá.

@bác altus: thấy bọn Tây có nói đến vụ chỏng ngược dàn H12 phóng vào đội hình máy bay ném bom không bác  Grin
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2008, 08:42:12 am »

Xin bố, 105 đặt cố định trên đất mà chưa mơ bắn nổi con xe container đang chạy, giờ bố còn bắt bắn trúng máy bay nữa thì sợ quá.

Dùng đạn chống biển người chứ bác Grin
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM