Thêm 1 vấn đề, hệ thống này không phải là mơ ước của quân Mỹ mà của bất kỳ quân đội nào. Liên Xô hiện thực hóa được loại radar cảnh báo này trang bị cho bộ binh mang vác và cơ giới từ thời 198x. Rõ ràng rằng các radar này không hiệu quả với các mục tiêu ẩn trên cao, nên ở Afghan lính LX vẫn bị phục kích đều, nhưng sang chiến tranh trên vùng đỡ khắc nghiệt hơn như cuộc chiến ở Tresnia, bác có nhớ được vụ nào các công voa của Nga bị phục kích không ạ???
Tôi không theo dõi kỹ đề tài quân Nga ở Tchetchnia này lắm, nhưng bác hỏi, tôi thử gúc phát thì thấy một lọat video trên youtube về phục kích "con voi" Nga ở bển. Trên wiki thì có cả cái này:
http://en.wikipedia.org/wiki/Second_Chechen_War"On April 16, 1998, a Russian army convoy was ambushed in Ingushetia near the Chechen border; among the dead was a general and two colonels, and the local Ingush militants were blamed."
Chứng tỏ bọn Nga cũng chẳng nghênh ngang được.

Lúc nào bác giới thiệu thêm về cái bộ khí tài này đi. Nó họat động trên nguyên lý nào nhỉ?
hề hề, em không có ý nói là nó không thể bị phục kích, mà rất ít bị rơi vào ổ phục kích. Cái vụ phục kích trên wiki em cũng đã đọc và tìm thêm thông tin nhưng không tìm được gì đáng kể. Thời điểm đó chính phủ Nga cũng chưa tuyên chiến chính thức, quân Nga lúc đó cũng rệu rã nên có lẽ khinh địch và bị ăn đòn chăng.
Chuyện phục kích ý em nói là phục kích có dùng lực lượng tấn công kiểu như vụ bắt binh nhì Jessica Lynch, hay vụ ta diệt GM100 cơ

Chứ phục kích bằng ô tô bom, bom ven đường hay mìn miếc thì "ở mô chả rứa" hả bác

Cái radar này thì nguyên lý chắc chắn là như radar khác

Chỉ khác nhau cách xử lý tín hiệu để khử nhiễu và sóng về do địa vật một cách hiệu quả, cái này thì chắc là bí quyết rồi

Theo em từng được đọc, với dạng này thì cách phát tín hiệu nhảy tần liên tục là ưu thế nhất (doppler về nguyên tắc có thể khử tòan bộ các vật tĩnh nhưng không hiểu sao lại kém hơn). Nguyên lý của nó, theo cách hiểu của em là dùng sóng radio "chụp ảnh" liên tục, so sự sai lệch trên các "ảnh" để bắt phần "lộ", dùng nhiều sóng để có các ảnh khác nhau nhằm lọai trừ nhiễu địa vật do bước sóng khác nhau bị vật chất trên địa hình hấp thụ và phản xạ khác nhau. Nhờ đó những biến động trên bề mặt được ghi nhận không phân biệt đó là người, trâu bò hay đất đá. Tất nhiên kim lọai như xe cộ, súng ống thì khỏi cần nói tới rồi!
Khó khăn của hệ thống này phải vượt qua là về bản chất, đất đá là vật liệu hấp thụ sóng tốt mà phản xạ sóng kém, như vật liệu "tàng hình" vậy

Để em tìm lại các hệ thống này rồi giới thiệu riêng trong 1 topic hầu bác. Đậu phộng như thế này cũng là hơi xa tên topic rồi ạ!
@bác Đòanh: thế ạ, em cứ tưởng 37 thua AC-130, vì nhớ nhất là trường hợp khẩu 100mm bị hỏng bỏ lại trên đường đã phải làm bọn này lảng xa.
@ bác rongxanh: bác cố tìm lại tài liệu giúp nhé, em khá quan tâm vụ này từ ngày bác altus tung cái ảnh radar lên bên TTVN.