Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:59:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Máy bay ném bom không quân nhân dân Việt Nam  (Đọc 211304 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trinhlenam_89
Thành viên
*
Bài viết: 155


« vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2007, 03:56:35 pm »

Máy bay ném bom IL_28:
Phi đội: 3 người
Chiều dài:17,6m
Sải cánh:21,5m
Chiều cao:6,7m
Diện tích cánh:60,8m vuông
Trọng lượng rỗng:11.890kg
Trọng lượng chất tải:17.700kg
Trọng lượng cất cánh:21.200kg

Tốc độ tối đa: 900km/h
Tầm hoạt động:2.180km
Trần bay:12.300m
Tốc độ lên:900m/min
Chất tải cánh:291kg/m vuông
Lực đẩy/trọng lượng:1:3:2
 
Trang bị vũ khí:
4 pháo NR_23(hai phía mũi và hai phía đuôi)
3000kg bom ở trong khoang


 Em mới nghe nói chúng ta có loại máy bay nên viết luôn bài này các bác cùng tham khảo và cho ý kiến nhé.

Logged

trên đe dưới búa, bầm dập chả lụa, méo mó bánh bao
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2007, 09:46:18 pm »

KQNDVN còn khá nhiều loại máy bay khác có thể mang bom, tuy nhiên để chuyên trách ném bom thì chỉ có duy nhất loại IL-28 này.
Bạn nên tìm hiểu và viết một bài về quá trình nghiên cứu, thiết kế sản xuất cũng như phục vụ của nó, nếu có tài liệu về IL-28 cuả VN càng hay, chứ chỉ mấy dòng về specifications của IL-28 thì đơn giản quá!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
trinhlenam_89
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #2 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2007, 04:39:04 pm »

vâng đúng rồi,chúng ta còn nhiều loại khác nữa còn có thể mang bom, như máy bay cường kích SU_22, máy bay đa chức năng SU_27, SU_30. Ngoài ra trong kháng chiến chống Mĩ chúng ta còn cải tiến máy bay IL_14 để có thể mang bom nữa... còn về khoản viết về quá trình nghiên cứu, phục vụ haytài liệu về IL_28 của Việt Nam thì phải từ từ đã.
Logged

trên đe dưới búa, bầm dập chả lụa, méo mó bánh bao
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2007, 08:50:36 pm »

Loại IL28 được trang bị cho quân đội Liên xô từ những năm 1950,nó là loại máy bay ném bom hạng nhẹ.Trong tài liệu nước ngoài về IL28,nó còn được gọi là H5 ở Trung quốc và Rumani
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2007, 03:40:38 pm »

Hey, từ từ cái gì!
Phục vụ các bác về IL 28 nhé!
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2007, 03:41:34 pm »

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ KHÔNG QUÂN NÉM BOM  IL-28 (T-16)

Đại tá PHẠM CHU HẢI
Nguyên cán bộ kỹ thuật (Tiểu đoàn độc lập 929)

Trong 3 ngày cuối tháng 6-1965, 8 chiếc máy bay ném bom tầm trung IL-28 lần lượt hạ cánh xuống sân bay Nội Bài sau chuyến bay dài từ sân bay quân sự của Liên Xô và quá cảnh trên đất Trung Quốc. Trong số máy bay này có 4 chiếc chiến đấu (2082, 2084, 2086, 2088) , 3 chiếc trinh sát chụp ảnh (2182 , 2186) và một chiếc huấn luyện (2180). Cùng hạ cánh xuống sân bay còn có chiếc máy bay vận tải cỡ lớn chở vật tư khí tài và các chuyên gia kỹ thuật Liên Xô.

Đón và tiếp nhận máy bay là những cán bộ nhân viên kỹ thuật IL-28, tốt nghiệp trường Không quân Krasnodar (Liên Xô) về nước từ cuối năm 1964, do đồng chí Bùi Minh Hứa phụ trách. Đây là đoàn cán bộ kỹ thuật trên 100 người gửi sang đào tạo ở Liên Xô từ năm 1961, sau đó tách ra thành hai bộ phận, một bộ phận học kỹ thuật máy bay MIG-17, bộ phận chúng tôi học kỹ thuật máy bay IL-28. Về nước, do không có máy bay, anh em chúng tôi có người được đi học chuyển loại kỹ thuật máy bay MIG-21, số người khác chuyển sang công việc theo yêu cầu của tổ chức. Vào thời điểm tiếp thu máy bay từ Liên Xô sang, đoàn không còn đủ quân số như lúc trở về. Hôm làm nhiệm vụ chỉ còn 14 người, đó là các đồng chí: Bùi Minh Hứa, Lê Thanh Quảng, Phạm Điệt, Dương Đức Thắng, Nguyễn Tấn Hùng, Trần Hải và Nguyễn Tấn Sơn (cơ giới); Nguyễn Hữu Công và Đặng Sĩ (vô tuyến điện); Nguyễn Tiến An và Cao Bá Hồng (đặc thiết); Nguyễn Văn Tư, Lê Minh Cang và Phạm Chu Hải (quân giới), do đồng chí Bùi Minh Hứa phụ trách. Một tuần sau, đơn vị được bổ sung thêm các đồng chí trung cấp kỹ thuật MIG- 17 tốt nghiệp trường kỹ thuật Cát Bi cùng một số thợ sơ cấp kỹ thuật của các bộ môn khác nhau. Đó là các đồng chí: Nguyễn Duy Mật, Đào Đình Đoán, Cao Trợ, Huỳnh Minh Tâm, Nguyễn Văn Mình, Phạm Ngọc Bảo và Nguyễn Văn Nhâm (cơ giới); Đặng Khắc Tú (vô tuyến điện). Tiếp đó một số cán bộ từ trung đoàn 919 được bổ sung về Nông Mạnh Luân (đặc thiết); Ngô Căn và Đặng Trần Mơ (vô tuyến điện). Các đồng chí này học kỹ thuật Mi-4 ở Liên Xô về. Khoảng 2 tuần sau có thêm 5 cán bộ kỹ thuật học MIG- 17 ở Trung Quốc về đơn vị, đó là các đồng chí Ngô Thế Quý, Lê Đình Bốc và Lê Nam (cơ giới); Đặng Trần Phương (vô tuyến điện); Trần Trung Nghĩa (đặc thiết) và Đỗ Công Phức (quân giới).

Đội ngũ kỹ thuật không quân ném bom IL-28 (T-16) được biên chế thành đại đội 16 (c16) thuộc trung đoàn 921 gồm 5 trung đội: Vô tuyến điện tử; Đặc thiết; quân giới và 2 trung đội cơ giới. Ngoài ra có bộ phận kỹ thuật không ảnh gồm 4 đồng chí: Trương Công Tôn, Nguyễn Anh Khoát, Ngô Phong Cảnh và Ninh Văn Súy, do đồng chí Tôn phụ trách. Bộ phận này thuộc biên chế của tham mưu T- 16.

Tháng 10 năm 1968, lực lượng T-16 trở thành tiểu đoàn độc lập 929, trực thuộc Binh chủng Không quân và bộ phận kỹ thuật thành đại đội 2 (c2), tiểu đoàn 292.

Tháng 9 năm 1972, tiểu đoàn độc lập 929 giải thể. Phần lớn cán bộ kỹ thuật được tập trung lên trường kỹ thuật ở Thậm Thình (Phú Thọ) học chuyển loại kỹ thuật máy bay MIG-21, còn lại 9 người gồm các bộ môn, do đồng chí Cạo Trợ phụ trách. Sau đó các đồng chí này và 2 máy bay được điều động về trung đoàn 919 ở sân bay Gia Lâm.
Trong 8 năm hình thành và tồn tại không quân ném bom T-16, đội ngũ cán bộ và nhân viên kỹ thuật luôn có những biến động. Từ giữa năm 1967 đến đầu năm 1969 có đến 2/3 số cán bộ kỹ thuật tốt nghiệp ở Liên Xô, Trung Quốc và 1/3 số nhân viên sơ cấp kỹ thuật dời đơn vị đi chiến đấu ở các chiến trường B, C và pháo cao xạ.

Ngay từ những ngày đầu xuất hiện lực lượng không quân ném bom, buộc Mỹ và nguỵ quyền Sài Gòn phải tìm phương thức đối phó. Đầu năm 1966, 2 máy bay trinh sát vũ trang A-3J của Mỹ phát hiện được những chiếc IL-28 của đơn vị đỗ ở dọc xóm Tân An đến Gò Trai, đã lao vào phóng nhiều loạt bom bi quả dứa xuống khu vực máy bay đỗ làm chiếc 2084 hỏng nặng. .

Những năm tiếp theo, máy bay không được bổ sung. Những chiếc còn lại do đã qua nhiều lần đại tu ở Liên Xô trước khi đưa sang Việt Nam nên thời hạn sử dụng không còn nhiều, thường phát sinh hỏng hóc. Khó khăn là vậy nhưng đội ngũ kỹ thuật T- 16 luôn phấn đấu vượt bậc bảo đảm máy bay luôn đạt hệ số kỹ thuật cao (90%) và luôn sẵn sàng nhận, hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Nhiều lần đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị máy bay đi chiến đấu ở các chiến trường B, C, cơ động đến nhiều sân bay, duy trì 4 chiếc máy bay tốt sẵn sàng cất cánh. Hàng trăm quả bom các loại, hàng ngàn viên đạn pháo được lắp lên máy bay sẵn sàng đợi lệnh. Song vì những lý do khách quan, máy bay ném bom không có dịp cất cánh chiến đấu.

Năm 1970 và 1971 là 2 năm khó khăn nhất đối với T-16. Lúc này đơn vị chỉ còn 2 chiếc máy bay tốt (2088 và 2184). Chiến trường lại rất cần sự chi viện hoả lực của không quân ném bom.

Tháng 7 năm 19 71, trên quyết định cho đơn vị cải tiến máy bay trinh sát chụp ảnh (2184) thành máy bay ném bom. Việc cải tiến không phải dễ vì phải thay đổi toàn bộ hệ thống máy ngắm ném bom, hệ thống lái tự động, ra đa PSB-NM, hệ thống máy tạo và phân xung điều khiển ném bom và phải làm mới hoàn toàn hệ thống cáp điện từ buồng lái, buồng dẫn đường đến buồng bom. Song với sự quyết tâm của toàn đơn vị, với trí thông minh sáng tạo của các cán bộ kỹ thuật, nhất là 2 thợ quân giới Hà Văn Như và Nguyễn Văn Ngọ, chúngtôi hoàn thành công việc cải tiến kỹ thuật một cách xuất sắc: Thay toàn bộ hệ thống máy ngắm OPB-5S của máy bay trinh sát bằng máy ngắm ném bom OPB-6SR có tính năng và độ chính xác cao hơn, đặc biệt có chế độ hoạt động đồng bộ với ra đa PSB-NM mà máy bay trinh sát không có; thay toàn bộ hệ thống máy tạo xung và phân xung điều khiển ném bom ESBR-45S bằng ESBR-49M và KSB; thay 4 giá bom KD-2 của máy bay trinh sát bằng giá KD-3 của máy bay ném bom. Việc cải tiến hoàn thành, phi công - dẫn đường Thân Xuân Hạnh trực tiếp kiểm tra và làm những thao tác kỹ thuật phù hợp đã cho nhận xét tốt. Tiếp đó là cuộc bay thử và ném bom thật trên trường bắn Hoà Lạc, xác suất trúng mục tiêu rất cao và công việc cải tiến đã hoàn tất, đạt kết quả tốt. Chiếc máy bay trinh sát chụp ảnh (2184) có chức năng mới: Ném bom.

Chiều 5- 10-1972, số anh em lên trường kỹ thuật Thậm Thình được gần nửa tháng thì tôi cùng 3 đồng chí Đinh Công Chính, Nguyễn Tiến Bách và Phạm Văn Đăng được đồng chí Bùi Minh Hứa gọi lên giao nhiệmvụ. Nhận lệnh, 8 giờ tối chúng tôi xuất phát từ Phú Thọ trên 3 chiếc xe đạp phóng về Hà Nội. Trời tối, gió rét, mặt đường ổ gà, chúng tôi vẫn gò lưng tôm vội vã trở về trung đoàn 919 và phải đến 4 giờ sáng mới tới sân bay Gia Lâm. Nhiệm vụ của chúng tôi là chuẩn bị gấp 2 máy bay ném bom làm nhiệm vụ chiến đấu.

Sáng 9-10-1972, chúng tôi cơ động lên sân bay Nội Bài, đưa 2 máy bay vào sân đỗ trước xưởng định kỳ, kiểm tra thông điện lần cuối, kiểm tra đồng bộ, bom đạn. Phương án treo mắc bom được chuẩn bị như sau: Máy bay 2184 treo 8 quả bom phá mảnh OFAB-250 (250kg), chiếc 2088 treo 8 bom bi (mỗi quả mẹ chứa 150 quả bom con). Sau hơn một giờ, 2 máy bay hoàn thành công tác chuẩn bị và đợi lệnh sẵn sàng cất cánh.

Các tổ bay được giao nhiệm vụ chiến đấu là: Bùi Trọng Hoàn (phi công), Nguyễn Đình Nhẫn (dẫn đường), Nguyễn Hùng Cường (bắn súng - vô tuyến điện) và Nguyễn Văn Cừ (phi công), Thân Xuân Hạnh (dẫn đường), Ngô Văn Trung (bắn súng - vô tuyến điện).
17 giờ ngày 9-10-1972, hai tổ bay lần lượt cất cánh theo hiệu lệnh chiến đấu và bay thẳng đến mục tiêu, đó là căn cứ phỉ Vàng Pao ở Loong Chẹng trên đất Lào và thực hiện nhiệm vụ theo đúng phương án đề ra. Trận tập kích của 2 IL-28 đã đánh trúng mục tiêu địch, sát thương phần lớn sinh lực và khí tài chiến đấu của địch, lập chiến công đầu cho lực lượng không quân ném bom duy nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau chiến thắng này, 2 máy bay về hạ cánh ở sân bay Nội Bài, rồi chuyển hướng về sân bay Hoà Lạc. Hạ cánh xuống sân bay Hoà Lạc, máy bay không tắt máy, từng phi công điều khiển máy bay lăn thẳng vào ụ sơ tán theo hướng dẫn của tổ trưởng kỹ thuật máy bay. 8 giờ tối, mọi việc sơ tán nguỵ trang máy bay vừa xong thì F- 111 đến ném bom, anh em chúng tôi cũng như máy bay đều an toàn.

Chuẩn bị cho cuộc duyệt binh vào ngày 2-9-1973, cùng với các loại máy bay khác của không quân, 2 máy bay (2088 và 2184) được sơn trả lại màu trắng bạc như lúc ban đầu và phù hiệu Không quân Việt Nam, để chuẩn bị tham gia duyệt binh. Song vì máy bay đã hết niên hạn sử dụng nên kế hoạch không thực hiện được.

Quá trình bảo đảm kỹ thuật máy bay IL-28 là một quá trình gian lao vất vả. Có lần do yêu cầu cải tiến bom phục vụ huấn luyện, bom nổ, một nhân viên quân giới hy sinh, một bị thương nặng (11-1968); hoặc khi đưa máy bay về Hoà Lạc sơ tán, anh em kỹ thuật chúng tôi loay hoay vất vả mải mới đẩy được 2 máy bay vào sát khu đồi Trẩu nằm trên đường vào chợ Cò, Hòa Bình; hoặc khi bị bom bi, máy bay hỏng nặng, chúng tôi phải huy động toàn bộ trí tuệ, tính sáng tạo và sức lực của cán bộ kỹ thuật trong đơn vị để sửa chữa, hồi phục . . . cho đến nay, kể cả ở Bảo tàng Không quân, không ai còn được thấy hình ảnh chiếc IL-28, nhưng với thời gian không dài tồn tại, không quân ném bom T- 16 cũng đã góp phần vào chiến công chung của Không quân nhân dân Việt Nam.

Hà Nội, 12-2004.
Logged
ivanhoe1234
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2007, 05:01:48 pm »

IL-28 KQNDVN đây





Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #7 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2007, 01:37:14 pm »

Il28 hình như nó hao hao B57 Canbera của Anh và Mỹ,B57 cũng có tham chiến ở VN nữa đó
Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #8 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2008, 10:47:46 am »

Em đọc trên mạng thấy nói là có giai đoạn KQ nhà mình có 32 chiếc IL28, có đúng không các bác? Hay lại cũng lại nhầm sang máy bay của LX nhỉ Smiley
Hồi ở Cam nhà mình dùng vận tải để ném bom nhiều phết, đủ cả AN2, AN26, C130, C119 Smiley
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #9 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2008, 02:44:55 pm »

Em đọc trên mạng thấy nói là có giai đoạn KQ nhà mình có 32 chiếc IL28, có đúng không các bác? Hay lại cũng lại nhầm sang máy bay của LX nhỉ Smiley
Hồi ở Cam nhà mình dùng vận tải để ném bom nhiều phết, đủ cả AN2, AN26, C130, C119 Smiley
Chỉ có 8 chiếc IL28 thôi,còn vụ ném bom bằng AN26 thì có Chứ AN2,C130,C119Thì nghe được ở đâu thế?
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM