Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:05:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ cuộc đối đầu lịch sử mà nước Mỹ muốn quên đi  (Đọc 44402 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« vào lúc: 27 Tháng Tám, 2009, 09:46:25 pm »


Tên sách: Điện Biên Phủ cuộc đối đầu lịch sử mà nước Mỹ muốn quên đi
Tác giả: Howard R.Simpson
Dịch giả: Kim Oanh
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Năm xuất bản: 2004
Số hoá: ptlinh, chuongxedap





LỜI NÓI ĐẦU

Trận đánh Điện Biên Phủ, trong đó cộng sản lãnh đạo các lực lượng Việt Minh đã đè bẹp các đơn vị của quân đội thuộc địa Pháp ở Đông Dương, sánh vai với các trận Agincourt, Waterloo và Gettysburg là một trong những trận giao tranh quân sự vĩ đại trong lịch sử. Điều đó đồng nghĩa với việc kết thúc chế độ thực dân đổ nát của Pháp ở châu Á và cũng là khi không ai thấy trước được khả năng dọn đường cho sự can thiệp của quân Mỹ vào khu vực này nhiều năm sau đó. Vì thế đó là một giai đoạn quan trọng gián tiếp mở màn cho một tiến trình đã gây ra cho Mỹ những hậu quả sâu sắc và kéo dài. Cho tới ngày nay, kinh nghiệm bi đát về Việt Nam vẫn còn ám ảnh người Mỹ khi họ dự tính tới các ưu thế toàn cầu của quốc gia.

Không người Mỹ nào có phẩm chất tốt hơn Howard R. Simpson để nói về câu chuyện Điện Biên Phủ và ý nghĩa của nó. Anh ta không chỉ tới thăm chiến trường lúc đó mà còn là một thành viên của phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Đông Dương, chứng kiến tình trạng rối ren của các sự kiện đã dẫn tới cuộc đụng độ này. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, vì những quan sát đầu tiên chưa đủ, anh đã quay lại Pháp và Việt Nam để nghiên cứu thêm qua các cuộc phỏng vấn và các tài liệu sẵn có. Ngoài ra, đây còn được coi là khả năng tự thuật của anh ta. Kết qủa là một cuốn sách đáng tin cậy cũng như đáng để đọc và chắc chắn là một tác phẩm kinh điển về đề tài này đã ra đời.

Như Simpson khẳng định, lẽ ra Pháp không thất bại ở Điện Biên Phủ nhưng vì cuộc đấu tranh chống lại Việt Minh đã kéo dài 8 năm và người Pháp đã suy yếu trước những nỗ lực không hiệu quả nên đã đầu độc xã hội và chia rẽ chính phủ của họ. Chỉ huy Pháp, Tướng Henri Navarre đã tính toán sai lầm. Ông gạt bỏ các báo cáo tình báo không phù hợp với những phán đoán của ông, như một bản nghiên cứu về cuộc chiến tranh của Pháp của một trường đại học cho biết mọi việc đều được thực hiện trên cơ sở những ý kiến đã có sẵn của ông. Ông không tin vào đối thủ của mình, Tướng Võ Nguyên Giáp với khả năng tập hợp hỏa lực cần thiết để tấn công quân đồn trú của Pháp, lại có thể thực hiện hành động một cách chính xác đến như vậy.

Tướng Giáp đã chuẩn bị cho đợt thử sức cuối cùng hàng tháng trời. Giống như những đàn kiến, Việt Minh đi bộ, đẩy xe thồ qua các khu rừng để tới nơi đóng quân, chất lên xe mọi thứ từ vũ khí, đạn dược tới những bao gạo khổng lồ phải được đưa vào trong những vùng hẻo lánh. Với sức mạnh siêu nhân, họ đã đẩy được những khẩu đại bác lên các sườn núi, tới các đỉnh cao có thể quan sát được quân Pháp – những người đã ngốc nghếch tự triển khai quân trong một vùng thung lũng rộng lớn với lý lẽ rằng, họ phải bảo vệ tuyến đường sang Lào. Tướng Giáp trả lời tôi khi ông nói về trận đánh trong một cuộc phỏng vấn ở Hà Nội tháng 3 năm 1990: “Thật là khó, rất khó, chỉ có động viên khích lệ binh lính mà có thể thực hiện đuợc một sự nghiệp vĩ đại đến như vậy”.

Cả Pháp và Việt Minh đang chạy đua chống lại một điểm chết (giới hạn không được vượt qua). Một cuộc họp quốc tế ở Geneve đã bắt đầu sớm hơn, có kế hoạch giải quyết vấn đề Đông Dương vào ngày 7 tháng 5 và mọi người đều biết, là Trưởng đoàn đại biểu Mỹ, Tướng Walter Bedell Smith nhận xét: “Các ngài không giành được trên bàn đàm phán những gì các ngài đã đánh mất ngoài chiến trường”.

Mặc dù chạy theo thời gian, song Tướng Giáp vẫn thận trọng. Không tán thành đề nghị của các cố vấn Trung Quốc, những người luôn thúc giục ông tiến hành một cuộc tấn công vào chính diện, ông ra lệnh cho binh lính đào các đường hầm tới các vị trí của Pháp. Họ đào trong 8 tuần tới tận trưa ngày 13 tháng 3. Bị các pháo lớn của Việt Minh tấn công, mục tiêu đầu tiên của Pháp sụp đổ nhanh chóng, ngày hôm sau là mục tiêu khác. Trước đó, Đại tá Charles Piroth, chỉ huy lục lượng pháo binh của Pháp đã hứa với Navarre rằng, anh ta có thể dễ dàng làm câm họng pháo của đối phương. Nhưng giờ đây, anh ta bị hạ nhục. Rạng sáng ngày 15 tháng 3, anh ta rút chốt an toàn của một qủa lựu đạn và tự sát. Anh ta nói đêm hôm trước rằng: “Tôi hoàn toàn mất hết danh dự”.

Nước Pháp đã không có những công dân la hét đòi hoà bình. Người ta thường quên rằng sau thắng lợi, những người Cộng sản Việt Nam có thể công bố với toàn thể người dân Việt Nam là không có Liên Xô hay Trung Quốc gây áp lực buộc họ phải chấp nhận một sự chia cắt trong lúc chờ các cuộc bầu cử vì những lý do riêng của họ. Nhưng được sự tán thành của chính quyền Eisenhower, chính quyền miền Nam Việt Nam đã cự tuyệt tổng tuyển cử thì cả Moscow và Bắc Kinh đều phản đối - một dấu hiệu cho thấy cả hai đều hi vọng cải thiện mối quan hệ của họ với phương Tây.

Hà Nội không từ bỏ hi vọng thống nhất Việt Nam. Vì thế một cuộc chiến tranh mới bắt đầu được tăng tốc và cuối cùng nó đã nhấn chìm nước Mỹ.

Không có trận đánh nào trong cuộc chiến tranh của Mỹ có thể sánh ngang được với Điện Biên Phủ cho dù Tổng thống Lyndon B.Johnson, Tướng Westmoreland, và những người khác đã nhận thức sai lầm về sự tái diễn của trận đánh ở Khe Sanh đầu năm 1968. Trận đánh này là một trận nghi binh của Tướng Giáp nhằm lôi kéo quân Mỹ ra xa các thành phố ven biển để có thể tiến hành cuộc tổng tấn công Tết. Tướng Giáp biết rằng người Mỹ và người Pháp hoàn toàn khác nhau, rằng ông ta không đủ mạch để có thể thách thức với sức mạnh ồ ạt của quân Mỹ trong một trận đối đầu trục tiếp.

Lần này, Tướng Giáp đã theo đuổi một chiến lược không giống với chiến lược đã dùng để chống lại người Pháp. Ông tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu hao và tin rằng dần dần sẽ làm suy sụp được ý chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ. Mối quan tâm chính của ông là thắng lợi và ít thương vong. Tôi đã hỏi ông trong cuộc nói chuyện ở Hà Nội: “Ngài sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại Mỹ trong bao lâu?”. Ông trả lời không chút do dự: “20 năm nữa, có thể hàng trăm năm miễn là giành được thắng lợi và ít tổn thất”.

Vì thế, Mỹ cũng như Pháp phải chống lại một kẻ thù mà luôn coi sự nghiệp đấu tranh của họ là thiêng liêng và sẵn sàng hi sinh để giành được mục tiêu. Cần rút ra bài học đó trước khi quá muộn.


STANLEY KARNOW1
_______________________________________
1. Nhà sử học Mỹ, từng đạt giải Pulitzer. Tác giả cuốn: Vietnam A History.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #1 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 02:59:54 pm »


GIỚI THIỆU

Chiến tranh Đông Dương (1946-1954) là một cuộc đấu tranh lâu dài và đẫm máu. bằng việc đưa một quân đội thử nghiệm cửa thực dân Pháp vào đọ sức với Việt Minh, một quân đội nhân dân của Cộng sản luôn tận trung với việc giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị của Pháp. Trận đánh quyết định là trận đánh năm 1954 ở Điện Biên Phủ, một làng miền núi nhỏ thuộc đất đai của người Thái ở phía Tây Bắc Việt Nam.

Điện Biên Phủ không phải là một cuộc giao chiến lớn theo các điều khoản quy ước nhưng đó là một cuộc đấu trí quân sự quan trọng và là một thế giới vĩ mô của những va chạm chính trị - quân sự quốc tế nổi lên sau Thế chiến II. Đó còn là nơi thể hiện lòng dũng cảm, sự đánh giá sai lầm, sự ngoan cố và thất bại. Điều đó đã được báo trước cho quân đồn trú từ trước khi trận tấn công cuối cùng diễn ra. Khói bụi của chiến trường che lấp đi những sai lầm về chiến thuật cũng góp một phần không nhỏ vào sự thất bại này. Cuộc giao tranh quân sự đã làm thay đổi bộ mặt của Đông Nam Á và được coi như một điềm báo đối với những trận đánh tốn kém mà lực lượng Mỹ sau này sẽ thực hiện ở các khu rừng và cánh đồng lúa của miền Nam Việt Nam.

Lần đầu tiên tôi tới Điện Biên Phủ vào cuối tháng 11 năm 1953 trên chiếc máy bay vận tải “Dakota” C-47 của không quân Pháp hạ cánh xuống đường băng mới sửa chữa sau khi bị đóng cửa trong một chiến dịch không quân ngày 20 tháng 11. Ba tiểu đoàn dù của Pháp đã bảo vệ khu làng và đường băng cho dù có sự kháng cự mạnh của một đơn vị đồn trú Việt Minh được tăng cường. Tôi đã theo dõi cuộc xung đột Đông Dương từ tháng 2 năm 1952 khi là phóng viên chiến tranh thuộc một Hãng Thông tin của Mỹ (USIA) và đã biết một số sĩ quan, binh lính ở Điện Biên Phủ từ các chiến dịch trước ở Bắc Việt và Lào. Trong thời gian ở Điện Biên Phủ, tôi quan sát được công việc xây dựng căn cứ và sự có mặt của quân tăng cường, tới thăm các vị trí công sự của các tiểu đoàn thu thập thông tin từ các sĩ quan cao cấp ở bốt chỉ huy cùng với Thiếu tá Marcel Bigeard và tiểu đoàn dù số 6 đi tuần tra thăm dò các đơn vị Việt Minh ở các khu đồi xung quanh. Vào giữa tháng 12, các lực lượng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải nằm im trong công sự không dám liều mạng ra xa thung lũng nếu không liên lạc được với quân chính quy Việt Minh. Trước khi tôi rời Điện Biên Phủ, một sĩ quan viễn chinh khẳng định: “Lần này Việt Minh sẽ vào đông, đó sẽ là một cuộc chiến thực sự”. Tôi đang trên đường từ San Francisco về nhà ngày 7 tháng 5 năm 1954 thì được tin Điện Biên Phủ bị thất bại sau một trận bao vây 57 ngày. Dẫu sao những người am hiểu tình hình vẫn rất khó khăn khi đánh giá về phạm vi thắng lợi của Cộng sản.

Hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954 đã chấm dứt cuộc chiến tranh và người Pháp đang chuẩn bị rời Đông Dương thì tôi quay trở lại Sài Gòn. Nhiều bạn bè bị bắt ở Điện Biên Phủ đã được Việt Minh phóng thích. Nhiều người khác đã chết trên đường hành quân dài ngày hoặc trong các trại tù. Những người sống sót kể lại sự thật về trận đánh.

Tôi rời Việt Nam năm 1955, được giao nhiệm vụ quay lại Sài Gòn năm 1964 làm cố vấn cho Thủ tướng và đã thăm lại đất nước này trong chuyến công tác ngắn ngày năm 1971. Năm 1991 tôi trở lại Việt Nam, với tư cách là một nhà báo, được phép thực hiện một cuộc phỏng vấn dài với Đại tướng Giáp và thảo luận về chiến tranh Đông Dương, về Điện Biên Phủ với các cựu chiến binh Việt Minh. Gần đây hơn, tôi được tiếp cận với những tài liệu về Điện Biên Phủ trong các kho lưu trữ của Quân đội Pháp. Sở chỉ huy quân Viễn chinh nước ngoài ở Aubagne cho phép tôi sao chụp những thống kê cá nhân về trận đánh này của các lính Lê dương sau khi bị bắt trở về.

Đáng giá nhất là các cuộc phỏng vấn những người sống sót sau trận Điện Biên Phủ. Mặc dù nhiều năm đã trôi qua, cuộc chiến vẫn khắc sâu vào ký ức của những người tham chiến. Một số đã chết trong thời gian đó hoặc không thể tiếp cận được. Tuy nhiên, nhờ vào những cuộc tiếp xúc riêng, tôi đã gặp được một bộ phận tiêu biểu những người đã phải chịu đựng cảnh bao vây. Những người khác hợp tác bằng cách điền vào mẫu câu hỏi trắc nghiệm để giải thích phần việc của họ trong cuộc chiến này.

Mùa xuân năm 1992, tôi đang ăn trưa ở Montparnasse với Đại tá Bùi Tín, một cựu chiến binh Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Ông nhớ lại các trận đánh trước đây. Và nói với tôi: “Điện Biên Phủ là sự tái diễn hoàn hảo cuộc chiến tranh của Việt Nam với người Mỹ. Tất cả chỉ huy của các quân đoàn, sư đoàn trong cuộc chiến với Mỹ đều đã chiến đấu ở Điện Biên Phủ”.

Nếu Điện Biên Phủ đã dạy cho Việt Minh - những người tiên phong của quân đội Bắc Việt và Việt Cộng - những bài học có giá trị, thì những nhà vạch kế hoạch quân sự Mỹ lại không thể có được.

Mỹ đã ủng hộ cho nỗ lực của Pháp bằng những vũ khí, trang thiết bị và nguồn tài chính khổng lồ nhằm cản trở sự thống trị của Cộng sản ở Đông Nam Á. Các nhà ngoại giao sĩ quan quân sự Mỹ đã và đang theo dõi cuộc chiến tranh Đông Dương, Nhóm trợ lý cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) đã và đang gián tiếp tham gia như những cố vấn không tham chiến. Khi cuộc chiến ở Điện Biên Phủ mở rộng, các sĩ quan Mỹ đã tới thăm các pháo đài trên núi như những nhà quan sát, những chỉ huy cao cấp của Mỹ từ Hawaii và Tokyo đã tới Sài Gòn và Hà Nội để bàn về khả năng can thiệp trực tiếp của Mỹ dưới sự ủng hộ của Pháp. Tiếp theo sự thất bại của Pháp và mặc cho chính quyền Mỹ đã ngay lập tức can thiệp trực tiếp vào Việt Nam thì các nhà vạch kế hoạch và chiến lược Mỹ đã làm ngơ trước những kinh nghiệm của Pháp. Pháp đã thua. Chúng tôi với sức mạnh công nghệ vượt trội sẽ thắng. Tinh thần hăng hái và triết lý khảng khái của chúng tôi đã che lấp đi những bài học của lịch sử.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #2 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 03:00:29 pm »


Tháng 1 năm 1968, 40.000 quân chính quy Bắc Việt đã bao vây đơn vị quân đồn trú gồm 6.000 quân thuộc quân đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ tại Khe Sanh. Các cứ điểm trên đồi gần biên giới Lào và phía dưới khu phi quân sự chia cách miền Bắc và miền Nam Việt Nam cũng đáng lo ngại giống như Điện Biên Phủ. Chiến dịch bao vây căn cứ của Mỹ ở Khe Sanh 2 tháng rưỡi là sự thất bại bao trùm lên Pháp, gây ra nỗi buồn phiền cho Tổng thống Johnson và làm nảy sinh các vấn đề phức tạp trong tiến trình chiến tranh của Tướng Westmoreland. Cuối cùng, pháo binh, máy bay B-52 và sự ngoan cường của lính thủy đánh bộ đã phá vỡ được vòng vây. Gần 500 lính thủy đánh bộ bị chết ở Khe Sanh, quân đội Bắc Việt ước tính hy sinh gần 10.000 người. Lực lượng của Tướng Giáp bị thiệt hại nặng, các sĩ quan tình báo quân sự Mỹ công bố thắng lợi nhưng thực tế tình hình ở Khe Sanh thường xuyên gây bất lợi cho phía Mỹ. Mãi tới sau này mới có sự quan tâm trở lại với Điện Biên Phủ và với cuộc chiến tranh Đông Dương nhưng sự quan tâm đó cũng dần bị mờ đi như chính cuộc chiến tranh tiêu hao của chúng tôi.

Những bài học có giá trị liên quan tới kinh nghiệm riêng của chúng tôi về Việt Nam mà chúng tôi đã cố tình lờ đi là gì? Tôi đã liệt kê ra một số bài học được coi là quan trọng nhất.

1. Đánh giá thấp các đơn vị không chính quy hoặc lực lượng du kích và lực lượng chính quy là một sai lầm cơ bản.

Tư lệnh Pháp và nhiều sĩ quan tham mưu ở các sở chỉ huy khác nhau không thừa nhận giá trị thực của các sư đoàn chính quy, quân địa phương, quân tự vệ làng xã có mặt ở mọi nơi. Quân Viễn chinh Pháp được đào tạo và điều hành theo các chuẩn mực của châu Âu. Chỉ có các chỉ huy chiến trường, các sĩ quan tiểu đoàn - đại đội phổ thông, những người lính có kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm ở Đông Dương, nếu miễn cưỡng mới bày tỏ mối quan tâm thường xuyên tới Việt Minh.

Điện Biên Phủ là một ví dụ điển hình về việc làm thế nào mà một giấc mơ quân sự có thể vượt qua được thực tế bằng những kết quả bi đát. Người ta nói khả năng pháo binh của Việt Minh là hạn chế. Tư lệnh Pháp không thể ngờ rằng liệu Tướng Giáp có thể vận chuyển được các loại súng ống qua các cánh rừng. Nếu ông ta làm việc này thì Việt Minh có thể bị tiêu diệt bởi hoả lực phản pháo và tấn công bằng không quân của Pháp trước khi họ có thể gây ra bất cứ sự thiệt hại nào. Nhưng pháo binh của Tướng Giáp chẳng hề bị hạn chế. Ông ta đã chuyển súng ống qua rừng, hoả lực phản pháo kích và các đợt tấn công bằng không quân của Pháp bị thất bại thảm hại. Hơn nữa Pháp còn đánh giá thấp khả năng hậu cần của đối phương, khả năng chịu đựng về mặt tinh thần cũng như sự ngoan cường của binh lính, và chuyên môn cao về chiến lược, chiến thuật của phòng tham mưu Việt Minh. Thái độ tương tự đối với Bắc Việt, Việt Cộng và những khác nhau tương tự về quan điểm giữa những người vạch kế hoạch và những người chỉ huy chiến đấu thường được tái diễn vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70. Nhưng lần này, những người điều hành là người Mỹ.

2. Qúa phụ thuộc vào sự hỗ trợ của không quân có thể dẫn tới thảm hoạ trước một chiến dịch kiểu du kích trong địa hình phức tạp hoặc trong những điều kiện bất lợi.

Bất chấp những cảnh báo từ phía các tướng lĩnh thuộc lực lượng không quân, Tư lệnh Pháp vẫn tiến hành bố trí một pháo đài lớn trong một vùng núi tách biệt mà sẽ buộc phải cung cấp lương thực và tăng cường quân bằng không quân trên những đoạn đường khá xa. Có lần pháo binh của đối phương đã làm vô hiệu hoá đường băng và tất cả nguồn cung cấp phải phân phát bằng dù và dưới làn hỏa lực chống tăng dày đặc của đối phương. Việt Minh có đồng minh thường trực là thời tiết. Những đợt mưa phùn, mưa rào lớn, sương mù dày đặc ở miền Bắc đã phá hủy và cản trở các đợt cung cấp và các đợt không kích của Pháp. Núi rừng yểm hộ các sư đoàn và các ụ súng khỏi sự quan sát của các máy bay ném bom. Những cam kết của lực lượng không quân Pháp không bao giờ cho ra những kết quả như mong đợi. Ngược lại, thực tế này đã tạo ra một tác động tâm lý tiêu cực tới lực lượng bộ binh, những người đã phải học để dựa vào sự ủng hộ có hiệu quả của không quan ở vùng đồng bằng và rộng hơn ra cả vùng đồng bằng Bắc Bộ. Xác định mục tiêu ở các vùng núi là rất khó khăn vì vậy quyết định chớp nhoáng của phi công xem liệu một khu làng là bạn, là thù hay là vùng đối phương tạm chiếm có thể sẽ dẫn tới bi kịch.

Rõ ràng khả năng không quân của Pháp ở Đông Dương là hạn chế so với việc triển khai ồ ạt máy bay của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Những lại một lần nữa cho dù tốn nhiều bom đạn và vũ khí nhưng kết quả hạn chế và tổn thất lớn. Trong một cuộc chiến tranh mà thắng hay thua ở các làng, xóm của miền Nam Việt Nam, nơi lòng trung thành và sự hợp tác của những người nông dân là điều cơ bản để dẫn tới sự thành công, thì bom đạn lại làm cho người dân phải xa lánh và đi tới chỗ tăng cường ủng hộ cho Việt Cộng mặc dù Mỹ có ưu thế hoàn toàn về không quân. Đường mòn Hồ Chí Minh cũng làm theo mẫu các tuyến đường của Việt Minh tới Điện Biên Phủ, vẫn tiếp tục vận chuyển quân chính quy Bắc Việt, vũ khí, lương thực và thậm chí xe tăng vào miền Nam Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #3 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 03:01:04 pm »


3. Trận đánh này là sự thể hiện rõ ràng tính linh hoạt của một đối phương là du kích và khả năng thay đổi các biện pháp cho phù hợp với tình hình chiến thuật cụ thể của họ.

Tướng Giáp coi “cuộc chiến tranh nhân dân của ông như một sự kết hợp, trong đó quân chính quy, quân địa phương và tự vệ hoạt động riêng rẽ hoặc kết hợp để giành một mục tiêu chung”. Trong một cuộc phỏng vấn tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1991, Tướng Giáp nói với tôi rằng: “Chiến tranh nhân dân” không chỉ có nghĩa là các hoạt động của du kích mà hơn thế nữa còn bao quát mọi việc từ hành động của một đơn vị nhỏ tới hành động của toàn quân”. Ông phản đối sự biện minh của tôi nhằm tách các sư đoàn chính quy khỏi các lực lượng du kích và nói: “Lính chính quy đều chiến đấu tốt như những người du kích, thích ứng với những thay đổi khi được chuyển vào các đơn vị du kích”.

Tính linh hoạt tương tự nêu ra trong đoạn trích được thể hiện rất sớm trong trận bao vây Điện Biên Phủ khi Tướng Giáp huỷ bỏ một cuộc tấn công lớn. Pháo binh và bộ binh đã vào vị trí, tinh thần binh lính đã chuẩn bị sẵn sàng cho một đợt tấn công lớn thì nhận được lệnh rút ra. Một cựu giáo viên phổ thông, giờ là nhà chiến thuật đã tính toán tới những thương vong mà anh ta phải chịu đựng trong các cuộc tấn công vào chính diện, sức mạnh của quân đồn trú được tăng cường của Pháp và việc mở rộng các pháo đài mới trước khi quyết định rằng sự mạo hiểm này là quá lớn. Thay vào đó anh ta huy động hàng nghìn chiếc xẻng, và Việt Minh bắt đầu đào những giao thông hào chằng chịt dẫn tới vành đai phía ngoài của các khu căn cứ của Pháp.

4. Cảnh giác trước sự khắc nghiệt của môi trường nhiệt đới.

Người ta nói rằng rừng là trung hoà. Thực tế, nó vẫn có sự thiên lệch. Những khu rừng núi quanh Điện Biên Phủ đều khó khăn với cả hai phía lực lượng Việt Minh và lực lượng Pháp. Nhưng lính trẻ của Việt Minh luôn là những người sống sót. Dù cho người thành phố đã phải chịu đựng những căn bệnh địa phương, những gian khổ đôi khi còn có tình trạng kém dinh dưỡng chung ở khu vực miền Bắc, Việt Minh bị bệnh dịch vì những căn bệnh ở vùng nhiệt đới như sốt rét rừng nhưng tình trạng suy nhược của họ cũng không thể so sánh với những gì mà người châu Âu đang phục vụ trong quân đội Viễn chinh của Pháp phải chịu đựng. Binh lính hành quân qua rừng đã phải chịu say nắng, mệt mỏi và tình trạng xuống súc. Bệnh lỵ và sốt rét là phổ biến, những vết cắt nhỏ nếu không chữa trị có thể bị nhiễm trùng và nhanh chóng trở thành nguy hiểm. Quân đội Việt Minh điều động từ Lào về tháng 12 năm 1953 đã bị ốm yếu mệt mỏi và gầy mòn nhưng chứng tỏ rằng vẫn có thể đi bộ tới pháo đài và có mặt tại điểm hẹn gần Điện Biên Phủ.

Các mũi tên màu vạch ra tiến trình hoạt động của một đơn vị trên tấm bản đồ ở sở chỉ huy đã không chỉ rõ những khó khăn cần phải đối mặt trên chiến trường. Mệt mỏi, ốm yếu, thiếu nước, núi cao, thung lũng sâu, rừng rậm, dòng chảy xiết chưa được đánh dấu. Nhưng những trận phục kích chết người đã kết hợp để tạo nên một lễ rửa tội thực sự với những người lính. Một số chỉ huy có kinh nghiệm đều hiểu được những hạn chế của quân lính viễn chinh trong môi trường nhiệt đới.

Khả năng không quân của Mỹ và đặc biệt là trực thăng đã tạo ra một sự khác biệt lớn trong cuộn chiến tranh Việt Nam. Sơ tán nhanh những người bị thương đã cứu được nhiều mạng sống, những chiếc máy bay lên thẳng đã kéo pháo từ vị trí này sang vị trí khác và bộ binh được phân tán tới các vùng hạ cánh gần các mục tiêu của họ. Bắc Việt bị gây ấn tượng bởi khả năng vận chuyển bằng đường không của Mỹ, thậm chí tới nước cũng được vận chuyển bằng máy bay. Nhưng đối với lính Mỹ, những người không thể qua nổi khu rừng rậm hay qua vùng châu thổ sình lầy thì môi trường vẫn còn là một kẻ thù tiềm ẩn.

5. Quá nhiều ảnh hưởng của phương Tây có thể gây tai hoạ cho một quân đội gồm binh lính vốn là người ở các nước thuộc thế giới thứ ba, tạo ra những áp lực tâm lý tiêu cực, làm xói mòn đạo đức, giảm tính chiến đấu và gây ra những rạn nứt trong các đội quân đồng minh.

Quân đội Viễn chinh Pháp của những năm 50 có thể là một cỗ máy chiến đấu nhà nghề có hiệu quả. Nhưng vào năm 1953 nó nhanh chóng trở thành một cỗ máy sai niên đại. Như một trong những quân đội thực dân cuối cùng còn tồn tại, nó đang chỉ ra những căng thẳng và rạn nứt do những khuynh hướng mới trên thế giới sau chiến tranh tạo ra. Sự thay đổi chính trị đang chống lại tư tưởng của đám tân binh và chủ nghĩa gia trưởng đang trở thành lạc hậu. Binh lính Bắc Phi và Tây Phi, những người đã chiến đấu cho Pháp trong Thế chiến II vẫn đang làm tốt nhiệm vụ ở Đông Dương, nhờ vào phẩm chất của các sĩ quan Pháp và các sĩ quan cựu chiến binh không tham chiến. Nhưng, cuộc chiến tranh dường như không bao giờ kết thúc ở một vùng đất xa xôi và chiến dịch tuyên truyền của Việt Minh đang gây ra những tổn thất lớn. Những lá truyền đơn, những lời kêu gọi của loa phóng thanh với các bốt bị cô lập và các chiến dịch tuyên truyền bằng miệng trong các quán bar tồi tàn gần các trại quân sự thường đưa ra các câu hỏi: “Bạn đang làm gì ở đây? Tại sao bạn lại tới đây để chết? Tại sao bạn lại đánh chúng tôi khi đáng ra bạn nên ở lại trong nước để giải phóng cho đất nước của bạn?” Nhiều binh lính thực dân đã bắt đầu suy nghĩ tới những câu trả lời, đặc biệt khi những lời đồn gây sự lo lắng và sự chống đối lại chế độ thống trị của Pháp trong nước đã lan tới Đông Dương.

Mặc dù các quân đội thực dân giờ chỉ còn là một vấn đề của quá khứ, nhưng di chứng của chúng còn kéo dài. Quân đội Việt Nam cộng hoà không bao giờ có thể tỏa sáng bản chất của nó như một lực lượng quân Viễn chinh châu Âu đã được đào tạo. Khi các cố vấn Mỹ thay thế vai trò của Pháp thì sự pha trộn chủ nghĩa thực dân còn tồn tại tạo ra một đề tài liên tiếp đối với những người tuyên truyền cho Việt cộng, những người luôn coi Quân đội Việt Nam cộng hoà là một “con rối”. Ngày nay, là một siêu cường trên thế giới, Mỹ đứng trước những trách nhiệm không tính trước và sự can thiệp vào các cuộc chiến có tính chất địa phương cũng như các cuộc xung đột căng thẳng. Với chúng tôi, “chủ nghĩa thực dân” là một cái mác lịch sử. Với nhiều nước của thế giới thứ ba, nó vẫn còn là một biểu tượng có giá trị tiêu cực.

6. Tính hiệu quả và đạo đức của một lực lượng quân sự có liên quan trực tiếp tới sự ủng hộ của chính phủ và nhân dân của quốc gia có liên quan.

Cuộc chiến đấu trường kỳ và khốc liệt của quân đồn trú Pháp ở Điện Biên Phủ là một hiện tượng. Rõ ràng, có nhiều binh lính nhà nghề với những nguyên tắc truyền thống và sự hy sinh riêng. Họ biết rằng họ đang chiến đấu trong một cuộc chiến, ở một nước khác, mà trong nước ít biết đến. Thực tế đó ban đầu đã làm tăng lên tinh thần đoàn kết trong họ và tạo ra một ước nguyện giành chiến thắng để biện minh cho nỗ lực của họ ở Đông Dương. Nhưng bánh xe lịch sử vẫn quay và họ vẫn đang đi trên con đường đó. Pháp đang muốn tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh này khi họ tham gia vào trận đánh và sự ủng hộ của chính phủ với nỗ lực chiến tranh lại đang giao động. Thêm vào đó, bất cứ cơ hội can thiệp nào của đồng minh Mỹ đều sôi lên rồi vụt tắt như ngòi nổ bị ướt. Những người tham chiến ở Điện Biên Phủ đang trong một tình thế quân sự hoàn toàn bi đát.

Mặt khác, những chiến sĩ của Việt Minh biết rằng sau họ toàn dân tộc đã được cổ vũ động viên bằng một cuộc chiến tranh nhân dân giành độc lập. Với chúng tôi, những lời lẽ ngôn ngữ bản địa của Cộng sản và lời lẽ tuyên truyền đều vô tác dụng nhưng với họ những khẩu hiệu định ra các mục tiêu cho họ chiến đấu.

Có một ví dụ được nhắc tới nhiều trong thời kỳ Johnson. Việt Cộng, với sự ủng hộ của Bắc Việt, cũng có lòng quyết tâm theo đuổi mục tiêu của mình như cha ông họ. Binh lính của chúng tôi, không rõ mục đích của chiến tranh và thiếu sự ủng hộ của công chúng trong nước cũng đã chiến đấu giỏi nhưng với nhiều người mục tiêu chính là phải sống cho qua trách nhiệm. Những thất bại trong cuộc chiến đơn lẻ đã dẫn họ tới chỗ nghiện ma túy, xung đột sắc tộc và suy đồi đạo đức.

Khó có thể tưởng tượng lại có sự lặp lại của Điện Biên Phủ ngày nay nhưng dù sao vẫn có cảnh báo. Bất cứ quân đội hiện đại nào tham gia chiến đấu ở nước ngoài trong đó cá nhân chiến sĩ đặc biệt là lính mới đều có những nghi ngờ về mục đích tham chiến của anh ta là không có lợi. Sự bất lợi này không có ở đối phương là những người có lòng tin kiên định vào sự nghiệp của họ. Nó có thể trở nên rõ ràng hơn khi phải đối mặt với những tổn thất nặng nề, những khẩu phần ăn đạm bạc và sự gian khổ kéo dài.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #4 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 03:03:29 pm »


NHẢY ĐI! NHẢY ĐI! NHẢY!


“Giá như ngày hôm đó trời mưa!”

   
Thiếu tá Marcel Bigeard,
   Chỉ huy Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6


Ngày 20 tháng 11 năm 1953, từ sáng sớm sương mù đã che phủ kín bầu trời Hà Nội. Tia nắng đầu tiên làm lộ ra những chiếc máy bay C-47 của lực lượng không quân Pháp đứng xếp thành hàng trên sân bay quân sự Bạch Mai. Những chiếc xe tải, xe jeep đi giữa những chiếc máy bay để chuyển quân, chuyển những bức điện tín và xếp những vũ khí nặng lên máy bay. Tiếng mở cửa đuôi máy bay đánh “rầm”, tiếng băng tải hàng kêu ken két, tiếng bước chân đi ủng lạo xạo và thỉnh thoảng lại có tiếng quát ra lệnh bị nhoà đi nhanh chóng, bị méo mó đi do đập vào những thân máy bay sơn màu bạc. Những đoàn lính dù đội mũ sắt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu loạng choạng bước lên các máy bay C-47 trông giống như những người thợ lặn biển sâu, chất nặng trên lưng với những chiếc dù, vũ khí và trang thiết bị. Quang cảnh tương tự cũng lặp lại ở Gia Lâm, sân bay dân sự của Hà Nội.

Lính dù tham gia vào chiến tích nhảy dù lớn nhất trong cuộc chiến tranh Đông Dương là đội quân tinh nhuệ của đội quân Viễn chinh Pháp. Các đơn vị mũi nhọn, Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 của Thiếu tá Marcel Bigeard và Tiểu đoàn 2 Trung đoàn dù tiêm kích số 1 của Thiếu tá Jean Bréchignac là các đơn vị đã được thử thách trong chiến đấu do các sĩ quan có kinh nghiệm đánh ở Việt Nam chỉ huy. Tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 của Thiếu tá Jean Souquet dự tính nhảy dù đợt 2 trong cùng ngày cũng nổi tiếng có trình độ chuyên nghiệp cao tương tự. Sở chỉ huy của nhóm dù chiến đấu số 1 của Trung tá Fourcade - một trong những người thành lập ra đội Biệt kích Đông Dương dự tính nhảy dù cùng với tiểu đoàn của Souquet cho dù bản thân Fourcade đã chọn nhảy sớm hơn cùng với Bréchignac. Các công binh dù, các đại đội trọng pháo và các đội phẫu thuật cũng sẽ tham gia vào chiến dịch. Những lính dù này - hay còn gọi là “lính chữa cháy” chiến tranh Đông Dương - thường chạy từ điểm nóng này tới điểm nóng khác nhảy từ từ trên trời xuống giải vây cho các cứ điểm bị đối phương cô lập và tấn công, hỗ trợ các đơn vị bộ binh trong các cuộc càn quét trên mặt đất và thực hiện các cuộc đột kích và các nhiệm vụ tình báo cho Tư lệnh tối cao Pháp.

Những người lính đang được các nhân viên phi hành đoàn giúp đỡ bước qua những cái cửa chật hẹp của máy bay C-47, họ chỉ biết lờ mờ về những gì chờ đợi họ ở cuối chuyến bay. Nhưng sự tăng cường chiến dịch với số lượng máy bay tham gia và thông báo tin tức giờ chót trước khi lên đường đã khiến những người lính này hiểu rằng họ đang sắp sửa tham gia vào một trận đánh mà họ từng được huấn luyện từ trước đó là một cuộc tập kích dù.

Cứ 25 người trên một chiếc máy bay như những tổ kén vỏ kim loại mỏng phục vụ vận tải, các lính dù tán gẫu với nhau và với đám nhân viên hàng không để thoát thỏi tình trạng căng thẳng và chật chội. Kẻ ngồi tựa vào những túi hàng trên lưng để ngủ bù, một số nhai kẹo cao su, người thì ngồi lặng lẽ, cô đơn theo đuổi những suy nghĩ riêng của mình. Những người từng trải hiểu rõ chuyến bay cao và xa sẽ lạnh giá thế nào đã tán tỉnh các xếp phi hành đoàn để được đắp chung chiếc chăn nhỏ.

Đây là một đội quân hỗn hợp về nguồn gốc và chủng tộc: những thanh niên từ các vùng ngoại ô của Paris và Lyon: những chàng trai Breton lạnh lùng, những binh lính từ mọi miền của Pháp từ Artois tới Provence và từ Poitou tới Savoy. Nhiều người trong số lính dù là người Việt Nam thấp bé ít nói hoặc người Campuchia da đen được lựa chọn tham gia cùng các đơn vị thuộc địa. Khi công việc kiểm tra quân số và trang bị xong, các lính dù đành phải chờ đợi chung với tất cả các đội quân.

Khoảng 300 km về phía Tây Bắc Hà Nội, một chiếc C-47 đã bay hết một chặng đường dài, giờ đây bắt đầu lượn vòng, vượt qua dãy núi hình vòng nhẫn để tiến vào thung lũng Mường Thanh. Với sự hăng hái của người Pháp và dường như bất chấp nguy hiểm, chiếc máy bay này chở một chuyến hàng đặc biệt, đó là những người ra quyết định: Trung tướng không quân Pierre Bodet (Phó tư lệnh ở Đông Dương), Chuẩn tướng Jean Dechaux (chỉ huy Nhóm không quân chiến thuật miền Bắc) và Chuẩn tướng Jean Gilles (chỉ huy các lực lượng dù ở Đông Dương) cùng với một nhóm phi công dù dẫn đường và các thiết bị radio chuyên dụng. Tất cả điều đó đã biến chiếc máy bay C-47 thành một chỉ huy sở bay. Quyết định mà họ phải đưa ra phụ thuộc vào thời tiết. Nếu có mưa trên các vùng núi hoặc nếu sương mù còn trên thung lũng thì cuộc hành quân Castor (Beaver) sẽ phải huỷ bỏ.

Khu rừng phía dưới lúc ẩn lúc hiện sau những dải sương mù. Những núi đá lởm chởm nhô lên khỏi đám lá dày đặc giống như những chiếc răng bị gẫy, còn những đỉnh cao đang vươn tới dấu hiệu đầu tiên của buổi hoàng hôn. Máy bay 2 động cơ gầm lên khi nó bay vòng quanh thung lũng dài 16km, rộng 9km. Sương tan để lộ ra dòng sông Nậm Rốm lấp lánh ánh bạc chạy ngoằn ngoèo trong thung lũng. Những túp lều mái cao rải rác, hai bên bờ sông là bản Mường Thanh của dân tộc Thái. Trên tấm bản đồ trải rộng trước mặt các tướng lĩnh, một vùng mang tên Việt Nam Điện Biên Phủ, hay còn gọi là tiền đồn chính.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #5 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 03:05:06 pm »


Một cơn gió bấc làm tan những đám mây và bóc lớp sương ra khỏi những vách đá khi chiếc C-47 đã bắt đầu lượn vòng tốc độ chậm lần nữa. Các bản làng khác đang hiện ra, người ta có thể nhìn thấy những làn khói bếp mỏng bay lên. Trung tướng Bodet rút điếu thuốc lá và liếc nhìn đồng hồ. Mặc dù chiếc C-47 có thùng nhiên liệu phụ nhưng đã đến lúc phải có một quyết định trước khi máy bay hết nhiên liệu. Chuẩn tướng Gilles, kéo chiếc mũ nồi lính dù sụp xuống trán, tiếp tục quan sát quang cảnh. Ngay cả lúc thuận lợi nhất, Gilles cũng không phải là người hay nói và giờ dường như ông ta đang suy ngẫm. Ông biết rằng 1.500 lính dù trong chuyến nhảy dù đầu tiên của ông đều đã sẵn sàng. Tình báo còn cho biết rằng đơn vị ông có thể đụng phải sự phản kháng mạnh mẽ dưới mặt đất.

Được biết hai đại đội của tiểu đoàn 920 thuộc trung đoàn 148 Việt Minh đã đóng quân ở Điện Biên Phủ để bảo vệ sở chỉ huy của họ. Ngoài ra, một đại đội trọng pháo của Sư đoàn 351 được trang bị cối 120 ly đã tới thung lũng. Nhưng không ai trên chiếc máy bay chỉ huy hoặc ở sở chỉ huy Pháp tại Hà Nội biết rằng các đơn vị của tiểu đoàn 920 được lệnh thực hiện các bài tập chiến thuật vào sáng ngày hôm đó trên vùng đất được gọi là “Natasha”, chính là khu vực nhảy dù đã được giao cho tiểu đoàn của Thiếu tá Bigeard.

Những tia nắng đầu tiên bỗng sáng rực lên xuyên qua những đám mây. Dechaux cùng với Bodet và Gilles đi xem xét địa hình. Có một chút nghi ngờ - sương đang tan và bầu trời càng hiện rõ. Lúc 6 giờ 52, các tướng lĩnh gửi một bức điện mật mã tới sở chỉ huy của Thiếu tướng Cogny - chỉ huy các lực lượng mặt đất ở Bắc Bộ: “Sương đang tan ở Điện Biên Phủ”. Lúc 8 giờ 15, những chiếc C-47 đầu tiên của phi đội 65 lăn bánh trên đường băng của sân bay Bạch Mai và Gia Lâm rồi cất cánh, bay qua sông Hồng và các vùng ngoại thành Hà Nội tiến thẳng về Tây Bắc.

Thật may cho tinh thần của họ, những lính dù không biết rằng 2 vị tướng trên chiếc máy bay chỉ huy, Gilles và Dechaux cũng như Chuẩn tướng René Masson, người được uỷ quyền của Tướng Cogny ở Hà Nội đã bị công khai dẫn lời là những người phản đối cuộc hành quân Castor. Đoạn trích ngắn gọn từ bản báo cáo mật về cuộc họp ngày 17 tháng 11 ở Hà Nội do Tướng Navarre, Tổng tư lệnh ở Đông Dương chủ trì đã nhấn mạnh sự phản đối của họ.

“… Trong cuộc họp này Tướng Navarre hỏi Tướng Masson, Dechaux và Gilles xem họ có phản đối gì với việc thực thi chiến dịch nhảy dù vào Điện Biên Phủ mang tên Castor.

Tất cả đều khuyên là không nên tiến hành cuộc hành quân đó và đưa ra những lý do phản đối về chiến thuật.

Đặc biệt, Tướng Dechaux chỉ ra rằng việc duy trì căn cứ dù mới này sẽ tạo ra một gánh nặng lên khả năng làm việc của máy bay vận tải vì thời tiết ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và trên lòng chảo Điện Biên Phủ thường khác biệt nhau, nên chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn trong việc đảm bảo đủ nguồn tiếp viện cho căn cứ.

Tướng Navarre vẫn giữ quyết định của ông là tiến hành cuộc hành quân Castor bằng cách đưa ra lý do:

- Về chiến lược: bảo vệ Lào

- Về kinh tế: tịch thu gạo, đặc biệt là ở thung lũng Điện Biên Phủ”.


Trước đó 13 ngày một báo cáo chuẩn bị cho Tư lệnh tối cao của Đại tá Dominique Bastiani, một cựu sĩ quan dù và là một nhà chiến thuật chín chắn phục vụ như một tham mưu cho Cogny, đã nêu ra các kẽ hở trong cuộc hành quân Castor. Bastiani chỉ ra rằng Lai Châu, thủ đô của người Thái gần biên giới Trung Quốc, chắc chắn rơi vào tay Việt Minh. Quan trọng hơn, ông ta thách thức lý do của Tư lệnh tối cao là sự có mặt của Pháp ở Điện Biên Phủ sẽ ngăn chặn Việt Minh sang Lào bằng việc giải thích rằng: “Ở nước này, người ta không thể ngăn chặn được đối phương chỉ bằng một hướng. Việt Minh đi qua khắp nơi như chúng ta thường thấy ở đồng bằng”. Đại tá còn cho biết vụ mùa của Điện Biên Phủ sẽ cung cấp lương thực cho Việt Minh trong 3 tháng vì thế sẽ thuận lợi cho một cuộc xâm lấn Lào và cảnh báo Điện Biên Phủ có thể trở thành một cái hố không đáy thu hút các tiểu đoàn của Pháp và chỉ cần một trung đoàn Việt Minh là có thể đóng được miệng hố. Ông nói: đối phó với một nguy cơ gia tăng ở vùng đồng bằng, Tư lệnh tối cao Pháp phải cố thủ 3 nhóm cơ động cách Hà Nội khoảng 300 km để chống lại một nguy cơ mang tính giả thuyết sang Lào. Bastiani kết luận hậu quả của một quyết định như vậy có thể rất nghiêm trọng. (Trong cuốn Đông Dương hấp hối 1953-1954 xuất bản 3 năm sau ở Paris, Tướng Navarre nói: “Trái ngược với những gì đã từng nói, quan điểm của mọi người trước trận đánh đều phù hợp với vị trí chiến thuật của Điện Biên Phủ”.)
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #6 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 03:06:05 pm »


Mặc cho có những cảnh báo từ các chỉ huy chiến trường có kinh nghiệm, phòng tham mưu của Tướng Navarre ở Sài Gòn đã đi thẳng tới kế hoạch cho cuộc hành quân Castor. Cách xa với thực tế của cuộc chiến tranh trong sở chỉ huy có điều hoà, họ đã di chuyển các đơn vị và các mũi tên trên chiếc bản đồ treo tường như thể không còn tồn tại các dãy núi nguy hiểm, các vùng đầm lầy, rừng rậm, mưa, gió mùa, sương mù nặng và cái nắng cháy da ở đó.

Tướng Masson, Dechaux và Gilles đang thực hiện các mệnh lệnh của Tướng Navarre với những lo ngại nên khó có được không khí thuận lợi khi thực hiện một chiến dịch quyết định tới hậu quả của cuộc chiến.

Tướng Navarre tới Sài Gòn ngày 19 tháng 5 năm 1953, người đã gánh vác trách nhiệm của đội quân Viễn chinh Pháp từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Đông Dương vào cuối năm 1946. Nghiệp quân sự của Navarre - năm 55 tuổi - đã từng bị căng thẳng và rất đa dạng. Là một sinh viên tốt nghiệp khoa quân sự của trường võ bị Pháp, giống như các sĩ quan cao cấp khác phục vụ ở Đông Dương, ông đã chiến đấu như một kỵ binh trong Thế chiến I và trong các chiến dịch Bắc Phi trong chiến tranh của Pháp. Trong Thế chiến II, sau khi hoạt động bí mật trong mạng lưới tình báo chống Đức ở Pháp ông đã chỉ huy một trung đội thiết giáp của các lực lượng tự do Pháp cho tới khi người Đức đầu hàng. Đi theo cuộc chiến tranh, Navarre giữ nhiều các vị trí tham mưu và đã chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 5 của Pháp. Khi tới Đông Dương ông là tham mưu trưởng cho Thống chế lục quân Alphonse Juin tại trụ sở của NATO.

Navarre nổi tiếng là có một tư duy quân sự chính xác. Ông có mái tóc hoa râm và luôn chỉnh tề trong bộ quân phục đẹp. Tính cách lạnh lùng của ông thường tạo ra một khoảng cách với người cấp dưới.

Vị Tổng tư lệnh mới tới Đông Dương sau một chỉ thị vừa hư vừa thực của Chính phủ, nhằm tạo ra các điều kiện quân sự cho một “giải pháp chính trị danh dự”. Cụm từ “chiến thắng” biến mất khỏi đám từ vựng của Chính phủ. Navarre đang hành động mà không hề có sự ủng hộ thực sự của một cơ sở nào ở Paris. Chính phủ của Thủ tướng René Mayer, người đã cử Navarre tới Đông Dương, bị sụp đổ. Nước Pháp kiệt quệ vì cuộc chiến tranh tiêu hao dường như không kết thúc, làm hủy hoại toàn bộ các tiểu đoàn của Pháp, đã yêu cầu các đợt tăng cường quân, gây ra những tổn thất nạng nề cho đội ngũ sĩ quan và phá hoại cả một sự nghiệp quân sự. Chiến tranh chưa làm chết nhiều chính trị gia của Pháp nhưng cũng đủ để dập tắt những sáng kiến táo bạo và làm cho nhiều người phải thận trọng khi nhận vai trò giải quyết vấn đề Đông Dương.

Chiến tranh Đông Dương đã thay đổi đáng kể từ khi Navarre tới. Lực lượng du kích Việt Minh của Cụ Hồ Chí Minh từng tấn công các đơn vị của Pháp năm 1946 chỉ bằng những súng trường bị bỏ đi và những quả lựu đạn tự tạo nay đã phát triển thành một quân đội có kỷ luật có thể làm chủ các sư đoàn chính quy có pháo binh và trọng pháo yểm trợ. Thắng lợi của cộng sản Trung Quốc cuối năm 1949 đã mở đường biên giới Trung Quốc cho phép Việt Minh tiếp cận trực tiếp với các vũ khí, cố vấn và các phương tiện huấn luyện của Trung Quốc. Tổng tư lệnh Việt Minh, Tướng Võ Nguyên Giáp, một cựu giáo viên lịch sử, từng nghiên cứu các chiến dịch của Napoleon và Kutuzov cũng như của những người anh hùng Việt Nam như Trần Hưng Đạo và Nguyễn Huệ, đã đánh cho Pháp thất bại dọc theo biên giới Trung Quốc ở Đông Khê, Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1950.

Sự có mặt của Thống chế Jean De Lattre de Tassigny cùng năm đó đã lấy lại tinh thần cho Tập đoàn Viễn chinh Pháp khi họ đang mệt mỏi vì những thất bại. “Roy Jean” đã xây dựng niềm tin mới cho đám binh lính và đánh bại đối phương vào đầu năm 1951. Ông còn có ấn tượng với chính quyền Truman trong một chuyến thăm Washington để tìm thêm nguồn viện trợ quân sự của Mỹ. Chiến tranh Triều Tiên xoá sạch đi những nuối tiếc của Mỹ về việc giúp đỡ Pháp. Đông Dương không còn là một cuộc chiến tranh thuộc địa giản đơn. Người Pháp giờ đang chiến đấu chống lại sự phát triển của cộng sản ở châu Á. Năm 1951, viện trợ quân sự của Mỹ đã lên tới 50 triệu đôla và nhóm vận động của De Lattre ở Washington đã đạt được viện trợ lên tới 60 triệu đôla năm 1952. Bệnh ung thư chết người đã làm cho De Lattre phải kết thúc quyền lực của mình ở Đông Dương cùng năm ấy.

Tướng Raoul Salan, Tư lệnh tiếp theo được uỷ quyền của De Lattre. Ông là một người đã ở Đông Dương, từng trải ở Tây Bắc Việt Nam và là một chuyên gia trong lĩnh vực tình báo. Vào cuối mùa mưa tháng 8 năm 1952, Salan buộc phải tin rằng Tướng Giáp đang lên kế hoạch cho một đợt tấn công khác vào các vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Cuối năm 1952, Salan thành lập một Tập đoàn cứ điểm có căn cứ không quân ở thung lũng Nà Sản để bảo vệ Lào và khu vực của người Thái. Ông còn thấy thung lũng có các dãy núi bao quanh là điểm hẹn lý tưởng cho các đơn vị Pháp buộc phải từ bỏ các căn cứ ngoài biên giới. Với việc xây dựng căn cứ Nà Sản bằng đường hàng không - 50 phút bay từ Hà Nội - ông hy vọng lôi kéo Tướng Giáp vào một cái bẫy nơi các cuộc tấn công trực diện của Tướng Giáp sẽ bị pháo binh và máy bay của Pháp đè bẹp. Salan đã lựa chọn một sĩ quan dù một mắt Jean Gilles sau đó là đại tá để chỉ huy Nà Sản.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #7 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 03:07:37 pm »


Ở một chừng mực nào đó thì Nà Sản đã là một thành công. Cầu hàng không từ Hà Nội đã thực hiện chức năng các pháo đài đã được xây dựng đúng tiến độ, sự có mặt hùng hậu của người Pháp đã đảm bảo cho quân đồng minh người dân tộc và quân đồn trú của Salan được phục hồi. Sư đoàn 308 và 312 Việt Minh đã tấn công các khu phòng thủ vào ngày 30 tháng 11 và ngày 1 tháng 12. Sáng ngày 2 tháng 12, một hồi còi đã báo hiệu sự rút lui của Việt Minh. Xung quanh hàng rào phòng ngự của Pháp là trên 500 xác chết. Ở Hà Nội, vui mừng trước thắng lợi của Nà Sản nên Pháp đã không thấy được thực tế rằng đám quân đồn trú ở Điện Biên Phủ phải sơ tán vì áp lực từ các đợt tấn công vào Nà Sản của Tướng Giáp.

Những mặt tiêu cực của Nà Sản đã không được cụ thể, xác thực như việc đếm xác mà chỉ như là thực tế. Cho dù việc tiếp viện bằng đường không của khu phòng thủ “con nhím” là ổn thoả nhưng chiến dịch từng ngày một của nó đã lộ ra những yếu kém về khả năng của lực lượng không quân. Những chuyến bay tiếp viện đều đặn từ Hà Nội đã vắt kiệt sức của đám nhân viên và máy bay nếu phải thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong vùng đồng bằng Bắc Bộ trọng yếu. Sự rút lui của Việt Minh cho thấy những cản trở của Nà Sản với các hoạt động của Việt Minh thực tế chỉ là con số không. Binh lính của Tướng Giáp xuyên qua các khu rừng như dòng thuỷ ngân có điều khiển, chọn ra những đường mòn của riêng họ, tránh hoặc đi đường vòng qua Nà Sản.

Việt Minh có lẽ “đã làm gãy chiếc răng của mình” ở các khu phòng thủ của Nà Sản, vì thế mà Đại tá Gilles được thăng quân hàm Chuẩn tướng, con người tham gia chiến dịch kỳ cựu vẫn còn chưa được ghi dấu ấn. Đối với ông một thực tế phiền phức là đối phương đã chiếm một trong các vị trí pháo đài trên đồi trong một cuộc tấn công vào ban đêm và duy trì trong 12 tiếng đồng hồ dưới làn hoả lực của pháo binh và cuộc tấn công bằng bom napan đã yêu cầu xem xét lại giá trị thực của các cứ điểm được tiếp viện bằng đường hàng không.

Chỉ huy của Nà Sản không phải chỉ có một mình đưa ra các kết luận thích đáng từ trận đánh. Tướng Giáp cũng rút ra được một số bài học có giá trị. Sau này ông cho biết Nà Sản đã giúp ông hiểu rằng không thể chiếm được một cứ điểm được tiếp viện bằng đường hàng không nếu không dùng hoả lúc pháo binh tấn công đường băng.

Trước khi Tướng Navarre tới, các sư đoàn Việt Minh đã đánh đòn nghi binh sang Lào, buộc Salan phải thiết lập một đầu cầu hàng không phòng thủ ở Cánh Đồng Chum, một vùng cao nguyên ở Bắc Lào và đưa quân tăng cường tới Luang Prabang. Sau khi phá hủy một số đồn bị cô lập của Pháp ở Lào, lực lượng chính quy của Tướng Giáp đã kéo về Tây Bắc Việt Nam. Nỗ lực của họ không hoàn toàn bị uổng phí. Việt Minh đã tuyển thêm lính mới là người địa phương, hợp tác với quân Pathét Lào thân Cộng và rút ra những bài học quý trong việc di chuyển và tiếp tế cho các sư đoàn trên những đoạn đường dài. Họ còn thu hoạch vụ mùa thuốc phiện của người địa phương, một mặt hàng tạo ra tiền mặt để mua bán vũ khí, thuốc men ngoài chợ đen ở Hồng Kông, Băng Cốc và Manila.

Phản ứng với sự thay đổi đột ngột của Tướng Giáp, Tướng Salan sau đó đã chuẩn bị bàn giao quyền chỉ huy cho Tướng Navarre. Trong đám hồ sơ báo cáo để lại cho người kế nhiệm có một bản nhận xét chi tiết rằng một công sự vững chắc sẽ được hình thành ở Điện Biên Phủ, Salan coi đó như một điểm chính để bảo đảm sự an toàn cho Luang Prabang. Tướng Navarre đang vạch ra những nét chính của một chiến lược quân sự ở Đông Dương. Ông ta cho rằng phải giành cho được thế chủ động từ Việt Minh, một mực đòi tăng thêm quân từ Pháp và phát triển các đội quân quốc gia ở Việt Nam, Lào và Campuchia để thay thế các lực lượng Pháp ở các vị trí cố định. Giống như những người đi trước, ông ta buộc phải quan tâm tới việc bảo vệ Lào, nước liên kết chống cộng và trung thành nhất ở Đông Dương (Việt Nam, Campuchia và Lào). Lào còn được coi là tuyến đường thích hợp nhất cho Việt Minh tiến dọc theo phía nam của sông Mê Kông vào miền Nam Việt Nam và Campuchia. Đánh giá của Salan về Điện Biên Phủ hợp với những gì sớm được biết là “Kế hoạch Navarre”.

Navarre chỉ ra kế hoạch của mình cho đội quân Viễn chinh Pháp trong lá thư đầu tiên. Ông tuyên bố: “Người ta chỉ có thể chiến thắng bằng cách tấn công”. Washington đã nhận được lời kêu gọi thúc giục hành động này và chính quyền Eisenhower đang xem xét tới chi phí viện trợ quân sự cho Đông Dương đi ngược với các kết quả và lo rằng liệu việc làm của chỉ huy Pháp có ngang bằng được với việc làm của De Lattre.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #8 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 03:08:51 pm »


Ngày 17 tháng 7 năm 1953, 3 tiểu đoàn dù của Pháp đã nhảy dù xuống một huyện biên giới của tỉnh Lạng Sơn, do Việt Minh chiếm giữ một trung tâm tiếp nhận hàng tiếp viện chính từ Trung Quốc. Lính dù đã rút lui sau khi phá hủy một kho vũ khí đạn dược lớn. Lạng Sơn đã từng là một ví dụ thực tiễn về việc đẩy chiến tranh về phía đối phương, làm tổn thương đối phương nhưng không có ý định chiếm giữ một khu cơ sở hạ tầng vô dụng. Thành công đó được xem như một ví dụ hoàn hảo khi thực hiện kế hoạch Navarre và thậm chí những kẻ hoài nghi cũng tạm thời bớt lời chỉ trích. Tướng Navarre ra lệnh sơ tán khỏi Nà Sản vào tháng 8. Cứ điểm này đang ở vào tình trạng trì trệ kể từ sau các đợt tấn công của Việt Minh tháng 11 và 12 năm 1952, một biểu tượng quyền lực trống rỗng mà đối phương không nhận ra. Đối với một chỉ huy quý trọng từng đơn vị, từng máy bay chiến đấu thì việc sơ tán này có một ý nghĩa thực tế. Nhưng nó cũng đã loại bỏ lời khuyến cáo của Tướng Salan rằng Nà Sản và Điện Biên Phủ được coi là hai căn cứ hỗ trợ cho nhau.

Phi đội C-47 vẫn tiếp tục các chuyến bay 3 cái một lên xuống trong luồng khí gổ ghề phía trên bàn cờ màu xanh xám của những cánh đồng lúa. Những ngọn núi đầu tiên nơi người Thái sinh sống sớm hiện ra, vách núi cao dựng đứng không theo quy tắc nào, bên dưới là thung lũng sâu thẳm được bao phủ bằng những đám mây bay chậm. Thiếu tá Bigeard thấy một số lính của ông mặt tái xanh, một số khác bị say. Quan sát cảnh đẹp của nùi rừng từ trên máy bay, ông thấy cuộc sống sẽ thật yên ả làm sao nếu đám lính dù của ông cứ luôn ở mãi trên cao. Nhưng ông không có cảm giác về những gì đang chờ đợi họ phía dưới. Trung tướng Bodet nói với Bigeard và Bréchignac rằng họ phải kéo sang Lào với những tổn thất tối thiểu nếu mọi việc không diễn ra thuận lợi trên mặt đất. Quyết định sẽ phải là ở họ. Những năm sau này, đánh giá về kết quả của cuộc hành quân Castor, Bigeard nói: “Giá như hôm đó trời mưa?”

Bigeard 37 tuổi được coi là biểu tượng linh hồn của lính dù ở Đông Dương. Anh ta cao lớn, có cái mũi diều hâu, là người không quan tâm tới sự nguy hiểm và là một món quà trời phú cho ban lãnh đạo. Anh ta vào quân đội Pháp năm 1939, là một hạ sĩ quan và chiến đấu trong trận đánh chống lại sự xâm chiếm của người Đức năm 1940. Anh bị bắt và sau vài lần bỏ trốn anh đã thoát khỏi nhà tù năm 1941. Năm sau anh lại vào quân đội Pháp ở châu Phi. Năm 1944, sau khi được người Anh huấn luyện nhảy dù anh đã tham gia nhảy dù xuống Ariège với chức danh tạm thời là chỉ huy tiểu đoàn đứng đầu một tổ chức kháng chiến địa phương. Ở Đông Dương từ năm 1945, Bigeard đã tận dụng thời gian làm việc lâu dài trong khu vực của người Thái để trở thành chuyên gia trong cuộc chiến tranh đòi hỏi phải có mưu kế để tồn tại và giành thắng lợi trong vùng rừng núi. Anh còn nghiên cứu các chiến thuật của đối phương và rút ra một số phương pháp để làm hoàn hảo cho phương pháp riêng của mình. Hiện tại, sau 8 năm kinh nghiệm chiến đấu liên tiếp, Thiếu tá Bigeard nổi tiếng với biệt danh “Bruno” và đã trở thành một huyền thoại sống. Đám lính dù theo anh lao vào những tình huống khó khăn nhất không một chút do dự, luôn nhận thức rằng Bruno sẽ không bao giờ đòi hỏi người khác hơn những gì chính anh ta đã làm.

Sáng ngày 20 tháng 11, ngoại trừ những buổi tập quân sự cách khá xa làng bản, Điện Biên Phủ là một bức tranh đồng quê yên tĩnh. Đường băng, chìa khoá cho các mục tiêu của cuộc hành quân Castor bị Việt Minh cố tình làm hỏng. Người dân đang làm công việc của họ trong không khí mát mẻ của núi rừng, trên những cánh đồng lúa lấy nước vào những cái ống bương từ sông Nậm Rốm, cho lợn, gà ăn dưới những túp lều. Những ông già mặc bộ quần áo màu đen khuy bấm bạc, đội mũ sẫm màu ngồi dưới gốc cây hút thuốc. Phụ nữ Thái trong chiếc áo tối màu bó sát người, váy dài và khăn đội đầu vấn chặt cùng nhau ra bờ sông để giặt quần áo và tán gẫu trong khi đám trẻ con chơi gần đó. Một số người dân thấy chiếc máy bay kêu ù ù trên cao. Nhưng con chim bạc này chẳng có gì là kỳ lạ với họ. Dù sao những chuyến bay hiếm thấy như vậy thường ở xa và vô hại mà họ đã quen sống với qua nhiều năm nay. Với bộ đội Việt Minh hoặc lính bộ binh đang diễn tập trong đám cỏ cao, dùng tay điều khiển các loại vũ khí vào vị trí thì một chiếc C-47 bay cao đã trở thành một trò tiêu khiển trong chốc lát. Các sĩ quan của họ thì quan tâm hơn. Sau khi đảm bảo rằng đó không phải là một máy bay ném bom, họ không cần đề phòng.

Phi đội C-47 đầu tiên đã tới Điện Biên Phủ lúc 10 giờ 30. Đám lính dù giờ đã đứng cả lên, những chiếc mũ sắt buộc chặt dưới cằm. Họ lắc lư và cố giữ thăng bằng khi máy bay đổi hướng và chao đảo. Mệnh lệnh được phát ra “hook up”. Một số lính kiểm tra lại các khẩu tiêu liên MAT-49; một số khác chỉnh lại những túi đạn và lựu đạn nặng trĩu. Một cơn gió mạnh gầm rú ngoài cửa khoang hàng để ngỏ như kêu gọi những tay dù vào vị trí. Mỗi người đều cảnh giác và chờ đợi. 10 giờ 35, tiếng ù ù của tín hiệu nhảy đã cắt qua tiếng rít của gió và các động cơ.

“Xuống đi!” Lính dù đầu tiên rời cửa khoang hàng và rơi vào không trung. “Nhảy đi! Nhảy đi! Nhảy!” Người cuối cùng nhảy theo lao vào khoảng không: một luồng gió, một cú lao xuống và cái giật mạnh làm dù mở ra; sau đó là một phút giây yên lặng bất ngờ và một cơn gió cuốn nhanh về phía khu vực thả dù.

Mọi hoạt động trong thung lũng dường như đứng sững lại trong giây lát. Những người dân tộc nhìn cảnh dù mở khi chiếc máy bay đổ ra không ngớt những tốp người. Một số chiếc dù đã xuống tới gần mặt đất. Việt Minh chỉ bị giật mình nhưng kỷ luật và sự huấn luyện của họ đã làm giảm đi cú sốc. Mệnh lệnh được truyền đi qua các cánh đồng lúa khi quân chính quy của Tướng Giáp thi nhau chạy đua để bảo vệ sở chỉ huy của họ. Hoả lực của vũ khí tự động kêu lách cách, những viên đạn bay vút lên trời chọc thủng những chiếc dù và đốt cháy những lính dù đang rơi xuống. Trong vài phút hầu hết người dân ở Điện Biên Phủ đang chạy trốn vào những quả đồi hoặc các làng lân cận, đồ đạc treo vào 2 đòn gánh trên vai hoặc chất lên lưng những chú ngựa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 03:09:41 pm »


Vào thời điểm này, luật lệ tuỳ tiện của trận đánh cho thấy sự mong manh của những kế hoạch được sắp đặt kỹ lưỡng. Tiểu đoàn của Thiếu tá Bréchignac đang được thả xuống đoạn đèo cách khu vực nhảy dù “Simone” 4 km về phía nam. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng để chặn đường rút lui của đối phương. Tới khi Bréchignac rơi vào khu vực nhảy dù anh ta mới biết rằng tốc độ của máy bay và thời gian cần thiết để lính dù nhảy xuống đã kết hợp lại làm phân tán việc chỉ huy của anh trên một khu vực quá rộng lớn.

Lính của Bigeard cũng bị phân tán nhưng ít ra phần lớn số họ đều rơi xuống vùng thả dù hoặc gần đó. Ở đây “sương mù của trận đánh” đã trở thành một bức rèm dày kín. Một số nơi cỏ cao che khuất tầm nhìn tới vài feet. Tiếng nổ lốp bốp của hỏa lực từ đằng xa mà đám lính dù nghe thấy khi rơi xuống đất giờ là một mối đe dọa lớn. Những viên đạn làm cháy xém cả cỏ cây kêu lách cách sát đầu họ. Các loạt trọng pháo nổ làm tung lên cột khói đen xám. Những mảnh kim loại sắc lởm chởm nóng bỏng văng vào không khí. Binh lính đang bắn pháo, ngã xuống và cố gắng thoát ra khỏi đám hỗn độn. Một số lính dù bị rơi vào phòng tuyến của đối phương. Trước khi họ có thể xác định được hướng hoặc tìm thấy các đồng đội của mình thì họ đã phải tham gia vào một cuộc chiến đấu giáp lá cà ác liệt.

Thiếu tá Bigeard cùng với cái radio đi về phía làng, đang cố gắng thoát ra khỏi những gì mà sau này anh mô tả như một “mớ hỗn độn”. Súng không giật DKZ-57 của Việt Minh, trọng pháo và hoả lực tiểu liên tập trung vào một đơn vị của anh và các báo cáo thương vong ngắn gọn mà anh nhận được không có gì lấy làm bảo đảm. Phục hồi lại các khẩu cối 81 ly và đạn dược được máy bay thả xuống là điều rất khó khăn. Kế hoạch chính xác của trận đánh giờ đã bị huỷ hoại. Tình hình đòi hỏi sự ứng biến nhanh và hành động xông xáo. Bigeard là người từng trải với biến cố trên chiến trường và tiểu đoàn được huấn luyện tốt của ông cũng là một cỗ máy chiến đấu đầy kinh nghiệm.

11 giờ 30, Bigeard thành lập bốt chỉ huy cách làng 250 mét. Hiện ông đang làm việc với 4 chiếc đài phát mới có được. Với sự giúp đỡ của một máy bay phát hiện mục tiêu ông yêu cầu các máy bay B-26 tấn công vào những tay lính canh phòng cứng đầu, cố gắng liên lạc với Bréchignac hoặc nhóm chỉ huy đã nhảy dù cùng ông. Ông ta mất liên lạc với Chuẩn tướng Gilles, người đang bay vòng quanh thung lũng nhưng vẫn giữ được liên lạc với Hà Nội. 13 giờ 30, một số pháo hỏng đã kịp thời được phục hồi để bắn chặn vào làng trước đợt tấn công. Những chiếc B-26 bay thấp gầm rú để bắn phá các đơn vị đối phương đã bắt đầu rút về phía Nam. Trận đánh giữ làng quả là một cuộc chiến đấu dữ dội chống lại một đội quân ở phía sau có lòng quyết tâm cao. Khi trận đánh kết thúc, nhiều túp lều còn đang cháy, những thanh tre khô kêu lách tách như những phát bắn tỉa của súng trường.

Trung tá Fourcade chỉ huy nhóm dù chiến đấu số 1, người nhảy dù cùng với Bréchignac không thể giữ được bình tĩnh, đã đi theo tiếng súng nổ, tới khu làng khi Tiểu đoàn số 6 đang tiến hành càn quét. Bigeard tức giận vì Bréchignac không đến đúng giờ để cắt đường rút quân của đối phương nên đã trút giận lên người bạn và người sĩ quan cấp trên của ông ta. Ông nói với Fourcade rằng tốt hơn là anh ta nên thực hiện chức năng chỉ huy của mình bằng cách luôn ngồi cạnh chiếc radio.

Lúc 15 giờ, Tiểu đoàn dù Thuộc địa số 1 của Thiếu tá Souquet nhảy dù xuống khu vực thả dù Natasha giờ đã được an toàn. Bréchignac và lính của ông ta phải có mặt để liên kết với các tiểu đoàn khác. Ông tức giận vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Đợt nhảy dù diễn ra tồi tệ, vì địa hình gồ ghề và trách nhiệm bảo vệ nhóm chỉ huy đã làm chậm bước tiến của ông ta. Các lính dù của Bigeard bắt đầu một nhiệm vụ đau thương là thu thập xác chết và chăm sóc thương binh. Trong cuộc hành quân Castor, Pháp chết 11 người và 52 người bị thương. Việt Minh nằm lại trên chiến trường 115 người và 4 người bị thương.

Khi màn đêm buông xuống, một vành đai phòng thủ được dựng lên để bảo vệ các hướng tới khu làng bị bỏ hoang. Nhiệt độ ở thung lũng hạ thấp, một trận mưa bắt đầu đổ xuống. Những lính dù đào công sự tự phải bằng lòng với những khẩu phần ăn nguội lạnh. Tiếng loẹt xoẹt của radio và thỉnh thoảng có tiếng súng nổ đã phá tan sự im lặng đáng sợ. Các tổ tuần tra đi lại thận trọng trong đêm tối đề phòng những người thâm nhập hoặc đi lang thang phía đối phương. Xác chết được gói trong những chiếc dù sẵn sàng đem chôn vào ngày hôm sau. Những thương binh nặng được sơ tán về Lai Châu bằng trực thăng.

Sáng hôm sau Chuẩn tướng Gilles bay tới Điện Biên Phủ. Ông ta cùng nhảy dù với nhóm dù chiến đấu số 2 do Trung tá Pierre Chales Langlais chỉ huy. Langlais từng là sĩ quan ở sa mạc Sahara, tính tình nhanh nhẹn và hết mực thương yêu binh lính.

Tiểu đoàn dù Lê dương số 1 do Thiếu tá Maurice Guiraud chỉ huy cũng có kế hoạch nhảy dù vào buổi sáng. Tiểu đoàn này nổi danh là một đơn vị bất kham ở Đông Dương gồm nhiều người Đức, những người đã lựa chọn kỷ luật sắt đá của lính Lê dương thay vào cuộc sống bấp bênh của họ ở nước Đức sau chiến tranh, một số là cựu chiến binh của Thế chiến II.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM