Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:19:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những Năm Tháng Quyết Định  (Đọc 38788 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #40 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:15:15 pm »

Sau khi nghe báo cáo, đồng chí Tổng tư lệnh đã thay mặt Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương gửi điện động viên toàn thể cán bộ và chiến sĩ, đảng viên và đoàn viên "anh dũng tiến lên giành toàn thắng cho chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại".
      Tiếp đó, bức điện viết:
      "1. Chiến dịch đã bắt đầu với những thắng lợi giòn giã. Chúng tôi tất cả đều rất phấn khởi, gửi lời chúc các ạnh khỏe và giành được toàn thắng.
      2. Các anh nhắc cơ quan tham mưu và chính trị:
      a) Đi đôi với mệnh lệnh tác chiến, cần có chỉ thị cụ thể về nhiệm vụ, phạm vi quản lý thành phố của từng đơn vị; b) Xúc tiến kế hoạch phát triển thắng lợi, tiêu diệt và làm tan rã quân địch ở đồng bằng sông Cửu Long; c) Có dự kiến về việc điều chỉnh lực lượng sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nhất là những việc điều chinh cần làm trước mùa mưa.
      3. Nhận được điện, các anh trả lời để chúng tôi hướng dẫn cơ quan nghiên cứu".
      Từ sáng sớm ngày 29, những chiếc xe con lần lượt vào Khu A.
      Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp bàn những việc lớn cần phải làm ngay sau ngày toàn thắng.
      Trong phòng trực ban tác chiến, anh Khánh và một số cán bộ Cục Tác chiến, Cục Tình báo dành hầu hết thời gian bám sát diễn biến từng giờ của mặt trận Sài Gòn. Mỗi khi nhận được tin mới, anh Khánh lại sang phòng họp của Quân uỷ để báo cáo. Một cán bộ tác chiến thường đi theo để tác nghiệp những bước tiến của từng cánh quân trên tấm bản đồ Sài Gòn trải rộng trên chiếc bàn lớn trong phòng họp.
      Khoảng 9 giờ, anh Ba cho gọi một cán bộ Cục Tình báo sang.
      Anh muốn nghe những tin tức mới nhất về địch.
      Qua đài phương Tây, được biết có thêm nhiều tên tay sai ở Sài gòn bỏ chạy ra nước ngoài, trong đó có 60 nghị sĩ, Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên, thủ tướng Nguyễn Bá Cần mới từ chức. Tại trung tâm Sài Gòn, cuộc di tản đang diễn ra trong cảnh hỗn loạn, hốt hoảng. Sau khi sân bay Tân Sơn Nhất bị ném bom, một số máy bay Mỹ đang làm nhiệm vụ di tản bị phá huỷ, Mỹ phải tổ chức chiến dịch di tản bằng máy bay trực thăng trên sân thượng một số nhà cao tầng ngay trung tâm thành phố, làm cho quang cảnh nội đô càng thêm hỗn loạn. Các đài Anh, đài Úc, đài Nhật đều nói nhiều đến không khí náo động trong thành phố Sài Gòn, nhất là từ chiều ngày 28. Dương Văn Minh gặp một số sĩ quan cao cấp còn lại ở Sài Gòn. Quá nửa số tướng nguỵ được mời đến chủ trương ngừng bắn. Viên tổng thống mới cố vớt vát bằng cách cử "đại diện chính phủ" đến Tân Sơn Nhất xin gặp phái đoàn ta, hòng "thương lượng cho một cuộc ngừng bắn". Hắn rất hy vọng cuộc gặp gỡ sẽ đạt kết quả mong muốn vì "Hà Nội chưa chắc đã có một bộ máy hành chính đủ để quản lý toàn quốc, vì vậy rất có thể họ sẽ sẵn sàng chấp nhận một chế độ quá độ". Có tin lệnh ngừng bắn đã được nguỵ ban ra.
      Sau khi trao đổi ý kiến với các anh có mặt trong phòng họp, anh Ba đọc một bức điện để chuyển gấp vào chiến trường:
      "Gửi các anh Sáu, anh Bảy, anh Tuấn, anh Tư, đồng điện anh Tấn(2).
      Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đang họp thì được tin Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chì thị:
      1. Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch: tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng.
      2. Công bố đặt thành phố Sài Gòn-Gia Định dưới quyền của uỷ ban quân quản do tướng Trần Văn Trà làm chủ tịch.
      3. Sẽ có điện tiếp, nhận được điện trả lời ngay. Ba".
      Điện viết lúc 10 giờ sáng ngày 29 tháng Tư.
      Tối hôm ấy, trong buổi giao ban của tham mưu, có anh Văn dự, chúng tôi nghe anh Lê Hữu Đức, Cục trưởng Tác chiến báo cáo tình hình tổng hợp sau ba ngày đêm liên tục chiến đấu. Riêng trong ngày 29, tình hình diễn ra đúng như kế hoạch. Các sư đoàn, quân đoàn đã chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh chiến đấu và kế hoạch hiệp đồng. Mọi khó khăn, trở ngại đã được khắc phục với tinh thần nỗ lực, khẩn trương, linh hoạt và sáng tạo. Mặc dù tốc độ phát triển khác nhau, nhưng các mũi, các hướng đều đã đánh chiếm được các mục tiêu quy định. Ta đã tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân địch ở vòng ngoài, mở được cửa thọc sâu trên các hướng. Trên hướng tây-bắc, tây và tây-nam, lực lượng thọc sâu vào đã tới địa bàn quy định. Trên hướng đông, địch ngoan cố chống cự, Quân đoàn 4 phát triển chậm, nhưng Quân đoàn 2 phát triển thuận lợi hơn, lực lượng thọc sâu đã vòng qua căn cứ Long Bình và đang phát triển trên xa lộ. Các lực lượng ven đô đã phối hợp đắc lực với các cánh quân, kịp thời đánh chiếm và giữ các cầu quan trọng và các mục tiêu được phân công, chuẩn bị tất các địa bàn vùng ven trên hướng tiến của các binh đoàn, đồng thời chặn đánh, diệt và bắt tàn quân địch từ ngoài chạy vào Sài Gòn. Lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nổi dậy trên các hướng tiến công của chủ lực đã kịp thời phối hợp chặt chẽ, tích cực tiến công địch. Lực lượng ba mũi trong vùng sâu đã chủ động nổi dậy tự giải phóng địa phương mình, tạo nên một thế chung là chủ lực phát triển đến đâu thì diện giảỉ phóng đều mở rộng đến đó.
      Trong ba ngày qua, nhất là ngày 29, sự đối phó của địch chỉ có mức độ. Hiện tượng chung là mau chóng tan rã, rút chạy hoặc đầu hàng. Thực tế cho thấy hệ thống chỉ huy của địch đã bị rối loạn không còn phát huy được tác dụng. Bộ máy nguỵ quyền, nhất là ở cơ sở, đã sụp đổ. Cuộc di tản của Mỹ và bọn tay sai đang xúc tiến với tốc độ khẩn trương nhất và sắp đến lúc kết thúc.
      Các cánh quân trên các hướng đã nhận lệnh của Bộ tư lệnh chiến dịch chuyển sang tổng công kích vào nội đô, hiệp đồng đánh thẳng vào trung tâm thành phố, chiếm các mục tiêu đã định.
      Chúng tôi đang nghe báo cáo thì một nhân viên cơ yếu gõ cửa xin vào mang theo bức điện mới nhận.
      Anh Tấn báo cáo: Đã ra lệnh cho hai quân đoàn đánh vào nội đô 16 giờ hôm nay. Nếu có khó khăn sẽ đánh vào 4 giờ sáng mai, ngày 30 tháng 4.
      Anh Văn cầm điện thoại trao đổi với anh Ba. Sau đó anh đọc bức điện gửi ngay cho anh Dũng:
      "Anh Ba và chúng tôi thấy tình hình các hướng đang phát triển thuận lợi. Hướng anh Tấn hành động càng nhanh càng tốt".
      Và một bức điện gửi anh Tấn:
      "Anh căn cứ chỉ thị về thời gian của anh Tuấn mà hành động. Nếu anh Tuấn không có chỉ thị thì hành động với thời gian nhanh nhất. Giờ cụ thể, anh căn cứ vào tình hình mà quyết định".
      Những bức điện ra khỏi phòng trực ban tác chiến lúc 22 giờ 15 phút ngày 29 tháng 4.
      Đêm hôm đó, anh Cao Văn Khánh nghỉ lại trong phòng trực ban tác chiến. Chừng quá nửa đêm, nghe Cục Tình báo báo cáo xong, anh gọi điện thoại cho tôi. Sau khi trao đổi ý kiến, anh điện thông báo cho các anh trong chiến trường: Có tin lúc 01 giờ ngày 30 tháng 4, địch ra lệnh cho các tàu hải quân ở Cần Thơ, Đồng Tâm và Phú Quốc tập trung ở một địa điểm (chưa rõ ở đâu) và một số tàu (tin đầu tiên có 8 chiếc) chuẩn bị chuyển qua đảo Guam. Trước đó có tin 78 máy bay của nguỵ đã chuyển qua U-ta-pao. Chưa rõ đây là tổng số máy bay địch chuyển đi hay mới là đợt đầu tiên. "Báo cáo các anh rõ và ra lệnh cho đơn vị theo dõi xem tàu hải quân có chở bộ binh theo không và có kế hoạch đánh cho kịp".
      Sáng ngày 30 tháng 4, anh Ba, anh Trường Chinh và anh Đồng vào khu "Nhà con rồng" từ sớm. Anh Văn cũng đã có mặt.
      Các anh khác trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương tiếp tục đến sau.
      Sau khi nghe anh Khánh báo cáo, các anh trao đổi ý kiến đánh giá tình hình. Khoảng 8 giờ, một bức điện của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương viết xong và cho dịch gửi đi:
      - Nhiệt liệt khen ngợi toàn thể các đơn vị đã lập được chiến công lớn trong những ngày qua, đập tan tập đoàn phòng ngự và các cứ điểm phòng ngự phía đông, bắc, tây-bắc và tây-nam, cắt đứt đường 4, tiến công các sân bay lớn của địch, hoạt động tốt ở ven Sài Gòn và nội thành Sài Gòn.
      Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương kêu gọi toàn thể cán bộ và chiến sĩ, đảng viên và đoàn viên, với quyết tâm lớn nhất, hãy nhanh chóng đánh thẳng vào sào huyệt cuối cùng của địch với khí thế hùng mạnh nhất của một quân đội trăm trận trăm thắng, đập tan mọi sự đề kháng của địch, kết hợp tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn thành phố Sài Gòn-Gia Định. Phải giữ kỷ luật thật nghiêm, triệt để chấp hành mọi chỉ thị, mệnh lệnh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân; nêu cao truyền thống và bản chất cách mạng của quân đội ta, hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc giành thắng lợi hoàn toàn cho chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại.
      Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương nhắc Quân uỷ và Bộ tư lệnh Miền về việc quản lý thành phố; tiếp tục phát triển thắng lợi tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn các lực lượng dịch còn lại ở các khu vực khác, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, các đảo Côn Sơn và Phú Quốc; động viên tinh thần cách mạng triệt để và chiến đấu liên tục cho đến thắng lợi hoàn toàn, khắc phục mọi hiện tượng thoả mãn dừng lại. Để tiếp tục phát triển thắng lợi ngay sau khi giải phóng Sài Gòn, Quân uỷ Trung ương nhắc việc chuẩn bị sân bay Tân Sơn Nhất để sử dụng không quân vào kế hoạch mới. Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân đã chuẩn bị hai đại đội chiến sĩ lái A.37 ở Phan Rang. Các phi đội Mích cũng được lệnh chuẩn bị sẵn sàng cất cánh khi có lệnh.
      Cuộc họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương vẫn tiếp tục.
      10 giờ đồng chí Nguyễn Thanh, trường phòng 70 (3) chạy vào báo cáo: "Đài phát thanh của Nhật loan tin quân giải phóng, có xe tăng dẫn đầu, đang tiến vào Sài Gòn".
      Tôi đề nghị hội nghị tạm dừng ít phút để nghe tình hình.
      Anh Khánh được mời lên báo cáo. Cả đêm qua, hầu như anh không ngủ.
      Anh trình bày:
      "Các anh trong Bộ tư lệnh chiến dịch đã trao thêm nhiệm vụ cho Quân đoàn 3: Khi đánh vào Tân Sơn Nhất thì cho một cánh phát triển vào hướng bộ Tổng Tham mưu nguỵ, phối hợp với Quân đoàn 1. Từ nửa đêm, các binh đoàn thọc sâu đã khẩn trương thi hành lệnh tiến gấp, chọc thẳng vào mục tiêu được giao, bỏ qua những mục tiêu khác trên dọc đường để nâng tốc độ tiến quân.
      Cuộc di tản của người Mỹ diễn ra dồn dập từ chiều ngày 29, đã kết thúc mờ sáng nay với chuyến bay của đại sứ Mỹ Ma-tin, rời Sài Gòn lúc 4 giờ 45 phút".
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #41 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:15:48 pm »

Theo tin mới nhận được sáng nay, sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) đang tiến vào ngã tư Bảy Hiền; các cánh quân của Quân đoàn 1 đánh vào căn cứ Lai Khê, Phú Lợi, Lái Thiêu, đang phát triển về Gò Vấp. Một cánh khác đang đánh địch từ cầu Bình Phước đến cầu Bình Triệu. Sau khi đánh tan quân địch chống cự ở Hố Nai, Tam Hiệp, Quân đoàn 4 đang tiến công sở chỉ huy quân đoàn 3 nguỵ chuẩn bị thọc sâu vào Sài Gòn. Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 đang vượt cầu xa lộ trên sông Đồng Nai. Đã diệt ổ đề kháng của địch ở Thủ Đức, phía bắc cầu Rạch Chiếc. Trên hướng nam và tây-nam, các đơn vị phía trước của Đoàn 232 đang tiến về hướng biệt khu thủ đô và tổng nha cảnh sát nguỵ. Trên đường 4, ta đã đánh chiếm chi khu Thủ Thừa, giải phóng thị xã Tân An.
      Để chuẩn bị cho các mũi thọc sâu của chủ lực tiến quân vào nội đô từ 27 đến ngày 29 tháng 4, các đơn vị đặc công và biệt động đã kịp thời đánh chiếm các cầu lớn, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch và giữ vững cầu. Có những cầu ta phải giành giật với địch 2-8 lần như cầu Rạch Chiếc, cầu Bình Phước. Trước đó, từ cuối trung tuần tháng 4, các trung đoàn 1 và 2 Gia Định đã đẩy mạnh hoạt động: tiến công trạm ra-đa Phú Lâm; đưa lực lượng vào áp sát phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất; mở hành lang tiến công cho chủ lực vào ngã tư Bảy Hiền; phối hợp với đặc công đánh chiếm và giữ cầu Rạch Chiếc, cầu Xa Lộ Biên Hoà; đưa quân vào tiếp cận các mục tiêu theo kế hoạch hiệp đồng trên các cánh, các hướng. Lực lượng vũ trang Biên Hoà, sau khi phối hợp với chủ lực giải phóng các đường 25, 19, các khu Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, đã tiến xuống giải phóng và tiếp quản các mục tiêu ở huyện Duyên Hải, một huyện hẻo lánh sát biển.
      Khi các đơn vị đầu tiên của cánh quân hướng đông tiến từ cầu Tân Cảng vào Sài Gòn, đông đảo nhân dân đổ ra hai bên đường tiến quân, hoan hô bộ đội. Nhiều nhà báo trong và ngoài nước đón đường quay phim, chụp ảnh bộ đội tiến vào nội đô. Trên hướng bắc, lực lượng vũ trang địa phương đã giải phóng các chi khu quận lỵ Châu Thành, Dĩ An, bức hàng bọn địch trong căn cứ Sóng Thần. Nhân dân các xã ấp được lực lượng vũ trang hỗ trợ đã nổi dậy, xoá chính quyền địch, xây dựng chính quyền tự quản.
      Trong vùng ven đô và nội đô, khi quân ta sắp tiến quân vào, nhân dân nhiều nơi, được sự chỉ đạo của cơ sở cách mạng và lực lượng biệt động đã kịp thời nổi dậy phối hợp. Ngay trong đêm ngày 29, ở nhiều phường, quận, quần chúng đã chiếm bốt địch, chiếm trụ sở, cướp chính quyền ở phường, xóm. Có nơi như ở phường Tây Nhì (nay là phường 12) quận Phú Nhuận, ở sát bộ Tổng Tham mưu nguỵ, cờ cách mạng được treo ở trụ sở phường từ trưa ngày 29, tự vệ và quần chúng phường Bình Thới, quận 11, đã chiếm trụ sở khóm 5 và 6 từ đêm hôm đó, trong khi quần chúng ở phường Khánh Hội nổi dậy chiếm chi khu cảnh sát và làm chủ phường.
      Trên hướng đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Tổng Tham mưu vừa nhận được tin tức mới nhất của một số tinh.
      Từ chiều ngày 29, các lực lượng vũ trang Trà Vinh đã tập kết chung quanh thị xã 1 ki-lô-mét và ém sẵn quân gần các mục tiêu sâu như sân bay, trận địa pháo địch. Ở Bạc Liêu, ta đã vận động và cuối cùng đưa tối hậu thư buộc tỉnh trưởng đầu hàng. Hắn vẫn chần chừ do dự, viện cớ chờ lệnh trên. Các ban khởi nghĩa của các huyện đã bí mật đưa lực lượng vào thị xã và đang hoạt động tích cực chuẩn bị cho quần chúng nổi dậy.
      Ở Sóc Trăng, lực lượng vũ trang đã tiến vào thị xã và sân bay, bức hàng chi khu Khánh Hưng.
      Sau khi Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương nghe báo cáo và trao đổi ý kiến về tình hình và những công việc cấp thiết trước mắt, anh Văn đã thay mặt Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương gửi điện vào chiến trường, nói về "một số ý kiến đã nhất trí để các anh kịp thời thi hành".
      1. Uỷ ban quân quản công bố ngay trên đài phát thanh mệnh lệnh đầu tiên. Nội dung đại thể: a) Quân giải phóng tiến vào để giải phóng thành phố Sài Gòn-Gia Định, hoàn thành công cuộc giải phóng miền Nam; b) Quân đội nguỵ quyền Sài Gòn phải lập tức hạ vũ khí đầu hàng; c) Tuyên bố giải tán chính quyền các cấp; d) Kêu gọi đồng bào đứng dậy cùng Quân giải phóng đập tan mọi sự chống cự của địch, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, hoàn thành công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam thân yêu.
      2. Đã kiểm tra lại công tác chuẩn bị của không quân. Các đơn vị Mích 17, Mích 21 đã sẵn sàng. Sẽ tùy tình hình, nếu thật cần thiết thì sẽ quyết định sử dụng theo kế hoạch dự kiến.
      Bức điện vừa gửi đi được nửa giờ thì Cục Tình báo báo cáo: Đài phương Tây đưa tin quân ta đã vào dinh tổng thống nguỵ.
      Thêm một bức điện gửi gấp vào Nam nói rõ ý kiến của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương: "Có thể dùng Dương Văn Minh để kêu gọi các đơn vị của địch hạ vũ khí nhưng không phải với tư cách tổng thống mà chỉ với tư cách một người đã sang hàng ngũ nhân dân".
      Bức điện nhắc lại tin quân ta đã cắm cờ trên "dinh Độc Lập" và kết thúc bằng câu: "Các anh Bộ Chính trị rất vui, rất vui".
      Cầm bức điện, chưa kịp dịch để gửi đi, mấy anh chị em trong tổ cơ yếu thường trực hỏi nhau:
      - Các "cụ" nhận được tin ở đâu mà nhanh thế nhỉ?
      Thắc mắc là đúng, vì tin này do đài anh Tấn ở hướng đông trực tiếp báo về, cơ yếu của cục dịch và anh Phê đích thân mang lên báo cáo gần như đồng thời với Cục Tình báo thu được của đài phương Tây.
      Gặp tôi ở sân "Nhà con rồng", anh Phê phấn khởi ôm lấy tôi, xúc động nói:
      - Toàn thắng, toàn thắng rồi, anh ạ! Quân ta cắm cờ trên "dinh Độc Lập" rồi!
      Tôi bảo anh vào báo cáo với các anh trong phòng họp. Ngay sau đó, hành lang phòng họp của Quân uỷ bỗng trở nên chật hẹp hẳn lại. Không biết từ lúc nào, các anh trong Bộ Chính trị và chúng tôi đã từ phòng họp ra cả hành lang. Anh Khánh, một số cán bộ các cục và Văn phòng, trực ban tác chiến, tổ cơ yếu thường trực, mấy chiến sĩ công vụ, vệ binh, tất cả chỉ trong chốc lát bỗng nhiên hình thành một cuộc mít tinh. Già; trẻ, thường phục, quân phục, cấp trên, cấp dưới, mọi người đều hân hoan, xúc động. Các anh trong Bộ Chính trị cười nói rất vui.
      Đồng chí trực ban tác chiến được phép thông báo tin chiến thắng đến các tổng cục, các cục. Trước đó, ít nhiều cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan Bộ Tổng tư lệnh đã biết. Vậy mà khi tiếng loa chính thức báo tin vừa dứt, nơi nơi vang lên tiếng vỗ tay reo hò.
      Đâu đó có tiếng pháo nổ vang. Một không khí phấn khởi, náo nhiệt bao trùm cơ quan Tổng hành dinh.
      Tin chiến thắng cũng được thông báo cho Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và cho cơ quan thông tin Hà Nội.
      Một đồng chí cán bộ vừa đi từ Bờ Hồ qua ngã tư Cửa Nam về, kể lại: Tiếng loa trên các đường phố vang lên báo "tin đặc biệt".
      Dòng người, dòng xe đạp đang chuyển động trên các ngả đường bỗng chậm hẳn lại. Người người lắng nghe và cuối cùng, tiếng reo hò vang lên. Một sự kiện bao năm chờ đợi, nay đã đến. Từ các nhà, các dãy phố, người ta đổ ra đường. Quanh Bờ Hồ, dưới các loa phóng thanh, người chật ních. Ai cũng muốn nghe tiếng phát thanh viên đọc đi, đọc lại tin chiến thắng mới nhận được. Nét mặt mọi người hân hoan, rạng rỡ. Chặng đường dài chiến đấu liên tục 30-40 năm đã đến đích cuối cùng. Lời tiên tri của Bác năm 1960 đã thành hiện thực: "Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam nhất định sẽ sum họp một nhà".
      Mặt trời đã đứng bóng. Nhiều anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương lên xe ra về. Niềm vui còn thể hiện rõ trên nét mặt các anh. Hơn hai mươi năm qua, các anh đã bao lần trải qua những giây phút ưu tư, với trách nhiệm nặng nề, nhiệm vụ to lớn đè trĩu lên vai. Thắng lợi không đột ngột nhưng quá nhanh, khiến tâm tư, tình cảm tràn ngập một niềm xúc động mạnh.
      Anh Văn chưa về, dù đã 12 giờ trưa. Anh cho gọi tổ cơ yếu thường trực sang phòng họp. Trên bàn đã bày sẵn mấy chai bia Trúc Bạch, kẹo Hà Nội, thuốc lá Điện Biên. Anh muốn chia vui và thưởng riêng cho anh chị em cơ yếu thường trực sau những ngày làm việc hết sức khẩn trương, căng thẳng, phục vụ đắc lực cho việc chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương.
      Mới hơn 18 giờ, đã thấy những chiếc xe con trở lại Khu A. Buổi trưa nay, ngày 30 tháng 4, hình như nhiều anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương không nghỉ. Các anh vào phòng họp, vẫn với vẻ mặt hân hoan, xúc động.
      Buổi họp chiều chưa bắt đầu thì đồng chí trưởng phòng 70 đã chạy vào phòng họp, mang theo bản tin mới thu được của đài Sài Gòn. Bản tin nói về lời chấp nhận đầu hàng của viên tổng thống nguỵ quyền Sài Gòn.
      "Tôi là Dương Văn Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn.
      Tôi kêu gọi bỏ vũ khí đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng, giải tán cơ cấu chính quyền từ trung ương đến địa phương và giao quyền cho Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam".
      Tiếp đến là lời đại biểu Quân giải phóng:
      "Tôi đại diện Quân giải phóng, chấp nhận sự đầu hàng của…".
      Anh không ghi tiếp nữa. Anh xúc động quá, bỏ máy chạy ngay lên phòng họp của Quân uỷ. Trong phòng mới có anh Ba, anh Đồng, anh Văn, một số anh trong Thường trực Quân uỷ và tôi. Nghe xong, anh Ba hỏi lại:
      - Có đúng nó tuyên bố đầu hàng vô điều kiện không? Phải bắt nó tuyên bố như vậy.
      Đồng chí trưởng phòng 70 đọc lại. Đúng là nó đầu hàng vô điều kiện.
      Các anh cùng cười, vui, rất vui.
      Nửa giờ sau, anh Trần Lâm ở Đài phát thanh vào và cũng mang theo tin nói trên. Các anh dặn anh Lâm về phương hướng tuyên truyền trong những ngày sắp tới. Cần nói nhiều hơn, rõ hơn về chiến dịch Hồ Chí Minh, về các trận chiến đấu, về phong trào nổi dậy và tin đồng bào nhiệt liệt hoan nghênh Quân giải phóng, nhất là ở Sài Gòn, về việc đầu hàng vô điều kiện của tổng thống nguỵ. Cần đưa nhiều tin về các tinh đồng bằng sông Cửu Long và công việc của Uỷ ban quân quản. Chú trọng động viên nhân dân giúp đỡ lực lượng vũ trang truy quét tàn binh địch và góp sức vào việc xây dựng chính quyền mới, kêu gọi quân đội và cảnh sát địch còn lại nhanh chóng đầu hàng.
      Cuộc họp buổi chiều bắt đầu muộn. Các anh vừa trao đổi ý kiến về những công việc lớn trước mắt, vừa có ý đợi báo cáo chính thức của chiến trường.
      Khoảng 16 giờ, hai bức điện đến cùng một lúc, một của anh Lê Đức Thọ, một của anh Phạm Hùng và anh Văn Tiến Dũng, được viết hồi 13 giờ 30 ngày 30 tháng 4. Các anh nói về lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh, về lệnh cho các cánh quân tiếp tục phát triển tiến công thật nhanh vào các khu vực và mục tiêu đã quy định; về lời kêu gọi quân địch còn lại đầu hàng, nộp toàn bộ vũ khí; về chỉ thị bắt giữ và tập trung các sĩ quan địch từ cấp tá trở lên, nếu nơi nào địch chống cự thì lập tức tiến công tiêu diệt ngay. Các anh cũng đã chỉ thị cho đồng bằng sông Cửu Long chớp thời cơ nổi dậy, đánh đổ toàn bộ chính quyền địch, lập chính quyền cách mạng, lập Uỷ ban quân quản ở địa phương.
      Sau khi nghe điện báo cáo của các anh trong chiến trường, anh Ba tóm tắt những vấn đề đã được trao đối ý kiến hôm nay và nhắc lại một số việc dự kiến bàn trong cuộc họp chính thức của Bộ Chính trị vào ngày 3 tháng 5, để chuẩn bị hội nghị Ban Chấp hành Trung ương sắp tới. Anh chỉ thị Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị báo cáo tổng hợp diễn biến của chiến trường từ trưa ngày 30 tháng 4, cả ở Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long, để báo cáo trong cuộc họp của Bộ Chính trị. Quân uỷ Trung ương cần họp trước, bàn về một số công tác trước mắt mà đồng chí Bí thư Quân uỷ đã nêu lên: Vấn đề chỉ đạo tác chiến, hoàn thành giải phóng toàn bộ lãnh thổ (kể cả các đảo); vấn đề quản lý vùng giải phóng; kế hoạch (sơ bộ) bố phòng đất nước, làm cơ sở để kiện toàn và điều chỉnh lực lượng; vấn đề thu hồi toàn bộ vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh, cơ sở vật chất và kỹ thuật của một đội quân trên một triệu tên địch vừa bị tiêu diệt và tan rã hoàn toàn. Đây là một nhiệm vụ rất lớn, ta đã làm một bước, nay phải có kế hoạch toàn diện, trong phạm vi toàn chiến trường miền Nam và cả nước. Cần bàn cả công thức ra tuyên bố về việc giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, các đảo Côn Sơn, Phú Quốc, Cù Lao Thu. Một vấn đề cụ thể cần làm sớm là tổ chức lễ mừng chiến thắng, vào khoảng từ 10 đến 12 tháng 5, không nên để chậm. Ngoài công tác ngoại giao, hội nghị Bộ Chính trị sắp tới sẽ tập trung bàn phương hướng tiến lên của cách mạng nước ta sau ngày toàn thắng. Đảng là một, dân tộc là một, quân đội là một. Đương nhiên phải có chuẩn bị nhưng tình hình đã chín muối để thực hiện thống nhất đất nước. Chúng ta sẽ có nhiều điều kiện cơ bản để đưa cách mạng tiến lên mạnh mẽ, xây dựng đất. nước giàu mạnh. Phải làm sớm vấn đề cơ bản này mới có cơ sở để giải quyết các vấn đề cụ thể khác.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #42 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:16:19 pm »

Trước khi ra về, anh Ba còn nhắc tôi:
      - Dặn anh em chú ý tin tức về tiến công và nổi dậy ở đồng bằng sông Cửu Long. Thông tin chỉ huy của tham mưu nặng về tiến công của chủ lực, nhẹ về nổi dậy của quần chúng đấy!
      Có tiếng cười vui.
      Thật ra thì vừa qua, Bộ Tổng Tham mưu nhận được tin tức phong trào nổi dậy. Đã có lần báo cáo chúng tôi xin phải "khất".
      Chúng tôi trong Thường trực Quân uỷ ngồi nán lại. Đồng chí Bí thư nhắc chúng tôi những nội dung cần chuẩn bị cho cuộc họp của Thường trực Quân uỷ, dự định vào ngày 2 tháng 5. Ngoài những việc anh Ba vừa gợi ý, anh Văn nhắc thêm một số công tác quân sự trước mắt.
      Một là, trong việc quản lý các vùng mới giải phóng nhất là các thành phố lớn, phải chỉ đạo các Uỷ ban quân quản phối hợp với các ngành, các đoàn thể, vừa xây dựng chính quyền cách mạng, vừa thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết như truy quét bọn tàn binh, bắt giữ bọn đấu sỏ phản động, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ tính mạng vâ tài sản của nhân dân và tài sản công cộng, ổn định đời sống của nhân dân. Phải làm cho mỗi cán bộ và chiến sĩ của các đơn vị có nhiệm vụ quản lý thành phố trở thành một cán bộ biết vận động nhân dân, phát động quần chúng làm chủ địa bàn mới giải phóng.
      Hai là, nghiên cứu kế hoạch giải quyết bọn địch còn lại ở đồng bằng sông Cửu Long và các đảo Côn Sơn, Phú Quốc. Trong việc giải quyết các đảo, anh nhắc lại chủ trương trước đây của Bộ Chính trị về việc giải phóng và đưa các anh chị em tù chính trị của ta ở ngoài đó trở về.
      Ba là, nghiên cứu kế hoạch xây dựng và điều chỉnh lực lượng trong điều kiện đất nước thống nhất và ta mới thu hồi được một số lớn trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của địch.
      Tôi xuống phòng trực ban tác chiến. Đã khá muộn, nhưng cả anh Khánh và anh Đức còn ở đó. Các anh đang nắm lại tình hình.
      Tôi nói lại ý định của Bộ Chính trị và Quân uỷ về nội dung các hội nghị sắp tới và những việc Bộ Tổng Tham mưu cần làm. Riêng về báo cáo chiến sự, chúng tôi trao đổi ý kiến và nhất trí rằng trong những ngày này, các anh trong kia còn rất bận, mọi công việc sau chiến thắng rất bề bộn, chờ điện báo cáo tổng hợp thì chậm, nhất là tình hình diễn biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Phải dùng cả điện thoại và vô tuyến điện và dựa vào sự giúp đỡ của các phái viên của Bộ Tổng Tham mưu ở trong đó, nắm lại diễn biến chiến sự từ ngày 80 tháng 4, trong đó chú ý phong trào tiến công và nổi dậy ở đồng bằng sông Cừu Long. Cơ quan tham mưu nắm vấn đề này chưa vững, chưa kịp thời, vì vừa qua chúng ta tập trung nhiều vào việc theo dõi mặt trận Sài Gòn. Cần có báo cáo kịp thời để Bộ Chính trị và Quân uỷ chỉ đạo giải phóng tiếp các địa bàn còn lại.
      Đường Hoàng Diệu đã sáng đèn. Có tiếng loa phóng thanh từ xa vẳng đến. Phát thanh viên đang đọc tin chiến thắng trong bản tin buổi tối. Một ngày đã trôi qua, ngày 80 tháng 4, với những sự kiện liên tiếp diễn ra. Nhưng sự kiện lịch sử của ngày 30 tháng 4 sẽ được ghi đậm nét trên chặng đường 80 năm giải phóng dân tộc.
      Hôm sau, ngày 1 tháng 5. Những người lao động bốn biển, năm châu chia vui với dân tộc Việt Nam đúng vào một ngày lịch sử quốc tế. Tự hào biết bao đối với Đảng ta, dân tộc ta, quân đội ta, đã giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dãn tộc đúng vào ngày kỷ niệm trọng đại của giai cấp cần lao thế giới.
      Tại cơ quan Bộ Tổng Tham mưu chiều hôm đó, tất cả cán bộ cao cấp, trung cấp đều có mặt ở hội trường để mừng ngày lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân và mừng chiến thắng mà quân và dân cả nước mới giành được.
      Thay mặt thủ trưởng Bộ, phát biểu ý kiến trong cuộc mít tinh trọng thể này, tôi trình bày vắn tắt một số vấn đề về quá trình hình thành và phát triển quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị từ sau Hiệp định Paris đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vừa qua; khái quát quá trình diễn biến của ba chiến dịch - chiến lưọc trong hai tháng 3 và 4 năm 1975; ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi trong đó đi sâu phân tích sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương.
      Trong ngày lịch sử huy hoàng này, tôi đặc biệt nhấn mạnh đến sự lãnh đạo tài tình của Đảng trong 20 năm chống Mỹ, cứu nước, nhất là trong 3 năm cuối của cuộc chiến tranh. Từ những dự kiến đầu sau Hiệp định, đến từng bước phát triển của cục diện chiến trường, Đảng ta đã kiên trì tạo thế mới, lực mới và trong hai tháng qua đã nhạy bén chớp thời cơ chiến lược, hạ quyết tâm liên tiếp đánh những đòn quyết định, giành thắng lợi trọn vẹn. Trong thắng lợi chung đó, mỗi người, mỗi bộ phận trong cơ quan tham mưu chiến lược, từ các đồng chí phái viên ở phía trước, các cán bộ trực tiếp giúp việc chỉ đạo, chỉ huy ở phía sau, đến các chiến si công vụ, vệ binh, lái xe, nấu ăn, tất cả đều làm tròn nhiệm vụ của mình, góp phần cùng toàn quân, toàn dân hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam thân yêu.
      Sau khi nêu lên yêu cầu nhận thức đúng về tình hình mới và nhiệm vụ mới của cơ quan tham mưu chiến lược, thay mặt thủ trưởng Bộ, tôi kêu gọi anh em tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm và bản chất của người cán bộ cách mạng, người sĩ quan tham mưu trong điều kiện mới. Với thắng lợi vĩ đại và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thống nhất xã hội chủ nghĩa.
      Trong giờ phút đáng ghi nhớ của mùa Xuân đại thắng này, để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham mưu trong giai đoạn mới, chúng ta càng ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "bất kỳ hoà bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chủ động trước".
      Cuộc mít tinh kết thúc, sau khi bài hát Giải phóng miền Nam và bài Quốc tế ca vang lên, trang nghiêm, hùng tráng. Niềm vui dào dạt thể hiện trên nét mặt hân hoan của mọi người.
      Ngay sau buổi lễ chào mừng chiến thắng, chúng tôi thông qua bản báo cáo diễn biến chiến sự trong ngày chót của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Thực ra, đến lúc này, Cục Tác chiến chỉ mới nắm được những điểm chính, nhất là trên các hướng tiến quân của các binh đoàn chủ lực. Sau ngày Sài Gòn giải phóng, các phái viên được cử vào làm việc với cơ quan tham mưu chiến dịch và thành đội Sài Gòn. Bộ Tổng Tham mưu mới xây dựng được bản báo cáo đầy đủ hơn về dỉễn biến của mặt trận Sài Gòn cũng như cuộc tiến công và nổi dậy của quân và dân đồng bằng sông Cửu Long, đệ trình lên Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. Kèm theo bản báo cáo lần này là tấm bản đồ thành phố Sài Gòn khổ rộng, trên đã ghi diễn biến ngày 30 tháng 4 của cuộc tiến công và nổi dậy từ vùng ven vào nội đô.
      Chúng tôi nhất trí nên báo cáo diễn biến của các cánh quân trên từng hướng, đánh vào các mục tiêu chủ yếu ở nội đô; vấn đề nổi dậy nói riêng ở mặt trận Sài Gòn rồi đến đồng bằng sông Cửu Long; tập trung vào diễn biến ngày 30 tháng 4 như Bộ Chính trị đã chỉ thị, vì tình hình những ngày trước đó, các anh đã nắm được.
      Tại mặt trận Sài Gòn, ngày 30 tháng 4, trên cả 5 hướng các cánh quân đồng loạt tiến vào đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố.
      Trên hướng đông:
      Từ 5 giờ sáng, binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2, được một phân đội đặc công phối hợp và dẫn đường, bắt đầu vượt cầu Xa Lộ sông Đồng Nai, tiến về Sài Gòn. Sau khi tiêu diệt địch ở trường huấn luyện Thủ Đức, bộ phận đi đầu liên lạc được với tiểu đoàn biệt động 81 (đang giữ cầu Rạch Chiếc) rồi tiến về cầu xa lộ Sài Gòn (cầu Tân Cáng, cũng do biệt động đánh chiếm và giữ từ ngày 29 tháng 4). Sau tiêu diệt địch ở cầu Thị Nghè, binh đoàn thọc sâu đã mở được đường tiến về hướng "dinh Độc Lập". Tổ đặc công đã dẫn đường cho xe tăng tiến vào cơ quan đầu não của chính quyền địch. Dương Văn Minh đấu hàng, cờ cách mạng được treo lên lúc 11 giờ 30 phút. Trong khi đó, các cánh quân khác của binh đoàn thọc sâu nhanh chóng toả ra chiếm đài phát thanh, nhà ngân hàng, trụ sở bộ quốc phòng, bộ tư lệnh hải quân và quận 4.
      Lực lượng còn lại của Quân đoàn 2 ở bên ngoài tiếp tục truy quét địch ở khu Long Bình, chiếm và làm chủ thị xã Vũng tàu, sau đó phát triển ra giải phóng đảo Cần Giờ.
      8 giờ sáng, sau khi tiêu diệt địch ở tuyến phòng thủ tây Hố Nai, sư đoàn 7, đơn vị thọc sâu của Quân đoàn 4, theo đường 1 phát triển vào Biên Hoà. Cầu Mới qua sông Đồng Nai bị địch phá sập, cầu Ghềnh quá yếu, xe tăng không qua được, quân ta phải quay lại cầu Xa Lộ sông Đồng Nai để tiến vào thành phố Sài Gòn. 13 giờ, bộ phận đi đầu tới "dinh Độc Lập" và đến 16 giờ 80, đã chiếm lĩnh xong các mục tiêu quy định và nhận sự bàn giao "dinh Độc Lập" của Quân đoàn 2. Lữ đoàn 52 tiến sau đội hình sư đoàn 7, cũng đã đánh chiếm bộ tư lệnh biệt động quân.
      Các đơn vị còn lại của Quân đoàn 4 tiếp tục phát triển tiến công khu quân sự Biên Hoà; sư đoàn 6 đánh chiếm sở chỉ huy Quân khu 3, bộ tư lệnh sư đoàn 3 nguỵ và sân bay Biên Hoà; sư đoàn 341 đánh chiếm căn cứ Hóc Bà Thức và các thị xã Biên Hoà, Thủ Đức, sau đó phát triển vào nội đô.
      Trên hướng bắc:
      Sáng 30 tháng 4, sư đoàn 320b thuộc Quân đoàn 1 được lệnh tăng tốc độ tiến quân. Đến Lái Thiêu, sư đoàn theo đường 18 tiến thẳng về cầu Bình Triệu, bắt cả lữ đoàn kỵ binh 3 và thiết đoàn 6 nguỵ đầu hàng (bọn này đang rút chạy về Sài Gòn), thu 140 xe tăng, thiết giáp. Trung đoàn 48 dùng 8 xe địch, bắt tù binh lái dẫn đường qua cầu Bình Triệu, theo đường Bạch Đằng - Chi Lăng tiến thẳng về bộ Tổng Tham mưu nguỵ, bắt liên lạc với đội biệt động Z 28. Anh em biệt động cho biết: Từ sáng, nhiều tướng tá nguỵ đã bỏ chạy nhưng biệt kích dù vẫn ngoan cố giữ các cổng và chống cự quyết liệt Từ 9 giờ sáng, một tổ biệt động 17 người đã cải trang làm lính nguỵ, bất ngờ đánh chiếm cổng số 3 rồi thọc thẳng vào khu làm việc trong bộ tổng tham mưu. Một tổ khác của Z.28 diệt khu trung tâm điện toán, bắt viên đại tá phụ trách trung tâm này cùng 30 sĩ quan, hạ sĩ quan và giao nhiệm vụ cho họ phải bảo vệ phương tiện khí tài để bàn giao cho quân đội giải phóng. Một tổ thứ ba của Z.28, sau khi tiến công vào cổng số 2 không thành công, chuyển sang cổng số 3 thì gặp trung đoàn 48. Trung đoàn trưởng cho tổ biệt động lên xe dẫn các mũi đánh thắng vào bên trong bộ Tổng Tham mưu. 11 giờ 30, trung đoàn 48 và biệt động đã làm chủ các cơ quan thuộc bộ Tổng Tham mưu nguỵ (trừ khu vực do trung đoàn 28 sư đoàn 10 đã chiếm giữ), với đầy đủ hồ sơ tài liệu, máy móc và phương tiện làm việc.
      Ở bên ngoài, trung đoàn 27 sư đoàn 320b, phối hợp với lực lượng vũ trang Bình Dương, đánh chiếm trung tâm huấn luyện sư đoàn 5 nguỵ và chi khu quận lỵ Lái Thiêu; đánh quân địch từ Thủ bầu Một chạy về, bắt tù binh dẫn đường tiến về cầu Bình Phước (do đặc công chiếm lại lần thứ hai lúc 7 giờ 30 phút). Sau khi qua cầu, quân ta đánh chiếm khu bộ tư lệnh các binh chủng nguỵ và chi khu quận lỵ Gò Vấp, đồng thời cho một bộ phận tiến về "dinh Độc Lập".
      Trong khi đó, sư đoàn 312 tiến công tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận sư đoàn 5 nguỵ, tiến công căn cứ Phú Lợi, diệt lực lượng chính của địch ở tiểu khu Bình Dương và lực lượng còn lại của sư đoàn 5 nguỵ. Bọn này gồm 1.200 tên cùng 36 xe đang rút từ Lai Khê Bến Cát về An Lợi. Sau đó, sư đoàn 312 phát triển lên đánh chiếm chi khu quận lỵ Bến Cát, bắt toàn bộ hệ thống kìm kẹp của địch.
      Từ sáng, nhất là sau khi Dương Văn Minh kêu gọi ngừng bắn, cán bộ chính trị địa phương và lực lượng biệt động đã kịp thời phát động quần chúng nổi dậy, kết hợp với lực lượng vũ trang từ ngoài tiến công vào, nhanh chóng làm chủ thị xã Thủ Dầu Một.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:16:53 pm »

Trên hướng tây bắc:
      Từ 6 giờ sáng, một phân đội thuộc sư đoàn 10 Quân đoàn 3 tiến công tiểu đoàn dù 8 của địch và làm chủ ngã tư Bảy Hiền. Pháo binh cấp tập vào sân bay Tân Sơn Nhất khi phân đội này phát triển vào lăng Cha Cả rồi đánh chiếm cổng số 5 của sân bay. Nhưng cả ba lần tiến công, xe tăng đều bị hoả lực địch chặn lại. Quân ta phải tổ chức lại đội hình tiến công và đưa pháo 85 lên ngắm bắn trực tiếp, diệt hoả điểm chống tăng của địch. Vượt qua cửa số 5, phân đội đánh thắng vào chiếm bộ tư lệnh sư đoàn 5 không quân và khu truyền tin trong sân bay. Trong khi đó, một phân đội khác của sư đoàn 10 đánh chiếm bộ tư lệnh quân dù và liên lạc với phái đoàn quân sự của ta ở "trại David". Đến 11 giờ, phân đội thứ ba tiến công bộ tư lệnh không quân. Đến 14 giờ, các tiểu đoàn 4, 5 và 6 trung đoàn 24 thuộc sư đoàn 10 đã hoàn toàn làm chủ sân bay Tân Sơn Nhất.
      Trong khi trung đoàn 24 tiến công sân bay, trung đoàn 28 sư đoàn 10 được lệnh đánh thẳng vào bộ Tổng Tham mưu nguỵ, phối hợp với trung đoàn 48 sư đoàn 820b. Dọc đường tiến quân, trung đoàn 28 liên tiếp diệt quân dù ngoan cố chống cự, 11 giờ, tiểu đoàn 3 của trung đoàn đến cổng số 1 của bộ Tổng Tham mưu, diệt một lô cốt và bắn cháy hai xe thiết giáp. Bọn biệt kích dù giữ cổng bỏ chạy. Quân ta nhanh chóng đánh thẳng vào trong và cùng trung đoàn 48 và lực lượng biệt động làm chủ cơ quan bộ Tổng Tham mưu nguỵ.
      Cũng trong thời gian trên, theo lệnh của quân đoàn, trung đoàn 64 cho một tiểu đoàn bộ binh, có xe tăng dẫn đầu, tiến về "dinh Độc Lập".
      Trên hướng tây:
      Từ 4 giờ 80 sáng, trung đoàn 1 sư đoàn 9 Đoàn 232 đánh chiếm ngã ba Bà Quẹo rồi phát triển về ngã tư Bảy Hiền, ngay sau đội hình thọc sâu của Quân đoàn 3. Mặc dù máy bay địch ném bom dọc đường tiến quân, trung đoàn vẫn khẩn trương vượt lên theo đường Lê Vãn Duyệt tiến về bộ tư lệnh biệt khu thủ đô. Nhân dân đổ ra đường hoan hô bộ đội. Đến cổng biệt khu, thấy địch bỏ chạy, trung đoàn chỉ dùng một tiểu đoàn đánh vào mục tiêu, bắt tướng nguỵ Lâm Văn Phát, tư lệnh biệt khu; hai tiểu đoàn còn lại được lệnh tiến về "dinh Độc Lập".
      Trong khi đó, trung đoàn 2 của sư đoàn 9 nhanh chóng vượt qua ngã tư Bảy Hiền rồi theo đường Phan Thanh Giản tiến về "dinh Độc Lập". Thấy đơn vị bạn đã đánh chiếm và làm chủ mục tiêu trung đoàn quay về biệt khu thủ đô và toả ra chiếm các khu vực thuộc hai quận 2 và 10.
      Trung đoàn 3, sau khi giải phóng toàn bộ khu Bà Hom, Tân Tạo, diệt bọn địch từ Đức Hoà chạy về Sài Gòn, sau đó phát triển về hướng trường đua Phú Thọ, bức địch bàng, thu 18 khẩu pháo và hai kho súng trên 2.000 khẩu.
      Trên hướng nam.
      Từ 5 giờ 30 sáng, trung đoàn 24 (Quân khu Cool và trung đoàn đặc công 429 phối hợp tiến công tiêu diệt địch ở ngã ba Bình Hưng Đông, đánh chiếm bất cảnh sát quận 8 và cầu Nhị Thiên Đường rồi phát triển lên cầu Chữ Y. 10 giờ 30 phút quân ta tiến vào chiếm tểng nha cảnh sát, thu toàn bộ hồ sơ, tài liệu của địch. Sau đó, một bộ phận của trung đoàn 24 tiến về "dinh Độc Lập".
      Cùng lúc đó, sau khi vượt qua cầu ông Thìn và ngã ba An Phú chiếm lĩnh tuyến đường 5, trung đoàn 88 (Quân khu Cool chia thành hai mũi đánh chiếm bộ tư lệnh hải quân, cảng Bạch Đằng và chi khu quận lỵ Nhà Bè.
      Trên hướng đường 4, sư đoàn 5 Đoàn 232 diệt và bức hàng toàn bộ sư đoàn 22 nguỵ, liên đoàn biệt động quân 6 và một liên đoàn bảo an, đánh chiếm các thị xã Tân An, Thủ Thừa. Quân dịch ở Tân An chống trả quyết liệt. Trận đánh kéo dài từ 10 giờ đến 12 giờ mới kết thúc. Quân ta thu 9 khẩu pháo và 3 xe M.113. Sau đó, sư đoàn 5 nhanh chóng tiến công tiêu diệt sư đoàn 22 nguỵ trên đường 22, thu 10 xe M.113.
      Như vậy là ngay trong buổi sáng ngày 30 tháng 4, các binh đoàn đột kích thọc sâu đã từ các hướng đồng loạt tiến công vào nội đô và đến trưa đã chiếm xong 5 mục tiêu chủ yếu đã được xác định là "dinh Độc Lập", bộ Tổng Tham mưu, biệt khu thủ đô, tổng nha cảnh sát và sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó đã nhanh chóng toả ra đánh chiếm các mục tiêu và khu vực khác trong thành phố.
      Một điểm nổi lên trong sự hiệp đồng giữa các hướng là sau khi đánh chiếm mục tiêu chủ yếu được giao, các mũi đột kích đều cho một bộ phận tiến về "dinh Độc Lập" để hỗ trợ cho đơn vị bạn có trách nhiệm đánh chiếm mục tiêu quan trọng hàng đầu này.
      Đến buổi chiều, ta đã hoàn toàn làm chủ thành phố Sài Gòn.
      Về phong trào nổi dậy của quần chúng vùng ven đô và nhất là nội đô, qua báo cáo của thành đội, sau này Bộ Tổng Tham mưu mới nắm được tình hình cụ thể hơn. Dưới sự chỉ đạo của các cơ sở cách mạng, của cán bộ chính trị do Thành uỷ phái vào và của các lực lượng biệt động thành, nhân dân ở nhiều nơi đã kịp thời nổi dậy phối hợp với cuộc tiến công của bộ đội trên các hướng, tạo nên một khí thế cách mạng rầm rộ, sôi nổi, áp đảo quân địch ngay từ đêm ngày 29 tháng 4.
      Hoạt động phối hợp và hỗ trợ của quần chúng trong quá trình bộ đội tiến công vào nội đô, diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú: tổ chức đón và dẫn đường cho bộ đội; sử dụng các loại xe chở bộ đội nhanh chóng tiếp cận và đánh chiếm các mục tiêu; dùng loa kêu gọi, giải thích, hù doạ, buộc địch đầu hàng; hướng dẫn bộ đội bắt bọn cảnh sát ác ôn và sĩ quan nguỵ ngoan cố chạy trốn; cao hơn cả là xoá bỏ chính quyền địch, lập chính quyền tự quản ở phường, khóm. Đường phố được giải phóng đến đâu, rừng cờ cách mạng lan nhanh đến đó, nhiều nhất là ở Hạnh Thông, Bình Hoà, Phú Nhuận, Bàn Cờ, Vườn Chuối, đường Trần Quốc Toản, cư xá Lữ Gia, ngã tư Bảy Hiền, Tân Phú, Phú Lâm.
      Hoạt động nổi bật của quần chúng nội thành đêm ngày 29 và sáng 30 tháng 4 là có nơi như ở nhà máy sợi Khánh Hội, nhân dân nổi dậy phá kho lấy súng của địch trang bị cho tự vệ phường; bao vây trụ sở phường, kêu gọi địch đầu hàng, tuyên bố xoá bỏ chính quyền địch, như ở phường Bình Tây, quận 6 (Chợ Lớn), phường Trần Quang Khải, quận 1, phường Bến Thành, quận 2, phường Trương Minh Giảng, Bàn Cờ, quận 3, v.v. Anh chị em tù chính trị ở nhà lao Chí Hoà, quận 10, nổi dậy phá ngục tự giải phóng, bung ra phát động nhân dân phường Chí Hoà đứng lên giành chính quyền. Khi sư đoàn 9 tiến vào, lực lượng tự vệ Chí Hoà đã cùng anh em tù chính trị và quần chúng phối hợp đánh chiếm trại quân cụ, viện quân y 115, trại Trần Nguyên Hãn. Ở nhiều phường khác, khi bộ đội tiến vào thành phố, hoạt động phổ biến của nhân dân là nổi dậy chiếm trụ sở phường, khóm, thu vũ khí của cảnh sát và phòng vệ dân sự, tiêu diệt bọn tề điệp, giải tán chính quyền địch.
      Công nhân, viên chức đã chấp hành chỉ thị của Thành uỷ và Uỷ ban khởi nghĩ nhanh chóng chiếm và làm chủ nhà máy, xí nghiệp, công sở của nguỵ quyền trung ương và thành phố, không cho địch và những phần tứ xấu phá hoại, lấy cắp hoặc tẩu tán máy móc, vật liệu sán xuất, kho tàng, hồ sơ tài liệu.
      Đặc biệt là các nhà máy điện và nhà máy nước Thủ Đức, ngay trong ngày 30 tháng 4 vẫn cung cấp đầy đủ điện nước cho thành phố (nguồn điện chỉ gián đoạn từ hai giờ). Tại hầu hết các nhà máy dệt, thực phẩm, cơ khí, công nhân đã bảo vệ an toàn máy móc, nguyên vật liệu, kho tàng. Hồ sơ, tài liệu và phương tiện làm việc của các công sở nguỵ quyền đều được bảo vệ để bàn giao Uỷ ban quân quản.
      Nhìn chung lại, trong hai ngày 29 và 30 tháng 4, trong tổng số 160 phường, đã có khoảng 60 phường nội thành nổi dậy giành chính quyền trước và trong khi chủ lực từ các hướng tiến công vào.
      Sau khi bộ đội đã vào thành phố, chính quyền địch trong 100 phường, khóm còn lại đều tan rã hết. Kết quả của các đòn tiến công quân sự trong quá trình của cuộc tổng tiến công đã tạo nên một thế hết sức thuận lợi cho phong trào quần chúng nổi dậy. Sự phối hợp kịp thời của lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và quần chúng từ vùng ven vào nội đô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cánh quân chủ lực tiến công nhanh chóng, đã tiêu diệt lớn lực lượng địch, thúc đẩy nhanh đà tan rã, sụp đổ của nguỵ quân, nguỵ quyền, thực hiện được việc đánh chiếm và làm chủ thành phố còn nguyên vẹn nhanh, gọn, tạo điều kiện để đời sống nhân dân trong thành phố sớm trở lại bình thường.
      Về tình hình đồng bằng sông Cửu Long, báo cáo của các quân khu 8 và 9 cho thấy: trong những ngày chiến dịch Hồ Chí Minh đang diễn biến thuận lợi thì phong trào chuẩn bị tiến công và nổi dậy của lực lượng vũ trang và nhân dân hết sức khẩn trương.
      Quân và dân đồng bằng sông Cửu Long đã phối hợp kịp thời và đắc lực với chiến trường trọng điểm Sài Gòn, thực hiện xuất sắc chủ trương đón thời cơ của Trung ương Cục là từng địa phương tự giải phóng với lực lượng của chính mình.
      Từ sau khi có Nghị quyết 15 của Trung ương Cục đến khi mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh, ở đồng bằng sông Cửu Long, ta đã phát triển được 36 ngàn dân quân tự vệ, du kích, đã tuyển thêm được gần 14 ngàn tân binh, đã đưa du kích lên phát triển được thêm 80 tiểu đoàn bộ đội địa phương. Lực lượng chính trị cũng phát triển mạnh. Quần chúng được động viên, tổ chức thành đội ngũ mạnh mẽ. Tất cả đã sẵn sàng chuyển lên cao trào tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng địa phương.
      Đường 4, con đường huyết mạnh cuối cùng của địch nối liền Sài Gòn với miền Tây đã bị cắt đứt hoàn toàn. Bọn địch ở đồng bằng sông Cửu Long không những không chi viện được cho đồng bọn ở Sài Gòn mà còn bất lực trước các hình thức nổi dậy tự giải phóng của nhân dân trên toàn địa bàn chiến lược quan trọng đông người, nhiều của này.
      Khi chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, trong lúc chủ lực Quân khu 8 cắt đường 4 và có một bộ phận phối thuộc cho Đoàn 232 tiến vào Sài Gòn từ hướng nam, chủ lực Quân khu 9 vừa tham gia cắt đường 4 vừa tiến công địch ở Cần Thơ, thì lực lượng vũ trang các tỉnh, huyện, xã cùng quần chúng thực hành tổng tiến công và nổi dậy đều khắp.
      Quân khu 4 nguỵ bị cô lập với Sài Gòn, tiếp đến là việc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, bọn địch ở đồng bằng sông Cửu Long hoang mang, dao động cao độ, không còn ý chí đề kháng. Các cấp lãnh đạo địa phương đã nhạy bén chớp thời cơ, phát động quần chúng nổi dậy, xoá bỏ chính quyền địch, giành quyền làm chủ ở từng địa phương. Với kinh nghiệm sẵn có về vận dụng chiến lược tổng hợp, kết hợp chặt chẽ hai chân, ba mũi, cấp uỷ các khu tỉnh, huyện, xã đã động viên hàng chục vạn quần chúng xuống đường biểu dương khí thế cách mạng, bao vây đồn bốt, quận lỵ chi khu để làm áp lực, đẩy mạnh hoạt động binh vận của hàng ngàn, hàng vạn gia đình binh sĩ, kêu gọi con em trong hàng ngũ địch hạ vũ khí đầu hàng cách mạng.
      Cuộc tổng tiến công và nổi dậy cửa quân và dân đồng bằng sông Cửu Long diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú. Bước đầu, do tài liệu chưa thật đầy đủ, chúng tôi tạm thời khái quát thành ba hình thức dưới đây:
      - Trước hết là hình thức tiến công của lực lượng quân sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng tại chỗ như ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Vị Thanh. Lực lượng vũ trang đánh chiếm các mục tiêu trong thị xã thì quần chúng nổi dậy bao vây bức hàng, bức rút hàng loạt đồn bốt. Gia đình quân nguỵ xuống đường kêu gọi con em, tranh thủ cô lập bọn sĩ quan, tạo thế cho tiến công quân sự.
      Khi bọn địch ở Sài Gòn đầu hàng thì quần chúng tràn vào toà hành chính, buộc tỉnh trưởng đầu hàng. Ba mũi giáp công áp đảo buộc các đơn vị bảo an địch phải hạ vũ khí. Khi bọn địch ở sân bay Sóc Trăng phản kích, lực lượng vũ trang đánh lui địch, bao vây bức hàng thì quần chúng nổi dậy chiếm thị xã. Cũng có nơi như ở Vị Thanh, khi địch ở Sài Gòn đã đầu hàng nhưng quân địch ở đây vẫn chống cự quyết liệt, lực lượng vũ trang bắn pháo vào hậu cứ địch, đoạt xe M.113 tiến công vào dinh tỉnh trường, cuối cùng đã làm chủ thị xã.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #44 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:17:30 pm »

Một hình thức khác là khi lực lượng vũ trang tiến công áp sát các mục tiêu ở ngoại vi, quần chúng nắm thời cơ nổi dậy giành chính quyền như Cần Thơ, Mỹ Tho, Rạch Giá, Vĩnh Long, Bến Tre, Sa Đéc, Gò Công. Ở Cần Thơ khi nghe tin địch ở Sài Gòn đã đầu hàng, Thành uỷ lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở các phường, mở khám giải phóng tù chính trị và thanh niên bị bắt. Quần chúng xuống đường chiếm đài phát thanh, gây áp lực làm tan rã bọn địch ở sân bay Trà Nóc, trong khi đó bộ đội từ các hướng tiến công vào thị xã. Ở Vĩnh Long, sau khi đã cắt đường 4, ta gọi địch đầu hàng, chúng ngoan cố chống cự, lực lượng vũ trang tiến công các vị trí trong thị xã, quần chúng nổi dậy vây dinh tỉnh trưởng buộc phải đầu hàng. Nhân dân làm chủ thị xã sáng ngày 1 tháng 5. Ở Gò Công, ta không có lực lượng tiến công địch từ ngoài vào mà huy động quần chúng tập trung các loại xe nhanh chóng tiến vào thị xã bằng nhiều hướng, cùng nhân dân tại chỗ bức địch đầu hàng. Ta làm chủ thị xã đồng thời với các huyện.
      Hình thức thứ ba là công tác binh vận đi trước một bước, kết hợp với quần chúng nổi dậy buộc địch đầu hàng trước khi lực lượng vũ trang tiến công địch như ở Bạc Liêu, Châu Đốc. Do ta cứ người gặp trước, buộc tỉnh trưởng (hoặc phó tỉnh trường) phải đầu hàng, ta lấy xe cắm cờ Mặt trận đưa quần chúng kéo vào dinh tỉnh trưởng, nơi đã có hàng vạn quần chúng tại chỗ tập trung từ trước. Tỉnh trưởng tuyên bố đầu hàng cách mạng. Ta tiếp nhận bàn giao chính quyền, 6 tiểu đoàn của ta ở Bạc Liêu không phải ra quân chiến đấu.
      Như vậy là, trừ một số nơi địch ngoan cố chống lại, còn nhìn chung, chỉ trong hai ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5, cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân các tỉnh, huyện, xã ở khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long đã giành thắng lợi nhanh chóng, trọn vẹn và ít tổn thất.
      Bằng tiến công đồng loạt, nổi dậy đồng loạt, ta đã làm chủ toàn bộ các thành phố, thị xã, thị trấn, đã chiếm các căn cứ quân sự lớn, các chỉ khu quận lỵ, các sân bay, đã tiêu diệt, bức hàng và làm tan rã toàn bộ lực lượng quân đoàn 4 nguỵ, đánh đổ toàn bộ chính quyền địch từ tỉnh, huyện đến cơ sở, giải phóng hoàn toàn vùng đồng bằng sỏng Cửu Long và các đảo Côn Sơn, Phú Quốc, kết thúc thắng lợi trọn vẹn sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam.
      Sau khi được bổ sung và chinh lý bước đầu, bản báo cáo được trình bày trong cuộc họp ngày 2 tháng 5 của Thường trực Quân uỷ Các anh góp nhiều ý kiến quan trọng, nhất là những kết luận rút ra về chỉ đạo vận dụng các phương châm, phương thức trong quá trình chuẩn bị và thực hành đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng.
      Trong hội nghị lần này, Thường trực Quân uỷ tập trung thảo luận một số vấn đề quân sự trước mắt đã được Bộ Chính trị nêu lên trong cuộc họp ngày 30 tháng 4.
      Trong việc củng cố vùng mới giải phóng, nhất là quân quản các thành phố lớn, phải phát động nhân dân giúp quân đội và các lực lượng an ninh kiên quyết truy quét bọn tàn quân còn lẩn trốn, nhất là bọn chỉ huy, bọn cầm đầu ác ôn ngoan cố không chịu ra trình diện, trốn tránh cải tạo. Phải nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, trật tự xã hội, để nhân dân sớm trở lại cuộc sống bình thường. Riêng đối với bọn Phun-rô đang lén lút hoạt động phá hoại vùng Tây Nguyên, phải chỉ đạo địa phương tiếp tục giúp đỡ bộ đội tiêu diệt bọn cầm đầu và kêu gọi những người còn lầm đường theo chúng mau tỉnh ngộ trở lại với gia đình, với buôn làng đã giải phóng. Đây là một công việc khó khăn, phức tạp, phải có kế hoạch phối hợp giữa các ngành, các cấp, để cùng nhân dân địa phương tiến hành kiên trì, vì nó có quan hệ đến các mặt quân sự, chính trị, xã hội và đoàn kết dân tộc.
      Việc thu hồi các phương tiện chiến tranh của địch là một công tác lớn. Bộ Tổng Tham mưu và các tổng cục cần có kế hoạch kiểm tra lại các kho tàng và khối lượng rất lớn chiến lợi phẩm còn rải rác khắp nơi, để thống kê, bàn giao, bảo quản chu đáo và có kế hoạch điều chỉnh sử dụng đối với từng loại ở từng địa phương đơn vị.
      Bộ Tổng Tham mưu nghiên cứu kế hoạch điều chỉnh bước đầu các đơn vị chủ lực của Bộ. Không nên để nhiều lực lượng trong thành phố, mà nên lui ra ngoài theo một kế hoạch sơ bộ về bố phòng trên cả hai miền, cả ở đô thị và nông thôn, biên giới và hải đảo Cần điều chỉnh một bước, sau sẽ căn cứ vào kế hoạch phòng thủ chung mà bố trí lại cho phù hợp. Dù ở nông thôn hay thành phố, cần chỉ đạo các đơn vị tăng cường giáo dục bộ đội chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật và chính sách vùng mới giải phóng, giữ gìn bản chất tốt đẹp của quân đội cách mạng.
      Đối với những nhân viên nguỵ quân, nguỵ quyền, nhất là các sĩ quan và viên chức cao cấp, phải tổ chức tốt việc giáo dục, cải tạo, để họ có thể trở thành những công dân tốt của chế độ xã hội mới.
      Ngoài ra, Thường trực Quân uỷ cũng đề cập đến một số công việc cụ thể như tổ chức lễ mừng chiến thắng trên cả hai miền, việc chuẩn bị tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trước mắt là kinh nghiệm chỉ đạo chuẩn bị và thực hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy vừa qua.
      Thắng lợi to lớn của 20 năm chống Mỹ, cứu nước và riêng hơn hai năm cuối chiến tranh, đã cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu về lãnh đạo chiến tranh, về chỉ đạo, chỉ huy các chiến dịch, về công tác tham mưu chiến lược. Cần nhanh chóng tổng kết, rút ra những kết luận chính xác, để vận dụng trong chỉ đạo chiến lược trong giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước trong điều kiện Tổ quốc đã hoàn toàn độc lập và thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
      Thực tế cuộc sống và chiến đấu mấy chục năm qua cho thấy âm mưu và thủ đoạn của bọn đế quốc và các thế lực phản động còn vô cùng thâm độc. Mặc dù đã phải chịu những thất bại cay đắng, nhưng bản chất phản động không cho chúng có khả năng tiếp thu những bài học của lịch sử.
      Chủ động đi trước một bước trong việc tổng kết kinh nghiệm, làm cơ sở để nghiên cứu phương hướng xây dựng quân đội, củng cế quốc phòng trong điều kiện mới là một yêu cầu vừa rất cơ bản vừa rất cấp bách, để trong bất kỳ tình huống nào, quân và dân ta cũng luôn chủ động trước âm mưu của mọi kẻ thù xâm lược.

      Chú thích:

      (1) Ý chí phải kiên quyết.
      Kế hoạch phải thật tỉ mỉ.
      Kiểm tra phải thật kỹ càng.
      Phối hợp phải thật ăn khớp.
      Chấp hành phải thật chu đáo.
      Cán bộ phải thật gương mẫu.
      Bí mật phải giữ triệt để.

      (2) Tức các anh Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà, Lê Trọng Tấn.
      (3) Phòng 70 thuộc Cục Tình báo, chuyên theo dõi tin địch bằng phương tiện kỹ thuật.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #45 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:18:36 pm »

Chương 8 (Chương kết)
NHỮNG SUY NGHĨ SAU MƯỜI NĂM


Tôi muốn dành những trang cuối của cuốn sách nhỏ này để nói lên những suy nghĩ của mình về thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975 lịch sử, thắng lợi của hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc.
      Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 là thiên anh hùng ca vĩ đại nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, xét về cả bề rộng, chiều sâu, tầm cao và sức nặng. Âm vang của nó đã vượt qua mọi không gian và sẽ tồn tại mãi với thời gian. Nó chứng minh một cách hùng hồn lòng yêu nước, chí quật cường, óc thông minh và tài thao lược của dân tộc Việt Nam ta trong sự nghiệp đấu tranh cứu nước.
      Sau 10 năm, nhìn lại càng thấy thắng lợi của quân và dân ta trong mùa Xuân năm 1975 như một viên ngọc quý, càng mài càng sáng.
      Với chiến công thắng Mỹ, thế hệ chúng ta ngày nay không những đã kế tục một cách xuất sắc sứ mệnh thiêng liêng chiến thắng giặc ngoại xâm của ông cha ta thuở trước, mà còn hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng nhân dân lao động trên cả nước ta. Thắng lợi đó mở đường cho công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, một chế độ xã hội tốt đẹp nhất, tiên tiến nhất trong lịch sử dân tộc và cả trong lịch sử loài người.
      Nếu bằng thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã đổi đời lần thứ nhất, từ người nô lệ thành người tự do thì ba mươi năm sau, với đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhân dân ta lại đổi đời lần thứ hai, từ người dân một đất nước chia đôi, núi sông ngăn cách, thành người chủ tập thể của cả giang sơn một dải, Nam Bắc một nhà.
      Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 là một bước phát triển nhảy vọt vĩ đại chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Nó kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đầy hy sinh gian khổ đã kéo dài hàng trăm năm, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.
      Thắng lợi của dân tộc ta trong Mùa Xuân 1975 đã từng làm nức lòng hàng triệu người trên thế giới. Báo chí thế giới ngày ấy từng mô tả: Khi lá cờ cách mạng Việt Nam tung bay trên "dinh Độc Lập" ở Sài Gòn, chính là lúc "cơn bão lửa" chiến tranh 20 năm trên hành tinh chúng ta vừa tắt, cũng chính là lúc một làn gió trong lành lan nhanh, lan xa khắp bốn biển, năm châu, đến với từng người, từng nhà. Từ đất nước Triệu Voi, Chùa Tháp láng giềng, gần gũi, đến hòn đảo Cuba anh hùng, chiến trường Ni-ca-ra-goa rực lửa, ở châu Mỹ La-tinh cách nửa vòng trái đất, đến đất nước Ăng-gô-la, Mô-dăm- bích ở châu Phi xa xôi; từ tất cả các nước anh em bầu bạn đến mọi người vùng của các nước trong thế giới phương Tây, hàng triệu người dân bồi hồi, xúc động trước "sự kiện kỳ diệu của một dân tộc kỳ diệu", hân hoan chia sẽ niềm vui toàn thắng của Việt Nam, coi thắng lợi đó như của cả loài người tiến bộ và như của chính mình. Đồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rô khẳng định: "Thắng lợi của Việt Nam là một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử cận đại, sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, sau chiến thắng chủ nghĩa phát xít".
      Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 là một thực tế hùng hồn phủ định "tính bất khả chiến thắng của đế quốc Mỹ", chôn vùi cái huyền thoại về "Sức mạnh vô địch của không lực Hoa Kỳ", đồng thời cũng là lời kết luận cuối cùng cuộc tranh cãi dai dẳng nhiều năm ở nhiều nước trên thế giđi chung quanh vấn đề "Ai sẽ thắng, ai sẽ thua ở Việt Nam?".
      Tôi còn nhớ, hồi đó trong bài Việt Nam, nhà thơ Đức Clao Bu-phê viết:
      "Sau những phát súng cuối cùng,
      Lũ chuột cống đã tìm đường tháo chạy,
      Sài Gòn lại trở về,
      Mảnh lưới thù bốc cháy,
      Một khoảng không gian rộng mở đến khôn cùng
      Trước nhân dân rất đỗi anh hùng!
      …
      Việt Nam,
            trong âm vang,
                  đã và đang
                        lớn hơn tầm một đất nước.
      Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là thắng lợi chưng của cách mạng thế giới. Ba dòng thác cách mạng của thời đại luôn luôn là nguồn cổ vũ và tiếp sức lớn lao đối với cách mạng Việt Nam; thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã góp phần làm mạnh thêm và thúc đẩy ba dòng thác cách mạng của thời đại. Trước các dân tộc trên hành tinh này, nhân dân Việt Nam nhận rõ sứ mệnh thiêng liêng của mình trong cuộc đụng đầu lịch sử với tên đế quốc đầu sỏ; phong trào cách mạng thế giới cũng dành bao tâm trí và sức lực, góp phần đánh quy kẻ thù số 1 của cả loài người ngay trên tuyến đầu Việt Nam. Nếu trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô đã cứu nhân loại khỏi hoạ phát xít thì ngày nay, với chiến thắng lịch sử của mình Việt Nam đã cống hiến cho các dân tộc trên thế giới một kinh nghiệm thực tế về quyết tâm chiến đấu và khả năng chiến thắng đế quốc Mỹ, tên đế quốc hung hãn nhất của thời đại.
      Nói đến tầm vóc thắng lợi của dân tộc Việt Nam cũng tức là nói đến tầm cỡ "thất bại chưa từng có trong lịch sử 200 năm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ", thất bại của một tên đế quốc đầu sỏ từng giày xéo lên non sông đất nước của bao dân tộc.
      Năm đời tổng thống Mỹ nối tiếp nhau điên cuồng tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam với biết bao hy vọng lớn lao. Nhưng với 6 - 7 triệu lượt binh sĩ Mỹ và một đội quân tay sai đông hơn một triệu tên, với hàng chục triệu tấn bom đạn và hàng trăm tỷ đô-la(1), với cả những bộ óc từng được coi là "thông minh nhất" trong Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, chúng vẫn không xoay chuyển được tình thế
      Thất bại của Mỹ trên chiến trường càng lớn, càng thúc đẩy hậu phương chúng thêm rối loạn. Khi dân chúng Mỹ biết sự thật về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa này và khi cuộc chiến tranh đó càng kéo dài, càng thất bại thì nó trở thành "một cuộc chiến tranh mất lòng dân nhất", và phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ càng lên tới đỉnh cao chưa từng thấy.
      Sau thắng lợi mùa Xuân năm 1975 của ta, mà Mỹ gọi là "sự kiện Sài Gòn", Mác-xoen Tay-lơ, viên tướng số 1 của nước Mỹ hồi đó đã cay đắng thừa nhận rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, "Chúng ta (Mỹ) không hề có một anh hùng nào, mà chỉ toàn là một lũ ngu xuẩn. Chúng tôi cũng nằm trong số đó". Mười năm đã qua, đến nay nhiều người trên thế giới vẫn khẳng định: "Di chứng Việt Nam" của Mỹ sẽ còn tác động toàn diện, sâu sắc, lâu dài đến đời sống chính trị và xã hội của nước Mỹ đế quốc chủ nghĩa.
      Suy nghĩ về thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, về vinh quang của thế hệ Hồ Chí Minh, trước nhất, sâu sắc nhất và cũng tự hào nhất là suy nghĩ về vị trí lịch sử và vai trò quyết định của Đảng ta. Dân tộc ta, giai cấp công nhân nước ta tiếp thụ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đã sản sinh ra Đảng và Đảng ra đời lãnh đạo cách mạng, đã làm rạng rỡ thêm dân tộc ta, giai cấp công nhân nước ta. Thắng lợi vẻ vang của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua đã khẳng định Đảng ta là một chính đảng mác-xít Lê- nin-nít kiên cường, vững mạnh.
      Trong những năm kháng chiến lâu dài, sức mạnh của Đảng không chỉ ở số lượng đông mà còn ở chất lượng cao, không chỉ mạnh ở Trung ương mà mạnh cả ở địa phương và cơ sở; không chỉ mạnh ở đường lối mà cả trong tổ chức thực tiễn; mạnh cả ở hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam. Chính với sức mạnh đó mà Đảng ta vượt qua được mọi khó khăn, thử thách, kể cả những khó khăn thử thách lớn nhất, tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. Và quá trình vượt qua những khó khăn, thử thách đó, lại chính là quá trình Đảng lãnh đạo quân và dân ta giành thắng lợi ngày càng to lớn, mà dỉnh cao là thắng lợi mùa Xuân năm 1975.
      Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta, Bộ Tham mưu tối cao của toàn dân tộc, là nơi tập trung trí tuệ sáng suốt và khí phách kiên cường của toàn Đảng. Trong suốt những năm dài chống Mỹ, các nghị quyết của Trung ương là những ngọn đuốc soi đường cho toàn quân, toàn dân ta từng bước tiến lên qua bao chặng đường khó khăn gian khổ, quyết liệt, hy sinh. Tiêu biểu nhất là các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (khoá II) làm xoay chuyển hẳn tình thế, dẫn tới thắng lợi của cao trào đồng khởi; Nghị quyết 9 (khoá III) dẫn đến đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt"; Nghị quyết 12 (khoá III) đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ; và Nghị quyết 21 (khoá III) xác định hướng đi lên của cách mạng miền Nam sau Hiệp định Paris, dẫn tới toàn thắng năm 1975. Ngày nay, đọc lại những nghị quyết lịch sử đó và đối chiếu với thực tế đã diễn ra mấy chục năm qua, chúng ta càng thấy rõ những nhận định sáng suốt, những tiên đoán khoa học, những chủ trương chiến lược kịp thời, chính xác những biện pháp chiến lược đúng đắn, sáng tạo, thể hiện tập trung sâu sắc tài thao lược của Đảng. Các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương đã nâng hẳn sức mạnh của dân tộc ta lên, tạo nên những bước ngoặt cơ bản, giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định trong từng giai đoạn của cách mạng và chiến tranh cách mạng.
      Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu - sau khi Người qua đời, đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn kế tục - thực sự là Bộ Thống soái kiệt xuất trong chỉ đạo cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam. Mỗi khi vận mệnh dân tộc đứng trước những thử thách lớn lao, với ý chí kiên cường và trí tuệ sáng suốt, Bộ Chính trị đã vạch ra "đường đi nước bước" rất đúng đắn, đã khôn khéo chèo lái rất tài tình con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh hiểm trở, để cuối cùng cập bến vinh quang toàn thắng mùa Xuân năm 1975. Có thể nói, đó là "sự chỉ đạo chiến lược kỳ diệu của một Bộ Thống soái tối cao kỳ diệu", như nhiều người nhận định.
      Đó là một nhân tố quyết định thắng lợi của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, của 20 năm kháng chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là trong những bước ngoặt của cách mạng và chiến tranh cách mạng, nhất là lúc khởi đầu và khi kết thúc.
      Dân tộc ta, Đảng ta có một diễm phúc thật đặc biệt là được sống và chiến đấu dưới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà chiến lược thiên tài, nhà tổ chức vĩ đại của câch mạng nước ta. "Hồ Chủ tịch là người Việt Nam đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
      Hồ Chủ tịch là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hoà dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta"(2).
      Bác Hồ vừa tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt mấy nghìn năm lịch sử, vừa tượng trưng cho tinh thần cách mạng triệt để của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. Người đại biểu cho quá khứ huy hoàng, hiện tại rực rỡ và tương lai tươi sáng của dân tộc ta. Người là mẫu mực tuyệt vời của con người Việt Nam trong thời đại mới. Cuộc đời hoạt động cách mạng lỗi lạc của Bác gắn liền với những bước ngoặt vĩ đại, những thắng lợi rực rỡ của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam, mà tiêu biểu nhất là Bác cùng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị hạ quyết tâm chiến lược: lãnh đạo toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa, kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống đế quốc Mỹ và cả ba lần đều giành thắng lợi rất vẻ vang.
      Mùa Xuân 10 năm trước, khi quân và dân ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì Bác đã đi xa. Nhưng hồi đó cũng như mãi mãi sau này mỗi người Việt Nam chúng ta vẫn một lòng, một dạ đinh ninh: "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng".
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #46 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:19:45 pm »

Suy nghĩ về thắng lợi kỳ diệu 10 năm trước là suy nghĩ về nhân dân ta, dân tộc ta, về những con người đã lập nên những chiến công kỳ diệu. Tâm hồn, cốt cách, tư chất của con người Việt Nam là những yếu tố tạo nên những chiến công, và mỗi chiến công giành được lại tô thắm thêm tâm hồn, cốt cách, tư chất của dân tộc Việt Nam ta.
      Với ý chí quật cường bất khuất, kết tinh của sức mạnh truyền thống "rời non lấp biển" hàng nghìn năm trước, sức mạnh đó lại được phát huy lên đến đỉnh cao, dưới ngọn cờ của một Đảng Mác- Lê-nin chân chính, dân tộc ta đã tiến những bước tiến thần kỳ: từ người dân nô lệ trở thành người làm chủ vĩnh viễn cả non sông gấm vóc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
      Nói sao cho xiết đức tính cách mạng kiên cường và sáng tạo của đồng bào ta, dù ở tuyến lớn miền Nam ngày đêm đối mặt với quân thù hay hậu phương lớn miền Bắc ngày đêm xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội và chi viện miền Nam.
      Nhớ lại những năm ở chiến trường, được tiếp xúc với đồng bào miền Nam, cả ở vùng tự do và vùng địch kiểm soát, từ miền Trưng Trung Bộ đến miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, điều mà tôi ghi sâu trong tâm trí là tinh thần "một tấc không đi, một ly không rời", "tiếng hát át tiếng bom", là lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng tin vô hạn vào Đảng và Bác Hồ, vào anh bộ đội giải phóng, vào đồng bào miền Bắc, của người dân miền Nam.
      Còn đồng bào miền Bắc, sau những năm dài kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy được sống trong độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, nhưng trong những tháng năm đất nước còn bị chia cắt, hầu như không giây phút nào không nghĩ đến đồng bào miền Nam, đến cách mạng miền Nam, có Chắt chiu xây dựng cũng để dốc sức ra tiền tuyến, sẵn sàng cùng miền Nam ruột thịt đánh thắng quân thù. Không chỉ hàng ngàn, hàng vạn mà là hàng triệu người con ưu tú của hậu phương lớn đã lên đường vào Nam chiến đấu. Anh chị em sặn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Đã biết bao nhiêu đồng chí yên nghỉ vĩnh viễn trên dải đất miền Nam thân yêu, ở Trị Thiên hay Tây Nguyên, ở ven biển miền Trung hay miền Đông Nam Bộ, ở đồng bằng sông Cửu Long hay ngay giữa Sài Gòn - Gia Định. Còn biết bao đồng chí khác đã hy sinh một phần xương máu, rời khỏi chiến trường với những thương tích trên người, nhưng tiếng súng chiến thắng vừa dứt, đã lao vào cuộc đấu tranh mới để xây dựng và bảo vệ đất nước.
      Càng nghĩ lại càng thấy sự hy sinh của nhân dân cả nước cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thật là cao cả lớn lao. Sự hy sinh đó càng lớn lao, cao cả bởi cuộc đấu tranh của nhân dân ta không chỉ vì lợi ích của dân tộc mình mà còn vì lợi ích của cả loài người tiến bộ.
      Suy nghĩ về thắng lợi vĩ đại của chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam là suy nghĩ về vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang ta, của quân đội ta. Từ những ngày trứng nước, "như suối mới chảy, như lửa mới nhen", quân đội ta đã sớm được tôi luyện thử thách ngay trong ngọn lửa đấu tranh vũ trang cách mạng.
      Một đặc điểm nổi bật cửa quá trình hình thành và phát triển của quân đội ta là các cuộc đọ sức với quân thù luôn luôn diễn ra trong bối cảnh quân địch thường chiếm ưu thế về số quân và trang bị vũ khí kỹ thuật, khiến những người thiên về vũ khí luận thường không sao giải thích nổi: sao quân đội ta thắng, quân đội địch thua?
      Truyền thống trăm trận trăm thắng của quân đội ta bắt nguồn từ đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo sự sáng suốt, tài tình của Đảng, từ lòng trung thành vô hạn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và của Đảng kính yêu Đảng đã hun đúc cho quân đội một ý chí quyết thắng rất cao. Đảng lại chỉ cho quân đội biết đánh thế nào để thắng địch.
      Truyền thống trăm trận trăm thắng ấy đã nở hoa kết trái trên mảnh đất của chiến tranh nhân dân, trong mối quan hệ máu thịt giữa quân đội với nhân dân. Sinh ra và lớn lên trong sự đùm bọc của nhân dân, bộ đội ta thấy rất rõ, rất sâu lời Bác Hồ nhắc nhở: "Dễ trăm lần, không dân cũng chịu; khó ngàn lần, dân liệu cũng xong".
      Các thế hệ cán bộ và chiến sĩ quân đội ta, bằng cả mồ hôi, xương máu của mình, từ những năm 1944 -1945 đến 1974-1975 rồi 1984 -1985, bằng lòng dũng cảm và trí thông minh vốn có, đã sáng tạo và tích luỹ biết bao kinh nghiệm quý báu, cả trong xây dựng và chiến đấu. Những kinh nghiệm đó đã góp phần xứng đáng vào sự phát triển ngày càng hoàn thiện nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam, hiện đại, độc đáo. Đó chính là cái vốn quý vô giá, đã được kiểm nghiệm trên thực tế chiến trường mấy chục năm qua và đang được vận dụng vào nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
      Những suy nghĩ của tôi về quân đội luôn luôn gắn liền với những suy nghĩ về các cơ quan trong Tổng hành dinh, trực tiếp giúp Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương điều hành quân đội, chỉ đạo chiến tranh. Một trong những cơ quan đó là Bộ Tổng Tham mưu nơi mà tôi đã từng gắn bó nhiều năm tháng trong cả quá trình trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quần đội.
      Kể từ ngày 7-9-1945, Bác Hồ giao nhiệm vụ tổ chức Bộ Tổng Tham mưu, đến nay đã gần 40 năm. Cùng lớn lên trong mỗi bước trưởng thành của quân đội, Bộ Tổng Tham mưu đã cùng các tổng cục trong Bộ Quốc phòng có những đóng góp quan trọng trong chỉ đạo chiến tranh, chỉ đạo xây dựng quân đội. Thật đáng vui mừng và tự hào biết bao khi suy nghĩ về những đóng góp không nhỏ của cơ quan tham mưu chiến lươc trong suốt mấy chục năm qua, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
      Dưới sự hướng dẫn, đìu dắt trực tiếp của Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cơ quan tham mưu cao nhất của toàn quân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nhất là trong cuộc tiến công Đông Xuân 1953 -1954, cũng như trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
      Suy nghĩ về thắng lợi của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam, tôi thường suy nghĩ về đội ngũ cán bộ của Đảng.
      Thắng lợi của cách mạng và chiến tranh cách mạng gắn liền với sự trường thành về mọi mặt của đội ngũ cán bộ. Lý luận đã khẳng định và thực tế đã chứng minh, đường lối đúng đắn của Đảng chỉ trở thành thắng lợi hiện thực, thông qua trí tuệ và nhiệt tình của cán bộ. Chỉ riêng trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trước những khó khăn căng thẳng trong nửa đầu năm 1973, chính trái tim và khối óc của cán bộ các chiến trường, các địa phương, đã vận dụng sáng tạo chủ trương chiến lược của Đảng, làm xoay chuyển tình thế và đầu năm 1975, khi thời cơ lịch sử xuất hiện, lại cũng chính ý chí và tài năng của cán bộ các cấp, các ngành, các đơn vị, các cơ quan đã góp phần quyết định trong tổ chức thực hiện phương hướng "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", biến quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị thành hiện thực thắng lợi trên chiến trường. Thật đáng tự hào và tin tưởng biết bao, khi Đảng ta, Nhà nước ta, nhân dân ta, quân đội ta có được một đội ngũ cán bộ hùng hậu và vững mạnh, tuyệt đối trung thành, dũng cảm và tài trí như thế. Đó thật là một vốn quý của cách mạng và chiến tranh cách mạng nước ta.
      Cũng như trong các ngành khác của đất nước, quân đội ta hiện có ít nhất hai thế hệ cán bộ, chiến sĩ. Có lớp "tre đang già", bên cạnh một lớp "măng đã mọc". Làm sao lớp người đi trước hết lòng tin yêu và tạo điều kiện tốt nhất cho lớp người đi sau kế tục xuất sắc cả về phẩm chất chính trị và bản lĩnh chiến đấu; lớp người đi sau ra sức rèn luyện phẩm chất và tài năng, tôn trọng, học tập kinh nghiệm quý báu của lớp người đi trước, thấy rõ trách nhiệm trước lịch sử, không ngừng bồi đắp cho phẩm chất và bản lĩnh đó tốt đẹp mãi lên, để mỗi cán bộ, chiến sĩ ta luôn luôn xứng đáng là "Anh bộ đội Cụ Hồ". Và mỗi "Anh bộ đội Cụ Hồ" mãi mãi là niềm tự hào của mỗi gia đình, của mỗi người Việt Nam, như trong mùa Xuân lịch sử mười năm trước. Đó là yêu cầu của toàn Đảng, toàn dân và cũng là trách nhiệm của toàn quân, của mỗi quân nhân cách mạng chúng ta.
      Mùa Xuân toàn thắng của dân tộc ta đến nay đã được mười nâm. Trong mười năm ấy, trên đất nước ta lại diễn ra bao sự kiện lớn lao càng thể hiện rõ hơn, sáng hơn phẩm chất cao quý và sức mạnh vĩ đại của dân tộc ta.
      Đồng bào và chiến sĩ cả nước ta từ Nam chí Bắc, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến rừng núi đã hân hoan, sung sướng biết bao khi trên đất lước ta đã sạch bóng quân xâm lược, và bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh hết sức nặng nề để tiến lên xây dựng đất nước giàu mạnh trong hoà bình, độc lập tự do và xã hội chủ nghĩa. Nhân dân ta càng sung sướng, hân hoan khi nhân dân hai nước Lào và Campuchia anh em láng giềng gần gũi, đã bao năm gắn bó với nhau "hạt gạo chia đôi, cọng rau bẻ nửa" trong đấu tranh cách mạng gian khổ, hy sinh, đã cùng Việt Nam giành được độc lập, tự do, đưa đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.
      Song, dân tộc ta lại phải bước ngay vào cuộc đụng đầu lịch sử mới với thế lực phản bội, phản động tệ hại nhất ngày nay. Quân và dân ta lại phải cầm súng kiên quyết chống lại hai cuộc chiến tranh xâm lược ở hai đầu đất nước. Và, một lần nữa, dân tộc Việt Nam ta lại tỏ rõ quyết tâm chiến đấu và khả năng chiến thắng kẻ thù xâm lược mới, tỏ rõ tinh thần quốc tế vô sản thuỷ chung, trong sáng với hai dân tộc Lào và Campuchia anh em, đã cùng với lực lượng cách mạng chân chính Campuchia kịp thời cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng, cùng nhân dân các dân tộc Lào bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, chủ quyền dân tộc tạo nên thế chiến lược tốt đẹp và vững mạnh chưa từng có của cả ba nước anh em trên bán đảo Đông Dương.
      Thắng lợi vĩ đại của ta trong mùa Xuân lịch sử năm 1975 đã làm cho dân tộc ta mạnh hẳn lên. Qua lao động và chiến đấu trong mười năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và làm nghĩa vụ quốc tế, dân tộc ta vượt qua được những thử thách mới - càng mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào từ trước đến nay. Chúng ta còn khó khăn - trước hết và chủ yếu về kinh tế, đời sống, cả khó khăn không tránh khỏi cũng như khó khăn không đáng có - nhưng dù khó khăn thế nào, sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta vẫn ở thế đi lên ngày càng vững chắc. Bởi vì ta đã có, đang có và sẽ mãi mãi có những điều cốt yếu nhất để "xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như Bác Hồ kính yêu từng căn dặn. Ta có đường lối cách mạng - cả đường lối chung, đường lối kinh tế và đường lối quân sự, cả đường lối đối nội và đường lối đối ngoại - rất đúng đắn, sáng tạo. Ta có sức mạnh "rời non lấp biển" của cả dân tộc với lòng yêu nước rất thiết tha, giác ngộ xã hội chủ nghĩa ngày càng sâu sắc, ý chí kiên cường và tài năng sáng tạo - cả lao động và chiến đấu - đã từng tôi luyện qua bao năm đấu tranh cách mạng, bao thử thách quyết liệt, đang làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa cả non sông đất nước. Ta còn có lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng hùng mạnh, với lực lượng vũ trang địa phương rộng khắp, mạnh mẽ và quân đội nhân dân gồm các quân chủng, binh chủng, các binh đoàn chiến lược chính quy hiện đại. Ta lại có thế mạnh, lực mạnh chưa từng có của liên minh chiến lược và chiến đấu của ba nước Đông Dương, sự đoàn kết chiến đấu và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, sự gắn bó khăng khít với sức mạnh vô địch của ba dòng thác cách mạng của thời đại.
      Năm nay quân và dân cả nước ta tổ chức những ngày kỷ niệm lớn. Mỗi ngày kỷ niệm đánh dấu một mốc quan trọng, có liên quan mật thiết đến đời sống chính trị của đất nước, của dân tộc.
      Đây là những dịp để mỗi chúng ta ôn lại quá khứ vẻ vang và hướng về tương lai tươi sáng, suy nghĩ về những mục tiêu phải đạt tới những việc cần phải làm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

      Chú thích:

       (1) Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, Uỷ ban những người bạn Mỹ đã ra một bản tin đặc biệt nhan đề "Việt Nam và nước Mỹ 10 năm sau cuộc chíến tranh - hoà giải ở chỗ nào?". Bản tin đã thống kê những tổn thất do cuộc chiến tranh để lại cho nước Mỹ, trong đó có 57.692 lính Mỹ chết và 300.000 lính Mỹ bị thương, 100.000 người tàn tật hoàn toàn, hơn 274,4 tỷ đô-la đã chi phí trực tiếp cho cuộc chiến tranh, 41% số cựu binh Mỹ đang bị cầm tù hoặc đã bị cầm tù sau khi cuộc chiến tranh đã kết thúc và 40% số cựu binh Mỹ đang thất nghiệp. Rất nhiều cựu binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam tự sát, nhiều ngưởi khăc tàn tạ trong các bệnh viện tâm thần, trong khi đó ít nhất có 25 nghìn ngưới khác bị hậu quả chất độc màu da cam. Tỷ lệ ly dị, nghiện ma tuý của các cựu binh và tỷ lệ quái thai trong số con em họ sinh ra cao hơn nhiều so với người cùng thế hệ không tham chiến ở Việt Nam. Nếu kể cả số tiền chi phí cho những ngưởi bị thương, cho các sĩ quan về hưu và trả món nợ tích lại trong thời kỳ chiến tranh, thì tổng số chi phí cho cuộc chiến tranh lên tới 1.647 tỷ đô-la hoặc 19.965 đô la cho mỗi ngưởi đóng thuế ở Mỹ.
      (2) Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đổng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Hết
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2007, 07:21:34 pm gửi bởi altus » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM