Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:53:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris  (Đọc 197691 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #440 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:17:39 pm »

1965

Tháng 1. Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố với nhà báo Mỹ E.Snow: Trung Quốc sẽ không đưa quân sang đánh nhau với Mỹ ở Việt Nam.

27-1. Hội đồng quân sự Sài Gòn lật đổ Chính phủ dân sự. Tướng Nguyễn Khánh lại nắm hết quyền hành.

6 đến 12-2. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N.Cô-xư-ghin thăm Việt Nam. Quyết định tăng viện trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

7 và 8-2. Mỹ cho máy bay đánh phá vùng Vĩnh Linh và Quảng Bình mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại chống Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bằng không quân và hải quân.

18-2. Tướng Nguyễn Khánh bị gạt khỏi chức vụ Chủ tịch Hội đồng tướng lĩnh ở Sài Gòn.

24-2. Tại cuộc hội đàm Trung - Mỹ ở Vasava, Mỹ thông báo cho Trung Quốc chính sách hạn chế của Mỹ ở Việt Nam.

7-3. Những đơn vị chiến đấu của Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng.

7-4. Tuyên bố Ban-ti-mô của Tổng thống L.B.Johnson về việc Mỹ sẵn sàng "thương lượng không điều kiện".

8-4. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đưa ra lập trường bốn điểm để giải quyết vấn đề Việt Nam.

15-4. Biểu tình ở nhiều thành phố lớn ở Mỹ đòi chấm dứt ném bom miền Bắc, rút quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam.

24-4. Ấn Độ đề nghị đưa quân Á - Phi vào giữ khu phi quân sự.

12-5. Mỹ ngừng ném bom sáu ngày ở miền Bắc Việt Nam để vận động hoà bình.

18-6. Nguyễn Cao Kỳ lên làm Thủ tướng, Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống miền Nam Việt Nam.

28-7. Tổng thống L.B.Johnson quyết định tăng thêm một số đáng kể quân Mỹ vào miền Nam. Trước mắt, ông ta cho đưa ngay năm mươi nghìn quân vào miền Nam Việt Nam.

9-8. Tướng Oét-mo-len, Tư lệnh Quân đội Mỹ ở miền Nam tung lực lượng Mỹ ra mở cuộc hành quân đầu tiên tên là Ánh Sao ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) trong chiến lược "tìm và diệt" của ông ta.

15 đến 17-10. Uỷ ban phối hợp hành động chống chiến tranh Việt Nam ở Mỹ, tổ chức tuần lễ phản kháng ở sáu mươi tỉnh, thành phố Mỹ.

15-12. Mỹ ném bom Nhà máy điện Uông Bí (Quảng Ninh) mở đầu việc đánh phá các cơ sở công nghiệp miền Bắc Việt Nam.

24-12. Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam trong dịp lễ Nô-en.

29-12. Mỹ công bố lập trường mười bốn điểm, cử các quan chức cao cấp đi khắp nơi trên thế giới để vận động hoà bình. Đại sứ Mỹ ở Miến Điện gặp Tổng lãnh sự Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để trao thông điệp.

Đến cuối năm, lực lượng Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên một trăm tám mươi lăm nghìn người.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #441 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:49:08 pm »

1966

24-1. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho sáu mươi Nguyên thủ Quốc gia và Thủ tướng các nước trên thế giới.

31-1. Chấm dứt ba mươi bảy ngày ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Mỹ đưa vấn đề Việt Nam ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Tháng 4. Tổng thống Ấn Độ đề nghị đưa quân các nước Á - Phi vào miền Nam thay thế quân Mỹ.

29-6. Mỹ ném bom kho dầu Đức Giang, Hà Nội và kho dầu Hải Phòng, mở đầu bước leo thang đánh vào Thủ đô Hà Nội và cảng Hải Phòng.

5-7. Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp ông Jean Sainteny, đặc phái viên của Tổng thống Pháp De Gaulle.

7-7. Thủ tướng Ấn Độ đưa ra kế hoạch bảy điểm để giải quyết vấn đề Việt Nam trong đó có yêu cầu Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam.

17-7. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước “Không có gì quý hơn độc lập tự do".

15-8. Tại Phnôm Pênh, Tổng thống Pháp De Gaulle yêu cầu Mỹ vạch ra một thời hạn cho việc rút quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam.

19-9. Thư luân lưu của Giáo hoàng Pôn VI kêu gọi tập trung hoạt động cho hoà bình ở Việt Nam để "tránh tai hoạ khủng khiếp”.

24 và 25-10. Hội nghị Manila giữa Tổng thống Mỹ và những người đứng đầu các nước có quân tham chiến ở miền Nam Việt Nam.

14 và 15-11. Đại sứ Cabot Lodge ở Sài Gòn gặp Đại sứ Ba Lan Lewandowski tại nhà Đại sứ Italia Giô-van-ni Đ’Oóc-lan-đi đưa ra kế hoạch hai giai đoạn A và B giải quyết vấn đề Việt Nam.

15-11. Phiên họp đầu tiên của Toà án quốc tế Béc-tơ-răng Rút-xen họp ở Luân Đôn xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

3 và 4-12. Mỹ ném bom ác liệt khu dân cư Hà Nội.

13 và 14-12. Mỹ ném bom ác liệt nội thành Hà Nội.

30-12. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh Gioóc-giơ Brao đề nghị Mỹ, Bắc Việt Nam và Chính quyền Sài Gòn gặp nhau trên lãnh thổ Anh đề bàn chấm dứt chiến tranh.

Cuối năm quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên đến ba trăm tám mươi chín nghìn người.

1967

2-1. Thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố với nhà báo Mỹ Ha-ri-xơn Xôn-xbơ-ri của tờ Thời báo New York tại Hà Nội “Bốn điểm là cơ sở cho một giải pháp, không phải điều kiện cho việc nói chuyện”.

10-1. Đại biện lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Lê Trang ở Mát-xcơ-va gặp đại biện Mỹ I Gớt-tơ-rai theo yêu cầu của phía Mỹ.

12-1. Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp hai ông H.S.A-xmô-rơ và W C.Bách thuộc Trung tâm nghiên cứu các thể chế dân chủ ở Mỹ.

28-1. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì có thể có nói chuyện giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ.

6-2. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N.Cô-xư-ghin thăm Anh. Hai bên bàn vấn đề Việt Nam.

8-2. Tổng thống Johnson gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

14-2. Mỹ ném bom trở lại miền Bắc sau bảy ngày ngừng ném bom trong dịp Tết.

20 và 21-3. Johnson và Nguyễn Văn Thiệu gặp nhau ở Gu-am, nhấn mạnh đến các cố gắng về kinh tế và xã hội bên cạnh nỗ lực về quân sự.

19-4. Mỹ đề nghị mở rộng khu phi quân sự và tuyên bố sẵn sàng nói chuyện. Hôm sau, Mỹ ném bom Nhà máy điện Hải Phòng.

10-5. U Thant, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc, ông tin rằng sẽ có nói chuyện trong vòng từ ba đến bốn tuần lễ sau khi chấm dứt ném bom.

19-5. Mỹ ném bom Nhà máy điện Hà Nội.

2-6. Mỹ ném bom cảng Cẩm Phả, một tàu Liên Xô trúng bom.

20-6. Bộ Ngoại giao Mỹ gửi công hàm cho Liên Xô tỏ ý tiếc về việc tàu Liên Xô bị trúng bom.

24 và 25-7. Hai nhà khoa học Pháp Héc-be Mác-vô-vích và Ray- mông Ô-brắc đến Hà Nội.

3-8. Johnson ấn định: mức tối đa số quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam là năm trăm hai mươi lăm nghìn người.

29-9. Johnson đưa ra công thức Xan An-tô-ni-ô: về điều kiện nói chuyện với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

20-11. Toà án Quốc tế Béc-tơ-răng Rút-xen họp phiên thứ hai ở Thủ đô Đan Mạch lên án Mỹ phạm tội xâm lược, chống hoà bình và chống loài người.

30-12. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố: “Cuộc nói chuyện giữa Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ bắt đầu sau khi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc”
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #442 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:50:03 pm »

1968

25-1. Clác-clíp-phốt, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố: “Nếu Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc, Việt Nam được tiếp tế bình thường cho lực lượng của họ ở miền Nam”.

28-1. Hà Nội tuyên bố thả và giao ba phi công Mỹ bị bắt cho phong trào hoà bình Mỹ. Ngày 16 tháng 2, ba người này đã tới Viêng Chăn.

30 và 31-1. Lực lượng giải phóng miền Nam tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân ở toàn miền Nam.

10-3. Oét-mo-len xin thêm hai trăm linh sáu nghìn quân.

31-3. Tổng thống Johnson đọc diễn văn về việc ném bom hạn chế miền Bắc Việt Nam và đề nghị nói chuyện với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

3-4. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố: “sẽ cử đại diện tiếp xúc với đại diện Mỹ”.

2-5. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ thoả thuận lấy Paris là điểm tiếp xúc.

13-5. Hội nghị Paris giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ chính thức làm việc.

31-10. Tổng thống L.B.Johnson tuyên bố: “Chấm dứt tất cả mọi việc ném bom bằng không quân và hải quân và bắn phá bằng pháo binh chống miền Bắc Việt Nam bắt đầu từ ngày 1 tháng 11 năm 1968”.

6-11. R.Ních-xơn trúng cử Tổng thống Mỹ

27-11. Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận tham dự Hội nghị Paris cùng với Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

1969

25-1. Hội nghị bốn bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Mặt trận Dân tộc Giải phóng - Hoa Kỳ - Chính quyền Sài Gòn (Việt Nam Cộng hoà) khai mạc ở Paris.

23-2. R.Nixon ra lệnh ném bom ‘đất thánh" của "Việt cộng" ở Campuchia.

27-3. R.Nixon đi thăm một số nước châu Á. Tại Giam, ông đưa ra “Học thuyết Nixon", sau đó ghé qua Sài Gòn.

8-5. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đưa ra giải pháp hoà bình mười điểm.

14-5. R.Nixon đưa ra đề nghị tám điểm.

6-6. Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.

8-6. R.Nixon gặp Thiệu ở đảo Midway - sau đó ông ta tuyên bố đợt rút quân Mỹ đầu tiên gồm 25.000 quân khỏi miền Nam Việt Nam, bước đầu của "Việt Nam hoá chiến tranh".

16-7. R.Nixon gửi thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4-8. H.A.Kissinger bí mật gặp Xuân Thuỷ lần đầu ở Paris.

25-8. Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời thư của Nixon.

2-9. Hồ Chủ tịch từ trần.

15-10. Bắt đầu đợt "tạm ngừng hoạt động" ở Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam. Biểu tình rầm rộ ở các thành phố lớn ở Mỹ.

3-11. R.Nixon tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng hoặc thông qua Việt Nam hoá chiến tranh.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #443 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:50:59 pm »

1970

Tháng 1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết đính đẩy mạnh đấu tranh toàn diện ở miền Nam Việt Nam từ cuối năm 1970 và 1971 chuẩn bị cho bước quyết định vào 1972.

21-2. Lê Đức Thọ - Xuân Thuỷ gặp Kissinger. Bắt đầu gặp riêng giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.

Tháng 3. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định đẩy mạnh tấn công quân sự, chính trị và ngoại giao, đòi thành lập Chính phủ liên hiệp ở miền Nam.

18-3. Lon Nol làm đảo chính lật đổ N.Sihanuc ở Campuchia.

22-3. Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Phạm Văn Đồng hội đàm với Quốc trưởng Campuchia N.Sihanuc ở Bắc Kinh. Sau đó Sihanuc thành lập FUNK (mặt trận Thống nhất Dân tộc Khơme) chống Mỹ.

24-4. Hội nghỉ nhân dân cấp cao ba nước Đông Dương họp ở Quảng Châu.

26-4. Quốc hội Mỹ huỷ bỏ Nghị quyết về Vịnh Bắc Bộ năm 1964 cho phép Tổng thống đưa quân Mỹ sang Đông Nam Á.

28-4. N.Sihanuc lập Chính phủ Kháng chiến Campuchia (GRUNK).

30-4. Quân Mỹ và quân Sài Gòn tiến vào Campuchia.

4-5. Chính quyền Nixon cho cảnh sát bắn chết 4 sinh viên phản đối chiến tranh Việt Nam ở Trường Đại học Keng.

9-5. Ngày toàn quốc phản đối chiến tranh Việt Nam ở khắp nước Mỹ.

30-6. Quân Mỹ phải rút khỏi Campuchia theo quyết định của Quốc hội Mỹ.

17-9. Chính phủ Cách mạng Lâm thời đưa ra giải pháp tám điểm về Việt Nam trong đó có việc rút quân Mỹ và thả tù binh cùng một thời hạn.

18-10. R.Nixon đưa ra đề nghị năm điểm mà không đòi quân miền Bắc rút khỏi miền Nam Việt Nam.

19-11. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.Côxưghin thăm Việt Nam.

10-12. Chính phủ Cách mạng Lâm thời đòi quân Mỹ rút khỏi miền Nam vào ngày 31 tháng 7 năm 1971.

1971

7-2. Mỹ và Chính phủ Sài Gòn mở chiến dịch Lam Sơn 719 nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh ở Sêpôn, Hạ Lào.

21-4. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai mời R.Nixon thăm Bắc Kinh.

31-5. Tại cuộc gặp riêng, Kissinger đưa ra đề nghị "cuối cùng" bảy điểm.

26-6. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đưa ra chín điểm.

1-7. Tại Hội nghị bốn bên, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đưa ra bảy điểm đòi rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam trong năm 1971.

9-7. Kissinger đi Trung Quốc chuẩn bị cho Nixon đi Bắc Kinh.

13-7. Thủ tướng Chu Ân Lai bí mật sang Việt Nam.

16-8. Tại cuộc gặp riêng, Kissinger đưa ra tám điểm.

25-10. Trung Quốc gia nhập lại Liên Hiệp Quốc.

20-11. Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Bắc Kinh.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #444 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:52:13 pm »

1972

25-1. R.Nixon đơn phương công bố nội dung các cuộc gặp riêng và đề nghị tám điểm đưa ra hôm 16 tháng 8 năm 1971.

31-1. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công bố đề nghị chín điểm .

17-2. R.Nixon lên đường thăm Bắc Kinh.

28-2. Trung Quốc và Hoa Kỳ ký thông cáo chung Thượng Hải.

22-3. Mỹ tuyên bố ngừng họp Hội nghị Paris vô thời hạn.

30-3. Quân Giải phóng miền Nam mở cuộc tấn công lớn từ Quảng Trị đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

6-4. R.Nixon hạ lệnh ném bom lại miền Bắc Việt Nam.

2-5. Toàn tỉnh Quảng Trị được giải phóng.

2-5. Lê Đức Thọ và Xuân Thuỷ gặp lại Kissinger.

8-5. Mỹ thả mìn các cảng và phong toả miền Bắc.

20-5. R.Nixon lên đường sang Liên Xô.

Tháng 6. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam quyết định chuyển sang chiến lược hoà bình.

14-6. Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô Pôtgotnưi thăm Việt Nam.

19-7. Tại cuộc gặp riêng, Việt Nam và Mỹ đều đưa ra tuyên bố về chính sách chung.

1-8. Mỹ đưa ra mười hai điểm - Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đưa ra mười điểm.

14-8. Mỹ đưa ra đề nghị mới mười điểm.

8-10. Việt Nam đưa ra dự thảo “Hiệp đinh về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam".

20-10.Tổng thống Mỹ tuyên bố “Hiệp định xem như đã hoàn thành". Hai bên thoả thuận sẽ ký ngày 30 tháng 10 năm 1972. Mỹ lập cầu hàng không gọi là “Enhance Plus" tiếp tế ồ ạt vũ khí cho Sài Gòn.

23-10. Mỹ lại nêu nhiều trở ngại để trì hoãn việc ký Hiệp định.

26-10. Việt Nam công bố thoả thuận đã đạt được.

26-10.Kissinger tuyên bố “Hoà bình trong tầm tay".

2-11. R.Nixon ra lệnh B52 tiến công phía Bắc khu phi quân sự.

7-11. R.Nixon trúng cử lại Tổng thống Mỹ.

20-11. Thương lượng lại: Mỹ đòi sửa đổi hầu hết các vấn đề thực chất trong tất cả các chương theo yêu cầu của Chính quyền Sài Gòn.

13-12. Thương lượng bế tắc. Hai bên ngừng họp để xin chỉ thị Chính phủ của mình.

18-12.R.Nixon cho B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng mở đầu “cuộc hành quân Lineblecker II" kéo dài 12 ngày đêm, đồng thời Mỹ gửi công hàm cho Việt Nam yêu cầu họp lại. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không trả lời.

22-12.Mỹ lại gửi công hàm yêu cầu họp lại với điều kiện Mỹ sẽ chấm dứt ném bom trên vĩ tuyến 20.

26-12.Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đòi trở lại tình hình trước ngày 18 tháng 12 thì hai bên sẽ họp lại. Mỹ chấp nhận.

30-12. Mỹ chấm dứt ném bom trên vĩ tuyến 20.

1973

8-1. Họp lại. Kissinger đòi trở lại thoả thuận ngày 23 tháng 11 năm 1972 và xét lại Điều 1 về các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam nhưng bị bác bỏ.

10-1. Kissinger lại đòi “điều chỉnh" lực lượng ở miền Nam, (tức rút quân miền Bắc), nhưng cũng bị bác bỏ.

13-1. Hoàn thành Hiệp định. Đây là cuộc gặp riêng cuối cùng.

16- 1. R. Nixon gửi thư cho Thiệu - coi Chính quyền của Thiệu là hợp pháp duy nhất ở miền Nam Việt Nam.

23-1. Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt Hiệp định.

27-1. Bốn bên ký Hiệp định Paris về Việt Nam.

28-1. Ngừng bắn trên toàn miền Nam.

30-1. Nixon gửi công hàm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về việc Hoa Kỳ đóng góp hàn gắn chiến tranh ở Việt Nam.

8-2. H.Kissinger vào Hà Nội.

21-2. Ký Hiệp định Vientiane về chấm dứt chiến tranh ở Lào.

2-3. Ký Định ước Paris về Việt Nam.

29-3. Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.

1975

30-4. Giải phóng Sài Gòn.

2-7. Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #445 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:52:57 pm »

SÁCH THAM KHẢO CHÍNH
SÁCH, BÁO TIẾNG VIỆT

1. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước, tập I và II. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1985-1986.

2. Hồ Chí Minh: tuyển tập, tập I và II. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1980.

3. Lê Duẩn: Thư vào Nam. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1985.

4. Thắng lợi có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân ta. Viện Quan hệ Quốc tế. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1985.

5. Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ba mươi năm qua. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1980.

6. Việt Nam - Liên Xô, ba mươi năm quan hệ 1950-1980, Bộ Ngoại giao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên Xô. Nhà xuất bản Tiến Bộ - Mát-xcơ-va, 1983.

7. Hồi ký Bớc-sét. Nhà xuất bản Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1985.

8. Gio-dép A.Am-tơ: Lời phán quyết về Việt Nam. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1985.

9. Pi-tơ A.Pu-lơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến R.Ních-xơn. Nhà xuất bản Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1985.

10. Những sự kiện lịch sử Đảng, tập I. Nhà xuất bản Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1980.

11. Mai Văn Bộ: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1985.

12. Báo Nhân dân từ năm 1964 - 1967.

13. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 34-35-36. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1985.

14. Lê Đức Thọ - Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam có tính thời đại sâu sắc. Trả lời phỏng vấn của TTXAPN (Liên Xô) nhân kỷ niệm lần thứ 10 ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam.

15. Báo Nhân dân ngày 27 tháng 1 năm 1983; Về tổng kết chiến tranh và biên soạn lịch sử quân sự. Tạp chí Lịch sử Quân sự, Số 1 ((25), 1988 - Số 2 (26), 1988. Viện Lịch sử, Bộ Quốc phòng; Những ý kiến chính về cuộc thương lượng Paris, ngày 14 tháng 11 năm 1988. Lưu trữ Bộ Ngoại giao.

16. Nguyễn Duy Trinh. Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước, 1965-1975. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1979.

17. Đại tướng Văn Tiến Dũng. Toàn thắng. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1991.

18. Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập I và tập II. Viện Lịch sử, Bộ Quốc phòng. Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1990.

19. Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam. Viện Lịch sử, Bộ Quốc phòng Tập III, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 1990.

20. Những sự kiện lịch sử Đảng Về kháng chiến chống Mỹ cứu nước Tập III. Nhà xuất bản Thông tin Lý luận. Hà Nội, 1985.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #446 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:53:47 pm »

SÁCH, BÁO XUẤT BẢN Ở NƯỚC NGOÀI

1. The Secret Diplomacy of the Vietnam War: The Negotiating Volumes of the Pentagon Papers. Edited by Georges C.Herring. University of Texas Press - Austin, 1983.

2. The Pentagon Paper. The Defence Department History of United States. Decision on Vietnam Senator Gravel Ed. Boston - Beacon Press 1971

3. United States - Vietnam Relations 1945-1957. Study Prepared by the Department of Defense, U.S Government, Books 2, Washington, 1971.

4. L.B Johnson: Ma vie de Président - Edition Buchet-Chastel, Paris, 1972.

5. Michael Mc.Lear: Vietnam: The Ten Thousand Day War. Thames Methuen, Lon don, 1982.

6. Chester L.Cooper: The Lost Crusade: American in Vietnam. Dood - Maad Co, N.Y, 1970.

7. David Kraslow & Stuart H.Loory: The Secret Search for Peace - in Vietnam, Random House, New York, 1968.

8. W.C.Gibbon: The U.S Government and the Vietnam War. Congressional Research service, Washington, 1984, Part I.

9. Robin Clarke, La Course à la Mort ou La Technocratie de la Guerre. Seuil, Paris, 1971.

10. R.Nixon. The Memoirs of R.Nixon. Grosset and Dunlap, New York 1978.

11. H.A.Kissinger. A la Maison Blanche. 1968-1973, Ed. Fayard, Paris, 1979.

12. The Pentagon Papers. The Defence Department History of United States Decision Making on Vietnam. Senator Gravel Ed.Boston-Beacon Press 1971.

13. W.Manchester. La Splendeur et le Rêve. Histoire de lamerique contemporaine. Tome II. Ed. Robert Laffont, Paris 1976.

14. Damel S.Papp. Vietnam, The Views from Moscow-Peking- Washington. Mc Farland Co INC, North Carolina 1981.

15. Gareth Porter. A Peace Denied: The United States, Vietnam and the Paris Agreement. Bloomington, Indiana University Press, 1975.

16. The Broken Promise to Hanoi. The Nation, April 30,1977.

17. Marvin Kalb and Bernard Kalb. Kissinger New York, Dell, 1975.

18. Joseph A.Amter. Vietnam Verdict. A citizen's history. Continuum. New York 1982.

19. Michael Mc. Lear. Vietnam: The Ten Thousand Day War. Thames Methuen. London 1982.

20. Claude Dulong. La Dernière Pagode. Bernard Grasset, Paris 1989.

21 . Vernon. A.Walters. Silent Mission. Double Day, New York 1978.

22. Sự thật về quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu các vấn đề quốc tế - Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế - Trung Quốc số 2 năm 1981 phát hành tháng 10.

HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM