Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:18:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris  (Đọc 197638 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #430 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:06:03 pm »

Điều 11

Trong khi giám sát việc thực hiện tổng tuyển cử tự do và dân chủ nói trong Điều 9 (b) và Điều 12 (b) của Hiệp định theo những thể thức sẽ được thoả thuận giữa Hội đồng Quốc gia hoà giải và hoà hợp dân tộc với Uỷ ban Quốc tế, Uỷ ban Quốc tế sẽ được sự hợp tác và giúp đỡ đầy đủ của Hội đồng Quốc gia hoà giải và hoà hợp dân tộc.

Điều 12

Ủy ban Quốc tế và nhân viên của Uỷ ban có quốc tịch của một nước thành viên, trong khi thi hành nhiệm vụ, sẽ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ tương đương với quyền dành cho các phái đoàn ngoại giao và nhân viên ngoại giao.

Điều 13

Ủy ban Quốc tế được sử dụng những phương tiện thông tin và vận tải cần thiết để thi hành nhiệm vụ. Mỗi bên miền Nam Việt Nam sẽ cung cấp cho Uỷ ban Quốc tế, do Uỷ ban quốc tế trả tiền, trụ sở, nhà ở, những tiện nghi thích hợp và sẽ giúp đỡ Uỷ ban Quốc tế có các tiện nghi đó. Uỷ ban Quốc tế có thể nhận của các bên, theo điều kiện hai bên đều thoả thuận, phương tiện thông tin, vận tải cần thiết và có thể mua từ bất cứ nguồn nào những thiết bị cần thiết và thuê phục vụ cần thiết không nhận được của các bên. Uỷ ban Quốc tế sẽ sở hữu các phương tiện nói trên.

Điều 14

Chi phí cho các hoạt động của ủy ban Quốc tế sẽ do các bên và các thành viên Uỷ ban Quốc tế chịu theo các điều khoản của Điều này:

a) Mỗi nước thành viên của Uỷ ban Quốc tể sẽ trả lương và phụ cấp cho nhân viên của mình.

b) Tất cả các chi phí khác của Uỷ ban Quốc tế sẽ lấy ở một quỹ do bốn bên đóng góp, mỗi bên hai mươi ba phần trăm (23%) và do các thành viên của Uỷ ban Quốc tế đóng góp, mỗi nước hai phần trăm (2%).

c) Trong vòng ba mươi ngày sau khi Nghị định thư này có hiệu lực, mỗi bên trong bốn bên sẽ cấp cho Uỷ ban Quốc tế một số tiền đầu tiên tương đương với bốn triệu năm trăm nghìn (4.500.000) đồng phơ-răng Pháp bằng loại tiền có thể đổi ra được; số tiền này sẽ được tính vào số tiền mà bên đó phải trả trong ngân sách đầu tiên.

d) Uỷ ban Quốc tế sẽ dự trù các ngân sách của mình. Sau khi ủy ban Quốc tế thông qua một ngân sách, Uỷ ban sẽ chuyển ngân sách đó cho tất cả các bên ký kết Hiệp định để được thông qua. Chỉ sau khi ngân sách đã được bốn bên ký kết Hiệp định thông qua thì các bên đó mới có nghĩa vụ đóng góp. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên ký kết Hiệp định chưa thoả thuận được ngân sách mới, Uỷ ban Quốc tế sẽ tạm thời chi tiêu theo ngân sách trước trừ các khoản đặc biệt chỉ chi một lần về đặt cơ quan và mua trang bị, và các bên sẽ tiếp tục đóng góp trên cơ sở đó cho đến khi ngân sách mới được thông qua.

Điều 15

a) Cơ quan Uỷ ban Quốc tế sẽ sẵn sàng hoạt động và có mặt ở vị trí hai mươi bốn giờ sau khi ngừng bắn.

b) Các tổ khu vực sẽ sẵn sàng hoạt động và có mặt ở vị trí và ba tổ kiểm soát và giám sát việc trao trả nhân viên bị bắt và giam giữ sẽ sẵn sàng hoạt động và sẵn sàng được cử đi trong vòng bốn mươi tám giờ sau khi ngừng bắn.

c) Các tổ khác sẽ sẵn sàng hoạt động và có mặt ở vị trí trong vòng mười lăm đến ba mươi ngày sau khi ngừng bắn.

Điều 16

Các cuộc họp sẽ do chủ tịch triệu tập. Uỷ ban Quốc tế sẽ thông qua các thủ tục làm việc khác thích hợp để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình và phù hợp với việc tôn trọng chủ quyền của miền Nam Việt Nam.

Điều 17

Các thành viên của ủy ban Quốc tế có thể nhận nghĩa vụ theo Nghị định thư này bằng cách gửi công hàm chấp nhận cho bốn bên ký kết Hiệp định. Thành viên nào trong Uỷ ban Quốc tế quyết định rút khỏi Uỷ ban Quốc tế thì họ có thể làm như vậy bằng cách gửi công hàm trước ba tháng cho bốn bên ký kết Hiệp định; trong trường hợp đó, bốn bên ký kết Hiệp định sẽ hiệp thương với nhau để thoả thuận về một thành viên thay thế.

Điều 18

Nghị định thư của Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam về Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ có hiệu lực khi văn kiện này được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Hoa Kỳ ký và khi một văn bản cùng nội dung được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Hoa Kỳ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Cộng hoà ký. Tất cả các bên có liên quan sẽ thi hành triệt để Nghị định thư này.

Làm tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973, bằng tiếng Việt Nam và tiếng Anh. Bản tiếng Việt Nam và bản tiếng Anh đều là những bản chính thức và có giá trị như nhau.

THAY MẶT
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Nguyễn Duy Trinh

THAY MẶT
CHÍNH PHỦ HOA KỲ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
William P.Rogers
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #431 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:06:50 pm »

PHỤ LỤC XII
NGHỊ ĐỊNH THƯ CỦA HIỆP ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM

Về ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát

Các bên tham gia Hội nghị Paris về Việt Nam.

Thực hiện Điều 18 của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ký vào ngày này qui định việc thành lập Uỷ ban Quốc tế kiểm soát và giám sát.

Đã thoả thuận như sau:

(Từ Điều 1 đến Điều 17, giống như từ Điều 1 đến Điều 17 của Nghị định thư hai bên ký - Phụ lục XI)

Điều 18

Nghị định thư này sẽ có hiệu lực khi đại diện toàn quyền của các bên tham gia Hội nghị Paris về Việt Nam ký. Tất cả các bên có liên quan sẽ thi hành triệt để Nghị định thư này.

Làm tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973, bằng tiếng Việt Nam và tiếng Anh. Bản tiếng Việt Nam và bản tiếng Anh đều là những bản chính thức và có giá trị như nhau.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh

THAY MẶT CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HOÀ MIỀN NAM VIỆT NAM
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Bình

THAY MẶT CHÍNH PHỦ HOA KỲ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao  William P.Rogers

THAY MẶT CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HOÀ
Tổng trưởng Ngoại giao Trần Văn Lắm
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #432 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:08:06 pm »

PHỤ LỤC XIII
NGHỊ ĐỊNH THƯ CỦA HIỆP ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM

Về tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ mìn ở vùng biển, các cảng, sông ngòi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,

Chính phủ Hoa Kỳ,

Thực hiện đoạn hai Điều 2 của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ký vào ngày này,

Đã thoả thuận như sau:

Điều 1

Hoa Kỳ sẽ quét sạch tất cả mìn mà Hoa Kỳ đã đặt tại vùng biển, các cảng, sông ngòi Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Việc quét sạch mìn này sẽ thực hiện bằng cách làm mất tác dụng thông qua việc tháo vớt, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ.

Điều 2

Nhằm bảo đảm an toàn lâu dài cho người và tàu thuyền qua lại bảo vệ các công trình quan trọng, sẽ tiến hành tháo vớt hoặc phá huỷ mìn trên những khu vực theo yêu cầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và những nơi nào không tháo vớt được hoặc phá huỷ thì làm mất hiệu lực vĩnh viễn, cần đánh dấu những nơi có mìn đã làm mất hiệu lực.

Điều 3

Công việc quét sạch mìn sẽ bắt đầu vào hai mươi bốn giờ (24 giờ giờ GMT) ngày 27 tháng giêng năm 1973. Đại diện của hai bên sẽ gặp nhau ngay trao đổi những yếu tố có liên quan để thoả thuận về thời gian phấn đấu hoàn thành sớm nhất việc quét sạch mìn.

Điều 4

Công việc quét sạch mìn sẽ tiến hành theo ưu tiên và thời gian được hai bên thoả thuận. Nhằm mục đích đó, Đại biểu của hai bên sẽ sớm gặp nhau để thoả thuận về chương trình và kế hoạch thực hiện.

Nhằm mục đích này:

a) Hoa Kỳ sẽ cung cấp kế hoạch của mình trong công việc quét sạch mìn, kể cả những bản đồ những bãi mìn và tài liệu về chủng loại, số lượng và tính năng mìn.

b) Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ cung cấp bản đồ, tài liệu thuỷ văn mình có và nêu rõ những chỗ có mìn, vật có thể gây nguy hiểm cho công việc quét sạch mìn mà Việt Nam Dân chủ Cộng hoà biết.

c) Hai bên sẽ thoả thuận về thời gian thực hiện mỗi bộ phận trong kế hoạch và kịp thời thông báo cho công chúng ít ra bốn mươi tám tiếng đồng hồ trước khi bắt đầu công việc quét sạch mìn cho bộ phận đó.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #433 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:09:19 pm »

Điều 5

Hoa Kỳ sẽ chịu trách nhiệm về việc quét sạch mìn tại các sông ngòi thuộc nội địa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ tích cực tham gia với hết khả năng của mình vào việc quét sạch mìn cùng với sự cung cấp của Hoa Kỳ về phương tiện để xác định vị trí mìn, phương tiện tháo vớt, phá huỷ mìn, và sự hướng dẫn kỹ thuật.

Điều 6

Nhằm bảo đảm an toàn cho người và tàu thuyền đi lại trên sông, trên biển, trong quá trình tiến hành việc quét sạch mìn, Hoa Kỳ sẽ kịp thời thông báo tin tức về sự tiến triển của công việc quét sạch mìn tại mỗi khu vực và những mìn còn lại sẽ phải phá huỷ. Hoa Kỳ sẽ ra một thông cáo khi công việc đã hoàn thành.

Điều 7

Trong khi tiến hành công việc quét sạch mìn, các nhân viên Hoa Kỳ tham gia việc quét sạch mìn sẽ tôn trọng chủ quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sẽ không có hoạt động gì không phù hợp với Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam và Nghị định thư này. Các nhân viên Hoa Kỳ tham gia việc quét sạch mìn sẽ được miễn trừ về mặt pháp lý đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong thời gian làm nhiệm vụ quét mìn.

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ bảo đảm an toàn cho các nhân viên Hoa Kỳ trong thời gian họ ở trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để làm công tác quét sạch mìn, và sẽ cung cấp cho các nhân viên đó mọi sự giúp đỡ có thể được và những phương tiện tại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mà hai bên đã thoả thuận.

Điều 8

Nghị định thư của Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam về việc quét sạch mìn Mỹ tại các vùng biển, cảng, cửa sông Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ có hiệu lực khi được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Hoa Kỳ ký. Hai bên sẽ thi hành triệt để Nghị định thư này.

Làm tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973, bằng tiếng Việt Nam và tiếng Anh. Bản tiếng Việt Nam và bản tiếng Anh đều là những bản chính thức và có giá trị như nhau.

THAY MẶT
CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Nguyễn Duy Trinh

THAY MẶT
CHÍNH PHỦ HOA KỲ
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
William P.Rogers
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #434 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:10:39 pm »

PHỤ LỤC XIV
CÁC HIỂU BIẾT

1- Về tàu chở máy bay
Vì cuộc xung đột kéo dài nay đang đi đến kết thúc ở Việt Nam và nhằm đóng góp vào việc làm giảm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, phía Hoa Kỳ tuyên bố ý định chắc chắn của mình là đậu các tàu chở máy bay của Hoa Kỳ cách bờ biển miền Bắc Việt Nam ít nhất là 300 hải lý sau cuộc rút các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Tuyên bố này tất nhiên không ảnh hưởng đến việc quá cảnh.

Thoả thuận ngày 13 tháng 1 năm 1973

2- Về việc Mỹ chấm dứt trinh sát đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Về những hoạt động trinh sát, phía Mỹ khẳng định rằng khi Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam có hiệu lực thì những hoạt động trinh sát đối với lãnh thổ Việt Nam Dân chủ cộng hoà sẽ chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn.

Thoả thuận ngày 12 tháng 1 năm 1973

Đúng như thoả thuận ngày 12 tháng 12 năm 1972

3- Về nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam

Phía Hoa Kỳ khẳng định lại lời tuyên bố của Tiến sĩ Henry A.Kissinger, phụ tá của Tổng thống Hoa Kỳ, ngày 17 tháng 10 năm 1972 là Hoa Kỳ sẽ dùng ảnh hưởng tối đa của mình để đạt được việc trao trả nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam. Trên tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc giữa hai bên miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ dùng ảnh hưởng đó để thúc đẩy việc trao trả phần lớn những người bị giam giữ nói trên trong vòng 60 ngày sau khi ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và tất cả những người bị giam giữ nói trên được trao trả hết trong vòng 90 ngày theo đúng điều khoản của Hiệp định.

Thoả thuận ngày 22 tháng 1 năm 1973

4- Hiểu biết về vấn đề Lào

Trong cuộc gặp riêng ngày 10 tháng giêng năm 1973 giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, sau khi đã tham khảo ý kiến với các bên liên quan ở Lào, đã thoả thuận rằng thời gian một tháng tiếp theo sau khi ký Hiệp định đặc biệt trong việc trao đổi công hàm nói trên liên quan đến việc ngừng bắn ở Lào, sẽ giảm thời gian xuống không quá 15 ngày.

Trong cuộc gặp riêng ngày 9 tháng giêng năm 1973, đã thoả thuận thêm rằng tất cả các nhân viên quân sự và dân sự của Hoa Kỳ bị giam giữ ở Lào sẽ được trao trả trong vòng không quá 60 ngày sau khi Hiệp định được ký kết.

5- Hiểu biết về việc rút nhân viên dân sự Mỹ liên quan đến quân sự

Hoa Kỳ xác nhận rằng sẽ rút khỏi Nam Việt Nam tất cả nhân viên dân sự làm việc trong lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng hoà và sẽ không đưa họ trở lại. Số lượng của những nhân viên dân sự nói trên sẽ được giảm bớt dần dần. Việc rút lui của họ sẽ hoàn thành trong vòng 12 tháng từ khi ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và phần lớn trong số nhân viên dân sự đó sẽ rút đi trong vòng 10 tháng sau khi ký Hiệp định. Trong lúc họ rút khỏi Nam Việt Nam, không một người nào trong số nhân viên dân sự nói trên sẽ tham gia vào các cuộc hành quân hoặc trong việc huấn luyện quân sự.

Thoả thuận ngày 13 tháng 1 năm 1973

Thông qua ngày 20 tháng 1 năm 1973

Còn 3 hiểu biết:
6- Định nghĩa từ: “của các bên" trong điều 8a, 8b.
7- Định nghĩa từ: “nhất trí" trong điều 12a, 16b, 18f.
8- Về mối quan hệ giữa Uỷ ban Quốc tế và Hội nghị Quốc tế
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #435 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:11:44 pm »

PHỤ LỤC XV
CÔNG HÀM CỦA TỔNG THỐNG HOA KỲ GỬI THỦ TƯỚNG VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ


Ngày 1 tháng 2 năm 1973

Tổng thống thông báo cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà những nguyên tắc sẽ chỉ đạo sự tham gia của Hoa Kỳ về việc xây dựng lại sau chiến tranh ở Bắc Việt Nam. Như đã nêu trong Điều 21 của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973, Hoa Kỳ thực hiện sự tham gia này theo chính sách truyền thống của mình.

Những nguyên tắc đó là: 

1- Chính phủ Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào công việc xây dựng lại sau chiến tranh ở Bắc Việt Nam mà không có bất cứ điều kiện chính trị nào.

2- Việc nghiên cứu sơ bộ của Hoa Kỳ cho thấy rằng những chương trình thích hợp cho sự đóng góp của Hoa Kỳ vào công cuộc xây dựng lại sau chiến tranh sẽ là khoảng 3,25 tỷ đô la viện trợ không hoàn lại trong một thời gian 5 năm. Những hình thức viện trợ khác sẽ được Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xét duyệt lại và thoả thuận chi tiết.

3- Hoa Kỳ sẽ đề nghị với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là sẽ thành lập một Uỷ ban hỗn hợp kinh tế Mỹ - Bắc Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày gửi công hàm này.

4- Chức năng của Uỷ ban này sẽ là đề ra các chương trình cho việc đóng góp của Hoa Kỳ vào công cuộc xây dựng lại ở Bắc Việt Nam. Sự đóng góp của Hoa Kỳ sẽ tiến hành trên cơ sở những yếu tố sau đây:

a) Các nhu cầu của Bắc Việt Nam do những tàn phá của chiến tranh gây nên.

b) Các yêu cầu của công cuộc xây dựng lại sau chiến tranh trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp của nền kinh tế Bắc Việt Nam.

5- Uỷ ban hỗn hợp kinh tế sẽ gồm những đại diện ngang nhau của mỗi bên. Uỷ ban sẽ thoả thuận về một bộ máy để quản lý chương trình đóng góp của Hoa Kỳ vào công cuộc xây dựng lại Bắc Việt Nam. Uỷ ban sẽ cố gắng hoàn thành sự thoả thuận này trong vòng 60 ngày sau khi được thành lập.

6- Hai thành viên của Uỷ ban sẽ hoạt động trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Những trụ sở của Uỷ ban sẽ đặt tại một nơi sẽ được thoả thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

7- Hoa Kỳ cho rằng việc thực hiện những nguyên tắc nói trên sẽ thúc đẩy những quan hệ kinh tế thương mại và các quan hệ khác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sẽ góp phần vào việc bảo đảm một nền hoà bình vững chắc và lâu dài ở Đông Dương. Những nguyên tắc này phù hợp với tinh thần của Chương VIII của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ký tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973.

Điều ghi chú về những hình thức viện trợ khác

Về những hình thức viện trợ khác, việc nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy rằng những chương trình thích hợp có thể là vào khoảng 1 đến 1,5 tỷ đô la tuỳ theo nhu cầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về lương thực và hàng hoá khác.

Hiểu biết về Chương trình xây dựng lại kinh tế

Có sự hiểu biết là những đề nghị của ủy ban hỗn hợp kinh tế nói trong công hàm của Tổng thống gửi Thủ tướng sẽ do mỗi thành viên thực hiện theo những qui định của Hiến pháp của mình.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #436 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:13:06 pm »

NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH
(1945-1976)

1945

2-9. Thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

1946

6-3. Hiệp định sơ bộ được ký giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà Pháp. Pháp thừa nhận Việt Nam là một nước tự do trong Liên hiệp Pháp.

31-5. Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm chính thức nước Cộng hoà Pháp.

19-12. Pháp gây ra cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất .

1948

5-6. Tại Vịnh Hạ Long, Tướng Nguyễn Văn Xuân, thay mặt Bảo Đại và Cao uỷ Pháp E.Bô-la-e ký tuyên bố (bí mật) theo đó Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam.

1949

8-3. Tổng thống Pháp Vanh-xăng O-ri-ôn và Bảo Đại ký Hiệp ước Ê li dê trao trả độc lập cho Việt Nam.

1-7. Bảo Đại thành lập Quốc gia Việt Nam.

1950

18-1. Trung Quốc rồi sau đó Liên Xô (30-1) công nhận và lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

2-2. Mỹ chính thức công nhận Quốc gia Việt Nam.

8-5. Mỹ viện trợ quân sự và kinh tế cho Đông Dương (qua Pháp).

2-8. Thành lập phái đoàn Cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) ở Sài Gòn.

23-12. Mỹ ký Hiệp nghị viện trợ phòng thủ chung với Pháp và "ba nước liên kết" ở Đông Dương.

1954

18-2. Hội nghị Berlin (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) quyết định triệu tập Hội nghị Genève về Triều Tiên và Đông Dương.

7-5. Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ.

8-5. Hội nghị Genève về Đông Dương khai mạc.

20-7. Ký Hiệp định Genève về Việt Nam.

8-9. Ký Hiệp ước Manila thành lập Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) và đặt miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia vào khu vực bảo hộ của tổ chức này.

23-10. Tổng thống Đ.D.Aisenhower gửi thư cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm hứa viện trợ trực tiếp cho Chính quyền Sài Gòn

31-12. Thủ tướng Lào Càtay D. Xa-xô-rít cho quân đội tấn công chiếm hai tỉnh Phong Sa lỳ và Sầm Nưa do Pa-thét Lào kiểm soát.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #437 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:14:36 pm »

1955

Tháng 1. Mỹ viện trợ trực tiếp cho quân miền Nam Việt Nam.

12-1. Mỹ nắm quyền huấn luyện Quân đội Sài Gòn.

16-5. Ký Hiệp nghị viện trợ quân sự của Mỹ cho Campuchia.

6-6. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị với Chính quyền Sài Gòn hai miền hiệp thương vào ngày 20 tháng 7 để bàn về tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Chính quyền Ngô Đình Diệm bác bỏ.

26-10. Thành lập Việt Nam Cộng hoà (miền Nam Việt Nam) Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống.

1956

11-1. Chính quyền Ngô Đình Diệm công bố lệnh: an trí hoặc cưỡng bức cư trú hoặc biệt trú những người coi là nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh công cộng.

21-4. Campuchia bác bỏ sự bảo hộ của khối SEATO.

21-6. Ký Hiệp ước về việc Trung Quốc viện trợ kinh tế cho Campuchia.

20-7. Chính quyền Sài Gòn từ chối tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam.

10-8. Thủ tướng Xu-va-na Phu-ma và Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đại diện cho Pa-thét Lào ký thông cáo chung về nguyên tắc thành lập Chính phủ Hoà hợp dân tộc ở Lào.

1957

Tháng 5. Ngô Đình Diệm đi thăm Mỹ.

16-10. Chính phủ Vương quốc Lào và Pa-thét Lào ký thông cáo chung về việc lập chính phủ đoàn kết dân tộc ở Lào.

4-11. Quốc hội Campuchia thông qua đạo luật về nền trung lập của Campuchia.

1958

8-3. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị gặp Chính quyền Sài Gòn để bàn việc giảm quân số và trao đổi buôn bán giữa hai miền. Chính quyền Sài Gòn từ chối.

22-7. Chính phủ Xu-va-na Phu-ma ở Lào đổ, Phủi Xa-na-ni-con lên làm Thủ tướng gạt bỏ các Đại biểu Pa-thét Lào ra khỏi Chính phủ Liên hiệp.

1959

Tháng 1. Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam: dùng khởi nghĩa giành Chính quyền. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị ở miền Nam Việt Nam.

6-5. Chính quyền Ngô Đình Diệm công bố Luật 10-59, lập toà án đặc biệt xử những người chống đối.

11-5. Phủi Xa-na-ni-con gây lại nội chiến ở Lào và vu cáo Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xâm lược Lào.

31-12. Phu-ni Nô-xa-vẳn làm đảo chính lật đổ Chính phủ Phủi Xa- na-ni-con ở Lào, đưa Cu Áp-hay lên làm Thủ tướng.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #438 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:15:47 pm »

1960

9-8. Đại uý Coong-le làm đảo chính ở Lào.

17-8. Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma lập Chính phủ mới ở Lào, tuyên bố theo đường lối trung lập.

13-12. Phu-ni Nô-xa-vẳn chiếm lại Viêng Chăn đưa Hoàng thân Bun ùm làm Thủ tướng. Chính phủ Xu-va-na Phu-ma về Xiêng Khoảng.

20-12. Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Cuối năm 1960 số nhân viên quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên 900 người.

1961

20-1. Tổng thống J.F.Kennedy nhậm chức.

16-5. Hội nghị Genève (gồm mười bốn nước) bàn về vấn đề Lào khai mạc.

4-6. J.F.Kennedy gặp N.Khơ-rúp-xốp, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ở Viên (Áo) thoả thuận trung lập hoá Lào.

16-11. Mỹ đưa thêm lực lượng đặc biệt vào miền Nam Việt Nam.

Tháng 12. Số nhân viên quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên tới ba nghìn hai trăm người.

1962

4-1. Mỹ và Chính quyền Diệm công bố kế hoạch quân sự kinh tế Xta-lây Tay-lơ nhằm bình định miền Nam Việt Nam trong mười tám tháng.

8-2. Mỹ lập Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự (MAVC) ở Sài Gòn.

15-5. Pa-thét Lào giải phóng Nậm Thà. Mỹ đưa năm nghìn quân thuộc lực lượng đặc biệt vào Thái Lan, đe doạ can thiệp vào Lào .

23-6. Ba Hoàng thân ở Lào thoả thuận lập Chính phủ ba phái do Xu va-na Phu-ma làm Thủ tướng.

23-7. Hội nghị Genève về Lào bế mạc, ký văn kiện về nền trung lập ở Lào.

1963

8-5. Ngô Đình Diệm đàn áp sinh viên và Phật tử nhân ngày Phật đản ở Huế. Cuộc đấu tranh của đồng bào theo đạo Phật phát triển ở khắp miền Nam .

2-10. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Macnamara thăm miền Nam Việt Nam. Ông ta nói: Mỹ có thể thắng vào cuối năm 1965.

1-11. Đảo chính ở Sài Gòn. Anh em Ngô đình Diệm - Ngô Đình Nhu bị sát hại. Tướng Dương Văn Minh lên cầm quyền.

Tháng 12. Số quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên mười sáu nghìn người.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #439 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 12:17:30 pm »

1964

30-1. Nguyễn Khánh làm đảo chính lật đổ Dương Văn Minh.

1-2. Bộ Quốc phòng Mỹ thông qua chương trình 34-A tấn công bí mật miền Bắc Việt Nam ở trên bộ, trên không và dưới biển do Bộ Chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn điều khiển.

17-3. Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Phu-mi Nô-xa-vẳn (Lào) cùng bọn phản động ở Campuchia họp ở Đà Lạt nhằm phối hợp hành động mở rộng chiến tranh ở ba nước Đông Dương.

19-4. Đảo chính ở Viêng Chăn do Cu-pra-xít và Si Hổ tổ chức lật đổ Chính phủ ba phái ở Lào. Phu-mi Nô-xa-vẳn vẫn được mời ra giữ chức vụ Thủ tướng.

21-5. Xu-va-na Phu-ma đồng ý để máy bay Mỹ do thám và bắn phá vùng Pa-thét Lào (chiến dịch I-an Ki-tim).

2-6. Hội nghị Honolulu: Hoa Kỳ quyết định "đánh bại quyết tâm và tiềm năng của Bắc Việt, buộc Bắc Việt Nam chấm dứt ủng hộ Việt cộng”.

8-7. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc U-thant kêu gọi triệu tập lại Hội nghị Genève về Đông Dương để giải quyết vấn đề Việt Nam.

27-7. Liên Xô đề nghị triệu tập Hội nghị Genève về Lào.

2 và 4-8. Mỹ dựng lên "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" để đổ trách nhiệm cho Việt Nam.

5-8. Máy bay Mỹ đánh phá các căn cứ của Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: Cẩm Phả, Hải Phòng, Lạch Trường, Vinh và Đồng Hới.

7-8. Quốc hội Mỹ trao quyền đặc biệt cho Tổng thống L.B.Johnson kể cả việc sử dụng lực lượng vũ trang ở Đông Nam Á.

16-8. Hội đồng tướng lĩnh Sài Gòn bầu Nguyễn Khánh làm Chủ tịch

27-8. Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm lập chế độ cầm quyền ba người. Cho đến cuối năm 1964 đã diễn ra ít nhất bốn lần thay đổi Chính phủ ở Sài Gòn. Ba Hoàng thân Lào gặp nhau ở Paris, nhưng cuộc gặp gỡ thất bại.

14-12. Chiến dịch ném bom của Mỹ ở Lào lấy tên là Ba-ren Rôn.

16-12. Mỹ đưa nhiều phi đội máy bay chiến đấu "Thần Sấm" vào miền Nam Việt Nam.

Tháng 12. Quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên hai mươi ba nghìn người.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM