Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:59:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris  (Đọc 197636 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #140 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2009, 11:04:47 pm »

Ông Aubrac nói đã rất ngần ngại khi đưa dự thảo thông điệp này. Khi đưa cho Mai Văn Bộ rồi, ông nói không biết từ nay chúng tôi còn có nên tiếp tục chuyển thông điệp của Mỹ không khi mà chính bản thân chúng tôi cũng thấy được là "vẫn có điều kiện". Có lẽ chúng tôi phải cắt đứt với Mỹ, nếu không Hà Nội sẽ nghĩ gì về chúng tôi.

Không, Hà Nội vẫn coi các ông là những người bạn có thiện chí, nhưng cho rằng các cuộc tiếp xúc bí mật với Mỹ đến đây là quá đủ.

Trong bức thư của Marcovich và Aubrac gửi Kissinger đầu tháng 11 năm 1967, có đoạn nói:

Chúng tôi nghĩ - và chúng tôi cần nói lên rõ ràng nhà cầm quyền của ông phạm sai lầm lớn, có lẽ sai lầm đó làm cho sự hoạt động của chúng tôi không đạt được kết quả nào, bằng việc liên tiếp ném bom chiếc cầu và thành phố Hà Nội ngày 15 tháng 8 và những ngày 21, 22, 23 tháng 8 trong khì, qua con đường của ông, ngày 17 tháng 8 Chính phủ Mỹ yêu cầu chúng tôi chuyển thông điệp đã được thảo ra sau khi chúng tôi từ Hà Nội trở về. Chúng tôi không có cách nào làm cho người Việt Nam hiểu rằng sự trùng hợp của hai sự tiên triển, sự leo thang mới và nghiêm trọng bằng việc ném bom đánh phá lần này thủ đô của họ và việc gửi một thông điệp tìm con đường thương lượng là ngẫu nhiên. Và thành thật mà nói, ông Henry thân mến, thật khó mà tin như vậy, khi báo chí về phần họ, cũng như chúng ta về phần chúng ta đều chỉ rõ rằng hai chuyến giao hàng đều do một người gửi - nếu ông cho phép tôi gọi người đứng đầu nước ông như thế?.

Sau những sự can thiệp của ông, một khi Hà Nội được loại ra khỏi danh sách mục tiêu ném bom - chúng tôi mong Hà Nội sẽ vĩnh viễn không bị ném bom nữa - thì những cuộc ném bom lại tăng cường đánh phá Hải Phòng, trong lúc chúng tôi và ông đang tìm cách xác định rõ thêm những con đường đưa tới thương lượng
".

Trong bức thư gửi Kissinger ngày 15 tháng 12 năm 1967, Mác-vô-vích viết:

"Nếu tôi được biết có vụ Marigold (Bông Cúc vạn thọ) chắc là tôi đã từ chối việc tiếp xúc từ cuối tháng 8"  (Mai Văn Bộ: Sđd, tr. 200-201).

Hai ông Aubrac và Marcovich đã tự mình rút kết luận về thái độ của các nhà cầm quyền Mỹ trong vấn đề "thương lượng không điều kiện" và sự "sẵn sàng tiếp xúc".   
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #141 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 11:16:37 pm »

CHƯƠNG XVIII
CÔNG THỨC SAN ANTONIO:
CUỘC TIẾP XÚC BÍ MẬT CUỐI CÙNG

Để tỏ thiện chí, trong lúc các cuộc hành quân "tìm và diệt" được đẩy mạnh ở miền Nam Việt Nam và không quân leo thang đánh vùng mỏ Cẩm Phả - Quảng Ninh, một mục tiêu bị hạn chế trước đây, ngày 2 tháng 9 năm 1967, đại sứ Hoa Kỳ Althur Goldberg, đề nghị Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết nêu năm nguyên tắc chủ yếu về vấn đề Việt Nam:

Một: Ngừng bắn phá hoàn toàn đi đôi với sự giảm cam kết quân sự.

Hai: Rút tất cả các lực lượng và từ bỏ tất cả các căn cứ không nằm dưới quyền kiểm soát của Bắc Việt Nam hay Nam Việt Nam.

Ba: Tôn trọng một giới tuyến và một khu phi quân sự giữa hai miền.

Bốn: Một giải pháp hoà bình để giải quyết vấn đề thống nhất do nhân dân Bắc và Nam Việt Nam quyết định, không có sự can thiệp của nước ngoài.

Năm: Có sự kiểm soát quốc tế đối với vấn đề đó.


Dự thảo nghị quyết đã bị bác bỏ.

Ngày 21 tháng 9, đại sứ Goldberg tuyên bố trong bài phát biểu tại phiên khai mạc khoá hai mươi ba Đại hội đồng Liên Hợp Quốc:

Hoa Kỳ sẽ hài lòng xem xét thảo luận mọi đề nghị có thể nhanh chóng dẫn tới các cuộc thảo luận có hiệu quả có thể mang lại hoà bình trong khu vực" (Bộ Quốc phòng Mỹ: Sđd, Phần VI-B, tr. 751.).

Người ta cho biết bài phát biểu này đã được phái đoàn Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng cùng soạn.

Đây là dấu hiệu của một điều gì Johnson sắp đưa ra.

Ngày 29 tháng 9 năm 1967 trước Hội nghị lập pháp toàn quốc ở San Antonio (Texas), Johnson đọc một bài diễn văn quan trọng, trong đó có đoạn:

Nhiều người hỏi tôi: Tại sao không thương lượng bây giờ? Câu trả lời là chúng ta và các đồng minh Nam Việt Nam của chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng để thảo luận ngay tối nay.

Tôi sẵn sàng nói chuyện với Cụ Hồ Chí Minh và Quốc trưởng nước khác có liên quan.

Tôi sẵn sàng cử Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Rusk đi gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của các vị ấy ngày mai.

Tôi sẵn sàng cử một đại diện có thẩm quyền của nước Mỹ đi bất cứ nơi nào trên trái đất để nói chuyện công khai hay bí mật với người phát ngôn của Hà Nội
".

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2009, 08:21:55 pm gửi bởi macbupda » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #142 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 11:17:38 pm »

Tiếp đó, Johnson đã nêu những điều kiện cho việc ngừng ném bom:

Hoa Kỳ sẵn sàng ngừng mọi hành động bắn phá bằng không quân và hải quân chống Bắc Việt Nam khi việc này ngừng nhanh chóng dẫn tới những cuộc thảo luận có hiệu quả. Chúng ta, đương nhiên, giả định rằng trong khi các cuộc thảo luận được tiến hành Bắc Việt Nam không được lợi dụng việc chấm dứt hạn chế ném bom” (Tài liệu Lầu Năm Góc: G.E, tập n7 tr. 206.).

Các nhà quan sát thấy bản tuyên bố này, - mà từ đó người ta gọi là công thức San Autonio không có gì mới, kể cả thứ văn chương hùng hồn của Johnson. Như Johnson đã nói, ông chỉ làm cái việc tiết lộ nội dung thông điệp ngày 25 tháng 8 năm 1967 đã chuyển cho Hà Nội qua tay các ông Aubrac và Marcovich.

Giải thích công thức San Autonio, Johnson viết:

Công thức đó phần nào mềm dẻo hơn đề nghị của chúng ta với Cụ Hồ Chí Minh hồi tháng 2. Chúng ta không đòi hỏi họ hạn chế hoạt động quân sự trước khi ngừng ném bom và khi việc ném bom đã chấm dứt, chúng ta không nhấn mạnh họ chấm dứt ngay cố gắng chiến tranh của họ mà chỉ đòi hỏi không tăng cường cố gắng đó. Do các nhà lãnh đạo Hà Nội hình như cảm thấy khó chấp nhận những cam kết về mặt quân sự, chúng ta nói rõ rằng chúng ta sẵn sàng hiểu họ sẽ không lợi dụng việc ngừng ném bom. Tất cả điều chúng ta đòi là việc ngừng ném bom nhanh chóng dẫn tới các cuộc nói chuyện về hoà bình và các cuộc nói chuyện đó phải có hiệu quả" (L.B.Johnson: Sđd, tr. 325.).

Đúng là lời lẽ có phần mềm dẻo hơn thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi tháng 2 năm 1967, nhưng điều mà dư luận, trước hết là ở Mỹ trong mùa thu nóng bỏng năm 1967, không thể chấp nhận được vì trước sau đây vẫn là những cuộc thương lượng có điều kiện tức là đòi hỏi có đi có lại: ngừng ném bom đổi lấy nói chuyện, không được lợi dụng ngừng ném bom. Đây là những "cuộc nói chuyện không điều kiện" phát đi từ giảng đường Trường Đại học Johns Hopkin từ ngày 7 tháng 4 năm 1965.

Johnson đã thành công trong việc trình bày mềm dẻo hơn một lập trường cứng rắn. Sở dĩ như vậy vì các báo cáo của các quan chức Mỹ ở Sài Gòn quân sự cũng như dân sự đều tô vẽ tình hình miền Nam lúc bấy giờ là lạc quan. Về chính trị mâu thuẫn giữa Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đã được coi là dàn xếp ổn thoả. Về quân sự, các chiến dịch "tìm và diệt" của Westemoreland đã giáng những đòn nặng nề vào các căn cứ của Việt cộng. Quân đội Sài Gòn có khả năng bảo đảm an ninh của Sài Gòn và vùng chung quanh. Khi Johnson hỏi Macnamara xem có phải tình hình quân sự ở miền Nam Việt Nam là không có lối ra như một số nhà quan sát nói không? Macnamara đã trả lời dứt khoát: "Không có bế tắc về mặt quân sự. Đó cũng là báo cáo chung của Macnamara, Thứ trưởng ngoại giao Katzenbach và tướng Wheeler sau khì đi nắm tình hình miền Nam tháng 7 năm 1967. Như vậy, trong năm bản lề trước cuộc bầu cử Tổng thống, việc thực hiện chiến lược chiến thắng được coi như rất thuận lợi.

Johnson sau này thừa nhận là lúc đó ông không biết rằng Việt cộng đang chuẩn bị chiến dịch quân sự rộng lớn nhất và nhiều tham vọng nhất trên toàn miền Nam Việt Nam.

Bộ máy ngoại giao Mỹ được huy động để giải thích và tuyên truyền cho công thức San Antonio, nhất là trong khi phong trào chống chiến tranh Việt Nam ở Mỹ mang tính chất quần chúng rộng rãi và đạt đỉnh cao từ khi nổ ra chiến tranh và trên thế giới thì sự thức tỉnh của lương tri loài người biểu thị một sức mạnh mới tại khoá họp thứ hai của Toà án Bertrand Russell khai mạc tại Copenhagen ngày 20 tháng 11 năm 1967.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #143 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 11:18:45 pm »

*
*   *

Trong phụ lục VII cuốn Hồi ký của Johnson có ghi "Do sáng kiến của Ru-ma-ni: tiếp xúc ở Hà Nội từ tháng 10 năm 1966 đến tháng 2 năm 1968”.

Tháng 1 năm 1967, khi các cuộc tiếp xúc giữa Lê Trang và Guthrie bắt đầu tại Mát-xcơ-va, đại sứ Mỹ ở Bucarest đã gặp Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Ru-ma-ni và yêu cầu chuyển cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông điệp sau đây: Mỹ muốn gặp đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà một cách bí mật. Mỹ cũng sẵn sàng thảo luận với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mỹ sẵn sàng lấy Hiệp nghị Genève năm 1954 và lập trường bốn điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và lập trường năm điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng làm cơ sở thảo luận. Mỹ sẽ chấm dứt không ném bom miền Bắc Việt Nam nếu có dấu hiệu... Hà Nội đã không đáp ứng yêu cầu này vì khi đó Guthrie đã gặp Lê Trang ở Mát'xcơ-va.

Ru-ma-ni cho rằng Mỹ muốn rút khỏi miền Nam Việt Nam còn phía Việt Nam cũng muốn chấm dứt chiến tranh.

Bộ Ngoại giao Ru-ma-ni đã mời đại sứ Mỹ David tại Bucarest đến và nói ý kiến của Ru-ma-ni là trong tình hình hiện nay, Mỹ nên đi bước trước ngừng ném bom không điều kiện và vĩnh viễn Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và nhấn mạnh rằng đây là hoạt động ngoại giao bình thường của Ru-ma-ni, không phải là lời nhắn của Hà Nội.

Nhận được báo cáo của David, Bộ Ngoại giao Mỹ cử ngay Averell Harriman đi Bucarest ngày 27 tháng 11. Trong các cuộc tiếp xúc với các quan chức Ru-ma-ni, Harriman giải thích lập trường của Mỹ theo công thức San Autonio và quả quyết rằng ông ta được Tổng thống Johnson cho phép tuyên bố là Mỹ sẵn sàng chấp nhận các gợi ý của Việt Nam và trao đổi với phía Việt Nam những tuyên bố công khai hay bí mật, sẵn sàng tiếp nhận những gợi ý bổ sung làm cho công thức San Autonio tốt hơn. Cuối cùng, Harriman yêu cầu phía Ru-ma-ni thông báo lập trường này cho Hà Nội và cho phía Mỹ biết mọi điều kiện của phía Việt Nam.

Bucarest cử G.Macovescu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao sang Hà Nội. Ngày 17 tháng 12, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tiếp Macovescu.

Sau khi trình bày thông báo của Harriman, Macovescu nói nhận xét của mình, đại ý:

Mỹ bị sức ép của dư luận nên phải tìm một giải pháp thoát ra khỏi chiến tranh, những điều kiện đã được tạo ra để tiến tới thương lượng. Phía Việt Nam cần tìm một cử chỉ chính trị nào đó tất nhiên với điều kiện là việc ném bom miền Bắc phải được chấm dứt và cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn ở miền Nam. Ngay dù các tuyên bố đó của Mỹ chỉ là một âm mưu thì cũng cần tạo ra các điều kiện cần thiết để vạch mặt Mỹ, tố cáo trước dư luận thế giới sự gian dối của họ, đập tan các luận điệu của Mỹ nói rằng chỉ Mỹ muốn thương lượng còn Việt Nam thì không. Nếu ta không có cử chỉ nào theo hướng thương lượng thì dư luận thế giới hiện nay đang thuận lợi cho Việt Nam có thể thay đổi có lợi cho Mỹ. Họ sẽ nói họ muốn thương lượng nhưng không nhận được dấu hiệu của phía bên ta.

Ở Liên Hợp Quốc, Đại biểu của tất cả các nước quan tâm ngày càng sâu sắc đến việc chiến tranh kéo dài ở Việt Nam, việc chưa tìm thấy một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột. Rất có thể Mỹ sẽ tăng cường chiến tranh ở Việt Nam. Theo Harriman, Johnson bị sức ép phải tăng cường chiến tranh. Hãy cho Johnson, cho phái bồ câu và những người có đầu óc thực tế một cơ hội tìm giải pháp cho chiến tranh và thương lượng với người Việt Nam
”.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2009, 08:22:49 pm gửi bởi macbupda » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #144 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 11:19:36 pm »

Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói:

- Mỹ vẫn tiếp tục chính sách hai mặt: một mặt tiếp tục và tăng cường chiến tranh mặt khác, dưới sự thúc ép của dư luận thế giới và phong trào chống chiến tranh ở Mỹ buộc phải có hành động lừa bịp và xoa dịu dư luận. Vì vậy bên cạnh hành động chiến tranh của Mỹ có hành động lừa bịp về thương lượng hoà bình. Nhưng chính sách của Mỹ bây giờ là tiếp tục và tăng cường chiến tranh.

Trong đề nghị của Harriman đáng chú ý là ông ta đã nói Mỹ sẽ ngừng ném bom vĩnh viễn. Ngày 28 tháng 1 năm nay chúng tôi đã đòi Mỹ ngừng ném bom không điều kiện. Chữ vĩnh viễn có nghĩa lắm, nhưng Mỹ lại đề ra điều kiện cho việc ngừng ném bom; phải nói chuyện nghiêm chỉnh và có hiệu quả, và không tăng thêm viện trợ cho miền Nam nên lời nói của ông Harriman mất ý nghĩa, không có gì mới so với trước.

Việt Nam đã nói rõ lập trường của mình nhiều lần: cơ sở để giải quyết vấn đề là bốn điểm đề ra từ ngày 8 tháng 4 năm 1965; để nói chuyện thì có tuyên bố ngày 28 tháng 1 năm 1967 của đồng chí Nguyễn Duy Trinh. Đó là lập trường nguyên tắc không có nhân nhượng. Việt Nam không phản đối nói chuyện, phải có nguyên tắc. Mỹ phải chấm dứt đánh phá miền Bắc không điều kiện. Sau khi ngừng ném bom một thời gian để thử thách lòng thành thật của Mỹ sẽ có nói chuyện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Việt Nam không bao giờ nói chuyện với Mỹ dưới bom đạn hay dưới sự đe doạ của bom đạn. Dư luận thế giới ngày càng đồng tình với lập trường đó. Nói chuyện hay không là tuỳ Mỹ, Việt Nam đã sẵn sàng.

Chúng tôi đồng ý là cần vận động dư luận ủng hộ Việt Nam, hơn nữa, cần giúp cho phái bồ câu tiến lên nữa. Đó là chính sách đúng đắn, khôn ngoan cần phải làm. Vì vậy, đến một lúc nào đó thì Việt Nam có thể tiếp xúc với Mỹ. Và khi đã nói chuyện là phía Việt Nam nghiêm chỉnh, còn nói chuyện có kết quả hay không là do phía Mỹ. Không ai có thể nói trước là nói chuyện sẽ có kết quả hay không có kết quả.
Johnson rất lúng túng, chỉ muốn phía Việt Nam để cho Mỹ vượt qua được năm khó khăn trước tuyển cử, còn lập trường của Mỹ vẫn là lập trường chiến tranh. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh này, nếu Mỹ chịu ngừng ném bom không điều kiện thì Việt Nam cũng nhận lời nói chuyện, dù biết rằng Mỹ chưa thành thật. Còn Mỹ muốn làm chiến tranh thì Việt Nam sẽ tiếp tục chiến đấu
”.

Đầu tháng Giêng năm 1968, một quan chức ngoại giao cao cấp Ru-ma-ni sang Washington để trực tiếp trao trả lời của Hà Nội cho Mỹ. Phía Mỹ cho rằng không có gì mới trong lập trường của Hà Nội và không có gì khác với điều họ đã nói trước đây nhưng đánh giá thông báo của Ru-ma-ni là rất chính xác và khách quan. Tháng hai, Ru-ma-ni lại chuyển cho Bộ Ngoại giao Mỹ trả lời cho Hà Nội qua con đường ngoại giao. Johnson vẫn cho rằng mọi cố gắng bắt liên lạc với Hà Nội và nói chuyện về hoà bình là "vô ích".

Đến đây chấm dứt các cuộc tiếp xúc bí mật giữa Mỹ và Việt Nam.

Hơn hai mươi năm sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, nhiều nhà học giả Mỹ nêu lên vấn đề "Những cơ hội hoà bình bị bỏ lỡ". Cách đặt vấn đề của họ là: trong thời gian 1965-1967, Mỹ đã nhiều lần "ngừng ném bom", tìm cách tiếp xúc với Hà Nội nhằm đi tới nói chuyện, nhưng hai bên không đi tới nói chuyện. Liệu có cơ hội nào bỏ lỡ không?

Cuối năm 1996, ông Macnamara sang Hà Nội để bàn việc tổ chức hội thảo Mỹ - Việt về "những cơ hội bị bỏ lỡ’. Chúng ta biết ông Macnamara là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời Tổng thống Johnson và sau xin từ chức, tách ra khỏi ê-kíp Johnson vì bất đồng ý kiến về vấn đề chiến tranh Việt Nam. Năm 1995, đúng hai mươi năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, ông công bố cuốn hồi ký nổi tiếng nêu những sai lầm của Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Ta hoan nghênh ý kiến của ông Macnamara và tháng 6 năm 1997, các nhà nghiên cứu hai nước gồm những quan chức đã tham gia hoạch định chính sách thời chiến tranh, các tướng lĩnh đã từng chỉ huy ở Việt Nam, các nhà sử học, một số nhân chứng đã họp tại Hà Nội. Kết quả lớn nhất đạt được là hai bên càng hiểu nhau thêm.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #145 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 11:20:13 pm »

Nói là có tiếp xúc bí mật nhưng cũng có những cuộc tiếp xúc qua trung gian. Các nhà học giả Mỹ đã nêu những trường hợp Mỹ ngừng ném bom miền Bắc mà cuốn sách này đã kể lại: Hoa tháng năm, Bông Cúc vạn thọ, Hoa Hướng dương, XYZ, Pin ta, Pensylvania. Các sáng kiến hoà bình này của Mỹ được đưa ra từ tháng 4 năm 1965 đến hết năm 1967. Thời kỳ này là thời kỳ Mỹ phát động cuộc chiến tranh lớn đối với cả hai miền Việt Nam và ngày càng đẩy mạnh chiến tranh nhằm giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1968.

Để hình dung được mức độ chiến tranh, chỉ cần nhớ lại rằng đến cuối năm 1967, tổng số quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã lên tới năm trăm nghìn người. Chính Johnson đã nói trong Hồi ký của ông rằng kế hoạch chiến tranh của ông bao giờ cũng có phần hoạt động ngoại giao, chính trị đi kèm. Bản tuyên bố Baltimore nói Mỹ sẵn sàng "nói chuyện không điều kiện" và sẽ đóng góp một tỷ đô-la để phát triển Đông Nam Á kể cả Bắc Việt Nam chỉ là để các nhà ngoại giao Mỹ đi khắp thế giới nêu "thiện chí hoà bình" của Johnson.

Đợt ngừng ném bom ba mươi bảy ngày là để Johnson tiến hành cuộc vận động ngoại giao có tầm cỡ hành tinh, cuộc vận động ngoại giao lớn nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Ngoại giao của Johnson chỉ là để giải thích việc đưa quân Mỹ trực tiếp chiến đấu ở miền Nam Việt Nam và che giấu việc tăng cường chiến tranh sau đó. Cái gọi là "nói chuyện không điều kiện" chỉ có nghĩa là nói chuyện theo điều kiện của Mỹ. Cái gọi là "các sáng kiến hoà bình" chỉ là nhằm che giấu âm mưu mở rộng chiến tranh.

Khi quân Mỹ trắng trợn chà đạp lãnh thổ Việt Nam, ném bom bắn phá miền Bắc, làm sao người Việt Nam có thể tin ngay luận điệu "nói chuyện không điều kiện", "các sáng kiến hoà bình". Trong thời gian đầu của chiến tranh, hai bên tham chiến còn nghi ngờ nhau, còn phải tìm hiểu nhau, cố giành ưu thế là chuyện tất nhiên. Lùi hai mươi năm, nhìn lại các "sáng kiến hoà bình" của Johnson trong thời kỳ đầu chiến tranh, người ta dễ hiểu tại sao nó không gây được tiếng vang nào về phía Việt Nam. Các sáng kiến đó đã bị thất bại chứ không bị bỏ lỡ.

Nếu phía Mỹ thật sự mong muốn có quan hệ hữu nghị, hoà bình và bình đẳng đối với Việt Nam thì trái lại chính là có cơ hội mà Mỹ đã bỏ lỡ.

Cơ hội Mỹ bỏ lỡ đầu tiên là sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Khi đó Việt Nam đã hợp tác với đồng minh trong chiến tranh chống Nhật Bản, không những Việt minh giúp đỡ Mỹ về tin tức cứu hộ các phi công Mỹ mà ngay Mỹ cũng đã cử một bộ phận sang khu giải phóng làm việc với Việt minh, cung cấp một số vũ khí cá nhân, điện đài cho Việt minh. Việt minh đã lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa, giành lại Chính quyền từ tay phát xít Nhật, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần kêu gọi Mỹ và đồng minh công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, giúp Việt Nam giữ vững độc lập. Nhưng các nhà lãnh đạo Mỹ không đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Việt Nam mà còn công nhận Pháp có "chủ quyền" ở Đông Dương và giúp Pháp tái chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia, cột Mỹ vào cuộc chiến tranh Đông Dương cho đến Điện Biên Phủ. Ai biết tình hình Đông Dương sẽ diễn biến thế nào nếu Mỹ công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và không viện trợ cho thực dân Pháp. Ít nhất Mỹ cũng tránh khỏi "dính líu” vào Việt Nam và giữ được bộ mặt đẹp đẽ trong lòng người Việt Nam.

Cơ hội bỏ lỡ thứ hai là không thi hành Hiệp nghị Genève năm 1954 về Việt Nam. Mỹ đáng lẽ phải hiểu hơn ai hết rằng chính Mỹ, sau khi Hội nghị đã họp rồi, vẫn ngăn cản Anh, Pháp sớm đi đến kết thúc chiến tranh Đông Dương và chỉ sau khi Thủ tướng Anh Winston Churchill và Ngoại trưởng Anthony Êden đến Washington bàn với Mỹ ngày 24 tháng 6 năm 1954 và hai bên thoả thuận giải quyết vấn đề Đông Dương theo bảy điểm sau này được ghi trong một bản bị vong lục gửi Pháp. Hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 đã đáp ứng yêu cầu của Mỹ trong bảy điểm đó. Như vậy Hiệp định Genève là một Hiệp định quốc tế đã được sự đồng ý của cả năm nước lớn: Anh, Mỹ, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #146 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 11:21:04 pm »

Từ ngày 18 tháng 6, Pháp đã chịu để Ngô Đình Diệm, người của Mỹ, về Sài Gòn làm Thủ tướng thay Hoàng thân Bửu Lộc. Phía Việt Nam đã chấp nhận giải pháp Genève dù có điều chưa thoả mãn và quyết tâm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định như thực tế sau này chứng tỏ.

Tại sao Mỹ không chịu ký Hiệp định Genève và ngay ngày bế mạc Hội nghị tuyên bố không bị Hiệp định Genève ràng buộc? Mỹ đã dùng Ngô Đình Diệm phá hoại việc thi hành Hiệp định đó, phá hoại việc tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam, biến miền Nam thành Việt Nam Cộng hoà, một Quốc gia riêng rẽ. Cuộc chiến tranh kéo dài ba mươi mốt năm mà Mỹ phải nai lưng ra gánh chính là bắt nguồn từ sự sai lầm tày trời này. Đây là hơn một sự sai lầm, mặc dầu cũng là một sự bỏ lỡ.

Cơ hội bỏ lỡ thứ ba là đề nghị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về việc đưa miền Nam Việt Nam vào con đường hoà bình, trung lập. Cơ hội này vào thời điểm chính sách can thiệp và ủng hộ Ngô Đình Diệm đã thất bại nghiêm trọng: chế độ Ngô Đình Diệm tàn ác đến mức toàn dân miền Nam và cả nhiều tầng lớp thành thị đều phẫn nộ, miền Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị, quân sự triền miên. Nhà Trắng phải tính chuyện "thay ngựa giữa dòng".

Thấy sự sa lầy của Mỹ, nhiều nhà chính trị của Mỹ người thì khuyên nên rút lui khỏi miền Nam Việt Nam, người thì khuyên nên biến miền Nam và cả Đông Nam Á thành trung lập. Tướng De Gaulle cũng khuyên để miền Nam đi vào hoà bình trung lập. Ngay từ khi được thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cũng đã nêu việc xây dựng miền Nam hoà bình trung lập. Sau khi nổ ra cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 khiến anh em Diệm-Nhu bị sát hại, Mặt trận lại đề nghị các đảng phái chính trị miền Nam thành lập Chính phủ Liên hiệp Dân tộc và đưa miền Nam tiến lên theo con đường hoà bình trung lập. Khi đó Việt Nam và Mỹ đều thống nhất quan điểm về trung lập theo các quy định của Hiệp định Genève năm 1962 về Lào, mà Việt Nam và Mỹ đều đã ký. Như thế Mỹ không những giữ được một Chính quyền hoàn toàn thân Mỹ nhưng lại vẫn bảo vệ quyền lợi của Mỹ, trước mắt tránh cho Mỹ một cuộc chiến tranh không thể thắng được.

Không tán thành ổn định miền Nam bằng một chính phủ đoàn kết dân tộc, Mỹ lại ủng hộ các phe quân sự, chính trị, khiến miền Nam Việt Nam phải trải qua hơn một chục cuộc đảo chính trong vòng hơn một năm của Chính quyền Johnson trong hai năm đầu của cuộc chiến tranh Việt Nam, dù có tạm ngừng hay không tạm ngừng ném bom, chỉ là những sáng kiến để che giấu việc đẩy mạnh chiến tranh ở cả hai miền Việt Nam và tất nhiên không được đáp ứng tích cực, do đó cũng không thể là những cơ hội bỏ lỡ.

Những cơ hội mà Mỹ đã bỏ lỡ nằm trong khoảng thời gian trước khi Mỹ dính líu sâu vào miền Nam, Hoặc phải có những thay đổi so sánh lực lượng quan trọng mới có cơ hội cho Việt Nam và Mỹ ngồi vào bàn thương lượng và bàn bạc nghiêm chỉnh.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #147 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 11:21:46 pm »

CHƯƠNG XIX
CUỘC TIẾP XÚC CÔNG KHAI

Trước sự thất bại trong các cố gắng của Bucarest về công thức San Antonio, Johnson lại phải suy nghĩ về câu hỏi mà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Macnamara đã nêu hồi tháng 9 năm 1967: Nếu việc tăng thêm quân không cải thiện được tình hình Việt Nam thì làm gì? ông cũng cảm thấy nhưng không tìm được câu trả lời. 

Cuối tháng 10 năm 1967, khi ăn cơm với Tổng thống, Macnamara lại tuyên bố rằng: Theo ông nghĩ, việc Mỹ theo đuổi hành động của mình ở Đông Nam Á là nguy hiểm, tốn kém và không thoả mãn lòng dân. Theo yêu cầu của Tổng thống, ông đã gửi Tổng thống một bản báo cáo viết để trình bày quan điểm của ông. Ông cho rằng các tướng lĩnh Mỹ ở miền Nam Việt Nam sẽ bị những tổn thất mới và sẽ có những yêu cầu mới như mở rộng đánh phá Hà Nội, Hải Phòng. Nhưng vấn đề là trong trường hợp đó Mỹ có duy trì được cố gắng của mình ở Nam Việt Nam trong thời gian cần thiết để đạt các mục đích của Mỹ hay không.

Ông nêu những giải pháp thay thế có thể có được nhưng lại bác bỏ từng giải pháp một với lý do nó sẽ dẫn tới những hậu quả mở rộng chiến tranh. Ông cho rằng các giải pháp thay thế nằm trong việc ổn định các cuộc hành quân của Mỹ ở miền Nam (với việc thương vong của Mỹ) và hoạt động không quân của Mỹ ở miền Bắc cũng như việc chứng tỏ rằng các cuộc oanh kích của Mỹ không ngăn cản các cuộc thương lượng dẫn tới một giải pháp hoà bình.

Ông kiến nghị ngừng ném bom miền Bắc từ nay đến cuối năm. Ngừng ném bom như vậy có hai điều lợi: hoặc là Hà Nội có đáp lại, nghĩa là song song giảm hoạt động tiến công của họ hay đưa ra một sáng kiến gì đó dẫn tới nói chuyện hoà bình hay cả hai. Nếu Hà Nội không phản ứng thì cũng rõ là Hà Nội chứ không phải Mỹ ngăn cản một giải pháp hoà bình.

Macnamara kết luận báo cáo của ông bằng ba kiến nghị: thông báo ý định của Mỹ là ổn định cố gắng của mình (tức là ấn định một mức quân số - tác giả) và không phát triển các cuộc hành quân ở miền Nam, miền Bắc quá mức đã dự định; ngừng ném bom trước cuối năm 1967 và lại nghiên cứu các cuộc hành quân ở miền Nam nhằm giảm bớt thương vọng của lính Mỹ và tăng thêm trách nhiệm của quân đội Sài Gòn để tự đảm nhiệm an ninh của họ.

Đề nghị của Macnamara đánh dấu sự bất đồng ý kiến sâu sắc của ông với Tổng thống và còn kéo dài cho tới khi ông từ chức. Đối với Johnson đó là vàn đề sẽ còn theo đuổi, ám ảnh ông có lẽ cho đến khi tiếng súng Tết Mậu Thân buộc ông phải có sự lựa chọn. Ông hỏi ý kiến tất cả các Cố vấn của ông ở Nhà Trắng, ngoài Nhà Trắng và các tướng lĩnh chỉ huy ở miền Nam Việt Nam. Ngoại trưởng Dean Rusk đồng ý với Macnamara là nên cố định quân số ở một mức nào, đồng ý để các quan chức Sài Gòn có nhiều trách nhiệm hơn đối với an ninh của quân Sài Gòn, không tin việc ngừng ném bom dài ngày có thể có kết quả nhưng đồng ý nên giảm bớt ném bom vùng Hà Nội, Hải Phòng. Cố vấn an ninh Nhà Trắng Rostow, bấy giờ là Cố vấn của Tổng thống, cho gợi ý của Mácnamara là một "chiến lược thụt lùi". Clark Clifford sau này sẽ thay Macnamara làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng đó là một kế hoạch sẽ làm chậm khả năng chấm dứt xung đột, không tán thành ấn định quân số. Tướng Westmoreland kiên quyết phản đối ngừng ném bom miền Bắc, hy vọng mức quân số năm trăm hai mươi lăm nghìn sẽ không phải vượt và tin rằng từ nay đến cuối năm 1969 Mỹ có thể bắt đầu rút lực lượng Mỹ và sau đó giảm bớt cam kết của Mỹ một cách có kế hoạch. Đại sứ Ellsworth Bunker cho rằng vấn đề ấn định quân số tuỳ thuộc Hà Nội có phát triển thêm hoạt động quân sự không, và phản đối thả mìn các cảng và đánh phá đê điều.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #148 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 11:22:37 pm »

Johnson dành hàng tuần suy nghĩ về đề nghị của Macnamara và ngày 18 tháng 12 năm 1967, ông thảo một bị vong lục để đưa vào lưu trữ trong đó ông ghi ý kiến của ông về đề nghị của Macnamara:

- Ngừng ném bom đơn phương và hoàn toàn vào lúc này là một sự sai lầm nhưng không loại trừ một đợt ngừng ném bom tương lai nếu chúng ta có lý do để tin là chúng ta tiến lại gần hoà bình.

- Phản đối thông báo rằng chúng ta ấn định mức quân số. Không có lý do gì tăng thêm quân Mỹ và đồng ý với đề nghị của Macnamra về việc Mỹ giảm các cuộc hành quân đề giảm thương vong về lính Mỹ.

Như chính Johnson đã viết trong Hồi ký, đây là một "quyết định đặc biệt" trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông. Quyết định đó nêu sự lúng túng của nhà cầm quyền Mỹ trong việc ra một quyết định về Việt Nam trong bối cảnh năm 1967.

Sau khi đi Australia và miền Nam Việt Nam, cuối tháng 12 năm 1967, Johnson đi Vatican thăm Giáo hoàng Paul VI để trình bày chính sách Việt Nam của Mỹ, yêu cầu Giáo hoàng quan tâm số phận các tù binh Mỹ ở Việt Nam. Ông hài lòng là chuyến đi vòng quanh thế giới của ông "đã được trả công đích đáng".

Khi đó Tết âm lịch Việt Nam sắp đến. Tình báo Mỹ cho biết cuộc tấn công mùa đông của Việt cộng sẽ xảy ra vào dịp Tết. Khoảng một tuần trước cuộc tấn công của Việt cộng, tướng Westmoreland báo có khả năng vùng 1 chiến thuật trong đó có cố đô Huế bị tấn công và lưu ý rằng căn cứ Khe Sanh giống căn cứ Điện Biên Phủ trước đây và cần đề phòng địch tập trung cố gắng đánh chiếm chớp nhoáng Khe Sanh để tuyên truyền; Quảng Trị và Đà Nẵng cũng có thể bị tấn công.

Trong diễn văn về tình hình liên bang đọc trước Quốc hội ngày 17 tháng 1 năm 1968, Tổng thống Johnson nói về tình hình Việt Nam mọi việc như không có gì đặc biệt. Về sau này ông nói rằng ông đã "quá cẩn thận", sợ hé điều gì thì kẻ địch sẽ hiểu là chúng ta nắm được kế hoạch của họ.

Sự giải thích đó rõ ràng không đúng với thực tế vì nó không giải thích sự bàng hoàng của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc khi cuộc tấn công Tết Mậu Thân bùng nổ. Khi Bộ Tư lệnh Mỹ ở Sài Gòn đề phòng một Điện Biên Phủ ở Khe Sanh và chuẩn bị đối phó với Việt cộng ở vùng chiến thuật 1 thì các cuộc tiến công nổ đồng loạt khắp miền Nam, ở ngay Sài Gòn, ngay trong sứ quán Mỹ.

Trong lúc Nhà Trắng và Lầu Năm Góc tung quân Mỹ đi "tìm và diệt" Việt cộng và ra sức leo thang đánh phá miền Bắc, họ đã bị mất nhiều máy bay trên miền Bắc còn ở miền Nam thì các chiến dịch đầu tiên của quân Mỹ đều bị thất bại.

Sau mùa khô 1965-1966, rồi mùa khô 1966-1967, cục diện chiến trường đã xoay chuyển có lợi cho cách mạng miền Nam. Nếu gây cho Mỹ một thất bại quân sự lớn trong lúc này thì không những cục diện chiến trường tiếp tục nghiêng về phía Việt Nam mà còn tác động mạnh mẽ vào tình hình nước Mỹ đang tiến tới cuộc bầu cử Tổng thống cuối năm 1968.

Từ nhận định đó, Bộ Chính trị và Hội nghị Trung ương lần thứ XIV quyết định: "Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ thắng lợi quyết định", dùng phương pháp Tổng công kích và Tổng khởi nghĩa vào dịp Tết Nguyên đán.

Kế hoạch là: Cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực vào chiến trường chính hướng đường 9 - Khe Sanh nhằm thu hút giam chân lực lượng chiến lược của địch, một đòn tiến công của chiến lược đánh vào thị xã, thành phố quy mô trên toàn miền Nam, kết hợp với nổi dậy đồng loạt của quần chúng nông thôn và đô thị, mở đầu cho Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài Gòn - Gia Định và Trị Thiên-Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Huế và các thành phố lớn miền Nam .
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #149 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2009, 11:23:14 pm »

Thực hiện kế hoạch trên, đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968 (đêm giao thừa Tết Mậu Thân), lực lượng vũ trang của ta đồng loạt tiến công địch, đánh thẳng vào thành phố, thị xã, các quận lỵ, căn cứ, kho tàng, sân bay, sở chỉ huy địch. Tại Sài Gòn ta tiến công vào các cơ quan đầu não của Mỹ - Nguỵ: đại sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu, Đài Phát thanh, Bộ Tư lệnh biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh hải quân, Sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng nha Cảnh sát, khu kho Nhà Bè, Trại thiết giáp Phù Đổng, Xưởng quân cụ 80, Trại pháo binh Cổ Loa, Trung tâm huấn luyện Quang Trung, Căn cứ truyền tin Phú Lâm, suốt từ Quảng Trị đến Cà Mau địch đều bị đánh. Johnson xác nhận ba mươi sáu trong số bốn mươi nhăm thị xã, năm trong sáu thành phố lớn, hai mươi lăm phần trăm các quận lỵ bị tiến công, riêng Huế bị chiếm trong hai mươi sáu ngày. Nhiều vùng nông thôn được giải phóng. Tin Reuter cho biết “chương trình bình định" bị thiệt hại nặng ở mười ba tỉnh, thiệt hại vừa ở mười sáu tỉnh.

Choáng người vì cuộc Tổng tiến công bất ngờ trên toàn miền Nam, Johnson lại càng bối rối trước tình hình chung của nước Mỹ lúc bấy giờ. Một đội đặc công Bắc Triều Tiên thâm nhập Hàn Quốc nhằm mưu sát Tổng thống Pac Chung Hi; rồi Bắc Triều Tiên lại chiếm chiếc tàu do thám của Mỹ Pueblo, tống giam toàn bộ đoàn thuỷ thủ. Johnson phải gọi mười bốn nghìn quân dự bị thuộc hải quân và không quân để củng cố các vị trí của Mỹ tại Hàn Quốc và số quân này không lấy trong số quân cần gửi sang miền Nam Việt Nam.

Tình báo lại báo cáo Tây Berlin có nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới. Hệ thống tiền tệ quốc tế bị khủng hoảng nặng. Ngân sách Mỹ thâm hụt nghiêm trọng nhất từ 1950 đến nay. Kế hoạch xây dựng "xã hội vĩ đại" mà Johnson đã hứa trong cuộc vận động bầu cử thiếu tiền, nay Johnson muốn thúc đẩy nó lên, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, chống tội phạm và bảo vệ người tiêu thụ nhưng vẫn chưa có ngân sách.

Tin tức, phóng sự, hình ảnh về Sài Gòn và sứ quán Mỹ tác động mạnh mẽ đến người dân Mỹ, họ thấy đó là những hình ảnh rõ ràng của sự thất bại. Nếu đầu năm 1967 Salsbury gửi loạt bài từ Hà Nội, người dân Mỹ mới thấy sự ác liệt của chiến tranh và những tội ác của bom đạn Mỹ ở miền Bắc Việt Nam thì đầu năm 1968 vô tuyến truyền hình đưa vào từng nhà người Mỹ hình ảnh cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Các tổ chức phản chiến tăng cường hoạt động đòi chấm đứt chiến tranh, đòi chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, đòi thương lượng với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Johnson gọi đó là cuộc pháo kích hàng ngày để gieo rắc chủ nghĩa bi quan.

Johnson đối phó khá dễ dàng với tình hình bán đảo Triều Tiên, bao gồm cả việc tăng cường thêm hải quân và không quân. Nhưng tình hình Việt Nam đòi hỏi giải quyết nhiều vấn đề và không vấn đề nào là dễ giải quyết cả. Trước hết có yêu cầu trước mắt của Tư lệnh chiến trường. Tướng Westmoreland khi đó có trong tay gần năm trăm nghìn quân trong tổng số hai trăm năm mươi hai nghìn đã phê chuẩn. Ông yêu cầu gửi gấp sáu tiểu đoàn, khoảng mười nghìn quân.

Trong khi đó, Nguyễn Văn Thiệu quyết định tổng động viên nhằm bắt ngay năm mươi sáu nghìn quân. Các chuyên gia bắt tay vào việc mới thấy vấn đề không đơn giản, trái lại với hàng loạt vấn đề chính trị, quân sự, tài chính như vai trò quân Sài Gòn đến đâu để định số quân Mỹ, có gọi lính dự bị không, tốn thêm bao nhiêu tiền và lấy tiền ở đâu? Johnson lập nhóm chuyên viên Clifford, người sẽ thay Macnamara làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ ngày 1 tháng 3 năm 1968 làm Trưởng đoàn và bao gồm những cộng sự tin cậy và tài ba của Johnson: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Dan Rusk, Bộ trưởng Bộ Tài chính Fowler, Thứ trưởng Ngoại giao Nicôlas Katzenbach, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Paul Nitze, Giám đốc CIA Dick Helms, Cố vấn An ninh Walt.Rostow, Tướng Maxwell Taylor và một số nhân vật khác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM