Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:58:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris  (Đọc 197657 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #130 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2009, 10:50:51 am »

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Điều cơ bản là xem vấn đề thương lượng giữa Việt Nam và Mỹ được đặt ra thế nào. Mỹ phải chấm dứt không điều kiện ném bom miền Bắc Việt Nam, đó là vấn đề cơ bản. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng tôi sẽ không thương lượng dưới bom đạn". Nếu thế vì hai lý do: Mỹ là kẻ xâm lược, làm cho lương tri của mọi người công phẫn. Thứ hai đây là một vấn đề phẩm cách, trung thực và hiệu quả. Chúng tôi đề cập vấn đề một cách giản dị và trung thực. Chúng tôi tán thành thương lượng. Nhưng cũng phải có một số điều kiện. Những điều kiện đó do hoàn cảnh, do bản thân vấn đề đặt ra. Không phải là chúng tôi tìm cách áp đặt điều kiện của chúng tôi. Không thể có thương lượng dưới áp lực của bom đạn. Cần phải chấm dứt không điều kiện.

Aubrac: 

- Chúng tôi đã gợi ý Mỹ ngừng ném bom không điều kiện, còn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam được giữ ở mức hiện nay. Đó là một việc ngừng ném bom không điều kiện có châm chước.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Chúng tôi cho rằng chúng tôi phải trình bày lập trường của chúng tôi một cách kiên quyết nhất. Chúng tôi không chấp nhận bất cứ sự có đi có lại nào. Cần phải chấm dứt không điều kiện. Chúng tôi biết các bạn. Chúng tôi tôn trọng cuộc vận động của các bạn. Giữa chúng ta không có sự hiểu lầm nào. Nhưng khi Mỹ phạm tội xâm lược nước chúng tôi, chúng tôi nói: Không! Cần phải chấm dứt không điều kiện. Sau đó sẽ tính.

Marcovich: 

- Điều chúng tôi mong muốn là giúp đỡ phái bồ câu. Thủ tướng biết đấy: năm nghìn giáo sư Đại học đã ký một kiến nghị. Họ xấu hổ hơn thế nữa. Họ có món nợ đối với nước Việt Nam. Cần phải giúp những người Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh bằng mọi giá. Chúng tôi tự đặt câu hỏi: làm thế nào giúp những phần tử có thể lui tới Nhà Trắng đánh bại được những Rostolo, Macnamara, Dean Rusk?.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Chúng tôi quyết tâm tiếp tục chiến tranh và chiến thắng. Chúng tôi quyết tâm chiến đấu đến cùng và biết làm thế nào để chiến thắng. Có một số điều không thể thoả hiệp. Họ hãy chấm dứt không điều kiện việc ném bom! Không thể nói cả hai bên phải chấm dứt chiến tranh, mỗi bên năm mươi phần trăm.

Chúng tôi vẫn ở nước chúng tôi, việc leo thang là tự họ, không phải chúng tôi. Họ hãy xuống thang đi, chúng tôi sẵn sàng chĩa cái sào cho họ. Cái sào đó là thương lượng. Nhưng họ phải chấm dứt ném bom. Không thể có điều kiện chúng tôi chấm dứt năm mươi phần trăm chiến tranh. Nếu như chúng tôi đã đem chiến tranh đến nước họ thì sẽ chấm dứt chiến tranh năm mươi phần trăm ở giữa Thái Bình Dương. Họ là người đã đến đây. Họ hãy cút đi! Đó là lô gích sơ đẳng nhất. Cần phải xuất phát từ những nguyên tắc. Tôi nói với sự xúc động, vì chúng tôi làm việc với nhau con người như Johnson, Macnamara, Westmoreland... Với bầy sói, phải cư xử như sói! Nhưng chúng tôi không phải sói. Chúng tôi và họ sẽ nhìn lại nhau như những người bạn.

Có hai loại vấn đề. thương lượng và giải pháp. Muốn có thương lượng, chúng tôi đứng trên lập trường nguyên tắc của chúng tôi: phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc mới có thể thương lượng. Trong quá trình thương lượng, chúng tôi biết chúng tôi phải nói gì. Mỹ hãy chuẩn bị về phía họ
!
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #131 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2009, 10:52:17 am »

Aubrac:

- Thế nào là việc ngừng ném bom không điều kiện

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Tôi muốn là họ ra một tuyên bố. Nhưng chúng tôi không quá khó tính.

Marcovich

- Có lẽ là một việc ngừng ném bom trên thực tế, không tuyên bố.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Chúng tôi không khó tính về điểm này. Điều chủ yếu là ngừng không điều kiện. Chúng tôi sẽ không nói chuyện dưới sự đe doạ của bom đạn.

Aubrac: 

- Cái gì đảm bảo là các cuộc ném bom ngừng lại? Có cần một thời gian nào không để đảm bảo việc ngừng ném bom đã thực sự chứ không phải vì lý do thời tiết. Liệu một thời gian sáu tháng có đủ không?

Marcovich: .

- Các ông làm thế nào biết được việc ném bom đã chấm dứt? Bao nhiêu lâu sau khi ngừng ném bom thì các cuộc nói chuyện có thể bắt đầu?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Lập trường của chúng tôi rất đơn giản. Phải ngừng ném bom thật sự. Không cần thiết có một bài diễn văn của Johnson. Có rất nhiều con đường để Mỹ thông báo cho chúng tôi quyết định của họ. Nhưng họ chưa tới chỗ đó đâu.

Họ nói những điều mà chúng tôi không thể chấp nhận được. Họ là kẻ xâm lược. Họ hãy chấm dứt đi! Họ đã đưa ra những cái làm cho vấn đề rối rắm quá chừng. Lúc này tôi có nghĩ đến vấn đề kiểm soát. Ngay dù việc đó được thực hiện vẫn có thể dẫn tới những điều phức tạp. Chúng tôi đã có kinh nghiệm.

Cần phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc nếu họ muốn nói chuyện về vấn đề Việt Nam. Nói cho cùng mục tiêu của họ là miền Nam. Nếu họ muốn thương lượng, đó là do tình hình ở miền Nam. Cần sự có mặt của đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng.


Macrcovich:

- Kissinger đã nói với tôi rằng việc Mặt trận Dân tộc Giải phóng có đại diện là việc bình thường.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #132 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2009, 10:53:23 am »

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Tìm ra một giải pháp, việc đó khác với việc ngồi lại để nói chuyện. Không phải bao giờ cũng chắc chắn là nói chuyện sẽ dẫn đến một cái gì. Cần phải xét các yếu tố của giải pháp đó. Chúng tôi đã đưa ra bốn điểm. Tóm lại đó là việc Hoa Kỳ thừa nhận các quyền dân tộc của chúng tôi. Họ hãy chấm dứt chiến tranh ở miền Bắc, miền Nam và rút quân của họ về. Vấn đề thật đơn giản. Họ đã bắt đầu hiểu rằng họ đã lao vào một cuộc chiến tranh không lối thoát. Họ đã phạm những tính toán sai lầm ghê gớm. Họ hãy rút ra những kết luận! Họ hãy chấp nhận để chúng tôi yên ổn. Họ đừng bám lấy miền Nam nữa! Họ muốn thương lượng với những bù trừ. Họ muốn chia cắt nước chúng tôi. Muốn có một giải pháp phải chăng, hiệu quả và ổn định, họ phải chấm dứt chiến tranh, rút đi và để miền Nam Việt Nam tự quyết định vận mệnh của mình. Trong những điều kiện như vậy, mọi việc sẽ ổn thoả. Nếu Nhà Trắng và Lầu Năm Góc quyết định thi hành một chính sách như thế, mọi việc tự nó sẽ được giải quyết.

Chúng tôi quyết tâm tiếp tục chiến đấu và chiến thắng. Đây là vấn đề các quyền dân tộc của chúng tôi. Chúng tôi có phương tiện để giành thắng lợi. Chúng tôi có đường lối chính trị khôn ngoan. Chúng tôi không hề muốn làm cho vấn đề rắc rối. Chúng tôi không làm những việc vô ích. Nếu Mỹ chấp nhận một cách trung thực rút đi thì chúng tôi có thể nói chuyện để việc rút lui đó được thực hiện trong điều kiện tốt nhất. Vấn đề thể diện có thể được giải quyết. Chúng tôi biết Hoa Kỳ là một cường quốc. Chúng tôi biết tỏ thái độ đúng mức nhất có thể được đối với họ. Họ phải chấm dứt chiến tranh và rút quân của họ. Đó là vấn đề cơ bản, không có nó thì tất cả chỉ là thủ đoạn. Họ có một bộ máy ghê gớm làm hòng lừa gạt chúng tôi. Nhưng chúng tôi đã quen chiến đấu. Chúng tôi sẽ không sa vào những thủ đoạn giả tạo của họ
.

Macrcovich:  

- Hoa Kỳ không muốn chịu mất thể diện. Kissinger đã nói với chúng tôi: làm thế nào giúp họ rút đi. Người ta có nói đến thảm đỏ nhưng thảm đỏ nào? Nếu đi đến đình chỉ chiến sự trong một năm tới thì bọn diều hâu sẽ không làm được gì. Cần phải tìm cách giúp những người Mỹ không cầm quyền tác động đến những người Mỹ đang cầm quyền. Sắp tới sẽ có bầu cử ở Mỹ và trong một nước sắp có bầu cử, người ta có thể có những quyết định quá đáng.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Vấn đề như các bạn đặt là có ích đối với các bạn và nhất là cánh tả. đối với chúng tôi, thật rất khó nêu một vài gợi ý nào với các bạn ngoài lập trường của chúng tôi và một số tình cảm đối với nhân dân Mỹ. Chúng tôi không làm gì có thể hiểu là một sự xúc phạm đối với nước Mỹ. Về điểm này, chúng tôi có lập trường nguyên tắc của chúng tôi.

Chiến tranh không thể kết thúc trước khi địch dùng hết các phương tiện của nó. Chúng tôi đã ra sức hạn chế chiến tranh trong biên giới nước chúng tôi. Nhưng chúng ta đứng trước những con người như Rostow, Curtis Lemay... Cần phải sáng suốt. Chúng tôi giữ một lập trường trước sau như một. Nếu Hoa Kỳ hạn chế chiến tranh thì họ có hai khả năng: tăng cường tiềm lực ở miền Nam và tăng cường ném bom miền Bắc. Từ bây giờ đến sang năm có lẽ đội quân viễn chinh của họ lên tới sáu trăm nghìn người. Họ còn yêu cầu các nước chư hầu gửi thêm quân. Tất cả những cái đó sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Từ hai tháng nay, báo chí Mỹ bắt đầu nhìn thấy cái gốc của vấn đề.

Có một điều mà mọi người, nhất là các bạn Mỹ của chúng ta cần hiểu. Bọn diều hâu nói rằng chúng tôi muốn đánh thắng cuộc chiến tranh không phải ở đây, ở Việt Nam mà ở Washington, đối với một số nhà báo nêu câu hỏi đó, tôi đã trả lời: Cần phải đấu tranh chống lại luận điệu tuyên truyền đó. Luận điệu đó cực kỳ có hại. Các bạn cần phải làm điều cần làm. Muốn huy động dư luận, cần xác định một số điểm nguyên tắc làm lập trường, bằng không thì không thể dẫn dắt dư luận đến chỗ giác ngộ được. Chính phủ Mỹ là người chịu trách nhiệm. Nếu các bạn che lấp sự thật đó thì các bạn sẽ không làm được gì, hoà bình hay chiến tranh là tuỳ thuộc điều đó.

Tướng De Gaulle đã nói: Tình hình chưa chín muồi để thương lượng. Khách quan mà nói, điều đó đúng. Lầu Năm Góc muốn kéo dài chiến tranh, tăng thêm tiềm lực của đội quân viễn chinh ở miền Nam, Họ sẽ leo vài nấc thang. Ngày nào người Mỹ yêu cầu chấm dứt chiến tranh và rút đi thì chúng tôi biết sẽ làm gì để không ai có điều gì phải tiếc
.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2009, 08:21:06 pm gửi bởi macbupda » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #133 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2009, 10:54:53 pm »

Aubrac: .

- Vấn đề thật phức tạp. Liệu Thủ tướng có cảm tưởng rằng cuộc vận động của chúng tôi là một việc làm của Chính phủ Mỹ và khách quan mà nói, chúng tôi là một công cụ của Bộ Ngoại giao Mỹ?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Không! Nếu vậy các bạn đã chẳng có mặt ở đây. Chúng tôi không có thói quen nói những điều mà chúng tôi không nghĩ. Vấn đề này rất phức tạp. Hoa Kỳ là một trong những nước mạnh nhất. Họ có một tiềm lực ghê gớm. Họ phạm những sai lầm ghê gớm trong tính toán.

Aubrac:

- Tiếp theo việc chấm dứt ném bom không điều kiện là thương lượng. Mục đích của cuộc thương lượng sẽ là gì? Có phải bàn đến cùng tất cả các vấn đề hay chỉ bàn vấn đề ngừng bắn thôi?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Chúng tôi không muốn nói cụ thể khi không có đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Aubrac:

- Sự có mặt của Chính phủ Sài Gòn là có thể hay không có thể?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này với Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Aubrac:

- Tất nhiên. Mục đích của bước một là xác định phạm vi và ý nghĩa các cuộc thảo luận. 

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Rất khó mà thấy trước sự việc diễn biến thế nào. Ngồi lại với nhau chung quanh một cái bàn là một chuyện. Giải pháp là chuyện khác.

Aubrac:

- Việc lập chương trình nghị sự sẽ là một vấn đề phức tạp.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Đó là một vấn đề mà hai bên sẽ giải quyết. Chúng tôi sẵn sàng thảo luận tất cả.

Marcovich:

- Theo những cái tôi đã thấy ở đây, tôi tin rằng nếu họ muốn thắng cuộc chiến tranh này thì họ phải ném bom huỷ diệt mọi sự sống.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #134 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2009, 10:56:22 pm »

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Chúng có thể tăng cường ném bom và đẩy mạnh chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Điều đó sẽ gây thiệt hại, nhiều thiệt hại cho chúng tôi. Hoa Kỳ là một cường quốc... Nhưng phương tiện của họ không phải là vô tận. Họ chuẩn bị chưa tốt. Binh lính của họ chết rất nhiều. Đó là một tội ác khác của Johnson.

Chúng tôi đồng ý thương lượng để hạn chế và chấm dứt chiến tranh trên cơ sở công nhận các quyền dân tộc của chúng tôi. Chúng tôi đã đưa ra bốn điểm ngày 8 tháng 4, một ngày sau diễn văn Baltimore. Các cuộc thương lượng chỉ có thể được tiến hành trên một số nguyên tắc, một số điều tiên quyết, nếu không thì chẳng có kết quả gì. Chúng tôi không muốn dân tộc chúng tôi lơ là chiến tranh. Chúng tôi không muốn các cuộc thương lượng là một bước hụt. Chúng tôi phải hết sức cảnh giác. Chúng tôi không được bước hụt. Tóm lại, để có thể đi tới thương lượng, cần chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc. Và chấp nhận sự có mặt của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Chấm dứt chiến tranh và rút quân Mỹ là những yếu tố của một giải pháp. Hội nghị của Tổ chức Pugwash chúng tôi biết rất ít. Chúng tôi cần được bảo đảm về sự trung thực của một số điều.


Marcovich: 

- Tổ chức Pugwash đã có hành động khi Hiệp nghị Mát-xcơ-va về cấm thử vũ khí nguyên tử được ký kết. Chúng tôi đã đề nghị một số cuộc Hội nghị bí mật lúc xảy ra vụ Cu Ba trước khi có các cuộc trao đổi ý kiến giữa Mỹ và Liên Xô. Người Nga khi đó sẵn sàng đi Luân Đôn để thảo luận vào thời điểm cao độ của vụ này. Chúng tôi là những người rất trung thực.

Tất cả việc này được giữ tuyệt đối bí mật. Chúng tôi sẵn sàng chuyển mọi thông điệp mà các ông muốn gửi cho Mỹ. Ở Paris cách đây ít lâu tôi có thể liên hệ với cơ quan đại diện của các ông nhưng chúng tôi không dám làm. Thưa Thủ tướng, liệu Thủ tướng có thể giới thiệu cho chúng tôi một người nào ở Paris để tôi có thể liên lạc tự do như với Thủ tướng.


Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Chúng tôi có Tổng đại diện của chúng tôi ở Paris, đồng chí Mai Văn Bộ. Tôi sẽ trực tiếp nói chuyện này với đồng chí ấy. 

Thủ tướng nói qua về quan hệ Việt Nam với Pháp rồi tiếp: 

- Tình hình đang chín muồi do hai yếu tố: cuộc chiến đấu của chúng tôi, cuộc chiến đấu của các bạn và cuộc chiến đấu của nhân dân thế giới ủng hộ chúng tôi. Các bạn chiến đấu bằng phương tiện và kiểu cách riêng của bạn. Lựa chọn phương tiện nào là tuỳ các bạn. Điều cốt yếu là không bước hụt. Người Mỹ biết tất cả các yếu tố của vấn đề nhưng họ không muốn giải quyết. Họ chưa có xu hướng tìm kiếm một giải pháp.

Tôi xin nhắc lại mối quan hệ của chúng tôi với Pháp. Năm 1946, chúng tôi sẵn sàng thương lượng với nước Pháp về độc lập của chúng tôi trong Liên hiệp Pháp. Nước Pháp không muốn, thế là chiến tranh nổ ra. Đó là một sự tính toán tồi. Lẽ ra có thể tránh được chiến tranh.
Đối với Mỹ, vấn đề cũng thế. Nếu họ không lao vào con đường chiến tranh và nếu Hiệp nghị Genève thực hiện năm 1956, tình hình có thể đã khác. Nếu họ muốn chấm dứt chiến tranh năm 1960, đó là thời cơ tốt nhất. đến năm 1964, tình hình đã xấu. Bây giờ thì tồi tệ. Trong hai năm nữa, càng tồi tệ hơn đối với họ. Họ đã bắt đầu hiểu điều đó.


Ông Marcovich tỏ ý sẵn sàng đi Washington để chuyển bất kỳ ý kiến nào của Việt Nam. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trả lời: Không có gì để nói cả. Ông ta lại nói: Có thể đi Mỹ để chuyển cảm tưởng của mình sau khi trực tiếp đi thăm Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trả lời: Tuỳ ông.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #135 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2009, 10:57:55 pm »

Hôm sau, ngày 25, các cuộc nói chuyện lại tiếp tục. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu vắn tắt quá trình vấn đề Việt Nam từ 1954 cho đến hiện nay, giới thiệu lập trường của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và khẳng định lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về vấn đề thương lượng như đã nói hôm trước. Ông cũng tỏ lòng mong muốn hai ông khách cùng nhân dân thế giới tích cực ủng hộ Toà án Bertrand Russell đang chuẩn bị việc xét xử tội ác xâm lược của Chính quyền Mỹ. Ông nói: chính Mỹ bắt đầu thấy các cuộc ném bom miền Bắc không ngăn cản nổi sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, còn ở miền Nam, về mặt chiến đấu, quân Mỹ không thể sánh với quân Koubilai và Gongis Khan, nhưng Mỹ vẫn cứ muốn bám lấy miền Nam Việt Nam.

Hai ông Aubrac và Marcovich tìm hiểu thêm ý định của phía Việt Nam. Cách lập luận của hai ông là ở Mỹ có phái bồ câu và phái diều hâu.

Marcovich:

- Vấn đề đặt ra cho phái bồ câu là: Hành động thế nào để làm cho Lầu Năm Góc chấp nhận ý kiến bắt đầu xuống thang để đi tới rút hết lực lượng Mỹ ở Việt Nam. Họ đồng ý để việc ngừng ném bom không điều kiện là cái cớ cho phái diều hâu của Lầu Năm Góc nói rằng tiềm lực của Mặt trận Dân tộc Giải phóng sẽ tăng lên đến mức quân Mỹ sẽ buộc phải rút lui dưới bom đạn.

Rồi ông nêu một số câu hỏi:

- Nếu người Mỹ ngừng ném bom không điều kiện, thời gian phải chăng để ngồi nói chuyện với một số đối phương có tư cách là bao nhiêu? Phải chăng là sau ngày thứ nhất, ngày thứ hai hay ngày thứ ba?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Hai bên phải thoả thuận về vấn đề này. Bây giờ mà ấn định cái gì thì chẳng có tác dụng gì. Nếu hai bên bàn với nhau thì rất dễ thoả thuận. Điều khó khăn đối với họ là ngừng không điều kiện việc ném bom.

Marcovich:

- Tôi không nghĩ là khó khăn, nếu họ có thể nói với Lầu Năm Góc: các ông sẽ không gặp khó khăn về quân sự vì ngừng ném bom. Chúng tôi nghĩ rằng việc ngừng ném bom không thể kéo dài nếu các cuộc thương lượng bắt đầu quá chậm. Tôi có ý kiến thế này: Nếu người ta bắt đầu cái đó không điều kiện thì cái gì đó phải nhanh chóng đi ngay vào bước hai. Một vài người Mỹ mà tôi quen biết, từ một năm nay tìm cách chấm dứt chiến tranh nghĩ rằng tình hình đã chín muồi.

Thủ tướng Phạm Vàn Đồng:

- Họ có thể có lý. Cần đợi thêm một thời gian ngắn nữa để khẳng định là họ có thật sự có lý không. Về điểm thứ nhất mà ông vừa nêu, chúng tôi không thể làm được gì. Về điểm thứ hai, vấn đề tự nó sẽ giải quyết. Nhưng đối với họ còn khó khăn lắm mới chấm dứt không điều kiện việc ném bom.

Aubrac:

- Câu trả lời duy nhất người ta có thể nói với bọn diều hâu là: chúng tôi sẽ thương lượng khá nhanh chóng

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #136 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2009, 11:00:15 pm »

Marcovich:

- Tất nhiên sau khi ngừng ném bom là có tiếp xúc chính thức. Nhưng ai là người đề ra việc tiếp xúc đó: một quan chức Việt Nam hay một quan chức Mỹ. Ai là người đại diện? Có cần một người thứ ba không?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Điều đó có thể giải quyết một cách dễ dàng. Kinh nghiệm chỉ rõ rằng mỗi khi Mỹ muốn tiếp xúc với chúng tôi, bao giờ họ cũng làm được... Họ biết nên gõ cửa nào. Nếu họ muốn mời chúng tôi họ sẽ mời, không có khó khăn gì cả.

Macrcovich:

- Như vậy nếu tôi đã hiểu vấn đề thì có nghĩa là sau khi ngừng không điều kiện việc ném bom, người Mỹ có thể báo cho các ông là họ muốn nói chuyện. Có cần một tuyên bố công khai không?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Lập trường của chúng tôi là cần có một tuyên bố chính thức. Sau đó, mọi việc sẽ tiến hành công khai.

Marcovich

- Sự tiếp xúc diễn ra sau một tuyên bố công khai?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Cần phải có một tuyên bố công khai chính thức. Chúng tôi không thích lối ngoại giao bí mật. Tuy vậy, chúng tôi không phải là tuyệt đối trong vấn đề này. Nếu Mỹ chỉ có thể chấp nhận chấm dứt ném bom trên thực tế thì đó là điều sẽ xét.

Marcovich:  

- Có phải đó là một điều kiện không có không được để đi tới thương lượng không?

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Không! Miễn là điều đó dẫn tới một cái gì

Marcovich:

- Phái diều hâu có một lá chắn: quân viễn chinh sẽ gặp khó khăn do việc ngừng ném bom, trong thời gian thương lượng. Như vậy lá chắn đó có thể oi là cất bỏ được không?Các cuộc ném bom có thể chấm dứt mà không gây thiệt hại (cho quân Mỹ) mà tiềm lực quân sự miền Nam không tăng quá mức hiện nay?

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #137 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2009, 11:02:01 pm »

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Tôi đã không có ý định làm phiền các bạn. Nhưng chúng tôi không chấp nhận sự có đi có lại. Kịch bản hay sơ đồ mà các bạn mới trình bày, nếu xét cho kỹ, không đáp ứng điều gì. Nó chỉ là cách nhìn của người tìm cách làm rối vấn đề. Làm sao có thể đặt ra một sự trùng hợp nào đó giữa việc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc và những gì xảy ra ở miền Nam?.

Marcovich:

- Vấn đề là làm sao cho bọn diều hâu không phản đối xuống thang. đối với họ ngừng ném bom là bất lợi nghiêm trọng cho đội quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đó là điều hiển nhiên.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Các bạn hiểu rõ lập trường của chúng ta. Tôi nghĩ rằng tôi đã trả lời. Người Mỹ có nhiều phương tiện nhưng những phương tiện đó không có hiệu quả. Các vị ở Lầu Năm Góc, các con diều hâu, vẫn nghĩ rằng có mối liên hệ nhân quả nào đó khi nói đến những phương tiện đó. Nếu tôi có một lời khuyên đối với họ thì sẽ nói: "Các ngài cứ thủng thỉnh và khi các ngài chấm dứt thì hãy chấm dứt không điều kiện. Các ngài hãy đợi đến lúc mà tình hình đến mức các ngài cần phải lựa chọn". Giữa chúng ta, tôi xin nói là cái kịch bản ghê gớm đó chẳng đi tới đâu, nó vô hiệu. Đó là con ngựa chiến của họ, đó là một trong những cơn ác mộng của họ. Đó là những người mang trong đầu những ý nghĩ kỳ cục. Họ không hiểu nổi cái gì đang diễn ra ở miền Nam.

Vấn đề đã đặt không đúng. Không! Sẽ chẳng đi đến đâu cả, nếu họ không tìm một cách nhìn khác.


Marcovich: 

- Bây giờ tôi có một nghi vấn. Chúng tôi xuất phát từ nguyên tắc là các cuộc ném bom cản trở ghê gớm việc chi viện. Tôi ngờ nguyên tắc đó không có giá trị. Nghi vấn đó có lý không? Nếu chúng tôi đi đến thuyết phục người Mỹ rằng các cuộc ném bom chỉ giảm được mười phần trăm số chi viện thì điều khoản đó của kịch bản trở thành vô ích.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

- Không ai có thể thuyết phục được người Mỹ.

Cuối buổi nói chuyện, hai vị khách khen ngợi công tác y tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong điều kiện chiến tranh ác liệt và cho rằng các lĩnh vực khác cũng tốt cả.”

*
*   *

Rời Hà Nội ngày 26 tháng 7, ông Aubrac và Marcovich hài lòng về kết quả chuyến đi Hà Nội: được biết lập trường chính thức của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về vấn đề thương lượng, đồng thời mở được con đường liên lạc trực tiếp giữa Mỹ và Hà Nội qua Tổng đại diện Việt Nam ở Paris, con đường mà Nhà Trắng gọi là đường hẻm Pensylvania.

Sau khi gặp Mai Văn Bộ lần đầu từ khi đi Hà Nội về, hai ông thật quả không bỏ phí con đường liên lạc đó và thật sự đã làm một "con đường điện thoại nóng" giữa Hà Nội và Washington, như hai ông đã nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Hen-ri Kissinger, mà Johnson đã trao cho việc trao đổi này, cũng tỏ ra rất tích cực, khi thì đến Paris, khi thì trong lúc dừng chân ở Pan, khi gặp hai ông trực tiếp, khi qua điện thoại. Trong vòng hai tháng từ ngày 17 tháng 8 đến 17 tháng 10, thật sự đã hình thành và duy trì các cuộc tiếp xúc bí mật giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ.

Trong thời gian đó, có ba thời điểm đáng được chú ý.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #138 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2009, 11:03:02 pm »

Ngày 25 tháng 8, Aubrac và Marcovich đến cơ quan Tổng đại diện Việt Nam trao thông điệp ngày 25 tháng 8 năm 1967 của Chính phủ Mỹ gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Thông điệp như sau:

Hoa Kỳ sẵn sàng chấm dứt ném bom, bắn phá bằng không quân và hải quân ở miền Bắc Việt Nam với sự hiểu biết rằng việc đó sẽ nhanh chóng đưa tới những cuộc thảo luận có hiệu quả giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để tiến tới giải quyết những vấn đề đang làm hai nước chống đối nhau. Trong khi các cuộc thảo luận được tiến hành, công khai hoặc bí mật, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ không lợi dụng việc ngừng ném bom bắn phá này. Bất cứ hành động lợi dụng nào của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẽ tất nhiên không phù hợp với mọi hoạt động nhằm giải quyết những vấn đề giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mà đó cũng là mục đích của cuộc thảo luận.

Hoa Kỳ sẵn sàng tiến hành thảo luận hoặc công khai, hoặc bí mật. Tuy nhiên, khó có thể giữ được bí mật về những cuộc thảo luận đó mỗi khi có việc chấm dứt ném bom bắn phá hoàn toàn. Vì lẽ đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể lựa chọn một cách giải quyết khác là một sự giảm quy mô và phạm vi của các cuộc ném bom và bắn phá trong khi các cuộc thảo luận bí mật được tiến hành.

Hoa Kỳ sẵn sàng có tiếp xúc riêng ngay với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để xem xét về cách làm trên đây hoặc từ bất cứ gợi ý nào theo hướng đó mà Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đưa ra


Marcovich cho biết: theo Kissinger thì Tổng thống Johnson đã đích thân “duyệt từng chữ" của thông điệp này.

Ngày 11 tháng 9, Mai Văn Bộ trao cho Aubrac và Marcovich thông điệp trả lời của Hà Nội:

Những đề nghị của Mỹ thực chất là ngừng ném bom có điều kiện. Việc Mỹ ném bom nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một hành động bất hợp pháp. Mỹ phải chấm dứt việc ném bom mà không được đòi hỏi bất cứ một điều kiện nào.

Thông điệp của Mỹ đã được trao sau một cuộc leo thang đánh phá Hà Nội và ví sự đe doạ liên tục đánh phá Hà Nội. Rõ ràng đó là một tối hậu thư đối với nhân dân Việt Nam.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kiên quyết bác bỏ những đề nghị trên đây của Mỹ.

Lập trường của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và bất cứ hành động chiến tranh nào khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Mỹ phải rút quân và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, thừa nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình. Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và bất cứ hành động chiến tranh nào khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mỹ mới có thể có những cuộc nói chuyện
".
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #139 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2009, 11:04:39 pm »

Kissinger yêu cầu được gặp Mai Văn Bộ để được là "Người Mỹ đầu tiên đã tiếp xúc được với Hà Nội", nhưng không được. Ngày 16 tháng 9, ông ta nhờ Aubrac và Macovich chuyển cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà thông điệp ngày 13 tháng 9 năm 1967 của Chính phủ Mỹ. Toàn văn như sau:

Chính phủ Hoa Kỳ nghĩ rằng thông điệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 11 tháng 9 có thể dựa trên một sự hiểu sai về đề nghị của Hoa Kỳ ngày 25 tháng 8. Đề nghị của Hoa Kỳ không chứa đựng điều kiện hay đe doạ nào và không thể bị bác bỏ vì những lý do đó.

Lúc đó, Chính phủ Hoa Kỳ hiểu rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có lẽ muốn tiến hành nhanh chóng thương lượng có hiệu quả và đưa đến hoà bình khi những cuộc đánh phá bằng không quân và hải quân chấm dứt. Chính phủ Hoa Kỳ tìm cách xác nhận sự kiện đó trong đề nghị ngày 25 tháng 8 của mình mà Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có trong tay. 

Để chứng minh thiện chí của mình và để tạo không khí tốt nhất cho việc xét đề nghị của mình, Hoa Kỳ đã tự ý ngừng ném bom Hà Nội từ ngày 25 tháng 8, ngày mà đề nghị được chuyển cho Hà Nội. Sự hạn chế này đã được duy trì không thời hạn, mặc dù những hoạt động của lực lượng đối phương ở miền Nam thực tế đã tăng lên từ ngày 25 tháng 8. Đề nghị của Chính phủ Hoa Kỳ ngày 25 tháng 8 vẫn giữ nguyên giá trị
”.

Sau khi Kissinger và Mai Văn Bộ, qua Aubrac và Marcovich, trao đổi thông điệp miệng chung quanh vấn đề thương lượng, tối 4 tháng 10, Kissinger nhờ Marcovich chuyển cho phía Việt Nam một “kịch bản mới" đại để như sau:

Một: Chính phủ Hoa Kỳ gửi một thông điệp cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông báo rõ ràng, một cách không nhầm lẫn được, việc Hoa Kỳ chấm dứt ném bom không điều kiện.

Hai: Sau khi thực hiện chấm dứt ném bom, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ gửi thông điệp thứ hai đề nghị ngày giờ và địa điểm nói chuyện.

Đêm 6 tháng 10, Wallner, công sứ toàn quyền của sứ quán Mỹ ở Paris, trao cho Marcovich một dự thảo thông điệp của Chính phủ Hoa Kỳ gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mà Kissinger sẵn sàng trao cho phía Việt Nam chính thức hoặc không chính thức. Nếu Tổng đại diện Việt Nam đồng ý, Kissinger sẽ sang Paris trao tận tay thông điệp đó. Dự thảo thông điệp đó như sau:

Chính phủ Hoa Kỳ hiểu rằng lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là: Ngay khi Mỹ chấm dứt mọi hình thức đánh phá nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mà không nói đến điều kiện, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể nhanh chóng tiến hành thảo luận có kết quả với Hoa Kỳ. Những thảo luận này có thể nhằm mục đích giải quyết những vấn đề giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Giả thiết cách hiểu trên đây là đúng với lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng, thể theo thông điệp ngày 25 tháng 8, chuyển đến trước cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày tháng chính xác việc ném bom Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể chấm dứt và gợi ý ngày tháng và địa điểm cho việc bắt đầu thảo luận
" (Xem thêm: Mai Văn Bộ: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1985, tr. 149-150.).

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM