Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:20:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris  (Đọc 198011 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #50 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:55:44 pm »

Như tôi đã nói, các giới ngoại giao phương Tây cho rằng Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh và rút lui. Chúng tôi có cảm tưởng rằng sau khi Mỹ rút, cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam sẽ được bảo đảm tự do. Miền Nam sẽ không có quân đội, căn cứ quân sự nước ngoài, không tham gia liên minh quân sự, hai miền sẽ trung lập. Quan hệ giữa hai miền sẽ do nhân dân tự giải quyết. Như vậy lập trường của miền Bắc Việt Nam và của Mặt trận Dân tộc Giải phóng cũng không xa lập trường của Mỹ lắm, mà trái lại gần nhau. Căn cứ vào đó có thể tìm ra được một giải pháp làm cho nhân dân Việt Nam không mất gì, không phải thoả hiệp gì cả.

Như tôi đã nói, hiện nay Mỹ muốn thương lượng. Nhân dân các nước Á Phi, nhân dân Ghana đều tin rằng Việt Nam quyết giành độc lập, thà hy sinh tất cả chứ không chịu làm nô lệ. Đó cũng là quyết tâm của Tổng thống N.Krumah. Ghana cũng như Việt Nam sẵn sàng chịu mọi hậu quả để giành tự do. Chúng tôi đã từng đấu tranh, tổng bãi công. Nhiều người trong chúng tôi bị tù đầy hy sinh, nhiều người, đỗ đạt trong tù. Chúng tôi thấy vinh dự, phẩm giá là ở tinh thần đấu tranh giải phóng độc lập, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Chúng tôi đã trải qua một trăm năm bị thống trị. Chúng tôi không phải là hạng người thoả hiệp với bọn đế quốc. Sở dĩ chúng tôi nói đến các nước Á Phi đứng ra làm trung gian để tiến tới một cuộc Hội nghị là vì chúng tôi thấy chiến tranh đã diễn ra lâu rồi, dù triển vọng thắng lợi của bên này hay bên kia như thế nào đi nữa, qua các dấu hiệu, hiện thấy có rất ít khả năng giải quyết được cuộc xung đột bằng quân sự. Về điểm này Việt Nam có thể có ý kiến ngược lại.

Chúng tôi nghĩ cần để cho Mỹ rút mà không có cảm tưởng bị làm nhục. Chúng tôi cũng nghĩ rằng tính chất vĩ đại của một nước không phải là ở chỗ đất đai rộng hẹp mà là ở tinh thần nhân dân nước đó. Theo ý kiến chúng tôi, Mỹ không thể nào bị tống cổ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà nhân dân miền Nam Việt Nam không bị tổn thất nhiều về người, về của. Chúng tôi không nói nhân dân Việt Nam không có khả năng đuổi cổ Mỹ đi, nhưng việc đó sẽ dẫn tới những phá hoại to lớn. Nếu chúng ta có thể tránh được mà vẫn thực hiện được mục đích, không tổn hại gì đến mục tiêu và nguyên tắc đã đề ra là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thì nên thăm dò khả năng đó. Một cuộc Hội nghị có thể đưa lại kết quả như thế.

Chúng ta thăm dò khả năng thương lượng không phải vì sợ sệt hoặc vì yếu. Nhân dân Việt Nam đã có một thành tích rất rực rỡ mà cả thế giới đều biết. Nhân dân Á Phi nhận thức rõ cần chấm dứt chiến tranh để cho nhân dân Việt Nam có thể kiến thiết nhanh chóng. Nếu có một cuộc Hội nghị, chúng ta sẽ không mất gì cả mà trái lại sẽ giành được đất nước Việt Nam, hoà bình sẽ được duy trì và chúng ta sẽ được tự do.

Chúng tôi hành động theo ý muốn tự do của chúng tôi, không bị ai thúc ép cả. Ghana cũng như tất cả các nước Á Phi đều muốn nhân dân Việt Nam thực hiện những mục tiêu của mình mà không phải đổ máu thêm. Những đau khổ của nhân dân Việt Nam cũng là đau khổ của nhân dân Á Phi. Chúng tôi đến đây không phải để làm tổn hại đến lập trường của Việt Nam. Nếu lập trường của Việt Nam bị tổn hại thì sẽ là một tai hoạ lớn mà nhân dân Á Phi không thể tha thứ được. Chúng tôi nghĩ đất nước sẽ không phát triển được nếu không được yên ổn. Đó là điều chúng tôi đưa đến để trình bày với Chủ tịch. Ý kiến của tôi có thể sai. Tổng thống N.Krumah mà Chủ tịch coi là anh em đã tỏ tình đoàn kết với Việt Nam và sẽ đến đây ngay khi nào có thể đến được. Nếu có sự trả lời của Chủ tịch, chúng tôi sẽ mất độ nửa tuần để trở về Ghana. Tổng thống chúng tôi sẽ đến vào lúc nào mà Chủ tịch thấy thuận tiện.

Chúng tôi sẽ rất sung sướng nếu được thư trả lời của Chủ tịch để mang về cho Tổng thống chúng tôi.

Chúng tôi hết sức cảm động trước lòng mến khách đã được biểu lộ đối với chúng tôi từ khi đến Hà Nội.

Chúng tôi đã thấy quyết tâm của nhân dân Việt Nam và sẽ báo cáo với Tổng thống N.Krumah. Các đại diện của Việt Nam: ông Sao ở Luân Đôn, đại sứ Việt Nam ở Mát-xcơ-va, Pra-ha, Bắc Kinh đều tỏ thái độ rất hợp tác. Chúng tôi rất sung sướng thấy Việt Nam sẽ có đại sứ ở Acra. Đại sứ chúng tôi ở Bắc Kinh sẽ tới đây. Chắc chắn là quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ được thắt chặt thêm

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #51 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:56:44 pm »

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Ở đây chúng ta nói chuyện với nhau như những người anh em, cho nên, tôi nói thật, ý kiến dù không khớp cũng nói.

Một lần nữa tôi xin nói: nhân dân Việt Nam cảm ơn Tổng thống N.Krumah và nhân dân Ghana anh em đã lo lắng sự lo lắng của nhân dân Việt Nam, buồn phiền sự buồn phiền của nhân dân Việt Nam, vui mừng trước những thắng lợi của nhân dân Việt Nam.

Có lẽ anh em Ghana, trong đó có vị trong phái đoàn, không hiểu về Mỹ. Các vị đã lấy lòng người quân tử để xét đoán bụng dạ của kẻ tiểu nhân.

Vấn đề phái đoàn của Wilson không cần nhắc đến nữa. Sau khi Davies sang đây, họ nói Việt Nam hiếu chiến cần phải xử phạt, họ đe doạ chúng tôi. Cách đây mấy năm, Đa-vít có đến đây, ông ta là một người thuộc cánh tả của Công đảng Anh, là một người đấu tranh cho hoà bình, cho công lý và chống đế quốc. Cho nên trước đây chúng tôi tiếp đón ông ta rất tử tế. Lần này, ông ta sang đây có hai mặt. Khi xin thị thực, ông ta nói sang với tư cách cá nhân, nhưng trên đường đi ông ta lại nói có sứ mạng của Wilson nên chúng tôi không tiếp.

Các vị nói Mỹ không muốn rút khỏi miền Nam Việt Nam như bị đuổi ra. Chúng tôi nghĩ Mỹ đến như thế nào thì cứ việc rút ra như thế ấy. Chúng tôi sẵn sàng hoan tống họ. Tổng thống Johnson nói: Mỹ đã đưa danh dự của mình cam kết ở Việt Nam. Tôi không hiểu ông ta muốn nói gì. Phải chăng danh dự của Mỹ là ở bom na-pan, bom lân tinh, bom hơi độc và chó ngao? Hay là nên nói danh dự của một nước lớn như Mỹ là ở chính nghĩa. Nếu họ hiếu danh dự đúng như chúng ta hiểu thì họ cần nói rằng quân đội Mỹ đã gây ra sự phá hoại, chết chóc nhiều rồi, giờ đây nên quay đầu trở lại.

Mỹ nói Mỹ muốn hoà bình, chúng tôi cho đó là dối trá. Một ví dụ: có một bọn cướp vào làng, Việt Nam cũng có những làng như Ghana, chúng cướp của giết người, bố trí canh gác các nơi, sau đó chúng bảo người trong làng: thôi ta nói chuyện hoà bình đi! Làm sao có thể tin chúng được. Đó chính là tình hình hiện nay ở Việt Nam.

Ông Bộ trưởng vừa nói: nếu chúng ta ngồi lại với nhau, có đại diện các nước Á Phi họp thành một khối ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ thì sức mạnh ủng hộ càng tăng lên. Điều đó rất đúng. Nhưng ngồi lại ở đây không phải một bên là Mỹ, một bên là chúng tôi có các nước Á Phi bên cạnh. Mong rằng nước Ghana anh em hiểu và tiếp tục vận động tất cả các nước Á Phi cùng nhau ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.

Về hoà bình, có lẽ không phải là quá đáng nếu nói rằng nhân dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình và căm ghét chiến tranh hơn bất kỳ nhân dân nước nào khác. Vì sao? Vì nhân dân Việt Nam đã trải qua gần một thế kỷ bị thực dân áp bức, nhân dân Việt Nam bị tổn thất trong chiến tranh thế giới thứ hai, tiếp đó lại trải qua mười năm chống Pháp, thiệt hại người và của, giờ đây lại chống Mỹ. Nhân dân Việt Nam muốn hoà bình để tổ chức lại đời sống của mình. Mấy năm trước khi Mỹ leo thang, ở miền Bắc đã bắt đầu xây dựng nông nghiệp, công nghiệp, văn hoá... trong lúc đó ở miền Nam Việt Nam vì đế quốc Mỹ mà chết người hại của
.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #52 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:57:49 pm »

Đến đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một số thành tích về khắc phục khó khăn, về giáo dục ở miền Bắc, Người nói tiếp:

Vì lý do đó, chúng tôi muốn hoà bình nhưng hoà bình theo giá nào, cách nào. Chúng tôi muốn có hoà bình nhưng đồng thời phải có độc lập. Như Tổng thống N.Krumah có nói trong thư trước, nếu chiến tranh kéo dài thì tổn thất về người về của càng nhiều và khi đánh được Mỹ ra khỏi Việt Nam thì chúng tôi bị thiệt hại nhiều. Chúng tôi tin rằng nhân dân Việt Nam có thể đánh được Mỹ. Chúng tôi đã có kinh nghiệm đối với đế quốc Pháp: trước khi rút đi, chúng phá hoại nhiều lắm, nhưng chúng tôi thấy dù phải hy sinh nhiều mà đánh được Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam thì đó chẳng những là làm cho sau này nhân dân Việt Nam không phải làm nô lệ cho Mỹ mà còn góp phần làm cho nhân dân các nước thấy Mỹ không có gì đáng sợ. Một dân tộc đã đoàn kết nhất trí thì không có gì phải sợ đế quốc cả và Mỹ đã thua ở Việt Nam thì ở nơi khác cũng không thể thắng được. Nếu chiến tranh kéo dài, chúng tôi sẽ phải hy sinh nhiều, nhưng đó là chúng tôi làm nghĩa vụ đối với dân tộc, đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế đối với nước bạn.

Nói tóm lại, chúng tôi muốn hoà bình, chúng tôi không muốn làm nhục Mỹ nếu Mỹ cũng trọng danh dự chính đáng của họ, nếu Mỹ tôn trọng ý nguyện của nhân dân Việt Nam, nếu Mỹ thi hành đúng Hiệp nghị Genève thì chúng ta có hoà bình. Như ông Bộ trưởng đã nói, chúng ta cùng chung một mục đích là độc lập và hoà bình, cùng chung một nguyện vọng là không những Việt Nam và Ghana mà tất cả các nước đều hợp tác và hữu nghị với nhau.

Chúng tôi không ngần ngại hợp tác với nhân dân Mỹ vì kỹ thuật họ cao, kỹ thuật của Việt Nam thấp, họ có thể giúp. Ngược lại chúng tôi có những cái có thể giúp người Mỹ.

Những củ cà rốt của Johnson hứa viện trợ một tỷ đô-la không lừa bịp được chúng tôi. Trong khi chúng tàn phá đất nước chúng tôi ở miền Bắc và ở miền Nam thì chúng tôi không thể tin vào củ cà rốt của chúng được
.”

Về việc Tổng thống N.Krumah thăm Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Người rất mong muốn được gặp Tổng thống vì hai người chưa gặp nhau bao giờ, nhưng tiếc rằng chưa thể mời và đón tiếp Tổng thống được vì tình hình chiến tranh. Người nói:

Tôi nhờ các vị trình bày với Tổng thống N.Krumah: lòng tôi có mâu thuẫn, một mặt muốn gặp Tổng thống ngay nhưng mặt khác không dám mời Tổng thống. Xin các vị chuyển đến nhân dân Ga-ma anh em lòng biết ơn và tình đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Một khi Mỹ không gây gổ ở miền Nam Việt Nam cũng như ở các nơi khác nữa, tôi cũng muốn được đi thăm Ghana. Lần trước tôi đến Ghana tên khác, lần này Ghana tên khác, cái gì cũng là khác, nhất là con người đã khác trước rất nhiều.

Cảm ơn các vị đã đến thăm Việt Nam, cảm ơn các vị đã chịu khó nghe tôi nói nhiều
”.

Armah:

Xin cảm ơn Chủ tịch. Chúng tôi đến đây là một dịp được học tập rất nhiều. Những cuộc thảo luận của chúng ta tỏ ra rất bổ ích. Chúng tôi đã hiểu rõ tình hình và sau này sẽ ủng hộ Việt Nam mạnh hơn trước nhiều. Chúng tôi đánh giá cao những nhận xét của Chủ tịch đối với ý kiến chúng tôi. Chủ tịch là người có kinh nghiệm tại chỗ còn chúng tôi ở rất xa. Chúng tôi thành thật đưa ra đề nghị, có lẽ những đề nghị đó cũng giúp ích phần nào. Chúng tôi đánh giá rất cao những lời giải thích của Chủ tịch về tình hình. Trở về Ghana, chúng tôi có thể nói về Việt Nam một cách am tường hơn.

Tôi tin rằng nhân dân Ghana cũng như toàn thể nhân dân Á Phi sẽ ủng hộ nhân dân Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng. Tôi thông cảm trước hoàn cảnh của Chủ tịch đã buộc phải thay đổi những sự sắp xếp cho cuộc đi thăm Tổng thống chúng tôi
.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Tôi hiểu rằng có một người anh em ở xa, trong hoàn cảnh như Việt Nam, Tổng thống N.Krumah muốn đến xem xét tình hình và xem có cách gì giúp đỡ được nhiều hơn. Tôi cũng biết Tổng thống không sợ gì, vì đã trải qua nhiều sóng gió, vì đã hiến cả sinh mệnh của mình cho nhân dân thì không còn phải sợ gì nữa. Nhưng chính vì hiểu rõ như vậy mà tôi rất áy náy. Nhờ các vị trình bày với Tổng thống tình hình và tình cảm của tôi.”

Ông Armah rời Hà Nội với bức thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo tin từ Acra, đầu tháng 8, Ngoại trưởng Ghana đi Washington để chuyển tới Johnson bức thư của N.Krumah kêu gọi Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam.

Chuyến viếng thăm miền Bắc Việt Nam của Tổng thống N.Krumah không thành vì một nhóm quân nhân đã làm đảo chính lật đổ ông, khi ông đang trên đường đi Hà Nội tháng 12 năm 1966.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #53 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 10:01:01 pm »

CHƯƠNG VIII
GIORGIO LA PIRA:
HY VỌNG VÀ THẤT VỌNG CỦA CHUYẾN ĐI HÀ NỘI

(Trong chương này, những lời Hồ Chủ tịch nói được tác giả viết theo "Lược ghi biên bản tiếp xúc Hồ Chủ tịch - La Pira" của Nguyễn Tư Huyên, Trưởng phòng phiên dịch của Bộ Ngoại giao.)


Bộ Ngoại giao Việt Nam phân vân khi nhận được đề nghị của giáo sư Giorgio La Pira. Đây là một sáng kiến cá nhân hay là một hành động phối hợp với Chính phủ Italia, thậm chí với Chính phủ Mỹ?

Ở Hà Nội, người ta biết khá rõ về con người và hoạt động của La Pira, một nhân vật có tên tuổi ở Italia. Là giáo sư luật, hơn mười năm là thị trưởng Thành phố Firenze nổi tiếng. Ông đã tham gia cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít những năm 30 và trong chiến tranh thế giới thứ hai, đã đóng góp tích cực vào việc thành lập Đảng Dân chủ thiên chúa giáo, Đảng cầm quyền ở Italia. Vốn có tư tưởng tiến bộ, ông cũng tham gia các hoạt động vì hoà bình và công lý, vì dân chủ xã hội.

Năm 1965, ông đã mời thị trưởng các thành phố lớn trên thế giới đến họp tại thành phố quê hương để ký một công ước hoà bình. Ông đã đứng ra tổ chức Hội nghị hoà bình về vấn đề Trung Đông lần thứ nhất. Năm 1958, ông đã tổ chức Hội nghị về vấn đề Algéri và đã có những hoạt động trung gian giữa Pháp và ban lãnh đạo kháng chiến Algéri, tạo điều kiện để đi tới Hội nghị Viên. Ông đã ủng hộ chính sách của Tổng thống Kennedy và tin rằng Johnson sẽ đi theo đường lối của Kennedy như ông này đã tuyên bố.

Nhưng việc máy bay Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam đã làm cho ông cũng như bao nhiêu người khác kinh hoàng. Ông liền lên tiếng phản đối các cuộc ném bom đó, ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Với sự ủng hộ của nhiều nhà hoạt động chính trị khác ở Italia và của Đảng cộng sản Italia, La Pira đã đứng ra tổ chức Hội nghị chuyên đề về Việt Nam ở Florence ngày 26 tháng 4 năm 1965. Là một diễn đàn quan trọng, tập hợp nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội nhiều nước châu Âu, Đại biểu cho nhiều tổ chức hoà bình trên thế giới, Hội nghị đã thông qua nghị quyết ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam và lời kêu gọi triệu tập lại Hội nghị Genève về Việt Nam và có các giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh Việt Nam.

Khi được Mỹ thông báo về chủ trương "thương lượng không điều kiện" của Tổng thống Johnson, ông Amintore Fanfani, Ngoại trưởng Italia không thể bỏ qua một con người có quá trình chính trị, uy tín quốc tế như La Pira. Ông ta mời La Pira đến gặp và đề nghị ông này đi Hà Nội thăm dò hoà bình. Lúc này ông La Pira đã thôi làm thị trưởng và đang dạy luật La Mã tại Trường Đại học Florence.

La Pira nhận lời ngay. Cùng đi với ông còn có các nhà toán học Mario Primicheri.

Sau khi được Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời đồng ý, ngày 20 tháng 10, hai ông La Pira và Mario Frimicheno lên đường đi Hà Nội. Hai ông qua Ba Lan, Liên Xô, trên đường đi Bắc Kinh phải dừng lại Irkoust hai ngày vì thời tiết quá xấu. Ngày 8 tháng 11, hai ông tới Hà Nội.

Các bạn Việt Nam đã dành thì giờ cho hai ông nghỉ sau chuyến đi khá mệt nhọc và nghe đại tá Hà Văn Lâu, Trưởng phái đoàn liên lạc Quân đội Nhân dân Việt Nam giới thiệu về tình hình thi hành Hiệp nghị Genève năm 1954 về Việt Nam, sự can thiệp ngày càng tăng của Mỹ ở miền Nam Việt Nam; thất bại của chiến tranh đặc biệt của Mỹ; tình hình chiến trường sau khi Mỹ đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam, cho máy bay ném bom miền Bắc, lập trường bốn điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2009, 07:23:51 am gửi bởi macbupda » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #54 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 10:05:59 pm »

Ngày 11 tháng 11, hai ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tại Phủ chủ tịch. Cùng dự với Người có Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Sau những lời chào mừng thường lệ, ông La Pira xin được nói trước. Ông nói:

Tôi đã gặp ông Fanfani ngày 7 tháng 9. Ông Fanfani nói với tôi rằng: ông đã tổ chức Hội nghị Florence, đã hoạt động cho Việt Nam, ông nên đi Việt Nam. Ông yêu cầu tôi nói với Chủ tịch rằng chúng tôi sẵn sàng phục vụ hoà bình và công lý. Vấn đề Việt Nam hiện nay là vấn đề của thế giới. Hội nghị Florence đã có nhiều chính khách quan trọng tham gia, đó là chất men kích thích phong trào thế giới. Tôi đã viết thư cho R.Kennedy và nhiều nhà chính trị khác của Mỹ. Hiện nay phong trào chống chiến tranh Việt Nam ở Mỹ gồm nhiều nhà chính trị quan trọng như Fulbright, Móc-xơ, nhiều giáo sư và sinh viên. Đây là lần đầu tiên tôi đi Hà Nội. Trước đây tôi đã đi Mát-xcơ-va. Lần này tôi qua cả Vasava, Mát-xcơ-va, Bắc Kinh, Hà Nội.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh vui vẻ nói:

- Ông đi lại với Cộng sản nhiều quá chăng?

Không khí trở nên thân mật. Ông La Pi ra nói:

- Chúng tôi đặt quan hệ giữa người với người. Tôi thấy đã đến lúc phải ngừng ném bom. Khi đến Mát-xcơ-va, tôi đã gửi cho ông Fanfani một bức điện về việc này (ông đọc bức điện bằng tiếng ltalia).

Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi:

- Vậy là lần này ông mang cành ô-liu đến Việt Nam? Vậy ông Fanfani yêu cầu ông nói gì với chúng tôi

- Nói rằng chúng tôi đã sẵn sàng. Việt Nam được hoà bình, thế giới sẽ hoà bình. Vấn đề khó nhất là bước đi đầu tiên. Hiện nay sinh viên Mỹ đang đấu tranh chống Lầu Năm Góc. Tham gia phong trào đó có rất nhiều người công giáo có tổ chức chặt chẽ.

Chủ tịch tiếp lời:
- Các anh Morisson và La Postorte (Hai thanh niên Mỹ này tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam) cũng là những người công giáo. Các anh đó rất dũng cảm, nhưng những kẻ phải chết cháy chính là Johnson và Macnamara.

- Hiện nay có phong trào mạnh mẽ đòi hoà bình, cần giúp đỡ phong trào đó và gây áp lực với Chính phủ Mỹ, phải bao vây Johnson lại.
Vấn đề quan trọng là bước đầu phải làm gì để đẩy phong trào lên, làm gì để chấm dứt đau khổ của nhân dân. Chỉ có hai con đường: hoặc là hoà bình hoặc là trái đất sẽ bị huỷ diệt. Hoà bình hiện nay là ở Hà Nội
.

Chủ tịch Hồ Chí Minh liền hỏi:

- Nếu ở địa vị ông thì ông phải làm gì?

- Vấn đề sẽ được giải quyết khi người ta cùng ngồi uống nước trà với nhau. Đó là việc lớn, là hữu nghị. Tại sao lại giết nhau. Thế giới đã thay đổi, tinh thần công lý hiện nay đã được dùng cho hòa bình thì sẽ làm được nhiều việc.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng, từ đâu vẫn ngồi nghe một cách chăm chú, bây giờ lên tiếng:

- Nếu ở vào địa vị người Mỹ thì ông phải làm gì?

- Sẽ gặp nhau uống trà mà không giết nhau nữa - La Pira trả lời.

Thủ tướng hỏi tiếp:

- Và người Việt Nam sẽ hỏi: Mỹ sang Việt Nam đế làm gì? Mỹ chỉ có việc về Mỹ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #55 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 10:09:06 pm »

Ông La Pira nói:

- Đúng, nói như vậy tốt. Cứ nói, nhưng nói giữa hai người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Mỹ đã đến Việt Nam gây chiến, giết hại nhân dân Việt Nam, còn nhân dân Việt Nam chỉ muốn Mỹ rút. Như ông nói, bước đầu là quan trọng, vậy thì bước đầu chúng tôi có đánh vào Washington đâu? Ai đã đến Việt Nam giết hại nhân dân Việt Nam?

- Mỹ! - ông La Pira trả lời ngay.

- Vấn đề là ở chỗ đó! Vậy thì Mỹ phải rút như lời Chúa dạy.

Ông La Pira dừng một chút rồi nói:

- Nhưng cũng có vấn đề kỹ thuật trong việc rút... Tôi là giáo sư về luật La Mã. Luật La Mã nói rằng khi có một cuộc tranh chấp thì nên chia ra hai giai đoạn: bước đầu là hai bên ngừng lại, bước sau là vận dụng luật La Mã để phân xử. Vì vậy tôi nghĩ trước mắt phải ngừng ngay bạo lực lại sau đó sẽ đem đối chiếu luật pháp và thực tế.

Thủ tướng nhận xét:

- Như vậy phải cho bọn kẻ cướp vào tù rồi đem xử sau.

- Nhưng phải có thời gian, phải vận động, phải đẩy phong trào lên. Hiện nay đã đến lúc, thời cơ đã chín muồi - La Pira nói.

Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi:

- Vấn đề quan trọng là bước đầu. Chính Mỹ đã ném bom bắn phá và hiện nay hàng ngày đang đánh phá chúng tôi. Vậy ai vi phạm luật lệ của Chúa

- Và ai vi phạm luật lệ của người - Thủ tướng hỏi tiếp – ông cho ai là kẻ có tội?

Không đợi khách trả lời, Thủ tướng nói:

- Tôi xin cảm ơn ông về đề nghị của ông là ngồi vào bàn nói chuyện với Mỹ, nhưng ông có cho rằng Mỹ có đồng ý ngồi vào bàn không?

La Pira :

- Trước đây vì quần chúng chưa hiểu, còn bị tinh thần chống cộng làm sai lạc, mặc dù thế, lịch sử tiến lên. Từ ba tháng nay, phong trào nhân dân Mỹ lại phát triển một cách mạnh mẽ. Lực lượng tiến bộ đang có triển vọng thắng thế, phải ủng hộ các lực lượng đó. Chúng tôi hoàn toàn phản đối việc ném bom, kể cả ném bom các nước cộng sản. Thời cơ đã đến, nên mở cửa cho Mỹ vào, nên nói chuyện với đại diện của Chính phủ Mỹ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #56 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 10:10:35 pm »

Thủ tướng:

- Giải pháp duy nhất là Mỹ phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Mỹ phải rút về Mỹ.

- Việc đó sẽ giải quyết trong lúc uống trà.

- Muốn nói chuyện, - Thủ tướng phân tích - phải có người để nói. Vậy Mỹ có muốn nói chuyện không? Không! Chúng vẫn mở rộng chiến tranh ở miền Nam, ném bom bắn phá miền Bắc. Chúng muốn bắt chúng tôi, muốn chúng tôi phải nhận thứ hoà bình Mỹ. Nhưng việc đó chúng tôi không thể chấp nhận được. Chúng tôi tha thiết với hoà bình. Đêm chúng tôi không ngủ, ngày chúng tôi suy nghĩ rất nhiều phải làm gì. Hoà bình trong công lý là lập trường bốn điểm mà chúng tôi đã đưa ra.

La Pira:

- Muốn có hoà bình thì phải gặp nhau, phải nói chuyện với nhau rồi Mỹ mới rút. Về bốn điểm, Mỹ đã nhận gần hết. Nếu Mỹ không nói bốn điểm mà chỉ nói một điểm là Hiệp nghị Genève trong đó bao gồm những vấn đề là lập trường bốn điểm đã nêu ra thì các ông có đồng ý không? Có nhận không?

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Chúng tôi sẵn sàng trải thảm đỏ và rắc hoa cho Mỹ rút. Nhưng nếu Mỹ không rút thì phải đánh đuổi Mỹ đi. Chúng tôi và nhân dân chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với nhà cầm quyền Mỹ và nhân dân Mỹ. Nhưng với Johnson và Macnamara thì hoặc là trải thảm đỏ hoặc là đá đít ra khỏi cửa. Tất nhiên là chúng tôi muốn hoà bình, chúng tôi sẵn sàng giải quyết hoà bình vấn đề Việt Nam. Chúng tôi không muốn trẻ em bị giết và nhà cửa bị đốt. Chúng tôi sẵn sàng nói chuyện với kẻ xâm lược, nhưng trước hết, kẻ xâm lược phải ngừng xâm lược. Nhờ ông nói với Tổng thống Johnson và Macnamara hoặc thông qua ông Fanfani mà nói với họ rằng: Hồ Chí Minh chỉ muốn hoà bình. Ai là kẻ gây chiến? Ai là kẻ không muốn chấm dứt chiến tranh? Đó chính là Mỹ! Mỹ phải rút khỏi Việt Nam rồi Tổng thống Johnson đến đây nói chuyện cũng được, hoặc ông ta có mời tôi qua Washington tôi cũng sẵn sàng! Nhưng trước hết Mỹ phải để chúng tôi yên. Mỹ phải chấm dứt ném bom!

- Nếu Mỹ còn xâm lược thì chúng tôi còn đánh. Chén trà sẽ có sau - Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói thêm.

- Cần phải pha trà sẵn - La Pi ra nói.

- Đồng ý - Thủ tướng trả lời .

Cuộc nói chuyện về hoà bình ở Việt Nam đến đây chấm dứt, một cuộc nói chuyện cởi mở, thẳng thắn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi chuyện khách về tình hình chính trị ở Italia, cho khách biết Người đã ở Florence một thời gian trong một nhà hàng không sang trọng lắm, ông chủ xem Người như người nhà. Người kể là: đã từng ở Thành phố Naple hai tháng đi thăm Pompei và núi lửa Vésuve, còn Thủ đô Rô-ma thì Người chỉ đi qua hai giờ đồng hồ. Người còn hỏi về tình hình ăn ở của khách, hỏi khách có mãn nguyện đối với nhiệm vụ trong chuyến đi thăm Việt Nam không. La Pira nói rằng ông rất mãn nguyện và cho đây là chuyến đi quan trọng nhất của ông trong mười năm qua. Cuối cùng, chủ tịch Hồ Chí Minh ngỏ lời mời ông trở lại Việt Nam khi nào thuận tiện.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2009, 07:28:42 am gửi bởi macbupda » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #57 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 10:11:45 pm »

*
*   *

Nhận được thư của giáo sư La Pira tóm tắt cuộc nói chuyện về vấn đề Việt Nam với Chủ tịch Hồ chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông Fanfani, khi đó đang ở New York, là Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 20, đã gửi thư cho Tổng thống Johnson. Thư đề ngày 20 tháng 11, nội dung chủ yếu như sau:

Trong cuộc hội kiến mà Ngài đã có nhã ý dành cho tôi hồi cuối tháng 5, Ngài đã luôn luôn nhắc lại ý định vững chắc của Ngài kiên trì tìm kiếm một giải pháp thương lượng cho cuộc xung đột ở Việt Nam.

Tôi xin thông báo với Ngài việc sau đây:

Ngày thứ năm, 11 tháng 11 ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã bày tỏ với hai người quen của tôi ý muốn tha thiết tìm một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột ở Việt Nam và đã tuyên bố tóm tắt như sau, theo như hai người đã viết cho tôi:

Để cho cuộc nói chuyện hoà bình có thể thực hiện được sẽ cần phải:

a. Ngừng bắn trên không, trên biển, trên đất liền, trong toàn lãnh thổ Việt Nam (Bắc và Nam Việt Nam), chấm dứt mọi cuộc hành quân đối địch (bao gồm cả việc đưa thêm quân Mỹ vào);

b. Tuyên bố rằng Hiệp nghị Genève năm 1954 sẽ được dùng làm cơ sở cho cuộc thương lượng, tuyên bố cần nói đến bốn điểm của Hà Nội - các điếm này thực chất là việc giải thích Hiệp nghị Genève - theo đó có thể gom gọn lại thành một điểm, nói một cách khác: thi hành Hiệp nghị Genève.

Chính phủ Hà Nội đang chuẩn bị mở cuộc thương lượng mà không đòi quân Mỹ phải rút trước.

Cụ Hồ Chí Minh đã nói: sẵn sàng đi bất cứ đâu, gặp bất cứ ai.
..”.

Bức thư có những điểm khác với lập trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với ông La Pira và ông Prinmicherio, đặc biệt là có một số ý kiến của Người đã được trình bày lại gần giống lời lẽ của Johnson.

Cũng trong dịp này, ông Fanfani đã gặp đại sứ Arthur Goldberg, đại diện Mỹ tại Liên Hợp Quốc, rồi Ngoại trưởng Dean Rusk để thông báo về kết quả chuyến đi Hà Nội của La Pira và Pnrimichirio.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #58 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 10:13:50 pm »

Ngày 4 tháng 12, Dean Rusk gửi thư cho Fanfani, nói:

1. Như đã nhiều lần tuyên bố, Hoa Kỳ sẵn sàng đi vào các cuộc thảo luận hay thương lượng với bất cứ Chính phủ nào, vào bất cứ lúc nào, không có bất cứ điều kiện tiên quyết nào.

2. Mặc dù có ít nhiều điều chưa rõ ràng trong tuyên bố về lập trường của Hà Nội các nguồn tin của Ngài hình như chỉ ra rằng Hà Nội đồng ý là các cuộc thương lượng sẽ được tiến hành trên cơ sở Hiệp nghị Genève năm 1954 không có phân biệt hoặc điều kiện. Về phần chúng tôi, chúng tôi cũng mong muốn đi vào thương lượng trên cơ sở đó, không có phân biệt hoặc điều kiện.

3. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không đồng ý với luận đề cho rằng bốn điểm của Hà Nội đưa ra là một sự giải thích chân chính Hiệp nghị Genève năm 1954. Các yếu tố trong bốn điểm, nhất là cương lĩnh của cái gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng không có cơ sở trong Hiệp nghị Genève và việc Hà Nội nhấn mạnh một cách rõ ràng phải có tuyên bố trước chấp nhận bốn điểm, đã tỏ ra vừa không nhất quán với Hiệp nghị mà còn đòi một điều kiện quan trọng cho việc thương lượng. Tuy nhiên, chúng tôi sẵn sàng xem xét bốn điểm trong bất cứ cuộc nói chuyện hoà bình nào cùng với bất cứ đề nghị nào mà Hoa Kỳ, Nam Việt Nam và các nước khác mong muốn đưa ra.

4. Nếu có sự giảm bớt hoặc đình, chỉ chiến sự trước khi thương lượng, hiển nhiên điều đó phải trên một cơ sở công bằng và có đi có lại

5. Chính phủ Hoa Kỳ ghi nhận thông điệp gửi cho chúng tôi rằng Bắc Việt Nam sẽ không nhấn mạnh việc rút lực lượng Mỹ trước khi bắt đầu thương lượng. Tuy vậy việc làm sáng tỏ điểm này dù không phải không có ý nghĩa... vẫn để lại các vấn đề ở điểm hai và ba nói trên.
Vì vậy chúng tôi còn xa mới tin rằng những lời tuyên bố của cụ Hồ Chí Minh và ông Phạm Văn Đồng là dấu hiệu của lòng mong muốn thật sự về thương lượng không điều kiện" (Bộ Quốc phòng Mỹ: Quan hệ Mỹ - Việt Nam 1945-1967, Washington, 1971, Phần VI-B, Quyển 12, tr. 22-23.).

Ngày 13 tháng 12, Fanfani báo cho Dean Rusk biết rằng ông đã tóm tắt ý kiến trên của Mỹ để gửi cho Hà Nội ngày 8 tháng 12. Ông nghĩ rằng hôm nay ngày 13 tháng 12, các văn kiện đó đã đến địa chỉ cuối cùng.

Hà Nội đã nhận được thư của ông Fanfani đề ngày 6 tháng 12 với tiêu đề Chủ tịch Đại hội đồng (Liên Hợp Quốc) cá nhân và mật.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #59 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 10:16:48 pm »

Bức thư như sau:

Kính thưa Ngài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thưa Chủ tịch,

Hai người Italia đã nói chuyện với Ngài và Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 11 tháng 11 vừa qua đã thông báo cho tôi ngày 19 tháng 11 rằng trong buổi nói chuyện về cuộc xung đột ở Việt Nam, phía các Ngài có lẽ đã đưa ra những điểm sau đây - mà tôi đã viết lại bằng tiếng Anh - nghĩa là trong ngôn ngữ mà tôi đã dùng để chuyển đi:

1. Để tạo khả năng cho thương lượng hoà bình gồm:

a. Ngừng bắn (trên không, trên biển và đất liền) trong toàn lãnh thổ Việt Nam (Bắc và Nam) một cuộc ngừng bắn - có nghĩa là ngừng tất cả cuộc hành quân (bao gồm cả việc chấm dứt việc đổ bộ thêm quân Mỹ).

b. Tuyên bố rằng Hiệp nghị Genève năm 1954 sẽ được dùng làm cơ sở cho việc thương lượng - tuyên bố cần nói đến bốn điểm của Hà Nội - thực ra các điểm đó là sự giải thích văn bản Hiệp nghị Genève và thực chất là thi hành Hiệp nghị Genève.

2. Những người đối thoại với Ngài cũng nói thêm rằng họ đã nhận được những dấu hiệu cho thấy Chính phủ Cộng hoà Dân chủ của Bắc Việt Nam sẵn sàng mở các cuộc thương lượng mà không nhấn mạnh vào việc rút quân của Mỹ trước.

3. Cũng những người đối thoại đó nói thêm rằng Ngài có lẽ đã nói Ngài “sẵn sàng đi bất cứ đâu, gặp bất cứ ai" nếu việc đó có lợi cho sự nghiệp hoà bình.

Vì những người đối thoại đó đã nói rõ ràng Ngài muốn các điều nói trên sẽ được chuyển một cách bí mật cho Chính phủ Mỹ qua tôi, ngày 20 tháng 11 vừa qua, tôi cho rằng mình có bổn phận chuyển các ý kiến đó đến Tổng thống Hoa Kỳ một cách trực tiếp và dè dặt trong văn bản bằng tiếng Anh mà tôi vừa chuyển cho Ngài.

Trong những ngày tiếp theo, tôi đã nhận được những lời cảm ơn của Tổng thống Johnson về thông báo của tôi và bảo đảm rằng trong một thời gian ngắn người ta sẽ gửi đến tôi quan điểm của Chính phủ Hoa Kỳ.

Quan điểm mà người ta đã nói cho tôi ngày 29 tháng 11 vừa qua, hôm nay, ngày 6 tháng 12 tôi đã nhận được. Được sự cho phép của lời thông báo cá nhân và bí mật đó, tôi xin báo với Ngài một việc sau đây:

1. Như đã nhiều lần tuyên bố, Hoa Kỳ sẵn sàng đi vào các cuộc thảo luận hay thương lượng với bất kỳ Chính phủ nào, bất kỳ lúc nào, không có bất cứ điều kiện tiên quyết nào. Người ta thêm rằng "Chính phủ Mỹ xác nhận lại lòng mong muốn đó”.

2. Washington có cảm giác rằng có một sự không rõ ràng nào đó trong cách diễn đạt quan điểm của Bắc Việt như hai người đối thoại với Ngài đã chuyển lại. Thực vậy, hình như Washington cho rằng “Hà Nội đồng ý rằng cuộc thương lượng sẽ phải dựa trên cơ sở Hiệp nghị Genève năm 1954 không có phân biệt hoặc điều kiện”, và người ta cũng thừa nhận về phía Washington lòng mong muốn đi vào thương lượng trên cơ sở đó, không có phân biệt hoặc điều kiện.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM