Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:14:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris  (Đọc 197660 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #40 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 01:07:20 pm »

Bình luận về lập trường của ta, Gullion nói: Mỹ phải thừa nhận bốn điểm, công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng và ngừng bắn phá miền Bắc mà không có dấu hiệu gì đáp lại ở miền Nam thì khó mà đồng tình với nhau được

Ngày cuối cùng của tháng 8 năm đó, ông lại đến cơ quan Tổng đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và trịnh trọng tuyên bố với Mai Văn Bộ rằng: Bốn điểm ông ta trình bày đã được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Dean Rusk xác nhận trong tuyên bố với báo chí: thừa nhận thi hành các điều khoản quân sự của Hiệp nghị Genève năm 1954, thừa nhận tổng tuyển cử ở Việt Nam, Mỹ sẽ ngừng bắn phá miền Bắc nếu có dấu hiệu đáp lại.

Ông lại hỏi vấn đề rút quân, rút trước hay rút sau khi thương lượng. Ông nói hai bên phải cùng rút quân, chẳng hạn miền Bắc rút sư đoàn 325 khỏi miền Nam và hỏi thêm: phía Việt Nam Dân chủ cộng hoà có nhận sự kiểm soát quốc tế ngoài Liên Hợp Quốc không?

Ông ta còn đọc một thông điệp của Chính phủ Mỹ gửi các nước, trong đó nói Mỹ không từ bỏ khả năng ngừng bắn phá Bắc Việt Nam dài hơn với điều kiện là Hà Nội có một dấu hiệu rõ ràng ngừng việc đưa người và vũ khí vào miền Nam, nhất là ngừng rõ rệt mức độ hành động quân sự và hoạt động khủng bố ở miền Nam do sự ủng hộ của miền Bắc gây ra.

Sau khi Tổng đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phản đối Gullion dịu giọng và nói.

- Mỹ không đòi miền Bắc có hành động tương xứng như ngừng mọi hoạt động, mà chỉ yêu cầu có dấu hiệu nào đó như giảm bớt hoạt động khủng bố hay hành động nào đó để cho hai bên có thể từng bước cùng xuống thang đến mức như ở Algéri thì có thể từng bước nói chuyện với nhau mà không ai mất mặt cả.

Trước khi về, Gullion còn nói là cả Tổng thống Johnson và Ngoại trưởng Dean Rusk đều cố gắng tìm cách này hay cách khác để đi đến giải quyết bằng thương lượng mà các ông cứ nói ngang như vậy thì làm sao đi đến thương lượng được?

Ông xin gặp lại vào ngày 7 tháng 9 năm 1965, nhưng Mai Văn Bộ từ chối.

Trong cả bốn lần gặp Mai Văn Bộ, Gullion đều nói đến vấn đề Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Nhưng chính trong thời gian đó Washington liên tiếp đưa nhiều đơn vị chiến đấu Mỹ vào miền Nam nước ta. Hoạt động của ông ta chỉ là bộ phận của kế hoạch vận động ngoại giao nhằm che giấu việc tăng quân của Mỹ.

Đầu tháng 11, ông Sturm, một nhà ngoại giao Mỹ nguyên lãnh sự Mỹ ở Hà Nội từ 1952 đến 1954 yêu cầu gặp Mai Văn Bộ. Ông này trước đây đã ủng hộ mạnh mẽ việc Mỹ can thiệp vào chiến dịch Điện Biên Phủ, đặc biệt là về gợi ý đổ bộ quân Mỹ xuống đồng bằng Bắc Bộ.

Khi gặp đồng chí Võ Văn Sung, Bí thư thứ nhất cơ quan ta, ông đưa thư của Gullion đề nghị gặp lại Tổng đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Khi đó, Mai Văn Bộ đã về nước báo cáo.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #41 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 01:07:29 pm »

Câu chuyện của Sturm xoay quanh sự sẵn sàng thương lượng không điều kiện của Mỹ, lập trường bốn điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông ta hỏi: Mỹ làm thế nào để thừa nhận bốn điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà? Thừa nhận bằng cách nào? Theo ông, Mỹ đã đồng ý ba trong bốn điểm: các điểm một, hai và bốn. Còn điểm ba thì khó quá. Mỹ phải nhìn trước nhìn sau. Phía Việt Nam hình dung thế nào về diễn biến tình hình sau khi Mỹ nhận cả bốn điểm? Có phải công nhận khi hai bên còn đánh nhau không? Sau khi hai bên gặp nhau có thể đi đến đàm phán không?

Lúc đầu, câu chuyện được dẫn dắt để người nghe tưởng như Mỹ đã nhận ba trong bốn điểm của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sau cùng, Sturm nói: Mỹ sẽ ngừng ném bom miền Bắc nếu Hà Nội chấm dứt thâm nhập vào miền Nam và rút quân về miền Bắc.

Chung quy vẫn là câu chuyện phải có dấu hiệu đáp lại việc Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc, phải có đi có lại, nghĩa là Mỹ có thể nói chuyện nhưng phải có điều kiện trước.

Sang tháng 1 năm 1966, Sturm lại đề nghị gặp đồng chí Võ Văn Sung nhưng tình hình lúc này đã có diễn biến mới.

Đây là lần đầu tiên một quan chức Mỹ (có thẩm quyền nhưng không chính thức" gặp đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Gullion được chỉ thị ban đầu là “phải vừa mềm dẻo vừa gây áp lực” nói một cách đơn giản và chung chung để thực hiện việc tiếp xúc, X cần tỏ ra mong muốn cho Việt Nam được hoà bình, tự do độc lập và thống nhất, X cần nói rằng việc kéo dài chiến tranh sẽ đưa đến việc Mỹ tăng sức ép và Trung Quốc kiểm soát Bắc Việt Nam, X cần nhấn mạnh rằng không có gì ép được Mỹ rút đi, sức ép đòi mở rộng chiến tranh ở Mỹ đang tăng lên và rất khó mà kiềm chế được.

Và sau mỗi cuộc họp, X lại được chỉ thị cho cuộc tiếp xúc sau.

Mục đích của Mỹ là đánh giá đối phương xem có ý định thương lượng không, có thể tiếp xúc với R được không? Tìm hiểu bốn điểm, điều kiện và thời gian rút quân, cơ sở cho thương lượng, thời gian thống nhất và tổng tuyển cử, thăm dò thái độ của Bắc Việt Nam về đề nghị của Ấn Độ, thái độ đối với Trung Quốc và Liên hiệp quốc, việc dùng vấn đề Lào và Campuchia làm con bài đổi lấy việc thương lượng.

Tháng 11, Y (Sturm) đến gặp đại diện ta với chỉ thị: Y cần nhấn mạnh:

Một: Áp lực ngày càng tăng ở Mỹ đòi mở rộng chiến tranh.

Hai: Dùng chiến thuật chia rẽ Trung Quốc.

Ba: Mở rộng khái niệm về phát triển kinh tế.

Bốn: Hỏi thêm về bị vong lục của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 23 tháng 9 năm 1965.

Washington cho rằng Gullion đã "thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm túc".

Tuy nhiên ông không thuyết phục được Hà Nội đi vào thương lượng trên thế mạnh của Mỹ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #42 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:45:54 pm »

CHƯƠNG VII
PHÁI ĐOÀN HOÀ BÌNH CỦA KHỐI LIÊN HIỆP ANH VÀ SỨ GIẢ CỦA TỔNG THỐNG N.KRUMAH

Anh là một trong hai Chủ tịch Hội nghị Genève năm 1954 về Đông Dương có nhiệm vụ theo dõi việc thi hành Hiệp nghị Genève về Việt Nam cũng như về Lào và Campuchia.

Nhưng Anh đồng thời là đồng minh của Mỹ, gắn bó mật thiết với Mỹ không những bởi truyền thống ăng-lô - xắc-xông mà còn bởi cái mà người ta gọi là "tình hữu nghị Đại Tây Dương".

Trong việc thi hành Hiệp nghị Genêve về Việt Nam, quan điểm công khai của Luân Đôn là ủng hộ chính sách dính líu của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, ủng hộ Chính quyền Sài Gòn, tán thành duy trì việc chia cắt nước Việt Nam. Họ đã cử R.G.K.Thompson, chuyên gia số một về chống du kích ở Mã Lai sang giúp Chính quyền Sài Gòn chống du kích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Đương nhiên, họ đã làm ngơ trước việc nhân viên quân sự và vũ khí Mỹ đổ vào miền Nam Việt Nam.

Đầu năm 1965, khi cuộc chiến tranh bắt đầu được Mỹ hoá ở miền Nam Việt Nam, mở rộng ra miền Bắc dưới hình thức một cuộc chiến tranh bằng không quân, Washington phải tiến hành rộng rãi việc biện minh và thuyết phục bằng cách đổ lỗi cho Bắc Việt Nam và tuyên bố “sẵn sàng thương lượng không điều kiện".

Từ sau tuyên bố Baltimore của Tổng thống Johnson, hoạt động ngoại giao của Luân Đôn hướng mạnh mẽ vào việc "tìm kiếm hoà bình" ở Việt Nam.

Từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5 năm 1965, P.G.Walker, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh đi thăm một loạt nước Đông Nam Á nhằm nghiên cứu khả năng giải quyết vấn đề Việt Nam. Trong dịp này, E.F.Wood lãnh sự Anh ở Hà Nội gửi Trưởng phòng Ngoại vụ Thành phố bức thư sau đây:

Chủ tịch Anh của Hội nghị Genève năm 1954 yêu cầu ông báo cho ông Phạm Văn Đồng rằng ông P. G. Walker đại diện đặc biệt của Chủ tịch Anh sẽ đi thăm Đông Nam Á... Xét tính chất nghiêm trọng của những vấn đề ở Đông Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, Chủ tịch Anh cho rằng đại diện đặc biệt cần đi thăm Bắc Việt Nam trong chuyến đi này.

Chủ tịnh Anh mong rằng ông Walker sẽ có dịp thảo luận với ông Phạm Văn Đồng về những vấn đề làm cho Chủ tịch Anh quan tâm và khả năng giải quyết những vấn đề đó
".

Bức thư còn viết thêm:

Anh sẽ góp ý kiến với các thành viên của Hội nghị Genève về khả năng tới hoà bình ở Việt Nam".

Cuối cùng, ông Wood xin thị thực nhập cảnh cho ông Walker và người cùng đi để họ tới Hà Nội ngày 26 tháng 4 năm 1965.

Khi đến Viêng Chăn, Walker cho người đến sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lấy thị thực nhưng phía Việt Nam khước từ. Chính phủ Hà Nội không nhận tiếp ông ta vì thấy rằng một cuộc tiếp xúc với ông ta sẽ không mang lại lợi ích gì cho hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương khi chính Thủ tướng Wilson vừa mới tuyên bố ngày 13 tháng 4 trong một cuộc họp báo tại Liên Hợp Quốc: “Hoà bình chỉ có thể lập lại được ở Việt Nam bằng cách tiêu diệt Việt cộng". Tuyên bố đó lộ liễu đến mức là hãng UPI, khi đưa tin này, đã bình luận rằng: "Wilson đứng vững vàng đằng sau chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á”.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:47:29 pm »

Ngày 17 tháng 6, trong Hội nghị các nguyên thủ các nước khối Liên hiệp Anh tại Luân Đôn, Thủ tướng Wilson đưa ra sáng kiến hoà bình về Việt Nam. Ông đề nghị cử một phái đoàn đặc biệt do ông lãnh đạo đi Mát-xcơ-va, Bắc Kinh, Hà Nội, Sài Gòn và Washington nhằm mục đích “Đánh giá một cơ sở chung có thể có được và những điều kiện triệu tập một Hội nghị quốc tế dẫn tới việc lập lại hoà bình lâu dài ở Việt Nam". Phái đoàn sẽ gồm có nguyên thủ hoặc Thủ tướng các nước Anh, Nigeria, Ghana, Trinnidad Tobago. Đề nghị đó không được toàn thể Hội nghị tán thành vì nó không có tính đại diện cho khối Liên hiệp Anh. Cũng nên nhắc ở đây rằng tính đến 14 tháng 6, theo Hãng thông tấn AP của Mỹ, đã có nhiều nước châu Phi phản đối chính sách của Mỹ ở Việt Nam: Ghana, Zambia, Malawi, Tanzania, Sierra Leone, Ouganda...

Hãng thông tấn Roi-tơ ngày 17 tháng 6 đưa tin: "Tổng thống Johnson đã được báo trước về kế hoạch lập phái đoàn này và đồng ý”. Đài BBC ngày 18 nhận xét: "Chắc chắn Wilson đã không thành lập phái đoàn này nếu không có sự tán thành trước của Mỹ”.

Tổng thống Tanzania Nyerere cho rằng phái đoàn này chỉ phục vụ mục đích tuyên truyền, nước ông phản đối phái đoàn đó và tin rằng nó sẽ thất bại.

Đầu tháng 6, Ngoại trưởng Anh Steward đưa ra kế hoạch sáu điểm để giải quyết vấn đề Việt Nam trong đó có việc: "Tổ chức Hội nghị Quốc tế để thương lượng ngừng bắn và bảo đảm cho miền Nam Việt Nam khỏi sự xâm lược của miền Bắc”.

Một buổi sáng cuối tháng 6, ông Nguyễn Văn Sao, phóng viên báo Cứu quốc, cơ quan của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam - thực tế là đại diện của Hà Nội tại Luân Đôn được mời đến văn phòng của ông H.Davies, Bộ trưởng, nghị sĩ Công đảng Anh ở Quốc hội. Ông Davies trước đây đã đến thăm Hà Nội và đã được đón tiếp tử tế. Cuối năm 1964, theo đề nghị của ông và nghị sĩ W.Warbey, Hà Nội đồng ý mời hai ông sang Việt Nam. Tháng 1 năm 1965 chỉ có ông Warbey đi. Ông Davies không đi, với lý do bận việc chính quyền. Ông Warbey đã được Chủ tích Hồ Chí Minh tiếp.

Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đồng ý tiếp ông với tư cách cá nhân. Nhưng ngày 8 tháng 7, khi gặp Phan Tử Nghĩa, Uỷ viên Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam ra đón ông tại sân bay Gia Lâm, ông lại nói ông đến Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ do ông Wilson trao.

Chiều và tối hôm đó, báo chí và đài phát thanh phương Tây đưa tin ầm ĩ rằng Davies sang Hà Nội với danh nghĩa là phái viên của Thủ tướng Wilson để chuẩn bị cho phái đoàn Liên hiệp Anh và sang Hà Nội là do lời mời của Hà Nội, không phải do ông yêu cầu, Hà Nội có vẻ xuống giọng

Hôm sau, tại trụ sở Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, các ông Trần Hữu Duyệt, Tổng thư ký Mặt trận; Phạm Hồng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban liên lạc văn hoá với nước ngoài; Phan Tử Nghĩa, Trần Trọng Quát, cựu phóng viên báo Cứu quốc tại Luân Đôn, đã niềm nở đón tiếp ông Davies.

Trần Hữu Duyệt bày tỏ niềm vui mừng được cùng các bạn bè đón tiếp một người bạn cũ và cảm ơn ông về những hoạt động ủng hộ Việt Nam sau chuyến đi năm 1957.

Ông Davies cũng tỏ ý sung sướng được gặp lại các bạn Việt Nam và cảm ơn Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam một lần nữa đã mời ông. Ông nói tiếp:

Mong các ông hiểu cho, tôi là Bộ trưởng trong Chính phủ Anh, phải được phép của Chính phủ Anh mới sang được đây và tôi đã được ông Wilson cho phép".
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #44 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:49:24 pm »

Trần Hữu Duyệt tỏ ý ngạc nhiên với việc ông nói là đại diện cho Chính phủ Anh, chứ không phải với tư cách cá nhân. Davies thanh minh và nói tiếp:

Các ông hãy tin tôi. Ông Wilson không lừa dối các ông... Ông Wilson không tham khảo trước ý kiến của Mỹ về phái đoàn này. Hội nghị Thủ tướng các nước khối Liên hiệp Anh đã tạo điều kiện thuận lợi đi đến một giải pháp cho vấn đề Việt Nam và đã kêu gọi các bên hữu quan hãy kiềm chế những hoạt động quân sự để tiến tới ngừng bắn.

Phái đoàn muốn gặp các bên hữu quan và tìm biện pháp nhích gần lại lập trường bốn điểm mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã nêu. Lập trường của Mặt trận Dân tộc Giải phóng cũng được chú ý.

Chúng tôi thành thật tin rằng nhân dân thế giới đang tìm mọi cách khuyên khích mở các cuộc thương lượng hoà bình, vì tình hình Việt Nam ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của nhân dân thế giới.

Tôi có thể nói thẳng với các ông rằng bác bỏ cuộc gặp gỡ này là sai lầm... Mục đích của phái đoàn này không có gì khác là tìm ra một biện pháp hoà bình. Phái đoàn sẵn sàng nghe ý kiến Bắc Việt Nam, nghe Mỹ, mà Mỹ sẽ khó mà bác được các điều phái đoàn đã chấp nhận với Bắc Việt Nam
”.

Ông Davies cho rằng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp phái đoàn dù chỉ hai ngày ở Hà Nội thì bản thân sự kiện đó cũng đã có ý nghĩa chính trị. Ông nhấn mạnh:

Đây là cơ hội để thực hiện tối đa mục tiêu của các ông bằng hoà bình. Nếu các ông bác bỏ thì nhiều năm nữa mới có cơ hội đàm phán nhưng sau một cuộc chém giết lớn. Tình hình hiện nay đặc biệt nghiêm trọng, nên phải xem xét vấn đề một cách thận trọng... Phải có đàm phán trước khi bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nếu hàng triệu người Việt Nam chết thì thắng lợi có ý nghĩa gì! Tất nhiên không phải các ông gây ra chiến tranh hạt nhân, nhưng sự việc cứ xảy đến nếu không ngăn chặn được".

Khách quan mà nói, khi đó dư luận phương Tây rất lo sợ Việt Nam sẽ không thể chống lại sức mạnh quân sự khổng lồ của Mỹ, nhất là khi bọn "diều hâu” đe doạ đưa Bắc Việt Nam "trở về thời đồ đá”. Washington đã lợi dụng tâm lý đó để lôi kéo dư luận ủng hộ thủ đoạn "thương lượng không điều kiện" của Johnson.

Các bạn Việt Nam đã nói rõ về âm mưu và hành động xâm lược của Mỹ, những tội ác ghê tởm do bom đạn Mỹ gây ra, về lập trường bốn điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Giải pháp đúng đắn là Hiệp nghị Genève năm 1954 phải được thi hành nghiêm chỉnh, Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, chấm dứt ném bom miền Bắc, để nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình. Đồng thời các bạn Việt Nam cũng đã phê phán thái độ của ông Wilson ủng hộ chính sách của Mỹ ở Việt Nam.

Tất cả những lời thanh minh, thuyết phục, đe doạ của ông Davies đều tỏ ra vô hiệu. Hai ngày tiếp theo là hai ngày khắc khoải mong đợi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp. Tối ngày 11, thấy không còn hy vọng được gặp Thủ tướng, ông Davies yêu cầu gặp Trần Trọng Quát.

Ông hỏi:

- Liệu Thủ tướng Phạm Văn Đồng có biết tôi đang ở Hà Nội không?

- Tôi tin là Thủ tướng biết qua tin tức của báo, đài.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #45 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:50:43 pm »

Nghe câu trả lời đó, ông Đa-vít đã hiểu tình hình là thế nào. Ông chuyển sang nói với đồng chí Quát một số vấn đề mà ý định khá rõ của ông là để đồng chí Quát báo cáo lên Thủ tướng.

"Chúng tôi thừa nhận rằng vấn đề miền Nam Việt Nam phải được giải quyết trong khuôn khổ hiệp nghị Genève năm 1954. Trong các cuộc đàm phán tương lai, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ có đoàn Đại biểu riêng. Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp Thủ tướng Wilson thì Vương quốc Anh sẽ công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên thực tế và hai bên sẽ đặt quan hệ ở cấp Tổng lãnh sự. Nếu Thủ tướng Wilson thống nhất ý kiến được với Việt Nam thì Tổng thống Johnson không phản đối được. Ghalla nói với Mỹ, Mỹ sẽ không nghe. Tôi có thể ở lại Hà Nội thêm ít ngày nếu lãnh đạo Việt Nam tiếp tôi”.

Nhưng ngày 13 tháng 7, Davies rời Hà Nội, tất nhiên không vui vẻ lắm.

Ngày 19 tháng 7 trước Quốc hội Anh, Thủ tướng Wilson đã bênh vực chính sách của Tổng thống Johnson về Việt Nam và tuyên bố.

Chiến tranh sẽ được đẩy mạnh; Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm về việc đó... Mỹ sẽ đánh Việt Nam mạnh hơn đế trừng phạt những người không chịu ngồi vào bàn thương lượng”. (Tin Reuter, UPI.)

*
*   *

Như trên đã nói, trong phái đoàn mà Wilson dự định thành lập người ta dự kiến có Tổng thống Ghana N.Krumah. N.Krumah là một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng ở châu Phi, đã lãnh đạo phong trào độc lập của nhân dân Ghana. Ông là người bạn của nhân dân Việt Nam, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập của nhân dân Việt Nam. Khi Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, đưa quân Mỹ vào miền Nam, ông đã ủng hộ lập trường bốn điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và đặc biệt là đã quyết định đặt quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với nước ta. Dư luận thế giới coi đây là một hành động dũng cảm.

Tổng thống N.Krumah nhận tham gia phái đoàn Liên hiệp Anh với lòng mong muốn chân thành đóng góp vào việc lập lại hoà bình ở Việt Nam và cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dânViệt Nam.

Khi ông Davies sang Hà Nội, Tổng thống đã gửi thư tới Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu những suy nghĩ của ông về vấn đề Việt Nam. Ông viết:

Tôi tin rằng một giải pháp hoà bình cho vấn đề Việt Nam có thể dẫn tới việc thực hiện những mục tiêu mà nhân dân Việt Nam đang chiến đấu và hy sinh”. Và "Có khả năng hợp lý để thực hiện việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam bằng thương lượng". Ông cho rằng ít nhất cũng nên thử xem "việc đó có thực hiện được không” vì “nếu thực hiện được mà không đổ máu hơn nữa và không phải thoả hiệp một chút nào các nguyên tắc và mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam thì điều đó không chỉ có lợi cho nhân dân Việt Nam mà cho cả hoà bình thế giới”.

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời bức thư trên, các cuộc ném bom của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam đã vượt quá vĩ tuyến 20. Chủ tịch vạch rõ thực chất của cái gọi là cuộc vận động hoà bình của Mỹ:

Chính trong lúc đó, Tổng thống Mỹ Johnson và những người ủng hộ ông ta như Thủ tướng Wilson ráo riết đẩy mạnh cái gọi là vận động hoà bình của họ để che đậy việc tăng cường xâm lược Việt Nam và đánh lừa dư luận".

Người còn nêu những nước trong Liên hiệp Anh đang tham gia cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam:

Về Liên hiệp Anh, ngoài Thủ tướng Wilson là người trước sau ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam còn có Australia, New Zealand, là hai nước đã đưa quân sang giúp Mỹ đánh lại nhân dân Việt Nam.

Trong điều kiện như vậy thì làm sao người ta có thể tin tưởng phái đoàn gọi là hoà bình của Liên hiệp Anh được
".
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2009, 07:21:35 am gửi bởi macbupda » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #46 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:51:32 pm »

Tuy vậy, thể hiện tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam đối với Tổng thống và nhân dân Ghana, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngỏ lời mời Tổng thống:

Nếu Tổng thống N.Krumah có dịp sang thăm hữu nghị đất nước Việt Nam thì tôi sẽ rất hoan nghênh và vui lòng thảo luận vấn đề với Tổng thống".

Tổng thống N.Krumah cử ngay Bộ trưởng K. Armah, cao uỷ Ghana tại Luân Đôn, sang Hà Nội với nhiệm vụ tìm hiểu tình hình và thu xếp chuyến đi thăm hữu nghị Việt Nam của Tổng thống. Mười ngày sau, đặc phái viên của Tổng thống đã tới Hà Nội. Cùng đi với ông Bộ trưởng có tiến sĩ J.Bosman, đại sứ Ghana tại Pari, ông Fred Arhut, Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Ghana. Cuộc đón tiếp phái đoàn đơn sơ trong hoàn cảnh chiến tranh, nhưng hữu nghị và chân thành.

Ngay hôm sau, ngày 26 tháng 7 năm 1965, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tiếp ông Armah. Hai bên đã trao đổi ý kiến về tình hình Việt Nam và về chuyến đi thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống N.Krumach.

Về mục đích chuyến đi thăm Việt Nam của đoàn, ông Ac-ma nói: Trước tình hình đặc biệt nghiêm trọng hiện nay ở khu vực, sự quan tâm của dư luận thế giới, của các nước Á Phi và của Tổng thống chúng tôi càng trở nên sâu sắc.

Lập trường của Ghana từ trước tới nay trong vấn đề Việt Nam là phải triệt để thi hành Hiệp nghị Genève, tức là thực hiện ba nguyên tắc mà hầu hết các nước Á Phi ủng hộ là độc lập, thống nhất và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Đánh giá tình hình Việt Nam hiện nay, ông nói đại ý: Nhân dân Việt Nam đang tiến hành một cuộc đấu tranh không khoan nhượng, vô cùng oanh liệt. Nhân dân Ghana cũng như nhân dân Á Phi hết sức ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa đó. Nhân dân Việt Nam ở hai miền đã giành được nhiều thắng lợi. Việt Nam đang ở thế mạnh. Mỹ đã thấy không thể đè bẹp được ý chí của nhân dân Việt Nam. Mỹ muốn trở lại Hiệp nghị Genève năm 1954 bằng một hiệp nghị khác. Hiện nay lập trường của Việt Nam và Mỹ không xa nhau. Việt Nam gắn bó với Hiệp nghị Genève, Mỹ cũng muốn thi hành Hiệp nghị đó.

Nhân dân Á Phi có thể làm trung gian để tiến hành đàm phán, thử lòng thành thật của Mỹ trong việc kêu gọi hoà bình.

Sau khi trình bày âm mưu chiến lược của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á từ sau Hiệp nghị Genève năm 1954, Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh đã vạch rõ: Mỹ nói thương lượng không điều kiện nhưng thực tế đặt ra nhiều điều kiện. Sau đó, Bộ trưởng trình bày lập trường bốn điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và lập trường năm điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Ngày 27 tháng 7, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Bộ trưởng Armah và các vị cùng đi tại Phủ chủ tịch (Những lời Hồ Chủ tịch nói chuyện với Bộ trưởng Armah trong chương này được tác giả viết theo "Lược ghi biên bản tiếp xúc Hồ Chủ tịch – Ác-ma" của Nguyễn Tư Huyên, Trưởng phòng phiên dịch của Bộ Ngoại giao.). Tình hình Hà Nội lúc này chưa bị ném bom nhưng rất căng thẳng. Mỗi ngày có hàng chục lần báo động. Thực tế trong tháng 7 máy bay Mỹ đã đánh vào thành phố dệt Nam Định, cách Hà Nội chưa đến một trăm km và liên tục đánh hệ thống đường sắt Tây bắc Hà Nội. Từ cách tổ chức làm việc đến cách chiếu sáng ban đêm, nhịp sống ngoài đường phố, tất cả là thời chiến.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #47 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:52:50 pm »

Phủ chủ tịch trang nghiêm, vắng vẻ. Phòng tiếp khách của Chủ tịch như một ốc đảo yên tĩnh giữa một thành phố đang chờ cơn bão lửa có thể ập đến bất cứ lúc nào. Với một câu chào bằng tiếng Anh và cái bắt tay thân mật, Người đã làm cho các vị khách cảm thấy thoải mái.

Người hỏi thăm sức khoẻ của Tổng thống N.Krumah và cảm ơn Tổng thống đã cử các vị đến đây. Người cảm ơn các vị đã sang thăm Việt Nam, mang tình hữu nghị của nhân dân Ghana đến cho nhân dân Việt Nam. Mong các vị mạnh khoẻ, vui vẻ, thoải mái.

Người nói:

Các vị đã đi rất xa từ Ghana đến Việt Nam, tính trên bản đồ là một phần ba trái đất. Tuy nhiên, xa thì xa, nhân dân Việt Nam và nhân dân Ghana có nhiều điểm giống nhau. Nhân dân Ghana phải phấn đấu lâu năm mới giành được độc lập. Nhân dân Việt Nam cũng phải đấu tranh gần một trăm năm. Tổng thống Ghana và Người nói riêng cũng có nhiều cái giống nhau, vì cùng phấn đấu, cùng ở tù như nhau. Vì vậy, hai nước chúng ta có cảm tình đặc biệt với nhau.

Chắc các vị sang Việt Nam cũng muốn tìm hiểu tình hình Việt Nam cho rõ hơn
(các vị khách gật đầu).

Hôm qua, đế quốc Mỹ đã hoan nghênh các vị bằng cách cho bốn mươi chuyến máy bay leo thang ra miền Bắc. Để tỏ tình quyến luyến với họ, chúng tôi đã hạ sáu máy bay, bắt sống ba phi công. Từ nay đến hết chiến tranh, chúng tôi sẽ phải nuôi họ, Chính phủ Mỹ không phải trả tiền”.

Nhân đây Người trình bày tóm tắt lập trường của Việt Nam.

Chúng tôi biết nhân dân Ghana đồng tình, ủng hộ chúng tôi và có cảm tình với chúng tôi. Tuy nhiên, về tình hình Việt Nam cũng có người biết, có người không biết, cho nên tôi cũng xin kinh qua các vị để giải thích cho anh em Ghana.

Trước hết, xin nêu một ví dụ. Khác với Chính phủ Nhật, nhân dân Nhật ủng hộ chúng tôi. Có một tu sĩ Nhật gặp một người Việt Nam. Đó là một người có đạo đức, yêu chuộng hoà bình. Người đó hỏi người Việt Nam: Là một người Nhật, tôi hết sức ủng hộ nhân dân Việt Nam. Theo báo chí của Chính phủ Nhật, tôi thấy Mỹ đã mười ba lần tìm biện pháp để đi tới hoà bình nhưng tại sao Việt Nam lại từ chối?. Như thế nghĩa là thế nào? Người thầy tu Nhật đó có lòng tốt nhưng ông ta không hiểu rõ tình hình. Ông ta chỉ xem báo chí của Chính phủ Nhật thôi. Vì vậy, ông ta cho là Mỹ muốn hoà bình, còn Việt Nam thì hiếu chiến. Sau khi người Việt Nam giải thích, ông ta rõ, ông ta khóc và ôm hôn người Việt Nam


Tôi nhắc lại câu chuyện đó để nói rằng nhân dân cả thế giới đều ủng hộ chính nghĩa của chúng tôi, nhưng không phải là mọi người đều hiểu rõ bản chất của vấn đề, đồng thời để tự phê bình tuyên truyền của chúng tôi ra nước ngoài làm còn kém. Chắc ở Ghana cũng như ở nước bạn châu Phi không có nhiều tài liệu về cuộc kháng chiến của Việt Nam (các vị khách gật đầu).

Miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Việt Nam, nòi giống, văn hoá, tiếng nói đều là Việt Nam. Hiệp nghị Genève năm 1954 nói nước Việt Nam phải được thống nhất, nhưng Mỹ đã cản trở việc thống nhất nước Việt Nam nhằm biến miền Nam thành một thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Mỹ đã can thiệp vào miền Nam, lúc đầu chúng dùng bọn tay sai, nhưng trước sự đấu tranh của nhân dân miền Nam, Mỹ chưa thấy đủ vì bọn tay sai ngày càng suy yếu và tan rã, nên chúng trực tiếp nhúng vào.

Miền Nam mới là nửa nước Việt Nam mà chúng đã thất bại, nay chúng lại leo thang ra miền Bắc hòng gỡ thế bí ở miền Nam. Đánh một nửa nước Việt Nam chúng đã sa lầy, nay chúng định đưa chiến tranh ra cả nước Việt Nam, chúng càng sa lầy thêm. Một kẻ địch chúng đã không chống cự nổi mà chúng còn muốn gây ra hai kẻ địch. Chúng xâm lược, chúng lại nói miền Bắc xâm lược miền Nam, không ai có thể tin rằng miền Bắc Ghana đi xâm lược miền Nam Ghana..
.”
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #48 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:54:11 pm »

Armah

Nói như thế là không lô-gích.”

Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Đó là cái lô gích của họ. Mỹ xa cách Việt Nam hơn cả Ghana thế mà Mỹ đã đưa quân đội, đưa cả bộ máy chiến tranh, đưa cả chó ngao sang Việt Nam. Một con chó ngao Mỹ ăn một ngày 1,2 đô - la Mỹ, trong khi đó một lính Sài Gòn chỉ được 0,2 đô -la. Điều đó chứng tỏ văn minh của bọn đế quốc.

Gần đây, Chính phủ Mỹ nói rất nhiều đến hoà bình. Tổng thống Johnson, Ngoại trưởng Dean Rusk tuần nào cũng nói. Họ nói rằng người Việt Nam hiếu chiến, người Việt Nam không muốn hoà bình, còn Mỹ thì muốn. hoà bình, nhưng bây giờ Mỹ ồ ạt đưa lính vào miền Nam Việt Nam, mở rộng chiến tranh ở đó và cho máy bay ngày đêm bắn phá miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi là người trong cuộc mà có lẽ người trong cuộc nghĩ không đúng. Vậy tôi xin hỏi các vị: Mỹ nói hoà bình trong hoàn cảnh như thế có phải thật sự Mỹ muốn hoà bình không
?”

Armah :

Thưa Chủ tịch, trong ván cờ mà một bên là Việt Nam, một bên là đế quốc Mỹ, chúng tôi là một nước Á Phi có liên quan gián tiếp đến vấn đề. Chủ tịch hỏi Mỹ có thành thật không khi nói đến hoà bình. Nếu được phép trình bày thiển ý của tôi thì tôi xin nói: toàn thể châu Á và châu Phi đều chống sự xâm lược của Mỹ: Ghana không cần đợi giải thích rồi mới lên án cuộc xâm lược đó. Nhưng một tình hình mới đã xuất hiện.

Hôm qua, ông Phó Thủ tướng có nói Mỹ muốn đạt được ở Hội nghị những cái mà họ không đạt được trên chiến trường. Nhưng nhân dân Á Phi và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới không để cho họ thực hiện được mục đích của họ tại bàn Hội nghị. Toàn thế giới đều biết những thắng lợi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, của nhân dân Việt Nam. Nhân dân Á Phi thấy rằng nên thăm dò khả năng thương lượng không phải vì nhân dân Việt Nam đang ở thế yếu.


Trái lại, chúng tôi cho rằng nhân dân Việt Nam đang ở thế mạnh. Điều này đã được chứng tỏ bởi những thắng lợi của Mặt trận ở Biên Hoà, Bình Giã, Plây-cu, Quy Nhơn và gần đây ở Ba Gia. Nhân dân miền Bắc tính đến nay đã hạ được bốn trăm mười hai máy bay Mỹ. Thế mạnh của Mặt trận còn được chúng minh bởi việc Mặt trận đã giải phóng được ba phần tư đất đai và mười trong số mười bốn triệu dân. Do đó, không ai nghĩ rằng nếu chúng ta thăm dò khả năng hoà bình là chúng ta xuất phát từ thế yếu.

Tướng Taylor chủ trương một cuộc chiến tranh toàn diện ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Giới ngoại giao phương Tây đều cho rằng việc cử Cabot Lodge thay Taylor có nghĩa là một sự thay đổi hoàn toàn về chính sách. Mỹ đã thấy không thể dùng quân sự để thắng trong chiến tranh được. Sở dĩ chúng tôi nghiêng về thăm dò khả năng hoà bình vì thấy rằng những thắng lợi rất to lớn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và của nhân dân Việt Nam đã đẩy Mỹ vào thế bị động phòng ngự. Họ chỉ còn có thể tăng cường quân sự nhưng họ không thể thắng bằng quân sự được. Họ phải nói đến hoà bình để tránh cho địa vị của họ khỏi bị sụp đổ hoàn toàn. Họ bắt buộc phải chấp nhận điều đó
.

Không ai có thể trách nhân dân Việt Nam đấu tranh để giành quyền lợi của mình. Chúng tôi lo lắng trước việc Mỹ dùng chất độc làm ba mươi nghìn người bị nhiễm độc, năm mươi nghìn người bị chết, tám trăm nghìn người bị tàn phế và bốn trăm nghìn người bị tù đầy... Chúng tôi lo lắng trước việc máy bay Mỹ ném bom bắn phá làng mạc, bệnh viện, trường học ở miền Bắc. Không nghi ngờ gì nữa, toàn thể nhân dân Á Phi đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #49 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 11:54:59 pm »

Như tôi đã nói ở trên, chúng ta thăm dò khả năng hoà bình không phải là vì thế yếu. Mỹ không thể thắng được Việt Nam, nhiều lắm là họ có thể tạo ra một tình thế hoàn toàn bế tắc cho cả hai bên, trong một thời gian dài. Thực tế là như vậy. Nếu chúng ta có thể tạo nên một tình thế bảo đảm được độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, không làm gì tổn hại đến các nguyên tắc và mục tiêu của nhân dân Việt Nam và bảo đảm cho Hiệp nghị Genève năm 1954 được thi hành triệt để, nếu chúng ta tạo nên được một tình thế cho tất cả các nước Á Phi cùng với Việt Nam đến bàn Hội nghị và nói với Mỹ: "Các anh không có việc gì làm ở đây’, thì chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn, vì đây không phải là sự phản đối của từng nước riêng lẻ. Nếu chúng ta thực hiện được những nguyên tắc và mục tiêu của chúng ta không chút thoả hiệp nào, lại đỡ tổn thất nhất thì chúng tôi cảm thấy nên thăm dò khả năng đó. Chúng ta không thể trông cậy vào Anh với tư cách là một trong hai Chủ tịch Hội nghị Genève. Chúng tôi muốn rằng trong việc thực hiện trên cơ sở của Hiệp nghị Genève, nhân dân Á Phi được nói lên tiếng nói của mình. Chúng tôi cho rằng các nước phương Tây không thể nào cưỡng lại được áp lực ngoại giao của các nước Á Phi.

Tổng thống N.Krumah cho rằng cuộc xung đột hiện nay là do âm mưu của chủ nghĩa thực dân mới, Mỹ không thể nào phá hoại được ý chí của nhân dân Việt Nam đang đấu tranh chính nghĩa để giành tự do và độc lập. Tổng thống đã đánh giá tình hình một cách thực tê, thấy rằng nếu Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam thì chế độ bù nhìn sẽ sụp đổ, các lực lượng giải phóng sẽ tiếp quản. Các Chính phủ nối tiếp nhau ở miền Nam Việt Nam đã chứng tỏ điều đó. Không phải ngẫu nhiên mà đến nay đã có hai chục lần thay đổi Chính phủ. Nếu ta có thể thực hiện được bằng thương lượng việc Mỹ rút khỏi Việt Nam mà không làm tổn hại gì đến những nguyên tắc và những mục tiêu của nhân dân Việt Nam thì điều đó sẽ có lợi cho nhân dân Việt Nam và cho hoà bình thế giới.

Tổng thống chúng tôi đã nói cho thế giới biết Tổng thống ủng hộ Việt Nam chống Mỹ. Nhưng tại sao Tổng thống lại nhận lời tham gia phái đoàn hoà bình của Liên hiệp Anh. Trong Liên hiệp Anh, Australia, Neu Zeeland có quân đội đang tham chiến cùng với Mỹ ở miền Nam Việt Nam, điều đó làm cho người ta hết sức nghi ngờ phái đoàn. Tổng thống chúng tôi tham gia vì muốn ngăn không cho Anh tiếp tục ủng hộ sự xâm lược của Mỹ và tranh thủ sự ủng hộ của hai mươi mốt nước trong Liên hiệp Anh đối với việc thừa nhận vai trò quan trọng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Như Chủ tịch đã biết, ngày 7 tháng 4 năm 1955, Tổng thống Johnson đã tuyên bố rằng Mỹ không thừa nhận Mặt trận và sẽ không tiếp xúc với Mặt trận. Tổng thống N.Krumah đặt điều kiện là phải tiếp xúc, phải thừa nhận Mặt trận. Các nước Liên hiệp Anh đã chấp nhận điều kiện đó. Đây là một thắng lợi của lẽ phải, một thắng lợi của nhân dân Á Phi và Việt Nam.

Tổng thống N.Krumah cho rằng nói đến đàm phán không phải là ủng hộ đế quốc. Tổng thống chúng tôi ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống đế quốc. Chủ trương của miền Bắc Việt Nam là muốn giải quyết vấn đề phải thừa nhận các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam (hoà bình, độc lập thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ), phải tôn trọng các điều khoản quân sự của Hiệp nghị Genève, việc hoà bình thống nhất Việt Nam phải do nhân dân hai miền tự giải quyết lấy, không có sự can thiệp của nước ngoài. Đó cũng là lập trường của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đòi dân chủ cho nhân dân, thành lập Chính phủ liên hiệp, thi hành Hiệp nghị Genève. Chúng tôi thấy cần bàn đến lập trường của Mỹ như thế nào so với lập trường của miền Bắc và Mặt trận.

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2009, 07:22:56 am gửi bởi macbupda » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM