Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:17:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kissinger tại Paris  (Đọc 197662 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #30 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 12:57:12 pm »

Seaborn ngập ngừng:

"Tôi có đem theo đây thông điệp miệng của Chính phủ Hoa Kỳ. Nếu ngài thấy quan điểm của Mỹ đã rõ ràng thì không nhất thiết phải đọc ra đây, nhưng nếu ngài cho phép, tôi xin đọc".

Nguyễn Duy Trinh:,

Tôi không phản đối, nếu ngài muốn đọc”.

Seaborn:

Chính phủ tôi chỉ thị cho tôi chuyển thông điệp này của Chính phủ Hoa Kỳ tới Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quan điểm của Mỹ trong thông điệp cũng đã được nói với đại diện của Bắc Kinh và Mát-xcơ- va.

Một: Chính phủ Hoa Kỳ biểu lộ quyết tâm trong việc bảo vệ tự do của Việt Nam Cộng hoà. Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp cần thiết như Hoa Kỳ đã giải thích, nếu sự xâm lược của người khác vẫn tiếp tục.

Hai: Diễn văn ngày 7 tháng 4 năm 1965 của Tổng thống Johnson và trả lời của Chính phủ Hoa Kỳ đối với lời kêu gọi của mười bảy nước không liên kết xác định một lần nữa là Hoa Kỳ sẵn sàng thương lượng không điều kiện cũng như nói rõ mục đích và hành động tiếp theo của Mỹ để giải quyết hoà bình ở Việt Nam.

Ba: Chính phủ Hoa Kỳ thất vọng thấy những hoạt động ở miền Nam Việt Nam được Hà Nội ủng hộ và điều khiển vẫn tiếp tục không thay đổi mà lại tăng cường. Chính phủ Hoa Kỳ thấy Hà Nội không biểu lộ sự sẵn sàng hưởng ứng lời kêu gọi của mười bảy nước không liên kết, trả lời tiêu cực với đề nghị mới đây của Ấn Độ, ngay cả việc coi đó làm cơ sở để đàm phán.

Bốn: Chính phủ Hoa Kỳ đã báo cho Hà Nội ngày 12 tháng 5 năm 1965 là Hoa Kỳ tạm ngừng oanh tạc trong một thời gian nhiều ngày. Tiếc rằng Hà Nội không hưởng ứng dưới bất kỳ hình thức nào. Chính phủ Hoa Kỳ buộc phải cùng với Chính phủ Việt Nam Cộng hoà tiếp tục oanh tạc lại và tiếp tục xét khả năng tìm một giải pháp mà cả hai bên cùng thực hiện được.

Năm: Chính phủ Hoa Kỳ cần phải nói rõ rằng nếu không có những hoạt động, những cuộc đàm phán dẫn tới giải pháp chính trị, Mỹ sẽ có bất cứ biện pháp nào thấy cần thiết để chống lại những hoạt động tấn công được miền Bắc ủng hộ và điều khiển nhằm chống lại Việt Nam Cộng hoà và chống lại những hoạt động của Hoa Kỳ trợ giúp Việt Nam Cộng hoà
".

Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh tỏ ra kiên nhẫn nghe đại sứ trình bày, rồi thong thả nói:

"Nhân dân Việt Nam quyết tâm đánh trả lại bọn xâm lược Mỹ. Các vấn đề miền Nam Việt Nam phải do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam giải quyết. Còn đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà...Chúng tôi kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền của chúng tôi, chúng tôi không thể nào nhận được những điều kiện của bọn xâm lược. Ngài cũng vui lòng làm người trung gian truyền đạt tới họ quyết tâm của nhân dân Việt Nam đánh bại sự xâm lược của Mỹ trên đất nước chúng tôi”.

Seaborn:

Cám ơn Ngài đã kiên nhẫn vui lòng cho tôi thực hiện chỉ thị của Chính phủ chúng tôi, tuy trong thông điệp đó tôi cũng thấy có điểm không được dễ nghe lắm. Tôi hứa sẽ truyền đạt trung thành những ý kiến của Ngài về Chính phủ tôi để Chính phủ tôi chuyển cho Chính phủ Hoà Kỳ”.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #31 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 12:58:27 pm »

CHƯƠNG V
HOA THÁNG NĂM
(MAY FLOWER)

Đây là mật hiệu của đợt ngừng ném bom đầu tiên của cuộc chiến tranh Việt Nam và cũng là đợt ngừng ném bom ngắn nhất. Tuy là đợt ném bom ngắn nhất, nó thể hiện tất cả phương pháp lý luận và cá tính của Johnson trong khi điều hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Vì sợ dư luận nước Mỹ và thế giới phản đối là mở rộng chiến tranh, Johnson cố tình che giấu sự thật. Khi máy bay Mỹ bắt đầu đánh miền Bắc, ông trả lời dư luận là "đây là một bước để đánh bại xâm lược" mà không leo thang chiến tranh. Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Macnamara gọi đây là một "tuyên bố không thành thực”, vì đây là “chiến dịch Sấm Rền" kéo dài ba năm và khối lượng bom thả ở Việt Nam đã lớn hơn ở toàn châu Á trong chiến tranh thế giới thứ hai (Robert S.Macnamara - Nhìn lại quá khứ - Tấm thảm kịch và những bài học về Việt Nam (bản dịch), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995, tt. 178.). Về sau, các cuộc ném bom miền Bắc leo dần từng vĩ tuyến nhưng Johnson vẫn không tuyên bố rõ ràng chính sách về miền Nam, Johnson tăng quân dần dần, mới đầu là ba lữ đoàn rồi từ 28 tháng 7 là triển khai ồ ạt quân Mỹ cho tới hơn năm trăm nghìn. Việc đưa ngay bảy mươi lăm nghìn quân Mỹ vào miền Nam là để đưa quân số ở đây lên một trăm hai mươi lăm nghìn và còn lên hơn thế nữa.

Đó chỉ là phần đầu kế hoạch chiến lược hai năm giành thắng lợi mà Macnamara đã chuẩn bị và Johnson đã phê chuẩn. Ngoài phần quân sự, kế hoạch này còn gồm một phần chính trị ngoại giao dưới đây:

"Cùng với hoạt động quân sự, chúng ta cần có sáng  kiến về chính trị để đặt cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi bằng cách nói rõ mục tiêu của chúng ta và thiết lập các con đường liên lạc. Đồng thời trong lúc chúng ta tiến hành các bước để thay đổi chiều hướng ở miền Nam Việt Nam, chúng ta cần có những cuộc vận động lặng lẽ qua các con đường ngoại giao để.

a. Mở đường đối thoại với Mát-xcơ-va và Hà Nội và có thể với cả Việt cộng nữa.

b. Giữ cho Liên Xô đừng đi sâu vào con đường quân sự trên thế giới cho đến khi hoàn thành một giải pháp.

c. Củng cố sự ủng hộ của công chúng đối với chính sách của Mỹ và hạn chế sự phản đối của dư luận thế giới ở mức độ chịu đựng được. Cố gắng của chúng ta có thể không thành công cho đến khi chiều hướng bắt đầu thay đổi
" (Tài liệu Lầu Năm Góc, C.E. tập IV, tr. 173, 352, 535.).

Macnamara giải thích: 

Tôi không tin rằng lúc này Hà Nội hay Việt cộng sẽ đáp ứng các đề nghị hoà bình của ta vì so sánh lực lượng chưa phải là bất lợi cho họ. Nhưng có những việc có thể làm để tăng triển vọng.

Một: Cần tiến hành các biện pháp để tăng thêm lòng tin vào các cử chỉ hoà bình của ta trong tâm lý đối phương và dư luận thế giới. Có hai cách: Mặc nhiên ngừng ném bom là mãi mãi hay tạm thời Hà Nội sẽ không bằng lòng thương lượng cho đến khi họ đòi được chấm dứt ném bom không điều kiện. Ta sẽ thấy điều đó diễn ra và Mỹ sẽ tự ném bom trở lại.

Xen kẽ việc ném bom: lúc ném bom vùng phía Bắc quanh Hà Nội, Hải Phòng đến biên giới Trung Quốc, lúc chuyển sức mạnh của Mỹ xuồng phía Nam của Bắc Việt Nam. Cách lựa chọn này có nhiều hấp dẫn. Nó cung cấp cho Bắc Việt Nam một yếu tố để giữ thể diện... và cần làm ngay cho họ tin rằng chúng ta sẽ rút quân một khi Bắc Việt Nam chấm dứt xâm lược.

Hai: Tìm cách chia rẽ Việt cộng với Hà Nội.

Ba: Tiếp xúc với bên ngoài để họ tăng sức ép với Hà Nội, với Liên Xô và các nước khác.

Bốn: Phải thảo ra một kế hoạch nói rõ vai trò của Việt cộng sau chiến tranh trong Chính phủ Quốc gia. Chương trình này cần tỏ ra hợp lý nếu không phải với Hà Nội thì ít ra cũng là đối với dư luận thế giới
". (Tài liệu Lầu Năm Góc, Sđd.)
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #32 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 12:59:39 pm »

Ba tháng sau khi bắt đầu ném bom Bắc Việt Nam, mặc dầu cuộc vận động ngoại giao rầm rộ, áp lực đòi Nhà Trắng chấm dứt ném bom ngày càng tăng, nhất là trong tháng 4 và tháng 5 năm 1965.

Ngày 3 tháng 3 năm 1965, Tổng thống Tito gửi thư cho Tổng thống Johnson yêu cầu ngừng ném bom không điều kiện. Ngày 8 tháng 3, Tổng thư ký U Thant đề nghị họp Hội nghị các nước lớn và hai miền Nam Bắc Việt Nam để giải quyết vấn đề Việt Nam. Ngày 17 tháng 3, Hội nghị cấp cao mười bảy nước không liên kết họp tại Bêograd kêu gọi lên án sự can thiệp của nước ngoài dưới mọi hình thức và kêu gọi thương lượng không điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề Việt Nam. Ngày 24 tháng 4. U Thant kêu gọi đình chỉ ném bom ba tháng để đạt tới thương lượng. Các đại diện Đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ đòi ngừng ném bom ba tháng để đòi Hà Nội rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Tổng thống Ấn Độ Radhakrisnan đề nghị ngừng chiến theo vĩ tuyến 17 và lập một hàng rào ngăn cách bằng lực lượng Á Phi. Một số nhà khoa học Mỹ yêu cầu rút hết mọi sự can thiệp của Mỹ ở châu Á khởi đầu bằng việc ngừng ném bom Bắc Việt Nam. Sinh viên đã chặn trang trại của L.B.Johnson đòi chấm dứt ném bom Bắc Việt Nam.

Tổng thống Johnson bằng một thái độ có vẻ nhũn nhặn là khước từ mọi gợi ý ngừng ném bom:

Có những người luôn nói về đàm phán và thoả thuận chính trị và nói rằng đó là cách mà họ cho rằng chúng ta nên theo, và tôi đã làm như vậy, tôi bảo: hoan nghênh các bạn gia nhập câu lạc bộ tôi muốn đàm phán. Tôi muốn nói chuyện hơn là đánh nhau nhiều và tôi nghĩ mọi người đều như vậy. Hãy mời bất cứ ai bạn muốn tôi đàm phán, tôi đã tìm kiếm ngang dọc khắp nơi, và tôi là một chàng chăn bò biết điều tốt bụng. Nhưng tôi không thể trói ai đó lại bắt họ phải muốn nói chuyện và giải quyết điều đó bằng đàm phán. Tất cả các nguồn tin tình báo của chúng ta đều nhất trí ở một điểm rằng họ (đối phương) không thấy cần phải đàm phán. Họ nghĩ rằng họ đang thắng và tại sao họ phải ngồi với chúng ta và cho chúng ta một cái gì đó và cùng chúng ta giải hòa” (Grauel Editii, Tài liệu Lầu Năm Góc, Sđd, tr. 363. ).

Trong lúc Tổng thống tìm cách trấn an dư luận như thế thì ông liên tiếp nhận được những báo cáo đen tối về tình hình Việt Nam.

Ngày 4 tháng 5, đại sứ M.Taylor báo cáo rằng: dù các cuộc ném bom có hạn chế thâm nhập của Bắc Việt vào Nam, các lực lượng Việt cộng vẫn duy trì các hoạt động tại chỗ dù có phải chấp nhận những thiệt hại do bị ném bom trong khi các mâu thuẫn giữa các tướng vẫn tồn tại, sự nghi ngờ giữa các nhóm tôn giáo vẫn duy trì, do đó Hà Nội có khả năng mở rộng hoạt động quân sự ở miền Nam: “những hành động này mở ra một thắng lợi cơ bản về quân sự có khả năng loại trừ việc áp dụng không lực của Mỹ và Việt Nam Cộng hoà. Những thắng lợi như vậy sẽ mở rộng phạm vi kiểm soát của Việt cộng và có thể dẫn tới sự sụp đổ chính trị ở miền Nam Việt Nam".

Ngày 22 tháng 4, Hội đồng các nhà dự báo Quốc gia gửi Tổng thống một giác thư với một đánh giá đen tối về tình hình Việt Nam: nếu Mỹ dấn sâu can thiệp của mình vào cuộc chiến và tăng cường lực lượng không quân thì các nhà tình báo tin rằng Việt cộng, Bắc Việt và Trung Quốc sẽ chủ động trong cố gắng loại bỏ việc tăng cường của kẻ thù qua việc hỗ trợ nổi dậy từng bước và tăng cường nhân lực và thiết bị cần thiết. Họ sẽ khai thác lợi thế về thời gian và gây áp lực để các lực lượng Mỹ lún sâu từng phần trong các điều kiện có thể bị sa lầy trong cuộc chiến du kích với hy vọng đưa Mỹ vào thế bị xé lẻ.

Đô đốc Raborne, khi mới nhậm chức Giám đốc CIA, đã báo cáo tình hình miền Nam Việt Nam, đề nghị nên có một đợt ngừng ném bom để có cớ tăng cường ném bom vì ông cho rằng phía Việt Nam vẫn tăng cường chiến đấu dự bị ném bom, và nhấn mạnh: "Chúng ta nên nhớ luôn về khả năng cho một đợt ngừng ném bom tại một thời điểm nào đó thích hợp để có thể kiểm nghiệm về ý định của cộng sản và khai thác những khác biệt của họ".
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2009, 07:17:21 am gửi bởi macbupda » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #33 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 01:00:48 pm »

Vấn đề tạm ngừng ném bom không những là một khả năng kiểm nghiệm thái độ của phía Việt Nam mà còn có khả năng rõ ràng làm dịu sức ép của những người đòi chấm dứt ném bom và đó là mặt hấp dẫn của vấn đề.

Thế là tối 10 tháng 5 năm 1965, Johnson gửi cho đại sứ Taylor bức điện tối khẩn:

Tôi được Bộ trưởng Macnamara cho biết rằng chiến dịch Sấm Rền tuần này sẽ kết thúc vào trưa thứ tư giờ Washington. Việc này cùng với ngày lễ Phật đản sẽ là một cơ hội tuyệt vời để tạm ngừng tấn công không quân. Cho tới tuần sau và tôi sẽ có thể gây được ấn tượng tốt đối với thế giới.

Kế hoạch của tôi là sẽ không tuyên bố việc tạm ngừng ném bom này mà chỉ lưu ý riêng với Hà Nội và Mát-xcơ- va và sẽ theo dõi sát sao xem họ có bất cứ phản ứng nào không. Kế hoạch hiện nay của tôi là thông báo về việc chúng ta đã làm cho công luận sau khi việc tạm ngừng ném bom chấm dứt.

Ông có thể gặp Quát (tức Phan Huy Quát, Thủ tướng Sài Gòn ND) vào thứ ba và xem liệu có thể thuyết phục ông ta tham gia vào kế hoạch này của tôi. Tôi mong muốn ông ta dự phần vào quyết định này, nếu có thể được, nhưng cũng sẽ chấp nhận nếu ông ta chỉ xuất hiện mà không có phản ứng chống lại quyết định này của tôi. Nói chung, tôi cho rằng quan trọng là ông ta và tôi nên cùng tham dự vào những việc như thế nào, nhưng tôi cũng không muốn làm khó nếu ông ta bị khó xử về mặt chính trị nếu tham dự tích cực vào cuộc tạm ngừng ném bom nhân dịp lễ Phật đản này.

Chúng tôi đã lưu ý ông, nhưng chưa nhận được đánh giá của ông, về hiệu quả chính trị của việc hành động nhân dịp Phật đản ở Sài Gòn. Theo quan điểm của tôi, có thể lấy ngày Phật đản làm ngày đầu tiên ngừng ném bom nếu việc này mang lại được thuận lợi cho Quát về mặt chính trị. Tôi cho rằng chúng ta nên lôi kéo Tổng giám mục và phái viên của Giáo hoàng để dẹp yên bên Thiên chúa giáo.

Ông nên hiểu rằng dự định của tôi trong kế hoạch này là bắt đầu dọn đường hoặc hướng tới khôi phục hoà bình, tăng cường hoạt động quân sự, tuỳ theo phản ứng của cộng sản. Chúng ta đã thể hiện ý định và cam kết của chúng ta quá nhiều trong hai tháng qua và bây giờ tôi mong muốn có một sự linh động nào đó.

Tôi biết rằng đây thật là một nhiệm vụ thật khó khi chỉ nói tóm tắt thế này, nhưng không ai có thể làm việc này được tốt hơn ông. Tôi giữ kín kế hoạch này trong phạm vi tại đây thôi và mong ông chỉ thông báo với Alexis Johnson (phó đại sứ - ND) thôi. Sau khi nhận được báo cáo của ông về phản ứng của Quát, tôi sẽ ra quyết định cuối cùng và sẽ thông báo ngay cho các quan chức cao cấp có liên quan
”.

Sau khi biết Quát phản đối, Johnson xác nhận lại với Taylor là sẽ ngừng ném bom như kế hoạch đã định. Để giữ bí mật gần như tuyệt đối, từ ngày 12 tháng 5 chiến dịch này mang mật hiệu Hoa Tháng Năm, Những người được biết chiến dịch này là William Sulivan, đại sứ ở Viêng Chăn, Foy Kohler, đại sứ ở Mát-xcơ-va, Willthrop Brown, đại sứ ở Seoul (để thông báo Tổng thống Park Chung Hee sắp đi Mỹ).
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #34 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 01:02:00 pm »

Chiều ngày 11 tháng 5, Ngoại trưởng Dean Rusk điện báo cho đại sứ Kohler yêu cầu gập đại sứ Nguyễn Văn Kính của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để chuyển bức thông điệp sau đây cho nhà cầm quyền Bắc Việt Nam:

Người cầm quyền cao nhất của Chính phủ này yêu cầu tôi báo cho Hà Nội rằng sẽ không có tấn công bằng không quân trên miền Bắc Việt Nam trong một thời gian bắt đầu từ trưa (giờ Washington) thứ tư ngày 12 tháng 5 cho đến đầu tuần sau.

Trong quyết định này, Chính phủ Hoa Kỳ đã chú ý đến những gợi ý liên tiếp của nhiều phía, kể cả những tuyên bố của đại diện Hà Nội, rằng sẽ không có tiến bộ đi tới hoà bình trong khi còn các cuộc bắn phá bằng không quân ở Bắc Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ tin ràng nguyên nhân cơ bản của tình hình rối loạn ở Đông Nam Á là hành động vũ trang chống nhân dân và Chính phủ Việt Nam bởi các lực lượng do Hà Nội chi phối.

Hoa Kỳ sẽ theo dõi một cách chặt chẽ xem trong thời gian tạm ngừng đó có sự giảm bớt đáng kể trong các hoạt động vũ trang của lực lượng đó không. Hoa Kỳ cần phải nhấn mạnh rằng con đường dẫn tới việc chấm dứt các cuộc tấn công vũ trang chống lại nhân dân và Chính phủ Việt Nam là con đường cho phép Chính phủ Việt Nam (và Chính phủ Hoa Kỳ) chấm dứt vĩnh viễn các cuộc tấn công trên miền Bắc.

Với hành động này, Hoa Kỳ biết rất rõ rằng việc tạm ngừng ném bom có thể bị hiểu lầm là một dấu hiệu của thế yếu và do đó tôi thấy cần nhấn mạnh rằng nếu cuộc ném bom này bị hiểu lầm như vậy, bởi bất kỳ bên nào, thì cần phải chỉ ra một cách rất rõ ràng hơn bất kỳ lúc nào rằng sau khi ngừng ném bom chấm dứt, Hoa Kỳ quyết không chấp nhận sự xâm lược mà không bị giáng trả lại ở Việt Nam.

Tuy vậy, Hoa Kỳ cần nhấn mạnh rằng quyết định chấm dứt các cuộc không tập để thử thách trong thời gian này là một quyết định có thể tự do đảo ngược lại, nếu bất cứ lúc nào trong những ngày tới phía bên kia ở những có hành động cần được đối phó ngay.

Nhưng Chính phủ tôi hy vọng rằng sẽ không có một sự hiểu lầm như vậy và cuộc ngừng không tập đầu tiên này có thể được đáp ứng, cho phép kéo dài hơn việc ngừng loại hoạt động quân sự này với lòng mong đợi rằng sẽ có các hành động xây dựng tương ứng như vậy của phía bên kia
’ (Xem thêm tài liệu Lầu Năm Góc, G.E, tập III, tr. 369.).

Mặt khác, Dean Rusk mời đại sứ Liên Xô Anatoli Dobrynine đến Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo miệng nội dung thông điệp trên, nhưng có trao cho Dobrynine một bản dịch.

Theo tinh thần khẩn trương của Washington, sáng ngày 12 tháng 5, ông Kohler cử tham tán của mình gọi dây nói cho sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị có ngay cuộc gặp trong ngày giữa đại sứ Kohler và đại sứ Nguyễn Văn Kính, vì có chuyện quan trọng. Nhân viên sứ quán Việt Nam cho biết đại sứ Việt Nam từ chối không tiếp đại sứ Mỹ nên gửi công hàm quan trọng và bí mật đó cho Chính phủ Liên Xô với tư cách là đồng Chủ tịch Hội nghị Genève năm 1954.

Kohler báo ngay cho Bộ Ngoại giao Mỹ, xin chỉ thị mới và đề nghị một trong hai cách giải quyết sau: chuyển bức thông điệp bằng công hàm cho người mang tới sứ quán Việt Nam hoặc tìm gặp quyền Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô để chuyển thông điệp.

Bộ Ngoại giao Mỹ trả lời ngay: hành động đồng thời theo hai cách, nếu người Liên Xô không muốn làm trung gian thì yêu cầu họ chuyển thông điệp cho đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà theo gợi ý của họ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #35 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 01:02:59 pm »

Kohler chuyển thông điệp "miệng" cho đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kèm một thư mang chữ ký của ông ta. Thư đó như sau:

Phù hợp với gợi ý do một thành viên của cơ quan tham mưu của ông đưa ra hôm nay, tôi đang cố gắng để gặp quyền Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô tối nay.

Do không thể kịp được và vì sự quan trọng của văn kiện, tôi xin gửi kèm đây bức thông điệp mà tôi đã hy vọng chuyển sớm hơn hôm nay tới ông
" (Kohler).

Một nhân viên sứ quán Mỹ trao tay cho một nhân viên sứ quán Việt Nam Dân chủ cộng hoà, nhưng nó đã bị trả lại sáng hôm sau trong một chiếc phong bì không có tiêu đề sứ quán Việt Nam và chỉ ghi đại sứ quán Hoa Kỳ.

Cùng thời gian, quyền Bộ trưởng Kouznetsov (thay mặt Bộ trưởng Gromyko đi vắng) khi đó cũng bận, nên Kohler xin gặp Thứ trưởng Firiubin. Ông ta trình bày ý nghĩa, nội dung của thông điệp và yêu cầu Liên Xô chuyển thông điệp đó cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Firiubin nói sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không yêu cầu Liên Xô làm việc đó. Kohler nói đã cố gắng tự mình chuyển thông điệp đó cho sứ quán Việt Nam ở Mát-xcơ-va và cuối cùng người ta gợi ý chuyển cho Liên Xô với tư cách là đồng Chủ tịch Hội nghị Genève năm 1954.

Firiubin lúc đầu nói sẽ báo cáo việc này lên Chính phủ mình. Sau đưa một mảnh giấy cho trợ lý Konienko đang cùng dự tiếp khách. Konienko đi ra và trở lại với mảnh giấy mà Firiubin đọc rất kỹ. Sau đó, Firiubin nói rằng Liên Xô không nhận chuyển thông điệp cho Việt Nam vì Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không yêu cầu Liên Xô làm việc đó. Phía Liên Xô cũng nói với phía Mỹ nên tìm con đường khác để chuyển thông điệp cho Hà Nội

Đến đây, Kohler thấy cuộc gặp gỡ mà ông mong muốn với đại sứ Nguyễn Văn Kính không thành. Trong báo cáo gửi ngay sau đó về Washington, Kohler đề nghị nhờ lãnh sự Anh ở Hà Nội chuyển, đồng thời đề nghị rút ngắn và sửa lại thông điệp vì thấy tính chất và cách viết của nó không thích hợp. Bộ Ngoại giao đã gạt bỏ đề nghị thứ hai của Kohler.

Ngày 13 tháng 5, ông E.F.Wood, lãnh sự Anh ở Hà Nội gửi cho Trưởng phòng Ngoại vụ của Uỷ ban Nhân dân Thành phố một bức thư có kèm theo bức thông điệp của Hoa Kỳ mà đại sứ Kính đã không chịu nhận và Bộ Ngoại giao Liên Xô không chịu chuyển. Nhưng hôm sau, bức thư đó cũng đã được trả lại cho lãnh sự Anh.

Bộ Ngoại giao Mỹ tính những con đường khác.

Họ lợi dụng cả Pierre Salinger, một nhà kinh doanh đang có mặt ở Mát-xcơ-va lúc đó về vấn đề sản xuất phim. Nhân một bữa cơm do Mikhail Sagatanwan mời, người mà Salinger đã quen biết ở Washington khi ông ta làm Giám đốc Hãng thông tấn TASS ở đây và lúc bấy giờ đang làm ở hãng TASS Mát-xcơ-va, Salinger nêu vấn đề thông điệp với Sagatenwan. Sagatenwan tỏ ra quan tâm đến thông báo của Salinger và muốn biết thêm quan điểm của Mỹ về một số vấn đề như Hoa Kỳ có tuyên bố công khai hay không về ngừng ném bom, vấn đề ngừng bắn, vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, vấn đề Hội nghị quốc tế...
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #36 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 01:03:28 pm »

Ngày 15 tháng 5, khi gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Gromyko tại dinh Thủ tướng Áo Klaus, Bộ trưởng Dean Rusk đã nêu vấn đề Liên Xô viện trợ cho Việt Nam, nhưng Bộ trưởng Gromyko tỏ thái độ dứt khoát, Liên Xô không thương lượng về vấn đề Việt Nam, Mỹ phải quan hệ với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Tài liệu Lầu Năm Góc, G.E, tập III, tr. 371-378.).

Hai đại sứ Kohler và Kính chẳng gặp được nhau và bức thông điệp của "người cầm quyền cao nhất" nước Mỹ đi kèm với cuộc ngừng ném bom đầu tiên kéo dài năm ngày - từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 5 đã qua nhiều con đường nhưng không con đường nào đưa nó tới người nhận. Tuy vậy, kế hoạch “Hoa Tháng Năm" đã đạt được yêu cầu mong muốn của Johnson, Johnson đã nói trong bức điện gửi đại sứ Taylor ngày 10 tháng 5: mục đích của kế hoạch này là đặt Bắc Việt Nam phải lựa chọn hoặc là bắt đầu dọn con đường cho một giải pháp chính trị khôi phục lại hoà bình theo điều kiện của Mỹ hoặc là để Mỹ tăng cường các hoạt động quân sự.

Theo Johnson, những yếu tố chính của một nền hoà bình công bằng là: một Nam Việt Nam độc lập được người ta bảo đảm an ninh và có thể đặt các quan hệ với tất cả các nước khác, không bị sự can thiệp của nước ngoài, không tham gia một liên minh ràng buộc nào và không bị sử dụng làm căn cứ quân sự của bất kỳ nước nào. Trong quan niệm kiểu hoà bình đó, không một câu nào nói đến việc rút quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam; việc chấm dứt vĩnh viễn ném bom miền Bắc Việt Nam, việc bảo đảm tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam như Hiệp nghị Genève năm 1954 đã quy định.

Bức thông điệp ngày 11 tháng 5 nhằm: hoặc Bắc Việt Nam chấp nhận kiểu hoà bình như trên, hoặc Mỹ sẽ tăng cường chiến tranh ở cả hai miền. Rất hợp với kiểu đe doạ chiến tranh đó là một giọng nói trịch thượng, không chỗ nào nói tới thương lượng, thậm chí không chỗ nào nói đến Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là người đối thoại của mình.

Nếu tính thêm các cuộc tăng quân vào miền Nam Việt Nam trong thời điểm đó thì rõ ràng tất cả đã được chuẩn bị, xếp đặt sao đối phương không thể chấp nhận được mục tiêu thứ nhất của Nhà Trắng. Như vậy, chỉ còn lại khả năng thứ hai: Mỹ đã tỏ được sự mềm dẻo hơn và có thêm cớ để đưa thêm quân vào miền Nam Việt Nam và leo những bước thang mới trong việc oanh tạc miền Bắc Việt Nam.
Hoa Tháng Năm. Một cái tên đẹp cho một sáng kiến hoà bình, nhưng một bình phong quá nhỏ để che đậy hàng vạn quân Mỹ đang rầm rập tiến vào miền Nam và hàng nghìn máy bay bay đen bầu trời Việt Nam gieo rắc tàn phá và chết chóc. Sau khi ném bom trở lại, Mỹ ra sức giải thích và đổ vấy trách nhiệm cho Việt Nam.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #37 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 01:04:24 pm »

CHƯƠNG VI
XYZ

Tổng thống Johnson đã vạch ra chiến lược hai gọng kìm để kết thúc chiến tranh Việt Nam. Gọng kìm chính là cuộc chiến tranh trên bộ nhằm làm cho Hà Nội và Việt cộng thấy rằng họ không thể giành được miền Nam Việt Nam. Gọng kìm phụ (ném bom miền Bắc Việt Nam) nhằm làm giảm ý chí và khả năng hỗ trợ Việt cộng của Hà Nội và cũng nhằm tăng cái giá mà họ phải trả để thực hiện được việc đó. Hai gọng kìm sẽ đưa đến một giải pháp.

Trên cơ sở chiến lược hai gọng kìm của Tổng thống, tướng Westmoreland vạch ra chiến lược tác chiến ba giai đoạn:

Giai đoạn một: Chặn các bước tiến của Cộng sản và kéo dài đến 31 tháng 12 năm 1965.

Giai đoạn hai: Từ 1 tháng 1 đến 30 tháng 6 năm 1966 tấn công các lực lượng Cộng sản và mở rộng chương trình bình định nhằm “giành trái tim tình cảm" của công dân Việt Nam.

Giai đoạn ba: Từ ngày 1 tháng 7 năm 1966 đến 31 tháng 12 năm 1967 “phá tan hay làm mất hiệu lực" của các đơn vị có tổ chức còn lại của Việt cộng và các khu căn cứ của họ.

Westmoreland cho rằng bình định và ném bom miền Bắc sẽ ngăn chặn Cộng sản bù đắp lại những thiệt hại do Quân đội Mỹ và Nam Việt Nam sẽ gây ra cho họ thông qua việc tuyển quân ở miền Nam Việt Nam và chi viện từ miền Bắc.

Ngày 7 tháng 6 năm 1965, Westmoreland đã gửi một báo cáo bi quan về tình hình Việt Nam và đề nghị cho thêm bốn mươi mốt nghìn quân chiến đấu và sau đó cần thêm năm mươi hai nghìn quân, đưa tổng số quân Mỹ từ tám mươi hai nghìn quân lên một trăm bảy mươi lăm nghìn quân.

Quyết định ngày 28 tháng 7 củaTổng thống Johnson là để bước đầu đáp ứng yêu cầu của Westmoreland. Không yên tâm, ông thành lập một nhóm các nhà chính trị, quân sự nổi tiếng trong đó có Dean Acheson, kiến trúc sư chính trị tạo nên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu của chiến tranh lạnh, Arthur Dean, người đã từng tham gia cuộc đàm phán về Triều Tiên, Robert Lovett, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời Tổng thống Truman... để cho ý kiến. Tất cả nhóm, trừ một người đều nhất trí cho rằng cần đưa thêm quân vàoViệt Nam. Những người bảo thủ trong Quốc hội gây sức ép đòi tăng chi phí Quốc phòng để hỗ trợ cho kế hoạch bổ sung đang được thực hiện và các kế hoạch tương lai. Tổng thống cử Bộ trưởng Macnamara đi bàn kế hoạch với tướng Westmoreland ở miền Nam Việt Nam.

Trong khi đó Tổng thống cử Averell Harriman đi Mát-xcơ-va thăm dò Liên Xô về khả năng họp lại Hội nghị Genève năm 1954. Ông lại giao cho George Ball thực hiện kế hoạch XYZ.

Thật ra từ tháng 5, Nhà Trắng đã có ý định mở kênh Paris qua Mai Văn Bộ, Tổng đại diện Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Theo kế hoạch này, có ba bước: thứ nhất qua Chính phủ Pháp; tiếp đó cuộc nói chuyện riêng với một công dân Mỹ; qua một đại diện được phép nhưng không chính thức của Hoa Kỳ. Cuộc tiếp xúc Mai Văn Bộ với người Pháp và nội dung thông điệp để chuyển cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là hai điểm quan trọng nhất. Pháp yêu cầu Mai Văn Bộ gặp cuộc gặp sáng ngày 18 tháng 5 năm 1965 trước khi Mỹ ném bom trở lại (trong kế hoạch Hoa Tháng Năm) nhưng lúc hẹn gặp nhau, do chênh lệch giờ Sài Gòn với giờ Washington, lại xảy ra tám tiếng sau khi đã có lệnh ném bom trở lại vì thế cuộc gặp không thành. Người Mỹ cho rằng Hà Nội đủ thì giờ chỉ thị cho Mai Văn Bộ dừng tiếp.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2009, 07:19:59 am gửi bởi macbupda » Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #38 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 01:05:11 pm »

Ngày 29 tháng 7, một nhà kinh doanh Mỹ thông báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ về khả năng thiết lập mối quan hệ với Mai Văn Bộ, Tổng thống Johnson giao cho trợ lý bộ trưởng Bộ Ngoại giao George Ball thực hiện dự án này. George Ball chọn Edmund Gullion, một nhà ngoại giao có kinh nghiệm, nói tiếng Pháp thành thạo và đã phục vụ ở Việt Nam những năm 50.

Gullion xin gặp Mai Văn Bộ với tư cách cá nhân vì Ball cho rằng như thế giữ được sự linh hoạt tối đa trong đàm phán để Chính phủ Mỹ có thể từ bỏ cuộc nói chuyện nếu có vấn đề gì xảy ra. Để đảm bảo bí mật tối đa, dự án này mang mật hiệu là XYZ, X là Gullion, Y là Sturm và Mai văn Bộ là Z, mọi thông tin đều chuyển qua kênh tuyệt mật của sứ quán mà chỉ riêng đại sứ Mỹ biết thôi.

Mục tiêu chính nhiệm vụ của Gullion là thăm dò ý nghĩa những tuyên bố chung và riêng của Hà Nội nhằm xác định xem còn có khả năng nào cho cuộc thương lượng thật sự không. Gullion được hướng dẫn cố gắng xây dựng cơ sở cho một cuộc thương lượng dựa trên "bốn điểm" của Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà không thoả hiệp về vị trí của Chính quyền Nam Việt Nam.

Gullion xin gặp Mai Văn Bộ ngày 6 tháng 8 năm 1965.

Mai Văn Bộ chấp nhận.

Mở đầu, Gullion bày tỏ mối quan tâm về sự chết chóc do chiến tranh gây ra và tỏ vẻ lo ngại chiến tranh có thể mở rộng. 

Ông nói: Tổng thống Johnson đang đứng trước áp lực lớn đòi mở rộng chiến tranh. Ông được đa số nhân dân Mỹ ủng hộ nên phải mở rộng chiến tranh và sẽ thắng trong bầu cử tới. Nếu hai bên cứ tiếp tục đánh nhau sẽ không tránh khỏi chiến tranh mở rộng, cho nên phải đàm phán ngoại giao.

Khi đồng chí Mai Văn Bộ nhắc lại âm mưu và lên án sự xâm lược của Mỹ, nói rõ lập trường bốn điểm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhấn mạnh đó là cơ sở để giải quyết vấn đề,

Gullion.

- Cơ sở là thế nào? Một hay nhiều cơ sở? Rút quân Mỹ trước hay thương lượng rồi mới rút? Bắc Kinh nói Mỹ rút quân là vấn đề tiên quyết, có phải như vậy không?

Trong khi đồng chí Mai Văn Bộ chưa trả lời thì ông ta đã lấy một tờ giấy viết sẵn và đọc:

Một: Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cần tiến hành ngay các cuộc thương lượng không điều kiện tiên quyết và những cuộc thương lượng tiếp theo để bàn biện pháp đưa đến sự công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ như Hiệp nghị Genève năm 1954 đã quy định. Nội dung các cuộc thương lượng đó là: phương thức và giai đoạn rút nhân viên quân sự và nửa quân sự, vũ khí nước ngoài ra khỏi miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Sẽ thảo luận việc phá huỷ những căn cứ quân sự nước ngoài, thủ tiêu mọi hiệp nghị và liên minh trái với Hiệp nghị Genèue, việc tập kết, việc bố trí các lực lượng bản xứ.

Hai: Việc tuân thủ nghiêm chỉnh các điều khoản quân sự của Hiệp nghị Genève phải được hoàn thành theo đúng chương trình và bảo đảm thích hợp sẽ được thoả thuận trong các cuộc thảo luận hay thương lượng nói trên.

Ba: Những vấn đề nội bộ của Việt Nam ở miền Bắc và miền Nam do nhân dân Việt Nam ở mỗi miền tự giải quyết, không có sự can thiệp của bên ngoài.

Bốn: Vấn đề nội bộ của Việt Nam được giải quyết một cách hoà bình trên cơ sở quyết định tự do của miền Bắc và miền Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài
”.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #39 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 01:06:02 pm »

Gullion nói rằng những điều trên đây của Mỹ cũng như lập trường bốn điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có thể là cơ sở để thảo luận. Các nước tham gia vào Hội nghị sau này có thể đưa ra cơ sở khác nữa.

Cuối cùng, E.Gullion nói chính sách của Mỹ là muốn thấy một nước Việt Nam thống nhất không có sự can thiệp của Mỹ, Pháp hay Trung Quốc.

Trong cuộc gặp lần thứ hai ngày 13 tháng 8 năm 1965, ông Gullion đọc hai bài báo nói về Johnson bị áp lực phải đẩy mạnh chiến tranh rồi tỏ vẻ lo ngại tình hình sẽ ra sao nếu Johnson không cưỡng nổi áp lực đó. Sau đó ông hỏi ý kiến Mai Văn Bộ về những điểm ông ta đã đưa ra hôm trước.

Mai Văn Bộ nói: Mỹ phải tôn trọng và thi hành Hiệp nghị Genève, thừa nhận lập trường bốn điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đồng chí cũng nói rằng ý kiến của Gullion chưa đáp ứng lập trường của Hà Nội.

Gullion hỏi ý kiến của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về quyền đại diện của miền Nam Việt Nam. Mai Văn Bộ nêu rõ: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Mỹ phải công nhận Mặt trận; Mỹ sẽ thất bại trong âm mưu chia cắt Việt Nam.

Gullion liền thanh minh ngay rằng Mỹ không có âm mưu đó, Mỹ chỉ mong Việt Nam độc lập thống nhất, việc nội bộ Việt Nam do nhân dân Việt Nam giải quyết theo chế độ nào cũng được miễn là không lệ thuộc nước ngoài. Mỹ mong muốn rút khỏi Việt Nam một cách vinh dự. Nếu miền Bắc rút quân (khỏi miền Nam) thì Mỹ sẽ rút ngay. Ông kết luận rằng còn quá khó khăn...Miền Bắc đòi Mặt trận là đại diện duy nhất cho miền Nam ...Mỹ phải chấp nhận trước bốn điểm như vậy còn gì danh dự cho Mỹ, mà lại không có Điện Biên Phủ.

Sau khi hỏi Mai Văn Bộ rằng Trung Quốc có chịu thương lượng không, Gullion nói là ông ta bi quan vì lập trường của Việt Nam quá cứng và doạ “chiến tranh mở rộng thì ghê gớm lắm”

Tưởng câu chuyện đó chấm dứt nhưng ngày 18 tháng 8, E.Gullion lại đến.

Lần này, ông lấy bài báo của nhà sử học Pháp Philippe Devillers phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên tờ Le Monds của Pháp, hỏi lại đồng chí Mai Văn Bộ về quyền đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Khi được trả lời như lần trước, ông lắc đầu cho rằng quan điểm của Việt Nam là không thực tế. Ông hỏi:

- Phía các ông thừa nhận một miền Nam Việt Nam độc lập, trung lập có quan hệ thương mại, đi lại với miền Bắc cho đến khi nào hai bên đồng ý thống nhất bằng phương pháp hoà bình nhưng tại sao lại nói theo cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và cương lĩnh của Mặt trận Tổ Quốc?

Nhưng ông khách Mỹ thật ra không quan tâm lắm đến sự trả lời cho câu hỏi đó, mà nói rằng câu trả lời của miền Bắc về ba vấn đề sau đây là quan trọng hơn cả: ngừng bắn phá miền Bắc, ngừng chiến tranh ở miền Nam và rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Ông hỏi:

- Ba vấn đề này đặt ngang nhau, thi hành cùng một lúc hay có cái trước cái sau. Rút quân Mỹ có phải là điều kiện tiên quyết hay việc rút quân sẽ được giải quyết trong thương lượng và rút như thế nào?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM