Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:45:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: OSS và Hồ Chí Minh - Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật  (Đọc 60315 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #60 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 06:58:32 pm »

Những trận đánh lẻ tẻ giữa Nhật và Việt Minh tiếp tục vào các ngày 22, 23, 24 tháng 8. Ngày 22, Défourneaux gửi điện về Bách Sắc: "Chúng tôi đang ở Thái Nguyên. Thiếu tá đang ở vùng ngoại ô. Các đội viên còn lại vẫn ở giữa trung tâm thị xã. Trận chiến giữa Việt Minh và Nhật bắt đầu từ thứ Hai, ngày 20 tháng 8, và vẫn còn tiếp tục. Trên khắp các đường phố, họ đánh nhau cả ngày lẫn đêm". Ngày 23 tháng 8, Võ Nguyên Giáp và "hai tiểu đội" hình như đã tiến về Hà Nội, nơi các sự kiện đang xảy ra rất nhanh. Dù vắng mặt ông, Việt Minh vẫn tấn công một số toà nhà, trong đó có các doanh trại Nhật. Mặc dù phần lớn các nguồn tin đều xác nhận là các sĩ quan quân đội Võ Nguyên Giáp chỉ huy cuộc tấn công, nhưng Défourneaux tin rằng Thomas "chỉ huy các hoạt động này".
Việc Thomas có chỉ huy các hoạt động này hay không rõ ràng chỉ là suy đoán. Tuy nhiên, trong cuộc tấn công cuối cùng ngày 25 tháng 8, Việt Minh đã thu được nguồn cung cấp thực phẩm và vũ khí đáng kể từ tay quân Nhật, và Thomas đã ghi thành từng khoản có đính kèm vào báo cáo chính thức. Cuối cùng, vào buổi chiều, Nhật chấp thuận lệnh ngừng bắn. Binh lính Nhật sẽ được phép giữ vũ khí; tuy nhiên, họ sẽ bị giam giữ tại vị trí đóng quân và Việt Minh sẽ tiếp tế đồ ăn tới cho họ. Nhà sử học Douglas Pike mô tả trận chiến đấu ngắn ngủi tại Thái Nguyên này là đặc biệt quan trọng. "Ông Giáp chỉ huy lực lượng vũ trang mới trong trận đánh đầu tiên diễn ra ngày 16 tháng 8 năm 1945, cuộc tấn công xuất phát từ Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, đến thị xã Thái Nguyên", Pike viết, "đánh dấu sự nghiệp giải phóng của Việt Nam". Stein Tonnesson nhận xét tầm quan trọng của trận đánh tại Thái Nguyên trong lịch sử Việt Nam. Trận đánh được báo trước không gây ra thương vong gì. Tuy nhiên, cũng có vài tranh cãi về những tổn thất về người. Thomas chứng nhận là 6 lính Nhật "chắc chắn" bị thiệt mạng và số lượng bị thương thì nhiều hơn, nhưng con số chính xác "không được thẩm tra lại", ngoài ra, Thomas khẳng định có 3 bộ đội Việt Minh và 5 dân thường thiệt mạng, 11 bộ đội Việt Minh và 10 dân thường khác bị thương trong 6 ngày chiến sự.
 
Ren Défourneaux, đang ngồi trên cái cản sốc, và Allison Thomas đang đứng với một thành viên Việt Minh dựa vào một trong những chiếc xe "đốt than" chạy từ Hà Nội tới Thái Nguyên. Ren Défourneaux thường nghi ngờ những ủng hộ rõ ràng với Việt minh của Thomas.
Tuy nhiên, vào ngày 26 tháng 8 Thái Nguyên đã làm lễ kỷ niệm ngày giành được tự do từ tay Nhật. Có một cuộc diễu binh trong thị xã, và "hầu hết các toà nhà đều treo cờ Việt Minh". Thomas cũng ghi lại rằng "chính quyền thị xã mới thành lập đã lên nắm quyền" vào ngày hôm đó. Với chính quyền mới đi vào hoạt động, mạng điện bị cắt trong suốt thời gian chiến sự đã được khôi phục lại, làm cho tất cả người Mỹ đều vui mừng. Trong khi Thomas ở Thái Nguyên, Hồ Chí Minh đã ghé thăm một lát. Ông đề nghị Thomas và Đội Nai cùng đi về Hà Nội, nhưng rất thất vọng vì được lệnh từ sở chỉ huy là phải "nằm yên", nên Thomas đành miễn cưỡng từ chối lời đề nghị của ông. Hồ Chí Minh cũng trò chuyện với các binh lính Mỹ, ông kể cho Thomas rằng Dan Phelan mới bay đi trên một chuyến L-5 và rằng một phái đoàn của Mỹ đã đến Hà Nội. Thất vọng vì buộc phải nằm ngoài thủ đô, cả đội tổ chức một bữa liên hoan vào tối hôm đó. Khi ghé thăm Hội truyền giáo Thiên chúa trong thị xã, Prunier, Hoagland và Vogt đã gặp cha Pedro, một linh nục thuộc dòng đô-mi-ních đến từ Tây Ban Nha. Họ mời ông tham dự bữa ăn tối. Hôm đó, cha Pedro đã nói chuyện với Défourneaux suốt ba tiếng đồng hồ và thêm hai tiếng nữa vào hôm sau. Défourneaux thích thú khi được phỏng vấn vị linh mục và biết được nhiều hơn về Đông Dương. Cha Pedro, người đã sống ở Bắc Kỳ từ năm 1936, đã kể lại câu chuyện về sự đầu hàng của Pháp sau cuộc đảo chính của Nhật vào tháng 3, và Nhật sử dụng tuyên truyền với nhân dân Việt Nam. Mặc dù cha Pedro không nhận ra nhưng những sự kiện được ông kể lại đã chứng thực hầu hết những gì Việt Minh đã báo cho OSS.
Người Mỹ có thể dễ dàng thu thập thêm xác nhận về những gì cha Pedro đã kể. Trên thực tế, Đội Nai biết một ví dụ về tuyên truyền của Nhật. Khi Hồ Chí Minh gặp Thomas tại Thái Nguyên, ông đã đưa cho anh một bản sao hai lá thư đã dịch được cho là do quân Nhật từ các đồn ở Thái Nguyên và Chợ Chu gửi cho Việt Minh. Lá thư của quân Nhật tại Thái Nguyên đề ngày 11 tháng 8 năm 1945, khiển trách Việt Minh vì đã "vi phạm thoả ước ngừng bắn", phá vỡ mối liên lạc giữa Thái Nguyên với Tuyên Quang, và gây ra nỗi sợ hãi trong công chúng. Lá thư nhắc lại cho Việt Minh rằng quân Nhật có trách nhiệm đối với việc giải phóng người Việt Nam thoát khỏi các lãnh chúa Pháp và khuyến khích họ nghĩ lại tình hình với nhận thức về các hậu quả không thể tránh được:
Ngay từ đầu, các bạn đã không hiểu được sự chân thành của chúng tôi, và các bạn luôn tổ chức ra phong trào chống Nhật. Các bạn cần phải xem xét cho thật kỹ. Chỉ có nước Nhật mới có thể giúp các bạn nhận ra niềm hy vọng của mình. Trông chờ Anh và Mỹ đến cứu Việt Nam khỏi tay người Pháp chẳng khác gì cứu nhân dân Việt Nam ra khỏi đám cháy bằng cách ném họ vào lửa. Để gìn giữ hoà bình và trật tự ở Tuyên Quang và Thái Nguyên, chúng tôi buộc phải sử dụng lực lượng vũ trang chống lại các hoạt động dại dột của các bạn. Nhưng trước khi điều thêm quân tới, chúng tôi gửi tới các bạn lá thư này, đề nghị các bạn ngay lập tức ngừng phá huỷ những con đường giữa hai tỉnh… Nếu các bạn không nghe theo lời khuyên của chúng tôi thì những việc đau lòng sẽ xảy ra: người Da vàng giết người Da vàng, và các bạn sẽ thấy chính mình trong tình thế khốn khổ.
Lá thư thứ hai viết sau đó một tháng, là lời tuyên bố công khai đối với người dân quanh Chợ Chu, khiển trách những người dân Việt địa phương vì đã không hiểu được ý định tốt đẹp của người Nhật và cảnh báo trước cho họ về Việt Minh:
Gần đây, Nhật đã đánh bật Pháp ra khỏi Đông Dương, và đã trả lại nền độc lập cho nhân dân Việt Nam. Nhưng nền độc lập đó dường như bí huỷ hoại vì những người Cộng sản… Nhưng họ không hiểu gì về chủ nghĩa cộng sản do một người Nga tên là Lenin công bố. Đó là những người Cộng sản ở Đông Dương. Hãy làm cho họ thức tỉnh nhanh chóng!
Cha Pedro xác nhận những nỗ lực của Nhật trong việc lôi kéo Việt Minh tham gia vào cuộc chiến chống lại Đồng Minh của họ và Việt Minh đã từ chối. Ông cũng giải thích rằng Việt Minh tiếp tục tấn công Nhật bất chấp những lời đe doạ. Sau chuyến thăm của cha Pedro, những người Mỹ ở Thái Nguyên có ít trò tiêu khiển; thiếu tá chỉ huy thì lo viết các báo cáo, còn binh lính thì chơi bài và dạo quanh thị xã, chụp ảnh và thưởng thức các món ăn do Việt Minh cung cấp. Khi ngày tháng mỗi lúc một trở nên đơn điệu, những ý nghĩ của họ lại tập trung vào việc được tiến về Hà Nội và bắt đầu chuyến trở về cố hương. Người làm chậm trễ chuyến trở về đầy mong mỏi của họ chính là chỉ huy Đội Mercy của Mỹ tại Hà Nội, Đại uý Archimedes Patti. Một tháng trước ngày Nhật đầu hàng, OSS bắt đầu chuẩn bị cho cuộc giải cứu "khoảng 20.000 tù binh chiến tranh Mỹ và Đồng Minh cùng khoảng 15.000 tù binh dân sự trong tay Nhật". Các đơn vị "biệt kích" có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này được biết đến dưới cái tên những "Đội Mercy". Khi tin tức chiến tranh kết thúc được loan báo, OSS và Không đoàn 14 đã sẵn sàng, và ngày 15 tháng 8 những Đội Mercy đầu tiên đã đến nhiều vùng thuộc Trung Quốc. Trong suốt bảy ngày sau, các đội tiếp theo được thành lập, trong đó một đội do Patti chỉ huy, sẵn sàng lên đường đến Hà Nội. Vì thời tiết xấu, Patti không rời khỏi Côn Minh cho tới tận 21 tháng 8. Và hôm đó ông bay cùng các thành viên người Mỹ trong đội, và một nhóm người Pháp do Jean Sainteny chỉ huy.
Cuộc chiến của Sainteny để đáp được chuyến bay của Mỹ tới Hà Nội rất vất vả… Nói chung, người Pháp tại Trung Quốc không vui với số phận của họ. Chiến tranh kết thúc nhanh hơn họ đoán, và mặc dù vào khoảng giữa tháng 8 có vài người Pháp tham gia vào tổ chức OSS dọc theo biên giới, nhưng người Pháp vẫn không thể trở lại Đông Dương với số lượng đáng kể. Hy vọng lập lại sự hiện diện của người Pháp vào thời khắc sớm nhất có thể, Sainteny đã đề nghị được gia nhập Đội Mercy đế sẵn sàng tới Hà Nội. Ngày 18 tháng 8, OSS biết rằng chính phủ Pháp đã quyết định "chấp nhận một thái độ thụ động có tính chất ngoại giao đối với việc tái chiếm đóng Đông Dương"; Sainteny khẳng định là ông ta sẽ đại diện cho chính sách "tự do" mới của Pháp tại Hà Nội.
Lời đề nghị được tham gia vào Đội Mercy của Sainteny đã bị Wedemeyer, người thấy rõ "không có mục đích hữu ích nào trong việc người Pháp tới Hà Nội trên chuyến bay của Đội Mercy", từ chối. Ông nói thêm rằng "công tác chuẩn bị cho sự hiện diện của người Pháp tại Hà Nội vào một thời điểm thích hợp" đang được tiến hành. Vì mong muốn thiết lập sự hiện diện "khải hoàn" của Pháp tại Hà Nội, Sainteny như bị chọc tức và đã chửi người Mỹ như tát nước. Sainteny cho rằng Pháp "đã bị người Mỹ phản bội. Bản thân tướng Wedemeyer đang gây cản trở cho các hoạt động của Pháp trong khu vực này và đã không trung thực với quyền lợi của Pháp ngay từ khi bắt đầu cuộc đàm phán".
Ngoài thái độ lạnh nhạt rõ ràng của Wedemeyer, Sainteny cũng nhận được tin xấu là đội quân Pháp mà ông ta đã cố hết sức cho thâm nhập vào Hải phòng đã bị Nhật cầm chân. Chỉ huy của đội, đại uý Blanchard, đã liên lạc với trung tá Kamiya, nguyên sĩ quan liên lạc giữa sở chỉ huy quân sự Nhật ở Hà Nội với các văn phòng hành chính của đô đốc Decoux, nhưng kết quả đã làm y thất vọng. Chẳng những không được phép lấy lại các cơ quan then chốt, những người Pháp này còn bị hạn chế gửi những bức điện liên quan tới nghi lễ đầu hàng sắp xảy ra và số liệu khí tượng cho các cơ quan của Pháp tại Côn Minh. Rõ ràng, Sainteny còn mất bình tĩnh hơn nữa bởi thông tin "các chỉ huy người An Nam" tại Côn Minh đã "bày tỏ mong muốn đưa Đông Dương thành một chế độ bảo hộ của Mỹ" và hy vọng nước Mỹ với tư cách là đại diện với Liên Hợp Quốc sẽ đứng ra can thiệp để ngăn cản Pháp "chiếm lại Đông Dương" và ngăn chặn Tầu Tưởng.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #61 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 06:59:27 pm »

Để xoa dịu cơn giận dữ của Sainteny, Patti và Wedemeyer đồng ý cho ông ta và đám nhân viên đi cùng Đội Mercy của OSS nếu họ giới hạn hoạt động trong "các nhiệm vụ nhân đạo trong cộng động người Pháp". Sự xúc phạm khiến Sainteny bị tổn thương nhưng ông ta đành chịu ở dưới quyền chỉ huy "hoàn toàn" của Mỹ, và không được sử dụng cờ Pháp theo như thoả thuận.
Khi Patti, Sainteny và các nhân viên của họ gần tới sân bay Gia Lâm nằm ngoài Hà Nội, sự căng thẳng càng dâng cao. Không một ai biết chắc Nhật sẽ phản ứng thế nào đối với chuyến hạ cánh của họ. Quan sát những xe tăng nhỏ và súng phòng không trên sân bay, Patti quyết định thả xuống một nhóm trinh sát do đại uý Ray Grelecki, quê ở Baltimore, Maryland, chỉ huy.
Dù đã được huấn luyện tại căn cứ quân sự Fort Benning và có kinh nghiệm trong các cuộc nhảy dù, Grelecki biết rõ việc nhảy xuống nơi kẻ thù được trang bị kỹ lưỡng thật không dễ dàng. Mặc dù được trang bị tới tận răng và mặc áo giáp, Grelecki rõ ràng không mong muốn chạm trán xe tăng Nhật "có thể với một đội mười hay mười hai lính Nhật ngồi hai bên cùng những lưỡi lê to đùng" đang lăn bánh về phía mình.
Rất may mắn, nhóm của viên đại uý này không gặp sự kháng cự nào và ngay lập tức điện cho Patti rằng họ đã chạm đất an toàn. Patti nhớ rằng một nhóm từ 50 đến 60 lính Nhật với đầy đủ vũ khí đã vây quanh máy bay khi ông hạ cánh.
Cùng lúc đó, một nhóm tù binh chiến tranh người Ấn Độ (Anh) từ một nhà tù gần đó đã phá ngục và hò reo chào đón quân Đồng Minh. Quân Nhật chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh và kỷ luật đã ngăn không cho đám tù binh chiến tranh tiến lên nhưng không bắn vào họ và cũng không cản trở nhóm của Patti. Sau đó, Patti tiến hành công việc: kiểm tra tình trạng tù binh chiến tranh và sắp xếp phương tiện đi vào Hà Nội.
 
Khi đội của Patti hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm, họ được chào đón với những tiếng hoan hô của một nhóm tù binh chiến tranh từ trại tù gần đấy. Những người Mỹ cầm lá cờ đứng sau lưng bộ quân phục để giúp cả người Pháp lẫn người thật trong việc nhận dạng nhanh.
 
Năm mươi đến sáu mươi lính Nhật trang bị vũ khí đầy đủ bao quanh máy bay của Patti nhưng không chống đối chuyến hạ cánh của Patti và sau dó trong một thái độ phân vân, họ chất các trang thiết bị của họ lên xe tải và đi vào Hà Nội.
Trên đường vào thành phố, toàn đội đi trong rừng cờ Việt Minh và những biểu ngữ lớn được in bằng tiếng Anh, Pháp và Việt có nội dung "Đả đảo thực dân Pháp" và "Độc lập hay là chết!" Patti nhớ cũng nhìn thấy một đám đông trên đường tới Hà Nội. "Họ được biết", ông nhớ lại, "là người Pháp đến trên một phi cơ Mỹ dưới sự bcỉo vệ của người Mỹ". Khi đã tới Hà Nội, Patti đặt sở chỉ huy tại khách sạn Métropole và được chào đón bởi đủ nhóm người: nhóm người Pháp với tâm trạng vừa mừng vừa lo đến chào Sainteny và những người Mỹ với "niềm vui và tâm trạng nhẹ nhõm". Một số kiều dân Pháp được báo là đã bị làm cho hoảng loạn bởi "một nhóm người" đã giết "ba hoặc bốn người Pháp" vào đêm hôm trước và họ đã tuyên bố sẽ quay trở lại. Patti nhờ Grelecki lo liệu việc này. Grelecki ghi lại, "Đây là trách nhiệm của tôi, một vấn đề thuộc về chiến trường chứ không phải là công tác bàn giấy. Tôi là lính chiến, đã từng 150 lần nạp đạn chỉ với một tay và tôi coi ngài Patti đường bệ này là một người ngồi bàn giấy, họ lúc nào chả mài đũng quần vào đó". Grelecki quyết định sửa soạn khách sạn để đối phó với bất kỳ cuộc tấn công có thể nào và bố trí súng cối 60mm trên mái nhà. Anh ta cũng di chuyển phụ nữ và trẻ em Pháp tới nơi khác. Không có chuyện gì xảy ra, và mọi đề phòng kết thúc chỉ như vậy, nhưng Grelecki phát biểu, "Thẳng thắn mà nói chúng tôi không được chuẩn bị kỹ lưỡng để đến Hà Nội".
Với Patti và Grelecki, tối đầu tiên ở Hà Nội họ vờ lẽ rằng đây là một thành phố ồn ào náo nhiệt. Patti đã tiếp nhiều khách đến thăm, trong đó có Lê Trung Nghĩa, "đại diện Uỷ ban Thành phố Hà Nội", người đã chào đón Patti đến thành phố và cung cấp các dịch vụ thuộc uỷ ban của ông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phái đoàn Mỹ. Ông cũng hỏi thêm Patti về sự có mặt của người Pháp trong phái đoàn, quan điểm của người Mỹ, và hiểu biết của Patti về Hồ Chí Minh. "Khi trả lời câu hỏi của ông ấy", Patti nhớ lại, "tôi đã quả quyết là không, tôi không can dự vào sự có mặt của quân đội Pháp; đúng, rồi sẽ có thêm những người Mỹ nữa đến đây, cũng nhanh thôi; và đúng, sự thực là tôi đã từng gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh; và không, nước Mỹ không ủng hộ chủ nghĩa thực dân". Mặc dù ngắn gọn, một loạt câu hỏi - trả lời đã tạo ra những lời giải đáp mà Việt Minh có thể vận dụng thành công trong tương lai. Lê Trung Nghĩa và nhiều người Việt Nam khác, những người chưa sống hoặc chưa từng tới Việt Bắc, có thể đã không tin mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh với những người chiến thắng Chiến tranh thế giới 2 hùng mạnh này.
Tuy nhiên, viên sĩ quan cao cấp Mỹ hạ cánh tại Hà Nội đã thẳng thắn thừa nhận là ông biết và quả thực đã gặp Hồ Chí Minh. Hơn nữa, Patti đã nói cho Việt Minh chính xác những gì họ muốn nghe: Có thêm nhiều người Mỹ- chứ không phải người Pháp - đang trên đường đến. Mặc dù hầu hết người Việt ở Hà Nội vui mừng trước khả năng lực lượng vũ trang Pháp không quay lại, nhưng kiều dân Pháp lại hân hoan với viễn cảnh sớm có sự hiện diện của quân đội Pháp. Với phái đoàn của Sainteny ở khách sạn Métropole, quang cảnh ở hành lang chẳng mấy chốc cũng không có gì khác biệt, Patti nhận xét, "nhà ga Trung tâm vào giờ tan tầm".
Mỹ, Pháp, và Nhật đã nhanh chóng đạt được một thoả thuận là người Mỹ và người Pháp nên ở trong những khu riêng biệt. Vì vậy, Sainteny và đám nhân viên của mình được chuyển đến Phủ Toàn Quyền. Từ bối cảnh của Patti, việc di chuyển này nâng cao vị thế của ông. "Tôi chỉ thấy vui mừng", ông hồi tưởng, "là có thể tiếp tục nhiệm vụ mà không phải mạo hiểm với những vụ mất trật tự công cộng hay những vướng mắc chính trị". Mặc dù Patti tuyên bố rằng Sainteny "rõ ràng rất hài lòng" khi chuyển đi, nhưng sự thoả mãn của Sainteny chỉ tồn tại khá ngắn. Vài ngày sau đó, khu dinh thự sang trọng trở nên giống như nhà tù của Sainteny hơn. Ngày 23 tháng 8, trong lúc Sainteny đang đến Phủ Toàn Quyền thì Patti bận rộn tiếp nhiều đoàn khách tới thăm, trong đó có chủ tịch ngân hàng Đông Dương và viên sĩ quan cấp cao nhất của Nhật tại Hà Nội, tướng Tsuchihashi Yuitsu.
Trong cuộc gặp vào sáng sớm với Tsuchihashi, Patti đã nói rõ thực chất nhiệm vụ của mình và nhấn mạnh trách nhiệm duy trì trật tự công cộng của người Nhật. Trong các bức điện ngày hôm đó, Patti đã quả quyết với Côn Minh rằng Nhật không gây trở ngại gì cho nhiệm vụ của Đội Mercy và quả thực đã phóng thích cho "287 tù binh chiến tranh Anh Ấn".
Tuy nhiên, Patti cũng lo lắng về việc rút 50 triệu tiền giấy gần đây của họ và đề nghị bổ sung thêm 20 triệu lấy từ ngân hàng Đông Dương để "chi trả cho những chi phí trong việc gìn giữ luật pháp và trật tự cộng cùng việc bảo vệ người Pháp".
Giám đốc ngân hàng cũng lặp lại sự lo lắng của Patti, e ngại Nhật sẽ làm phá sản cơ quan tài chính quan trọng nhất tại thuộc địa. Những hoạt động của người Việt cũng thúc đẩy Patti gửi một loạt điện tín về Côn Minh vào ngày 23 tháng 8. Trong ít nhất ba bức điện riêng biệt, Patti bày tỏ sự lo lắng về các nhân viên Pháp và phản ứng của Việt Minh. Patti nói rõ, "Tình thế chính trị đang nguy kịch. Việt Minh mạnh và kiên quyết đánh đuổi Pháp, yêu cầu không cho thêm người Pháp nào, đặc biệt có vũ trang, đến FIC". Cũng trong ngày, Patti nói thêm, "Tôi nhắc lại lần nữa rằng sẽ rất nguy hiểm cho quân đội Pháp khi đến Đông Dương. Các đơn vị chiến đấu đang được thành lập để đẩy lùi sự thâm nhập của lực lượng vũ trang". OSS tại Côn Minh đang muốn rút các đặc vụ của mình ra khỏi chiến trường, đã hỏi Patti về việc sử dụng tàu thuyền và thuỷ thủ đoàn của Pháp để đưa đội OSS ra khỏi Bắc Hải, nơi một căn cứ QUALL đã được thiết lập. Tôn trọng sự hiểu biết của Patti về tình hình thực tiễn, cơ quan tại Côn Minh cũng hỏi ý kiến ông về yêu cầu của đặc vụ OSS, Lucien Conein, được dùng 14 nhân viên Pháp có vũ trang để đưa anh ta tới Hà Nội. Câu trả lời của Patti là rõ ràng: "Trên quan điểm tình hình chính trị nhạy cảm, ý kiến gợi ý của tôi là nên ngăn người của chúng ta tới Hà Nội cùng nhân viên Pháp". Ông đối chiếu sự tự do của đoàn Mỹ với tình thế của Sainteny mà ông mô tả là "bị biệt giam tại Phủ Toàn Quyền" để thông báo tình hình Hà Nội. Patti còn cảnh báo rằng Nhật đang cố gắng khuấy động "hoạt động của tổ chức phá hoại bí mật" sử dụng người Việt làm "đặc vụ". Ngoài ra, "những tin đồn đang lan truyền", ông ta tiếp tục cảnh báo, "rằng quân Pháp đến từ Lạng Sơn bằng tàu đã giết trẻ em và phụ nữ người An Nam. Việt Minh đang tuyển quân đội nhân dân để đánh đuổi Pháp".
Quan điểm của Patti về tình hình căng thẳng tại Hà Nội vào cái ngày tháng Tám nóng bỏng ấy thật chính xác. Trong hồi ký, Patti đã mô tả sinh động quang cảnh và vai trò của người Mỹ:
Thành phố dường như yên bình này đang sôi lên dưới bề mặt, và rõ ràng sắp sủa bùng nổ. Đội OSS của chúng tôi ngay lập tức trở thành một trung tâm quyền lực của Đồng Minh mà bất cứ ai có lý do gì đó hay ai có một ước vọng về thanh thiên đều muốn tranh thủ. Người Pháp đến để phàn nàn, đưa ra những đòi hỏi, và chơi những trò bí ẩn. Người Vệt đến để được hiện diện với Đồng Minh và đạt được vị thế trong con mắt các đối thủ, tạo ra hình ảnh "là tay trong " với Phái đoàn Mỹ.
Cố tách mình ra khỏi người Pháp, một phần nhận ra quan điểm chống Pháp trong số người Việt và hình ảnh khách sạn Métropole là "nơi hẹn gặp cho nhiều người Pháp nổi tiếng ở Hà Nội", Patti quyết định chuyển phái đoàn Mỹ và các trang thiết bị tới Toà nhà Gautier rộng rãi vào ngày 24 tháng 8. Tại đó "cờ Mỹ được treo ngay trong phòng lễ tân… biểu thị cho tất cả thấy rằng sở chỉ huy này là một căn cứ của Mỹ, do các đại diện độc lập của nước Mỹ làm nhiệm vụ và không có bổn phận với bất kỳ bên nào". Mặc dù người Mỹ mong muốn được nhìn nhận là "hoàn toàn trung lập", nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Cả người Pháp lẫn người Việt đều không đánh giá người Mỹ là công bằng. Tại Phủ Toàn Quyền, Sainteny ngày càng không vui trong cái mà ông ta gọi là "lầu son" của mình. Từ lâu Sainteny đã cho rằng Patti và đa số nhân viên OSS tại Côn Minh là những người chống Pháp và có ác cảm với các tham vọng của Pháp. Ngay sau khi đến Hà Nội, Sainteny lại lần nữa phàn nàn với Patti, lần này là về hoạt động của một đặc vụ OSS trong danh sách những người Mỹ chống Pháp của ông ta: thiếu tá Allison Thomas. Vẫn nhớ vai trò của Thomas trong việc đuổi Montfort, Logos và Phác ra khỏi căn cứ của Việt Minh vào tháng 7, Sainteny đã cáu tiết khi đọc thấy tên Thomas trên một tờ báo địa phương của Hà Nội trong bài viết có tên "Cuộc chiến của Việt Minh với sự cộng tác của quân đội Mỹ tại Bắc Kỳ sẽ sớm xảy ra để đánh đuổi Pháp, những kẻ áp bức đã làm hai triệu người chết đói vào năm ngoái".
Rất may, cả Patti và Sainteny đều không biết phạm vi hoạt động của Thomas tại Thái Nguyên. Họ chắc chắn không biết vào lúc đó Thomas đã nỗ lực giúp Võ Nguyên Giáp buộc quân Nhật tại Thái Nguyên phải đầu hàng.
Patti lắng nghe lời kêu ca của Sainteny và cố cải thiện tình hình bằng cách đề nghị Đội Nai sẽ rút khỏi Thái Nguyên và các đội OSS khác đang hoạt động dọc theo và bên trong biên giới Đông Dương sẽ được triệu tập về Côn Minh. Patti báo cho Côn Minh về bài báo và cảnh báo tổng hành dinh rằng người Việt đang nóng lòng chờ đợi sự xuất hiện của Thomas để "tổ chức một cuộc biểu tình chống Pháp". "Tôi hy vọng tách tất cả người Mỹ chúng ta ra khỏi cả phe Việt Minh lẫn Pháp", Patti viết. Nhưng các đội quân của chúng ta rất miễn cưỡng phục tùng. Mệnh lệnh và chính sách khu vực dường như ít có ý nghĩa đối với họ. Họ đang ở trong tâm trạng hăng hái và nhiều bức điện ra lệnh cho họ trở về Côn Minh ít có hiệu lực; họ muốn tiếp tục con đường đi đến chiến thắng của chính họ".
Vào tháng 8 năm 1945 không có ai làm việc cần mẫn và vất vả hơn Việt Minh để soi sáng con đường đến thắng lợi. Khi Patti đến Hà Nội, thái độ lạc quan dâng cao trong người Việt rằng cuối cùng họ có thể giành được tự do, cái mà họ đã phải đấu tranh quá lâu. Ba ngày trước khi Patti đến, Việt Minh đã tiếp quản thành phố mà không mất một giọt máu, khởi đầu cuộc Cách Mạng Tháng Tám nổi tiếng. Khi cách mạng nổ ra, Võ Nguyên Giáp vẫn chưa tới Hà Nội. Nhiều năm sau ông nhớ lại "Hiểu rõ những chỉ thị của Đảng, và lợi dụng tình trạng mất tinh thần cao độ của Nhật, sự khiếp đảm của chính quyền bù nhìn và sự dao động của lực lượng bảo an, các tổ chức Đảng địa phương và Việt Minh ngay lập tức nắm lấy thế chủ động để lãnh đạo quần chúng giành chính quyền".
Khi Võ Nguyên Giáp đang hành quân tới Thái Nguyên, thì thành phố Hà Nội đã bùng nổ. Vào sáng 19 tháng 8, "hàng chục ngàn người" mang theo "giáo mác, dao rựa, dao găm, và liềm" rầm rập kéo về thành phố trong "tiếng trống, chũm chọe và còi". Trong thành phố đã có gần "800 đội viên tự vệ" dưới sự chỉ huy trực tiếp của Việt Minh. Mặc dù chuẩn bị kém, chỉ với "khoảng 90 tay súng, thêm vào đó là dao rựa, gươm, giáo mác, dao găm", nhưng các cán bộ rất phấn khích về những gì ngày hôm đó có thể mang lại. Các đội tự vệ chiếm hàng loạt vị trí trong thành phố, trong khi đó nhóm đông nhất vào khoảng 200.000 người tràn ngập các đường phố và quảng trường Nhà hát Lớn. Vào 11 giờ sáng, Nguyễn Huy Khôi đã đọc một bài diễn văn ngắn về việc kết thúc chiến tranh và sự cần thiết thành lập một "chính phủ cách mạng của nhân dân" Việt Nam.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #62 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 07:00:00 pm »

Sau bài điền văn trịnh trọng tại Nhà hát Lớn, đoàn người tiếp tục diễu hành và chiếm Phủ Khâm Sai, toà thị chính thành phố, bệnh viện, bưu diện, và kho bạc. Ở một vài nơi, như tại Phủ Khâm Sai, họ thu được nhiều vũ khí của bảo an binh. Mặc dù ban đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng quần chúng đã giành được quyền kiểm soát các trại bảo an binh. "Ở khắp mọi nơi người ta đang ăn mừng chiến thắng, giành chính quyền mà không đổ máu", Vũ Đình Huỳnh tự hào nói. "Mọi người muốn đóng góp một cái gì đó cho sự nghiệp cách mạng. Chúng tôi thật sự có được một đội quân trí thức tuyệt vời và chúng tôi rất tự hào". Mặc dù không phải ai cũng hài lòng khi thấy Việt Minh giành được chính quyền, nhưng hầu hết người dân Việt đều hân hoan. David Marr viết:
Không khí trên các đường phố Hà Nội thật phân khởi. Biến cố cách mạng được biểu trưng đêm hôm đó bằng việc quần chùng tháo bỏ các chao đèn phòng không mầu đen trên tất cả các ngọn đèn đường khiến lần đầu tiên trong nhiều năm cả thành phố tràn ngập ánh sáng rực rõ. Cờ Việt Minh treo trên hàng trăm toà nhà. Hàng nghìn người dân đi dạo trên vỉa hè thuộc khu buôn bán, thưởng thức cảm giác mới mẻ của tự do. Họ dừng lại để nhìn ngắm những người tân bính vũ trang trước các công sở, đặc biệt là một anh lính gác kiêu hãnh chưng diện một băng đạn kéo thành dây ngang qua ngực trước Phủ Khâm Sai. Họ cũng kinh ngạc trước 1á cờ lớn treo trên chiếc cột thu lôi đang bay phấp phới trên nóc phủ… Trong trí tưởng tượng điên rồ nhất của một người trẻ tuổi tham gia vào nhưng sự kinh ngạc ấy cũng không thể mong đợi một thay đổi nhanh như vậy chỉ trong một ngày.
Khi nghe nói về các sự kiện xảy ra tại Hà Nội, Thủ tướng Trần Trọng Kim cảm thấy "lưỡng lự". Theo lời Bùi Diễm, cháu trai của ông ta, Trần Trọng Kim hẳn sẽ "phục tùng" một "sự chuyển giao quyền lực nhanh gọn, hợp pháp" và cảm thấy cuộc cách mạng này đẩy ông ta vào một tình thế khó khăn. Tuy nhiên, vị thủ tướng này cũng đã quyết định từ chức vào ngày 19 tháng 8 vì, ông ta đã thổ lộ với cháu trai, "có vẻ như chính đảng mới này được sự hậu thuẫn của Mỹ". "Rõ ràng", Bùi Diễm nói thêm, "nước Mỹ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ trong việc xác định tương lai của Việt Nam, và không chỉ có chú tôi tin rằng bất cứ ai có được sự tin tưởng của Mỹ sẽ được trao cho vị trí tốt nhất để dẫn dắt đất nước trong thời kỳ hậu chiến".
Nhằm củng cố quyền lực trong thành phố, ít ngày sau Việt Minh bắt đầu tiến hành lập lại trật tự ở Hà Nội. Mặc dù thông báo phát động khởi nghĩa được truyền đi qua sóng điện đài do Mac Shin bỏ lại trước kia, nhưng chỉ các đài phát thanh tại Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang nhận được. Phần lớn các cuộc nổi dậy trên thực tế đều là phản ứng của các uỷ ban địa phương trước tình hình đang tiến triển. Tại nhưng vùng xa xôi hẻo lánh ở miền Bắc, đại biểu Việt Minh "kéo tới các cơ quan chính quyền, giam giữ đám quan lại, lục soát tài liệu, treo cờ Việt Minh, thu gom mọi loại súng ống có thế dùng được và thành lập các uỷ ban cách mạng".
Tin tức về những sự kiện tại Hà Nội nhanh chóng lan đến miền Nam, miền Trung Việt Nam. Ngày 23 tháng 8, một đoàn nông dân khoảng 100.000 người tuần hành vào Huế cổ vũ thành lập uỷ ban giải phóng Việt Minh. Mặc dù chỉ huy đơn vị đồn trú Nhật tại Huế đã đề nghị bảo vệ nhà vua, nhưng Bảo Đại từ chối đề nghị này. Kinh ngạc trước "phép màu" xuất hiện nhanh đến khó tin, Bảo Đại buộc phải xin thoái vị và trao ngọc ấn cho Việt Minh. Theo đề nghị trong bức điện từ "Uỷ ban ái quốc" tại Hà Nội, Bảo Đại, chỉ gần đây mới được Nhật "giải phóng", quyết định từ bỏ ngai vàng và trở thành một "công dân bình thường" có tên Vĩnh Thuỵ. Ngày 25 tháng 8, Bảo Đại thông báo ý định thoái vị cho các thành viên hoàng tộc đang sững sờ và tuyên bố rằng ông ta "thà làm thường dân trong một quốc gia độc lập còn hơn làm vua của một đất nước bị nô dịch".
Khi Bảo Đại đang chuẩn bị đọc bài phát biểu cuối cùng với tư cách là một hoàng đế, Patti đã hội kiến rất nhiều thành viên trong giới báo chí Việt Nam tại Hà Nội. Một nhà báo đến cùng một thông tin, lúc đó chỉ là một tin đồn, rằng hoàng đế có thể thoái vị. Các đại diện báo chí Việt Nam mang đến cho Patti một bức thông điệp: "Chúng tôi chào đón người Mỹ tới Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao việc đại uý Patti đã cho phép cử toạ nghe được những bất bình của chúng tôi". Sau khi lắng nghe những tố cáo về sự lạm dụng và vượt giới hạn của Pháp, Patti tuyên bố ngắn gọn, cố làm rõ lập trường của Mỹ:
Người Mỹ chúng tôi đánh giá cao sự đón tiếp đón nồng ấm của các bạn. Công việc của chúng tôi chỉ là thực thi quân lệnh và xin các bạn vui lòng hiểu rằng lập trường và thái độ của chúng tôi là trung lập. Chúng tôi đến đây với mục đích duy nhất là mở đường cho hội nghị hoà bình sắp diễn ra để chính thức chấm dứt xung đột. Chúng tôi vui mừng được gặp các bạn, cũng như bất cứ cá nhân thuộc bất kỳ đảng phái và quốc tịch nào và vào bất kỳ thời gian nào.
Mặc dù Patti tin rằng lời nói của ông rõ ràng tạo nên vai trò của Mỹ tại Hà Nội, nhưng hành động của ông lại dễ bị cả người Pháp lẫn người Việt hiểu lầm. Tin tức đăng tải trên báo chí Việt Nam ngày 25 tháng 8 về cuộc gặp nói trên căn bản không giống với "báo cáo hoạt động hàng ngày" của Patti gửi OSS nhấn mạnh thái độ trung lập của Mỹ. Trong báo cáo Việt Nam, Patti đã tuyên bố rằng:
Người Pháp không có vai trò gì trong các cuộc thảo luận giữa Đồng Minh và Nhật tại Đông Dương.
Đồng Minh không giúp đỡ hoặc cho phép quân đội Pháp quay trở lại.
Mỹ biết rõ Việt Nam là một đất nước văn minh, chứ "không phải mọi rợ như vài người vẫn nghĩ".
Khi phái đoàn chính thức của Đồng Minh đến tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật, các công dân Việt Nam nên tổ chức các cuộc biểu tình hoà bình đòi độc lập.
Các sự kiện ngày 26 tháng 8 còn làm nổi bật hơn nữa hình ảnh của Patti như một nhân vật được Việt Minh ngầm ủng hộ. Vào buổi sáng, trong một khoảng thời gian ngắn, Patti gặp gỡ bốn đại diện của Việt Minh, trong đó có Võ Nguyên Giáp. Sau cuộc gặp, ông Giáp mời Patti bước ra ngoài sở chỉ huy của Mỹ để nhân dân chào đón. Những người Mỹ quan sát thấy một cuộc diễu binh của dân quân và các đội tự vệ, theo sau là người dân với những áp phích yêu nước viết bằng tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung, tất cả được một tốp 50 binh sĩ hộ tống. Các khán giả người Mỹ và người Việt chào đón những lá cờ Mỹ, Liên Xô, Anh, Trung Quốc và Việt Nam đang bay phấp phới và lắng nghe khi quốc ca của mỗi nước vang lên. Mặc dù Patti bị ấn tượng bởi cuộc trình diễn này, nhưng đối với người Việt Nam nó còn có ý nghĩa sâu sắc hơn. patty còn nhớ câu nói của Võ Nguyên Giáp khi ông chuẩn bị đi: "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam quốc kỳ của chúng tôi xuất hiện trong một nghi lễ quốc tế và quốc ca của chúng tôi vang lên trước thái độ kính trọng của một vị khách nước ngoài. Tôi sẽ nhớ mãi thời khắc này". Như được thể hiện trong hồi ký của Patty, nhưng sự kiện đó rõ ràng cũng đại diện cho một thời khắc quan trọng đối với ông. Khi Patti quay lại làm việc bên trong sở chỉ huy, Giáp đã nói với các nhà báo đang có mặt, ông truyền đạt lại nhận xét được báo cáo là của Patti "nền độc lập của Việt Nam đã khá rõ ràng, nhưng cần phải được củng cố".
 
Khi kết thúc "nghi lễ" chào đón phái đoàn của Patti, quốc ca của Mỹ và Việt Nam vang lên, những lá cờ của Quân Đồng minh tung bay sát cạnh quốc kỳ mới của Việt Nam. Võ Nguyên Giáp, đứng giữa trong bộ quần áo trắng, dẫn giải cho Patti đứng bên phải ông rằng ông sẽ nhớ mãi giây phút này vì lần đầu tiên lá cờ của Việt Nam được treo lên và bài quốc ca nổi lên trong một nghi lễ quốc tế.
Tuy nhiên, trong ngày hôm đó, các hành động của Patti chỉ mới đang bắt đầu. Khi quay lại trụ sở, Patti đã nhận được giấy mời dùng bữa với Hồ Chí Minh, người đã tới Hà Nội trong thời gian gần đây. Patti nhớ đã rất vui khi gặp Hồ Chí Minh, nhưng lo ngại cho tình trạng sức khỏe của ông. Sau bữa trưa cùng Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và một vài người khác, chỉ còn lại Patti và Hồ Chí Minh ở lại nói chuyện với nhau suốt hai tiếng đồng hồ. Hai ông bàn đến hàng loạt chủ đề diễn ra trong ngày, bao gồm các cuộc nổi dậy tại Sài Gòn và Hà Nội mà Patti nhớ là đã rất vui mừng khi biết thêm được nhiều tình tiết hơn, và việc Trung Quốc và Anh sắp đến đây để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật từ miền Bắc vào đến vĩ tuyến 16. Patti viện ra cái đã trở thành câu nói cửa miệng của ông: nào là ông "hết sức bị hạn chế" bởi chỉ thị, nào là ông không có "quyền liên quan tới các vấn đề chính trị giữa Pháp và Việt Nam". Hồ Chí Minh đáp lại là ông hiểu rõ điều đó, nhưng ông chỉ đề nghị Patti không báo cho cả người Pháp lẫn người Trung Quốc "nơi ở" của ông, đoạn mỉm cười nói thêm: "Hôm nay chúng ta nói chuyện như những người bạn, chứ không phải các nhà ngoại giao". Trước khi ra về, Patti đề xuất rằng có lẽ một cuộc gặp giữa Hồ Chí Minh và Sainteny có thể mang lại kết quả. Mặc dù biểu lộ thái độ nghi ngờ, nhưng Hồ Chí Minh cũng thừa nhận rằng Patti "có thể sử dụng óc phán đoán tốt nhất của mình trong vấn đề này".
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #63 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 07:00:53 pm »

Qua tuần sau, cả người Pháp và người Mỹ tại Côn Minh đều nghi ngờ đánh giá của Patti bởi đây mới chỉ là lần đầu tiên trong vài lần xuất hiện công khai và gây tranh cãi giữa ông với Hồ Chí Minh và nhưng thành viên Việt Minh khác. Patti bị nói xấu nhiều vì đã không giữ vững thái độ trung lập, và giống như Fenn, Tan, Phelan và Thomas, mọi hành động của ông đều bị tất cả các bên hiểu sai. Như đã đề cập đến trong các báo cáo hoạt động hàng ngày và được nhắc lại trong hồi ký của mình, Patti đã tiếp kiến rất nhiều khách thăm tại Hà Nội, đa số yêu cầu người Mỹ về chuyện này hay chuyện khác. Patti không có quan hệ cá nhân với các cá nhân luôn đòi hỏi, tuy nhiên ông lại có mối quan hệ đặc biệt với một người. Patti và Hồ Chí Minh đã phát triển một mối quan hệ thân thiết tại Côn Minh, và Hồ Chí Minh đã chứng tỏ là một người rất sẵn sàng hợp tác. Ông cung cấp những gì đã hứa với Patti và chào đón Đội Mercy tại trụ sở của mình. Ông dường như là tâm điểm của niềm phấn khởi lớn lao tại Hà Nội, và ông coi trọng Patti. Ngoài ra ở nhiều phương diện khác, ông còn là người bạn gần gũi nhất của Patti trong thành phố này. Hẳn không ai ngạc nhiên khi người Mỹ này đã dùng cơm và lắng nghe người bạn có tài năng uyên bác, đặc biệt khi lựa chọn thứ hai là Sainteny đang khổ sở trong "lầu son" của mình. Tuy nhiên, mỗi lúc Patti một khó khăn hơn trong việc giữ thái độ "hoàn toàn trung lập".
Trái lại, Patti thậm chí không mảy may ngạc nhiên khi người Pháp, đặc biệt là Sainteny, không hài lòng với ông. Tối 26 tháng 8, Patti tới chỗ Sainteny và nói về cuộc gặp có khả năng xảy ra với Hồ Chí Minh. Sainteny sẵn sàng đồng ý, và Patti gửi điện cho Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chấp thuận cuộc gặp vào sáng hôm sau giữa Võ Nguyên Giáp, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Chính phủ Việt Minh Lâm thời, với Sainteny "nếu", Patti nhớ lại, "có tôi đi cùng". Patti, người tạo điều kiện cho cuộc gặp này và rõ ràng sẵn sàng tham gia, đã cân nhắc điều kiện đơn giản đó và vui vẻ đồng ý đi cùng Võ Nguyên Giáp tới Phủ Toàn Quyền. Lại một lần nữa, Hồ Chí Minh đã xử lý tình thế rất khéo léo mà không làm cho người Mỹ cảm thấy bị lôi kéo. Ông biết rõ ấn tượng sẽ được tạo ra khi Patti xuất hiện bên Võ Nguyên Giáp - một đại diện người Việt được một sĩ quan Mỹ hộ tống đến thăm một quan chức Pháp bị người Nhật thất bại giam giữ. Người Mỹ và đại diện Việt Minh đến và đi tuỳ ý, còn người Pháp kia không biết làm gì hơn là ngồi và chờ đợi.
Thái độ của Sainteny tại cuộc gặp không cải thiện hình ảnh của Patti vốn đã hình thành nơi người Pháp trong mối quan hệ với thuộc địa của họ. Tranh cãi đã nổ ra, Sainteny lên án những "hành vi" gần đây của người Việt. Dù chắc chắn rất giận dữ, nhưng Võ Nguyên Giáp vẫn giữ "thái độ hoàn toàn tự chủ". Tuy nhiên, trong báo cáo gửi Côn Minh, Patti lại thiên về phê phán vị thế của người Việt. Patti khuyên Helliwell rằng "Sainteny trách đại diện An Nam vì đã làm cho phần lớn thế giới biết rằng dân tộc Việt Nam không muốn sự hiện diện của Pháp tại đất nước họ, tuyên bố như vậy gây cho Đồng Minh nhiều băn khoăn về sự an toàn của Pháp vì thế đã buộc họ đứng ngoài vào thời điểm này". Tất cả đã được cân nhắc, Sainteny cảm thấy lạc quan về cuộc gặp gỡ với Võ Nguyên Giáp, nhận thấy ông "hiển nhiên là lo lắng" về phản ứng của Pháp cũng như hiểu rõ "sức mạnh bấp bênh của họ (Việt Minh)".
Tuy nhiên, các sự kiện sớm chứng tỏ năng lực tự đối mình của Sainteny. Bất chấp phản đối có cơ sở của ông Giáp đối với Pháp, thất bại trong thiết lập mối quan hệ tốt với Việt Minh của Sainteny cũng được đổ thừa cho Patti. Nhà sử học Pháp Philippe Deviller khẳng định rằng thành công tiềm tàng của cuộc đối thoại giữa Sainteny và Giáp đã bị chính Patti và "những người đồng xứ của ông" vốn "nhanh chóng chen ngang và bảo đảm với Việt Minh về sự ủng hộ của Mỹ" phá hoại ngầm.
Nếu điều này trở thành sự thực, Việt Minh sẽ cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng họ vẫn chưa có gì bảo đảm về sự ủng hộ của Mỹ và vẫn đang sốt ruột chờ đợi điều đó. Chiều tối 28 tháng 8, các đại diện của Pháp và Việt Minh liên lạc với Patti về việc quốc hữu hoá ngân hàng Đông Dương, tuyến đường sắt Vân Nam, và các ngành dịch vụ công cộng. Pháp dĩ nhiên không hài lòng nhất với chuyện này và muốn Mỹ ngăn chặn bất kỳ kế hoạch "quốc hữu hoá" nào. Việt Minh thông báo ý định quốc hữu hoá với Patti và hy vọng nhận được sự ủng hộ của phái đoàn Mỹ. Việt Minh đã lảng tránh câu trả lời khi được đề nghị "giải thích đầy đủ" về nhưng gì quá trình quốc hữu hoá sẽ mang lại, chỉ cho rằng "quốc hữu hoá các ngành dịch vụ công cộng nằm trong tiến trình dân chủ và cương lĩnh của Đảng". Mặc dù tất cả nhưng thuật ngữ được đặt đúng chỗ, thông tin về khả năng quốc hữu hoá các xí nghiệp then chốt khiến Patti bối rối. Hôm sau ông gửi một bức điện sau về Côn Minh:
Chính phủ Lâm thời đang mò mẫm tron bóng tối. Sau một loạt cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Chính phủ Lâm thời tối tin rằng họ chưa trưởng thành về mặt chính trị và đang bị Nhật và các thành phần đỏ làm cho mê muội. Họ không biết ý nghĩa của nhưng giới hạn ví dụ như quốc hữu hoá, họp quốc hội, chủ nghĩa tự do, nền dân chủ… Những từ ngữ mà họ sử dụng khá thoải mái, nhưng trong suốt quá trình đối thoại họ dự tính những điều hoàn toàn trái ngược… Chính phủ Lâm thời hiện đang chuẩn bị trưng thu ngân hàng Đông Dương cũng như đã trưng dụng tuyến đường sắt Vân Nam đoạn từ Lào Cai tới Hà Nội. Họ có những kế hoạch tương tự đối với nhà máy điện, nhà máy nước, và tất cả các phương tiện giao thông. Họ gọi cái này là "Quốc hữu hoá". Họ tuyên bố "những hành động đó cần thiết cho phương sách của một Chính phủ mới". Tôi chỉ trích toàn bộ vấn đề sai lạc bị nhuộm màu Xô Viết với sự trợ giúp của hoạt động có tổ chức tốt của đội "quân thứ năm".
Khái niệm về quốc hữu hoá, trái với ý tưởng của chủ nghĩa tư bản Mỹ, hẳn đã khiến Patti, một người thuộc Đảng Cộng Hoà, rất bối rối. Tuy nhiên, rõ ràng thay vì tuyên bố Việt Minh là cộng sản thì ông liên tục công khai chỉ trích sự can thiệp của Nhật và sự non nớt của Việt Minh, với ẩn ý từ chối niềm hy vọng đối với "việc giáo dục" chính trị ở cuối các chế độ dân chủ thế giới. Mặc dù thông điệp gửi Côn Minh của Patti phê phán nặng nề Việt Minh, nhưng vị trí của họ thậm chí trở nên yếu hơn khi bức điện đang còn được truyền qua các kênh. Trong giác thư gửi Bộ ngoại giao, tướng Donovan đã trích dẫn nguyên văn lời của Patti, nhưng đoạn mở đầu của Donovan lại nhầm Chính phủ Lâm thời của Việt Minh với chính quyền trước kia của Trần Trọng Kim. Vì vậy, Việt Minh đã được coi là không chỉ "non nớt về chính trị" và "bị Nhật và các thành phần cộng sản làm cho mê muội" mà còn là những kẻ cộng tác với kẻ thù. Dĩ nhiên, Việt Minh không hề biết gì về nhưng lời bóp méo này, và mặc dù họ đã hết sức quan tâm tới ý kiến của Mỹ, tân Chính phủ Lâm thời của Việt Minh đã gặp một vấn đề rắc rối hơn rất nhiều ngay trên ngưỡng cửa của họ.
Cùng ngày với cuộc gặp giữa Võ Nguyên Giáp và Patti, quân Tưởng ồ ạt kéo qua biên giới Việt Nam, gây ấn tượng "sợ hãi và giận dữ trong người Pháp cũng như người Việt".
Chắc chắn nỗi sợ hãi của người Việt được hình thành trong cả thời kỳ lịch sử cổ đại (1000 năm chiếm đóng của phong kiến Trung Quốc) lẫn quá khứ gần đây. Ngày 11, 12 tháng 8, từ Việt Bắc, thiếu tá Thomas đã báo cho Bách Sắc về việc quân Tưởng tấn công Việt Minh tại "khu vực biên giới phía nam Tgingsi". Bách Sắc thông qua bức điện và xác nhận với sở chỉ huy tại Côn Minh rằng một viên tướng trong "Vùng Chiến thuật 4" đã "mở một chiến dịch chống Việt Minh và lên án họ là cộng sản, kẻ cướp, vân vân…". Có tin người Pháp cũng biểu lộ nỗi sợ hãi khi quân Tưởng sắp sửa tới Việt Nam. Ngày 27 tháng 8 Chính phủ Pháp đã yêu cầu di tản phụ nữ và trẻ em Pháp về "phía nam vĩ tuyến 16 để tránh quân Tưởng". Phụ trách sự chiếm đóng của quân Trang và được chỉ định là đại diện của Tưởng Giới Thạch trong việc tiếp nhận đầu hàng của Nhật tại miền Bắc Việt Nam là tướng Lư Hán, chỉ huy Đạo quân thứ nhất trong Vùng Chiến thuật 9. Chính quyền Tưởng Giới Thạch, giống như phái đoàn Mỹ, thường chỉ nhấn mạnh nhiệm vụ quân sự của nó tại Đông Dương. Tuy nhiên, cả Lư Hán lẫn Tưởng Giới Thạch đều có suy nghĩ khác nhau. Theo nhà sử học Kinh Chen, chính quyền Tưởng dự định "sử dụng việc chiếm đóng như một phương tiện để giành được nhiều hơn quyền lợi từ tay Pháp qua những cuộc đàm phán tại Trùng Khánh và Paris". Mặt khác, Lư Hán, kẻ rất hăng hái chống Pháp, "muốn hất cẳng Pháp ra khỏi Việt Nam". Y xác định rằng "con đường duy nhất" bắt Pháp rời khỏi đó chính là ổn định sự chiếm đóng của quân Tưởng trong một thời gian dài. Gần hết tháng 8 mà cả người Pháp và người Việt vẫn chưa biết gì về ý định của Lư Hán. Mặc dù lo sợ những khả năng có thể xảy ra, họ vẫn dành thời gian chuẩn bị cho việc quân Tưởng kéo vào các thành phố. Cuốc bộ từ Vân Nam, quân của Lư Hán sẽ không tới được Hà Nội trong vòng mười hai ngày. Nhưng, vào những ngày cuối cùng của tháng, nhiều sự kiện kịch tính tiếp tục xuất hiện ngày 29 tháng 8, Hồ Chí Minh đề nghị Patti tới gặp ông. Ông có hai thông báo quan trọng: Thứ nhất, Bảo Đại sẽ chính thức thoái vị vào ngày hôm sau, chấp thuận trao quyền cho Việt Minh; thứ hai, ngày 2 tháng 9 sẽ trở thành ngày Độc Lập của Việt Nam. Khi chuẩn bị cho ngày quan trọng này, ông muốn tham khảo ý kiến của Patti về một tài liệu quan trọng: Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam. Patti chúc mừng Hồ Chí Minh và "mong ngài thành công" trong kế hoạch giành độc lập. Bản Tuyên ngôn Độc lập viết:
"Tất cả mọi người được sinh ra đều có quyền bình đẳng; Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Những lời mở đầu được mượn từ Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. Patti đề nghị chỉnh sửa lời văn. Sau khi yêu cầu phiên dịch đọc lại mục đầu tiên, Patti lưu ý rằng người viết đã đổi chỗ "cuộc sống" và "tự do" và xác nhận sự khác nhau về trật tự của hai từ.
Hồ Chí Minh nắm ngay lấy chi tiết đó, "Tại sao, đĩ nhiên, không thể có tự do mà thiếu đi cuộc sống, và không có hạnh phúc nào lại thiếu mất tự do".
Hồ Chí Minh, một bậc thầy vận động, vào thời điểm này dường như có được sự tham gia và tán thành ngầm về nền độc lập của Việt Nam từ người đứng đầu phái đoàn Mỹ. Mặc dù ông có thể thực sự quan tâm tới ý kiến của Patti về Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới nhưng chắc chắn đây không phải lần đầu tiên ông hỏi một người Mỹ về tài liệu này. Theo lời Dan Phelan, Hồ Chí Minh đã từng suy nghĩ về Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ trong vài tháng trời. Ngay sau khi Phelan nhảy dù xuống căn cứ tại Việt Bắc vào tháng năm, hai người đã nói chuyện, trong đó có đề cập đến tài liệu này. Phelan nhớ lại:
Ông hỏi tôi có nhớ được cách diễn đạt trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ hay không. Là một người Mỹ bình thường nên tôi không thể nhờ hết. Tôi có thể gửi điện về Côn Minh để xin một bản sao đã được gửí cho tôi dĩ nhiên, nhưng rối tất cả những gì ông thực sự muốn là phong cách của nó. Càng bàn luận, ông dường như càng nắm rõ thực chất của vấn đề hơn tôi. Thực ra thì ông biết nhiều hơn tôi, nhưng khi nghĩ rằng những yêu cầu của ông quá cứng nhắc, tôi đều nói với ông. Điều lạ là ông lằng nghe. Ông là một người vô cùng nhẹ nhàng. Nếu tôi phái chọn một nét đặc biệt về ông cụ già bé nhỏ đang ngồi trên đối trong rừng, thì đó chính là tính cách hoà nhã của ông.
Phelan, điệp viên của AGAS ban đầu đã từng phản đối nhảy dù xuống căn cứ của Việt Minh, đã trở thành một người bạn, và vô tình, là người ủng hộ nền độc lập của Việt Nam. Mặc dù Phelan không cung cấp cho Việt Minh bản sao Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ trong suốt thời gian anh ta ở Bắc Kỳ, nhưng đã cho họ bản Hiến Pháp và Luật phân quyền của Mỹ, mà, theo Défourneaux, đã được dịch sang tiếng Pháp và tiếng Việt với sự giúp đỡ của một linh mục địa phương. Vì vậy, người Mỹ đầu tiên có dính đến Bản tuyên ngôn của Việt Nam chính là trung uý Phelan vào tháng 6 chứ không phải là Đại uý Patti vào tháng 8.
Sau cuộc trao đối với Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 8, Patti lại tiếp tục nhiệm vụ của mình. Trước thềm lễ đón mừng ngày Độc Lập, Patti đã gặp Hồ Chí Minh thêm hai lần nữa. Mặc dù các cuộc gặp nhìn bề ngoài là thân mật, nhưng trong báo cáo gửi về Côn Minh, Patti tiếp tục biểu lộ sự dè đặt về Việt Minh.
Vào ngày cuối cùng của tháng, Patti điện về Côn Minh: "Chính phủ Lâm thời hiện nay rõ ràng là một chính quyền của đảng… nói cách khác, chính quyền này bao gồm toàn thành phần cánh tả". Dù sao đi nữa, Patti cho rằng Việt Minh "nắm quyền kiếm soát hoàn toàn", "được tổ chức tốt", và, như thường lệ, kiên quyết duy trì nền độc lập "thậm chí có phải hy sinh tính mạng". "Họ cảm thấy họ không có gì để mất", ông nói thêm, " tất cả để giành được tự do".
Quan điểm của Patti vào thời điểm quyết định trong lịch sử Việt Nam dường như thay đổi liên tục. Dù có một số chỉ trích Chính phủ Lâm thời nhưng ông không thể tự cho mình làm mất thể diện người lãnh đạo của nó một cách trực tiếp.
Chỉ hai ngày sau Patti điện về Côn Minh thông báo rằng Hồ Chí Minh là một "người có óc xét đoán, biết cân nhắc, có khuynh hướng chính trị", yêu cầu "không nhiều và đơn giản".
Đêm trước ngày độc lập của Việt Nam, Patti công khai nhắc lại những yêu cầu "không nhiều và đơn giản" của Hồ Chí Minh đối với thế giới bên ngoài: để có được "nền độc lập hạn chế", để được công nhận "tự do thoát khỏi ách cai trị của Pháp", để "sống như các dân tộc tự do trong gia đình các quốc gia", để giao tiếp trực tiếp với thế giới bên ngoài", và để được đi lại đặc biệt là tới nước Mỹ, vì những mục đích giáo dục và Mỹ gửi những chuyên gia kỹ thuật giúp họ thiết lập các ngành công nghiệp ít ỏi mà Đông Dương có tiềm năng khai thác". Patti bổ sung thêm vào báo cáo rằng ngày hôm sau người Việt Nam sẽ kỷ niệm ngày Độc Lập. "Theo những gì tôi thấy, những con người này có ý định nghiêm túc". Patti suy luận, người Pháp sẽ phải đối phó với họ. Vì vấn đề đó tất cả chúng ta cũng sẽ phải đối phó với họ".
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #64 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 07:01:24 pm »

Vào Chủ nhật 2 tháng 9, Patti và đội của ông hoà cùng hàng nghìn người Việt Nam đổ ra các đường phố Hà Nội chờ chứng kiến những sự kiện sẽ xảy ra vào cái ngày đầy hứa hẹn này. Patti rõ ràng bị ấn tượng với cảnh tượng: Trong bộ lễ phục, các linh mục sáng hôm đó vừa tổ chức Lễ truy điệu cho các liệt sĩ Việt Nam, dẫn theo các con chiên ra đường phố; các nhà tu hành đạo Phật và các chức sắc Đạo Cao Đài tới cùng các môn đệ; những người dân tộc thiểu số trong bộ quần cho sặc sỡ và hàng nghìn nông dân ăn mặc giản dị kéo đến chật ních đường phố. Cờ đỏ bay phấp phới trong làn gió nhẹ và làm nổi bật thành phố được kết đầy hoa. Sự phấn khích lan truyền khắp nơi, người người nhộn nhịp trò chuyện, bàn luận về những gì ngày hôm nay sẽ mang lại. Những người lính Việt Minh được tập luyện tốt nhất, ăn mặc chỉnh tề nhất và trang bị tốt nhất tạo ra sự hiện diện đầy ấn tượng phía trước khán đài trang hoàng cờ hoa. Mặc dù chỉ mặc những bộ quân phục cọc cạch và mang đủ loại vũ khí, gồm cả giáo mác, mã tấu, nhưng "lực lượng dân quân" cũng có mặt trong đội hình. Các đơn vị vũ trang và lính danh dự đứng nghiêm khi một nhóm người xuất hiện trên khán đài, tất cả đều mặc com lê và đeo cà vạt. Đám đông khoảng 400.000 người tại quảng trường Ba Đình chờ đợi để nghe người đàn ông mặc bộ quần áo ka ki, chân đi dép xăng đan phát biểu. Đó chính là, Patti nhớ lại, "một cảnh tượng đẹp và đáng sợ".
 
Ảnh: Diễu hành 2-9-1945 tại Hà Nội (Ảnh tư liệu của Mõ Hà Nội)
Dĩ nhiên, Hồ Chí Minh là người mà họ chờ đợi. Vào ngày 2 tháng 9, nhiều người đã nghe nói đến tên Hồ Chí Minh luôn đi cùng với tư tưởng của một chính quyền Việt Nam mới. Họ không biết bản thân ông là ai, nhưng ý niệm chung về một nhà lãnh đạo Việt Nam đối với đất nước Việt Nam đã làm cho họ phân khích và kinh ngạc. Thậm chí Bảo Đại, được mời tới với vai trò "cố vấn tối cao" cho chính quyền mới, đã hồi tưởng lại rằng ông thậm chí chưa bao giờ nghe tới cái tên Hồ Chí Minh trước tháng Tám.
Là "người giải phóng và vị cứu tinh của đất nước", Hồ Chí Minh bắt đầu nói với nhân dân, dừng lại sau một câu để hỏi đồng bào có nghe rõ ông nói hay không. "Đó là một bậc thầy về hùng biện", Patti nhận xét. "Từ khoảnh khắc đó, cả biển người nghe như nuốt lấy từng lời… Rõ ràng trong tâm trí chúng tôi ông đang ở sát bên họ". Hồ Chí Minh bắt đầu bài phát biểu với những từ trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, chuyển sang Bản Tuyên ngôn của Pháp về Quyền Con người và Công dân, và đối chiếu các giá trị của cả hai văn kiện trên ông với những tội ác của thực dân Pháp. Ông chỉ trích Pháp đã đầu hàng Nhật và ca ngợi Việt Minh đã chiến đấu chống Nhật. Ông khẳng định rằng người Việt Nam giành được độc lập không phải nhờ sự ban ơn của Pháp mà bởi đánh bại Nhật. "Đồng bào ta đã phá vỡ những xiềng xích trói buộc mình suốt gần một thế kỷ và giành được độc lập cho Tổ quốc, ông tuyên bố. Sau đó ông kết luận bằng tuyên bố phản ánh quyết tâm của ông:
Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập - và sự thật đã là một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Sau khi tiếng vỗ tay lắng xuống, mỗi thành viên trong Chính phủ mới đọc tuyên thệ theo nghi lễ. Sau đó Võ Nguyên Giáp đọc diễn văn trước đám đông về các vấn đề hiện nay của Chính phủ, gồm một kế hoạch cho những cuộc bầu cử và thuế. Ông yêu cầu nước Mỹ và Trung Quốc đặc biệt ủng hộ một đất nước còn non trẻ. "Chúng ta có tình cảm đặc biệt đối với Trung Quốc và Mỹ" ông nói với đám đông. "Mỹ là một đất nước dân chủ, không có tham vọng về lãnh thổ, nhưng đã góp phần đặc biệt đánh bại kẻ thù của chúng ta, phát xít Nhật. Vì thế chúng ta coi Mỹ như người bạn tốt". Khi chuẩn bị kết thúc bài diễn văn, ông nói đến một cái tên mà nhiều nông dân có thể thậm chí không biết nhưng các thính giả quốc tế và có học chắc chắn biết: "Như ngài Roosevelt đã từng nói, áp bức và tàn bạo đã làm cho chúng ta biết ý nghĩa của tự do". Ông kết thúc với câu tuyên bố đầy phấn chấn:
Dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Lâm thời và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta sẽ cống hiến tất cả tài sản, xương máu để xây dựng và tô đẹp cho tổ quốc, để làm cho đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta tươi sáng, thịnh vượng và hùng mạnh sau bao nhiêu năm khổ cực và kiệt quệ. Tiếp nối truyền thống của các thế hệ trước, thế hệ chúng ta sẽ chiến đấu một trận cuối cùng để các thế hệ mai sau mãi mãi có thể sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc.
Sau nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945, sau gần năm năm chiếm đóng của Nhật, và sau hàng thập niên dưới ách áp bức của Pháp, quần chúng nhân dân lúc này được khuấy động bởi lời nói của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.
 
Một trong những chiếc đài của OSS bỏ lại cho Việt Minh - giống như cái đài Nguyễn Kim Hùng đã sử dụng và những dân làng địa phương lắng nghe bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh - hiện nay được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sứ Quân đội Việt Nam tại Hà Nội. (Ảnh chụp từ sách)
Quay trở lại Tân Trào, Trần Thị Minh Châu "tập trung nhân dân các vùng lại" để cùng nghe Bản Tuyên ngôn Độc lập. Bà nhớ lại sự phấn khích của dân làng khi họ nghe được những bài phát biểu trong ngày Độc Lập qua một chiếc đài do người Mỹ để lại. Có tin đồn là họ ngay lập tức nhận ra giọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù họ chưa từng biết ông với cái tên này.
"Khi lần đầu tiên nghe giọng nói của người qua đài mọi người đã kêu lên "Ôi, đây chính là cụ già ấy?". "Chúng tôi giải thích", Trần Thị Minh Châu nhớ lại, "đây là giọng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người dân địa phương đáp, "Không, không phải! Đây chắc chắn là giọng nói của ông cụ rồi!".
Những ngày sau đó, thêm nhiều người Việt Nam đọc, hoặc nghe nguyên văn những bài phát biểu và cảm thấy dâng lên niềm tự hào dân tộc. "ngay cả những viên quan lại như Dương Thiệu Chi, người đã có thái độ rất dè đặt về những nền móng chính trị của Việt Minh, cũng tự hào về đồng bào mình.
Trong lịch sử gia đình, Dương Văn Mai Elliott đã viết rằng nhiều thành viên trong gia đình "tư sản" của bà bị cuốn vào niềm phấn khích và triển vọng của Cách Mạng Tháng Tám và bắt đầu làm việc với Việt Minh.
Đối với nhiều người trong đám đông vào ngày mồng 2 tháng 9, sự ủng hộ của Mỹ dường như là hiển nhiên: mặc dù trên khán đài, các nhân viên OSS xuất hiện với vẻ khách sáo, và hai máy bay Lightning P-38 của Mỹ "đã nhào xuống ngay trên dầu đám đông" - một sự kiện mà Marr mô tả là "trực tiếp công khai và được nhân dân tin là tượng trưng cho một kiểu chào mừng của Mỹ đối với Chính phủ Việt Nam mới ra đời. Tuy nhiên, các phi công hẳn không hề biết gì về ngày Độc Lập của Việt Nam và rất có thể đang rèn luyện khả năng quan sát đơn giản.
Khi các nghi lễ kết thúc, Patti và những người đi cùng chậm rãi rẽ đám đông để về sở chỉ huy Mỹ tại toà nhà Gautier. Để tránh bất cứ sự đối đầu nào có thể xảy ra giữa "những người Việt đang phấn khích" với "những người Pháp thất vọng", Patti mời những người Mỹ có mặt tại Hà Nội cùng tham gia với đội OSS tổ chức một "lễ kỷ niệm đơn giản sự kiện 4 tháng 7 của Việt Nam không có pháo hoa". Bữa tiệc tại sở chỉ huy OSS khá đông, vì vào ngày 2 tháng 9 số lượng người Mỹ tại Hà Nội đã tăng lên đáng kể. Một nhóm của AGAS gồm sáu sĩ quan và binh lính đã đến thành phố vài ngày trước. Ngoài ra, đại tá Stephen Nordlinger, chỉ huy nhóm quân sự G-5, lưu tâm đến với nhiệm vụ tạo điều kiện cho các tù binh chiến tranh của Đồng Minh và thu thập thông tin về tội phạm chiến tranh Nhật. Kể cả ba mươi nhân viên OSS của Patti, ở Hà Nội lúc đó có 59 người Mỹ. Những người Mỹ đến sau, đặc biệt là Nordlinger, đã làm cho cuộc sống của Patti trở nên khó khăn hơn. Patti mô tả Nordlinger, người sử dụng thành thạo tiếng Pháp, là một "Francophile(1) thế chiến" có quá ít việc để làm tại Hà Nội và trở thành "một mục tiêu dễ dàng trong áp lực của Pháp nhằm giải thoát cho tù binh Pháp khỏi nhà tù Citadel". Trên thực tế, một phần công việc của Nordlinger là "giải thoát, phục hồi và cuối cùng là hồi hương những tù binh chiến tranh là lính lê dương của Pháp", trong đó có 5000 tù binh bị giam giữ tại Citadel. Vì công tác của Nordlinger liên quan tới người Pháp. và nỗ lực giúp Sainteny nên ông ta trở thành một trong số rất ít người Mỹ tại Việt Nam được Jean Sainteny đầy thất vọng nhận xét tốt. Mặc dù Patti đã tóm tắt lại cho Nordlinger những phức tạp về tình hình, nhưng người Pháp, theo Patti, "đã lợi dụng" sự thông cảm của ông đối với họ. Chẳng mấy chốc Nordlinger có vẻ "đối lập" với phái đoàn của OSS và là một "thành phần thứ ba trong việc gây phiền hà". Hơn nữa, Patti nhớ lại, Nordlinger và nhóm của ông ta "bị mếch lòng vì tôi đã hạn chế những hành động ủng hộ Pháp và chống Việt Minh của họ và trong nhiều tháng sau đó, trong khi tôi phải thực thi nhiệm vụ của OSS thì những chiến thuật thiện chí nhưng hỗn loạn của họ đã trở thành nguồn gốc của rất nhiều cuộc tranh cãi khó chịu giữa Hà Nội và Côn Minh".
 
Những người lính Mỹ biểu diễn kéo cờ trên nhà tù Citadel tại Hà Nội khi một sĩ quan liên lạc Pháp đứng nhìn, tháng Chín năm 1945
Trong tháng đó, tướng Pháp E. Galllagher, chỉ huy Đội trợ giúp và Cố vấn quân sự Mỹ (USMAAG) trong khi làm việc trực tiếp với Lư Hán đã đề cập tới lời phàn nàn của Patti.
Viết cho tướng Robert McClure, chỉ huy ban tham mưu mặt trận Trung Quốc, Galllagher cằn nhằn rằng Nordlinger đã "cố gắng hết sức chỉ đơn thuần cho việc giúp tù binh chiến tranh, và ông ta đang dành trọn vẹn tình cảm cho tất cả người Pháp trong khu vực". Tuy nhiên, Nordlinger công khai tuyên bố ông ta vẫn giữ thái độ hoàn toàn trung lập khi ở Việt Nam. Trong lời biện minh cho chính mình, Nordlinger giải thích rằng người Pháp "chắc chắn sẽ không bao giờ tới chỗ Patti của OSS bởi vì Patti rõ ràng chống Pháp về mặt chính trị", do đó, họ đến chỗ Nordlinger bởi ông ta "thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của họ". Rõ ràng Nordlinger và nhóm của ông ta đã giúp đỡ và động viên đáng kể cho những người Pháp ốm đau và bị thương, nhưng việc làm nhân đạo ấy không ngăn ông ta điều tra lập trường chính trị của tù binh. Theo một phần trong báo cáo, Nordlinger đã liệt kê tên và công việc của những người ông ta chăm sóc và cũng phân loại họ - nhóm ủng hộ Đức, "nhóm ủng hộ Đồng Minh", "nhóm người cơ hội", và vân vân - phù hợp với cuộc điều tra về các cộng tác viên của ông ta.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #65 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 07:01:51 pm »

Chứng minh thêm cho thái độ trung lập của mình, Nordlinger viện dẫn "tình bạn đặc biệt thân thiết" giữa ông ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là đại diện của G-5 đang làm việc để phục hồi lại sự giám sát y tế tại các bệnh viện của Pháp mà Việt Minh đã chiếm được trong những ngày đầu cách mạng. Quả thực, Hồ Chí Minh cũng cung cấp cho nhóm của Nordlinger thông tin và địa điểm để làm sở chỉ huy, và một dội phục vụ. Nordlinger nhớ có "nhiều cuộc đối thoại thân mật về các vấn đề quân sự và chính trị" giữa ông ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, "theo yêu cầu của Hồ Chí Minh", Nordlinger "đã tham gia cùng ông trong nhiều sự kiện của thành phố nhằm quan tâm tới những người nghèo và thiếu đói". Ông đã đề nghị và nhận được "những chuyến tầu chở gạo từ Mỹ và một số nơi khác để cứu trợ nhân dân tại những vùng nông thôn".
Đội của Patti cũng bị xúc động bởi thảm cảnh của những người đói lả trên đường phố Hà Nội. "Chúng tôi thấy hàng trăm đứa trẻ như vậy ở mọi lứa tuổi; cảnh tượng này gần giống như chúng tôi đã chứng kiến nạn tàn sát người Do Thái vào thời Hitler", Ray Grelecki nhớ lại. "Vì vậy, dựa vào quyền hạn của chính mình, chúng tôi đã điện về sở chỉ huy, vì chúng tôi có máy bay, có thực phẩm, có các thiết bị y tế. Chúng tôi tổ chức việc đó và đưa lên máy bay không chỉ hàng cứu trợ mà cả những nhân viên y tế". Mặc dù thường xuyên làm việc với mục đích tương tự, cũng giao thiệp và có vẻ giúp đỡ Hồ Chí Minh và Việt Minh, Patti và Nordlinger liên tục đặt câu hỏi và bình luận về thái độ trung lập của mỗi bên. Tuy nhiên, chỉ huy của phái đoàn G-5 gần như không phải là người Mỹ duy nhất tại Hà Nội bình luận về thanh danh của Archimedes Patti. Nhưng người chỉ trích ông gay gắt nhất lại chính là một số lính OSS.
Sĩ quan OSS Lucien Conein và Patti cũng hay buộc tội nhau. Mặc dù lúc đầu Patti nhận thấy Conein "đáng tin cậy và không hoàn toàn phù hợp với các chính sách của Pháp về Đông Dương", nhưng mối quan hệ giữa họ kết thúc do lời nhận xét có phần gay gắt của Conein, "Tôi không thích Patti. ông ta là một Guinea ngạo mạn (một kiểu chê bai đối với những ai có tổ tiên là người Italia). Bạn không bao giờ moi được sự thật từ ông ta".
Vào tháng 9 năm 1945, Conein, giống như Nordlinger, tỏ ra cảm thông với người Pháp và có vẻ như đã tham gia vào các hành động rõ ràng ủng hộ Pháp. Sợ rằng "kiều dân Pháp tại Hà Nội có thể bị Việt Minh tàn sát", Conein "bắt tay vào một cuộc vận động độc lập để giải cứu những sĩ quan cao cấp của Pháp thoát khỏi sự trừng phạt cả từ phía Nhật lẫn Việt Minh". Nordlinger đã can thiệp và thành công trong việc giải thoát cho Sainteny sau khi ông ta "bị đám đông giận dữ bắt giữ vì đã treo quốc kỳ của Pháp phía trước ô tô". Cũng Nordlinger hồi tưởng lại, Conein thường xuyên gặp gỡ các thành viên cấp cao của Chính phủ Việt Minh, với Võ Nguyên Giáp. "Bạn không thực sự nói chuyện với ông Giáp. Ông ấy nói với bạn". Conein nhớ lại. "Ông ấy có đôi mắt sắc và tính khá thẳng thắn; ông ấy tin vào những gì mình nói… Ông ấy thực sự có cá tính và đẹp trai. Tôi thích ông ấy". Mặc dù cách cư xử của Conein chứng tỏ một xu hướng khác nhưng nhìn chung ông ta cũng ở trong vị trí tương tự như Patti. Conein luôn bị các bên tiếp cận, bị hỏi những câu không biết trả lời thế nào. "Tất cả những gì tôi muốn làm là biến ra khỏi chỗ đó. Chiến tranh đã qua. Tôi muốn về nhà. Tuy nhiên Chính phủ Lâm thời đề nghị tôi tới gặp họ. Họ rất quan tâm tới người Mỹ. Người Mỹ suy nghĩ gì và sẽ làm gì cho họ". Nhưng không phải sự phê phán từ đám binh lính OSS trên bộ gây rắc rối nhất cho Patti vào tháng Chín. Cuộc tranh cãi và nỗi thất vọng ngày càng tăng của Sainteny đổi với Patti là nguyên nhân của nhiều bức điện gửi đến Côn Minh, Trùng Khánh, và Calcutta phàn nàn về hành vi của Patti. Trùng Khánh gửi điện cho cấp trên trực tiếp của Patti tại Côn Minh để biết rõ vai trò của OSS tại Hà Nội, với một báo cáo "bao gồm tất cả các nhân viên tại Đông Dương, vị trí của họ, và quá trình di tản họ". Nóng lòng giải quyết những lo lắng tại Trùng Khánh, Heppner chỉ thị cho Patti đánh giá mọi hành động của mình một cách cẩn thận, ông dứt khoát tuyên bố: "Ngài sẽ không lặp lại hành động là một người hoà giải, hãy làm trung gian hoặc sắp xếp những cuộc gặp giữa người Pháp, người An Nam hoặc Trung Quốc. Hãy hạn chế bản thân đối với công tác tù binh chiến tranh và những nhiệm vụ đặc biệt khác được điều khiển bởi CCC hoặc sở chỉ huy này".
Nhưng sứ mạng của Patti bao gồm những nhiệm vụ khả thi được liệt vào "những công tác đặc biệt". Ông vẫn cho rằng nhiệm vụ của mình là thu thập thông tin tình báo đòi hỏi phải có sự tương tác giữa ông với nhiều nhân vật, bao gồm các thành viên của Việt Minh. Đánh giá tình hình của Patti trước và vào ngày Độc Lập chỉ làm những người có khuynh hướng muốn Pháp quay trở lại Đông Dương theo "trật tự" thêm bực mình. Sau khi theo dõi các hoạt động vào ngày Độc Lập và nghe qua radio một bài phát biểu của tướng Jacques Leclerc, ông ta tuyên bố rằng sẽ "không có giai đoạn chuyển tiếp giữa việc Nhật đầu hàng và sự khởi đầu của chính quyền dân sự Pháp", Patti gửi báo cáo tình hình về tổng hành dinh:
Bài phát biểu của tưóng Leclerc qua Đài phát thanh Delhi đã tạo ra một bước nguy hiểm giữa người An Nam và người Pháp. Theo quan điểm của người Pháp, nó cho họ niềm hy vọng và tinh thần mới là quân đội Pháp sẽ sớm tiến vào Đông Dương để trừng phạt "những kẻ nổi loạn". Theo quan điểm của người An Nam, nó gây ra lo sợ và tạo "ra tâm lý chuẩn bị chiến đấu tới cùng đế loại bỏ "ngoại bang". Căng thẳng lại một lần nữa Iên cao và chỉ một dấu hiệu nhỏ nhất về tình trạng tham chiến của Pháp chắc chắn sẽ làm nổ tung thùng thuốc súng hiện nay là Đông Dương.
Kết luận của Patti về tình hình cơ bản là chính xác. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều người tại sở chỉ huy OSS bắt đầu đặt câu hỏi thực sự về thái độ "trung lập" của Patti. Vào ngày 4 tháng 9, ông quay trở lại Côn Minh để "nộp báo cáo cho tổng hành dinh". Patti nhớ lại rằng người Pháp đã rất vui về việc Patti rõ ràng bị triệu hồi, và đại tá Nordlinger tạm thời chỉ huy nhóm OSS tại Hà Nội. Chẳng mấy chốc các nhân viên OSS nhận ra họ đang hành động giống như lính gác có vũ trang cho Nordlinger khi ông ta bắt đầu di chuyển tù binh Pháp từ Citadel tới bệnh viện.
Khi Patti ở Côn Minh, những câu chuyện ngồi lê đôi mách về hành động của ông nhanh chóng trở thành tâm điểm. Đại uý McKay của AGAS đã gặng hỏi đại uý Grelecki, cấp phó của Patti, về nhiệm vụ "thực sự" của OSS, và nói thêm anh ta đã nghe nói Patti "thậm chí có một tiểu đội hành quyết để thi hành án tử hình" những kẻ mà ông cho là tội phạm chiến tranh. Grelecki nhắc lại bản chất chính thức của phái đoàn Patti, nhưng cuối cùng bổ sung thêm "vì những lời ám chỉ nhằm vào đại uý Patti nên không cần nói gì hơn bởi bất cứ hành động nào đại uý Patti thực hiện cũng có thể được che đậy bởi các chỉ thị, và có thể được lý giải và bảo đảm bằng những nguyên nhân mà chính ông ấy biết, ngoài ra đại uý Patti hẳn phải có mặt để làm sáng tỏ mọi hiểu lầm". Ở Côn Minh, Patti đưa ra lời giải thích về các hành động của mình kể từ khi đến Hà tội từ ngày 22 tháng 8 đến ngày 5 tháng 9, ông nói thêm "tôi không hề có ý niệm mơ hồ về bất cứ va chạm nào" giữa nhóm của ông với những người Mỹ khác tại Hà Nội.
Patti không gặp rắc rối nhiều trong bào chữa cho những hành động của mình trước cấp trên hoặc trong việc giải thích cách hiểu của Sainteny. Ông đã được nhắc nhở không phải để trừng phạt mà để làm sáng tỏ hơn nữa các hành động của ông và chính sách của Mỹ đối với Đông Dương. Trên thực tế, khi biết được những chuyện ngồi lê giữa các nhân viên OSS, G-5 và AGAS tại Hà Nội, Helliwell đã gửi một bức điện nói rõ rằng OSS "được cấp thẩm quyền cao hơn giao cho những nhiệm vụ khác và bản thân Nordlinger sẽ tuyệt nhiên không liên quan gì tới những hoạt động này… Đại uý Patti sẽ quay trở lại sớm nhất đồng thời tóm tắt chi tiết những vấn đề trên và sẽ bàn luận với Nordlinger".
Trong quá trình tranh luận tại Côn Minh, Patti nhớ đã đề nghị cho OSS rút khỏi Việt Nam - một đề nghị mà Heppner kịch liệt phản đối. Khi Patti hỏi ý kiến, Heppner tóm tắt vấn đề: "Thế tiến thoái lương nan tại Đông Dương luôn là mâu thuẫn trong tư tưởng của Mỹ trong sự tôn trọng quyền lợi của Pháp và các nguyên tắc dân chủ của Mỹ". Khi mâu thuẫn trong tư tưởng này được kết hợp với vấn đề về nhân cách - khuynh hướng của những người Pháp nóng nảy giành lại vai trò chủ thuộc địa và việc Việt Minh cố tranh thủ nước Mỹ và người Mỹ bằng những lời tán dương liên tục - điều hơi ngạc nhiên là Việt Minh thường tìm ra một khán giả dễ lĩnh hội trong các thành viên của OSS. Khi chuẩn bị rời cuộc họp, Patti, giống như hầu hết những người Mỹ tại Việt Nam, vẫn không có được ý kiến rõ ràng về chính sách của Mỹ. Tuy nhiên, ông biết rõ khả năng trao cho Hồ Chí Minh "sự ủng hộ tinh thần, không chính thức và kín đáo, nhưng không có cái gì cụ thể" của mình. Ngày 9 tháng 9, Patti trở lại Hà Nội và tiếp tục chỉ huy phái đoàn OSS. Vài ngày sau ông đối mặt với một loạt thách thức mới. Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với thành phố Hà Nội là việc quân đội Lư Hán đến tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật. Mặc dù nhóm tiên phong đã đến sáu ngày trước nhưng Hà Nội vẫn chưa sẵn sàng đối với "bè lũ" của Lư Hán. Nhiều binh lính, được huấn luyện kém và kỷ luật lỏng lẻo, bất ngờ tràn vào thành phố, tiếp quản nhiều ngôi nhà và cửa hàng, đòi hỏi lương thực và sự ủng hộ của người dân Việt. Dân thành thị Việt Nam, với thái độ căm ghét lịch sử đối với giặc Tầu, đã mất tinh thần khi thấy lính Tưởng đến và cướp bóc. Tuy nhiên, sợ hãi những hậu quả có thể gây ra nên họ không thể làm gì ngoại trừ quan sát.
Chính phủ Lâm thời cũng rất thất vọng. Trong lời yêu cầu khẩn thiết trước kia đối với Đồng Minh nhằm hạn chế quân đội Tưởng, Việt Minh đã nhấn mạnh nạn đói gần đây và sự tàn phá có thể xảy ra đối với nền kinh tế địa phương nếu quân Tưởng phụ thuộc vào người Việt về lương thực. Trong một nỗ lực nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề, Hồ Chí Minh đã cho Patti xem nhiều bức ảnh sống động về những nạn nhân người Việt trong nạn đói và cảnh báo Patti: nạn đói sắp xảy ra và nếu Trung Quốc phụ thuộc vào người Đông Dương vì sự tồn tại của họ trong suốt giai đoạn giải pháp quân đội Nhật thì tất cả bọn họ sẽ chết đói cùng với việc tạo ra tình hình người An Nam sẽ bị ép buộc phải tiến hành chiến tranh chống Trung Quốc để bảo vệ cuộc sống và gia đình mình".
Ngoài phàn nàn ra, Việt Minh không biết làm gì hơn. Trên thực tế, sự sụp đổ nền kinh tế có thể xảy ra là nỗi lo lắng ít nhất của Việt Minh. Có mọi khả năng là quân Tưởng sẽ từ chối bàn bạc với Việt Minh và sẽ trao quyền lực cho những kẻ được bảo trợ của chính họ, Quốc Dân Đảng. Việt Minh có lý do để lo ngại. Trên đường tới Hà Nội, khi đi ngang qua Lạng Sơn, quân Tưởng đã tước vũ khí của công an Việt Minh bằng vũ lực. Hồ Chí Minh cảnh báo những người Mỹ rằng "việc tái diễn những hành động này… sẽ bị hiểu nhầm như những hành động thù địch chống lại chính quyền hiện tại và nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ giáng trả". Khi đang quan sát quân Tưởng, Patti nhận được thông tin đáng ngại về một sĩ quan OSS của chính ông: trung uý Ettinger đã bị Việt Minh bắt.
Mặc dù chắc chắn là không hài lòng, Patti cũng không hoàn toàn ngạc nhiên khi nghe nói Ettinger đang lâm vào rắc rối nào đó. Đầu tháng Bảy Patti đã nhận được lời cảnh báo về tình cảm ủng hộ Pháp của Ettinger. Tại căn cứ điện đài Bắc Hải của OSS, viên sĩ quan chỉ huy, trung uý James Jordan, đã báo cho Patti rằng thành tích của Ettinger không "thoả đáng", lẽ ra Patti nên lựa chọn một "người điềm đạm và biết cân nhắc hơn" cho nhiệm vụ này. Anh ta nói thêm rằng Ettinger liên tục chê bai trang thiết bị của Mỹ kém cỏi so với của Pháp. Trong suốt tháng sáu và bảy, Ettinger đã cùng các đội tuần tra hải quân Pháp bắt giữ "những chiếc thuyền ba lá chất đầy hàng hoá buôn bán với Nhật từ FIC" và "điều tra việc buôn bán bất hợp pháp" trong khu vực đó. Tất cả mọi việc dường như thuận lợi cho tới đầu tháng Tám, khi Jordon nghiêm khắc phê bình Ettinger. Ngày 9 tháng 8, Ettinger không tuân theo mệnh lệnh trực tiếp là phải ở lại căn cứ OSS tại Bắc Hải và không được "để lộ bản thân" là một sĩ quan Mỹ, anh ta đã lên tàu cùng một đại uý Pháp và đoàn thuỷ thủ trên con tàu lớn của Pháp treo cờ Pháp và cờ Mỹ.
Tuy nhiên, tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi anh ta bị giam giữ ở nước ngoài trên tàu tuần tra Crayssac của Pháp vào ngày 4 tháng 9.
Tàu Crayssac không xa lạ gì với những nguy hiểm tiềm tàng trong việc đi lại trên vùng biển gần Hải Phòng. Vào tháng năm, tàu Crayssac và tàu Frezouls đã bị Nhật bắt giữ. Cuối cùng chúng được tha và từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 8 cả hai con tàu lại tiến hành tuần tra thường lệ vùng biển quanh Hải Phòng. Sự hiện diện của chúng, đến quá sớm sát với thời điểm đầu hàng của Nhật, gây ra sự giận dữ điên cuồng trong thành phố. Việc phô bày đầy vẻ tự hào lá cờ Pháp đã khuyến khích dân thường Pháp đổ xô tới "bến tàu để chào đón thuỷ thủ đoàn". Trước cảnh tượng này, theo cách nhìn của cả người Pháp lẫn người Việt, David Marr viết:
"Khi người Pháp nhìn ra biển mong đợi sự cứu giúp thì người Việt nhận thấy một mối de doạ nghiêm trọng từ biển". Cảm thấy khả năng xảy ra một cuộc xung đột giữa người Pháp và người Việt và căn cứ vào chỉ thị duy trì trật tự, Nhật đã buộc hai con tàu của Pháp phải di chuyển tới một "nơi thả neo hẻo lánh". Ngày 19 tháng 8 tàu Crayssac sau khi mệt mỏi vì chờ đợi tại chỗ neo tàu đã "quyết định đi qua kênh đào Bamboo theo hướng về Hà Nội" nhưng lại phải quay trở lại vì vụ nhóm Việt Minh địa phương nổ súng. Nhật ngay lập tức bắt giữ con tàu lần thứ hai trong vòng bốn tháng, và binh lính có vũ trang áp giải đoàn thuỷ thủ về Hà Nội.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #66 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 07:02:19 pm »

Khi tàu Crayssac lại bắt đầu lên đường, lần này có cả Ettinger, anh ta báo cáo mình đang đi cùng con tàu trong một "cuộc hành trình được phê chuẩn tới Bãi Cháy và Hòn Gai". Ở đó vào ngày 24 và 25 tháng 8, họ đã gặp gỡ những người có thẩm quyền địa phương của Nhật và Việt Minh. "Từ ngày 21 tháng 8", David Marr viết, "các quan chức địa phương này đã làm việc công khai tại Hải Phòng, bố trí nơi làm việc, sắp đặt việc sản xuất cờ, và tiếp xúc với Bảo an binh, cảnh sát và các nhóm thanh niên do Nhật lập ra". Khi đơn vị Pháp và Ettinger đến, họ được cung cấp thức ăn tươi, nước và đạt được sự chấp thuận từ phía Việt Minh trong việc đưa "nhân viên bị ốm và bị thương tới bệnh viện dân sự của Pháp tại Hòn Gai để điều trị". Việc này là cần thiết, theo lời Ettinger, vì vào ngày 3 tháng 9, các ngư dân địa phương đề nghị hai tàu của Pháp giúp truy đuổi bọn hải tặc đang cướp phá một ngôi làng. Trong khi đánh nhau với cướp biển, phía Pháp bị thương một người. Dựa vào thoả thuận trước đó, những con tàu tuần tra chạy thẳng ra Hòn Gai.
Đã đi suốt đêm, tàu Crayssac cập bến vào lúc 6 giờ 55 phút sáng 4 tháng 9 tại cầu tàu gần bệnh viện nhất. Ettinger và chỉ huy người Pháp của tàu Crayssac, trung uý Vilar, đi tới đồn công an Hòn Gai, và khoảng 8 giờ sáng họ đã gặp gỡ và nhận được sự chấp thuận của đại diện Việt Minh địa phương đưa người Pháp bị thương tới bệnh viện. Vào 9 giờ, Ettinger và Vilar, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nói lời chào tạm biệt với đại diện của Việt Minh và lên tàu để tiếp tục khởi hành. Khi họ rời cảng, tàu Tigre, một tàu kéo lớn do người Việt điều khiển, ra hiệu cho tàu của Pháp dừng lại, tàu Crayssac "ngoan ngoãn dừng lại". Ettinger và Vilar được yêu cầu lên bờ để gặp vị đại diện lần nữa nhưng "nghi ngờ về một cái bẫy" nên họ từ chối. Hai bên tranh cãi vài tiếng đồng hồ.
Trong suốt thời gian này, Ettinger tường thuật lại, ba tàu kéo tiến tới gần tàu Crayssac và binh lính Việt Minh có vũ trang trèo lên tàu. Họ khám xét mọi người, cả Ettinger, và "bắt đi" nhưng thuỷ thủ người Việt cùng tất cả vũ khí, đạn được trên tàu hành động mà anh ta xem đại khái là "cướp bóc". Mặc dù Ettinger và Vilar cố ở lại trên tàu, nhưng khoảng 2 giờ 15 chiều "những đe doạ trực tiếp đối với mạng sống của chúng tôi khiến họ phải đầu hàng và bị tống giam tại khách sạn des Mine. Mặc dù Ettinger khẳng định "đang thực hiện nhiệm vụ cho Đồng Minh", nhưng cả anh ta và Vilar đều không "có giấy tờ hoặc quân lệnh để chứng minh". Việt Minh báo cho hai người rằng họ hiện là tù binh chiến tranh.
Sáng hôm sau, Ettinger và Vilar yêu cầu được gặp đoàn thuỷ thủ và quay trở lại tàu, nhưng không thành công. Vào 2 giờ chiều, Ettinger nhớ lại, anh ta đã trình thẻ căn cước và những lá cờ của AGAS cho người chỉ huy Việt Minh tên là Bình. "Bình", Ettinger nói thêm, "nhận ra tôi là một sĩ quan Mỹ và đồng ý với tôi là các nhà chức trách ở Hà Nội nên giải quyết vấn đề này". Mọi thoả thuận được thực hiện giữa Bình và Ettinger để đi tới Hà Nội, nhưng họ tiếp tục bất đồng ý kiến về chuyện chỗ ở của đoàn thuỷ thủ và tất cả các thiết bị trên tàu. Và Ettinger lại bị đưa trở lại "nhà tù". Ngày hôm sau, 6 tháng 9, một "phái đoàn" của quân Tưởng đến khách sạn, Ettinger thuyết phục họ rằng anh ta là người Mỹ và đưa lén thư cho một người lính nhờ chuyển tới các nhà chức trách Mỹ "bằng cách trao đổi sáu gói thuốc lá". Mặc dù lá thư này cuối cùng cũng giải thoát cho anh ta nhưng Ettinger đã bị Việt Minh nhốt bảy ngày. Có thể hiểu được Ettinger đã rất giận dữ vì bị tống giam và cho rằng Việt Minh còn tồi hơn những tên cướp Anh ta hoàn toàn coi thường lý lẽ của cán bộ Bình rằng "tàu Crayssacvà tàu Frezouls định tấn công Hòn Gai, vì người Pháp muốn lấy lại FIC thông qua bạo lực". Mặc dù Việt Minh có thể không sợ những tàu lớn của Pháp đã liều lĩnh cập cảng nhưng lo ngại sự trở lại của quân đội Pháp là điều chắc chắn dễ nhận thấy.
Sĩ quan AGAS, trung uý Burley Fuselier, nhận được lá thư đưa lén của Ettinger, và ngày 10 tháng 9 anh tới đến khách sạn des Mine mang theo lá thư của Weđemeyer chỉ định Fuselier là người Mỹ chịu trách nhiệm về vấn đề tù binh chiến tranh. Khi đến nơi, Fuselier chính thức khẳng định Ettinger là một tù binh chiến tranh và chấp nhận báo cáo của Việt Minh theo lối giải thích của họ về các sự kiện. Việt Minh cho rằng họ đã nhầm Ettinger là "người Pháp" vì anh ta đang đi trên tàu của Pháp, đang tham gia cùng đoàn thuỷ thủ Pháp, và không mang theo giấy tờ hay quân lệnh gì. Họ viện dẫn bằng chứng là bảy cuốn nhật ký hàng hải của tàu Crayssac và những hồ sơ hàng hải xác nhận con tàu "luôn do người Pháp sử dụng" và dường như để phản đối lời khẳng định của Vilar rằng con tàu thuộc quyền sử dụng của Đồng Minh. Hơn nữa, người chỉ huy Việt Minh nói thêm, con tàu treo cờ tam tài của Pháp, nó đã không treo cờ trắng như "được yêu cầu theo luật lệ" vì mục đích nhân đạo, dù lá cờ trên ăng ten radio "gần giống với cờ Mỹ nhưng không có các ngôi sao trong ô vuông màu xanh". Ngoài ra, khi khám xét con tàu, Việt Minh đã tìm thấy một lá cờ Nhật và họ tuyên bố đây chính là minh chứng rằng người Pháp trên con tàu này đã sử dụng bất hợp pháp cờ của các quốc gia khác nhằm đạt được những mục đích xấu xa dễ dàng hơn".
Trong nhiều tuần lễ sau khi Chính phủ Lâm thời nắm quyền, các uỷ ban độc lập của Việt Minh vẫn chưa đặt dưới quyền kiểm soát của Hà Nội. Mặc dù ở Hà Nội, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã cố hết sức tạo ấn tượng tốt đẹp cho người Mỹ, nhưng họ "cũng chẳng khác gì tù nhân của hàng ngàn uỷ ban cách mạng đang nổi lên trên khắp đất nước với tư cách là cơ quan lãnh đạo", Marr viết. Vì vậy, sự thiếu kiểm soát hoàn toàn tại Hà Nội kết hợp với trạng thái phấn khích về quyền tự do, thái độ thù địch bị kiềm nén lâu dài đối với Pháp, và có thể, những mối nghi ngờ thực sự về quốc tịch của Ettinger, tất cả góp phần vào vụ bắt giữ này. Trong báo cáo nói về việc phóng thích Ettinger, Fuselier nói thêm rằng Việt Minh "dường như rất bối rối với sự thực là họ đã bắt giam một sĩ quan Mỹ và nhiều lần cố gắng giải thích là rõ ràng viên sĩ quan này đã đi cùng với các nhân viên hải quân của Pháp, rằng anh ta đã bị nhầm là người Pháp". "Người Pháp", Ettinger nói rõ, "đã đặc biệt đề nghị anh ta đi cùng với mục đích "sự hiện diện của anh ta sẽ ngăn chặn nhiều rắc rối".
Ettinger thú nhận rằng cờ Mỹ "đã được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp" và nó được treo trên "ăng ten radio" để "biểu hiện sự hiện diện của nhân viên Mỹ trên tàu".
Ettinger tuyên bố dứt khoát là anh ta luôn mặc quân phục Mỹ và luôn khẳng định mình là sĩ quan Mỹ và anh ta "chưa bao giờ tuyên bố, nói bóng gió, hay cư xử theo cách có thể làm cho thực tế có vẻ khác đi". Quân Việt Minh ngay lập tức giải phóng cho Ettinger và bàn giao cho Fuselier, và vào tối thứ Ba, ngày 11 tháng 9, họ đến Hà Nội.
Tin tức về vụ bắt giữ Ettinger đã gây xôn xao giữa các nhân viên OSS. Mặc dù biết về vụ bắt giữ nhưng sở chỉ huy OSS ban đầu không biết tình hình chính xác. Một vài báo cáo nói nhầm rằng "người Mỹ trên tàu" đã được "tha cùng với vũ khí của anh ta" và chỉ có người Pháp là đang bị giam giữ. Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng 9, Patti nhận được tin từ Côn Minh là "Ettinger không tuân theo mệnh lệnh, đã đi tới Hòn Gai cùng người Pháp và cả nhóm bị bắt". Để giải thoát cho anh ta, Jordan đã cử một đặc vụ mang theo một lượng lớn tiền Trung Quốc để "mua Ettinger". Trong khi đó, trung tá Carleton Swift, người đã gia nhập đội của Patti tại Côn Minh vào tháng 5, đã điện cho Patti rằng ông nên "tóm lấy Ettinger thông qua Việt Minh và đưa anh ta trở lại Côn Minh qua Hà Nội, Mặc dù Ettinger cảm thấy bị hiểu lầm nhưng sở chỉ huy OSS đã báo cho biết "những chỉ thị trước kia của họ đối với anh ta là rõ ràng và hoàn toàn dễ hiểu. Nhiệm vụ của Ettinger là gửi và nhận điện và tránh xa rắc rối".
Cuộc gặp giữa Ettinger với Patti là cuộc tranh cãi bất phân thắng bại. Ettinger vẫn cho rằng anh ta không phải là không tuân theo mệnh lệnh và đã giữ thái độ trung lập. Patti, người thường xuyên bị buộc tội vi phạm thái độ trung lập với thành kiến chống lại người Pháp, cho rằng Ettinger đã vi phạm cả thái độ trung lập của Mỹ lẫn những mệnh lệnh trực tiếp. Patti tống Ettinger vào một căn phòng có canh gác và ra lệnh cho anh ta tránh giao tiếp với "người Pháp, thậm chí cả các nhân viên Mỹ" cho tới sau khi Patti gặp đại tá Helliwell. Trong khi chờ được đưa về Côn Minh, Ettinger đã gửi một bức điện trực tiếp tới Côn Minh: "Tôi sẽ trở về trên chuyến bay đầu tiên để báo cáo. Không phải tôi không tuân theo mệnh lệnh. Đã hành động một cách tốt nhất và sẽ chứng minh điều đó". Ettinger được sắp xếp bay vào ngày 16 tháng 9; cho tới thời điểm đó, Patti đã đặt Ettinger dưới sự giám sát của các sĩ quan vừa mới đến thuộc Đội Nai, thiếu tá Thomas và trung uý Défourneaux.
Các thành viên của Đội Nai rất phấn khởi khi cuối cùng đã tới được Hà Nội vào ngày 9 tháng 9. Thomas, vui sướng hơn tất cả những người khác, thực sự thấy tiếc là đã bị ở lại Thái Nguyên và bỏ lỡ mất những lễ hội vào ngày Độc Lập của Việt Nam. Anh vẫn giữ liên lạc với Võ Nguyên Giáp. Vào cuối tháng 8, ông đã viết một lá thư ngắn, tràn đầy hy vọng gửi Thomas kể rằng Lực lượng Việt - Mỹ đã đến Hà Nội. Ông cũng gửi cho Thomas "hai chai Champagne và một chai Scotch-Haigs" để mời cùng dự "lễ kỷ niệm" độc lập tại Thái Nguyên. Khi đến Hà Nội, Thomas sớm gặp lại ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thomas rất ấn tượng với cái nhìn thoáng qua đầu tiên về thành phố này. Quan sát những lá cờ "đang bay trên nóc hầu hết các ngôi nhà" và các biểu ngữ được viết bằng nhiều thứ tiếng, Thomas tuyên bố: "Đây là một thành phố náo nhiệt dành cho tất cả mọi người trừ người Pháp".
Đội Nai ở trong một ngôi nhà do Việt Minh "sắp xếp" cho họ và "có thể đi thăm Hà Nội như những vị khách du lịch".
"Chúng tôi được đối xử rất tốt", Henry Prunier nhớ lại khoảng thời gian ở Hà Nội. Một vài thành viên của Đội Nai làm việc với những binh sĩ họ đã huấn luyện tại Tân Trào. Paul Hoagland đi cùng Triệu Đức Quang tới "một vài bệnh viện chính tại Hà Nội như bệnh viện Bạch Mai, St. Paul để kiểm tra kho thuốc và việc phân phát cho các đơn vị khác". Đối với họ, thời gian trôi qua khá nhanh. Ngày 15 tháng 9, đêm trước khi khởi hành trở về Côn Minh, Thomas được mời tới ăn tối riêng cùng Hồ Chủ tịch và Võ Nguyên Giáp. Nhiều năm sau Thomas thú nhận là anh nhớ được rất ít về buổi tối hôm đó.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #67 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 07:54:45 pm »

Tuy nhiên, một điều rõ ràng dọng lại trong tâm trí anh. "Tôi hỏi thẳng Hồ Chí Minh ông có phải là Đảng viên Cộng sản hay không. Ông nói "Vâng. Nhưng chúng ta vẫn có thể là bạn, đúng không nào?". Mối tương tác giữa Thomas với các nhà lãnh đạo Việt Minh tại Hà Nội phản ánh một sự thay đổi theo cách nhìn của Đại uý Patti. Thomas đã bị buộc tội không tuân theo mệnh lệnh vì đã đi, mà không được phép, cùng Việt Minh tới Thái Nguyên. Và vào cuối tháng 8, Patti đã ra lệnh cho Thomas ở lại Thái Nguyên vì ông nghĩ Thomas "không trung lập" hoặc ít nhất sẽ không bị nhận thấy là không trung lập vì mối quan hệ gũi với Việt Minh. Phản ánh lại tình huống này, nhiều năm sau Thomas đã thừa nhận, "Dĩ nhiên chúng tôi cho rằng mình là trung lập vào thời điểm đó, nhưng tôi nghĩ là mình không được trung lập lắm". Dẫu vậy, vào giữa tháng 9 năm 1945, Thomas được phép ăn tối và gặp gỡ tự do với cả Hồ Chủ tịch và Võ Nguyên Giáp trong khi Ettinger, đang chịu nhiều lời buộc tội, thì ngồi trong nhà giam. Rõ ràng, những lời buộc tội là quá thân Việt Minh hoặc quá thân Pháp đều có ý nghĩa quan trọng đối với Patti. Ngay sau khi Thomas ra đi, những thành viên còn lại của Đội Nai cũng rời Việt Nam.
Khi Đội Nai rời thành phố, một người Mỹ khác xuất hiện. Vào ngày 16 tháng 9, tướng Philip Galllagher đến Hà Nội. Galllagher, chỉ huy USMAAG, là cố vấn Mỹ được biệt phái tới đội quân của Lư Hán. Được giao nhiệm vụ giúp giải giáp và hồi hương quân Nhật tại miền Bắc Đông Dương, vai trò của Galllagher chẳng mấy chốc được bàn cãi nhiều giống như vai trò của đại uý Patti. Được Patti cảnh báo nên "cảnh giác với những âm mưu của người Pháp", Galllagher lần lữa gặp người Pháp, ông muốn nói chuyện trực tiếp với tướng Alessandri hơn là tiếp xúc với Sainteny, người mà Patti đã lưu ý là vẫn "không có hồ sơ về bất cứ một chỉ thị chính trị cơ bản nào từ Paris". Thay vào đó, ngày 22 tháng 9 Galllagher được Patti hộ tống đã đến gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Patti nhớ lại là Hồ Chủ tịch muốn "lời khuyên" của người Mỹ trước đề nghị của Pháp về một cuộc gặp giữa ông và "một đại diện của Pháp tại Đông Dương". Hồ Chủ tịch đã hỏi ý kiến Lư Hán về vấn đề này vì Trung Quốc là bên duy nhất ở trong một vị trí có thể điều máy bay đưa ông tới Ấn Độ. Mặc dù không hứa hẹn gì ngay nhưng Lư Hán tỏ ra rằng ông ta có thể thu xếp cái gì đó trong hai tuần tới. Mối quan hệ giữa Lư Hán với Chính phủ Lâm thời Việt Minh đang tỏ ra thân thiện hơn. Mặc dù Lư Hán, người đến Hà Nội ngày 14 tháng 9 và sau đó hai ngày đã tiếp kiến Hồ Chủ tịch lần đầu tiên, đã đưa ra nhiều đòi hỏi về kinh tế đối với một nước Việt Nam còn trong trứng nước, nhưng nhưng yêu cầu đó không phải là một cố gắng khiến Chính phủ Lâm thời sụp đổ. Nhà sử học Peter Worthing kết luận rằng "xa hơn việc tìm kiếm lợi nhuận, đội quân với danh nghĩa giải pháp quân đội Nhật tại miền Bắc đang cố tài trợ cho nhiệm vụ của mình, duy trì trật tự, tránh bạo lực và đổ máu như đã từng xảy ra tại miền Nam". Có lẽ thậm chí quan trọng hơn, trong bàn luận trực tiếp với Hồ Chủ tịch, Lư Hán đã công nhận nhóm mà Trùng Khánh ra lệnh cho ông ta "không được chú ý tới". Hơn nữa, Lư Hán còn bán một kho dự trữ vũ khí quan trọng - của Mỹ, Pháp và Nhật - cho Việt Minh.
Tiền bạc dành cho vụ mua bán này một phần thu được trong "Tuần lễ Vàng" bắt đầu vào 16 tháng 9. Trong bài diễn văn trước công chúng nhân dịp "Tuần Lễ Vàng", Hồ Chí Minh đã nhắc người dân thành thị rằng Chính phủ mới đang "rất cần những tặng vật của nhân dân, chủ yếu là của nhưng gia đình giàu có" để "cống hiến cho nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng nhất của chúng ta hiện nay, đó là bảo vệ đất nước".
"Mỗi người dân yêu nước Việt Nam đều muốn làm hoặc trao tặng cái gì đó", Vũ Đình Huỳnh kiêu hãnh nói. "Thật khó nói là ai đã trao tặng nhiều nhất". Nhà sử học Bernard Fall suy luận:
Quân đội Tưởng, vì tính hám danh lợi và tầm nhìn ngắn, đã lo liệu để Cộng sản nắm chính quyền càng thuận lợi và hoàn hảo càng tốt. Số tiền Việt Minh thu được trong Tuần lễ vàng ở miền Bắc Việt Nam được dùng để mua bán vũ khí với quân Tưởng. Việc đó hoàn toàn thành công và cung cấp cho quân đội Nhân dân Việt lam (VPA) non trẻ 3.000 súng trường, 50 súng trường tự động, 600 tiểu liên, và 100 súng cối do Mỹ sản xuất - cộng thêm nguồn cung cấp đáng kể của Pháp và Nhật (31.000 súng trưòng, 700 vũ khí tự động, 36 khẩu pháo và 18 xe tăng)
Như một "hành động cuối cùng làm bẽ mặt" người Pháp, quân Tưởng "treo cờ Việt Minh cùng với cờ Trung Quốc và thậm chí còn diễu binh dọc theo đường phố cùng quân du kích của Võ Nguyên Giáp". Trong một giác thư gửi tổng thống Mỹ, tướng Donovan nhận xét chính sách lá mặt lá trái của Lư Hán và sự ủng hộ công khai của ông ta đối với vấn đề kết thúc ách cai trị thực dân. Lư Hán "bất đồng với Quốc Dân Đảng" và do vậy "cảm thấy hài lòng khi ủng hộ Việt Minh", Donovan viết và bổ sung thêm viên tướng Tầu vừa mới "công bố rộng rãi một thông tư tuyên bố rằng các cường quốc Đồng Minh không có tham vọng về lãnh thổ và ủng hộ nền độc lập cuối cùng cho tất cả các dân tộc theo Tuyên bố Đại Tây Dương". Là người Mỹ được biệt phái vào quân đội của Lư Hán, Galllagher cũng góp phần công nhận ngầm Chính phủ Lâm thời là Chính phủ hợp pháp của Việt Nam.
Từ khi bước lên máy bay ở Côn Minh, Galllagher đã nhận được nhiều thông tin trái ngược về Việt Minh. Trong khi Patti cảnh báo phải thận trọng với người Pháp thì đại tá Nordlinger cho rằng Việt Minh rồi sẽ chẳng mấy chốc bị tước vũ khí vì vậy họ có thể không còn "đe doạ" được cư dân Pháp. Trung tá John C. Bane, một sĩ quan tình báo của Nordlinger, còn nói vắn tắt hơn rằng Việt Minh không chỉ là cộng sản mà còn được Nhật bảo trợ. Hơn nữa, Bane cảnh báo Galllagher, Việt Minh có một "quan điểm uy hiếp" và tạo thành "một mối de đoạ nếu họ được trang bị vũ khí". Có lẽ hy vọng thuyết phục được Galllagher - người có thể quay trở lại thuyết phục Lư Hán vốn đã phủ quyết đề xuất tước bỏ vũ khí của quân đội Chính phủ - trong bản phân tích của mình, Bane còn thể hiện niềm tin rằng Việt Minh "sẽ không chứng minh được là một tổ chức đáng gờm nếu họ bị tước vũ khí và người Mỹ, người Trung Quốc sẽ không hài lòng về nền tảng cộng sản của họ". Nếu làm được điều đó thì một tổ chức dân chủ hơn sẽ có thể phát triển dưới sự lãnh đạo mới và phần kế tiếp tương tự. Bane thừa nhận là Việt Minh đã "rất thân thiện và có ích đối với người Mỹ".
Trong thư gửi tướng Robert McClure được viết ngay sau khi đến Hà Nội, Galllagher đã nhắc lại vài bức điện lẫn lộn mà ông nhận được. Trong khi thừa nhận Hồ Chí Minh là một "nhà cách mạng lão luyện và là một tù nhân chính trị nhiều lần, một người cộng sản", ông kết thúc bức thư ngắn gửi McClure "Nói thật, tôi mong những người An Nam có thể được trao cho độc lập, nhưng dĩ nhiên, chúng ta không có tiếng nói gì trong chuyện này".
Luồn lách giữa vô số những ý kiến, Galllagher bắt đầu thấy nản lòng với Patti cũng như với Nordlinger. Trong thư gửi McClure ông cằn nhằn:
Patti nói quá nhiều, và anh ta đang lấy lòng người An Nam, người Pháp và cả người Nhật. Patti giải thích anh ta làm việc đó để lấy tất cả thông tin như mong muốn. Anh ta có nhiều thông tin và biết nhiều về những sự kiện đang xảy ra… Patti thích tỏ vẻ bí hiểm, và là một người hay gieo hoang mang sợ hãi. Anh ta luôn đâẩ tôi vào góc phòng và thì thầm vào tai tôi. Khi bước vào phòng, tôi mong đợi được nhìn thấy anh ta lộ ra từ dưới một tấm thảm trải sàn… Cá nhân tôi, tôi không nghĩ nhiều về anh ta, tin rằng anh ta đang cố gắng xây dựng nên một đế chế và tỏ vẻ quan trọng.
Mặc dù Galllagher không phát ngôn cho Chính phủ Mỹ nhưng hiện ông là quan chức quân sự cấp cao nhất của Mỹ tại Hà Nội nên mọi hành động và lời nói của ông thu hút sự chú ý của rất nhiều phe phái. Giống như Patti, Galllagher dường như tin rằng mình đang làm theo chỉ thị của cựu Tổng thống Franklin Roosevelt. Theo những tài liệu cá nhân của Galllagher, "sự chỉ đạo dựa trên chính sách của Mỹ sẵn có" đổi với ông vào thời điểm đó "rõ ràng dựa trên quan điểm là Đông Dương cuối cùng sẽ được xếp vào mục tiêu uỷ trị của Mỹ, Galllagher, một lần nữa giống như Patti, trước sau như một cho rằng ông hoàn toàn trung lập trong cách cư xử với tất cả các đảng phái. Bất chấp những gì Galllagher tin tưởng, hành động của ông càng khiến người Pháp xa lánh hơn. Nhà sử học người Pháp Bernard Fall phê phán Galllagher, khẳng định rằng mặc dù Galllagher và nhóm của ông "hành động như thể người Pháp không hề tồn tại", nhưng cách cư xử của họ đối với Sainteny "có thể được giải thích dựa trên cơ sở những mệnh lệnh từ Washington". Tuy nhiên, Fall kết luận, "quan điểm nhẫn tâm của cá nhân họ đối với người Pháp… càng làm tăng thêm một cách vô ích những vấn đề rắc rối".
Nỗi thất vọng của người Pháp với tình hình càng tăng lên khi ngày tổ chức nghi lễ đầu hàng chính thức của Nhật đến gần. Ngày 28 tháng 9, cờ của các quốc gia Đồng Minh - Mỹ, Trung Quốc, Anh và Liên Xô - được kéo lên trong Phủ Toàn Quyền. Tướng Tshuchihashi ký văn kiện đầu hàng chính thức trước sự chứng kiến của các sĩ quan quân sự Mỹ, các sĩ quan và thường dân Trung Quốc, cùng một vài nhân chứng người Việt. Rõ ràng vắng mặt tại buổi lễ này là cờ và các đại diện của Pháp và Chính phủ Lâm thời Việt Nam, vì cả hai đều không được tướng Lư Hán công nhận là thành viên tham dự chính thức trong chiến tranh. Mặc dù Lư Hán đã mời Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên trong nội các của ông nhưng Việt Nam vẫn chưa được công nhận là một quốc gia độc lập, và Hồ Chí Minh chưa có địa vị chính thức, vì vậy ông quyết định không tham gia "vì lý do sức khỏe". Mặc dù tướng Alessandri được mời đến nhưng ông ta cũng tránh buổi lễ này vì Lư Hán từ chối treo cờ Pháp và xếp chỗ cho Alessandri vào vị trí chính thức.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #68 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 07:55:30 pm »

Dần dần, Galllagher cũng được coi là người chống Pháp và ủng hộ Việt Nam. Sainteny buộc tội Galllagher là đã "công khai căm ghét" người Pháp và cản trở việc lập lại hoà bình đối với khu vực. Ông ta thấy Galllagher là đại diện của một nhóm người Mỹ tin tưởng rằng họ đang nổi lên chống quá khứ thuộc địa của Pháp với cái tên "chống chủ nghĩa thực dân ấu trĩ làm đui mù họ". Nhiều người Pháp tại Hà Nội đã rất vui mừng khi đại uý Patti nhận lệnh quay về Côn Minh ngày 29 tháng Chín, ngay sau lễ đầu hàng. Mặc dù người Pháp có thể đã vui mừng nhưng Việt Minh thì không. Sự có mặt của Patti tại Hà Nội hoàn toàn dễ chịu. Người Việt Nam trong thành phố luôn chào đón ông với những vòng tay mở rộng. Bùi Diễm nhớ lại:
"Trong một thành phố dán đầy khẩu hiệu và biểu ngữ lên án chủ nghĩa đế quốc thì chiếc xe Jeep của Patti cắm cờ Mỹ trên mui liên tục bị nhiều người tấn công đơn giản chỉ vì họ muốn nhìn thấy và sờ vào vị đại diện của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ". Patti cũng trở thành vị khách thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và hai người gặp nhau vào tối cuối cùng tại Hà Nội.
Lúc đầu Võ Nguyên Giáp cũng tham gia như để nhấn mạnh "sự đánh giá cao cá nhân" của ông đối với những người Mỹ, đối với người ông đã cùng làm việc và chúc Patti thượng lộ bình an. Patti nhớ lại ông đã cảm động khi tướng Giáp "cho phép mình để lộ tình cảm nội tâm". Thời gian còn lại Patti trò chuyện với Hồ Chí Minh, người lúc này coi ông "là một người bạn đặc biệt mà chủ tịch có thể tâm sự". Patti viết về cuộc gặp cuối cùng này:
Lần thứ hai trong buổi tối hôm đó tôi đã cảm động bởi sự quan tâm riêng tư dành cho mình. Cả Hồ Chủ tịch và ông Giáp đều biết rằng may mắn lắm họ chỉ có thể trông đợí ở tôi là sự thấu hiểu và cảm thông. Cùng lúc tôi biết họ tận dụng đêm cuối cùng này để đặt chính họ và sự nghiệp của họ với ánh sáng khả dĩ tốt nhất. Họ vẫn bị cô lập trong thế gióỉ cộng sản, họ bị bao vây bởi các cường quốc có tính tư lợí, và rất ít người Mỹ, trong quan điểm của họ, là những người duy nhất họ có mối quan hệ tốt. Người Mỹ là những người hiểu được khó khăn trong việc đạt được và gìn giữ nền độc lập. Người Pháp tại Đông Dương rất ghét mối quan hệ này, coi thường và chống lại bằng mọi cách có thể.
Từ đầu tháng Patti đã cảnh báo tổng hành dinh rằng "vấn đề rắc rối dường như đang ấp ủ, và có thể bất thình lình xảy ra sau thoả thuận đình chiến được ký tại Đông Dương". Ngày 30 tháng 9 khi trung tá Carleton Swift thừa nhận vai trò của Patti là chỉ huy căn cứ Hà Nội thì tất cả đều im lặng. Ngày 1 tháng 10 Archimades Patti rời Hà Nội, và OSS được "giao cho Bộ Chiến tranh".
Kinh nghiệm của người Mỹ tại Hà Nội trong suốt những ngày độc lập đầy gian khó của Việt Nam khác xa với kinh nghiệm của họ tại Sài Gòn. Niềm vui bao trùm thành phố miền Nam với thông tin về sự đầu hàng của Nhật đã phát triển thành tâm trạng phấn khích khi khát vọng được trở thành một quốc gia độc lập lan truyền khắp nơi. Cũng như ở Hà Nội, Sài Gòn tổ chức lễ kỷ niệm. Nhưng không giống như ở Hà Nội, bầu không khí hân hoan tưng bừng tại Sài Gòn chẳng mấy chốc trở nên chết chóc. Tuy nhiên, cả cảnh đổ máu tại Sài Gòn lẫn tình trạng tương đối thoải mái mà với nó Việt Minh đã nắm được quyền kiểm soát Hà Nội đều không thể tránh được. Chỉ có một nhóm có khả năng ngăn chặn cả cuộc đấu tranh giành chính quyền tại Hà Nội và cuộc bạo động tại Sài Gòn là quân Nhật.
Chú thích:
(1) Safe House trong nguyên bản: nhà an toàn. Nơi bảo đảm bí mật.
(2) Francophile: người thân Pháp, ngưỡng mộ văn hoá Pháp.
9. Nam Kỳ rực lửa
Lúc đầu tình hình tại Sài Gòn phản ánh tâm trạng hân hoan được chứng kiến ở Hà Nội với việc kết thúc Chiến tranh thế giới 2 và hứa hẹn một nền độc lập. Những phái đoàn Việt Minh ở miền Nam đã thực hiện chuyến đi dài và vất vả tới Tân Trào vào giữa tháng Tám chỉ có vừa đủ thời gian để quay trở lại miền Nam trước khi Cách Mạng Tháng Tám cũng lan tới khu vực này. Mặc dù phần lớn nông dân ở miền Nam Việt Nam mong ước tự do thoát khỏi ách áp bức Pháp - Nhật và cũng nhiệt thành như đồng bào miền Bắc, nhưng tổ chức Việt Minh ở miền Nam không được mạnh mẽ. Điều này một phần do thực tế là Uỷ ban trung ương tại Sài Gòn chỉ mới hồi phục từ "tình trạng lộn xộn gần như hoàn toàn" sau khi Pháp đàn áp dữ dội cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940. Thêm vào đó, đại bản doanh Việt Minh đặt lại vùng núi miền Bắc nên về mặt logic không thể tạo ra nhiều ảnh hưởng và kiểm soát nhân dân ở cách xa hàng trăm dặm. Nguyễn Thị Định nhớ lại bà đã không thể liên lạc được với Việt Minh cho tới năm 1944 khi phong trào Việt Minh "trở nên mạnh mẽ" tại miền Nam.
Tuy nhiên, tình trạng phấn khích rõ ràng tràn ngập bầu không khí đổi với phần lớn người dân miền Nam. Khó khăn đối với miền Nam không phải do thiếu nhiệt huyết hay lòng tận tuỵ đối với nền độc lập của đất nước, mà do tại đây có quá nhiều nhóm hy vọng được lãnh đạo cách mạng.
Lãnh đạo Khu uỷ miền Nam của ICP, Trần Văn Giàu, người đã thoát khỏi một nhà tù của Pháp và hết lòng lo củng cố đảng tại miền Nam, hết sức vui mừng khi hay tin về sự đầu hàng của Nhật. Tuy nhiên, tại các cuộc họp của Uỷ ban Khởi nghĩa vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 và Khu uỷ vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, ông Giàu nhận thấy mọi người có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời: Họ có nên hành động ngay hay chờ đợi chỉ đạo từ miền Bắc? Nhật sẽ làm gì nếu họ cố gắng nắm lấy quyền lực? Sau khi nghe Hà Nội giành chính quyền thành công, ICP tổ chức một cuộc gặp với lực lượng Thanh niên Xung kích, hy vọng thu hút càng nhiều người dưới ngọn cờ của Việt Minh càng tốt. Họ cố gắng làm tương tự với Mặt Trận Thống nhất Tổ Quốc, được tạo thành từ những nhóm tôn giáo và những người theo Quốc dân đảng, những người theo chủ nghĩa Trotskit. Khi dốc sức để phát triển một liên minh công nhân, ICP quyết định tiến hành một "cuộc thử nghiệm" hạn chế để dò xét thái độ của Nhật bằng việc giành quyền kiểm soát tỉnh Tân An vào ngày 22 tháng 8 trước khi nổi dậy tại Sài Gòn. Tại Tân An, giống như ở miền Bắc, quân Nhật không chống đối hoạt động của Việt Minh. Vai trò của Nhật sẽ trở nên thậm chí còn phức tạp hơn trong tháng tiếp theo.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ICP lập ra các kế hoạch chiếm giữ Sài Gòn với sự lạc quan thận trọng là Nhật sẽ không gây trở ngại nếu như không bị kích động trực tiếp. Vào lúc 6 giờ chiều 24 tháng 8, tại một cuộc mít tinh công khai Trần Văn Giàu tuyên bố bắt đầu cuộc cách mạng, và các nhóm Thanh mền Xung kích bắt đầu tấn công vào những công sở quan trọng như kho bạc, nhà máy điện, và các đồn cảnh sát địa phương. Họ không cố xông vào các toà nhà được Nhật canh gác, do đó sân bay, ngân hàng Đông Dương, các vị trí quân sự, và Phủ Toàn Quyền vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật.
Sáng sớm hôm sau, "vài trăm nghìn nông dân tiến vào Sài Gòn". Khoảng 9 giờ sáng, khi "nhiều nghi thức trang trọng" kỷ niệm cuộc cách mạng bắt đầu, "có tới nửa triệu người dân nông thôn và thành thị tràn ngập đường phố Sài Gòn, có lẽ một phần ba số họ được trang bị gậy tầm vông, chĩa, dao rựa và súng ngắn". Lễ kỷ niệm giống như lễ kỷ niệm trước dây tại Hà Nội: cờ Việt Minh tung bay trong gió, mọi người hát những bài ca yêu nước và hô to "Việt Nam độc lập muôn năm". những đám đông diễu hành hoà bình trên đường phố. Tại những khu vực xa thành phố, những cuộc nổi dậy nhỏ hơn cũng được tiến hành. Một vài cuộc nổi dậy do các đơn vị nhỏ của Việt Minh lãnh đạo, những cuộc nổi dậy khác được dẫn dắt bởi các nhóm quần chúng đông đảo. Bà Nguyễn Thị Định nhớ lại vai trò của mình: "Trong suốt cuộc khởi nghĩa sôi động giành quyền kiểm soát thị xã Bến Tre, tôi được chỉ định mang cờ và chỉ huy hàng nghìn người trang bị dao, gậy, cờ, biểu ngữ và tranh cổ động màu đỏ, kéo vào thị xã. Đám đông đi với tốc độ nhanh khoảng mười cây số mà không nghỉ, nhưng tất cả mọi người đều không cảm thấy mệt và đói.
Hai cảnh tượng ở nông thôn và thành thị dường như lặp lại những cảnh tượng tại miền Bắc. Tuy nhiên cũng có nhiều sự khác nhau quan trọng. Ở miền Bắc, Hồ Chủ tịch lo ngại tổ chức Quốc Dân Đảng được Trung Quốc bảo trợ, nhưng ông được người Mỹ công nhận ngầm là người được giao bổn phận. Không may cho người dân miền Nam, ở Sài Gòn không có đại diện của Đồng Minh để chứng kiến thắng lợi của họ. Và khối liên minh giữa các nhóm phức tạp tranh giành quyền lực chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn. Khi quân Đồng Minh đến, tại Sài Gòn đã xảy ra đổ máu.
Thậm chỉ trước sự kiện đầu hàng của Nhật và các cuộc khởi nghĩa ở miền Nam, cả người Anh lẫn người Mỹ đều đã chuẩn bị quân để tiến vào Sài Gòn. Nhiệm vụ của Anh dường như rõ ràng: tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật ở miền Nam và chuẩn bị cho kẻ thù hồi hương. Nhiệm vụ của Mỹ mơ hồ hơn: quan tâm và tiến hành hồi hương cho các tù binh chiến tranh của Mỹ, bảo vệ tài sản không nhiều lắm của Mỹ, và giám sát "quyền lợi" của Mỹ. Phụ trách những nhiệm vụ này là Biệt đội 404, cũng có liên quan tới Chiến dịch EMBANKMENT, do trung tá Peter Dewey chỉ huy.
Tứ đầu tháng 8, OSS tiếp tục lập kế hoạch cho quá trình thâm nhập Sài Gòn, bao gồm một kế hoạch bắt liên lạc với một lực lượng viễn chinh xâm lược của Pháp gồm hai sư đoàn không vận theo tin đồn là đang ở Madagascar chuẩn bị tiến vào Đông Dương thuộc Pháp. Ngoại trừ việc tiếp xúc với các đại diện của Pháp phòng trường hợp tin đồn là sự thực, Dewey chuẩn bị một phái đoàn chỉ toàn người Mỹ. Vào ngày 14 tháng 8, anh ta phác thảo tám mục tiêu tình báo đối với Đông Dương, bao gồm thu thập thông tin kinh tế, chính trị, và yêu cầu mười ba nhân viên cho hoạt động này. Ngày 15 tháng 8, chi nhánh R&A thảo tỉ mỉ hơn nữa các mục tiêu của EMBANKMENT, "đặt ra những câu hỏi cho Dewey. Các câu hỏi xếp loại từ tình trạng của các nhóm vô thần và thái độ của Nhật đối với giáo phái Cao Đài và những câu hỏi nhấn mạnh hơn về "vị thế của Đông Dương trong Đế quốc Pháp".
Đặc biệt, R&A đề nghị Dewey nghiên cứu xem Việt Nam sẽ được trao quyền tự trị đến khu vực nào theo như chính sách hiện hành của Pháp và có hay không sự cộng tác công bằng trong "các dự luật của Đế Quốc" như đã được hứa hẹn. Hơn nữa, họ chỉ đạo Dewey phải xác định chắc chắn "lực lượng" nào sẽ quyết định "quan điểm" của Đông Dương trong những tháng tới. Ít ra cũng có một vài người trong OSS thực sự tin tưởng. thậm chí sau lệnh ngừng bắn, rằng các đặc vụ thuộc Biệt đội 404 hoạt động tại Đông Dương sẽ tập trung vào người Pháp và có lẽ sẽ làm việc trực tiếp với họ.
Dewey dường như là sự lựa chọn hoàn hảo để đứng đầu Biệt đội 404. Viên sĩ quan trẻ hăng hái đã học phổ thông tại Thuỵ Sĩ và tốt nghiệp Đại học Yale với hai chuyên ngành về ngôn ngữ và lịch sử Pháp. Sau khi tốt nghiệp anh ta làm thư ký cho Đại sứ H. R. Wilson tại Berlin và sau đó làm việc tại Paris cho nhật báo Chicago. Khi Đức tấn công Pháp, Dewey phục vụ trong Quân đoàn Cứu thương Quân sự của Ba Lan, nhận được hai huấn chương vì thành tích xuất sắc. Vào mùa hè năm 1941, được Văn phòng Điều phối viên thuộc Ban các nước Bắc-Nam Mỹ giao nhiệm vụ chuẩn bị một bản báo cáo tóm lược những ảnh hưởng của Pháp tại Châu Mỹ La tinh, một phần bản báo cáo anh đã trình lên tướng de Gaulle và các thành viên khác thuộc Chính phủ Pháp Tự do tại London.
Dewey hoạt động với cương vị là thông tín viên trong chuyến trở về Châu Mỹ La tinh, giao những lá thư từ chính quyền lưu vong của tướng de Gaulle cho chính quyền Pháp Tự Do tại Châu Mỹ La tinh và Trung Mỹ. Vào tháng 7 năm 1942, Dewey gia nhập Quân đội Mỹ với tư cách là một trung uý Không quân và được điều tới Bắc Phi. Tại đây từ tháng 10 năm 1942 đến tháng 5 năm 1943, anh ta hoàn thành "tám nhiệm vụ tình báo hoặc nhiều hơn", được tặng thưởng Huân chương Chiến công của Pháp, và trở nên "quen thân với nhiều nhân vật cấp cao của Pháp". Dewey gia nhập OSS vào tháng 7 năm 1943.
Hoạt động quan trọng nhất của anh ta với OSS trước khi được đưa tới Đông Dương thuộc Pháp là Sứ mạng Etoile, trong đó Dewey chỉ huy một đội đến miền Nam nước Pháp vào tháng 8 năm 1944. Etoile "gửi về những thông tin tình báo có giá trị trong thời gian trước khi Quân Đồng Minh đổ bộ đến vùng Riviera (vùng duyên hải Địa Trung Hải của miền Đông Nam nước Pháp sau đó cộng tác với các lực lượng của phong trào kháng chiến địa phương trong việc bắt giữ 400 tù binh Đức Quốc Xã và tiêu diệt ba xe tăng địch". Tháng 7 năm 1945, Dewey được chọn làm chỉ huy Chiến dịch EMBANKMENT.
"Kế hoạch Cơ bản cho Chiến dịch EMBANKMENT" của OSS cảnh báo: "Bởi vì chính sách của Mỹ đối với vấn đề Đông Dương bị người Pháp nghi ngờ là trái ngược với chính sách nô dịch hoá hoàn toàn nền kinh tế FIC của Pháp, nên các quan sát viên của Mỹ sẽ bị đánh giá với sự hồ nghi". Dựa vào khả năng có thể xảy ra nghi ngờ của Pháp, Peter Dewey là sự lựa chọn xuất sắc của các nhà lãnh đạo: nói tiếng Pháp trôi chảy, đã sống và làm việc tại Pháp, đã chiến đấu cho tự do của Pháp chống lại cuộc tấn công dữ đội của Đức, và đã quan hệ với rất nhiều thành viên của Chính phủ Pháp Tự Do và quân đội. Thêm vào đó, Dewey công khai ủng hộ sự nghiệp của Chính phủ Pháp Tự Do. Vào năm 1944, anh ta viết: "Các tình cảm của cá nhân tôi với sự tôn trọng đối với người Pháp luôn luôn là người Mỹ có thể và cần phải hiểu người Pháp. An ninh quốc gia chúng ta phụ thuộc vào một liên minh đo nhận thức thực tiễn". Mặc dù Dewey sắp xếp để đội của mình tới Sài Gòn vào tuần đầu tiên của tháng 9 nhưng anh ta không phải người Mỹ đầu tiên đến thành phố này.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #69 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 07:55:59 pm »

Ngày 1 tháng 9, trung uý OSS Emile R.Counasse chỉ huy nhóm đầu tiên của EMBANKMENT tới Sài Gòn để đàm phán với chỉ huy Nhật về "việc giải thoát và sàng lọc các tù binh chiến tranh và các tù binh dân sự Mỹ". Nhóm rời khỏi Rangoon, đội gồm ba người Mỹ, đại uý Woolington, các trung sĩ Nardella, Hejna và Paul, nhân viên điện đài người Thái. Ở điểm dừng tiếp nhiên liệu tại Băng Cốc, đại uý Fitzsimmons, một cựu tù binh chiến tranh và thiếu tá Pierce của quân đội Anh gia nhập vào đội của Counasse. Nhóm những người Mỹ và Paul họp với nhau ngay từ đầu thì giữa Counasse và viên sĩ quan người Anh chẳng mấy chốc phát sinh các vẩn đề rắc rối. Counasse báo cáo:
Trong chuyên đi tới Sài Gòn, thiếu tá Pierce bắt đầu tuyên bố những quy định tôi phải tuân theo. Tôi thông báo cho ông ta rằng tôi sẽ vui lòng làm việc cùng ông ta chứ không phải làm việc cho ông ta. Sau đó ông ta tự rút ra khỏi nhóm của chúng tôi. loại trừ một lần thoáng thấy ông ta vài ngày sau đó lần cuối cùng tôi trông thấy thiếu tá Pierce là khi ông ta đang phát biểu trước một khách sạn trước những người Pháp sau khi chúng tôi đến Sài Gòn. Mặc dù nói tiếng Pháp rất tốt nhưng thiếu tá Píerce lại phát biểu về vinh quang của đế quốc Anh bằng tiếng Anh.
Vì vậy những khó khăn giữa OSS và người Anh sớm nảy sinh, nhưng không phải với Peter Dewey như được khẳng định sau đó. Mặc dù mối quan hệ giữa các Đồng Minh căng thẳng nhưng phái đoàn Mỹ ngạc nhiên một cách thích thú bởi những ảnh hưởng đầu tiên của họ đối với kẻ thù bị đánh bại. Người Nhật chào đón cả nhóm tại sân bay với "thái độ lịch sự" và quan tâm đến mọi yêu cầu của Mỹ với rất ít sự kích động. Từ sân bay những người Mỹ được đưa tới "sở chỉ huy" mới của họ tại khách sạn Continental, tại đây họ được chào đón "bởi nửa số dân da trắng tại Sài Gòn", những người coi người Mỹ như "lộc trời cho".
Trong khi Hejna, Nardella và Paul tiến hành lắp đặt trạm điện đài của họ thì Counasse, Fitzsimmons và Woolington đi tới trại tù binh chiến tranh và họ nhận thấy các tù nhân trong tinh thần thoải mái và sức khỏe khá tốt. Mặc dù công việc chủ yếu của nhóm Counasse trong năm ngày sau sẽ tập trung vào việc chuẩn bị và sắp xếp cho các tù binh hồi hương, nhưng họ không thể phớt lờ tình hình chính trị quanh họ.
Counasse và Nardella gửi báo cáo thường xuyên cho Dewey tại Rangoon để tóm lược tình hình nơi anh ta sắp đến. Ngày 2 tháng 9, sau chuyến thăm trại tù binh chiến tranh lần đầu, Counasse quay trở lại khách sạn và thấy "người dân An Nam của Sài Gòn trong một cuộc biểu tình lớn":
Chúng tôi được báo rằng có từ 30.000 tới 40.000 người tham gia, và điều này dễ dàng tin được sau khi nhìn thấy họ. Tất cả bọn họ đều trang bị vũ khí theo một kiểu. Nhưng người chỉ huy đeo gươm và súng ngắn của Nhật. Vài người khác được trang bị súng ngắn, súng kíp cổ, một số súng trường Nhật và một bộ sưu tập pha tạp các loại vũ khí cũ. Đa số bọn họ có những cọc tre dài vót nhọn một đầu. Họ bắt đầu diễu hành khoảng giữa buổi sáng, và tiếp tục suốt ngày. Các biểu ngữ căng ngang qua những con phố khắp mọi nơi trong thành phố với khẩu hiệu được viết bằng tiếng Pháp, An Nam, và tiếng Anh. "Đả đảo phát xít Pháp!", "Đả đảo chủ nghĩa phát xít Pháp!", "Tự do hay là chết!" "Độc Lập hay là chết!" "Chào mừng Đồng Minh!", "Chào mừng những vị cứu tinh!"… Tầm giữa buổi chiều cuộc biểu tình càng đông hơn nhưng vẫn rất có trật tự.
Mặc dù mọi thứ dường như "rất có trật tự" nhưng người Việt Nam hoàn toàn khiến Counasse phát điên khi họ chĩa súng chặn anh ta lại khi anh ta trên đường về khách sạn.
Càng làm cho tình hình xấu thêm, Counasse rút khẩu súng ngắn 32 và người lính đã ngăn anh ta ngay lập tức đánh rơi khẩu súng trường và bỏ chạy. Khi Counasse tiếp tục đi về phía khách sạn Continental, năm người lính khác lại rút vũ khí; và sau đó bốn người đánh rơi súng trường rồi bỏ chạy, người thứ năm đứng nguyên. Tuy nhiên, "sau khoảng mười phút tranh cãi", Counasse "thuyết phục anh ta rằng chúng tôi" là người Mỹ và là những người trung lập, vì thế chúng tôi có quyền đi qua nơi nào chúng tôi muốn".
Tại khách sạn mọi việc dường như nghiêm trọng hơn. Cuộc biểu tình đã trở thành "một đám đông bạo lực" và "vài trăm" người dân Pháp đã tìm nơi ẩn náu trong khách sạn. Đại uý Fitzsimmons vội kể cho Counasse về tin đồn rằng "người An Nam đã tuyên bố ý định của họ là giết mọi người da trắng tại Sài Gòn vào đêm đó, mục tiêu tiếp theo của họ là khách sạn". Counasse yêu cầu Nhật bảo vệ, ngay lập tức họ trả lời sẽ đặt một lính gác bên ngoài mỗi phòng người Mỹ nhưng sẽ không bảo vệ khách sạn nói chung. Rõ ràng, người Nhật cho rằng họ chỉ có trách nhiệm bảo vệ các nhân viên và tài sản thuộc Đồng Minh - người Anh và người Mỹ - chứ không có trách nhiệm bảo vệ kiều dân Pháp tại Sài Gòn. Do đó, Counasse quyết định "mua" khách sạn và các khu vực phụ.
Ông chủ khách sạn rất vui mừng khi bán được nó. Khách sạn Continental trở thành tài sản của Mỹ, và Nhật vội tuân theo mệnh lệnh của Counasse là cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn.
Các nguồn thông tin Pháp của Counasse thuyết phục anh ta rằng nhờ hành động của anh ta và sự bảo vệ sau đó của Nhật nên những người lánh nạn Pháp được an toàn. Counasse kết luận rằng việc nắm quyền chủ khách sạn và việc sử dụng binh lính Nhật "đã ngăn" người Việt "đến mục tiêu của họ, khách sạn Continental". Theo yêu cầu của Counasse, thêm 1.000 lính Nhật đi tuần tra các con phố của Sài Gòn đã khiến tình hình trở lại yên tĩnh vào khoảng 11 giờ đêm.
Khi đường phố đã yên tĩnh trở lại, Woolington, Hejna và Fitzsimmons đưa mười phụ nữ Pháp về nhà để "tìm con cái". Trên đường đi, họ được thông báo có hai người Mỹ đang bị người Việt Nam giữ tại đồn cảnh sát địa phương. Mặc dù nghi ngờ thông tin này nhưng họ vẫn đi đến nhà giam để tận mắt xem xét. Với lý do người Mỹ có thể bị giữ bên trong, cả nhóm được vào kiểm tra các phòng giam. Mặc dù rõ ràng không thấy người Mỹ nào ở đó nhưng Woolington, "là một bác sĩ, đã rất nổi giận vì điều kiện của những người Pháp và cách họ bị giam giữ", và anh ta yêu cầu lời giải thích. Mặc dù viên cai tù người Việt cố gắng giải thích rằng cuộc đấu tranh vì độc lập của người Việt cũng tương tự như của Mỹ nhưng Woolington không hề cảm động. Anh ta lên lớp cho người đàn ông kia về nghị định thư về tù binh và lớn tiếng de đoạ về sự không bằng lòng của Đồng Minh.
Bác sĩ Woolington nói nếu phụ nữ và trẻ em Pháp không được tha ngay thì anh ta sẽ báo cáo việc này tới các chính quyền Mỹ, Anh, Nga và Trung Quốc. Anh ta chắc chắn là quân đội Mỹ sẽ can thiệp. Nếu người An Nam mong đợi được công nhận là một nước cộng hoà thì họ sẽ phải sửa đổi đường lối rất nhiều. Sau đó viên cai tù tuyên bố rằng anh ta mong được làm theo các chuẩn mực của Mỹ và anh ta sẽ tha các tù nhân ngay lập tức.
Nhóm người Mỹ rời nhà giam với khoảng gần 200 phụ nữ, trẻ em Pháp và họ được cho ở lại qua đêm tại khách sạn Continental. Tù nhân nam được tha vào sáng hôm sau.
Tới lúc đó, cả Counasse lẫn Woolington đều nhận ra vị thế là người Mỹ của họ đem lại kết quả nhanh chóng đối với người Việt. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn ngày 3 tháng 9 đối với nhân dạng của Counasse đã làm thay đổi đáng kể quan điểm của anh ta về tình hình. Được một lãnh sự người Italia báo tin (sai) rằng mười dân thường Mỹ bị nhốt tại Mỹ Tho, một thành phố cách Sài Gòn gần 45 dặm, Counasse và một nhóm nhỏ, có cả hai phụ nữ Pháp, bắt đầu lên đường. Cách thành phố khoảng gần 10 dặm họ bị chặn lại và "khoảng 100 đến 150 người An Nam trang bị súng kíp cổ, súng ngắn và gậy tầm vông vây quanh chướng ngại vật". Counasse và binh lính ra khỏi xe Jeep để xem xét và nhanh chóng bị tước vũ khí, lục soát trói giật cánh khuỷu. Counasse tường thuật lại:
Sau khi tất cả chúng tôi bị trói, chỉ huy của họ tiến lại gần để xem chúng tôi là ai. Tôi nói anh ta nhìn tấm thẻ căn cước trong ví của tôi, nhưng không có tác dụng gì vì nó được viết bằng tiếng Anh mà họ thì không thể đọc được. Sau một hồi trao đổi và tranh cãi, cuối cùng viên lãnh sự người Italia mới làm cho họ hiểu rằng họ nên xem giấy căn cước của ông ta để trong túi quần… Cuối cùng chúng tôi cũng được tha sau khi bị giữ làm tù binh khoảng hai tiếng đồng hồ.
Cả nhóm lại tiếp tục lên đường tới Mỹ Tho và họ bị chặn lại hai lần nữa. Nhưng tại hai "điểm dừng" sau họ không gặp rắc rối gì trong việc chứng minh quốc tịch, cũng không bị hành hạ hay cản trở gì. Tuy nhiên vì thấy mặt trời sắp lặn nên Counasse quyết định quay trở lại Sài Gòn và sẽ đến Mỹ Tho vào hôm khác. Trong báo cáo nhiệm vụ, Counasse viết: "Cảm giác của tôi khi bị bắt làm tù binh là: "Điều này không thể xảy ra đối với tôi. Chiến tranh đã kết thúc".
Tâm trạng của Counasse là tâm trạng điển hình của nhiều người Mỹ khác, những người được người Việt Nam đối xử với thái độ khâm phục và tôn trọng sâu sắc nhất. Nói chung, là người chiến thắng trước hai kẻ thù ghê gớm - Đức và Nhật - nên lính Mỹ mong phải được đối xử như vậy trong mọi trường hợp. Sự mong đợi này sau đó sẽ gây ra thương tích cho một thành viên thuộc Biệt đội 404, và sẽ chứng tỏ sự tác hại đối với một người khác nữa. Tuy nhiên, trong vài ngày sau Counasse cùng đội của mình tiếp tục chuẩn bị di tản các tù binh chiến tranh, phần lớn là không có rắc rối gì. Mặc dù những báo cáo của đội phần lớn là lạc quan về vai trò của Nhật, nhưng Hejna kết luận rằng Nhật đáng bị khiển trách vì những cuộc khởi nghĩa tại Sài Gòn. Những cuộc biểu tình vào ngày 2 tháng 9 đã "được sắp đặt" để "gây khó khăn và khiến chúng tôi mất mặt trong con mắt người Nhật và người An Nam". Anh ta nói thêm. "Tôi tin là Nhật hài lòng với tình trạng này". Những thành viên khác của đội lại khen ngợi thái độ của Nhật nhưng tiếp tục lưu ý những khó khăn với "cuộc cách mạng dược phẩm" của Việt Nam, mặc dù mối quan hệ với người Việt của họ được cho là "rất tốt". Trung sĩ Nardella viết: "Sự nắm quyền của họ (người Việt Nam) lúc này đã hoàn tất, việc họ cướp bóc, gây hấn cộng đồng người Pháp sau khi đã giành được những gì họ mong mỏi nhất xem ra rất không thích hợp".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM