Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:03:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân  (Đọc 91987 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #140 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 09:00:30 pm »

Trong lúc đó, ở Phú Cam quân vụ thị trấn gởi cảnh sát dã chiến đến ngăn giữ những làn sóng dân chúng phẫn nộ chỉ chực tràn ngập tư dinh Ngô Đình Cẩn. Oán hận, căm thù chồng chất bao nhiêu năm tháng đối với gia đình trị họ Ngô như kết tụ lại trong đám đông sôi sục gào thét dữ dội. Trong dinh, tất cả các cửa đểu đóng chặt, vẻ lo sợ hiện rõ trên nét mặt mọi người, từ binh sĩ phòng vệ đến người hầu hạ. Ngô Đình Cẩn tái mặt tức giận, ngồi gần bà mẹ già ngơ ngác hỏi:
- Việc chi mà ồn ào rứa?
Bà cụ cố họ Ngô ngoài 90 tuổi đã từng được báo chí chế độ Diệm gọi là "Đức thái từ" im lìm thiếp đi trên ghế tựa, đầu óc đã lú lẫn theo tuổi tác, bà cụ không còn đủ trí nhớ, phân biệt được sự việc chung quanh, vừa chợp đi rồi choàng tỉnh dậy vì tiếng hò hét từ ngoài vang lên, chợt lên tiếng hỏi con trai:
- Thằng Thượng mô không thấy về thăm mạ? Còn thằng Nhu nữa, lâu ngày mạ không thấy mặt mũi hắn mô cả.
Bà cụ vẫn yên trí là người con trai Tổng thống cỏn giữ chức thượng thư của triều đình Huế, và trà uống mỗi sáng của bà vẫn do "Đức Từ Cung ban" như lời nói dối của chung quanh, theo lệnh Ngô Đình Diệm muốn làm vui lòng bà mẹ già nua lẩm cẩm, rằng con mình vẫn một lòng trung thành, thờ vua nhà Nguyễn.
Ngô Đình Cẩn đang rối loạn đầu óc, nghe bà mẹ hỏi, xót xa nghĩ đến hai anh vừa có tin đã chết, gượng nói:
- Mạ nằm nghỉ cho khỏe. Vài bữa nữa anh Thượng ra hầu thăm mạ đó.
Bên ngoài trời càng về chiều dần chúng càng thêm đông đảo, cả thành phố Huế đồ ra đường, cuồn cuộn kéo về phía Phú Cam. Tin quân đội đảo chánh thành công ở Sài Gòn theo làn sóng điện làm sôi động cựu đế đô đã sống qua những ngày đen tối và bi thảm thời trung cổ. Tướng Đỗ Cao Trí tư lệnh vùng I chiến thuật lo sợ cho tánh mạng của Cố vấn chỉ đạo họ Ngô bị đe doạ. Phái binh sĩ bố phòng ngăn ngừa sự cuồng nộ của đám đóng và bảo vệ cho Ngô Đình Cẩn lánh nạn vào sứ quán Mỹ.
Trời bỗng đổ mưa như trút nước, mưa xối xả trên cựu đế đô bắt đầu chấm dứt triều đại nhà Ngô.
Cùng vào giờ này, giữa rừng núi Cao nguyên ba đứa nhỏ họ Ngô vẫn tiếp tục cuộc lẩn trốn với một toán binh sĩ trung thành. Qua một đêm ngủ giữa rừng lạnh lẽo, sợ sệt nhưng không đốt lửa vì sợ người trông thấy, sáng ngày 2, đại uý H1 chỉ huy căng dây ăng-ten để bắt Đài phát thanh Sài Gòn. Thời tiết xấu, sương mù dày đặc rừng núi không nghe gì được, song qua Đài phát thanh Đà Lạt tiếp vận lại tiếng nói của Hội đồng quân nhân, cả bọn được hay là phe đảo chánh đã chiếm dinh Gia Long. Nhưng không bắt gặp hai anh em họ Ngô.
Nghe tin bác và cha đã trốn được, Trác tỏ vẻ mừng rỡ. Đại uý H1 nói với đại uý H2:
- Tổng thống và ông cố vấn thoát được thì tình hình có cơ cứu vãn. Mình cứ chờ ở trong rừng, chắc thế nào rồi cũng có liên lạc. Nhưng muốn cho chắc chắn, đại uý tìm đường đi lần xuống Bắc Hội. Theo lời tôi dặn bữa qua, trung uý K. sẽ đến đó để đón bọn mình và nếu cần thì sẽ xuống dưới Ninh Thuận.
Sau khi đốt lửa nung nóng mấy thức ăn đồ hộp, cả bọn lại lên đường.
Ban ngày, trông thấy rõ, đại uý H1 tìm ra một lối mòn để đi. Bé Lệ Quyên tưởng như một cuộc đi chơi rừng, tuột từ lưng người lính xuống đòi đi bộ. Trác dừng lại đắt tay em, lầm lũi theo mọi người bước đi. Tới trưa, đoàn người đến gần một buôn Thượng, ở cách đồn điền Lance một cây số, đại uý H1 cho dừng lại tạm nghỉ, phái người vào buôn Thượng tìm mua thức ăn.
Chiếc radio transistor cực mạnh của đại uý H1 mang theo bỗng bắt được luồng sóng đài Sài Gòn báo tin hai anh em Diệm đã bị bắt và tự tử sáng nay.
Trác và Quỳnh nghe bác và cha đã chết, bật tiếng khóc. Bé Lệ Quyên thấy hai anh em khóc cũng oà khóc theo. Hai sĩ quan lặng người cúi đầu lo ngại. Toán lính cận vệ ngồi vây quanh yên lặng nhìn nhau không nói gì. Trước cảnh ba đứa nhỏ khóc mùi mẫn, mọi người đều cô vẻ mủi lòng.
Đại uý H1 tìm lời dỗ dành ba dứa bê:
- Có lẽ phe đảo chánh loan tin bịa đặt để làm nản lòng các đơn vị trung thành với Tổng thống và ông cố vấn, lừa gạt những tướng đem quân về cứu nguy. Chớ không lẽ nào Tổng thống với ông cố vấn là người mộ đạo lại tính chuyện tự tử được! Cậu Trác nghĩ có phải không?
Trác lặng thinh lau nước mắt cho em gái đang nức nở. Mấy người lính vào làng Thượng trở về mang theo một gói cơm nóng, một ít bí và khoai lang luộc, tất cả những thức ăn mua được ở làng này.
Mọi người đang đói nên chia nhau ăn một cách ngon lành.
Hai sĩ quan mới bàn cùng Trác về cách đối phó về tình hình mới, nếu quả thật đã xảy ra điều không may cho hai anh em họ Ngô.
Đám lính cận vệ cũng được hỏi ý kiến.
Mỗi người nói một lối, song phần đông đều tin là anh em Diệm chưa chết. Đại uý H1 đưa ra một ý kiến, cho người về Đà Lạt tìm tin tức xác thực. Hai người lính cận vệ nhanh nhẹn nhất được giao nhiệm vụ, mặc quần áo thường dân, tìm lối ra đường đón xe về Đà Lạt và trễ lắm là đến sáng mai trở lại đồn điền Lance để cho biết tin. Hai người lính nghe lời dặn dò của đại uý H1 rồi ra đi. Đại uý H1 liền bàn với đại uý H2:
- Mình nên dời chỗ đi, vì nếu ở đây, sợ hai cận vệ làm phản, dắt quân đảo chánh tới bắt thì sao?
- Nhưng nếu mình dời đi xa, mà hai người kia trở lại thì biết đâu mà tìm?
Trác lên tiếng đề nghị: hay là mình kiếm chỗ đất nào cao, có thể nhìn trùm cả vùng, thì hai cận vệ trở lại cũng dễ thấy.
Đoàn người cuốn lều, xếp đồ đạc, kéo đến một ngọn đồi gần đó.
Phải vượt qua mấy hố sâu mới lên ngọn đồi không cao mấy, nhưng chế ngự được cả chung quanh. Ai này đều ướt mồ hôi, mặc đầu trời trở lạnh. Lên tới sườn đồi, đoàn người mệt nhọc lặng thinh tìm nơi thuận tiện ngả lưng. Mấy người cận vệ có phận sự săn sóc ba đứa nhỏ lo căng lều vải cho chúng nghỉ.
Mới 5 giờ chiều, song trời đã mờ tối vì sương mù bắt đầu rơi phủ khắp rừng núi lạnh lẽo. Tiếng chim kêu tối buồn bã trong gió thối ngang qua sườn đồi. Cả đoàn người im lặng, khắc khoải chờ đợi đám lính cận vệ, ngồi xúm xít bàn tán nho nhỏ về tình thế xảy ra ở Sài Gòn, mỗi người một cầu tỏ vẻ chán nản, mất tin tưởng. Họ nhắc đến các điểm bất tường qua hình ông Diệm in ngược ở đồng năm cắc, cây kiếm đào bật gốc khóm trúc ở huy hiệu đeo trên mũ sĩ quan, cây thánh giá ở mộ cụ Cố Ngô Đình Khả bị sét đánh ngã, và theo họ đó là những triệu chứng báo hiệu không hay cho chế độ nhà Ngô.
Trời sụp tối mau, cả khu đồi mờ mịt trong sương, nhưng không ai dám đốt lửa vì sợ làng Thượng gần đó nhìn thấy. Người cận vệ hỏi ba đứa nhỏ họ Ngô có đói không, chúng đều lắc đầu, nhưng khi được trao cho mỗi đứa một trái ổi rừng hái được trong khi đi đường, chúng cầm lấy ăn một cách ngon lành. Thấy bé Lệ Quyên không cạp nổi trái ổi xanh, Trác cắn bỏ vỏ cho em ăn lấy ruột mềm.
Chiếc radio transistor phát ra tiếng nói của đài Đà Lạt tiếp vận đài Sài Gòn, tiếp tục loan báo nhưng tin tức về cuộc đảo chánh.
Nghe tên quen thuộc của một số nhân vật chánh quyền họ Ngô bị bắt, Trác hỏi đại uý H1:
- Tại sao họ lại bị bắt?
- Tại vì họ theo Tổng thống.
- Rứa người ta bắt hết những người theo bác và ba tôi sao?
Viên sĩ quan ậm ừ không trả lời, nhìn ra đám cận vệ đã nằm co ro rải rác chung quanh, kim đồng hồ chỉ 8 giờ tối. Gió heo hút từ trên đồi thổi thốc lên, mang theo khí lạnh đêm rừng Cao nguyên.
Trác bỏ cửa lều vải xuống, đưa hai em vào ngủ, đặt bé Lệ Quyên nằm giữa, đắp chăn che kín cho đỡ rét. Trác nằm ôm em, từng lúc nghe tiếng núi rừng kêu đêm lại giật mình lắng tai nghe ngóng. Qua một đêm thứ hai yên lành giữa rừng núi, đoàn người lẩn tránh thức dậy trước một buổi sáng lạnh buốt sương mờ ẩm ướt. Ba đứa nhỏ còn nằm yên trong lều. Đại uý H1 suốt đêm thao thức lo toan. Đại uý H2 dẫn hai người tìm hướng đến đồn điền Lance chờ đón hai người phái về Đà Lạt thăm dò tin tức từ hôm qua.
Bé Lệ Quyên thức dậy, kêu đói đòi ăn. Thức ăn đồ hộp không còn gì nữa. Một cận vệ chạy vào rừng, một lát sau đem về một trái ổi chín hượm. Lệ Quyên vồ lấy ăn rồi nói:
- Ổi ngon nhưng mô có no. Bé muốn ăn cơm.
Đại uý H1 sai hai cận vệ đến làng Thượng nhờ nấu cơm và 2 giờ sau họ trở về xách mỗi người mấy củ khoai lang đỏ, nói là không có ai nấu cơm. Rồi đốt lửa nướng khoai chia cho ba đứa nhỏ ăn đỡ đói.
Đến trưa vẫn không thấy hai bóng người phái đi dò la và đại uý H2 cùng hai người cũng không thấy trở về, đại uý H1 tỏ vẻ nóng ruột đi đi lại lại một hồi, rồi đến ngồi xuống cạnh Trác:
- Cậu Trác à, chừ nếu có tin nói ông Tổng thống và ông cố vấn chết thiệt thì cậu tính sao?
Trác buồn bã đáp:
- Tôi cũng không biết mô mà tính. Tuỳ đại uý muốn đưa tụi tui đi mô cũng được.
- Tôi tính chỉ còn hai cách: một là mình xuống Ninh Thuận, nhưng nghe radio nói ông trung tá K cũng đã đánh điện ủng hộ Hội đồng quân nhân cách mạng rồi. Không biết xuống đó rồi có sao không? Một cách nữa là mình ra trình diện cho rồi, chắc họ không làm khó các cô cậu đâu mà sợ.
Không nghe Trác trả lời, đại uý H1 nói tiếp:
- Thôi, cứ chờ thằng H2 với hai đứa liên lạc về đây coi tình hình ra răng rồi hãy tính.
Giờ phút trôi qua nặng nề. Bé Lệ Quyên thút thít đòi ăn rồi mệt ngủ thiếp đi. Đến ba giờ chiều đại uý H2 trở lại mang theo một ít thức ăn, bánh mì, chuối, trái cây và cho hay là không có tin tức gì của hai người phái đi hôm qua. Có thể họ trốn, hoặc bị bắt rồi.
Hai sĩ quan bàn với nhau: nếu hai người đó bị bắt thì cả bọn phải rời khỏi chỗ này, không thì quân đảo chánh ở Đà Lạt cũng tìm đến. Nhưng rồi nhìn thấy ba đứa nhỏ mệt nhọc, đám lính có vẻ chán nản, đại uý H1 quyết định cứ ở lại chờ đến ngày mai sẽ tìm cách tính sau.
Qua bữa ăn chiều mọi người xúm nghe radio, lúc này đã bắt được đài Sài Gòn. Xướng ngôn viên đang đọc thông báo của tổng trấn đô thành kêu gọi dân chúng bình tĩnh và Toà dô chính ngăn cấm mọi sự đầu cơ.
Đại uý H2 nói:
- Coi bộ như vầy là tình hình êm rồi, bên mình chắc là hoàn toàn thất bại. Tôi đề nghị đại uý cho đưa các cô cậu ra trình diện cho rồi chớ trốn chui trốn nhủi như vầy mà không có mục đích gì, chỉ thêm mệt. Mà nguy nhất cho mình là không lâm sao kiếm được đồ ăn.
Đại uý H1 đáp:
- Tôi cũng có tính với cậu Trác hối trưa. Để mình hỏi lại cậu ấy coi sao.
Hai người đi lại chỗ Trác nằm, nói lại đề nghị của họ. Trái nhìn hai em, suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Thôi về cũng được. Vậy hai anh em tính đi liền cho rồi.
Đại uý H1 gọi tất cả các cận vệ lại bảo họ sửa soạn đi về. Mọi người đều tán thành, xếp dọn… lều, súng ống mang đi. Đoàn người lánh nạn lại theo lối đường cũ trở về Đà Lạt. Trừ hai viên sĩ quan cầm đầu và ba đứa nhỏ họ Ngô có vẻ lo đắng ngại ngùng, còn tất cả đều hăng hái bước về để gặp gia đình.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #141 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 09:01:00 pm »

Một giờ sáng ngày 4-11 cả đoàn trở về chỗ bờ suối đã cắm trại đêm đầu. Đại uý H1 ra lệnh dừng lại nghỉ tại đây, chờ đến sáng trở về dinh. Một cận vệ ngỏ ý xin phép về trại gia đình binh sĩ phòng vệ dinh ở cách đó lối 1 cây số để nấu cơm đem đến. Khoảng 3 giờ sáng, vợ con binh sĩ phòng vệ mang cơm nước đến thì mọi người đã ngủ mê mệt.
Đến 6 giờ sáng, đại uý H1 dẫn cả đoàn trở về dinh số 2 rồi gọi điện thoại cho trung tá B. báo tin:
- Tôi xin đưa ba đứa nhỏ con ông cố vấn ra trình diện.
10 phút sau một chiếc xe Jeep và một chiếc Dodge 4x4 do trung tá B. chỉ huy đến đón ba đứa bé họ Ngô đưa về dinh tỉnh trưởng.
Toán binh sĩ cận vệ hộ tống giao nạp súng, máy truyền tin, dụng cụ…
Vào lúc 10 giờ, Hội đồng quân nhân cách mạng được tin báo ba đứa con họ Ngô đang được đưa về Sài Gòn trình diện.
***
Tại khách sạn ở Beverley Hills, thuộc tiểu bang Califomia, Lệ cùng con gái theo dõi những diễn biến của cuộc đảo chánh ở Sài Gòn qua tin tức ở Đài phát thanh.
Sáng ngày 2 tháng 11 nghe tin bác và cha đã chết làm Lệ Thuỷ ngất xỉu đi. Phóng viên các báo, các hãng vô tuyến truyền hình kéo đến chật cả gian phòng lớn ở khách sạn.
Lệ mang kính đen lớn vì vết cắt giữa lớp da dưới mi mắt chưa lành và giấu hai mắt đã húp vì khóc. Nàng không che giấu sự căm hờn giận dữ đối với những người đã lật đổ anh em chồng nàng, và gọi là quân phản bội, bọn tiếm vị.
Nhắc đến cái chết của hai anh em họ Ngô, Lệ nghiến răng tuyên bố:
- Không thể nói đến tự tử được! Chồng và anh chồng tôi đã bị giết. Tìm cách giết chết hoặc làm cho bất lực các nhà lãnh đạo được bầu một cách hợp pháp của một nước, chỉ vì người ta muốn biến nước này thành một chư hầu, là một việc làm không giải quyết được gì! Không ai có thể lãnh đạo nước Việt Nam chỉ bằng tiền bạc và những tên bù nhìn.
Càng nói, Lệ càng tức tối, không dằn được những lời chửi bới tân chánh quyền Việt Nam và chánh phủ Mỹ, và bảo luôn các phóng viên nhiếp ảnh đổ xô đến chụp hình phỏng vấn mình:
- Các ông thiếu lịch sự trước cái tang đau đớn của tôi.
Một ký giả hỏi:
- Thế bà định ở lại Mỹ nữa không?
- Tôi không muốn ở lại thêm trên đất Mỹ thêm một ngày nào nữa, vì người Mỹ đã phản bội Việt Nam, chánh phủ Mỹ đã đâm vào sau lưng anh chồng và chồng tôi, những người đã được xem là đồng minh, là bạn của Mỹ.
Phóng viên New York Times hỏi:
- Ông bà Trần Văn Chương, cựu đại sứ, thân sinh bà đã gặp bà chưa?
Lệ trả lời:
- Cha tôi có gọi điện thoại cho tôi nói là thuận gặp tôi, nếu chúng tôi thật đã chết rồi. Tôi cho rằng đặt điều kiện với tôi như vậy là dã man!
Rồi nàng lớn tiếng nói:
- Chánh phủ Mỹ đã chủ trương giết chồng tôi và anh chồng tôi. Tôi rất lo cho số phận của ba đứa con tôi ở lại miền Nam trong tay bọn phản loạn.
Một ký giả hỏi vặn lại:
- Căn cứ vào đâu mà bà nói chánh phủ Mỹ đã chủ trương hại chồng và anh chồng bà?
Lệ không trả lời thằng vào câu hỏi, bảo con gái đưa tờ New York Herald Tribune vừa xuất bản đề ngày 2-11-63 chỉ vào bài "Cuộc bạo động của chúng ta ở Sài Gòn" rồi lớn tiếng đọc: "Mặc dù có những đính chính hoặc những lời tuyên bố né tránh của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng: chánh phủ Mỹ đứng ngoài cuộc biến cố hiện nay ở Sài Gòn, nhưng người ta có thể nói chắc chắn rằng cuộc nổi loạn lật đổ đó là của chúng ta. Toà Bạch Ốc phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả của cuộc bạo động đó, mặc dù cuộc bạo động đó như thế nào, và sẽ ra sao. Nếu cuộc đảo chánh đã nhanh chóng thắng lợi củng cố được thế lực và chánh quyền thì sẽ là rất tốt, nhưng nếu bọn đảo chánh lại gây ra chia rẽ mới, ngoài sự chia rẽ hiện nay ở miền Nam Việt Nam, thì có thể nói là thật xấu, vì rằng một cuộc thay ngựa giữa dòng như thế thật là nguy hiểm".
Lệ gằn giọng, mỉa mai: Đó là báo chí các ông đã tố cáo như vậy và tờ New York Times còn lại lên tiếng rằng: "Chỉ có một điều đáng ngạc nhiên là cuộc nổi loạn đã không xảy ra sớm hơn. Nếu các ông còn chưa tin chắc chắn một trăm phần trăm là chánh phủ Kennedy đã tổ chức cuộc đảo chánh ở Sài Gòn thì cứ hỏi CIA, hỏi đại sứ Cabot Lodge, xem có đúng không?"
Sau khi nghe Sài Gòn xác nhận tin chồng và anh chồng đã chết, Lệ nhận được một bức điện văn của tướng Đôn qua trung gian của sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn, báo cho nàng hay về tin ba đứa con. Người tình quân nhân của Lệ đã đứng ra bảo đảm cho ba đứa con họ Ngô được xuất ngoại gặp mẹ trên chuyến bay Air France từ Sài Gòn đi La Mã.
Lệ hối hận đã vội vã tuyên bố trong lúc tức giận là nàng không muốn ở lại thêm một ngày nào trên đất Mỹ nữa. Nhận được tin về các con, nàng liền đổi ý, vận động với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để ở lại thêm ít lâu và yêu cầu cho ba đứa con nàng được sang Mỹ đồng thời nàng đi tìm ngôi nhà ở California. Để tránh các phóng viên và những tay săn hình ảnh. Lệ cải trang bằng cách mang tóc giả màu vàng và mặc âu phục trong khi ra ngoài.
Bộ Ngoại giao Mỹ trả lời, khuyên Lệ nên cho các con qua Âu châu. Nàng lại vận động để xin phép cho chúng ghé đến California trên đường đi La Mã. Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ nhã nhặn từ chối qua một bức điện tín không ký tên "Chúng tôi hiểu rằng bà muốn cho các con đi thẳng qua La Mã nên đã ra lệnh cho đại sứ Mỹ tại Sài Gòn giúp mọi phương tiện để cuộc hành trình được dễ dàng và mau chóng".
Một nhân viên ngoại giao nhắn riêng nàng:
- Chúng tôi mong bà tiếp tục thi hành ý định của bà là rời khỏi Hoa Kỳ sang Ý.
Trước sự từ khước lịch sự và không kém cương quyết của Bộ Ngoại giao, Lệ hiểu là nàng không còn lưu trú lại đất Mỹ được nữa. Nếu ở lại Mỹ, nàng sẽ có lợi về phương diện chính trị lẫn tài chính, nhưng Lệ không còn hy vọng nữa, vì một khi rời khỏi Mỹ rồi chắc chắn là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ không cấp chiếu khán cho nàng vào lại.
Lệ tuyên bố với các báo để gián tiếp trả lời Bộ Ngoại giao Mỹ:
- Tôi muốn ở lại miền Nam tiểu bang California một thời gian nữa.
- Bà có ý định xin trú ẩn tại Hoa Kỳ không?
- Không đời nào! Tôi không thể sống chung với những kẻ đâm sau lưng gia đình tôi! Tôi chỉ muốn ở lại thêm mạt thời gian ngắn chớ không xin trú ẩn. Tôi biết là không cần phải ở lại Mỹ lâu, vì thế nào ở Việt Nam cũng sẽ lộn xộn và người ta cũng sẽ mời tôi về. Chỉ có tôi mới kêu gọi các lực lượng trong nước thành một khối được.
Lệ tỏ ra mình vẫn giữ một vai trò quan trọng, lãnh đạo khối một triệu chị em Phụ nữ liên đới bán quân sự và thanh nữ cộng hoà, và cho rằng mình sẽ tiếp tục công cuộc của chồng điệu khiển đảng Cần Lao và tập đoàn Công giáo trung thành với họ Ngô. Lệ nhận được điện thoại của người anh chồng tổng giám mục từ La Mã gọi sang, khuyên nhủ em dâu nên qua Ý đón các con, vì nhiệm vụ nàng ở Hoa Kỳ đã hết.
- Không, việc của tôi còn ở đây chưa xong.
Sáng ngày 5, Lệ rời khách sạn Beverly Hills để đến bác sĩ cắt chỉ các đường mổ ở mắt. Một số cảnh sát giữ trật tự theo hộ tống Lệ.
Nàng từ chối không trả lời các phóng viên đổ xô đến. Nhưng đến khi bước lên thang máy, nghe một ký giả cất tiếng hỏi lớn:
- Bà đã chịu thua chưa?
Lệ không còn dằn lòng được nữa, ra dấu cho người giữ thang máy để mở, thò đầu ra ngoài nói như thét:
- Có người hỏi tôi đã chịu thua chưa, tôi không đời nào chịu thua cả! Không bao giờ! Không bao giờ! Không bao giờ!
Ngày 13-11, Lệ cùng con gái rời Los Angeles để đi La Mã. Trước khi lên máy bay rời khỏi đất Mỹ, Lệ lại lên tiếng đả kích chế độ Hoa Kỳ một lần nữa:
- Judas đã bán Chúa 30 đồng. Người ta bán anh em hộ Ngô mấy đồng Mỹ kim… Tôi không muốn ôm mãi oán hờn hằn học làm u tối cuộc đời tôi Nhưng cái gánh của tôi thật là nặng nề vì ma quỷ đang tìm cách đánh bại tôi. Nhưng ma quỷ đang thất vọng thấy không làm gì xâm phạm đến linh hồn và tinh thần bất diệt của tôi được!
Trong những giờ cuối cùng trên đất Mỹ, Lệ tìm cách liên lạc với những người bạn Mỹ đã từng ủng hộ họ Ngô lên cầm quyền. Đức Hồng y Spellman, người đỡ đầu cho Ngô Đình Diệm. Thượng nghị sĩ Mansfield, đại tướng ở Daniel, giáo sư Wesley Fishel, các lãnh tụ nghiệp đoàn Thiên Chúa giáo, chính khách kiêm văn sĩ Joseph Buttinger, ký giả Alsop, cựu đại sứ Nolthing nhân vật đã được mệnh danh là "người của Đệ nhất phu nhân Việt Nam ở toà đại sứ Mỹ", cựu giám đốc CIA ở Sài Gòn. Richard. Nhưng chủ trương dục tình phục vụ cho chính trị của đệ nhất phu nhân không còn hiệu lực nữa và "Tham vọng phu nhân trở thành báo thù phu nhân" (Madame Ambition est devenue Madame Revanche) như lời báo chí tặng nàng.
Trên chiếc máy bay rời Hoa Kỳ đi La Mã, Lệ mang theo những số báo và tạp chí Mỹ mới xuất bản nói về đảo chánh ở Sài Gòn.
Lệ và con gái vẫn thắc mắc, ngờ vực về cái chết của anh em Diệm, qua các nguồn tin nhận được. Lệ đọc ở tạp chí Post bài tường thuật dài về những biến chuyển trong cuộc tấn công dinh Gia Long.
Ký giả Stanley Karnow kể lại giờ phút cuối cùng của anh em Ngô Đình Diệm: Khi ba chiếc thiết giáp tới nhà thờ, quân Cách mạng ngần ngại không bắt tổng thống và em của ông ta ngay. Thay vào đó họ cho một sĩ quan trước kia trưng thành với ông tới để lừa ông ra ngoài. Khi thấy viên sĩ quan trung thành. Diệm và Nhu mới ra mặt, quân cách mạng lập tức ào ra bắt hai người, trói hai tay sau lưng và xô lên xe thiết giáp. Không biết vì lý do nào mà tướng Xuân lại không ngồi cùng một xe với Diệm Nhu, chiếc xe của Diệm Nhu đi do một thiếu tá thiết giáp chỉ huy. Theo người ta nói thì vị thiếu tá này có một người bạn thân đã bị ông cố vấn xử tử và ông ta nóng lòng trả thù.
Một người được chứng kiến đã kể lại cho tôi như sau: "Trong khi chúng tôi trở về Bộ Tổng tham mưu thì thấy Diệm ngồi yên nhưng Nhu và viên thiếu tá chửi nhau. Tôi không biết ai chửi ai trước, nhưng lời lẽ mỗi lúc mỗi thậm tệ, thiếu tá đó trước đã căm thù Nhu bây giờ đây ông ta càng chửi dữ. Bỗng ông ta lấy lưỡi lê xỉa vào người Nhu mười lăm hoặc hai mươi nhát. Trong cơn cuồng nộ ông quay về phía Diệm, rút súng lục ra và bắn vào đầu tổng thống, đoạn quay sang phía cố vấn lúc đó đang nằm trên sàn xe, bắn một phát đạn vào đầu. Hai anh em Diệm không chống trả gì được vì tay bị trói.
Khi xe thiết giáp về tới Bộ Tổng tham mưu với hai xác chết, các tướng lãnh trông thấy sững sờ. Họ không còn cảm tình với Nhu, song không ghét Diệm. Họ hứa cho chôn cất trọng thể. Một vị tướng đã khóc và tướng Đôn sau đó cho biết là đêm ấy ông không ngủ được.
Để trấn an dư luận đồn đại, các tướng lãnh cho tuyên bố rằng anh em Diệm đã tự sát trong một vụ rủi ro (suicide accidentel). Việc chôn cất hai người được giữ rất bí mật. Người ngoài không ai rõ xác anh em. Diệm mai táng ở đâu. Họ được chôn tại một nghĩa địa gần phi trường Sài Gòn".
Lệ lặng lẽ trao bài báo cho con gái, căm hờn lẩm bẩm:
- Quân sát nhân!
Thuỷ đọc qua bài báo trong tờ Washington Post của mẹ trao cho, lộ vẻ buồn, hai mắt chớp chớp rồi nói:
- Tờ này nói khác với mấy số báo con đã đọc. Có tờ nói là ba với bác bị bắt lên chiếc xe M-113, chạy theo đường Hồng Thập Tự về Bộ Tổng tham mưu, tới ngang gần rạp Olympic thì ba mắng chửi và giật súng của đại uý áp giải rồi bị bắn chết. Tờ khác lại nói rằng người ta lại đưa ba với bác Tổng thống về thẳng Bộ Tổng tư lệnh, vào căn phòng có mặt nhiều tướng lãnh. Họ đưa máy ghi âm cho bác để bắt bác tuyên bố thoái vị, bác liệng máy xuống đất, mắng lại: "Tôi là Tổng thống. Các người có tội phản bội. Tôi là tư lệnh tối cao quân đội, chỉ có tôi mới có quyền ra lệnh…". Rồi ba tiếp lời mạt sát họ. Một sĩ quan mới rút súng lục ra bắn ba và bắn bác. Theo báo France Soir thì sau khi bác và ba bị giết, xác được để lại tại một trường học ở Chợ Lớn. Các tướng lãnh hay tin liền ra lệnh đưa về Bộ Tổng tham mưu và sau đó chở đến nhà thương Saint Paul. Không có y sĩ nào khám nghiệm, mà chỉ có làm một tờ biên bản định rõ danh tánh bác với ba. Vì vậy không ai biết rõ trên mình bác với ba có bao nhiêu vết thương và bị thương bằng những vật gì. Xác bị quàn kín, chỉ hé cho xem mặt.
Theo lời phóng viên France Soir dường như người ta nhận thấy trên mặt của bác có hai vết nhỏ. Những vết này có thể là do bác bị một viên đạn bắn vào sau ót. Có những nhân chứng đã nhìn thấy những vết thương đó. Xác của ba, không thấy có thương tích ở trên mặt mà có lẽ bị ở sau lưng. Chị Dung được phép đến nhận thi hài ba với bác ở nhà thương Saint Paul. Cũng theo France Soir thi hài bác với ba được bỏ vào quan tài trong đêm thứ bảy, rạng ngày chủ nhật, dưới sự chứng kiến của các sĩ quan. Rồi đêm hôm sau đưa ra khỏi nhà thương, có quân đội canh gác, đem chôn ở phần đất của Tổng tham mưu trước sự chứng kiến của anh chị Trần Trung Dung và một Cha đến làm lễ.
Thuỷ chua xót nhắc lại những lời tường thuật qua các báo, không cầm được nước mắt, luôn tay đưa khăn lên thấm mắt và mũi.
Hai mẹ con Lệ đáp xuống phi trường La Mã, gọi xe tắc xi về một tu viện ở ngoài thành phố, gặp ba đứa nhỏ đã từ Sài Gòn qua từ mấy hôm trước, được bác Tổng giám mục gởi gấm cho ăn ở tại đây.
Sau giây phút mừng mừng tủi tủi giữa mẹ con gặp lại nhau trong lúc lưu vong, tổng giám mục họ Ngô - người anh cả tu hành của gia đình đổ vỡ - hiện ra với mái tóc đã bạc trắng và những nét nhăn hằn sâu trên khuôn mặt ưu tư.
Người anh chồng khoác áo tím, có vẻ mệt mỏi, già nua, đau khổ, kể lại cho Lệ hay những tin tức đã nhận được về các chết bi đát của hai người em Tổng thống và cố vấn:
- Hai chú đã chết thiệt rồi. Có hai bác sĩ người Pháp ở bệnh viện Saint Paul khám nghiệm trong đó có bác sĩ Visy quen biết. Bản báo cáo khám nghiệm cho biết là chú Diệm bị hai phát đạn bắn sau ót còn chú Nhu bị đâm 16 lát dao găm hoặc lưỡi lê và một phát đạn tri ân. Tờ khai tử của hai chú làm tại xã Phú Nhuận, tinh Gia Định, ghi chú Diệm là Tuần Vũ, còn chú Nhu là công chức. Mẹ con Lệ lại được xem một bức ảnh về đêm chụp rõ hai vợ chồng Trần Trung Dung cựu Bộ trưởng Quốc phòng, và một linh mục cùng một toán binh sĩ đứng trước hai ngôi mộ xây.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #142 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 09:02:03 pm »

Trong khi đó tại Sài Gòn, dân chúng sôi động xuống đường, biểu tình trương biểu ngữ, tung truyền đơn, đòi thủ tiêu những tàn tích của chế độ cũ.
Tượng Hai Bà Trưng trên bờ Bạch Đằng tạc theo hình ảnh đệ nhất phu nhân bị dân chúng kéo đổ nhào xuống, chặt đứt đầu, đạp lăn lóc qua đường phố. Hình ảnh Ngô Đình Diệm ở khắp nơi đều bị hạ xuống, bị xé rách và chà đạp.
Biệt thự của Ngô Trọng Hiếu bị đốt phá, viên cựu Bộ trưởng Công dân vụ đã chạy trốn, xin tị nạn ở Toà đại sứ Phi Luật Tân.
Tổng Giám đốc Thanh niên cộng hoà Cao Xuân Vỹ đã bị quân đội bắt giam, trong khi đám tay sai dân biểu và các bà Liên đới đều trốn chui trốn nhủi như lũ chuột gặp đám cháy. Trụ sở tờ báo Anh ngữ The Times of Vietnam của vợ chồng người Mỹ Gregory, thuộc hạ của vợ chồng đệ nhất phu nhân, cơ quan Việt tấn xã của nhà Ngô bị dân chúng kéo đến đập phá tan tành rồi nổi lửa đốt. Một số nhà báo trung thành với chế độ như Ngôn Luận, Lẽ Sống, Sài Gòn Mới, Tiếng Chuông… Nhà sách Xuân Thu của Tổng giám mục họ Ngô lần lượt bị đám đông tràn ngập vào đốt phá.
Chú thích:
(1) Họ đi đến

Chương 23.
TIỀN BẠC VÀ THÙ HẬN.
Cựu chủ nhân The Times of Vietnam, Anne Gregory, người đàn bà Mỹ chung thuỷ với Đệ nhất phu nhân được Lệ mời hợp tác để biên soạn tập hồi ký.
Từ Ba Lê, Lệ theo dõi những diễn biến chung quanh việc người em chồng cố vấn chỉ đạo miền Trung đã được đưa vào Toà lãnh sự Mỹ ở Huế lánh nạn, sau khi cuộc đảo chánh của quân đội ở Sài Gòn đã nắm chắc thành công.
Nhưng rồi trước phản ứng sôi nổi của đa số dân chúng bị đè nén suốt 9 năm trời dưới ách phong kiến của lãnh chúa miền Trung càng phẫn nộ khi khám phá ra những hầm giam người, những vụ thủ tiêu và những tội ác ghê rợn của bè đảng họ Ngô ở Huế, đòi giao trả Ngô Đình Cẩn cho chánh quyền mới, sứ quán Mỹ đành phải nghe theo.
Khi Cẩn rời khỏi dinh Phú Cam, người nhà thấy chở theo hai va-ly chất đầy giấy bạc và một chiếc cặp da lớn chất đầy kim cương và ngoại tệ nhưng lúc chiếc xe đen chở "Cậu" vào sứ quán chỉ còn thấy mang theo một va-li và một cặp. Đến ngày "Cậu" bị giao trả lại cho chánh quyền mới để đưa vào Sài Gòn, giải từ sứ quán Mỹ xuống phi trường Phú Bài thì còn mang theo một va-li và chiếc cặp, nhưng khi cậu xuống xe chỉ còn ôm chiếc cặp theo, và lúc bước lên máy bay thì đi hai tay không.
Lúc nhà chức trách vào khám dinh cậu chỉ thấy tài sản của Cố vấn chỉ đạo miền Trung còn vỏn vẹn mười bốn đồng bảy cắc dưới gối nằm của bà cụ Ngô Đình Khả. Viên cựu Bộ trưởng phủ Tổng thống cùng gia đình trốn thoát khỏi Sài Gòn bay sang Pháp, kể lại cho Lệ hay về trường hợp mấy va-li và hai chiếc cặp chất đầy giấy bạc ngoại tệ và kim cương của hai anh em Ngô Đình Diệm đem theo, khi rời dinh Gia Long, cũng đã biến mất một cách khác thường. Đám thuộc hạ thân tín họ Ngô bị giam cầm biết rõ những ai chiếm đoạt số tài sản khổng lồ ấy nhưng không hề được nhắc nhở về sau.
Nàng lại bỗng nhận được thư của cháu gái nhà Ngô báo tin bà mẹ chồng chết. "Bà đã tắt thở sau khi chịu đủ các phép bí tích. Từ ngày ở Huế vô Sài Gòn, bà thường ngày nhắc tên con cháu, hỏi tới các con trai luôn, bà chưa biết tin các cậu đã bị hại, và cả nhà ai cũng giấu những việc không hay xảy ra trong gia đình. Điều lạ là độ sau này bà không còn lú lẫn như trước nữa, thỉnh thoảng hỏi nhiều câu có vẻ tỉnh táo. Khổ cho cháu, cứ phải nói dối quanh về sự vắng mặt của mấy cậu, mà bà thì cứ nhắc nhở luôn.
"Con cháu đầy đàn như thế mà đến khi mất, bà chỉ có mình đứa cháu ngoại bên mình! Sự đời sao lại oái oăm như vậy, hở mợ?"
Lệ không đọc hết bức thư, trao cho con gái, lặng người đi. Con người cương nghị của Lệ bị tràn ngập những ý nghĩ trái ngược. Nàng cảm thấy rung động trước định mệnh khắt khe.
- Tại sao anh em họ Ngô lại đều bị giết một cách thảm thương, dị thường như vậy?
- Tại sao bà cụ Thượng Ngô ngoài chín mươi tuổi, đã lú lẫn, đợi đến lúc các con trai bị giết hết lại bỗng dưng hồi tỉnh, thấu rõ tất cả đau thương tan nát của gia đình họ Ngô rồi chết trong cô đơn.
Tại sao… Bao nhiêu câu hỏi quay cuồng trong đầu óc của Lệ.
Nàng không khỏi nghĩ đến anh chồng giám mục, đang sống ở La Mã phải khốn khổ nhận thấy tất cả những kết quả bi thảm của gia đình để ngày đêm nghĩ ngợi…
Nhìn mặt mình trong gương, Lệ nhận thấy những nét nhăn hằn sâu ở cuối đôi mắt thâm quầng vì thao thức. Nàng bỗng nhận thấy vẻ mệt mỏi hiện trên khuôn mặt mà dầu hoá trang tinh vi thế nào vẫn không che lấp được.
Ôm ấp một khối căm hờn, ngày đêm ray rứt với những nỗi niềm uất ức nung nấu, Lệ như sống với một hoả ngục trong lòng. Có lúc nàng như cuồng lên, đang đêm tuôn ra đường, đi thất thểu như một bóng ma trên đường khuya vắng.
Đầu óc không ngừng mơ tưởng đến uy quyền, Lệ sẵn sàng đánh đổi tài sản khổng lồ của nàng để lấy lại địa vị Đệ nhất phu nhân.
Trong các câu chuyện với bạn hữu ngoại quốc hay Việt Nam, Lệ vẫn nhắc nhở đến một triệu đoàn viên phong trào Phụ nữ liên đới do nàng lãnh đạo, đoàn nữ binh phụ nữ bán quân sự 200.000 người dưới quyền nàng chỉ huy…
- Nhờ nhà tôi với tôi ủng hộ, tổng thống Diệm mới đứng vững được không có chúng tôi thì làm gì xong.
Lệ không giấu diếm những ý định của nàng trong giai đoạn cuối cùng của nhà Ngô:
- Nhà tôi mà chịu nghe theo lời tôi, lên làm Tổng thống thay ông Diệm trước thì sự tình đâu đã xảy ra như vậy. Trong nước Việt Nam không ai có sáng kiến gì ngoài chồng tôi ra.
Sau những ngày hãm mình ở nhà để ghi chép, kể lại những sự việc cũ cho Anne Gregory viết tập hồi ký hộ nàng, Lệ lại ra ngoài, đắm mình vào các hộp đêm, khiêu vũ như điên, uống rượu say sưa đến trời gần sáng mới về.
Khi đọc báo hay tin cựu hoàng hậu Nam Phương từ trần, Lệ liền đánh điện chia buồn cùng cựu hoàng Bảo Đại. Nửa tháng sau, Lệ tìm đến lâu đài Thorence, thăm vị cựu hoàng đã bị anh em chồng nàng truất phế. Không rõ đã xảy ra những gì qua cuộc gặp gỡ giữa cựu đệ nhất phu nhân họ Ngô và cựu hoàng đế Việt Nam, nhưng khi Lệ trở về Ba Lê, nàng tỏ một thái độ khác thường, không muốn ai nhắc đến tên con người mà hồi còn cầm quyến ở Sài Gòn, Lệ đã tuyên bố.
- Tôi vẫn có thiện cảm đối với ông Bảo Đại, một người dễ mến.
Theo các miệng lưỡi thóc mách ở gần Lệ thì trong khi vào biệt điện Thorence gặp cựu hoàng. Lệ không được người tình cũ đón tiếp mặn nồng như trước. Hình như Lệ muốn nói lại thời kỳ luyến ái của những ngày Đà Lạt, thuở nàng đóng vai cô giáo dạy dương cầm cho công chúa Phương Liên, nhưng hoa xưa ong cũ không còn hoà hợp.
Người ta nói rằng Lệ có ý định muốn đem sẽ tài sản lớn lao của mình với chút nhan sắc còn lại của đệ nhất phu nhân nhà Ngô để bước lên địa vị hoàng hậu không ngai của cựu hoàng đế lưu vong vừa mất vợ.
Nhưng nàng phi Mộng Điệp, người đàn bà được cựu hoàng sủng ái, đã từng bị Lệ tịch thu tài sản sau ngày truất phế Bảo Đại, hiện sống ở Pháp, đứng ra ngăn chặn, đẩy lui tình địch.

Chương 24.
CUỘC ĐỜI LƯU VONG
Bao nhiêu giận dữ căm hờn. oán hận tức tối, đắng cay, Lệ đều trút cả vào thiên hồi ký. Tuy biết rằng chồng và anh chồng tổng thống không còn nữa, song Lệ vẫn đặt thành nghi vấn để gây sôi nổi, kêu gọi đến Liên Hiệp quốc, tuyên bố ầm ĩ với báo chí rằng anh em họ Ngô vẫn chưa chết.
Bản tính của Lệ vẫn muốn được thiên hạ chú ý đến, và không bỏ qua một cơ hội nào để cho dư luận bàn tán, nhắc nhở tới mình.
Trong suốt 9 năm qua, dưới chế độ nhà Ngô, Lệ đã kiêu hãnh tự cho mình là ngôi sao ngời sáng trên nền trời miền Nam Việt Nam và mỗi lời nói, mỗi hành động của nàng ở địa vị đệ nhất phu nhân, đều khiến cho chung quanh quan tâm.
Mộng cuồng cao cả và bản chất thích gây náo động đã thúc đẩy Lệ làm nên những việc khác người và thốt ra những lời lẽ khác thường lôi cuốn cả sự chú ý của mọi người. Tiếng tăm nàng đã khuấy động dư luận trên báo chí thế giới, đặc biệt là từ sau mấy vụ tự thiêu ở miền Nam và cuộc vận động giải độc qua các thành phố Âu Mỹ, Lệ tự cho mình đã trở thành trọng tâm của thời cuộc.
- Chúng ta hiền lành như giống mèo, nhưng khi cần đến chị em hãy giơ nanh vuốt ra trở thành loại hồ cái!
Lời nhắn nhủ Phụ nữ liên đới của Lệ trước kia, giờ đây là lúc nàng đem ra thực hiện. Từ Hoa Thịnh Đốn sang La Mã, đến Ba Lê, Lệ gào thét, lồng lộn như một ác thú bị thương.
- Người Mỹ mưu hại anh em họ Ngô. Tôi có nhiệm vụ tố cáo những kẻ sát nhân!
Lệ kêu gào đòi níu áo Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc để kiện, xông vào Toà thánh khóc than xin gặp Đức Giáo hoàng để yêu cầu can thiệp cho "hai kẻ tử vì đạo".
Trong bộ tang phục voan đen, Lệ xông xáo để gõ cửa các nhân vật quốc tế với hy vọng lời kêu gọi của nàng được sự hưởng ứng, giúp nàng phát động một chiến dịch trả thù cho anh em họ Ngô và cứu vãn những quyến lợi của gia đình còn lại ở miền Nam song đi đâu Lệ cũng chỉ gặp sự từ khước thương hại hoặc im lặng lạnh lùng.
Đóng vai "phục thù phu nhân", Lệ chỉ rước lấy những nỗi niềm cay đắng in lần trên đôi mắt thâm quầng và hai nếp nhăn chua chát ở cuối vành môi. Qua ba tháng trời sôi sục trong tình trạng phục hận, Lệ không ngớt tiếng nguyền rủa, đe doạ nhắn gởi về Việt Nam:
- Tôi đang lập hồ sơ danh sách những kẻ phản bội anh em họ Ngô. Những kẻ trực tiếp và gián tiếp nhúng tay vào máu họ Ngô. Tôi sẽ vạch rõ tất cả bộ mặt thật bỉ ổi của những kẻ tiếm vị, sát nhân. Tôi sẽ lôi tất cả những bị cáo ra trước toà án lịch sử.
Một buổi chiều mùa xuân, bốn tháng sau ngày được tin anh em chồng bị giết, Lệ không khỏi giật mình khi nghe Thuỷ, con gái đầu lòng nhận xét:
- Con thấy má già đi nhiều lắm!
Lệ nhìn lại mình ở trong chiếc gương lớn giữa nhà, nhận thấy hai mắt quầng sâu, mệt mỏi. Các nếp nhăn hằn nổi trên khuôn mặt không phấn son. Trên mái tóc bơ phờ thoáng điểm vài sợi bạc.
Tham vọng uy quyền đã đưa nàng lên địa vị tột đỉnh của một đệ nhất phu nhân, nhưng đồng thời cũng lôi cuốn nàng theo con đường phiêu lưu, trái ngược bản chất của người đàn bà. Chủ trương đem dục tình phục vụ cho chính trị mà Lệ đã thi hành, dần dà biến đổi cả con người Lệ thành một khí cụ, một phương tiện quái dị. Những chính khách, tướng lãnh, nhân vật ngoại quốc và trong nước, bao nhiêu người đã bị Lệ lôi cuốn vào vòng luyến ái của chính trị, đã góp sức củng cố cho địa vị cầm quyền của nhà chồng ở miền Nam Việt Nam, những người tình mà Lệ đã ôm ấp không phải vì yêu đương, họ đã nghĩ thế nào về nàng? Và, trong sự luyến ái phi yêu đương ấy, Lệ đã ý thức tự biến mình thành một món đồ chơi chuyền tay trong chính trường!
Có sự tự hạ phẩm giá nào của người đàn bà đến mức độ ghê gớm ấy? Lệ đã trở nên một thứ "đĩ quốc tế" như dư luận trong nước đã gán cho nàng, vì mục đích giữ vững quyền hành cho họ Ngô!
Lệ nghĩ lại quãng đời vừa qua của mình mà đâm ra xốn xang, thẹn thùng. Nàng đã hiến đến cả trinh tiết của người đàn bà để ủng hộ cho uy quyền nhà chồng, và địa vị đệ nhất phu nhân của nàng, nhưng rồi tất cả những điều đó, để bây giờ đi đến đâu?
Không khí xa lạ của đời sống chung quanh, đối với Lệ ngày càng thêm sâu rộng. Nàng thấy mình khó lòng hoà hợp, thông cảm với xã hội Ba Lê, không một dây liên lạc mật thiết nào ràng buộc nàng với những người và cảnh vật chung dụng hàng ngày. Lệ thỉnh thoảng lại chợt nhớ đến điệp khúc câu thơ mà nàng đã có dịp nghe hồi mới về nhà chồng trên bờ sông Bến Ngự:
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #143 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 09:02:56 pm »

- L'éxilé partout est seul? (kẻ lưu đày ở đâu cũng cô đơn).
Nàng cảm thấy thấm thía tất cả sự cô đơn của đời sống lưu vong và nỗi niềm cay đắng của những ngày tháng xa quê hương. Lệ không thiết tha, nhớ thương gì ở đất nước, ngoài sự luyến tiếc uy quyền đã mất, song không khí xa lạ của đời sống Ba Lê khiến nàng có cảm tưởng mình như một lữ hành cô độc, và tự cõi tiềm thức những tình cảm ấp ủ về xứ sở bỗng nhiên trỗi dậy.
Sau thời gian xa lánh những sự tò mò, theo dõi của kiều bào, phần đông tỏ vẻ ác cảm đối với Lệ, nàng dần dà đã xua đuổi được ý tưởng tự xem mình như một con thú bị săn đuổi. Ngày nay mỗi lần đi ra ngoài, Lệ không khỏi nghĩ đến thời kỳ vàng son, mỗi bước của,làng đều được tổ chức tiếp đón rộn ràng, uy nghi, rồi đâm ra ai oán cảm thấy lạnh lùng thui thủi, không dám ngước mắt nhìn thẳng vào mặt mọi người. Mặc cảm của một nữ hoàng bị truất phế, lưu vong cứ ảm ảnh mãi Lệ mỗi khi nàng có mặt giữa đám đông.
Giờ đây một mình ngồi đợi giữa đám đông đi La Mã sau khi tự tay xách chiếc va-li của con gái đưa tiễn trao cho, Lệ chua chát nghĩ đến mới hôm nào đây cũng tại phi trường này, các nhân viên sứ quán, ngoại giao còn xúm xít, đon đả tiễn đưa nàng sang Mỹ, lúc này nàng thui thủi tự xách lấy hành lý để lên phi cơ.
Trong chuyến qua La Mã lần trước, Lệ đã tìm hỏi mua được một ngôi biệt thự ở một khu yên tĩnh ngoại ô châu thành. Lệ đi lần này để nhận lấy biệt thự. Lệ định dời sang ở La Mã, và thỉnh thoảng qua Ba Lê thăm các con học tại đây, chỉ có đứa con gái út theo nàng.
Ngôi biệt thự năm phòng rộng lớn có nhà xe; nhà bồi riêng, kiến trúc theo kiểu cổ, ở giữa một ngôi vườn xinh xắn, có rào sắt chung quanh. Lệ ở đây với mấy người hầu hạ và hai con chó bẹc giê Đức canh giữ, ngăn cách nàng với những người ngoài, nhất là những kẻ tò mò hay dính líu xa gần đến quá khứ của Lệ. Nàng có thể yên trí sống tại ngôi nhà biệt lập này mà cắt đứt hoàn toàn với dĩ vãng, bắt đầu một cuộc sống mới theo dự định mới nhất của nàng.
Lệ có đi gặp người anh chồng tổng giám mục, đã được thu nhận làm việc ở Toà thánh, để nói về ý định của nàng. Ngôi biệt thự Lệ vừa mua xong cũng được anh chồng tu hành giúp một phần tiền để thanh toán. Dưới mắt Lệ, tổng giám mục họ Ngô chỉ còn là một hình ảnh già nua tóc bạc phơ, khốn khổ vì những đau thương, ân hận tuyệt vọng sau sự sụp đổ của các em.
Trong các anh em nhà chồng, Ngô giám mục là người Lệ có cảm tình hơn hết, và cũng như Ngô Đình Diệm, lo lắng cho Lệ từ khi chế độ nhà Ngô sụp đổ. Chính người anh chồng tu hành đã khuyên nhủ Lệ đến ở La Mã, chia xẻ cho mẹ con nàng một phần số tài sản lớn lao mà Ngô giám mục thu hoạch được trong thời kỳ họ Ngô cầm quyền, và nhờ đặc quyền bất khả xâm phạm của hàng giáo phẩm được xem như là một nhân vật ngoại giao, nên khỏi bị tịch thâu sau ngày đảo chánh.
Lệ nhận thấy cái chết bi thảm dồn dập xảy đến cho ba người con trai họ Ngô đã làm cho người anh cả tu hành còn đau khổ hơn nàng nhiều. Hình như trách nhiệm của người anh lớn trong gia đình, kiêm cả người cha tinh thần, đè nặng lên trên tám trí Ngô giám mục.
Mái tóc đã bạc càng trắng xoá, lưng như khòm xuống dưới sự sụp đổ tan nát của đại gia đình. Ngô giám mục gặp lại người em dâu trong bộ tang phục đen, chỉ im lặng thở dài. Nghe cháu gái út ngây thơ hỏi:
- Ba cháu ở mô? Bác Tổng thống mô rồi, bác?
Ngô giám mục vuốt ve lên tóc bé Quyên, ngước nhìn lên quãng không rồi im lặng.
Lệ nhìn theo bóng người anh chồng tu hành lặng lẽ cúi đầu suy tư trên con đường vắng ngoài thành La Mã, trong khi tiếng chuông chiếu đổ mà chạnh lòng thương xót. Có lẽ chỉ còn có cầu nguyện là nguồn an ủi duy nhất đối với một tổng giám mục đã bắt buộc phải rời bỏ địa phận cai quản ở quê nhà sau ngày chánh quyền họ Ngô bị tiêu diệt.
Lệ không khỏi so sánh hình ảnh nghẹn ngào đau khổ của Ngô giám mục với người em trai út nhà chồng. Trước hôm đi La Mã, Lệ đã đến nhà Ngô Đình Luyện ở một ngôi biệt thự nhỏ cách trung tâm Ba Lê mười cây số.
Viên cựu đại sứ lưu động nhà Ngô, sau mười năm trông nom các sứ quán Việt Nam ở châu Âu và toà đại sứ ở Luôn Đôn gặt hái được một tài sản lớn lao, với những số tiền quỹ đen và trợ cấp đặc biệt về do thám qua các văn phòng mở tại Genève, La Mã, Born, Ba Lê đặt dưới quyền mình. Lệ nhớ lại là trong năm đầu họ Ngô cầm quyền Luyện đã mở cuộc kinh doanh với ngân hàng Đông Dương về việc mua lại những bất động sản ở nhà băng này tại Sài Gòn và được phép chuyển ngân về vụ này đến 700 triệu quan. Không kể ngân khoản viện trợ để mua sắm một nhà in và máy móc quay phim để tuyên truyền cho nhà Ngô tại Ba Lê không thấy nhắc nhở gì đến nữa, Lệ còn biết rõ em chồng có lần mua một lúc đến 40 triệu quan bàn ghế kiểu Louis XIV để trang hoàng cho sứ quán ở Luân Đôn.
Vợ chồng Luyện cùng đám con 11 gái và một trai út, tiếp Lệ ở gian phòng khách trang hoàng đắt tiền.
Lệ vốn không ưa Luyện vì tính tình không hợp với chồng nàng và nhất là thái độ dè dặt, xa cách của Luyện vẫn tỏ ra mình là con người tri thức lạnh lùng. Thấy chị dâu đến, Luyện lên tiếng than:
- Sống ở Ba Lê, với một lũ con đông đảo như nhà này, chỉ mỗi việc lo cho chúng nó ăn học cũng đủ mệt rồi!
Nhưng câu chuyện hoang đường về Lệ cũng như huyền thoại anh em Diệm còn sống không đứng vững được trước những thực tế dồn dập.
Ở La Mã, hoạt động của Lệ chỉ giới hạn trong phạm vi liên lạc thư từ, không đem lại kết quả cũng không gây được ảnh hưởng gì đáng kể. Những bức thư của nàng gởi thẳng cho các nhân vật chính giới, các nhà tôn giáo Mỹ không được hồi âm như nàng mong đợi.
Lệ hy vọng rằng tình trạng rối rắm kéo dài ở miền Nam sẽ tạo nên cơ hội, mở đường trở về cho nàng song thời cuộc càng tiến triển, Lệ càng nhận thấy tình thế đã tịnh vô vọng cho nàng.
Mỗi sáng thức dậy, soi gương, Lệ không khỏi ngại ngùng thấy vẻ chán chường thấp thoáng trên mặt, hận buồn u ẩn trong mắt.
Trang điểm không xoá nhoà được nếp nhăn của tuổi tác, cũng như đời sống xa hoa không làm cho nàng khuây quên được cảnh lưu vong.
Vào dịp nghỉ hê, Trác, con trai lớn của nàng từ Ba Lê sang La Mã, một hôm hỏi Lệ:
- Ở trường học con, có một đứa bạn người Việt. Một hôm, sau giờ lịch sử, hắn bảo con: Sau này, mày học xong rồi có trở về nước không? Con trả lời: Sao lại không về? Tao là người Việt kia mà? Hắn nói: Nhưng họ Ngô nhà mày đã bị lịch sử lên án, chú bác mày, ba, má mày đã bị dân chúng nguyền rủa, mày có can đảm sống giữa xã hội mà người ta thù ghét dòng họ mày không? Con không giận thằng bạn con, vì nó thương con mà nói như vậy, nhưng con buồn không biết trả lời hắn ra sao. Con hẹn hắn để cho con suy nghĩ đã. Má biểu con nên trả lời ra sao?
Trước câu hỏi bất ngờ của con trai, đứa cháu đích tôn của họ Ngô Đình, Lệ đâm ra bỡ ngỡ. Đó là câu hỏi nàng tuy không tự đặt ra song bấy lâu vẫn ám ảnh nàng. Lệ đành sống kiếp lưu vong cho đến chết ở nước ngoài hay sao? Còn các con nàng? Nàng không phải bận tâm đến vấn đế tài thánh, thừa đảm bảo cho nàng và con côi một đời sống vật chất đầy đủ, nhưng còn quê hương?
Người ta không thể đi đâu mang theo xứ sở theo đó, Lệ đã hiểu thấm thía ý nghĩa này qua những ngày tháng sống ở châu Âu. Nàng có thể sống nốt quãng đời còn lại ở phương trời này nhưng còn các con nàng, có nên để cho chúng mất gốc, đoạn lìa với đất nước không? Chúng còn thơ trê, lẽ nào phải mang hận ly hương, sống một cuộc đời lang thang vô tổ quốc?
Lệ gằn giọng nói:
- Ai giữ độc quyền yêu nước mà ngăn cản con trở về Việt Nam. Không đợi khi con học hành xong mới trở về, mà chính má sẽ về một ngày gần đây. Nói xong, Lệ có cảm tưởng như mình đã nói dối con và tự dối mình. Bởi nàng mơ hồ thấy rằng, với nàng và có lẽ với con cái nàng con đường trở về với đất nước đã hoá xa xôi.
Không nên tiếc nuối những gì đã qua. Có ai mà kéo trở lại được mùa xuân khi trời đã sang hạ? Tất cả những gì ở thế gian đểu chỉ là tạm bợ. Chúa đã phán: "Hãy để cho những người chết chôn những người chết!"
Lệ chưa hiểu hết ý nghĩa lời Phúc âm, song mùa hè năm 1965, tại một giáo đường gần ngoại thành La Mã, người ta vẫn thấy một thiếu phụ mặc áo dài Việt Nam hở cổ, chiều chiều đến quỳ dưới chân tượng Đức Mẹ, cầu nguyện rất lâu rồi lặng lẽ đi bộ về nhà.
Trong hoàng hôn mùa hạ kéo dài, ở khu vườn trước ngôi biệt thự tĩnh mịch của cựu đệ nhất phu nhân, thấp thoáng bóng người đàn bà tưới cho mấy khóm hoa hồng.

Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #144 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 09:04:53 pm »

Nhân vật
Trần Văn Đỗ: em Trần Văn Chương
Trần Văn Khiêm: em ruột Lệ Xuân (năm 1993 bắn chết cha mẹ đẻ là ông bà Trần Văn Chương ở Hoa Kỳ)
Lệ Ngọc chị ruột Lệ Xuân, vợ Nguyễn Hữu Châu
luật sư Nguyễn Hữu Châu, anh em cọc chèo của Nhu.



Ngô Đình Nhu
 
(chữ Hán: 吳廷瑈; 1910-1963) về danh nghĩa là Cố vấn chính trị cho anh mình là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu lịch sử đều nhận định ông là kiến trúc sư của mọi chủ trương chính sách của nền Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam.
Ông sinh năm 1911 tại Huế nhưng quê quán ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thân phụ ông là Ngô Đình Khả, một trong những vị đại thần của nhà Nguyễn.
Khác với hai người anh của mình là Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Diệm, vốn xuất thân Nho học và ra làm quan cho nhà Nguyễn, Ngô Đình Nhu lại theo Tây học. Ông tốt nghiệp trường Viễn Đông Bác cổ (École Nationale des Chartes) ở Paris, Pháp. Khoảng năm 1930, ông về nước làm việc ở Văn khố Phủ toàn quyền Đông Dương (Hà Nội), sau là Giám đốc Thư viện Bảo Đại, Giám đốc Sở lưu trữ văn thư Huế.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Giám đốc Nha Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc ở Hà Nội (Theo sắc lệnh số 21 ngày 8 tháng 9 năm 1945, của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhưng ông bỏ việc trốn sang Lào, rồi về ẩn dật ở Đà Lạt.
Từ thập niên 1950, ông bắt đầu hoạt động chống cộng sản với sự thành lập Liên đoàn Lao động Công giáo.
Ông là cha đẻ của Đảng Cần Lao, dựa vào thuyết Nhân Vị (personnalisme) đúc kết hai xu hướng của triết gia công giáo Emmanuel Mounier và Jacques Maritain.
Năm 1954, khi Ngô Đình Diệm lên cầm quyền, ông thành lập đảng chính trị Cần Lao, dựa vào một chủ thuyết do ông khởi xướng là học thuyết Cần lao - Nhân vị để hỗ trợ chính quyền của anh ông. Dưới sự giúp đỡ của người Mỹ, đảng Cần Lao phát triển lên nhanh chóng, thâm nhập vào hàng ngũ quân đội, công chức, trí thức và cả giới kinh doanh và trở thành chính đảng lớn nhất thời bấy giờ. Đồng thời, ông cũng cho thành lập một tổ chức có tên là "Thanh niên Cộng hòa", theo mô hình đảng sơ-mi nâu của Adolf Hitler, do ông làm Tổng thủ lãnh. Một tổ chức khác dành cho phụ nữ có tên là "Phụ nữ liên đới" cũng được thành lập và do vợ ông làm Tổng thủ lãnh. Ông là Chủ tịch Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp chiến lược, tổ chức thực hiện kế hoạch quốc phòng Ấp chiến lược từng gây khó khăn cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Về danh nghĩa, ông chỉ là một cố vấn chính trị, nhưng hầu hết các tài liệu đều ghi nhận ông là kiến trúc sư của chế độ, là người khởi xướng mọi chủ trương chính sách của nền Đệ nhất cộng hòa. Ông cũng cho lập và trực tiếp khống chế nhiều cơ quan tình báo và mật vụ (lúc cao trào có tới 13 cơ quan) với những quyền lực to lớn như được quyền bắt giam người không cần xét xử.
Tuy nhiên, do tính chất độc tài gia đình trị, cộng với những biện pháp tàn bạo đối với những người bất đồng chính kiến dẫn đến việc ông bị xem là có trách nhiệm cho sự sụp đổ của nền Đệ nhất cộng hòa. Đặc biệt là những biện pháp được thực hiện trong vụ đàn áp Phật giáo năm 1963 đã dẫn đến sự phản ứng dữ dội. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, các tướng lĩnh đã thực hiện cuộc đảo chính quân sự lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Nhu và người anh phải chạy trốn vào nhà thờ Cha Tam. Tuy nhiên, vào ngày 2 tháng 11 năm 1963, người ta thấy một đoàn xe quân sự đến đón hai anh em ông về Bộ Tổng tham mưu. Tuy nhiên, khi chiếc thiết giáp M 113 chở hai anh em ông về đến nơi thì phát hiện thi thể của hai anh em ông với nhiều vết dao và dấu đạn trên người.
Các câu nói nổi tiếng
Cộng sản có gì hay ta phải học !
______________________
Trần Lệ Xuân
Trần Lệ Xuân (sinh năm 1924), vợ của Ngô Đình Nhu, là một phụ nữ được biết đến như một trong những gương mặt then chốt trong chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam cho đến khi anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị lật đổ và ám sát năm 1963.
Trần Lệ Xuân sinh tại Huế (có tài liệu ghi là Hà Nội). Bà là cháu gái của vua Đồng Khánh và là con của luật sư Trần Văn Chương (đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ do Ngô Đình Diệm bổ nhiệm). Lúc nhỏ bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu (em ruột Tổng thống Ngô Đình Diệm) và cải đạo theo Thiên Chúa, từ bỏ đạo Phật. Bà là dân biểu, chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thường được gọi là Bà Cố vấn và được coi là Đệ nhất Phu nhân (First Lady) của Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 đến năm 1963 vì Tổng thống không lập gia đình.
Trong thời Đệ nhất Cộng hoà của miền Nam Việt Nam, Trần Lệ Xuân bị cho là người lộng quyền. Việc Ngô Đình Diệm để cho bà cũng như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và người em út Ngô Đình Cẩn tham gia sâu vào việc nước tạo nên hình ảnh gia đình trị độc đoán kiểu phong kiến.
Trong sự kiện Phật Đản 1963, ngày 3 tháng 8 năm 1963, trong cuộc nói chuyện với phụ nữ bán quân sự, Trần Lệ Xuân lên tiếng rằng "hoạt động của Phật Giáo là một hình thức phản bội xấu xa...". Về sự tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức, bà nhiều lần công khai phát biểu "Vỗ tay hoan nghênh các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu thì tôi sẽ cho" và gọi vụ tự thiêu là "nướng thịt sư". Trả lời phỏng vấn của ký giả báo New York Times, Trần Lệ Xuân nói: "Tôi còn thách mấy ông sư thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật Giáo là phớt tỉnh, không cần biết tới". Các hành động, phát biểu thiếu cân nhắc và quá khích của bà góp phần đổ thêm dầu vào lửa dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa của Việt Nam Cộng Hòa.
Trần Lệ Xuân cũng là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu (mà dân chúng vẫn gọi nôm na là "Áo dài Trần Lệ Xuân") tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới mà những người cổ học lên tiếng phê phán.
Bà còn cho xây dựng tượng Hai Bà Trưng, nhưng với khuôn mẫu Trưng Trắc giống hệt bà còn Trưng Nhị giống hết con gái Lệ Thủy của bà. Ba năm sau ngày bà đi lưu vong, 2 tượng này bị đập vỡ.
Sống lưu vong
Trong tháng 10 năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa Kỳ và Roma với dự định sẽ vạch trần mưu đồ của Tổng thống Kennedy và CIA trước công chúng Mỹ.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại khách sạn sang trọng Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì cuộc đảo chính xảy ra, chồng và anh chồng bà bị giết.
Ngày 15 tháng 11 năm 1963, Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy rời khỏi Los Angeles để đi Roma sinh sống sau khi phát biểu: "Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi."
Ngày 16 tháng 10 năm 1971, tờ New York Times đưa tin bà bị đánh cướp số nữ trang trị giá trên 32 ngàn dollar tại Roma.
Ngày 9 tháng 5 năm 1975 khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình NBC Trần Lệ Xuân đã tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt Nam là "nhằm tạo thanh thế và sự ủng hộ cho Đảng Dân chủ (Hoa Kỳ)".
Ngày 2 tháng 11 năm 1986, Trần Lệ Xuân tố cáo Mỹ chơi xấu với gia đình bà trong việc bắt giữ Trần Văn Khiêm (em trai bà) về tội giết cha mẹ là ông bà Trần Văn Chương tại nhà riêng ở Washington, D.C. hồi tháng 7 năm 1986.
Những năm đầu thập niên 1990, Trần Lệ Xuân sống tại vùng Riviera Pháp và thường chỉ trả lời phỏng vấn nếu được trả tiền.
Hiện nay Trần Lệ Xuân đang sống một mình, viết hồi ký tại 1 trong 2 căn hộ thuộc quyền sở hữu của bà (căn thứ hai cho thuê) trên tầng 11 của một tòa nhà cao tầng gần tháp Eiffel tại quận 15, thủ đô Paris (Pháp) và cắt đứt mọi quan hệ với các nhân vật chính trị. Hai căn hộ này theo bà là của một nữ bá tước tỉ phú người Ý là Capici tặng mặc dù hai người chưa từng gặp nhau.
Con cái
 Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư canh nông, 55 tuổi (2007), lấy vợ người Ý, có 4 con (3 trai, 1 gái).
 Ngô Đình Quỳnh, tốt nghiệp ESSEC (Trường Kinh tế và Thương mại Pháp), hiện làm cho một công ty của Mỹ tại Bruxelles, Bỉ.
 Ngô Đình Lệ Thủy, trưởng nữ, mất vì tai nạn giao thông tại Paris năm 1968.
Ngô Đình Lệ Quyên, tiến sĩ Luật đại học Roma, không nhập quốc tịch Ý tuy có chồng người Ý. Con trai 7 tuổi (2007) mang họ mẹ trên giấy tờ là : Ngô Đình Sơn.


HẾT
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM