Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:43:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân  (Đọc 91852 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #30 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2008, 08:38:30 pm »

Nhu lắc đầu:

- Anh bi quan quá.

- Anh cho là có thể không bi quan được à? Anh thành thật chỉ cho tôi một con đường sống thực sự, không dối trá, tôi xin sẵn sàng theo anh, dù có phải hy sinh đến đâu chăng nữa.

Nhu im lặng suy nghĩ rồi thong thả nói:

- Lúc này tôi chưa trả lời anh được. Nhưng tôi tin rồi đây tôi sẽ giải đáp được câu hỏi của anh.

*

*             *

Sự im lặng ở gian phòng khách trong khu nhà thờ Cha Tam như tăng thêm vì thái độ lặng lẽ của mấy anh em họ Ngô ngồi chung quanh chiếc bàn tròn mặt đá trắng.

Chuông chiều vừa dứt tiếng ngân nga, lời cầu kinh cũng chấm dứt theo dấu thánh giá, vị cựu Thượng thư Bộ lại kéo ghế lại gần người anh Giám mục và người em út rồi bắt đầu nói:

- Tôi mời anh và chú Luyện để cho hay tôi vừa được điện văn của ông Bảo Đại mời sang Hồng Kông tham khảo ý kiến. Ông Bảo Đại mới hội kiến Cao uỷ Bollaert trên một chiến hạm Pháp tại vịnh Hạ Long. Cuộc gặp gỡ này kéo dài trong hai hôm, ông Bảo Đại đã trở về Hồng Kông và sắp sửa đi Genève nên muốn gặp tôi. Chắc cũng không ngoài việc ngài định trở về nước và nhờ tôi đứng ra lập chính phủ.

Giám mục Thục ngắt lời:

- Chú có rõ ông Bollaert bàn bạc gì với Đức Bảo Đại chưa?

- Dạ chưa, nhưng theo tin tức tôi được biết thì thái độ của Pháp cũng còn mập mờ lắm.

Luyện góp ý kiến:

- Một người Pháp quen em thuộc Đảng Xã hội, viết báo ở Sài Gòn cho em hay là ông Bảo Đại hiện đang chịu ảnh hưởng của dược sĩ Phan Văn Giáo và bác sĩ Trần Đình Quế, những phần tử thân Pháp và Phủ Cao uỷ mới gởi thêm Cousseau, lão trùm mật thám, chuyên môn làm trung gian sang Hồng Kông để dọn đường cho cuộc gặp gỡ tại vịnh Hạ Long. Nếu ông Bảo Đại nghe theo lời bọn tay chân Pháp thì anh sang bên ấy cũng nên cẩn thận.

- Chú khỏi lo, tôi cương quyết đòi cho được Pháp nhìn nhận độc lập thống nhất mới hợp tác.

Giám mục Thục nói:

- Phải, không nên vội mà hư đại sự sau này. Đức Tổng Giám mục Spellman đã nói rõ là Mỹ sẵn sàng ủng hộ cho mình và trong tương lai ảnh hưởng của họ nhất định sẽ lấn át cả Pháp. Lúc này nếu Pháp không nhượng bộ và ông Bảo Đại có nghe theo họ thì chẳng nên dại gì mà ra.

Luyện phụ hoạ theo:

- Bảo Đại và đám tuỳ tùng hiện đang sống ở Hồng Kông bằng tiền trợ cấp của Pháp có thể dễ bị mua chuộc. Pháp vẫn chơi trò đi nước đôi, vừa tính chuyện thương thuyết với Bảo Đại, vừa liếc về phía ông Hồ.

Diệm ngắt lời cậu em út:

- Tình trạng mập mờ này không còn nữa vì phe Cộng hoà bình dân cùng cánh hữu trong Chính phủ Pháp hiện thời đã dứt khoát thôi chủ trương thương thuyết với Việt Minh. Cuộc chiến tranh ở xứ này đã bước vào một giai đoạn mới, biến thành một bộ phận của chiến tranh lạnh giữa hai ý thức hệ tự do và cộng sản. Như vậy, vấn đề chống cộng trở nên yếu tố quyết dính, dù chưa giải quyết được vấn đề quốc gia. Cho nên dù muốn hay không, trước áp lực của Mỹ, kế hoạch Marshall, Pháp cũng không còn bắt tay Việt Minh được nữa.

Luyện tiếp lời anh:

- Tình thế biến chuyển ra thế, chúng ta cần phải chú trọng điều này: cuộc thương thuyết giữa Pháp và phe quốc gia có thể là mầm mống phát sinh cuộc nội chiến. Phải làm sao tránh tiếng đi đôi với Pháp mới được dân chúng nghe theo, và chỉ có như vậy mới đối địch được với Việt Minh, có hậu thuẫn mạnh của quần chúng vì họ có chính nghĩa chống Pháp.

Cuộc bàn bạc giữa ba anh em họ Ngô đến chỗ gay go, ông bà Trần đến, mang ý kiến của Nhu từ Hà Nội nhắn vào cùng Diệm:

- Phải đòi Pháp thừa nhận Việt Nam độc lập và thống nhất mới nên hợp tác với Bảo Đại.

Hôm sau, Ngô Đình Diệm lên đường đi Hồng Kông gặp Bảo Đại.

Các chính khách Trần Văn Lý, Nguyễn Văn Xuân cũng được cựu hoàng mời đến nhượng địa của Anh để tham khảo ý kiến.

Trong cuộc tiếp xúc kéo dài một tuần lễ vào cuối năm 1948, Diệm được Bảo Đại cho hay về cuộc hội kiến tại Hạ Long với Cao uỷ Bollaert, nhận thấy Pháp đã không chịu thoả mãn những nguyện vọng quốc gia, Diệm lên tiếng phản đối:

- Theo tuyên bố chung và bản ngoại đàm dùng làm nền tảng cho cuộc thương thuyết nay mai mà Hoàng thượng đã ký tên vào đó thì độc lập và thống nhất của quốc gia vẫn bị Pháp hạn chế. Tôi thấy không thể chấp nhận được. Lúc này, chỉ có qui chế Dominion kiểu Liên hiệp Anh mới có thể được các khuynh hướng quốc gia và quốc dân ủng hộ. Hoàng thượng đòi Pháp phải nhượng bộ như vậy mới nên trở về nước.

Lời lẽ của cựu đại thần họ Ngô được Bảo Đại gật gù tán thưởng và sau lễ Giáng Sinh, cựu hoàng đáp máy bay Anh từ Hồng Kông bay đi Genève. Trong khi Bảo Đại ở bên kia trời Âu chờ đợi những cuộc mặc cả chính trị để hồi loan. Ngô Đình Diệm từ Hồng Kông trở về Sài Gòn, ráo riết vận động các tổ chức chính trị, giáo phái để ra làm Thủ tướng.

Đến khi Bảo Đại quay trở lại Hồng Kông, thủ đô chính trị của phe quốc gia Việt Nam, Diệm lại từ Sài Gòn sang đây, tiếp tục hoạt động bên cạnh vị Quốc trưởng tương lai.

Nhưng đến khi chính phủ trung ương lâm thời thành lập vào tháng năm, Ngô Đình Diệm không được mời làm Thủ tướng mà dành cho tướng Nguyễn Văn Xuân.

Được tin anh chồng hụt mất ghế Thủ tướng, Lệ tiếc rẻ buồn bã hỏi Nhu:

- Anh Thượng vẫn đi sát với ông Bảo Đại ở Hồng Kông, trước và sau khi ngài ngự qua âu châu trở về đây, vừa rồi anh lại gặp riêng cả Bollaert, theo lời mời của Cao uỷ Pháp, thế mà sao bây giờ chức Thủ tướng chánh phủ về tay Nguyễn Văn Xuân?

Nhu lạnh lùng đáp:

- Anh Thượng sở dĩ không chịu đứng ra lập nội các, vì Pháp không nhìn nhận độc lập và thống nhất cho Việt Nam.

- Thế ông Bảo Đại có trở về nước không?

- Có lẽ ông ta đợi Pháp nhượng bộ chút ít nữa mới chịu về. Ông ta còn làm cao.

- Thế anh Thượng còn ở lại Hồng Kông chờ ông Bảo Đại à?

- Nghe anh Thượng có tuyên bố: ông.Bảo Đại chưa về nước anh cũng không chịu về.

Lệ suy nghĩ một lúc rồi bảo chồng:

- Ông Bảo Đại dở trò "lâm nũng" chính trị với Pháp thì được rồi, Pháp cần đến, còn anh Thượng, liệu thái độ cứng rắn của anh rồi đây có lợi hay không? Bao nhiêu người muốn tranh chức Thủ tướng với bất cứ giá nào…

- Trong tình thế này, dù cho anh Thượng có nhận lời đứng ra thành lập chánh phủ cũng không đứng vững được lâu. Chính trị phức tạp lắm, nhất là vấn đề Việt Nam đang biến chuyển thành một vấn đề quốc tế tranh chấp giữa hai khối, chứ không phải riêng giữa Pháp và Việt làm chính trị phải nhìn xa. Chính anh đã khuyên anh Thượng nên nhẫn nại đợi chờ. Trước sau gì rồi Mỹ cũng nhảy vào Việt Nam. Đến lúc đó anh Thượng mới tính chuyện lâu dài được. Bây giờ cần phải chuẩn bị, dọn đường cho lúc đó.

Lệ không hiểu được những mưu tính sâu xa của chồng tỏ vẻ thắc mắc, tiếc uổng cho anh chồng đã bỏ qua cơ hội tốt. Nhu nghiêm giọng bảo vợ:

- Bảy giờ em lo học tiếng Anh đi, rồi đây sẽ cần dùng đến.

Rồi chàng vạch cho Lệ thấy rõ chương trình sắp thực hiện.

- Anh Thượng nay mai sẽ đi sang Mỹ, Đức Tổng Giám mục Spellman vừa lên chức Hồng Y đỡ đầu cho anh Thượng, thời gian qua bên ấy sẽ vận động chính trị. Còn chúng mình về qua Huế rồi vào Đà Lạt. Chị cả Lễ cho chúng mình mượn một số vốn hùn với người bà con bên anh mở một ga-ra tại Đà Lạt để tạm sống trong khi chờ đợi anh Thượng trở về chấp chính.

- Sống ở Đà Lạt, anh định làm gì?

- Anh sẽ không làm gì cả, chỉ đọc sách nghiền ngẫm kế hoạch để giúp anh Thượng sau này. Anh tin ràng không khí và khung cảnh Đà Lạt nên thơ sẽ làm cho em vừa lòng.

Nhu hạ giọng kể cho Lệ nghe mưu đồ của anh em chàng trong tương lai, vạch cho người vợ trẻ mơ màng đến một ngày mai rực rỡ đối với gia đình họ Ngô.

Chú thích:

(1) Cầu Long Biên hiện nay.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 08:49:01 pm »

Chương 8.

KỀ BÓNG HOÀNG ĐẾ

Lệ cùng chồng dọn đến một biệt thự nhỏ ở đường Hoa Hồng, Đà Lạt chẳng bao lâu thì có tin cựu hoàng Bảo Đại sắp trở về nước.

Cuối tháng ba năm 1949, Bảo Đại rời hẳn Hồng Kông trở về Việt Nam, theo lời yêu cầu của các nhóm chính trị quốc gia và sự vận động của Pháp, đang cần khoác cho cuộc viễn chinh tái chiếm thuộc địa một chiêu bài danh nghĩa.

Những cuộc "hành quân cảnh sát" cũng như bao nhiêu trận càn quét tấn công đại qui mô của quân đội Liên hiệp Pháp phải tiêu hao trước sức kháng chiến của chiến tranh du kích. Chiến tranh không giới tuyến từ Bắc đến Nam, tràn lan khắp nơi. Các thành phố lớn cũng lâm vào tình trạng bất an vì những hoạt động quấy rối của Việt Minh ở nội thành.

Cựu hoàng Bảo Đại trở về với địa vị Quốc trưởng, đóng đô luôn ở Đà Lạt và chú trọng đến các cuộc săn bắn, giải trí tại vùng Cao nguyên hơn các vấn đề chính trị rắc rối mà Pháp và các thuộc hạ quốc gia đều giành lấy để giải quyết.

Ý thức rõ vai trò quốc trưởng của mình ngày nay cũng không khác gì địa vị hoàng đế trước ngày thoái vị. Bảo Đại tiếp tục cuộc sống bên lề chính trường, mải mê theo các thú vai tiêu khiển đế vương dành sẵn cho một ông vua trị vì, được chung quanh khuyến khích, tổ chức. Người ta cũng chỉ mong Bảo Đại đừng lưu tâm đến chính trị mà chỉ biết có: săn bắn, nuôi chó và đàn bà.

Phủ Cao uỷ Pháp, theo ý kiến của các giới thực dân và mật thám Pháp kỳ cựu ở Đông Dương, phái một cựu nhân viên Việt Nam của Ngân hàng Đông Dương, làm Đổng lý văn phòng cho quốc trưởng.

Một dược sĩ thân Pháp đã sang Hồng Kông chung sống cùng Bảo Đại trong thời kỳ lưu vong được giới thiệu ra làm quản gia tin cậy cho quốc trưởng kiêm chức thủ hiến Trung Việt.

Ngoài ra, những ai có thể lui tới gần quốc trưởng cũng đều được trực tiếp hay gián tiếp có tình cảm với Pháp, hoặc liên hệ với Phòng Nhì Pháp, có nhiệm vụ "trông nom cẩn thận" cho đời sống của vị quốc trưởng Việt Nam không bị xao động bởi chính trị.

Đời sống phi chính trị của ông vua cuối cùng nhà Nguyễn trôi qua bên những lạc thú vật chất, từ biệt diện Đà Lạt đến khu nhà đi săn ở Buôn Mê Thuộc, trong khi bà hoàng hậu Nam Phương cùng các con ở bên trời âu.

Lệ sống ở chốn Lâm Viên, vẫn nghe đến những lời bàn tán chung quanh nếp sống phóng túng, hưởng thụ của vị quốc trưởng khỏe mạnh, đa tình.

Lợi tức nhà sửa chữa xe hơi của chồng nàng hùn vốn không được dồi dào. Lệ phải nhờ hình thức chuyển ngân hàng tháng cho sinh viên du học ở Pháp mà kiếm thêm tiền để tiêu xài. Trong công việc xin "cát" để chuyển ngân hợp pháp rồi bán lại số tiền quan, Lệ đã nhờ vị Đổng lý văn phòng quốc trưởng giúp đỡ có hiệu quả.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #32 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 08:50:59 pm »

Ông Đổng lý Nguyễn Huynh là bạn cũ ngày trước của anh chồng nàng hồi làm Tuần vũ Bình Thuận và có người em gái sắp sửa trở thành vợ Nhu nếu không có Lệ tranh mất người chồng đã đính hôn.

Cô tiểu thư bị tranh mất chồng, con thứ cụ án, em gái ông Đổng lý sau ngày đám cưới Nhu và Lệ đã âm thầm nương mình vào dòng tu kín, ngày nay đã trở thành "mẹ" bề trên tại một ngôi thánh đường ở Đà Lạt.

Vợ chồng Lệ nhận thấy ông Đổng lý chẳng những đã quên hẳn hiềm khích xưa mà còn tỏ ra sốt sắng giúp đỡ Lệ, được các đặc ân dễ dàng, và đi lại vui vẻ với ông bà Trần. Từ độ rời Hà Nội vào biệt thự đường Hoa Hồng.

Bà Trạng đang vận động đi Paris giữ chức nghị sĩ Liên hiệp Pháp đã được Phủ Cao uỷ Đông Dương chấp thuận, chỉ còn đợi sự chuẩn y của Quốc trưởng. Ông Đổng lý Nguyễn Huynh hứa hẹn sẽ tổ chức một cuộc hội kiến giữa Quốc trưởng và vị phu nhân cựu ngoại trường, nghị sĩ Liên hiệp Pháp tương lai.

Thế rồi, một buổi sáng, trong lúc bà Trạng đang quanh quẩn với khóm hoa hồng ở trước nhà thì nhận được giấy của ông Đổng lý vắn tắt mời vào biệt điện gặp Quốc trưởng, vừa đi săn ở Buôn Mê Thuộc về tới hôm qua.

Bà Trạng trang sức nhã lệ, đúng mười giờ, ngồi vào xe đi vào biệt điện. Ông Đổng lý đã chực sẵn đón bà Trạng rồi đưa thẳng luôn vào phòng khách đặc biệt của Quốc trưởng, bảo bà ngồi đợi ngài sắp ra và lặng lẽ biến đi.

Người quản gia của biệt diện, anh em họ với bà Từ cung, tự tay bưng một khay trà đặt trước mặt khách, rồi kín đáo bước qua phòng bên. Bà Trạng mải ngắm chiếc đầu con bò tót treo trên tường rồi nhìn đến con cọp to lớn đứng giữa nhà với đôi mắt giả long lanh, những con vật tự tay chủ nhân đã bắn được thành vật trang trí, tạo nên một không khí đặc biệt ở khách thính.

Một giá gỗ đựng ống điếu thuốc Lào năm chiếc, ống nứa lên nước bóng như ngà với nét chạm gọt tinh vi, chứng tỏ chủ nhân có một thị hiếu đặc biệt, ham chuộng những đồ vật mộc mạc, man dại hơn đồ sứ, chén ngọc.

Người thiếu phụ kiều diễm hồi hộp chờ đợi, mở ví soi lại làn phấn nét son trong chiếc gương con, sửa lại mái tóc bồng bềnh, rồi vội ngẩng lên khi nghe tiếng chân lại gần.

Quốc trưởng với đôi kính đen muôn thuở, nở một nụ cười nửa miệng khi thấy vị phu nhân diễm lệ trong nhan sắc mùa thu.

- Bà ngồi. Mấy năm rồi hỉ? Tôi nhớ hồi ở Huế, bà Bộ trưởng Ngoại giao có vô trong nội, chào tôi trước khi về Bắc, thời Việt Minh khởi nghĩa, có phải không?

- Dạ, bẩm Hoàng thượng có trí nhớ lâu thật. Đúng thế đãy ạ.

- Hồi ấy, ông nhà làm ngoại giao, còn bảy giờ, tới phiên bà tính đi làm nghị sĩ…

- Dạ, bẩm trăm sự cũng còn nhờ ở Hoàng thượng.

- Tôi nghe ông Đổng lý nói như rứa. Được rồi, với bà tôi tiếc chi một chữ ký. Bao giờ bà đi?

- Dạ, bẩm còn tuỳ ở quyết định của Hoàng thượng.

- Răng lại tuỳ ở tôi?

Bảo Đại mỉm cười chua chát, im lặng một lúc rồi nói:

- Chút nữa rồi ông Đổng lý đưa giấy tờ cho bà. Như rứa thì lương nghị sĩ Liên hiệp Pháp được bao nhiêu một tháng?

Cuộc hội kiến giữa nữ nghị sĩ Liên hiệp Pháp và Quốc trưởng kéo dài hơn một tiếng đồng hồ trong phòng khách đặc biệt. Ông Đổng lý đi tới đi lui ngoài hành lang, nghe ngóng xem đồng hồ, rồi bước vào văn phòng, bấm chuông gọi tài xế riêng lên, bảo đánh xe đến ngay đường Hoa Hồng, rước Lệ vào có việc cần.

- Nói riêng với cô ấy là sẽ gặp riêng đức Quốc trưởng đấy nhé.

Không đầy hai mươi phút sau, chiếc xe bóng nhoáng của dinh Quốc trưởng quay về, chở một thiếu phụ trang phục lộng lẫy. Lệ tươi cười bước xuống đã thấy ông Đổng lý đon đả xuống tận thềm đón vào.

Ông hạ giọng nói một bên tai Lệ:

- Đức Quốc trưởng có ra lệnh cho tôi mời bà vào, có chuyện cần muốn gặp riêng bà đấy.

Lệ khấp khởi nghe câu nói từ chính cửa miệng vị Đổng lý văn phòng Quốc trưởng thốt ra, thấy lòng rộn rã như tiếng thông rào rát chung quanh biệt điện. Nàng cảm thấy run rẩy bước lên dãy tầng cấp hồng cẩm thạch, vừa đến giữa hành lang thì thấy một người đàn bà từ trong phòng khách ra.

Ánh nắng ban mai rực rỡ chiếu xiên vào bóng lá thông, gió thổi chập chờn in trên vách rung rinh làm cho Lệ loá mắt không kịp nhận ra ngay là mẹ mình. Dáng đi yểu diệu và màu áo hồ thuỷ quen thuộc, những bước chân thoăn thoắt mất hút dần vào ngõ hành lang đưa ra cửa xuống một bên biệt điện. Lệ ngạc nhiên toan cất tiếng gọi, chợt ông Đổng lý đi trước nàng quay lại nói:

- Cô vào phòng khách ngồi chờ một chút, tôi vào báo với Quốc trưởng.

Lệ đang xôn xao với cuộc hội kiến bất ngờ sắp đến, cũng không còn đầu óc nào thắc mắc về sự có mặt của mẹ nàng vừa rồi. Trông thoáng qua, Lệ đã nhận thấy mẹ có một vẻ khác lạ: mái tóc hơi xoã, màu son phấn nhạt, vạt áo nhàu nếp… từ trong kia ra.

Bước vào phòng khách, Lệ còn ngửi phảng phất mùi nước hoa quen thuộc của mẹ thoang thoảng đâu đây. Ông Đổng lý thoáng nhận biết nên bảo Lệ:

- Bà Trạng vừa ở đây, gặp đức Quốc trưởng về việc bổ nhậm bà làm nghị sĩ Liên hiệp Pháp.

- Dạ, còn tôi, ông có biết Quốc trưởng cho mời về việc gì không?

- Tôi cũng không được rõ. Hình như ngài muốn mời cô dạy đàn cho công chúa thì phải. Để tôi vào báo tin cô đến.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #33 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 08:51:42 pm »

Ông Đổng lý quay lưng vào, Lệ nhìn thấy nụ cười tinh quái chạy thoáng qua trên khuôn mặt nhỏ thó, trơ lạnh.

Lệ nhìn bóng mình mơ hồ trong tấm tranh sơn mài lớn in rõ một nửa thân hình trên. Nàng sửa lại mái tóc xoã bên trán, che kín vết bớt nhỏ mà phấn mấy lớp thoa lên không làm chìm nhạt được hẳn. Màu áo huyết dụ với chiếc cổ tròn cắt theo kiểu mới làm cho cổ cô có vẻ bớt ngắn đi, phô bày hai bên bờ vai tròn lẳng và bên trên làn ngực nâng cao.

Lệ đang tự ngắm nghía, vị Đổng lý trở ra:

- Mời cô theo tôi vào đây, Quốc trưởng đang chờ.

Theo sau vị Đổng lý, Lệ bước vào một gian phòng bên trong, thấy Quốc trưởng đang ngồi ở chiếc ghế bành lớn, hai con chó boxer lớn nằm nép dưới hai bên chân.

Trong khi Quốc trưởng ngắm Lệ từ đầu đến chân qua đôi kính râm. Ông Đổng lý lặng lẽ lui ra.

Bên ngoài trời đang nắng bỗng ùn ùn mây đen kéo đến, tối sầm cả một góc rừng núi, tiếng sấm ầm dậy, rồi mưa tuôn xối xả trong những tiếng sét rung chuyển.

Sau trận mưa giông ồ ạt, Lệ từ tư phòng biệt điện bước ra, chiếc xe hơi của dinh Quốc trưởng chực sẵn đưa về đến tận nhà.

Hôm sau nhiều tiếng thì thầm từ các biệt thự truyền đi khắp Đà Lạt rằng hai mẹ con bà Trạng vào hầu Quốc trưởng, chạm trán nhau tại biệt điện. Những miệng lưỡi thóc mách còn loan: ông Đổng lý Nguyễn Huynh đã trả được mối thù cho gia đình ngày xưa, kẻ đã từ hôn em gái ông, dâng vợ ngủ với Quốc trường để dọn đường tiến thân. Bà mẹ vợ cũng xin vào hầu Quốc trưởng để được ngài ban cho chức nghị sĩ Liên hiệp Pháp. Người ta còn phao tin rằng cả hai mẹ con còn suýt đánh ghen với nhau tại biệt điện nếu không có Quốc trưởng đứng ra bắn súng chỉ thiên giải tán. Câu chuyện "một ngày dựa mạn thuyền rồng" được thêu dệt thổi phồng thành một đề tài "trà dư tửu hậu" chung quanh các giới kế cận vị nguyên thủ quốc gia.

Lệ tỏ ra phớt tỉnh trước mọi lời đồn đại, và sau hôm vào biệt điện, mỗi chiều vẫn có xe dinh Quốc trưởng đến đón nàng. Lệ bảo với chồng là nàng đã nhận lời dạy dương cầm cho công chúa Phương Liên, mỗi ngày hai giờ. Nhu im lặng trước lý lẽ vững vàng của Lệ, song không khỏi nhận thấy có sự đổi thay ở người vợ trẻ mà chàng vẫn một lòng tin yêu.

Sự thực, tâm trạng của Lệ lúc bấy giờ ra sao?

Cuộc tiếp xúc với vị Quốc trưởng đa tình, khỏe mạnh, phong nhã đã có một ảnh hưởng dữ dội đối với Lệ. Một cái gì mới lạ, sôi động như một cơn bão táp, sấm sét, đảo lộn tận đáy lòng nàng. Từ trước, Lệ chỉ gần gũi với người chồng mềm yếu, bạc nhược, nay bỗng dưng nàng gặp một người đàn ông thực sự, một giống đực chinh phục, gợi lên cho nàng tất cả khoái lạc, dằm say, châm ngòi cho ngọn núi lửa bấy lâu nàng vẫn ấp ủ trong lòng mà không hay biết. Và ngọn lửa âm ỉ dưới lớp tro tàn dồn ép, được khơi dậy, bốc lên ngùn ngụt, như muốn đốt cháy cả con người Lệ.

Những tiềm lực thể chất và tinh thần của Lệ bỗng nhiên tăng lên gấp bội biến nàng thành một ngọn đuốc đam mê. Lệ say sưa đắm mình vào trong nguồn khoái lạc mới mẻ, bất chấp mọi tai tiếng chung quanh. Người thiếu phụ lâu nay còn e dè, gìn giữ, từ đây lao mình vào con đường tình dục lôi cuốn nàng đi như dòng thác lũ.

Khoảng không cách biệt chung quanh biệt điện có thể che đậy kín đáo những cuộc hoan lạc, hiến thân của Lệ cho vị hoàng đế hưởng thụ sống không xa đàn bà quá một ngày, song những việc âm thầm trong tư dinh Quốc trưởng dần dần đưa đến tai Nhu, người chồng muôn thuở là kẻ sau cùng hay biết vợ ngoại tình.

Sau thái độ trầm lặng, lầm lì của Nhu, Lệ cảm thấy ấp ủ một sự ghen tuông sâu sắc, âm thầm ác liệt của chồng, qua vài sự nhận xét hay những câu nói lửng lơ mỗi khi Lệ ở biệt điện trở về. Hơn một lần, bà Trạng lưu ý về sự thay đổi của nàng cũng như những lời thì thào bàn tán chung quanh.

Song Lệ gần như thách thức, vượt qua mọi dư luận, và trái lại, nàng còn có vẻ hãnh diện trở thành người tình của Quốc trưởng.

Một tối, Lệ nằm ở ghế xích đu đọc sách, nghe chồng cùng một người bạn ở Huế mới vào bàn tán đến Bảo Đại.

Nhu nói:

- Suốt đời hắn chỉ làm bù nhìn để hưởng thụ. Dù cho hắn có quyền thực sự, hắn cũng không làm nên trò trống gì. Có lẽ hắn cũng biết vậy, nên chỉ lo săn bắn với gái. Hiện giờ, chung quanh hắn chỉ toàn là bọn tay chân, mật thám Tây và ma cô, từ lão Đổng lý đến Thủ hiến Trung Việt. Pháp không muốn gì hơn mà còn khuyến khích là khác nữa…

Tiếng người bạn trọ trẹ phụ hoạ:

- Đúng, hắn ta có số đỏ làm vua thật. Anh có rõ lai lịch của Quốc trưởng nhà mình không?

- Không, tôi chỉ nghe nói là hắn thiệt ra không phải con của Khải Định.

- Chà, anh sinh trường ở Huế mà không rõ thì thiệt lạ. Khải Định cũng như Tự Đức, liệt dương thì làm sao mà có con được? Rứa anh không nghe cụ Thượng hồi còn sanh tiền nói cho biết à?

Trước sự im lặng của Nhu, người bạn kể lể:

- Khải Định chỉ là một ông hoàng thất cơ lỡ vận, nợ như chúa Chổm vì đánh bạc, được bọn Pháp đem ra làm vua hồi đày Thành Thái và Duy Tân, mà cụ Thượng nhà ta không chịu ký tên, nên mới có câu: "Đày vua không Khả, đào mả không Bài". Anh không nhớ à? Đời muốn cha truyền con nối làm vua, nên mới nhận bừa đứa con người hầu của mình làm Đông cung Thái tử. Người đàn bà tốt phước được làm mẹ vua đó, nguyên là một mụ bán hến, quê quán ở Mỹ Lợi (Hương Cần) có tiếng về quít ngon, trong khi đi bán vô ra ở trong thành nội, tằng tịu có chứa với người hầu Khải Định, rồi được đưa vô ở trong cung. Đến khi sinh được con trai, bà ta liền được Khải Định nhận lấy làm con mình, đặt tên là Vĩnh Thuỵ và phong cho bà làm Từ Cung. Nguồn gốc vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn đầu đuôi như vậy đó. Hiện thời, người quản gia họ Hoàng của Quốc trưởng là anh em họ với bà Từ Cung, cậu vua Bảo Đại đó.

Tiếng nói ngừng một lúc rồi tiếp:

- Xem Bảo Đại có gì giống Khải Định không thì biết. Được số may mắn như vậy mà hắn chỉ lo ăn chơi thôi. Làm vua trong bao nhiêu năm rồi đến Tối cao Cố vấn của Việt minh, và ngày nay Quốc trưởng Việt Nam mà chung qui chỉ làm bù nhìn cho người ta giật dây.

Nhu ngắt lời:

- Vậy anh muốn cho Bảo Đại làm gì bây giờ?

- Làm gì thì làm, chớ không lẽ đứng đầu một nước trong lúc biến loạn như vầy mà chỉ biết có ăn chơi cho thoả thích lấy riêng một mình? Anh có biết tam cung lục viện của ông ta có bao nhiêu người không?

- Tam cung lục viện ở đâu?

- Bảo Đại không có tam cung lục viện - như mấy ông vua thời trước vì thời đại ngày nay không còn hợp thời nữa, song thiệt ra số cung tần mỹ nữ của đương kim hoàng đế cũng không kém gì xưa đâu. Bao nhiêu gái đẹp ở đâu, Thủ hiến họ Phan đều tìm đủ cách để tiến vua, thay đổi món luôn cho hoàng thượng khỏi chán. Không kể cả các bà mệnh phụ phu nhân tự ý hiến dâng cho hoàng thượng để cầu cạnh mở đường tiến chức thăng quan cho chồng.

Lệ thấy nóng bừng cả mặt khi nghe nói đến đây, toan lên tiếng mỉa mai người bạn Huế đã luôn miệng nói không ngớt:

- Hoàng đế như vậy, đến hoàng thái hậu cũng không vừa. Anh có biết Thủ hiến Trung Việt nào muốn ngồi lâu tại chức cũng phải được lòng bà Từ Cung không? Họ Phan hiện giờ là "cục cưng" của đức Từ đó! Tuy bà ta đã luống tuổi, song sâm nhung tẩm bổ nhiều vào y như đang độ hồi xuân, thái giám hầu hạ toàn đàn ông, trai tơ chớ không còn là hoạn quan mới được đưa ra vào nội cung như thời xưa.

Những lời lẽ vạch trần đả kích như được sự im lặng tán thành của Nhu khiến Lệ xốn xang quẳng sách đứng lên, tiến về phía chồng:

- Nãy giờ nghe hai anh nói khá nhiều về đời tư của ông Bảo Đại và bà Từ Cung, không biết là định lật đổ triều Nguyễn hay có ý gì khác?

Giọng nửa đùa nửa thật của Lệ khiến Nhu khó chịu, chưa biết trả lời ra sao. Người bạn Huế ngỡ Lệ thực tình góp chuyện liền đáp:

- Một ông vua hộp đêm như Bảo Đại, dù có thí đi, cũng khỏi sợ mang tai tiếng bất trung. Nhưng tôi thấy Bảo Đại có hay không cũng chẳng quan hệ gì cả. Xét cho cùng, trước sau ông ta cũng chỉ là một con người bù nhìn, dân chúng không ai tin tưởng, đến cả người Pháp đã đặt ông ta lên, có lẽ họ cũng chỉ coi là một cái bình phong để che đậy những âm mưu của họ mà thôi.

Lệ hỏi gặng:

- Anh đã biết rõ về ông Bảo Đại, vậy ví dụ ở địa vị của ông ta trong lúc này thì anh sẽ làm gì?

Câu hỏi bất ngờ của Lệ làm cho Nhu và người bạn Huế cũng không biết trả lời sao cho xuôi.

- Tôi nhường cho anh Nhu nói trước. Ừ, ví anh là Bảo Đại, anh sẽ làm gì khác hơn nếu không ham săn bắn, nuôi chó và thích đàn bà?

Nhu đâm ra lúng túng rồi gượng cười:

- Nhu tôi có phải là Bảo Đại đâu.

Lệ dồn dập nói:

- Thế sao lại chê trách ông ta! Tôi thấy dù các anh ở vào hoàn cảnh ấy cũng không làm gì khác hơn được. Vì bị bao vây, và Pháp có để cho mà làm đâu. Còn nguồn gốc ông ta, dù không phải huyết thống hoàng tộc, xuất thân dân đã đi nữa cũng chẳng làm sao. Ông ta ngồi ở ngai vàng bao lâu nay, mọi người công nhận là vua, thế là đủ rồi, có cần gì phải kê khai gia phả mới được coi là chân mạng đế vương?

- Chị Nhu bảo hoàng ghê hỉ?

Lời nói của người bạn Huế như khích động Lệ, trước nụ cười khó hiểu của Nhu.

- Anh không biết là tôi có dòng máu hoàng tộc à? Bà ngoại tôi là con gái của vua Kiến Phước, dĩ nhiên tôi phải bảo hoàng rồi. Nhưng đó là một vấn đề khác. Nghe câu chuyện của các anh, tôi chỉ muốn hỏi tại sao lại thù ghét ông Bảo Đại đến thế?
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #34 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 08:53:12 pm »

Như ngắt lời:

- Việc gì mà thù ghét Bảo Đại? Dễ thường phê bình ai là phải thù ghét hay sao?

Người bạn Huế tiếp theo:

- Chúng tôi chỉ phân tích những sự việc, chứng liệu về con người chính trì bất lực của Bảo Đại.

Lệ cãi lại:

- Nhưng Bảo Đại có phải là con người chính trị không mà bảo ông ta bất lực?

Nhu không ngờ vợ mình chằm chặp bênh vực con người mà chàng vừa thiếu thiện cảm, vừa ngấm ngầm có mặc cảm chống đối, nhất là từ khi mang máng nghe những lời bàn tán về Lệ trong biệt diện quốc trưởng. Song chàng không muốn bộc lộ ý nghĩ của mình trước mặt người bạn Huế, nên chỉ nói:

- Dù muốn hay không, Bảo Đại cũng không thể đứng ra ngoài vòng chính trị, vì ông ta là Quốc trưởng, và phải biết mình là lá bài của Pháp đưa ra để chống lại Việt Minh, rồi Mỹ dùng để đương đầu với Pháp.

Lệ không chịu thua:

- Thế chẳng phải Bảo Đại đã đòi hỏi được Pháp nhượng bộ nhiều điểm hơn là ông Hồ Chí Minh hay sao?

Nhu cười nhạt:

- Phải, Pháp đã nhượng bộ cho Bảo Đại những điểm mà họ đã từ chối với ông Hồ Chí Minh, vì họ thấy rõ Bảo Đại không có ảnh hưởng gì trong dân chúng và những điểm nhượng bộ trên nguyên tắc giấy tờ chỉ là hữu danh vô thực, mọi quyền hành vẫn ở trong tay người khác. Họ đưa Bảo Đại ra để làm bình phong cho dễ dàng tiếp tục chiến tranh chiếm lại xứ này mà thôi. Bảo Đại có thể làm một ông vua bù nhìn, nhưng nếu vô ý thức đến độ không biết mình là lợi khí để cho Pháp lợi dụng mà chống lại xứ sở thì không thể chối cãi tội trạng đối với lịch sử được.

- Anh cho là Bảo Đại có thể vô ý thức đến độ ấy hay sao?

Nhu nhìn vợ một lúc rồi đáp:

- Điều đó cũng còn đợi xem sao đã.

- Anh theo đuổi chính trị, anh Thượng cũng hay tiếp xúc với ông Bảo Đại, sao không nói rõ những điều đó ra?

Nhu im lặng thở khói thuốc lá rồi trầm trầm nói:

- Anh Thượng có nói cho ông Bảo Đại biết chớ, song ông ta không tỏ ý ra sao cả, và cũng vì vậy nên anh Thượng mới đi Mỹ.

Lệ có vẻ thắc mắc thành thật hỏi:

- Anh nghĩ ông Bảo Đại chỉ có thể là một thằng cha ngốc hay sao?

Thấy câu chuyện đã xoay qua một hướng khác, người bạn Huế lên tiếng:

- Có lẽ Bảo Đại chịu mang lấy tiếng ngốc để ăn chơi, hưởng thụ cho thoả thích thì đúng hơn.

Hai hôm sau, Lệ bảo chồng là nàng đi chơi rừng với cô học trò dương cầm, công chúa Phương Liên, đến tối mịt mới về. Nhu không tỏ vẻ nghi ngờ và cũng không để ý đến những dư luận chung quanh việc Lệ vào biệt điện mỗi chiều dạy âm nhạc, có xe dinh Quốc trưởng đón rước. Vị Đổng lý họ Nguyễn thỉnh thoảng gặp Nhu vẫn chuyện trò như không có việc gì xảy ra.

Cuộc sống êm đềm của gia đình Nhu như cảnh rừng núi lặng lẽ chốn cao nguyên bình thản trôi qua. Bỗng một chiều, Nhu nhận được một phong thư bảo đảm đề tên chàng trong đó có hai bức ảnh. Nhu tưởng mình hoa mắt trông nhầm khi thấy Lệ mặc quần áo tắm ngồi bên cạnh Quốc trưởng ở bên bờ suối. Tấm hình thứ hai, chụp cảnh trần truồng của hai người ở một góc rừng.

Nhu thoáng nghĩ đây có thể là những hình chắp nối theo lối xảo thuật của nhiếp ảnh ngày nay, song lòng ghen dữ dội của người chồng thấy rõ vợ ngang nhiên ngoại tình không kềm giữ được chàng ở trong thái độ trầm tĩnh hàng ngày được nữa.

Đầu óc Nhu quay cuồng lên, nghĩ đến những hình thức trừng trị vợ và báo thù kẻ đã cắm sừng lên đầu mình, song đến khi thấy Lệ từ xe dinh Quốc trưởng bước vào nhà, có vẻ ngạc nhiên trước đôi mắt sắc lạnh của chồng, Nhu chỉ lặng lẽ trao hai tấm ảnh cho vợ.

Lệ thoáng nhìn hai tấm ảnh, liếc qua chồng, rồi thong thả buông mình xuống ghế, im lặng đợi chờ. Nhu không bỏ qua một cử chỉ nào của Lệ, nhìn thẳng vào mặt vợ như dồn đối thủ vào chân tường. Hai người như hai con thú rừng đang giữ miếng sắp vồ nhau.

Trong im lặng nặng nề, nghe rõ cả hơi thở của mình, Nhu căm hận nhìn Lệ đang tức tối ngồi lì rồi vùng xé nát hai tấm ảnh.

Nhu cười gằn, lạnh lùng nói:

- Xé tan ảnh, nhưng có tiêu tan được tiếng ngủ với trai không?

Lệ chẳng khác nào một con thú dữ mắc bẫy, chồm lên:

- Phải, tôi ngủ với trai, rồi sao nữa?

Thái độ và giọng khiêu khích của Lệ khiến Nhu cau mày, khinh bỉ nhiếc mắng:

- Ngủ với trai, ngoại tình, đẹp lắm chớ còn sao! Có giống mà, mẹ nào con nấy, thiên hạ biết tiếng, danh giá lắm, ngủ với Quốc trưởng mà!

Những lời chua cay của Nhu như làm cháy bùng người vợ phạm tội, khiến Lệ điên tiết lên, to tiếng:

- Tôi có cần chối cãi đâu? Tại sao tôi lại ngủ với trai? Làm chồng phải biết tại sao vợ đi ngủ với trai chứ?

Nhu không chờ đợi ở một sự phản ứng bất ngờ như vậy, giận sôi lên, uất nghẹn:

- Tại sao?

Lệ nhấn mạnh từng tiếng trả lời:

- Còn tại sao nữa? Tại vì anh bất lực!

Nhu không còn dằn được bình tĩnh trước lời nói như đốt vào mặt người chồng mọc sừng, xông lại tát Lệ túi bụi rồi giận dữ bỏ đi ra ngoài.

Lệ cũng như chồng đều không rõ hai bức ảnh kia do ai gởi đến, và kẻ đã tò mò chụp trộm là ai.

Trong khi đó ông Đổng lý Nguyễn Huynh vẫn thản nhiên như không hề biết việc gì.

Nhu dò la mãi về sau mới biết tác giả đã đưa đẩy vợ mình vào tay Quốc trưởng, lén chụp các tấm ảnh trấn truồng rồi gởi đến cho chàng không ai khác hơn là họ Nguyễn trả thù chàng đã vì Lệ mà phụ hôn cô em gái ông ta, khiến cô buồn tủi phải đi tu, đồng thời mang tai tiếng cho gia đình cụ án Nguyễn.

Mối hiềm khích bao nhiêu năm như không còn nhớ đến, ông Đổng lý đã chọn vào lúc bất ngờ nhất, âm thầm dấy lại, gây nên bão táp phá vỡ yên vui hạnh phúc gia đình như gieo những lời đồn đại mỉa mai, theo đuổi giày vò mãi Nhu không biết đến bao giờ.

Nhu đang sống trong tình trạng khủng hoảng gia đình thì nhận được thư của anh từ Mỹ gởi về, kèm theo những mẩu cắt trong báo Mỹ, nhắn nhủ kín đáo cho Nhu rõ Hoa Thịnh Đốn bắt đầu chú trọng đặc biệt đến Bảo Đại, từ khi hồng quân Trung Hoa tiến tới biên giới Bắc Việt.

Giữa lúc đó, Ngô Đình Luyện, người em út Nhu từ Sài Gòn lên Đà Lạt gặp anh trước khi đi Pháp. Câu chuyện của hai anh em xoay quanh vấn đề thời cuộc đang biến chuyển.

Luyện nói:

- Cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh đã bước vào một giai đoạn mới, từ khi quân của Mao Trạch Đông tràn xuống biên giới nước mình. Pháp và Mỹ muốn quốc tế hoá vấn đề Đông Dương trong khuôn khổ cuộc xung đột giữa hai khối Tây phương và Cộng sản. Nhờ đó Bảo Đại ngày nay trở nên "lá bài của Mỹ" theo sự tham gia viện trợ của Mỹ vào chiến tranh ở đây.

Nhu đưa ra mấy bài báo vừa nhận được "của anh Thượng gởi".

- Theo đây, dư luận Mỹ trước cho Bảo Đại là một kẻ đào ngũ, truỵ lạc, một ông vua hộp đêm, ngày nay đã thay đổi hẳn, bắt đầu gọi Bảo Đại là "kẻ vô địch bảo vệ pháo đài tự do đang bị Công sản đe doạ".

Luyện góp ý kiến:

- Mỹ càng viện trợ càng can thiệp vào Việt Nam thì uy thế Bảo Đại càng tăng. Anh Thượng đang vận động bên kia, Mỹ có đưa về chấp chính cũng phải có sự đồng ý của Bảo Đại. Như vậy, ở đây chúng mình cần làm sao để gây ảnh hưởng đối với Bảo Đại thì việc trở về của anh Thượng cũng được dễ dàng thêm.

Lệ ngồi lắng nghe anh em chồng bàn bạc, lên tiếng nói:

- Nếu cần gây thiện cảm với ông Bảo Đại, tôi đang dạy cho công chúa Phương Liên, tôi sẽ lãnh công tác ấy.

Luyện không rõ ẩn tình của chị dâu và thấy Nhu im lặng, liền tán thành:

- Có chị giúp một tay để ngoại giao vận động cho anh Thượng thì hay lắm.

Nhu vẫn không nói gì, Lệ nghĩ chàng đã ưng thuận và cũng không biết làm sao để ngăn cản nên sau đó, nghiễm nhiên trở thành nữ nhân vật vận động bên cạnh Quốc trưởng cho địa vị Thủ tướng tương lai của anh chồng.

Cuộc dan díu tình dục của Lệ khoác lên một màu sắc chính trị, khiến cho nàng tự gánh lấy một vai trò quan trọng.

Thái độ im lặng, lạnh lùng của Nhu khiến cho Lệ càng tự ý phóng túng.

Lệ bắt đầu chú ý đến các nữ nhân vật liên hệ đến chính trị và mải mê đọc tiểu sử những Marie Stuart, Catherine de Médicis, Cléopatre, Marie - Antoinette, Lucrèce Borgia... Lệ đã tự tay chọn mua lấy những sách chữ Pháp này trong các chuyến về Sài Gòn.

Từ ngày thấy rõ tính nết lăng loàn quá độ của vợ, Nhu càng trở nên bình thản thâm trầm, lạnh lùng ít nói trong khi nghiền ngẫm theo đuổi con đường chính trị tương lai. Chàng ít khi ra ngoài và càng mải miết đọc sách, ghi chép bên cạnh bàn đèn á phiện.

Nhu có thể mượn chất ma túy để quên được tâm trạng khốn khổ của người chồng biết vợ ngoại tình không? Tại sao chàng lại không quyết liệt ngăn chặn vợ ngang nhiên đi lại với người đàn ông khác?

Thực ra, Nhu không đủ cường lực, do ở trạng thái bất lực của chàng. Mặc cảm không chinh phục được Lệ trong đời sống chăn gối đã làm giảm cả nhuệ khí của người chồng trước mặt vợ. Nhu không còn đủ sức chi phối, thiếu uy quyền của người đàn ông răn bảo được Lệ. Tình trạng nhu nhược trước một người vợ đòi hỏi nhiều mà không được thỏa mãn khiến Nhu đâm ra lặng lẽ, ít nói ít cười, luôn luôn có mặc cảm tự ti về sinh lý. Tư tưởng thầm kín về sự yếu đuối của Nhu càng bộc lộ rõ rệt trong đời sống đôi lứa, từ sau ngày chàng nhận hai tấm ảnh quái ác tố cáo cảnh tượng ngoại tình của Lệ. Nhưng làm thế nào mà Nhu có thể đóng vai "chồng chúa vợ tôi" trước một người đàn bà vẫn bất mãn, tuyệt vọng chứng kiến sự bất lực của chồng?

"Matrimonium non consummatum est" - cuộc hôn phối không thành tựu - Nhu nhớ đến câu chữ La-tinh dã đọc qua trong một cuốn tình sử vua chúa thời còn đi học ở trường dòng Chartres và người chồng bất lực không có được sự bảo vệ nào trước người vợ phóng túng.

Nhu có thể viện ra lý lẽ để kêu gọi Lệ đừng tiếp tục phạm vào các điều răn thứ sáu (chớ làm sự dâm dục) và thứ chín (chớ muốn vợ chồng người) trong 10 điều răn của Chúa không có ảnh hưởng gì đối với Lệ là người theo đạo vì lễ nghi hình thức bắt buộc trong khi lấy chồng, chớ không phải vì tín ngưỡng.

Nhưng nguyên nhân chính việc ngoại tình há chẳng phải là sự bất lực của Nhu và sự không thoả mãn của Lệ hay sao? Trong điên cuồng tình dục, Lệ trở thành một người đàn bà tuyệt vọng đáng thương hay đáng nguyền rủa? Đời sống lứa đôi thiếu quân bình không có giá trị tình cảm, tinh thần nào bù đắp đã xô đẩy Lệ đi tìm kiếm những khoái lạc thoả mãn mà Nhu đã không đưa lại cho nàng.

Tình trạng bi đát này kéo dài càng làm cho Nhu thêm lầm lì, khốn khố, với những lời lẽ thị phi chung quanh thị trấn Đà Lạt nhỏ.

Trong khi ấy, thời cuộc bên ngoài càng dồn dập: chiến tranh bùng nổ ở Triều Tiên, Mỹ tăng cường viện trợ ở Đông Dương, tham dự vào những quyết định chính trị và quân sự.

Nhu lại tiếp tục được thư anh từ Hoa Thịnh Đốn gởi về báo tin đã được Giáo hội Mỹ, qua sự đỡ đầu của Hồng y Spellman ủng hộ cho công cuộc vận động của Ngô Đình Diệm.

Dịp tốt đã đến với Nhu để rời bỏ không khí nặng nề của Đà Lạt. Chàng bảo Lệ:

- Mỹ đã nhất quyết nhảy vô vòng chiến ở xứ mình, viện trợ thêm nhiều, thế nào rồi cũng lấn át ảnh hưởng của Pháp và thay thế họ trong tương lai. Anh Thượng vừa biên thư cho hay có nhiều hy vọng sẽ được Mỹ đưa về cầm quyền.

- Thế còn ông Bảo Đại?

- Ông Bảo Đại dù sao cũng đã đi sâu với Pháp, lại không được dân chúng tín nhiệm mấy, có thể chỉ còn giữ danh vị Quốc trưởng thôi. Chứ quyền hành thực sự tất nhiên Mỹ sẽ giao cho người họ tin cẩn. Nhân vật có uy tín, chống Pháp, được lòng Mỹ, Hoa Thịnh Đốn đã chọn không lầm, đó là anh Thượng. Giáo hội Mỹ cũng lên tiếng ủng hộ anh Thượng, theo tin trong thư anh vừa nhận được. Như vậy, anh tính phải về ở Sài Gòn.

Lệ ngạc nhiên trước quyết định bất ngờ của chồng:

- Về Sài Gòn làm gì?

Nhu trình bày kế hoạch của mình:

- Đi đôi với cuộc vận động của anh Thượng ở bên Mỹ, ở trong nước mình phải tạo nên một lực lượng để làm hậu thuẫn ủng hộ anh Thượng trở về cầm quyền chớ. Chương trình và sách lược hoạt động, trước đây anh đã bàn kỹ với anh Giám mục, anh Thượng, chú Luyện rồi, bây giờ đã đến lúc phải đem ra thi hành.

Lệ nhìn chồng, nhận thấy con người nhu nhược trong đời sống chăn gối đã trở nên hoạt bát, sâu sắc khi đề cập chính trị và lòng nàng không khỏi cảm mến, hy vọng ở tương lai mà chồng có thể mang lại. Nhu nói tiếp:

- Xét tình hình hiện thời, có Mỹ nhúng vào, thế nào rồi chiến tranh cũng không còn kéo dài lâu nữa và ngày anh Thượng trở về không còn xa. Anh định về Sài Gòn, một mặt liên kết, tập hợp các bạn hữu, đồng chí, một mặt vận động ra một tờ báo để làm cơ quan cho công cuộc vận động chính trị này. Em sẽ có thể giúp anh được nhiều trong việc tổ chức, liên lạc, hoạt động dọn đường cho anh Thượng về cầm quyền.

Lệ nhìn chồng một cách cảm mến, quên hẳn mặc cảm bất lực của Nhu và nàng cũng bị lôi cuốn theo những lời nói trầm trầm đang tạo ra ảo ảnh cho một ngày mai quyền thế sáng chói của anh em họ Ngô, mà Lệ là người đàn bà độc nhất đứng giữa.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #35 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 09:26:34 pm »

Chương 9

NHỮNG NGÀY VẬN ĐỘNG

Sau nhiều ngày chạy vạy tiền bạc của Lệ và xoay xở bài vở của Nhu, tạp chí XÃ HỘI ra mắt.

Nhu dự định dùng cơ quan này để cổ động cho chủ nghĩa cần lao nhân vị mô phỏng theo học thuyết personnalisme của Pháp, với tham vọng đặt căn bản tư tưởng cho đường lối hoạt động của chàng. Đồng thời Lệ và Nhu liên lạc, tập hợp được một số bạn hữu Công giáo làm ủng hộ viên cổ động cho "chí sĩ Ngô Đình Diệm" về nước.

Trong các buổi họp ở căn nhà nhỏ đường Ypres. Nhu đem phổ biến các mẩu báo "của anh Thượng" từ Mỹ gởi về, tán dương việc đưa Diệm về Việt Nam cầm quyền.

Sài Gòn 1953 đang sống trong không khí một thủ đô giữa chiến tranh. Khói lửa khắp Việt Nam tràn lan qua Ai Lao, bùng cháy cả bán đảo Đông Dương. Chính trị xen kẽ với chiến tranh sôi sục khắp nơi. Ba Lê và Hoa Thịnh Đốn chăm chú theo dõi biến chuyển thời cuộc ở Việt Nam.

Tình hình quân sự kéo dài bất lực trước cuộc kháng chiến dẻo dai của cả một dân tộc đang lớn mạnh, bao nhiêu tướng tài danh của Pháp đã phải thúc thủ. Các chính giới Pháp bắt đầu đề cập việc thương thuyết, lo ngại trước viễn ảnh đe doạ; dù có thắng, Pháp cũng sẽ phải từ bỏ Đông Dương trước áp lực của viện trợ Mỹ và đòi hỏi phải hoàn thành việc trao trả độc lập cho các quốc gia. Các phe quốc gia Việt Nam mà Pháp chỉ muốn lợi dụng để chống Việt Minh cũng đòi cho xứ sở được hoàn toàn độc lập.

Mặc dầu những quyền lợi lớn lao của các giới tư bản Pháp do sự chuyển ngân đồng bạc, qua viện trợ đô-la của Mỹ, các giới chính trị Ba Lê bắt đầu nhận thấy rõ rệt tám năm chiến tranh mù quáng sắp đưa đến một kết quả tai hại khó tránh khỏi, cần phải sớm chấm dứt gánh nặng ghê gớm, trong khi dư luận báo chí, dân chúng, nghị trường tán thành một giải pháp chính trị để nước Pháp kịp dừng chân trước vực thẳm chiến tranh Đông Dương, phiêu lưu không lối thoát, hy sinh phi lý, điên cuồng.

Giữa lúc này, Nhu bàn tính với kẻ phụ trách tuyên truyền của phe ủng hộ "chí sĩ Ngô Đình Diệm" là Cao Xuân Vỹ, mang phổ biến những tin tức "chí sĩ họ Ngô sắp về nước" và các bài báo ngoại quốc đả kích Bảo Đại.

Lệ hỏi chồng:

- Mình cần tuyên truyền cho việc anh Thượng trở về chớ công kích Bảo Đại làm gì?

Nhu cười nhạt đáp:

- Em không rõ, mặc dù Mỹ ủng hộ anh Thượng, song Bảo Đại vẫn là Quốc trưởng, cho nên mình cần phải tạo ra một dư luận: dân chúng không thích Bảo Đại, như vậy, gián tiếp nâng cao uy tín của anh Thượng, để rồi Mỹ sẽ chỉ còn chú trọng đến anh Thượng mà thôi. Bằng đủ mọi cách, mình cần đánh ngã gục ảnh hưởng còn sót lại của Bảo Đại. Đến khi anh Thượng về nước lập chính phủ, càng dễ dàng được dân chúng nghe theo.

Nhu còn giải thích thêm cho các ủng hộ viên về tình hình nội bộ quốc gia:

- Hiện giờ các đảng quốc gia cũng như các giáo phái ta không có gì đáng ngại. Trước dân chúng cũng như đối với Mỹ họ đã bị brulés (đốt cháy) vì theo Pháp và Bảo Đại lâu nay, hoặc không có người lãnh đạo đáng kể. Vì vậy, vừa rồi họ tổ chức MẶT TRẬN QUỐC GIA ĐOÀN KẾT rồi tham dự HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC theo ý của Bảo Đại, tôi từ chối không hợp tác và khuyên anh em nên đứng ngoài. Mình phải giữ cho cái carte (lá bài) của phe "chí sĩ Ngô Đình Diệm" không bị dính líu gì đến những "cú" mưu mô lúc này, dễ nói chuyện nay mai. Lúc này, sắp đến thời cơ của anh em chúng ta rồi, cần phải làm cao và có liên lạc với phe phái nào đó cũng chỉ là hợp tác hình thức, giai đoạn mà thôi. Toàn một bọn xôi thịt, tranh giành địa vị, đánh hơi thấy đâu có thể kiếm ăn được, chúng nó nhào tới. Nghe anh Thượng tôi được Mỹ ủng hộ sắp đưa về, chúng nó đang tìm đủ mọi cách phá, đồng thời muốn chìa tay ra hợp tác để mong kiếm chỗ đứng sau này! Không! Tôi không bao giờ chịu đi với bọn đó.

Nhu ngừng lại rồi nói tiếp:

- Lúc này một mặt anh em cần làm việc cho dân chúng chờ đợi ở "chí sĩ Ngô Đình Diệm" và một mặt phải hạ uy thế Bảo Đại đối với trong nước cũng như với Mỹ.

Nhu đưa ra các bài báo ngoại quốc đã định sẵn, in giấy ronéo cho Cao Xuân Vỹ mang đi phân phát.

Người ta đọc thấy trong các truyền đơn ấy những dòng sau đây:

"Nếu ở Việt Nam có một vùng Việt Minh và, một vùng Bảo Đại, thật khó khăn mà gặp được một người Việt theo Bảo Đại, trừ ra kẻ ấy có tham dự chính quyền hoặc có lợi lộc gì nhờ đi với Bảo Đại mà thôi. Có một sự kiện hiển nhiên: Bảo Đại đã thất bại ở chỗ Hồ Chí Minh thành công, Bảo Đại tỏ ra bất lực không tập hợp được dân chúng quanh mình. Nước Việt Nam của Bảo Đại càng ngày càng giống nước Tàu của họ Tưởng với những vụ tai tiếng xấu xa và chính khách chuyên quyền. Đây là xứ mà những tài sản của các ông Bộ trưởng tăng lên gấp bội trong vài tiếng đồng hồ, một chứng chỉ y tế cho một thanh niên khỏi bị động viên giá 10.000 đồng. Tất cả những âm mưu chính trị đều biến thành những sổ tiền kếch xù ở những ngân hàng và cuộc phát động sôi nổi của báo chí chống lại việc hạ giá đồng bạc đột nhiên đứt ngang trước sự đe doạ tố cáo những vụ chuyển ngân mới rồi ở Viện Hối đoái của các nhân vật cao cấp… Chế độ Bảo Đại không có ngoại giao, quân đội lệ thuộc viễn chinh và tài chính thì hoàn toàn do Pháp, chế độ thuộc địa tan rã giống như chế độ Tưởng Giới Thạch. Như vậy gán cho chế độ Bảo Đại có một nếp sống quốc gia, điều ấy hoàn toàn sai. Tự thuỷ chí chung nó là một bộ phận xa lạ với Việt Nam. Nhưng nói về sự tan rã, nó còn vượt xa Quốc dân Dáng Trung Hoa; chế độ của họ Tưởng bị sự thối nát xâm chiếm và làm hư hỏng. Chế độ Bảo Đại do sự thối nát đẻ ra.

Việc kê khai số Bộ trưởng và tay chân chủ yếu của ông vua sa đoạ chẳng khác nào lật thêm chồng thẻ của Sở Lục Hình Pháp ở Đông Dương ngày trước. Nguyễn Văn Tâm, Thủ tướng - con trai Nguyễn Văn Hinh, Tổng tư lệnh quân đội Bảo Đại trước năm 1947, đã từng làm nhân viên cành sát mật thám. Vĩnh Cẩn, anh em họ Bảo Đại. Phan Văn Giáo, Thủ hiến Trung Việt, tướng Xuân, Trần Văn Hữu, hai vị cựu Thủ tướng đứng hàng đầu những kẻ đã chuyển vô khối bạc sang Pháp cao hơn cả Bảo Đại nửa.

Những phần đất do đạo quân viễn chinh kiểm soát và Bảo Đại "cai trị đều trở lại một tình trạng phong kiến mà chưa hề có một dân tộc Á Đông nào phải chịu đựng đến thế.

Vài tiểu lãnh chúa đánh giặc thuê được đạo quân viễn chinh mua chuộc để tăng thêm quân số của Bảo Đại, bằng cách trao cho họ một vùng đất đai Việt Nam, với những tính mạng và tài sản dân chúng tại đó.

Nhưng sự hiện diện của đạo quân này cũng không đủ bảo vệ trật tự, người ta nhờ đến những trại tập trung và đủ mọi hình thức khủng bố phát xít. Một đạo luật của Bảo Đại cho phép bắt giam, không cần phải xét xử, tất cả mọi kẻ bị tình nghi trong một thời gian vô hạn định. Đối với một "sĩ quan của Bảo Đại, kẻ bị tình nghi có thẻ bỏ nhiều tiền ra để lo lót sẽ được trả tự do. Còn công an Bảo Đại thì thôi khôi phải nói đến!

Trong chế độ bùn lầy và thối nát lạ lùng này, tất cả đều bán chác, từ tên tuỳ phái đến Quốc trưởng - dĩ nhiên giá cả tuỳ theo cấp bậc, và có vị bộ trưởng đã bán một tài liệu mật của quốc gia cho hai ký giả ngoại quốc với giá chưa đầy 100.000 quan (10.000 đồng bạc).

Nghĩ rằng dân tộc Việt Nam có thể một ngày kia chấp nhận được chế độ này thật là điều vô liêm sỉ".

Sau các bài báo trích dịch ở PARIS - PRESSE LES TEMPS MODERNES, Nhu đã kết luận bản truyền đơn bằng lời kêu gọi dân chúng chờ đợi ở một chí sĩ quốc gia sắp sửa từ hải ngoại trở về cứu nước.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #36 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 09:29:25 pm »

Trong khi đó, nhờ sự giao thiệp với mấy người bạn Mỹ ở Sài Gòn, qua những giới thiệu gởi gắm của các nhân vật đỡ đầu "anh Thượng" tại Hoa Kỳ. Nhu hay tin Pháp đang tính chuyện điều đình với đối phương.

Trong cuộc hội họp hàng tuần với các đồng chí, Nhu đứng ra trình bày tình hình theo những tin tức đã thu nhận được.

Tháng hai 1953, Pinay có gởi thơ cho Bửu Hội và Raphael Leygues sang Rangoon để gặp đại biểu của ông Hỗ Chí Minh. Lập trường của Việt Minh là chỉ nhận lời tiếp xúc với điều kiện chính phủ Pháp phải có thiện chí thương thuyết rõ rệt và giao phó cho các nhân vật trách nhiệm.

Pháp lúc này biết mình không thể thắng được trong chiến tranh, mà cũng không muốn mất, nhưng lại không dám quốc tế hoá, vì sợ mất Đông Dương vào tay Mỹ.

Tâm trạng đó, mới rồi ngoại trưởng Georges Bidault sang Hoa Thịnh Đốn gặp Foster Dulles có nói rằng: "Chiến tranh Cao Ly xong. Chiến tranh Đông Dương đang còn. Phải chấm dứt cả hai cuộc chiến tranh một lúc. Hoà bình hay dễ lây. Mỹ đã chấm dứt chiến tranh Cao Ly vì chú trọng đến dư luận dân chúng. Pháp cũng phải chú trọng đến dư luận dân chúng của mình Pháp không thể tiếp tục chiến tranh một mình. Pháp không bỏ qua một phương tiện nào để chấm dứt chiến tranh nhưng Pháp không muốn chấm dứt bằng bất cứ phương tiện nào. Đặc biệt là không thương thuyết trực tiếp với ông Hồ Chí Minh". Theo đó, Pháp muốn lôi kéo Mỹ vào.

Tổng thống Eisenhower vừa xin được quốc hội chấp thuận 400 triệu đô-la "dành để tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự". Bảo Đại mới ký sắc lệnh tổng động viên.

Nhu nhìn qua các bạn, đôi mắt sáng lên:

- Mỹ càng viện trợ nhiều Pháp phải nhượng bộ thêm. Nghĩa là thời cơ của chúng ta càng gần vì theo tin tôi vừa nhận được sáng nay, anh Thượng đã đi từ Mỹ qua Pháp. Mỹ bỏ tiền ra, tất nhiên Pháp phải nghe theo. Bộ trưởng tài chính Pháp vừa bỏ ra một trăm tỷ quan cho kế hoạch Navarre. Được Mỹ viện trợ, chiến đấu chẳng những không hao tổn mà còn lợi nhiều cho Pháp nữa, vì máu của binh sĩ được trả bằng đô-la, chính phủ Pháp trục lợi được nhiều nhất trong việc chuyển ngân đồng bạc, Pháp vừa đánh sụt giá đồng bạc còn 10 quan cũng vì thế. Tình hình này tiếp diễn, chỉ trong nay mai Pháp phải nghe theo Mỹ sẽ đưa anh Thượng về, Đô đốc Radford, Tổng tư lệnh Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương vừa ghé qua đây.

Cao Xuân Vỹ lên tiếng:

- Thấy báo chí Pháp nói Navarre đang gài một cái bẫy lớn ở Điện Biên Phủ đâu ngoài Bắc, định tiêu diệt quân Việt Minh.

Nhu mỉm cười nói:

- Pháp đang muốn kiếm một ưu thế quân sự để cho dễ việc điều đình với Việt Minh. Nhưng nhận xét toàn bộ, ta thấy Pháp muốn tiếp tục chiến tranh, bắt buộc phải nhờ cậy thêm Mỹ, mà muốn điếu đình cũng phải có hậu thuẫn của Mỹ, trong khi Trung Cộng đứng sau lưng Việt Minh. Còn về nội bộ quốc gia, Bửu Lộc vừa lên thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm, có thể nói Tâm là lá bài chót của Bảo Đại với Pháp. Anh em hiểu ý tôi muốn nói chi không? Bảo Đại lúc này đang ở Cannes, chắc sẽ ở luôn bên Pháp. Vì thực ra, Mỹ cũng như Pháp đều muốn cho ông ta đừng biết gì đến tình hình Việt Nam cả.

***

Ngô Đình Diệm sau cuộc du hành cùng người anh Giám mục đi La Mã, rồi sang Ba Lê, Bruxelles, tiếp xúc với các bạn hữu lưu vong tại Pháp và Bỉ, vận động cho địa vị cầm quyền tương lai ở chính trường Việt Nam. Nhờ sự đỡ đầu của Đức Hồng y Spellman, Diệm được giới thiệu vào ở trường dòng Maryknoll Seminaries ở Ossining (Nữu Ước) và Lakewood, New Jersey.

Trong thời gian lưu vong trên đất Mỹ, Diệm ra sức tuyên truyền cho chủ trương quốc gia chống cộng, chống Pháp thực dân bằng các buổi nói chuyện ở các đại học đường Mỹ. Tổ chức Thiên chúa giáo Hoa Kỳ giúp đỡ nhiều cho Diệm hoạt động, và các trường học ở Michigan, Ohio, New York lần lượt tổ chức các cuộc nói chuyện để mời Diệm đến trình bày đường lối chính trị của mình.

Diệm đã được giới thiệu tiếp xúc với một số nhân vật Mỹ ở Quốc hội Mỹ chú trọng đến vấn đề Á châu như bác sĩ Watter H. Judd, Thượng nghị sĩ Mike Mansfield, John F. Kennedy.

Cũng trong thời kỳ này, Diệm làm quen với tổ chức chống cộng của linh mục Raymond de Jaegher.

Giữa lúc Mỹ chịu hai phần ba tổn phí chiến tranh ở Đông Dương, một phái bộ quân sự Mỹ thiết lập tại Sài Gòn và Hoa Thịnh Đốn sắp cấp thêm ba trăm tám lăm triệu đô-la để trang bị quân đội các quốc gia liên kết. Diệm được tin Pháp đang tính mở cuộc điều đình với Việt Minh trước ngày chiến trận Điện Biên Phủ bắt đầu.

Sau buổi lễ sáng, Diệm vừa ở nhà thờ ra về, cầm lấy tờ NEW YORK TIMES đọc thấy một bài phỏng vấn ông Hồ Chí Minh của một ký giả Thuỵ Điển trích ở báo EXPRESSEN.

Lãnh tụ Việt Minh tuyên bố sẵn sàng nghiên cứu mọi đề nghị ngừng bắn nếu Pháp muốn chấm dứt chiến tranh. Diệm gạch bút chì đỏ câu trả lời của ông Hồ Chí Minh: "Cuộc thương thuyết đình chiến chỉ liên hệ đến chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam", rồi ghi một bên: "Mỹ chịu phần lớn tổn phí chiến tranh có để cho Pháp thương thuyết với cộng sản không?"

Câu hỏi ấy, Diệm thắc mắc đưa ra hỏi mấy nhân vật quen biết người Mỹ có thẩm quyền và đều được trả lời đại khái: "Không, Mỹ không thể cho Đông Dương lọt vào tay cộng sản!"

Trong khi đó, ở thủ đô Ba Lê dư luận chính giới phản ánh qua báo chí, đột nhiên nhận thấy gánh nặng chiến tranh ở Việt Nam quá nặng nề, khó mang nổi và viện trợ Mỹ mặc dù hết sức lợi lộc, dồi dào tiếp tế ngoại tệ lớn lao cho Pháp người ta không còn muốn nhận lấy vai trò "tiên phong của thế giới tự do" mà Hoa Thịnh Đốn muốn cho Pháp giữ ở Đông Nam Á. Nhất là tình hình các thuộc địa Pháp ở Bắc Phi đang lộn xộn. Tại Việt Nam, nhiều phản ứng trái ngược nhau. Bảo Đại tuyên bố với đặc phái viên nhựt báo Le Monde: "Những lời của ông Hồ Chí Minh nếu có thật đi nữa cũng ở ngoài thẩm quyền định đoạt của chính phủ và Quốc trưởng Việt Nam".

Trái lại Thủ tướng đương thời Nguyễn Văn Tâm cho rằng không nên bỏ qua những lời lẽ của ông Hồ Chí Minh do Đài phát thanh Việt Minh đã loan lại, và cần phải đưa ra những đề nghị ràng buộc ông Hồ Chí Minh xác nhận việc hưu chiến.

Theo dõi tin tức các đài phát thanh và báo chí, cùng tiếp xúc với vài chính khách Mỹ, Diệm nhận thấy khó tránh khỏi một cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề Việt Nam. Giữa lúc có tin Mạc Tư Khoa chấp thuận đề nghị của Tây phương, họp hội nghị Tứ Cường tại Berlin, và Anh, Pháp, Mỹ sắp gặp nhau tay ba tại đảo Bermudes.

Diệm đâm ra luống cuống thêm khi được một người bạn ở cơ quan do thám F.B.I cho hay tin Tổng trưởng quốc phòng Pháp René Pleven vừa phái nghị sĩ xã hội Alain Savany đi tiếp xúc với Việt Minh qua ngả Mạc Tư Khoa.

Rồi tin từ Sài Gòn của Nhu đưa qua cho hay Bảo Đại vừa trở về nước. Các phe quốc gia nhận thấy hiểm hoạ của một cuộc thương thuyết giữa Pháp và Việt Minh sau bài phỏng vấn ông Hồ Chí Minh đòi hỏi Quốc trưởng thải hồi Nguyễn Văn Tâm và lập một chính phủ quốc gia thực sự, đồng thời đòi Pháp phải sớm kiện toàn nền độc lập.

Diệm liền đi gặp mấy chính khách đỡ đầu và cố vấn Mỹ để đặt vấn đề mình trở về nước thì được tin Bảo Đại vừa cử Bửu Lộc, Cao uỷ ở Pháp về làm Thủ tướng.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #37 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 09:30:06 pm »

Trong các chính giới và báo chí ở Hoa Thịnh Đốn lúc này, Diệm nhận thấy nhiều dấu hiệu lo âu trước những lời yêu cầu liên tiếp của Pháp xin viện trợ. Người Mỹ bắt đầu ý thức là Pháp đã kiệt lực ở Đông Dương và kế hoạch mới của tướng Navarre không thấy mang lại triệu chứng gì khả quan, trong khi Việt Minh càng ngày càng thắng thế. Các giới quân sự có ảnh hưởng lớn với đô đốc Redford, Tổng tham mưu liên quân, một người bạn ủng hộ Diệm, và toàn thể phái hữu Đảng Cộng hoà do Tổng thống Nixon cầm đầu đều nhãn mạnh về tính chất nghiêm trọng và lên tiếng hô hào người Mỹ phải ra tay nếu không muốn thấy cảnh Cộng sản tràn ngập xuống Đông Nam Á.

Diệm mừng rỡ thấy thời vận của mình sắp đến, viết thư về Sài Gòn cho Nhu báo tin sắp từ giã Hoa Kỳ.

Trong một cuộc họp bàn với các nhân vật đỡ đầu Mỹ, Diệm được nghe những lời đảm bảo ủng hộ nồng nhiệt.

Trước những sự bất lực của Bảo Đại và các phe quốc gia, cũng như trước bao nhiêu sự thối nát, hư hỏng ở chính trường Việt Nam đương thời, các chính khách Mỹ thành thật đặt tin tưởng ở vị cựu đại thần nhà Nguyễn đang được Vatican và Đức Hống y hết lòng nâng đỡ. Đồng thời có một lực lượng dân chúng Công giáo Việt Nam ngót hai triệu người chắc chắn sẽ sẵn sàng hưởng ứng làm hậu thuẫn.

Với những triển vọng đầy hứa hẹn ấy, Ngô Đình Diệm đáp máy bay đi Paris.

Nhìn xuống khoảng không xanh đậm bao la của Đại Tây Dương qua ô kính máy bay đang vượt không gian, Diệm trầm ngâm hồi tưởng lại cả một quãng thời gian vừa sống trên đất Mỹ, rồi những hình ảnh từ thời thiếu niên, những biến cố trên đường hoạn lộ thăng trầm, lưu vong như sống lại qua lời nói đều đều của Diệm kể lại tiểu sử của mình với Richard Thomas, giáo sư đại học đường Michigan, biên tập viên của tạp chí Washington Montly.

Cùng đi một chuyến sang Âu châu, Thomas đã có lần gặp Diệm trong một buổi nói chuyện ở trường Michigan, nay lại thành bạn đường ngồi cạnh nhau trong chiếc phi cơ của hàng không Mỹ.

Thomas chú ý đến các vấn đề Á Đông, từ sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên ném xuống Hiroshima, và nghiên cứu về tình hình Á châu từ ngày hồng quân Mao Trạch Đông chiếm trọn lục địa Trung Hoa. Việt Nam là một phần quan trọng trong cuốn sách khảo cứu của Thomas đang dự định viết về Đông Nam Á.

Diệm như bắt gặp được bạn tâm sự khi nghe Thomas nói đến ý định muốn tìm hiểu các nhân vật chính khách Việt Nam, rồi thao thao bất tuyệt nói về mình. Giọng nói của Diệm trầm đều như là kẻ đang xưng tội, rì rầm như tiếng của động cơ máy bay đưa đến tai người Mỹ ngồi bên cạnh.

Thomas đã viết lại trong cuốn sách phán tích về "chính trị và quân sự về hai miền Việt Nam ghi những lời ở Diệm tự thuật:

"Tôi sinh ngày mồng 3 tháng giêng năm 1901, trong một gia đình quan lại ở miền Trung, quê quán xã Đại Phương, tỉnh Quảng Bình.

Thân sinh tôi là Ngô Đình Khả, làm quan đến Thượng thơ Bộ lễ kiêm Nhiếp chính cận thần của vua Thành Thái (1889 - 1907). Ông cụ tôi không chịu ký tên vào việc người Pháp bảo hộ đày hai vua Thành Thái và Duy Tân, được dân chúng truyền tụng qua câu "đày vua không Khả, đào mả không Bài". Ông Bài, tức Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư Bộ lại, người đạo gốc, cũng như họ Ngô nhà tôi, là cha đỡ đầu của tôi, đồng thời là cha vợ của người anh cả tôi, Ngô Đình Khôi.

Ông bà cụ tôi sinh được cả thảy chín người con, sáu trai, ba gái, tôi đứng vào hàng thứ tư, sau người anh cả làm Tổng đốc, người anh thứ hai làm Giám mục, một bà chị thứ ba đã mất.

Gia đình tôi theo đạo dòng, tổ tiên tôi đã có người tử vì đạo dưới triều vua Tự Đức. Sống trong không khí đạo giáo, khắc khổ từ nhỏ, hồi 15 tuổi ở nhà dòng tôi đã có lần tự nguyện: một là tốt hai là xấu, đối với tôi con người không thể khác hơn. Ngày nay tôi vẫn giữ vững quan niệm: Một là "có tất cả", hai là "không gì hết", chứ không có sự lưng chừng ở giữa. Tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo cộng với Thiên Chúa giáo trong đời sống, tôi chủ trương phải quyết liệt tuyệt đối.

Khi ông cụ tôi cáo quan về, tôi đến ở nhà người cha đỡ đầu, ông Nguyễn Hữu Bài, bấy giờ đang làm Thượng thư Bộ lại, tôi bắt đầu vào trường Quốc học Huế, nơi 10 năm trước, ông Hồ Chí Minh đã theo học. Sau đó, tôi ra học trường Hậu bổ ở Huế, được tiếng là học trò giỏi. Năm 1921, tôi ra trường đậu đầu trong số 20 thí sinh được bổ làm tri huyện.

Năm 1929, vào lúc 28 tuổi, tôi được thăng chức Tuần vũ ở Phan Thiết, nơi 8 năm về trước ông Hồ Chí Minh đã dạy học. Cũng tại đây tôi đã đương đầu với đám thanh niên có những tư tưởng mới du nhập từ Hương Cảng, Quảng Đông và Sài Gòn đến. Đó là những phần tử cách mạng quá khích và cộng sản. Trong thời gian cầm quyền cai trị, tôi đã được tiếng là liêm khiết cương trực. Năm 1922, ông Bảo Đại ở Pháp về, muốn thay đổi bộ mặt triều đình quan lại cũ mời tôi về Huế giữ chức Lại bộ Thượng thơ. Vì chủ trương quyết liệt của tôi, người Pháp không bằng lòng, mới sinh ra việc chống báng giữa ông Thượng thơ Bộ học Phạm Quỳnh, người của phủ Toàn quyền Đông Dương, nghịch với tôi, và được Bảo Đại ủng hộ nên tôi mới từ chức.

Rút ra khỏi quan trường, tôi trở về ở ẩn tại Huế, liên lạc với cụ Phan Bội Châu bấy giờ bị giam lỏng tại Bến Ngự và Kỳ ngoại hầu Cường Để đang ở Nhật. Đó là mấy nhân vật quốc gia có tư tưởng chống thực dân mà ông cụ tôi cũng như các anh tôi đã tiếp xúc, có cảm tình, cùng chung một đường lối phục quốc.

Năm 1945, Việt Minh nổi lên, anh cả tôi cùng đứa con trai bị họ bắt giết tại Huế. Các em trai tôi trốn thoát được. Bấy giờ tôi đang ở Sài Gòn, ra đến Tuy Hoà thì bị Việt Minh bắt, đưa ra giam ở Tuyên Quang, miền rừng núi Bắc Việt, sau đó thì được lệnh tha. Tôi phải ẩn tránh nhờ các giáo sĩ Gia Nã Đại và chỉ ra mặt sau ngày 6 tháng ba 1946 khi Việt Minh ký hiệp ước sơ bộ với Pháp, rồi phóng thích các nhân vật chính trị đối lập như tôi đã bị bắt giữ từ hồi khởi nghĩa. Tôi trở về Huế thăm gia đình rồi lại trở ra Hà Nội, hoạt động liên lạc với Bảo Đại. Chiến tranh toàn quốc bùng nổ trong khi tôi ở Hà Nội.

Trung thành với chủ trương hoặc là "có tất cả" hay "không gì hết", tôi cùng mấy anh em tôi, thành lập ở Nam và Trung Việt Nam một đảng chính trị gọi là PHONG TRÀO CÁCH MẠNG quốc gia với chủ trương chống Pháp và chống cả Việt Minh. Chương trình của phong trào kháng chiến này là: "Tổ chức lại và tăng cường lực lượng Công giáo để làm hậu thuẫn cho sự thống nhất và độc lập của Việt Nam". Đến khi phong trào đã vững mạnh rồi, sẽ liên lạc với các nước bạn tự do nhất là Hoa Kỳ để nhờ giúp đỡ về kinh tế và ngoại giao.

Đối với Pháp, phong trào vẫn giữ thái độ thân hữu, trong khi Pháp còn có thể giúp ích được để chống cộng. Hoa Kỳ sẽ can thiệp để thay thế Pháp không còn đủ sức đảm đương nổi cuộc chiến tranh Đông Dương. Phong trào của anh em tôi sáng lập ra đời sớm quá trong một hoàn cảnh chưa thuận tiện nên không được ảnh hưởng mấy. Tháng tám 1950, tôi cùng anh Giám mục tôi sang Nhật để gặp Kỳ ngoại hầu Cường Để với mục đích phát triển cho phong trào quốc gia kháng chiến. Tôi có xin yết kiến Đại tướng Mac Arthur. Trong lúc bận rộn về chiến cuộc Triều Tiên, cùng các vấn đề chính trị và quân sự, ông Mac Arthur không còn có thì giờ để quan tâm đến các chính khách lưu vong Á Đông. Tuy vậy tôi đã gặp được một số người Mỹ khác tại Đông Kinh như giáo sư trẻ tuổi Wesley Fishel, dạy về chính trị kinh tế học ở Michigan. Trong thời gian hai tháng, 9 và 10 ở Nhật, các bạn Mỹ tiếp xúc với tôi đều khuyên tôi nên sang thẳng Mỹ để trình bày chủ trương tranh đấu cho Việt Nam độc lập.

Có lẽ lúc bấy giờ người Mỹ sau khi thí nghiệm bất thành ở Đông Dương từ năm 1942 đến 1945, không còn muốn nhúng tay vào đây nữa, nhất là phải chống lại với Pháp.

Anh Giám mục tôi nhờ quen biết sẵn với Đức Hồng y Spellman, qua hệ thống của Giáo hội, được người lưu tâm đến, hết dòng nâng đỡ và tổ chức Công giáo tiến hành ở Mỹ cũng ra sức ủng hộ cho tôi.

Chúng tôi mới từ Nhật đi sang La Mã. Anh Giám mục tôi ở lại đây để vận động với các giới thân cận Toà thánh, xin ra mắt Đức Giáo hoàng, trình bày công cuộc hoạt động của anh em chúng tôi, nhờ vào hậu thuẫn lực lượng Công giáo để phát triển đạo Thiên Chúa tại Việt Nam. Rồi tôi qua Ba Lê và Bruxelles, tiếp xúc với các giới người Việt lưu vong, liên lạc cùng với các vị giáo sĩ thuộc hội truyền giáo ở Đông Nam Á.

Năm 1951, tôi sang Mỹ, trú ngụ ở nhà dòng Maryknoll Seminaries tại Ossining (Nữu Ước) và ở Lakewood, New Jersey.

Tại Mỹ, tôi đã được dịp trình bày về đường lối của tôi tại các học đường Michigan, Ohio, New York. Chủ trương của tôi là Việt Nam chẳng những chống Cộng sản, mà còn phải vượt khỏi sự chi phối của Pháp. Chỉ có chủ nghĩa quốc gia chân chính mới có thể thành công ở chỗ Pháp đang thất bại. Các giới thính giả người Mỹ, sinh viên, trí thức, chính khách… đều tỏ vẻ xúc động trong các buổi nói chuyện của tôi. Một số nhân vật cao cấp, các nghị sĩ chuyên nghiệp nghiên cứu về Á Đông, như bác sĩ Watter H. Judd, thượng nghị sĩ Mike Mansfield, John F. Kennedy… đã tán thành lập trường của tôi, và cổ võ cho chủ trương của tôi trong chính giới Mỹ. Tôi hy vọng rằng trong tương lai, khi trở về Việt Nam cầm quyền lãnh đạo, tôi sẽ không phụ lòng tin cậy của người Mỹ. Hoa Kỳ đối với tôi là một tổ quốc thứ hai.

Diệm nói không ngớt, chỉ ngừng lại lúc chiêu đãi viên mang thức ăn uống và thuốc lá đến, rồi lại tiếp tục say sưa, không để cho người lắng nghe nói chen vào.

Thomas kiên nhẫn nghe Diệm kể về mình và xem chừng nghe mãi đã mệt, mới lên tiếng hỏi:

- Ông nghĩ sao về tình hình hiện thời ở Việt Nam? Pháp có đánh bại được Việt Minh không?

Diệm không nghĩ ngợi, đáp liền:

- Một mình Pháp không giải quyết nổi đâu. Tôi nghĩ rằng để cho Pháp và Việt Minh cùng mệt mỏi trong cuộc chiến tranh kéo dài, đến lúc ấy Mỹ can thiệp vào giúp cho phe quốc gia chúng tôi đứng ra thì mới yên được. Đương đầu với Việt Minh chúng tôi có cả một khối gần hai triệu người công giáo và lực lượng quốc gia chống Cộng, không kể những người đang kháng chiến chống Pháp trong hàng ngũ Việt Minh, mà đa số không phải là cộng sản.

- Chương trình hoạt động của ông hiện thời như thế nào?

- Tôi đi Pháp, chờ xem thời cuộc thuận tiện sẽ trở về Việt Nam.

- Ông sẽ về nước để cầm quyền?

Diệm ngập ngừng một lúc rồi đáp:

- Tôi sẽ gặp Quốc trưởng Bảo Đại ở Pháp để bàn tính việc ấy.

Câu chuyện đứt ngang vì tiếng nói của máy phóng thanh trong phi cơ yêu cầu hành khách thắt lại dây nịt bụng vì phi cơ sắp hạ xuống phi trường Orly. Trong khi dụi điếu thuốc lá đang hút dở, Diệm để ý đến dòng chữ in đậm trên tờ nhựt báo Mỹ nói về chiến sự Việt Nam của đặc phái viên thường trực của hãng thông tấn Associated Press từ Hà Nội điện đi.

Tướng Cogny tuyên bố: "Bộ chỉ huy Pháp chắc chắn Việt Minh phải thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ. Chúng tôi đang chờ đợi các trận giao chiến ác liệt và lâu dài. Chúng tôi sẽ thắng".

*

*         *

Giữa lúc Ngô Đình Diệm từ chiếc phi cơ bước xuống Ba Lê, ở một góc núi rừng Việt Bắc, nhà văn Anh Graham Green cũng từ một chiếc máy bay nhà binh Pháp đặt chân lên lòng chảo Điện Biên Phủ.

Thung lũng này, người Thái vẫn gọi là Mường Thanh, dài mười bảy cây số, rộng năm cây, gồm có lối một trăm bản, dân số độ mười ngàn người ở theo dòng sông Nam Um chảy ngang. Trên các đỉnh núi cao lối 700 thước, rải rác những xóm người Mèo sinh sống bằng cách trồng cây thẩu.

Pháp đã biến vùng xa xôi yên tĩnh miền rừng núi Việt Bắc gần giáp Ai Lao thành một vị trí chiến lược, cho rằng kẻ chiếm giữ được Điện Biên Phủ sẽ chế ngự cả Việt Bắc, Thượng Lào và một vùng quan trọng Đông Nam Á. Đại tướng Navarre, vị tân Tổng tư lệnh quân đội ở Đông Dương tạo nên pháo đài nơi đây với chủ đích nhử quân địch kéo đến để tiêu diệt. Kế hoạch Điện Biên Phủ được tung ra để chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài từ tám năm nay.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #38 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 09:30:51 pm »

Cầu hàng không Hà Nội - Điện Biên Phủ chuyên chở binh sĩ, súng đạn, thiết giáp, trọng pháo, thực phẩm, thuốc men, dây kẽm gia biến nơi này thành một pháo dài khổng lồ thách thức đối phương một trận quyết định cuối cùng. Từ Ba Lê đến Sài Gòn, các giới cao cấp quân sự, chính trị Pháp đều đặt tin tưởng vào Điện Biên Phủ nơi xảy ra trận đánh quyết định, mà chiến thắng chắc chắn đã nắm trong tay. Báo chí Pháp in đậm những lời tuyên bố của Bộ chỉ huy Điện Biên Phủ: "Sẽ cho Việt Minh và mọi người biết rõ chúng tôi".

Nhà văn Graham Green trước khi đến viếng Điện Biên Phủ đã thu thập ghi được những con số chung quanh cuộc chiến tranh ở Việt Nam và nhận thấy từ lúc có triệu chứng Pháp sẽ thua trận, những công ty mỏ, xi-măng, dệt vải, đồn điền cao su đã lần lượt chuyển của cải và cổ phần đi các nơi khác trên thế giới. Số vốn Pháp còn để lại ở Đông Dương không bằng một năm tổn phí chiến tranh: sáu trăm tỷ và 100 thanh niên sĩ quan. Cứ mỗi ba năm phải hy sinh một khoá sĩ quan Saint Cyr vào chiến trường ở Việt Nam.

Từ ngày khởi chiến đến nay, Pháp đã mất 3 đại tướng, 6 đại tá, 18 trung tá, 69 thiếu tá, 341 đại uý, 1.140 trung uý và chuẩn uý, 2.683 hạ sĩ quan và 6.008 lính Pháp, 12.019 Lê dương, 14.090 quân địa phương, không kể trên 20.000 mất tích, 100.000 bị thương.

- Điện Biên Phủ sẽ đảo ngược tình thế! Chúng ta đang ở trên một căn cứ tấn công!

Những lời sôi nổi của đại tá chỉ huy De Castries đưa đến tai Graham Green trong khi bước vào câu lạc bộ sĩ quan.

Nhà văn Anh đang nhìn những đám mờ trên các ngọn núi chơm chởm bao chung quanh bỗng quay lại vì tiếng đấm bàn của De Castries sau khi quẳng tờ báo Le Monde xuống, giận dữ nói:

- Dám viết rằng Điện Biên Phủ là một cái hố sư tử. Thằng cha Robert Guillain láo thật!

Trước vẻ thắc mắc của Graham Green, vị chỉ huy Điện Biên Phủ dịu giọng lại:

- Ông là ký giả. Ông nên biết, nếu ông Guillain còn đến đây, ông ta sẽ không ra khỏi máy bay được đâu. Tôi sẽ cho bốn người cầm súng giữ lại. Thế mà ông ấy uống cô-nhắc của chúng tôi đấy!

- Đại tá này, tôi có biết Guillain…

- Viết rằng Điện Biên Phủ là một vận động trường mà Việt Minh chiếm những ghế trên một cái hố nhốt sư tử?

- Đó chỉ là một hình ảnh thôi. Với lại cũng khỏng hẳn là sai.

De Castries lại to tiếng:

- Thế ông cũng như những người khác nữa à? Hãy để cho chúng tôi yên tâm làm việc. Nếu Việt Minh tấn công, ông sẽ thấy chúng tôi đón tiếp ra sao. Tất cả đều sẵn sàng cả rồi. Ông thử lấy một chiếc xe Jeep đi mà xem. Đại tướng Navarre đã tuyên bố trước mặt tướng Ely rằng: "Điện Biên Phủ được chọn với tất cả sự thông suốt về quân sự, và chúng tôi sẽ thắng trận ở đây".

Trong khi quanh một vòng các cứ điểm phòng thủ, nhà văn Anh nhìn thấy máy bay rải truyền đơn như bươm bướm xuống các khu rừng núi chung quanh. Hỏi ra mới biết là vị chỉ huy Pháp đang khiêu khích đối phương, lặp lại những lời phát thanh từ Bộ tham mưu Điện Biên Phủ ngày đêm liên tiếp loan đi nhắn nhủ Việt Minh: "Các người còn đợi gì nữa mà không dành nếu các người không phải là quân hèn nhát? Chúng tôi đang đợi đấy. Chúng tôi đã sẵn sàng. Các người đông lắm mà, có giỏi thì lại đây?"

Ngồi bên cạnh sĩ quan phụ tá De Castries, trên chiếc xe Jeep chạy nhồi như sóng qua các điểm tựa, giữa mùi khói cay nồng của lá cây rừng đất cháy khai hoang lòng chảo Điện Biên Phủ, Graham Green nhớ đến hình ảnh cuộc chiến đấu mà ông Hồ Chí Minh đã mô tả cùng ký giả Mỹ, David Schoenbrun bên lề hội nghị Fontainebleau năm 1946: "Đây sẽ là một cuộc chiến đấu giữa cọp với voi. Nếu con cọp ngừng lại thì sẽ bị voi lấy ngà đâm. Có điều là cọp ban ngày lẩn vào rừng đến đêm lại hiện ra. Con cọp sẽ vồ lấy lưng voi mà cào xé từng mảnh thịt rồi lại lẩn trốn vào rừng. Như vậy con voi sẽ phải chịu chết vì kiệt sức và ra máu.

Green kể lại rồi hỏi sĩ quan phụ tá Seguins Pazzis:

- Navarre có lực lượng lớn lao tại đây như voi, song liệu có ngăn được con cọp Giáp đang chực vồ mình không?

- Ước mơ của đại tá De Castries và toàn Bộ tham mưu là dụ cho Việt Minh xuống lòng chảo này. Nếu họ xuống đây là bị vào tay chúng tôi. Cuộc va chạm có thể gay go, nhưng chúng tôi sẽ chặn đứng họ lại. Rốt cuộc chúng tôi sẽ có một mục tiêu tập trung để đập tan. Đại tướng Navarre cho rằng đây là một cơ hội bất ngờ để tiêu diệt Việt Minh: Sự thắng lợi là một người đàn bà chỉ tự hiến dâng cho ai biết cách chiếm đoạt.

Vào lúc này, cách Điện Biên Phủ nửa ngày đi, gần con đường nườm nượp những đoàn dân công và binh sĩ sư đoàn 316 đang đi qua, dưới một mái chòi khuất lẩn với lá cây rừng, một người đàn ông ngoài bến mươi, mặc áo quần nhà binh màu xanh, không mang phù hiệu đang lặng yên chăm chú vào tấm bản đồ lớn treo trước mắt. Mắt không rời địa đồ vòng đỏ quanh chữ Điện Biên Phủ, ông lên tiếng hỏi mấy người chung quanh, những sĩ quan Bộ tham mưu Tổng tư lệnh, rồi lại im lặng.

- Trận đánh quyết định sẽ xảy ra ở Điện Biên Phủ. Chúng ta sẽ chiến thắng tại đây, với bất cứ giá nào!

Con người vừa thốt ra câu ấy là tướng Võ Nguyên Giáp, cùng quê quán với Ngô Đình Diệm, cùng vùng cát trắng Quảng Bình.

Sĩ quan phụ tá ghi vội những lời nhật lệnh của Đại tướng Tư lệnh động viên binh sĩ và dân chúng, theo quyết định của Trung ương Đảng.

Trước đây, khi toàn thể Bộ tham mưu của tướng Võ Nguyên Giáp đều đồng ý về cuộc giao phong ở Điện Biên Phủ, mọi người đều nhận thấy những khó khăn, trở lực về địa thế rừng núi, thiếu đường vận tải. Kinh nghiệm của trận Na Sản vừa rồi nêu lên một câu hỏi lớn: làm sao có đủ lương thực để nuôi được cả sư đoàn và vận chuyển võ khí đến nơi?

Cục trưởng quân nhu đã không ngần ngại trả lời: "Phải huy động toàn thể nhân dân, kêu gọi đến sự hy sinh của tất cả mọi người; cần huy động năm chục ngàn dân công đàn ông và đàn bà, hàng ngàn con ngựa (mỗi con bằng bốn người gánh) hàng trăm chiếc thuyền chở những tấn gạo và đạn dược, xe cam nhông để chở trọng pháo, một số lớn xe đạp Peugeot đã mua sẵn từ Hà Nội biến thành xe thồ có thể mỗi chiếc chở được ba trăm ký… để đưa gạo và đạn dược đến tận nơi.

Trước quyết định quan trọng này, Trung ương Đảng đã nhóm họp khẩn cấp giữa các lãnh tụ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp ở một góc rừng Việt Bắc để biểu quyết.

Lúc ấy Nguyễn Hiền, tham mưu trưởng trung đoàn 57, thuộc sư đoàn 304 đang ở Thanh Hoá, sau những ngày hành quân tính đi bộ đã được lối một ngàn cây số, bỗng nhận được lệnh đi về phía Điện Biên Phủ. Khẩu hiệu mật từ đây phải đổi tên Điện Biên Phủ là Trần Đình, Đại tướng Giáp là Ngọc.

Cũng vào lúc bấy giờ ở Sài Gòn, Ngô Đình Diệm được tin phái bộ Pleven sang thanh tra tình hình quân sự ở Đông Dương, sau khi ghé thăm Điện Biên Phủ, trở lại Thủ đô miền Nam ngày 19 tháng 2 năm 1954, đã cùng đại tướng Ely ra Cấp. Tổng trưởng quốc phòng Pháp viện cớ đi nghỉ mát ở Vũng Tàu để cùng tướng Ely thảo một bản phúc trình, song sự thực đã hẹn hò gặp đại biểu Việt Minh để bàn bạc về việc chấm dứt chiến tranh.

Không gặp được người của đối phương gởi đến tiếp xúc, Pleven thất vọng đáp máy bay trở về Pháp, giữa lúc Ba Lê đang đón chờ mùa xuân.

Nhiều tin tức hốt hoảng truyền miệng sang tai ở trong hành lang quốc hội Pháp, Tổng trưởng quốc phòng Pleven triệu tướng Salan, thanh tra quốc phòng, trao cho xem bản phúc trình rồi hỏi:

- Có thể làm thế nào để cứu được Điện Biên Phủ?

Ngô Đình Diệm sau khi ghé Paris được tin trong hậu trường chính trị Pháp nói về cuộc hội nghị Genève đang sửa soạn, vội vã đáp xe lửa đi Bỉ.

Tại Bruxelles, Diệm đến ở nhà dòng Benedictine tại Saint André des Bruges, trung tâm của các giáo sĩ hoạt động tại Đông Nam.

Giữa lúc Diệm ráo riết vận động các giáo sĩ, chính khách ở trời âu thì Lệ từ Sài Gòn lên Đà Lạt, đến biệt điện Quốc trưởng. Người hầu cận bảo Lệ ngồi đợi ở phòng ngoài vì Quốc trưởng còn đang bận tiếp khách.

Những tiếng nói lớn từ bên trong vẳng đến tai Lệ, nghe giọng quen thuộc, khiến nàng không khỏi chú ý, lắng theo dõi:

- Đ. m! Xin lỗi Quốc trưởng, đ.m! Quốc trưởng phải để cho tôi bắn nát óc Phan Văn Giáo, vì hắn nói tôi là tướng cướp, Bình Xuyên là quân lâu la… Có phải như vậy là hắn phạm thượng, khi dễ cả Quốc trưởng không? Dù sao tôi cũng là thiếu tướng được Quốc trưởng ban cho… Mỗi ngày huê lợi của hai sòng Kim Chung và Đại Thế Giới tôi đều dâng đủ cho Quốc trưởng chi phí về công việc quốc gia. Vậy mà đ.m, thằng Giáo, xin lỗi Quốc trưởng, đ.m, nó dám bảo anh em Bình Xuyên tôi là bọn ăn cướp?

- Bảy Viễn đừng có nóng. Để ta xử cho. Này, kêu thằng Giáo vô đây ta biểu.

Sau câu nói của Bảo Đại, Lệ nghe một tiếng "dạ" rồi thảy người hầu cận tất tả đi ra, theo lối hành lang phía bên phải.

Một lát sau, Lệ trông thấy y trở lại với bà Từ Cung và Phan Văn Giáo theo sau: Lệ lễ phép đứng lên chào bà Từ Cung đi ngang qua và thấy họ Phan liếc nhìn nàng mỉm cười một cách ranh mãnh.

Từ bên trong khách thính biệt điện, Lệ nghe văng vẳng những câu nói đưa ra:

- Viễn, đưa cây súng đây cho ta.

Tiếp theo lời Bảo Đại, tiếng của bà Từ Cung cất lên:

- Thôi, các con cùng là anh em quốc gia với nhau, đừng có xích mích mà làm buồn lòng mẹ đây. Giáo nó có lỡ lời thì sẵn trước mặt Quốc trưởng với mẹ, xin lỗi Bảy Viễn đi, rồi anh em dừng có sinh sự với nhau nữa.

- Dạ, đ.m, xin lỗi Đức Bà, đ.m, xin lỗi Quốc trưởng! Tôi xách súng đi kiếm nó suốt cả buổi sáng nay, nếu không có Đức Bà và Quốc trưởng can thì tôi bắn chết mẹ nó rồi! Giáo, sao mày nói tao là ăn cướp trả lời cho tao nghĩ coi.

- Thôi, mẹ xin các con! Bỏ qua đi cho rồi. Trước mặt mẹ với Quốc trưởng, đừng có gây gổ nhau nữa!

- Giáo, Viễn, mẹ ta đã nói rứa, hai người không chịu hoà thuận với nhau răng?

Sau lời Bảo Đại, Lệ nghe tiếp những tiếng nói nhỏ của Phan Văn Giáo và Bảy Viễn làm lành bớt tay với nhau.

Mười phút sau, người hầu cận Bảo Đại ra mời Lệ vào gặp Quốc trưởng.

Lệ được giữ lại dùng bữa trưa hầu ngài ngự, và đến xế chiều, khi từ phòng riêng biệt điện ra về, sau mấy giờ ngả ngớn trong tay Quốc trưởng, Lệ mang theo lời hứa hẹn của Bảo Đại:

- Được trẫm sẽ cho Diệm về làm Thủ tướng, nhưng nhớ biểu Diệm phải trung thành với trẫm mới được.

Vào lúc Lệ thoả thích bước ra khôi biệt điện Quốc trưởng, lặng ngắm nắng chiều tắt dần trên rừng núi Đà Lạt, sương mờ đang phủ xuống thì ở một ngọn núi xa giữa khu rừng Việt Bắc, một thanh niên dừng bước lại giữa lưng chừng núi, đặng ngắm cảnh bên dưới thung lũng, sững sờ một lúc, rồi quay nhìn xuống phía đoàn người đông đảo đang khó nhọc hì hục kéo đẩy mấy khẩu trọng pháo lên dốc cao, một người thét lên:

- Điện Biên Phủ kia rồi!

Gã thanh niên vừa kêu lên, hí hửng khoa tay múa chân, là một chàng trai thuộc loại tếu của Hà Nội đã tham gia kháng chiến, hiện đang ở trong Bộ tham mưu trung đoàn 57. Thành phần tiểu tư sản và trí thức của anh, Nguyễn Hiền, đã làm cho người uỷ viên chính trị phê bình luôn, song đầu óc thông minh của người trai Hà Nội cần thiết cho công tác quân sự của đơn vị, nên Hiền vẫn được trọng dụng, và được phần đông anh em đồng đội chỉ biết "đánh Tây" thích thú.

Tiếng "Điện Biên Phủ kia rồi!" vừa thoát ra cửa miệng Hiền, như một luồng điện chuyền vào cả trung đoàn xô đẩy mấy "voi" và "trâu (tiếng lóng gọi đại bác lớn và nhỏ) lên dốc núi.

Mệt nhoài, thèm ngủ luôn mấy ngày đêm liền, thèm một thẻ đường đen hay kẹo chê lam, thêm đủ tất cả, muốn lăn nằm ngay cho bõ bao nhiêu ngày đêm lặn lội khó nhọc băng rừng trèo núi, nhưng Hiền chỉ muốn thức. Anh lấy cuốn sổ tay ở túi áo trên ra ghi: "4-2-1954 đến Điện Biên Phủ".

Hiền lặng yên ngắm thung lũng dưới ánh trăng lưỡi liềm, với những pháo đài kiên cố dưới đó có 12 tiểu đoàn tinh nhuệ của Pháp đang chờ đợi. Anh chú ý nhất đến ánh đèn quá sáng trên sân bay mà bao nhiêu năm nay anh chỉ thấy ngọn đèn dầu lạc hay bó đuốc trong đêm tối. Bên cạnh ánh sáng hơn cả ban ngày của phi trường Điện Biên Phủ, ngọn đèn nhỏ của Hiền làm bằng chiếc hộp đồng cũ đựng kẹo ho Valda với một ít bông gòn tẩm dầu hôi cùng chiếc van xe đạp làm ngọn bấc để thỉnh thoảng trong đêm hành quân dừng bước, thắp lên để viết nhật ký. Hiền thấy chẳng khác nào con đom đóm với mặt trăng, và không khỏi bật cười khi có ý nghĩ so sánh đó.
Logged
Cám_hn
Thành viên
*
Bài viết: 230


« Trả lời #39 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2008, 09:31:25 pm »

Biết bao gian khổ, ngày đi đêm nghỉ hay ngủ ngày đêm đi, từng chặng từ ba chục đến năm chục cây số, Hiền đã băng rừng, leo núi, lội suối trèo đêm, đi về phía Điện Biên Phủ. Đi từ hừng đông đến mặt trời lặn, hay từ chập tối đến sáng sớm để tránh máy bay. Hiền tự ví mình như một con kiến trong đàn kiến kiên nhẫn, cần cù, với túi gạo đầy quấn ngang bụng, ống tre đựng muối, bầu nước đeo một bên mình, ba-lô trên lưng, súng vác vai, tay cầm gậy, chân đi dép lốp xe hơi, vượt qua rừng rậm, tiến vào rừng sâu, đi giữa rừng già, bất kể ngày đêm, từng lúc bước nhịp theo tiếng hát quân hành, ăn cơm muối, uống nước suối, đến mỗi chặng nghỉ tự tay đào lấy hầm núp máy bay, quấn mình trong tấm vải ni lông rồi lăn ra ngủ như chết, mặc muỗi cắn, vắt đeo.

Gặp dòng sông, quãng suối tạm dừng chân, Hiền tưởng chừng như trút được bao nhiêu gánh nặng nhọc của đường dài sau khi ngâm cả người dưới nước lên.

Tiếng cười đùa hồn nhiên của các bạn đồng đội làm cho Hiến có cảm tưởng toán quân mình là một đoàn hướng đạo sinh đi cắm trại.

Có khi khúc sông rộn lên vì gặp gỡ các đoàn dân công tải gạo tiếp tế cho mặt trận.

Đặc biệt, các đoàn xe đạp thổ buộc thêm giá gỗ tre ở khung sắt, có thể chở nặng đến hơn 100 kí-lô, bằng cả chục dân công, ngang với sức của một con voi có thể kéo lên núi đá tai mèo. Hiền nghe nói có đến hai ngàn chiếc xe đạp Peugeot mua từ Hà Nội ra đang dùng để chở những đạn dược, lương thực, theo các con đường mòn đưa đến chiến trường Điện Biên Phủ. Cộng thêm với năm chục ngàn dân công tiếp tế gạo cho binh sĩ các sư đoàn đổ xô về đây.

Trong cuốn sổ tay hành quân Hiến đã ghi: "Bộ tham mưu Pháp có để ý rằng một chiếc xe đạp ta có thể biến thành một lợi khí chuyển vận được 300 kí-lô gạo hay đạn dược qua rừng núi không? Trường võ bị Tây phương có dạy họ đến yếu tố bất ngờ này không. Họ có nghĩ rằng "lòng tin có thể dời núi chuyển non thì sức người có thể vác cả "voi" từ dưới chân lên tới đỉnh núi không?"

Khi viết những lời này, đại uý Nguyễn Hiền ở Bộ tham mưu trung đoàn 57 cũng như bao nhiêu chiến sĩ vừa vượt qua đèo Pha Đin, phấn khởi gần kế Điện Biên, vì sắp được tham gia một trận đánh quyết định với Pháp.

Hò dô ta nào!

Kéo pháo ta vượt qua đèo.

Tiếng hát theo gió chiều thổi mạnh vẳng đến tai Hiến, anh không nhìn thấy toán người đang kéo đẩy trọng pháo bên kia triến núi, từ chiều đến giờ, cố hết sức vượt từng tấc một, để vác voi vào ổ đào sẵn trong lòng đá, chĩa xuống lòng chảo Điện Biên.

Những tiếng phụ hoạ "dô ta nào!" vang dậy lên sau câu hò đưa sức rồi im lặng theo sau. Hiền đoán biết nòng đại bác 105 ly đã đặt vào đích. Anh quay trở lại, về phía tiếng hát thấy các binh sĩ thuộc sư đoàn trọng pháo 351 từ hầm sâu đục trong núi đá chui ra, và đoàn quân 57 của anh đang giơ súng, giơ tay chào mừng đơn vị bạn. Hiến nhận thấy vẻ mặt mọi người biến đổi vì xúc động, và tự nhiên hai mắt anh chớp chớp, không giấu nồi sự cảm kích, rồi im lặng quay đi.

Điện Biên Phủ kia rồi?

Tối hôm ấy, sau khi đào xong hầm, Hiền mệt nhoài, song cũng chưa muốn lăn ra ngủ như các bạn chung quanh.

Dưới ánh trăng lưỡi liềm, anh lần bước đến chỗ cành lá nguỵ trang che khẩu đại bác sờ vào nòng thép 105 ly như không tin ở mắt mình.

Trên dốc đứng 45 độ, khẩu trọng pháo đặt trên bánh xe cao su có thể được chuyển vô ra khoảng hầm đào sâu trong lòng núi đá, không biết đã phải tốn bao nhiêu công sức mới mang lên được đây, mỗi giờ chỉ đẩy lẻ đi được 50 thước, một ngày không quá nửa cây số, và chỉ di chuyển trong ban đêm vì sợ máy bay quan sát nhìn thấy.

Hiền nghe kể lại có một chiến sĩ đã lăn xả người ra để chặn bánh xe đại bác khi bị đứt dây kéo bắt đầu lăn xuống dốc núi, và khi giữ được khẩu trọng pháo thì anh ta đã nát bẹp cả người.

Giờ đây, đứng bên cạnh khẩu đại bác, nhìn xuống khoảng rộng lớn đen tối của lòng chảo Điện Biên Phủ đang phủ sương mờ, Hiền có cảm tưởng như mình đang ở trong tổ loài chim phượng hoàng vẫn làm trên triền núi cao cheo leo, hiểm trở, chân người không đến được.

Lặng ngắm dưới kia, Hiền nhận thấy hàng rào dây thép gai chằng chịt, các khẩu trọng pháo ngẩng lên trời đen ngòm, rồi bỗng nhiên nhớ đến tờ truyền đơn anh nhặt được ở dọc đường hôm kia, có câu của De Castries, chỉ huy Điện Biên Phủ, nhắn bảo anh và các bạn là "quân hèn nhát".

Hiến quay về hầm, thao thức không ngủ với ý nghĩ trong đầu, anh đã ghi lại trong cuốn nhật ký hành quân: "Ngày mai đây sẽ thấy rõ ai hèn nhát. Đói, rét không sờn, chúng ta sẽ thắng".

Trong khi đó, ở trại Điện Biên Phủ như thường lệ, khắp nơi binh sĩ chơi bóng chuyền rồi đi tắm ở sông.

Vào giờ ăn tối, ở câu lạc bộ chỉ huy, đặc phái viên báo Dépêche du Midi(1) ngồi giữa các sĩ quan uống rượu và nói chuyện về tình hình.

- Dù sao nếu Việt Minh có trọng pháo…

- Nên biết rằng phải có cả một trung đoàn để đẩy một khẩu đại bác 75 ly lên một ngọn đồi. Muốn đem đại bác đến đây qua hàng trăm cáy số, phải tưởng tượng là có hằng hà sa số cu-li mới được.

Sĩ quan Bộ tham mưu De Castries trả lời rồi nói luôn:

- Nếu không đánh nhau thì sẽ là một bài học. Đây là một cơ hội độc nhất để đè bẹp Việt Minh.

Đại uý Capeyron chỉ huy đại đội 3, ngực đeo mề đay Lorraine xanh, dấu hiệu danh dự của quân đoàn 18, cất tiếng cười phụ hoạ:

- Chúng nó chắc có một hai khẩu đại bác gì đó, song phần lớn đại bác không nổ. Toàn nói dóc cả.

Đặc phái viên tờ Dépêche du Midi, Ren Mauriès lặp lại nguồn tin nói rằng, Việt Minh mỗi ngày chuyên chở từ năm đến sáu chục tấn tới Điện Biên Phủ và có bắt được ở một tù binh bản đồ một nơi che giấu đại bác, qua sự tiết lộ của tướng Cogny ở Hà Nội.

Đại tá Berteil tỏ vẻ ngạc nhiên, ngắt lời:

- Các phi công lái những chiếc Bearcat đã mạo hiểm bay sát sạt các vùng tình nghi đặt giàn trọng pháo, và những tấm hình chụp được không có gì chứng tỏ là có đại bác của Việt Minh cả.

- Nên phòng ngừa trọng pháo đối phương. Việt Minh có thể sử dụng đại bác như quân Tàu ở Cao Ly dưới các hầm xây tròn khéo che đậy và bắn trực xạ.

Đại tá Piroth, chỉ huy pháo binh trả lời ngay:

- Đại tá De Castries đã nghĩ đến rồi, Việt Minh có bộ binh bắn lợi hại thật, song bảo chúng có trọng pháo thì thật là chuyện phì cười. Nếu chúng có trọng pháo và đặt quanh đây, ta sẽ phá tan ngay phát đầu tiên của chúng bắn ra, còn máy bay của chúng ta nữa để làm gì mà không dội bom luôn cho tan? Dù cho chúng có đặt được đại bác đi nữa thì có được bao nhiêu phát đạn để bắn ra? Chỉ đợi cho chúng bắn hết đạn cũng chẳng mấy chốc.

Tiếng cười của trung tá Gaucher, chỉ huy các tiểu đoàn Lê dương vang lên:

- Việt Minh có trọng pháo thiệt mà? Song hình như những đại bác 105 ly của chúng đều làm bằng gỗ!

Ký giả Ren Mauriês kết thúc buổi mạn đàm quân sự bằng câu nhắc lại của Tổng trưởng quốc phòng Pleven vừa ghé viếng Điện Biên Phủ mới đây: "Nước Pháp đang để mắt đến các bạn…".

Bên tai đặc phái viên Pháp như còn văng vẳng tiếng nói của Pleven trả lời mấy nhà báo tại Nhà Pháp ở Hà Nội vừa rồi.

Đáp lại Brigitte Fiang hỏi có sợ những khó khăn do tin hội nghị Genève sắp họp không, vị Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã nói rất gọn:

- Việt Minh không thể nào thắng được đâu, cô ơi! Nếu tôi ở địa vị của Giáp, tôi sẽ hết sức lo âu chính vì tin hội nghị Genève sắp nhóm.

Ký giả báo Dépêche du Midi cũng liên tưởng đến cuộc họp báo ở Sài Gòn vừa qua của đại tướng Navarre.

Đặc phái viên nhựt báo Le Monde, Robert Guiltain đã tiết lộ việc bắt được các tin tức của Việt Minh về kế hoạch tiếp tế gạo cho 90.000 người ở Việt Bắc, trong số có 70.000 chung quanh Điện Biên Phủ. Một tin khác nữa của Bộ chỉ huy Pháp nhận được cho hay Việt Minh sẽ tấn công Điện Biên Phủ trong đêm 13 rạng ngày 14 tháng ba 1954. Và lực lượng binh sĩ cùng phương tiện của đối phương biết được là: 27 tiểu đoàn lục quán, 20 đại bác 105 ly, 18 đại bác 75 ly, 80 trọng pháo 37, 100 đại liên phòng không 12 ly 7, không kể số súng cối. Số đạn dược tối thiểu: 5.000 đạn đại bác 75, 15.000 đạn đại bác 105, 44.000 đạn 37 ly D.C.A(2), 24.000 đạn moóc-chê trong số có 8.000 viên cỡ 120, và 200 tấn khí cụ chở tới khoảng từ 8 đến 15 tháng ba này. Về lương thực, mỗi ngày có đến 60 tấn.

Cục Quân nhu đã tải đến hai tấn thuốc men và nhiều cáng thương binh.

Trước những con số của Phòng Nhì quân đội viễn chinh Pháp đã tiết lộ nhà báo nêu câu hỏi, đại tướng tư lệnh Navarre, cha đẻ kế hoạch Điện Biên Phủ chỉ lạnh lùng đáp:

- Việt Minh đã đến cực điểm tham vọng của chúng và vừa chứng tỏ rạng chúng đã vượt quá những khả năng của họ. Điện Biên Phủ đã được chọn làm chiến trường và ta nắm tất cả sự hiểu biết về quân sự, cho nên chính tại đây chúng ta đã chiến thắng.

Đang lúc đồn luỹ Điện Biên Phủ ở trong thế chờ đợi; sáng rực giữa đêm tối vì những trái hoả châu của máy bay thả xuống như một đám cháy lớn thảy rõ cả ngọn cả lá cây, thì cách đó ba trăm cây số đường thay vào lúc trăng lặn khi 2 giờ sáng đêm mồng 4 rạng ngày 5 tháng tư, phi trường Gia Lâm bị một toán Việt Minh xung phong giả dạng làm phu đột nhập đặt chất nổ phá huỷ lối mười phi cơ vận tải và một xưởng sửa chữa máy bay. Rồi tiếp đến đêm sau, sân bay quân sự ở Cát Bi gần Hải Phòng cũng bị phá hoại mất 4 chiếc B26 và 6 chiếc Morane giữa vòng canh giữ của lính Lê dương.

Cũng trong hai đêm này, ở Sài Gòn nhân dịp Nhu đi Vĩnh Long gặp người anh giám mục, Lệ đi nhảy suốt sáng với đại tá Trần Văn Đôn, người tình thứ hai trong quân đội, sau tướng Nguyễn Văn Hinh mà nàng hy vọng lôi cuốn để ủng hộ cho ghế Thủ tướng của anh chồng nàng trong nay mai.

Cùng lúc ấy, ở Ba Lê trời đã sáng - vì cách bảy giờ với Việt Nam - hoàn thân Bửu Lộc, Thủ tướng đương thời gặp ngoại trưởng Bidault để điều đình về việc Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam, ngập ngừng nói:

- Tôi sang đây để điều đình. Lập trường của Việt Nam trong cuộc thương thuyết này, tôi có thể tóm tắt là: hoàn toàn độc lập, tự chủ toàn diện, rồi liên hiệp với Pháp.

Trong giờ này, tại vùng ngoại ô Ba Lê, Diệm đang chăm chú đọc nhựt báo Le Monde, bài của đặc phái viên từ Sài Gòn điện về. Từ hôm được tin hội nghị tứ cường nhóm ở Berlin, Mỹ - Nga - Anh - Pháp đồng ý mở hội nghị quốc tế về Đông Dương, Diệm vội từ Bruxelles đi Ba Lê để theo dõi tình hình.

Qua báo chí và các cuộc tiếp xúc, Diệm nhận thấy rõ là hôm Mỹ tỏ thái độ dè dặt qua lời xác định của Tổng thống Eisenhower không muốn bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh toàn diện ở Đông Dương hoặc Đông Nam Á, Pháp càng xúc tiến mở cuộc thương thuyết. Những cố gắng của Thủ tướng Laniel vận động với Luân Đôn và Hoa Thịnh Đốn chấp nhận nguyên tắc tìm kiếm một giải pháp ở Đông Dương, qua sự trung gian của Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa, đã được ngoại trưởng Dulles và Eden chú trọng. Cuộc gặp gỡ tứ cường ở thủ đô nước Đức phân ly trở thành cơ hội tốt cho ông Bidault lôi cuốn Molotov thoả thuận với Tây phương để đem lại hoà bình ở Đông Dương. Hội nghị định họp tại Genève ngày 26 tháng tư, và sẽ mời những đại biểu của Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Trung Cộng và các quốc gia liên hệ.

Bản thông cáo hội nghị tứ cường loan đi thì Diệm đến Ba Lê, được lời hứa hẹn của ngoại trưởng Dulles, đảm bảo vận động cho Diệm về nước làm Thủ tướng, một khi Pháp bắt đầu thoả hiệp với Việt Minh tại Genève.

Cũng vào lúc ấy, tại Mạc Tư Khoa, phái viên của Thủ tướng Laniel, nghị sĩ xã hội Alain Savany từ Ba Lê qua, gặp đại sứ Việt Minh Nguyễn Lương Bằng, đề nghị muốn tiếp xúc với ông Hồ Chí Minh.

Nhà du thuyết Pháp chỉ nhận được các câu trả lời mơ hồ:

- Chủ tịch chúng tôi còn đợi xem tình hình quân sự tiến triển ra sao đã rồi sẽ tiếp chuyện ông.

Câu nói lạnh lùng như gió tuyết ở Công Trường Đỏ thổi bên tai nghị sĩ xã hội Savany, khiến ông ta thất vọng đứng lên. Nhà du thuyết Pháp không khỏi chua xót nhớ lại lời của ngoại trưởng Bidault mới tháng trước đây đã ngăn cản cuộc hành trình thương thuyết còn văng vẳng:

- Hồ Chí Minh đã gần đến chỗ phải đầu hàng, chúng ta sắp đánh bại ông ta. Đừng có tiếp thêm sức cho ông ta bằng các tiếp xúc kiểu này.

Cũng vào thời gian này, tại Hạ nghị viện Pháp, cuộc tranh luận về Đông Dương vừa chấm dứt.

Thủ tướng Laniel đã được tín nhiệm với 333 phiếu thuận và 271 phiếu chống.

Bước vào phòng làm việc, Thủ tướng Laniel và Bộ trưởng quốc gia liên kết Marc Jacquet đều nhìn thấy trên bàn giấy tập phúc trình của đại tướng Ely, Tổng Tham mưu trưởng quân lực, đại tướng Blanc, Tham mưu trưởng lục quân, và đại tướng Fay, Tham mưu trưởng không quân vừa đi thanh tra các mặt trận ở Đông Dương và nghiên cứu tình hình quân sự tại chỗ.

Cả ba vị tướng đều đưa ra một kết luận chung rất rõ ràng: mặc dầu tướng Navarre có những phương tiện quan trọng về hải lục không quân, cũng không thể đạt đến một quyết định quân sự được nữa.

Quân đội viễn chinh có được tăng cường lớn lao thêm cũng không thể thay đổi được tình thế. Vả lại, nỗ lực quân sự của chính quốc đã hết mức rồi. Tất cả những gì lúc này Pháp có thể mong ước là tạo ra những điều kiện quân sự thuận lợi nhất để giải quyết cuộc chiến tranh bằng một giải pháp quân sự.

Đại tướng Blanc quyết liệt nhấn mạnh: phải tìm giải pháp cho vấn đề Đông Dương ngay trong năm 1954, vì nước Pháp đã suy kiệt về vật chất cũng như tinh thần, nhất là thiệt hại về sĩ quan và hạ sĩ quan ngày một thêm nặng nề. Tiếp tục chiến đấu ở trung châu, mồ chôn binh sĩ chúng ta, sẽ là một tội ác đối với quân đội chúng ta, cũng như đối với dân chúng không đánh nhau.

- Theo ý tôi, cần tìm một giải pháp có thể giúp chúng ta rút ra khỏi "tổ ong vò vẽ Bắc Việt" và dồn lực lượng về Ai Lao và phần đất Việt Nam ở dưới con đường Đông Hà - Savanakhet, có thể bình định được. Phải thương thuyết theo giải pháp đó và tôn trọng những cam kết của chúng ta với sự thoả thuận của Việt Nam, quốc gia bên cạnh, vừa duy trì được ưu thế quân sự của chúng ta.

Tướng Blanc đã nói lên ý nghĩ chung của các vị tướng lãnh cao cấp vừa ở Đông Dương về, phù hợp với đề nghị của Tổng trưởng quốc phòng Pleven vừa phúc trình: cần phải vận dụng tất cả mọi khả năng có thể đưa đến hội nghị Genève để tìm một giải pháp phải chăng cho chiến tranh Đông Dương.

Thủ tướng Laniel nhận thấy không còn trì hoãn được nữa, đang nhờ có dịp lên tiếng thì gặp ngay cơ hội để quyết định thái độ: Thủ tướng Ấn Độ Nehru đề nghị một cuộc ngừng bắn ở Đông Dương.

Triệu tập liền Quốc hội, Thủ tướng Laniel đưa ra những điều kiện để ngừng bắn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM