Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:31:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử quân sự các nước Đông Nam Á  (Đọc 96235 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #100 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 06:34:21 pm »

Kế hoạch giáo dục quốc phòng là bộ phận cấu thành quan trọng của chính sách quân dịch Xingapo. Giáo dục quốc phòng có hai mục đích: một là, giáo dục ý thức đoàn kết toàn dân trong xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc như ở Xingapo, tiến tới xây dựng Xingapo thành một quốc gia "hùng mạnh, thống nhất trong sự đa dạng"; hai là, giáo dục trách nhiệm bảo vệ đất nước, bảo vệ thành quả mà nhân dân Xingapo đã giành được cho mọi công dân, đặc biệt là những người đã và sẽ tham gia quân dịch. Đối tượng giáo dục quốc phòng là tất cả những ai tham gia quân dịch, học sinh và một số công chức, viên chức chính phủ và các doanh nghiệp, v.v...


Kế hoạch giáo dục quốc phòng đối với những người đang tham gia quân dịch chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn huấn luyện quân sự cơ bản: tân binh được truyền thụ các kiến thức cơ bản về quân sự và các kiến thức chung có liên quan để họ hiểu rõ ý nghĩa phục vụ quân dịch, hiểu rõ vai trò của lực lượng vũ trang trong bảo vệ an ninh và phát triển kinh tế đất nước. Thời gian huấn luyện quân sự cơ bản kéo dài 3 tháng.

+ Giai đoạn huấn luyện giữa kỳ: quân nhân được bồi dưỡng nâng cao kiến thức quốc phòng, chiến lược và sách lược phát triển lực lượng vũ trang Xingapo trong hiện tại cũng như tương lai. Bên cạnh đó, quân nhân còn được nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến môi trường an ninh trong nước cũng như trên thế giới, v.v... Thời gian huấn luyện giữa kỳ kéo dài 18 tháng.

+ Giai đoạn trước khi xuất ngũ: làm cho quân nhân hiểu được trách nhiệm của quân nhân dự bị cũng như quân nhân tại ngũ. Chủ đề của giáo dục giai đoạn này là “Mỗi người dân Xingapo đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp vào việc bảo vệ Xingapo". Thời gian huấn luyện giai đoạn này kéo dài 3 tháng.


Giáo dục quốc phòng cho học sinh: Đối tượng là tất cả học sinh trong các trường phổ thông. Mục đích là làm cho học sinh nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ Xingapo; giúp cho những học sinh sắp tham gia quân dịch chuẩn bị tốt về tư tưởng và thể lực. Thời gian giáo dục quốc phòng cho học sinh thường kéo dài 2 tuần trong một năm học.


Ngoài hai đối tượng kể trên, hàng năm Xingapo còn tổ chức nhiều lớp giáo dục quốc phòng cho hàng nghìn người, là những người đứng đầu các tổ chức, cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, v.v...


Trong hơn 30 năm thực hiện chính sách quân dịch, Xingapo không chỉ xây dựng được một quân đội hùng mạnh, đủ sức đảm đương nhiệm vụ bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước, mà còn tạo ra những lớp cán bộ có trí tuệ bản lĩnh và năng lực, đã và đang đảm đương nhiều trọng trách trong các cơ quan nhà nước, quân đội và trong cả các doanh nghiệp.


Ngoài chính sách quân dịch, một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thành công của Xingapo trong việc xây dựng và phát triển quân đội cũng như phòng thủ đất nước đó là Chính sách phòng thủ toàn diện.


Chính sách phòng thủ toàn diện là nền tảng của chính sách quốc phòng Xingapo, bao gồm 5 bộ phận: phòng vệ tâm lý, phòng vệ xã hội, phòng vệ kinh tế, phòng vệ dân sự và phòng vệ quân sự.


Phòng vệ tâm lý, là xây dựng cho người dân ý chí vì sự nghiệp quốc phòng của đất nước, sẵn sàng đứng lên bảo vệ Tổ quốc trước bất kỳ cuộc xâm lăng nào từ bên ngoài, dưới bất kỳ hình thức nào. Với "phòng vệ tâm lý", mọi người dân Xingapo đều tin tưởng vào tương lai của đất nước, của dân tộc, vào chính bản thân mình và vào toàn thể nhân dân Xingapo. Để xây dựng nền tảng vững chắc cho phòng thủ tâm lý, Chính phủ Xingapo đã áp dụng nhiều biện pháp ổn định và phát triển xã hội, tạo nên một xã hội thịnh vượng, công bằng và văn minh.


Phòng vệ xã hội, là tạo điều kiện để mọi người dân chung sống với nhau hoà hợp, cùng công tác, cùng sinh hoạt và vui chơi. Với một xã hội đa sắc tộc, đa văn hoá và tôn giáo như Xingapo, phòng vệ xã hội là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó giúp mọi người quan tâm tới nhau hơn, cùng nhau đoàn kết nhất trí vì lợi ích chung của dân tộc và quốc gia.


Phòng vệ kinh tế, là đảm bảo cho nền kinh tế đất nước hoạt động một cách năng động, linh hoạt, không bị tê liệt và có khả năng chuyển nhanh sang nền kinh tế thời chiến khi bị ngoại xâm; đảm bảo mọi nguồn tài nguyên của đất nước được huy động một cách nhanh nhất khi chiến tranh xay ra.


Phòng vệ dân sự là để bảo vệ chắc chắn sinh mạng của người dân, đảm bảo cho người dân vẫn có thể sinh hoạt bình thường trong điều kiện chiến tranh. Nghĩa là, Chính phủ phải có nguồn dự trữ dồi dào các loại nhu yếu phẩm như lương thực, thuốc men, quần áo, nhiên liệu, v.v... Có phòng vệ dân sự, nhân dân có sức mạnh và niềm tin vào thắng lợi trước sự tiến công của kẻ thù, nâng cao chí khí và củng cố mềm tin của những người đang chiến đấu trên tiền tuyến, tạo nên một hậu phương chiến tranh vững chắc, v.v...


Phòng thủ quân sự, là đảm bảo cho quân đội được huấn luyện và trang bị tốt; công nghiệp quốc phòng có khả năng cung cấp đầy đủ vũ khí, đạn dược cần thiết cho quân đội; hàng ngũ lãnh đạo trong và ngoài quân đội có năng lực, nhân dân và binh sĩ trong cả nước có tinh thần đoàn kết, sẵn sàng xả thân vì sự tồn vong của dân tộc.


Cùng với chính sách quân dịch, chính sách phòng thủ toàn diện được Xingapo áp dụng nhất quán từ những năm 60 của thế kỷ trước đã tạo cho nước này có được một quân đội mạnh, một nền quốc phòng và an ninh vững chắc. Những nhân tố đó cũng đã góp phần to lớn biến Xingapo từ một thương cảng nhỏ bé thành một quốc gia có vị trí và vai trò xứng đáng trong khu vực và trên thế giới.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #101 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 06:35:23 pm »

Bước vào thập niên 90 thế kỷ XX, chính sách quốc phòng - an ninh của Xingapo đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh việc tiếp tục củng cố mối quan hệ quân sự truyền thống với các nước đồng minh, Xingapo đã nhanh chóng cải thiện và mở rộng quan hệ quân sự với các nước mà trước đây Xingapo đã thực hiện chính sách đối đầu. Sự thay đổi trong chính sách quốc phòng và an ninh của Xingapo thời kỳ này bắt nguồn từ các yếu tố sau:


Những thay đổi của tình hình thế giới cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, đặc biệt là xu thế hoà hoãn giữa hai siêu cường Xô-Mỹ và tiếp đến là sự kết thúc của trật tự thê giới hai cực đã tác động rất lớn đến Xingapo. Là một nước được hưởng nhiều "ưu đãi" do sự đối đầu Xô-Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Xingapo đã mất đi những lợi thế đó khi trật tự này bị sụp đổ.


Những thay đổi ở khu vực Đông Nam Á cuối thập niên 80 cũng đã tác động không nhỏ đến chính sách đối ngoại nói chung và quốc phòng-an mình nói riêng của Xingapo. Hơn nữa, trật tự thế giới hai cực sụp đổ đã giúp các nước Đông Nam Á thoát khỏi sự chi phối của sự đối đầu Xô-Mỹ, đồng thời tạo điều kiện để các nước nhìn nhận nhau một cách khách quan và thân thiện hơn trên cơ sở lợi ích chung của khu vực và của mỗi nước. Chính trong điều kiện đó, Xingapo cũng đã tìm ra cho mình một chính sách quốc phòng và an ninh phù hợp. Điều đó được thể hiện trên những điểm cơ bản sau:


Trên lĩnh vực đối ngoại quân sự, từ những năm 90 đến nay, Xingapo vẫn chú trọng đến quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ. Trong bối cảnh Đông Nam Á thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, bên cạnh xu thế chủ đạo là hoà bình, hợp tác và phát triển, vẫn còn tồn tại những nhân tố gây mất ổn định, Xingapo cho rằng, sự có mặt quân sự của Mỹ ở khu vực là cần thiết và đi đầu trong việc hoan nghênh Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng quân sự của mình trong khu vực. Tháng 11 năm 1990, Xingapo và Mỹ đã ký thoả thuận (MOU), theo đó, Xingapo sẵn sàng để Mỹ tiếp tục sử dụng căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình và phục vụ hậu cần cho hải quân Mỹ. Thỏa thuận này còn cho phép một số đơn vị hậu cần của hải quân Mỹ được thành lập ở Xingapo (năm 1992); máy bay chiến đấu Mỹ định kỳ triển khai tới Xingapo tham gia diễn tập; chiến hạm Mỹ được phép cập cảng quân sự của Xingapo, v.v... Hiện nay, Mỹ vẫn là nước cung cấp vũ khí và các trang thiết bị quân sự hiện đại cho Xingapo.


Bên cạnh việc củng cố mối quan hệ quân sự truyền thống với Mỹ, Xingapo còn mở rộng quan hệ quân sự với các nước Tây Âu, Nhật Bản, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á-thái Bình Dương, các nước ASEAN như: Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Việt Nam, Trung Quốc, Ôxtrâylia... Những năm gần đây, ngoài tham gia các cuộc tập trận chung với Mỹ, Xingapo còn tiến hành các cuộc tập trận chung với Brunây, Malaixia; cùng với Inđônêxia tiến hành khai thác và phát triển căn cứ không quân Siabu ở Pekan Ba ru trên đảo Xumatơra, v.v... Từ nam 1989, hàng năm Xingapo đã cử hơn 400 quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Namibia, Campuchia, Ăngôla, Côoét, v.v...


Trên lĩnh vực đối nội quân sự, Xingapo tập trung đầu tư phát triển lực lượng vũ trang nói chung và quân đội nói riêng theo hướng hiện đại hoá, đủ sức đối phó với các cuộc chiến tranh công nghệ cao. Từ những năm 90, ngân sách quốc phòng Xingapo liên tục tăng. Nếu như 1992, ngân sách quốc phòng là 2,5 tỉ USD, thì đến 1999 lên tới 4,2 tỉ USD, chiếm 6% GDP. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự trong khu vục và trên thế giới, tỉ lệ đầu tư cho quốc phòng của Xingapo vào loại cao và nhanh nhất khu vực gấp 4 lần Inđônêxia và gấp 2 lần Malaixiai1 (Văn minh tinh thần Xingapo (Sách tham khảo), Nxb Chính trì quốc gia, Hà Nội, 1997. tr.166).


Bên cạnh việc đầu tư những khoản tài chính lớn cho quốc phòng, Xingapo còn tập trung cải tổ bộ máy tổ chức trong quân đội theo hướng chính quy, hiện đại, cơ động và hiệu quả. Năm 1992, đơn vị bộ binh hợp thành cấp sư đoàn đầu tiên trong Quân đội Xingapo ra đời, đánh dấu bước phát triển về chất trong Quân đội Xingapo. Lực lượng hải quân đã được trang bị các tàu khu trục, tàu ngầm, tàu đổ bộ, v.v... Đặc biệt, còn được giao nhiệm vụ bảo vệ toàn bộ mạng lưới thông tin của Xingapo. Lực lượng không quân Xingapo được coi là hiện đại nhất trong số các nước ASEAN, thậm chí hơn cả Việt Nam, nước đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm với cả Pháp và Mỹ. Vào những năm cuối thập niên 90, không quân Xingao đã được trang bị các loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Mỹ như: F-16A/B; F-16C/D; F-5S; F-5F, v.v...


Một hướng ưu tiên khác được Xingapo hết sức coi trọng trong chiến lược phát triển quân đội là phát triển nguồn nhân lực. Từ năm 1994, Xingapo bắt đầu thay đổi một số điều khoản trong "Chính sách quân dịch". Theo đó, lực lượng "dự bị" trước đây nay được đổi thành lực lượng “trực chiến", và nếu như trước đây, lực lượng này chỉ được triệu tập huấn luyện quân sự trong nước vài tuần mỗi năm, thì nay vài năm một lần họ được gửi đến Đài Loan, Thái Lan, Miến Điện hoặc Ôxtrâylia để tham gia tập trận cấp lữ đoàn hoặc thực hành bắn đạn thật cấp tiểu đoàn. Cũng từ năm 1994, Xingapo bắt đầu cấp học bổng du học ở Oxbridge và các trường đại học khác của Anh và Mỹ cho một số học viên sĩ quan ưu tú; họ được tham gia những khoa học chính khoá về khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật hoặc chuyên môn tại các trường này. Trong những năm học đại học, ngoài học bổng trang trải cho tất cả chi phí, họ còn được nhận đầy đủ lương bổng của một trung úy, với điều kiện phải cam kết phục vụ quân đội ít nhất 8 năm sau khi tất nghiệp. Trong thời gian phục vụ quân đội, họ tiếp tục được gửi đến Anh, Mỹ đào tạo ít nhất 3 khoá. Khoá đầu tiên được huấn luyện để trở thành các chuyên gia pháo binh, tăng thiết giáp, hoặc thông tin, v.v...; khoá thứ 2 được đào tạo công tác tham mưu và chỉ huy, và cuối cùng là họe về quản lý hành chính hoặc quản trị kinh doanh ở một trong những trường đại học hàng đầu của Anh, Mỹ như Harvard hoặc Stanfort, v.v... Kết thúc 8 năm phục vụ quân đội số sĩ quan trên có thể tự nguyện ở lại quân đội hoặc có thể chuyển sang các cơ quan dân chính làm nhân viên hành chính ngạch công chức cao cấp, tham gia hội đồng lập pháp hoặc chuyển sang khu vực tư nhân, v.v...


Với cách đào tạo như vậy, trong bơn 10 năm, Xingapo đã tích lũy được hàng trăm sĩ quan ưu tú; họ không chỉ là lực lượng nòng cốt cho quân đội mà sau đó còn trở thành các quan chức cấp cao của Chính phủ Xingapo như trường hợp Lý Hiển Long - Thủ tướng Xingapo hiện nay là một ví dụ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #102 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 06:36:52 pm »

III. Quân đội cộng hoà Xingapo từ năm 2000 đến nay - cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng

Để phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới và trong khu vực, trong những năm gần đây, Quân đội Xingapo đã phát triển các quan hệ quốc phòng song phương và đa phương thông qua việc trao đổi các phái đoàn quân sự cấp cao và các cuộc tập trận với sự tham gia của nhiều nước, có cả các nước châu âu. Năm 2000, Bộ Quốc phòng Xingapo đã đón tiếp hàng trăm đoàn quân sự cao cấp nước ngoài; tham gia 80 cuộc diễn tập quân sự song phương và đa phương; đăng cai tổ chức diễn tập tàu ngầm cửu hộ của lực lượng hải quân châu Á-thái Bình Dương. Trong vài năm gần đây, Xingapo đã cử hàng trăm quân tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc ở 12 nước khác nhau trên thế giới1 (Báo Quân đội nhân dân cuối tuần, số ra ngày 5-8-2001, tr.3)v.v...


Theo các tài liệu đã được công bố2 (Asean Defence Yearbook; Jane s World Armies - lssue 5, June 2005) tính đến năm 2005, tổng quân số trong Quân đội Xingapo khoảng 72.000 người, lực lượng dự bị khoảng 108.000 người. Trong đó:


Lục quân Xingapo có khoảng 50.000 quân (15.000 quân nhân chuyên nghiệp, 30.000 lính nghĩa vụ) được biên chế thành 5 sư đoàn, gồm 3 sư đoàn bộ binh hợp thành là các sư đoàn 3, 6, 9 và 2 sư đoàn dự bị là Sư đoàn 21 và Sư đoàn 25.


Sư đoàn bộ binh số 3 (Sư đoàn Mãnh Hô) có sở chỉ huy đóng tại Jurong Camp 2 gồm: Lữ đoàn bộ binh số 3 đóng tại Bukit Panjang với các tiểu đoàn bộ binh số 2 đóng tại Amoy Quen, tiểu đoàn bộ binh số 5 đóng tại Bukit Panjang, tiểu đoàn bộ binh 178; Lữ đoàn bộ binh số 5 và Lữ đoàn thiết giáp số 8.


Sư đoàn bộ binh số 6 (Sư đoàn Mãng Xà) có sở chỉ huy đóng tại Tanjong Gul gồm: Lữ đoàn bộ binh số 2 đóng tại Changi, với các tiểu đoàn bộ binh số 1 đóng tại Guilemart, tiểu đoàn bộ binh số 4 đóng tại Bedok; Lữ đoàn bộ binh số 9 và Lữ đoàn thiết giáp số 56.


Sư đoàn bộ binh số 9 (Sư đoàn Báo Gấm) có sở chỉ huy đóng tại Selarang gồm: Lữ đoàn bộ binh số 10, với các tiểu đoàn bộ binh số 3 đóng tại Bedok, tiểu đoàn bộ binh số 6 đóng tại Tanjong Gul, tiểu đoàn bộ binh 188; Lữ đoàn bộ binh số 12 và Lữ đoàn thiết giáp số 54.


Sư đoàn bộ binh dự bị số 21 có sở chỉ huy đóng tại Dieppe gồm: Lữ đoàn bộ binh cảnh vệ số 7 có sở chỉ huy đóng tại Kranji với các tiểu đoàn cảnh vệ; Lữ đoàn bộ binh số 15 và Lữ đoàn bộ binh số 17.


Sư đoàn bộ binh dự bị sô 25 có sở chỉ huy đóng tại Dieppe gồm: Lữ đoàn bộ binh số 6 và Lữ đoàn bộ binh số 11.


Ngoài các sư đoàn kể trên, trong lực lượng lục quân Xingapo còn có một số tiểu đoàn pháo binh và công binh như: tiểu đoàn pháo binh 20, 21, 23, 24; các tiểu đoàn công binh 30, 35, 36, 38.


Không quân Xingapo có khoảng 13.000 quân (3.000 lính nghĩa vụ), biên chế thành 8 đại đội máy bay chiến đấu một đại đội máy bay trinh sát, 3 đại đội máy bay vận tải 6 đại đội máy bay trực thăng. Tổng cộng có 155 máy bay chiến đấu, 12 máy bay trinh sát, 73 máy bay lên thẳng. Lực lượng phòng không có 12 tên lúa Hawk cải tiến, tên lửa không đối đất AIM-9J/P và tên lửa không đối đất AGM-65B (Maverick). Xingapo còn dự định mua thêm các loại máy bay trực thăng hiện đại như: CH-47D của Mỹ, AS-550 của Pháp và E-2C của Hà Lan, v.v...


Hải quân, có khoảng 9.000 quân, được biên chế thành 2 hạm đội và 3 bộ tư lệnh. Hạm đội 1 gồm những tàu tiến công, tàu tuần tiễu mang tên lửa. Hạm đội 2 gồm các tàu chi viện, tàu đổ bộ, tàu vận tải nhỏ và tàu đánh cá vũ trang. Hai hạm đội này đóng ở hai căn cứ hải quân của Xingapo với tổng cộng 51 tàu các loại, trong đó có 4 tàu ngầm.


Ba bộ tư lệnh thuộc lực lượng hải quân Xingapo gồm: Bộ tư lệnh duyên hải (COSCOM), Bộ tư lệnh hậu cần (NALCOM), Trung tâm huấn luyện và đào tạo hải quân (TRACOM).


Bộ tư lệnh duyên hải, thành lập năm 1988, gồm 4 tàu tiến công "Bedok"; 12 tàu tuần tiễu ven bờ và một số tàu tuần tiễu ngoài khơi. COSCOM có nhiệm vụ bảo vệ vùng lãnh hải của Xingapo. Ngoài ra, lực lượng này còn có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng tàu đánh cá, lực lượng cảnh sát biển, tuần tra chống hải tặc, bảo vệ nguồn lợi hải sản, tài nguyên trên thềm lục địa Xingapo.


Bộ tư lệnh hậu cần, thành lập năm 1986, có nhiệm vụ đảm bảo mọi nhu cầu thiết yếu cho lực lượng hải quân Xỉngapo, kể cả vũ khí và trang bị. Các đơn ví thuộc NALCOM gồm: Căn cứ duy tu và bảo dưỡng tàu ở Tuas và Brani, khu quân cảng Tuas và Brani; Căn cứ hải quân Tuas và Brani, Trung tâm y tế hải quân Tuas và Brani; Căn cứ vận tải và vật hếu hải quân; Trung tâm toán máy tính hải quân và các hải đội tàu chiến đấu.


Trung tâm huấn luyện và đào tạo hải quân, thành lập năm 1971, nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo lực lượng rà phá bom mìn trên biển, đào tạo thợ lặn và nghiên cứu y học trên biển, v.v... Ngoài các lực lượng kể trên, trong lực lượng hải quân Xingapo còn có một số đại đội độc lập như đại đội tàu tiến công; đại đội tàu tuần tiễu, quét, rải mìn v.v...


Trong hơn 40 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Quân đội Xingapo đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Từ một lực lượng nhỏ bé với hơn một nghìn quân, được trang bị thô sơ trong những ngày mới giành được độc lập Quân đội Xingapo đã trở thành một quân đội mạnh trong khu vực, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại và tiên tiến. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, Quân đội Xingapo đã hoàn thành sứ mạng của mình là bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia, là chỗ dựa và là công cụ bạo lực tin cậy của nhà nước và chế độ cộng hoà. Xuất phát từ các điều kiện địa lý và đặc thù phát triển của đất nước, trong hơn 40 năm tồn tại, Quân đội Xingapo không chỉ là đội quân chiến đấu mà còn là đội quân xây dựng và phát triển kinh tế, góp phần không nhỏ vào việc biến Xingapo từ một thương cảng nhỏ bé, nghèo nàn thành một quốc gia giàu mạnh trong khu vực và trên thế giới.


Vào những năm đầu của thiên niên kỷ thứ hai, đứng trước những thách thức và vận hội mới của tình hình quốc tế và khu vực, Chính phủ Xingapo đã có những thay đổi trong chiến lược quốc phòng. Xingapo một mặt vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược quốc phòng toàn diện, xây dựng lực lượng vũ trang theo hướng hiện đại, đủ sức đối phó với các cuộc tiến công từ bên ngoài; vẫn coi Mỹ là đối tác chiến lược tin cậy, là nhân tố "duy trì và đảm bảo an ninh khu vực", v.v... Tuy nhiên, trước những thay đổi mau lẹ của tình hình chính trị trong khu vực, Đông Nam Á đang trong quá trình hội nhập sâu rộng hơn bao giờ hết, các nước thành viên ASEAN đang hợp sức xây dựng Đông Nam Á thành một trung tâm kinh tế chính trị và văn hoá năng động trên thế giới, v.v... tất cả các yếu tố đó đã tác động không nhỏ tới chính sách quốc phòng của Xingapo. Giờ đây, Xingapo đặt yếu tố đối thoại thành một trong hai trụ cột nền tảng trong chính sách quốc phòng, và coi đó là nhân tố quan trọng để làm giảm nguy cơ chiến tranh. Trong những năm gần đây Quân đội Xingapo đã tích cực tham gia hợp tác, đối thoại song phương và đa phương với quân đội các nước trong khu vực, hoạt động tuần tra chung trên eo biển Malăcca với Quân đội Inđônêxia, Quân đội Malaixia; tham gia diễn tập với quân đội nhiều nước, v.v... Tất cả những điều ấy đã góp phần tạo dựng lòng tin, làm ổn định tình hình trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #103 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 06:41:17 pm »










Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #104 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 07:03:33 pm »

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo tình hình Quân đội Vương quốc Lào, lực lượng vũ trang và bán vũ trang của Pa thét Lào trước và trong thời gian sáp nhập, Ban Tổng kết miền Tây, Trung tâm thông tin Khoa học - Công nghệ - Môi trường Bộ Quốc phòng, H.1958.

2. Báo Quân đội nhân dân cuối tuần, 5.8.2001.

3. Bekaer J. Cuộc chiến tranh ở Campuchia 1979-1988, Trung tâm thông tin Khoa học quân sự Bộ Quốc phòng, H.1979.

4. Bộ Quốc phòng - Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, H.2005.

5. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Thế giới thế kỷ XX - những sự kiện quân sự, Nxb QĐND, H.2003.

6. Brunây hiện đại hoá quân đội, Thông tin khoa học quân sự nước ngoài, số 11/1996.

7. Các lực lượng vũ trang Xingapo chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI, Thông tin khoa học quân sự nước ngoài, số 12/1993.

8. Campuchia - thắng lợi của một cuộc cách mạng chân chính, Nxb Sự thật, H.1979.

9. Con đường dẫn đến sự thành lập nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, Trung tâm thông tin khoa học quân sự Bộ Quốc phòng, H. 1979.

10. D.G.E. Hall, Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001.

11. Học viện Nguyễn Ái Quốc: Hun Sen, Tính đặc thù của quá trình cách mạng Campuchia, Luận án phó tiến sĩ, H.1990.

12. Karniol R, Quân đội Malaixia trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Tạp chí Khoa học quân sự, số 8/2000.

13. Karniol R, Về chương trình hiện đại hoá Quân đội Philippin, Tạp chí Khoa học quân sự, số 8/2000.

14. Khắc Thành - Sanh Phúc, Lịch sử các nước ASEAN, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

15. Lịch sử Quân đội nhân dân Lào, Bản đánh máy lưu tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự, VL-3325.

16. Liên bang Mianma, bản đánh máy lưu tại Trung tâm thông tin khoa học - công nghệ - môi trường Bộ Quốc phòng.

17. Lực lượng vũ trang các nước ASEAN, Tổng cục II - Bộ Quốc phòng, H.1994.

18. Lực lượng vũ trang các nước ASEAN, Trung tâm thông tin khoa học quân sự, H.1995.

19. Lực lượng vũ trang các nước ASEAN, Thông tin quân sự nước ngoài, số 8/1997.

20. Lực lượng vũ trang Thái Lan, Tạp chí Khoa học quân sự, số 2/1999.

21. Lực lượng vũ trang Philippin, Thông tin chuyên đề, số 3/1995.

22. Lý Quang Diệu, Bí quyết hoá rồng - Lịch sử Xingapo 1965-2000, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 2001.
 
23. Luật khẩn cấp, Tài liệu do Phòng Quân huấn - Quân đội Việt Nam Cộng hoà dịch và in lần thứ nhất, 15.3.1961.

24. Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, H. 1998.

25. Lịch sử thế giới, Tập 1, 2, 3, 4, 5, 6. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.

26. Lược sử nước Lào, Nxb Khoa học xã hội, H.1978.

27. Lực lượng vũ trang các nước trên thế giới, Nxb Thông tấn, H.2005.

28. Lực lượng vũ trang Malaixia thập kỷ 90, Tạp chí Quốc phòng thế giới (IDR), số 4/1992.

29. Mactuxeva G. A. Đông Nam Á sau Chiến tranh thê giới thứ hai, Nxb Sự thật, H. 1962.

30. Myanmar - đối thoại với các nền văn hoá, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.

31. Nguyễn Anh Thái, Từ điển tri thức lịch sử thế giới (cận đại và hiện đại), Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, H.1994.

32. Philippines - đối thoại với các nền văn hoá, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.

33. Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1997.

34. Quân đội và trang bị các nước ASEAN, Thông tin chuyên đề, Trung tâm thông tin Khoa học quân sự Bộ Quốc phòng, H.1995.

35. Quân đội Thái Lan năm 1986, Lược thuật từ Tạp chí "Chiến trường" của Thái Lan, Trung tâm thông tin Khoa học quân sự Bộ Quốc phòng, H. 11.1985.

36. Sinmarthambuft, Philippin và các lực lượng vũ trang, Trung tâm thông tin Khoa học quân sự, H. 1997.

37. Tài liệu tham khảo về ngày thành lập Quân đội nhân dân cách mạng Campuchia lần thứ 30, Cục 100 - Bộ Quốc phòng, H. 1983.

38. Tình hình Campuchia từ sau ngày giải phóng 4.1975 đến 10.1977, Cục Nghiên cứu - Bộ Tổng Tham mưu, H.11.1977.

39. Thông tin khoa học quân sự, Trung tâm thông tin Khoa học - Công nghệ - Môi trường Bộ Quốc phòng, số 24 (195) ngày 16. 12.2004.

40. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn - Viện Đông Nam Á, Quá trình phát triển của Mianma, Nxb Khoa học xã hội, H.1997.

41. Văn minh tinh thần Xingapo, Nxb Chính trị quốc gia, H.1997.

42. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia - Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tìm hiểu lịch sử văn hoá Philippin, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, H.1996.

43. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 10 (1949), Nxb Chính trị quốc gia, H.2001.


II. TIẼNG ANH

1. Asia paeirlc Arms Buidups - Institute of International Relation. The University of Brititsh Columbia, No-6, 1994.

2. Allied Participation in Vietnam, Washington, D.C, 1975

3. Asian Defence Yearbook 1998-1999, Percetacan Asacar Kuala Lumpur, Malaysia, 1999.

4. Asian Defence Yearbook 1998-1999, Janes World Armies Issue, June 1999.

5. Asian Defence Journal, No-3, 1999.

6. Jane’s Defence Weekly, No-15.11.1986

7. Lachica E. Huk: Philippin Agririan Society in Revolt, Manila, 1971, p.131.

8. Jane’s World Armies, Press London, 2000.

9. Militech, No-12, 13.1986,

10. Military Roles in Modernization of Civil-military Relation in Thailand and Burma. SAGE Publications. 1976.

11. Myanmars Armed forces and their on going campaings, Asian Defence Journal No 3, 1999.

12. The Growth of Malaysian Armed Forces 1963-1973, Institute of Southeast Asian Stuties, Singapore 1975.

13. The Encyclopedia o fmilitary History from 3500 B,C to Present. Harper & Row Publisher, 1977.

14. Thailand: Origin of military Rule. London 1978,

15. Thailand: A short history. Yale University Press, 1984.
 
16. The Far east Economy Review, No-42, 20.10.1983.

17. w.w.w.Janes.Com, Setionel - Southeart Asia, Insuce 12.2003


III. TIẾNG NGA

1. Đấu tranh vũ trang của nhân dân châu Á vì độc lập và tự do, Nxb Nauka Mátxcơva, 1984.

2. Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Trường Đại học tổng hợp Phương Đông, Mátxcơva, 2004.

3. Lịch sử hiện đại các nước Á - Phi, Nxb Trường Đại học tổng hợp Mátxcơva. 1989

4. Pomroi U.J, Trong rừng sâu, Nxb Nauka, Mátxcơva, 1965.

5. Quân đội trong thể chế chính trị ở các nước phương Đông hiện đại, Nxb Nauka, Mátxcơva, 1973.

6. Quân đội và thể chế chính trị ở Thái Lan 1945-1980, Nxb Nauka, Mátxcơva, 1982.

7. Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài, số 5/1996.

8. Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Liên Xô, Cuộc đấu tranh vũ trang vì tự do và độc lập của các dân tộc châu Á, Nxb Nauka, Mátxcơva, 1984.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM