Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:20:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử quân sự các nước Đông Nam Á  (Đọc 96368 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 07:23:42 pm »

2. Quân đội Campuchia trong thời kỳ hoà bình trung lập (1955-1970)

Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 đã thừa nhận và bảo đảm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia; thừa nhận Chính phủ Vương quốc Campuchia với điều kiện chính phủ đó không khủng bố, trả thù những người kháng chiến; không để cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự Ở Campuchia và không đưa Campuchia tham gia vào một khối liên minh quân sự nào. Như vậy, Hiệp định Giơnevơ là một thắng lợi to lớn của nhân dân Campuchia trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.


Sau Hiệp định Giơnevơ, hoà bình được lập lại trên đất nước Campuchia. Tuy nhiên, do vị trí chiến lược của Đông Nam Á, Mỹ vẫn muốn biến Campuchia, Lào và Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự để mở rộng bành trướng ra toàn bộ khu vực Đông Nam A và châu Á. Tình hình Campuchia lúc đó đòi hỏi Chính phủ Vương quốc phải lựa chọn một trong hai con đường: một là, chấp nhận để Mỹ thay chân Pháp thống trị Campuchia dưới hình thức mới qua viện trợ và cố vấn quân sự, kinh tế nhằm lôi kéo Campuchia vào quỹ đạo của Mỹ; hai là, bảo vê độc lập chủ quyền đã được các nước thừa nhận ở Hội nghị Giơnevơ.


Chính phủ Vương quốc Campuchia lúc đó đứng đầu là Nôrôđôm Xihanúc đã chọn con đường thứ hai, tức là con đường hoà bình, độc lập, trung lập mà Campuchia đã theo đuổi.


Ngày 6 tháng 8 năm 1954, cuộc đình chiến ở Campuchia bắt đầu được thực hiện, mở ra triển vọng hoà hợp dân tộc. Đầu năm 1955, những người cách mạng Khơme thành lập một tổ chức chính trị lấy tên là Đảng Nhân dân (Procheachon). Nhằm tiếp tục chống phá cách mạng ba nước Đông Dương, ngày 8 tháng 9 năm 1954, Mỹ cùng với Anh, Pháp, ôxtrâylia, Niu Di Lân, Thái Lan, Pakixtan họp hội nghị ở Manila (Philppin) thành lập khối quân sự Đông Nam A (SEATO) ngang nhiên đặt Campuchia, Lào, miền Nam Việt Nam dưới sự "bảo hộ" của khối này.


Việc thành lập khối quân sự SEATO đã đặt tình hình cách mạng Campuchia nói riêng và tình hình cách mạng ba nước Đông Dương nói chung vào một tình thế hết sức khó khăn. Tháng 4 năm 1955, tại Hội nghị các nước Á - Phi ở Băngđung (Inđônêxia), trưởng đoàn đại biểu Campuchia đã trịnh trọng tuyên bố Campuchia tán thành "năm nguyên tắc chung sống hoà bình" và đi theo chính sách hoà bình, trung lập. Tháng 5 năm 1955, Chính phủ Vương quốc Campuchia, đứng đầu là Nôrôđôm Xihanúc thành lập một tổ chức mang tên Cộng đồng xã hội bình dân. Đây là một tổ chức chính trị, có nhiệm vụ lãnh đạo đất nước Campuchia thực hiện đường lối hoà bình, trung lập thông qua "Đại hội nhân dân". Từ ngày 25 đến ngày 26 tháng 9 năiit 1955, Cộng đồng xã hội bình dân đã tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ I. Đại hội bầu Nôrôđôm Xihanúc làm Thủ tướng; sửa đổi hiến pháp; khẳng đình nền độc lập hoàn toàn của Campuchia. Trong bản Hiến pháp sửa đổi, Campuchia tuyên bố tiếp tục theo đuổi và kiên trì thực hiện chính sách hoà bình, trung lập. Tiếp đó, tại Đại hội lần thứ IV (1957), các đại biểu đã nhất trí thông qua đạo luật về nền độc lập của Campuchia, trong đó khẳng định Campuchia là một nước trung lập; không tham gia bất cứ một liên minh quân sự nào, không tiến hành chiến tranh xâm lược; trong trường hợp bị xâm lược, Campuchia có quyền tự vệ bằng vũ trang và kêu gọi Liên hợp quốc hoặc nước bạn đến giúp đỡ.


Để đảm bảo vững chắc nền hoà bình trung lập, ngoài việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, mở rộng quan hệ với nước ngoài, không phân biệt chế độ chính trị, Chính phủ Vương quốc đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng lực lược vũ trang, sẵn sàng giáng trả mọi hành động xâm lược bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Cho đến những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, Quân đội Vương quốc đã có 28.366 người; vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự chủ yếu vẫn dựa vào viện trợ quân sự của Mỹ. Việc huấn luyện sĩ quan và binh sĩ được giao cho cố vấn quân sự Pháp, cố vấn quân sự Mỹ chỉ có nhiệm vụ tổ chức và kiểm soát các chương trình viện trợ. Tuy nhiên, viện trợ của Mỹ giảm dần theo từng năm: chẳng hạn năm 1955-1956, viện trợ quân sự của Mỹ cho Campuchia đạt 50 triệu đô la, nhưng năm 1959-1960 chỉ còn khoảng 20 triệu. Vì vậy, Chính phủ Vương quốc phải dành một khoản tiền ngày càng tăng trong ngân sách nhà nước để chi phí cho quốc phòng: năm 1955 là 184 triệu riên, năm 1959 là 526,674 triệu. Để giảm nhẹ phần đóng góp của nhân dân đối với việc xây dựng một đội quân thường trực lớn, Chính phủ Campuchia tăng cường xây dựng lực lượng quân dự bị động viên, quy định mọi công dân trước khi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải được huấn luyện quân sự, nhất là cho đoàn viên "Đoàn thanh niên Hoàng gia xã hội chủ nghĩa". Nếu có chiến tranh xâm lược, Quân đội Vương quốc sẽ phân tán ra thành những đơn vị nhỏ làm nòng cốt cho các lực lượng du kích chống lại quân xâm lược Ngoài ra, theo đạo luật về nền trung lập năm 1957, Campuchia sẽ kêu gọi Liên hợp quốc hoặc một nước bạn đến giúp đỡ.


Với chính sách quốc phòng như vậy, Campuchia dần thoát khỏi sự ràng buộc của viện trợ Mỹ. Chính phủ Vương quốc Campuchia tuyên bố, nếu Mỹ giảm viện trợ đối với Campuchia trong lúc Mỹ tăng viện trợ cho Thái Lan và Nam Việt Nam hì Campuchia không thể ngồi yên trước sự uy hiếp của các nước láng giềng, và Campuchia sẽ tính đến chuyện nhận viện trợ quân sự của các nước khác, nghĩa là các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.


Vào những năm 60 của thế kỷ XX, các lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia được xây dựng tương đối hoàn chỉnh gồm hai thành phần chính là quân chính quy và quân địa phương với tổng quân số khoảng 71.500 người. Quân chính quy bao gồm 3 quân chủng: lục quân, không quân và hải quân; quân địa phương gồm các đơn vị bảo an, cảnh sát và dân vệ1 (Quân chính quy: lục quân 36.500 người, không quân 1.500 người, hải quân 1.350 người. Quân địa phương: bảo an 1 1.000 người, cảnh sát 1.200 người, dân vệ 20.000 người).


Lục quân là lực lượng chủ yếu của Quân đội Campuchia, được tổ chức thành các binh chủng bộ binh, pháo binh, xe tăng - thiết giáp, công binh, vận tải và một số đơn vị kỹ thuật... Điều đáng chú ý là bộ binh tổ chức chủ yếu thành các tiểu đoàn và là đơn vị chiến thuật cơ bản, trong đó có các tiểu đoàn dù (BIP), tiểu đoàn xung kích (BC), tiểu đoàn đặc biệt (BTS), tiểu đoàn bảo vệ thủ đô (BPP), tiểu đoàn bảo vệ Hoàng cung (BGR). Riêng tiểu đoàn bộ bình xung kích được chia làm hai loại: loại thứ nhất, theo biên chế cũ có quân số lý thuyết trên 600 người, nhưng thực tế phần lớn các tiểu đoàn chỉ có 400-500 người, biên chế thành 3 đại đội bộ binh và một đại đội trợ chiến trực thuộc chỉ huy tiểu đoàn; loại thứ hai, theo biên chế mới gọi là tiểu đoàn chủ lực biệt kích, được biên chế thành 4-5 đại đội, mỗi đại đội có khoảng 50-52 người, tổng quân số toàn tiểu đoàn có từ 270-285 người. Trong mỗi tiểu đoàn chủ lực biệt kích được biên chế 2 đại đội chiến đấu, 1-2 đại đội hỏa lực, 1 đại đội hỏa lực và yểm trợ. Nhìn chung, biên chế của tiểu đoàn chủ lực biệt kích gọn nhẹ hơn các tiểu đoàn theo biên chế cũ. Từ những năm cuối thập niên 60, hầu hết các tiểu đoàn bộ binh được chuyển sang tổ chức theo kiểu tiểu đoàn chủ lực biệt kích cho phù hợp với điều kiện tác chiến ở địa hình phức tạp. Mặc dù tiểu đoàn là đơn vị chiến thuật cơ bản nhưng trong quá trình tiến hành các cuộc hành quân chống lại các lực lượng nổi dậy, Quân đội Hoàng gia thường tổ chức ra các binh đoàn chiến thuật lâm thời gồm 2-3 tiểu đoàn bộ binh, hoặc được tăng cường một số phân đội pháo binh, công binh và xe tăng - thiết giáp.


Binh chủng pháo binh trong Quân đội Hoàng gia thời kỳ này bao gồm các loại pháo cơ giới và pháo dã chiến. Pháo cơ giới được tổ chức thành các lữ đoàn hoặc trung đoàn nhưng thực tế thường được sử dụng ở cấp đại đội, trung đội; nhiều trường hợp 1-2 xe cơ giới hoặc 1-2 khẩu pháo chi viện cho các cuộc hành quân. Pháo binh dã chiến được tổ chức thành 3 tiểu đoàn lựu pháo 105mm, sơn pháo 75mm và canông 75mm. Những năm cuối thập niên 70, lực lượng pháo binh bắt đầu được trang bị lựu pháo 122mm, xây dựng các đại đội cối 120mm, có nhiệm vụ chi viện cho bộ binh bảo vệ căn cứ và các khu vực trọng yếu Lực lượng pháo phòng không có hai tiểu đoàn pháo cao xạ hỗn hợp 37mm, 85mm, 100mm (và đại đội súng máy 12,7mm), chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ sân bay, bến cảng, thành phố Phnôm Pênh. Binh chủng tăng - thiết giáp được tổ chức thành 5 tiểu đoàn, có nhiệm vụ bảo vệ các thành phố, tuần tiễu, thám sát, chi viện cho các cuộc hành quân của bộ binh. Binh chủng công binh bao gồm 6 tiểu đoàn công binh chiến đấu và công binh bắc cầu, làm đường...
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 07:24:29 pm »

Không quân của Quân đội Hoàng gia mặc dù đã được chú trọng xây dựng nhưng cho đến cuối thập niên 70 của thế kỷ XX vẫn còn hết sức nhỏ bé. Không quân chủ yếu thực hiện nhiệm vụ liên lạc, trinh sát và vận tải. Trong tổng số gần 200 máy bay có một tỷ lệ nhỏ máy bay chiến đấu loạt MIG-17 hoặc Skyraider, máy bay vận tải và trực thăng, còn lại phần lớn là máy bay trinh sát, huấn luyện. Trong hoạt động tác chiến, lực lượng không quân thường sử dụng từ 1-2 phi đội máy bay chiến đấu, 1-2 máy bay tiếp tế vận tải ở tuyến sau.


Mặc dù có tới 500km bờ biển và nhiều sông hồ, nhưng lực lượng hải quân Campuchia cũng hết sức nhỏ bé. Trong số 61 tàu chỉ có 8 tàu chiến đấu, còn lại là tàu xuồng tuần tiễu Hải quân chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ một số căn cứ ven biển, trên sông, hoặc làm nhiệm vụ tiếp tế, vận tải.


Ngoài việc thi hành chế độ nghĩa vụ quân sự, Chính phủ Campuchia còn tăng cường xây dựng lực lượng hậu bị nhằm giảm chi tiêu quân sự trong thời bình và bớt phụ thuộc vào Mỹ. Từ năm 1965, Chính phủ Campuchìa tuyên bố khước từ viện trợ của Mỹ. Trước những diễn biến ngày càng phức tạp ở biên giới, Nôrôđôm Xihanúc đã chủ trương huấn luyện quân sự, trang bị vũ khí cho một số đơn vị "thanh niên Hoàng gia" ở nông thôn và nhận viện trợ vũ khí, trang bị của các xã hội chủ nghĩa. Năm 1967, trên cương vị là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân đội Hoàng gia, Lon Non quyết định thu bồi số vũ khí đã trang bị cho các đơn vị thanh niên, với lý do sợ số thanh niên này bị "Khơme Đỏ lợi dụng", và chỉ trang bị cho một số ít lực lượng mà Lon Non khống chế được.


Do chuyển từ nhận viện trợ của Mỹ sang nhận viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa nên Quân đội Hoàng gia được trang bị vũ khí của nhiều nước khác nhau, chủ yếu là vũ khí của Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô (cũ) và một phần của Pháp.


Ngay trong cùng một tiểu đoàn bộ binh cũng được trang bị vũ khí của nhiều nước. Về huấn luyện, thời kỳ này Quân đội Hoàng gia Campuchia huấn luyện theo phương pháp tác chiến của Quân đội Pháp, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cố vấn quân sự người Pháp. Hệ thống các trường đào tạo quân sự gồm: Học viện quân sự trung cao cấp; 2 trường đào tạo, bổ túc sĩ quan trung, sơ cấp; 1 trung tâm huấn luyện bộ binh, 1 trung tâm huấn luyện pháo binh, cơ giới và các binh chủng bảo đảm khác; 1 trường huấn luyện biệt kích. Phần lớn các sĩ quan Quân đội Hoàng gia đều được đào tạo ở trong nước, một số sĩ quan trung, cao cấp được đào tạo về chỉ huy và kỹ thuật ở Pháp, một số rất ít sĩ quan được gửi qua Mỹ đào tạo về sử dụng bảo quản vũ khí kỹ thuật. Ngoài ra, một số sĩ quan cũng được các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc hướng dẫn tại chỗ việc sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật do hai nước viện trợ. Các tiểu đoàn bộ binh huấn luyện tác chiến chủ yếu theo phân đội với nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ, đường giao thông, chống lực lượng nổi dậy và làm công tác bình định.


Để củng cố lực lượng vũ trang, mà nòng cốt là quân đội, có đủ sức mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị và bảo vệ đất nước trước nguy cơ xâm lược, việc tổ chức chỉ huy và bố trí lực lượng vũ trang Campuchia vào những năm cuối thập niên 60 đã từng bước được thực hiện theo hướng chính quy. Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng là người chịu trách nhiệm về công tác quân sự và tổ chức quân đội trước Quốc trưởng. Dưới quyền Bộ trưởng Quốc phòng có Tổng tư lệnh - Tổng tham mưu trưởng trực tiếp chỉ huy quân đội. Cụ thể, Tổng tư lệnh - Tổng tham mưu trưởng trực tiếp chỉ huy lực lượng không quân, lục quân, các quân khu, lực lượng tổng dự bị và các học viện, nhà trường quân đội.


Về tổ chức chiến trường, cả nước được chia thành 6 quân khu và một Biệt khu Thủ đô. Mỗi quân khu có từ 2-3 phân khu (cả nước được chia thành 28 phân khu), dưới các phân khu có các tiểu khu... Các phân khu thường tương đương với một tỉnh, hoặc phân tỉnh (19 tỉnh, và 9 phân tỉnh quân sự), tiểu khu tương đương với một huyện và thường chỉ có cơ quan chỉ huy, không có lực lượng chính quy Trong số 19 tỉnh và 9 phân tỉnh quân sự có 19 tỉnh và 6 phân tỉnh do phân khu trưởng quân sự kiêm nhiệm tỉnh trưởng. Lực lượng bảo an dân vệ và cảnh sát có hệ thống tổ chức riêng từ trung ương xuống đến tỉnh, huyện, do Bộ Phòng thủ nội địa và Bộ An mình phụ trách.


Về bố trí lực lượng, Tổng tư lệnh - Tổng tham mưu trưởng trực tiếp nắm lực lượng tổng dự bị gồm lữ dù nhẹ (2 tiểu đoàn), 3 tiểu đoàn xung kích (không cố định tiểu đoàn nào mà có thể luân chuyển) và một bộ phận lực lượng dự bị của các binh chủng. Hầu hết các tiểu đoàn còn lại (trừ một số luân phiên đi huấn luyện ở các trung tâm) đều bố trí phân tán trong cả nước. Tùy theo tính chất, phạm vi phòng thủ lâu dài hoặc trước mắt của mỗi địa phương mà bố trí nhiều hay ít lực lượng. Trung bình mỗi phân khu (tỉnh) có từ 2-3 tiểu đoàn; phân khu nhỏ phân tỉnh) thường có 1 tiểu đoàn bộ binh, hoặc có nơi tiểu đoàn bảo an thay thế. Nhìn chung, các tiểu đoàn được bố trí tập trung ở các thị xã hoặc các vị trí cơ động có hậu cứ chuẩn bị sẵn; cá biệt có một số tiểu đoàn bố trí phân tán thành các đại đội làm nhiệm vụ phòng thủ trong từng tiểu khu. Ngoài nhiệm vụ phòng thủ tại chỗ, các tiểu đoàn thường tham gia hành quân theo kế hoạch do các quân khu hoặc phân khu huy động, hoặc có thể được Bộ Tổng tư lệnh điều động một phần hoặc toàn bộ tới các địa phương ngoài quân khu. Chẳng hạn, trong cuộc hành quân càn quét lực lượng chống đối ở tỉnh Rattanakiri thuộc Quân khu 5 (tháng 5 năm 1969), ngoài lực lượng tại chỗ và 4 tiểu đoàn tổng dự bị, Bộ Tổng tư lệnh còn điều thêm 8 tiểu đoàn từ 5 quân khu khác tham gia.


Có thể nói, trong thời kỳ 1954-1970, Quân đội Hoàng gia Campuchia được xây dựng và phát triển theo các bước như sau: phát triển theo chiều hướng tăng quân số vào những năm 1954 - 1956, giảm quân số vào những năm 1956 - 1964, tăng dần quân số trong những năm cuối thập niên 60. Quân đội Hoàng gia thời kỳ này vẫn thực hiện chức năng chống nổi dậy, bảo vệ chủ quyền an ninh lãnh thổ và Nhà nước quân chủ lập hiến. Từ năm 1965, Campuchia một mặt tự trang trải phần lớn chi phí quân sự, mặt khác dựa vào viện trợ quân sự chủ yếu của Liên Xô và Trung Quốc. Đặc biệt, người Pháp vẫn duy trì thường xuyên phái đoàn quân sự trên 300 người, bao gồm các sĩ quan cố vấn trong Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu, huấn luyện viên trong các trường quân sự và chuyên gia trong một số binh chủng kỹ thuật tại các căn cứ không quân và hải quân. Hàng ngũ sĩ quan trong quân đội Hoàng gia Campuchia, đặc biệt là sĩ quan cao cấp, phần lớn trưởng thành từ binh lính thời kỳ Pháp thống trị và trở thành những người lãnh đạo chủ chốt trong quân đội.


Tình trạng đối lập giữa quân đội và Chính phủ Hoàng gia dưới tác động của các thế lực cực hữu được phương Tây ủng hộ ngày càng gia tăng đã dẫn đến cuộc đảo chính quân sự không thành nhằm lật đổ Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc vào tháng 2 năm 1959 dưới sự chỉ huy của Đại tá Đáp Chuồn. Tiếp đó, ngày 18 tháng 3 năm 1970, Lon Non với tư cách là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Tổng tham mưu trưởng đã tổ chức cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ Vương quốc do Nôrôđôm Xihanúc đứng đầu, thành lập chính phủ mới thân Mỹ, Campuchia trở thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mỹ.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 07:25:16 pm »

3. Các lượng vũ trang Campuchia thời kỳ 1970-1975

Sau cuộc đảo chính ngày 18 tháng 3 năm 1970, Mỹ thiết lập chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở Campuchia, biến Quân đội Campuchia (lúc này gọi là Quân đội cộng hòa Campuchia) thành công cụ phục vụ cho âm mưu xâm lược của Mỹ ở Đông Dương. Được sự giúp đỡ và viện trợ của Mỹ, Quân đội Cộng hoà Campuchia tăng lên khoảng 180.000 quân, gồm ba thành phần chủ yếu là quân chính quy, quân địa phương và lực lượng bán vũ trang. Quân chính quy có 120.000 người, bao gồm lực lượng hải quân, không quân và lục quân nhưng chủ yếu là bộ binh, các quân binh chủng khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.


Đơn vị tổ chức cao nhất là lữ đoàn. Tuy nhiên, tổ chức biên chế của lữ đoàn chưa thống nhất. Thông thường mỗi lữ đoàn có 3-4 tiểu đoàn bộ binh và một số phân đội pháo binh, cơ giới và thông tin. Tiểu đoàn bộ binh được chia thành bốn loại: tiểu đoàn xung kích độc lập hoặc nằm trong lữ đoàn); tiểu đoàn dù (thực chất vẫn là bộ binh); tiểu đoàn lính thủy đánh bộ; tiểu đoàn đặc nhiệm hoặc biệt kích.


Về pháo binh, Quân đội Cộng hoà Campuchia có ba tiểu đoàn pháo binh dã chiến (một tiểu đoàn pháo 122mm, hai tiểu đoàn pháo 105mm); hai tiểu đoàn pháo cao xạ (37mm, 85mm và 100mm). Mỗi quân khu có hai đại đội pháo 76mm hoặc 75mm. Sau đó các tiểu đoàn pháo cao xạ bị giải tán và các tiểu đoàn pháo dã chiến được phân tán thành từng đại đội tăng cường cho các vị trí xung yếu ở Phnôm Pênh, Xvâyriêng, Xiêm Riệp.


Về cơ giới Quân đội Cộng hoà Campuchia có ba chi đoàn thiết giáp thám thính và hai đại đội xe tăng hạng nhẹ M8 dùng để bảo vệ sở chỉ huy quân khu và chi viện cho các cuộc hành quân.


Không quân Campuchia có tổng số trên 100 máy bay, trong đó có khoảng 30 máy bay chiến đấu loại MIG-17, T-28, AD-1; còn lại là máy bay vận tải, huấn luyện và trực thăng.


Hải quân Campuchia có khoảng hơn 60 tàu các loại, trong đó chỉ có 8 tàu chiến đấu, còn phần lớn là tàu phục vụ và tàu đổ bộ nhỏ.


Quân địa phương có khoảng 10.000 người, còn được gọi là bảo an, có nhiệm vụ đánh đồn bốt và bảo vệ các huyện lỵ, tỉnh lỵ, một số đầu mối giao thông và vùng biên giới. Lực lượng bán vũ trang là lực lượng dân vệ với khoảng 40.000 người hoạt động chủ yếu ở các phum, sóc; có một số đóng bất bên cạnh lực lượng bảo an để bảo vệ huyện lỵ hoặc một số đầu mối giao thông quan trọng.


Để xây dựng một quân đội mạnh, chính quyền Lon Non đã xúc tiến việc đưa các sĩ quan đi đào tạo ở nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo sĩ quan tại chỗ, trong đó chủ trọng đào tạo lực lượng biệt kích, thám báo, bảo an và dân vệ.


Mặc dù quân đội của chính quyền Lon Non được xây dựng theo hướng phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế, tổ chức biên chế chưa ổn định, trang bị vũ khí chưa đồng bộ, do vậy bị thất bại liên tiếp trước những cuộc tiến công của lực lượng vũ trang giải phóng Campuchia.


Chỉ năm ngày sau cuộc đảo chính nổ ra, ngày 23 tháng 3 năm 1970, những người đứng đầu phong trào chống Mỹ và chính quyền Lon Non đã ra bản tuyên bố năm điểm: 1- Giải tán Chính phủ phản động Lon Non. 2- Nhân dân Campuchia kiên quyết đứng lên chống Mỹ và chính quyền tay sai, giành độc lập dân tộc. 3- Thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc Campuchia. 4- Thành lập Quân đội giải phóng dân tộc 5- Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia.


Bản tuyên bố cũng nêu rõ nhiệm vụ của Mặt trận thống nhất dân tộc là giải phóng Campuchia khỏi ách độc tài và áp bức của chính quyền Lon Non - Xirích Matắc, đấu tranh chống Mỹ xâm lược, xây dựng lại Campuchia và đưa Campuchia tiếp tục đi theo con đường hoà bình, độc lập, trung lập và tiến bộ.


Sau khi Mặt trận thống nhất dân tộc và Chính phủ Vương quốc đoàn kết dân tộc Campuchia được thành lập, ngày 4 tháng 5 năm 1970, Quân đội giải phóng dân tộc Campuchia cũng ra đời. Từ những nhóm du kích cách mạng, Quân đội giải phóng dân tộc được tập hợp và phát triển nhanh chóng, mạnh cả về thế và lực, vững vàng về chiến thuật và kỹ thuật. Đặc biệt, phong trào quần chúng vũ trang khởi nghĩa phát triển sâu rộng trong cả nước đã bổ sung hàng nghìn thanh niên gia nhập quân đội cách mạng. Được sự giúp đỡ của các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam, đến cuối năm 1970, lực lượng chủ lực Quân đội giải phóng dân tộc Campuchia đã có 7-8 tiểu đoàn, 36 đại đội 127 trung đội với tổng quân số khoảng 10.000 người.


Với sự phát triển của lực lượng vũ trang, tình đoàn kết chiến đấu và sự giúp đỡ to lớn, vô tư và có hiệu quả của quân dân Việt Nam, nhân dân Campuchia đã liên tiếp đánh bại hết chiến lược này đến chiến lược khác của đế quốc Mỹ và lực lượng ngụy quân, ngụy quyền. Từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 30 tháng 6 năm 1970, Quân đội giải phóng và nhân dân Campuchia phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam đánh bại cuộc hành quân của quân Mỹ - ngụy Sài Gòn vào vùng Đông Bắc Campuchia, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, làm thất bại chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của học thuyết R.Níchxơn. Tiếp theo, lực lượng vũ trang giải phóng đánh bại cuộc hành quân Chenla 1 (từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1970) của 50 tiểu đoàn quân ngụy Lon Non; đánh bại hai cuộc hành quân Toàn thắng (từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1970 và từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1971) của quân ngụy Sài Gòn. Đặc biệt, từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 1 tháng 12 năm 1971, quân và dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân Chenla 2 của 15 lữ đoàn quân nguỵ Lon Non, làm thất bại chiến lược Khơme hoá chiến tranh của Mỹ.


Từ cuối năm 1971, thế và lực của cách mạng Campuchia phát triển vượt bậc, buộc quân ngụy Lon Non phải co cụm phòng ngự trong các thành phố, thị xã, không mở được các cuộc hành quân lớn nào khác. Các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia được sự chi viện của quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục tiến công địch trên khắp các mặt trận, bao vây Phnôm Pênh và các thành phố, thị xã, khống chế đường giao thông, đẩy quân ngụy Lon Non lâm vào tình trạng bị cô lập và chia cắt.


Việc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa ri, rút toàn bộ quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam vào đầu năm 1973 đã tạo bước ngoặt quan trọng trong so sánh lực lượng trên chiến trường ba nước Đông Dương. Trong điều kiện thuận lợi đó quân và dân Campuchia tiếp tục tiến công địch trên khắp các mặt trận. Đến cuối năm 1973, vùng giải phóng đã mở rộng và chiếm hơn 90% toàn bộ lãnh thổ Campuchia với hơn 5 triệu dân.


Cuối năm 1974, đầu năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương bước vào giai đoạn quyết định. Cùng với thắng lợi của quân và dân Việt Nam, Lào, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã bẻ gãy các cuộc hành quân của địch lấn chiếm vùng giải phóng. Sau những thất bại liên tiếp, ngày 18 tháng 3 năm 1975, tập đoàn phản động Lon Non bỏ chạy ra nước ngoài. Từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 16 tháng 4 năm 1975, quân giải phóng Campuchia lần lượt đánh chiếm và làm chủ nhiều vị trí trọng yếu của địch. Đến ngày 17 tháng 4 năm 1975 làm chủ hoàn toàn Phnôm Pênh. Toàn bộ lực lượng quân Lon Non còn lại 5 sư đoàn, 11 lữ đoàn với khoảng hơn 10 vạn quân, buộc phải hạ vũ khí đầu hàng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.


Có thể nói, bằng cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ nhưng hết sức anh dũng của mình, với sự giúp đỡ của nhân dân Việt Nam, quân và dân Campuchia đã đánh bại hoàn toàn âm mưu áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ, đánh đổ bộ máy ngụy quân, ngụy quyền Lon Non, đưa đất nước Campuchia vào thời kỳ mới, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 07:26:32 pm »

4. Các lực lượng vũ trang Campuchia trong thời kỳ cứu nguy dân tộc và bảo vệ công cuộc hồi sinh đát nước (1975-1993)

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Campuchia giành được thắng lợi cũng là lúc cuộc cách mạng bị phản bội, Khơme Đỏ phản động lên nắm chính quyền, thành lập cái gọi là Campuchia dân chủ và thi hành chính sách diệt chủng vô cùng thảm khốc. Dân tộc Campuchia đứng trước thảm họa diệt vong. Đây là một thời kỳ đặc biệt của lịch sử Campuchia, đồng thời cũng là thời kỳ phát triển phức tạp của lực lượng vũ trang Campuchia.


Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nhiều chiến sĩ quân đội nhân dân Campuchia kế tục và phát huy bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của quân đội Ítxarắc, đã anh dũng chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhưng cũng trong những năm đó, giới lãnh đạo Khơme Đỏ đã ngấm ngầm dùng mọi thủ đoạn để từng bước nắm quyền lãnh đạo Đảng, quyền chỉ huy quân đội. Dưới sự điều khiển của Khơme Đỏ, quân đội cách mạng dần dần trở thành công cụ chống lại nhân dân Campuchia. Nhiều cán bộ, chiến sĩ yêu nước trong quân đội bị cách chức, thanh trừng và sát hại, thay vào đó là những phần tử hẹp hòi, quân phiệt, do đó quân đội cách mạng Campuchia cũng dần dần biến chất. Quân đội Campuchia dân chủ từng bước tăng nhanh về số lượng. Quân thường trực đã tăng từ 7 sư đoàn năm 1975 lên 22 sư đoàn năm 1978, bao gồm 3 quân chủng lục quân, hải quân và không quân. Ngoài lực lượng thường trực, Quân đội Campuchia dân chủ còn có lực lượng du kích hoạt động ở các công xã. Quân đội lúc này có hai nhiệm vụ chủ yếu: Một là, thanh trừng các lực lượng chống đối, những người có quan hệ với Việt Nam, những người đã từng làm việc dưới chính quyền Xihanúc, Lon Non và cả trí thức, văn nghệ sĩ, sư sãi để thực hiện "sự trong sạch xã hội"; hai là, tiến công xâm lược các nước láng giềng.


Về tổ chức quân sự, vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX Quân đội Campuchia được phân ra các quân khu, mỗi quân khu có từ 2-4 tỉnh; dưới quân khu là vùng, mỗi vùng là một tỉnh, dưới tỉnh là huyện và xã. Trên cơ sở đó, toàn bộ Campuchia được chia làm 6 quân khu như sau:

- Quân khu Đông Bắc gồm các tỉnh Rattanakiri, Mônđônkiri, Xtung Treng;

- Quân khu Tây Bắc gồm các tỉnh Battambang, Puôcxát;

- Quân khu Tây Nam gồm các tỉnh Can đan, Takeo, Cam Pốt, Côngpông Xpư
;
- Quân khu Đông Nam gồm các tỉnh Prâyveng, Xvâyriêng, Côngpông Chàm;

- Quân khu Tây gồm các tỉnh Cô Công, một phần hai tỉnh Côngpông Xpư, Côngpông Chăng;

- Quân khu Bắc gồm các tỉnh Kôngpôngthom, một phần hai tỉnh Côngpông Chàm và 2 huyện của tỉnh Crachê.

Ba vùng trực thuộc Trung ương còn gọi là 3 vùng đặc biệt gồm có:
- Vùng đặc biệt Crachê.

- Vùng đặc biệt Ôtđômiênchay - XiêmRiệp.

- Vùng đặc biệt Prết Vihia.


Phụ trách các quân khu là cán bộ do Trung ương điều xuống lãnh đạo về đảng, chính quyền và quân sự.
Những người lãnh đạo Campuchia dân chủ xác định nhiệm vụ của quân đội là chống xâm lược và chống nổi dậy trong nước. Xuất phát từ nhiệm vụ trên, chính quyền Campuchia dân chủ chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang với ba thứ quân (chủ lực, địa phương và dân quân du kích), theo đó lấy chiến tranh du kích là cơ bản. Cho đến năm 1977, tổng quân số lực lượng vũ trang có khoảng 160.000 - 180.000 người, bao gồm bộ đội chủ lực có 85.000 - 100.000 người (78.000-93.000 lục quân; 5.000 không quân; 2.000 hải quân); bộ đội địa phương có 15.000-18.000 người; dân quân du kích có khoảng 60.000 người.


Các thành phần binh chủng có các đơn vị pháo binh (105mm, 155mm); pháo phòng không (37mm và 57mm) có ra đa điều khiển; xe tăng, xe bọc thép loại M-113, T-54; máy bay chiến đấu MIG-17 và T-28, trực thăng quan sát, vận tải và huấn huyện; hải quân có các tàu tuần tiễu, vận tải xuồng đổ bộ...


Về biên chế, mỗi quân khu có 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn xe thiết giáp, 1 tiểu đoàn vô tuyến điện, 1 tiểu đoàn quân y, 1 tiểu đoàn trinh sát Mỗi sư đoàn có 3 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh (4 khẩu), 1 tiểu đoàn trinh sát 1 tiểu đoàn hậu cần, 1 tiểu đoàn quân y, 1 đại đội thông tin. Mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội ĐKZ và cối, 1 đại đội đặc công, 1 đại đội trinh sát, 1 đại đội hậu cần, 1 đại đội quân y và 1 đại đội thông tin. Mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội bộ binh, 1 đại đội ĐKZ và cối, 1 trung đội trinh sát, 1 trung đội vận tải, 1 trung đội quân y và 1 tổ thông tin.


Về bố trí lực lượng, phần lớn các sư đoàn chủ lực được bố trí chủ yếu ở tuyến ngoài, sát biên giới Campuchia - Việt Nam, Campuchia - Thái Lan; lực lượng bên trong nội địa bố trí các trung đoàn độc lập và lực lượng địa phương.


Nhận thấy khuynh hướng phản động của chính quyền Khơme Đỏ, nhiều đảng viên và chiến sĩ cách mạng chân chính trong và ngoài quân đội, nhiều người yêu nước đã tập hợp, nổi dậy chống lại bọn phản động. Năm 1976, khi Khơme Đỏ đẩy mạnh chiến dịch thanh trừng nội bộ, hàng vạn nhân dân, cán bộ, chiến sĩ yêu nước đã vào rừng tổ chức xây dựng lực lượng. Ở nhiều địa phương và ngay cả thủ đô Phnôm Pênh, nhiều cán bộ trong bộ máy chính quyền và quân đội, từ cấp trung ương đến cấp khu, tỉnh đã cùng đông đảo nhân dân và binh lính nổi dậy chống chính quyền Khơme Đỏ. Nông dân ở nhiều nơi thuộc Battambang, Côngpông Chơnăng, Khu Tây Bắc, Khu Đông và Khu Nam đã dũng cảm đứng lên giành quyền sống.


Ngày 2 tháng 12 năm 1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời với cương lĩnh chính trị đúng đắn, mở ra bước ngoặt to lớn cho dân tộc Campuchia trên con đường giành lấy chính quyền về tay nhân dân, làm lại cuộc cách mạng đã bị phản bội.


Đối với Việt Nam, ngay từ đầu tháng 5 năm 1975, quân đội Khơme Đỏ đã tiến hành lấn chiếm nhiều nơi ở biên giới Tây Nam của Việt Nam. Cuối năm 1978, Khơme Đỏ đã tập trung 19 sư đoàn áp sát biên giới Campuchia-Việt Nam, mở cuộc chiến tranh toàn diện chống Việt Nam. Phát hiện âm mưu của chính quyền phản động Pôn Pốt-Iêng Xari, quân và dân Việt Nam đã chủ động đánh trả, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực đối phương trên lãnh thổ Việt Nam. Nắm vững thời cơ, dưới ngọn cờ của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, được sự giúp đỡ trực tiếp của quân đội và nhân dân Việt Nam, nhân dân và các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia đã nhanh chóng đứng lên lật đổ ách thống trị tàn bạo của chính quyền Khơme Đỏ. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 07:27:00 pm »

Sau khi chính quyền Khơme Đỏ bị đánh đổ, nhân dân Campuchia bước vào công cuộc hồi sinh dân tộc, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, các lực lượng tàn quân Khơme Đỏ được sự hậu thuẫn của các thế lực phản động quốc tế đã tập hợp lại và chống phá quyết liệt Nhân dân và các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia, được sự giúp đỡ của Việt Nam và bạn bè quốc tế đã tích cực đối phó với âm mưu phá hoại và phản kích điên cuồng của lực lượng phản động Khơme Đỏ và giành được những thắng lợi to lớn, đẩy quân địch ngày càng lún sâu vào thế bị động và suy yếu. Nổi bật là các cuộc phản kích lớn trong hai năm 1981-1982. Đặc biệt, trong mùa khô 1984-1985, lực lượng vũ trang Campuchia được sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam đã tiến công vào hầu hết các căn cứ của Khơme Đỏ và của các phái phản động khác, phá tan 16 căn cứ, tiêu diệt hàng nghìn tên địch.


Trước những thất bại có ý nghĩa chiến lược trong mùa khô 1984-1985, lực lượng Khơme Đỏ buộc phải từ bỏ việc lấn chiếm vùng biên giới nhằm xây dựng thành hai vùng với hai chính quyền, hai quân đội, tiến tới lật đổ chính quyền cách mạng. Các nhóm tàn quân Khơme Đỏ phân tán thành các lực lượng nhỏ hoạt động sâu vào nội địa, tiếp tục phá hoại công cuộc hồi sinh đất nước.


Trong quá trình chiến đấu bảo vệ chính quyền cách mạng, lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia ngày càng trưởng thành cả về số lượng lẫn chất lượng. Bộ đội chủ lực được xây dựng theo hướng phát triển thành các binh đoàn với đầy đủ các binh chủng như pháo binh, thiết giáp, thông tin, công binh, hải quân và không quân; bộ đội địa phương ngày càng trưởng thành với nhiều tiểu đoàn, đại đội độc lập được thành lập ở các tỉnh và huyện; dân quân du kích phát triển mạnh với quân số hàng chục vạn người, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chiến đấu và sản xuất tại địa phương.


Trên cơ sở sự phát triển vững mạnh của cách mạng và sự trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã từng bước rút về nước. Ngày 26 tháng 5 năm 1988, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Campuchia ra tuyên bố. Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1988, 50.000 quân tình nguyện Việt Nam sẽ rút về nước và tháng 8 năm 1989 kết thúc hoàn toàn việc rút quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của cách mạng Campuchia, đồng thời chứng tỏ quân đội cách mạng Campuchia đã lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, có khả năng tự đảm đương nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc.


Với những nỗ lực của các bên trong nước, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, tiến trình hoà hợp và hòa giải dân tộc Campuchia được xúc tiến mạnh mẽ. Ngày 28 tháng 8 năm 1990, thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã vạch ra kế hoạch hoà bình đối với vấn đề Campuchia.


Ngày 10 tháng 9 năm 1990, "Hội đồng dân tộc tối cao" Campuchia được thành lập là cơ sở để các bên Campuchia bàn bạc tìm ra giải pháp thoả đáng cho vấn đề Campuchia. Ngày 23 tháng 10 năm 1991, "Hội đồng dân tộc tối cao" Campuchia họp và ký với đại diện Liên hợp quốc một bản hiệp định, theo đó Liên hợp quốc được toàn quyền giám sát ngừng bắn, hồi hương người tị nạn, giải giáp quân đội các phái và chuẩn bị tổng tuyển cử.


Ngày 16 tháng 3 năm 1992, cơ quan quyền lực chuyển tiếp ở Campuchia (UNTAC) đến Campuchia thực hiện kế hoạch đã được thoả thuận. Bên cạnh đó, lực lượng quân sự của Liên hợp quốc với 15.000 nhân viên quân sự, 3.600 cảnh sát cũng được triển khai tại Campuchia.


Từ ngày 23 đến 28 tháng 5 năm 1993, cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến được tổ chức thành công với thắng lợi của Mặt trận thống nhất dân tộc vì một nước Campuchia độc lập trung lập, hoà bình và hợp tác. Đảng FUNCINPEC và tiếp theo là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) chiếm hơn 90% số ghế trong Quốc hội. Quốc hội gồm 120 đại biểu đã phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân muốn hoà giải, hoà hợp dân tộc để Campuchia nhanh chóng có hoà bình, ổn định. Trên cơ sở thắng lợi của cuộc bầu cử Quốc hội, ngày 18 tháng 8 năm 1993, Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc đã ký xác nhận Hiến pháp mới và chính thức công bố vào tháng 9 năm 1993. Ngoài những nội dung cơ bản về quyền dân tộc tự quyết, Hiến pháp khẳng định: Campuchia không tham gia bất kỳ khối quân sự nào và không cho phép bất kỳ nước nào thiết lập một hoặc nhiều căn cứ quân sự, tên lửa hoặc các loại vũ khí khác trên lãnh thổ và lãnh hải của mình. Nền quốc phòng của Campuchia chỉ có tính chất duy nhất là phòng thủ, không mang tính chất tiến công... Campuchia sẽ không đưa quân đội của mình ra ngoài biên giới đất nước.


Mặc dù Hiến pháp mới được đưa ra, Chính phủ Liên hiệp dân tộc được thành lập nhưng lực lượng vũ trang của Khơme Đỏ vẫn không chấp nhận xu hướng hoà hợp và hoà giải dân tộc. Các nhóm vũ trang Khơme Đỏ vẫn hoạt động chống phá tại nhiều vùng, thậm chí tiến công vào các lực lượng Liên hợp quốc đang triển khai tại Campuchia.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 07:39:39 pm »

5. Quân đội Hoàng gia Campuchia ngày nay

Quân đội Hoàng gia Campuchia ngày nay được hình thành trên cơ sở lực lượng vũ trang của ba phái: Quân đội Nhà nước Campuchia, Quân đội phái Xihanúc cũ và Quân đội phái Son San.


Từ cuối năm 1993, sau khi Hiến pháp mới của Campuchia được phê chuẩn và Chính phủ Hoàng gia được thành lập, lực lượng quân đội của ba phái đã tiến hành sáp nhập lại thành Quân đội Hoàng gia Campuchia. Lực lượng quân sự của các tỉnh vẫn tổ chức như cũ nhưng không trực thuộc các chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh mà trực thuộc vùng chiến thuật. Ở các tỉnh lớn và trọng điểm thường tổ chức từ 2-3 tiểu đoàn bộ binh. Tổng số lực lượng của các tỉnh có khoảng 52-60 tiểu đoàn do Bộ Tổng Tham mưu chỉ huy thông qua các quân khu. Lực lượng bảo vệ biên giới được tổ chức khoảng 15-20 tiểu đoàn. Quân số theo biên chế một sư đoàn đủ quân là 3.500 người, nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 1.500 người hoặc ít hơn.


Năm 2001, Quân đội Hoàng gia Campuchia đã có bước điều chỉnh cơ bản các đầu mối đơn vị, đã thay đổi vị trí đứng chân của một số đơn vị; hoàn thành kế hoạch giảm quân giai đoạn 1; cắt giảm 15.000 quân, điều chỉnh từ 19 sư đoàn bộ binh thành 1 sư đoàn cơ động và 16 lữ đoàn bộ binh, giảm đầu mối tiểu đoàn bộ binh trực thuộc các tỉnh đội. Bên cạnh đó, Campuchia tổ chức biên chế lại lực lượng ở bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố, huyện, quận trong cả nước, đồng thời thành lập 3 trường sĩ quan trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh, bố trí điều chuyển lại một số vũ khí hạng nặng trong các đơn vị chủ lực chủ yếu ở trên hướng tây bắc Campuchia. Bộ tư lệnh hải quân chuyển căn cứ từ Biển Hồ về cảng Xihanúcvin và tăng cường lực lượng ở quân cảng Ream. Điều đáng lưu ý là lực lượng vũ trang đã bàn giao Tiểu đoàn 67 tăng thiết giáp thuộc Quân khu 5, Tiểu đoàn 69 tăng thiết giáp - thuộc Quân khu 4 và Tiểu đoàn tăng 201 thuộc Lữ đoàn cơ động 12 về trực thuộc Bộ tư lệnh tăng - thiết giáp.


Quân đội Campuchia thường xuyên trao đổi các phái đoàn quân sự và cử học viên đi đào tạo ở nước ngoài (Pháp, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ...). Trong năm 2004, Quân đội Hoàng gia Campuchia đã đón tiếp 30 đoàn quân sự nước ngoài gồm 714 thành viên đến thăm Campuchia, đồng thời cũng đã cử 19 đoàn Quân đội Campuchia với 90 thành viên đi thăm các nước trên thế giới. Đây là một bước phát triển mới trong quan hệ đối ngoại quân sự của Quân đội Hoàng gia Campuchia...


Thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, Quân đội Hoàng gia Campuchia đã ngăn chặn kịp thời và đập tan kế hoạch khủng bố của lực lượng "Chiến binh tự do Campuchia", đảm bảo cho tiến trình hoà hợp dân tộc diễn ra đúng như kế hoạch.


Hiện nay, Quân đội Hoàng gia Campuchia còn gặp nhiều khó khăn về tài chính; vũ khí, binh khí kỹ thuật còn lạc hậu; mâu thuẫn giữa các phe phái trong quân đội chưa giảm. Ngoài ra, tình hình an ninh xã hội còn diễn biến phức tạp, các lực lượng phản động vẫn thực hiện âm mưu gây bạo loạn khủng bố. Thêm vào đó, một số nước lớn thường xuyên gây sức ép thông qua viện trợ và huấn luyện quân sự. Tất cả những nhân tố đó đã có những tác động nhất định đến việc xây dựng và phát triển của Quân đội Hoàng gia Campuchia.


Chức năng của Quân đội Hoàng gia Campuchia ngày nay được xác định rõ trong Hiến pháp, bao gồm:

- Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.

- Bảo đảm an ninh và an toàn cho nhân dân Campuchia.

- Tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.

Năm 2005, tổng quân số lực lượng vũ trang của Campuchia có 170.000 quân, trong đó lực lượng thường trực có 125.000 quân; quân của các địa phương: 45.0001 (Bộ Quốc phòng - Trung tâm từ điển bách khoa Quân sự, Từ điển bách khoa Quần sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005, tr.118). Đơn vị chiến đấu cao nhất là cấp sư đoàn. Nguồn dự bị động viên cho quân đội có khoảng 2,5 triệu người. Trong độ tuổi phục vụ quân đội hàng năm là 1,4 triệu người.


Về chế độ tuyển quân, Nhà nước dùng quyền bắt buộc công dân nhập ngũ, nhưng hiện nay chưa quy định thời hạn phục vụ trong quân đội.

Lực lượng lục quân Hoàng gia có quân số 75.000 người, được triển khai trên 6 quân khu (có 1 quân khu đặc biệt là Quân khu Thủ đô), gồm 1 sư đoàn bộ binh cơ động, 16 lữ đoàn bộ binh độc lập, 7 lữ đoàn thuộc các quân, binh chủng khác.


Lục quân được trang bị xe tăng chiến đấu gồm T-54, T-55, PT-76...; xe thiết giáp các loại và pháo xe kéo; pháo phòng không 37mm và 57mm; các phương tiện chống tăng tên lửa phóng loạt gồm BM-21, BM-13, BM-14, BM-16; các bộ tổ hợp tên lửa phòng không vác vai "Strela-2”;


Lực lượng không quân Hoàng gia có quân số 2.000 người với 5 căn cứ không quân. Không quân được trang bị máy bay chiến đấu MIG-21, trực thăng vũ trang, máy bay trinh sát và máy bay vận tải các loại AL-24; N-21A; Y-12; F-28; Falcon; L-39 huấn luyện. Máy bay trực thăng có các loại MI-8; MI-17; MI-26 và KA-32.


Lực lượng hải quân là một quân chủng độc lập, gồm có một vùng hải quân, căn cứ hải quân Ream và căn cứ sông Phnôm Pênh; 2 tiểu đoàn tàu tuần tiễu trên biển, 1 lữ đoàn tàu tuần tiễu đường sông và 16 tiểu đoàn hải quân đánh bộ. Tổng quân số (đầu năm 2005) là 3.000 người. Hải quân Campuchia được trang bị chủ yếu gồm các loại tàu chiến, thuyền máy, ca nô vũ trang.


Lực lượng hải quân Campuchia có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia ở vùng vịnh Thái Lan, phòng thủ bờ biển của đất nước, bảo vệ lãnh hải và các vùng kinh tế, tuần tra đường sông nội địa, đồng thời tổ chức hiệp đồng với các nước đồng minh trong trường hợp xảy ra các cuộc hành quân tác chiến ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện nay hải quân có rất nhiều hạn chế trong việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ này; đó là quân số ít; vũ khí phương tiện chiến đấu cũ, lạc hậu và trình độ huấn luyện bộ đội thấp.


Trong thành phần chiến đấu của hải quân chỉ có 2 tàu tuần tiễu mẫu thiết kế 205P mua của Nga năm 1987, 2 tàu tuần tiễu đường sông và một số tàu dự bị, gần 170 thuyền máy và thuyền chèo. Bảo đảm phòng thủ bờ biển có 5 tiểu đoàn hải quân đánh bộ và một tiểu đoàn pháo phòng không, được trang bị 20 khẩu pháo bờ biển và 12 khẩu pháo phòng không. Theo chương trình 5 năm cải cách các lực lượng vũ trang của đất nước, Campuchia dự kiến từ năm 1999 đến năm 2003 sẽ mua thêm 3 tàu tuần tiễu trên biển loại mới và khoảng 24 tàu tuần tiễu đường sông, hiện đại hoá 2 tàu loại Stenka mẫu thiết kế 205P; tăng cường khả năng đổ bộ và vận tải, các căn cứ sửa chữa và đóng tàu (nhà máy đóng tàu Hông Long). Để thực hiện chương trình này, Campuchia dự kiến sẽ tranh thủ sự giúp đỡ quân sự từ phía Trung Quốc, Việt Nam cũng như phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga và giúp đỡ vật chất kỹ thuật từ các nước phát triển cao như Mỹ, Pháp, Ôxtrâylia và các nước khác. Kế hoạch nâng cao trình độ huấn luyện chiến đấu được xây dựng trên cơ sở đổi mới chương trình huấn luyện chiến sĩ, chuẩn úy hải quân và đội ngũ sĩ quan; tham gia tập trận chung với hải quân Việt Nam, Thái Lan và Lào.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 07:41:16 pm »

Ngoài các thành phần cơ bản trên đây, lực lượng vũ trang Campuchia còn có các đơn vị địa phương thuộc tỉnh với tổng số quân khoảng 35.000 người. Mỗi tỉnh ít nhất có 1 trung đoàn bộ binh được trang bị vũ khí hạng nhẹ; lực lượng quân sự hoá và lực lượng công an (67 nghìn người, bao gồm cả quân cảnh).


Tiếp theo chương trình 5 năm cải cách lực lượng vũ trang, Campuchia chủ trương tiếp tục cải cách Quân đội Hoàng gia Campuchia thành một quân đội thống nhất, có quân số phù hợp với một số biện pháp chủ yếu sau đây:
- Xây dựng các căn cử phòng không, không quân, các trường huấn luyện cấp tỉnh; mở rộng vai trò của các quân khu (thành lập ở mỗi quân khu 3 lữ đoàn), thành lập 3 tiểu đoàn (135 quân/1 tiểu đoàn) sẵn sàng tham gia lực lượng giữ gìn hoà bình của Liên hợp quốc.

- Tăng cường sự hiện diện và sức chiến đấu của quân đội ở các vùng biên giới. Nâng cao sức mạnh của hải quân để có đủ khả năng bảo vệ vùng biển, duy trì an ninh biên giới, trên biển bằng cách củng cố các tiểu đoàn biên giới, hải đảo, lực lượng tuần tiễu, tiểu đoàn lính thủy đánh bộ...
 
- Tiến hành cắt giảm quân số (giai đoạn 2005-2009 cho nghỉ hưu 4.000 quân, giải ngũ 25.000 quân và xuất ngũ 4.000 quân); bổ sung 13.000 quân khi Luật nghĩa vụ quân sự được ban hành; điều chỉnh tiền lương và cấp hàm sĩ quan; thay đổi biên chế quân số của các đơn vị đại đội từ 90-117 người, tiểu đoàn từ 280-320 người, lữ đoàn từ 1.200-1.600 người, sư đoàn từ 8.000-11.000 người).


Để đáp ứng yêu cầu củng cố và xây dựng nền quốc phòng vững mạnh, Chính phủ Hoàng gia Campuchia xác định ba phương hướng chiến lược cơ bản là:

Thứ nhất, duy trì khả năng quân sự nhằm bảo đảm sự ổn định trật tự xã hội, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia; bảo vệ biên giới bằng cách xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược, các công trình quân sự dọc tuyến biên giới; kết hợp phát triển kinh tế - quốc phòng; chống tội phạm xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, cướp của, giết người có tổ chức, lưu hành vũ khí và các tang vật có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.


Thứ hai, điều chỉnh Quân đội Hoàng gia có quy mô nhỏ, nhưng đảm bảo khả năng bảo vệ lãnh thổ, lợi ích quốc gia; góp phần vào công cuộc phát triển át nước thông qua khai thác các trang bị kỹ thuật chuyên dụng và các hoạt động dịch vụ khác.


Thứ ba, tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia láng giềng bằng biện pháp xây dựng lòng tin lẫn nhau thông qua các cuộc gặp gỡ giữa các sĩ quan cao cấp và các cuộc đàm phán về lĩnh vực an ninh song phương, đa phương; tranh thủ sự hỗ trợ vật chất, đào tạo sĩ quan của các nước; tăng cường khả năng bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển; không cho phép bất kỳ lực lượng nào xây dựng căn cứ trên đất Campuchia để chững lại các nước khác; chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tham gia vào hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên hợp quốc.


Kể từ khi giành được độc lập (tháng 9 năm 1945), lịch sử Campuchia diễn ra hết sức phức tạp và có nhiều biến động, do đó lực lượng vũ trang nói chung và quân đội nói riêng luôn bị tác động và không tránh khỏi những bước thăng trầm qua từng thời kỳ lịch sử. Có thể nhận thấy quá trình đó diễn ra theo bốn thời kỳ như sau:

Thời kỳ thứ nhất (từ 1945 đến 1954). Đây là thời kỳ Quân đội Hoàng gia Campuchia ra đời theo Hiệp định năm 1949 ký kết giữa Chính phủ Pháp và triều đình Campuchia, đặt dưới sự bảo trợ của Pháp. Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang cách mạng Ítxarắc cũng được thành lập vào tháng 6 năm 1951 dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia. Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, lực lượng vũ trang cách mạng được giải giáp trở về sống hoà hợp trong cộng đồng dân tộc. Quân đội Hoàng gia vẫn được duy trì và giữ vai trò bảo vệ chế độ quân chủ, sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.


Thời kỳ thứ hai (từ 1955 đến 1970), Campuchia đi theo đường lối hoà bình trung lập. Việc xây dựng quân đội dựa vào sự giúp đỡ của Pháp và một số nước khác như Trung Quốc, Liên Xô... Đây là thời kỳ Quân đội Hoàng gia Campuchỉa từng bước được tổ chức cơ bản với đầy đủ các quân binh chủng, bao gồm các lực lượng chính quy, lực lượng địa phương. Quân chính quy được biên chế thành lực lượng lục quân, không quân và hải quân. Chức năng nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ chế độ quân chủ, chống nổi dậy trong nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.


Thời kỳ thứ ba (từ năm 1970 đến năm 1979), được bắt đầu từ cuộc đảo chính quân sự của Lon Non lật đổ Chính phủ Vương quốc, thành lập cái gọi là Nhà nước Cộng hoà Campuchia. Quân đội Cộng hoà Campuchia được Mỹ bảo trợ đã từng bước tăng nhanh về số lượng nhằm đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Campuchia. Trong thời kỳ này, lực lượng vũ trang cách mạng với tên gọi Quân đội Giải phóng dân tộc Campuchia được thành lập, làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh chống xâm lược Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất Campuchia, tháng 4 năm 1975, các lực lượng vũ trang cách mạng đã cùng với toàn dân đứng lên đánh đổ tập đoàn phản động Lon Non - Xiríc Matắc, giải phóng và làm chủ đất nước.
Sau ngày giải phóng, đất nước Campuchia lại rơi vào tay tập đoàn phản động Khơme Đỏ với việc thành lập Nhà nước Campuchia dân chủ. Để thực hiên mục tiêu chính trị của mình, những người lãnh đạo Campuchia dân chủ đã tăng cường xây dựng quân đội làm công cụ đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân và thực hiện âm mưu bành trướng lãnh thổ. Tháng 12 năm 1979, những người yêu nước Campuchia thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia cùng với lực lượng vũ trang cách mạng của mình. Kể từ khi thành lập, các lực lượng vũ trang cách mạng đã sát cánh cùng với Quân đội nhân dân Việt Nam đập tan chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari vào tháng 1 năm 1979.


Thời kỳ thứ tư, (từ sau ngày đất nước thoát khỏi chế độ diệt chủng đến nay), lực lượng vũ trang Campuchia ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích với chức năng bảo vệ đất nước và ngăn chặn sự phá hoại của tàn quân Khơme Đỏ. Tuy nhiên, sau khi Quân đội nhân dân Việt Nam rút khỏi Campuchia theo thoả thuận giữa hai nhà nước Campuchia và Việt Nam, ở Campuchia diễn ra cuộc đấu tranh giữa các phe nhóm, đảng phái, trong đó có Đảng Nhân dân Campuchia, FUNCINPEC, lực lượng Khơme Đỏ, v.v… Trong nước tồn tại lực lượng quân sự của các tổ chức trên, trong đó lực lượng vũ trang của Đảng Nhân dân Campuchia chiếm ưu thế. Sau khi có sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, Campuchia từng bước đi vào con đường hoà hợp dân tộc với việc thành lập Chính phủ liên hiệp và sự ra đời của Vương quốc Campuchia. Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay (được xây dựng trên cơ sở Quân đội dân tộc Campuchia, Quân giải phóng nhân dân Khơme và Quân đội Nhà nước Campuchia) đang tiếp tục phát huy vai trò, chức năng của mình, góp phần xây dựng đất nước Campuchia ổn định và không ngừng phát triển.

Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2008, 07:31:14 pm »

QUÂN ĐỘI CỘNG HÒA INĐÔNÊXIA


I. Khái quát về đất nước Inđônêxia

Inđônêxia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, với hơn 3.700 đảo lớn, nhỏ; diện tích 1.904.569km2. Trong số hàng nghìn đảo nói trên có 5 đảo lớn nhất: Calimantan: 539.462km2; Xumatơra: 473.606km2; Irian Giai: 421.981km2; Xulavétxi: 189.216km2; Giava:132.187km2. Quần đảo Inđônêxia được chia làm 3 nhóm đảo chính: nhóm đảo Giava; nhóm đảo Xumatơra - Calimantan và nhóm đảo nhỏ nằm giữa hai nhóm, trên bờ biển tiếp giáp với Malaixia tới biển Đông.


Thủ đô Giacácta của Inđônêxia nằm trên đảo Giava, có số dân là 7.829.000 người (2003). Ngoài thủ đô, Inđônêxia còn có các thành phố lớn khác như Surabaya (dân số 2.345.000 người), Mêdan (dân số 2.110.000 người), Băngđung (1.613.000 người)...


Phần lớn diện tích Inđônêxia là rừng, núi. Hiện nay trên lãnh thổ Inđônêxia vẫn còn gần 80 núi lửa đang hoạt động. Nằm trong vùng khí hậu xích đạo và đại dương, có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 4.000mm nên Inđônêxia có hệ thống sông ngòi dày đặc.


Inđônêxia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: dầu khí (có trữ lượng đứng thứ 5 thế giới), than đá, vàng, đồng, thiếc, bô xít, sắt và các khoáng sản khác. Inđônêxia xuất khẩu nhiều sản phẩm gỗ, cao su, cà phê, dầu dừa và có nguồn hải sản dồi dào. Tuy tài nguyên phong phú, nhưng Inđônêxia không phải là nước giàu. GDP năm 2004 đạt 251 tỉ USD, bình quân đầu người trên 1.000 USD/năm. Nền kinh tế phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp và khai thác dầu mỏ.


Dân số Inđônêxia đứng thứ tư trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Theo kết quả điều tra dân số năm 2005, tổng dân số Inđônêxia là 241,974 triệu người. Tỷ lệ người dưới 20 tuổi chiếm 40% dân số. Dân cư phân bố không đều: đảo Giao chỉ chiếm gần 7% diện tích đất đai, nhưng dân số chiếm 70% cả nước, còn đảo Calimantan và Irian Giai diện tích chiếm 50%, nhưng dân số chỉ có 5%.


Cư dân trên quần đảo Inđônêxia gồm hơn 100 dân tộc khác nhau. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Bahara Inđônêxia, có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai thuộc vùng đảo Riai. Inđônêxia dùng chữ viết Latinh. Ngoài quốc ngữ, tiếng Hà Lan và tiếng Anh là hai ngoại ngữ được sử dụng tương đối rộng rãi ở Inđônêxia.


Là một quốc gia giàu tài nguyên, lại nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, nên từ đầu thế kỷ XVI, Inđônêxia đã trở thành mục tiêu xâm lược của các cường phương Tây: Bồ Đào Nha (1511-1596), Hà Lan (1596-1806 và 1814-1942), Pháp (1806-1811), Anh (1811-1814) và phát xít Nhật (1942-1945). Sự vơ vét tài nguyên thiên nhiên và chính sách hà khắc của bọn thực dân khiến cho phong trào đấu tranh đòi độc lập của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của nhiều đảng phái chính trị khác nhau ở Inđônêxia sớm phát triển và ngày càng mạnh mẽ.


Trước sự phản kháng của người dân Inđônêxia, ngoài đội quân xâm lược, chính quyền thực dân, phát xít còn tổ chức quân đội thuộc địa làm công cụ duy trì sự thống trị của mình và đàn áp các cuộc nổi dậy của người bản xứ.


Lợi dụng thời cơ phát xít Nhật đầu hàng phe Đồng minh, tại cuộc họp bí mật ngày 15 tháng 8 năm 1945, những người cộng sản Inđônêxia và những người lãnh đạo các tổ chức thanh niên cách mạng đã quyết định phải lập tức tuyên bố độc lập; đồng thời cử đại biểu đi hiệp thương với các lãnh tụ dân tộc chủ nghĩa như Achmed Xucácnô và Muhamad Hát ta, yêu cầu họ đứng ra tuyên bố độc lập. Ngày 17 tháng 8, bản Tuyên ngôn độc lập của nước Cộng hoà Inđônêxia được công bố. Xucácnô được bầu làm Tổng thống và Hát ta làm Phó tổng thống; một nội các theo chế độ quốc hội được thành lập do Siahrir làm Thủ tướng.


Hơn một tháng sau khi Inđônêxia tuyên bố độc lập, ngày 29 tháng 9 năm 1945, quân đội Anh với danh nghĩa tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật đã đổ bộ lên Inđônêxia, chiếm một số thành phố như Giacácta, Băngđung, Semarang... Với quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân Inđônêxia đã anh dũng chiến đấu chống trả quân xâm lược. Trước sức chống trả quyết liệt của nhân dân Inđônêxia và sự lên án của dư luận quốc tế, tháng 10 năm 1946, quân đội Anh phải rút khỏi Inđônêxia, nhưng trao lại những khu chiếm đóng của mình cho thực dân Hà Lan.


Với ý đồ khôi phục sự thống trị thực dân của mình đối với Inđônêxia, Hà Lan một mặt chuẩn bị tiến hành một cuộc chiến tranh thực dân, mặt khác tiến hành đàm phán với Inđônêxia. Ngày 15 tháng 11 năm 1946, Chính phủ Siahrir ký với Hà Lan Hiệp ước Linggagiati, đặt Inđônêxia trong khối Liên hiệp Hà Lan - Inđônêxia. Hiệp ước đầu hàng này bị nhân dân phản đối, nên tháng 6 năm 1947 Siahrir buộc phải từ chức và tháng 7 năm 1947, một chính phủ liên hiệp được thành lập do Amir Giariphuđin, một người cộng sản đứng đầu. Nhằm khuất phục Chính phủ Inđônêxia, ngày 20 tháng 7 năm 1947, Hà Lan phát động "hành động cảnh vệ lần thứ nhất" (được sử sách gọi là cuộc Chiến tranh thực dân lần thứ nhất chống Inđônêxia). Chính phủ Giariphuđin đã tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Hà Lan nhưng do lực lượng quá chênh lệch, thêm vào đó có những thế lực phản động phá hoại từ bên trong nên cuộc kháng chiến chỉ kéo dài được 2 tháng; Chính phủ Giariphuđin tự giải tán, Hát ta và người của Đảng Parmusi (Hội Liên hiệp Hồi giáo Inđônêxia) đứng ra thành lập chính phủ mới.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2008, 07:31:51 pm »

Lợi dụng tình hình nội bộ rối ren của Inđônêxia, thực dân Hà Lan phát động cuộc Chiến tranh thực dân lần thứ hai xâm lược Inđônêxia. Cuộc chiến tranh kéo dài làm cho thương vong của quân đội Hà Lan ngày càng tăng, chi phí tốn kém. Nhân cơ hội Hà Lan đang gặp khó khăn, Mỹ thông qua Hội đồng bảo an Liên hợp quốc gây áp lực đối với Hà Lan, yêu cầu hai bên ngừng bắn. Ngày 7 tháng 5 năm 1949, tại Giacácta, Hà Lan và Inđônêxia ký hiệp định đình chiến. Tiếp đó, từ ngày 23 tháng 8, Inđônêxia, Hà Lan và Ủy ban Inđônêxia của Liên hợp quốc tiến hành đàm phán tại Hague (Hội nghị bàn tròn). Đến ngày 2 tháng 9 năm 1949, các bên ký hiệp định Hội nghị bàn tròn, theo đó, nước Cộng hoà Inđônêxia được công nhận là một quốc gia độc lập (Liên bang Inđônêxia). Sau khi ký hiệp định Hội nghị bàn tròn, quân đội Hà Lan rút khỏi Inđônêxia. Ngày 19 tháng 12 năm 1949, nước Cộng hoà liên bang Inđônêxia được thành lập do Xucácnô làm Tổng thống, Hát ta làm Thủ tướng. Ngày 27 tháng 12 năm 1949, Hà Lan chuyển giao toàn bộ lãnh thổ của Inđônêxia cho nước Cộng hoà Inđônêxia (ngoại trừ Tây Irian), chấm dứt ách đô hộ hơn 300 năm của thực dân Hà Lan trên đất Inđônêxia.


Tuy nhiên, thực dân Hà Lan vẫn còn thế lực rất lớn về kinh tế và chính trị trong các thổ bang bù nhìn ở Inđônêxia. Đế quốc Mỹ và thực dân Hà Lan thông qua tay sai tổ chức những lực lượng phản động như "Phong trào Hồi giáo", "Quân đội Hồi giáo Inđônêxia" để tiến hành những hoạt động chia rẽ và lật đổ ở Inđônêxia. Tình hình đó lại đặt nhân dân Inđônêxia đứng trước nhiệm vụ đấu tranh hoàn thành sự nghiệp của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Ngày 15 tháng 8 năm 1950, sau khi xoá bỏ các thổ bang bù nhìn, nước Cộng hoà Inđônêxia thống nhất được thành lập và từ đó, ngày 15 tháng 8 trở thành ngày Quốc khánh của Cộng hoà Inđônêxia. Nhưng phải đến ngày 1 tháng 5 năm 1953, sau khi Chính phủ Inđônêxia tuyên bố tịch thu toàn bộ các xí nghiệp và đồn điền của người Hà Lan, buộc Hà Lan phải trao trả Tây Irian cho Inđônêxia, Inđônêxia mới giành được chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.


Bước sang giai đoạn lịch sử mới, Inđônêxia cũng bước vào thời kỳ cạnh tranh chính trị hết sức quyết liệt giữa các đảng tư sản, nhất là giữa các đảng lớn nhưng không một đảng nào xác lập được quyền độc tôn lãnh đạo và thực hiện được đường lối của mình. Từ năm 1953, đặc biệt là sau cuộc tổng tuyển cử quốc hội đầu tiên (1955), Inđônêxia mới bắt đầu có những chuyển biến tích cực trong đường lối đói nội và đối ngoại. Trong chính sách đói ngoại, chính phủ Inđônêxia thực hiện đường lối trung lập tiến bộ và chống chủ nghĩa đế quốc. Chính vì vậy, tháng 9 năm 1965, các thế lực phương Tây đã "bật đèn xanh" cho quân đội Inđônêxia tiến hành cuộc đảo chính nhằm thay đổi thể chế chính trị của Inđônêxia. Sau khi lên cầm quyền (lâm thời từ tháng 3 năm 1966 và toàn quyền từ tháng 3 năm 1967), Xuháctô từng bước thiết lập "trật tự mới".


Hiện nay, Inđônêxia thực hiện chế độ cộng hoà đa đảng thống nhất, cơ quan lập pháp là Hội đồng dân biểu nhân dân (Quốc hội); cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội tư vấn nhân dân. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, cơ quan hành pháp (chính phủ) và đồng thời là Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang. Nhiệm kỳ tổng thống là 5 năm.


Inđônêxia là nước hoạt động tích cực trên các diễn đàn quốc tế, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như: Phong trào không liên kết, Liên hợp quốc (28.10.1950); Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), v.v...


Cộng hoà Inđônêxia lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ở cấp đại sứ ngày 15 tháng 8 năm 1964. Inđônêxia và Việt Nam là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và văn hoá. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhân dân Việt Nam và nhân dân Inđônêxia vẫn giữ được quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Tổng thống Xucácnô đã dày công vun đắp.


Vì nền độc lập dân tộc của mình, nhân dân Inđônêxia đã phải liên tục đứng lên, cầm súng chiến đấu chống lại những đội quân xâm lược hùng mạnh từ Âu sang Á trong suốt hơn 300 năm. Từ sau khi tuyên bố độc lập, lịch sử Inđônêxia có thể chia thành 4 thời kỳ: thời kỳ đấu tranh vũ trang củng cố nền độc lập (1945-1949), thời kỳ xác lập hệ thống dân chủ nghị viện (1949- 1956), thời kỳ "dân chủ có định hướng" (1957-1965) và thời kỳ "trật tự mới" (từ 1966 đến nay). Trong mỗi thời kỳ đó, dù trong hoàn cảnh chiến tranh hay điều kiện hoà bình, quân đội luôn có vai trò quan trọng đối với đời sống chính trị, xã hội của đất nước.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2008, 07:33:05 pm »

II. Lịch sử hình thành và phát triển của quân đội Inđônêxia

1. Sự ra đời của Quân đội quốc gia

Lịch sử hình thành Quân đội quốc gia Inđônêxia (TNI) gắn liền với lịch sử đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Hà Lan, đặc biệt là thời kỳ sau khi giành được độc lập (1945-1949). Đây là thời kì Inđônêxia có độc lập nhưng lại bị thực dân Hà Lan chi phót mọi nhặt đời sống xã hội, theo các điều khoản của Hiệp ước Linggagiati.


Trong suốt hơn ba thế kỷ, kể từ năm 1602 đếni942, dưới ách thống trì của thực dân phương Tây, đa số thanh niên Inđônêxia không được huấn luyện quân sự dù ở mức sơ đẳng. Để bảo vệ chính quyền đô hộ, các chính quyền thực dân, nhất là Hà Lan và Anh, chỉ tuyển mộ một số thanh mền bản xứ để phục vụ cho bộ máy chính quyền của chúng. Những yêu cầu huấn luyện quân sự cho thanh niên dù chỉ để duy trì trật tự xã hội đều bị chúng bác bỏ. Vào thời kỳ đó, người dân Inđônêxia không có quyền được chế tạo và tàng trữ vũ khí.


Trong những năm quân Nhật chiếm đóng Inđônêxia (3.1942-8.1945), trong khi tìm cách triệt thoái các tổ chức quân đội thuộc địa do người Hà Lan lập ra, người Nhật cũng tuyển mộ và duy trì một lực lượng bán vũ trang người Inđônêxia, hoặc tuyển chọn một số thanh niên bản địa để tổ chức các đơn vị vũ trang thuộc quyền chỉ huy của mình nhằm phục vụ cho mục đích chiếm đóng. Trong hơn 3 năm chiếm đóng, bằng cách cưỡng bức và lôi kéo, dụ dỗ thanh niên bản xứ, người Nhật đã xây dựng trên quần đảo Inđônêxia nhiều tổ chức vũ trang, tổ chức dân phòng để duy trì "trật tự" ở nông thôn; các đội thanh niên vũ trang để hoạt động du kích trong trường hợp quân Đồng minh đổ bộ lên Inđônêxia; các đội công nhân vũ trang để xây dựng các công trình quân sự và công nghiệp. Ngoài các tổ chức vũ trang trên, người Nhật còn cho thành lập Đội quân tình nguyện bảo vệ Tổ quốc gọi là PETA ở Giava và Đội quân tình nguyện ở Xumatơra (BG). Đến đầu năm 1945, trong hàng ngũ PETA đã có tới 120.000 người và được tổ chức thành 60 tiểu đoàn. Thành phần trong PETA gồm nông dân, trí thức, các cựu sĩ quan từ đội ngũ quan lại và quý tộc Inđônêxia. Song, với ý thức độc lập dân tộc rất cao, các binh sĩ PETA thường xuyên công khai chống lại chính sách chiếm đóng của người Nhật. Cuộc nổi dậy lớn nhất của binh lính PETA chống lại người Nhật là vụ binh biến ở Blitara (trên đảo Giava) năm 1945. Sự chuyển hướng đi theo cách mạng của PETA là kết quả của công tác tuyên truyền, vận động tích cực của Đảng Cộng sản Inđônêxia và có phần không nhỏ của những người truyền bá đạo Hồi. Lo sợ trước sự phản kháng của PETA, ngay trước khi diễn ra các sự kiện Cách mạng Tháng Tám, Bộ chỉ huy quân Nhật phải tuyên bố giải tán PETA sau khi giải giáp vũ khí đa số các tiểu đoàn của nó.


Việc người Nhật dùng người bản xứ vào các đội vũ trang, dân phòng kể trên là để cùng một lúc thực hiện hai mục đích: thứ nhất, để giảm bớt tổn thất về sinh lực cho quân Nhật; thứ hai, để giảm bớt nhiệm vụ cũng như chi phí quân sự cho đội quân chiếm đóng Nhật Bản.


Sau khi tuyên bố độc lập, trong tháng 8 và tháng 9 năm 1945, nhiều nơi trên đất nước Inđônêxia còn tồn tại tình trạng hai chính quyền: bộ máy chiếm đóng của Nhật và chính quyền Cộng hoà Inđônêxia. Để xoá bỏ tình trạng đó, ngày 23 tháng 8 năm 1945, Chính phủ Inđônêxia cho thành lập Lục lượng an ninh nhân dân. Về bản chất, Lực lượng an ninh nhân dân chính là công cụ bạo lực chủ yếu để duy trì và bảo vệ thành quả cách mạng cũng như trật tự xã hội. Nhờ thực hiện những chính sách đúng đắn và hợp tình của chính quyền mới, Lực lượng an ninh nhân dân đã quy tụ được đông đảo thanh niên Inđônêxia tham gia, trong đó, không ít người trước đây là thành viên của PETA, BG và cả những người trước đây đã từng tham gia phục vụ cho quân đội Nhật. Những người yêu nước Inđônêxia tiến hành giải giáp vũ khí những đơn vị quân Nhật đầu hàng và tiếp tục chiến đấu với những kẻ không chịu nộp vũ khí.


Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trên lãnh thổ Inđônêxia vẫn còn một bộ phận quân đội Nhật; bên cạnh đó thực dân Hà Lan đang lăm le khôi phục sự thống trị của mình ở Inđônêxia. Lúc này, các lực lượng vũ trang Inđônêxia gồm các đội quân tự trị của các đảng phái chính trị với trình độ tác chiến và mức độ trang bị rất khác nhau. Đội quân có tổ chức chặt chẽ nhất là Pexiđô (thuộc tổ chức Thanh niên xã hội chủ nghĩa). Các thành viên của Pexiđô tập hợp thành các tiểu đoàn chiến đấu với tổng quân số khoảng 25.000 người. Pexiđô ủng hộ Đảng Xã hội chủ nghĩa, một đảng có nhiều người cộng sản tham gia. Dưới ảnh hưởng của Đảng Hồi giáo cánh hữu, các đội quân thanh niên Hisbulác được thành lập theo mô hình Pexiđô với tổng quân số khoảng 20.000 người nhưng tính kỷ luật kém hơn. Một số đảng khác cũng có các đội quân thanh niên nhưng quân số rất ít.


Đứng trước âm mưu áp đặt trở lại đặt ách thống trị của thực dân Hà Lan, nhiều tổ chức vũ trang và đông đảo nhân dân Inđônêxia, mà đại diện là Đại hội đại biểu các tổ chức nhân dân, đã yêu cầu chính phủ thành lập Quân đội quốc gia. Đáp ứng yêu cầu tất yếu và bức thiết đó ngày 5 tháng 10 năm 1945, chỉ ít ngày sau khi quân đội Anh - Hà Lan đổ bộ lên quần đảo, Tổng thống Xucácnô đã ban bố sắc lệnh thành lập Quân đội an ninh nhân dân Inđônêxia (Tentara Keamanan Rakiat - TKR) trên cơ sở thống nhất các đội an ninh nhân dân và một số đội quân tự trị độc lập của các đảng phái chính trị. Ngày 7 tháng 10 năm 1945, trung đoàn đầu tiên của TKR được thành lập. Tiếp đó, ngày 9 tháng 10, ủy ban dân tộc Trung ương (CNIP) kêu gọi tổng động viên. Ngày 20 tháng 10, ủy ban dân tộc Trung ương quyết định thành lập Bộ an ninh nhân dân và Bộ tham mưu quân đội thống nhất. Bộ tham mưu quân đội thống nhất có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng quân đội của nước cộng hoà, song quá trình xây dựng quân đội thường trực của Inđônêxia phải kéo dài nhiều năm do Hà Lan tiến hành chiến tranh thực đần xâm lược trở lại Inđônêxia.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM