Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:36:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử quân sự các nước Đông Nam Á  (Đọc 96239 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Red_army_vn
Thành viên
*
Bài viết: 14


« vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2007, 10:43:40 pm »

Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
Năm xuất bản: 2006
Số hoá: ptlinh, nhinrathegioi




* Chỉ đạo nội dung:
Thiếu tướng, PGS, TS. TRỊNH VƯƠNG HỒNG
 Đại tá, PGS, TS. LÊ ĐÌNH SỸ
* Các tác giả:
Đại tá, PGS, TS. LÊ ĐÌNH SỸ
Đại tá NGUYỄN VIẾT BÌNH
Thiếu tá, Ths. LÊ ĐỨC HẠNH
Thiếu tá LƯƠNG THỊ HOAN
* Hoàn chỉnh tác phẩm:
Đại tả HÁN VĂN TÂM



LỜI NÓI ĐẦU

Khu vực Đông Nam A có một vị trí chiến lược trọng yếu; các nước Đông Nam A ngày càng khẳng định vai trò của mình ở châu Á và trên thế giới. Nước ta và các nước trong khu vực có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá và đang trong quá trình hội nhập; vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các nước Đông Nam Á, trên tất cả các lĩnh vực, là một yêu cầu cấp thiết.


Trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, lịch sử nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố, riêng về lĩnh vực quân sự - quốc phòng, việc nghiên cứu còn hạn chế. Đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào phản ánh một cách tương đối hệ thống, toàn diện về lịch sử quân đội các nước trong khu vực. Hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (8.8.1967 - 8.8.2007), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức nghiên cứu, biên soạn công trình Lược sử quân đội các nước Đông Nam Á nhằm giúp đông đảo bạn đọc quan tâm có được những hiểu biết cơ bản về quân đội các nước này.


Trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và nền quốc phòng toàn dân, kết quả nghiên cứu còn giúp chúng ta hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về quá trình phát triển cũng như những chủ trương, đường lối xây dựng lực lượng vũ trang và nền quốc phòng của các nước Đông Nam Á, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng; đồng thời xác định phương thức quan hệ, hợp tác phù hợp trên lĩnh vực quân sự, góp phần xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.


Lược sử quân đội các nước Đông Nam Á khái quát lịch sử quân đội các nước trong khu vực. Khu vực Đông Nam Á hiện nay bao gồm 11 nước; tuy nhiên, công trình này chỉ mới đề cập lịch sử quân đội 9 nước: Brunây, Campuchia, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Mianma, Philippin, Thái Lan, Xingapo. Riêng hai nước Việt Nam và Đông Timo, lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam đã được phản ánh khá đầy đủ và sâu sắc trong nhiều công trình đã xuất bản; quốc gia Đông Timo mới tách ra khỏi Inđônêxia từ năm 2000, đang trong quá trình xây dựng quân đội và lực lượng vũ trang. Do vậy, công trình này không bao gồm Lược sử quân đội của hai nước Việt Nam và Đông Timo.


Trong cuốn lược sử này, tập thể tác giả đã cố gắng phản ánh quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, trang bị và hoạt động cũng như vai trò của quân đội mỗi nước đối với đời sống chính trị - xã hội của quốc gia và khu vực trong các giai đoạn quan trọng trước đây và hiện nay.
Tuy nhiên, là một đề tài hoàn toàn mới, tư liệu hiếm hoi và tản mạn, phần lớn là tiếng nước ngoài; do đó, mặc dù các tác giả đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi nhượng hạn chế, thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp nhiều ý kiến xây dựng để công trình được hoàn thiện hơn trong lần tái bản.


Nhân dịp cuốn Lược sử quân đội các nước Đông Nam A ra mắt bạn đọc, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xin chân thành cảm ơn các trung tâm lưu trữ trong và ngoài quân đội, cảm ơn Đại tá Lê Thế Mẫu (Viện chiến lược quân sự) đã cộng tác và cung cấp nhiều tu liệu trong quá trình nghiên Cứu biên soạn; cảm ơn Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã cộng tác xuất bản công trình này.


VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2008, 06:46:58 pm gửi bởi ptlinh » Logged
Red_army_vn
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #1 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 10:16:05 pm »

QUÂN ĐỘI HOÀNG GIA BRUNÂY

I. Khái quát về đất nước và con người Brunày

Quốc gia Đông Nam A Brunây nằm ở tây bắc đảo Calimantan, giáp với Xaraoắc (một trong hai bang phía đông của Malaixia). Brunây có diện tích 5.765km2, bờ biển dài 160km tính từ phía đông bắc Seria tới vịnh Brunây.


Dân số Brunây ít nhưng phát triển nhanh. Theo tài liệu của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), năm 1975, dân số Brunây là 156.000 người, 1985 là 224.000 người; năm 1991 là 271.000 người và đến tháng 12 năm 2005 là 372.361 người1 (www.Janes.Com, Sentinel - Southeast Asia, lssue no 12-2005). Cơ cấu dân số Brunây gồm 55% người Ma lai, 26% người Hoa, 12% là người gốc địa phương gồm người đaiắc, Bixaya, Kêđian, Đuxun và một số dân tộc thiểu số khác), 70% dân số còn lại là người Anh và người Ấn Độ2 (Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.8 ). Do dân số phát triển nhanh nên số người trong độ tuổi phục vụ quân đội hiện nay tại Brunây rất lớn, khoảng 60.000 người, chiếm hơn 20% tổng dân số.


Brunây là nhà nước quân chủ. Đứng đầu là Quốc vương kiêm Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ngôn ngữ chính được sử dụng tại Brunây hiện nay là tiếng Mã Lai và tiếng Anh. Tiếng Anh được sử rộng rãi trong các cơ quan nhà nước và giảng dạy trong các trường phổ thông.


Thủ đô của Brunây là Bađa Xêri Bêgaoan với dân số 80 nghìn người, là trung tâm chính trị và tôn giáo của cả nước. Đạo Hồi là quốc giáo, có ảnh hưởng lớn đối với đời sống xã hội và con người Brunây.


Do nằm ở vị trí thuận lợi của tuyến giao thông trên biển nên ngay từ thế kỷ thứ X, Brunây đã là nơi thu hút các doanh nhân từ Trung Quốc, Ấn Độ đến làm ăn và buôn bán. Đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Anh xâm chiếm lãnh thổ của Vương quốc Brunây, buộc Vương triều phải ký Hiệp ước Anh-Brunây (năm 1888), đặt vương quốc này dưới sự bảo trợ của nước Anh. Quyền lực tối cao nằm trong tay viên Thống đốc người Anh. Ngoài những vấn đề có liên quan đến đạo Hồi, còn lại tất cả các vấn đề đối nội và đối ngoại đều chịu sự chi phối của đế quốc Anh. Sau hơn 96 năm bị đế quốc Anh đô hộ, ngày 1 tháng 1 năm 1984 Brunây mới được Anh trao trả độc lập nhưng nằm trong khối Liên hiệp Anh. Vương quốc Brunây tuyên bố độc lập dưới tên gọi Negơra Brunây Đarútxalam. Brunây là thành viên thứ 159 của Liên hợp quốc (tháng 10 năm 1984) và là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ngày 7 tháng 1 năm 1984). Brunây thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Việt Nam ngày 29 tháng 2 năm 1992.


Hiện nay, Brunây là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất khu vực Đông Nam Á và châu Á (chỉ sau Nhật Bản), khoảng 27.000 USD/người/năm. Nền kinh tế của Brunây chủ yếu dựa vào dầu mỏ và khí đốt, chiếm 70% GDP. Trữ lượng dầu mỏ của Brunây khoảng 2 tỉ tấn, khí đốt 4 nghìn tỉ mét khối. Mỗi ngày Brunây khai thác khoảng 136.000 thùng dầu và khoảng nửa tỉ mét khối khí.


Một số sự kiện quan trọng trong lịch sử Brunây từ đầu thế kỉ XIX đến khi giành được độc lập năm 1984.

Năm 1841: Brunây nhượng Xaraoắc cho James Brooke.

Năm 1846: Brunây nhượng Labuan cho Vương quốc Anh.

Năm 1847: Brunây kí hiệp ước quan hệ thương mại với Anh.

Năm 1888: Bnmây nằm dưới sự bảo hộ của Anh.

Năm 1906: Anh bổ nhiệm một Toàn quyền để giám sát Brunây.

Năm 1941: Brunây bị Nhật chiếm đóng.

Năm 1945: Anh thiết lập chính quyền quân sự tại Brunây.

Năm 1946: Chính quyền dân sự Anh tại Brunây được thiết lập trở lại. Năm 1950 - 1967: Thời gian trị vì của vua Haji Omar.

Năm 1959: Ký Hiệp ước Anh - Brunây, theo đó Anh cho phép thành lập chính phủ tự trị tại Brunây.

Năm 1962: Brunây tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức.

Năm 1971: Ký Hiệp ước Anh - Brunây, theo đó, Anh trao quyền điều hành các công việc nội bộ cho Chính phủ tự trị Brunây.

Năm 1979: Anh ký hiệp ước trao trả độc lập cho Brunây.

Năm 1984: Brunây trở thành quốc gia độc lập, có chủ quyền, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OIC) và Liên hợp quốc (UN).
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2008, 06:51:09 pm gửi bởi ptlinh » Logged
Red_army_vn
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #2 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 10:31:54 pm »

II. Lịch sử hình thành và phát triển quân đội Brunây

Brunây là quốc gia chỉ mới giành được độc lập năm 1984, nhưng quân đội nước này lại được thành lập từ trước đó rất lâu. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, hai năm sau khi Anh trao quyền tự trị cho Brunây, tại cảng Dickson (thuộc Malaixia ngày nay), người Anh đã tuyển 62 sĩ quan và binh sĩ người Brunây vào Trung đoàn Hoàng gia Mã Lai - Brunây. Mục đích của người Anh lúc đó là muốn xây dựng một quân đội Brunây bản địa để từng bước thay thế quân Anh đang chiếm đóng tại đây. Trong khi kế hoạch đang được triển khai thì tháng 8 năm 1962, Brunây tổ chức bầu cử Hội đồng lập pháp đầu tiên. Trong cuộc bầu cử này, Đảng Rakiat (PRB - Partai Rakyat Bruneì) giành được thắng lợi. Đường lối chính trị của PRB là phản đối chế dộ quân chủ và đòi quyền dân chủ toàn diện cho Brunây, đồng thời phản đối việc Brunây gia nhập Liên bang Malaixia.


Mặc dù giành được thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử, như đường lối của PRB đã bị Quốc vương và tầng lớp quý tộc Brunây cực lực phản đối và các yêu sách của đảng này đã bị bác bỏ. Brunây vẫn duy trì chế độ quân chủ.


Bất bình trước các quyết định của Quốc vương, cuối năm 1962, đảng PRB tổ chức nổi dậy. Quốc vương Brunây tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đình chỉ việc thực hiện hiến pháp, tuyên bố cuộc bầu cử không có hiệu lực và cấm PRB hoạt động, đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền Anh dùng lực lượng của mình đàn áp PRB.


Vì phải tập trung nhân, vật lực để đối phó với các cuộc nổi dậy; mặt khác, một số sĩ quan và binh sĩ Brunây thuộc Trung đoàn Hoàng gia Mã Lai - Brunây được Anh xây dựng trước đây đã đi theo lực lượng nổi dậy nên kế hoạch xây dựng lực lượng quân đội bản xứ của Anh ở Brunây không thể thực hiện được. Trong thời gian đảng PRB nổi dậy, Anh đã huy động lực lượng an ninh người bản xứ, đồng thời điều các đơn vị quân đội từ Xingapo tới đàn áp; chỉ trong một thời gian ngắn, hàng nghìn người thuộc PRB đã bị giết và bị bắt. Phong trào nổi dậy đòi dân chủ của đảng PRB lắng dần.


Lo ngại trước sự bùng phát trở lại của phong trào đòi dân chủ mà PRB là người chủ xướng, đầu năm 1963, Quốc vương Hai Omar yêu cầu nhà cầm quyền Anh xem xét lại Hiệp ước tự trị Anh-Brunây ký năm 1959, đồng thời đề nghị viên Toàn quyền Anh tại Brunây đưa thêm các đơn ví quân đội tới Brunây để bảo vệ Quốc vương, Hoàng tộc và các cơ quan trọng yếu của Chính phủ. Theo yêu cầu của Quốc vương, cuối năm 1963, Anh đã đưa thêm 2 tiểu đoàn Gurkha từ Xingapo tới Brunây và lực lượng này được duy trì tại đây cho đến những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX.


Trong thời gian từ năm 1962 cho đến đầu những năm bảy mươi, Chính phủ tự trị Brunây đã tiến hành nhiều cuộc thương thuyết về quy chế bảo hộ của Anh đối với Brunây. Tuy nhiên, phải đến năm 1971, Chính phủ Anh mới chính thức ký Hiệp ước bảo hộ. Theo hiệp ước này, Anh chỉ chấp nhận trao cho Brunây quyền điều hành các công việc nội bộ, người Anh vẫn giữ quyền kiểm soát các vấn đề trọng yếu như ngoại giao, quốc phòng và mọi chi phí cho hai lĩnh vực này đều do Vương quốc Brunây trang trải.


Mặc dù trên thực tế người Anh được quyền kiểm soát và hoạch định chính sách phát triển quốc phòng của Brunây, nhưng trong suốt thập niên 70, Chính phủ Brunây đã nhiều lần thương thuyết và cuối cùng đã được chính quyền bảo hộ Anh chấp nhận để họ phát triển lực lượng vũ trang riêng của mình. Năm 1976, Brunây đưa ra kế hoạch xây dựng lực lượng quân đội quốc gia dài hạn. Theo đó, trong vòng từ 3 đến 5 năm, nước này phải tập trung những nguồn lực đáng kể để xây dựng 3 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn pháo binh. Đây chính là lực lượng xương sống của Quân đội Hoàng gia trong tương lai. Sau khi cân nhắc kỹ mọi khả năng và phương án xây dựng quân đội, Chính phủ Brunây cho rằng, dân số Brunây lúc đó còn quá ít, mới khoảng 150 nghìn người, trong đó tỉ lệ người Hoa và người Mã Lai, những người không được phép phục vụ trong quân đội lại chiếm tới gần 40%. Mặt khác, ở Brunây vào thời điểm đó, do những định kiến trước đây, rất nhiều thanh niên không muốn nhập ngũ. Xuất phát từ thực tế trên, Chính phủ Brunây quyết định tạm thời chỉ xây dựng một lực lượng bộ binh bản xứ rất nhỏ. Số sĩ quan và binh sĩ còn thiếu sẽ phải nhờ vào sự giúp đỡ của người Anh. Cụ thể, năm 1979, được sự giúp đỡ của chính quyền Anh tại Brunây, Chính phủ Brunây đã tuyển dụng khoảng hơn 2.000 lính Gurkha người gốc Nêpan, thuộc lực lượng Quân đội Anh tại châu Á đã hết nghĩa vụ vào quân đội nước này. Nhiệm vụ của Gurkha lúc đó là bảo vệ Hoàng gia, bảo vệ các cơ quan chính phủ, chống đảo chính và nổi dậy. Tiếp đó năm 1982, Brunây cho thành lập thêm đại đội nữ người bản xứ với quân số khoảng 200 người.


Như vậy, cho đến cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, lực lượng lục quân của quân đội bản địa Hoàng gia Brunây cũng mới chỉ có vài trăm người. Đa số họ đều làm nhiệm vụ phục vụ hậu cần trong các đơn vị Gurkha hoặc bảo vệ một số dàn khoan khai thác dầu ngoài khơi.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2008, 06:52:03 pm gửi bởi ptlinh » Logged
Red_army_vn
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #3 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 10:45:52 pm »

Cũng như lực lượng lực quân, lực lượng hải quân Brunây được thành lập từ ngày 14 tháng 6 năm 1968, nhưng trong những năm 70, do quy chế bảo hộ quốc phòng của người Anh, lực lượng này chỉ tồn tại trên danh nghĩa, nói đúng hơn là lực lượng hải quân bản địa Brunây lúc đó cỡn rất nhỏ, cơ sở trang thiết bị hầu như chưa có gì ngoài căn cứ hải quân Mua ra được người Anh đầu tư xây dựng vào đầu thế kỷ. Vào cuối những năm 70, đầu 80 của thế kỷ XX, do nhu cầu phát triển nhanh chóng của ngành dầu khí, đặc biệt là do các cuộc tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng liên tiếp xảy ra tại khu Limbang Valley, Chính phủ Brunây đã quyết định tập trung đầu tư cho phát triển lực lượng hải quân. Trong 3 năm, từ năm 1979 đến năm 1982, Brunây đã mua của Xingapo một số tàu tuần tiễu và 3 tàu chiến mang tên lửa (lớp tốc hạm Waspada), đồng thời mua 36 tên lửa Exocet của Pháp để trang bị cho các tàu này.


Lực lượng không quân Brunây vào thời điểm trước khi giành được độc lập mới chỉ trong giai đoạn hình thành. Toàn bộ lực lượng lúc đó chỉ có 4 chiếc trực thăng vũ trang, chủ yếu làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ các khu vực khai thác dầu.


Như vậy, mặc dù Quân đội Vương quốc Brunây được manh nha thành lập từ rất sớm, nhưng do đặc thù phát triển của đất nước và sự áp đặt của chủ nghĩa thực dân, trong suốt hơn 20 năm, từ 1961 đến năm 1984, quân đội nước này phát triển rất chậm. Đến khi giành được độc lập, số quân là người bản xứ Brunây trong quân đội cũng chỉ mới có vài trăm người, chủ yếu là lực lượng bộ binh, làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh và ngăn ngừa các cuộc nổi dậy, số khác làm nhiệm vụ bảo vệ các dàn khoan và giếng dầu ở khu vực ven biển. Trong thời kỳ người Anh thống trị, hầu như toàn bộ nền an ninh và quốc phòng của Brunây đều phải dựa vào người Anh.


Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Brunây trở thành quốc gia độc lập và có chủ quyền. Trong ngày tuyên bố độc lập, Quốc vương Hátxanan đã tuyên bố lập trường và chính sách đối ngoại của Brunây là trung lập, không liên kết, dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau để xử lý các mối quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới1 (Dẫn theo Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN, Sđd, Hà Nội, 1997). Tuyên bố của Quốc vương Hátxanan đồng thời cũng là cơ sở để Brunây xác định chính sách phát triển quốc phòng và lực lượng vũ trang của mình.


Vào những năm cuối thập niên 80 thế kỷ XX, Chính phủ Brunây quyết tâm triển khai kế hoạch xây dựng quân đội mà lẽ ra họ đã làm từ giữa thập niên 70. Công việc đầu tiên trong việc triển khai kế hoạch này là tập trung xây dựng 2 tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh để dần thay thế lực lượng Gurkha trong quân đội Brunây. Triển khai kế hoạch trên, năm 1985, được sự phê chuẩn của Chính phù'và Quốc hội, Brunây bắt đầu thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự và tiến hành công tác tuyển binh. Năm 1986, Brunây đã tuyển được hàng trăm thanh niên vào quân đội. Sau thời gian huấn luyện, những thanh niên này được biên chế về các đơn vị và dần thay thế cho Gurkha. Tiếp đó, ngày 27 tháng 11 năm 1987, Brunây cho thành lập Trung đoàn bộ binh dự bị với khoảng 500 người, bao gồm những thanh niên trong đối tượng dự bị bắt buộc và dự bị tự nguyện.


Nhằm giảm dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sự lệ thuộc vào nước ngoài, từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Chính phủ Brunây thực hiện kế hoạch “Brunây hoá" lực lượng vũ trang theo hai hướng: thứ nhất, tiếp tục triển khai các đợt tuyển quân nhằm tuyển chọn những thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự, có đủ sức khoẻ và trình độ vào các đơn vị quân đội. Kết quả, đến cuối năm 1988, tổng quân số là người bản địa trong Quân đội Hoàng gia Brunây đã lên tới gần 2.000 người; thứ hai, hàng năm gửi hàng chục quân nhân sang các nước như Anh, Malaixia, Xingapo, v.v... để đào tạo, với mục đích sau khi hoàn thành các khoá đào tạo và về nước, số quân nhân - sĩ quan này sẽ từng bước thay thế số sĩ quan Anh và sĩ quan nước ngoài trong quân đội Brunây. Với cách làm này, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn số sĩ quan và nhân viên quân sự nước ngoài đang làm việc trong các đơn vị quân đội erunây đã được thay thế bằng chính người bản địa Brunây (trừ tiểu đoàn phòng không, đơn vị công binh chiến đấu và đại đội nữ, còn tất cả các đơn vị quân đội Brunây đều do sĩ quan Brunây chỉ huy).


Cũng trong kế hoạch “Brunây hoá" lực lượng quân đội, vào cuối những năm 80, đầu 90 của thế kỷ XX, Chính phủ Brunây rất chú trọng phát triển lực lượng hải quân. Sau khi giành độc lập, mặc dù lực lượng hải quân Brunây không phát triển nhiều về số lượng nhưng lại tăng đáng kể về chất lượng. Năm 1988, Brunây bắt đầu thực hiện chương trình hiện đại hoá lực lượng hải quân bằng việc nâng cấp các loại vũ khí, trang thiết bị sẵn có, nâng cao khả năng chỉ huy và tác chiến hiệp đồng binh chủng; đồng thời đặt mua thêm 3 tàu chiến Vigilance, 3 tàu tuần tra ngoài khơi 1.000 tấn của Anh, v.v... Theo nhận định của một số chuyên gia quân sự nước ngoài, "chương trình hiện đại hoá lực lượng hải quân của Brunây vào thời kỳ này được coi là bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử hình thành và phát triển của lực lượng này, nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế trên biển, các dàn khoan khai thác dầu, mà còn trở thành lực lượng đáng tin cậy trong việc phòng thủ lãnh hải Brunây"1 (Asia Pacific Arms Buidups, lnstitute of lnternational Relation, The University of British Columbia, No.6.1994, p.7).


Do nhu cầu phát triển của quân đội trong những năm tiếp theo, đồng thời để tăng cường hiệu lực của cơ cấu tổ chức, đảm bảo các lực lượng vũ trang có đủ sức mạnh để đối phó với những mối đe doạ đến an ninh quốc gia và phù hợp với tình hình quốc tế, ngày 1 tháng 10 năm 1991, Quốc vương Brunây Mua Hátxanan Bon kia (Mua Hassanal Bolkiah) ra sắc lệnh cải tổ lực lượng quân đội. Theo sắc lệnh này, các lực lượng lục quân, hải quân và không quân trong lực lượng vũ trang Hoàng gia Brunây trước đây nay được tách thành 3 quân chủng độc lập gồm: lực lượng bộ binh Hoàng gia Brunây (RBLF), lực lượng không quân Hoàng gia Brunây (RBNF) và lực lượng hải quân Hoàng gia Brunây (RBAF), ngoài ra còn có lực lượng bảo đảm và Trung tâm huấn luyện Hoàng gia Brunây. Tất cả các lực lượng này đều có bộ chỉ huy riêng và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoàng gia Brunây.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2008, 06:52:54 pm gửi bởi ptlinh » Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #4 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 06:55:56 pm »

III. Quân đội Hoàng gia Brunây từ 1991 đến nay

Sau khi tách 3 lực lượng hải, lục và không quân thành 3 quân chủng độc lập, Quân đội Hoàng gia Brunây tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá, đặc biệt là đối với lực lượng bộ binh và không quân. Mặc dù quy mô lực lượng bộ binh nhỏ nhưng trong những năm 90, việc phối hợp hoạt động của 2 tiểu đoàn bộ binh và giữa 2 tiểu đoàn này với các đơn y! khác vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, năm 1994, Brunây đã cho thành lập thêm tiểu đoàn bộ binh số 3 và tiểu đoàn yểm trợ; đồng thời, tập trung nâng cao khả năng cơ động và khả năng chiến đấu cho hai tiểu đoàn bộ binh trước đây. Quá trình hiện đại hoá lực lượng bộ binh trong những năm 90 được tiến hành theo ba bước. Thứ nhất, thay thế số trang bị, vũ khí cũ đã quá hạn sú dụng. Thứ hai, mua sắm các loại vũ khí, khí tài hiện đại. Thử ba, cải cách tổ chức, biên chế các đơn vị bộ binh và tăng cường hợp tác quân sự với nước ngoài.


Thực hiện các bước đi trên, trong thập niên 90 của thế kỷ XX, lực lượng bộ binh Brunây đã được trang bị các loại vũ khí, khí tài tương đối hiện đại. Chẳng hạn, thay vì trước đây mỗi tiểu đoàn bộ binh thường được trang bị 8 súng cối 8mm kiểu Tampella thì nay các đơn vị này đã được trang bị cối L.29 điều khiển bằng máy tính xách tay. Nhằm tăng cường khả năng cơ động và khả năng tác chiến cho các đơn vị bộ binh, Brunây còn mua thêm các loại xe tăng, xe bọc thép hiện đại như Scorpion, Defence AT-104 của Anh. Ngoài các xe bọc thép kể trên, các tiểu đoàn bộ binh Brunây còn được trang bị loại xe Renault VAB 4x4, GKN Saxon, Vickers, Cadilac Gage V-105S, v.v... và được trang bị các loại vũ khí chống tăng vác vai Armbust và AT 4 của Thụy Điển. Để nâng cao khả năng phòng không, trong những năm chín mươi, Brunây đã mua thêm các loại tên lửa hiện đại như Papier do hãng Matra Bae Dynamics sản xuất. Các hệ thống phòng thủ tên lửa này được bố trí để bảo vệ sân bay thủ đô Bađa Xeri Bêgaoan và căn cứ hải quân Muara. Ngoài việc nâng cao khả năng phòng không bảo vệ các căn cứ quân sự, Brunây còn đặt mua các hệ thống phòng không trang bị cho các đơn vì chiến đấu như hệ thống tên lửa phòng không vác vai Mistral của hãng Matra Bae Dynamics và các hệ thống tên lừa phòng không Roland III của hãng Thom son-CSF...


Một trong những nhiệm vụ được Chính phủ Brunây hết sức quan tâm trong quá trình hiện đại hoá lực lượng bộ binh là tập trung hoàn thiện tổ chức biên chế của lực lượng này. Năm 1996, Brunây đã tiến hành cải cách cơ cấu tổ chức cấp tiểu đoàn. Theo mô hình mới, mỗi tiểu đoàn bộ binh Brunây giờ đây được biên chế 3 đại đội bộ binh; ngoài ra, trong mỗi tiểu đoàn còn có các lực lượng yểm trợ như công binh, pháo binh, hậu cần, quân y... Riêng Tiểu đoàn 4, tiểu đoàn yểm trợ đặc biệt, được biên chế theo mô hình của một đơn vị bộ binh binh chủng hợp thành. Tiểu đoàn này ngoài 3 đại đội bộ binh như các tiểu đoàn khác, còn có thêm 1 đại đội công binh, 1 đại đội phòng không, 1 trung đội trinh sát, 1 trung đội đặc nhiệm, 1 trung đội thông tin và lực lượng hành chính, hậu cần...


Cùng với việc hiện đại hoá lực lượng bộ binh, Chính phủ Brunây còn dành những khoản đầu tư đáng kể cho việc hiện đại hoá lực lượng hải quân và không quân.


Vào những năm cuối thập niên 90, lực lượng không quân Brunây đã có 3 phi đội. Các phi đội không quân không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, mà còn đảm nhiệm công việc vận tải hàng không, cả quân và dân sự. Phi đội 1 đóng tại Berakas, được trang bị 10 máy bay vận tải Bell 212. Phi đội 2 đóng tại sân bay quốc tế, được trang bị 5 máy bay Eurocopter BO-105 dùng để chuyên chở các quan chức cấp cao và làm nhiệm vụ trinh sát mặt đất. Ngoài ra, trong phi đội này còn có một chiếc BO-105 khác được dùng làm chuyên cơ cho Quốc vương. Phi đội 3 cũng đóng tại sân bay quốc tế, chuyên làm nhiệm vụ huấn luyện. Phi đội này được trang bị 6 máy bay huấn luyện, 2 máy bay chiến đấu và một số máy bay lên thẳng. Cho đến năm 1999, toàn bộ lực lượng không quân Brunây có 350 người, kể cả một số nhân viên thuê của nước ngoài. Vũ khí chủ yếu của lực lượng không quân Brunây là tên lửa Sura 81mm được gắn trên các máy bay chiến đấu.


Để bảo vệ vùng đặc khu kinh tế ngoài khơi và đối phó với các cuộc tranh chấp lãnh hải, vào những năm cuối thập niên 90, Brunây đã mua sắm các tàu lớn trang bị cho hải quân. Năm 1998, Brunây ký hợp đồng mua của Malaixia 3 tàu hộ tống, thiết kế theo mẫu của tàu Frigat-2000. Mỗi tàu hộ tống được trang bị tên lửa đối hạm RGM-84 A Harpoon do hãng Boeing của Mỹ chế tạo, tên lửa phòng không Sea Sparrow Mk 41 VLS. Chiếc đầu tiên đã được chuyển giao cho hải quân Brunây vào năm 2000.


Như vậy, việc hiện đại hoá lực lượng lục quân, không quân và hải quân Brunây trong những năm 90 của thế kỷ XX đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt về chất trong quân đội nước này. Theo nhận định và đánh giá của một số chuyên gia quân sự trên thế giới và khu vực, trong 20 năm cuối thế kỷ XX, mặc dù các khoản đầu tư cho hiện đại hoá lực lượng vũ trang còn nhỏ, nhưng quân đội Brunây đã được huấn luyện tốt và được trang bị những phương tiện chiến đấu tương đối hiện đại, đủ sức đối phó với các cuộc xung đột cường độ thấp, các cuộc chiến tranh thông thường và ngăn chặn một cách có hiệu quả các mối đe doạ từ bên ngoài.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 07:11:02 pm »

Cơ cấu lực lượng Quân đội Hoàng gia Brunây những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ XX1 (Asia Pacific Arms Buidups, lnstitute of lntemational Relalion, Opcid., 1994, p.7).



Năm 2005, tổng quân số trong Quân đội Hoàng gia Brunây có khoảng 7.000 người, trong đó lực lượng lục quân là 4.900 người, không quân là 1.100 và hải quân là 1.000 người. Ngoài ra còn có 700 quân dự bị và 7.500 quân bán vũ trang.


Lực lượng lục quân Brunây được biên chế trong 4 tiểu đoàn. Tiểu đoàn 1 đóng tại Berakas, tiểu đoàn 2 đóng tại Trong, tiểu đoàn 3 đóng tại Bangar, tiểu đoàn 4 - tiểu đoàn yểm trợ, đóng tại Penanjong, gồm đại đội pháo phòng không, đại đội công binh, trung đội trinh sát cơ giới, trung đội thông tin và đại đội nữ. Ngoài ra còn có 1 tiểu đoàn dự bị động viên và ba trung tâm huấn luyện là: Trung tâm huấn luyện bộ binh đóng tại Penanjong; Trung tâm huấn luyện lực lượng chống nổi dậy đóng tại Bangar và Trung tâm huấn luyện lực lượng tăng - thiết giáp đóng tại Binturan. Trong ba trung tâm huấn luyện kể trên, Trung tâm huấn luyện bộ binh ở Penanjong đóng vai trò chủ yếu trung tâm này không chỉ đảm nhiệm huấn luyện tân binh cho lực lượng bộ binh, mà còn đào tạo một số sĩ quan, hạ sĩ quan và nhân viên kỹ thuật cho các quân chủng khác.


Lực lượng lục quân Brunây chủ yếu được trang bị các loại vũ khí như: súng ngắn 9mm FN 35, súng trường 7,62mm G3, súng trường 5,56mm M16, súng tiểu liên 9mm Stering, súng tiểu liên 5,56mm Colt Xm177, súng tiểu liên 5.56mm MI6A/HB, các loại súng máy đa năng 7,62mm HK21A, FN MAG và các loại lựu pháo... Ngoài ra, lục quân còn được trang bị các loại vũ khí khác như:

Thiết giáp


Pháo binh


Vũ khí chống tăng


Vũ khí phòng không


Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #6 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 07:18:27 pm »

Lực lượng không quân Brunây được biên chế trong 3 phi đoàn: phi đoàn yểm trợ; phi đoàn tác chiến và phi đoàn hành chính, hậu cần. Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này là yểm trợ cho lực lượng bộ binh và hải quân, tham gia chống nổi dậy, tuần tra trên không, trên biển và phục vụ cho các dàn khoan khai thác dầu ngoài khơi.


Phi đoàn yểm trợ có 4 đơn vị: đơn vị công binh, phi đội yểm trợ, lực lượng vận tải và trung tâm huấn luyện kỹ thuật hàng không.

Phi đoàn tác chiến có 3 phi đội: phi đội 1 - chống nổi dậy, có 6 máy bay trực thăng vũ trang B-105; phi đội 2 - vận tải có khoảng 10 máy bay, trong đó có 5 máy bay Bell-212, 1 máy bay lên thẳng Bell-214, 2 máy bay lên thẳng S-70A và 2 máy bay Bell-214 ST; phi đội 3 - huấn luyện, có 4 máy huấn luyện SF-260W và Bell-206b. Ngoài 3 phi đội trên, phi đoàn tác chiến còn có một đơn vị không quân chiến thuật và một số lính dù đặc nhiệm.


Phi đoàn hành chính và hậu cần có 3 đơn vị: phòng Tài chính, phòng Quân y và Trung tâm huấn luyện thể chất không quân. Trung tâm huấn luyện thể chất đóng tại sân bay quốc tế Brunây, có nhiệm vụ huấn luyện bay cơ bản cho các phi công lái máy bay trực thăng và đào tạo kỹ thuật viên mặt đất. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, được sự hỗ trợ của lực lượng không quân Anh, Brunây bắt đầu triển khai kế hoạch nâng cấp trung tâm huấn luyện này thành trung tâm huấn luyện hiện đại để có thể đào tạo được cả phi công lái máy bay chiến đấu và các phi hành đoàn phục vụ cho ngành hàng không dân dụng. Tuy nhiên, đến nay kế hoạch trên vẫn chưa thực hiện được. Việc đào tạo phi công cho lực lượng không quân chủ yếu vẫn được thực hiện ở Anh và Xingapo.


Lực lượng hải quân Brunây được biên chế trong 3 hải đoàn: hải đoàn yểm trợ, hải đoàn tác chiến và hải đoàn hành chính, hậu cần. Nhiệm vụ chủ yếu của hải quân Brunây là bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (200 dặm), bảo vệ các cơ sở kinh tế ngoài khơi. Ngoài ra, lực lượng hải quân còn có nhiệm vụ tham gia các hoạt động tác chiến, yểm trợ cho lực lượng không quân và bộ binh v.v...


Hải đoàn tác chiến có 5 hải đội: hải đội đường sông, hải đội đặc nhiệm, hải đội tàu chiến được trang bị tên lửa đối hạm, hải đội tuần tra ven biển và hải đội yểm trợ.

Hải đoàn hành chính và hậu cần có 3 đơn vị: quân lực, quân y và vận tải.

Hải đoàn yểm trợ có 3 hải đội: hải đội công binh, hải đội tiếp viện và trung tâm huấn luyện Muara.

Vũ khí và trang bị chủ yếu của lực lượng hải quân Brunây hiện nay cuối (2005)



Hiện nay, Quân đội Hoàng gia Brunây có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là răn đe bất kỳ thế lực bên ngoài nào trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như có ý định tiến hành các hoạt động nhằm mục đích lật đổ; sẵn sàng thực hiện các hoạt động chống xâm lược, khủng bố hoặc bạo loạn; duy trì trật tự công cộng, hỗ trợ đắc lực cho cảnh sát và lực lượng dân sự; duy trì các mối quan hệ cộng đồng và bằng cách đó quân đội có thể hoà đồng trong bộ máy quan chức chính phủ và nhân dân. Ngoài ra, quân đội còn tham gia phát triển kinh tế - xã hội; tham gia phòng chống và khắc phục thiên tai, v.v...; tham gia diễn tập với quân đội các nước, nhằm nâng cao khả năng chỉ huy, tác chiến; củng cố mồi quan hệ quân sự với các nước, v.v...


Như vậy, trong hơn 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Quân đội Hoàng gia Brunây đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, từ chỗ chỉ dựa vào sự giúp đỡ của người Anh là chính, đến nay Quân đội Brunây đã có đủ các quân, binh chủng; được trang bị các loại vũ khí, khí tài tương đối hiện đại, đủ sức đảm đương nhiệm vụ phòng thủ đất nước, bảo vệ chính thể và những thành quả mà nhân dân Brunây đã giành được. Là một quốc gia giàu tài nguyên, quân đội lại ít, nên trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng quốc phòng, Brunây luôn chủ trương ứng dụng công nghệ cao để phòng thủ. Với chủ trương đó, chỉ trong hơn hai thập niên xây dựng và phát triển, Quân đội Brunây không chỉ đuổi kịp mà còn vượt quân đội nhiều nước trong khu vực về tính chuyên nghiệp, trình độ tác chiến và đặc biệt là khả năng ứng phó với các cuộc chiến tranh công nghệ cao.


Đặc điểm nổi bật trong Quân đội Hoàng gia Brunây là tính chuyên nghiệp và chất lượng của đội ngũ sĩ quan. Nhờ có chính sách nhất quán trong việc đào tạo và tuyển chọn nên đến nay Quân đội Brunây đã có đội ngũ sĩ quan có bản lĩnh trình độ kỹ, chiến thuật tinh thông và tuyệt đối trung thành với đất nước. Hiện nay, phần lớn các sĩ quan cao cấp trong Quân đội Brunây đều đã qua đào tạo tại Anh; các sĩ quan trung cấp được đào tạo tại Xingapo, Ôxtrâylia, Malaixia; các sĩ quan về các nghểnh kỹ thuật như rađa, điện tử thông tin liên lạc... được đào tạo tại Mỹ, v.v...


Điểm khác biệt giữa Quân đội Brunây với quân đội các nước trong khu vực hiện nay là Brunây chấp nhận cho lực lượng quân đội nước ngoài cùng song song tồn tại bên cạnh quân đội quốc gia như lực lượng Gurkha1 (Từ sau 1991, lực lượng Gurkha bắt đầu giảm dần (chỉ còn một tiểu đoàn, khoảng 900 người vào cuối những năm chín mươi) và không trực thuộc lực lượng vũ trang Brunây) và lực lượng quân đội Xingapo.


Hiện ở Brunây còn có khoảng 500 sĩ quan và binh sĩ Xingapo. Một số sĩ quan này làm nhiệm vụ cố vấn, chuyên gia tại các trường, các trung tâm huấn luyện và đào tạo quân sự của Brunây; số đông còn lại làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh và quốc phòng cho quận Temburong - một quận nằm ở thung lũng Limbang, giáp với Malaixia và cách xa phần lục địa chính của Brunây.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #7 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 07:20:27 pm »

QUÂN ĐỘI CAMPUCHIA


I. Khái quát về đất nước Campuchia

Campuchia là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực trung tâm Đông Nam Á; đông giáp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đông bắc giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tây giáp Vương quốc Thái Lan, nam tiếp giáp Vịnh Thái Lan và có bờ biển dài trên 400km. Campuchia có diện tích tự nhiên 181.035km2. Ngoài Phnôm Pênh là thủ đô, hiện nay, Campuchia có 22 tỉnh và thành phố.


Campuchia có bốn miền địa lý tự nhiên. Miền núi Cravanh chạy từ phía bắc tỉnh Chata Buri (Thái Lan) xuống đông nam đến tỉnh Cam Pốt, dọc chân núi là các khu rừng nhiệt đới, dân cư sống thưa thớt. Miền gò đồi nối từ đồng bằng trung tâm chạy dọc theo dãy núi Cravanh, có độ cao trung bình 800m. Miền đồng bằng trung tâm là một vùng rộng lớn từ tây bắc đến đông nam, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Miền cao nguyên là vùng có độ cao từ 200-500m so với mặt nước biển và có nhiều rừng thưa.


Sông, hồ là đặc trưng nổi bật về mặt địa lý của Campuchia. Campuchia có hai con sông lớn là sông Mê Công và Tônglêsáp. Sông Mê Công dài khoảng 4.200km, bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua Lào, Thái Lan, Campuchia đến Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn qua Campuchia dài 480km. Tônglêsáp là con sông lớn thứ hai ở Campuchia, bắt nguồn từ núi Rong Tê A của Thái Lan chảy qua Xixôphôn, đến vùng đất trũng và phình ra thành Biển Hồ. Biển Hồ là hồ nước ngọt tự nhiên khổng lồ có chu vi 110km, mặt hồ chỗ rộng nhất 35km, hẹp nhất 9km và có nhiều nhánh toả ra xung quanh. Ngoài ra, ở Campuchia còn có hệ thống sông Xêrêcông được hình thành bởi hai con sông Xrêpốc và Xêrêan. Sông hồ Campuchia không chỉ là nguồn cung cấp nước tưới tiêu và phù sa làm cho đồng ruộng phì nhiêu, màu mỡ; là nguồn cung cấp cá vô tận mà còn là hệ thống giao thông quan trọng.


Campuchia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa ở Campuchia kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài từ 2-3 tháng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25-27°C; lượng mưa trung bình khoảng từ 1.200- 1.600m/năm.


Tài nguyên thiên nhiên của Campuchia phong phú và đa dạng. Đất trồng trọt chiếm 37% tổng diện tích (khoảng 3 triệu héc ta); đồng cỏ chiếm 13% tổng diện tích, rất thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc trên quy mô lớn; vùng rừng núi chiếm khoảng 50% tổng diện tích, cung cấp nhiều gỗ, lâm sản, thú quý và dược liệu. Campuchia có nhiều khoáng sản quý như sắt, đồng, măng gan, than, vàng, phốt phát, đá cẩm thạch và ngọc các loại.


Tuy dân số chỉ có khoảng 13,5 triệu người (2005), nhưng Campuchia là một quốc gia đa dân tộc, bao gồm người Khơme, người Hoa, người Việt, người có nguồn gốc bản địa và không có nguồn gốc bản địa khác. Căn cứ vào đặc điểm cư trú và điều kiện lịch sử có thể phân biệt được người Khơme Conđan (chiếm 85% dân số cả nước), người Khơme Lơ (sống ở vùng rừng núi phía bắc, đông bắc, tây và tây nam Campuchia) và người Khơme đồng hoá là những người thuộc các dân tộc ở một số nước khác đến Campuchia từ lâu đời (gồm Mã Lai, Chăm, Lào, Thái, Miến Điện). Tiếng Thơm là ngôn ngữ phổ thông ở Campuchia.


Campuchia có hai tôn giáo lớn là đạo Bà la môn và đạo Phật. Đạo Phật được coi là quốc giáo, có hệ thống tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến tỉnh, huyện. Chùa là trung tâm của đạo Phật, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân và được nhân dân rất mực tôn kính. Hai công trình kiến trúc Ăngco Thom và Ăngco Vát với nhiều chùa tháp, đền đài... đã khẳng định dân tộc Campuchia là một dân tộc rất sùng đạo, đồng thời cũng là dân tộc có nhiều tài năng sáng tạo không chỉ trong lao động sản xuất mà cả trong nghệ thuật. Ăngco là niềm tự hào về một nền văn hoá phát triển sớm và cao của dân tộc Campuchia.


Là một quốc gia có nền văn hoá lâu đời, Vương quốc Campuchia thành lập từ thế kỷ VI, nhưng từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV mới bước vào thời kỳ cực thịnh. Vào đầu thế kỷ XII, các nước tư bản phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan... bắt đầu xâm nhập vào Campuchia. Tuy nhiên, các nước đó chưa đặt được cơ sở vững chắc ở đất nước này. Vào giữa thế kỷ XIX, cuộc tranh giành thuộc địa giữa Anh và Pháp ở Đông Nam A càng trở nên quyết liệt. Chỉ đến cuối thế kỷ, cuộc tranh chấp mới kết thúc bằng "Điều ước 17 tháng 5 năm 1884" ký giữa Pháp và triều đình Campuchia, theo đó triều đình Campuchia phải trao hết quyền hành cho Pháp và Campuchia trở thành thuộc địa của Pháp.


Bất chấp sự đầu hàng của triều đình phong kiến, nhân dân Campuchia đã vùng lên đấu tranh dưới sự lãnh đạo của những người yêu nước tiến bộ, trong đó có các nhà sư, các thủ lĩnh nông dân như Xivôtha, Cha Xoa, Pucôm Pô, Xivát Tha, Pa Trang Luông,... Từ những năm 30 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản. Đặc biệt, từ những năm 1936- 1939, ở Campuchia đã dấy lên phong trào đấu tranh rộng lớn từ nông thôn đến thành thị, từ nhà máy xí nghiệp đến các đồn điền đòi tự do dân chủ, hưởng ứng phong trào chống phát xít của nhân dân thế giới. Trong những năm Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhân dân Campuchia nói riêng và nhân dân Đông Dương nói chung đều bị cả thực dân Pháp và phát xít Nhật thống trị. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Campuchia tiếp tục phát triển và ngày càng mạnh mẽ.


Tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, thực dân Pháp ngay lập tức quay trở lại xâm lược các nước Đông Dương, trong đó có Campuchia. Tháng 7 năm 1946, thực dân Pháp ký với Vua Nôrôđôm Xihanúc bản "Hiệp định tạm thời" đặt Campuchia dưới quyền bảo hộ của Pháp. Thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Đông Dương nói chung và nhân dân Campuchia nói riêng buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, quân viễn chinh Pháp phải rút khỏi Đông Dương, vĩnh viễn chấm dứt chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên bán đảo này.


Hiệp định Giơnevơ được ký kết, mặc dù Campuchia vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, nhưng đất nước Campuchia thực sự bước vào con đường hoà bình, trung lập Thời kỳ xây dựng đất nước trong hoà bình của nhân dân Campuchia chỉ kéo dài được 15 năm. Ngày 18 tháng 3 năm 1970, được sự hậu thuẫn của Mỹ, Lon Non - Xirích Ma tắc, thành viên trong Chính phủ Vương quốc đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Quốc trưởng Nôrôđôm Xihanúc. Cuộc đảo chính đã đưa Campuchia vào quỹ đạo của Mỹ. Nhân dân Campuchia tiếp tục đứng lên kháng chiến vì mục tiêu xây dựng đất nước Campuchia độc lập, hoà bình, trung lập dân chủ và phồn vinh. Cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới và sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Việt Nam. Ngày 17 tháng 8 năm 1975, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Lon Non.


Sau thắng lợi vẻ vang đó, lẽ ra nhân dân Campuchia được sống trong hoà bình, độc lập, tự do nhưng lại phải đứng trước thảm hoạ diệt vong do chính sách phản động của chính quyền "Khơme Đỏ". Nhân dân Campuchia một lần nữa bước vào cuộc chiến đấu mới vô cùng khó khăn, gian khổ để cứu nguy dân tộc, giành lại tự do hạnh phúc cho nhân dân. Dưới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, được sự giúp đỡ trực tiếp của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân và Quân đội Campuchia đã kiên quyết đứng lên lật đổ ách thống trị tàn bạo của Khơme Đỏ. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.


Sau chiến thắng ngày 7 tháng 1 năm 1979, nhân dân Campuchia bước vào công cuộc hồi sinh dân tộc, xây dựng đất nước. Mặc dù vậy, nhân dân Campuchia vẫn phải tiếp tục chống lại hành động phá hoại của lục lượng tàn quân Khơme Đỏ. Tình hình Campuchia ngày càng trở nên phức tạp đặc biệt kể từ khi Quân đội nhân dân Việt Nam rút khỏi Campuchia vào năm 1989. Cộng đồng quốc tế mà đại diện là Liên hợp quốc đã phải trực tiếp can thiệp nhằm đưa Campuchia thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị. Năm 1991, Hiệp định hoà bình được ký kết tại Pa ri giữa các lực lượng đối lập trong nước. Nỗ lực của cộng đồng quốc tế đã đưa đến việc thành lập Chính phủ Hoàng gia Campuchia trên cơ sở các lực lượng chính trị hiện tại Ơ Campuchia. Cuối năm 1993, một bản Hiến pháp mới của Campuchia đã được phê chuẩn, theo đó Campuchia được đổi tên là Vương quốc Campuchia.


Hiện nay, Campuchia là nhà nước quân chủ lập hiến, đứng đầu là Quốc vương, cơ quan lập pháp là Quốc hội, cơ quan hành pháp là Chính phủ. Campuchia là thành viên Liên hợp quốc (1955), thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực quan trọng khác.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #8 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 07:22:06 pm »

II. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của các lực lượng vũ trang Campuchia

1. Các lực lượng vũ trang Campuchia trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai (1945-1954)

Tháng 9 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện, chính quyền Campuchia vẫn nằm trong tay Vua Nôrôđôm Xihanúc và Thủ tướng Sơn Ngọc Thành. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình phong trào đấu tranh giành độc lập ở Campuchia chưa phát triển, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia lần thứ hai. Mở đầu, Pháp cho quân nhảy dù xuống Phnôm Pênh, bắt Thủ tướng Sơn Ngọc Thành đưa về Pháp. Triều đình Nôrôđôm Xihanúc đành phải chấp nhận. Ngày 1 tháng 7 năm 1946, Pháp ký với Campuchia một bản Hiệp ước tạm thời, coi Campuchia là “nước nội trị” dưới quyền bảo hộ của Pháp. Hiệp ước năm 1946 quy định Campuchia là một bộ phận hợp thành của Liên hiệp Pháp, Campuchia không được quyền thiết lập các quan hệ ngoại giao với nước ngoài. Hiệp ước cũng nhấn mạnh rằng, quân đội Pháp đóng trên lãnh thổ Campuchia chỉ nằm dưới sự chỉ huy của Bộ chỉ huy quân sự Pháp; đồng thời Chính phủ Campuchia được duy trì một đội quân khoảng 4.000 người, chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh ở Thủ đô Phnôm Pênh và Hoàng cung.


Sau khi ký Hiệp ước 1946, Nôrôđôm Xihanúc và một số nhà hoạt động chính trị khác tiếp tục yêu cầu Pháp từng bước mở rộng chủ quyền quốc gia của Campuchia. Phong trào đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Campuchia dưới sự lãnh đạo của các nhân sĩ yêu nước và những người cộng sản bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1946, một số nhân sĩ Campuchia chạy sang Thái Lan, được sự giúp đỡ của lực lượng kháng chiến Việt kiều đã thành lập "Uỷ ban dân tộc giải phóng Khơme". Tuy nhiên, do thành phần của Ủy ban dân tộc giải phóng hết sức phức tạp, những bọn đầu cơ cách mạng lẫn lộn trong những người yêu nước chân chính nên đến đầu năm 1949, Ủy ban này tan rã. Một bộ phận trong ủy ban xa rời cách mạng, trở thành những phần tử phản động; một bộ phận tiên tiến tiếp tục hoạt động tổ chức các cơ sở cách mạng trong nhân dân, xây dựng khu căn cứ ở vùng Palin, Battambang. Một bộ phận khác tổ chức thành các nhóm vũ trang biệt lập hoạt động ở các thum, sóc thuộc tỉnh Battambang, miền Đông và miền Nam Campuchia; từ năm 1947 trở đi, những người yêu nước Campuchia liên hệ mật thiết với lực lượng kháng chiến Nam Bộ (Việt Nam), cùng thành lập khu căn cứ kháng chiến vùng Đông Nam (1947), Đông Bắc, Tây Nam (1948). Từ những căn cứ kháng chiến, phong trào chiến tranh du kích chống Pháp phát triển sâu vào nội địa Campuchia, vùng giải phóng được mở rộng, chiếm gần một phần ba diện tích cả nước.

 
Trước tình hình đó, thực dân Pháp tìm cách xoa dịu phong trào đấu tranh bằng cách thoả thuận để Campuchia đưa ra bản Hiến pháp vào ngày 6 tháng 5 năm 1947. Hiến pháp 1947 quy định: "Vương quốc Cao Miên, quốc gia tự trị nằm trong khối Liên hiệp Pháp với tư cách quốc gia liên kết", và "nước Cao Miên tức Campuchia là nước quân chủ (điều 1, chương 1). Hiến pháp cũng quy định quyền hạn của nhà vựa cũng giống như tổng thống; vua có quyền giải tán quốc hội, chỉ định thủ tướng làm tổng tư lệnh quân đội, được ban lệnh ân xá, v.v... Tiếp theo những hành động trên, ngày 25 tháng 11 năm 1948, Tổng thống Pháp Vincent Auriol đã gửi công hàm cho Quốc vương Nôrôđôm Xihanúc thừa nhận quyền độc lập của Campuchia trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Tiếp đó, ngày 8 tháng 11 năm 1949, Hiệp ước Monivong - Vincent Auriol được ký kết, thừa nhận Campuchia độc lập trong Liên hiệp Pháp và cho phép Campuchia được quyền thành lập quân đội quốc gia trực thuộc nhà Vua. Như vậy, dựa trên cơ sở Hiệp ước Monivong - Vincent Auriol, Quân đội quốc gia Campuchia (còn gọi là Quân đội Hoàng gia Khơme) được chính thức thành lập dưới sự bảo trợ của Pháp. Tổng số lực lượng Quân đội quốc gia Campuchia lúc này có khoảng 5.000 người (1950), được chia làm hai thành phần chủ yếu là “bộ đội chiến đấu” dưới sự chỉ huy của sĩ quan Pháp và “bộ đội lục quân tự trị". Đặc biệt, Pháp cũng giao cho Quốc vương Campuchia Nôrôđôm Xihanúc nắm quyền chỉ huy quân đội trên danh nghĩa, ở hai tỉnh Xiêm Riệp và Côngpông Thom1 (Đến tháng 1? năm 1952 giao thêm quyền chỉ huy quân đội ở tỉnh Battambang).


Để thực hiện âm mưu dùng người Campuchia đánh người Campuchia, thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp đỡ đã ra sức xây dựng Quân đội quốc gia Campuchia trở thành lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của những người yêu nước. Chỉ trong hai năm 1951-1952, Quân đội quốc gia Campuchia đã tăng từ 6.000 người lên 13.000 người. Tại Hội nghị Ủy ban quân sự tối cao họp vào tháng 8 năm 1952, thực dân Pháp đã quyết định tăng số quân trong Quân đội quốc gia Campuchia lên 16.000 người với trang bị, vũ khí chủ yếu do Pháp và Mỹ viện trợ. Dựa vào Quân đội quốc gia Campuchia, quân đội viễn chinh Pháp tiến hành càn quét, khủng bố nhân dân ở các vùng tạm bị chiếm cũng như vùng giải phóng. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 1950, quân Pháp đã mở 35 cuộc càn quét lớn nhỏ vào các khu du kích Đông Nam và Tây Nam.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #9 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 07:22:37 pm »

Trước những hành động đó, nhân dân Campuchia đã kiên quyết đứng lên đấu tranh vũ trang, phát triển chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng dân quân và bộ đội chính quy. Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia trong những ngày đầu kháng chiến vừa hoạt động tác chiến, vừa tích cực tuyên truyền trong nhân dân, lập chính quyền cách mạng, mở rộng phạm vi căn cứ từ vùng rừng núi xuống đồng bằng. Ngày 19 tháng 6 năm 1951, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia trên cả nước được thống nhất với tên gọi chung là Quân đội giải phóng Itxarắc và chính thức ra mắt nhân dân trong cuộc mít tinh lớn tại huyện Srây Ompin, tỉnh Cam Pốt. Sự phát triển của phong trào cách mạng Ơ Campuchia được đánh dấu bằng việc những người cộng sản Campuchia tổ chức Hội nghị thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Khơme (tức Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia) vào ngày 28 tháng 6 năm 1951. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Khơme, các lực lượng vũ trang Itxarắc ngày càng phát triển, phong trào chiến tranh du kích được đẩy mạnh, đặc biệt là từ cuối năm 1951 đến cuối năm 1952. Suốt tháng 2 năm 1952, bộ đội giải phóng và du kích Campuchia hoạt động mạnh mẽ trên các tuyến đường sắt và đường bộ từ Phnôm Pênh đến Battambang và các tỉnh Xvâyriêng, Prâyveng.


Tháng 6 năm 1952, bộ đội giải phóng và du kích đã phá tan cuộc càn quét quy mô lớn của quân Pháp ở Battambang. Cũng từ giữa năm 1952, nhiều đơn vị Quân đội quốc gia Campuchia ở Cam Pốt, Battambang đã mang vũ khí chạy ra vùng tự do gia nhập hàng ngũ kháng chiến. Trong giai đoạn này, phần lớn lãnh thổ Campuchia nằm dưới sự kiểm soát của những người cách mạng, phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp không ngừng phát triển. Trong khi đó, thực dân Pháp đang bị thua lớn ở Việt Nam, vì thế chúng càng gặp nhiều khó khăn, lúng túng ở Campuchia. Nắm chắc tình hình, đầu năm 1953, Quốc vương Nôrôđôm Xihanúc từ bỏ ý định đòi mở rộng chủ quyền quốc gia, chuyển hướng sang tích cực đấu tranh ngoại giao để khôi phục nền độc lập dân tộc. Đường lối chính trị đó được lấy tên là "Cuộc thập tự chinh giành độc lập của Campuchia". "Cuộc thập tự chinh" được bắt đầu vào tháng 2 năm 1953 với việc Quốc vương Nôrôđôm Xihanúc sang Pháp và gửi Chính phủ Pháp hai công hàm yêu cầu Pháp trao trả độc lập cho Campuchia. Phía Pháp không chấp nhận. Tuy nhiên, ngày 9 tháng 5 năm 1953, Chính phủ Pháp vẫn ký với triều đình Campuchia "Hiệp nghị tạm thời" quy định Quốc vương Campuchia làm Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia Campuchia. Điều đó không đáp ứng yêu cầu của Campuchia nên Quốc vương Nôrôđôm Xihanúc quyết định sang Băng Cốc (Thái Lan) cư trú và tuyên bố không trở về Campuchia chừng nào chủ quyền của Campuchia chưa được khôi phục hoàn toàn. Ngày 25 tháng 7 năm 1953, Pháp tiếp tục ký với Campuchia Hiệp định quân sự mới. Theo đó, phía Pháp có sự nhượng bộ, nới rộng quyền chỉ huy quân đội cho Quốc vương Campuchia, đồng thời đồng ý mở rộng Quân đội Campuchia theo kế hoạch phát triển chung quân đội quốc gia Ơ ba nước Đông Dương và dựa vào viện trợ quân sự Mỹ. Theo Hiệp định, Pháp nhường cho chính quyền Campuchia quyền chỉ huy tác chiến 6 tiểu đoàn ở khu vực hữu ngạn sông Mê Công với sự cố vấn của 400 sĩ quan Pháp. Riêng 3 tiểu đoàn ở tả ngạn sông Mê Công tạm thời vẫn do sĩ quan Pháp chỉ huy; Pháp tiếp tục cung cấp vũ khí, trang bị cho Quân đội Campuchia (viện trợ của Mỹ thông qua Pháp) với nguyên tắc Quân đội Vương quốc Campuchia vẫn đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Như vậy, trên thực tế nền độc lập của Campuchia chỉ mang tính hình thức. Tất cả những cơ sở của nền thống trị và đặc biệt về mặt quân sự, Quốc vương Campuchia đều không có vai trò.


Trong thời kỳ này, cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia ngày càng giành những thắng lợi to lớn, quân đội viễn chinh Pháp đói phó lúng túng trên chiến trường ba nước Đông Dương và bị thất bại liên tiếp. Ở Campuchia, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Khơme, Quân đội giải phóng Itxarắc tiếp tục được củng cố và ngày càng phát triển. Đến Đông Xuân 1953-1954, Quân đội Itxarắc đã có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ chủ lực, bộ đội địa phương và hàng vạn dân quân, du kích Ơ các thum, sóc. Các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã kề vai sát cánh cùng với quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang Itxarắc chiến đấu dũng cảm trệu ác chiến trường, đánh bại nhiều cuộc hành quân, càn quét của quân Pháp, mở rộng khu căn cứ và vùng giải phóng. Sau chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, khu giải phóng của các lực lượng kháng chiến Campuchia đã mở rộng tới 4 vạn kilômét vuông, chiếm hai phần ba đất đai cả nước, bao gồm nhiều vùng nông thôn rộng lớn và một số đô thị ở miền Đông Campuchia.


Thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Campuchia góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân các nước Đông Dương. Đặc biệt, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam đã đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc Pháp phải ký Hiệp đình Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; quân viễn chinh Pháp phải rút toàn bộ ra khỏi Đông Dương; chấm dứt chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên bán đảo này. Với Hiệp định Giơnevơ, Vương quốc Campuchia vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp và theo quy định, ở Campuchia không có khu tập kết nên các lực lượng vũ trang của những người cách mạng đều được phục viên tại chỗ, trở về sống hoà hợp trong nhân dân. Sự đảm bảo rút hết quân đội Pháp ra khỏi Campuchia cũng như sự đảm bảo quốc tế "tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ" là một thắng lợi lịch sử hết sức quan trọng của nhân dân Campuchia.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM