Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:53:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử quân sự các nước Đông Nam Á  (Đọc 96234 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #90 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 02:24:26 pm »

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến hết sức phức tạp. Các cuộc xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo trên thế giới có chiều hướng ngày càng gia tăng. Sự can thiệp của các nước lớn vào các cuộc xung đột ở một số khu vực như Trung Đông, Trung Á và Đông Âu, Ápganixtan... khiến cho tình hình trở nên căng thẳng. Ở Đông Nam Á, vấn đề Campuchia trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế Chính phủ Thái Lan lo ngại cuộc nội chiến ở Campuchia sẽ tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến Thái Lan. Bên cạnh đó, các cuộc xung đột biên giới, lãnh hải giữa Thái Lan với các nước láng giềng cũng không ngừng gia tăng, v.v...


Tất cả các nhân tố trên đã tác động trực tiếp tới chính sách an ninh và quốc phòng của Thái Lan. Vào những năm 80 thế kỷ XX, Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường hiện đại hoá các lượng vũ trang, chuyển trạng thái và chức năng của quân đội từ chống nổi dậy sang sẵn sàng chiến đấu chống lại các cuộc chiến tranh thông thường trên quy mô lớn. Vì vậy, chi phí quốc phòng hàng năm được duy trì ở mức cao, khoảng 1,4 - 1,5 tỉ USD (chiếm 3,5% ngân sách Nhà nước). Phần lớn chi phí quốc phòng tập trung vào việc mua sắm vũ khí trang bị, phát triển và hiện đại hoá các quân, binh chủng theo hướng nâng cao khả năng cơ động, tính chuyên nghiệp và hiệu quả. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (Anh), vào giữa thập niên 80, do bị tác động của cuộc nội chiến tại Campuchia, Thái Lan đã thực hiện một chương trình mua sắm vũ khí được coi là "lớn nhất và tham vọng nhất trong lịch sử Vương quốc Thái Lan"1 (Asia Paclfc Arms Buildups. lnstitute of lntemational Relations. Opcid., p.33). Chỉ trong 4 năm, từ 1983 đến 1987, Thái Lan đã mua 106 xe tăng hạng nhẹ Stingray của Mỹ, hàng chục xe thiết giáp chở quân, xe tăng T-9 cùng hàng trăm khẩu pháo, hệ thống phòng không của Trung Quốc... Bên cạnh đó, Thái Lan còn tăng nhanh cả về quân số lẫn vũ khí trang bị cho các quân, binh chủng. Cụ thể:


Về lục quân, thời kỳ này Thái Lan có tới 17 sư đoàn (163.000 quân), bao gồm: 7 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn thiết giáp, 2 sư đoàn đặc nhiệm, 1 sư đoàn pháo binh, 1 sư đoàn phòng không và 4 sư đoàn dự bị. Trong lực lượng lục quân, Thái Lan đặc biệt coi trọng việc hiện đại hoá lực lượng tăng-thiết giáp theo 2 hướng: thứ nhất, mua các loại xe tăng hạng nhẹ phù hợp với chiến trường Thái Lan như xe tăng Stingray của Mỹ; xe OF-40MK-2 của hãng OTO-Melara; xe Vicker MK-3 của công ty Vicker Defence Systems... Thứ hai, tập trung cải tiến loại xe tăng M-41 hiện có. Ngoài việc hiện đại hoá lực lượng tăng-thiết giáp, lực lượng phòng không lục quân Thái Lan còn được trang bị các loại pháo phòng không hiện đại như: pháo M-167 Vulcan và Bofors L-60; tên lửa phòng không vác vai Red Eye. Lực lượng pháo binh được trang bị các loại pháo 150mm (M-101, M-102, M-116) và 155mm (M-14, M-198) của Mỹ và pháo 155mm của Ixraen; các loại ra đa AN/TPK-36 và AN/TPK-37...


Về không quân, Quân đội Hoàng gia Thái Lan thời kỳ này có khoảng 22.700 quân. Lực lượng máy bay chiến đấu chủ yếu gồm các loại máy bay F-5, F-6, T-28 và F-16A. Máy bay vận tải có các loại C-123, C-47. Ngoài ra, không quân còn được trang bị một số máy bay trực thăng vũ trang (chủ yếu phục vụ cho các hoạt động chống nổi dậy); hệ thống ACMI giúp phi công có thể kiểm tra được đường bay nhờ dữ liệu của máy tính điện tử; các hệ thống ra đa mặt đất hiện đại được mua từ các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến như Mỹ, Đức, Pháp, Anh...


Về hải quân, vào những năm 80 của thế kỷ XX, Thái Lan thực hiện chiến lược "Phòng thủ chiều sâu” đối với toàn bộ khu vực Vịnh Thái Lan. Các chiến lược gia hải quân Thái Lan cho rằng cần phải trang bị cho lực lượng hải quân các loại vũ khí hiện đại để không chỉ bảo vệ vững chắc lãnh hải và các đặc khu kinh tế trên vịnh Thái Lan, mà còn để chủ động đối phó với các "cuộc tiến công" từ bên ngoài vào. Triển khai chiến lược trên, từ giữa những năm 80, Thái Lan đưa ra kế hoạch phát triển lực lượng hải quân đầy tham vọng, bao gồm việc xây dựng lực lượng tàu ngầm, mở rộng và hiện đại hoá lực lượng không quân hải quân. Trong 3 năm (1983-1986), Thái Lan đã mua hàng chục máy bay tiêm kích, máy bay lên thẳng chống tàu ngầm của Mỹ để trang bị cho lực lượng hải quân. Cũng trong thời gian đó, hải quân Thái Lan còn được trang bị thêm một số tàu khu trục hiện đại của Mỹ; 2 tàu quét mìn của Đức; 2 tàu đổ bộ 3.500 tấn của Pháp cùng hàng chục tàu tuần tra ven bờ, v.v... Về lực lượng, đến năm 1987, hải quân Thái Lan có tới 32.000 quân1 (Asia Pacific Arms Buildups. lnstitute of lntemational Relations. Opcid.. p.33) (kể cả không quân hải quân và trung đoàn lính thủy đánh bộ).


Ngoài lực lượng thuộc các quân chủng hải, lục và không quân, trong Quân đội Thái Lan còn có Lực lượng biệt kích, với khoảng 13.000 người, được tổ chức thành 180 đại đội và Lực lượng vũ trang lãnh thổ gồm 14.000 người, được tổ chức thành 196 đại đội độc lập và triển khai ở các quân khu 1, 2, 3. Cả 2 lực lượng trên đều là lực lượng bán vũ trang, có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị chính quy tiến hành chống nổi dậy và bảo vệ biên giới.

 
Bên cạnh việc tập trung đầu tư nhằm phát triển và hiện đại hoá các quân, binh chủng trong những năm 80, được sự giúp đỡ của các nước phương Tây như; Mỹ, Pháp, Đức v.v… Thái Lan đã đầu tư hàng trăm triệu USD cho phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Ngoài việc sửa chữa, bảo dưỡng các loại vũ khí, trang bị, ngành công nghiệp quốc phòng Thái Lan còn sản xuất được một số loại vũ khí hiện đại, đòi hỏi trình độ công nghệ cao. Năm 1983, ngành công nghiệp quốc phòng Thái Lan hợp tác với hãng Reihn-Fliasoibai của Cộng hoà Liên bang Đức sản xuất thành công máy bay huấn luyện chiến đấu. Những năm sau đó, tổ hợp liên doanh này còn sản xuất và xuất khẩu nhiều linh kiện, phụ tùng cho các loại máy bay chiến đấu, v.v...


Ngành đóng tàu của lực lượng hải quân Thái Lan cũng đạt được những thành tựu đáng kể: nghiên cứu và cải tiến thành công các tổ hợp tên lửa Harpoon, Sea Sparrow, Exoôét, các loại thủy lôi Stinger... để trang bị cho tàu chiến và tàu tuần tiễu. Thái Lan còn sản xuất cả tàu tuần tiễu tàu đổ bộ chở xe tăng, tàu đổ bộ cỡ nhỏ, canh, tàu bổ trợ của hải quân... Năm 1985, Thái Lan bắt đầu sản xuất tàu đổ bộ chở xe tăng trọng tải 3.000 tấn. Trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo vũ khí bộ binh - pháo binh, nhờ sự giúp đỡ của Mỹ, Thái Lan đã sản xuất và xuất khẩu được nhiều loại súng, đạn như: đạn 5,56mm, 7,62mm, đạn cối 60mm, 80mm và 120mm, đạn pháo 105mm, cói cá nhân M-79, súng chống tăng, tên lửa chống tăng, súng trường M-16, v.v...


Ngành công nghiệp quốc phòng Thái Lan được tổ chức căn bản giống như của Mỹ, nghĩa là từng quân chủng đều có cơ quan quản lý, chỉ đạo việc sản xuất vũ khí trang bị. Cụ thể, quân chủng lục quân có ba cơ quan chức năng là: Trung tâm nghiên cứu phát triển và sản xuất vũ khí bộ binh, Cục Quân khí và Vụ Khoa học lục quân. Quân chủng không quân có 2 cơ quan là Trung tâm nghiên cứu và phát triển vũ khí không quân và Cục quân khí không quân. Quân chủng Hải quân có Cục Đóng tàu và Cục Quân khí. Cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp quốc phòng Thái Lan chủ yếu là các nhà máy, xí nghiệp do Bộ Quốc phòng quản lý, ngoài ra, còn có một số nhà máy, xí nghiệp tư nhân hoặc liên doanh với nước ngoài.


Như vậy, trong thập niên 80, song song với việc hiện đại hoá các quân, binh chủng trong quân đội, Chính phủ Thái Lan đã tập trung đầu tư và khuyến khích phát triển ngành công nghiệp quốc phòng, hạn chế đến mức tối đa việc nhập khẩu các loại vũ khí kỹ thuật mà họ có thể sản xuất được Nhờ sự đầu tư phù hợp, đến cuól những năm 80, ngành công nghiệp quốc phòng Thái Lan nói riêng và quân đội nói chung đã có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi ngặt nghèo của các điều kiện tác chiến mới.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #91 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 02:26:13 pm »

5. Quân đội Hoàng gia Thái Lan từ sau Chiến tranh lạnh đến nay

Sau Chiến tranh lạnh, tình hình thế giới có nhiều biến động sâu sắc. Đông Nam Á không còn là mặt trận nóng bỏng của cuộc đối đầu Đông-Tây. Đời sống chính trị ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ở Đông Nam Á nói riêng đã có những biến đổi cơ bản. Giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Campuchia tại Pari (23.10.1991) đã "tháo ngòi nổ" cho những bất đồng giữa các nước trong khu vực. Xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển đang từng bước trở thành chủ đạo và dần thay thế cho xu thế đối đầu với những cuộc chiến tranh tàn khốc trước đây Đông Nam Á đang trong quá trình phát triển năng động và hội nhập toàn diện...


Tất cả những thay đổi trên đây đã tác động mạnh đến chính sách đối ngoại của Thái Lan. Thái Lan đã chuyển sang chính sách đa dạng hoá quan hệ nhằm đảm bảo môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế. Một mặt, Thái Lan vẫn ưu tiên cho việc thúc đẩy quan hệ với các nước đồng minh truyền thống trước đây như Mỹ, Nhật, Tây Âu và các nước ASEAN; mặt khác, mở rộng quan hệ với các nước khu vực Đông Âu, Trung Âu, Nam Á và châu Phi... Những thay đổi trong môi trường chính trị thế giới cũng đã tác động mạnh mẽ đến việc hoạch định chính sách quốc phòng và phát triển lực lượng vũ trang Thái Lan.


Kết thúc Chiến tranh lạnh, Chính phủ Thái Lan nhận thấy rằng, sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước là nhân tố quan trọng để ngăn chặn chiến tranh, giữ vững hoà bình và an ninh trong khu vực. Đó cũng là cơ sở vững chắc để duy trì sự ổn định và phát triển đất nước. Xuất phát từ quan điểm chiến lược trên, ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra chương trình cải cách quân đội. Chương trình được tiến hành theo hai hướng: Thứ nhất, trong vòng từ 3 đến 5 năm, Quân đội Thái Lan sẽ được trang bị và thay thế bằng các loại vũ khí hiện đại nhằm đáp ứng những đòi hỏi của các cuộc chiến tranh công nghệ cao; thứ hai, cải cách và tinh giản các quân, binh chủng theo hướng giảm quy mô lực lượng cho phù hợp với tình hình quốc tế đang thay đổi; tăng cường khả năng tác chiến hiệp đồng giữa các quân chủng; cân nhắc việc thay thế chế độ nghĩa vụ quân sự hiện nay bằng quân đội chuyên nghiệp.


Trong khi các kế hoạch đang được tiến hành một cách tương đối thuận lợi thì cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính diễn ra ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào giữa những năm 90 đã làm cho nhiều kế hoạch bị gián đoạn. Nhiều hợp đồng mua bán vũ khí và công nghệ quốc phòng giữa Thái Lan với Mỹ và các nước phương Tây bị hủy bỏ như hợp đồng mua sắm tàu ngầm, tàu đổ bộ xe tăng lớp Newport News đã qua sử dụng của hải quân Mỹ; hợp đồng mua 8 trực thăng SH-2G Seasprite và chương trình tái trang bì cho các đại đội xe tăng của hải quân đánh bộ... Duy chỉ có chương trình đóng mới tàu tuần tra xa bờ trong nước được duy trì. Do ngân sách quốc phòng bị cắt giảm đáng kể nên quá trình cải cách, tinh giản quân số và hiện đại hoá các quân, binh chủng trong Quân đội Thái Lan cũng chỉ mới thực hiện được một số bước, v.v...


Sau thời kỳ khủng hoảng tài chính - tiền tệ, Thái Lan tiếp tục quá trình cải cách quân đội. Đến những năm đầu thế kỷ XXI, Quân đội Thái Lan có một cơ cấu tương đối hợp lý. Cụ thể:

Quân chủng lục quân: là quân chủng cơ bản, có quân số đông nhất (khoảng 190.000 quân), được biên chế thành 8 sư đoàn bộ binh và bộ binh cơ giới; 1 sư đoàn pháo binh; 1 sư đoàn công binh; 2 sư đoàn ky bính thiết giáp, 4 sư đoàn xây dựng kinh tế, 1 sư đoàn pháo phòng không. Ngoài ra còn có 1 sư đoàn chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ Hoàng gia và một số đơn vị trực thuộc khác.


Lực lượng lực quân Quân đội Hoàng gia Thái Lan được bố trí theo 4 quân khu:

Quân khu 1 (miền Trung Thái Lan) được bố trí 5 sư đoàn) bao gồm: Sư đoàn bộ binh số 1, đóng tại Băng Cốc; Sư đoàn kỵ binh số 2 bảo vệ Hoàng gia; Sư đoàn bộ binh cơ giới số 9, đóng tại Kanchanabun; Sư đoàn bộ binh cơ giới số 2, đóng tại Prachinbun; Sư đoàn bộ binh số 11 (dự bị), đóng tại Chacheong Sao. Ngoài ra, còn có một đơn vị pháo binh (cấp sư đoàn); Bé tư lệnh lực lượng đặc nhiệm gồm Sư đoàn 1 và Sư đoàn 2; Trung đoàn bộ binh 31; trung tâm huấn luyện của lực lượng không quân lục quân.


Quân khu 2 (đông Bắc Thái Lan) được bố trí 3 sư đoàn và 4 trung đoàn, gồm: Sư đoàn bộ binh cơ giới số 3; Sư đoán bộ binh số 12 (sư đoàn dự bị); Sư đoàn bộ binh số 6, đóng tại Surin; Trung đoàn ky binh số 6, đóng tại Udon; Trung đoàn bộ binh số 8 (thuộc Sư đoàn 3); Trung đoàn bộ binh số 6 (thuộc Sư đoàn 6) và Trung đoàn bộ binh số 13, đóng tại Udon Thanh.


Quân khu 3 (miền Bắc Thái Lan) được bố trí 3 sư đoàn và 2 trung đoàn, gồm: Sư đoàn bộ binh số 4; Sư đoàn kỵ binh số 1, đóng tại Nan; Sư đoàn bộ binh số 13 (sư đoàn dự bị), đóng tại Lop Buri; Trung đoàn bộ binh số 17, đóng tại Lampang; Trung đoàn bộ binh số 7, đóng tại Chiếng Mai.


Quân khu 4 (miền Nam Thái Lan) được bố trí 2 sư đoàn và 2 trung đoàn, bao gồm: Sư đoàn bộ binh số 5; Sư đoàn bộ binh số 25 (sư đoàn dự bị); Trung đoàn bộ binh số 15; Trung đoàn bộ binh số 5. Ngoài ra, còn có 4 tiểu đoàn phản ứng nhanh.


Bên cạnh các đơn vị được bố trí tại các quân khu, còn một số đơn vị trực thuộc Bộ tư lệnh lực lượng lục quân Thái Lan như các sư đoàn phòng không; sư đoàn lực lượng đặc nhiệm 1 và 2; Trung đoàn kỵ binh không vận; Sư đoàn thiết giáp số 8, v.v...


Về vũ khí và trang bị, hiện nay lực lượng lục quân Thái Lan được trang bị tương đối hiện đại như xe tăng M-60A3, M-60AI, M-48A5, T69, T59, Stingray; Scorpion; M-41; xe bọc thép chở quân M-113, V-150 Commanđo; Type-854; hệ thống pháo lựu 155mm tự hành M-109A5; pháo 105mm M01; pháo 105mm LGI; pháo lựu 155mm; cối 81 và 120mm; cối 120mm và cối 81 lắp trên xe M-106A3 và M-125A3; hệ thống pháo phản lực bắn loạt 130mm Type 85 AFV.


Vũ khí chống tăng gồm các loại: LWA, RPG-2, RPG-7, tên lửa TOW, Dragon, hệ thống chống tăng ITOW M-901 A3; vũ khí phòng không tự hành gồm pháo Vulcan, pháo 40mm, pháo 57mm, tên lửa Hawk, Red eye, Spada (1 đại đội 4 tên lửa), Shorts Blowpie, HQ-5; không quân của lục quân có máy bay vận tải nhẹ C-212-300, Shorts 330; 75-OV-10; Beech 99; T-411; Kinh AIR, Jetstrecam 41, trực thăng Bell 207; UH-1 B/D/H; Bell 212/412; OH-13; Boeing 234 Chinook; TH-300; 5 Bell 206 B-3 (huấn luyện), v.v...


Trong kế hoạch cải cách và tinh giản lực lượng lục quân, Thái Lan dự kiến sẽ cắt giảm gần 45.000 quân, giảm số sư đoàn dự bị từ 4 sư đoàn như hiện nay xuống còn 2 sư đoàn. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư phát triển lực lượng phản ứng nhanh (RDF). Theo phân tích của các chiến lược gia quân sự Thái Lan, lực lượng phản ứng nhanh là các đơn vị cơ động nhanh, hoả lực mạnh, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, chi phí cho việc xây dựng và duy trì các đơn vị triển khai nhanh thấp hơn chi phí cho các đơn vị bộ binh. Tuy nhiên, không giống như nhiều nước, lực lượng triển khai nhanh của lục quân Hoàng gia Thái Lan chỉ đảm đương những nhiệm vụ trong nước. Hiện nay, lực lượng phản ứng nhanh của lục quân Thái Lan có 22 đại đội bộ binh, 1 đại đội đổ bộ đường không, 1 đại đội pháo binh, 1 đại đội xe tăng hạng nhẹ, 1 trung đội công binh và một bộ phận phòng không. Lực lượng này được triển khai tại các quân khu và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp cửa Tư lệnh Lực quân.


Trong thành phần lục quân Quân đội Hoàng gia còn có hai lực lượng bán vũ trang là: Thahan Phran và lực lượng cảnh sát biên phòng (BPP). Nhiệm vụ chính của hai lực lượng này là phối hợp với lực lượng chủ lực bảo vệ các làng, xã ở vùng biên giới và tham gia chương trình phát triển nông thôn tại đó.


Thahan Phran được tổ chức từ những năm 1970-1980 và hiện tại có khoảng 20.000 người. Đây là lực lượng được tổ chức theo mô hình các đơn vị bộ binh nhẹ và được sử dụng để tuần tra biên giới, thường hoạt động ở phía trước các đơn vị chủ lực. Trong tương lai, Thahan Phran sẽ trở thành một lực lượng chính của lục quân.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #92 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 02:26:47 pm »

Cảnh sát biên phòng có số lượng khoảng 18.000, hiện tại do Bộ Nội vụ Thái Lan quản lý. Hoạt động của lực lượng này chủ yếu là tuần tra ở khu vực biên giới, ngăn chặn việc buôn lậu thuốc phiện, ma túy và thu thập thông tin tình báo.


Nhằm không ngừng nâng cao khả năng tác chiến, nhất là trình độ chỉ huy của đội ngũ sĩ quan, hàng năm lục quân Thái Lan tổ chức và tham gia các cuộc tập trận chung với quân đội Mỹ và quân đội nhiều nước trong khu vực như: tập trận "Cobra Gold", "Balance Torch" và 'Victor Balance Torch" với quân đội Mỹ; "Temple Jade", “Chepel Gold" với Quân đội Ôxtrâylia, các cuộc diễn tập song phương và đa phương với Quân đội Xingapo, Malaixia, Inđônêxia, v.v...


Quân chủng hải quân: Hải quân Thái Lan có 62.700 quân (12.2005), trong đó có 20.000 lính thủy đánh bộ, 30.000 quân thuộc lực lượng dự bị, còn lại là lực lượng phục vụ chiến đấu và ở các trung tâm huấn luyện, v.v... Toàn bộ lực lượng trên được biên chế và triển khai trong 3 bộ tư lệnh là: Bộ tư lệnh hạm đội; Bộ tư lệnh cảnh vệ bờ biển và lực lượng lính thủy đánh bộ và Bộ tư lệnh phòng không phòng thủ bờ biển.


Bộ tư lệnh hạm đội, có 3 bộ chỉ huy tại 3 vùng hải quân là: vùng 1 và vùng 2 ở vịnh Thái Lan, vùng 3 ở biển Andaman. Bộ tư lệnh hạm đội hải quân Thái Lan có khoảng 130 tàu chiến các loại, cùng hàng trăm tàu tuần tiễu, tàu phóng lôi và tàu quét ngư lôi. Phần lớn các tàu chiến được trang bị các loại vũ khí tương đối hiện đại như tên lửa đất đồi không, tên lửa tốc hạm, thậm chí có cả tên lửa chống tàu ngầm. Bộ tư lệnh hạm đội biên chế thành 8 hải đội gồm: 3 hải đội tàu chiến, 1 hải đội tàu tuần tiễu; 1 hải đội tàu quét ngư lôi, 1 hải đội tàu thủy bộ, 1 hải đội dịch vụ yểm trợ chiến đấu và hải đội tác chiến trên sông. Ngoài các lực lượng kể trên, trong Bộ tư lệnh hạm đội còn được biên chế 1 sư đoàn không quân hải quân và Trung tâm huấn luyện của hạm đội.


Bộ tư lệnh cảnh vệ bờ biển và lực lượng lính thủy đánh bộ. Lực lượng cảnh vệ bờ biển được tổ chức thành 3 bộ chỉ huy vùng (giống như bộ chỉ huy các vùng hải quàn). Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này là tìm kiếm và cứu hộ trên biển, bảo vệ môi trường biển. Lực lượng lính thủy đánh bộ được biên chế theo cơ cấu lữ đoàn, mỗi lữ đoàn gồm 2 trung đoàn. Mỗi trung đoàn có 6 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn đột kích thủy bộ và 1 tiểu đoàn xe tăng hạng nhẹ. Ngoài nhiệm vụ truyền thống là tác chiến thủy bộ, lực lượng lính thủy đánh bộ còn đảm nhiệm vai trò bảo vệ biên giới, chống nổi dậy và bảo đảm an ninh nội địa tại các khu vực được giao.


Bộ tư lệnh phòng không phòng thủ bờ biển, có nhiệm vụ phòng thủ bờ biển và bảo vệ các mục tiêu trên bờ của hải quân, có khoảng 7.000 quân, được biên chế trong 2 trung đoàn là Trung đoàn pháo bờ biển và Trung đoàn pháo phòng không. Hai trung đoàn này được trang bị 9 khẩu đội tên lửa đối hạm Exôcét MM-40, pháo 105mm và 155mm, pháo phòng không 76mm, 40mm, 37mm và 20mm và tổ hợp tên lửa phòng không PL-9B.


Trung đoàn pháo bờ biển đóng tại Xatahíp, gồm 5 tiểu đoàn pháo được trang bị 48 pháo 155mm (24 khẩu GC-45 của Bỉ, 12 khẩu GHN-45 của Áo, 12 khẩu M-71 của Ix-ra-en) và 18 khẩu 130mm của Trung Quốc kiểu 59-1). Tầm bắn của các loại pháo này tới 30km.


Trung đoàn pháo phòng không đóng ở Utapao, gồm một số tiểu đoàn pháo và các tổ hợp tên lửa phòng không. Trang bị của trung đoàn có 47 tổ hợp pháo phòng không mua của Trung Quốc (39 khẩu 57mm kiểu 59mm và 8 khẩu 37mm kiểu 74mm), 6 tổ hợp pháo phòng không tự hành Vulcan 20mm của Mỹ, 12 xe vận tải bọc thép LVTP-7, trang bị súng máy phòng không hai nòng và một số tổ hợp tên lửa phòng không “Hunin- 5A" mua của Trung Quốc.


Hàng năm lực lượng hải quân Thái Lan tham gia nhiều cuộc diễn tập với lực lượng hải quân các nước như Mỹ, Ôxtrâylia và hải quân các nước ASEAN. Mục tiêu chủ yếu của các cuộc diễn tập là nâng cao khả năng hiệp đồng tác chiến trên biển, học hỏi kinh nghiệm tổ chức chỉ huy tác chiến, đồng thời cũng là để biểu dương lực lượng, củng cố mối quan hệ quân sự với các nước.


Quân chủng không quân: Không quân Thái Lan có khoảng 40.000 quân (12.2005), gần 400 máy bay, trong đó có gần 200 máy bay chiến đấu các loại. Tổ chức không quân Thái Lan gồm: Bộ tư lệnh không quân, Lực lượng vận tải và hậu cần, Trung tâm huấn luyện không quân; Lực lượng phục vụ đặc biệt và Lực lượng chiến đấu. Bộ tư lệnh không quân Quân đội Hoàng gia Thái Lan đóng tại Băng Cốc, có nhiệm vụ tham mưu và hoạch định các chính sách liên quan đến mọi hoạt động của lực lượng không quân. Lực lượng vận tải hậu cần có nhiệm vụ cung cấp và đảm bảo mọi yếu tố cần thiết cho các hoạt động của lực lượng không quân như thông tin hên lạc, quân y, vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm, v.v... Lực lượng không quân chiến đấu Quân đội Hoàng gia Thái Lan gồm 3 phi đội tiêm kích, 1 phi đội tiêm kích - tiến công mặt đất, 1 phi đội trinh sát, 3 phi đội vận tải, 1 phi đội chuyên cơ, 2 phi đội trực thăng... Nhiệm vụ chính của lực lượng này là: trực tiếp tham chiến và hỗ trợ cho các lực lượng khác trong các cuộc chiến tranh thông thường; trực tiếp tham gia chống nổi dậy trong nước và các hoạt động quân sự đặc biệt bên ngoài lãnh thổ Thái Lan.


Các căn cứ không quân chính của Quân đội Hoàng gia Thái Lan gồm các sân bay, căn cứ không quân ở Băng Cốc, Đôn Mường, Khorạt, Kokekathion, Nakhon, Phanom, Proachaub, Tắc ly, Bon Thanh, Utapao, Nakhon Ratchasima.


Trang bị của không quân hiện nay có máy bay tiêm kích và huấn luyện gồm F-16A/B Block15 (50 chiếc); F-5E/F (36 chiếc); RF-5F (8 chiếc); F-5A/B (7 chiếc); OV-LO Bronco (22 chiếc); L-39 Albatrons (37 chiếc); 3 PC-9 (23 chiếc); RFB Fantrainer 9 (30 chiếc)..., trực thăng vũ trang gồm: Super Puma Mk 2 (2 chiếc), Bell 212 (22 chiếc) Bell 206 (6 chiếc); S-58T (10 chiếc); Bell 412 (9 chiếc); UH-1H (24 chiếc); máy bay vận tải gồm: C- 130 (12 chiếc); 6G-222 (6 chiếc); HS-748 (6 chiếc); Airbus A310; 1 Boeing 737- 200; 1 Boeing 737-400; 3 Merlin IV; 2 Learjet 35A, v.v...


Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Thái Lan còn đặt mua của Mỹ 8 máy bay tiêm kích F-16 A/block 15 để bổ sung cho các phi đội máy bay chiến đấu hiện có và chuẩn bị cơ sở cho việc thành lập thêm 1 phi đội máy bay chiến đấu mới. Bên cạnh việc nâng cấp và mua mới các loại máy bay, không quân Thái Lan còn thoả thuận với Mỹ về việc mua hệ thống tên lửa không đối không tầm trung loại AIM- 120 AMRAAM; máy bay tuần tiễu biên giới và làm nhiệm vụ chống nổi dậy Peacemaker và máy bay kiểm soát báo động sớm trên không AEW và C.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #93 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 02:34:03 pm »

III Vai trò, nhiệm vụ và chiến lược phát triển Quân đội Hoàng gia Thái Lan trong giai đoạn hiện nay

Hiến pháp mới của Thái Lan ban hành tháng 9 năm 1997 yêu cầu: "Chính phủ phải xây dựng quân đội đủ mạnh để bảo vệ vững chắc nền tự do và dân chủ, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chế độ quân chủ do Nhà vua đứng đầu, đồng thời để bảo vệ sự phát triển bền vững, lâu dài của Vương quốc Thái Lan". Để đáp ứng các yêu cầu trên và để thích ứng với tình hình quốc tế và khu vực đang chuyển biến mau lẹ, Thái Lan đã tiến hành điều chỉnh chiến lược phòng thủ, từ lục địa vươn ra biển, từ đối phó với an ninh trong nước là chính sang đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, đặc biệt là những đe dọa khủng bố, bùng nổ chiến tranh trong khu vực hoặc chiến tranh xâm lược Tuân thủ những nguyên tắc của chiến lược phòng thủ mới, trong những năm đầu thế kỷ XXI, Chính phủ Thái Lan xem xét và đánh giá lại đường lối quốc phòng, đồng thời đưa ra các kế hoạch cho sự phát triển quân đội. Theo đó, Thái Lan sẽ tổ chức lại quân đội với quy mô nhỏ hơn, được trang trang bị tốt hơn, sẵn sàng đáp ứng mọi đòi hỏi của điều kiện tác chiến mới. Mục tiêu cụ thể mà Chính phủ Thái Lan đặt ra là giảm khoảng 25% tổng quân số, từ 330.000 quân như hiện nay xuống còn khoảng 250.000 quân vào năm 2007. Song song với việc cắt giảm quân số, Thái Lan cũng xác định lại nhiệm vụ cho các quân binh chủng. Cụ thể:


Quân chủng Lục quân: Hiến pháp mới của Thái Lan xác định nhiệm vụ và chức năng chủ yếu của lục quân Hoàng gia Thái Lan là phòng thủ đất nước, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Ngoài ra, lục quân còn phải thực hiện các nhiệm vụ trong thời bình như giáo dục, đào tạo và huấn luyện, tham gia phát triển kinh tế, tham gia các lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc (gần đây nhất là chiến dịch ở Đông Tim, Inđônêxia...); các chiến dịch cứu trợ nhân đạo và thiên tai ở trong nước cũng như tại các nước láng giềng; tham gia vào các chiến dịch quốc tế nhằm trấn áp và ngăn chặn tội phạm buôn lậu ma túy, v.v... Trước những đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới, lục quân đang tiếp tục điều chỉnh khả năng tác chiến theo hướng “chuyên nghiệp, hiện đại và cập nhật" nhằm ứng phó và giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh công nghệ cao, đồng thời đẩy nhanh các chương trình nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật quân sự tiên tiến. Ngoài các nhiệm vụ kể trên, lực lượng lục quân Thái Lan còn phải tiếp tục thực hiện cải tổ, chấn chỉnh lại việc chi tiêu ngân sách quốc phòng, giảm số lượng sĩ quan, chú trọng nâng cao mức sống cho binh sĩ cũng như gia đình quân nhân, v.v...


Quân chủng Hải quân, cũng như quân chủng lục quân, hiện tại, hải quân Hoàng gia Thái Lan đang trong quá trình thực hiện cắt giảm quân số và đầu mối các đơn vị; tổ chức sắp xếp lại lực lượng chiến đấu theo hướng gọn nhẹ, tinh nhuệ và cơ động. Một trong những trọng tâm trong kế hoạch phát triển hải quân Thái Lan hiện nay là tập trung mua sắm các loại vũ khí, khí tài hiện đại, nâng cấp các quân cảng, cơ sở hậu cần kỹ thuật của quân chủng. Với sự đầu tư thoả đáng, đến năm 2005, lực lượng hải quân Thái Lan được coi là lực lượng mạnh nhất trong khu vực với 228 tàu xuồng các loại, 144 tàu chiến, 23 tàu hộ vệ, hộ tống mang tên lửa, 105 tàu tuần tiễu tiến công trên biển, 62 tàu xuồng đổ bộ, 1 tàu sân bay, v.v... Ngoài ra, lực lượng hải quân còn được trang bị hàng trăm máy bay chiến đấu, máy bay vận tải quân sự hiện đại như: AV-SA; S-70B7, S-70B, S-76B, N-24A, Bell 212/214, A-7E, TAV-8, UP-3T, V.V... Cùng hàng trăm xe thiết giáp chở quân, hệ thống ra da, tên lửa dẫn đường chống tăng, v.v... Theo nhận định của một số chiến lược gia quân sự Thái Lan, với lực lượng và cơ số vũ khí, trang bị như hiện nay, Thái Lan phần nào đã đáp ứng được chiến lược "phòng thủ chiều sâu” đề ra từ những năm 80 và chiến lược phòng thủ "vươn ra biển" được đề ra trong thời gian gần đây.


Quân chủng Không quân: Khác với quân chủng lục quân và hải quân, những năm gần đây, quân chủng không quân Quân đội Hoàng gia Thái Lan ít biến động về quân số và cơ cấu lực lượng. Tuy nhiên, để đối phó với các cuộc chiến tranh công nghệ cao, Chính phủ Thái Lan đã tập trung đầu tư cho quân chủng không quân theo hai hướng cơ bản sau đây: Thứ nhất, hiện đại hoá vũ khí trang bị bằng cách mua sắm các loại vũ khí mới, bên cạnh đó tiến hành nâng cấp các loại vũ khí, hệ thống các sân bay và căn cứ không quân có sẵn. Thứ hai, tăng cường quan hệ với Mỹ và các nước láng giềng thông qua việc trao đổi huấn luyện, đào tạo và tham gia các cuộc diễn tập... nhằm nâng cao khả năng tác chiến cho lực lượng không quân. Thực hiện các kế hoạch đã đề ra, trong vài năm gần đây, lực lượng không quân Thái Lan đã được trang bị thêm nhiều loại máy bay, khí tài hiện đại như máy bay chiến đấu Black Hawk, máy bay tiêm kích, cường kích F-16A; F-5B; F-5F, máy bay vận tải Boeing 737-200 của Mỹ; máy bay chiến đấu JAS-39 của Thụy Điển. v.v...


Trên lĩnh vực "đối ngoại" không quân, chỉ tính riêng năm 2004, lực lượng không quân Thái Lan đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập với lực lượng không quân các nước như: với lực lượng không quân Xingapo trong cuộc diễn tập mang tên Cope Tiger-2004 (15.12.2003-27.2.2004) với sự tham gia của 1.500 quân, 90 máy bay chiến đấu của cả hai bên; với lực lượng không quân Pháp, Ôxtrâylia, Mỹ và Xingapo trong cuộc diễn tập Pitch Black-04 (18.7-6.8.2004) với sự tham gia của 1.500 quân, 100 máy bay chiến đấu; hay trong cuộc diễn tập Marsea-ex-2004 với lực lượng không quân Mỹ, v.v...


Cùng với sự phát triển của Vương quốc Nam Chiếu, Đại Thành, Xiêm và Thái Lan ngày nay, Quân đội Thái Lan đã không ngừng phát triển cả về lực lượng lẫn tổ chức. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, quân đội nước này đã hoàn thành sứ mạng của mình là bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia, trở thành công cụ bạo lực chủ yếu của nhà nước và các giai cấp thống trị Thái Lan. Cũng trong từng giai đoạn lịch sử, do các yếu tố chủ quan, khách quan cũng như sự tác động của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước, Quân đội Thái Lan đã lưu lại trong mình và phản ánh đậm nét những dấu ấn về lịch sử, văn hoá của các bộ tộc Thái nói riêng và của nhân loại nói chung. Điều đó được thể hiện rõ nét trong cách thức tổ chức và khả năng trang bị cho quân đội qua mỗi thời kỳ.


Vào thời khai quốc, khi Vương quốc Nam Chiếu của Thái ở vùng Vân Nam (Trung Quốc) còn trong thời kỳ cổ đại, Quân đội Thái lúc đó mặc dù được mệnh danh là thiện chiến, nhưng cũng chỉ mới là những đạo quân được trang bị hết sức thô sơ và được tuyển binh theo "thời vụ”. Lúc có giặc thì ra trận, lúc hoà bình thì trở lại sản xuất nông nghiệp.


Bước sang thời kỳ phong kiến, do sự phát triển của lực lượng sản xuất và do thường xuyên tiến hành các cuộc chiến tranh chinh phạt, thôn tính, quân đội Đại Thành-Xiêm dần trở thành những đội quân chuyên nghiệp, được tổ chức chặt chẽ và trang bị tương đối tốt. Vào khoảng giữa thế kỷ XV, Vương quốc Đại Thành đã thành lập Bộ Chiến tranh; đến đầu thế kỷ XVI, đã có luật nghĩa vụ quân sự. Sự ra đời của luật nghĩa vụ quân sự đã làm thay đổi căn bản tính chất cũng như cách thức tổ chức quân đội Chế độ dân binh hoàn toàn bị bãi bỏ, thay vào đó là những đơn vị thường trực chính quy.


Cùng với những yếu tố chính trị - xã hội, các yếu tố kỹ thuật như vũ khí, trang bị cũng tác động không nhỏ tới phương thức tiến hành chiến tranh và cách tổ chức quân đội. Đến cuối thế kỷ XVI, ngoài các loại vũ khí tự tạo, Quân đội Xiêm còn mua các loại hoả khí như súng hoả mai, đạn và đại bác của Bồ Đào Nha, họ còn thuê cả binh lính Bồ Đào Nha sang để huấn luyện, v.v... Sự "hỗ trợ" của các yếu tố ngoại sinh đã làm cho Quân đội Thái trở nên gọn nhẹ hơn, tác chiến hiệu quả hơn. Các cuộc chiến tranh thời kỳ này vì thế cũng được rút ngắn hơn, nhưng tàn khốc hơn.


Vào cuối thế kỷ XVIII, khi chế độ quân chủ chuyên chế được hình thành ở Xiêm, Quân đội Hoàng gia Thái Lan được xây dựng trên nền tảng chế độ phong kiến. Ở đó Nhà vua là người đứng đầu nhà nước, đồng thời là tổng chỉ huy quân đội. Nhiệm vụ của quân đội là tập trung bảo vệ sự tồn tại của các triều đại phong kiến, chủ quyền đất nước. Quân đội được phát triển cả về số lượng và chất lượng nhưng vẫn chủ yếu là lực lượng bộ binh.


Sau cuộc cách mạng năm 1932, quân đội trở thành công cụ đắc lực của nhà nước quân chủ lập hiến và từng bước được tổ chức hoàn chỉnh với ba thành phần chủ yếu là lục quân, không quân và hải quân. Đặc biệt, hải quân là quân chủng được chú trọng phát triển. Giai đoạn này, Quân đội Hoàng gia Thái Lan hầu như chi phối toàn bộ nền chính trị đất nước.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #94 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 02:40:41 pm »

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, do những biến đổi sâu sắc của môi trường chính trị trong nước và quốc tế, Quân đội Hoàng gia Thái Lan bắt đầu chuyển hướng từ chiến lược chống nổi dậy sang tác chiến thông thường. Vì vậy quân đội được củng cố và phát triển mạnh mẽ với đầy đủ các quân, binh chủng; được trang bị vũ khí tương đối hiện đại và trở thành một quân đội mạnh trong khu vực.


Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, tình hình thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến sâu sắc. Đông Nam Á không còn là mặt trận nóng bỏng của cuộc đối đầu Đông-Tây. Xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển đang dần trở thành chủ đạo ở Đông Nam Á. Trước những thay đổi của tình hình, Quân đội Hoàng gia Thái Lan đã và đang thực hiện quá trình điều chỉnh theo hướng "tổ chức biên chế tinh gọn, cân đối và phù hợp, trang bị tốt và tác chiến có hiệu quả". Nhiệm vụ của quân đội vì thế cũng đã có những thay đổi, từ chỗ chỉ đảm đương sứ mạng bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia khỏi các cuộc xâm lăng từ bên ngoài, nay Quân đội Thái Lan còn tham gia sâu hơn, nhiều hơn vào các mặt đời sống xã hội như phát triển kinh tế, giáo dục, an ninh, đối ngoại, v.v...


Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #95 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 06:16:28 pm »

QUÂN ĐỘI CỘNG HOÀ XINGAPO


I. Khái quát về đất nước và con người Xingapo

Cộng hòa Xingapo nằm trên phần cực nam bán đảo Malăcca, có đường biên giới chung với Malaixia; diện tích 642km2 gồm 54 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo chính Xingapo chiếm tới 583km2. Tuy là một quốc gia hải đảo, nhưng Xingapo vẫn nối liền với bán đảo Malắcca nhờ một con đê nhân tạo, có đường sắt và đường bộ chạy qua eo biển Giôhô. Nằm trên vịnh Malắcca, Xingapo có một vị trí địa chiến lược quan trọng trong khu vực và trên thế giới, nó án ngữ trên những tuyến đường biển quan trọng nồi liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Đông-Nam Á hải đảo và Đông-Nam Á lục địa.


Xingapo là một một quốc gia nhiều dân tộc, đa sắc thái văn hoá. Cư dân được hình thành trên nền tảng dân nhập cư từ Malaixia, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu. Tinh đến cuối năm 2005, dân số Xingapo có khoảng 4.425.700 người, trong đó cộng đồng người Hoa chiếm 77%, người Mã Lai 15%, người Ấn Độ 7,1% và các cộng đồng dân tộc khác 1,9%. Đại bộ phận dân cư Xingapo ngày nay là con cháu những người nhập cư thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba. Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Xingapo năm 2005 khoảng 100 tỉ USD; thu nhập bình quân đầu người của Xingapo thuộc loại cao nhất thế giới, bình quân khoảng 26.000 USD.


Tuy là quốc gia đa tôn giáo: đạo Phật với 27% dân số, đạo Giáo 25%; đạo Hồi 16%; đạo Thiên chúa 10%; đạo Hinđu 4%, nhưng ở Xingapo không có tôn giáo nào được coi là quốc giáo. Chính cơ cấu dân tộc, tôn giáo phong phú đã tạo nên một nền văn hoá đa sắc thái và rất độc đáo của Xingapo. Chính phủ Xingapo rất quan tâm đến khối đoàn kết toàn dân, áp dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm từng bướt xóa bỏ hàng rào ngăn cách dân tộc do sự khác nhau về ngôn ngữ, lối sống, tôn giáo..., nhờ đó đã hình thành tính đồng nhất về bản sắc quốc gia-dân tộc Xingapo.


Do có vị trí chiến lược quan trọng nên từ xa xưa, Xingapo đã bị thực dân, đế quốc dòm ngó. Từ năm 1 551 đến năm 1824, Xingapo lần lượt rơi vào tay thực dân và trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha, Hà Lan. Trong thời gian đó, Xingapo vẫn còn là một hòn đảo hoang sơ, dân cư thưa thớt. Bước ngoặt trong sự phát triển của Xingapo diễn ra vào 1824, khi Anh và Hà Lan đạt được thoả thuận, theo đó Xingapo chính thức trở thành thuộc địa của Anh. Sau khi hợp pháp hoá quyền cai trị của mình tại Xingapo, thực dân Anh đã thi hành chính sách mở của, biến Xingapo thành một bến cảng tự do. Cùng với chính sách này, việc khai thông kênh đào Xuy và sự ra dời của tàu thủy chạy bằng hơi nước nửa sau thế kỷ XIX đã biến Xingapo thành trung tâm buôn bán, trung chuyển hàng hoá và phân phối lao động lớn nhất ở Đông Nam Á.


Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Xingapo bị Nhật chiếm đóng (kể từ ngày 10 tháng 2 năm 1942) và đổi tên thành Sênan, nghĩa là "Ánh sáng phương Nam". Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh; ngay sau đó quân Anh đổ bộ lên Xingapo tái thiết lập hệ thống cai trị của mình. Trước những khó khăn trong việc duy trì hệ thống thuộc địa và vấp phải phong trào đấu tranh của các lực lượng yêu nước Xingapo, năm 1959, Chính phủ Anh buộc phải trao quyền tự trị cho hòn đảo này.


Do thị trường nội địa quá nhỏ hẹp, lại thiếu nguồn nước ngọt cho sinh hoạt, ngày 16 tháng 9 năm 1963, Xingapo tự nguyện gia nhập Liên bang Malaixia. Sau đó do những mâu thuẫn nảy sinh giữa giai cấp tư sản người Hoa và những người theo chủ nghĩa Liên bang; đặc biệt, chính sách bảo hộ mậu dịch của Chính phủ Liên bang làm cản trở sự phát triển của Xingapo nên ngày 9 tháng 8 năm 1965, Xingapo tách ra khỏi Liên bang Malaixia và trở thành quốc gia độc lập, có chủ quyền, nằm trong Khối thịnh vượng Anh.


Theo Hiến pháp năm 1965, chính thể của Xingapo là nền cộng hoà theo chế độ đại nghị. Quyền điều hành đất nước nằm trong tay Thủ tướng và nội các. Thủ tướng là lãnh tụ của đảng chính trị hoặc liên minh các đảng chiếm đa số ghế trong quốc hội. Tổng thống trước đây chỉ làm công việc mang tính nghi lễ, nhưng theo hiến pháp sửa đổi năm 1991, tổng thống được trao thêm nhiều quyền lực hơn, có quyền chỉ định các thành viên vào các cơ quan lập pháp, có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến ngân sách quốc gia và các vấn đề an ninh, quốc phòng, v.v... Nhiệm kỳ của tổng thống là 4 năm.


Xingapo trở thành thành viên của Liên hợp quốc năm 1965 và là một trong 6 nước sáng lập tổ chức ASEAN (1967), thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1973, song do sự chi phối của mối quan hệ giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương thời kỳ Chiến tranh lạnh, nên lúc này quan hệ hai nước ít được cải thiện. Sau khi hai nhóm nước tìm được tiếng nói chung trong vấn đề hoà bình ở Campuchia vào cuối thập niên 80 và những biến đổi của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, quan hệ Việt Nam - Xingapo từng bước được cải thiện và đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, Xingapo là nốt trong những nước có số vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #96 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 06:17:23 pm »

II. Lịch sử xây dựng, phát triển và trưởng thành của Quân đôi Cộng hoà Xingapo

1. Quân đội Cộng hoà Xingapo trong thập niên 60-70 của thế kỷ XX

Sau khi tách ra khỏi Malaixia và trở thành quốc gia độc lập năm 1965, Xingapo đứng trước hàng loạt khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và quốc phòng.


Trên lĩnh vực kinh tế, là một nước nhỏ hẹp, nghèo tài nguyên, thậm chí thiếu cả nước ngọt cho sinh hoạt, nên xingapo không có những ngành công nghiệp và nông nghiệp lớn để khởi động nền kinh tế. Trong khi đó, dân số lại tăng nhanh, từ 1 triệu người vào cuối thập niên 40 của thế kỷ XX, lên 2 triệu người vào thập mến 60. Nguyên nhân của tình trạng gia tăng dân số nhanh là do tỉ lệ sinh cao và làn sóng nhập cư ồ ạt từ các vùng lân cận vào Xingapo. Tất cả các nhân tố trên là một gánh nặng đối với Chính phủ Xingapo trong những năm mới giành được độc lập. Chỉ riêng việc nhập nước ngọt cho sinh hoạt từ Malaixia đã là một vấn đề nan giải, chưa kể đến việc nhập lương thực, thực phẩm và giải quyết việc làm cho hàng vạn người thất nghiệp, v.v...


Tuy trong thời kỳ thống trị Xingapo, các nhà tư sản Anh đã xây dựng ở đây một số cơ sở hạ tầng, kho tàng, bến bãi; nhưng nhìn chung, Xingapo vẫn chỉ là một trạm trung chuyển hàng hoá của Anh từ châu Âu sang châu Á và là nơi tập kết sản phẩm thu được từ các nước thuộc địa châu Á chuyển về châu Âu. Sau khi hệ thống thuộc địa của Anh ở châu Á sụp đổ, hàng hoá trung chuyển qua Xingapo giảm đi đáng kể, điều đó đã gây cho nền kinh tế nước này không ít khó khăn. Thêm vào đó, những năm còn thuộc Liên bang Malaixia, chính sách bảo hộ hàng hoá trong nước của Liên bang đã làm cho nhiều nhà tư sản nước ngoài ở Xingapo rời khỏi mảnh đất này. Sự hẫng hụt trên đã gây không ít khó khăn cho nền kinh tế Xingapo và cũng tác động không nhỏ đến việc xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và quân đội nói riêng.


Về quân đội, từ năm 1854, chính quyền thuộc địa Anh đã cho thành lập ở Xingapo Binh đoàn xạ thủ tình nguyện Xingapo (Singapore Volunteer Rifle Corps) để phòng vệ vùng lãnh thổ này. Tiếp đó, năm 1922, họ cho xây dựng ở Woodland một căn cứ hải quân và một căn cứ không quân. Năm 1954, tức là 4 năm trước khi quyết định trao trả quyền tự trị cho mảnh đất này, người Anh cho thành lập lực lượng quân sự Xingapo (Singapore Military Force-SMF) gồm những người bản địa trong thành phần quân thường trực Anh tại Xingapo. Mục đích của người Anh lúc đó là muốn từng bước "bản địa hoá" lực lượng bảo vệ Xingapo, một mặt là để giảm bớt gánh nặng ngân khố quốc gia, mặt khác là nhằm đào tạo họ thành lực lượng hạt nhân cho một quân đội bản địa độc lập sau này.


Mặc dù đã được người Anh tích cực xúc tiến xây dựng từ rất sớm, nhưng sau khi tuyên bố độc lập, lực lượng Quân đội Xingapo cũng chỉ vẻn vẹn có khoảng 1.000 binh lính và 60 sĩ quan, chia thành 2 trung đoàn bộ binh Đệ nhất và Đệ nhị (SIR I và SIR II). Cả hai trung đoàn này trước năm 1965 đều là các đơn vị trong Quân đội Malaixia, đồn trú và làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực Xingapo. Sau khi Xingapo tách ra khỏi Malaixia thành quốc gia độc lập, 2 trung đoàn này tạm thời vẫn nằm trong thành phần của Quân đội Malaixia và chịu sự điều hành của Malaixia. Có thể nói, những năm đầu sau khi giành được độc lập, toàn bộ nền quốc phòng của Xingapo vẫn chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ và bảo hộ của Quân đội Anh.


Năm 1967, Anh tuyên bố sẽ rút quân khỏi Xingapo vào 1972, thêm vào đó, tình hình chính trị trong nước ngày càng trở nên rối ren: Các cuộc bạo loạn giữa người Xingapo gốc Hoa và người Mã Lai nổ ra liên tiếp (kể cả trong các doanh trại quân đội); tình trạng phân biệt chủng tộc đang nổi lên gay gắt ở Malaixia và có nguy cơ lan tràn sang Xingapo, v.v... Nhằm ứng phó kịp thời tình hình, đồng thời bảo vệ vừng chắc nền độc lập của Xingapo trước mắt cũng như lâu dài, Chính phủ Xingapo, đứng đầu là Thủ tướng Lý Quang Diệu đã ban hành sắc lệnh thành lập lực lượng bộ đội vũ trang Xingapo. Sau khi cân nhắc tất cả các phương án do Hội đồng chính phủ và những viên chức hàng đầu của ngành cảnh sát và quân đội đề ra, Chính phủ Xingapo cho rằng, Xingapo là một quốc đảo, tài nguyên thiên nhiên, sức người, sức của có hạn, nếu chỉ tập trung xây dựng một quân đội thường trực đủ mạnh, làm công cụ bảo vệ đất nước thì chi phí sẽ rất lớn, vượt quá khả năng cho phép của đất nước. Hơn thế nữa, điều đó sẽ làm cho nhiều người hiểu rằng, công việc bảo vệ đất nước là của nhà binh và sẽ là cơ hội để tâm lý "hảo hán bất đăng binh" (người tốt không đi lính) vốn tồn tại từ lâu trong cộng đồng người Hoa chiếm đa số ở Xingapo có lí do để phát triển. Vì vậy, ngay sau khi sắc lệnh có hiệu lực, Xingapo đã đề ra chiến lược phát triển quốc phòng toàn dân, trên cơ sở lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Công việc đầu tiên trong việc thực thi chiến lược này là xây dựng lại từ đầu Quân đội Xingapo.


Năm 1966, ông Goh Keng Swee, cựu Bộ trưởng Tài chính được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng. Ngay sau khi được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, ông đã đưa ra kế hoạch cải cách quân đội bằng việc lấy lại 2 trung đoàn bộ binh SIR I, SIR II và tiến hành khôi phục tính đồng nhất về bản sắc quốc gia-dân tộc Xingapo để đảm bảo lòng trung thành của binh lính. Tiếp đó, tháng 2 năm 1967, Chính phủ Xingapo đã sửa đổi và thông qua Luật nghĩa vụ quân sự vốn được người Anh thông qua từ năm 1952. Theo luật này, tất cả các nam công dân Xingapo hoặc dân cư trú lâu dài, đủ 18 tuổi, đều có nghĩa vụ phục vụ quân dịch trong 2 năm hoặc 2 năm rưỡi, sau khi hết hạn quân dịch họ sẽ trở thành quân nhân dự bị. Tháng 5 năm 1967, Xingapo tiến hành đợt tuyển quân đầu tiên theo Luật nghĩa vụ quân sự mới. Trong đợt tuyển quân này, các hội đồng tuyển quân trên toàn quốc đã tuyển được hơn 9.000 nam thanh niên trong độ tuổi. Tháng 8 năm 1967, 900 trong số 9.000 thanh niên trúng tuyển đã được tập trung huấn luyện quân sự. Nhằm giảm bớt định kiến xấu đối với nghề lính, Chính phủ Xingapo đã tổ chức các buổi lễ tiễn đưa tân binh hết sức long trọng tại các trung tâm dân cư. Các nghị sĩ, bộ trưởng và những người đứng đầu cộng đồng đã tới tận nơi để cổ vũ, khuyến khích và tiễn đưa tân binh lên đường, thậm chí họ còn dành một khoảng thời gian nhất định ban đầu để cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt và huấn luyện với binh lính. Với cách làm như vậy cùng với những chính sách phù hợp và nhất quán trong chế độ quân dịch, chỉ trong một thời gian ngắn, Xingapo đã xây dựng được một quân đội tương đối mạnh, đủ sức đảm đương công việc phòng thủ đất nước. Điều quan trong hơn là các chính sách và biện pháp đó đã từng bước xoá được những định kiến không tốt về nghề lính trong đại bộ phận dân chúng Xingapo.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #97 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 06:17:54 pm »

Nhằm nâng cao khả năng tác chiến của quân đội, Chính phủ Xingapo đã dành những khoản tài chính đáng kể để mua sắm các trang thiết bị quân sự. Năm 1967, đứng trước nguy cơ bạo loạn lan tràn, Xingapo đã cho thành lập lực lượng thiết giáp. Tháng 1 năm 1968, Bộ Quốc phòng Xingapo quyết định mua những chiếc xe tăng hạng nhẹ AMX-13 cũ của Pháp do người Ixraen bán lại để trang bị cho quân đội. Kết quả, trong hai năm 1968- 1969, lực lượng tăng-thiết giáp Xingapo đã có tới 72 xe tăng AMX-13 và 170 xe thiết giáp V2001 (Lý Quang Diệu, Bí quyết hoá rồng. Lịch sử Xingapo 1965-2000, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr.29).


Bên cạnh việc mua sắm các trang thiết bị hiện đại, Quân đội Xingapo cũng hết sức chú trọng tới việc huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ trong quân đội. Từ cuối năm 1967, đầu 1968, Xingapo bắt đầu cho xây dựng một số trung tâm huấn luyện quân sự cơ bản để huấn luyện tân binh và đào tạo đội ngũ hạ sĩ quan. Ngoài ra, nước này còn đề nghị Anh, Ấn Độ, Ixraen, Niu Di Lân... giúp họ đào tạo một số sĩ quan cho các quân, binh chủng như không quân, hải quân, phòng không, công binh, v.v...


Do đặc thù đất nước là quốc gia hải đảo nên ngay từ khi giành được độc lập, Chính phủ Xingapo cũng đã đặc biệt chú trọng đến việc phát triển lực lượng hải quân. Trong những năm cuối thập mến 60, đầu 70 của thế kỷ XX, được sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự người Ixraen và Niu Di Lân, lực lượng hải quân Xingapo đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về trang bị, vũ khí, khí tài và con người. Nếu như thời kỳ đầu sau khi giành được độc lập, lực lượng hải quân nước này hầu như chưa có gì (ngoại trừ căn cứ hải quân hoang phế ở Woodland được người Anh xây dựng từ năm 1921 và hai tàu hải quân cũ kỹ) thì đến những năm đầu thập niên 70 thế kỷ XX, lực lượng hải quân Xingapo đã có những đội tàu tuần tiễu, tàu chiến đấu thậm chí cả các tàu pháo hạm khá đồng bộ, không chỉ đủ sức bảo vệ vùng duyên hải Xingapo mà còn có khả năng ngăn chặn, đánh bại các cuộc tiến công bằng đường biển từ bên ngoài vào lãnh thổ Xingapo.


Song song với việc phát triển lực lượng lục quân và hải quân, Xingapo cũng tập trung đầu tư và phát triển lực lượng không quân. Sau một thời gian xây dựng, đến năm 1970, lực lượng không quân Xingapo đã có một phi đội gồm 16 máy bay chiến đấu Hawker Hunter, một phi đội trực thăng vận tải quân sự Alouette và một phi đội máy bay huấn luyện Strikemaster, với tổng số máy bay lên tới hàng chục chiếc1 (Lý Quang Diệu. Bí quyết hoá rồng, Sđd, tr.40). Do nhu cầu phát triển của lực lượng không quân, năm 1968, lực lượng không quân Xingapo đã tách ra khỏi Bộ tư lệnh phòng không-không quân thành Bộ tư lệnh không quân độc lập. Hàng năm Chính phủ Xingapo cũng đã gửi hàng chục sĩ quan sang các nước Mỹ, Anh, Ôxtrâylia... để đào tạo.


Nhìn chung, sau khi giành được độc lập, lực lượng vũ trang nói chung và Quân đội Xingapore nói riêng đã được định hướng phát triển theo mấy hướng cơ bản sau đây:


Thứ nhất, thay thế những trang bị đã quá cũ kỹ và lạc hậu bằng những trang bị vũ khí, khí tài hiện đại.
Thứ hai, tăng cường huấn luyện quân sự cho quân nhân theo mô hình của các nước phương Tây, đặc biệt là Anh, nhằm nâng cao khả năng tác chiến cho bộ đội; xây dựng lực lượng chính quy từng bước hiện đại hoả theo hướng cơ động, gọn nhẹ, chuyên nghiệp và hiệu quả; xây dựng lực lượng thường trực đủ mạnh làm nòng cốt. Bên cạnh đó, tập trung phát triển lực lượng dự bị (chiếm tới hơn 80% dân sô) nhằm khai thác tối đa khả năng vốn rất có hạn của đất nước vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.


Thứ ba, mở rộng hợp tác quân sự với các nước, lấy phương châm "hoà bình và thân thiện" với các nước láng giềng và các nước trong khu vực làm nền tảng phòng thủ; tranh thủ tối đa nguồn tiềm lực công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của các nước để hiện đại hoá quân đội. Đặc biệt, chính sách thân Mỹ của Xingapo thời kỳ này đã đem lại cho nước này nhiều lợi ích. Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, Mỹ đã viện trợ cho Xingapo hàng trăm triệu đô la, chỉ tính riêng từ năm 1970 đến năm 1985, Mỹ đầu tư trực tiếp vào Xingapo 7,9 tỉ đô la. Trên lĩnh vực an ninh-quốc phòng, nhờ chính sách thân Mỹ và là căn cứ hậu cần quan trọng của Mỹ, Xingapo đã được Mỹ viện trợ nhiều loại vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu F16, tàu ngầm, tàu hộ tống các loại. Bên cạnh đó, Xingapo còn được Mỹ đầu tư xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng hiện đại1 (Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN, Sđd, tr.91).


Như vậy, với chính sách quân dịch phù hợp, cùng với những khoản đầu tư thích đáng cho phát triển quân đội, chỉ trong gần 10 năm (từ năm 1965 đến năm 1975), lực lượng Quân đội Xingapo đã có một cơ sở tương đối mạnh. Riêng lực lượng lục quân đến năm 1971 đã có tới 17 tiểu đoàn thường trực (16.000 người) và 14 tiểu đoàn dự bị (11.000 người). Ngoài ra còn có các đơn vị biệt kích , pháo binh, một số đơn vị xe tăng, xe thiết giáp, các đơn vị công binh, hậu cần,v.v... Lực lượng không quân và hải quân cũng đã được trang bị các loại vũ khí, khí tài tương đối hiện đại.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #98 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 06:21:46 pm »

2. Quân đội Xingapo trong thập niên 80 và 90 của thiên kỷ XX

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Xingapo tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho việc phát triển lực lượng vũ trang. Ngoài việc tiếp tục thắt chặt và mở rộng quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ và các nước Tây Âu, Xingapo còn tập trung mua sắm các loại vũ khí hiện đại để trang bị cho quân đội. Năm 1983, nước này đã mua thêm hơn 70 xe quân sự, bao gồm xe tăng, xe thiết giáp chở quân và xe lội nước để trang bị cho lực lượng lục quân. Tiếp đó, năm 1988, Xmgapo ký một hợp đồng mua bán vũ khí với Mỹ; theo hợp đồng này, Mỹ sẽ bán cho Xingapo 22 máy bay chiến đấu hiện đại các loại bao gồm: 9 chiếc F-16s, 13 chiếc F-16C/DS cùng hàng chục máy bay A-4 Skyhawks, v.v... Mỹ còn đồng ý cho Xingapo gửi toàn bộ số máy bay trên tại căn cứ không quân Arizona trong thời gian 2 năm và sẽ đưa về Xingapo vào thời điểm thích hợp. Sở dĩ Xingapo chưa muốn đưa số máy bay trên về nước là do “họ không muốn các nước láng giềng hiểu nhầm và không muốn cho bầu không khí trong khu vực trở nên căng thẳng do sự xuất hiện của các máy bay hiện đại nhất của Mỹ trong khu vực"1 (Asia Pacific Arms Buildups, lnstitute Of lntemational Relation, opcid., p.28).


Ngoài việc mua sắm các loại vũ khí, khí tài hiện đại trang bị cho quân đội, Xingapo còn chú trọng đầu tư cho phát triển nền công nghiệp quốc phòng theo mô hình "tổ hợp công nghiệp quân sự" Mỹ. Toàn bộ nền công nghiệp quốc phòng Xingapo trong những năm sơ được xây dựng trên cơ sở độc quyền nhà nước. Phương thức hoạt động của công nghiệp quốc phòng Xingapo là mua giấy phép sản xuất của nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết với các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Mỹ và các nước Tây Âu. Do được đầu tư thích đáng, đến những năm 80, ngành công nghiệp quốc phòng Xingapo đã trở thành “đạo quân thứ tư" độc lập với 3 quân chủng. Các nhà máy quốc phòng của Xingapo đã có thể sản xuất xe tăng, xe bọc thép, súng máy, pháo, lựu đạn và cả máy bay chiến đấu "Con Ó”.


Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng quân đội và đối phó với các tình huống tác chiến mới, đến giữa thập niên 80, Xingapo chính thức thành lập Bộ tham mưu liên quân, nhằm nâng cao khả năng tác chiến hợp đồng binh chủng.


Như vậy, với các giải pháp đồng bộ và phù hợp, đến cuối những năm 80, đầu 90 của thế kỷ XX, "Quân đội Xingapo đã trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, được trang bị các hệ thống phòng thủ hiện đại, không chỉ có khả năng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và độc lập quốc gia, mà còn là đối thủ đáng gờm đối với nhiều nước láng giềng và khu vực..."1 (Lý Quang Diệu. Bí quyết hoá rống, Sđd).


Cơ cấu lực lượng vũ trang Xingapore trong những năm 80, đầu 90 của thế kỷ XX1 (Asia Pacific Arms Buildups. lnstitute Of lntemational Relation, opcid., p.28)





Có được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nói chung và quân đội nói riêng như đã nêu trên chủ yếu là do Xingapo đã thực thi một cách đồng bộ và nhất quán hàng loạt chính sách quan trọng. Trong số các chính sách đó, trước hết phải nói đến “Chính sách quân dịch" và "Chính sách phòng thủ toàn diện" mà Xingapo đã thực hiện ngay từ những năm đầu khi mới giành được độc lập. Theo đánh giá của nhiều chính trì gia cũng như của các chuyên gia quân sự quốc tế và khu vực thì "hai chính sách trên chính là chìa khoá đảm bảo cho sự thành công của Xingapo trong việc bảo vệ và phòng thủ đất nước, nó còn góp phần đưa Xingapo từ một thương cảng nhỏ bé thành một nước công nghiệp phát triển trong khu vực"1 (Asean Defence Yearbook 1998-1999, Percetacan Osacar SDN BHD, Kuala Lumpur, Malaisia, p.143).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #99 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 06:23:42 pm »

Chính sách quân dịch của Xingapo gồm 3 bộ phận là quân dịch toàn phần, quân dịch dự bị và kế hoạch giáo dục quốc phòng.

Về quân dịch toàn phần, Luật nghĩa vụ quân sự Xingapo quy định, tất cả các công dân nam hoặc dân cư trú lâu dài tại Xingapo đều phải thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. Đối với nam công dân Xingapo đủ 18 tuổi, học hết phổ thông hoặc các trường sơ cấp đều phải nhập ngũ. Sau khi nhập ngũ 2 hoặc 2 năm rưỡi sẽ tiếp tục học lên đại học hoặc làm công việc khác. Trong thời gian tại ngũ, họ phải phục vụ trong quân đội, lực lượng cảnh sát hoặc bộ đội dân phòng Xingapo. Bộ đội dân phòng Xingapo bao gồm lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cứu hoả, cứu nạn và lữ đoàn xây dựng. Luật nghĩa vụ quân sự Xingapo còn có một quy định đặc biệt: học sinh thôi học sau khi tốt nghiệp tiểu học, có sức khoẻ và được phụ huynh đồng ý, phải đến lữ đoàn dự bị học một hoặc hai nghề bắt buộc nào đó trong danh mục các ngành nghề nhất định. Trong trường hợp này, tuổi quân dịch mở rộng đến 16 tuổi rưỡi. Những công dân khác đủ điều kiện quân dịch toàn phần, bắt đầu làm thủ tục nhập ngũ từ 16 tuổi rưỡi, 17 tuổi rưỡi đăng ký, 18 tuổi bắt đầu phục vụ quân dịch.


Thời hạn phục vụ quân dịch toàn phần là 2 năm rưỡi đối với nam công dân có trình độ văn hoá từ phổ thông trung học trở lên, 2 năm đối với nam công dân có trình độ dưới phổ thông trung học. Trong quân ngũ, những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học nhất thiết phải được phong trung sĩ.


Việc hoãn hoặc miễn quân dịch toàn phần được Luật nghĩa vụ quân sự quy định, tất cả các nam công dân Xingapo có một trong những điều kiện sau đây sẽ được hoãn hoặc miễn quân dịch:

1- Tình hình sức khoẻ tạm thời không thích hợp;

2- Gia đình có chuyện bất thường ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và cuộc sống thường nhật;

3- Chưa tốt nghiệp phổ thông hoặc đang học tại các trường sơ cấp;

4- Thi tốt nghiệp phổ thông không đỗ, được phép thi lại năm sau;

5- Đối với những người chưa gọi nhập ngũ, muốn đi ra nước ngoài đào tạo nâng cao trình độ, có thể xin phép hoãn quân dịch, nhưng sau khi học xong phải về nước thực hiện nghĩa vụ quân dịch. Trong thời gian học đó, bố mẹ phải nộp cho Chính phủ phí bảo đảm quân dịch ít nhất là 75.000 đôla Xingapo, hoặc tương đương với thu nhập của một người trong 1 năm, cho mỗi năm hoãn quân dịch. Nếu bố mẹ là bác sĩ, mỗi năm nộp 300.000 đô la Xingapo phí bảo đảm. Sau khi về nước tham gia quân dịch, toàn bộ số tiền đảm bảo đó được trả lại. Nếu đến hạn không về nước, ngoài việc Chính phủ trưng thu số tiền đó, khi về nước người có nghĩa vụ tham gia quân dịch còn bị xử tội trốn quân dịch nhiều nhất là 3 năm tù; cũng có thể bị phạt tiền với số tiền nộp phạt ít nhất là 5.000 đô la Xingapo; hoặc có thể vừa bị phạt tiền, vừa bị cầm tù. Ở Xingapo, mỗi năm có khoảng 18.000 thanh niên trong diện gọi nhập ngũ, nhưng chỉ có khoảng 3% số thanh niên trên được hoãn hoặc miễn quân dịch.


Để mọi người dân hiểu chính sách quân dịch một cách đầy đủ và đúng đắn, Chính phủ Xingapo thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền rất chu đáo. Tại các công sở, ủy ban nhân dân các cấp đều có những tài liệu, băng ghi hình giới thiệu về chính sách quân dịch, về lực lượng vũ trang... để nhân dân có thể tham khảo bất kỳ lúc nào.


Trong thời gian thực hiện quân dịch, ngoài việc được huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật quân sự, tân binh còn được chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức công dân, làm cho họ hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mmh đối sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Về quân dịch dự bị, Luật nghĩa vụ quân sự Xingapo quy định: tất cả những nam công dân Xingapo sau khi hoàn thành quân dịch toàn phần phải chuyển sang "ngạch dự bị - quân dịch dự bị". Hàng năm, những công dân này phải trở lại doanh trại tham gia huấn luyện quân sự theo quy định cho đến 40 hoặc 50 tuổi.


Ngoài quy định về niên hạn đối với quân dịch dự bị, Luật còn quy định như sau:

- Quân nhân dự bị phải tham gia huấn luyện quân sự hàng năm trong khoảng thời gian ít nhất 13 năm. Sau khi hoàn thành 13 năm huấn luyện, có người ở lại giữ chức trong quân đội, cũng có người được điều sang các lĩnh vực công tác khác.

- Mỗi năm (tính từ 1 tháng 4 năm trước đến 31 tháng 3 năm sau), quân nhân dự bị phải tập trung huấn luyện quân sự 1 lần không quá 40 ngày.

- Trước khi triệu tập quân nhân tập trung huấn luyện quân sự, các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm thông báo trước 6 tháng cho quân nhân và các cơ quan, tổ chức sử dụng họ, để tiện điều chỉnh và sắp xếp công việc cho phù hợp.

- Trong thời gian tập trung huấn luyện quân sự, nếu lương bổng của quân nhân bị giảm so với những tháng trước, thì Bộ Quốc phòng phải có trách nhiệm bù cho đủ. Chính phủ Xingapo ghi nhận cống hiến của quân nhân tham gia quân dịch dự bị bằng cách khi họ hoàn thành nghĩa vụ quân dịch nếu vào làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp thì được ưu đãi như tặng thưởng, tăng lương, v.v...

- Chế độ quân dịch dự bị không chỉ áp dụng cho quân nhân hết hạn phục vụ trong quân đội mà cho cả các quân nhân hoàn thành nhiệm vụ trong lực lượng cảnh sát và bộ đội dân phòng hên hợp Xingapo.


Như vậy, nếu nói trong chính sách quân dịch của Xingapo, "quân dịch toàn phần" là giai đoạn đào tạo, huấn luyện, thì "quân dịch dự bị" là giai đoạn "khai hoa kết trái". Bởi lúc đó, người tham gia quân dịch không chỉ là người vừa cống hiến cho quốc phòng mà còn cống hiến cho cả nền kinh tế của đất nước. Thực tế ở Xingapo cho thấy, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân dịch (quân dịch toàn phần và quân dịch dự bị), các công dân - quân nhân Xingapo đã trở thành những người không chỉ có ý chí cao, kỷ luật nghiêm, có sức khoẻ và nắm được khoa học kỹ thuật, mà còn trở thành những người có khả năng tổ chức và lãnh đạo tất trong các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM