Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:03:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử quân sự các nước Đông Nam Á  (Đọc 96375 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #80 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2008, 10:35:14 am »

III. Tổ chức biên chế và trang bị của Quản đội Cộng hoà Philippin hiện nay

Hiện nay, Quân đội Philippin có ba quân chủng là lục quân, không quân và hải quân; thực hiện tuyển quân theo chế độ tình nguyện; thời gian phục vụ là 18 tháng. Theo hiến pháp, các lực lượng vũ trang Philippin có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, phòng thủ lãnh thổ, chống lại mọi thù trong giặc ngoài; lập kế hoạch, tổ chức duy trì và phát triển lực lượng chính quy và dự bị cho nền an ninh quốc gia; thực hiện mọi chức năng và nhiệm vụ khác khi được giao phó. Tổng thống đồng thời là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, chỉ đạo chiến lược quốc phòng thông qua Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu. Bộ Quốc phòng điều hành và giám sát các lực lượng vũ trang.


Người đứng đầu Quân đội Philippin là Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, có nhiệm vụ triển khai thực hiện các chính sách và chỉ thị của Chính phủ về quốc phòng. Giúp việc cho Tổng Tham mưu trưởng là Phó Tổng tham mưu trưởng và các cơ quan Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tham mưu kỹ thuật và binh chủng cùng đội ngũ thư ký riêng. Trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, ngoài các bộ tư lệnh quân chủng (hải, lục, không quân) còn có các cục và bộ tư lệnh trực thuộc làm nhiệm vụ bổ trợ như Cục Tình báo, Bộ tư lệnh Hậu cần, Cục Thông tin viễn thông - điện tử, Trung tâm đồ bản, Bộ tư lệnh huấn luyện đào tạo, Học viện chỉ huy tham mưu liên quan và Bộ tư lệnh quân dự bị...


Ngoài việc chia lực lượng lục quân thành các quân khu (cả nước được chia thành 9 quân khu), Philippin còn chia thành 5 khu vực với các lực lượng hỗn hợp, mỗi khu vực trực thuộc một bộ tư lệnh thống nhất. Nhằm chỉ huy và kiểm soát có hiệu quả, các bộ tư lệnh thống nhất được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng tham mưu. Tư lệnh Bộ tư lệnh thống nhất có trách nhiệm tổ chức phối hợp tác chiến giữa các quân chủng trên địa bàn đảm trách; đồng thời có quyền giao nhiệm vụ cho lực lượng của các quân chủng thuộc biên chế trong các quân khu.


Tổng quân số lực lượng thường trực của Quân đội Philippin năm 2005 là 106.500; trong đó lục quân là 66.500, không quân 16.000 và hải quân 24.000. Bên cạnh lực lượng thường trực, Quân đội Philippin còn có một lực lượng dự bị động viên gồm 52.000 quân; ngoài ra còn có lực lượng bán vũ trang với 44.000 quân gồm 40.500 cảnh sát quốc gia và 3.500 quân thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển.


Lục quân Philippin (PA) có nhiệm vụ chính là lập kế hoạch tổ chức lực lượng, huấn luyện và trang bị cho quân đội nhằm hoàn thành một cách nhanh chóng cũng như thực hiện lâu dài các hoạt động chống bạo loạn và các hoạt động tác chiến trên bộ; sẵn sàng thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình quốc phòng và nhiệm vụ của lực lượng vũ trang. Trong thời bình, lục quân phải sẵn sàng đối phó với mọi tình huống khẩn cấp; cùng với các quân chủng khác phát triển chiến thuật, kỹ thuật và trang bị cần thiết trong các hoạt động dã chiến; đồng thời huấn luyện, tổ chức và trang bị cho tất cả các đơn vị dự bị của lục quân.


Về tổ chức lực lượng, lục quân Philippin cỏ 9 sư đoàn bộ binh, 27 lữ đoàn bộ binh, 1 lữ đoàn thiết giáp độc lập, 1 trung đoàn đặc nhiệm độc lập, 1 trung đoàn pháo binh (khung), 5 tiểu đoàn công binh độc lập và 1 cụm lực lượng an ninh của tổng thống. Mỗi sư đoàn có 3 lữ đoàn bộ binh và các đơn vị binh chủng. Các sư đoàn bộ binh được triển khai trên tất cả các hướng chiến lược ở khắp quần đảo Philippin và đều nằm dưới sự kiểm soát tác chiến của các bộ tư lệnh quân khu thống nhất. Trang bị của lục quân gồm có 520 xe tăng, xe thiết giáp (65 xe tăng Scorpion, 455 xe thiết giáp), 230 pháo mặt đất, 40 cối các loại và 4 máy bay. Tổng hành dinh của PA đóng tại pháo đài Bôniphaxiô Makêti - thủ đô Manila.


Binh sĩ lục quân Philippin là những người có năng lực, tinh thần chiến đấu cao và tận tụy với nhiệm vụ; được huấn luyện và trang bị tốt nhất. Là những người có tính kỷ luật, lòng dũng cảm, danh dự, có năng lực, tính đoàn kết và lòng trung thành, người lính lục quân luôn luôn sẵn sàng bảo vệ và chiến đấu vì nhân dân, vì đất nước.


Con đường binh nghiệp của sĩ quan trong lục quân Philippin mở rộng trong nhiều lĩnh vực như bác sĩ, kỹ sư, học giả, nhà quản lý, chuyên gia máy tính, truyền thông, kiến trúc... Sĩ quan được hưởng chế độ lương bổng hấp dẫn và nhiều quyền lợi khác như chăm sóc y tế, bảo hiểm, chế độ hưu... Lương khởi điểm hàng năm tối thiểu của sĩ quan là 150.000 pê xô. Lục quân Phihppin có chế độ đãi ngộ thích đáng và các khoản phụ cấp như quần áo, trợ cấp gian khổ, được chăm sóc y tế cho bản thân và gia đình, có nhà ở, có thẻ mua hàng cung cấp, được trợ giúp tài chính, bảo hiểm, chế độ nghỉ hưu... Sĩ quan còn có cơ hội được đi du lịch tới nhiều danh lam thắng cảnh ở trong nước hoặc nước ngoài.


Việc nâng cao trình độ học vấn là yêu cầu thường xuyên, được thực hiện thông qua nhà trường và các cuộc hội thảo. Hệ thống đào tạo sĩ quan của lục quân Philippin là một hệ thống tương đối mở, có thể trực tiếp đào tạo sĩ quan cấp thiếu úy bổ sung cho lực lượng chính quy qua lớp đào tạo sĩ quan OCC (Offlcer Candidate Course) hoặc cho lực lượng dự bị qua lớp đào tạo OPC (Offlcer Preparatory Course). Người dự tuyển phải có đủ các điều kiện sau:


Đối với lớp OCC: Thời gian đào tạo 1 năm, áp dụng cho các công dân Philippin chưa có gia đình, có bằng tú tài; cao ít nhất 1,62m đối với nam và 1,57m đối với nữ, không quá 25 tuổi, chưa can án và có đủ điều kiện thể chất và tinh thần để chịu đựng gian khổ trong huấn luyện quân sự. Kết quả kiểm tra năng khiếu phải đạt 100 điểm trở lên.


Đối với lớp OPC: Thời gian đào tạo 6 tháng, áp dụng cho các công dân Philippin có bằng tú tài, đã tốt nghiệp khoá huấn luyện sĩ quan tập sự, cao ít nhất 1,62m đối với nam và 1,57m đối với nữ, không quá 29 tuổi trước khi bắt đầu huấn luyện. Sau khi tốt nghiệp được phục vụ trong lực lượng dự bị với hàm thiếu úy.
Dự tuyển OPC phải là những người đã được gọi vào lực lượng thường trực. Người dự tuyển có thể nộp hồ sơ ở cơ quan quân sự gần nhất hoặc một trong các đơn vị sau: Tổng hành dinh Lục quân (Makêti); Sư đoàn 5 bộ binh (Ganu, Isabela); Sư đoàn 7 bộ binh (Nueva Ecigia); Sư đoàn 3 bộ binh (Ilôilô); Sư đoàn 8 bộ binh (Latbalôgan); Lữ đoàn 53 công binh (Xê bu); Sư đoàn 1 bộ binh (Zămbônga); Sư đoàn 4 bộ binh (Cagaian Đê Ôgô); Sư đoàn 6 bộ binh (Côtabacô).


Lực lượng lục quân Philippin được một số chuyên gia quân sự nước này đánh giá là lực lượng tinh nhuệ và là "niềm kiêu hãnh của quốc gia". Đây là lực lượng không chỉ có quân chính quy tinh gọn mà còn có lực lượng dự bị động viên mạnh. Với khẩu hiệu: "Trong chiến tranh, lục quân quyết giành chiến thắng; trong thời bình, góp phần xây dựng đất nước", lục quân Philippin luôn đáp ứng những yêu cầu thay đổi và mong muốn của nhân dân Philippin. Trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc thảm hoạ thiên tai, lục quân Philippin là lực lượng cứu trợ tức thời, đáng tin cậy.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #81 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2008, 10:35:49 am »

Không quân Philippin (PAF) là quân chủng quan trọng thứ hai và có bề dày lịch sử sau lục quân; có nhiệm vụ vạch kế hoạch tổ chức, huấn luyện và trang bị cho các lực lượng của mình với mục đích tiến hành tác chiến trên không mau lẹ và chắc chắn. Ngoài ra còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho lục quân và hải quân. Bộ tư lệnh Không quân đóng tại căn cứ không quân Vilamô, thành phố Pasay. Trong nhiều thập niên trước, không quân Philippin được đánh giá là lực lượng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.


Tổng quân số của không quân năm 2005 là 16.000, được tổ chức thành 3 liên đội máy bay chiến đấu, 1 liên đội máy bay lên thẳng chống nổi dậy, 7 đại đội máy bay vận tải 2 đại đội máy bay lên thẳng, 1 đại đội trinh sát liên lạc, 4 đại đội máy bay huấn luyện. Không quân Philippin được trang bị 419 máy bay các loại, bao gồm 58 máy bay chiến đấu (1 máy bay SF-260, 10 máy bay SF-211, 11 chiếc F-5A/B và 36 các loại khác); 227 máy bay lên thẳng vũ trang (60 chiếc Bell UH-1H/M, 12 chiếc AUH-76, 3 chiếc Bell-212, 2 chiếc SA-330, 10 chiếc Bell-412, 10 chiếc BO-105C, 2 chiếc S-70A; 106 chiếc Bell-205, 22 chiếc Hughes-500/520MD); 54 máy bay trinh sát liên lạc; 38 máy bay vận tải và 42 máy bay huấn luyện.


Hải quân Philippin là lực lượng bảo vệ vùng biển và bờ biển quốc gia với bốn nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, răn đe và phát triển quốc gia; có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức huấn luyện và trang bị cho các lực lượng của mình nhằm thực hiện một cách nhanh chóng và chắc chắn các hoạt động tác chiến trên biển và các hoạt động hỗ trợ cho lục quân và không quân.


Ngoài chức năng, nhiệm vụ được xác định khi mới thành lập là bảo vệ bờ biển quốc gia, ngày nay chức năng, nhiệm vụ của hải quân Philippin đã được mở rộng, bao gồm cả bảo vệ lãnh thổ, chống xâm lược từ bên ngoài; bảo đảm an ninh cho các vùng biển của Philippin, chống mỏi hành động xâm nhập và xâm phạm, chống cướp biển và buôn lậu ma túy; giúp các cơ quan nhà nước bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường biển; trợ giúp các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn không chỉ trong các sự cố. Trên biển mà cả khi xảy ra thiên tai trên đất liền như động đất, núi lửa hoạt động và lũ lụt; trợ giúp các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức, huấn luyện, trang bị, bảo dưỡng và sử dụng các chiếm hạm và máy bay cho các hoạt động tác chiến trên biển. Với các phương tiện mới và có nhiều khả năng hơn trước hải quân là công cụ hữu hiệu của chính phủ trong việc thực hiện những cam kết quốc tế liên quan đến an mình lãnh hải.
Hạm đội hải quân được chia thành các đơn vị theo loại chiến hạm hay nhiệm vụ, bao gồm: lực lượng sẵn sàng chiến đấu, lực lượng tuần tra, lực lượng phục vụ, lực lượng tàu tiến công, lực lượng không quân của hải quân và lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng hải quân đánh bộ và các đơn vị phục vụ bảo đảm về hậu cần, tài chính...


Hiện nay hải quân Phililippin có 24.000 quân (trong đó 7.500 là hải quân đánh bộ). Ngoài lực lượng thường trực, hải quân Philippin còn có khoảng 3.500 quân làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển và bảo đảm thực hiện luật biển cũng như các công ước quốc tế về biển. Hải quân Philippin được tổ chức thành 6 vùng hải quân, 3 lữ đoàn hải quân đánh bộ (10 tiểu đoàn) với 1 bộ tư lệnh hạm đội, 1 bộ tư lệnh hải quân đánh bộ; 12 đơn vị hỗ trợ. Các căn cứ hải quân đóng tại mũi Xăng lây Pôntơ thuộc tỉnh Cavit, Guyrama và Zămbônga (Mianđanao), Xê bu, Quezôn (Palaoan)... Bộ tư lệnh hạm đội Philippin đóng tại thủ đô Manila.


Hải quân Philippin được trang bị 145 tàu, xuồng các loại; bao gồm 66 tàu chiến đấu (1 tàu hộ tống, 13 tàu tuần tiễu xa bờ và 52 tàu tuần tiễu ven bờ), 68 tàu, xuồng đổ bộ và 11 tàu phục vụ.


Lực lượng không quân của hải quân có 10 máy bay các loại trong đó 4 máy bay huấn luyện BN- 12A, 4 máy bay lên thẳng BO-105 và 2 máy bay Cessna 177. Hải quân đánh bộ được trang bị 30 xe bọc thép lội nước chở quân LVTP-5, 55 xe LVTP-7, 24 xe LAV-30; 150 khẩu pháo 105mm; súng cối 107mm M-30.


Từ sau ngày giành độc lập đến nay, Quân đội Philippìn luôn là lực lượng chủ yếu trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược từ bên ngoài, bảo vệ an ninh nội địa, đối phó với các tổ chức Hồi giáo ly khai, Hồi giáo cực đoan ở miền Nam và các lực lượng chống đối, đối lập khác. Để gia tăng sức mạnh quân sự, đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu phòng thủ đối ngoại, Philippin chủ trương tiếp tục tăng cường hợp tác và dựa vào Mỹ về quốc phòng an ninh, song vẫn đang nỗ lực để có thể từng bước tự lực phòng thủ và giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ. Quân đội Philippin hiện nay đã, đang và sẽ tiếp tục coi trọng nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia tại các đảo và vùng biển mà Philippin đã tuyên bố chủ quyền ở biển Đông; tiếp tục theo đuổi chương trình hoà bình với Mặt trận Hồi giáo Môrô (MILF) và Mặt trận Dân chủ quốc gia (NDF); đồng thời tiến hành cuộc chiến tổng lực chống khủng bố, kể cả các nhóm khủng bố ở trong nước, khu vực và quốc tế, tăng cường hoạt động chống các loại tội phạm thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống như bắt cóc, buôn lậu ma túy, buôn người...


Hiện nay, Quân đội Philippin tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại boá quân đội được đề ra từ năm 1996 nhằm nâng cao hơn nửa khả năng chống lại các mối đe doạ từ trong và bên ngoài đất nước, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia. Chính phủ Philippin ưu tiên phát triển hải quân và không quân theo hướng tinh, gọn, linh hoạt, đa năng để có thể thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau như chống xâm lược, bảo vệ an ninh nội địa, cứu hộ thiên tai và tham gia xây dựng kinh tế. Theo hướng đó, hải quân sẽ mua một số tàu vận tải cỡ lớn, tàu tuần tiễu siêu tốc, máy bay, thiết bị thông tin liên lạc hiện đại, xuồng cứu hộ; nâng cấp các căn cứ hải quân Palaoan, Truy, Cavit và một số nhà máy đóng tàu; xây dựng một số cơ sở huấn luyện và một số căn cứ khác (trạm hải quân San Quen thuộc Ludông).


Trong kế hoạch hiện đại hoá không quân, Quân đội Philippin chú trọng phát triển khả năng tập kích, đánh chặn, tuần tiễu biển, không vận, trong đó nhấn mạnh đến vai trò chi viện cho các hoạt động của lục quân. Những năm tới, không quân Philippin tiếp tục thực hiện kế hoạch mua sắm máy bay chiến đấu đa năng (đã qua sử dụng) để thay thế loại máy bay F-5 và thực hiện nâng cáp các loại máy bay cũ. Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế và quan điểm của Chính phủ đương nhiệm về việc tái thiết và tăng cường lực lượng vũ trang Philippin.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #82 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2008, 11:32:31 am »







Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #83 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 01:59:15 pm »

QUÂN ĐỘI HOÀNG GIA THÁI LAN


I. Khái quát về đất nước, con người Thái Lan

Vương quốc Thái Lan nằm ở trung tâm Đông Nam Á. Phía đông bắc giáp Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, tây bắc giáp Liên bang Mianma, đông nam giáp Vương quốc Campuchia và Liên bang Malaixia. Diện tích tự nhiên của Thái Lan khoảng 513.000km2, được chia thành 4 vùng: vùng Bắc là vùng rừng núi và là nơi bắt nguồn nhiều con sông như Mê Ping, Mê Oang, Mê Lôm, Mê Nam...; vùng trung tâm, hay vùng lưu vực sông Chao Phraya được coi là trung tâm chính trị, kinh tế của Thái Lan với địa hình đồng bằng rộng lớn; vùng Đông Bắc là vùng cao nguyên có độ nghiêng dần từ phía tây và phía nam xuống phía đông, nơi có sông Mê Công chảy qua; vùng Nam nằm ở phần phía bắc đảo Malắcca. Bờ biển Thái Lan dài khoảng 2.500km, chạy vòng theo vịnh Xiêm. Thủ đô Thái Lan là Băng Cốc.


Theo con số thống kê năm 2005, dân số Thái Lan có khoảng 65 triệu người với nhiều dân tộc khác nhau. Trong đó người Thái (còn gọi là người Xiêm hoặc Khôn mai) chiếm 75% dân số cả nước và sinh sống chủ yếu ở vùng Trung tâm và vùng phía Nam của đất nước; người Lào có khoảng hơn 10 triệu, sinh sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và vùng cao nguyên Khorạt; người Hoa có hơn 6 triệu, sống rải rác ở nhiều vùng khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất ở Băng Cốc và các thành phố, thị xã; người Mã Lai có khoảng 1,2 triệu, sống tập trung ở vùng phía Nam. Ngoài ra, ở Thái Lan còn có người Khơme, Việt, Môn, sống rải rác ở các vùng khác nhau.


Tôn giáo chính ở Thái Lan là Phật giáo. Đạo Phật du nhập vào Thái Lan vào đầu Công nguyên qua dòng Phật giáo Xrilanca. Các truyền thuyết và chứng tích cho thấy người Môn và Khơme là những tín đồ Phật giáo đầu tiên của Thái Lan, nhưng trước đó họ cũng đã chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng vật linh và Ấn Độ giáo. Trong nhiều thế kỷ, Phật giáo và Ấn Độ giáo cùng tồn tại trong cư dân Môn-Khơme...


Hiện nay Thái Lan là quốc gia quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là Quốc vương, đồng thời là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Cơ quan lập pháp Thái Lan gồm hai viện (Thương nghị viện và Hạ nghị viện). Cơ quan hành pháp là Chính phủ, do Thủ tướng đứng đầu. Thái Lan là một trong năm nước thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967, là thành viên của Liên hợp quốc (1946) và của nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế quan trọng khác. Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ vời Việt Nam ngày 6 tháng 8 năm 1976.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #84 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 02:00:24 pm »

II. Lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội Hoàng gia Thái Lan

Khác với nhiều nước trong khu vực, Thái Lan là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị các thế lực ngoại bang đô hộ. Vì vậy, tính liên tục trong quá trình phát triển là một nét đặc trưng của Quân đội Thái Lan.


Lịch sử Quân đội Thái Lan gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Vương quốc Thái Lan và có thể chia làm 5 giai đoạn chủ yếu sau đây1 (Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau về việc chọn mốc thời gian hình thành Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Có ý kiến cho rằng, Quân đội Hoàng gia Thái Lan bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ XVI, có ý kiến lại cho rằng nó bắt đầu từ thế kỷ XVIII, không ít bài viết lại lấy giai đoạn 1870-1910, thậm chí từ sau cuộc đảo chính dân chủ năm 1932. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy nên bắt đầu từ giai đoạn dựng nước. Bởi lẽ. sự xuất hiện của quân đội luôn gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước, hình thái nhà nước quyết định bản chất của quân đội. Trong lịch sử tồn tại của mình, Thái Lan chưa bị ách đô hộ của các thế lực ngoại bang, luôn duy trì được chế độ quân chủ; vì vậy, quá trình phát triển của quân Quân đội Thái Lan từ khi dựng nước tới nay chưa hề bị gián đoạn mà chỉ trải qua những lần cải cách trong một quá trình liên tục và có tính kế thừa, phát triển. Tuy nhiên, với những tư liệu hiện có, chúng tôi chưa xác định chính xác được ngày thành lập Quân đội Thái Lan): Giai đoạn 1 , từ thế kỷ VII đến thế thế kỷ XII, giai đoạn này gắn liền với quá trình củng cố và mở rộng Vương quốc Nam Chiếu của người Thái tại vùng thung lũng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đồng thời cũng là quá trình người Thái di dân xuống phía Nam và thành lập các tiểu vương quốc ở khu vực Đông Nam Á. Giai đoạn hai, từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII, là giai đoạn hình thành và hợp nhất các tiểu vương quốc của người Thái ở lưu vực sông Mê Nam và Mê Công thành vương quốc Đại Thành (Ayuthia 1350- 1767) và Vương quốc Xiêm (1767-1932). Quá trình này gắn liền với việc người Xiêm tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính các nước láng giềng và tổ chức chống lại sự xâm lược của Miến Điện. Giai đoạn 3, từ thế kỷ XIX đến năm 1945, Vương quốc Xiêm mở cửa với thế giới bên ngoài và chịu tác động mạnh mẽ của hệ tư tưởng phương Tây. Quân đội Xiêm bắt đầu quá trình chuyên nghiệp hoá và được xây dựng, tổ chức theo mô hình quân đội phương Tây; đặc biệt là mô hình của Anh, Mỹ, Đức. Giai đoạn 4, từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Đây là thời kỳ Quân đội Thái Lan chịu tác động mạnh mẽ của cuộc đối đầu đông-tây trong Chiến tranh lạnh và các học thuyết quân sự của Mỹ. Giai đoạn 5, từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, Thái Lan cùng các nước ASEAN phấn đấu xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.


1. Sự ra đời và phát triển của Quân đội Thái từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII

Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, người Thái1 (Từ 1350-1767, Vương quốc Thái Lan có tên gọi là Vương qươc Đại Thành (Ayuthia). Từ 1767 đến 1939 được gọi là Vương quốc Xiêm. Đến năm 1939. Vương quốc Xiêm đổi tên thành Vương quốc Thái Lan như ngày nay (trừ các năm từ 1945-1948 được lấy lại tên là Vương quốc Xiêm)) có nguồn gốc từ vùng Tây Nam Trung Quốc. Vào khoảng giữa thế kỷ VIII, người Thái đã sống và lập vương quốc riêng của mình dưới tên gọi là Nam Chiếu (Nanchao) ở vùng Tây và Tây Bắc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Ngay sau khi thành lập, Vương quốc Nam Chiếu đã được coi là vương quốc hiếu chiến. Trong suốt nửa cuối thế kỷ VIII (760-800), dưới sự lãnh đạo của tộc trưởng Kolofeng (748-779) và những người kế nhiệm, người Thái đã chinh phục và không ngừng mở rộng quyền kiểm soát của mình đối với các quốc gia và bộ lạc láng giềng. Đến đầu thế kỷ IX lãnh thổ của người Thái đã kéo dài xuống tận châu thổ sông Iraoađy miến Điện), thậm chí quân Thái còn tiến đánh cả lãnh thổ nhà Đường (Trung Quốc) và đã hai lần vây hãm Thành Đô. Các đạo quân người Thái cũng đã tiến công sang cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ của nước An Nam, lúc bấy giờ nằm dưới sự cai trị của Trung Quốc. Các chiến binh người Thái thời đó được mệnh danh là những chiến binh thiện chiến và dũng mãnh. Họ không chỉ thiện chiến trong Quân đội Nam Chiếu, mà còn thiện chiến cả trong quân đội của người Khơme, Miến Điện và người Mon trong tư cách của những chiến binh đánh thuê1 (The Encyclopedia of Militaly History from 3500 B,C to Present. Harper & Row Publisher. 1977. p.322). Theo sử sách ghi lại, "các đạo quân người Thái lúc đó rất đông, có khi lên tới hàng nghìn người, họ sử dụng thành thạo các loại bạch khí như cung, nỏ, giáo, mác, v.v...; các đội tượng binh Thái hoạt động rất có hiệu quả và thường được giao cho những người có chức quyền trong vương quốc quản lý, chỉ huy. Quân đội Thái lúc đó được tổ chức theo kiểu dân binh. Binh lính được tuyển mộ theo thời vụ, lúc có chiến tranh thì tham gia vào quân đội, lúc hoà bình thì làm nông nghiệp hoặc tham gia vào đội quân đánh thuê cho các nước láng giềng"1 (The Encyclơpedia of Mihtary History from 3500 B,C to Present. Opcid. p.336).


Vào khoảng đầu thế kỷ X, các bộ tộc người Thái bắt đầu quá trình di dân xuống phía Nam. Lúc đầu, đó là sự xâm nhập chậm chạp của cư dân dọc theo các con sông, xuống vùng phía Đông của Miến Điện và Lào ngày nay. Do kết quả của quá trình di dân, vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII, tại lưu vực sông Mê Oang và Mê Ping phía Tây Bắc Thái Lan ngày nay), các mường của người Thái bắt đầu hình thành các quốc gia nhỏ. Đứng đầu các quốc gia này là các tù trưởng, gọi là chao và chao-pha. Quá trình di dân diễn ra ồ ạt vào giữa thế kỷ XIII, khi Vương quốc Nam Chiếu của người Thái ở vùng Vân Nam bị quân Nguyên-mông thôn tính vào năm 1253. Lúc đó, người Thái chủ yếu tràn xuống vùng thung lũng sông Mê Nam và sông Mê Công và họ thành lập thêm nhiều quốc gia nhỏ ở đó Trong số các quốc gia đó, mạnh hơn cả là Sukhôtai. Trong gần 50 năm tồn tại, Sukhôtai đã chinh phục nhiều nước láng giềng, không ngừng mở rộng lãnh thổ. Vào cuối thế kỷ XIII, Sukhôtai bắt đầu suy yếu và cuối cùng bị vương triều Ayuthia thay thế.


Cho đến nay, có rất ít tài liệu viết về quân đội của Vương triều Sukhôtai. Tuy nhiên, qua một số ít sử liệu viết về các cuộc chiến tranh giữa Sukhôtai với người Khơme, người Miến Điện, Lào, v.v... có thể nhận thấy rằng, về cơ bản, các đạo quân người Thái lúc đó không khác nhiều so với các đạo quân của Vương quốc Nam Chiếu trước đây, binh lính vẫn là những chiến binh dũng mãnh. Trong quân đội, bộ binh vẫn là lực lượng nòng cốt và được trang bị chủ yếu là các loại bạch khí. Tuy nhiên, do hoạt động trong điều kiện địa hình nhiều. sông, rạch nên lực lượng thủy binh đã bắt đầu xuất hiện. Theo cuốn "Biên niên sử Chiếng Mai" và “Từ điển bách khoa Lịch sử Quân sự từ 3.500 năm trước Công nguyên tới nay" thì trong trận P'ayao diễn ra vào năm 1267 giữa Sukhôtai với Chiếng Mai, “các đội ky binh Sukhôtai đã làm chủ thế trận, họ chiếm được thành P'ayao với cái giá rất đắt. Hàng nghìn tượng binh và ky binh bị giết"1 (The Encyclopedia of Military History from 3500 B,C to Present. Opcid., p.397). Rõ ràng, ngoài lực lượng bộ binh và thủy binh, trong Quân đội Sukhôtai còn có cả lực lượng tượng binh và kỵ binh. Theo cách lý giải của một số nhà khoa học, lực lượng kỵ binh Sukhôtai thời kỳ này có phương thức tác chiến và cách tổ chức giống như các đơn ky binh của quân Nguyên-Mông. Vì vậy, rất có thể nó là "sản phẩm” của việc quân Nguyên-Mông thôn tính Nam Chiếu vào năm 1253. Khi đó, một bộ phận người Thái đã chứng kiến hoặc đã từng tham gia chiến đấu với quân Mông Cổ học được cách tổ chức lực lượng kỵ binh, sau này họ đem áp dụng trong Quân đội Sukhôtai. Về cách thức tổ chức, quân đội Sukhôtai thời kỳ này vẫn chủ yếu tổ chức theo kiểu dân binh.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #85 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 02:05:37 pm »

2. Quân đội Đại Thành-Xiêm từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII

Trong khi Vương triều Sukhotai suy yếu thì tại hạ lưu sông Mê Nam, lãnh chúa U' Thong thừa cơ bành trướng thế lực và ngày càng cường thịnh. Năm 1350, U' Thong tuyên bố thành lập Vương triều Ayuthia đại Thành). Ngay sau khi thành lập, Đại Thành đã thể hiện sức mạnh của mình bằng việc bành trướng lãnh thổ và đưa quân đi chinh phục khắp nơi.


Một số cuộc chiến tranh lớn giữa Vương quốc Đại Thành - Xiêm với các quốc gia láng giềng từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIX1 (Tổng hợp theo: The Encyclopedia of Military Histoly from 3500 B,C to Present. Opcid., 1977).








Bảng tổng hợp trên cho thấy, trong hơn bốn thế kỷ, từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XIX, Vương quốc Đại Thành-Xiêm của người Thái đã tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh lớn nhỏ để chinh phục các nước láng giềng. Các cuộc chiến tranh này không chỉ dẫn đến lãnh thổ của vương quốc ngày càng được mở rộng, mà còn tác động trực tiếp tới sự phát triển của quân đội, nhất là về tổ chức và trình độ tác chiến.


Vào khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, Đại Thành trở thành một quốc gia phong kiến chuyên chế trung ương tập quyền. Đến thế kỷ XVII, vương quốc này đã khống chế hầu hết lãnh thổ như nước Thái Lan ngày nay, thế lực của họ vươn tới cả bán đảo Mã Lai và vùng Madau, Dawei và Karathur của Miến Điện. Để củng cố và bảo vệ chính quyền trung ương tập quyền, đồng thời để tiếp tục mở rộng chiến tranh chinh phạt và thôn tính các nước láng giềng, các triều đại vua Đại Thành đã tiến hành hàng loạt cải cách cả về hành chính lẫn quân sự.



Về quân sự, năm 1437 vua Borommaracha II (1424-1448) cho thành lập cơ quan chuyên trách quân sự gọi là Kalahom (Bộ Chiến tranh). Dưới Kalahom là các vụ phụ trách các công việc khác nhau trong quân đội. Đứng đầu các vụ là các quan có hàm như thượng thư. Trong thời gian trị vì của mình, vua Rammathibodi II (1491-1529) đã tiến hành tổ chức lại toàn bộ hệ thống quân sự. Ông chia đất nước thành các quân khu và tiểu quân khu, đứng đầu các quân khu là các quan do nhà vua bổ nhiệm, đứng đầu các tiểu khu là các quan do quân khu bổ nhiệm. Tiếp đó, vào khoảng đầu thế kỷ XVI, Rammathibodi II đã ban hành Luật nghĩa vụ quân sự, theo đó, tất cả các công dân nam từ 18 tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và nhập ngũ khi cần thiết. Luật nghĩa vụ quân sự dưới thời Rammathibodi II đã căn bản xoá bỏ chế độ dân binh, thay vào đó là những đơn vị thường trực chính quy.


Bên cạnh việc tổ chức lại hệ thống quân sự và chính sách tuyển binh, Rammathibodi II và những vị vua kế nhiệm còn tập trung phát triển binh lực, vũ khí và nghiên cứu binh pháp, v.v... Sử sách ghi lại, "Đến cuối thế kỷ XVI, lực lượng kỵ binh và tượng binh của Đại Thành đã trở nên đáng khiếp sợ, họ tung hoành còn hơn cả các đơn vị ky binh của Nguyên - Mông; Xiêm còn mua cả các loại hoả khí như súng hoả mai, đạn và đại bác của Bồ Đào Nha, họ thuê binh lính Bồ Đào Nha tới Đại Thành để hướng dẫn sử dụng và sản xuất"1 (Thailand: Short History. Yale University Press, 1984, p.88).


Vào cuối thế kỷ XVII, đến giữa thế kỷ XVIII, tình hình chính trị xã hội ở Đại Thành dần biến động theo chiều hướng xấu đi. Sự phân hoá xã hội diễn ra sâu sắc. Cùng với hậu quả của các cuộc chiến tranh liên miên, sự bần cùng hoá nhân dân và sự lũng đoạn của người Hoa đã làm cho những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, tình trạng bất ổn với những vụ xung đột, mưu sát, cướp ngôi thường xảy ra trong hoàng tộc; nông dân Ơ trong nước liên tục đứng lên khởi nghĩa. Các thế lực ở địa phương cũng đua nhau đòi quyền tự trị. Tình hình đó diễn ra trong lúc Miến Điện đang mạnh lên và người Miến đã không bỏ lỡ thời cơ đưa quân tiến công Đại Thành. Ngày 7 tháng 4 năm 1767, sau gần hai năm chiến tranh, Miến Điện chiếm được kinh đô Đại Thành, chấm dứt hơn 400 năm tồn tại của vương triều này, thay vào đó là triều Xiêm.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #86 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 02:07:33 pm »

3. Quân đội Xiêm từ thếkỷ XIX đến năm 1945

Mặc dù quân đội và triều đình phong kiến Đại Thành bất lực trước các cuộc tiến công của quân Miến Điện, nhưng trong những năm xảy ra chiến tranh, phong trào khởi nghĩa của nhân dân Đại Thành chống quân Miến Điện vẫn liên tiếp nổ ra tại nhiều nơi. Tiêu biểu cho phong trào ấy là cuộc khởi nghĩa do Taksin (Trịnh Quốc Anh) lãnh đạo. Ngay từ năm 1763, Taksin đã dựng cờ khởi nghĩa tại vùng Tây Bắc Đại Thành và quy tụ được đông đảo nhân dân tham gia. Trong hơn ba năm dấy binh, nghĩa quân đã giành được thắng lợi tại nhiều nơi. Tháng 10 năm 1767, với một lực lượng hùng hậu, nghĩa quân đã bao vây thành phố Tôngburi, một khu vực thuộc Băng Cốc ngày nay. Chỉ huy quân chiếm đóng Miến Điện là Xútgi lập tức điều quân đến ứng cứu nhưng không thành. Thừa thắng, quân khởi nghĩa tiến công và đánh tan quân xâm lược.


Sau khi lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện (1766- 1767), Taksin lên ngôi và đổi tên nước thành Vương quốc Xiêm. Trong hơn 15 năm trị vì đất nước, ông đã xây dựng Vương quốc Xiêm thành một đế quốc rộng lớn, bao gồm cả một phần Chiếng Mai, Luông Phrabăng và Viêng Chăn của Lào. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do những biện pháp cải cách không phù hợp, Taksin vẫn bị tầng lớp quý tộc, quan lại Xiêm thù hận và oán ghét. Năm 1782, ông bị nhóm quý tộc mưu sát Cầm đầu nhóm quý tộc này là Chaopia Chakri, tướng chỉ huy quân đội, người đã cùng Taksin lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống Miến Điện. Sau khi lên ngôi, Chaopia Chakri lấy hiệu Rama và trở thành người sáng lập ra các vương triều dòng Rama ở Xiêm cũng như Thái Lan sau này. Dưới triều đại Rama I và Rama II (1782-1824), Xiêm đã trở thành một cường quốc ở Đông Nam Á. Lãnh thổ của Xiêm lớn gấp hai lần Vương quốc Đại Thành trước khi bị Miến Điện xâm lược. Các hoạt động buôn bán với các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc được mở rộng. Nền kinh tế Xiêm đã đạt được một số thành tựu đáng kể.


Đến triều đại Rama III (1824-1851), trước áp lực của các nước phương Tây như Anh, Pháp, Hà Lan, chính quyền Xiêm thấy rằng cần phải có sức mạnh quân sự mới có thể giữ vừng được nền độc lập và chủ quyền quốc gia. Vì vậy trong thời gian cầm quyền, Rama III rất chú trọng xây dựng và củng cố nền quốc phòng, ông coi việc xây dựng một quân đội và hạm đội hùng mạnh là công việc hết sức khẩn thiết. Nhờ có những chính sách đầu tư thỏa đáng cả về nhân lực và vật lực cho quốc phòng, Vương quốc Xiêm đã có một quân đội mạnh, bao gồm hơn 10.000 sĩ quan và binh sĩ; 500 thuyền chiến được cải tiến, 4 chiến hạm và 12 hải phòng hạm được trang bị các loại vũ khí tương đối hiện đại của phương Tây. Dọc theo bờ biển và cửa sông Mê Nam của Xiêm, hàng trăm công sự, tiền đồn vững chắc được xây dựng theo kiểu mới nhất, v.v...


Từ nửa cuối thế kỷ XIX, dưới tác động trực tiếp của tư bản nước ngoài, tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ở Xiêm đã có những thay đổi căn bản. Trong nước, tầng lớp tư sản dân tộc bắt đầu phát triển, dẫn tới sự phân hoá xã hội sâu sắc. Ở khu vực thành thị, nạn thất nghiệp trở nên phổ biến do các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bị đóng cửa, vì không cạnh tranh được với hàng hoá cùng loại từ châu Âu. Tại khu vực nông thôn, đời sống của dân ngày càng bị bần cùng hoá do ruộng đất dần rơi vào tay các địa chủ lớn. Về đối ngoại, quan hệ giữa Xiêm với các cường quốc thực dân, mà trước hết là Pháp đang trở nên hết sức căng thẳng xung quanh việc xác định chủ quyền đối với một số tỉnh của Campuchia, Lào, v.v... Do ở vào thế yếu, Xiêm đã phải ký với Pháp các hiệp ước bất bình đẳng vào các năm 1867 và 1893.


Trong bối cảnh ấy, vua Chulalongcon (1868-1910) đã tiến hành hàng loạt cải cách quân sự nhằm làm cho quân đội có đủ khả năng đồi phó với tình hình. Năm 1882, ông ban hành sắc lệnh thành lập Trường sĩ quan Lục quân và Trường sĩ quan Hải quân. Năm 1883, hai trường này mở khoá đào tạo sĩ quan đầu tiên. Học viên được tuyển chọn vào các trường này chủ yếu là con em gia đình hoàng tộc, con em tầng lớp quý tộc và địa chủ giàu có ở Xiêm. Theo con số thống kê, cho đến thời điểm trước cuộc đảo chính 1932, 82% học viên của hai trường này là con em thành phần quý tộc, chỉ có 18% là con em thường dân. Sau năm 1932, tỉ lệ này đã căn bản thay đổi, con em tầng lớp quý tộc chỉ còn 24%, 76% số còn lại là con em thường dân ở cả thành thị và nông thôn1 (Military Roles in Mordenization of Civil-military Relation in Thailand and Burma. SAGE Publications, 1976, p.91).


Cũng trong kế hoạch cải cách quân đội, năm 1884, Chulalongcon ban hành sắc lệnh thành lập Bộ Quốc phòng dựa trên cơ sở Bộ Chiến tranh trước đây. Tiếp đó, năm 1904 Nhà vua ban hành luật quân sự mới. Theo đó, Thái tử nắm quyền Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Nhà vua là người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng. Nhằm đảm bảo cho Nhà nước có đủ lực lượng cần thiết để phòng thủ đất nước, luật còn quy định xoá bỏ chế độ nô lệ và chế độ lao dịch cho tầng lớp Prai và Siu; tất cả nam giới ở độ tuổi quân dịch vẫn lao động bình thường, khi có chiến tranh sẽ được động viên tham gia quân đội. Bên cạnh những cải cách về tổ chức và cách thức tuyển binh trong quân đội, chính quyền Xiêm còn cử người sang các nước phương Tây để học tập và tiếp thu kiến thức quân sự hiện đại, đồng thời mời một số cố vấn quân sự Anh tời Xiêm để tổ chức huấn luyện cho sĩ quan và binh lính.


Nhờ những biện pháp cải cách hữu hiệu, đến cuối thế kỷ XIX, quân đội tổ chức theo kiểu mới của Xiêm đã có ba trung đoàn ky binh, 2 trung đoàn pháo binh và 8 trung đoàn bộ binh. Đến năm 1896, tổng số Quân đội Xiêm có khoảng 15.000 người.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #87 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 02:08:03 pm »

Khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ (1914-1918), Xiêm tuyên bố trung lập. Chỉ đến tháng 5 năm 1917, khi chiều hướng thất bại của phe Đức, Áo, Hung đã rõ ràng, vua Xiêm Rama VI mới quyết định đứng về phe Hiệp ước (Ăngtăngtơ). Tháng 7 năm 1917, Xiêm tuyên chiến với Đức và Áo, mở đường cho các lực lượng quân tình nguyện của Xiêm sang tham chiến trên chiến trường châu Âu. Sự tham chiến của quân đội Xiêm trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã tạo cho Xiêm có được vị thế chính trị trên trường quốc tế. Với tư cách là người chiến thắng, Xiêm được tham gia vào Hội nghị Vécxây năm 1919 và trở thành một trong những thành viên đầu tiên của Hội quốc liên được thành lập năm 1920.


Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, năm 1925, Prachatipốc lên ngôi Vua và lấy hiệu là Rama VII (1925-19a5). Cũng trong thời gian này, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã tác động mạnh mẽ tới Xiêm; các ngành sản xuất bị rơi vào tình trạng đình đốn, nạn thất nghiệp tràn lan, các khoản thu cho ngân sách nhà nước giảm từ 107 triệu bạt năm 1929 xuống còn 79 triệu bạt vào những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX. Để đối phó với tình trạng thiếu hụt ngân sách, bên cạnh hàng loạt các giải pháp khác, Vương triều Rama VII quyết định cắt giảm đáng kể số lượng học viên cũng như quân số trong các đơn vị, nhà trường quân đội.


Các biện pháp của Ram VII đưa ra nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, nó cũng trở thành nguyên nhân của những khủng hoảng chính trị mới mà đỉnh cao là cuộc đảo chính dân chủ diễn ra vào ngày 24 tháng 6 năm 1932 do Đảng Nhân dân - một tổ chức cấp tiến ở Xiêm lãnh đạo. Sau đảo chính, Xiêm trở thành nước quân chủ lập hiến. Ngày 10 tháng 12 năm 1932, bản hiến pháp mới của chế độ quân chủ lập hiến chính thức được thông qua. Theo đó, Nhà vua được nắm quyền tối cao về quân sự, có quyền tuyên chiến, ký kết các hiệp định về hoà bình và có quyền triệu tập, giải tán quốc hội.


Cùng với việc chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, những năm sau đảo chính, Quân đội Xiêm bước vào một giai đoạn phát triển mới và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Lực lượng lục quân tăng nhanh: từ 16.000 quân năm 1933 lên 20.000 năm 1934; 24.400 quân năm 1936 và đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, con số này đã lên tới gần 60.000 quân. Song song với việc tăng quân số, Quân đội Xiêm còn tiến hành tổ chức lại các lực lượng cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và những biến động chính trị của đất nước. Lực lượng hải quân thời kỳ sau đảo chính được đầu tư nhiều hơn nên tăng nhanh cả về số lượng lẫn trang thiết bị. Đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hải quân Xiêm đã có tới hơn 10.000 quân, tăng hơn 5 lần so với thời kỳ trước đảo chính. Lực lượng không quân Xiêm cũng được đầu tư nên bắt đầu hình thành và phát triển1 (Milttary Roles in Mordenization of Civil-military Relation in Thailand and Burma. Opcid., p.92).


Tháng 9 năm 1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Tháng 12 năm 1941, Nhật đưa quân vào Thái Lan đòi quyền quá cảnh cho các cuộc tiến công của họ vào Miến Điện và Malaixia thuộc Anh. Quân Thái chỉ kháng cự tượng trưng. Sau đó, Chính phủ Thái Lan ký hiệp ước liên minh với Nhật và trở thành đồng minh của Nhật. Tháng 1 năm 1942, Thái Lan tuyên chiến với Anh, Mỹ. Các hành động của chính quyền Phibun đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các phần tử cực hữu Thái Lan và được phát xít Nhật trao cho các vùng đất của người San (Miến Điện) vào năm 1942 và 4 vùng của bán đảo Mã Lai vào năm 1943.


Ngày 28 tháng 8 năm 1945, chỉ bốn ngày sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Chính phủ Thái Lan lập tức gửi công hàm tuyên bố hủy bỏ tuyên chiến trước đây với Anh và Mỹ. Như vậy, từ chỗ hợp tác với Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nay Thái Lan lại trở thành đồng minh của các nước thắng trận. Động thái "uyển chuyển" của Thái Lan trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai không chỉ tạo điều kiện cho nước này bước ra khỏi chiến tranh với những thiệt hại nhỏ nhất, mà còn tránh được những hậu quả do việc hợp tác, liên minh với Nhật gây ra. Cũng nhờ chính sách ngoại giao này mà trong thời gian diễn ra cuộc đại chiến, Quân đội Thái Lan đã bảo toàn được hầu như nguyên vẹn lực lượng với hơn 70.000 quân, trong đó lục quân gần 60.000, hải quân 10.000 và không quân là 3.0001 (Military Roles in Mordenization of Civil-military Relation in Thailand anh Burma. Opcid., p.91).
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #88 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 02:12:03 pm »

4. Quân đội Hoàng gia Thái Lan từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Thái Lan là nước ít bị thiệt hại do hậu quả của chiến tranh gây ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của tình hình khu vực và quốc tế, nền kinh tế Thái Lan vẫn hết sức ảm đạm. Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp rơi vào tình trạng đình đốn vì thiếu nguyên, nhiên liệu sản xuất. Đời sống người lao động nói chung, đặc biệt là nông dân, vẫn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng tham nhũng tràn lan, kể cả trong hàng ngũ các sĩ quan quân đội và cảnh sát. Ngân sách nhà nước thâm hụt nghiêm trọng, v.v... Tất cả những điều ấy đã tác động xấu đến tình hình chính trị trong nước. Phong trào đấu tranh đòi dân chủ và dân sinh của các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh. Trong những năm 1947-1948, lực lượng nổi dậy ở miền Nam Thái Lan đã đứng lên giành chính quyền ở nhiều tỉnh, thành. Quân đội Chính phủ đã phải dùng các biện pháp quân sự mạnh, kể cả dùng máy bay ném bom để đàn áp lực lượng nổi dậy. Nội các Chính phủ Thái Lan bị chia rẽ sâu sắc vì các cuộc tranh giành quyền lực. Tình hình đó cũng diễn ra trong nội bộ quân đội, đặc biệt là giữa lực lượng hải quân và lục quân. Do không có đại diện trong chính phủ, lực lượng hải quân đã liên tiếp tiến hành các hoạt động chống phá. Lần thứ nhất vào tháng 2 năm 1949, hải quân cho tàu chiến chạy dọc theo sông Mê Nam bắn phá vào doanh trại lục quân và tiến về Băng Cốc, chiếm Trường Đại học Chính trì và Nhân văn. Lần thứ hai vào ngày 26 tháng 6 năm 1951, lực lượng lính thủy đánh bộ bắt và giam giữ Thủ tướng Phibun khi ông đang dự lễ đón nhận chiếc tàu chiến Mahátan do Mỹ viện trợ nhằm đòi tăng thêm quyền lực cho hải quân.


Trong lúc đất nước đang phải trải qua thời kỳ hết sức khó khăn cả về kinh tế, chính trị và xã hội thì những nhân tố quốc tế mới cũng đã tác động mạnh vào tình hình và xu thế phát triển của Thái Lan.


Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thực hiện chính sách bành trướng và "ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản”, Mỹ không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính bởi lẽ đó, ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ đã đầu tư hàng tỉ đô la cho khu vực này và đã lôi kéo được hàng chục nước vào quỹ đạo của họ.


Trước những tác động thuận-nghịch của tình hình trong nước và quốc tế như đã trình bày ở trên, Thái Lan đã chọn con đường dựa vào sức mạnh kinh tế, quân sự của các cường quốc tư bản, trước nhất là Mỹ để vượt qua những khó khăn trước mắt, cũng như cho sự phát triển lâu dài của đất nước.


Với quan điểm đó, trong những năm đầu thập niên 50 , thế kỷ XX, Thái Lan đã ký với Mỹ hàng loạt các hiệp ước như Hiệp ước kinh tế-kỹ thuật (9.1950), Hiệp ước về viện trợ quân sự (17.10.1950). Cũng trong năm 1950, Tổng thống Mỹ Truman đã phê chuẩn một khoản viện trợ 10 triệu USD cho Thái Lan. Cuối năm 1951, cơ quan đại diện an ninh và hợp tác Mỹ-Thái đã được thành lập nhằm thúc đẩy chương trình "Viện trợ kinh tế, kỹ thuật và quân sự". Năm 1954, Chính phủ Thái Lan đã ký hiệp ước Manila và trở thành thành viên của khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) do Mỹ đứng đầu. Những năm sau đó Thái Lan còn ký với Mỹ nhiều hiệp định, hiệp ước khác nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng.


Với sự hợp tác và các nguồn viện trợ của Mỹ, vào thập niên năm mươi, tình hình ở Thái Lan đã có những thay đổi Quân đội Thái Lan bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mới. Trong một thời gian ngắn, từ chỗ chỉ là một quân đội với lực lượng bộ binh là chủ yếu và được trang bị thô sơ, đến giữa những năm năm mươi, Quân đội Thái Lan đã trở thành một quân đội mạnh trong khu vực và được trang bị các loại vũ khí tương đối hiện đại của Mỹ. Theo nhận định của nhiều nhà phân tích quân sự, từ sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do bị lôi cuốn bởi học thuyết "đôminô", Chính phủ Thái Lan đã đầu tư mỗi năm hàng tỉ bạt cho phát triển quân đội, đặc biệt là cho lực lượng không quân và hải quân. Đến năm 1956, không quân Thái Lan đã có tới 344 máy bay quân sự các loại, hải quân có tới 27 hải đội với hàng trăm tàu chiến. Bên cạnh đó, nhiều sân bay, quân cảng mới cũng được xây dựng như sân bay Takli, căn cứ không quân Don Muang; quân cảng Ban Pak Nam, Songkhla, v.v...


Viện trợ quân sự của Mỹ cho Thái Lan và sự phát triển của Quân đội Thái Lan từ 1951 đền 19581(Quân đội và thể chế chính tri ở Thái Lan 1945-1980 (bản tiếng Nga), Nxb Nauka, Mátxoơva,1982, tr.37)

Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #89 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 02:23:39 pm »

Vào những năm sáu mươi, khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, Thái Lan xóa bỏ hoàn toàn chính sách không can thiệp mà họ từng cam kết trước đây, đồng thời tích cực tham gia vào các quyết sách của Mỹ về vấn đề Việt Nam. Theo cách lập luận của nhiều nhà nghiên cứu chính trị và quân sự phương Tây, việc Thái Lan quyết định nghiêng hẳn về Mỹ xuất phát từ ba nguyên nhân: thứ nhất, Thái Lan bị ràng buộc bởi Hiệp ước Manila, mà trong đó họ là một thành viên; thứ hai, họ muốn có vai trò và trách nhiệm nhiều hơn trong việc "phòng thủ” Đông Nam Á, vì Thái Lan là nước bị tác động mạnh bởi học thuyết "đôminô". Ngoài ra, đối với Thái Lan, việc tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam còn là cơ hội để tranh thủ các nguồn viện trợ của Mỹ, phục vụ cho việc phát triển đất nước và hiện đại hoá quân đội; thứ ba, Thái Lan cho rằng, nếu Mỹ giành thắng lợi trong cuộc chiến tại Việt Nam, thì sau đó, với tư cách là một nước đồng minh thắng trận, họ sẽ có tiếng nói và vị thế mạnh hơn trong khu vực1 (Allied Participation in Vietnam, opcid.. 1975, p.25), v.v...


Xuất phát từ mục tiêu và cách nhìn nhận như vậy, Thái Lan đã chấp nhận để Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự phục vụ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, đồng thời biến nước này thành địa bàn chiến lược lý tưởng cho việc thực hiện chính sách bành trướng và "ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản” ở khu vực Đông Nam Á và châu Á. Cũng vì thế, viện trợ quân sự của Mỹ cho Thái Lan tăng lên rất nhanh.
Viện trợ quân sự của Mỹ cho Thái Lan từ năm 1963 đến năm 19672(Thailand: Origin of Military Rule. London. 1978, p.131)





Nhờ các nguồn viện trợ quân sự của Mỹ, trong những năm 60 của thế kỷ XX, quân số lực lượng vũ trang Thái Lan đã tăng lên đáng kể và thường xuyên duy trì ở mức cao từ 230.000 đến 250.000 quân, trong đó có 150.000 quân chính quy, 13.000 quân đặc biệt, trên 65.000 cảnh sát quân sự. Ngoài ra còn có khoảng 40.000 quân thuộc lực lượng bán vũ trang và trên 20.000 quân thuộc lực lượng hậu bị.


Ngoài việc chấp nhận để cho Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, từ giữa những năm 60, Chính phủ Thái Lan còn quyết định đưa hàng nghìn quân sang trực tiếp tham chiến tại chiến trường Nam Việt Nam và Lào.


Lực lượng Quân đội Hoàng gia Thái Lan tham chiến tại chiến trường Nam Việt Nam từ 1965-19701 (Aillied Participation in Vietnam, Washington. D.C., 1975, p.237)




Ở Lào, số lượng quân Thái Lan lúc cao nhất (cuối thập niên 60, đầu 70 thế kỷ XX) lên tới 40.000. Ngoài các đơn vị chính quy còn có hàng vạn lính Thái trong lực lượng biệt động mang mật danh "binh sĩ vô hình" trà trộn trong các đơn vỉ phái hữu Lào. Cho đến năm 1968, chức năng mà đội quân này đảm nhận là hỗ trợ cho các lực lượng thiểu số, nhưng từ năm 1972 nó bắt đầu trực tiếp tham gia các cuộc hành quân càn quét các vùng giải phóng của Pa thét Lào. Binh lính Thái được dùng làm lực lượng nòng cốt trong các cuộc hành quân lớn của Mỹ-ngụy ở Lào như: cuộc hành quân "Cù Kiệt", diễn ra từ cuối năm 1969, đến đầu năm 1970 với sự tham gia của hơn 5.000 quân Thái; hay trong chiến dịch Cánh Đồng Chum (1971) có gần 10 tiểu đoàn quân Thái tham chiến... Ngoài ra, quân Thái Lan còn làm nhiệm vụ chốt giữ các vị trí chiến lược quan trọng như Cánh Đồng Chum, Mường Xủi (Xiêm Khoảng), Viếng Chăn, đường số 9, đường số 23...


Khi toàn bộ lực lượng quân Mỹ và Thái Lan đã rút khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam và Lào, Mỹ và Thái Lan cũng đã ký nhiều hiệp ước, thoả thuận về việc Mỹ rút quân khỏi Thái Lan và trao lại cho Thái Lan quyền sử dụng các căn cứ không quân, hải quân do Mỹ đầu tư xây dựng trong những năm sáu mươi như căn cứ không quân Utapao, căn cứ hải quân Don Muang; quân cảng Ban Pak Nam... Việc rút quân đội và chấm dứt hoạt động của các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Lan không làm giảm mức viện trợ quân sự của Mỹ cho nước này. Năm 1975, Mỹ tiếp tục viện trợ cho Thái Lan 42,3 triệu USD, đến năm 1978 tăng lên tới 103 triệu USD. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan còn tích cực mở rộng hợp tác quân sự với Mỹ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đào tạo, huấn luyện quân sự và mua bán vũ khí, v.v... Sự hợp tác này tăng lên sau sự kiện chính quyền "Khơme Đỏ" ở Campuchia bị lật đổ năm 1979.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM