Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:43:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lược sử quân sự các nước Đông Nam Á  (Đọc 96382 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #60 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:06:10 am »

Nhận được lệnh, lực lượng khởi nghĩa ở khắp mọi nơi đồng loạt nổi dậy giết cố vấn và binh lính Nhật. Bộ phận lực lượng Quân đội quốc gia đóng ở Yangun được lệnh của Bộ chỉ huy quân Nhật điều ra tiền tuyến để ngăn chặn quân Đồng minh, nhưng vừa ra khỏi Yangun, họ đã quay súng đánh lại quân đội Nhật. Với sự kiện này, ngày 27 tháng 3 được lấy làm Ngày các lực lượng vũ trang Mianma. Cùng ngày, tướng Mounbatten - Tổng tư lệnh quân Đồng minh ở Đông Nam Á thông báo cho Đại bản doanh Anh về tình hình trên và yêu cầu giúp đỡ Quân đội quốc gia Miến Điện. Ngày 30 tháng 3, Chính phủ Anh quyết định ủng hộ cuộc nổi dậy, đồng thời cũng yêu cầu Bộ tư lệnh quân Đồng minh ở Đông Nam Á không bàn về chính trị với Dung San và các lãnh tụ khác.


Trước sức tiến công mạnh mẽ của lực lượng Quân đội quốc gia và du kích ở các địa phương, ngày 28 tháng 4, quân Nhật bắt đầu rút khỏi Yangun và chỉ hai ngày sau đã rút hoàn toàn khỏi thành phố. Cùng với việc giải phóng thủ đô, nghĩa quân còn chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn và cuối cùng đánh đuổi hoàn toàn quân Nhật ra khỏi Mianma.


Tuy nhiên, trong khi quân phát xít Nhật rút khỏi Mianma thì Quân đội Anh dưới danh nghĩa "quân Đồng minh" đã quay trở lại Mianma với ý đồ khôi phục lại nền thống trị thực dân của Anh ở đất nước này. Ngày 17 tháng 5 năm 1945, Chính phủ Anh ra tuyên bố về kế hoạch hậu chiến của Anh đối với Mianma; theo đó, Mianma có thể trở thành lãnh địa tự trị, một số khu vực của các dân tộc thiểu số vẫn do Tổng đốc Anh trực tiếp thống trị. Điều đó có nghĩa "tự trị" chỉ là danh nghĩa, trên thực tế đây là một kế hoạch chia cắt Mianma.


Ngày 30 tháng 5 năm 1945, Quân đội quốc gia và du kích Mianma được tổ chức lại thành Lực lượng yêu nước Miến Điện (Patriotic Burmese Forces-PBF) và lực lượng này trở thành vấn đề đầu tiên mà các nhà lãnh đạo Anh và Mianma phải thương lượng sau chiến tranh. Sau nhiều lần gặp gỡ, thương thuyết với tướng Mounbatten, ngày 15 tháng 6 năm 1945, Aung San đã chấp thuận việc hợp nhất Lực lượng yêu nước Miến Điện với Quân đội thường trực mới của Mianma do người Anh dựng nên, nhưng Liên đoàn tự do nhân dân chống phát xít không tán thành. Tuy vậy, người Anh vẫn tiếp tục kế hoạch của họ. Tháng 9 năm 1945, tại Kandy (Xri Lanca), tướng Mounbatten tiến hành đàm phán với Aung San và một số nhà lãnh đạo khác của Liên đoàn tự do nhân dân chống phát xít và hai bên đã ký kết Hiệp định về vấn đề lực lượng vũ trang Mianma (còn gọi là Hiệp định Kandy). Hiệp định này quy định sẽ cải biến Lực lượng yêu nước Miến Điện thành quân đội của chính phủ (Quân đội Mianma - BA), mà thực chất là quân đội bù nhìn của chính quyền Anh. Trước khi ký hiệp định, quân số Lực lượng yêu nước Miến Điện có tới 20.000 người, nay rút xuống còn 5.000, đồng thời phải giao nộp vũ khí cho Anh.


Để chống lại sự áp đặt của Anh, cuối năm 1945, Aung San và các nhà lãnh đạo trong Liên đoàn tự do nhân dân chống phát xít đã thành lập Tổ chức tình nguyện nhân dân (People's Volunteer Organisation-PVO), một tổ chức bán vũ trang, độc lập với quân đội, thu nạp những sĩ quan, binh lính, du kích, những người kháng chiến cũ cũng như tất cả những ai tình nguyện tham gia công cuộc thanh toán nạn cướp bóc và tình trạng bất ổn sau chiến tranh đang hoành hành ở nhiều nơi.


Tổ chức tình nguyện nhân dân ra đời thực chất là sự hồi sinh của Quân đội quốc gia Miến Điện. Ngay sau khi thành lập, Tổ chức tình nguyện nhân dân đã sát cánh cùng nhân dân trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mianma từ năm 1946 đến năm 1948.


Trước sức ép đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của quân đội và nhân dân Mianma, ngày 17 tháng 10 năm 1947, chính phủ Anh buộc phải ký hiệp ước công nhận chủ quyền và độc lập hoàn toàn của Mianma nhưng bảo lưu cho nước Anh được hưởng một số đặc quyền về quân sự và kinh tế tại Mianma; đồng thời hai bên đã ký hiệp ước quân sự theo đó nhân viên quân sự Anh tham gia huấn luyện cho Quân đội Mianma cũng như cung cấp trang thiết bị và các đồ tiếp tế khác. Trường hợp Anh giúp theo yêu cầu của Mianma thì Mianma phải thỏa thuận với Anh về phương tiện vận chuyển và Mianma phải trả lương và phụ cấp cho các sĩ quan Anh làm cố vấn trong Quân đội Mianma... 4 giờ sáng ngày 4 tháng 1 năm 1948, lá cờ Anh được hạ xuống và Mianma hoàn toàn độc lập.


Sau khi giành độc lập, được sự giúp đỡ của Anh, Chính phủ Mianma chủ trương xây dựng một quân đội mới mà hạt nhân là Quân đội Mianma do người Anh lập ra trên cơ sở Lực lượng yêu nước Miến Điện và một bộ phận Tổ chức tình nguyện nhân dân với tên gọi chính thức là Quân đội Miến Điện (BA).


Ra đời trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ban đầu Quân đội độc lập Mianma đã bị người Nhật lợi dụng để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của mình. Sau khi những người lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thức tỉnh, Quân đội Miến Điện đã chuyển sang chống phát xít, chống lại sự chiếm đóng của người Nhật và người Anh, đấu tranh cho một nước Mianma độc lập hoàn toàn. Mặc dù trải qua nhiều biến động với những tên gọi khác nhau, nhưng Quân đội Miến Điện luôn trung thành với lợi ích của dân tộc và nhân dân.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #61 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:07:46 am »

2. Quá trình xây dựng, phát triển và vai trò của quân đội trong đời sống chính trị Mianma

Ngay sau khi giành được độc lập, Mianma rơi vào tình trạng nội chiến triền miên. Tháng 9 năm 1948, một bộ phận người dân tộc Karen đã tổ chức nổi loạn chống lại chính quyền U Nu, nhằm tách khu vực cư trú của người Karen ra khỏi Liên bang Mianma và lập nên Nhà nước Karen tự trị với quân đội riêng biệt. Cuộc nổi loạn này do những người dân tộc chủ nghĩa địa phương, đại biểu cho lợi ích của các thế lực phong kiến cát cứ cầm đầu. Tình trạng cát cứ đầu tiên bao trùm các miền Bátxanh, Taravagu, Pegu, Tha thôn, Mecgln; năm 1949 phát triển đến các khu vực khác ở Hạ Mianma và uy hiếp thủ đô Yangun.


Cùng với cuộc nổi loạn của người Karen, trong những năm Mianma mới giành độc lập, tàn quân Quốc dân Đảng (Trung Quốc), được sự hậu thuẫn của Mỹ, bắt đầu xâm nhập lãnh thổ Mianma khiến cho tình hình an ninh quốc gia của Liên bang ngày càng phức tạp. Tháng 1 năm 1950, một lực lượng khoảng 1.700 quân thuộc Quân đoàn 26 và Quân đoàn 8 quân đội Quốc dân Đảng (do tướng Lý Mỹ cầm đầu) bị Quân giải phóng Trung Quốc đánh đuổi ra khỏi Vân Nam, đã vượt biên giới xâm nhập vào vùng Đông Bắc Mianma. Chúng kết hợp với số tàn quân Quốc dân Đảng thuộc Sư đoàn 93, từng hoạt động từ thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai vẫn còn lại ở Mianma, tiếp tục xâm nhập sâu vào lãnh thổ Mianma (đến cuối năm 1951, số quân của Quốc dân Đảng ở Mianma là 12.000 người).


Để đối phó với nội chiến, giữ vững liên bang và khôi phục tính thống nhất đất nước, Chính phủ U Nu chủ trương nhanh chóng phát triển lực lượng vũ trang không chỉ bằng nội lực mà còn tìm kiếm cả sự giúp đỡ từ bên ngoài. Tháng 2 năm 1949, Chính phủ Mianma yêu cầu Anh, Mỹ, sau đó là Ấn Độ, giúp về tài chính và quân sự1 (Mùa hè năm 1949, Anh hứa viện trợ cho Mianma 10.000 khẩu súng; đến mùa thu, viện trợ của các nước phương Tây bắt đầu được đưa vào Mianma).


Chỉ trong một thời gian ngắn, Quân đội Mianma đã có hơn 10 tiểu đoàn chiến đấu với khoảng hơn 15.000 quân. Đến năm 1953, được sự giúp đỡ của Anh và Ấn Độ, Quân đội Mianma đã có khoảng 40 tiểu đoàn. Ngoài lực lượng bộ binh, quân đội cũng tập trung phát triển pháo binh, công binh, hậu cần, vận tải để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chống nổi chậy và giữ gìn an ninh lãnh thổ. Đến cuối những năm 50 thế kỷ XX, Quân đội Mianma đã có cả lực lượng lục quân, hải quân và không quân. Lực lượng lục quân gồm 9 tiểu đoàn bộ binh hạng nhẹ trực thuộc các bộ tư lệnh quân khu; cả nước được chia thành 9 bộ tư lệnh quân khu, 1 bộ tư lệnh chiến trường đặt dưới sự điều hành và chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng. Các hoạt động tác chiến của bộ tư lệnh chiến trường phải thông qua các bộ tư lệnh quân khu. Tuỳ thuộc vào nhiệm vụ tác chiến và đặc điểm địa bàn, mỗi quân khu được đầu tư vũ khí, trang bị khác nhau.


Để đào tạo sĩ quan quân đội, Chính phủ gửi một số sĩ quan đi huấn luyện nâng cao trình độ ở một số nước như Anh, Úc; đồng thời xúc tiến thành lập một học viện quốc phòng theo kiểu West Point của Mỹ. Năm 1955, Học viện Quốc phòng Miến Điện ra đời, đóng trên mỏm đồi Maymyo, phía bắc thành phố Manđalay.


Trong thời kỳ 1948-1962, hoạt động chủ yếu của Quân đội Mianma là tham gia vào các hoạt động chống nổi dậy của người Karen và bảo vệ đất nước khỏi sự xâm nhập ngày càng tăng của lực lượng quân đội Quốc dân Đảng.


Với các lực lượng nổi loạn người Karen, Chính phủ U Nu một mặt chủ trương dùng biện pháp thương lượng, kêu gọi người Karen hoà nhập cùng Liên bang, thống nhất đất nước; mặt khác ra lệnh cho quân đội dùng sức mạnh quân sự tiến công vào sào huyệt của lực lượng vũ trang Karen. Năm 1949, Quân đội Mianma liên tiếp mở các chiến d!ch tiến công làm suy yếu dần lực lượng quân sự của người Karen. Trước những đòn tiến công quân sự mạnh của quân đội kết hợp với các biện pháp chính trị của chính phủ Liên bang, từ năm 1951 trở đi, lực lượng nổi dậy Keren có dấu hiệu chia rẽ, bắt đầu đì vào tan rã.


Giữa lúc công cuộc "bình trị" đang đem lại những kết quả tốt đẹp và lực lượng nổi dậy sắp bị tiêu diệt thì tàn quân của Quân đội Quốc dân Đảng từ Vân Nam (Trung Quốc) xâm nhập sâu vào lãnh thổ Mianma (1949-1952). Lực lượng vũ trang tại chỗ của Mianma yêu cầu quân Quốc dân Đảng phải hạ vũ khí đầu hàng, nhưng chúng cự tuyệt Lập tức nhiều đơn vị quân đội được điều động đến vùng biên giới bằng đường hàng không, liên tục mở các chiến dịch truy quét và đã tiêu diệt được một bộ phận quân xâm lược. Bị Quân đội Mianma tiến công liên tục, nhóm tàn quân Quốc dân Đảng do tướng Lý Mỹ chỉ huy phải tạm rút sang Thái Lan, Lào hoặc chạy về Trung Quốc chờ thời cơ quay lại lãnh thổ Mianma.


Được Mỹ cung cấp vũ khí, trang bị và tăng cường viện binh, tháng 1 năm 1953, tàn quân Quốc dân Đảng phối hợp với tổ chức Phòng vệ quốc gia Karen (KNDO) mở cuộc tiến công qua sông Thanluyin, đánh chiếm Saluyn và xâm nhập các tiểu bang San, Kachin và Kaya nhưng nhanh chóng bị đẩy lùi. Quân đội Mianma đã đánh chiếm được một số cứ điểm của quân KNDO, đồng thời tiếp tục gây sức ép với các lực lượng phiến loạn khác.


Sự xâm nhập của tàn quân Quốc dân Đảng đã làm cho đời sống bình thường của nhiều khu vực Mianma bị phá vỡ. Nhiều làng mạc của người Miến bị chiếm đóng. Một làn sóng đấu tranh chống lại hành động can thiệp của Quốc dân Đảng ngày càng lan rộng và mang tính toàn dân. Tháng 4 năm 1953, Chính phủ Mianma đã đưa vấn đề này ra Đại hội đồng Liên hợp quốc và yêu cầu trục xuất quân đội Quốc dân Đảng ra khỏi lãnh thổ Mianma.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #62 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:09:05 am »

Trước áp lực của dư luận tiến bộ, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu các nhóm tàn quân Quốc dân Đảng phải rút khỏi Mianma; đồng thời thành lập ủy ban đặc biệt giám sát việc thi hành nghị quyết gồm có đại diện Mỹ, Đài Loan, Thái Lan và Mianma. Tuy nhiên, Mỹ, Đài Loan và các thế lực khác tìm mọi cách để cản trở việc thi hành nghị quyết của Liên hợp quốc. Vì vậy tháng 9 năm 1953, Mianma quyết định rút đại diện của mình ra khỏi Ủy ban và phát động cuộc tiến công vào tàn quân Quốc dân Đảng, quyết tâm đẩy lùi địch ra khỏi lãnh thổ.


Từ cuối năm 1953 - đầu 1954, Quân đội Mianma mở cuộc tiến công lớn mang tên "Chiến dịch Bayinnaung" vào đại bản doanh của quân Quốc dân Đảng ở miền Đông Mianma. Đến tháng 3 năm 1954, Quân đội Mianma đã giải phóng một khu vực rộng lớn, trong đó có đại bản doanh của Quân đội Quốc dân Đảng ở khu vực Mông Xát, bức rút khỏi Mianma gần 6.000 tên. Tuy nhiên, khi chiến dịch truy kích của Quân đội Mianma đang bước vào hồi kết thì Quân đội Quốc dân Đảng được sự hậu thuẫn của Mỹ và các nước trong khối SEATO đã tổ chức nhiều cuộc hành quân cướp phá và chiếm đóng lại một số làng mạc ở vùng đông bắc Mlanma. Công cuộc đánh đuổi tàn quân Quốc dân Đảng của các lực lượng vũ trang Mianma phải kéo dài cho đến đầu những năm 60 mới được hoàn tất.


Song song với nhiệm vụ tiễu trừ tàn quân Quốc dân Đảng, từ tháng 7 năm 1954, Quân đội Mianma tiếp tục mở các chiến dịch tiến công vào lực lượng nổi dậy người Karen. Các cuộc hành quân tại miền châu thổ và vùng biên giới Thái Lan tuy bẻ gãy được quân chủ lực Karen nhưng phải đến tháng 3 năm 1955, sau khi Quân đội Mianma mở cuộc tiến công vào thủ phủ của lực lượng nổi dậy ở Papun thì lực lượng này mới tạm thời bị trấn áp. Mặc dù vậy, một số tàn quân vẫn tiếp tục hoạt động ở vùng giáp biên giới Thái Lan trong một thời gian dài.


Như vậy, sau khi giành độc lập, để đối phó với nội chiến, giữ vững liên bang, khôi phục đất nước, chính phủ của Thủ tướng U Nu đã phát triển nhanh chóng lực lượng vũ trang (Tarmadaw), đặc biệt là lực lượng lục quân. Tuy nhiên, trang bị, vũ khí vẫn còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ của Anh, Ấn Độ và các nước phương Tây. Lực lượng không quân và hải quân được tổ chức nhằm yểm trợ lực lượng trên bộ chống nổi dậy thưng còn rất nhỏ bé, trang bị vũ khí thô sơ. Mặc dù lực lượng còn khiêm tốn, trang bị nghèo nàn, nhưng với ý chí quyết tâm chiến đấu, hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, Quân đội Mianma đã hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là trấn áp lực lượng nổi dậy và tiêu diệt tàn quân Trung Hoa dân quốc xâm nhập lãnh thổ Mianma.


Cũng giống như quân đội một số nước khác ở Đông Nam Á, Quân đội Mianma đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống chính trị đất nước.


Từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước, Mianma liên tục rơi vào tình trạng khủng hoảng. Đặc biệt, mâu thuẫn dân tộc không được giải quyết dứt điểm đã làm cho vấn đề vốn rất nhạy cảm ở đất nước Mianma càng trở nên trầm trọng. Căn cứ điều khoản của Hiến pháp năm 1947 cho phép các bang trong Liên bang sau 10 năm có quyền ly khai, năm 1957, đại diện dân tộc San họp ra nghị quyết đòi tách bang San ra khỏi Liên bang. Trước tình hình nội bộ ngày càng chia rẽ sâu sắc, các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ U Nu thất bại, từ tháng 10 năm 1958, U Nu buộc phải trao quyền điều hành đất nước cho quân đội.


Dưới quyền điều hành của quân đội, tình hình đất nước vẫn không được cải thiện. Năm 1959, khi Chính phủ ép các ông hoàng người San từ bỏ đặc quyền, 2 trong số 12 ông hoàng đã sử dụng lực lượng vũ trang chống lại chính phủ; một số người còn kích động sinh viên lập ra Quân đội quốc gia San. Năm 1960, người Chín đòi độc lập. Trong dân tộc Kachin cũng nổi lên lực lượng chống chính phủ mang tên Quân đội độc lập Kachin. Trong cuộc bầu cử theo Hiến pháp quy định tiến hành vào tháng 4 năm 1960, chính đảng do quân đội hậu thuẫn đã không giành được thắng lợi, do đó phải trao lại quyền điều hành đất nước cho Đảng Liên bang của U Nu.


Vừa lên nắm quyền, Đảng Liên bang lại tiếp tục bị chia rẽ thành hai phái; một phái chủ trương giải quyết nội chiến bằng đàm phán, ưu tiên phát triển nông nghiệp; phái kia chủ trương giải quyết nội chiến bằng sức mạnh quân sự và phát triển kinh tế bằng thu hút đầu tư nước ngoài. Trước xu hướng ly khai mới, Chính phủ U Nu không đưa ra được giải pháp cụ thể mà chỉ kêu gọi các đại biểu cùng nhau bàn bạc trên "tinh thần gia đình". Nhưng, "tình cảm gia đình đã không khơi thông được bế tắc của lịch sử". Nhằm ngăn chặn nguy cơ phá vỡ liên bang do việc Chính phủ U Nu có thể sẽ đồng ý cho phép người San và các dân tộc thiểu số khác ly khai khỏi Mianma, ngày 2 tháng 3 năm 1962, lực lượng quân đội do tướng Nê Uyn cầm đầu đã tiến hành đảo chính lật đổ Chính phủ U Nu. Hội đồng Cách mạng điều hành toàn bộ đất nước được thành lập, bao gồm các tướng lĩnh trung thành với tướng Nê Uyn.


Mặc dù trên nguyên tắc, quân đội là lực lượng bảo vệ chính quyền, lãnh thổ và đứng trung lập trước các cuộc tranh đua chính trị; nhưng ở Mianma, quân đội đã hoạt động tích cực trên nhiều lĩnh vực, kể cả kinh tế, chính trị lẫn điều hành đất nước. Vào thời kỳ tạm quyền (1958-1960), có tới 150 sĩ quan quân đội tham gia bộ máy quản lý hành chính. Hoạt động kinh tế của quân đội còn khởi đầu sớm hơn. Năm 1950, Bộ Quốc phòng Mianma đã thành lập Viện Dịch vụ quốc phòng. Đến năm 1958, Viện có nhiều cơ sở dịch vụ, sản xuất và kinh doanh vào loại lớn nhất thủ đô Yangun; gồm một tuyến ôtô buýt, một nhà máy lắp ráp máy thu thanh, một nhà máy sản xuất giày dép cho quân đội Viện cũng hoạt động kinh doanh cả nghề đánh cá, hàng hải, ngân hàng, du lịch, khách sạn và là đơn vị nhập khẩu ôtô chính của Mianma. Sau đó, chính quyền do Đảng Liên minh Mianma thành lập đã chuyển phần lớn các cơ sở của Viện sang công ty phát triển kinh tế Mianma. Các quân nhân có cơ hội làm việc bên cạnh các giám đốc của ngân hàng Liên bang cũng như các chuyên gia kinh tế khác, qua đó tích lũy thêm kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #63 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:10:04 am »

Trong quá trình xây dựng, Quân đội Mianma đã hình thành hai thế hệ sĩ quan. Thế hệ sĩ quan cao cấp vốn khởi đầu sự nghiệp bằng hoạt động chính trị. Thế hệ trẻ hình thành khi đất nước đã giành độc lập, được đào tạo ở Học viện Quốc phòng và được cung cấp những kiến thức hàn lâm chung. Tuy nhiên, cả hai thế hệ cùng có chung một cơ sở tư tưởng là chủ nghĩa yêu nước, cùng khát vọng xây dựng một nước Mianma dân chủ, hòa bình, trật tự, thống nhất, phát triển kinh tế và xã hội. Ngày 30 tháng 4 năm 1962, Quân đội Mianma công bố cương lĩnh "Con đường Miến Điện tiến lên chủ nghĩa xã hội". Đây là một văn kiện quan trọng, thể hiện mục tiêu, lý tưởng của những người yêu nước và Quân đội Mianma; đồng thời mở ra thời kỳ quân đội nắm quyền điều hành đất nước kéo dài hơn 30 năm. Để thực hiện mục tiêu, lý tưởng của mình, ngày 4 tháng 7 năm 1962, Quân đội Mianma đã thành lập một đảng chính trị riêng - Đảng Cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Mianma.


Trong giai đoạn này, quân đội được chú trọng xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trấn áp lực lượng nổi dậy và đàn áp các cuộc biểu tình, nổi loạn trong nước. Với những chức năng, nhiệm vụ đó, hàng năm Nhà nước Mianma đã dành những khoản ngân sách đáng kể cho an ninh quốc phòng, trung bình khoảng 209 triệu USD/năm trong quãng thời gian từ 1977-1982; 259 triệu USD/năm thời kỳ 1982-19871 (Vũ Quang Thiện, Quá trình phát triển của Mianma, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997, tr.154). So với nhiều nước trong khu vực ngân sách quốc phòng của Mianma chiếm tỷ lệ cao trong tổng ngân sách nhà nước2 (Năm 1986 tỷ lệ này của Mianma là 20,9%, lnđônêxia 8,6%, Malaixia 9,7%, Xingapo 15,1%, Thái Lan 18,5%. Dẫn theo Vũ Quang Thiện, Sđd, tr.154).


Do thực hiện chính sách đói ngoại đóng cửa nên trong thời kỳ 1948-1988, việc mua sắm vũ khí trang bị của Quân đội Mianma rất hạn chế, đặc biệt là trang bị kỹ thuật không quân và hải quân. Trong khi nhấn mạnh chủ trương độc lập về mặt chiến lược và tự lực về kinh tế, Chính phủ lại không có những biện pháp hữu hiệu để biến chủ trương đó thành hiện thực; dẫn đến tình trạng nền kinh tế kém phát triển và yêu cầu về chiến lược chống nổi dậy phải giới hạn ở mức độ rất khiêm tốn... Đó là những lý do chính khiến Mianma phải hạn chế nhập khẩu vũ khí.


Ngân sách quốc phòng hàng năm chủ yếu dành cho lục quân - lực lượng nòng cốt trong các hoạt động chống nổi dậy. Lục quân được chú trọng huấn luyện về kỹ thuật, chiến thuật chống nổi loạn. Từ sau khi giành độc lập, giáo dục chính trị cũng bắt đầu được chú trọng trong Quân đội Mianma. Tuy nhiên, chương trình, kế hoạch huấn luyện bị cắt giảm nhiều, đặc biệt là cấp chỉ huy phân đội và đội ngũ hạ sĩ quan do hậu quả của việc tuyển ồ ạt tân binh trong khi nguồn kinh phí hạn hẹp.


Lục quân Mianma ít có kinh nghiệm trong việc thực thi vai trò phòng thủ thông thường. Trước thực tế đó, nhằm đáp ứng yêu cầu giữ vững ổn định trong nước và đối phó hiệu quả với các lực lượng chống đồi, từ năm 1966 đến năm 1988, lục quân Mianma đã tiến hành chấn chỉnh tổ chức; đồng thời phát triển mạnh về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng. Trên cơ sở các tiểu đoàn bộ binh nhẹ có từ thời kỳ trước, Mianma thành lập 9 sư đoàn bộ binh hạng nhẹ; đó là các sư đoàn số 77, 88, 99, 66, 55, 44, 33, 22, 11. Sau năm 1988 thành lập thêm Sư đoàn 101, đưa tổng số sư đoàn bộ binh hạng nhẹ lên 10 sư đoàn. Mỗi sư đoàn có 3 bộ chỉ huy chiến thuật1 (The World Armies, opcid, p. 494). Tất cả các sư đoàn này đều là lực lượng cơ động tinh nhuệ của Bộ, chịu sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng và có thể phối thuộc cho bộ tư lệnh các quân khu khi cần.


Lực lượng không quân và hải quân trong thời kỳ này là những lực lượng nhỏ, thiếu quân số trầm trọng, chủ yếu làm nhiệm vụ yểm trợ cho các hoạt động chống nổi dậy của các đơn vị lục quân. Không quân chỉ có một số ít máy bay tiêm kích cũ kỹ, lạc hậu và máy bay huấn luyện được cải tiến. Hải quân có 4 tàu hộ tống và một ít tàu vũ trang, tàu bọc thép nhỏ, tàu vận tải tuần tiễu trên sông và trên biển.


Về sản xuất quốc phòng, Quân đội Mianma có khả năng sản xuất vũ khí bộ binh, bao gồm súng trường tự động, súng máy hạng nhẹ, cối hạng nhẹ, lựu đạn và mìn. Bên cạnh đó, Mianma cũng có thể sản xuất nhiều loại đạn nhỏ, đáp ứng nhu cầu tác chiến và trấn áp các lực lượng nổi dậy, chống đối. Các xưởng đóng tàu đóng được các tàu tuần tiễu loại nhỏ cho hải quân. Do chính sách đóng cửa và khả năng kinh tế không cho phép, Mianma chưa có khả năng chế tạo máy bay hay sản xuất phụ tùng tinh xảo của máy bay.


Trong giai đoạn 1962-1988, nội chiến ở Mianma vẫn tiếp diễn hết sức phức tạp với sự xuất hiện nhiều tổ chức chính trị và vũ trang thuộc các lực lượng khác nhau. Ngoài các lực lượng kháng chiến Karen, Đảng Cộng sản Cờ đỏ, tàn quân Quốc dân Đảng..., giai đoạn này còn xuất hiện một loạt các tổ chức chính trị và quân đội đói lập mới như Quân đội độc lập Kachin, Quân đội giải phóng Kachin, Đảng Cộng sản Cờ trắng, Quân đội quốc gia San, Quân đội giải phóng quốc gia San, phong trào của U Nu...
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #64 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:10:59 am »

Ngày 15 tháng 5 năm 1975, tại đại bản doanh của quân Karen, các đại diện của Liên minh các dân tộc thiểu số đã nhóm họp và thống nhất chương trình 11 điểm, trong đó có việc thành lập các quốc gia - dân tộc và các quốc gia này đều có lực lượng vũ trang riêng; Nhà nước Liên bang Cộng hòa được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện và quyền ly khai của các quốc gia - dân tộc, có Quân đội Liên bang gồm lực lượng vũ trang của các quốc gia - dân tộc. Tiếp đó, ngày 28 tháng 4 năm 1976, Liên minh các dân tộc thiểu số thành lập Mặt trận dân chủ dân tộc và quân đội riêng. Quân đội của Liên minh có khoảng 25.000 người.


Trước những động thái trên, Chính phủ Mianma phản ứng bằng các hoạt động quân sự mạnh mẽ kết hợp với hoạt động ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của Thái Lan nhằm cô lập tiến tới tiêu diệt các lực lượng chống đối Karen. Ngày 18 tháng 2 năm 1977, cảnh sát biên phòng Thái Lan được lệnh đuổi tất cả những người thiểu số Mianma tràn qua lãnh thổ Thái Lan.


Giữa tháng 3 năm 1977, Quân đội Mianma mở đợt tấn công lớn vào lực lượng vũ trang Karen ở làng Oang Kha bên sông Mote. Đây là cứ điểm quan trọng và là nơi đóng quân của Lực lượng 101 đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Karen. Sau các đợt pháo kích dữ dội của quân đội chính phủ, 1.300 quân Karen chạy qua Thái Lan. Ngày 20 tháng 4, quân chính phủ tiến lên phía bắc, điều thêm máy bay tấn công, chiếm được hai căn cứ chính của quân Karen.


Do quân đội thường trực không đủ khả năng thanh toán các lực lượng nổi dậy, Chính phủ Mianma quyết định lập các đơn vị dân vệ để hỗ trợ nhưng hai trong số các đơn vị đó sau này đã trở thành lực lượng chống đối chính phủ; đó là lực lượng dưới quyền chỉ huy của San Xi Phu, tức Khun Xa - Vua thuốc phiện ở vùng Tam giác vàng và lực lượng của Lo Xing Han.


Quân của Khun Xa vốn là đội quân riêng của Xaboa thuộc "quốc gia" Loi Mo, năm 1965 được chính phủ sử dụng để trấn áp các lực lượng nổi dậy. Ban đầu, do không được cấp đủ tài chính, Khun Xa tự trang trải cho đội quân của mình bằng kinh doanh thuốc phiện; nhưng về sau, đây là hoạt động chính của đội quân Khun Xa. Năm 1969, Khun Xa bị bắt, nhưng 1.600 quân của ông ta vẫn tiếp tục hoạt động. Tháng 3 năm 1973, họ bắt cóc hai chuyên gia Liên Xô để đòi đổi lấy Khun Xa. Quân đội Mianma cho 2 sư đoàn giải thoát con tin và dùng máy bay oanh tạc căn cứ chính của họ gần biên giới Thái Lan. Năm 1974, Khun Xa được thả theo lệnh ân xá, năm 1976 trở lại hành nghề kinh doanh thuốc phiện, đặt tên cho quân đội của mình là Quân đội hợp nhất San, lấy căn cứ chính ở bản Hin. Sau khi các chỉ huy cao cấp của lực lượng tình báo Quốc dân Đảng bị triệu hồi về Đài Loan, lực lượng này được sáp nhập vào đội quân của Khun Xa. Đầu năm 1977, Quân đội Mianma huy động lực lượng lớn, có trực thăng vũ trang yểm trợ, mở cuộc tấn công vào lực lượng của Khun Xa trên đất Mianma. Quân Khun Xa rút sang lãnh thổ Thái Lan, nhưng bị Quân đội Thái truy nã phải quay trở về. Năm 1981, lực lượng Khun Xa có từ 2.500 đến 4.000 quân, kiểm soát ba phần tư số thuốc phiện ở vùng Tam giác vàng.


Ngoài đội quân của Khun Xa, ở Mianma còn một đội quân chuyên kinh doanh thuốc phiện khác là đội quân của Lo Xing Han. Lo Xing Han vốn cũng là một người chỉ huy trong quân đội riêng của Xaboa vùng Gimmy. Năm 1963 Lo Xing Han bị bắt, sau đó được giao chỉ huy một đơn vị quân đội chính phủ. Quân của Lo Xing Han đã từng hỗ trợ cho quân chính phủ nhưng sau đó trở thành một đội quân chuyên kinh doanh thuốc phiện. Lực lượng của Lo Xing Han gồm 1.500 quân, được trang bị vũ khí hiện đại như súng trường tự động M.16, súng phóng lựu M.79, hoạt động tập trung ở vùng rừng núi gần thành phố biên giới Tachilek; có xưởng bào chế hêrôin, moócphin, cung cấp thuốc phiện cho quân Quốc dân Đảng và cho lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam.


Trước mối nguy hại của ma túy đối với quân đội và đời sống xã hội, Mỹ quyết định hợp tác với Mianma để diệt trừ tận gốc hiểm hoạ này. Tháng 5 năm 1973, Mỹ chuyển giao cho Quân đội Mianma một số máy bay loại mới nhất nhằm trấn áp lực lượng của Khun Xa và Lo Xing Han. Đến tháng 8 năm 1980, lực lượng Lo Xing Han hoàn toàn tan rã.


Một trong những lực lượng quan trọng được Chính phủ Mianma quan tâm xây dựng là lực lượng tình báo quân sự. Để bảo vệ chế độ và phát hiện sớm ý đồ của các lực lượng chống đói, Nê Uyn đã cho thành lập một lực lượng tình báo quân sự được đánh giá là hữu hiệu nhất ở châu Á trong thập niên 60 - 80 của thế kỷ XX; đó là Cơ quan tinh báo quân sự (Military Intehgence Services - MIS; từ năm 1984 đổi thành Cục Tình báo Quốc phòng - DDSI).


Năm 1976, Cơ quan tình báo quân sự đã phát hiện và đập tan kế hoạch đảo chính của một nhóm quân nhân do Đại úy Ôhn Kiô Myint và Đại úy Uyn Thên cầm đầu. Nhóm đảo chính lên kế hoạch ám sát Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Nê Uyn, Tổng bí thư Đảng kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Xan U và Đại tá phụ trách tình báo quân sự Tin U vào ngày 27 tháng 3 năm 1976 là ngày các lực lượng vũ trang Mianma, hoặc vào phiên họp của Ủy ban Trung ương Đảng. Sau khi kế hoạch này bị đập tan, một kế hoạch khác nhằm ám sát hai lãnh tụ được dự định tiến hành vào ngày 8 tháng 7 năm 1977. Tuy nhiên, Cơ quan tình báo quân sự Mianma đã kịp thời phát giác và nhóm âm mưu đảo chính bị bắt.


Tiếp đó, tháng 9 năm 1977, Cơ quan tình báo quân sự tiếp tục phát hiện và triệt phá âm mưu lật đổ chính quyền do một số người Karen và Rakhain tổ chức...
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #65 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:12:00 am »

Các sự kiện lịch sử cho thấy Mianma dưới quyền điều hành của tướng Nê Uyn và Đảng Cương lĩnh xã hội là một thời kỳ khủng hoảng ngày càng trầm trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ những sai lầm trong chính sách phát triển đất nước cả trên phương diện chiến lược lẫn các chính sách cụ thể, chứng tỏ con đường tự lực cánh sinh, đóng cửa để tự mình kiến thiết đất nước là giải pháp không thích hợp, đặc biệt đối với một nước nông nghiệp lạc hậu như Mianma. Chiến lược này đã dẫn đến một loạt các chu kỳ trì trệ nối tiếp nhau ở Mianma từ 1956-1962, 1962-1976 và 1977-1987. Năm 1988, tình hình càng trở nên tồi tệ với một loạt các cuộc biểu tình, đấu tranh đòi lật đổ chính quyền, cải cách dân chủ liên tiếp diễn ra ở thủ đô Yangun và các thành phố khác như Manđalay, Rôm, Pêgu, Maguê, Munmên, Akya... Phải mất 6 tháng trấn áp, lực lượng quân đội mới nắm lại quyền kiểm soát đất nước.


Ngày 18 tháng 9 năm 1988, tướng Xô Mông, Tư lệnh lực lượng vũ trang Mianma tuyên bố thành lập Hội đồng Khôi phục trật tự và Luật pháp quốc gia (SLORC) gồm 21 thành viên là các sĩ quan cao cấp trong quân đội. Đây cũng là những người nắm trọn vẹn nội các mới. Theo cơ chế mới, Chủ tịch Hội đồng Khôi phục trật tự và Luật pháp quốc gia đồng thời là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Tư lệnh Lục quân.


Cơ Cấu tổ Chức Và thành phần nội các như trên cho thấy, Quân đội Mianma thêm một lần nữa tiếp tục chi phối mọi khía cạnh đời sống chính trị đất nước Mianma.


Ngay sau khi nắm chính quyền, Hội đồng Khôi phục trật tự và Luật pháp quốc gia đã nhanh chóng thực hiện chương trình mở rộng và hiện đại hoá lực lượng vũ trang để mang lại sức mạnh thật sự cho quân đội.


Trước năm 1988, yêu cầu về vũ khí trang bị của Mianma rất khiêm tốn, nhưng từ khi SLORC cầm quyền, họ đã thực hiện một chương trình mua sắm vũ khí ồ ạt, tăng ngân sách quốc phòng lên mức cao chưa từng thấy ở đất nước này. Theo một tài liệu nước ngoài, từ năm 1989 đến 1991, Mianma vay Trung Quốc 1,4 tỷ đô la để mua sắm các vũ khí tương đối hiện đại của Trung Quốc và các nước khác như Nam Tư, Ba Lan, Xingapo, Ixraen, Nga... Quân số lực lượng vũ trang tăng lên nhanh chóng, từ 185.000 quân năm 1988 lên 230.000 quân vào năm 1991 và 300.000 vào đầu năm 1992. Theo con số chính thức, những năm 1990 - 1991, chi phí quân sự Mianma chiếm tới 32% ngân sách nhà nước, rất cao so với 12,5% những năm 1987-19881 (Liên bang Mianma, Tlđd).


Sau khi kết thúc hợp đồng mua bán vũ khí đầu tiên với Trung Quốc trị giá trọn gói hơn 1 tỷ đô la, bao gồm 20 trực thăng, hơn 50 khẩu pháo, 60 xe bọc thép, 6 tàu tuần tiễu lớp "Hải Nam", một số tàu chiến nhỏ, tên lửa không đối đất, AK-47 và 800 chiếc dù; cuối năm 1994, Mianma đã hoàn tất hợp đồng mua bán vũ khí lớn thứ hai với Trung Quốc, trị giá hơn 400 triệu đôla2 (Liên bang Mianma, Tlđd).


Việc ồ ạt mua Sắm vũ khí, xét về mặt lý thuyết, có thể cải thiện đáng kể khả năng của lực lượng vũ trang trong quá trình tiến hành các chiến dịch chống nổi dậy và thực hiện vai trò phòng thủ thông thường. Tuy nhiên, việc tăng nhanh trang bị vũ khí cũng đặt các lực lượng vũ trang vào trạng thái căng thẳng, đòi hỏi phải nâng cao hơn khả năng tác chiến chiến lược cũng như cần cải tiến mạnh hơn nữa: các chương trình huấn luyện, đào tạo khả năng khai thác, sử dụng và chế độ bảo dưỡng các hệ thống vũ khí mới.


Cùng với việc tăng cường mua sắm vũ khí, trang bị kỹ thuật, Chính phủ đã cho nâng cấp các cơ sở công nghiệp quốc phòng để chế tạo xe bọc thép hạng nhẹ, giàn phóng rốc két cơ động và hy vọng có khả năng tự lực hơn nữa trong sản xuất vũ khí nhỏ và đạn. Nhà máy vũ khí lớn nhất của Mianma đóng tại Sin đen, phía nam thành phố Rôm. Các nhà máy đạn đặt ử Tonbo, Padaung, Nyaung Chidauk. Trang bị vũ khí không quân và hải quân vẫn lệ thuộc rất nhiều vào nước ngoài. Nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược hạng nặng của lục quân chủ yếu cũng dựa vào nước ngoài.


Bên cạnh đó, SLORC vẫn rất chú trọng tăng cường khả năng tình báo vốn đã được phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ Nê Uyn điều hành đất nước. Ví dụ như số phân đội tình báo đã tăng lên gấp đôi, từ 10-12 trước năm 1988 lên đến 23 phân đội vào giữa năm 1992. Các phương tiện và cơ sở tình báo vô tuyến điện (SIGINT) bắt đầu được xây dựng. Lần đầu tiên, SLORC có khả năng thu thập thông tin tình báo vô tuyến nước ngoài, làm nhiễu chúng và thực hiện các hoạt động tác chiến điện tử, tuy còn ở mức hạn chế.


Sự đầu tư về vũ khí, trang bị của Chính phủ Mianma trong thập niên 90 thế kỷ XX đã góp phần gia tăng đáng kể sức mạnh cho quân đội để dập tắt các phong trào nổi dậy vốn diễn ra thường xuyên ở Mianma. Đầu năm 1995, Quân đội Mianma quyết định mở cuộc tiến công lớn vào Manerphaw, sào huyệt của Quân đội độc lập Karen và là căn cứ của nhiều tổ chức chống đối khác1 (Myanmars Armed forces and their on going campaings, Asian Defence Journal No 3, 1999, p.10-13). Những hoạt động quân sự mạnh mẽ và kiên quyết của Quân đội Mianma trong suốt hai năm 1995-1996 đã buộc các lực lượng chống đối phải nhượng bộ bằng cách ký các thoả thuận ngừng bắn với Chính phủ.


Trước sức tiến công của quân đội chính phủ, tháng 3 năm 1995, bộ phận quân đội của đảng đối lập quốc gia Karen (KA) đóng dọc biên giới với Thái Lan ở bang Kaya đã chấp nhận lời kêu gọi của Chính phủ Mianma về đầu hàng với trên 1.000 quân và trang bị vũ khí kèm theo. Tiếp đó, đầu năm 1996, Quân đội của toán nổi dậy Mông Tai (MTA)2 (Quân đội Mông Tai có khoảng 10.000 quân, được trang bị khá tốt, đóng dọc biên giới với Thái Lan và ở khu vực giữa Lasiô và biên giới với Trung Quốc) do Thun Xa cầm đầu đã ký thoả thuận ngừng bắn, kết thúc hàng thập kỷ xung đột vũ trang với quân Chính phủ ở khu vực Tam giác vàng và phía đông bắc Mianma.


Ngoài việc hoà hợp với hai tổ chức chống đối lớn trên, Chính phủ Mianma cũng đã ký các thoả thuận ngừng bắn với Quân đội giải phóng quốc gia Karen (KNLA) với khoảng 4.000 quân, đóng dọc biên giới Thái Lan ở bang Karen; Quân đội bang Oa thống nhất (UWSA) với khoảng 12.000 người; Quân đội độc lập Kachin (KIA), khoảng 8.000 người; Quân đội bang San (SSA), khoảng 3.000 quân; Quân đội Liên minh dân chủ quốc gia Mianma (LVINDAD), khoảng 2.000 người; Quân đội Liên minh dân chủ quốc gia (NDAA), khoảng 1.000 quân; Quân đội giải phóng bang Palaung (PSLA) khoảng 700 người.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:15:27 am gửi bởi nhinrathegioi » Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #66 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:25:20 am »

Mười sư đoàn bộ binh hạng nhẹ của Quân đội Mianma




Tiểu đoàn là đơn vị chiến đấu quan trọng của lục quân Mianma. Lục quân Mianma có 245 tiểu đoàn bộ binh hạng nhẹ (145 tiểu đoàn đồn trú thuộc 32, bộ chỉ huy tác chiến chiến thuật - TOC, số còn lại thuộc 10 sư đoàn bộ binh hạng nhẹ), 7 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn xe bọc thép, 2 tiểu đoàn pháo phòng không. Mianma không có lực lượng dự bị chiến lược.


Trong thành phần lục quân Mianma còn có một số đơn vị tàu đổ bộ và tàu nhỏ hoạt động trên sông và ven biển. Ngoài ra, khi cần thiết, lục quân sẽ được sự yểm trợ của lực lượng hải quân và không quân.
Lực lượng lục quân Mianma được chỉ huy thống nhất từ Bộ Quốc phòng, thông qua hai cục tác chiến đặc biệt.


Thực hiện chương trình hiện đại hoá trang bị vũ khí, đặc biệt từ giữa những năm 90 thế kỷ XX, các đơn vị thiết giáp và pháo binh hạng nặng đã phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Năm 1988, Mianma có 2 tiểu đoàn xe tăng, đến nửa cuối của thập niên 90 đã tăng gấp đôi. Tương tự, số tiểu đoàn pháo phòng không cũng tăng gấp đôi so với trước. Pháo bình tăng lên 7 tiểu đoàn và 17 đại đội độc lập. Cụ thể, năm 2005, Mianma có 695 xe tăng, thiết giáp (gồm xe tăng T-69, T-72, T-63; xe thiết giáp Ferret, Humber, Hin, Mazda...), 278 pháo tự hành, 30 pháo hoả tiễn và 117 pháo 76,2mm, 76mm.


Về cơ cấu tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ, đến năm 1990, Mianma có 10 quân khu. Tháng 5 năm 1996, thành lập thêm 2 quân khu mới là Quân khu Tam Giác và Quân khu Duyên Hải. Việc thành lập hai quân khu này đã góp phần giúp chính phủ cải thiện khả năng kiểm soát đối với khu vực sản xuất và buôn bán thuốc phiện vốn rất phức tạp Ơ vùng Tam giác vàng.


Vi trí đóng quân của mười hai bộ tư lệnh quân khu



Tư lệnh các quân khu là tướng hai sao (thiếu tướng), chịu trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy các tiểu đoàn đồn trú ở địa phương thông qua 2-4 bộ chỉ huy tác chiến chiến thuật (TOC). Bên cạnh các bộ tư lệnh quân khu, từ năm 1996 còn có 11 bộ chỉ huy hoạt động quân sự (Military Operation Command-MOC) được thành lập1 (Ba quân khu Miền Đông, Đông Nam và Miền Tây, mỗi nơi có 2 bộ chỉ huy hoạt động quân sự. 5 quân khu Yangun, Tây Bắc, Trung Tâm, Đông Bắc và Bắc mỗi nơi chỉ có 1 bộ chỉ huy hoạt động quân sự). Ngoài ra còn có ba bộ chỉ huy tác chiến khu vực (Regional Operation Command-ROC) được bố trí ở các Bộ tư lệnh Quân khu Miền Bắc, Tam Giác và Miền Đông.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #67 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:26:31 am »

Trước năm 1996, lục quân Mianma được xây dựng và triển khai nhằm bảo đảm an ninh trong nước như giải quyết những bất đồng quan điểm ở các trung tâm dân cư lớn và tiến hành các hoạt động chống nổi dậy ở vùng nông thôn rừng núi, chống quân ly khai và chống các đội quân của các lãnh chúa ma túy. Hiện nay, giới lãnh đạo quân sự Mianma chú trọng nhiều hơn đến vai trò phòng thủ thông thường, bao gồm cả phòng thủ lãnh thổ và liên kết chặt chẽ hơn với giới dân sự. Lục quân Mianma cũng có dính líu ít nhiều đến các hoạt động thương mại, ngân hàng và công nghiệp chế tạo.


Về phương thức tác chiến và huấn luyện, lục quân Mianma kế thừa một số nguyên tắc của Quân đội Anh thời kỳ thuộc địa như: kỷ luật nghiêm ngặt, tiến công trực diện, không sợ thương vong... Sau cuộc đảo chính năm 1962, tuy việc đi học quân sự ở nước ngoài còn rất hạn chế; song, một số quan điểm quân sự nước ngoài cũng được vận dụng vào các nguyên tắc tác chiến cơ bản của Mianma, đặc biệt ở các lĩnh vực kỹ thuật như sử dụng pháo binh, thiết giáp...


Nhìn chung, lục quân Mianma có thể chiến đấu tốt để bảo vệ đất nước nhưng có thể không có khả năng đối phó với kẻ thù được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại. Mặc dù đã giành được một số thắng lợi quân sự lớn trong hoạt động chống quân nổi dậy kể từ năm 1988, nhưng lục quân Mianma còn gặp khó khăn trong nhiệm vụ chống quân phiến loạn được tổ chức chặt chẽ và có căn cứ ở các khu vực hiểm trở dọc biên giới. Lực lượng lục quân Mianma tỏ ra có hiệu quả trong việc giải quyết những bất đồng chính trị, kể cả trong nội bộ lục quân.


Trước năm 1988, trang thiết bị nặng của lục quân Mianma tương đối lạc hậu. Các hoạt động chiến đấu bị cản trở do hệ thống hậu cần và thông tin liên lạc rất yếu, đặc biệt rất thiếu các phương tiện vận chuyển cơ giới. Chính vì vậy Chính phủ Mianma đã mua sắm một số lượng lớn xe tăng, xe bọc thép chở quân, xe tải, các loại pháo kéo, các hệ thống kỹ thuật quân sự và vũ khí bộ binh mới (hầu hết là mua của Trung Quốc). Mặc dù chưa phải là loại hiện đại nhất nhưng những trang thiết bị này đã nâng cao đáng kể khả năng cơ động và sức chiến đấu của lục quân Mianma. Khả năng cơ động đường không của lục quân cũng được tăng cường do đầu tư mua sắm máy bay vận tải của Trung Quốc, trực thăng vận tải hạng trung của Ba Lan, Nga.


Không quân

Lực lượng không quân Mianma luôn hoạt động phối hợp với lục quân trong vai trò yểm trợ an ninh ở trong nước (vận tải và yểm trợ đường không cự ly gần). Từ năm 1988, không quân mở rộng vai trò và nhiệm vụ, bao gồm cả nhiệm vụ phòng không. Trang bị của không quân được quản lý tập trung và chỉ giao cho các tư lệnh quân khu hay tư lệnh chiến trường sử dụng khi cần. Máy bay thường được cất giữ ở các căn cứ an toàn nhưng khi cần sẽ được triển khai ở các căn cứ gần khu vực tác chiến ở biên giới.


Không quân Mianma được tổ chức theo cách truyền thống của Anh, gồm các phi đội chiến đấu (phòng không và chống nổi dậy), huấn luyện, vận tải và liên lạc. Cơ cấu tổ chức lực lượng không quân Mianma gồm có Bộ tư lệnh Không quân, 3 phi đội máy bay tiêm kích, 2 phi đội máy bay cường kích, 3 phi đội máy bay vận tải, 4 phi đội máy bay trực thăng, 2 phi đội máy bay chống bạo loạn... với tổng quân số khoảng 15.000 người (năm 2005), được trang bị 217 máy bay (121 máy bay chiến đấu, 16 máy bay trinh sát huấn luyện, 14 máy bay vận tải, 66 máy bay lên thẳng), 24 SAM vác vai, 36 SAM tầm thấp-cao cho hệ thống phòng không.


Phương thức tác chiến và huấn luyện của không quân Mianma chủ yếu dựa trên kinh nghiệm trong nước. Từ sau khi giành độc lập, nhất là từ sau cuộc đảo chính năm 1962, các sĩ quan không quân đều được gửi đi đào tạo ở nước ngoài (bao gồm cả ở Anh và Mỹ). Những năm gần đây, hầu hết các cuộc thương lượng mua máy bay mới và các hệ thống truyền tin có liên quan của chính phủ đều kèm theo yêu cầu huấn luyện và bảo dưỡng. Chẳng hạn như khi mua trực thăng Bell 205 và Bell 206 của Mỹ, Mỹ đã tổ chức huấn luyện cho phi công Mianma. Tương tự, Trung Quốc, Ba Lan, Nam Tư cũng huấn luyện cho phi công và các kỹ thuật viên khi Mianma mua máy bay của các nước này. Tuy nhiên, công tác huấn luyện không quân chủ yếu được tổ chức trong nước với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc và Nga. Không quân Mianma có Trường huấn luyện bay đặt tại Shante và các cơ sở huấn luyện chuyên ngành đặt ở Meiktila. Các căn cứ không quân hàng đầu được đặt ở Mingaladon và Meiktila. Những căn cứ khác đóng tại Shante, Hmawbi, Myitkyina, Moulmein, Kutkai, Loi Mwe, Bahtu, Toungoo, Namsang. Ngoài ra, không quân còn được quyền sử dụng tất cả các sân bay dân sự ở rải rác khắp đất nước khi cần, tuỳ theo loại máy bay và các phương tiện ở từng nơi.


Trước khi Hội đồng Khôi phục trật tự và Luật pháp quốc gia cầm quyền, không quân là một lực lượng nhỏ, thiếu quân số, làm nhiệm vụ yểm trợ cho lục quân chống lực lượng nổi dậy với những máy bay tiêm kích cũ kỹ, lạc hậu và máy bay huấn luyện được cải tiến. Khả năng vận chuyển chiến thuật của không quân Mianma rất hạn chế. Việc vận chuyển đường không chiến lược được thực hiện bằng cách chuyển đổi máy bay chở khách dân dụng làm máy bay chở quân. Không quân không có khả năng phòng không.


Từ năm 1988, Chính phủ Mianma chủ trương hiện đại hoá không quân bằng cách mua sắm một loạt máy bay mới, đạn dược, trang bị yểm trợ mới của các nước như F-7 và A-5 của Trung Quốc cho phòng không mặt đất; G-4 của Nam Tư cho chống nổi dậy, máy bay huấn luyện F-6 và máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc; trực thăng vũ trang của Ba Lan và MIG-29 của Nga... Tuy nhiên, không quân Mianma vẫn đứng trước hàng loạt khó khăn: thiếu trầm trọng đội ngũ phi công có kinh nghiệm, có kỹ năng chiến đấu và qua thừ thách; các phương tiện mặt đất vừa thiếu, vừa không đồng bộ, liên lạc giữa mặt đất và máy bay rất khó khăn. Đặc biệt, không quân Mianma còn nhiều bất cập trong việc quản lý máy bay do có nhiều chủng loại mua của nhiều nước khác nhau.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #68 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:29:27 am »

Hải quân

Lực lượng hải quân Mianma có nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra trên sông và trên biển nhằm yểm trợ cho các hoạt động chống nổi dậy của các đơn vị lục quân. Ngoài ra, hải quân còn được sử dụng trong trinh sát, yểm trợ hoả lực, vận chuyển bộ đội và giúp duy trì công việc phòng thủ các trung tâm dân cư, các khu vực có tính chất chiến lược ở ven biển và ven sông. Mô hình này đang được nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của hải quân. Nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát triển kinh tế trên biển, hải quân Mianma hiện nay đang có xu hướng tăng cường và mở rộng nhiệm vụ canh phòng ven biển, tuần tra chống đánh cá bất hợp pháp và bảo vệ các dàn khoan.


Cơ cấu tổ chức của lực lượng hải quân Mianma gồm có 1 bộ tư lệnh hải quân, 5 vùng, 1 bộ tư lệnh kiểm soát, 1 lữ đoàn tàu chiến thuật, 1 căn cứ huấn luyện, 1 căn cứ bảo dưỡng với 13.000 quân (năm 2005); được trang bị 91 tàu, xuồng, trong đó có 71 tàu chiến đấu và 20 tàu, xuồng đổ bộ. Khi có yêu cầu, không quân sẽ chi viện cho hải quân, không có lực lượng không quân riêng của hải quân.


Trước năm 1988, lực lượng hải quân trong Quân đội Mianma hết sức nhỏ bé, chỉ có 4 tàu hộ tống cũ kỹ và các tàu vũ trang, bọc thép nhỏ, được sử dụng cho các hoạt động yểm trợ lực lượng trên bộ trong chống nổi dậy, bảo vệ các ngư trường và chống buôn lậu. Trong khi đó, với địa thế nằm trên vịnh Bengan và Andaman, hải quân Mianma có nhu cầu rất lớn về tuần tra trên biển, chống ngầm và tàu nổi lớn. Do vậy, từ năm 1989, Chính phủ Mianma đã thực hiện chương trình hiện đại hoá hải quân, bao gồm việc mua 3 tàu Figat, hơn 20 tàu tuần tiễu nhỏ, 1 tàu chở dầu và một số tàu tiếp tế (chủ yếu của Trung Quốc). Lực lượng hải quân Mianma đang được cơ cấu lại và khả năng tác chiến trên biển của hải quân đã được nâng lên đáng kể. Quy mô hoạt động của hải quân được mở rộng rất nhiều. Với các tàu tuần tiễu mới mang tên lửa đối hạm và các tàu Figat lớp Giang Hồ đã được chuyển giao, lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng quân đội, hải quân Mianma có khả năng tuần tra ngoài khơi. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đem lại nhiều khó khăn do đội ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan, thợ kỹ thuật hải quân còn yếu và thiếu; một vài tàu tuần tiễu mới tỏ ra không phù hợp với Mianma. Đây là những nhân tố gây trở ngại cho việc phát huy tối đa khả năng của các phương tiện hiện đại trong quá trình tác chiến.

Nghệ thuật tác chiến của hải quân Mianma chủ yếu dựa trên nền tảng tư tưởng quân sự của Anh và Nam Tư, được vận dụng thích hợp với tình hình, hoàn cảnh của nước này. Công tác huấn luyện của hải quân còn rất hạn chế, chỉ có 1 trung tâm huấn luyện ở Syriam (Tanyin) gần Yangun. Sau cuộc đảo chính năm 1962, các sĩ quan hải quân Mianma tiếp tục được gửi đi học bổ túc ở nước ngoài, kể cả ở Anh và Mỹ.
Các căn cứ hải quân chính được xây dựng ở Kyab, Bassein, Yangun, Syriam, Moulmein và Mergui. Một số căn cứ nhỏ hơn và các điểm trú đậu được xây dựng rải rác dọc theo bờ biển và các đảo ngoài khơi.


Ngoài các quân chủng lục quân, không quân và hải quân, Mianma còn có lực lượng an ninh và bán vũ trang gồm cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, dân quân, lực lượng của Bộ Ngọc trai và Nghề nghiệp nhân dân.


Cảnh sát nhân dân có quân số khoảng 50.000 người (1999), được trang bị vũ khí, làm nhiệm vụ cảnh sát dân sự và giúp quân đội kiểm soát những nhóm bất đồng chính kiến. Nhiều sĩ quan cảnh sát cao cấp lấy từ quân đội sang hoặc kiêm nhiệm, vừa phục vụ trong lực lượng cảnh sát, vừa ở trong quân đội. Các đồn cảnh sát được đặt ở tất cả các trung tâm dân cư lớn.


Lực lượng biên phòng được thành lập vào năm 1996, là một bộ phận của quân đội nhưng cũng có khi chỉ là một bộ phận liên kết chặt chẽ với quân đội, tùy theo tình hình thực tế đất nước, làm nhiệm vụ kiểm soát việc qua lại biên giới của nhân dân và lưu thông hàng hoá ở năm khu vực cửa khẩu quốc tế.


Lực lượng dân quân có quân số khoảng 30.000 người (1999). Trong những năm 60, quân số lực lượng này đạt đến đỉnh cao, sau đó giảm dần và trở thành một tổ chức ở làng xã, được chính quyền địa phương sử dụng làm lực lượng tự vệ và trợ giúp cho cảnh sát khi có tình hình bất ổn ở địa phương. Trang bị của lực lượng này rất hạn chế.


Lực lượng của Bộ Ngọc trai và Nghề nghiệp nhân dân có quân số khoảng 250 người, được trang bỉ 11 tàu tuần 1 tiễu ven bờ, 3 tàu tuần tiễu ven biển Swift (Mỹ), 5 tàu tuần tiễu ven biển Carpentaria (Ôxtrâylia). Đây là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho quân đội trong các hoạt động tuần tra trên biển.


Hơn nửa thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội Mianma đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Ra đời do yêu cầu của phong trào giải phóng dân tộc, Quân đội Mianma ban đầu bị quân xâm lược Nhật Bản, sau đó là thực dân Anh lợi dụng. Trải qua những biến cố chính trị trong nước, Quân đội Mianma luôn trung thành với lợi ích của dân tộc, hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, cùng với các lực lượng dân chủ tiến bộ khác, quân đội đã góp phần giành lại độc lập từ thực dân Anh, chiến đấu chống lại các lực lượng nổi dậy, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.


Cũng như quân đội một số quốc gia khác trong khu vực Quân đội Mianma luôn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị đất nước. Đặc biệt từ sau cuộc đảo chính năm 1962, các lực lượng vũ trang Mianma hầu như chi phối mọi khía cạnh đời sống của Mianma. Tuy nhiên, với chinh sách ngoại giao đóng cửa, trong những năm từ 1962-1988, quân đội dù được chú trọng tăng cường (chủ yếu là lục quân) nhằm đáp ứng yêu cầu khiêm tốn về chiến lược chống nổi dậy nhưng thực sự chưa phải là một quân đội mạnh đủ sức đối phó với chiến tranh lớn. Sau khi Hội đồng Khôi phục trật tự và Luật pháp quốc gia lên nắm quyền, Mianma đã nhanh chóng tăng quân số và ồ ạt mua sắm vũ khí nhằm mang lại sức mạnh thật sự cho quân đội.
Logged
nhinrathegioi
Thành viên
*
Bài viết: 1023



« Trả lời #69 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2008, 08:30:42 am »

Từ năm 1989 đến nay, Quân đội Mianma là lực lượng điều hành đất nước từ trung ương xuống các bang (khu), huyện (quận), xã (phường). Lãnh đạo quân đội đồng thời là lãnh đạo đất nước. Thống tướng Than Xuề - Chủ tịch Hội đồng Hoà bình và Phát triển quốc gia đồng thời là Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang.
Trong những năm gần đây, Quân đội Mianma rất chú trọng đến việc xây dựng các học thuyết và chiến lược quân sự nhằm xây dựng và phát triển quân đội theo hướng chính quy và ngày càng hiện đại. Trước đây, học thuyết quân sự của Mianma luôn bỉ chi phối bởi các yêu cầu an ninh trong nước là chính. Hiện nay, các lực lượng Mianma bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến vai trò phòng thủ thông thường. Chiến lược quân sự được xây dưng trên cơ sở nhiệm vụ giữ vững sự thống nhất đất nước, bảo vệ chủ quyền và chống mối đe doạ bên ngoài.
Trước năm 2001, nhiệm vụ của Quân đội Mianma chủ yếu tập trung vào việc ngăn chặn, trấn áp hoạt động vũ trang của các nhóm dân tộc thiểu số chống đối. Từ năm 2001 đến nay, Mianma chủ trương cải cách quân đội, nâng cấp và mua sắm vũ khí trang bị, tăng cường huấn luyện nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, chuyển từ nhiệm vụ trấn áp các cuộc nổi loạn trong nước sang bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững ổn định liên bang, dân tộc, góp phần phá thế bao vây, cấm vận kinh tế của Mỹ và phương Tây.
Để thực hiện chủ trương trên, Mianma đang đẩy mạnh cải cách quân đội, trong đó tập trung vào không quân và hải quân, tăng cường mua sắm vũ khí, trang bị cho phòng không, pháo binh, nghiên cứu mua các tàu mới cho hải quân.
Hiện nay, Mianma tiếp tục xây dựng quân đội theo hướng gọn, nhẹ, tinh nhuệ, đủ sức gánh vác trách nhiệm đảm bảo sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ liên bang, đè bẹp các phe, nhóm, tổ chức đòi ly khai trong nước, đặc biệt là các phần tử câu kết với thế lực bên ngoài; nâng cao vị thế quốc gia trong khu vực, xây dựng khả năng tự chủ trong một số lĩnh vực công nghiệp quốc phòng...




Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM