Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:31:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mẫn và tôi  (Đọc 93688 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #20 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2007, 09:17:48 pm »

Chị Tám là cán bộ huyện. tên là Giàu nhưng lại nghèo nhất trong số các chị em cán bộ hay lui tới Tam-sa, tôi nghe nói vậy. Chị có đủ những nét của các chị lấy chồng ba ngày, đợi chồng mười năm: vẫn còn nguyên những cử chỉ e ấp, điệu cười mắc cỡ che miệng, dáng đi óng ả của cô dâu mới năm xưa, trong khi tóc rụng theo lược đã hơi thưa trên trán, má bắt đần nhám và hóp, chỗ lúm đồng tiền tròn xoay dấu chấm đang ngã dần thành dấu phẩy- về sau sẽ hoá ra ngoặc đơn hay ngoặc kép – mắt bớt trong và đuôi mắt đã hiện nhiều vết khía li ti. Mỗi ngày một ít, chị lặng lẽ hi sinh cái hạnh phúc làm vợ, dâng hiến nốt cái quãng đời có thể làm mẹ cho nghĩa lớn. Chị thương chung anh em bộ đội với cái bao dung của người chị thương lũ em chồng vừa ngoan vừa quấy. Lứa trai trẻ chúng tôi hay đùa ác, thích trêu những sự “ mai sau thống nhứt nước nhà, áo đen làm chị áo đà làm em “, nhưng rất hiểu và phục các chị. Chúng tôi hay bàn đến một loại huân chương Chung thủy dành cho những người chị đang phá tất cả các kỷ lục về tình yêu son sắt.
Duy Hảo ngồi xem một xấp thư, mặt tỉnh khô, ra vẻ “ tao né một bên rồi đó “. Khi nghe tôi nói với chị Tám kha khá, cậu mới chen vào :

- Cô là Phan Thị Mẫn ở Tam-sa, đúng chớ ?
- Dạ.
- Có thơ của Út Hòa gởi.
- Thiệt hả anh? Đâu?
Mẫn vừa kể đã cho hai em đi xa vùng ác liệt ít lâu, lớn thêm chút nào hay chút ấy trước khi về cái xã từng giờ xô xát của mình. Ba Tâm làm giao liên cho huyện, được việc lắm, bị cái nhác học. Còn Út Hòa mới mười ba tuổi, khai lập lờ theo tuổi ta là mười bốn, đã được vào lớp cứu thương của tỉnh, nhờ học khá nên các ảnh cho theo tiếp lớp y tá bốn tháng. Đọc lá thư em gái – bì, giấy chữ đều và nhỏ xíu - Mẫn cau mày, rồi chớp chớp mắt, rồi chớm cười bên mép, khi đưa thư cho chị Tám mới cười hẳn:
- Chao, miếng giấy bằng bàn tay mà hết ba phần tư xã luận ! Nó hằm hằm về xã, không chịu ở lại bệnh xá, mà nói y cái giọng bà già dạy nàng dâu, kính thưa chị !

Chị Tám ỡm ờ:
- Thì bắt chước chị nó chứ ai bày !
- Em mà bà gia ?
- Không bà gia cũng quá cha dì ghẻ. Anh Thiêm nhớ không, dạo xưa hễ nó gặp anh là mặt cứng như gỗ, nói lạnh như đá, phải chưa ?
Chúng tôi cười rân. Mặt Mẫn đỏ tía mà chị Tám chưa thôi :
- Cứ như mặt trời mọc như vậy mới dể coi chứ. Anh thấy bây giờ nó xinh ra, nó trẻ người trẻ nết. .. .
- Lạy bà cho con sống với !

Mẫn giúi chị một cái nên thân .
Đã hết máy bay. Hảo nháy tôi, bàn đi bộ một quãng cho dẻo chân. Hình như chị Tám với Hảo cố ý dắt xe đi trụt đằng sau. Mặc kệ. Tôi nói nữa đùa nữa thật :
- Cô .. bí mật số một đó nghe.
- Bí mật?
- Cô lạ lắm. Muốn trẻ thì trẻ, muốn bà cụ non cũng hóa bà cụ liền, chị Tám nói đúng. Khi thân thì thân, hễ làm mặt lạ với nhau. ..

Tôi chợt bắt gặp nét buồn đến rất nhanh khiến mặt cô gái tối sầm. Buồn, không phải giận. Đôi mắt rất đen ngước nhìn tôi, lại nhìn xuống đất. Vẫn đôi mắt muốn kể gì đấy mà tôi không hiểu. Mẫn xoay đòn gánh đổi vai, ngập ngừng :
- Hồi nào anh về làng em lâu lâu . . Chuyện hơi dài ..thôi để sau đã.
Tôi hối đã làm Mẫn mất vui, mà vẫn không hiểu gì hơn về cô bạn. Bạn chiến đấu thôi, tất nhiên.
Đến ngã tư chợ Ngọc-nha, chúng tôi rẽ hai hướng. Tôi bắt tay Mẫn, đọc trong mắt Mẫn một lời gì như cầu cứu hay đòi hỏi. Có thể tôi lầm. Con trai chúng tôi dể lầm bởi hay đoán đằng sau những đôi mắt đẹp chỉ có những ý tình đẹp. Mẫn cười lần nữa, hơi ngượng. Tôi ngắm hàm răng trắng bóng và nhỏ đều, nghĩ đến cái tên Ngọc-nha ai khéo đặt, và chỉ nghỉ bấy nhiêu.

Đến phiên tôi đạp. Duy Hảo ngồi sau, lên tiếng cà rà :
- Ê, hàm, bây giờ mới gặp ma ăn giổ. Nàng là người có đôi mắt huyền của công chúa Ả- rập, ừ rât Ả-rập. Thân thể đẹp như vũ nữ ba-lê. Vui ra vui, cũng mau hờn tủi khi chàng đóng vai Đạo Đức Thiêm hơi kỹ. Cây mới ươm phải bón phải rào. Tao rào cho nàng một bí danh rất bí là Sê –hê- ra –đát*, xin tặng mày ít chục giấy hồng thơm, bì thơ có hình bồ câu và tim các cỡ to nhỏ. ..
- Tầm bậy ! Quen sơ sơ thôi.
- Chàng là kẻ đa nghi, nhớ câu tin bạn mất vợ. ..
- Vợ thiên hạ, vợ của tao đâu mà mất !
- Hỏi thiệt nghen, mày giấu mày chết: tao giới thiệu cho mấy thằng còn mồ côi vợ ở bệng xá, mày ưng không?
- Rất ưng. cần thì tao thuyết giùm cho. Cô này tốt lắm mà tánh nết không hợp với tao, xin kính nhi viễn chi thôi.

Hảo cụt hứng không vặn thêm nữa.
Cậu ta mới lên vùng giải phóng chưa đầy một năm mà đã quen đất quen người ghê. Đến chợ Cây-sanh, Hảo kéo tôi vào quán mì Quảng « ngon nhất trong mười cây số bán kính « , hỏi các món, gắt anh chủ quán bằng cái giọng người nhà :
- Thú cao lâu Hội –an mà đặt tên phở xào thập cẩm là bắt chước dại ! Cho hai tô coi thử. Ừ, bia « băm ba « , hai ly pẹc-nô. Mày uống pẹc-nô hay quăng –trô ?
- Thôi đừng quăng tao xuống ruộng !

Tôi bông lơn để tránh nói rằng tôi mù tịt.
Đời sống thành phố cũng lạ : một người đói lả ngồi bên một kẻ khổ vì thừa mỡ, đùi sát đùi trên tàu xe mà vẫn nguyên vẹn hai thế giới riêng. Hồi ở Đà - nẵng tôi hay mắc vào một bi kịch nhỏ. Bị cơn đói hành hạ sau buổi đạp xích lô, không dám ăn vặt vì bầy con ông cậu chưa đủ no, khi phải ghé nhà Hảo tôi rất sợ cái mùi xào nấu thơm lừng làm nước bọt ứa đầy miệng. Tôi chỉ bấm chuông hai lần bốn tiếng như đã hẹn, đứng bên cổng dặn Nga việc gì đó cần làm, xong chuồn gấp về nhà kiếm ít cơm cháy. Mộng Nga không bằng lòng, nhưng chỉ thấy tôi hơi tỏ vẻ « ly kỳ rùng rợn », làm sao hiểu được bụng dạ của người thiếu bữa.
Hảo thổi bọt bia, cười cười :
- Uống bia mới, nói chuyện cũ. ..Mày nghĩ kỹ chưa ?

Tôi nhớ. Năm ngoái, Hảo tìm gặp tôi ngay sau khi ra vùng giải phóng Quảng – đà. Chúng tôi mừng lắm, buộc võng nằm ngoài vườn, uống bia và rủ rỉ suốt đêm. Hảo ngạc nhiên khi biết tôi là trung đội trưởng. Cậu hỏi rất thật :
- Hay mày bị phốt gì lên chậm ?
Tôi chẳng có gì nổi bật, nhưng phốt cũng không. Hảo đắng đo lâu lắm, khi sắp ngủ mới thấp giọng :
- Tao chân ươt chân ráo, mới vỡ lòng làm cách mạng. Hễ mày không giận thì tao góp bậy một câu... Ai quen mày cũng phục mày thông minh, nhiều tài. Mới lớp bảy mà đã dịch được tiếng Pháp tiếng Anh, biết cả chữ Hán, thêm nghề thợ gia truyền nữa. Con Nga tới tiệm hình, thấy mày cãi róc róc với tụi Mỹ, tụi Gia-nã-đại, nhờ mày dịch mấy bài nhà trường đều ăn điểm cao hết, nó tôn mày làm thầy không bằng cấp. .. Yên, yên, tao nói hết. Chắc sai chính trị hả? Mày lại theo cách mạng suốt bấy nhiêu năm, từ hồi hiệu đoàn đến giờ, cực thôi là cực, sao tới nay... vậy đó... Dốt mà hư một cây như thằng Lãng ghẻ ruồi, đi võ bị Đà-lạt, tháng trước ghé qua tao thấy đóng lon thiếu tá rồi. Không, tao không cho các ông trên đánh giá mày sai. Tao tiếc mày chọn nghề không hợp, dùng tài không đúng chỗ, mày xếp hết mọi thứ giỏi để đi cầm súng, thiệt uổng.

Tôi muốn kể thật cặn kẽ vì sao tôi cố xin nhập ngũ, được vào bộ đội thì cố xin ra trận, nhưng rồi chỉ cười dài. Quả thật cái triết lý sống là điều nói ra dễ chạm nhất, dễ có vẻ thầy đời nhất, bởi những chữ lớn cho Tổ Quốc, giai cấp, căm thù, anh hùng, đọc chỉ mất vài giây mà học trọn một đời chưa hiểu hết nghĩa. Hảo và tôi đã nối nhau bước vào trường đại học của cách mạng, mổi đứa một khoa, cầm súng hay cầm xơ-ranh đều tốt nghiệp thành con người mới... Tôi gói gọn tất cả vào một ham thích riêng cho xuôi tai Hảo, và tôi không nói dối. Tôi mê bộ đội lâu lắm rồi, từ khi lũ trẻ chăn trâu chúng tôi ùa theo níu tay các anh mặc xi- ta xám kéo qua làng... không, lâu nữa kìa, từ khi chú bộ đội đeo ba-lô trước ngực để dành lưng cõng tôi dọc đường Gò-găng ra Bồng Sơn, luôn miệng dỗ : « Nín cháu, nín, tàu bay nó nghe nó bắn « . Cái mẫu người ấy in sâu đến nỗi khi nhớ lại những anh tốt bụng mà tôi gặp hồi nhỏ, tôi đều mượng tượng thấy họ mặc quân phục. ..
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2007, 09:22:42 pm »

- Kìa Thiêm, uống đi mày ! Buồn ngủ cứng mắt rồi à ?
Tôi trở về với phút đang sống. Cái phút rất thú vị: tô cao lầu đứng trụ bộ ở giữa, chia bia và ly rượu thơm yểm hộ hai sườn, tôi đang đói ngấu. Tôi ăn, khen ngon. Hảo gọi làm tiếp, tới đợt ba, sẽ chuyển qua phở gà. Tôi chợt hết thấy ngon. Hôm tôi đi, xê mình đã cắt người tìm chỗ dọn rẫy cũ, trồng sắn. Đơn vị đông hễ kéo lên núi là lo chạy ăn chật vật, địch rải chất dộc nhiều hơn trước, anh em kiếm củ sắn ghế không? - Vớ vẩn , ai khiến mày lo đời vậy - Mót sắn ở rẫy cũ, phát cà gai rách tay rách mặt, đào thật là sâu, lôi lên được ít củ to nhưng lại toàn sơ là sơ, sắn ăn nhả bã – Thì mày chung đói no với anh em đã lâu, ăn vài bữa ngon đã sao, đồ gàn!
Một cậu Hảo trong tôi đang bực với thằng Thiêm lẩm cẩm. Thằng Thiêm không cãi chỉ nhớ thôi, nhớ cồn cào. …

Tôi không nhớ riêng cô gái nào. Tôi biết tính mình đã yêu thì say, na ná như những ai chưa hề bị sốt rét thường bị cơn đầu tiên rất nặng, nên cố hoãn cái thứ tình cảm đáng ngại ấy đến quá tuổi ba mươi cho đỡ vướng bận. Mãi cho đến nay tất cả thương nhớ của tôi vẫn chỉ gồm hai mảng lớn. Một là gia đình họ hàng, với má tôi ở giữa. Những người bạn đường dài hợp thành mảng thứ hai, ở đó anh Ba-tơ nổi lên như tảng đá sù xì, thêm chú Dé, Dư, Mẫn, Mộng Nga, có ba cô du kích Quảng-ngãi được xê mình gọi lóng theo màu da là Út Bông, Út Than, Út Nghệ… Sau chuyến đi dài từ Tam-quan ra đến Tam-kỳ, sao tôi bổng nhớ xê mình buốt ruột đến thế ?

- Hảo hả? Phải Hảo không?
Một anh mặc bà ba xám chợt xấn xổ đi vào, túi dết đầy căng nẩy trên mông. Anh thở phì phò , quạt cái nón mới đến đứt chỉ rắc rắc, hỏi dồn :
- Có xăng không? Mượn gấp vài ba can, làm giấy đàng hoàng, mươi bữa nửa tháng mình trả...Thì xăng chạy máy chớ, đâu phải xăng đổ bật lửa

Hảo rót bia mời anh cán bộ kinh tế cười :
- Nhè thầy thuốc mà hỏi xăng sao ông ?
- Thì lâm bệnh phải bái tứ phương, thần nào nghe thần nấy giáng ! Mới giải phóng năm bảy cái thị trấn mà đã lắm vấn đề,tới khi làm chủ Đà-nẵng, Tam-kỳ mới búi to. Cối xây cối giã của đồng bào quanh chợ để mọt ăn hết, mình phải giữ cho máy xát gạo chạy đều chớ. Máy bơm nữa nè, đội chiếu phim sắp về…
- Ờ, ờ, nghề nào khó nấy. Ngang lưng thì cõng gói hàng, đầu đội phiếu xuất vai mang chứng từ. ..

Tôi ghẹo một chút chơi. Anh kinh tế được dịp khoe thêm rõ nhiều rằng cái thời gởi hàng trên lưng qua rồi, giờ phải tính bằng xe bằng thuyền kia. Anh than thở, nhưng cặp mắt cứ lóng lánh như một bà mẹ đang kêu nuôi bầy con cực ớn, đậu sởi đủ thứ mà sao tụi nó cứ lớn phổng lên chẳng biết.
Máy bay địch vẫn cứ ồn từng hồi. Không cần xem cũng nhận ra trên đầu có ba tầng địch. Trên cao là tụi thần này ma kia đi đánh vùng xa, luồn hối hả qua các cụm mấy trắng và tảng mây đen, một bầy cá niên trốn lưới chạy ngược lòng sông đá. Máy bay tải và trực thăng chiếm từng giữa cùng với số chiếu đấu cánh quạt của ngụy. thấp nhất là những cặp tàu rà quanh năm dòm ngó. Máy bay tăng vọt so với năm ngoái. thế nhưng cuộc sống trong vùng ta cứ ngồn ngộn, sôi sục trào mãi về hướng Đông. Bước ngoặc lớn của cách mạng miền Nam đã hiện ra trước mắt, ngụy đang rã, Mỹ sắp vào, có thể kéo theo một lần rẽ ngoặt nữa trong đời tôi nếu như anh Ba Tơ đóan đúng, biệt phái rồi từ biệt xê mình đi luôn. Đã rẽ thì không thấy gì đằng sau. Đành vậy con chim ra ràng ắt phải rời tổ thôi, phải tự làm quen với gió lớn và chân trời mở rộng.

Chúng tôi dắt xe ra đường, đạp thong thả về chợ Minh-huy.
Cái ngày rộn rực này còn dành cho tôi một lần gặp nữa. Gặp người không quen . Đang đi bộ qua mộ quãng đường viền chông, tôi chợt để ý hai cái bóng áo trắng quần đen , môt lớn một nhỏ, từ trong xóm chạy tuôn ra bờ ruộng. Người đến trước là một chị khoảng ba mươi, dừng lại ngó tôi trân trân, rồi quay đi nấc dồn. Em gái tới sau gắt hổn hển:
- Mẹ cái rổ đâu ? Con biết... không phải là cha mà...

Người mẹ cãi ấp úng , rất khẽ :
- Mày thấy mặt cha mày hồi nào đâu. ..
Hảo cười. Tôi không cười được. Cháu nhỏ tinh hơn mẹ, thấy tôi trẻ quá, còn mẹ cháu vẫn nhớ mặt chồng hồi mới cưới nhau. Những người thân không bao giờ già đi trong lòng ta, họ chỉ già đi khi ta gặp lại. Cũng khó hiểu vì sao sau phút nao nao đã lặp lại nhiều lần ấy, tôi không nhớ về xê mình mấy nữa, mà sốt ruột muốn mó ngay vào việc mới đang chờ.


-------
*) Sê –hê- ra –đát: tên 1 hoàng hậu trong truyện cổ Ả -Rập
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #22 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2007, 09:24:04 pm »

Chương VII


Tưởng ai xa lạ, té ra đứng đầu H.68 là anh Điển béo lùn, trung đoàn trưởng, thầy cũ của tôi ở trường cán bộ trung đội. « Quảng –nam hay cãi « lời xưa chẳng biết đúng sai, chỉ biết anh cán bộ Quảng- nam này thích xốc xới chung quanh mình những cuộc tranh luận thật hăng máu, rồi lim dim cặp mắt ngồi nghe, từng lúc chêm câu khích đột ngột như ông châm hay vặn ngược một lẽ xem chừng rất vững.
Mới đến cơ quan được một đêm, sáng sau tôi xa vào một chầu « đại lý sự « như vậy.
Mỹ đổ bộ Đà-nẵng.

Hơn chục ông bạn phái viên, cũng là dân tứ xứ mới về như tôi, lập tức đổ bộ vào chổ làm việc của thủ trưởng, một cái miếu ở góc xóm. Nghe đọc xong hai bức điện của quân khu, một loạt tin từ các đài và các hãng thông tấn, chúng tôi mới phát nhé, phát vô số cái biểu ngược nhau. Anh Điển vẫn cười đóng vai ông thợ đốt lò.
Tôi xúc động ít thôi. Bên cạnh số quân ngụy còn hơn nữa triệu, tôi cho vài chục ngàn tên Mỹ kéo vào chỉ đủ dấm ớt, chẳng khác đám lính mang cờ hiệu chạy quanh sân khấu khi vở tuồng sắp dứt, cổ máy bay tàu chiến đánh thêm mấy hồi chiên trống trước phút hạ màn. Rất có thể chúng chiếm vài mảnh đất ven biển lấy chỗ cho tụi ngụy chạy xuống tàu. Có thể sau khi mất hết miền Nam chúng vẩn níu lấy năm bảy cái căn cứ ỳ thân xác mà cò kè với ta. Đánh Mỹ chỉ mêt khoãng bom đạn, chứ tụi bị thịt ấy ra cái gì. ..
Nhiều ý kiến bác tôi. Mỹ se trút sang nữa triệu quân, một triệu, nhiều nữa. Chiến tranh lan ra hai miền, sẽ tràn khắp Đông Nam Á, thế chiến thứ ba sắp nổ. .. Đủ các quẻ bói động trời !

Anh Điễn nhét cái ống nghe máy thu thanh vào một tai, vừa lượm tin mới vừa theo dõi chúng tôi, tay lại sữa cái đèn ve rượu bạc hà, làm ba việc một lần. Khi bị anh em buộc phải “ tỏ thái độ “, anh mới đủng đỉnh xé làm tư tờ giấy đánh máy, quấn điếu thuốc rê to bằng đuốc, thở đủ ba khói mới chịu mở miệng :
- Mình mù tịt. Thiệt chớ.
Chúng tôi bật cười.
- Nãy giờ các cha xúm vô bẻ gãy cái chiến lược toàn cầu của Mỹ, nghe thiệt sướng lỗ tai, chỉ có đôi chổ mình chưa hiểu. Cậu Dõng nè, cậu nắm kế hoạch nhà Trắng cách sao mà biết nó đưa vô một triệu ? tay Trà cho nó xài mười vạn là hết mức, chắc không ? Mình chỉ biết cắn cưa một điều là Mỹ không chịu nhả miền Nam, bấy nhiêu thôi.

Cái anh vậy đó, giả bộ ngờ nghệch mà sâu gớm !
- Mình lo lắm. Sắp đánh thằng mỹ bằng xương bằng thịt rồi mà chưa hiểu gì về nó cã. Người nói nó ba đầu sáu tay, người tả nó như cục thịt thừa, nghe loạn ù. Cha nào biết bày giùm cho chút. Tư Thiêm, lính Mỹ nó công tử bột thế nào hả cậu ? Biên chế, huấn luyện, trang bị, tư tưởng, tác phong. .. Kể mình nghe đi !
Chúng tôi mới đọc vài tài liệu chung chung , nghe lỏm một số nhận xét rất chiến lược về quân Mỹ mà đã tán phét tràn cung mây. Bị vặn tréo bản họng, chỉ việc ngó nhau cười trừ.
- Bây giờ ta ừ với nhau vế thứ nhất : Mỹ vô bao nhiêu cũng đánh, đánh phải thắng, thắng cho ta và cho cã thế giới nữa. Còn cái vế sau thì treo đó đã : quân Mỹ ra sao, đánh Mỹ cách thế nào cho ngon ? Cã nước cùng tìm câu trã lời, có điều tụi mình lãnh việc nghiên cứu thì phải chia nhau đi tìm trước. Ưng chưa nè ?

Còn phải nói !
Sau hai ngày bàn cách làm việc, tôi rời H.68, không đi Đà-nẵng mà ngược chiều về phí Nam. Số phái viên ra Đà-nẵng khá đông, vùng An-tân còn thiếu người theo dõi. Quân ngụy đang xây sân bay và bến cãng trên bãi cát dài nối liền hai tỉnh Nam-Ngãi, lót ổ sẵn cho Mỹ vào đống chốt. tôi mang theo sáu trang đánh máy đầy những câu hỏi hóc búa, mới đọc đã tháo mồ hôi hột. Đã vậy, các cậu khác còn trầm trồ :
- Mày sướng đã đời, biết tiếng Mỹ, hốt được tài liệu hay bắt tù binh là ăn xổi được liền. tụi tao vốn liếng chỉ có một tiếng ô-kê, chưa biết cạy gỡ sao đây !

Đã thành lệ, trong giờ đầu của chuyến đi các chú giao liên rất nghiệt ngã đối với khách lạ. càng nhỏ càng làm nghiêm, cái nghiêm phải đủ để bù vào chổ thiếu cân thiếu thước, tạo được sự bình đẳng giữa mười lăm và ba mươi tuổi. Dần dà các chú phải cho phép mình dễ tính hơn một chút nếu khách không ỷ lớn cãi liều, không mắc cái bệnh đáng ghét là bệnh chủ quan, không quá ngờ nghệch khi gặp tàu bay hay giặt nằm kích. Các chú xuống thang từng bước, đề bạt khách lên tầng nấc, tới cuối quãng đường mới biến thành chú cháu hay anh em.

Chú em tự xưng là Hùng Cường này cũng y vậy. Tôi nhìn hai cặp chân tay lòng khòng chưa có bắp thịt, đôi lông mày rất rậm, nhận ngay ra là Ba Tân em cô Mẫn, cứ im xem chú làm ăn ra sao. Tâm không nhớ tôi, dạo lụct chú chỉ thoáng gặp tôi vài lần, bộ đội lại đông hao hao giống nhau.
Chúng tôi đi trong vùng giải phóng đang sùng sục hừng hực với cái tin Mỹ đổ bộ, như lửa đốt rẩy gặp mưa bóng mây. Bà con cứ níu tôi hỏi về lữa đoàn thủy quân lụch chiến vừa vào Đà-nẵng . Tâm không bằng lòng, nhưng thấy tôi đối đáp trôi chảy lạic ó vẽ nể hơn. Chú bắt đầu cho biết rằng cánh Bắc Tam-kỳ “mở ra “ mạnh hơn cánh Nam, rằng chị bánh bèo nhân tôm ở chợ Cây-cốc tăng giá đến ba đồng một chén là phạm chính sách nặng , rằng thôn Một Sa tức làng cá sống sót đến nay là nhờ bộ đội cứu hết . Đến đây tôi phải cãi : bộ đội chỉ cứu hơn tám chục người, chính Ba Tâm cũng chèo bè chuối đi với bà con đấy thôi.

Tâm há miệng một lát rồi reo :
- Chết, hèn gì . .anh thiêm mà em ngợ miết. sao hồi nãy anh không nói ?
Tâm trách mãi chỗ này, làm như nếu biết tôi từ đầu chú đã cho tàu bay giấy chở tôi vèo cái đến ngay.
Tôi nghe Tâm kể lu bù chuyện mới chuyện cũ về quê mình, đoán chừng phải trừ hao tới năm chục phần trăm bốc đồng thì còn đúng sự thật. Phong trào Tam-sa lên nhanh lắm, khí thế lắm, có điều “ bị kẹt cái khâu cán bộ”. Kẹt ra sao tâm chẳng biết, tâm chỉ nghe lỏm bác Bảy nói vậy ; Thím Chín bàn rút chị Hai Mẫn về làm thường vụ phụ nữ huyện mà bác không chịu, nhắm trước sau chị cũng phải gánh cái bí thư tam-sa. Tôi giật mình khi Tâm ném cho út Hoà một lời phê chí tử : “ nó học khá mà đạo đức tồi “, sau mới vở lẽ là cô em quá mau nước mắt và sợ máu. “ Cứu thướng gì nó. Ra trận chắc các anh bị thương phải dổ nó nín, cõng nó về ! “. Riêng Ba Tâm cũng có một tâm sự rất sâu kín mà ai cũng rõ : chú ngán làm giao liên, muốn đi bộ đội chủ lực, không cũng về làm du kích làng Cá. Nhưng chú lại đang được hi đoàn cơ quan thử thách, chú sợ năn nỉ xin đổi viêc thì sẽ khó vào Đoàn. Éo le cái chổ đó. Chú thở dài não ruột : “ Chị Hai giấu mà em biết, chỉ sợ em chết thì họ Phan mất nòi, phong kiến thấy bà ! Nghe Mỹ sắp vô An-Tân, em ngứa đánh quá. Tam-sa ở sát bên hông Mỹ, ưu tiên đánh Mỹ sướng nhứt, còn bắn tụi ngụy thì ra cái gì. ..”. Chú nhổ nước bọt toánh một bãi vào nửa triệu quân ngụy đầy mình súng đạn.
Tôi càng đi càng náo nức
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #23 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2007, 09:25:43 pm »

Như con tàu xuyên vũ trụ, tôi đã rời khỏi sức hút của Bình Định và xê mình. Đang lao mổi lúc một nhanh về Tam-sa, về mảnh đất mang cái tên làng Cá lạ tai- cá mà lại chết đuối ! tôi không nhớ làng Cá như nhớ những xóm đã nuôi tôi suốt một mùa cày cấy hay luyện quân, ở đó tôi thuộc đến tên các cháu trong nôi và nhắm mắt đi cũng trúng ngõ. Làng Cá ở lại trong tôi chỉ bằng mấy nét chấm phá, nhưng mấy nét ấy được khắc bằng con dao lửa của cơn đao dữ dội. Trên khúc đường rẽ vào làng, tôi bước hẳn trong kỷ niệm, như đôi chân xốc lên những lỗ cát trắng nằm dưới lớp cát ướt sẫm màu sau cơn mưa nhỏ. Tôi đi thẳng vào đình làng, muốn ôm hôn chung một lần bấy nhiêu người thân gặp lại, đợi qua cái phút lồng ngực đầy ứ khó thở.

Ngôi đình có người mà như bỏ hoang. Không một tiếng động.
Người ngồi bàn giữa, ngay dưới cờ Mặt Trận và tấm băng lớn, là anh Tám Liệp chủ tịch xa. Vẫn khuôn mặt dài dưới tóc hoa râm, dáng người cao lớn rât “ có thớ “. Anh đeo kính trắng, đang viết. Quanh bàn bên phải có ba người cặm cuội tính sổ. Một người ngửng lên, nhận ra tôi gật đầu cười, cúi xuống. Đó là anh ba Thấn với cái trán dồ và ngắn, bộ tóc úp nồi đất. Dọc cái bàn dài bên trái có anh Quì và một ai đó nữa, đều bận đọc và ghi.
Tôi lúng túng lùi lại, ngó quanh không thấy cái ghế nào, ngồi luôn xuống bậc cữa ra vào, rút khăn lau mặt. Ba tâm đến chổ anh Quì, giao mấy cuộn báo, xấp bì thư, đưa riêng hai tờ giấy đánh máy của H.68 và huyện đội giới thiệu tôi là phái viên. Anh này vào sổ từng bì một, xếp riêng ba công văn có lẽ khẩn và mật, đặt giấy của tôi lên trên đem đến bàn ông chủ tịch. Qui củ đấy anh Liệp nghe rỉ tai, liếc ngược lên nhìn tôi trên cặp kiếng lão, gõ gõ cây bút máy, lại viết. Bộ máy chính quyền ở nơi gần địch này vẫn làm viêc nghiêm chỉnh, rất hay. Tôi luôn luôn trọng những người đang bận việc. tôi xoay đầu ngắm chung quanh đợi gọi.

Cái lỗ thủ pháo đánh toác nền còn kia, trũng hình lòng chảo. Mái đình vẫn lổ chổ những dấu pháo chụp. À, đúng rồi cái mảng trống có cây mè bắt nắng kia nơi bà mẹ Mẫn dở ngói, buộc cái thúng dựng thằng cháu. Chao , tôi muốn bồng thằng nhỏ quá, coi nó lên cân nhiều không. Mẫn khoe nó bụ và khôn lắm. Tôi muốn rảo một vòng quanh xóm quá.
Nửa giờ, một giờ, một giờ rưỡi. Ông chủ tịch chỉ ngẩn lên để rút một điếu Bát-tô trong túi tài liệu châm lửa, lật một xấp giấy dầy, bắt đầu đọc. Có cái gì không thường trong lối đón tiếp lạnh ngắt này. Tôi ngờ ngợ khá lâu, chợt nhớ ra là thư ngắn mà tôi gởi anh Bảy quai nón trước khi rời tam-kỳ. Bận quá, tôi chỉ viết sơ sài rằng ở Tam-sa có vài đồng chí ít bám dân, hình như nội bộ lủng củng sao đó. Bấy nhiêu thôi mà bị đối phó ư ? Đừng nóng , đừng nghi bậy, hãy cố giữ niềm thương hồ hởi đã cuốn tôi đi gấp về đây. ..

Ông chủ tịch cầm giấy của tôi lên, sửa kính, xem nhanh. Ông vẫy anh Quì lại nói nhỏ, rồi nói to với tôi :
- Đồng chí thiêm à. .mời đồng chí về nghỉ tạm nhà bác Mười, lát nữa chúng tôi trao đổi.
Tôi xốc ba lô theo anh Quì chưa hết ngạc nhiên. Ngôi đình chết lặng này, cây đa mất màu tươi non, những bộ mặt bị quấy rầy, hình như tất cã đều phủ một màu sương khói, đuợc dựng lại bằng sương khói không thật.
Anh Quì đi thẳng đến cuối xóm, hất hàm về phía một cái cổng, dặn chúng tôi vào nhà ông thầy Mười mà đợi, bỏ đi luôn. Ông mười tóc trắng như cước và râu đen lánh, đang nhậu một mình trên phản giữa. Ông túm vai tôi lè nhè :
- À, anh giải phóng. Ngồi , ngồi đây, làm một chén cho tửu năng hành huyết. Ngó mặt thấy quen quen, am2 thôi trước lạ sau quen. .. Ông về lo chuyện đánh Mỹ chớ ? Mỹ tới xứ mình nói ô-kê, ô-kê. Thuốc gì cũng không qua khỏi ô-kê nhứt chích hầm nhừ. Ô tu hắc phát, xỉ lạc tái sanh. mỹ nó biết vậy mới nhào vô. .. Thiếu gà đen mà đem anh lưon nấu cháo cũng là buộc lòng, vô ô-kê mới đụng thiện ngư. ..

Tôi nhờ Ba Tâm đi tìm anh Tư Luân và cô Mẫn. Văn phòng huyện nói anh Bảy quai nón cũng đang kiểm tra các xã chung quanh đây, tôi nên gặp. Gượng ngồi gốc phản một lát, tôi đi tuộc ra sân để ông già say nói chuyện với cái ba-lô. Tơí đầu ngỏ tôi đứng thừ một lát lại quay vào : ông chủ tịch có thể đến khi tôi đi vắng. Ong Mười đang cố giảng cho cái ba-lô hiểu rằng Mỹ chiếm Cao-ly bởi thứ sâm Cao-ly hạp với tì vị của nó. Chán ngấy. Tôi xách luôn ba-lô và bao gạo xuống bếp, soạn các thứ ra nấu cơm ăn, cơm nắm.
Ba Tâm về, buồn thin :
- Em không gặp ai hết. Chú Tư đưa bác Bảy xuống vùng cái hôm qua, chị Hai dời kho bí mật, anh Ri thôn đội mắc cài mìn. ..
Tôi vần cái ăng-gô cơm, kéo Tâm đi thốc ra đình. Nười biến hết, chỉ còn tay Quì đang gỡ băng cờ. Cậu ta quay mông ra tôi, ngậm kim băng trong miệng, hỏi mãi chỉ buông vài tiếng lùng bùng. Tôi nổi khùng :
- Đồng chí lại đây !
- Làm gì mà !
- Lại đây !

Tôi rút hai tờ giấy giới thiệu đập xuống bàn, gằn giọng :
- Tôi cần kiểm tra công tác quân sự của ủy ban Tam-sa, ngay lập tức. Đồng chí nào sẽ báo cáo ?
- Đâu còn có đó, bác tám dặn anh đợi. ..
- Tôi không biết chú bác nào hết. Ai báo cáo ?
- Dạ, để em sữa soạn cơm tối, chỗ nghỉ. ..
Tôi suýt cười phì khi cậu ta đổi giọng rất nhanh, hai tay xoắn vào nhau như sắp vái. Lạ thật các bộ Tam-sa. .. Cậu nằn nèo mấy câu nữa về chuyện ăn ngủ, làm như tôi chỉ hạch để đòi chất tươi, rồi thú thật là bác Tám đã “tạm lánh “ lên Tam-trân, đây địch hay đánh úp lúc mờ sáng, lại có tin mai địch càn lớn. Tôi hết cáu, nhưng sẳn giọng mới ăn thua :
- Địch càn thì ủy ban chạy mất xứ, đúng vậy không ?
- Dạ còn xã đội lo đánh chớ. Để em đi tìm. ..
Quì ôm cuộn băng cờ, tất tưởi ra cổng đình. Tâm lắc đầu :
- Ba trợn ba tráo chứ tìm cái gì. tuốt một hơi lên quán bà Liệp ăn mì uống bia, rồi rút thiệt sâu vô xóm vắng mới dám ngủ . Đeo con thỏ to tướng trên lưng . .

Chúng tôi ăn cơm xong vẫn không thấy ai đến, đành tự đi lùng xã đội.
Trời tối hẳn. Ngoài đồng ruộng luôn luôn có một thứ ánh sáng nào đó, không trăng thì sao, còn trong xóm tán cây che rậm trên đầu làm cho đất đen kịt, nơi có nhà thì mắt tôi bị loá đèn, qua mổi khung cửa lại sa vào bóng đêm dày đặc hơn. Tôi thoáng so sánh thời mò mẫm băng đồng đi móc cơ sở, đêm xưa nổi dậy cả làng bừng lửa với cái cảnh tranh tối tranh sáng lúc này, khi một số xấu đã len vào hàng ngũ như giun sán vào ruột người, chễm chệ ngồi giữa đình làng mà làm oai làm phước. Ngây thơ, không được đâu Thiêm ơi ! Hãy tự hào vì cái làng Cá đẫm bùn và máu năm ngoái đã lớn vọt lên thành làng chiến đấu loại khá, hãy chia nổi mừng ngây ngất của bà con làng Cá được sống tự do sau cơn nước dân pháo chụp, nhưng phải nhớ kỷ rằng tuổi lên mười, tuổi hai mươi, tuổi bốn mươi đều có những mối lo riêng bên cạnh những nguồn vui lớn.
Từng lúc, Ba tâm để tôi đứng đợi, chạy vào một cửa sáng đèn hỏi tin chị hai và các anh chị, cô chú. Bà con không biết. Tôi vội tìm cán bộ nên tránh lộ mặt, sợ bà con giữ lại thăm hỏi lâu. Tôi biết cái nguy hiểm đang chờ, nếu thiếu người dẩn và hầm bí mật trong trận càn sáng mai. Pháo đêm nay im hẳn. Bọn lính ngủ sớm để dậy lúc ba giờ, giội vào làng trận pháo mở đầu. ..
- Hay la lên tam-trân, anh thiêm ?
- Không !
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #24 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2007, 09:27:36 pm »

Tôi sẽ sục hết đêm qua bốn thôn giải phóng trên đường Một. Dù chỉ xót vài cậu du kích nhấp nhổm, tôi cũng nắm lấy, kéo họ đi chống càn, hạ được vài khiêng địch rồi rút đi đâu mới rút. Mảnh đất này đắt giá lắm, để giặt đạp chân lên dể dàng là có tội với những người hiến máu để giàn lấy nó.
Đến cuối làng. Ba Tâm rẽ sang con đường ruộng qua thôn bên. Luồng đèn pha từ đường nhực quét lên, chợt dừng lại rung rung trên đầu chúng tôi như một ống thủy tinh chứa bụi sáng. Hai bóng người đang đi tới. Tâm kéo tôi lùi lại, rút lựu đạn đợi. Rồi chợt reo nhỏ :
- Chú Tư ơi chú Tư !
- Ai như thằng Tâm. ..
- Tìm chú muốn chảy máu mắt ! Có cán bộ trên về. Anh Thiêm, bộ đội.

Tư Luân bước sấn tới :
- Thiêm nào ? thiêm ở đại đội ba Tơ hả ?
Tôi nói luôn : “Đúng “. Anh ôm choàng hai vai tôi kêu khàn khàn :
- Hú ba hồn chín vía, tưởng lão bỏ luôn xứ này rồi ! Khi nảy Hai Mẫn mắc dời kho, cho liên lạc xuống kêu mình, con nhỏ nói cà trật cà vuột, chặng biết ai tên là Xiêm mà lại quen lắm, tốt lắm. .. Được lão về giúp thì ưu tiên hết sức rồi !

Từ con người anh bí thứ chi bộ Tam-sa toát ra mùi mồ hôi nồng rất xốc vác và cái vui ồn ào, cả hai cùng một lần chụp lấy tôi. Tôi đang ngỡ ngàng, bị anh kéo tuột vào một căn nhà gần nhất, vặn to ngọn đèn chong trên bàn, gọi ầm :
- Cứ nhè thằng này bắt đền hoài : các ảnh đâu rồi, sao không thơ từ gì hết. Dẫn được một anh về làm thuốc đây nè. Nhận ra chưa, chị Biền ? Tên gì nói nghe hử ?
Mươi phút sau, nhà chị Biền đầy chật bà con trong xóm kéo tới, đứng đầy cã ngoài sân, thay nhau nắm tay vổ vai tôi, cười to, lau mắt sụt sịt, hỏi một trăm câu tới tấp. tôi say nhanh. Tôi lại hít thở cái không khí không lẩn được của những đêm vào địch hậu, có chất men nồng của trận thắng ban chiều và mùi na-pan trong tro nhà cháy, có cái hương nhớ đời của tình dân mừng tủi và bựa đồ hộp Mỹ bốc hôi. Đây mới thật là làng Cá của tôi của Ba Tâm, của anh Luân, chị Biền.. Anh bí thư nheo mắt ngắm tôi, cười hề hề , chen từng câu trêu các bà mau nước mắt hay các ông mau quên. Rồi anh dang hai tay :

- Thôi bế mạc, giải tán bà con về sửa hầm đặng mai chống càn. Anh Thiêm còn ở lại đây lâu, ai muốn mời chuối mít gà vịt cứ tự do !
Tôi hứa đâu ba chục lần sẽ đến chơi nhà bác, thím, anh, cháu, em , chị, cứ ngó mặt mà hú họa trong khi bà con lối xóm dặn dò trước khi về.
Chúng tôi quay lại đìng làng.

Ngôi đình một lần nữa đổi dạng. Một ngọn đèn leo lét trong gốc, che cái quạt mo tránh hắt ánh sáng ra ngoài. Năm sáu người ngồi quanh bàn đang nói khẻ với nhau. Tôi nhận ngay ra Mẫn. Lại một cô Mẫn khác nữa, còn những nét tươi khỏe của Mẫn -em gặp dọc đường, nhưng cái vẽ de dữ kia của Mẫn -chị. Mẫn chào tôi, mời tôi ngồi, rẻ rọy nói rằng hồi chiều bận dời kho vũ khí nên chỉ có đồng chí Liệp tiếp tôi, sau đó nhường lời cho anh Luân với dáng bà chủ nhà lịch thiệp. Về mặt đối xử thì Mẫn là anh Luân với anh Liệp cộng lại chia đôi. Nhưng thôi cho qua, tôi nóng bắt tay vào việc lắm rồi.

Chi ủy Tam-sa họp mở rộng. Mẫn nghe tiếp các tổ báo cáo về sửa soạn chống càn, anh Luân ngoáy vội một thư hỏa tốc để Ba Tâm mang lên huyện đêm nay – Chú nhỏ xịu mặt, chắc nghỉ rằng chị Hai “âm mưu” đẩy thằng em ra khỏi trận càn- còn tôi đọc mấy dòng của anh bảy quai nón gửi. Anh ở hầm và lội vùng cát mấy đêm liền. Út Liềm xuống ấo chiến lược nói qua lổ thông hơi tiếng được tiếng mất, nên anh Bảy chỉ viết chung chung là đồng chí phái viên bám chắc đội du kích Tam-sa, xây dựng bàn đạp thôn Một cho tiện theo dõi căn cứ mới.

Ba Tâm ra đi một mình sau khi được chị giúi cho ít tiền và chú Luân đền công cái đèn pin mới nguyên. Anh Luân bóc gói thuốc Quân tiếp vụ, mời mổi người một điếu còn lại nhét bừa vào túi tôi, nói chậm rãi :
- Lão đi tìm tụi mình chắc muốn chửi mâý cha cán bộ ở đây bỏ dân trốn giặt phải không ? cũng có đứa nhát đứa dạn lão à. Còn hai thôn chưa khởi được là bọn mình còn ngậm đầy miệng ớt, lo chạy mặt trước miết, để sau lưng ộn xộn không hay. Dân thiệt tốt mà cán bộ sanh chuyện hoài. Trị được Ba Thuấn rồi, cũng đỡ đôi chút. ..
- Ủa hồi chiều ảnh làm việc ngay chổ bàn này !
- Có hai cậu kèm hai bên phải chưa ? Nó ăn cắp quỷ công mấy trăm ngàn, bây giờ đang tính sổ trã bớt lại, thành khẩn thì khỏi tù. .. Nghề đời nó vậy, đói cơm lạt mắm thì khem, no cơm mặn mắm thì thèm nọ kia . Hồi đánh giặc mửa mật thì biến đâu mất, bây giờ mới làm chủ vài miếng đất lại thấy nhảy vô kiếm chác. Hai Mẫn chưa kể với lãi á ?

Tôi thấy Mẫn đưa mắt cho anh Luân rất nhanh, nói hơi sẵng :
- Đang họp mà chú Tư !
- Liếc nah1y gì ! Làm bà chi ủy, nắm cả xã đoàn xã đội, mà cứ thút thít với bí thư. .. Đừng hấm hứ nữa đồng chí Thiêm cũng là chi ủy viên chớ đâu phải trẻ nít, bây giờ về sanh hoạt với tụi mình, giấy tờ đủ hết. .
- Thì .. để khoan đã. Đang lo chống càn, chú cứ ba đồng bảy đổi tới sáng !
Mẫn nhìn cắm xuống bàn, tay xoắn mãi sợi quai các-bin, rõ ra không phải vì muộn giờ mà ngắt anh Luân. Chung quanh cười khà, ghẹo đôi câu bóng gió nữa trước khi họp toếp. Chắc cái bí mật mà Mẫn dấu cũng chẳng ghê gớm lắm.

Trong càn, Mẫn sẽ nắm du kích xã đánh vùng tư Nhơn, anh Luân nằm hầm trong hai ấp chiến lược Nhị Lộc, nắm quân chìm. Mẫn hỏi vặn các tổ trưởng rất kỷ,có vẻ xét nét, còn anh Luân xoa cái cằm nhổ trụi râu, gật gù cái đầu hớt trọc, dể bằng lòng. Cả cách chia việc và làm việc đều hơi lạ. Ở các nơi khác cán bộ trai thường lãnh việc bên ngoài và hay bắt bẽ hơn các cô đôi mươi, đây ngược lại.
Tôi ngồi nghe khaon khoái của người đi xe chật đã dọt được tới ghế sau nhiều giờ lắc xóc, kèm theo một băn khoăn kéo dài: hàng cán bộ Tam-sa đang rối, tôi có thể bị cuốn theo những va chạm nhức đầu , khó làm việc chính. Ai đã đi điều tra cắn cứ đều biết một bàn đạp lung lay là gây lắm cái phiền. Bước ra khỏi xóm , bị phục kích. Mờ sáng về ngả lưng, bị tập kích. Đang viết báo cáo bị lôi đi họp kiểm điểm một tay tham ô. Xin một người dẩn đường, cán bộ ngửa hai bàn tay trắng. Phê bình xã, xã lặng im nhưng gửi giấy kể tội về đơn vị. Vân vân, còn khối … Nhưng tôi không thể lực chọn. trong khu vực An-tân, tôi quen chỉ đúng có một xã, đúng hơn chỉ một làng Cá thôi, và cái quen biết ở nơi hằn ngày súng nổ này sẽ giúp tôi nhiều hơn mọi thứ giấy giới thiệu. Tôi ngắm những khuôn mặt gân guốc chung quanh, dừng al5i lâu hơn trên gò má đen sắt mà hồ hởi của anh bí thư, trên cặp mắt trẻ ma nghiêm của xã đội, dần dần thấy vững bụng hơn. Lớp cột này coi bộ chắc lắm đủ sức chống bão.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #25 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2007, 09:29:02 pm »

Chương VIII


Một giọng trai nói sau lưng tôi, rất khẽ mà vẫn nghe hổn hển:
- Nằm yên, im, nó ngó mình trực chỉ...
Nhóm du kích nép trong mấy bụi chà là mọc trên sườn đồi, co mình giấu bớt chân tay. Những mũi lá nhọn chích vào cổ tôi rất ngứa, chịu vậy. Chiếc L.19 rà sát ruộng, bánh xe nó cách lúa chừng mươi thước, đang vòng qua trước mặt tôi, dưới thấp và rất gần, ước chừng lựu đạn ném có thể lọt buồng lái. Thằng ngồi sau ngước mắt nhìn chằm chằm vào chỗ chúng tôi núp, nó chừa râu mép kiểu đang thịnh hành trong quân ngụy. Tưởng như nó sắp hất hàm hỏi tôi: ”Sao, hai trăm, chịu thì lên!”, hệt một tay lái xe chở khách lậu. Không bắn nó được. Chúng tôi thất thế phải núp kín, thằng tàu rà kia càng nhởn nhơ, coi cái bộ tiểu nhơn đắc chí của nó mà lộn ruột.

Nó rè rè bay lên, khuất sau đồi. Tôi quay sang Mẫn, vừa lúc Mẫn nói vội: ”Đây như hòn đảo, phải vượt ruộng qua bên gò anh à. Đi men bờ bụi...”. Anh em bẻ lá cắm thêm quanh người. Nguy rồi. Chiếc L.19 tắt máy từ trên cao đang đâm chếch xuống, thẳng vào mặt chúng tôi, không một tiếng động. Lửa chớp dưới cánh. Một nắm tay to và mềm từ ruột đất đấm ngược lên giữa ngực tôi. Tất cả tối sầm đi một loáng, lại sáng. Tôi thấy mình nằm nghiêng thấy hai hòn đen từ máy bay rớt xuống trong khi cánh quạt của nó lại quay thành đĩa trắng. Hai trái lựu đạn phì khói mé dưới, nó ném hơi sớm. Mẫn há miệng to mà kêu tiếng nhỏ tí:
- Chạy qua bên kia! Ào đi!

Tôi nhào theo một lưng áo ướt đen mồ hôi, xuống dốc. Mặt dốc phủ những hòn sỏi rời làm chân trượt rào rạo, liên tiếp mấy người lăn tròn, đầu và chân xoáy lộn xộn. Tôi chỉ ngã ngồi một lần. Chiếc tàu rà quay lại. Chúng tôi đã thụp hết vào những bụi lau và mua ven ruộng. Nó xổ rốc-két và ném lựu đạn lần nữa vào mấy bụi chà là hồi nãy, còn may rốc-két của nó là loại xuyên công sự nổ sâu, ít mảnh, nhờ vậy tôi thoát được trái đầu. Bị đồi cản, vòng quần của nó cũng rộng, chúng tôi kịp chạy. Nó vừa xoay đuôi, chúng tôi chạy ”xăng mét” qua rẻo ruộng giữa hai chân đồi. Nhanh, gấp nữa, lỡ quân bộ tới kịp, quét súng máy... bờ ruộng, mương trổ, vũng lầy hiên và biến loang loáng dưới chân. Gần tới rồi. Nước ruộng chợt tóe thành những vòi phun nhỏ bên phải tôi. Tiếngkêu lao xao dội từ mé trái. Bỏ mẹ, phóng ào tới quân nó chưa kịp dàn ra đâu. Luồng đạn đã xối dày và rộng hơn. Chíu chíu, chốc chốc, chủm chủm, nó quấn vào chân như dây rừng. Một cái gì rơi tõm. Tôi cúi chjp lấy, nghĩ nhanh đến một cây súng, kéo lê sợi dây to bản mà chạy thục mạng. Bụi cây đằng trước còn rung. Tôi thốc vào đấy, rúc vào mươi bước theo tiếng sột sọat đằng trước, húc vào một cái lưng rộng. Năm Tuất quay phắt lại, tay phỉ đỡ tai trái, há miệng định nói nhưng chỉ thở hồng hộc. Nhò ra ngó tôi, ngó xuống tay tôi, lắp bắp:
- Có... đủ hết... Chị Hai ơi...
- Anh Thiêm đâu?
- Tới tồi. Lượm súng rồi...

Luồng đạn thẳng bây giờ tuôn ào ào vào các chòm cây sau lưng tôi. Cây rung giật, cành văng tung tóe, là bay thành luồng bão lá xói riêng một góc đồi. Chúng tôi đã lọt vào chổ khuất. Tôi cúi nhìn vào bật đang kéo theo: Đúng là cây bàng đỏ của Năm Tuất. Tôi định gắt anh ta rớt súng không lượm, mệt quá không gắt được, sau nhận ra tay anh đang túa máu, thôi luôn, cầm hộ anh vậy. Chúng tôi lại khom lưng chạy lúp xúp sau khi chiếc tàu rà thổi trái rốc-két thứ ba, lần này nó lảng xa luôn bàn giao chúng tôi cho cối gần pháo xa. Vài phút sau, tôi nhận ra một chuổi pình đầu nòng của cối 81 chen trong tiếng súng máy. Vẫn chạy, tôi đếm thầm số giây chỉ theo thói quen chứ chẳng để làm gì. Lũ bắp chuối treo trên không khá lâu, bắt đầu rít. Tất cả cùng dừng lại dỏng tai, một người nhào sấp khi chưa cần. Tiếng rít nối dài. Vắng tiếng rắc rắc, tôi hô chạy tiếp. Lọat sét đánh xuống chung quanh vạt cây bị đạn thẳng chém nát. Khi chùm đạn cối khác chúi xuống, chúng tôi đã thoát khá xa. Nhoài người rồi.

Tôi vượt lên sát Mẫn, phì phò:
- Nghỉm chút... m- mệt...
Mẫn lắc đầu khoát tay ra hiệu gì đó, có trời hiểu.
_________________
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #26 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2007, 09:31:01 pm »

Luồn từ gò sim qua vạt mua, từ vạt mua tới bãi bù-xít (Cây cứt lợn), tiếp tới những mảng tranh rậm quét đuôi vào tay nứa rát, Mẫn không nói được nữa, vẫn không dừng. Tính chạy tới núi du di (Núi thăm thẳm) hay sao. Nhưng tôi cũng ba hơi nhập một, không cãi được.

Vượt xong một quãng gai bướm rậm, Mẫn vừa nhô đầu ra chỗ nắng bỗng lùi lại, khoát tay – lại khoát! – chỉ vào vườn xoài bên phải. Tôi rướn cổ dòm, thấy một tấm gì trơn bóng lãn trong màu lá, thấy một cái gáy người đỏ như tôm luộc, cuối cùng nhận ra chiếc M.113 tắt máy đứng rình sau các bụi cây, như cặp voi dữ vừa bắt mùi lạ, đang nín hơi căng tai. Không thấy tụi lính trong thùng xe. Riêng thằng Mỹ bắn trọng liên ngồi cao hơn để lộ gáy, nó đang ngó chừng hướng khác. Tôi thèm bắn nó đến run tay. Nhưng cả nhóm du kích đều muốn dứt hơn cả, đạn sắp hết, bắn xong mắc giữa gai rậm, xe đuổi theo chỉ cần nghiến xích đủ chết, khỏi quét đạn. Chúng tôi rẽ sang trai, bò thật êm dưới những sợi gai mây đan lưới.
Lánh được chừng năm chục thước nữa, lại nghẽn.

Trên dốc trước mặt chúng tôi phủ đầy rau tàu bay thả những chấm hoa trắng xốp lượn rập rờn dưới nắng như bầy ong lười. Tám chục thước trống, rồi đến những bụi ngũ sắc, sàm, dứa dại trải rộng đến sông Rù-rì, nơi có nước uống thỏa thuê và nhiều chỗ núp tốt. Gay nhất là chúng tôi không biết gì về địch. Mới thấy của nó hai xe, còn đâu nữa? Đâm sầm qua khoảnh tàu bay này để húc vào họng đại liên của chúng đơm sẵn ư? Hay chúng sẽ xả đạn từ một góc kín nào đó vào hông vào lưng anh em?

Mẫn ngồi bệt xuốngm thở. Có Chín Cang béo múp chen tới, thì thào: ”Em khát muốn chết...”. Mặt Cang trắng như hòn bột bây giờ thành trái cà chua chính. Chúng tôi đều cháy cổ, dù hồi sáng đã uống no nước ruộng. Tôi nhìn Mấn tái xanh, biết Mẫn sắp lả như dạo cứu lụt. Tôi hít mấy hơi để cản bộ ba mũi, miệng và tai đang tranh nhau thở, đi bẻ lá gài vào cái vòng ngụy trang mà một mình tôi có. Tôi dặn Mẫn cho anh em sẵn sàng bắn che. Mẫn vừa gương cặp mày rậm, máy môi, tôi đã bắt đầu bò qua bãi rau tàu bay. Nóng đít, nóng tay, hoa tàu bay lẫn với hoa nắng nhảy nhót trước mắt, nhưng tôi vẫn nhìn quanh rất kỹ. Gần tới dãy bụi ngũ sắc đầu tiên, tôi rút cả hai băng đạn súng ngắn dự trữ ra cầm tay trái, trườn rất chậm, chĩa họng P.38 ra trước. Địch muốn xơi tôi cũng phải trả giá năm bảy đứa. Tôi luồn sâu vào bóng lá, sục kỹ một lát, quay ra vẫy nhóm du kích bò theo. Bốn cái bóng lổm ngổm nhích qua bãi trống, đít cao hơn hầu rồi đầu cao hơn đít, xốc những đốm bông xơ bay mù mịt thành mây. Chỉ còn bốn mống. Thảm hại không!
Đội du kích Tam-sa đã vỡ chạy.

Vỡ nát, chạy dài, phải nói thẳng như vậy, không thể màu mè là ”vận động”, là ”rút khỏi xóm”. Trong báo cáo gửi về H.68, tôi sẽ gạch đít thêm vào chỗ ngày tháng: 12-3-1965, để cái vô lý càng nổi rõ hơn. Trên khắp miền Nam ta đánh quân ngụy xác xơ tơi tả. Ở đất Tam-kỳ này làng chiến đấu đã mọc tua tủa chung quanh ”tỉnh đường tỉnh Quảng-tín” và lấn sát thị xã. Khi tụi Sài-gòn réo cha cứu con với, khi cờ lâm nước bí thằng Giôn-xơn phải cắn răng chịu chửi mà đổ quân Mỹ vào miền Nam, ném bom miền Bắc, thì ở đây có một đội du kích bị rã, mạnh ai nấy chạy! Đó lại là đội du kích Tam-sa, mọc trên mảnh đất cháy bỏng căm giận, được bộ đội kèm nghề giúp súng, và được xếp loại đánh khá trong huyện!
_________________
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #27 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2007, 09:32:30 pm »

Cái nhục ấy xát muối vào mặt tôi suốt ba ngày qua. Đã nhiều năm tôi mới một lần đánh giặc với khối bực tức đè trên lưng như cối đá, nó chỉ làm mệt người liệt chân, nó ngược hẳn với cái hận thù chắp cánh cho anh chiến sĩ khi lao theo mũi lê xé gió. Tam-sa... Một con suối mạnh bị nhiều bọt bèo phủ trên mặt. Tôi vừa khỏa được mọt mảng bẩn, gặp nước trong, chưa kịp mừng đã bị cuốn ngay theo mọt dòng nước ngược ven bờ, quẫy hoài vẫn chưa ra khỏi chỗ xoáy.
Lỗi tại ai?

Không phải tại Mẫn hay anh chị em cầm súng.
Buổi sáng đầu tiên ấy, hai tiểu đội của Mẫn đánh rất khá. Mẫn chỉ huy chưa nhìn được khắp nhưng lại lắm mưu khôn, cho đốt khói chỗ này, kéo lá đằng kia, thằng địch cứ loạn ù. Tiểu đoàn địch mấy keo húc vào làng Cá lại bật ra, tôi đếm trong tầm nhìn được mười bảy cái xác xanh vặn vẹo trên ruộng. Bỗng chị Biền luồn theo hào chạy tới, mắt đỏ kè, hét vào tai Mẫn qua tiếng đạn cối 60 nổ xâu chuỗi:
- Ba Thấn phản rồi!
Mẫn quay phắt lại, mắt trừng trừng trên mặt tái dần.

Đêm qua, hai cậu du kích giải thằng Thấn về trại giam đã cởi trói cho nó đi đồng: Không ít tên gian ác chạy thoát bằng cái mẹo nhỏ này, quay lại trả thù những người dân đã vạch tội chúng! Còn may, thằng Thấn đang lo dắt địch đi càn, chưa kịp chỉ bắt người. Một cánh quân đã lọt vào xóm Đuồi, đang khui hầm bí mật, lại may nữa, cán bộ và du kích chưa ai xuống hầm.

Ngớt loạt cối, tôi nhô đầu xem. Mặt đường nhựa vẫn vắng. Có lẽ chúng đang sửa soạn xung phong đợt mới. Quân nó đánh rời rạc, thập thò, ngụy 65 mà. Cây đại liên núp sau bao cát quét vôi hồi kỳ trận về phía Năm Tuất, luồng đạn chém lá tre tít trên ngọn, Một bàn tay đặt trên tay tôi vịn hào. Mẫn nói, hơi run:
- Anh ngó chừng giùm, em thu xếp...
Tôi gật. Một đứa làm phản, bao nhiêu đảo lộn xô tới. Chiếc L.19 đang vẽ số 8 trên xóm Đuồi. Mẫn nói với
chị Biền đằng sau, giọng đanh hẳn lại, tôi nghe lọt tai từng mẩu:
- Út Liềm ở luôn với chú Luân... Được, số đã lộ cho lánh tạm ra ngoài, mà đừng chạy hoảng... Không, cán bộ đầu ngành thôi... Diệt cho được thằng chó.. Vậy nghen. Chi ủy giao chị nắm lực lượng chìm...
- Được, mày đánh đâu mặc kệ, trong này để tao chèo chống, khỏi lo đi.

Du kích rút về xóm Giữa. Bà con ở đấy chạy nhào tìm Mẫn. Mày biết chưa, bây giờ làm sao chị, tổ cha cái thằng ăn cơm ỉa cối, ông Liệp cứ bênh nó hoài, chuyến này nó oánh mềm xương hết, tao đi Tam-trân, em chửi nó một trận hôm qua mới nguy, bác phải né xuống Tam-hải cái đã... Tối tinh rối mù.
Giữa lúc ấy, tai họa chụp xuống.

Bốn năm cây trung liên ào ào xả đạn vào lưng đội du kích. Một cậu ngã vật, Năm Ri chỉ kịp lượm súng. Mẫn hét một tiếng thừa: ”Chạy!”. Anh em đã tán loạn hết. Tôi bám lưng áo nâu của Mẫn. Địch ó ré, nổ súng khắp nơi. Cái gì quất bộp bộp trên lưng tôi. Tôi vẩy hai hát súng ngắn vào một nửa ngực vằn vện nhô khỏi góc tường. Lại bắn hú họa vào chỏ hàng rào phì khói. Nhảy qua một thằng nằm ngửa, rảy hòn chì giữa bụng nó, chạy xa tôi mới nhớ nó là xác chết. Nửa giờ sau, dừng lại thở trong một bụi rậm ngoài gò, tôi vuốt khắp người tìm vết thương. Quái lạ, tôi không bị thương. Chỉ cái ống lương khô đeo thắt lưng bị hai viên đạn dùi bốn lỗ. Bao bi-đông bị xé một đường vải. Coi như còn sống Chạy chung với nhau có ba chúng tôi, bốn cây súng, hơn chục đạn.

Đêm ấy, chúng tôi bò vào làng tính đánh trả đũa, húc phải một ổ phục kích. Nêu tụi địch không hoảng bắn sớm, chắc chúng tôi có người phải cõng. Thằng Thấn dẫn lính biệt động bọc lưng đội du kích, cũng biết hết các đường ngang lối tắt cần phục hay gài mìn. Quân chúng kéo tới làng Cá rất đông, và sáng hôm sau kéo đi sục các gò hoang, có thêm trực thăng và M.113. Chúng tôi vừa bắn tỉa một cánh quân đi bên kia rẻo ruộng, lập tức bị đại liên và cối từ ba đỉnh gò châu vào giội mưa đá, suýt chết, chạy mãi mới đánh lạc được thằng trực thăng đuổi dai, bắn như trâu đái.Cây trường Mát của Năm Ri gãy báng, cậu chỉ bị rạch thịt một vết ở đùi Cô Cang ôm bụng rên từng lúc, hỏi chỉ đáp ấm ớ, chắc đau bụng kinh. Tôi khỏe và lành lặn hơn cả, nhưng lạ đất lạ người không thể dẫn đầu, đành chịu làm một toa đen hậm hực móc vào cái đầu máy sắp liệt là cô xã đội trưởng.

Ban nãy Mẫn ngã một keo nặng khi chạy xuôi dốc, tôi đi sau không kịp đỡ. Cái thế từ trên cao đổ xuống vốn là thế xung phong ở Đèo Nhông, nó rất thoải mái khi tôi sải chân đuổi địch. Còn khi bị địch rượt bắn, phải chạy lom khom với cây súng rỗng rất vướng, thì xuống khổ hơn lên nhiều lắm.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #28 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2007, 09:33:13 pm »

Chúng tôi đến sông Rù-rì khoảng bốn giờ chiều. Bên kia sông là cánh đồng lớn của Tam-trân, không vượt được, một cặp trực thăng đang rà thấp, dùng gió cánh quạt rẽ lúa tìm người. Chiếc sau đeo cái loa bên hông như bìu nước, thỉnh thoảng gọi cầu may: ”Nè, anh kia ra đi, thấy rồi!”. Đành phải nằm lại đây đợi tối, địch ùa tới thì đánh bằng báng súng và đá cục.
Đang rẽ lá đi ngược sông, Mấn chợt dừng lại, chỉ vào con đường mòn chạy trước mặt, băng qua lòng sông cạn bằng một vạch sẫm do chân người cọ sạch rêu trên đá đen.
- Nhảy qua, đừng để dấu!
Tôi hiểu. Một cánh quân khá đông đã qua đây, để lại lối đi hoàn toàn mới. Địch ở đâu, làm gì? Nhóm du kích tách khỏi dân cứ chơi vơi, chống chếnh. Chúng tôi bịt mắt bắt dê, không, bịt mắt chạy tránh một bầy chó dại đang sủa gâu gâu khắp bốn chung quanh. Vết giày răng chó chỉa mũi về phía Tam-trân cả, nhưng trên ấy không có tiếng súng, hẳn địch nằm phục dọc rặng cây bên kia sông.
Chúng tôi đi luồn và bò thật êm giữa các bụi lau cứa mặt, gặp một nhánh suối con. Uống vội một bụng nước no, múc đầy bi-đông của tôi, lại đi. Pháo 105 từng lúc nện rung đất mé sau, có lẽ chúng bắn vào chỗ lội có nhiều bông bạc mà tôi với Mẫn đã dừng nghỉ dạo xưa, gần con mương cũ tránh pháo rất tiện. Thằng Thấn khai với địch không sót một sợi tóc.
Cuối cùng, Năm Ri tìm được một rãnh nước xói khá sâu, lau mọc phủ kín miệng, núp tốt. Chúng tôi lách vào đấy, ngồi rải xa nhau. Tôi giành ngồi ngoài cùng. Trong nhóm, chỉ riêng cây P.38 của tôi còn đạn, mà cũng một mình tôi bắn thạo súng ngắn, đóng vai ”đồng chí hỏa lực” là phải. Bọn xe M.113 chia nhau sục các gò, lẩy trọng liên từng chuỗi năm phát rời để báo chổ cho nhau. Cặp trực thăng vẫn phành phạch kiếm mồi trên đồng. Đáng ngại nhất là đạn pháo cứ tránh chỗ chúng tôi: quân bộ rình gần đây?
Khi tai bớt ù, tôi chợt nghe một tiếng lạ. Như đang thở mạnh. Như ai sổ mũi... Tôi quờ ngón tay cái hất mấu hãm cò súng, nhô đầu ngó quanh một vòng. Lá không động. Quay lại sau, tôi thấy Mẫn thổn thức.
Mẫn ngồi xây lưng phía tôi, dựa nghiêng vào thành đất, úp mặt trên hai bàn tay vịn một rễ cây đâm ngang, nấc nhè nhẹ. Mảnh áo bà ba rách trên vai Mẫn rung, ngừng, lại rung. Cây các-bin rỗng dựng bên cạnh, vấy bẩn, ngơ ngác như đứa trẻ mồ côi. Trong nạn lụt, mẹ chết, nhà trôi, Mẫn lại không chịu khóc.
Tôi biết phụ nữ mau nước mắt, cũng biết nên để họ khóc cho nhẹ người chứ không cần dỗ. Vào dịp khác, có lẽ tôi đã trêu cho Mẫn cười: ”Bà Trưng Nhị dẫn quân chạy tới bờ sông Hát rồi, tính làm gì nữa? Nước cạn, nhảy xuống chưa đủ ướt áo...”. Đại khái vậy. Lúc này thấy Mẫn khổ quá, tôi không dám bạo miệng. Tay áo Mẫn gần đứt rời, phơi một mảng toạc da đỏ hỏn ở cùi. Hai bắp chân xếp một bên, đầy những vết gai xé chi chít, màu đỏ loang trên máu đen. Tôi chợt nhói trong ngực: Mẫn sắp nằm liệt rồi! Hai bàn chân không dép đã rách nát, mấy mảnh da lật ngửa, máu ngấm qua bùn khô đọng thành giọt trên gót. Chết chưa, Mẫn cứ để vậy mà chạy qua đá sỏi! Bộ đội chúng tôi chăm chút đôi chân rẩt kỹ, bởi quanh năm phải hành quân với ba bốn chục cân trên vai, động đau chân là lập tức làm khổ anh em mang giúp, có khi phải khiêng cả người, như xe nổ lốp biến thành đống sắt nằm ỳ. Có thể một cô du kích không đi xa vác nặng đến vậy, nhưng liều như Mẫn kể cũng quá liều!
Tôi cởi bao lưng, lấy gói bông băng, ve thuốc đỏ, đôi tất dài. Tất là của quí trong đêm lạnh, lúc nẻ chân phải bôi mỡ, nhất là khi bị thương ở chân mà phải qua vùng nhiều vắt, đỉa. Tôi nhích lại bên Mẫn đằng hắng, ghé bên tai:
- Nè... băng chân đi Mẫn.
Mẫn giật mình. Không quay lại, Mẫn nhấc trán khỏi bàn tay, im một lát mới thì thào:
- Gì, anh?
- Cô què đến nơi.
- Em... có bị thương đâu...
- Ngó xuống chân thử coi!
Mẫn quệt mắt rất vội, ngoẹo cổ nhìn, bật kêu ”ồ”. Thì ra Mẫn không biết chân mình nát. Vẻ bối rối hiện rõ trong đôi mắt còn ướt.
- Dạ... để tối nay bôi thuốc...
- Băng ngay bây giờ, đừng bướng. Ai cũng mệt đừ, không cõng cô được đâu. Để yên tôi rửa!
Tôi cố ý lên giọng đàn anh cho được việc, càu cạu như ông thầy thuốc khó tính.
Mẫn vừa rụt rè đuỗi chân ra, lại co ngay, chúm môi, trỏ ngón tay về phía sông. Tiếng chân lội nước nổi to dần. Mấy tiếng gắt. Dao phạt lá soàn soạt. Cánh quân phục kích đang rút vào làng, vẫn xuyên bờ bụi tránh mìn. Còn phải coi chừng chúng gài lại một số phục đêm. Cặp trực thăng mở rộng vòng quần, xổ hơn chục trái rốc-két cho nhẹ bụng rồi cũng phới. Dễ thở rồi. Một cụm quân địch nổi lửa nấu cơm trên đỉnh gò, cách chúng tôi chừng năm trăm thước. Các cụm khác đóng rải rác xa hơn.
Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2007, 08:52:21 pm »

Chúng tôi xuống sông rửa. Cái việc rút sang Tam-trân đã thành tất nhiên, không phải bàn nữa. Nấn ná quãng này, mai địch lùng kỹ thì hết chỗ trốn. Tôi lội qua sông, nghe ngóng, rồi lách tới ven cánh đồng. Những ngọn cau của xóm bên kia đã in bóng lá trên nền mây đỏ gắt. Tôi xem thế đất, chọn được một lối vòng tốt. Nửa giờ nữa sẽ đi: lúc ánh sáng vừa tắt nhưng trên đồng chưa đủ tối để đèn dù soi rõ người. Vẫn cần ngụy trang kỹ.

Tôi quay về, vừa nghe Mẫn nói với ba đồng chí kia:
- Bây giờ anh Năm với chú Ri đưa anh Thiêm lên Sáu Trân, nói chị Bỉnh xã đội xếp chỗ cho ảnh nghỉ, nhắm chừng nó muốn càn thì cho người đưa ảnh về huyện. Tôi với Cang ở lại đây. Mai chắc nó phục hướng khác, khỏi lo...
Tôi sửng sốt. Mẫn tiếp rành rọt:
- Anh Năm tìm chú Liệp, yêu cầu góp hết số du kích chạy lên Tam-trân, cho về chống càn. Hễ chú Liệp không chịu làm... thì đồng chí tự làm việc đó. Chi ủy đã biểu quyết... đa số... từ nay không có cán bộ lưu vong, du kích lưu vong nữa đâu.

Mẫn ngập ngừng trước khi gằn giọng nhấn câu cuối. Năm Tuất chỉ gật đầu, Năm Ri thở sượt một cái. Cô Cang cứ híp mắt cười một mình, khuôn mặt tròn từ màu cà chua đã ngả về bánh trôi như cũ. Không ai để ý đến tôi.
Mặt tôi rân rân như áp vào búi cỏ may. Tôi xấu hổ.
Con suối trước mặt, dù được gọi tôn là sông và có những bông bạc dễ thương, đối với tôi chỉ là một dải nước cạn như trăm ngàn dải nước khác. Trên đường hành quân, nếu bộ đội không dừng ăn cơm thì tôi chỉ cần truyền vài tiếng ra sau: ”Qua suối, xăn quần”. Đối với Mẫn, nó là ranh giời giữa vinh và nhục. Mẫn đã thề sống chết với đất Tam-sa. Bước qua suối là phản lời thề. Mẫn ở lại để không ai có thể trách du kích Tam-sa đã bật khỏi xã đến người cuối cùng. Trong những năm xưa đen tối, những ngày ác liệt bây giờ, cần có những đồng chí sẵn sàng thắp mình để giữ và truyền ngọn lửa thiêng. Cô em thút thít ban nãy biến mất. Đồng chí Mẫn ngồi đấy, đôi mày rậm hơi cau nghiêm khắc xốc lại trên vai cái trách nhiệm chi ủy viên phụ trách quân sự của Tam-sa, phải bám sát dân, quần sát giặc.
Còn tôi?

Tuy mấy hôm nay rất bực vì phải chạy đua vượt rào, nhưng lúc này tôi vẫn nghĩ theo hướng tiếp tục chạy dài, như cái xe xuống dốc đứt phanh. Là phái viên của cấp trên về xã, sao tôi lại định ”đánh con bài xì chuồn”? Hay là, như vài cậu giỏi kiếm chất tươi hơn kiếm việc, tôi chỉ xưng chức tước và khoe súng ngắn khi cần các cô ngắm và các mẹ đãi gà, nay lâm trận thì bỗng trở nên hết sức khiêm tốn, tự mình bóc cái nhãn dán trên ngực, lặng lẽ vắng mặt? Về ăn nhậu ở quán bà Liệp, tán phét với những cán bộ cũng ”lánh càn” như mình, cố bào chữa cho nhau rằng tránh voi chẳng xấu mặt nào – từ đấy suy ra ai không tránh voi là dại - bày ra mọt việc gì đó để chạy lăng xăng, tỏ vẻ bận rộn, đợi địch rút khỏi Tam-sa mới quay về làm le (làm điệu, phô trương) như cũ? Hừ...

Tôi báo vắn tắt rằng tôi ở lại. Mẫn luống cuống can, nhưng tôi đã bắt chước cái vẻ ”đừng cãi mất công” của Mẫn.
Năm Ri cởi dép, cút cái lá chà là to, tách đôi làm que xỏ lại quai dép cho vừa chân Mẫn. Chín Cang băng cánh tay bị thương của Năm Tuất, Mẫn soát các súng, giữ lại một cây còn hai viên đạn. Tuất và Ri băng ruộng ra đi lúc nhá nhem.

Ba chúng tôi ở lại. Đêm nay ăn no ngủ kỹ lấy sức, không vào làng vội. Cang đi mò nhổ sắn ngoài gò, Mẫn đào bếp trong lòng con hào trời cho, cả hai đều cấm tôi đọng tay. Phụ nữ mà. Tôi treo bi-đông đun nước ấm, pha thuốc tím, một lần nữa ra lệnh cho Mẫn đưa cặp chân rách. Mẫn rất hoảng và ngượng, nghe lời tôi mà luông miệng xuýt xoa vì ”vô phép quá, làm rầy anh quá”. Tôi băng kỹ, đi tất cho Mẫn và dặn rất kẻ cả:
- Tôi làm một lần thôi, sau cô phải tự rửa tự băng đúng y vậy. Hồi nào muốn bỏ băng, cô phải hỏi tôi trước, nhớ chưa?
- Dạ nhớ.

Chúng tôi cùng bật cười, hết ngượng. Thật ra tôi cũng mất tự nhiên khi cô Cang về với cái miệng không bao giờ ngớt tủm tỉm. Mẫn có nụ cười xinh hơn Cang nhiều, răng nhỏ đều hiện trắng muốt giữa môi tươi, kèm một tia mắt tinh nghịch ánh lên qua hàng mi dày. Mẫn không biết Mẫn đã cho tôi một bài học đích đáng.

Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM