Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:06:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điều không ngờ tới  (Đọc 31605 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2008, 11:07:18 pm »

Pụt… ù… ùng! Một tiếng nổ dữ dội lẫn cả tiếng bùng của lửa. Quang “vấn đề" rướn người hích vào sườn tôi.

-Đánh rồi!... Tiếng B.40. Đích là tiếng B.40. Nhưng vấn đề là lấy đâu ra? Lạ nhỉ.

-Lạ gì?-Hưởng “bốc” giải thích-Làm thủ kho thì muốn bắn loại súng nào mà chả được.

Sau phát đạn B.40, cả rừng vang lên tiếng các loại súng. Tiếng rẹt rẹt liên hồi của tiểu liên cực nhanh Mỹ bắn như đổ đạn. Tiếng rít như xé vải của đại liên và tiếng đanh, chắc của từng loạt AK. Nhưng chỉ chừng mươi phút rộ lên như thế rồi im lặng. Im lặng dễ đến năm phút.

-Sao thế nhỉ?

-Hay là bên ta hết đạn? Tại sao Quảng lại bắt bọn Đạo đưa mình những năm băng AK nhỉ?

-Ông Hữu cũng lạ. Mình thì ních cho nhiều đạn để rồi ngồi đây…

Mọi người cứ nhấp nhỏm muốn vùng cả dậy lao đến đánh thốc vào sườn của bọn Mỹ. Là một tiểu đội trưởng, dù thế nào cũng cố gắng giữ bình tĩnh hơn các chiến sĩ của mình, nhưng trong lòng tôi không khỏi cảm thấy bứt rứt, cồn cào đến xót xa. Còn có gì khó chịu hơn khi súng đạn đầy đủ (nếu chưa nói là có phần hơn) mà phải ngồi yên nhìn đồng đội bị tiến công?


Chúng tôi còn đang ngơ ngác thì cả dòng sông trước mặt bỗng chao nghiêng đi, tiếp theo là một dãy những tiếng nổ dữ dội. Những tiếng nổ xô vào vách đá cuộn đi như sấm rền, như từ trong lòng núi trùng điệp cũng đang xảy ra một vụ sụt lở kinh khủng của đất đá, hang động. Cả cánh rừng nơi đang xảy ra trận đánh như bị một cơn lốc sắp bốc lên khỏi mặt đất mù mịt khói, bụi, cây, cành…

-Mìn rồi! Mìn rồi!

Không ai bảo ai, tất cả chúng tôi đều thốt lên. Trong khi đó Hưởng cuống qút kéo áo tôi, reo đến líu cả lưỡi:

-Ô kìa, ngoài sông. Xuồng… xuồng!

Tôi nhin theo tay Hưởng chỉ. Chỗ bọn Mỹ để xuồng cũng đang bị tiến công. Tiếng thủ pháo, tiếng AK quét hàng nửa băng một. Mấy chiếc xuồng vội nổ máy mới lao ra được vài mét thì tự nhiên quay tít đi và cứ thế trôi theo dòng. Chắc bọn Mỹ gác xuồng định tẩu thoát bằng những chiếc xuồng đó nhưng đã bị ăn đạn trong khi máy xuồng vẫn nổ…

-Chuẩn bị chiến đấu!

Tôi vừa kịp truyền lệnh và ghếch nòng súng lên thì những tên Mỹ đầu tiên chạy bổ từ trong rừng ra đang hùng hục lao về phía chúng tôi. Cả bọn lao ra tìm xuồng không thấy cũng ngược bãi cát bờ sông bổ nháo bổ nhào lên đây. Chúng nhập với nhau thành một bọn khoảng hơn năm chục tên, tơi tả không ra hàng lối nào.

-Bắn!-Tôi hét lên khi những cái mặt tái xám của bọn Mỹ chỉ còn cách khoảng mươi mét.

Loạt AK đầu tiên của chúng tôi quất và giữa đám tàn quân này đã chia chúng ra làm ba loại. Những thằng chết tại chỗ. Những thằng chạy vượt lên lao bừa xuống sông. Những thằng cuống quá nép vào hẻm đá ngay dưới cửa hang, dưới chân chúng tôi. Không thể chúc súng xuống mà bắn được, chúng tôi thả thủ pháo xuống hắt những tên này chết giụi vào vách đá.

-Anh Hữu! Anh Hữu! Chỗ này sông nông, bọn nó đang lội kia kìa.

A, lạ nhỉ. Sông nông thật. Đây là thượng nguồn mà. Có thằng đã chạy ra gần giữa dòng mà nước chưa đến thắt lưng. Thế này mà cũng phải vượt sông bằng xuồng. Dáng chừng sớm nay bọn lính cậu hèn đớn này sợ rét. Đã thế chúng ông cho chúng mày chết. Bây giờ thì tôi hiểu vì sao Quảng dồn thêm đạn cho chúng tôi án ngữ khúc sông này khi anh dự kiến trước sẽ dìm xuồng của chúng.


Bọn Mỹ sau những phút hoảng loạn đã tổ chức lại lực lượng. Những tên đã xuống sông thì cứ hướng bờ bên kia mà lội. Còn những tên trên bờ bên này lẩn vào sau những mô đá bắn trả chúng tôi khá dữ dội, nhưng vô ích. Cửa hang này thật là một điểm cao lợi hại. Nó hơi nhô ra khỏi mặt phẳng của vách đá dựng đứng lại vừa theo chiều hếch lên thành thử ở trên bắn xuống rất lợi thế mà ở dưới thì không tài nào bắn thẳng vào miệng hang được. Đạn liên thanh của chúng chỉ khiến bụi đá bay mù lên mà thôi. Trừ những tên nhanh chân, khoảng hơn hai chục đứa, lội trước sang được bờ bên kia, còn bọn ở lại bắn chặn đã bị chúng tôi bình tĩnh điểm xạ ba phát một, quật ngã đến thằng cuối cùng, không tên nào vượt quá mép nước…

Có tiếng chân người chạy trong hang phía sau. Giật mình quay súng lại, chúng tôi nhận ra Đạo “Tam quốc”.
-Còn Quảng, Bốn, Tiu, Bé, Nhân đâu?-Tôi lo ngại

-Không sao, không sao, bình an vô sự. Cánh ấy theo anh Quảng chuyển hai thương binh sang địa điểm mới rồi. Ta rút thôi chứ?

Chúng tôi theo Đạo luồn hang vượt cánh rừng phía sau đến một hang đá mới, cách bốn cây số. Hình như không nén nổi cái háo hức còn nóng bỏng của trận đánh, vừa đi, Đạo vừa không ngừng thuyết minh về diễn biến của trận đánh bên ấy mà Đạo đã mệnh danh cho nó là “mặt trận phía đông” mới khiếp chứ! Theo Đạo cho biết thì phát B.40 mở màn trận đánh là do Quảng bắn. Quảng đã diệt ngay tên mang điện đài sau một hốc cây cách anh năm mươi mét. “Có như thế thì bọn máy bay và pháo tầm xa ở những cứ điểm bên kia sông mới mù mắt, mới câm như hến đến bây giờ chứ!”. Sau đó cánh Đạo vừa đánh vừa rút vào hang, bắn lẹt rẹt như tuồng sắp hết đạn. Được thể, bọn Mỹ tràn tới, có những thằng đứng hẳn lên dàn hàng ngang xăm xăm dồn cánh Đạo vào hang. “Vào hang mà hết đạn thì Việt cộng có mà thoát đằng trời!”, chắc là bọn chúng nghĩ như vậy. Nhưng chúng có ngờ đâu hang có một lối ra nữa ở sườn núi phía sau và điều thứ nhất là chúng đã bò lồm cồm như cua trên trận địa mìn ba mươi quả trước cửa hang đây. Thế là tung xác lên…

-Tớ cho là cách bố trí mìn mới lạ-Đạo nói bằng một giọng đầy thán phục-Cứ như “bát quái trận đồ” ấy. Lúc chôn mìn, mình không hình dung ra, nhưng đến khi nó nổ từng cụm lửa toé lên mới thấy lạ. Vào cũng chết. Ra cũng chết, mà đứng tại chỗ cũng chết!

-Này, thế nhưng còn ai đánh xuồng ngay sau đó?-Một chiến sĩ hỏi Đạo.

-Quảng, Bốn và Bé chứ ai?-Đạo kêu ầm lên như mọi người không hiểu hết cái diễn biến kỳ lạ của trận đánh và như chính cậu ta đang sắp bị hiểu lầm một điều gì oan uổng lắm-Sau phát B.40, tớ, Nhân, Tiu ở lại nhử địch và đánh mìn, còn Quảng dẫn Bốn, Bé chạy tắt sang bãi lau tiến công bọn gác xuồng…

-Ờ, ghê thật đấy-Quang ngắt lời Đạo-Vấn đề như thế là đã rõ, nhưng còn vấn đề nữa. Theo cậu thì trận này có thể sánh với trận nào trong Tam quốc?

Mọi người thấy câu hỏi hơi bất ngờ, cười ồ cả lên. Biết Quang lại bắt đầu “gây sự” và gợi chuyện đây, nhưng Đạo cũng mủm mỉm cười và không kém nhanh trí.

-Xích Bích! Xích Bích! Kể ra so sánh như thế thì cũng chưa đúng lắm, nhưng này nhé, có cả bến, cả thuyền, chỉ thiếu có tý “liên hoàn phóng hoả” nữa thôi!

Sực nhớ ra Hưởng “bốc” không hiểu trầm tư những gì mà từ nãy đến giờ vẫn im, tôi quay sang phía cậu ta:
-Còn theo cậu thì cứ lấy trận này làm bằng cứ, Quảng có khả năng chỉ huy được bao nhiêu quân?
Không như mọi lần “chưa khảo đã xưng”, lần này Hưởng tỏ ra đăm chiêu, chín chắn hẳn lên. Có nhẽ phải đến một phút, Hưởng mới trả lời tôi:

-Bao nhiêu thì chưa thể nói, nhưng theo tôi nhẩm tính từ nãy đến giờ, nếu cứ cộng tất cả số người trong những trận đánh của các đơn vị đã qua đây do Quảng bố trí sắp đặt, à quên, chỉ huy, trong suốt năm năm qua thì có dễ phải đến một trung đoàn chứ chả ít!

Thật là một con tính kỳ khôi.

Địa điểm mới đây rồi. Tiu, Bé, Nhân, Bốn đang ngồi nhai lương khô trên một bãi cỏ chạy ùa ra đón chúng tôi. Còn Quảng thì chỉ hơi cười, một nụ cười bao giờ cũng như ó cái gì ngượng nghịu. Anh đang lấy thuốc vào ống, chuẩn bị tiêm cho hai đồng chí thương binh nằm cạnh đấy. Gương mặt bình thản của Quảng khiến tôi cứ ngỡ đây mới là lần đầu tôi nhìn thấy anh…


1970
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #11 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 08:28:47 am »

Đại đội trưởng ở một xe tăng


Đức, trợ lý chính trị tiểu đoàn vừa tức vừa buồn cười. Đúng là chỉ nhoáng một cái, quả bóng chuyền và tấm lưới vừa mua về đã không cánh mà bay. Tiểu đoàn đã phổ biến là sẽ mua đều cho mỗi đại đội một quả bóng, một cái lưới. Anh mới mua về được một bộ. Biết rằng sớm nay các đại đội trưởng sẽ lên họp, anh đã nhắc mọi người trong tiểu đoàn là phải “tuyệt đối bí mật” và anh đã giấu kín quả bóng và cái lưới vào hòm đại liên để ở gầm chiếc xe chở xăng. Vậy mà bây giờ mất! Anh đại đội trưởng nào cũng tỏ ra rất mực “thàn khẩn”. Họ đứng nghiêm cho anh “kiểm tra” trước khi về.

-Thôi nhé! Nó là quả bóng và cái lưới chứ có phải cái kim đâu mà cậu nắn tớ ghê thế?-Một anh đại đội trưởng chừng 28 tuổi, dong dỏng cao, ghé khuôn mặt hồng hào có đôi lông mày đen nhánh vào sát tai trợ lý chính trị Đức.

-Tôi nói thật, chỉ có ông thôi. Bọn Tỉnh, Đàm, Khái cùng lên với ông khi sáng bây giờ đâu? Tôi còn lạ gì cái “bộ tứ” trong tăng 953 của ông nữa? Tôi sẽ trừ vào tiêu chuẩn dụng cụ thể thao của đại đội 10.

-Tớ đi họp. Cánh nó lên gặp trung đội kỹ thuật xin nạp điện. Biết nó về lúc nào? Ừ, trừ thì trừ!

-Thôi, thế là rõ rồi.-Một đại đội trưởng khoát tay nói-Tay Lâm mà nó chịu cho cậu trừ thì chính là nó lấy đấy. Điều quan trọng là mua đủ cho cả chúng tớ đi.

Không thấy Lâm cãi, Đức quay lại đã thấy cái vành mũ lá sen nhún nhảy của Lâm ngoắt sau khóm le cửa lán. Đức chỉ còn biết giớ nắm tay lên doạ: “Quân trời gầm! Quân trời gầm!”.

Trợ lý chính trị Đức biết cái “quân trời gầm!” này từ những ngày anh và Lâm còn là những trung đội trưởng bộ binh. Ngay cả đến chuyện lấy vợ của Lâm cũng bắt đầu bằng một câu chuyện “trời gầm”.

Ngày ấy, Đức và Lâm về tuyển quân ở một làng nhỏ ven bờ sông Lục, quê hương Lâm. Một cô cán bộ huyện hội cũng về đó công tác. Cô ta đi nói chuyện với chị em về luật hôn nhân gia đình. Cô gái còn trẻ lắm. Đôi má tròn lúc nào cũng hồng như thoa phấn và đôi mắt ngây thơ đến mức hình như lúc nào cũng sẵn sàng nhướn lên kinh ngạc trước những sự việc mà thực ra nó cũng chả có gì đáng ngạc nhiên lắm. Một cô gái như thế mà lại luôn luôn phải làm mặt nghiêm để nói về một vấn đề cũng rất nghiêm túc là luật hôn nhân gia đình, trong khi chính cô cũng chưa có chồng, thì không thể nào lọt qua mắt Lâm được. Oái oăm hơn là cô lại cùng ở chung nhà chị chủ nhiệm hợp tác xã với Lâm và Đức. Một buổi trưa, ngay trước mặt Đức và chị chủ nhiệm, Lâm làm bộ đau khổ phàn nàn với cô gái về nỗi anh luôn luôn tỏ ra chung thuỷ, săn sóc hết lòng đến “vợ” mà trong một lá thư gần đây, “vợ” anh lại có ý muốn… ly dị! Sau một thoáng ngạc nhiên và dò xét, cô gái ngây thơ ấy đã bỏ ra cả buổi trưa để khuyên Lâm là cần bình tĩnh, tế nhị tìm hiểu thêm tâm lý phụ nữ mới có phương hướng giải quyết sao cho “gia đình đoàn tụ!”… Lâm vừa bẻ ngón tay khùng khục vừa vâng dạ luôn miệng khiến cô gái càng thêm bùi ngùi và không hiểu câu chuyện sẽ còn lê thế đến đâu, nếu lúc ấy Đức và chị chủ nhiệm không sặc lên cười khiến cô gái hiểu ra rồi vụt chạy mất, bỏ cả cơm chiều không dám về. Ấy vậy mà thư từ đi lại thế nào đó, một năm sau, cô cán bộ huyện hội tên là Bình ấy đã trở thành người vợ mà Lâm rất yêu.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2021, 06:41:13 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 08:29:51 am »

Ngày Đức lên nhận nhiệm vụ trợ lý chính trị viên tiểu đoàn cũng là ngày Lâm được đề bạt lên làm đại đội trưởng đại đội đột phá kiểu mẫu của tiểu đoàn xe tăng. “Tớ sẽ cố gắng để khi làm báo cáo với trên, cậu sẽ viết những dòng không phải ngượng về đại đội tớ!”. Lâm đã làm đúng như điều anh nói và Đức đã viết được những dòng báo cáo đầy hào hứng về đại đội 10 của Lâm trong suốt thời gian huấn luyện và cuộc hành quân tự hành của xe tăng qua hàng ngàn cây số đường rừng. Một cuộc hành quân hiếm có của binh chủng này, kể cả trong quân đội của các nước bạn.


Sang binh chủng này chưa lâu, nhưng phải nói Lâm là một đại đội trưởng rất am hiểu về xe tăng. Đức còn nhớ lần anh đi theo đại đội 10 trong một buổi cho xe tập “vượt đường có địa hình phức tạp”. Vừa ra khỏi doanh trại, chợt Đức nghe Lâm kêu lên trong máy:

-Thôi chết nhá, xe sa lầy!... Nhưng mà lại không chết!-Lâm cười nhảy xuống xe-Hôm nay chúng ta học khoa mục vượt lầy ngay tại đây-Lâm gọi một đồng chí lái xe-Tôi cho anh mười phút phải đưa xe lên khỏi vũng lầy này. Bắt đầu!

Anh chàng lái xe thò nửa người ra khỏi cửa rồi vội thụt xuống cho nổ máy. 5 phút. 7 phút, rồi 10 phút, xe vẫn chưa lên được.

-Thôi!-Lâm vẫy tay-Xe tăng không lên được vì sao? Thứ nhất, lái xe không chịu nhảy ra ngắm địa hình. Hai, xe còn dưới vũng lầy mà đã gài số 2. Ba, vòng quay chân dầu tăng giảm đột ngột. Từ 600 lên 1.00 rồi lại xuống 800. Nhìn khói và nghe tiếng động cơ mà xem, đúng không? Đàm vào lái thay.


Anh lái xe cười ngượng ngịu với Đức và xác nhận đại đội trưởng đã nói đúng từng nấc vòng quay chân dầu mà anh đã biến đổi, mặc dù đại đội trưởng đứng cách xe anh hai mươi mét. Bữa ấy Đức cũng vội cúi xuống giấu một nụ cười thích thú. Đã từ lâu, Đức có một ý nghĩa rất rõ là hình như tất cả các chiến sĩ của đại đội 10 đều có những nét chung rất giống đại đội trưởng của họ. Đấy là sự thẳng thắn trong trao đổi, sự say mê dẻo dai trong mọi hoạt động và những khuôn mặt rạng rỡ. Riêng cái “bộ tứ” trong xe tăng 953 do chính đại đội trưởng Lâm làm trưởng xe, mỗi khi nghĩ đến, Đức lại thấy nhen lên trong lòng mình một cảm giác gần gũi và trìu mến. Tay Đàm lái xe thích mơ mộng. Cậu Khái, pháo thủ số 2 tinh nghiạch. Anh chàng Tỉnh thợ mộc, pháo thủ số 1 trầm rĩnh và dí dỏm. Và bằng lối nghĩ của một cán bộ chính trị, Đức hiểu trong một chiếc xe tăng, cái cốt yếu nhất là bốn người ấy phải như một cơ thể thống nhất. Đấy là sức mạnh. Có lẽ không có lúc nào Lâm không đặt ra cho chiến sĩ mình những suy nghĩ lý thú về chiến thuật và kỹ thuật. “Khi đã có một hoả lực tổng hợp mạnh và một vỏ thép dày làm công sự di động, người chiến sĩ xe tăng còn có thể rút ra được điều gì trong lối đánh truyền thống của bộ binh". Đại loại là những vấn đề như thế. Cách đây hai ngày, ở đại đội 10 đã nổ ra một cuộc tranh luận như vậy về chiến thuật và Lâm đã kéo Đức xuống dự hai giờ liền đầy hào hứng. Song, chưa kết thúc…


Tiếng động xuống đất “pình pình” của quả bóng chuyền đã khiến bãi trú quân của đại đội 10 tíu tít hẳn lên. Từ dưới hầm những chiếc tăng phủ kín lá nguỵ trang, dưới những lùm le, những mái lán lợp lá trung quân… nhiều khuôn mặt hớn hở hiện ra. Tất cả đều kéo đến dự cuộc tranh giải vô địch bóng chuyền giữa các trung đội đã vào chung kết. Bộ ấm chén men Nhật Bổn và gói trà hãng “Củ Măng” loại bự kia sẽ về trung đội 1 hay trung đội 3 sau trận đấu chiều nay? Cả hai trung đội này cùng có một ưu thế là một bên có đại đội trưởng, một bên có chính trị viên đều là hai “danh thủ” cả. Họ được quyền nhận vào đội bóng của trung đội mình chính trị viên và đại đội trưởng vì mỗi “danh thủ” ấy đồng thời làm trưởng xe một xe trong trung đội khi họ tập tành hay chiến đấu theo đội hình đại đội. Nhưng thật tai hại cho trung đội 3 là chiều nay chính trị viên mắc họp đảng uỷ tiểu đoàn không dự đấu được. Đàm hăm hở ra mặt.

-Cho một cú “xéc-vít” cỡ đạn xuyên để dứt điểm anh Lâm.

-Không cần!-Lâm tung tung quả bóng trên tay vẻ hăm dọa:-“Bê 3” chỉ là loại lô cốt đất thôi. Đạn nổ này!

Tuýt… tuy.. tuýt! Anh chàng Khái pháo thủ số 1 tăng 953 đỏ mặt tía tai thổi vào kẽ ngón tay làm còi. Luật lệ bắt bớ thế nào Khái ta chỉ biết lơ mơ thôi, nhưng được nhận chức trọng tài là vì cái còi sắt của đại đội bị mất. Khái ta lại là người thổi còi tay nổi tiếng. Chỉ bằng hai ngón tay thôi, Khái có thể thổi còi, làm chim hót, đệm nhạc cho các tiết mục đơn ca, cố nhiên là không cần “son-phe”. Để bước lên ghế trọng tài cho ra dáng con nhà thể thao, Khái đã năn nỉ Đàm phạt cho một mái đầu móng lừa từ hôm lấy bóng ở tiểu đoàn về. “Đúng là cúp kiểu tóc này ra dáng con nhà thể thao thật, nhưng tớ lo đầu cậu lắm sẹo quá!”. Đàm đã can Khái đến thế mà nào cậu ta có nghe. Đã thế đại đội trưởng Lâm lại cứ hùn vào là cần phải có cái đầu như thế mới đúng mặt trọng tài! Hoá cho nên bây giờ mỗi khi lấy gân mặt thổi còi, chân tóc, các cỡ sẹo lớn nhỏ của nhà thể thao cứ tăm tía cả lên!


Thường thì để đánh giá trận đấu có “ác liệt” hay không, người ta phải quan sát những đường bóng hiểm hóc. Nhưng ở đây, sự “ác liệt” lại được khẳng định ở chỗ khi nào các cầu thủ to tiếng cãi nhau, kê kích nhiều nhất.


Trung đội 3 xem ra núng thế lắm rồi. Sự hò hét lăn lộn đất cát đầy mình của các cầu thủ bên đó chỉ để chứng tỏ cái sự tận tâm kiên cường thôi, chứ thật khó mà cứu vãn được. Nhiều khán giả đã tuyên bố bô bô là sẽ cho trung đội 3 mượn hăng-gô sang xin nước chè! Nhưng trung đội 1 đang làm mưa làm gió trên sân cỏ thì bị một đòn “sét đánh!”: Liên lạc tiểu đoàn xuống yêu cầu đại đội trưởng Lâm cần nghỉ sớm tắm rửa, cơm nước, kịp lên tiểu đoàn hội ý vào 7 giờ tối.

-Khái ơi, cho tớ thay chân anh Lâm. Tớ xin thề với cậu!...

-Không được. Cậu vào chỉ tổ vướng chân!

-Tớ!

-Không được!

Nhiều khán giả trung đội 1 cở áo thật sốt sắng. Có anh không mấy khi sờ đến quả bóng cũng “tớ” một cách dứt khoát lắm. Bên trung đội 3 đã bắt đầu có tiếng hăm doạ.

Trọng tài Khái vừa chạy đâu đó về vẻ quan trọng:

-Một cầu thủ xuất sắc sẽ vào thay đồng chí Lâm.

-Ai đấy?-Đàm lo lắng kéo áo Khải.

-Tỉnh. Anh Tỉnh.

-Ồi, ông “Tỉnh ngái ngủ” pháo thủ số 1 xe mình ấy á?

-Chứ còn ai?

Người cầu thủ xuất sắc ấy thủng thẳng đi đến, tựa cái điếu cày vào cột lưới. Anh ta khoảng ba mươi tuổi, da hơi xanh, có đôi cẳng sếu và gương mặt của một người khôn ngoan nhưng luôn luôn làm ra bộ ngớ ngẩn một cách tức cười:

-Chơi thì chơi!-Anh ta tuyên bố nhát gừng rồi đưa bàn tay vượn lem nhem đầu xe quào quào quả bóng.

-Em nêu, anh đập được chứ?-Đàm hỏi.

-Ừ đập!

-Bên “bê 3” nó có mấy cái “tủ mọt” anh bỏ nhỏ tốt không?

-Ừ, bỏ nhỏ!

Mặt anh ta cứ tỉnh bơ trước sự chăm chú dò xét của đám khán giả và của Đàm. Chưa biết chừng ông ấy đánh được cũng nên. Cứ tưởng ông ấy vụng về, ai ngờ dạo đóng quân ở nhà dân, ông ấy ra kiểu, đóng liền hai cái tủ cánh cong cho nhà ông Cơ, ông Chỉ xóm Chùa làm cánh thợ mộc Sen Hồ chả phục đến phát hoảng lên đấy ư? Cứ phải chờ xem đã. Có trời mà đoán được ở cái con người lấp lửng, không bao giờ nói hết câu, rất ít hứa hẹn gì, nhưng lại đầy những cái bất ngờ này…

-Tuýt… tuy… tuýt!-Trọng tài Khái dõng dạc tuyên bố:-Trận “đoạt cúp châu Âu” bắt đầu!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #13 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 08:30:37 am »

Rời khỏi bãi bóng là những ý nghĩ về trận đánh ngày mai lại bám chặt lấy tâm trí Lâm. Sớm nay, anh đã cùng chính trị viên, đại đội phó kỹ thuật đi kiểm tra từng xe. Đạn, gạo, muối, lương khô, đường sữa, nước cứng, nước mềm… đều đã được các pháo thủ sắp xếp đâu vào đấy trong xe. Các buồng động lực, thao tác và bộ phận hành động anh đều kiểm tra đến từng chi tiết nhỏ. Anh đã nhất loạt cho các xe nổ máy xem lại hệ thống vô tuyến trong và ngoài. Tất cả các tháp pháo đều quay và cố định mục tiêu tốt. Đèn trong buồng lái xe bật sáng chỉ rõ sự hoạt động chính xác của các loại đồng hồ khi áp, nhiệt độ, vòng quay chân dầu… Cuộc kiểm tra kết thúc ở xe tăng 953, xe Lâm trực tiếp làm trưởng xe. Đàm lái xe, và Khái pháo thủ 2, hai anh bạn trẻ đã rủ nhau đi tắm. Chỉ còn Tỉnh pháo thủ 1 đang lom khom bơm mỡ vào các bánh xe của bộ phận hành động, thận trọng và tỉ mỉ như cách đo đạc tính toán cho từng cái mộng ở một loại giường hay tủ kiểu cách tinh vi. Với anh chàng thợ mộc này thì người ta không cần phải rửa tay khi cầm đến bất cứ dụng cụ nào sau giờ bảo dưỡng xe. Cứ gọi là bóng lộn!

Trước khi lên họp đảng uỷ tiểu đoàn, chính trị viên hỏi Lâm:

-Chiều nay anh định cho đại đội làm gì nữa nhỉ?

-Ngủ từ 2 giờ đến 4 giờ 30. Khi anh em thức dậy sẽ tiếp tục đấu bóng chuyền. Xong sẽ lại nghỉ, đến 9 giờ tối sẽ dậy chuẩn bị, 11 giờ xuất kích!


Chính trị viên cười gật đầu. Khi thời gian chuẩn bị rộng rãi, không biểu diễn văn nghệ thì cũng phải đánh bóng hay có hình thức vui chơi nào đó trước khi vào trận đánh. Từ lâu, chính trị viên đã hiểu đại đội trưởng của mình không phải là một nhà “quân sự thuần tuý”. Với Lâm, không bao giờ cậu ấy chịu để cho đơn vị có những giờ tẻ nhạt hay căng thẳng nặng nề. Đã nhiều lần Lâm nói với anh một câu rất “triết lý”: “Mình cho rằng tuổi trẻ là hồn nhiên. Kể cả những suy nghĩ sâu sắc, nếu ở một người trẻ tuổi, cũng cần toát ra từ một phong thái hồn nhiên!”. Chính trị viên không bổ sung gì thêm vào điều “triết lý” ấy của đại đội trưởng. Nó chưa thật đầy đủ, nhưng đấy là một suy nghĩ có sức mạnh…


Trong trận đánh ngày mai, đại đội tăng của Lâm sẽ phối thuộc với bộ binh dứt điểm cụm cứ điểm chiến đoàn 9 nguỵ nằm trên một quả đồi thấp ven một thị trấn nhỏ. Cụm cứ điểm gồm ba khu vực: có hai tăng phòng không mang pháo 57 hỗ trợ, đại đội Lâm sẽ chia làm ba mũo. Mũi “bê 3” đánh khu vực chi khu. Mũi “bê 2” đánh trại biệt kích. Mũi “bê 1” có tăng 953 của anh, Đàm, Khái, Tỉnh và ba xe nữa sẽ chọc thẳng vào khu sở chỉ huy chiến đoàn. Trong trí tưởng tượng của Lâm lúc này, cụm cứ điểm giặc hiện lên rất rõ. Khi thì nó nở ra với tất cả những cánh rừng cao su xanh sẫm bao quanh bao quanh, chằng chịt những con đường đất đỏ, mùa khô lúc nào cũng lầm bụi; một con suối cạn chân đồi; bảy hàng rào kẽm gai có mìn chống tăng theo kiểu chữ Z và chi chít mìn chống tăng bộ binh, pháo sáng tự động như một thứ cây dây leo trèo đầy quả độc; một bức tường ủi bằng đất cao hai mét mà tăng phải vượt qua… Mấy đêm trinh sát, anh đã lăn toài quanh đấy. Khi thì nó thu hẹp lại trên một sa bàn đầy những lá cờ hiệu nhỏ xíu đánh dấu từng hoả điểm địch. Các đồng chí trinh sát bộ binh đang làm việc tiếp tục. Họ sẽ báo về cho anh những hoả điểm mới phát hiện, đặc biệt là những hoả điểm và súng chống tăng của địch. Bộ binh đã tiến hành vây ép cứ điểm này từ hơn một ngày rồi. 23 giờ đêm nay, đại đội tăng của Lâm sẽ xuất kích cùng bộ binh đánh dứt điểm. Không được dùng đèn khi hành tiến. Lâm kiểm lại từng chiếc khăn dù trắng cho người dẫn đường khoác trên mình và cự ly giữa các xe sao cho tiếng động cơ không bị dồn vào một chỗ gây chấn động mạnh khi hành tiến trên đoạn đường 15 cây số kia…

Có tiếng người giằng co sau tháp pháo tăng 953.

-Bóng chuyên ăn nhau ở cái người cao thôi. Anh một mét bảy mươi rồi còn gì?

-Ừ thì mày phải để tao khoá cửa xe lại đã chứ.

Đúng là “trọng tài” Khái đang nài Tỉnh đi đánh bóng chuyền thay chân Lâm. Hai người không nhìn thấy anh. Khái đã cắm cổ chạy về phía sân bóng. Còn Tỉnh thì cứ thủng thẳng, tay ve vẩy điếu cày, vật bất ly thân của anh ta. Cái điếu tre ấy được vuốt ve lên nước óng như màu đồng… điếu! Đàm lái xe đã không nói quá khi cậu ta bảo rằng, nếu một ngàn năm sau, có nhà sử học nào đào được nó, nhất định sẽ phải để ý nghiên cứu những nét hoa văn mà Tỉnh đã kỳ công chạm trổ đủ các hình thù chim muông cây cỏ, như kiểu người ta tìm hiểu đường nét hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ, Đông Sơn! Lâm khẽ mỉm cười về đôi bạn Tỉnh và Khái. Lâu rồi, khi nghe mọi người trong đại đội nói rằng hai người rất thân nhau, Lâm hơi lạ. Khi mới hai mươi tuổi, nghịch ngợm như trẻ con, vậy thì có gì để phù hợp với một người ba mươi tuổi, có hai con lại chín chắn như Tỉnh? Nhưng đến khi Lâm, với tư cách là đại đội trưởng kiêm trưởng xe về tăng 953 với Đàm, Tỉnh Khái thì anh hiểu. Một đêm, khi đoàn tăng dừng lại ở chân một cao nguyên, khuya lắm rồi, chợt thức giấc, Lâm vẫn nghe tiếng người rì rầm:

-Có phải năm ngoái khi về phép, mày rủ mấy đứa ở làng đi ném nghịch lựu đạn xuống hố bom, té ra là ao hợp tác xác thả cá, ông chú mày vác gậy táng vào lưng, mày chạy rồi kêu “nhân dân đánh bộ đội!” phải không?

-Phải. Nhưng ai bảo mà anh biết?

-Thằng Đàm và mấy đứa cùng quê mày nó kể như thế. Chỉ được cái nghịch láo. À nhưng chuyện lúc chiều mày nói thật hay mày dứ tao hả Khái?

-Thật. Bao giờ hoà bình thống nhất, được về quê, nhất định em lên ở với anh học nghề thợ mộc và vào hợp tác xã làng anh. Nhưng em lo chị ấy có như anh không?

-Tính cô ấy như tao đã đành mà hoàn cảnh cô ấy cũng giống nhau. Bố mẹ cô ấy bị bom chết từ hồi đánh Pháp. Cô ấy còn phải nuôi hai đứa em cho nó lớn rồi mới dám nhận lời lấy tao. Mày mồ côi thật, nhưng khi mày lớn lên còn được học hành rồi đi công trường, chứ hồi trước cô ấy khổ lắm.

-Ừ, em thì chẳng đói khổ gì. Bố mẹ mất rồi. Chú em tốt lắm, nhưng thím em thì lại lắm điều. Em chỉ muốn có anh chị thôi.

-Nhưng tao chán một nỗi là mày bướng quá. Mà hướng phấn đấu cũng còn lơ mơ lắm. Rồi thì mày cũng phải thành một người thật đứng đắn, cũng cần là một đảng viên nữa chứ. Ai lại tắt máy một cái là bỏ xe lang thang vào bản không báo cho ai cả. Tao như ông Lâm thì tao khai trừ Đoàn mày!...

À, hai anh em đang “kiểm điểm” nhau đấy. Khái im thít. Cu cậu xem ra sợ ông Tỉnh…
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #14 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 08:31:13 am »

Con đường nhỏ đã được đánh bậc len lỏi giữa các khóm le, bạc phếch một mầu lá rụng, dẫn Lâm xuống một bến một dòng sông nhỏ. Mùa khô này lội ra giữa dòng nước mới ngang thắt lưng, nhưng trong ráng chiều, mặt sông cứ nhếch nhoánh một màu đỏ lửa, gió thổi mạnh xô dậy những lượn sóng màu kim loại khiến dòng sông bỗng có vẻ dữ dội riêng của nó. Thượng nguồn sông Sài Gòn đây. Sông Sài Gòn! Lần nào có việc ra đến bờ sông, cái tên sông cũng gợi trong làng anh một cảm giác vừa gần gũi lại vừa xa xăm. Nó đấy ư? Cách đây bốn tháng, đứng trước sa bàn tìm hiểu tuyến đường vào mặt trận, Lâm đã từng cảm thấy nôn nao khi nhắc tên dòng sông ấy. Vị trí, độ sâu nông của nước, của bùn đều đã được anh nắm chắc ngay từ khi còn cách nó hàng ngàn cây số. Nhưng đấy đâu phải là tất cả những gì thuộc về một dòng sông!


Đêm ấy trăng sáng xanh. Đại đội trưởng Lâm đã thông báo cho toàn đại đội nghỉ một giờ khi trước mũi tăng đi đầu của anh lấp lánh một dòng bạc chảy. Đây cũng là vị trí tập kết cuối cùng của đơn vị. Sông Sài Gòn! Lâm nâng cửa xe ra ngoài. Ở những xe sau, các chiến sĩ cũng lần lượt tắt máy và rầm rập nhảy xuống. Họ lặng lẽ trải ni lông xuống cỏ, bày lương khô, pha nước uống. Những đốm lửa thuốc lập loè dưới những bàn tay khum khum. Gió thổi hun hút đến sởn da gà như mọi con sông ban đêm mà sao anh bồn chồn thế! Đàm lái xe, choàng tay qua vai đại đội trưởng, xuýt xoa:

-Anh Lâm ơi, lúc này sao mà tôi muốn trở thành nhà thơ quá! Chúng ta đã đến rồi!


“Đến rồi!”. Đàm đã nói đúng cái cảm giác bồn chồn mà Lâm đang muốn tự giải thích. Trên suốt mấy tháng hành quân, đã bao lần Lâm và các chiến sĩ nói với nhau về con sông xa xăm này. Đến rồi! Quê cậu Đàm lái xe này cũng có một con sông và một thành phố trên bờ con sông ấy. Đã bao lần Đàm kể với đại đội trưởng của mình về quê hương anh bằng một giọng xúc động và cũng rất văn vẻ. Lâm biết, với anh, các chiến sĩ có thể bộc lộ tất cả lòng mình bằng cách nói nào mà họ thích, không cần một sự ý tứ khôn khéo gì hết. Chính Lâm những ngày đầu từ bộ binh chuyển sang binh chủng thiết giáp cách đây ba năm, anh đã từng lái xe xích kéo pháo 100 đến bảo vệ vùng quê của Đàm, cũng chính là nơi hai mươi năm xưa chú bé Lâm đã ngồi trên thúng mẹ gánh tản cư hồi đầu đánh Pháp. Ngã ba Hạc mênh mông một màu trời nước, trắng xoá một màu hoa lau. Ngày ấy, những anh Vệ quốc đoàn đội mũ calô, áo trấn thủ, đi chân đất đã dạy Lâm một bài hát có nhiều đoạn xúc động nói về những người du kích áo nâu đi dọc triền sông giữa những buổi chiều ồn ào nước đổ về xuôi và một thị xã đầy gạch vụn. Đàm lớn lên sau Lâm. Anh không học những bài hát đó qua những anh Vệ quốc đoàn qua làn sóng nhạc giao hưởng trên đài phát thanh. Thị xã gạch vụn ấy đã lớn bổng dậy, nguy nga với những nhịp cầu vắt qua sông, những đường phố điện như sao sa, tiếng máy chạy ngày đêm vang trầm như hơi thở của một lồng ngực cường tráng và những bến sông san sát bè mảng, dập dìu những cần trục vớt gỗ lên xuống… Trường phổ thông “Long Châu Sa” mang tên một miền quê kết nghĩa phương nam đã chiếm một phần lớn những kỷ niệm tuổi trẻ của Đàm. Ở đấy, Đàm đã học năm cuối bậc phổ thông. Ở đấy anh đã cùng bạn bè rủ nhau kéo xe bò chở gạch, chở cát về xây dựng thành phố công nghiệp của anh trong những ngày hè. Và cũng chính bạn bè thân yêu ở ngôi trường ấy đã siết chặt tay Đàm, cả khi anh đã leo lên chỗ nối toa con tàu đưa anh đi ngày nhập ngũ…

-Cậu sẽ trở thành nhà thơ thôi-Đại đội trưởng Lâm ôm chặt lấy Đàm-Chúng ta đã đến rồi, vất vả để đến. Tớ không hiểu lắm, nhưng hình như những người vất vả dễ thành nhà thơ!

-Anh Lâm này, tôi cứ nghĩ là sông Sài Gòn sẽ rất rộng…

-Không, đây là thượng nguồn. Nó sẽ mở ra khi tràn xuống đồng bằng. “Sông đến đồng bằng sông bỗng hát!”. Có phải câu ấy của một nhà thơ nào đó mà cậu đã đọc cho tớ nghe ngày qua sông Nậm Quế?
-Anh nhớ thật đấy. Có khi chính anh sẽ trở thành nhà thơ chứ không phải tôi. Tôi chỉ là người thuộc thơ thôi. Đọc mãi thì thuộc, không đáng sợ bằng nghe qua mà nhớ mãi.

-Thế sao khi duyệt báo tường cậu cứ lấy quyền “chủ bút” gạt bài của tớ?

-Cho nên tôi mới bảo anh “sẽ” chứ chưa “đã”.


Lâm khẽ cười thành tiếng. Cái anh chàng Đàm này cũng chữ nghĩa lắm. Là một chiến sĩ thông minh, có tinh thần trách nhiệm, ít tuổi mà thuần nhã, đấy là tất cả lý do khiến Đàm được mọi người yêu mến. Với Lâm, Đàm còn đáng yêu hơn ở chỗ cậu ta sống với nhiều mơ ước. Hai năm đã qua, với bao nhiêu kỷ niệm chồng chất, những đổi thay đột ngột của đời sống chiến sĩ vẫn không khiến Lâm quên được buổi đầu tiên anh gặp người chiến sĩ ấy. Giờ nghỉ trưa mùa hè, doanh trại yên ắng, chợt Lâm rón rén đi lại. Trên một chiếc chiếu trải dưới gầm xe, khuôn mặt Đàm hồng lên trước trang sách. Cho đến tận khi Lâm bỏ đi, Đàm vẫn không hề biết đại đội trưởng đã đứng ngắm mình. Những chiến sĩ như thế bây giờ có ít đâu! Phải, những mơ ước chân chính bao giờ cũng khiến cuộc đời con người ta mạnh mẽ và vui hơn. Soi vào cuộc đời những chiến sĩ như Đàm, Lâm cảm thấy rất nhiều những nét ở chính cuộc đời học sinh của mình. Đúng hơn, của rất nhiều cán bộ, chiến sĩ lứa các anh… Vợ Lâm cũng là một cô gái có nhiều mơ ước. Khi đưa con gái đầu lòng ra đời, Lâm chưa kịp nghĩ gì xa hơn là đặt cho nó một cái tên thì vợ anh đã bảo: “Nếu sau này nó học giỏi, em sẽ cho nó học đại học y. Tại sao à?... Tại vì anh đã từng bảo với em nếu không có chiến tranh thì anh đã là bác sĩ rồi!”. Thấy vợ vất vả, có lần Lâm nói: “Em học thêm văn hoá, anh rất thích. Nhưng hiện nay anh sẽ còn phải đi xa, con nhỏ, mẹ già, công tác bận. Hơn nữa…”. Hôm ấy, Lâm chưa nói hết câu nhưng cô ấy cũng đoán ra. “Em đang học lớp 9. Nếu sau này bổ túc văn hoá mở đến lớp 10 em sẽ học nốt. Cũng không nhất thiết chỉ để vào đại học đâu. Em học để có thêm trình độ công tác cho huyện hội. Bây giờ phụ nữ nhiều người làm công tác khoa học kỹ thuật, rồi mình không thể cứ xách cái túi rỗng nói chung chung ba điều sáu câu lấy lệ được nữa. Em học còn để sau này… dễ hiểu con hơn…!”.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #15 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 08:31:57 am »

Lâm rẽ nước đi ra giữa dòng. Ráng chiều đã nhạt. Dòng sông ngả sang màu xanh mát dịu dàng. Từ sân bóng chuyền, từng chuỗi tiếng cười vang xa loang trên mặt sông. Không ai có thể ngờ những chiến sĩ đang cười đùa một cách hồn nhiên ấy lại chính là những người ngày mai sẽ bước vào một trận đánh quyết liệt để xoá sạch một cụ cứ điểm hàng ngàn giặc, mở màn cho chiến dịch mùa xuân!


Ý nghĩ đó khiến Lâm cảm thấy thích thú. Khi cái lý do của cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước và sự nghiệp cách mạng đã nhuyễn vào tâm hồn chiến sĩ, sự dũng cảm chính là từ cái dáng vẻ hồn nhiên ấy trước tất cả mọi thử thách gian nguy. Mọi sự căng thẳng nặng nề, những ưu tư không cần thiết, tự nhiên bị loại trừ. “Này hai nhà thơ ơi, theo các vị thì có nên trộn đường với lương khô “702” vào nước sôi giả làm cà phê không nhỉ? Tớ không biết mơ mộng gì đâu, nhưng giá nay mai con cái nó lớn, mình kể cho nó nghe về sông Sài Gòn những ngày nay thì cũng đáng mặt ông bố lắm chứ!”. Chính Tỉnh, cái anh chàng thợ mộc pháo thủ 1 xe Lâm ấy đã nói với Lâm và Đàm khi thấy hai người đọc thơ cho nhau nghe đêm trăng đầu tiên họ tới sông Sài Gòn. Cái anh chàng Tỉnh này đâu phải là không biết mơ mộng sau cái dáng làm ra bộ ngớ ngẩn đầy hài hước với bạn bè của anh ta. Không mấy chiến sĩ khi viết thư gửi từ đây về cho người thân mà không đề: “Sông Sài Gòn ngày… tháng…”. Cả thư của Đàm, Tỉnh, Khái đều thế. Ngay đầu lá thư gửi cho vợ mới đây, Lâm cũng đề “Sông Sài Gòn-Mùa xuân 1972”. Bình ơi, em có ngạc nhiên không?


Hình như không thể nghe được lấy một loạt liên thanh nào cho rõ ràng nữa. Tất cả đã chìm vào tiếng gầm thét liên hồi của các cỡ đạn pháo. Màn sương sớm trắng đục bị từng đàn, từng đàn không biết bao nhiêu quả đạn pháo hú gió lao tới cắt xé bằng những vạch đỏ chi chít. Cả cụm cứ điểm của chiến đoàn 9 nguỵ rung lên, tung toé chớp lửa.

-Hay quá Đàm ơi! Pháo mình cấp tập đấy. Lên đi! Lên đi!

Đàm mỉm cười vì cái lệnh “lên đi” rất thừa của anh chàng Khái pháo thủ 2. Thật ra ngay từ loạt pháo đầu, tất cả các xe đều đã chồm lên, lao ra khỏi bãi triển khai theo lệnh “lên tuyến bắn!” của đại đội trưởng Lâm.
-Cậu có biết không?-Khái tiếp-Cánh pháo và bộ binh họ đã “nêu” rồi đấy. Mình lên “đập” đi!

“Không, pháo và bộ binh ta đều đã “đập”, mình lên “đập” tiếp dứt điểm thì đúng hơn”. Đàm đang định trả lời Khái thì nghe tiếng “hừm” khó chịu của Tỉnh. Tỉnh gắt:

-Làm gì mà ngậu lên thế. Trật tự nghe lệnh. Không nhớ quy định à?

Tiếng của đại đội trưởng Lâm vang lên trong các tai nghe:

-953 nghe rõ? Sao?... 963 sa hố bom hả? Kéo hả? 962 đâu… 962 kéo 963 rồi cùng lên tuyến bắn. 957 lên sát 953.

Pháo của ta vẫn cấp tập. Tiếng pháo ầm ù dữ dội đến mức cả tiếng gầm của xe tăng cũng bị át đi. Chỉ cần đứng xa một chút người ta sẽ có cảm tưởng những chiếc xe tăng đang bồng bềnh trôi trên mặt nước chứ không phải do máy nổ của nó đẩy đi. Khi đã nhìn ra cái khối thép của xe 953 bám đuôi xe mình, đại đội trưởng Lâm mới hạ cửa trưởng xe và ngồi xuống ghế. Từ mũi “bê 3” phía tây trận địa, cả ba xe bên ấy đã lên tới tuyến bắn, chuẩn bị xung phong vào chốt chi khu. Ba xe mũi “bê 2” cũng đã báo cáo tiếp cận trại biệt kích. Nếu 962 không kéo nổi 963 trước giờ pháo mặt đất ngừng cấp tập thì xe Lâm và 958 vẫn tiếp tục xung phong. Phải làm sao cùng một lúc cả ba chốt của cụm cứ điểm địch đều bị đánh trúng tim, khiến chúng không thể nào cụm lại một chỗ để đề kháng.


Tiếng xe tăng đột ngột gầm to hẳn lên. Cả tiếng súng liên thanh cũng bất chợt xô lên từng loạt. Pháo đã hết giờ cấp tập. Trời đã sáng rõ, nhưng cụm cứ điểm vẫn cứ chìm trong mờ mịt khói bụi, tuồng như sương và bóng đêm ở đó chưa tan.


Chỉ vài vòng xích nữa thôi là mũi xe Đàm sẽ tiếp giáp vào hàng rào thứ nhất. Tuyến bắn đây rồi. Những khuôn mặt bộ binh ta lấm lem đất cát nhô ra khỏi chiến hào đầy ngạc nhiên thích thú trước sự xuất hiện đột ngột của “anh bạn” xe tăng. Những nụ cười loá lên trước kính lái của Đàm. Chắc là họ reo to ghê lắm nhưng Đàm không nghe tiếng. Biết là họ không nhìn thấy mình đâu nhưng Đàm cũng mỉm cười đáp lại sự hân hoan của họ. Một tốp bộ binh súng đạn đầy mình đã chạy qua mũi xe, vòng ra sau. Họ sẽ trụ lại sau tháp pháo cùng xe tăng lao qua cửa mở.


Sau cơn kinh hoàng của trận mưa pháo 30 phút, những hoả điểm địch còn sót lại tiếp tục xả súng ra. Đàm nghe rõ từng chùm đạn liên thanh của địch đập chan chát vào mũi xe.


Không còn bị cản trở vì những đường đạn cầu vồng của phục vụ ta cấp tập nữa, bọn máy bay C.130 hạ dần độ cao. Những vòng bay xoáy trôn ốc cứ hẹp dần!

-Choi tôi lên tháp pháo bắn máy bay-Tiếng Khái bồn chồn hỏi Lâm. Khái lo lắng nếu không dùng 12 ly 7 xua bọn C.130 đi chúng sẽ cối vào tăng mà anh Lâm thi đang thò đầu ra khỏi cửa trưởng xe để quan sát toàn bộ trận địa. Với Lâm lúc này, anh chỉ có cái bảo hiểm duy nhất là tấm cửa xe dựng lên sau lưng.

-Chờ khi nào có lệnh mới được lên. Đại liên địch đang quét quanh xe… 953 gọi cao xạ. 953 gọi cao xạ!

-Cao xạ rõ!

-Hướng… hai “ép” và một C.130.

Hình như cùng một lúc với đại đội trưởng, hai xe tăng có cao xạ 57 đã phát hiện ra mục tiêu. Từng cụm khói trắng xốp nở ra xoắn lấy mấy chiếc máy bay vừa bất ngờ cắt một đường bay từ đông sang tây định “đấm lưng” bộ binh ta đang vây ép. Từ trên những chiếc máy bay mất thăng bằng, đạn cối phóng xuống rơi chuệch choạc, tạo nên những cụm khói vu vơ. Quả gần nhất cũng cách tuyến bộ binh ta gần một trăm mét.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #16 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 08:32:45 am »

-Đạn nổ. Lô cốt chính diện. 200 mét!

-Đạn nổ xong!-Giọng Khái đầy kích động đáp lệnh đại đội trưởng.

-Lô cốt chính diện 200 mét.

Sau tiếp đáp lệnh rõ ràng bình thản của Tỉnh khi bắt được mục tiêu, chiếc xe giật lên. Không nhìn thấy đụn khói đùn ra từ lô cốt địch, nhưng nghe tiếng đạn liên thanh địch đập vào mũi xe tự nhiên vãn hẳn đi, Đàm biết một hoả điểm quan trọng của địch đã bị diệt.


Một bóng người vụt qua kính xe Đàm, nhảy qua cụm dây thép gai ở hàng rào bùng nhùng thứ nhất rồi đột ngột lăn xuống đường hào giáp hàng rào thứ hai. Có thể đấy là một chiến sĩ bộc phá và anh ấy đã hy sinh? Không, người ấy đã bật dậy, tựa lưng vào thành hào phía trong, mặt hướng vào mũi xe tăng của Đàm. Từ tay anh một chiếc khăn dù trắng phất lên. Tiếng Lâm sôi nổi.

-Chú ý. Trinh sát bộ binh chỉ đường. 958, 953 tiến!

Đây chính là nơi các đồng chí trinh sát bộ binh, công binh đã bò vào tháo từng quả mìn chống tăng của địch mở đường cho xe mình. Cái cảm giác của một người biết ơn mà chưa thấy mình làm được gì nhiều bồi hồi dâng lên trong lòng Đàm. Anh cài số 2, chiếc xe chồm lên. Khái đã lao đến quả đạn pháo thứ sáu. Theo như thông báo của trinh sát bộ binh thì những hoả điểm chủ yếu gây khó khăn lớn nhất cho bộ binh ta hơn một ngày qua đã bị tiêu diệt. Giờ phút dứt điểm đây! Tỉnh, nửa đứng nửa ngồi như đánh đu lên hai cái “tai voi” cao su của bộ phận tầm hướng. Lấy thước ngắm, quay pháo, bắn đại liên K.53… Tỉnh hoạt động luôn tay. Nhanh mà không hề bối rối. Cứ đĩnh đạc từng động tác một.

-962 gọi 953.

-953 rõ!

-Đã kéo được 963 lên tuyến bắn.

-962 vòng trái, 963 vòng phải. Hướng sở chỉ huy chiến đoàn. Xung phong!

Tăng của Đàm đã vượt qua hàng rào cuối cùng, hàng rào thứ bảy. Những tiếng hô chỉ huy dõng dạc sôi nổi quán xuyến toàn bộ trận đánh của đại đội trưởng Lâm khiến Đàm náo nức lạ. Bây giờ bốn chiếc xe tăng của mũi “bê 1” này sẽ xoè ra làm ba chạnh như một chiếc đinh ba cắm vào giữa tim giặc. Ở các mũi “bê 2” “bê 3” bên tây trận địa cũng vừa báo về là đã qua cửa mở, công kích chốt biệt kích và chi khu.


Bờ tường ủi bị pháo bắn vỡ từng mảng phơi màu đất đỏ ối dưới nắng. Đàm cài số 1 cho xe bám qua tường rồi lên hẳn số 3. Lá cờ ba sọc cắm trên lô cốt trung tâm chiến đoàn lật bật nghiêng xuống sau từng cái giật của chiếc xe tăng. Ông Tỉnh ngái ngủ bắn khá đấy. Dứt điểm thôi!


Chiếc xe vận tải GMC bị mũi tăng Đàm hết nhào xuống một đường hào cuốn theo cả cái ga-ra ô tô lớp tôn. Từ khoảng trống huếch trước mắt Đàm trải ra một cái sân xi măng phẳng lỳ loá nắng, không một bóng người. Sân trung tâm chiến đoàn đây. Chúng nó đâu?

-Quay xe!

Đàm kéo theo một bên cần lái xuống nấc hãm theo lệnh đại đội trưởng. Tiếng xích miết trên mặt sân cứng rít lên ken két. Chiếc xe tăng quay hẳn 180 độ. Một cảnh tượng dữ dội hiện ra ngay trước mũi xe. Từ rất nhiều những ngách hầm ngầm, bọn lính địch đang túa ra và các chiến sĩ bộ binh của ta đang nhảy bổ vào chúng. Lưỡi lê, báng súng, xẻng quân dụng loang loáng quay cuồng. Bộ binh địch đã từ hầm ngầm liều lĩnh nhoi lên hòng cắt xe tăng ta ra khỏi đại bộ phận bộ binh ta đang ào qua cửa mở. Chúng hy vọng với cự ly gần, hoả lực xe tăng sẽ bị hạn chế và có thể đánh mìn chăng? Đừng hòng! Vỏ thép xe tăng của chúng ta là công sự di động chỉ để tiến công chứ đâu phải là nơi ẩn nấp! Tiếng Tỉnh đã vang lên:

-Khái chuẩn bị AK, lựu đạn. Báo cáo, cho chúng tôi ra ngoài cùng bộ binh bảo vệ xe.

-Được! Lâm trả lời khi anh thấy bộ binh ta lên còn ít-Nhưng phải dùng lựu đạn dọn đường!

-Tất nhiên!

Những đám khói lựu đạn chưa tan, Khái đã tuột xuống đến đất. Khái giật mình thấy tóc bị gió hút dựng đứng cả lên. Một loạt AK bay sạt trên đầu. Anh Tỉnh ra sau đã va súng vào cửa xe, cướp cò chăng?

-Hai thằng! Khái, phía sau!

Tiếng Tỉnh to và trầm. Khái lăn xuống đất, xoay ngoắt người lại. Một cửa hầm ngầm vừa mở ra bất ngờ trên mặt phẳng sân xi măng, chỉ cách lưng Khái chừng bốn mét. Hai thằng địch nằm úp nửa người lên miệng hầm, hai chiếc mũ sắt và quả mìn chống tăng văng ra lăn lông lốc trước mặt Khái. Hẳn là chúng định quăng mìn lên rồi rút chạy theo đường hầm, hy vọng xe tăng đè qua sẽ nổ. Anh Tỉnh đã bắn chết chúng. Khái giật lựu đạn quăng xuống đó liền hai trái.

-Giương lê lên, chú mình! Tỉnh nhắc Khái.

Đại đội trưởng Lâm đã ném đến trái lựu đạn thứ ba và thay băng đạn súng ngắn thứ hai. Có hai khẩu AK thì Tỉnh và Khái đã dùng. Vừa quan sát để chỉ huy cho Đàm lái xe lùa địch, vừa trực tiếp đánh, Lâm đã nhoài hẳn nửa người ra khỏi cửa trưởng xe lúc nào anh cũng không biết. Tất cả những nơi mà địa hình có thể giúp địch đặt súng chống tăng đều không lọt khỏi tầm mắt Lâm. Đã có vài cụm địch và mấy thằng chưa kịp đặt súng chống tăng vào vị trí thích hợp đã bị lựu đạn của Lâm hất tung lên, hay lộn cổ xuống hầm ngầm vì tiểu liên của Tỉnh, Khái. Bộ binh của ta tràn lên ngày một đông. Dùng xe tăng làm công sự nổi, họ nhanh nhẹn vượt qua bức tường ủi, nhét lựu đạn, thủ pháo vào từng lỗ cửa sổ, lỗ châu mai địch.

-Sao?-Lâm hỏi lại những báo cáo của mũi “bê 2”, mũi “bê 3” phía tây trận địa.-Xong cả hai chốt rồi chứ? Gọn chứ?-Rồi anh reo lên-Tuyệt quá Đàm ơi!

-Tuyệt quá đấy!
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #17 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2008, 08:33:19 am »

Miệng nói vậy mà ruột gan Đàm cứ nhói lên từng lúc khi anh cảm thấy chưa bao giờ đạn liên thanh của địch lại đập vào vỏ xe nhiều đến thế. Biết bao nhiêu họng súng khốn nạn của bọn địch đang nhâu nhâu vào xe trong khi đại đội trưởng Lâm của anh thì phơi nửa người trên tháp pháo. Đàm không nhìn thấy Lâm lúc này, nhưng cứ nghe những mệnh lệnh chính xác của Lâm khi cho xe “quay”, “lùi phải” hay “lùi trái!”… để lùa địch thì Đàm biết là Lâm không còn cách nào khác là phải nhoài nửa người ra khỏi xe để quan sát bên ngoài, quan sát toàn bộ trận đánh.


Một tiếng “rầm” như tiếng đạn cối phía đuôi xe và luồng sáng đột ngột lùa vào buồng xe sau lưng khiến Đàm giật thót người. Buồng xe kín như bưng sau khi Tỉnh và Khái xuống, luồng sáng ấy chỉ có thể lùa vào khi cửa trưởng xe bị bỏ trống. Nguyên tắc chỉ huy không cho phép Lâm rời khỏi xe. Anh ấy đâu?


Lâm bị ròi và chắc là nặng lắm, anh mới chịu để cho người tuột khỏi cửa xe và ngồi bất động trên ghế trưởng xe như vậy. Khái đâu? Tỉnh đâu?... Đàm mím môi cố nén một nỗi uất ức đến nghẹn ngào. Anh căn cho xích xe đúng với mấy cái cửa hầm đen ngòm lố nhố những cái mũi và những cái lưng vằn vện…


Từ ba góc sân xi măng, những ngôi nhà ở của sĩ quan, binh lính địch rùng rùng chuyển động từng mảng tường theo nhau ụp xuống. Gần như cùng một lúc, ba mũi xe tăng 958, 962, 963 trắng xó bụi vôi cát nho ra từ cái đám đổ vỡ hỗn độn ấy, tràn qua sân xi măng loá nắng.


8 giờ 35 phút sáng. Nắng đã bắt đầu gắt. Mùa này nắng gắt ngay từ khi tan sương. Đức, trợ lý chính trị tiểu đoàn chạy muốn tưởng đứt hơi. Nhảy qua những cụm dây thép gai vương vãi, những ổ súng gãy nát, luồn dưới những khung nhà đổ, cắt ngang cả những dây tù binh lũ lượt kéo ra từ các lô cốt hầm ngầm. Đức nhằm hướng sở chỉ huy chiến đoàn. Chỉ chút nữa là anh đạp phải tên đại tá chỉ huy trưởng chiến đoàn 9, mặt rầu rĩ ngồi nhìn cụm cứ điểm tan nát, nếu không có tiếng nhắc của đồng chí bộ binh áp giải. Trận đánh đã dứt điểm gọn trước nửa giờ.


Tin đại đội trưởng Lâm bị thương nặng trong những phút cuối cùng của trận đánh diệt sở chỉ huy chiến đoàn địch đã theo những làn sóng vô tuyến truyền từ xe tăng này đến xe tăng khác và đã được, báo cáo lên ban chỉ huy tiểu đoàn. Đức càng cảm thấy lòng cồn cào khi anh bắt gặp những dáng vẻ bần thần của các chiến sĩ đại đội 10 xe tăng. Vừa thu dọn xung quanh xe, họ vừa nhìn sang phía sân xi măng. Ở đấy, các quân y sĩ đang tiến hành gấp những công việc cấp cứu cho đại đội trưởng của họ.


Tỉnh, Đàm, Khái vẫn để nguyên mũ công tác, trầm mặc cúi sát xuống một chiếc cáng. Hình như Lâm đã tỉnh và đang nói với họ điều gì. Đức len vào. Vì vội, anh và cả vào hai cánh tay bị thương quấn băng trắng toát đeo ngang ngực Khái và Tỉnh, khiến cả hai giật thót người, nhưng không ai quay lại.

Lâm đã nhận ra Đức. Nụ cười trên khuôn mặt mất máu đã hơi bệch của bạn làm sống mũi Đức thấy cay cay.
-Đức hả?... Có lẽ tớ không sao đâu… Cậu đừng buồn… đồng chí trợ lý chính trị của tôi ơi, anh nhớ làm sao giúp cho chiến sĩ của tôi lúc nào cũng sôi nổi đấy nhé!

Lâm lại hé môi cười một cách khó khăn. Đức chưa kịp nói gì thì hai chiến sĩ cáng thương đã đưa Lâm đi
Đàm thắt chặt cái dây lưng có khẩu súng ngắn và con dao găm của Lâm gửi lại:

-Anh ấy bị thương vào bụng. Súng ngắn cũng hết đạn. Anh ấy đã ném một quả lựu đạn vào một cụm địch ở cự ly gần…

Câu nói của Đàm và khung cảnh quả đồi sau trận đánh đã khiến Đức bồi hồi. Anh như thấy hiện lại rất rõ ngay tại đây hình ảnh dũng mãnh của tiểu đội trưởng tiểu đội mũi nhọn Nguyễn Thành Lâm cắm cờ lên sở chỉ huy tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ trên điểm cao 738 cách đây bốn năm. Ngày ấy anh và Lâm còn là những chiến sĩ bộ binh và cùng trong một mũi khoan thép!


Lộc Ninh, ngày 15-8-1974
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2009, 07:09:55 pm »

Trong những món ăn truyền lại


Có người vẫn thường bảo những anh cấp dưỡng chúng tôi là chúa hay la cà. Nhưng suốt từ hôm đơn vị về đóng quân ở xóm Húng đến nay đã đúng một tuần rồi, tôi vẫn chưa đi được đến đâu. “Đi được đến đâu” ở đây có nghĩa là vào thăm nhà nọ nhà kia, có nước nôi, thuốc lào, thuốc lá, chuệyn trò tâm sự với bà con hẳn hoi kia, chứ loáng quáng ở quanh mấy quả đồi, nhặt hạt dẻ cùng các cô gái vào những lúc chờ tiếp phẩm mang thức ăn về mới nổi lửa, thì của đáng tội cũng có dăm ba lần rồi. Cái vùng này đến là nhiều dẻ. Dẻ trước mặt, dẻ sau lưng, dẻ trong vườn, ngoài đồi, cứ là tít tắp mênh mông.


Kể cả nhà cụ Năm, tôi cũng chưa kịp vào. Tôi phải kể đến ông cụ trước tiên, vì nghe người ta đồn đại về cụ có hơi nhiều so với những cụ khác trong xóm. Trong những lời đồn đại về cụ đến tai tôi có những chuyện có lý và có những chuyện cũng quá vô lý. Ví thử như chuyện đồn cụ có tài sao chè đến mức chè lá già mà vào tay cụ cũng sao thành chè móc câu, sao xong cho vào lọ sắt mà xóc, cánh chè va vào nhau kêu cứ leng reng (!); hay chuyện hồi còn trẻ, có lần vào phiên chợ Mọc, cụ mua được một con chó nặng ba mươi cân, định dắt về thịt cho anh em ăn, bất đồ bị xổng, cụ phải đuổi nó chạy vòng vèo chả biết qua những đâu mà chỉ trong một ngày đến khi bắt được, con chó đã gầy rạc đi, cân chỉ còn được ba cân (!) thì thật là quá đáng! Nhưng có điều khiến chúng tôi đặt biệt chú ý là nhiều người ca tụng về tài nấu các món ăn bình dân của cụ. Nghề nào nghiệp ấy, những chuyện đó thật đáng cho anh em cấp dưỡng chúng tôi “la cà” lắm.


Ý tôi là chờ bữa nào thật rỗi rãi, trong tay lại có bao thuốc lá thơm hay một góc gói chè “Hồng Đào” chẳng hạn thì sẽ đến thăm cụ. Nhưng rồi cuộc gặp gỡ giữa tôi và cụ đã xảy ra, không đến nỗi hồi hộp và cầu kỳ như tôi đã định.


Nghe nói về cụ đã nhiều nhưng thú thực cho đến tận hôm ấy tôi mới được giáp mặt. Một hôm, dắt xe ra đến cuối xóm thì tôi gặp một cụ già đang ngồi ẵm cháu cạnh hàng rào dâm bụt. Không hiểu là do tài mô tả hình dáng cụ của những người trong xóm hay do một linh cảm tri kỷ nào mà mới thoạt nhìn cụ, tôi đã ngờ ngợ. Họ bảo “cụ gầy, cao, có mọt bộ râu thưa thôi, nhưng cái râu nào ra cái ấy, to, cứng và hung hung đỏ”… thì cụ già này quả có như thế. Cụ cũng nhìn tôi từ đầu đến chân bằng một đôi mắt vừa như thân thiết lại vừa như dò xét rồi bất đồ cụ nhổm hẳn lên:

-Vào trong tôi chơi, anh!

-Cám ơn cụ, cháu vội đi… công tác! Cụ cho cháu khi khác.

-Vội gì! Cái việc của anh thì bao giờ chả vội. Nhưng vội hay khôgn là ở cái nhanh chân nhanh tay chứ ở đâu cái uống hớp nước, ăn bát cơm…

“Cái việc của anh” là thế nào nhỉ? Quân phục mới, thừng chạc, xoong chảo… không đèo theo cái nào, lại dắt xe đạp đường hoàng, lý gì cụ biết tôi làm anh nuôi? Thế này thì phải vào cái đã.

-Tôi nói thực là chưa gặp anh lần nào, nhưng tôi cứ nhìn dáng ai đang làm việc gì là tôi biết!-Cụ vừa nói vừa rót nước, kéo ghế mời tôi ngồi-Làm cái anh cấp dưỡng là thậm vất vả, cho nên cứ lần nào thằng cháu cả nhà tôi về là tôi hỏi. Nhiều lần cu cậu cũng khiếp tôi.

-Thế anh nhà ta làm cấp dưỡng cho cơ quan nào ạ?

-Trước thì nó cũng có làm cấp dưỡng, nhưng nay là cán bộ tiểu đoàn. Lần nào về tôi cũng hỏi: “Thế anh làm cán bộ lãnh đạo thì anh chú ý cái mặt nào nhất? Nó bảo tôi: “Thì mọi mặt cứ phải chú ý đều cả chứ bố?” Nói thế là chưa đúng. Thực túc binh cường. Chú ý các mặt đã đành một nhẽ, nhưng anh phải lưu ý cho tôi cái đám anh nuôi. “Vâng, thì con cũng hoi rhan xem anh xem cần gì thì hỗ trợ”. Hỗ trợ mới chả hỗ chiếc gì? Làm cái anh lãnh đạo là phải tự xem, tự xét để bàn mưu tính kế giúp anh em chứ cứ chờ anh em nói mới giúp thì đến kiếp nào? Cái anh chiến sĩ bây giờ nêu cao tự lực cánh sinh, mấy khi họ hỏi. Hình như cậu ta cũng nhớ có lần tôi lên đơn vị chơi đã gặp gỡ chuyện trò với cái đám anh em cấp dưỡng ở chỗ nó, nên tôi dồn đến đâu là cậu ta cứ im thin thít. Thì chính tôi cũng làm cái anh cấp dưỡng quân đội mãi rồi tôi lạ gì?

-Ồ, thế ra cụ cũng…

-“Cũng” quá chứ lỵ!-Cụ cười rung cả nhà. Người ta bảo mỗi khi cụ khoái cái gì là hai bên râu mép và các nếp nhăn trên mặt cụ cứ nhấp nháy cả lên thì đúng thật-Tám năm bốn tháng cả thảy.

-Tám năm bốn tháng?

-Chứ gì! Nghĩa là sau cái đận tôi cùng bà con hàng tổng theo anh cán sự Đắc đi phá Phủ năm 1945, dưới thì nhờ anh em giúp rập cất cho bà lão và các cháu gian nhà là tôi đi miết. Tôi làm cấp dưỡng cho huyện đội rồi sang chủ lực. Cứ thế kéo mãi qua cái đận ta thắng Tây ở trận càn Việt Bắc rồi một mạch đến chiến dịch Điện Biên Phủ. Vui cũng có, buồn cũng có, nghĩa là ngọt nhạt, cay, đắng đủ mùi, nhưng anh thử nghĩ xem, bản thân mình, vợ con mình, bà con làng xóm đang nằm chờ chết đói mà đùng một cái có cơm ăn, áo mặc, nhà ở thì anh tinh còn cái việc gì mà tôi từ nan? Không biết bây giờ các anh có được nghe kể về cái thời ấy không chứ tôi thì tôi nhớ đời. Anh sẽ hỏi tại sao tôi làm cấp dưỡng lấu thế chứ gì? Năm ấy tôi đã ngót nghét bốn mươi tuổi rồi. Mình một chữ nhất bẻ đôi không biết, nhưng khối anh chữ nghĩa hẳn hoi mà làm cấp dưỡng họ vẫn vui như tết ấy anh ạ. Cách mạng là đổi cũ thay mới nên cũng chả ai “quan niệm” gì. Đến hoà bình thì “do điều kiện sức khoẻ”, các anh quân y sĩ bảo thế, họ cứ nhất mực cho tôi chuyển ngành sang thường trực gác cho uỷ ban huyện. Lúc ấy tôi cũng đã học xong được cái lớp bốn rồi nên giấy tờ nào cũng cứ là xem vậy được. Nhưng gì thì gì chứ tôi vẫn thấy cái thời tại ngũ là vui hơn cả. Khi về hưu, chính phủ tặng tôi tấm Huân chương kháng chiến hạng ba “Cò nhiều thành tích trong cuộc kháng chiến trường kỳ anh dũng của dân tộc” treo kia có nhẽ phần lớn cũng là do thành tích ở cái đạn ấy. Kìa, anh uống nước đi!
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2021, 06:41:36 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2009, 07:11:46 pm »

Thằng cháu cụ, được ông mải chuyện thả ra khỏi bọc đã lon ton chạy chơi ngoài sân với mấy con chị. Được cái đêm qua đổ mưa rào, nên sáng nay trời vẫn còn mát hơi nước. Thấy cụ cởi mở, tôi quyết định thực hiện cái ý “la cà” khơi chuyện cụ về các món ăn. Biết đâu những lời đồn đại ấy, mươi phần chả có lấy vài ba? Không có lửa sao có khói?

-Cháu nói ra, cụ đừng cho là cháu đi bộ đội mà còn ngại khó ngại khổ…

-Được! Được!-cụ ngắt lời tôi-có gì anh cứ nói, anh cứ mạnh dạn phát biểu!

Tôi suýt bật cười vì cái dáng cụ và tiếng “phát biểu” cụ dùng. Cụ cứ làm như tôi và cụ đang hội ý, hội báo hay đang họp hành gì ấy.

-Vâng. Cái gay nhất của chúng cháu là làm thế nào cải thiện được cho anh em, ngoài tiêu chuẩn cụ ạ.

-Anh nghĩ thế là phải. Đã gọi là “cải thiện” tức cũng là ăn thêm, rõ là ngoài tiêu chuẩn. Làm cái anh cấp dưỡng mà cứ cầu nhàn là một, ỷ vào đồng tiền là hai, tiêu chuẩn này tiêu chuẩn nọ là ba thì có lúc anh em mất nhờ! Tiêu chuẩn Nhà nước thì không có bao giờ sai. Thiếu lúc này thì lúc khác truy lĩnh. Nhưng đời bộ đội nay đây mai đó thì phải có lúc “bĩ” lúc “thái”. Có lúc có tiêu chuẩn mà phải hành quân không kịp lĩnh. Có lúc nhiều tiền mà hoàn cảnh không có chỗ mua. Lúc nào cũng cứ phải là “tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan”, anh tính tôi nói có phải không?

Cụ chiêu một ngụm nước rõ đặc, bật diêm rít một hơi thuốc lào rõ dài. Xong, không chờ tôi nói, cụ tiếp luôn:

-Các anh bây giờ chữ nghĩa giỏi giang cả, hẳn anh đã đọc truyện Kiều của cụ Nguuyễn Du ta xưa. Tôi cho cái truyện ấy là tài tình số một. Hiểu cao, sâu, rộng hẹp đều được cả…

Sao lại sang truyện Kiều? Thấy cụ có vẻ “lạc đề” tôi đâm lo. Lo vì truyện Kiều tôi cũng chưa có dịp đọc kỹ. Năm lớp bảy, tôi có học nhưng chỉ trích giảng một đoạn đầu như “Thuý Kiều bán mình”. Nhưng cái lo lớn hơn là sa vào chuyện này, thì mục đích của tôi không đạt được. Tôi liền tìm cách khôn khéo lái cụ sang chuyện nấu ăn.

-Thì tôi cũng đang nói chuyện ấy đấy chứ anh bảo tôi nói chuyện gì?-cụ dang rộng hai tay phân bua-Này nhé, trong Kiều có câu:

Khen cho con mắt tinh đời
Anh dùng đoán giữa trần ai mới già

thì hiểu là nhìn người cũng được mà đến việc tìm món ăn cũng đúng! Anh cho là cứ thịt cá mới ngon ư? Thịt cá mà không biết gia, giảm, chỉ một mực chém to kho mặn thì anh em cũng chẳng được ăn ngon. Tôi thì tôi cho là ngon hay không nó ở cái tấm lòng mình, cái bàn tay mình. Cây chuối thì đem cho lợn hay thượng sách là thái mỏng trộn kinh giới làm rau ghém ăn với riêu cua chứ gì? Nhưng chết nỗi, đơn vị lạc vào rừng, thịt không, cá không mà đến cua cũng không thì anh bảo sao?


Cụ dừng lại một chút như muốn thưởng thức cái vẻ lúng túng của tôi trước một tình huống hóc búa đến mấy giây, rồi cụ mới chậm rãi:

-Đấy, đã có lần đơn vị tôi lạc như thế, mà lại ngay sát địch không được nổ súng để săn cầy cáo chim muông gì mới oái oăm chứ! Tôi liền phạt ba cây chuối rừng non. Chuối thì chát lắm. Thái mỏng, luộc chín rồi chắt hai lần nước nó vẫn chát. Đã chát thì phải có chua để khử đi, cái “luật” nấu ăn nó thế. Nhưng chanh, dấm ở đâu? Tôi mới nảy ra ý tìm vài quả phống, dưới xuôi ta gọi là quả tai chua. Hai quả to đun lấy hai bát ô tô nước. Đun xong nghiền nát lấy nước giội vào. Giột một bát, nếm thử đã thấy bớt chát. Giội nốt bát nữa thì tịnh không còn thấy chát là gì. Mày chết với ông! Thích quá. Chờ cho nó thật ráo. Những lát chuối thái mỏng se lại và hơi cong lên, tôi mới giã muối vừng ớt thái nhỏ trộn vào. Cái tang muối vừng ngày xưa cũng thể như muối lạc bây giờ, đơn vị nào không trữ chẳng nhiều thì ít để gói theo cơm nắm hành quân? Xong, ba cây chuối, nhiều thì hai, ít thì một chén mỡ. Cái này là của hiếm nên mình cứ phải chủ động lo trữ từ trước. Thiếu gì những lúc đơn vị ăn uống thịt cá ê hề. Lúc đó ăn xong, thừa, có khi anh em người ta bỏ, nhưng mình thì phải liệu mà thu dọn, rán lấy ít mỡ nước, giấu biệt, dùng cho lúc này. Tôi nói giấu biệt là giấu để dành dùng chung chứ không phải cái kiểu “giàu nhà kho, no nhà bếp”. Nhưng mà phải giấu biệt chứ không anh em nó biết nay xin thìa, mai xin thìa thì đến núi cũng phải lở! Có tý mỡ sôi già, để nguội, trộn vào là đã nổi đình nổi đám lắm rồi, mà nếu đằng thẳng lại có vài miếng bì lợn thái mỏng thổi bay, trộn vào thì cứ gọi là ăn quên chết! Quên chết!


Nhưng cái gì dù ngon mấy, ăn mãi cũng chán. Chẳng lẽ lại chỉ nộm chuối, măng với rau tàu bay nấu muối? Nhìn anh em đêm đi đánh giặc, ngày lại ngồi ăn như thế, thương lắm anh ạ. Mà thương thì không thể chỉ nói mồm. Nghĩ mãi, tôi mới sực nhớ ra cái hồi thằng chánh Biểng cất ngôi nhà ngói đại khoa, nó bắt toàn những anh khoẻ cày ruộng của nó lên rừng xuôi gỗ về, tôi có nghe bà con nói “ngon nấm muối, buốt gai hèo”. Gai hèo thì đi lấy gỗ cho nó khối anh giẫm phải, còn nấm muối thì chưa mấy ai biết tìm mà ăn. Họ bải cái giống nấm ấy nó mọc thành dây chứ không mọc cái một như anh nấm trứng ngỗng, nấm rơm, nấm rạ… Tôi vào bản hỏi một chị người Nùng. Chị ta liền dẫn tới một góc rừng cơ màn là cái “anh” ấy. Nó mọc trên một loại dây đã mục, bắt đầu từ gốc cái dây ấy, chạy hàng kiến. Đến khi cái dây ấy quấn quýt bùng nhùng lại thì nó cũng cứ mọc theo thành một búi bùng nhùng như thế. Tôi bắt đầu hái ở búi vì như thế nhêìu hơn. Vài cái ở gốc thì kể gì? Nhưng quái lại! Hái cái nào rời tay ra là nói vô phép anh chứ, nó cứ nát như bánh đúc vữa! Thì ra cái giống này nó có nấm chúa của nó là cái mọc đầu tiên ở gốc dây. Hái xong cái đó rồi mới hái những cái sau thì có để đến ba ngày nó cũng chẳng nát đươc. Được nó bỏ vào cái vào nấu măng, nấu là tày bay, rau môn thục… đều ngon cả. Tôi không rõ khoa học họ làm cái anh mì chính nó thế nào chứ cái anh nấm muối, tôi dám nói là nó không có thua!

-Thế thưa cụ ở rừng Yên Thế ta đây thì có cái loại nấm đó không ạ?

-Có chứ sao không có? Tôi nói là nói cái dễ kiếm ấy chữ những của “gan ruồi, mỡ muỗi” thì nói làm gì? Tuần sau anh theo tôi, chỉ cần anh bớt ra một ngày lấy phơi khô thì một trung đội dùng đến hàng tháng. Ờ mà một trung đội ta giờ biên chế chính quy hiện đại rồi thì có phải là ba mươi sáu người không nhỉ?
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM