Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 05:40:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tula Việt Bắc  (Đọc 39326 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #50 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 12:56:47 pm »

Năm 2020 chưa tới mà anh HP
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #51 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 12:59:09 pm »

Năm 2020 chưa tới mà anh HP

 Grin Grin Bậy nèo, vừa kỷ niệm 300 ngày Tula Việt Bắc mừ, xem lại lịch đê.

Điểm qua về các nơi nhái Sten ngoài Quốc Tế.

Sten không phải là súng tốt, khi nó được thiết kế năm 1941 thì nguyên mẫu MP28/II được chấp nhận năm 1923 đã quá cổ (súng được thử nghiệm, chấp nhận, sản xuất trong vòng bí mật vì Đức lúc đó bị cấm sãn xuất súng máy ). Hơn nữa, Đức đã cải tiến đạn "chỉ dùng cho súng ngắn liên thanh" (từ giờ dùng SNLT), đây là loịa đạn quá áp, nồi thuốc nhiều hơn bình thường mặc dầu hình dáng ngoài y hệt, bắn trên súng ngắn thường nguy hiểm, nhờ đó cải thiện được nhược điểm chủ yếu là tầm rất gần của đạn súng ngắn,trong khi đó Tây Âu vẫn dùng loại đạn 9x19 Luger nguyên thủy. Một số cải tiến khác như giảm khối lượng đạn, nâng sơ tốc lên 340-360 m/s, trong khi sơ tốc nguyên thủy của MP28/II là 327m/s.

Về cơ bản, SNLT là một quyết định sai lầm, nhưng do súng trường xung phóng khó hoàn thiện mà chiến tranh xảy ra nhanh nên nó được sản xuất ồ ạt. Thêm nữa, dòng SNLT tốt của Đức là MP19, sau thành MP34 Áo và Suomi. Nhưng do đảng Quốc Xã bên Đức có các "lãnh tụ công nghiệp vũ khí" đều là người của MP18, MP28, EMP36, MP38/40/41 nên dòng này được sản xuất lớn.

Copy vội vàng, Sten chỉ cải lui theo hướng dễ sản xuất, còn đạn kém hơn và nòng có hình dáng y hệt. Không hiểu tại sao người ta lại thiết kế Sten để có thể sản xuất trên một xưởng tối thiểu như vậy.Có thể người Anh chuẩn bị cho Đức chiếm đóng ?? cũng có thể thế mạnh của một nhà thầu nào đó là các phương tiện như vậy. Chất lượng súng thì khỏi nói, không quân đội nào dùng nó mà không kêu ca. Nó mới đã hay tắc, hay tự bắn, mà tự bắn liên thanh, chỉ cần xóc mạnh là khối lùi nhảy ra khỏi khóa an toàn.Hóc là do ống nạp đạn quá lớn, đạn quay góc lớn dễ tắc. Ống nạp đạn lớn do vật liệu làm khối lùi tồi, tồi do dùng công nghệ dập tấm mỏng của Đức. Anh copy y nguyên về hình dáng nhưng lại vậy liệu khác kỹ thuật khác mới gọi là hài hước. Súng lòng lẻo, đến cả báng cũng không ra hồn để tỳ vững. Mặt còn lại của sự tồi tệ là rất chóng xuống rồi hỏng hẳn. Nếu như đạn không phát nổ sớm phá hỏng súng thì khe cho tay nắm kéo khối lùi mòn rộng ra nhanh chóng và phải bỏ chỉ sau vài ngàn phát bắn.


Việc súng Sten dễ hỏng còn được bù đắp bởi số lược sản xuất lớn bên Anh và Canada, ít nhất 3,6 triệu khẩu. Nhưng Việt Minh thì không thể bù đắp như thế. Các phiên bản nhái du kích chủ yếu là Sten 2 như trang trước.


Sten được nhái du kích đầu tiên ở Pháp. Ngay sau khi nước Pháp bị chiếm đóng thì kiểu MP đước đã được nhái, nhưng sau này, thiết kế Sten quá hợp với sản xuất du kích nên thay thế, Sten du kích Pháp còn gọi là Sten 1944, một bản nhái nhưng giống hệt, thậm chí tốt hơn Sten 2 nguyên thủy do vật liệu chọn đúng hơn.

Du kích Ba Lan nhái Sten trong các xưởng không thể tệ hơn,cũng bản Sten 2.

Du kích Hà Lan cũng nhái, giống Ba Lan.

Đan Mạch cũng có bản nhái.

Điều đặc biệt là Đức cũng nhái. Người Đức hoàn thiện thiết kế này, sản xuất, trang bị cho "Công nhân Xung phong 1-5". Mục tiêu rõ ràng: các công nhân thoải mái nhái theo. MP3008 tất nhiên tuy nhái Sten nhưng bỏ cái đặc điểm mà Sten copy súng Đức cổ một cách dở hơi,tức là băng ngang, MP3008 có băng đứng. Mauser cũng sản xuất khoảng 28 ngàn súng Sten y hệt Sten2 cho đồng minh bên Hà Lan, cũng Mauser sản suất cỡ 10 ngàn MP3008. 

Từ Lanchester đồ đồng cho đến Sten 3, càng ngày càng cải lùi chất lượng. Chỉ đến Sten 4 thì nước Anh mới bớt run như cầy sấy và lắp báng gỗ, ra dáng một khẩu súng, nhưng cỡ nòng vẫn vậy.

Sten được du kích nhái nhiều vì số lượng sản xuất rất nhiều, do đó, các đội quân du kích dẽ dàng tìm kiếm phụ tùng. Phần lớn các xưởng nhái súng có chức năng chủ yếu là sửa súng, súng được Đồng minh thả dù xuống cho du kích. Lúc đó, Anh Mỹ chỉ có một loại SNLT là Thompson model 1923 (cũng là model 1921). Súng này ben đầu được thiết kế như là "súng trường nhỏ" bán rẻ tiền cho dân sự, vì thế có tên sai là "sub machine gun", vì sai nên thường được gọi bằng biệt danh Tommy không sai. Nhưng súng này không sản xuất đủ cho chiến tranh, vì khối lùi đắt và khó gia công. Thompson sau đó cả tiến khối lùi cho dễ hơn và tồi hơn.

Những nước có khả năng sản xuất nghiên túc thời đó dùng Suomi. Liên Xô thì vì Suomi bắn cho phát hoảng nên có PPSh, không tốn vật liệu đắt như Suomi mà chất lượng vẫn tốt.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2009, 01:56:13 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM