Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:50:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tula Việt Bắc  (Đọc 39260 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #40 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2009, 01:03:11 pm »

Mấy hôm nay khó post vì rất nhiều máy bị nhiễm conflicker, phiên bản mới mình vừa soi, nó tấn công các địa chỉ hay  vào gần đây nhất. Nạn nhân lớn nhất là google. Máy mình tất nhiên là ko seo bao h cả, vì đó là vm. Chắc khách hàng khác họ của quansuvn cũng nhiều victim nên mới khó post. Cứ ai dùng bkav là nó có cửa dễ lây.
Trở lại với năm đó.

Do làm bằng thép, nên Lizz tương đối dễ chế tạo. Súng được chế tạo và sử dụng trong quân xưởng với mục tiêu quan trọng là thử nghiệm vật liệu gang cầu. Tất cả các khẩu súng trường danh tiếng được dùng trong chiến tranh lúc đó như Mauser, Lebel (gồm cả mus), Gras đều được làm từ thép đen hoàn toàn, không hề có hợp kim như MAT và MAS. Các bộ phận quan trọng nhất chịu va đập mạnh đều được làm từ thép giầu mangan. Như đã nói, loại thép này lúc đó được coi là thép đen phổ biến chứ không phải hợp kim quý hiếm như cuối tk20. Lizz cũng có khối lùi làm từ thép công cụ, nhưng chỉ là phương án dùng song song để so sánh.

Thép công cụ lúc đó rất nhiều, sau khi ủ và trước khi thấm carbon, nó rất dẻo, mềm, dễ chế tạo và đương nhiên chấp nhận các hình dáng như ren nhẵn bóng. Máy công cụ cơ bản ở Hà Nội tuy không nhiều như Quảng Ninh, nhưng quá đủ để làm số lượng nhỏ như Lizz. Đáng lý ra, một lượng thép công cụ khá lớn đủ để làm cỡ một vài vạn súng trường chất lượng cao đã xuất hiện, nhưng số lượng thép này lại biến thành mã tấu như mình sẽ nói sau. Tuy lượng súng đó ít, nhưng đáng ra khá quan trọng với những ngày đầu 1947. Số lượng thép công cụ này cũng không đủ 10 vạn khẩu ST-1 trong KH47, nên ông X cần thử nghiệm thật cẩn thận loại nguyên liệu phổ biến hơn.

Gang cầu là mặt hàng phổ biến nhất lúc đó, các đồ bằng sắt rẻ tiền như nắp cống cũng làm bằng vật liệu này. Gang cầu rẻ vì nó làm bằng lò cao, nhờ việc đốt nóng trước không khí, nhiệt độ lò lên đến hơn 1600 độ, nhiệt độ thích hợp nhất là 1800 độ. Lò cao khó khống chế thành phần các phụ gia, nhưng đã có mangan, chất tẩy các phụ gia xấu, khó khống chế thì cho nhiều chút mangan, càng làm thép gang dai hơn, thế mạnh của Pháp là mangan rất rẻ và nhiều, trong khi Đức Áo thiếu. Thép đắt hơn vì phải qua lò Mac-Tanh lần nữa. Nếu lò cao có nhiệt độ thấp cỡ 1500 độ, thì sản phẩm chủ yếu là gang trắng, được dùng chuyển sang lò Mac-Tanh làm thép. Gang trắng và gang cầu đều có carbon ở dạng đơn chất, nhưng gang trắng carbon có tinh thể ở dạng dẹt, sợi, cây... nên không bền. Gang cầu có tinh thể carbon co lại thành hình cầu, có độ bền kéo ngang thép đen tốt, chịu mài mòn tốt hơn thép nhưng giòn hơn. Tuy không dai (khả năng kháng giòn), nhưng gang cầu dùng làm đe, độ dai khá thoải mái cho khối lùi. Còn độ cứng, chịu mài mòn, thì gang cầu vô địch trong các hợp kim sắt. Theo công nghệ nay đã cổ, gang cầu có nhiều mangan và vì vậy là hợp kim quý. Gang Cầu Pháp rỉ rất chậm, thường thấy từ nắp cống, tường hoa, chốt cửa...và đương nhiên nhiều nhất là ray tầu hỏa, tầu điện. Gang cầu Pháp là sản phẩm lừng danh, có màu đen, công nghệ chế tạo đơn giản ra một hợp kim tốt vừa là ưu thế thiên nhiên ban tặng nước Pháp, vừa là kết quả nghiên cứu uyên bác của nhà bác học Mac-Tanh lừng danh, ông giải thích các hiện tượng của kinh nghiệm cổ truyền và chuyển thành sản xuất công nghiệp. Ông X coi quyết định dùng gang cầu là một trong những quyết định chiến lượng lớn nhất của đời mình

Sản phẩm rẻ tiền nhất của lò cao ngày đó là gang xám, nấu ở 1200-1300 độ, nó rất giòn nhưng ăn khuôn, cũng ít gỉ tuy rằng vẫn gỉ nhiều hơn gang cầu. Gang xám là sản phẩm của "lớp trước" Anh Quốc và sau đó Mỹ thừa kế, có từ cổ truyền như "hàng chợ", trong khi cổ truyền cũng có gang cầu nhưng chất lượng xấu hơn đồ công nghiệp sau này và rất ít, như một thứ hàng quý hiếm của một số địa phương danh tiếng. Từ cổ truyền, sản phẩm sắt tuyệt đại bộ phận là gang xám, vì yêu cầu nhiệt độ thấp, nó có khả năng chịu lực kéo thấp, do đó chịu áp lực thấp. Khả năng chịu áp lực suy giảm như cấp số nhân khi làm ống dầy nhưng nòng pháo súng, vì giòn, phần ngoài chịu đã kiệt độ đàn hồi mà phần trong còn nhàn hạ, lực tập trung chóng phá hủy kết cấu. Độ bền dai kém vì quá giòn, các nứt vỡ tế vi phát triển nhanh sau tuổi thọ làm việc ngắn. Gang xám trong tiếng châu Âu là "kim loại đúc". Khác với thép, gang trắng và gang cầu, carbon trong gang xám chủ yếu tồn tại dưới dạng carbua sắt phân tán thành tinh thể dài dẹt, làm nên những đặc tính tệ hại của nó.

Thời gang xám, nòng pháo chủ yếu làm bằng đồng điếu vì chất lượng gang tệ quá, thép thì ít quá chỉ để làm súng cá nhân. Sau đó, nòng pháo nửa sau tk19 chủ yếu làm bằng gang cầu và thép gần gang cầu, chỉ cho đến đầu tk20, nhờ phát triển của Đức trong luyện hợp kim mà pháo mới chuyển sang hợp kim nickel, súng máy dùng crom-volphram, nhưng đa phần súng trường vẫn là thép đen, loại thép công cụ có thành phần gần với gang cầu.
Thép đen công cụ kém mài mòn và cứng hơn gang cầu, nhưng dẻo sau khi ủ non, lên gia công được các chi tiết tinh vi dễ dàng. Đồng thời độ đàn hồi cao như các chi tiết như ren được dàn lực, ứng lực đều, không phát triển nứt vỡ, khỏe.
 

cuối tk20, không luyện hợp kim sắt từ lò cao nữa, mà dùng luyện kim bột. Sắt xốp của luyện kim bột được nấu trong lò điện. Lò ủ tích trữ là loại lò có tường ami-ăng dầy mấy mét, đảm bảo tích nhiệt độ của thép lỏng ở 1800-2000 độ cả tháng không hao nhiều. Thêm nữa, người ta hiệu chỉnh nhiệt độ bằng điện từ hay đốt hồ quang. Trong thời gian đó, carbon kết tinh thành hình cầu rất tốt và rẻ. Vì gang cầu nay đắt, nên nó được làm từ thép xây dựng, còn trước đây thì ngược lại, người ta lấy gang cầu, gang trắng nấu thép. Ngày  cuối tk20, thông thường nhất là sắt xốp, sản phẩn của luyện kim bột nhiều tạp chất, được nấu trong lò thổi bằng khí tự nhiên hay điện, sản phẩm của khâu này là thép xây dựng, rẻ nhất ngày nay, rất sạch. Lò thổi khí thay cho phụ gia mangan lọc bỏ các tạp chất, đồng thời nhiều loại xỉ nổi được phát triển thay thế mangan  cuối tk20 trở nên quý hiếm. Nhiều tạp chất xấu khó lọc lại kết xỉ tiếp trong lò ủ trữ hàng tuần, hàng tháng với giá rẻ. Thép  cuối tk20 thiếu mangan, nhưng lại rẻ hơn nhiều ngày xưa và loại gang cầu mangan, xà beng thép công cụ đen mangan ngày  cuối tk20 có giá thành rất cao so với thép phổ thông, ngược với ngày xưa.

Pháp và nhiều nước châu Âu đến cuối tk20 vẫn nhớ các nắp cống, đường ray gang cầu, thuê ta nấu khá nhiều. Các nhà máy xuất khẩu gang cầu sang châu Âu  cuối tk20 ở Hải Phòng, Quảng Ninh, một nhà máy ở Bắc Ninh và nhà máy lớn nhất đi vào sản xuất sau ở Thái Nguyên. Tất nhiên không nhà máy nào có lò cao cả. Một thế mạnh của công nghệ lò ủ trữ là chỉ cần xưởng nhỏ, còn lò cao và lò Mac-Tanh chỉ cạnh tranh khi rất lớn, sản lượng hàng trăm ngàn tấn / năm.


Lỗ khoan lớn của ống vỏ máy súng được khoan một vài lần. Ban đầu, khoan một lỗ mồi 9-12mm, về sau lỗ mồi được thay bằng một phát đóng lúc rèn phôi đến gần hết chiều dài. Sau đó lỗ mồi đầu tiên được khoan rộng ra đến đường kính 30mm, lần cuối cùng là đường kính 37mm. Vì mặt cắt gia công khi khoan công nghiệp ở phía dầu mũi khoan, nên thành lỗ bóng đẹp, độ bóng đẹp của hành trình khối lùi tăng lên mức mỹ mãn khi đánh bóng sau nhiệt luyện. Đáy các lỗ khoan nhỏ và to được tạo hình bằng mài mũi khoan công nghiệp đúng hình dáng, điều dó rất thuận tiện vì hình dáng các đường sinh đều thẳng, khi tạo hình mũi khoan chỉ cần thẳng.

Ban đầu, phôi ống vỏ máy súng được lấy dấu đểm tâm nòng sau này, lấy dấu tiếp điểm tâm đuôi, rồi tiện tạo hình bên ngoài, trước khi tiện được mài phôi quay nhỏ nhẹ trên giá có hai tu chống vào hai điểm lấy dấu trên, hoặc tận dụng máy tiện nhưng chỉ ép đẩy chứ không kẹp và lộn từng đầu mài cho đẹp, có thể quay chậm bằng tay. Đuôi và đầu, những nơi sẽ ren nắp đuôi và ren ống bao nòng được làm tròn chính xác cho kẹp đồng tâm máy tiện, máy khoan. Khi thiếu máy thì chỉ cần một máy tiện kiêm luôn chức năng ren và khoan. Những phần còn lại bên ngoài được gia công sau khi đã tiện khoan đục mài tạo hình hết bên trong, kể cả các lỗ thoát vỏ và lỗ cắm băng. Thước ngắm được cố định vào bằng lỗ khoan ta rô ren lên một mặt phẳng tạo bởi giũa. Phần đầu ống vỏ được đục phá rồi giũa tạo thành mặt hàn ống cắm băng.

Lỗ để cắm băng và thoát vỏ được tạo mồi bằng một vài lỗ khoan 10mm xếp hàng dọc, sau đó dùng đục mở rộng và làm chính xác bằng giũa và đánh bóng.

Ống cắm băng được rèn từ thép tấm 10mm, rèn mỏng xuống 5mm và gập, sau đó hàn acetylen. Ren cũng được đánh bóng để đảm bảo độ bền sau này, việc đánh bóng thủ công ren thực hiện bằng miếng vải thô kéo qua lại như cưa, kéo theo bột mài bóng dính bằng mỡ bôi trơn khoáng. Các lỗ nhỏ được đánh bóng bằng miếng giẻ quấn vào đầu quạt điện.


Khối lùi cũng là một phôi tròn lấy từ phần trên một thanh ray. Ban đầu, thanh ray được cưa dài hơn khối lùi 3cm, lại cưa tiếp bỏ chân. mài nhẵn hai đầu để lấy hai dấu chống tu về sau sẽ là trục tâm. Phôi này được mài phôi quay, một đầu cắm tu chống, một đầu là kích ép vào, có thể dùng máy tiện nhưng chỉ đẩy tu chống vào mà không dùng kẹp. Khoan thô chỉ cần đá quay cầm tay, đến khi cần thận trọng kích thước mới dùng giá gá đá vững. Sau khi tạo hình và làm chính xác hai đai to, mới mài các mặt phẳng. Tạo xong hình phần đuôi to mới đến cổ nhỏ.

Cổ nhỏ được mài phôi quay sử dụng kẹp đồng tâm của máy tiện, kẹp vào đai của đuôi sau. Sau khi mài xong hình tròn thì tạo các khe. 3 khe gồm hai mép băng và khe của móc vỏ đạn được mài từ đá quay cầm tay.

Mặt kim hỏa được tạo hình bằng một đá mài tròn có lỗ giữa sâu 3mm đường kính 3mm, sau đó được mài tay thủ công cho chính xác.

Khe cho mấu móc vỏ đạn chạy sau khi lên Việt Bắc đều chaỵ bằng loại cưa quý gắn dao đá quý cứng, dùng chung với việc cắt thủy tinh, một đặc sản trời cho của Tula Việt Bắc. Nhưng Lizz chưa có loại cưa quay này. Khe mấu hất vỏ đạn của Lizz được tạo hình bằng giũa hẹp, giũa được băm mới liên tục, mỗi khe mất 3 giũa. Một cách khác là dùng bào, loài bào sắt nay đã mất giống mà mình nói ở trang 2 hay 3 gì đó, bào đẹp hơn nhưng mất công hơn, cũng làm lại lưỡi liên tục, mất cả chục lần làm lại lưỡi mới được một khe đẹp. Mỗi thợ giũa phải mất 2-3 giờ mới xong một khe. Tuy là lâu, nhưng lại không tốn một máy móc gì, mỗi thợ ngồi một góc. Ngay cả các khe mặt khác của toàn khối lùi, chỉ trừ mặt tròn trụ, được các thợ siêu nhất làm bằng đá quay mà không cần bất cứ giá gì, mắt tay họ quá ngon lành.

Kim hỏa của Lizz to và tù hơn kim hỏa nguyên thuỷ Phần Lan. Nó cao 2,5mm và đường kính 2,5mm mũi hình cầu. Kim hỏa và vành bịt đáy nòng được mài tinh bằng những thợ cao cấp nhất, gần đạt mức chế ngọc trên đá mài quay nhỏ. Người thợ cầm khối lùi đưa vào đĩa đá đường kính 4-5cm gắn vào quạt điện. Sau này, để giảm nứt tế vi, tăng tuổi thọ, đá được thay bằng đĩa đánh bóng mảnh ép bằng cốt vải thô, keo da trâu trộn bột mài, đường kính nhỏ 2-3cm.

Trong chiến tranh, rất nhiều khối lùi hỏng kim hỏa và mặt bịt đaý nòng. Vì nó rất dễ chế tạo số lượng lớn, mà tổng số súng Lizz không nhiều, nên lúc nào cũng dự trữ sẵn khối lùi thay thế. Tuy nhiên, các khối lùi Lizz sau này cũng dùng công nghệ kim hỏa của PPSh Việt Bắc, là lỗ khoan 3mm, sâu 20mm, thực hiện khoan thủ công bằng đá quý, tán vào kim hỏa làm bằng thép tốt nóng đỏ, dẻo hơn, ít vỡ hơn và dễ thay thế hơn.

Ống bao nòng cách nhiệt được đục thủ công, đầu tiên bằng lưỡi đục thường, sau bằng đục khuôn, rồi giũa tinh chỉnh, cuốn lại. Lỗ nhỏ hơn nguyên thủy. Sau đó hàn đồng rồi tiện ren, thép dùng loại tôn vật liệu mềm nên rất dễ ren, tôi và đánh bóng qua. Phần đầu được gập lại và hàn đồng bắt vào đầu nòng bằng bu lông.

Lò xo được cuốn tù sợi, sợi rèn thủ công từ lò xo tầu hỏa, tầu điện và nhíp ô tô phế thải có rất nhiều ở bãi thải Thụy Khê của xe điện. Ủ non, rèn sợi hơi dẹt, giũa cho dẹp, dánh bóng cho ít gỉ, cuốn lại rồi dánh bóng qua lần nữa, lại ram kỹ rồi tôi lại. Lò xo cần kéo tròn đều chứ không dẹt. Cả hai lò xo đều được chặt trước, uốn nắn, chằng buộc vào ống khung định hình rồi mới ủ ram cả khung và tháo khung ra mới tôi. Loại lò xo dẹt của Việt Bắc sau này thể hiện ưu việt hơn lò xo tròn của các súng châu Âu, làm từ sợi tròn đều giá rẻ do sợi được kéo từ máy cán kéo rẻ tiền cho năng suất cao. Sau khi lên Việt Bắc, lò xo rất thiếu nên chỉ ưu tiên cho một số loại.

Lizz cũng ưu thế vì mỡ bôi trơn công nghiệp được trộn thêm một chút thuốc tím.Thuốc này tạo lớp bảo vệ mịn, làm các chi tiết của Lizz đen bóng, rất duyên dáng trong tay các nữ tự vệ áo dài trắng. Trừ khẩu bông hoa trắng có báng xanh đen, các Lizz khác đều sơn ta then, màu đen huyền bóng rất đẹp và bền. Hộp đồ của Lizz đặt trong ống tròn sau báng, có một tuýp mỡ nhỏ bằng tôn cuốn tròn, một tuốc nơ vít kiêm cờ lê nhỏ để chỉnh thước ngắm, tháo máy cò. Lizz không có que thông nòng mà dùng hai nam hoa xe thồ mạ kẽm nhúng rất bền, có ốc ren để vít miếng giẻ thấm mỡ khi lau nòng, xuyên vào trong ống cách nhiệt. Hai nan hoa này vừa thay thế nhau, vừa có thể nối nhau, dài cho súng trường.

Dây đeo của Lizz được thợ hàng da tay nghề cao làm từ da bò thuộc kỹ, nện kỹ với dầu luyn, rất mềm mà bền, đinh đóng bằng đồng, có kéo dài ngắn, móc dây cũng bằng đồng thau. Một khóa bắt vào báng bằng vít gỗ. Một khóa ở sau đầu rồi có thể bắt ốc để chuyển từ bên này sang bên kia. Khóa cũng bằng đồng thau.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2009, 02:56:32 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #41 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2009, 01:47:18 pm »

Bộ đội quý súng Lizz lắm. Ban đầu, Lizz được các cô gái duyên dáng tuyên truyền là "súng nữ", như xe đạp có xe nam xe nữ, hay như đồ thời trang, từ đồng hồ bút máy đến quần áo. Khỏi phải nói đội tự vệ nữ của TV tự hào thế nào, họ vênh mặt lên khi đi cùng các chị em khác mang cây mút cơ tông nặng è vai, không bắn được tự động. Lúc đó kỷ luật thép đang được xây dựng, nên ngoài chuyện xước sát thì không ai dám kẻ vẽ lên súng. Nhưng không ai cấm Lizz có những cái nơ trên nòng. Ông Đề xạc phu nhân một trận khi thấy nơ đẹp che cả đường ngắm. Các đồ trang trí biến sạch nhưng chỉ được mấy hôm, liền sau thời trang là một ruy băng màu đỏ trên ống cách nhiệt.

Sau đó, hầu hết súng được chuyển ra tiền tuyến vì KH47 chưa đưa ra sản lượng cao ngay được. Ban đầu, súng dùng như một vũ khí phụ, yếu. Khi phá vây Việt Bắc, súng ngắn liên thanh thiếu, một số Lizz được thay nòng liên thanh. Nòng liên thanh được chế lại từ nòng súng máy địch hỏng, vì nòng Lizz to hơn nên nòng hỏng được cắt, ủ non, khoan và đánh bóng, làm rãnh lại, gia công mặt ngoài, rồi lại tôi. Các nòng làm lại đều được thử áp lực kỹ bằng 100 phát bắn đạn 20 gram cùng liều, đạn thử là đạn chì không đai, được đúc. toàn bộ dây điện công suất lúc đó được bọc thì, chỉ cần năm bẩy phân dây điện công suất là có một viên đầu đạn. Những Lizz liên thanh được dùng cho xung kích công kiên. Lizz liên thanh cũng như các Lizz sau này dùng báng thẳng, có tay cầm súng ngắn, tay cầm dịch chuyển lên trước 7cm, gần với băng, nhờ đó cò ít chi tiết, gọi nhỏ và tin cậy hơn. Lizz lên thanh cũng có một ống tròn da, đóng bằng khuy bấm, được bao quanh nòng làm lót tay. Khi các khuy bấm hỏng thì ống da có sẵn các lỗ tán đinh đồng và khuy đồng như quần bò ngày nay, đeo lâu hơn, rộng lỏng hơn và thường để cố định.

Các xung kích rất quý Lizz vì nó tin cậy, nhẹ, bắn nhanh mạnh mẽ hơn các SNLT khác. Đồng thời, súng rất đẹp và nổi tiếng là súng của đội nữ tự vệ TV, toàn người thông minh, sang trọng. Đồng chí nào cũng cam đoan với đồng đội rằng chính nàng Lizz là người đã dùng khẩu súng của anh ta !!! Mặt dù không ai biết Lizz là ai.

Một số đồng chí cam đoan họ biết Lizz, Lizz là con gái ông chủ của họ. Một số thì cam đoan cùng học với anh Lizz ở trường Bưởi. Một số thì cãi trắng rằng họ biết Lizz ở trường Nữ Học. Một số xa xôi hơn nói như đinh đóng cột rằng Lizz là người Huế. Một Đại đội trưởng Xung kích nổi tiếng dũng cảm cam đoan rằng Lizz là dân Tây, vì mê một Xung kích nên lên chiến khu. Thế anh Xung kích tốt số ấy là ai ?? Chuyện buồn lắm, tớ định không nói ra, cậu ấy chết rồi, chết trong trận PT. Phét, người thế chết sao được, mà ô này, thế Lizz hiện ở đâu ?? Tớ không nói !! có nói không ?? không !! một ?? không !! hai ?? không !! ba ?? oái !!

Cũng như Katuysha bên Nga vậy. Có một câu chuyện truyền kỳ dần hé lộ và sau đó Xung kích nào cũng thuộc lòng. Nàng Lizz học ở trường Nữ Học, tự tay cắt đôi dép lốp cho bf lên đường trường chinh. Rồi Lizz thăng thiên như tiên nga trên một đỉnh núi cao, khi trên đường lên chiến khu đoàn tụ, thì được tin sai là bf hy sinh, bf của nàng tìm về chốn đó và ôm khối sầu to như núi. Rồi mọi người đồn là hồn Lizz hóa vào sao Bắc Đẩu, lấp lánh trên đỉnh núi.



Mùa thu, con gái cả của ông X, sinh tại Tula Việt Bắc, sau trở thành nhà thơ lớn. Hồi còn bé, Mùa Thu đã hay làm thơ, bé có đoạn:
Em như sao nhỏ mang tên gấu,
Không tỏ nhưng sao biết dẫn đường.
Anh đi chinh chiến dù muôn hướng,
Bên mình, luôn có Lizz yêu thương.

"Nhỏ mang tên gấu" là Tiểu Hùng tinh, chòm có sao Bắc Đẩu, sao dẫn đường. Về sau,một nhà thơ nhái lại bài này đăng báo mang tên Núi Đôi. Chúng ta biết bài đó láo quá, Sao Dẫn đường Bắc Đẩu nhìn từ Việt Nam có bao giờ sáng đâu. Dầu sao những gì mộc mạc như em bé dễ thương hơn những gì lớn, già, lịch lãm nhưng giả tạo.

Trong nhà, Mùa Thu thân với "dì Lizz" nhất. "Dì Lizz" là biệt danh mà Phu nhân ông X gán thân mật. Ông X không tin tưởng ai như "dì Lizz" khi dịch tài liệu, ngoài vốn từ như từ điển sống, "dì Lizz" nhớ đặc biệt chính xác các từ chuyên ngành mà ông X trình bầy dù chỉ một lần từ lâu. Một số từ chuyên ngành trong các sách vở làm giáo khoa và trở thành các từ khoa học mới là sản phẩm của "dì Lizz". Với sự chỉ dẫn của một bác sỹ mà chúng ta nhiều người biết, "dì Lizz" đã xây dựng hệ thống y tế mà sau này là "Bệnh viện Tula". "Dì Lizz" cũng là người đề xuất phương pháp nuôi trâu phân tán cung cấp da, thịt và cả một đàn dê.

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2009, 03:13:14 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #42 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2009, 08:02:41 pm »

Ông X phản đối việc sản xuất Sten. Sten là một phiên bản nhái không đầy đủ chức năng của MP28/II, được thiết kế lại theo hướng ẩu, rẻ. Nó được thiết kế để sản xuất trong một phân xưởng tối thiểu, tối thiểu nhất chỉ cần một máy công cụ là máy tiện, cộng thêm hàn acetylen, mài, uốn bằng ê tô, thêm các chức năng cắt đục và rèn của lò rèn. Toàn bộ vật liệu kể cả nòng đều là những nguyên liệu rẻ tiền. Việc sản xuất một súng tồi tệ trong khi nguyên vật liệu cực kỳ quý hiếm phải đổi bằng máu là một việc vô lý ngu ngốc.

Người Anh chọn Sten vì họ đã quá vội vàng năm 1941, không tìm được vật liệu đúng để sản xuất hậu duệ của MP19 như Suomi và MP34 Áo. Trong khi đó, Lizz đã tìm được vật liệu vừa dễ kiếm vừa tốt. Cũng thật ra, độ tối thiểu của máy công cụ thì Sten không bằng Lizz, nhưng phương p[háp làm Lizz chỉ yếu là khoan định hình, khoan mài... là những đặc sản không dễ học của riêng ông X, ông đã chuẩn bị 10 năm cho điều đó.

Tuy vậy, việc Sten rất dễ làm đã làm nhiều người tham "kỹ công" đam mê. Vì vậy, các mẫu thử Sten vẫn xuất hiện trong Tula Việt Bắc và vài Arsenal anh em. Ngoài ra, Sten cũng được nỗ lực ở một vài các Arsenal không liên quan đến TV. Dân TV sau này gọi các Sten hiệu Tula Việt Bắc là phản loạn.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #43 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 06:49:26 pm »

Trước WW2, Anh không đánh giá đúng về SNLT, về tính năng xung phong của súng. Điều này thì Liên Xô cũng chẳng hơn, nhưng Liên Xô chẳng hơn lại vì lý do ngược lại, họ tưởng chiến tranh không diễn ra vội vàng mà chiến tranh sẽ đợi súng trường xung phong của họ đủ tiền tậu. Anh cho rằng có thể mua MAS của Pháp và Thompson của Mỹ, và chẳng buồn chi tiền phát triển cho những nhu cầu quá ít ỏi, điểm ngược lại của h so với Liên Xô là học chả nghĩ gì đến chiến tranh hiện đại cả, không súng trường xung phong và chẳng có loạt bắn cực nhanh và dáng súng trường nào hết, chẳng có SNLT nào hết thảy.

Nhưng rồi, Đức chứng minh tính hiện đại của SNLT bằng cách đánh tan châu Âu. MAS-38 bị chiếm, Thompson bị ngăn cách bởi đại dương. Ở Anh không còn cái gì chọn lựa nữa cho tính hiện đại, tính xung phong của vũ khí cá nhân. Chính vì vậy mà người anh không có thiết kế nào kịp thích hợp với kỹ thuật của họ, vì còn đâu nữa, năm 1941 thì Anh đã bị ném bom, còn mơ đâu viễn cảnh xây dựng những dây chuyền súng mới nếu nhưng không làm thuê cho quân Đức chiếm đóng.

Lanchester là phiên bản Anh Quốc của MP28/II Đức.MP28/II làp phiên bản cải tiến không nhiều, chủ yếu là các tính năng chế tạo thuận tiện năm 1923 của MP18/I. Gọi là MP28 thời đại đồ đồng vì cổ súng người ANh không làm được mà đúc bằng đồng thau.Sau này,có một số Sten và Lanchester dùng cả ống vỏ máy súng, khối lùi bằng đồng điếu.

Sau khi vội vàng với Lanchester đồ đồng, năm 1941 Anh cho ra bản Sten đầu tiên. Tên súng được ghép bởi tên hai nhà thiết kế Shepard và Turpin, đuôi là tên quân xưởng Enfield Arsenal. Tại sao họ ghép tên vào nhau thế ?? dễ hiểu, để chia đều sự nhục nhã về mặt kỹ thuật khi cải lùi một khẩu súng đã quá lạc hậu của Đức. Một số chú liệt não tiếng Anh thường nói Sten có đôi ba điểm của MP28, nhưng thực là như vậy, không thể nói rằng Sten không là MP28 rẻ tiền.

Mẫu thử đầu tiên khá giống MK1 được Harold Turpin thực hiện thủ công tại xưởng Radio Philips tại Perivale, Middlesex, tháng 12-1940 đến tháng 1-1941, hiện vẫn được trưng bầy. Phiên bản chính thức hơi khác.


Sten có cấu tạo cực kỳ đơn giản, về nguyên lý, nó không cải tiến gì từ MP28, chỉ cải lùi cho dễ chế tạo.
Tất cả các đời Sten đều là súng có mặt bịt đáy nòng rộng y chang MP28, băng có đạn ngỏng lên cũng y chang, cũng một hàng và đặt ngang bên trái lạc hậu như vậy, và dĩ nhiên cũng là ống vỏ máy tròn trụ-khối lùi trụ tròn khóa bằng khe xẻ ngược trên vỏ máy súng đặt bên phải, cũng lò xo to nhìn thấy từ ngoài. Tất cả những biến đổi của Sten ảnh hưởng nhiều đến tính năng chiến đấu là kim hỏa tồi tệ, đường đạn tồi tệ, dáng cầm súng tồi tệ và chất lượng tồi tệ. Tất nhiên, hai chữ tồi tệ này không động đến khả năng sản xuất. Lô sản xuất lớn nhất là Sten MkII được tính giá bản quyền nổi hơn bèo: $5 theo kiểu đã tính trượt giá sau WW2. Giá Sten thành phẩm cũng không cao quý gì hơn, $200, bằng 1/10 Thompson trước WW2.

Sten bỏ đi phần cổ súng mà Đức và Suomi, Nga, Áo, Tiệp và Mỹ đều dùng để nối nòng với vỏ máy súng. Sten có cái nòng liền cổ. Thậm chí, cái nòng này cũng không buồn rèn mà gia công toàn bộ từ tiện ngoài cái ruột nòng. Một thanh thép hình trụ được tiện bỏ đi nho nòng nhỏ nhẹ, giữ lại cái cổ to, trên cổ có hai ren trước sau, sau cho vỏ máy súng vặn vào và trước cho ống cách nhiệt. Cái nòng còn phải kiêm thêm một chức năng nữa, là làm bu lông nối cái việc đó, giữa hai ren trên là đoạn hình bu lông.
Thông thường, cái nòng là bộ phận cao quý của súng nên cần làm riêng để tiết kiệm hợp kim đắt tiền, và công gia công hợp kim đó cho những mục đích phụ, vì hợp kim làm nòng khó cắt gọt. Việc bình dân hóa cái nòng là điều chứng minh chắc chắn tính tạm bợ của Sten.

Ống cách nhiệt làm bằng thép cán cuộn rồi hàn, ờ, hợp lý. Nhưng ống vỏ máy súng cũng làm từ thép cuộn rồi hàn. Các phương pháp gia công nguội trên đều phải đánh đổi là dùng loại thép mềm. Có cần nhớ rằng Suomi phải mài khối lùi và khoan ống vỏ máy súng từ phôi đặc không đây ??
Chưa hết đâu, ngày đó trừ Nga phát triển hàn điện, (Viện Paton đến khi Liên Xô đổ vẫn là viện hàn điện lớn nhất Thế giới), thì ở Anh, người ta vẫn hàn acetylen, thứ mà chúng ta ngày nay dùng hàn đồng. Chính xác là Sten hàn acetylen. Thêm nữa là như trang web của các araenal mình show dưới đây, khi chế tạo thật, theo các araenal  ấy, người ta cũng cắt phôi bằng acetylen, đây là một giải pháp hợp lý cho các xưởng nhỏ, miễn các máy gia công lớn.

Cái ống vỏ máy súng đã mỏng yếu, lại thêm cái tay kéo lùi dựa vào đó được tiện tròn, diện tích mặt tiếp xúc như thế nào thì chất lượng nó như thế thôi. Chỗ dựa chống xoáy duy nhất là khe xẻ của tay kéo lùi, cả tay kéo lùi và khe xẻ đều nhanh mòn, khi nó mòn thì bịt đáy nòng không con đồng tâm và thẳng đứng nữa, đạn càng kẹt các trường hợp nhiều hơn. Cái này thì mình chứng ràng Sten tạm bợ một cách kỹ càng, chỉ cần rèn mài tay kéo lấy mặt trượt phẳng là chất lượng súng đã được cải thiện đáng kể rồi.

Không cần Suomi, mà MP28 dù có hàng chợ nhưng cũng là dập, cũng chọn được thép làm phôi mặc dù không quá cứng. Còn thép cán, vâng, nó là CT3 và cùng lắm là hơn tí tẹo. Gia công tệ, nguyên liệu tệ chóng biến dạng làm Sten gặp rất nhiều tật. Bản thân MP28 đã hay gặp chuyện hóc đạn khi đẩy từ băng vào nòng, cũng như không móc được đạn ra khỏi nòng, thì hàng nhái Sten nhân nhược điểm đó lên. Người ta cải tiến bằng làm lỗ thoát vỏ to khổng lồ, nhưng nó lại hay ném viên đạn chưa nổ ra và cắt đứt tay xạ thủ, chuối nữa, người ta thêm một tấm vảo vệ tay xạ thủ trước lỗ thoát ở MK3, nhưng nó lại xé rách quần áo da thịt khi đeo súng.

Đến MK3 thì Sten thiết kế siêu ẩu, cả ống cách nhiệt và ống vỏ máy súng liền luôn làm một.


Toàn bộ các khâu chế tạo một Sten chỉ bằng một máy tiện, uốn bằng ê tô và hàn acetylen.Các ảnh này được trích trong hồ sơ lưu. Hồ sơ lưu theo chế độ hà khắc của ông X đem lại khá nhiều thông tin. Chúng sớm được số hóa toàn bộ năm 2020, làm nguồn tư liệu quý cho các nhà sưu tập.











Làm khối lùi



Làm cổ súng








Nòng hoàn chỉnh


Nòng chưa làm buồng đạn, buồng đạn thực hiện bằng tiện móc.


Làm nòng chưa ren và chưa móc buồng đạn


Những mảnh phụ tùng Sten trong bảo tàng





Các nhanh nhất để làm bộ phận cổ cắm băng. Tôn miếng được đốt nobngs bằng mỏ hàn hoặc lò rèn, rồi cuốn quanh một trục đã kẹp vào máy tiện, rồi hàn các đường nối. Lỗ được thực hiện bằng máy khoan hay tiện dùng như khoan, đục các đường viền rồi gia công tinh bằng mài giũa.  Trong ảnh là kiểu cổ lắp băng xoay được để tiện mang vác súng, có chốt hãm vị trí bằng lò xo.

Cuốn lại bằng thợ rèn hoặc mỏ hàn, rồi uốn chính xác và xố định trên ê tô, đem hàn


Các lỗ được đục viền bằng khoan hay tiện, rồi gia công tinh bằng mài giũa.


Và hàn lại




Nàng Lizz rất thích chụp ảnh. Pa ma nàng cưng nàng lắm, mặc dù con gái họ ở trên chiến khu nhưng họ cử cả một đội các bà buôn Đồng Xuân tắc tế cho con gái những gì nàng thích. Hồi kháng chiến, các bà buôn này khá nhiều, họ cung cấp cho chiến khu khá nhiều hàng tiêu dùng quan trọng. Nhiều người trong số họ nhờ vả vốn liếng, nguồn hàng từ pa ma nang Lizz. Tuy họ không biết nàng ở đâu, làm gì, nhưng thường gửi được cho nàng khá nhiều thứ, đặc biệt là đồ làm ảnh. Những ảnh dưới đây Lizz chụp làm kỷ niệm, không nằm trong hồ sơ lưu trữ bắt buộc theo chế độ hà khắc của ông X. Mầu được máy vi tính tái dựng sau này.


Máy công cụ rất thiếu, Việt Minh đã chế tạo nhiều "máy công cụ" mi ni như thế này từ rèn, mài, tăng đáng kể năng suất và độ chính xác. Cảm ơn người ANh đã chế ra khẩu súng quá tệ nhưng quá dễ chế tạo.

Giá để hàn và khuôn cho "máy dập ê tô". Nhờ giá để hàn nên chiếc ê tô quý giá làm được nhiều việc hơn và nhàn hơn, bền hơn, đồng thời thành phẩm chính xác hơn.
















Nhờ "thiết bị" này, chỉ cần một cái búa là uốn được rất nhiều thứ.



Phần cổ lắp băng này Anh Quốc đã không làm ngay được mà đúc đồng. Còn đây, cách đây hơn 1 thế kỷ, các kỹ sư đang mô phỏng lại công nghệ Việt Minh.


Hàn

Đóng mác giả


Thành phẩm




« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2009, 11:14:56 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2009, 07:59:13 pm »

Tối thiểu Sten chỉ cần một máy tiện, một lò rèn, mỏ hàn, và các động tác thủ công vơi dao kìm giũa làm từ lò rèn.Một ảnh dưới đây cho thấy cái bào kim loại mà mình đã nói đến, nay đã mất giống. Mầu do máy vi tính sau này phục dựng, cũng có một vài ảnh mầu thật từ nguyên thủy, những ảnh đó có chú thích riêng.
Làm Sten thủ công thì năng suất sẽ được cải thiện hơn khi lắp thêm giá chuyển động cho máy khoan hay tiện, khi đó nó sẽ trở thành công cụ phay năng suất cao. Để tiết kiệm thời gian máy, các công nhân tận dụng tối đa thủ công, ví dụ máy chỉ làm thô,sau đó mài giũa.

cách đây hơn 1 thế kỷ, những người ham kỹ thuật mô phỏng lại công nghệ Việt Minh.
Dự án được tiến hành ở Canada năm 2020, do một số mẫu súng Việt Minh nhái bản Sten Canada được tìm thấy. Dư luận Canada cho rằng Việt Minh được Nga Sô Trung Cộng viện trợ,cho VM đặt các quân xưởng công nghiệp lớn có máy hiện đại trên đất TQ mới làm được súng này. Một nhóm thanh niên ham kỹ thuật Nga, Canada , Anh, Pháp đã phục dựng lại công nghệ VM và cho ra sản phẩm, chứng minh hết sức rõ ràng.

Bắn thử
http://photobucket.com/albums/d85/Claven2/sten/?action=view&current=MOV02736.flv

Bằng một máy tiện hoặc khoan, hàn acetylen và một cái ê tô, tất nhiên nếu đầy đủ thì cần một lò rèn và các thợ áo xanh biết làm kìm búa giũa và tôn miếng, ta đã có một Sten theo công nghệ trên. Nhưng tính năng chiến đấu kém, kém bền và cái chính là xơi tái toàn thép rất quý hiếm của Tula Việt Bắc, nên chỉ những "thành phần phản loạn", mới tham công chế tạo súng này mang mác TV. Những "thành phần phản lọan" này phải chống lại chúng còn gian khổ khó khăn hơn đánh Tây, chúng ta nói chuyện sau.

Công cuộc "chống phản loạn" được nàng Lizz tham gia tích cực, với sự trong sáng và trí tuệ của mình, nàng đặc biệt ghét bọn giả học, tham công, háo danh, những kẻ đã làm mất phần lớn động cơ quý giá của máy công cụ, và nguyên liệu để làm hàng vạn khẩu súng trường chất lượng cao hơn ST-1 bị biến thành mã tấu. Ban đầu, ông X chỉ đề nghị nàng làm một chủ nhiệm y tế cho quân xưởng, với các chức năng mở rộng về hướng đời sống của một thành phố nhỏ biệt lập. Ông đặc biệt thú vị trí tuệ của nàng sau đề nghị "súng nữ", một trí tuệ vừa có chất thông minh, vừa có chất học giả được trình bầy thú vị, trong sáng như những gì thông minh uyên thâm nhất.

Lizz là một người con gái "cổ điển". Như những người con gái hết sức thông minh trong thời đại đó, pa ma nàng lo ngại về trí tuệ nàng, lo rằng nó sẽ nẩy nở phát triển, làm nàng sao nhãng bổn phận giới tính. Cũng như bạn bè, nàng được ăn học vừa phải và hướng đến một nghề nghiệp có thể phát huy tư chất của nàng, là sự ham hiểu biết, ham nghiên cứu, ham làm việc, ham ngăn nắp và nhân hậu từ trong bản năng. Nhờ đó, người ta cho rằng nàng sẽ không thông thái quá mà vẫn thoải mái tinh thần trong khuôn khổ của mình.

Và cũng như những người con gái thông mẫn khác trong thời đại đó, nàng như bông hoa hướng dương bị ép thiếu nắng. Ngay cả chương trình học phổ thông dành riêng cho nữ giới lúc đó cũng bị cắt đi các môn tự nhiên như toán, lý, hóa. Đầu nàng não nàng như một con cá voi lớn bị nhốt trong một cơ thể nhỏ như cái chậu. Để tập thể dục cho cái đầu to đó, nàng học tất cả những gì được học, và chỉ có khoa ngôn ngữ thỏa mãn điều đó.Nang học chữ nho từ gia đình, chữ Tây, rồi tiếng Nhật theo thời trang. Lại tập phát âm và lối văn bạch thoại Quản Đông. Không như những cô gái khác học để nói, nàng học một cách bác học, tức là vốn từ như một cuốn từ điển sống.

Đặc trưng của phản loạn là ngu si. Ông X thấy cần cấp tốc bổ túc cho đội công nhân áo xanh ô vơ ro. Bên Tây, giai cấp áo xanh khác ta. Lúc đó, yêu cầu làm thợ cần như làm xiếc, nên phải đi làm từ rất sớm, nhưng công nhân Tây có các trường bổ túc. Đa phần các đốc công, những người lãnh đạo công nghiệp châu Âu đều xuất thân công nhân và không thiếu Tiến sỹ, Viện sỹ. Nhưng điều kiện ở ta khác, vốn đa phần là con cái những gia đình Nho giáo và thông minh, nên các công nhân đều ham học,có khả năng học và chỉ những người giữ được khả năng học trong cuộc sống vất vả mới vươn lên vị trí áo xanh. Trong khi đó, nhiều người ở áo nâu không phải do mới đi làm, mà do ngu ngốc và tưởng cách mạng sẽ cho họ áo xanh, áo trắng mà không cần khôn hơn. Phần lớn cách học của ô vơ rơ trước cách mạng là các lớp bổ túc tự lập, một vài người có uy tín hơn sẽ dậy cho những người trẻ, chưa được học hành nhiều. Ban đầu là chữ quốc ngữ, toán. Sau đó là tiếng tây bồi, các đọc bản vẽ Tây, ký hiệu kỹ thuật Tây. Lúc đó những thợ tốt nghiệp các trường công nhân chính thức rất không đáng kể, nên đa phần áo xanh vừa bổ túc ở xưởng, vừa ở nhà.

Ông X xây dựng lên các bước thành lập Đại Học Tula Việt Bắc. Ban đầu là các lớp bổ túc văn hóa và kỹ thuật cho ô vơ rơ để xây dựng đội ngũ giáo viên. Nhưng ông không thể dịch hết số sách. Học viên có thể học tiếng Pháp. Nhưng còn rất nhiều sách tiếng Đức, đất nước có kỹ thuật vũ khí tốt nhất thời đó, mà Pier mua tặng hay mua hộ ông. Về nhà, ông X thường bần thần lo nghĩ bỏ ăn về việc này. Bất ngờ, Phu nhân đã đề nghị ông cho cô y tá dịch sách, ờ, có thể lắm chứ. Lizz có cái đầu to tròn của một người thông minh, nhưng lại có vầng trán cao mà không rộng quá để sa đà phân tâm như đa phần đàn bà con gái.

Nàng Lizz làm ông X ngạc nhiên khi học đến cả ngàn từ tiếng Đức một ngày, không làm người giáo viên duy nhất vốn đã vất vả phải thêm lo lắng nhiều. Nàng học bài bản, tự lập chu kỳ ôn tập, tự chứng minh là con một gia đình nhiều học giả. Sau này, ông X hoàn toàn an tâm, chỉ cần ông chỉ một lần là nàng nhớ ngay cách dịch một từ lạ. Thông thường, nàng đưa bản nháp song ngữ cho ông xem và ông sửa lại, đa phần các từ lạ đã được nàng chế ra ở giai đoạn đó.

Ngày nay, trong sân Viện Thiết Bị TV có bức tượng bán thân nàng như là một trong những người sáng lập quan trọng nhất của trường, người đã dịch đến cả tấn sách vốn ban đầu và trong đó bao gồm những cuốn giáo khoa quan trọng nhất, cũng là giáo viên quan trọng nhất môn tiếng Pháp, tiếng quan trọng nhất lúc đó. Nàng cũng tự học tiếng Nga qua tiếng Pháp và đó là mối liên hệ đầu tiên với Liên Xô sau 1950 của Tula Việt Bắc.




Ở các quân xưởng du kích khác trên cả nước, thiếu kiến thức về vũ khí, công nghệ nên Sten hấp dẫn bề ngoài (về mặt chế tạo) và có khá nhiều. Phần lớn chúng chỉ nển bắn phát một. Ở miền Bắc, ngoài Tula Việt Bắc thì thiếu chuẩn bị và thợ, kỹ sư, nên phần lớn nòng trơn chỉ có tấm bắn hiệu quả 50 mét. Nhưng ở khu 5 thì khá nhiều quân xưởng làm được rãnh xoắn. Các khẩu súng này còn rải rác trên các bảo tàng mà ông Trần Đoàn rất quý. Hậu duệ của ông cũng tham gia viết cuốn sách này . Grin Phần phản biện.  Grin

Do thiếu máy móc,một số khôi lùi cũng như Anh Quốc, được đúc và giũa từ đồng điếu. Chúng có tuổi thọ thấp, nhưng lại dễ chế tạo



Lanchester , tức là tiền thân Sten, các chi tiết hình dáng phức tạp được đúc bằng đồng. Thậm chí cả ống vỏ máy súng cũng đồng, nhờ thế không cần hàn trong điều kiện thiếu đất đèn và quân xưởng nhỏ không có ô xi.
Cổ súng làm bằng đồng thau, còn ống vỏ máy súng, khối lùi làm từ đồng điếu, ống cách nhiệt bao nòng bằng đồng thau gò. Đây là một khẩu Lanchester do một quân xưởng không rõ tên, ông Trần Đoàn sưu tập.
(Lo gián điệp địch phán đoán đánh phá, nhiều quân xưởng che giấu cả việc sản xuất súng bằng cách đóng mác hiệu bắt chước y hệt súng mẫu, việc xác định nguồn gốc quân xưởng chỉ thực hiện được bẳng phân tích nguồn gốc kim loại chính xác. Đồng quân ta đều có nguồn vỏ đạn, chủ yếu của Mỹ.)





Dù hết sức nghèo đói nhưng ít ra Việt Minh cũng hoàn thiện đồ sắt sớm.

Báo chí Pháp đăng về một quân xưởng không sơ tán kịp thu đông 1947. Đồ sắt đàng hoàng.

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2009, 02:18:58 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #45 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 12:00:08 pm »

Khối lùi Sten, một máy tiện, ê tô, lò rèn, máy mài là quá đủ để thực hiện


Đây là các khối lùi xịn làm từ phay


Thay phay bằng tiện và khoan. Các quân xưởng còn cải tiến khối lùi cho tốt hơn phiên bản Sten nguyên thủy, vốn được copy y hiệt mà người copy không hiểu hết các chuyển động và yêu cầu vật liệu. Một số cải tiến của các quân xưởng thường thấy là hai hạng hai bên khối lùi như của BMP35, phần đẩy về tin cậy hơn hoặc cải tiến đẩy về có búa rời loại chuyển động thẳng để bắn từ khóa nòng đóng.

Khối lùi này mặt trước y hệt như Sten 2 nguyên thủy, người ta khoan một vài lỗ mặt trước, khoan một lỗ nhỏ sâu để đóng kim hỏa. Lỗ cắm cần đẩy về đằng sau cũng khoan. Lỗ cắm tay cầm khoan rồi ta rô. Nếu chỉ có một máy tiện thì dùng nó như khoan. Điểm khác khối lùi này là cải tiến chỗ lắp cần đẩy về đằng sau cho tin cậy hơn.

Phôi được chuẩn bị bằng tiện và mài, mặt mài phẳng này không cần chính xác. Trong ảnh, các lỗ trước được thự hiện bằng tiện


Khoan tạo các rãnh và môi công tác. Hai rãnh lớn hai bên để hai bên cửa băng chuyển động, mỗi giữ chẻ đôi là móc đanmj từ băng, khe giữa môi là mấu hất vỏ đạn, khe rộng hơn đối diện là nơi lắp móc vỏ đạn. Móc vỏ đạn kiểu bập bênh lò xo đẩy.


Đằng trước thành phẩm


Đằng sau thành phẩm



Lắp tay nắm, hoàn chỉnh thành phẩm khối lùi.
Loại súng này mang mác hiệu Canada, nhưng các nhà cổ sử chúng minh rằng toàn bộ vật liệu là từ Bắc Bộ, các vết giá máy rất giống các mết răng của một vài máy tiện, khoan, búa và đe đã làm ra một số mã tấu, lựu đạn, điều này khẳng định chắc chắn là súng được Việt Minh sản xuất. Theo ông Trần Đoàn, các quân xưởng nái lại y sì mác hiệu súng nguyên thủy để địch không đánh giá đúng quân xưởng và nhờ đó giảm đánh phá.



Khi mình viết cuốn sách này, nhiều đống chí an ninh đã định cấm xuất bản, lý do mách nước cho dân khủng bố làm súng. Mình thanh minh mãi là chỉ viết về Tula Việt Bắc thôi. May sao, nhờ quan hệ của nhà sưu tập Trần Đoàn mà vụ này thông. Nhà sưu tập Trần Đoàn là chủ một bộ sưu tập lớn các sản phẩm của Tula Việt Bắc cũng như tài liệu về quân xưởng kiên cường trong lòng núi này. Ông là hậu duệ của Chủ nhiệm vận tải Trần Đoàn, người đã xây dựng hệ thống phân mối hàng zích zắc làm địch lạc lối từ năm 1948.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2009, 01:42:01 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #46 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 01:39:08 pm »

Không chỉ dập khuôn Sten nguyên thủy, các quân xưởng còn có một số cải tiến ưu việt. Bên trái là loại khối lùi cải tiến cho phép bắn từ khóa nòng đóng, tăng vọt độ chính xác. Giữa là khối lùi giống nguyên thủy và phải là kiểu miệng móc đạn từ băng của BMP35. Kiểu này làm súng tin cậy hơn Sten nguyên thủy, nhưng yêu cầu vật liệu khá cao. Khi có vật liệu tốt như các nòng súng hỏng của địch, các quân xưởng rất thích thứ này. Kiểu khối  lùi bên phải thường được gọi là Sten35. Điều này làm tình báo Pháp điên đầu vì nước Anh sản xuất Sten từ 1941 và đương nhiên đó là tên Việt Minh. Từ đó, tình báo Pháp cho rằng Việt Minh đã bí mật nghiên cứu MP28 trước cả Anh Quốc, từ phong trào bình dân năm 1935, 1936. Quiaan Pháp tiến hành điều tra quy mô nhưng không phát hiện được gì.




Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #47 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 02:17:08 pm »

Ống vỏ máy súng
Sten được làm từ ống tròn. Sau này, ở Anh người ta làm từ thép mỏng cuộn lại rồi hàn một đường dọc lưng.

Du kích cũng có Sten làm từ ống có sẵn và Sten làm từ thép phẳng cuốn.

Théo phẳng được máy khoan cắt thô một số lỗ sẵn trước khi cuốn, trong khi nhiều người thích cuốn ống rồi cắt. Tronmg ảnh là tờ giấy quấn quanh một ống để đánh dấu lỗ cắt.






Bào tay thủ công đây


Khe dài là đường chạy tay nắm khối lùi. Móc ngược sau khe là khóa an toàn


Đằng sau là khe lắp cái nắp đuôi, nắp đuôi của ống vỏ máy súng có cần đẩy về


Giá cần đẩy về được làm thế này để khít khìn khịt đến 1/10mm vào ống vỏ máy súng, sau khi kiện người ta cho hai bộ phận miết vào nhau.

Và tạo ra lỗ có hình côn thắt eo chính xác ở tâm để đóng và tán cần đẩy về


Vị trí khóa an toàn


lỗ máy cò, đường cưa


Mấu hất vỏ đạn được hàn vào một khe xẻ bằng cưa


Hàn


Và mài sạch


Phương pháp tạo lỗ sau tạo thuận lợi hơn với các vật liệu khó tính. Tạo lỗ sau là tạo lỗ sau khi uốn ống vỏ máy súng.
Lấy dấu


Gia công đơn chiếc: ướm thử máy cò vào dấu. Nhiều súng Việt Minh không lắp lẫn được bởi nguyên nhân này


Tạo lỗ bằng khoan và tiện, rồi mài qua và đánh bóng


Thay cho việc lấy dấu mất công, in giấy và cuốn lên nhanh hơn. Tula Việt Bắc nhân bản các bản vẽ tiếng Anh,  sử dụng song ngữ vì lúc đó tiếng Việt còn thiếu một số từ kỹ thuật, mặt sau là tiếng Việt.


Để bớt giờ máy, chỉ khoan các lỗ viền rồi gia công tinh bằng giũa, mài thủ công.


Máy cò dễ dàng tán, hàn, bắt vít. Trong ảnh là tán. Do gia công thiếu chính xác nên thợ Việt Minh lắp nắp đuôi trước khi cố định vỏ máy cò để ướm.


Máy cò đơn giản vì không cần chức năng khóa an toàn, chỉ cần chọn chế độ bắn bằng nẫy xiên ngang


Gia công nẫy chọn chế độ bắn bằng rèn, giũa.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2009, 02:24:59 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #48 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2009, 04:31:26 pm »

Trong KH45, ông X đã đặc biệt chú ý nguồn nguyên vật liệu ban đầu, trong đó có động cơ và vật liệu hàn ban đầu. Một lượng đất đèn khá lớn được chở từ Quảng Ninh về, để để dùng khoảng 1 năm, điều này lại kéo dài vì thiếu động cơ nên KH47 bắt đầu chậm. Một giàn máy sản xuất oxi và động cơ, cũng như vài chục tấn thép công cụ để làm súng trường chất lượng cao khởi đầu KH47 cũng được chở về. Nhưng đáng tiếc, do các thành phần hết sức ngu ngốc theo các dạng khác nhau,  dốt nát không lường được hậu quả, đã làm hỏng máy oxi và biến súng trường thành mã tấu. Chuyện này chúng ta sẽ nói sau.

Vào cuối năm 1946 đến đầu năm 1947, ôxi rất thiếu, lượng oxi ít ỏi còn lại chỉ được dùng cho những mục đích quan trọng nhất được đích thân ông X chỉ định. Đáng tiếc cho chúng ta, nước Pháp thời 193x, cũng như Anh Quốc, không phát triển công nghệ hàn điện tiên tiến như Nga và sau đó là Đức. Cả hai nước này khoa học gần như đóng kín với Tây Âu. Vả chăng, dù có tìm được đỷ vật liệu hàn điện thì cũng chưa có sản lượng điện như sau này. Việc mất các trạm phát điện thời điểm này cũng do các loại ngu ngốc mà chúng ta sẽ nói sau.

Vẫn đề oxi được giải quyết tạm thời năm 1947 bằng giải pháp không khí nóng. Kim loại vụn được nhồi chặt vào các ống nước gang, đốt nóng trắng, không khí áp thấp thổi qua đó nóng lên đến 800 độ C, nhờ đó có thể dùng không khí để đốt ngọn lửa đến 1500 độ C, chưa tốt lắm, nhưng đủ để hàn. Một điểm bất tiện là loại mỏ hàn này làm bằng đá chịu nhiệt, đặt cố định, phải cầm vật hàn di chuyển vào mỏ hàn. Lúc này, các giá hàn nhỏ nhẹ như trên đương nhiên hết sức đắc dụng.

Cách hàn bằng không khi nóng lại chóng mang một thảm họa khác đến, đó là nó ăn rất nhiều acetylen và lượng đất đèn dự trữ hao nhanh hơn. Một lượng cồn lớn được nấu thay thế, nhiệt năng thấp, nhưng dễ đốt nóng hơn và cho nhiệt độ lửa hàn 1800 độ, tuy chưa bằng mỏ hàn oxi nhưng cũng quá đủ để hàn. Nhưng rồi một vấn đề khác lại kéo đến. Gần chục tấn sắn mới cho một tấn cồn, mà năm 1947 lương thực dự trữ cạn kiệt, vụ thu hoạch mới chưa đến.

Việc tìm ra các chất đốt hàn tốt hơn cũng được nỗ lực. Một máy lạnh được thử chế tạo, nhưng kết quả là nó cho ra một đống băng đá, vì không bao giờ huy động được đủ động cơ cho nó. Thế nhưng, cái máy lạnh này lại đem đến "giải pháp toàn bộ" cho vấn đề hàn theo môt hướng khác.


Lúc đó, một bác sỹ nghe nói TV có phòng lạnh ngầm trong núi, rất yên tĩnh, nên lần mò tìm đến để tìm cách sản xuất một số sản phẩm y tế. Nhưng điều đó là bất khả vì lúc đó các trạm điện không thể chế tạo được. Nguyên liệu xây dựng các trạm điện được bảo quản cẩn thận, nhưng một số chi tiếp quan trọng nhất không đến kịp và không bao giờ đến nữa. Một lượng động cơ hơi nước và động cơ nổ chạy than quý hiếm, mà nguồn gốc của chúng ta nói sau, lại cần cho nhiều việc khác hơn là cố định vào một trạm lạnh.

Ông bác sỹ không may hỏi dò các ông dầu mỡ lem nhem, thế cái trạm lạnh này để làm gì ?. Cùng là trí thức tây học, ông X bớt công việc một buổi, họ có dịp ngồi với dăm bác áo xanh già, có cả hai con gà to trên mâm. À, cái trạm lạnh này nếu đủ điện sẽ là trạm làm lạnh trước của một trạm lạnh sâu hơn. Thế lạnh sâu thế để làm gì. À, cái này ba không. cười. Ờ, mà y tế nhà anh cũng cần, oxi. Thế à, các anh dùng oxi làm gì. Gớm, cứ làm như mỗi nhà anh biết dùng oxi, nhu cầu oxi cho y tế chỉ chiếm phần sản lượng không đáng kể thôi. Việc này nhiều cái đau đầu quá. Mọi mặt đều bế tắc, ôxi cũng bế tắc, khí đốt cũng bế tắc. Ông X than thở một tràng dài, hiếm có trí thức cùng ngồi mà than.
Khí đốt thì có lẽ làm được từ khí than, ông bác sỹ hỏi. Đương nhiên là được, nhưng loại khí than hàn phải làm từ ôxi, nếu không nó có đến 2/3 là khí ni tơ làm nguội lửa. A, các ông dùng nhiều không? nhiều chứ. nhiều thì tôi không có ? độ mỗi ngày vài chục kg khí đốt hàn là đủ ? thế thì anh nấu cồn ? khỏi phải bảo, đang dùng cồn đây, người đói phải nhịn nửa lương thực cho mỏ hàn ăn, gà này anh ăn là thả rông tự kiếm sống lấy đấy, rượu thì... khách quý mà. Với lại nó hơi nước nhiều, làm xấu chất lượng hàn. Tôi không ăn uống nữa giờ, làm anh mất khí hàn. Nếu như cần nhiều thì bao nhiêu ?? chắc phải tạ khí đốt. À, rượu chạm tay ông bác sỹ rồi  hàn chán lắm, mối hàn trông như vết mổ  . Tạ là mấy khối ? Mỗi cân một khối, đại khái thế. Thế thì có, có một tạ khí đốt mỗi ngày mà không mất lương thực. Thế nào?  có cần huy động nhân lực vật liệu quy mô lớn không, không là được, có bất khả. Tất nhiên không động không được, nhưng không quá đâu. Như thế nào ?. Từ đã nào.

Các anh nuôi trâu bò đi, các anh cần da và mỡ, tôi thấy cả kéo. Nuôi trâu bò miền núi dễ lắm, họ cứ thả mỗi nhà chục con một chuồng trong rừng, không cần trông, chúng tự lớn tự ăn tự đẻ.
Tôi tính rồi, có cô Ly (cô Lizz chụp ảnh lúc nẫy đấy), cô ấy cũng đề nghị, cả nuôi con vắt sữa nữa. Không mất gì mà lại có nhiều thứ, lại phân tán dễ chạy.
Sao anh không quyết
Làm rồi, nhưng nhân giống chậm quá. Thêm nữa miền núi hay dịch.
À, phần dịch và giống thì khỏi lo, tôi cũng có một ít, anh em TB làm, gửi dân... Dịch không triệt được nhưng có thuốc chữa cứu được gần hết, con nào đã khỏi thì không nhiễm dịch nữa. Ở tây có tiêm chủng, làm chúng ốm rồi chữa cũng là một cách tiêm chủng.

Ờ, cảm ơn anh. Tôi mà đủ điện thì tôi cho anh cái trạm lạnh, giờ thì đằng nào nó cũng vô dụng rồi, không có khí đốt thì oxi làm gì ? Anh làm khí đốt ướt đi, thổi hơi nước vào than, tỷ lệ khí đốt chắc đủ. Không, cái khí đó nhiều hiđrô, làm giòn mối hàn, cho anh đốt lò nấu ăn thì được. Không còn cách nào à. Hết vở rồi. Thế thì lấy trâu bò mà hàn. ông X mồm chữ a ?? xin lỗi, theo anh chúng đánh rắm ra khí đốt hay ôxi ??. Không, chúng không đánh rắm ra, mà ỉa ra khí đốt tốt.

Anh không biết là phải rồi, bên Tây phát triển, ống khi đốt than khắp nơi, không ai dùng khí sinh học.
??
Phân súc vật, nhất là súc vật ăn cỏ làm ra khí đốt rất nhiều mà đơn giản. Mỗi con trâu bò một ngày dễ dàng cho một kg khí đốt tỷ lệ 80%.
80%, quá đủ, khí đốt đó là loại gì ?
Metal !.
Quá tốt, 80% metal, với chúng tôi là lý tưởng đấy anh biết không (khí metal hàn tốt hơn đất đèn, nhưng ngày xưa khó vận chuyển bảo quản, chú thích của HP). Thế làm có dễ không, anh tính xem có khả thi không. Nếu như anh thành công, trước khi hàn chúng tôi khắc tên anh
lên mỏ hàn ??
không, lên mối sắp hàn .
à, anh cũng đểu, ngày ngày anh đốt tôi à.

Thôi, thế làm khí sinh học thế nào.
Cũng không khó đâu, phân chúng ủ kín trong môi trường yếm khí, mem còn thừa trong phân chúng làm phân rã tiếp, phát sinh khí đốt. Nước bã này vẫn dùng bón rộng như cũ.
Thế cái để ủ kín như thế nào.
ủ bằng hầm xây, tôi đã tính rồi nhưng chưa có tính cái quy mô anh cần. Mỗi kg khí một ngày cần 0,5 mết vuông nền hầm và 1 mét khối thể tích hầm.
Hầm thế nào ??
từ đã.

À thế tạp chất của khí sinh học là gì ?
Thường mà !
Thường của anh là gì ?
Hơi nước, khí carbonic, khí sunfur.
Ô,thế là khá nhiều lưu huỳnh
Không nhiều đâu, lưu huỳnh dưới 1%
Xin ông, ngần đó chỉ làm ông thấy thối thôi, nhưng làm mối hàn vứt đi.Thật ra 1% lưu huỳnh trong khí thì lẫn vào mối hàn cũng chưa đáng kể, vả lại, tôi còn có cách khử bằng xỉ hàn và xem khí của anh thế nào tôi với anh tính cách lọc khí.
...
Anh vẽ luôn đi, mai tôi huy động thợ ngon, ngày ngày gà xé cá gỡ, cơm no rượu say, anh cứ ở đây.
Thôi, xin ông, vừa ăn gà uống rượu vừa nghe ông than là tôi uống cồn hàn của ông thì tôi chắc ọe. Thiết kế thì tôi tính từ lâu rồi, cũng đã làm nhỏ thử rồi,đo đạc thiêu thụh nguyên liệu với năng suất sinh khí rồi, tôi cũng thử cho thợ làm thử một số cấu tạo của bể lớn rồi thử lại. Bên tôi cũng đang định làm bếp như thế, không hề có khói, kết hợp chăn nuôi, anh em thương binh còn lao động nhẹ như chăn trâu được mà vẫn phải điều trị nhiều, không có việc cho họ làm thì họ đòi ra tiền tuyến. Nhưng hèm nỗi thiếu nhân lực quá, chạy giặc mấy lần, mỗi lần lại đào hầm làm nhà, công tác dân vận, khai hoang trồng ngô sắn... lại còn chuẩn bị sách làm Đại Học Y Tế. Nay tôi giúp anh làm thử cái đầu, anh xem dùng được thì tôi với anh tính làm bể to, rồi lọc, thử xem. Tôi tính một cái bể to có khi đủ chạy máy nổ cho máy lạnh chứ lại.



Ngày hôm sau, các thợ xây được triệu tập họp kín. Lúc bấy giờ ở Tula Việt Bắc đã có một số "tổ sản xuất" ở cạnh chuồng trâu trong núi. Chuồng nuôi kiểu dân tộc, có trên dưới chục con. Mỗi lần 2 con to được dùng để kéo một máy công cụ. Một tổ sản xuất như thế có địa hình thuận lợi được chọn.

Bể bio-gas của Tula Việt Bắc không giống ngày nay. Bể có nhiều ngăn, mỗi ngăn có một mái cuốn vòm như bể nước ngày xưa, các ngăn xếp song song với nhau, mục tiêu duy nhất làm làm giảm bề rộng vòm cho chắc vì nguyên liệu xây chỉ là gạch với vôi không tốt. Xây nền và thành trước vòm. Sau khi bể khô, người ta đốt một đống củi to trong lò đào được thổi bằng bễ, hơi dóng được đường dẫn như bếp hoàng cầm thổi vào bể. Khi bể đã khá nóng đến 60-70 độ, thì tưới hắc ín được hòa tan bởi dầu hỏa. Đợi dầu hỏa khô hết lại xây vách ngăn, vòm và chống thấm khí như vậy. Các vách ngăn các ngăn bể không cần chống thấm và có lỗ thông khắp trên và dưới. Bể tầng sưới đào sâu 2,5 mét, chiều sâu khoang trong 2 mét.
Tường bể được xây cao lên thành một tầng bể trên, tầng này được đắp đất kín bên ngoài cho vững. Tầng trên đổ đầy nước nên không thể thấm khí.

Khi khí sinh ra, nó đẩy nước ngâm trong bể sang một bể điều áp cao hơn bể ngầm sinh khí, nước bể điều áp dâng lên làm áp suất trong bể sinh khí dâng lên, nhưng áp suất này chỉ bằng tối đa một nửa áp suất nước ở bể tầng trên, nên không bao giờ thoát khí. Nếu có lỗ rò, nước tầng trên ngầm xuống chứ khí không thoát lên, ống tre dẫn nước suối luôn làm tầng trên đầy. Áp lực trong các bể tuy không cao, nhưng đủ bơm khí qua ống đốt nóng bằng gang mà không cần máy bơm.

Lửa khí hàn này rất tốt. Sau thử nghiệm nhanh chóng thành công, Tula Việt Bắc quyết định xây thử một bể có kích thức như thật. Bể này có tổng diện tích bể 25 mét vuông, thể tích 50 mét khối. Bể hoạt động tốt, đủ cho 4 mỏ hàn hết công suất, dùng phế thải của 30 con trâu.

Để đảm bảo hoạt động, sau này mỗi cụm "xưởng hàn" có đàn trâu 100 con, 3 bể như trên. Một lượng kẽm quý hiếm được dùng để mạ nhúng các ống dẫn khí. Các "chuyên gia" áo xanh chế một loại đồng hồ đo áp lực từ kiểu nồi sup de kín bằng piston bịt da ngâm dầu rất bền. Các mối nối được hàn thiếc và thử bằng khí nén bằng bơm xe đạp, rồi bảo vệ bằng hắc ín, và để cho bền, hắc ín được bọc vải rồi ốp các mảnh gỗ chống va đập. Đặc biệt là các bể cải tiến có đường múc nước vào máng chảy xuống ruộng rất tiện.

Loại khí đốt sinh học có thành phần chủ yếu là metal, một chút hơi nước và khá nhiều carbonic, cùng khá nhiều tạp chất có hại như lưu huỳnh. Sau này Tula Việt Bắc đã cải tiến đưa khí này qua một hầm kín khí chưa toàn vôi sống, chúng hút sạch các tạp chất chứa lưu huỳnh, phốt pho, hơi nước và carbonic, đưa ra loại khí đốt chất lượng lý tưởng cho việc hàn. Một bể chứa khoảng 1 tạ vôi sống thì làm sạch được cả mấy ngàn kg khí hàn. Loại khí hàn chất lượng cao nhất dẫn qua bể ngâm vôi ướt lớn, nó ẩm, nhưng bù lại rất sạch tạp chất.

Cho đến năm 1949, khi các trạm điện xuất hiện và có oxi, thì Tula Việt Bắc chỉ hàn bằng đốt không khí với khí sinh học. Sau khi có oxi, việc đốt nóng trước vẫn thực hiện nhưng chỉ bên ống khí đốt cho các mối hàn đặc biệt yêu cầu cao. Còn hầu hết các mối hàn đều dùng mỏ hàn đồng thường, có ống dẫn oxi áp cao và khí sinh học áp thấp. Mỏ hàn cũng do Tula Việt Bắc tự chế, có khoang giảm áp oxi nhỏ cho cách hàn đặc biệt này. Các bình khí nén để hàn cơ động cũng được thực hiện, nhưng vẫn không hiệu quả như đất đèn nên chỉ yếu các công việc hàn cắt làm cố định.

Bể khí hàn năm 1947 giải quyết nhiều mặt, thịt và da, lương thực do nó tiết kiệm cồn và lương thực do nó làm tốt ruộng, sức kéo cho máy công cụ. Nàng Lizz dịu dàng và thông thái chủ nhiệm một trại trâu giống. Nàng cũng tranh thủ gây một đàn dê, vắt sữa, rất lợi cho các trẻ em của thành phố bí mật.

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2009, 12:41:27 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #49 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2009, 12:02:29 pm »

Ông X cho đến cuối đời đều tránh nhắc đến sự nghiệp phi thường của mình. Ông chỉ đăng ký duy nhất một phát minh là máy mài phôi quay có kính phóng đại đèn chiếu. Nhưng ông và đồng đội không tính hết các "phát minh" lớn hơn như thế nhiều, cả về mức độ sáng tạo, khó khăn khoa học cũng như lợi ích của chúng. Điều này ngược hoàn toàn với một tên phá hoại lớn, chủ nhiệm chương trình Sten phản loạn, mục đích là khoe công. Ngay sau khi hòa bình, tên này liền in sách và kiếm bồi bút tán dương đấu óc phản loạn của hắn.Hắn tham nhũng danh dự bằng cách lợi dụng vị trí, bán rẻ bằng cấp cho bè lũ ngu si, và cả bọn cấu kết với nhau trong một thời kỳ mà đọc các "tài liệu" của chúng người ta phát ngượng. Tên đó là "nhà khoa học nhảy đầm", hay là "ông nhảy đầm học".

Có rất nhiều quân xưởng ở xa, do điều kiện nghiên cứu không được ở gần ông X, nên mọi người chấp nhận sản xuất Sten. Thậm chí,đại đa số thợ và chuyên gia ở các quân xưởng xa không hề biết trên đời có Suomi, thậm chí không hề biết có nước Phần Lan. Số lượng "súng nữ" Lizz được sản xuất ít, lại chủ yếu phục vụ xung quanh Tula Việt Bắc với nhiệm vụ đánh giá khả năng gang cầu, nên rất ít thông tin. Nhưng như mình đã nói, TV cũng có Sten TV,được gọi là Sten phản loạn. Thật vô lý ?.

Lượng thép một Sten tiêu thụ ngang với một súng trường.Yêu cầu kỹ thuật để làm một Sten cũng ngang với một súng trường. Ở Đức và Anh, Sten được chế tạo công nghiệp nên có thể thiết kế lại bằng gia công tấm mỏng, cưa phôi, dập hàng loạt... năng suất cao hơn. Nhưng trong điều kiện thủ công thì cắn tôn, giũa cạnh, gò hàn... lại tốn công hơn. Như công nghệ mình trình bầy trên, Sten chủ yếu dùng máy, trong khi súng trường chỉ dùng máy nhiều khi làm nòng, sau đó là mài, giũa, khoan đều có thể huy động thủ công. Ví dụ, súng trường khai hậu Gras về phần máy súng (reciver) chỉ cần máy khoan ống trong và ren vặn nòng. Còn đâu toàn bộ các công đoạn còn lại đều làm thủ công, toàn bộ quy lát được gia công thủ công, máy cò thì thủ công nhanh hơn máy móc, bịt đáy nòng thủ công cũng được.

Sten là súng ngắn liên thanh, nó không bắn loạt được thì mất gần hết ưu việt. Trong khi đó, loại thép công cụ đủ làm súng trường chất lượng cao nhưng lại không đủ cho bắn liên thanh.

Như vậy, mỗi khẩu Sten đáng ra thành súng trường thì không phải bắn phát một đạn súng ngắn. Thêm nữa, Sten ngốn đồ hàn khủng khiếp, trong khi đó súng trường chủ yếu được rèn, giũa, mài, cắt.

Lại thêm nữa, các Sten phản loạn đều không có thép đạt yêu cầu làm nòng, tuy chỉ bắn phát một, nhưng khi thiếu thép, phải biết nhiệt luyện những loại thép carbon tệ hại cho đủ độ bền bắn phát một. Còn thép carbon dù tốt cũng không đủ độ bền làm liên thanh.

Và thật vô lý, Suomi "súng nữ" duyên dáng, nhẹ nhành, mạnh mẽ hơn và tin cậy hơn, lại dễ làm hơn, đỡ tốn thép hơn. Suomi nguyên thủy có hai nòng lính mang theo đã chỉnh sẵn, chỉ việc thay vì các súng liên thanh hồi đó có tuổi thọ nòng thấp. Suomi "súng nữ" ban đầu chỉ bắn phát một. Sau này, Suomi TV có bắn liên thanh nhưng không thay nòng nhanh, nòng liên thanh chế lại từ nòng súng máy cũ hỏng địch có rất nhiều trong các đồn bị ta chiếm.



Thêm nữa, vì một nguyên nhân không nên nói ra mà Sten phản loạn không có rãnh xoắn, do đó, tầm bắn hiệu quả của chúng hẹ từ 150 mét nguyên thủy xuống còn 50 mét. Tại sao Sten phản loạn không khẩu nào có rãnh xoắn.

Rãnh xoắn là thứ không khó làm, nhưng cần tối thiểu một kỹ sư dựng hình rãnh và chuẩn bị một chút vật liệu làm dao cắt. Khi thiếu vật liệu, ông X lại thiết kế một loại dao như mình đã nói và chụp ảnh minh họa sau, khi nhà sưu tập Trần Đoàn cho phép. Những người thợ công nghiệp giỏi nhất Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định mà ông X tập hợp không thể dựng hình rãnh xoắn, tính ra độ cong của giá dao, cũng không thể thiết kế loại dao gang thay cho dao kim loại cứng. Thực tế là đa phần thợ không biết rãnh xoắn dùng làm gì. Ông X năm 1947 bù đầu không có thời gian dựng hình rãnh xoắn cho Sten, vậy nên Sten phản loạn không có rãnh xoắn.


Khi ông X đưa ra kỷ luật công nghiệp, phương thức kỷ luật thép bắt buộc phải có để quản lý chất lượng một nhà máy phân tán mà các máy gia công các nhau hàng km. Một số thợ không hiểu tại sao phải ủ nguyên liệu cả mấy ngày trời, trong khi họ rỗi việc ngồi không. Hay là tôi như họ có hơn không là nhồi than vào nòng, vặn kín lại, rồi ủ trong lò và quạt lò liên tục hơn ngày trời dưới sự giám sát ghi chép nhiệt độp lò chặt chẽ của các "tay chân" tin cậy. Rất nhiều người thợ ra thành phố cả 10 năm vẫn là áo nâu chỉ vì tính phản loạn. Nhưng nguy hiểm hơn, trong đầu họ thế là bất công, và đi cách mạng thì ngu dốt phản loạn cũng được làm áo xanh, làm kỹ sư... Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Lúc đó, có một kỹ sư rởm, sau này mới biết gã không hề học qua trường kỹ thuật nào, không có văn bằng nào ngoài một bằng nhảy đầm và không có chuyên môn nào ngoài tán gái. Gã quyết tâm chế tạo Sten mà theo như gã rất dễ làm, và đám thợ phản loạn được hứa hẹn có công việc dễ thở hơn, sẽ chế tạo hàng ngàn siêu súng,lập đại kỹ công, ghi danh muôn thủa và lên giám đốc các quân xưởng. Những người hèn, nghèo lâu ngày, lại thêm ngu tối dễ bị phỉnh nịnh, và quân xưởng phản loạn dược thành lập. Đáng tiếc, "ông nhảy đầm học" quen biết khá nhiều quý bà, nhờ đó, ông X vô cùng tức giận nhưng cũng phải nhường cho quân xưởng phản loạn một chút thép công cụ quý giá. "Ông nhảy đầm học" phải chế siêu súng, mà siêu súng phải làm bằng nguyên liệu quý chứ không phải gang cầu.

Dĩ nhiên, không đơn vị nào, không trận đánh nào được lịch sử ghi lại là dùng Sten phản loạn cả. Nhưng bè lũ ngu tối cũng có sự phát triển của chúng. Nối nhau chúng tiếp tục học giả cấp bằng khống, in sách tụng ca nhau. Khá nhiều triển lãm về Sten phản loạn được tổ chức hàng thế kỷ sau chiến tranh. Họ tổ chức triển lãm bất chấp nó không bắn được liên thanh, chỉ bắn phát một đạn súng ngắn, không có rãnh xoắn và tầm bắn hiệu quả chỉ 30-50 mét.
 

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2009, 05:13:23 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM