Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 07:26:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tula Việt Bắc  (Đọc 39315 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 10:49:08 am »

Тульский оружейный завод, Nhà máy vũ khí Tula, mà người Nga cũng hay gọi theo tập quán châu Âu là Tula Arsenal (Quân Xưởng), tên truyền thống của nó, là một quân xưởng lâu đời thuộc thế hệ các quân xưởng thời Piotr Đại Đế ở Đế Quốc Nga cũ. Quân Xưởng này không có tuổi thọ lớn như một số quân xưởng khác, nhưng được Piort Đại Đế thành lập, và có vai trò to lớn với súng cá nhân bắn đạn viên ở Nga. Nó không phải là quân xưởng duy nhất đã làm các mẫu thử đầu tiên của Mosin, cũng như chỉ là một trong những nơi Mosin được sản xuất, cũng chỉ đóng góp tỷ lệ sản lượng không lớn cho Mosin và các súng quan trọng khác. Nhưng với các nhà chế súng hiện đại thời Liên Xô, Tula như là trái tim quan trọng nhất, đáng tự hào nhất, họ yêu mến nhất.

Tại sao vậy ?? Với các nhà chế súng Nga thì Mosin là trái tim của họ. Ban đầu, phiên bản 1891 của Mosin chỉ là phiên bản cổ, đạn chì, hình trụ, đường đạn dùng trục xoáy cố định, nó không có gì đặt biệt ngoài chất Nga: dễ chế tạo, hơi thô, nặng và cồng kềnh, nhưng rất ít chi tiết nhỏ và rất bền, dễ sản xuất lớn. Trong suốt tiến trình lớn lên của mình, thì Mosin như là cái nôi để áp dụng những kỹ thuật đường đạn, súng ống mới. Những viên đạn mới và nòng được thiết kế cho Mosin, các súng trường, súng máy khác được thiết kế trên những viên đạn đó và nòng đó. Mosin dần trở thành khẩu súng có đường đạn chính xác mạnh mẽ nhất trong các súng trường đối kháng được sản xuất lớn trên Thế giới, các súng trường, súng máy đi theo đạn của nó cũng lớn dần lên theo nó. Súng nào cũng vậy, không chỉ theo viên đạn, mà cũng đem theo chất Mosin: dễ chế tạo, các chi tiết to, rất bền.

Mosin là hồn của súng Nga. Thì Tula là nôi của Mosin. Mosin Từ 1891, khi Mosin xuất hiện, thì sản lượng Mosin của quân xưởng này không cao, nhưng thật ra, nguyên nhân chính là do tham những đẩy các hợp đồng ra nước ngoài ăn tiền đút lót. Đây là điều đau lòng hài hước, Mosin hy sinh một số tính chất để thích hợp nhất với sản xuất lớn ở Nga, mà cụ thể hơn là Tula, điển hình là đạn gờ móc và không dùng khóa an toàn trên kim hỏa, nhờ đó phần máy súng không cần nhiều giờ máy gia công, mà phần lớn có thể làm thủ công.
Tula không phải là nơi duy nhất chế tạo các mẫu thử đầu tiên của Mosin, nhưng là nơi các nhà thiết kế tìm kiếm và thử nghiệm các phương pháp chế tạo, huấn luyện công nhân và kỹ sư, nên được coi là cái nôi chung của các nhà thiết kế súng. Dựa trên trang bị và công nhân của Tula, các nhà thiết kế chỉnh sửa Mosin, rồi các quân xưởng khác chỉnh sửa trang bị và công nhân theo Mosin. Tokatev tôn sùng cái nôi của mình đến mức đặt tên súng đạn của ông là TT, Tokarev-Tula. Degtriarev đi làm thợ ở Tula, nối nghiệp thợ súng của cha ông từ năm 11 tuổi, năm 1891, đúng năm Mosin xuất hiện ở đây. Tula vừa là quê hương ông bà, vừa là nơi tuổi thơ vất vả của "thợ tử" Degtriarev trôi qua theo truyền thống, quân xưởng Tula cũng là nơi dán cho Viện Sỹ Hàn Lâm tương lai Degtriarev niềm đam mê vũ khí say đắm, thôi thúc ông chế súng suốt một đời. Các DP được sản xuất ở Kovrov, nhưng nếu chúng là người, có thể khi hấp hối do Mauser bắn trọng thương, chúng sẽ kể cho nhau trên chiến trường: "quê tổ của chúng ta ở Tula, cha chúng ta lớn lên ở đấy, chiến tranh đã đưa đẩy ông đến Kovrov, nơi chúng ta sinh ra".

Quân xưởng Izhevsk (IZHMASH) mới là quân xưởng chủ yếu sản xuất Mosin và AK nội địa. Nhưng Tula như là cái nôi để từ viện sỹ cho đến công nhân nảy mầm, các công đoạn sản xuắt cũng xuất phát từ đây nên từ con người và cấu tạo các quân xưởng súng ống khác ở Nga đều theo mẫu Tula và phần lớn do người Tula xây dựng lên, kể cả Izhevsk hay các quân xưởng ở Phần Lan, Estonia (Taillinn Arsenal). Tổ tiên của Kalashnikov cũng là thợ súng Tula trước khi gia đình ông làm công nhân Đường sắt Siberi. Sau 1945, Kalashnikov đã chọn Izhevsk theo yêu cầu cấp trên, vì Tula đã ở rất gần chiến tuyến. Nhưng dù lớn hơn, thì Izhevsk vẫn không chuyên nghiệp làm súng như Quân xưởng Tula cổ kính.


Năm 1891, Tula ở trong thời suy thoái. Thời thịnh vượng nhất của Tula là chiến tranh Nga-Pháp. Khi Mosin ra đời thì chính quyền Nga tràn ngập các thành viên chính phủ ăn cắp bẩn thỉu, đứng đầu các thành viên chính phủ gian trá này là một triều đình ngu tối. Triều đại này đã phá hủy các quan hệ truyền thống do Piotr xây dựng lên, gây chiến với người anh em Phổ-một sản phẩm của Piotr Đại Đế. Nga quay ngắt 180 độ, liên minh với các địch thủ cũ, chống lại các đồng minh trong cuộc chiến 250 năm trường kỳ đẩy lùi Otoman, bắt đầu bằng việc bán các hợp đồng sản xuất pháo và Mosin sang Pháp lấy tiền đút lót, triều đại này bị xử bắn khi Đế Quốc Nga tan vỡ.

Trong điều kiện này, Mosin được thiết kế với sức mạnh của khẩu súng hiện đại, nhưng lại sản xuất ở một quân xưởng lạc hậu, chủ yếu là thủ công. Chất Nga như vậy, những Arsenal gốc Nga ngoài Mosin, AK, còn có cả Taillin Model 1923, Suomi, cũng là những súng lừng danh của các quân xưởng lạc hậu và nghèo đói, sản xuất thủ công với một ít máy móc rẻ cổ.
Mình tưởng tượng ra một quân xưởng như vậy và đặt tên là Tula Việt Bắc năm 1947. Quân xưởng này do ông X sáng lập, ông X cũng là một người tưởng tượng, chứ không phải Tạ Quang Bửu. Và Tula Việt Bắc cũng có 300 năm tuổi huy hoàng để đến ngày chế ra một khẩu súng tiên phong của Thế giới, chứ không sớm ngỏm củ tỏi trong thử thách đầu tiên của tuổi thanh niên như Cơ khí Trần Hưng Đạo.

Đây là một vấn đề xuất hiện khi bàn luận về Bazooka của Quân Xưởng Giáng Tiên, tiền thân của Cơ Khí Trần Hưng Đạo. Vấn đề này rất dài và nhiều chữ hơn là một topic chuyên về ảnh, đặt ở đó không hợp, nên mình chuyển các đoạn đó sang đây, rồi sau đó có thể các bạn xóa các đoạn đó đi.


« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2009, 06:13:43 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 10:50:57 am »

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=656.msg136890#msg136890
Chú HP!

- Nói về người quá cố khi người ta không còn khả năng nhỏ nhất là tự bảo vệ được mình thì nên dùng từ vừa phải thôi!

- Chú về đọc lại Lịch sử Quân giới đi, trong KCCP quân giới miền Đông Nam Bộ đã làm được tiểu liên theo mẫu Sten đấy nhé!
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #2 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 11:22:22 am »

http://www.vusta.vn/news_detail.asp?id=3991


Bác Đoàn à.

Em biết, thái độ của bác là luôn kính trọng các vị lão thành cách mạng. Em cũng vậy. Ông Tạ Quang Bửu đáng kính vì ông là lão thành cách mạng. Ông đã hy sinh, đã đóng góp, đã là lãnh tụ của trí thức nước nhà. Em kính trọng ông vì điểm đó. Ông là trí thức đi Tây học, học Toán lý thuyết, tuy chưa tốt nghiệp, nhưng đã thừa đủ để hiệu triệu giới đáng kính gồm các ông Thông, ông Phán, ông Thợ, bác Cả, bác Phó. nhà ta nhiều rồi. Về bằng cấp, tuy ông chưa tốt nghiệp đại học ở nước ngoài, chưa học cơ khí, nhưng ông đã thi tú tài mấy lần đủ điểm học bổng Tây, là siêu việt rồi. Thêm đức hy sinh của các vị tiền bối, thì ông xứng đáng là một tiền bối lãnh đạo đa phần giới trí thức nước ta ngày đó. Nhưng không phải vì thế mà ông là một nhà nghiên cứu chất nổ, nghiên cứu cơ khí, chế tạo được súng. Bác có thấy sự nghiệp của ông chứng minh rõ ràng vai trò của ông không.

Theo em, đối với người đã hoàn thành sự nghiệp của mình thì sự kính trọng nhất là nói đúng vai trò của người đó trong xã hội. Đó là vinh quang lớn nhất của mỗi người. Bác thử nghĩ xem, đánh bóng quá mức Tạ Quang Bửu để nhiều người che dấu sự dốt nát cuả chính bản thân họ, có phải là làm khổ ông trên Thiên Đường không. Do không đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật, sau này, khi làm hiệu trường trường Bách Khoa, ông đã quá dễ dãi với chế độ cử tuyển, góp phần đắc lực tạo ra chế độ học giả ở nước ta, nhiều học giả ở chế độ đó nhờ che dấu sự dốt nát mà tham những quyền lợi chức vị, vì vậy, xu hướng chung là họ thường thổi Tạ Quang Bửu một cách thô thiển dốt nát. Ví dụ: "công trình Nicolas Bourbaki là niềm tự hào của khối XHCN", làm chính ông phải xấu hổ từ khi còn sống. Thật khốn khổ cho ông, những kẻ dốt nát làm điều đó lại có quyền thế lớn với ông, thật ra, cái lập luận ngu si đó xuất phát từ miệng vài kẻ bồi bút cực ngu dốt, là bồi bút cho một lãnh đạo cấp cao đã học "chuyên tu" ở Bách Khoa.

Về học vấn, bao giờ người ta cũng tôn sùng chuyện "dòng giống", tức tính kế thừa về bằng cấp ở cấp cao, nó cũng y đúc như quân sự vậy. Chính vì vậy, nhà nước ta và bản thân Tạ Quang Bửu không bao giờ công nhận bất cứ một chức danh chính thức nào của Tạ Quang Bửu, như là một kế thừa các đánh giá của Tây và Liên Xô. Ông đã tự mình nhiều lền kể về chức danh Thiếu Tướng và Giáo Sư của mình, nói rằng đó là của giả, nhưng nhiều người nghe về sau trái ý ông, dấu biến chuyện đó. Thật xấu hổ cho nước ta nếu phong Tạ Quang Bửu là Giáo Sư, và vì vậy, một đời ông chức Thiếu Tướng và Giáo Sư là không chính thức, đúng nghĩa đen là loè bịp địch và lấy uy tín với các ông Thông, Phán, Tú.... tức là lớp trí thức cũ, trên lớp 10 một chút. Cũng như bác phải ăn độn vậy, Tạ Quang Bửu chắc chẳng thích thú gì , ông thừa trí thức để biết điều đó chỉ là gánh nặng, là cái áo khoác để ông làm nhiệm vụ, ông chẳng sung sướng gì khi những kẻ dốt nát đánh bóng cái áo khoác đó vì họ, nhưng không phải vì ông. Bác Đoàn thử nghĩ xem, khi Tạ Quang Bửu sang Tây, ông hoàn toàn có quyền tự hào vì đã đem tri thức công hiến, hy sinh cho dân tộc, ông ở chiến khu, trong khi các bạn cùng trang lứa nếu thành công thì ở tháp ngà Paris. Chứ Tạ Quang Bửu thấy vui gì khi người ta nói một sinh viên chưa tốt nghiệp ở Pairs cũng được là Giáo Sư ở Hà Nội.

Tính "Dòng Giống" trong khoa học kỹ thuật và quân sự châu Âu là gì. Là một người được phong cấp bậc "Đại Uý" hay "Trung Tá" chẳng hạn, phải được một người có cấp bậc cao hơn hay bằng như như thế phong. Như vậy, các "Đại Uý" và "Trung Tá" được thừa kế từ các đội quân khác nhau, được so sánh với nhau mặc dù ở hai bên chiến tuyến. Ví dụ, khi hai bên họp bàn, một ông "Trung Tá" sẽ thấy xấu hổ khi ngồi với một ông "Đại Uý" địch cùng chiếu và có quyền không chấp nhận. Bác Hồ dùng một cách phổ biến trong quân đội châu Âu để bắt đầu phong cấp bậc quân ta: "đánh thắng tướng thì phong tướng". Khi ta đã có một Đại Tướng, thì Đại Tướng này sẽ phong cho các Tướng Uý Tá dưới quyền, và quân đội chỉ có thể có cấp bậc sau khi đã thể hiện là một quân đội, đã đánh thắng một đội quân do một tướng địch cầm đầu.
Tất nhiên, một số con em quý tộc sẽ được phong Tướng khi gia đình họ cử một ông nô bộc cấp Tướng hay cấp Soái gây sự đòi đấu kiếm chẳng hạn với họ để một bước làm Tướng, điều đó chả hay ho gì, những con em đó được gọi là các Giả Tướng chẳng hạn.

Quân ta có 2 ngàn năm lịch sử quân đội, nên chuyện cấp bậc, kỷ luật quân đội dễ chấp nhận, cái mới lạ của chúng ta là tính "dòng giống" trong khoa học phương Tây cần thay thế cho "tam giáo cửu lưu" cổ truyền, quen thuộc. CŨng như Tướng, một Kỹ Sư cần được phong bởi một người ít nhất là Kỹ Sư. Như vậy, tất cả các Kỹ Sư đều là con cháu của một vài trường đại học đầu tiên, các trường đại học đầu tiên được tạo bởi các Viện Nghiên Cứu, cấp trên của Kỹ Sư là Tiến Sỹ Kỹ Thuật, Tiến Sỹ Khoa Học và Viện Sỹ cũng vậy. Các Giáo Sư cũng vậy. Một Viện Khoa Học mới được thành lập chỉ được công nhận khi tất cả những thành viên sáng lập là thành viên của các Viện Hàn Lâm đã được công nhận. Các Thành Viên sáng lập này sẽ tuyển thêm nhân sự cho Viện mới và tất cả đều là con cháu của các Viện Hàn Lâm châu Âu.
Trong khoa học không có khái niệm ông Viện Sỹ này đánh thắng một ông Viện Sỹ khác. Tất nhiên, một ông nông dân có thể cãi thắng một đề tài khoa học với một ông Kỹ Sư, nhưng khác với Quân Sự, những chuyện đó không được Khoa Học công nhận khi cấp bằng. Tại sao ?? Khoa Học tôn trọng tính truyền thống Tháp Ngà, Khoa Học tượng trưng cho sự thừa kế, còn Quân Sự là công cụ của sự thay đổi. Tại sao lại như vậy, mục đích của Quân Đội là Thắng, còn mục tiêu của Khoa Học không phải là Thắng, mà là Học, Học tức là thừa kế.


Trên các cơ sở đó, Tạ Quang Bửu không hề là Thiếu Tướng, không hề là Giáo Sư, không hề là Kỹ Sư, cũng không hề là Cử Nhân. Tấm bằng lớn nhất của ông về khoa học là Tú Tài (cấp 3 trung học), thêm một tấm bằng chính thức nữa thuộc lĩnh vực Khiêu Vũ.

Bên châu Âu, tính dòng giống chuyên nghiệp của Khoa Học và Quân Sự được tôn sùng. Một Nguyên Thủ Liên Xô tự phong cho mình một rổ huân huy chương, những cả đời tức tối vì không được làm Nguyên Soái, nhưng không có cách nào khác, đến chết vẫn vậy. CHính vì không thể phá hỏng hệ thống phả hệ của Quân Đội, nên không vua chúa nào tự phong cho mình chức Nguyên Soái mà được mọi người công nhận cả, kẻ cả ông ta có gí dao vào thuộc cấp, bắt tổ chức lễ tấn phong chính thức linh đình, thì cũng là lạc loài, lễ tấn phong như thế chỉ là một điếm nhục cho ông ta mà thôi. Tạ Quang Bửu cũng vậy, ông theo Tây Học, nên biết chuyện đó và đã nhiều lần thanh minh về Giáo Sư, Thiếu Tướng của mình.

Nó rõ hơn về chức Giả Thiếu Tướng, Giả Giáo Sư của Tạ Quang Bửu, danh hiệu của ông cũng như các chức vụ mà ông đã nắm như Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, đều là đồ giả, hoặc thật, nhưng mà còn có người thật hơn bên cạnh.

Chức Thiếu Tướng được ông lần đầu tiên và có lẽ là duy nhất sử dụng khi ký một số văn bản nằm trong Hiệp  Định Geneve. Trước đó, chúng ta chỉ có danh sách duy nhất các tướng được phong duy nhất một lần. Tạ Quang Bửu sau này đã nhiều lần thanh minh về chuyện này. Trước đó, khi lập danh sách những người sẽ kỹ, Bác Đồng đã làm một việc khá bừa bãi là ghi ông chức Thiếu Tướng. Trước khi ký, Tạ Quang Bửu có hỏi lại, nhưng Bác Đồng cười nói là ghi thế cho ngang người ký vị trí đối diện. Đây là hành động khá bừa bãi của Bác Đồng, đặt Tạ Quang Bửu vào vị trí đã rồi. Tất nhiên, Tạ Quang Bửu không thể bắt cả hội nghị đình lại và phải theo lệnh cấp trên, nhưng bác Đoàn à, ông đã nhiều lần thanh minh về chuyện này, ông không phải là Thiếu Tướng.

Về chức Giáo Sư, đương nhiên, Khoa Học của nước ta tuy non trẻ, nhưng của một nước Văn Hiến Lễ Nghĩa, không thể phong Giáo Sư cho một người chưa từng được tốt nghiệp Đại Học. Một chức danh như Giáo Sư Danh Dự cũng có thể được chính thức ký, nhưng cũng không có, vì nguyên nhân dưới này.

Chúng ta sẽ nói rõ hơn con người tạ Quang Bửu sau, khi chúng ta so sánh với "ông X". Còn ở đây, em nói về một sai lầm rất lớn của Tạ Quang Bửu. Sau khi làm Hiệu Trưởng Bách Khoa, ông thỏa hiệp dễ dàng với dân háo danh, thực chất là tham nhũng chính trị. Ở đây về sau xuất hiện "cử tuyển", đảo lộn cơ chế "dòng giống" chính thống của giới Khoa Học. Đại khái, có nhiều người học bổ túc rồi được "cử tuyển" thẳng vào đại học, trong khi học, các Thầy là cấp dưới, nhiệt tình "giúp đỡ" các "lão thành" mà tuổi trẻ đã hy sinh cho Cách Mạng. Sự tham nhũng chính trị này đương nhiên nhanh chóng bị tha hóa, khi những kẻ chả cống hiến gì cũng được dự những kiểu học hành như vậy, và có bằng cấp chính thức. Điều này thì dư luận suốt mấy chục năm nay biểu tình khản cổ rồi, em không lập luận thêm nữa.

Trong số những người thờ Tạ Quang Bửu làm thầy kiểu đó, có nhiều người sau làm lãnh đạo cao cấp, lại là Giáo Sư chính thức chứ không như thầy của họ, một mực từ chối chức đó cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Tạ Quang Bửu luôn dạy học trờ, cấp dưới rằng, "tôi không phải Thiếu Tướng, tôi không phải Giáo Sư". Nhưng những học trò kiểu đó, đạo học đã giả dối, thì sao biết chữ Nghĩa với chữ Thầy. Để đánh bóng cho mình, họ tự nhận là học trò của một Giáo Sư. Rất nhiều chức Giáo Sư, Kỹ Sư có vẻ chính thức sau này cũng do chính Tạ Quang Bửu ký, nếu lộ ra ông không phải là Giáo Sư, Kỹ Sư, thì hóa ra họ nhận vơ lạc loài là con cháu của Khoa Học. Tạ Quang Bửu là người Tây Học, vậy, chúng ta nên làm theo ý ông, không nên bắt chước lũ lạc loài, vô đạo, trái nghĩa.

Một điều rất khổ tâm cho một số trí thức thi đúng, học đúng, nhận bằng đúng mà do Tạ Quang Bửu ký. Đa phần họ sau này dùng các chức vụ khác, như Tiến Sỹ do người Tiến Sỹ nào đó chinh tông ký, hay Giám Đốc, hay Bộ Thứ Trưởng, Hay Tướng Tá. CHỉ còn những kẻ vô dụng bất tài, Học Giả Vờ một cách chân thực,  mới ôm cái chức Kỹ Sư Bách Khoa Tạ Quang Bửu mà vô đạo với ông Giả Thầy của mình. Một chữ là thầy, còn Tạ Quang Bửu lại thật sự là ông thầy lớn, như em sẽ kể về sự nghiệp của ông bên tay dưới đây.


Một đời Tạ Quang Bửu chỉ là danh hão, nói ông là Giáo Sư nhưng chưa hề được phong bởi bất cứ tổ chức nào. Thật ra, chức danh Giáo Sư cũng là tính công, không phải tính cấp, một người trình độ không cao, bằng cấp không cao hoàn toàn có thể được công nhận là Giáo Sư chính thức. Nhưng không tổ chức nào phong điều đó cho Tạ Quang Bửu, vì công của ông dù to, cũng không bù được tội "lộn dòng", đảo ngược chính thống với học thuật.
Đó là điều ngược hoàn toàn với Trần Đại Nghĩa, nhà bác học có nhiều văn bằng lớn, được làm nhiều chức vụ quan trọng trong các công ty lớn, và chỉ có Bác Hồ đặt một phát vào chức vụ tư lệnh vũ khí, phong một lần làm Thiếu Tướng đợt đầu, được các Viện Hàn Lâm chính thống, lại là loại lớn của châu Âu mời làm thành viên chính thức.
Bác Hồ, ánh sáng của dân ta, đã hành xử khác nhau với hai con người khác nhau đó. Nay Bác Đã đi xa, chúng ta phải tự soi đường bằng trí tuệ của mình, liệu một chiều như bác Đoàn có phải là không được sáng tỏ lắm không ?

Vai trò của Tạ Quang Bửu trong Quân Giới là gì ??  Cái công lớn của Tạ Quang Bửu mà các học trò lộn dòng vô đạo của ông quên đi là gì ?? Quân lộn dòng vô đạo thì có thể quên vì mục đích tham nhũng danh vọng, chức tước và lợi ích của họ, nhưng chúng ta cần đánh giá đùng về ông.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tám, 2009, 01:23:36 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 03:06:24 pm »

To bác Đoàn. Hôm nay bận quá, từ đêm hôm qua đên giờ bò ra chuẩn bị một đoạn mã, không dám làm gì.
Cái hay của các 4r này là có thể viết song song toàn bộ các phần của một vấn đề, vừa viết vừa PR, vừa nhận feed back, điều đó hoàn toàn khác với giấy bút cổ truyền. Em vừa đọc lại, đúng là bác đúng, quay nhiều quá, không đến 180 độ đâu, nhưng cũng phải 120 độ. Em định trình bầy theo kiểu ý một đường, lời một nẻo, cho dên ăn, nhưng có vẻ em chưa đủ trình làm thế.


Có một Giả Trò của Tạ Quang Bửu có sự nghiệp chính trị lớn, nhiều bồi bút. Nhưng tướng cũng như quân, đám bồi bút này cực kỳ ngu si, đã từng viết tụng ca: "Công trình Bourbaki là niềm tự hào của khối XHCN". Nghe giọng điệu cũng đủ để xác định bồi bút của ông nào đã viết câu này. Đây là tuyên ngôn cực kỳ ngu si, không có cái nào là  "Công trình Bourbaki", những cái có tên Bourbaki mà Tạ Quang Bửu tham gia không phải của khối XHCN. Tạ Quang Bửu và những người cùng làm ra cái có tên Bourbaki hoàn toàn có quyền tự hào về điều đó, người khác kính phục bọn họ vì cái nghĩa rất lớn mà Tạ Quang Bửu gửi gắm trong đó. Tuy nhiên, những Giả Trò vô đạo dốt nát đã cố quên đi niềm tự hào này của ông, họ chỉ đánh bóng cái áo khoác mà ông dùng để làm nhiệm vụ, để phục vụ những mục tiêu dốt nát ti tiện của họ.

Tạ Quang Bửu thi tốt nghiệp Tú Tài xuất sắc năm 1927 về môn toán. Chúng ta biết rằng, cổ học của chúng ta là học văn, học văn làm Quan, còn học toán chỉ làm lại, học văn để làm bồi bút như trên. Ông được cấp học bổng sang Pháp học toán và khoa học tự nhiên cơ bản. Ông học nhiều môn, cả những môn rất mới lúc đó là Vật Lý Lượng Tử. Như vậy, nói "sinh viên Tạ Quang Bửu là người Việt đầu tiên được tiếp xúc với nền học ưu tú... phương Tây" là đúng đắn. Điều này hứa hẹn ông sẽ đi đầu trong sự nghiệp lớn lao của đất nước non trẻ sau này. Tuy nhiên, Tạ Quang Bửu rất thông minh mà thiếu một ý chí quyết tâm để hoàn thành sự nghiệp vô cùng vất vả đó, hay là ông đã hy sinh sự nghiệp đó của mình để đánh đổi lấy cái khác của nhiều người khác. Thưa bác Đoàn bên dưới, em viết thêm câu này, hay là ông đã đổi cái vất vả, cái gian khổ, cái hy sinh một đời của một đệ tử của Bà Chúa Tháp Ngà, để thoả những đam mê đồng bóng.

Ở đây, có thể trình bầy thời sinh viên bên Pháp của Tạ Quang Bửu bằng hai nhận định. Một là con mắt màu xanh, một con mắt màu đỏ.


Tuy không đủ quyết tâm để duy trì ánh sáng sớm có của mình, Tạ Quang Bửu làm một việc có ý nghĩa lớn hơn với một sự nghiệp cá nhân, đó là tham gia "nhóm Bourbaki", gồm những sinh viên trẻ ở Paris. Nhóm này phấn đấu theo một mục tiêu là lập ra một bản đồ các thành tự toán học. Đó là điều có thể là vô nghĩa bên Tây, những sẽ là bản đồ vô cùng quý giá với một dân tộc tăm tối bởi bồi bút dối trá. Dù Tạ Quang Bửu không đủ sức leo lên tháp ngà nới bà chúa Toán Học ở, nhưng ông đã dùng thời gian ngắn ngủi bên Tây để vẽ ra một cái bản đồ cho lớp sau đi. Đây là đạo nghĩa lớn lao mà Tạ Quang Bửu gửi gắm.
Thưa bác Đoàn bên dưới,hay làông đã không đủ chấp nhận gian khổ để đi theo chiều sâu, chiều cao, chiều quý của Toán Học, thay vào đó là nổi lềnh phềnh trên những công bố của Bà Chúa.

Một số người cho rằng, việc đó là thừa, là trái đaọ học. Mỗi con người có năng khiếu, được xã hội đầu tư, phải biết trả nghĩa cho xã hội, là hy sinh cuộc đời, giam mình trong tháp ngà. Nhưng đó là với châu Âu, với dân tộc tối tăm vì bồi bút dối trá, thì còn gì quý hơn cho lớp sau khi có một bản đồ chi tiết những vùng sâu kín nhất, mới mẻ nhất của Bà Chúa Toán Học, những vùng mà một người mới có thể sẽ trả giá rất đắt, là hoang phí năng khiếu hiếm có, lãng phí đầu tư của xã hội khi lạc đường trong đó. Một nhà Toán Học trong tháp ngà Paris, mà những công trình cách xa vời vời vợi dân tộc gần 100% mù chữ, liệu có quý bằng một bản đồ như thế. Tạ Quang Bửu thông minh đặc sắc, nhanh chóng nắm được những vấn đề mới nhất, khó nhất, thích hợp nhất để vẽ tấm bản đồ đó: "Cấu trúc Bourbaki", cấu trúc phức tạp của các phát minh toán học.

Tạ Quang Bửu đã đánh đổi tuổi trẻ nghiên cứu trong các thư viện thâm sâu để làm việc đó. Ông học và đọc về rất nhiều thứ, ở rất nhiều nơi, rất nhiều trường, rất nhiều môn. Ông như một nhà thám hiểm, đi tất cả các nơi vẽ bản đồ, mong sau này những người khác dễ dàng đến đó mà nghiên cứu địa chất, sinh vật, khí hậu... Ông đã xa rời tâm hồn Bà Chúa Toán Học, nhưng lại vẽ bản đồ cho nhiều người đi sau đến với điều đó. Nhiệm vụ mà ông tự đặt ra và tự làm đó mới là đúng đắn, là cần thiết, làn nên làm với một người đầu tiên lọt được vào tháp ngà. Mói một cách chính xác nhất, Tạ Quang Bửu đã hy sinh một khả năng nghiên cứu của mình, hy sinh một chỗ của mình trong tháp ngà để nhiều người sau tiến vào đó.

Đó là cái nghĩa rất lớn, một con người có năng khiếu đặc biệt thông minh đã nhanh chóng tìm ra "thiên mệnh" của mình. Ông đã khám phá thế giới hoàn toàn mới, đặc biệt cao quý sâu kín của khoa học. Tính cao quý của nó là vô cùng với một dân tộc tối tăm ngàn năm vì bồi bút dối trá.


Nhưng cái gì cũng có giá cả. Tạ Quang Bửu về nước, nổi danh, đặc biệt thông minh, nhưng như một mũi khoan công phá những điểm sâu kín cứng rắn nhất, mũi khoan làm trọn nhiệm vụ của mình và sớm sứt mẻ. Nghề nghiên cứu toán học cần nhất là tuổi trẻ, tuổi trẻ ngắn ngủi đó ông đã phải đọc rất nhiều, trôi qua nhanh chóng. Tạ Quang Bửu về nước là một trí thức, nhưng không chuyên môn, không nghề nghiệp. Nhưng chính những cái đó là tấm gương để các ông Thông, ông Phán cần nói theo.



Chúng ta biết rằng, thi hết cấp 3 điểm cao mới chỉ là thể hiện năng khiếu của một đưa trẻ mà thôi. Một đưa trẻ có được cái đó, mới bắt đầu sự nghiệp học hành chính thức, vô cùng vất vả của mình. Thật ra, những khả năng nghiên cứu lớn nhất, học tập lớn nhất, được luyện tập sau thời đó, tức là thời con người ta 17-27 tuổi. Sau thời luyện tập đó, con người ta mới hấp thụ được những kiến thức lớn nhất cần dùng cho một chuyên gia, và có lẽ, người ta chỉ có khả năng làm việc trí óc tốt nhất sau 45 tuổi nếu như định làm một nhà thiết kế kỹ thuật, nghiên cứu hóa chất, y khoa, sinh vật, nông nghiệp hay công nghệ nói chung.

Với toán học, câu chuyện hơi khác. Đến 32 tuổi, một nửa đại não đã bị phá hủy, ai cũng vậy. Tuổi và đại não không đợi nhà toán học ngâm cứu lâu la. Những phát minh toán học là của tuổi trẻ. CHính vì vậy, ở châu Âu, những năng khiếu toán được phát hiện và bồi dưỡng rất sớm. Sau những nỗ lực vượt bậc công hiến cho khoa học, những nhà khoa học trẻ này thường giữ các chức vụ giáo viên, hay nghiên cứu mở rộng, hay tổng kết các cônhg trình. Nó như là vận động viên bóng đã vậy, anh là một năng khiếu, rồi huấn luyện viên, rồi ông bầu. Cứ thế, toán học lưu truyền, lớp lớp người lần lượt trở thành những chiến sỹ tiên phong, rồi lui về chuẩn bị lớp tiên phong mới. Vật lý lý thuyết cũng vậy, vì bản chất ngành này là toán.

Lĩnh vực của mỗi nhà toán học hay vật lý lý thuyết đảm nhiệm rất hẹp. Galoi ( Ga-Loa ),  Albert Einstein  (Anh-xtanh viết kiểu thời cũ) chỉ có một công trình của tuổi trẻ, rất hẹp, là đủ. Nhưng khi làm huấn luyện viên, rồi ông bầu, càng ngày lĩnh vực họ quan tâm càng rộng, họ không còn đủ sức khoan sâu nữa, mà cần nhìn rộng để chỉ đường lớp sau. Nhưng dĩ nhiên, chỉ có  Franz Beckenbauer và những cầu thủ tầm cỡ mới thành những huấn luyện viên tầm cỡ. Chính vị vậy, các chức vụ nghiên cứu lão thành ở châu Âu đều do các cầu thủ toán học siêu sao thời trẻ đảm nhiệm. Để trả nghĩa xã hội đã phát hiện và bồi dưỡng tài năng của mình, thì các siêu sao này phải chọn lấy một đề tài hẹp, nhốt mình trong tháp ngà, hy sinh tất cả để tận dụng tuổi trẻ ngắn ngủi.

Xem lại Tạ Quang Bửu. Tuổi trẻ của ông lêu lổng khắp các trường. Hay là ông là chuyên gia thi cử, học để thi cử như lối học ngàn năm bồi bút sao ??. Không nghiên cứu toán học, ông đã phụ lòng những người đầu tư, nhà trường, thầy bè. Chính Tạ Quang Bửu đã giết chết một nhà toán học Tạ Quang Bửu. Ông ta tưởng rằng tuổi trẻ không cần khoan sâu, chỉ cần lêu lổng thôi, là đủ làm lão thành một đất nước có con số không về toán học sao?? chính điều này đã làm ông ta trở thành trò cười của viện Toán và trường Tổng hợp sau này. Một ông Giả Học chân chính. Người ta giễu cợt gọi đó là "trường phái Tạ Quang Bửu".
Nếu như ông chủ tâm không học toán, thì sao ông không học lấy một caí gì đó thực dụng cho Kháng Chiến, cho gia đình, cho họ tộc. Việc chỉ huy thợ thuyền cắt sạch động cơ máy công cụ có phải là quá dốt nát không ??
Ông ra vẽ tấm bản đồ, nhưng cũng không chuyên tâm và không một lần khoan sâu để đủ lực vẽ tấm bản đồ đó, "trường phái Tạ Quang Bửu" chính ta tên giễu cợt dành cho tấm bản đồ dở dang sau này.
Một tấm bằng duy nhất là nhảy đầm, một cuộc đời chỉ toàn Giả, một tội tầy đình là cắt sạch động cơ của Tula Việt Bắc. Đang lẽ phải đi tiên phong đánh phá lối học văn ngàn năm bồi bút, ông tạ đã quay ngắt, trở thành tên bồi bút số một. Một nhà Giả Cách Mạng.
Sau khi Giả Cách Mạng thành công, lại khởi đầu một trong những tam giáo cửu lưu không mới, là lớp lớp giả ông đi theo ông này. Hài hước, sau khi ông mất, những kẻ ngu si vẫn tán dương ân nhân của họ bằng những thứ mà vì đã chót theo Tây Học, ông ta còn xấu hổ dài nơi chín suối.
 




Vị trí của Tạ Quân Bửu trong Quân Giới là hiệu triệu thợ thuyền, chúng ta làm sao có thể cho một ông Tú Tài, càng không thể cho một ông Bác Sỹ... làm xếp Quân Giới. Tất nhiên Tạ Quang Bửu không biết gì về thuốc nổ, về cơ khí, nhưng là một nhà tự nhiên học, cũng đã biết thiết kế ra một đường điện. Như ngày nay ông không có quyền làm thế do cơ cấu quản lý, thật ra thiết kế một đường điện không khó, cái gọi là thiết kế ở đây chỉ là chọn đồ mà mua, nhưng cũng là một lần Tạ Quang Bửu đã làm việc của Kỹ Sư Tây, Ông Chủ Tây trong con mắt các Ông Thợ. Và tất nhiên Tạ Quang Bửu không học cái thói làm văn bồi bút, ông được các Kỹ Sư Tây kính trọng vì vừa ra khỏi tháp ngà cao quý, tháp ngà đó về trí thức đương nhiên là hơn đẳng các Kỹ Sư Tây, mặc dù Ông Thợ không biết cụ thể Toán Học là gì.
Thế là chúng ta đành phải chế tạo một ông Giả Bộ Trưởng, Giả Tướng, Giả Sư. Chúng ta không muốn thế và Tạ Quang Bửu đại nghĩa càng không muốn thế. Ông đã bỏ vị trí của mình trong tháp ngà cao quý về chiến khu, đâu lại muốn làm Giả, làm Hão. Ông khổ sở biết bao khi nói với các học trò và thuộc cấp là "không Tướng, không Sư". Phải nói rằng, Tạ Quang Bửu là người tiên phong vẽ bản đồ cho hậu thế công phá ngàn năm bồi bút. Nhưng sau khi chết, ông vẫn bị bồi bút bôi bẩn.

Nói cho thật đúng nghĩa, Tạ Quang Bửu thất bại khi làm một trí thức. Ông đam mê khám phá khoa học, có uy tín, nhưng không biết làm một trí thức. Một trí thức như thông, phán, ký cũng biết phận mình mà sống trọn kiếp không khổ lắm, còn Tạ Quang Bửu chết rồi vẫn còn bị "học trò" bôi xấu, tại vì cái tội lộn dòng của ông.

Một con người có năng khiếu, là một con người hiếm có trong một dòng tộc, một địa phương. Nhờ ơn 2 ngàn năm Văn Hiến mà dân ta có cách sử dụng hiệu quả những hạt giống tốt này. Nhưng hạt mần tốt như thế được cả họ, cả làng góp nhau cho đi học, thành tài. Châu Âu cũng như thế, nhưng không làm quan, mà vì Khoa Học. Những người này sớm biết phận, họ sẽ hy sinh cả cuộc đời mình, tự giam mình trong tháp ngà. Nhưng người tự giam mình trong tháp ngà rất ghét những người bỏ tháp ngà mà đi, đó là sự phản bội, phản bội lại thiên mệnh, phản bội lại xã hội đã đầu tư cho họ. Ở châu Á còn có dòng tộc gia đình, còn ở châu Âu chỉ có thiên mệnh, không có gì biện hộ cho điều đó cả. Những nhà khoa học ít nhiều đều có chât tháp ngà, và họ coi Tạ Quang Bửu như vậy.

Em nói cụ thể hơn nữa nhé. Bác có thấy người ta phát rồ thế nào khi mất đi một bác học không ? Tạ Quang Bửu đã tự tay giết chết một bác học, là chính ông. Ông vì dân tộc, vì tổ quốc ?? những cái đó không phải là Khoa Học, không phải là Dân Tộc của những thầy dậy Toán của ông, không phải Tổ Quốc của những người hy vọng ông sẽ phát triển Vật Lý Lượng Tử.

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 10:45:17 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 03:32:58 pm »

Chú quay ngoắt 1800 thế, ở cái link trên kia chú vừa nói cụ TQB không có chút thực tài nào ngoài "nhẩy đầm" kia mà? Grin

Anh không một chiều nhé! Anh chỉ nhắc chú về văn hóa ứng xử còn việc đánh giá một con người thì anh không can thiệp dù rằng anh thấy chính chú mới là kẻ phiến diện!

P/s: Nếu topic này phát triển theo hướng phân tích các khía cạnh cuộc đời và thành tích của cụ TQB thì nó lạc đề rồi!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 05:43:59 pm »


He he he he.
Bác không hiểu thế nào là Tháp Ngà rùi.



Bác Đoàn sẽ kết tội ai khi toàn bộ máy công cụ của ta không có động cơ, khi chúng ta không làm được súng trường, ai đã bỏ phí đội ngũ tâm huyết nhất với Cách Mạng trong công nhân và những công nhân áo xanh đi theo Cách Mạng.



Tuyệt đại bộ phận trí thức thuộc địa là các ông ký, thông, phán... Tỷ lệ Bác Sỹ rất ít, Kỹ Sư gần như không có. Chính các ký, thông, phán là những người làm văn, học văn, nối dòng bồi bút dối trá đê hèn. Trong môi trường đó, Tạ Quang Bửu khác gì mặt trời tiên phong.

Ở ta, công nhân hoàn toàn ngược với Nga. Ở Nga thì các mạng công nghiệp đã diễn ra, số lượng công nhân đã đông, là giai cấp đáy cùng của các thành phố. Nhưng ở ta hoàn toàn ngược, tỷ lệ người tham gia các mặt công nghiệp còn rất thấp, lương công nhân cao so với mặt bằng chung. Lúc đó, công nhân các nhà máy được phân biệt với loại thợ thuyền cổ truyền ở quê, ở quê có Bác Cả, dưới Bác Cả có các Bác Phó. Nhưng công nhân nhà máy là Ông Thợ, cùng tước danh cước sắc với Ông này Bà nọ. Lúc đó, người đủ tiền học đến Tú Tài để làm thông phán rất ít, đại bộ phận những người thông minh não khỏe thất học, một số trong họ may mắn có tấm áo xanh. Đương nhiên, các Kỹ Sư và Ông Chủ Tây dễ dàng chọn lọc ra những người thông minh nhất, điều hiếm có ở các Tú Tài. Chính những người thất học này thật sự tiếp xúc với Khoa Học Kỹ Thuật. Mỗi Ông Thợ, tức loại công nhân áo xanh, tức loại công nhân đã được công nhận là công nhân, thời 1900 đên 194x có lương đủ để nuôi cả gia đình, tậu đất tậu ruộng ở quê nhà, khi về làng được các tiên chỉ kính nể, vì quen biết các Ông Tây, sống ở Thành Phố. Gì chứ, kể chuyện ăn "nước đá" là các tiên chỉ xanh mặt, ở Hà Nội, Hồng Gai mới có, chứ Huyện, Tỉnh lấy đâu ra.

Dĩ nhiên, nhưng Ông Thợ này đa phần kiến thức do Kỹ Sư Tây truyền cho, và tự học. Đã thế, trước đó, đầu họ trắng trinh vì không nếm qua mùi ngàn năm bồi bút dối trá đê hèn. Tây đã cho họ cả cuộc sống, cả kiến thức, làm cho trí tuệ của họ được tháo xiềng mà lớn mạnh. Họ vất vả hơn thông phán, nhưng điều đó chỉ làm họ tình nghĩa, trung thành hơn với với các Thầy Tây và Chủ Tây. Thật ra, Ông Thợ không hoàn toàn là công nhân, mà là công nhân quý tộc, vì đa phần công nhân là cánh thợ áo nâu, Bác Thợ chứ không phải Ông Thợ, vì nghề còn lùn, chưa lên chức Ông, chưa đủ tiền sắm bộ quần áo xanh bằng "vải máy", vẫn tùng tiệm với bộ "chúc bâu" làm từ khung cửi mẹ đĩ ở quê (chúc bâu là bộ quần áo sang trọng với dân quê rồi).

Ông Thợ thường khinh nhờn Ông Phán, Ông Thông, Ông Ký, vì Ông Thợ còn có thói quen chỉ huy, trên được vài người, còn có Khoa Học Kỹ Thuật, còn làm ra của cải, chứ không phải bồi bút, không ở đáy cùng chỉ luôn cúi đầu trong giới của mình. Ở tiệm Cao Lâu Hồng Gai, các Ông Thợ thường diện bộ quần áo sạch nhất, bước lên "thang máy" do người kéo, gọi sâm banh, cốt nát. Còn ông ký, ông thông, ông phán thì lên thang bộ, núp vào bàn bé, gọi khiêm tốn, lại rút thuốc lá tiêu chuẩn bà nhà ra cho tiết kiệm, nên bồi coi thường. Ông Thợ biết tiếng Tây, tuy Ông Thông chê đó là tiếng bồi, nhưng đủ để nói chuyện với Kỹ Sư Tây, lại còn biết cả những tiếng bồi như cờ lê, mỏ nết, bù loong, súp de... mà ông Thông tịt ngóp. Ông Thợ nói chuyện trực tiếp với Ông Chủ và Kỹ Sư Tây, không qua Ông Thông, vì Ông Thông không biết những từ đó, không biết đọc bản vẽ. Chỗ làm của Ông Thợ tuy cùng với Bác Thợ, nhưng khi nói về Ông Thợ, phải dùng từ Sở, như Sở Sàng (xưởng sàng than Hạ Long mới dỡ bỏ chục năm), Sở Mỏ, Sở Máy, Sở Đu Pông (chắc là nhà máy của ông xyz nào đó), danh giá ngang chỗ làm của Ông Phán, Ông Ký Dây Thép (nhân viên bưu điện). Bác Thợ cũng làm ở đó, nhưng gọi là xưởng, là mỏ... vì Bác Thợ không làm ở dây chuyền trung tâm, mà ở rìa mà thôi. Ông Thợ hay được tuyên truyền bên ta là cu li, nhưng không phải thế, coolie là "cánh áo nâu"-đúng ra là phu chứ không phải thợ, tức là nhân công phổ thông. Dân CM nhà ta trình độ tổ chức công nghiệp thì phải biết, làm ngỏm củ tỏi cả THĐ. Bên tiếng Anh cũng có chuyện đó, blue-collar-worker, hay về sau ta gọi là "thợ lành nghề". Ông Thợ trong tiếng Tây là "người thành đạt"-một nghĩa của từ "công nhân", là một từ được tôn trọng, Ông Tây không gọi Ông Thợ không gọi là cu li, mà gọi bằng tên riêng, rất bằng vai phải lứa, lại thân mật hơn chức tước như Thông, Phán, ông Tây rất biết làm chủ, gọi thế để cánh áo nâu biết rằng phải nghe lời cánh áo xanh.
Mình không biết tiếng Tây, ngày xưa cánh áo xanh gọi là ô-vơ-rơ, có thể là ouvrier. Từ này các Ông Chủ tránh dùng vì nó gợi lên tính "giai cấp công nhân" mà các ông chủ rất sợ, nên cả ở ta và ở Tây chính quốc đều xưng hô tên riêng. Việc chúng ta tuyên truyền cánh áo xanh là cu li, coolie, là hoàn toàn sai, đó là từ chỉ "lao động phổ thông", lúc đó dùng từ "phu".

Ông Thợ tuy lương chính thức thấp hơn, nhưng lại thường có thu nhập cao hơn Thông, Phán, Ký vì mỗi Ông Thợ thường quản lý nhiều việc nhiều người, nào là hạ cấp biếu xén, nào là thượng cấp "thưởng công trình", đối tác "bôi trơn". Đôi khi Ông Chủ hay Kỹ Sư vừa lòng, giao cho làm Cai, ăn Khoán, thì khác gì Ông Chủ con, Kỹ Sư con. Ví dụ: "chỗ kia xa, lắm muỗi lắm, mày đem xyz thằng vào đó liệu mà làm, hàng tuần tao vào thu than", hay tươm hơn nữa "mày về quê nhặt độ một tá thằng khỏe mạnh tin tưởng làm xyz..." thì cả họ được nhờ.

Những Ông Thợ bậc 5 (thang hiện tại) trở lên thì danh giá lắm, giầu có lắm, ở Hồng Gai rất hiếm Thợ lắp kết cấu bặc 5 đổ lên (đặt khung, tán đinh... ), hổi 191x còn phải thuê Ông Thợ danh giá từ tận Thượng Hải, sau này mới có Thợ An Nam, cũng lại đi chinh chiến tận Phi Luật Tân, Tân Gia Ba mới oai. Đến 193x thì Hồng Gai, Hải Phòng đã có đủ các nghề cần cho chiến tranh: nồi hơi (và động cơ nói chung), lắp máy (có cả tán hồi đầu tk và nay thêm hàn), cắt gọt, nhiều nhất vẫn là thợ mỏ, nếu chúng ta chủ ý xây dựng Tula Việt Bắc trong núi, thì không thiếu thợ mỏ bậc cao nhét đủ 3 cái Tula Việt Bắc vào hầm ngầm. Thợ rèn công nghiệp, khác với thợ rèn nông thôn, cũng rất nhiều, nhiều thứ 2 sau thợ mỏ vì công cụ ở các mỏ cần làm mới liên tục. Đặc biệt, ở Hà Nội chưa có điện khí hoá, chứ Hồng Gai, Cẩm Phả điện khí hoá cao độ, bễ rèn ở đó chạy điện, còn ở Hà Nội điện khá đắt. Cái thiếu là hàn hồ quang, mặt này Tây Phú Lãng Sa hơi dốt so với Nga. Đi kèm với điện khí hoá là đông đảo đội ngũ thợ điện.

"Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ" là câu truyền đời nói về dân học văn bồi bút. Ông Thợ có thể kính trọng nho giáo theo truyền thống gia đình (đa phần Ông Thợ là con nhà nho giáo, do có trí tuệ nên dễ hấp thụ kiến thức Kỹ Thuật và lên chức, đồng thời thu nhập rất cao so với nông dân. Như các ông trẻ mình còn là con nhà quý tộc). Học văn mà làm quan Ông Thợ còn nể đôi phần, chứ Thông Phán Ký thì Ông Thợ không nể lắm.

Thật ra, đấu tranh vũ trang mới chỉ là màn sơ khởi của Cách Mạng, màn chính là cách mạng Học Thức là cốt lõi, cách mạng Công Nghiệp là lớn nhất. Như vậy, lớp công nhân áo xanh mới là những người tiên phong trong cái lớn nhất của Cách Mạng. Sau này chúng ta cũng thể hiện trình độ công nghiệp hoá chả hay ho gì, xuất phát ban đầu là lớp áo xanh năm 1944-1945, chúng ta hoàn toàn không biết cách tổ chức công nghiệp từ một tổ, một ông áo xanh.



Quân Giới của chúng ta thì chủ lực là thợ, thợ áo xanh. Đối với họ, Ông Tây, Kỹ Sư Tây là cái gì đó thiêng liêng. Làm gì có Kỹ Sư An Nam, trong khi ra đường đầy toét ra cánh áo trắng Thông Phán Ký. Mà Ông Chủ Tây, Kỹ Sư Tây có giống Thông Phán Ký đâu, họ cũng dầu mỡ, cũng sảng khoái, chứ có lúc nào cũng cúi đầu như bồi bút ngàn năm đâu, áo lúc nào cũng sạch sẽ trắng toát đâu. Từ trong thâm tâm, Ông Thợ coi thường cái kiến thức của Trí Thức loại Ký Thông Phán, làm gì có cái nghề nghiệp nào. Tri thức phải như ông Kỹ Sư Tây kia, phải biết cờ lê, bù loong, phải biết đọc bản vẽ, phải làm ra của cải xã hội. Đối với Ông Thợ, Kỹ Sư Tây mới là trí thức, mới là học vấn, mới là Thầy. Với Ông Thợ, Ông Chủ Tây mới là bản lĩnh, mới là tài cao. Với Ông Thợ, bên cạnh Kỹ Sư Tây thì chỉ có Bác Sỹ là người hiểu biết Khoa Học, nhưng mỗi người mỗi nghề.

Chúng ta biết rằng Ông Thợ trên Thế Giới cho đến nay kém được tôn trọng. Nhưng ngày đó, do tỷ lệ được đi học còn rất thấp, nên Ông Thợ khác ngày nay. Các Ông Thợ nổi tiếng là ai: Degtriarev, Kalashnikov, hay tính rộng ra có Edixon. Sự cao quý của Ông Thợ khỏi phản bàn, Tokarev muốn được làm Ông Thợ không được, vì chót mặc áo trắng mất rồi  Grin Grin Thế Ông Thợ giỏi quý phái hơn hay Viện Sỹ quý phái hơn, à, Ông Thợ Degtriarev được làm Viện Sỹ Hàn Lâm. Ông Thợ Edixon được phong Giáo Sư. Xem ra có trên dưới thật.  Grin Grin

Trước đây, đã có nhiều phân tích về việc phát động cách mạng trong giới Công Nhân. Mà công nhân áo xanh mới là cần thiết cho Tula Việt Bắc. Các nhà CM coi công nhân áo xanh là một bọn rất khó giác ngộ. Loại Trí Thức cùng lắm là thông phán ký, thêm được giáo, thì Ông Thợ đã không nể lắm. Mà mấy nhà CM với Ông Thợ cũng như Tạ Quang Bửu với Khoa Học, phần lớn là cu li, là áo nâu, chưa thể chứng minh trí lực sánh với Ông Thợ, càng không thể sánh với Chủ Tây.

Phải nói rằng, các Ông Thợ lên chiến khu chỉ vì lòng yêu nước mà thôi. Thật may mắn vì đa phần Ông Thợ là con nhà nho giáo, hiểu đạo nghĩa non sông. Điều đó đáng quý hơn rất nhiều những người đi theo CM vì đói, vì muốn làm chủ, hay vì tức giận ông chủ, hay đơn giản là không có việc làm nuôi thân. Thậm chí, tinh thần yêu nước của cánh áo xanh cao quý hơn những người làm CM chỉ vì muốn thể hiện, muốn khám phá, muốn làm súng vì say mê, muốn trải nghiệm tuổi trẻ.
Bác Đoàn à, đáng quý nhất khi lên chiến khu là cánh Áo Xanh và các Thầy Đồ, mà cánh Áo Xanh lại đa phần là con nhà Nho, như Bác Tôn, Bác Hồ đó. Nhưng khác với Bác Tôn, Bác Hồ, cánh áo xanh đa phần không được học hành, họ cần người lãnh đạo.

Bảo áo xanh làm CM hơi khó. Họ có cuộc sống khá giả. Họ có đạo lớn với Chủ Tây, đã cho họ cuộc sống khá giả đó. Họ có nghĩa lớn với Thầy Tây, các Kỹ Sư đã cho họ thấy Khoa Học Kỹ Thuật. Bảo họ làm CM vì áp bức đô hộ ư, mỗi Ông Thợ cũng áp bức đô hộ mấy ông áo nâu, CM lật ai ?? Bảo họ xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc ư, ôi chà, ai mà bỏ giầu có đi tìm ấm no. Thực tế là như vậy, sau 1946, đa phần Ông Thợ ở Hồng Gai bỏ về quê, kiếm sống rất vất vả, nhưng họ không phản Tổ Quốc, cũng không phản Chủ Tây, Thầy Tây. Nhiều người khó khăn quá sau khoảng 1949-1950 laị ra Hồng Gai, Cẩm Phả, Mạo Khê, nhưng ủng hộ cả hai ông chủ là Tổ Quốc và Ông Tây bằng cách đi làm cho Ông Tây nhưng lại gật gù với Cách Mạng.

Em ví dụ về một Ông Thợ năm nay đã gần một trăm tuồi, nhưng còn khoẻ lắm. Ông Thợ này là cháu đít nhôm của một ông Chánh Tổng, cái Tổng này là quê hương của các Hoàng Đế. Việc các Ông Thợ ở Xe Lửa Gia Lâm và Hồng Gai đi bộ đội do em tổng kết từ một số Ông Thợ, đáng tiếc là không có cách gì lên danh sách tất cả họ. Các Ông Thợ đều con nhà học hành, nhưng bản thân họ lại học thấp, vì sao vậy. Thợ ngày nay khác thợ ngày đó. Ví dụ về động tác tán đinh trên cầu Long Biên, một người thợ cầm cái kìm dài gắp một cái đinh tán nóng đỏ, dùng kìm ném cho người khác, người thợ trên cao bắt cái đinh tán nóng đỏ đó bằng cái kìm dài cầm hai tay. Ví dụ trên chỉ là một ví dụ đơn giản về thân pháp Ông Thợ. Trong lò rèn, Ông Thợ đo nhiệt độ bằng màu của lửa, phân tích thành phần phôi bằng tia lửa bắn ra khi nện búa, Ông Thợ nện búa nhanh chậm mạnh nhẹ theo từng nhiệt độ, từng loại thép. Ngày đó giới Ôntg Thợ còn ít lắm, cái Ông Thợ năm nay đã gần một trăm tuổi kia và các Ông Thợ khác lúc còn sống thường kể về người đã đặt chốt cáp cầu Hàm Rồng, sau "kỹ công" này, được có cái hàm Bá Hộ, 9 ngàn đồng Đông Dương, đủ mua hơn một ngàn cái Tí nhà Chị Dậu.
Để có được các thân pháp đó, Ông Thợ phải được đi làm từ năm 10 tuổi, như đào tạo một diễn viên vậy, Degtriarev cũng vậy, các diễn viên này không được học nhàn nhã. Chính vì thế, các diễn viên này thường cười vào mũi loại trí thức thông phán ký, loại bồi bút đáy cùng xã hội bàn giấy này là loại lười biếng hay loại đẻ non của các gia đình sinh con cầu tự, cùng là gia đình khá giả, nhưng các Ông Thợ cần học nhiều thứ hơn nhiều, học lâu hơn nhiều, có lúc được ngẩn mặt chứ không luôn phải cúi đầu.

Ông Thợ ở châu Âu là một từ đáng kính trọng. Văn minh châu Âu bắt đầu bằng các Ông Thợ. Ban đầu, công nghiệp châu Âu hùng cường ngày nay là các nhóm thợ, gồm ông chủ gọi là Thợ Cả (từ gốc của ô vơ rơ , công nhân), người có tay nghề nhưng không vốn đi làm thuê là Thợ Bạn, những người không nghề là Thợ Học Việc, dưới Thợ Học Việc mới là cu li, lao động không nghề nghiệp, lap động phổ thông. Thợ Cả và Thợ Bạn là từ lấy trong các tổ chức nhóm thợ cổ truyền ở An Nam, người có nghề đi cùng Bác Cả gọi là Đi Bạn, Thợ Bạn.

Đứng trên góc nhìn, cách nghĩ của một Ông Thợ đi. Mỗi Ông Thợ sẽ hẩy mũi vào khả năng thành công của Kháng chiến khi tách rời họ ra khỏi Kỹ Sư Tây. Chúng ta đã làm như thế khi tách rời máy cắt gọt ra khỏi động cơ. CHính vì thế cần một ông học khoa học tự nhiên, được Tây nể vì hiẹu triệu các Ông Thợ. Thằng Tây thâm độc nó đã chuẩn bị sẵn một thứ đồ giả từ hàng chục năm trước, đồ giả này lãnh đạo các Ông Thợ tháo máy cắt gọt ra khỏi động cơ của chúng, lừa các Ông Thợ bỏ Kỹ Sư Tây lên chiến khu với một tên học giả chưa bao giờ tốt nghiệp đại học.

Các Ông Thợ lên chiến khu, họ có nghề, nhưng không có Khoa Học. Tạ Quang Bửu là Giả Khoa Học, là con số không về cắt gọt, vầ thuốc nổ, về tổ chức. Và các công nhân đã không có lãnh đạo, nhiệt tình bê bừa bãi máy móc lên chiến khu để rồi bỏ phí. Tula Việt Bắc không bao giờ được xây dựng. Kết tội ai ở đây ?



Một cái dở hơi nhất với Tula Việt Bắc là các Ông Thợ không còn oai nếu tham gia cách mạng, về chức tước trong CM, Ông Thợ bây giờ không còn là xếp, mà mấy áo nâu bây giờ lên Ngài, Ngài gì, Ngài dốt ư. Lúc đó, thợ áo xanh ở ta còn rất hiếm, đặc biệt là những thợ chuyên ngành cần thiết cho một xưởng như Tula Việt Bắc. Em ví dụ, phần lớn công nhân nhà máy Xe Lửa Gia Lâm theo ta đã ra tiền tuyến, làm bộ đội, đây là sự hoang phí khủng khiếp nếu đứng trên con mắt ông X khi format Tula Việt Bắc. Nhà máy xe lửa Gia Lâm là cơ sở công nghiệp lâu đời, đủ các thợ lành nghề về nồi hơi, lắp máy, cắt gọt, điện, rèn công nghiệp, đặc biệt là có nhiều thợ và máy mài khổ lớn. Bác Đoàn ợ, máy mài là máy cắt gọt đầu tiên để gia công các máy cắt gọt khác nếu thiếu, nó là máy cắt gọt đa năng, làm được mọi thứ, còn tiện phay khoan là máy chuyên ngành, chỉ làm một thứ. Máy mày làm ra máy khoan, nhưng máy khoan không làm ra máy mài. Về sau, khi đưa các giải pháp kỹ thuật của ông X trên Tula Việt Bắc, bác sẽ thấy máy mài. Không đâu ở Miền Bắc lúc đó có các máy mài quý giá như ở đó cả.

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 10:43:19 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 07:47:23 pm »

Chú xem lại đây là topic bàn về cái gì? Chú luôn để cái ngón tay gõ phím của chú nó dẫn chú đi chứ không phải cái đầu! Nếu chú không quay  lại vấn đề Kỹ thuật quân sự VN là anh chuyển topic của chú sang chỗ khác đấy!

Ngoài ra, nhắc chú về việc nhận xét con người, đừng đem ý nghĩ chủ quan của mình áp vào tất cả!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #7 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 07:15:31 am »

Chú xem lại đây là topic bàn về cái gì? Chú luôn để cái ngón tay gõ phím của chú nó dẫn chú đi chứ không phải cái đầu! Nếu chú không quay  lại vấn đề Kỹ thuật quân sự VN là anh chuyển topic của chú sang chỗ khác đấy!

Ngoài ra, nhắc chú về việc nhận xét con người, đừng đem ý nghĩ chủ quan của mình áp vào tất cả!

Hừ, bác làm em mất cả hứng.
Hôm qua em bận quá.Đọc lại cũng thấy lộn xộn. Em định xếp lại chút.
Quả đúng là cái tên Tạ Quang Bửu này nhiều người bênh thật, cô giáo em là Hoàng Xuân Sính luôn tránh nhắc đến ông này. Nói về ông ta thì chỉ cần thế là đủ. Em chốt lại một câu nhé, ông ta là người cắt sạch động cơ máy công cụ của Tula Việt Bắc.

Có một câu chuyện nói về động cơ, năm 1950 có hội nghị lớn, một Ông Thợ đã hết sức vất vả khi lắp máy phát điện cho Hội Nghị, máy phát điện này không lớn, chỉ để chiếu sáng thôi mà, nó như cái máy dùng cho gia đình bây giờ. Lúc đó lắp máy phát rời vào động cơ ô tô, Ông Thợ này không tính được vòng quay, công suất lên lắp mãi không xong. Vậy từ năm 1947 đến 1950 Trần Đại Nghĩa đã làm Bazooka bằng gì ?? Chính vì lý do đó mà Bazooka Việt Bắc là "kỹ công" vĩ đại. Em nói trước cho bác một điểm nhé, Trần Đại Nghĩa đã lên kế hoạch nấu rượu để chạy động cơ-tất nhiên đi kèm việc cải tiến động cơ, nhưng vì không đủ sắn gạo cho việc đó lên công việc cũng chỉ dừng ở thử nghiệm. Chính ông là người phát minh ra dây chuyền làm acid bằng chum sành mà em đã kể, thậm chí, từ acid sunfuaric, ông chế acid nitric bằng phân dơi và nitrat amoni bằng nước đái. Tất cả những khó khăn đó có chỉ do sự dốt nát của Tạ Quang Bửu mà thôi. Dù có cố đến mấy, thì Trần Đại Nghĩa cũng không thể làm súng bắn đạn viên trước 1954.



Bác kết tội ai đã gây ra chuyện đó, hay là đổ hết cho thằng Tây độc ác ?? Thằng Tây có độc ác bằng thằng Đức phát xít không, tại sao Estonia vẫn làm được MP bằng thủ công, tại sao du kích Ba Lan, Hà Lan làm được Sten. Tại sao Phần Lan làm được Suomi tốt nhất của ww2 ?? Tại sao ta không làm được súng.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 07:20:51 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 08:25:13 am »

Theo anh thì chú nên viết chuyên sâu về kỹ thuật, không nên bàn về con người (con người khác hẳn với quy lát và "máy súng",...). Ngoài ra, những bài viết của chú nên bám vào một chủ đề cụ thể, đừng lan man. Lan man kiểu chuyển sang tăng gia, sản xuất với những "gà, lợn" là anh xóa đấy! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #9 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2009, 10:15:33 am »

Theo anh thì chú nên viết chuyên sâu về kỹ thuật, không nên bàn về con người (con người khác hẳn với quy lát và "máy súng",...). Ngoài ra, những bài viết của chú nên bám vào một chủ đề cụ thể, đừng lan man. Lan man kiểu chuyển sang tăng gia, sản xuất với những "gà, lợn" là anh xóa đấy! Grin

Bác buồn cười nhỉ.
Một khẩu súng dù của Tula Việt Bắc hay Spring Field cũng phải làm từ đủ thứ. Sắt, gang,than, củi, gỗ, da bò, mỡ lợn, rượu, dầu, xăng, đay, thầu dầu, nước đái, phân dơi, quặng firit. Vì làm mỗi khẩu súng cần nhiều việc to lớn phức tạp như vậy nên ông X là một người vĩ đại.
Còn gà, à, mỗi khi có một niềm vui gì thì Tula Việt Bắc cũng tiêu thụ gà, như ngày thành lập xưởng, như 100 khẩu súng trường ST-1 đầu tiên ra đời, hay lúc thử thành công mẫu súng trường tự động STTD-1, hay ngày sản xuất 1 triệu khẩu STTD-1, hay ngày bắt đầu sản xuất súng trường xung phong STXF-1. Song song với chuỗi đó, gà cũng dùng khi DP Việt Bắc ra đời. Hay là lúc khẩu pháo tự hành nào đó dùng để đánh Phủ Thông được cải tiến từ xe tăng Tây hay xe nửa xích Tây thu được... chiến thắng trở về. Đó có lẽ là khẩu pháo tự hành, chiếc xe tăng ngộ nghĩnh nhất quả đất, vì mỗi trận nó lại được đóng mới một lần, thay vũ khí khác, theo trinh sát và yêu cầu của chỉ huy.

Bác nhầm đấy, cái quan trọng nhất với Tula Việt Bắc là người và gạo. Spring Field không cần người và gạo, vì họ cũng dùng những thứ đó, nhưng quá dễ kiếm nên không cần để tâm, còn với Tula Việt Bắc người và gạo là chuyện sống còn.

Nòng cốt của cách mạng không phải là cu li coolie, không phải là chiến binh, không phải giả học Tạ Quang Bửu, mà là ô vơ rơ, là công nhân áo xanh bác Đoàn à. Vì dùng đúng cái nòng cốt đó, mà Liên Xô thành siêu cường, còn Tầu chết đói vì lấy cu li, lấy phu đi đánh Cả, đánh Xếp, đánh ô vơ rơ. Châu Âu đã được ô vơ rơ làm cách mạng trở thành hùng cường, ở đâu cũng thế, cách mạng lành mạnh nhất đều có ô vơ rơ làm tiên phong, làm nòng cốt. CHúng ta bảo công nhân là cu li tức là làm nhục họ, là cách mạng không lành mạnh. Sự ngu tối đó có từ đâu, từ Tạ Quang Bửu.

Mục tiêu của Cách Mạng là tổ chức lại xã hội, là công nghiệp hoá, chứ không phải tranh giành quyền lực hay chiến tranh bác Đoàn à, chiến tranh chỉ là bất đắc dĩ thôi, tranh giành quyền lực chỉ là phụ phẩm không mong muốn của những nỗ lực phi thường thôi. Công sự lớn nhất mà đội quân Cách Mạng cần tiến công là lối học ngàn năm bồi bút, tiên phong của cách mạng là Kỹ Sư, nòng cốt của cách mạng là ô vơ rơ.

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 10:55:24 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM