Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:08:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cầu Tham Lương.  (Đọc 10437 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ov10
Trung tá
*
Bài viết: 593


Đại diện qsvn tại TpHCM


« vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2007, 02:26:19 am »

Cầu Tham Lương.



http://www.panoramio.com/photo/6494052
http://www.panoramio.com/map/#lt=10.824644&ln=106.627872&z=0&k=2&a=1&tab=4

Cầu Tham Lương là di tích cách mạng, nơi đây từng diễn ra trận đánh lịch sử giữa quân dân ta và binh lính Pháp.

Địa điểm: Từ thành phố theo quốc lộ 1, đến khu vực Tân Trụ này là phường Tây Thạnh, giáp Hóc Môn.

Vị trí: Trận đánh xảy ra phía bên này cầu (từ phía Sài Gòn). Cầu nằm trên quốc lộ 1 từ Sài Gòn đi Tây Ninh.

Những sự kiện liên quan đến di tích:

Cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ cách mạng bùng nổ kể từ lúc quân Anh và An hỗ trợ tích cực cho bọn Pháp sau khi giải giới quân Nhật. Chúng bắt đầu thực hiện ý đồ nới rộng vùng kiểm soát từ nội thành bung ra ngoại thành. Nắm rõ ý đồ của địch, tỉnh ủy Gia Định đã đề ra chủ trương lớn trong đó có việc lập những khu căn cứ kháng chiến ngay ở ngoại ô phụ cận Sài Gòn.

Khoảng trung tuần tháng 10/1945, được quân Anh – An mở đường, giặc Pháp kéo quân ra Bắc ngoại ô thành phố, dự định chiếm cầu Tham Lương , làm bàn đạp tiến sâu vào Bà Điểm, Hóc Môn hòng chiếm vùng 18 thôn vườn trầu.

Để ngăn chặn quân xâm lược đánh lấn ra ngoại vi thành phố, Quân dân Hóc Môn chủ trương lập các mặt trận cầu Tham Lương, cầu Bến Chân (Chợ Cầu). Ngày 10/9/1945, thành lập ban tham mưu quân sự gồm các ông Nguyễn Oắng tham mưu trưởng và các ông Nguyễn Văn Hùng, Cao Đức Luốt, Nguyễn Văn Phúc, Tạ Trung Nhẫn là ủy viên quân sự. Ngay sau đó, lập cảm tử quân do các ông Huỳnh Tấn Chùa, Nguyễn Thược, Phạm Văn Ngói chỉ huy các làng dọc theo cứ điểm quan trọng: cầu Tham Lương cũng nhanh chóng thiết lập đội cảm tử quân, đội xung kích, đội hậu cần … sẵn sàng chiến đấu tại mặt trận cầu Tham Lương. Tiểu ban hậu cần lúc này do các bà Nguyễn Thị Nuôi (Năm Nuôi), Trương Thị Mừng, Hồ Thi Bi ( nay là đại tá anh hùng quân đội) phụ trách.

Ngày 14/10/1945 một trung đội Anh – An tiến lên phía cầu Tham Lương, lập tức đội cảm tử quân do các ông Huỳnh Tấn Chùa và Nguyễn thược chặn đánh và đẩy lùi về phí bên kia cầu. Chúng cụm lại và chiếm một căn nhà đóng quân. Cuộc chiến du kích diễn ra liên tục. Ban ngày, các đội tự vệ, cảm tử của các làng Bà Điểm, Thuận Kiều, Đông Thạnh, Tân Thới Nhất, Tân Xuân … thay nhau chiến đấu. Ban đêm, các chiến sĩ ta lợi dụng đêm tối tấn công bằng lựu đạn tự tạo, chai xăng thiêu đốt trại giặc.

Tham gia trận chiến cầu Tham Lương còn có một thiểu số người dân tộc từ tây Ninh xuống trợ lực. Các chiến sĩ dân tộc đã dùng cung tên, nỏ tẩm chất độc để bắn vào quân Pháp và Anh – An gây cho chúng khiếp sợ.

Sau ngày 17/10/1945, giặc liều mạng đưa 8 xe thiết giáp hộ tống chở quân Anh – An toan vượt cầu Tham Lương chạy lên Hóc Môn. Đến đầu cầu chúng bị quân cảm tử của ta tập kích phá hỏng 5 xe, diệt 1 số giặc Anh – An .

Kết quả 5 ngày đêm chốt tại cầu Tham Lương, lực lượng vũ trang Hóc Môn, Bà Điểm và đội cảm tử Tân Sơn Hoà đã giết và làm bị thương nhiều tên, ta giữ vững trận địa không cho chúng vượt qua. Mãi đến ngày 01/11/1945 thực hiện chủ trương của Xứ Ủy và Tỉnh Ủy Gia Định, lực lượng ta trấn giữ tại cầu Tham Lương rút đi.
Đây là di tích cách mạng, nơi đã ghi đậm dấu ấn cuộc chiến dũng cảm ngoan cường và mưu trí của các chiến sĩ cách mạng thời chống thực dân Pháp và Anh – An. Với vũ khí thô sơ nhưng các chiến sĩ cách mạng ta đã vì tiếng gọi hồn thiêng sông núi, đã xông pha trận mạc bằng tất cả ý chí chiến thắng và thật sự cuộc chiến đã nghiêng hẳn về phía các chiến sĩ của ta, nhiều người lớn tuổi khi đi qua cầu Tham Lương đều nhớ lại sự kiện hào hùng này.

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2007, 02:37:16 am gửi bởi ov10 » Logged
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM