Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:10:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự tham gia của bộ đội tên lửa Liên Xô trong Chiến tranh chống Mỹ  (Đọc 108592 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #120 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2014, 02:12:54 pm »

Trong quá trình làm việc của tôi với các đồng chí Việt Nam không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ. Vậy đấy, có lẽ là bắt buộc phải như thế. Theo thủ tục ký kết thì tôi nhất thiết phải có cuộc gặp hàng tuần một lần với thủ trưởng ban PK bộ phận quan hệ đối ngoại của Bộ Tổng tham mưu. Trong thực tế, các cuộc họp này được tổ chức thường xuyên hơn nhiều, tất cả mọi thứ phụ thuộc vào tầm quan trọng của vấn đề cấp bách hay không. Các cuộc họp diễn ra ở Bạch Mai. Chúng tôi giải quyết những vấn đề hàng ngày, hầu như không đụng đến các vấn đề hoạt động chiến đấu. Vậy nên, một lần thủ trưởng ban thiếu tá Tịnh nói với tôi rằng theo thỏa thuận với Liên Xô, chúng tôi được yêu cầu phải gửi đến Bắc Việt Nam chỉ các chuyên gia-sĩ quan có học vấn quân sự cao cấp. Tôi không biết về chuyện đó. Nhưng tôi dễ dàng chứng minh cho đồng chí Tịnh rằng, trước hết, chúng tôi và Các Bạn đang cần ở đây các chuyên gia đáng tin cậy trên mỗi hệ thống - những nhà thực hành tốt. Để chứng minh cho lời nói của mình, tôi đưa ra một vài ví dụ từ thực tế của mình và thực tế của các chuyên gia quân sự Soviet tại VNDCCH. Vấn đề đã được đóng lại. Thiếu tá Tịnh đề nghị không được báo cáo chuyện này với cấp trên của tôi. Bàn báo cáo cấp trên của tôi không ai để ý. Đầu năm 1970, đại tá A.F. Pozdeev tới VNDCCH làm nhiệm vụ phó trưởng đoàn phụ trách công tác chính trị đoàn chuyên gia quân sự QCPK.


Việt Nam năm 1970. Tham mưu trưởng đoàn chuyên gia quân sự Soviet BCTLPK và chuyên gia quân sự bên cạnh Tham mưu trưởng QCPKKQ QDNDVN đại tá Antonov Evgheny Mitrofanovich (đứng giữa) với các bạn chiến đấu Việt Nam: bên phải - trưởng ban PK phòng liên lạc đối ngoại BTTM QDNDVN thiếu tá Hồ Quang Tịnh.
Ảnh từ bộ sưu tập cá nhân của thiếu tướng Antonov Evgheny Mitrofanovich.


Anh không chỉ tích cực trông thấy trong việc đẩy mạnh công tác Đảng-công tác Chính trị trong đội ngũ chuyên gia quân sự Soviet mà còn phối hợp hoạt động cùng Tổng cục Chính trị QDNDVN. Ví như một lần người ta mời tôi cùng Pozdeev đi cùng thiếu tá Тịnh tới TCCT QDNDVN, ở đó họ thông tin một vấn đề rất quan trọng, do những tên tù binh phi công Mỹ khai báo: quy trình chuẩn bị của chúng tại Hoa Kỳ, các điều kiện nuôi dưỡng chúng tại các căn cứ KQ Hoa Kỳ, tình trạng chính trị-tinh thần và một loạt các thông tin quan trọng. Sau cuộc gặp này sự cộng tác thường xuyên với TCCT QDNDVN đã được thiết lập.

Trong một cuộc họp với Tham mưu trưởng Phòng không và Không quân thượng tá Thanh, anh ta đưa ra đề nghị giảm số lượng chuyên gia quân sự Liên Xô tại các trung đoàn. Khi tôi hỏi, "chuyên ngành gì mà các đồng chí Việt Nam đã làm chủ và không còn cần sự giúp đỡ của chúng tôi nữa?" Thượng tá Thanh cho biết: "Chúng tôi đề nghị loại bỏ vị trí của các chuyên gia quân sự Liên Xô về hệ thống tọa độ". Tôi đang mong đợi, nhưng không phải thế này. Khi tôi không kiềm chế được bản thân mình, rất gay gắt, bày tỏ môth cách cảm xúc quan điểm của bản thân mình, rằng các quân sự đề xuất ý tưởng cho tham mưu trưởng, hoặc là người ít học hoặc không hề hiểu thực tế. Thượng tá Thanh thậm chí bắt đầu đấu dịu với tôi. Tuy nhiên, tôi nói rằng BCH Đoàn chuyên gia QS Soviet sẽ không bao giờ đồng ý, dù anh đề xuất đến nơi nào, cũng sẽ không ai ủng hộ anh. Sau đó, phó tham mưu trưởng, trung tá Vũ Xuân Vinh nói với tôi: "chỉ căn cứ theo nhiệt huyết của đồng chí Antonov, chúng tôi nhận ra rằng đề xuất của chúng tôi loại bỏ các kỹ thuật viên trưởng hệ thống tọa độ tỏ ra chưa chín chắn". Cuối buổi trò chuyện, vấn đề được giải quyết có lợi cho công việc. Sau khi báo cáo cho trưởng đoàn chuyên gia QS Soviet BCTLPK đại tá V.A.Gude, vấn đề cắt giảm chuyên gia quân sự Liên Xô BCTLPK không được đề cập lại nữa.

Tại một trong những cuộc họp, thượng tá Thanh hỏi tôi một câu hỏi rất khó trả lời: "Đồng chí Antonov, tại sao Liên Xô không thể cung cấp cho chúng tôi các hệ thống S-125 có khả năng tốt trong việc tiêu diệt mục tiêu ở độ cao thấp. Những tổ hợp này đã được chuyển giao cho Ai Cập, ở đó chúng đã được sử dụng thành công?". Tôi trả lời: "chắc chắn yêu cầu của Các Bạn chúng tôi sẽ chuyển cho Trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Soviet trung tướng Stolnikov B.A.". Trung tướng Stolnikov B.A. đã giải quyết vấn đề này thông qua Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Liên Xô. Sau đó, các tổ hợp S-125 đã được chuyển giao tới VNDCCH, nhưng không kịp tham gia chiến đấu.

Trung tá Vũ Xuân Vinh nói tiếng Nga rất tốt, chúng tôi có các cuộc trò chuyện tương đối thường xuyên mà không cần phiên dịch viên, chúng tăng cường không chỉ sự hiểu biết lẫn nhau mà còn cả tình bạn của chúng tôi. Chúng tôi biết mình đang làm một công việc chung rất quan trọng, đó là các chuyên gia quân sự Liên Xô luôn luôn khao khát tìm cách thực hiện nhiệm vụ quốc tế của mình một cách trung thực, không tiếc sức lực của họ. Khi tôi hỏi trung tá Vinh: "Tại sao Các Bạn lại tránh thảo luận một hoạt động quan trọng như chỉ huy các lực lượng và phương tiện phòng không trong quá trình đánh trả các cuộc không kích quy mô lớn của kẻ địch", anh ta trả lời: "Tại thời điểm hiện nay, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân và Bộ Tổng tham mưu cho rằng điều đó không hoàn toàn cần thiết. Ngoài ra, các trung đoàn TLPK S-75 nằm trong thành phần của Sư đoàn Phòng không, chỉ huy các đơn vị đó biết cách xử lý công việc của họ một cách đúng đắn. Hơn nữa, sự thiếu hiệu quả của các phương tiện trinh sát và thông tin liên lạc gây khó khăn cho việc chỉ huy tập trung BCTLPK trên cả nước (VNDCCH), nhưng quan trọng nhất - nhiễu chủ động và thụ động quá mạnh. Với các chỉ huy trung đoàn S-75 ở tại chỗ, họ thấy rõ hơn những gì cần phải làm. Điều quan trọng là giữ cho khí tài quân sự an toàn". Tôi phải đồng ý với những lập luận này.

Tên lửa phòng không đã nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của hệ thống phòng không Bắc Việt Nam và hoàn toàn thay đổi tính chất cuộc đối đầu giữa các phương tiện tấn công đường không và các phương tiện của hệ thống phòng không.

Với một số lượng hạn chế tổ hợp TLPK, như cho đến giữa năm 1965, phương pháp sử dụng chính các đơn vị và phân đội TLPK là phục kích. Các tổ hợp TLPK (SAM) được đặt ở những nơi bất ngờ đối với các phi công Mỹ, trên các tuyến đường bay dự kiến của chúng. Khi số lượng các tổ hợp SAM tăng lên, chúng chuyển sang bảo vệ cố định các đối tượng quan trọng: cầu, đập nước, nhà máy điện, v.v... Sự tăng trưởng tiếp tục số lượng các tổ hợp SAM tạo cơ sở chuyển BCTLPK sang bảo vệ các đối tượng lớn. Do đó, tới đầu năm 1969 trong QC Phòng không và Không quân QDNDVN đã có chín trung đoàn tên lửa phòng không trang bị tổ hợp SAM S-75: bốn trung đoàn phòng thủ thủ đô VNDCCH là Hà Nội, hai trung đoàn phòng thủ Hải Phòng, một hoặc hai trên các con đường số 1 và số 7 và một ở phía nam tỉnh Quảng Bình tại đường ranh giới với miền Nam Việt Nam, cách không xa tuyến "đường mòn Hồ Chí Minh" trên lãnh thổ Lào. Trong thời gian ở VNDCCH, sau khi đi khắp nơi trên đất nước từ phía bắc đến vĩ tuyến 17, tại đâu tôi cũng thấy một tình yêu chân thật và sự tôn trọng đối với Liên Xô và thái độ tốt đẹp nhất đối với người Soviet của toàn thể dân cư VNDCCH: trẻ em, người lớn và người già. Khi chuyên gia Liên Xô hy sinh, người Việt Nam vô cùng thương tiếc nói: "giá mà ai đó trong chúng tôi hy sinh, thay vì để chuyên gia Soviet hy sinh thì tốt hơn". Tại một trong các cuộc họp, họ thông báo với chúng tôi một số đặc điểm của công tác lựa chọn và tuyển dụng các phi công từ Mỹ đến Việt Nam; thái độ của các Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ với chiến tranh ở bán đảo Đông Dương; một số chỉ số về các phi công tù binh Mỹ; ví dụ, có tới 50% số phi công Mỹ, bị bắn rơi trên lãnh thổ VNDCCH, được đội tìm kiếm và cứu hộ trả về cho đơn vị của mình.

Điều làm chúng tôi đặc biệt ngạc nhiên, là mỗi phi công, trong trường hợp bị bắt sau khi bị bắn rơi, luôn có ba thông điệp với người dân bằng các thứ tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh, trong đó có ghi rằng: "Tôi là phi công Hoa Kỳ, tôi không làm điều gì sai trái với Bạn, hãy giúp đỡ tôi và đưa tôi đến ban chỉ huy của mình".

Cũng trong khoảng thời gian đó, tại cuộc họp tiếp theo, người ta đã thông báo cho tôi rằng, tại khu vực Thanh Hóa một máy bay trực thăng Mỹ bị bắn rơi, trên đó có bảy phi công mà máy bay của họ bị bắn rơi trên lãnh thổ VNDCCH. Trong toàn bộ giai đoạn tôi ở Bắc Việt Nam, quyết định của bộ chỉ huy đoàn chuyên gia quân sự Soviet ghi nhận sự tham gia tích cực của tôi trong việc BCTLPK tiêu diệt 32 mục tiêu đường không.

Vì những thành tựu tôi đạt được, trên cương vị tham mưu trưởng đoàn chuyên gia quân sự Soviet BCTLPK, tôi đã được phong trước thời hạn quân hàm "đại tá", tôi được ghi danh vào học Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu. Chủ tịch VNDCCH trao tặng tôi huân chương "Chiến Công" hạng III và huy chương "Vì tình đoàn kết để chiến thắng bọn xâm lược Mỹ".

Vào đầu những năm 80, khi tôi phục vụ với tư cách giảng viên chính Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu, tướng Lê Văn Tri và thượng tá Vũ Xuân Vinh đã đến thăm Moskva và yêu cầu tôi gặp gỡ họ.

Có rất nhiều kỷ niệm, không chỉ về cuộc đấu tranh chung chống lại những kẻ xâm lược Mỹ, mà còn về tình bạn chiến đấu của chúng tôi, tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô. Tướng Lê Văn Tri đã hỏi tôi về con đường phục vụ của tôi sau khi trở về Liên Xô. Tôi báo cáo: đã tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng tham mưu, chỉ huy sư đoàn, quân đoàn phòng không và là tư lệnh phó thứ nhất tập đoàn quân PK. Hiện nay là giảng viên chính HVQSBTTM, thường xuyên gặp gỡ các học viên đến từ Việt Nam. Tướng Lê Văn Tri một lần nữa nhấn mạnh rằng kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam không trôi qua vô ích. Ông rất nồng nhiệt nhắc đến quá trình cộng tác cùng với tướng A.N.Khiupenen và yêu cầu tôi giúp gặp ông, hoặc ít nhất cũng sắp xếp một cuộc trò chuyện trên điện thoại. Tôi gọi điện đến Bộ TTM Lực lượng Phòng không quốc gia, tại đó người ta cho tôi biết tướng Khiupenen hiện nay ở xa Moskva và liên lạc với ông rất khó. Khi tôi nói điều này với tướng Lê Văn Tri, ông rất thất vọng vì không thể gặp Anatoly Ivanovich. Khi chia tay, chúng tôi trao đổi quà lưu niệm. Quà lưu niệm của Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân QDNDVN tướng Lê Văn Tri, tôi vẫn giữ cho đến ngày nay. Chúng tôi chia tay với hy vọng sẽ gặp lại, nhưng nó đã không xảy ra.


Trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại VNDCCH từ tháng 12 năm 1972-tháng 1 năm 1975, thiếu tướng pháo binh A.I.Khiupenen với các sĩ quan Việt Nam.

30 năm sau khi tôi đi khỏi VNDCCH, Vũ Xuân Vinh nay đã là thiếu tướng gửi quà lưu niệm cho tôi đến Moskva. Tình bạn của chúng tôi là có thật, và lao động của các chuyên gia quân sự Liên Xô trong những năm chiến tranh hiện nay vẫn được đánh giá cao. Và sau 5 năm, năm 2005 tôi nhận được từ thiếu tướng Vinh sự cảm ơn vì công việc của chúng tôi và lời chúc tiếp tục đạt được nhiều thành công trong công việc của tôi tại Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Tôi rất tự hào rằng mình đã để lại một kỷ niệm tốt ở Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân nước CHXHCN Việt Nam. Và món quà lưu niệm ấy tôi sẽ tiếp tục giữ gìn như là biểu tượng của tình anh em giữa nhân dân hai nước.

Giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh đặc trưng bởi việc Hoa Kỳ bắt đầu chuyển dần gánh nặng tiến hành các hoạt động quân sự đẫm máu sang cho quân đội của chế độ Sài Gòn và rút quân đội của mình khỏi Việt Nam. Vào cuối tháng ba - đầu tháng tư năm 1969, bộ chỉ huy quân giải phóng MTDTGPMNVN đã tổ chức cuộc tấn công chiến lược thứ hai, buộc đối phương phải chuyển sang thế phòng thủ chiến lược.

Hoạt động của những người yêu nước ở Đông Dương ngày càng trở nên tích cực. Mùa xuân năm 1970 cao trào chiến tranh giải phóng dân tộc ở Campuchia đã nổi lên. Theo kế hoạch chiến dịch "Lam Sơn-719", hơn 30 nghìn lính Sài Gòn và 10.000 lính Mỹ với sự yểm trợ của 2.000 máy bay và trực thăng đã xâm lược Nam Lào. Mục đích của cuộc xâm lược là cắt đôi bán đảo Đông Dương, cách ly những người yêu nước miền Nam Việt Nam ra khỏi VNDCCH và phong trào yêu nước tại Lào và Campuchia, và cuối cùng, dập tắt phong trào giải phóng dân tộc trên toàn bán đảo Đông Dương. Tuy nhiên, chiến dịch này đã không thành công.

Vào cuối năm 1971, Hoa Kỳ vi phạm trắng trợn cam kết ngừng ném bom VNDCCH, nối lại các cuộc không kích ồ ạt vào các cơ sở quan trọng của đất nước này. Mặc dù các vụ ném bom gây ra nhiều thiệt hại cho nước cộng hòa, chúng không phá vỡ được quyết tâm của nhân dân Việt Nam bảo vệ đến cùng sự tự do và nền độc lập của Việt Nam.

Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân thuộc MTDTGPMNVN đã đặt ra cho quân giải phóng những mục tiêu quyết định: quét sạch bọn chiếm đóng ra khỏi đất nước, xóa bỏ chế độ ngụy quyền Sài Gòn và thiết lập chính quyền nhân dân. Để đạt được những mục tiêu này vào mùa xuân năm 1972 đã tổ chức cuộc tấn công chiến lược thứ ba. Nó bắt đầu vào đêm ngày 30 tháng 3 bằng các cuộc tấn công vũ bão của những người yêu nước trên một mặt trận hơn 1000 km.
.......
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tám, 2014, 12:01:31 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #121 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2014, 09:52:11 pm »

Quân đội Sài Gòn chịu tổn thất nặng, và chỉ có sự hỗ trợ từ phía không quân và hải quân Mỹ mới ngăn chặn được sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Sài Gòn.

Đối với Washington, cho tới cuối năm 1972,  tình hình trên bán đảo Đông Dương là khá ảm đạm. Số lượng quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã giảm xuống còn 26.000 người. Mà quá trình "Việt Nam hóa" chiến tranh đã không chứng tỏ được mình. Tất cả những điều này đe dọa người Mỹ chấm dứt chiến tranh không kèn không trống trong sự nhục nhã lớn. Ngoài ra, cuộc tấn công chiến lược của các lực lượng yêu nước ở miền Nam Việt Nam vào năm 1972, buộc Mỹ phải bắt đầu các cuộc đàm phán ở Paris. Nhưng ngày 13 tháng 12, các cuộc đàm phán bị gián đoạn theo yêu cầu khăng khăng của các tướng lĩnh và đích thân tổng thống Nixon trừng phạt VNDCCH, và bằng cách đó, ép chính phủ VNDCCH dễ thỏa thuânh hơn. Nhằm mục đích ấy, bộ chỉ huy quân sự đã lên kế hoạch tiến hành một chiến dịch không kích. Để thực hiện nó, đã quyết định huy động từ các căn cứ không quân Andersen (đảo Guam) và Utapao (Thái Lan) các máy bay của lực lượng không quân chiến lược được trang bị các phiên bản thiết bị EW mới nhất (B-52D), nhưng B-52G thua kém về mặt hiệu quả các thiết bị EW của B-52D, vì vậy các máy bay B-52G dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là với tổ hợp TLPK S-75.


Trái sang phải hàng 1: V.Gude, B.Stolnikov, P.Popovich (2 lần Anh hùng Liên Xô, nhà du hành vũ trụ đầu tiên người Ukraina, Anh hùng Lao động nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1962), А.Trombachev; hàng 2: А.Pozdeev và phiên dịch viên Isakov Yu. VNDCCH, tháng 12 năm 1970.

Ngoài ra, để thực hiện chiến dịch này còn huy động các máy bay chiến thuật và máy bay hải quân trên tàu sân bay (tổng số lên đến 800 máy bay chiến đấu, trong đó có 83 B-52, 36 - F-111, 54 - A-7D).

Chiến dịch đường không được gọi là "chiến dịch Linebacker-2". Chiến dịch này là thử thách tiếp theo và mạnh mẽ nhất đối với hệ thống phòng không VNDCCH. Không quân chiến lược lần đầu tiên được sử dụng với số lượng như vậy. Do những cải tiến liên tục hệ thống phòng không VNDCCH, sự cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu và trình độ đào tạo của các đơn vị Phòng không (TLPK và PPK) và Không quân, cũng như công tác hiệu quả của các chuyên gia quân sự Liên Xô giai đoạn 1970-1972., chiến dịch không kích này của kẻ thù không phải là bất ngờ đối với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân QDNDVN. Họ đã biết đánh giá tình hình kịp thời và đúng đắn. Các hoạt động chiến đấu thành công của QC Phòng không và Không quân QDNDVN từ ngày 18-30 tháng 12 năm 1972 đã buộc BTL KQ Mỹ phải từ bỏ việc tiếp tục chiến dịch đường không, còn ban lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ, đến lượt nó, đã không đạt được các mục tiêu quân sự hay chính trị nào. Nhiều nhà quân sự tại Mỹ tin rằng quyết định của Nixon gây cho VNDCCH sự tổn thất và hủy diệt như vậy trong một thời gian ngắn, nhằm ảnh hưởng đến lập trường chính thức của Hà Nội và, do đó mà cứu vãn được tình hình, thực ra đã muộn mất 7 năm.

Trong thời gian diễn ra cuộc tấn công đường không của Mỹ, các phương tiện của lực lượng phòng không đã tiêu diệt 81 máy bay địch, trong đó có tới 34 B-52. Khi mất mỗi B-52 đều gây ra trong bộ chỉ huy Mỹ trạng thái gần như sốc, mỗi chiếc máy bay như vậy trị giá 8 triệu USD theo giá năm 1972. Binh chủng tên lửa phòng không tiêu diệt 31 máy bay.

Máy bay Mỹ đã thực hiện 929 phi vụ chiến đấu và ném xuống các mục tiêu tại VNDCCH 15.000 tấn bom. Tại Hà Nội, có 1318 thường dân bị giết chết và Hải Phòng - hơn 400. Do những tổn thất máy bay không thể chấp nhận được, đặc biệt là máy bay của không quân chiến lược và các thông tin tình báo đặc biệt hạn chế về các cơ sở quân sự quan trọng nhất và các mục tiêu khác để giáng những đòn không kích tiếp theo, cũng như các tín hiệu nhận được từ Hà Nội, thể hiện mong muốn nối lại đàm phán hòa bình, chiến dịch "Linebacker-2" đã lập tức dừng lại. Vì điều này, trên một mức độ nào đó, cho phía Mỹ khả năng biện minh cho các hành động của họ về chấm dứt chiến tranh và để che giấu thất bại của họ không chỉ trong chiến dịch trên, mà còn trong toàn bộ cuộc chiến tranh chống Việt Nam.

Một số tướng lĩnh và sĩ quan của Không quân Hoa Kỳ đến nay vẫn coi đó là một sai lầm lớn khi chấm dứt hoạt động của "chiến dịch Linebacker-2". Họ tin rằng nếu Hoa Kỳ vẫn tiếp tục không kích, nước VNDCCH có thể đầu hàng và thừa nhận thất bại quân sự. Thay vào đó, Hà Nội bảo đảm cho mình một thắng lợi chính trị sau bàn đàm phán.

Tuy nhiên, một số người trong số họ tin rằng nếu các vụ ném bom diễn ra từ năm 1965 đã có quy mô của "chiến dịch Linebacker-2", thì lập trường của Liên Xô và Trung Quốc trong trường hợp này có thể nói thẳng thắn là không thể đoán trước. Rất có thể, cuộc chiến tranh Mỹ-Việt sẽ leo thang thành một cuộc xung đột quân sự giữa các siêu cường.


Bên xác một máy bay B-52 bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội ngày 23.12.1972: người đứng bên trái đội mũ nồi đang cúi xem xác máy bay là S.A.Variukhin, đại tá, trưởng ban tác chiến Bộ tham mưu Đoàn chuyên gia quân sự Soviet tại VNDCCH từ tháng 9 năm 1972 đến tháng 10 năm 1973.

Các đòn đánh chí mạng vào quân xâm lược, sự ủng hộ chính trị cho cuộc đấu tranh vũ trang công bằng của nhân dân Việt Nam vì tự do và độc lập của mình từ phía tất cả các lực lượng tiến bộ đã dẫn đến chỗ Hoa Kỳ phải đồng ý đàm phán hòa bình nhằm ký kết một thỏa thuận để kết thúc chiến tranh, đã được ký vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 ở Paris.

Tại thời điểm này, Hoa Kỳ đã buộc phải rút quân đội chính quy của họ khỏi Việt Nam, nhưng họ vẫn kỳ vọng sẽ cứu vãn được chế độ Sài Gòn, hỗ trợ cho nó một cách toàn diện, và trên hết, là viện trợ quân sự. Tuy nhiên, vào tháng Tư năm 1975, trong quá trình hoạt động của các lực lượng yêu nước, chế độ bù nhìn đã bị lật đổ.

Nhân dân Liên Xô rất tự hào vì trong những năm chiến tranh đã hỗ trợ toàn diện và hiệu quả cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại những kẻ xâm lược. Theo sau Việt Nam, các nước Lào và Campuchia cũng giành được tự do.

Theo hãng thông tấn UPI Mỹ, từ tháng Giêng 1961 đến tháng 1 năm 1973 hơn 2 triệu người đã chết trong chiến tranh, trong đó có 825.000 thường dân. Chỉ tính kẻ can thiệp và các chư hầu của họ, theo số liệu của Lầu Năm Góc, họ đã mất đến 1 triệu binh lính và sĩ quan bị thương và thiệt mạng. 8612 máy bay và trực thăng, bao gồm cả số mất trên lãnh thổ VNDCCH - 4125 máy bay. Bản thân Hoa Kỳ bị mất 57.000 binh sĩ và sĩ quan, còn số người Mỹ bị thương (304.000 người) đã vượt quá số người bị thương trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất.

Trong suốt 6 năm chiến tranh xâm lược chống lại Lào, KQ Hoa Kỳ bị mất khoảng 1.200 máy bay, hầu hết trong số đó bị phá hủy tại các căn cứ không quân.

Trong giai đoạn kết thúc chiến sự vào năm 1972, bộ đội tên lửa PK QDNDVN đã 1155 lần xạ kích, phóng 2.059 quả đạn và bắn rơi 421 máy bay. Trong đó có 51 máy bay ném bom chiến lược B-52 bị bắn rơi.

Tiêu thụ trung bình 4,9 đạn tên lửa trên một mục tiêu đối với tổ hợp "Dvina", được đưa vào phục vụ từ năm 1957 - đó là một kết quả rất tốt.
 
Trong cuộc đấu tranh giành ưu thế trên không có sự tham gia của KQTK QDNDVN, mà trong chiến tranh đã tiến hành 480 trận không chiến và bắn hạ 320 máy bay Mỹ, trong khi tổn thất 134 máy bay của mình. Phân tích các dữ liệu gần đây về chiến tranh cục bộ ở bán đảo Đông Dương, trong đó cả ở Hoa Kỳ, có thể rút ra các kết luận rất quan trọng:
Thứ nhất. Không quân và Hải quân Hoa Kỳ vào giai đoạn đó đã được chuẩn bị tồi cho một cuộc chiến tranh kéo dài với việc sử dụng các vũ khí hủy diệt thông thường. Có thể cảm thấy sâu sắc trong lực lượng không quân sự thiếu thốn các máy bay bay được trong mọi điều kiện thời tiết, rất cần thiết trong mùa đông gió mùa.
Thứ hai. Một phần quan trọng các cuộc không kích thực hiện bằng máy bay tiêm kích-ném bom F-105. Loại máy bay này chịu thiệt hại lớn nhất.
Thứ ba. Các loại bom đạn không điều khiển đòi hỏi để ném nó phải bay trên đầu các phương tiện của hệ thống phòng không, mà thường dẫn đến kết quả gây tử vong cho các phi công. Do đó, Không quân Mỹ đã mất hơn 100 máy bay trong các cuộc không kích vào cây cầu Hàm Rồng. Còn đối với loại vũ khí chính xác cao nhằm mục đích phá hủy nó chỉ mất hai máy bay và một quả bom hàng không.
Thứ tư. Từ đầu cuộc chiến tranh, Không quân Mỹ không có đủ phương tiện tác chiến điện tử (EW) hiệu quả.
Thứ năm. KQTK QDNDVN cho đến phút cuối cuộc chiến tranh, vẫn khó nắm bắt cho đối phương.
Thứ sáu. Mối đe dọa thực sự lớn nhất đối với máy bay Mỹ là tổ hợp TLPK S-75, nó buộc phải bay ở các độ cao thấp, nơi trở thành con mồi cho PPK cớ nhỏ của hệ thống phòng không QDNDVN.

Trong cuộc đấu tranh giành quyền thống trị trên không, tầm quan trọng của phương pháp phá hủy hệ thống phòng không của đối phương tăng lên đột ngột. Để giảm tổn thất chiến đấu và đảm bảo hoàn toàn tự do hoạt động cho máy bay của họ, KQ Mỹ đã chế áp các đài radar, pháo phòng không, súng máy, và cùng với sự xuất hiện của tổ hợp tên lửa SAM, các trận địa phóng những quả đạn TLPK này phải chịu các cuộc không kích.

Để chế áp radar hệ thống phòng không, các máy bay Mỹ được trang bị thiết bị đối kháng điện tử (RPR), tạo ra nhiễu chủ động và thụ động cho đài radar phát hiện và dẫn đường (SNR, CHP). Ngoài các thiết bị RPR, để đấu tranh chống các khí tài radar mặt đất của hệ thống PK QDNDVN, còn sử dụng rộng rãi đạn tên lửa chống radar "Shrike" với đầu tự dẫn đến nguồn bức xạ sóng radio.

Để kết luận có thể nhận xét rằng, người Mỹ, khi tiến hành xâm lược ở bán đảo Đông Dương, đồng thời rất cảnh giác với sự can thiệp trực tiếp vào các vấn đề Việt Nam của Liên bang Xô Viết, hoặc thậm chí còn có xác suất lớn hơn, của "các chí nguyện quân nhân dân" Trung Quốc, như trong Chiến tranh Triều Tiên.

Tuy nhiên, Washington đã một lần nữa tính toán sai lầm - đánh giá thấp ý chí chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam.

Moskva, tháng 4 năm 2005
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tám, 2014, 12:37:33 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #122 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2014, 01:05:13 pm »

(nhat-nam.ru)

Cuộc đối đầu

Yuri Shevchenko

Ký sự về đại tá R.G.Yakubov đã được công bố trên báo chí nội bộ hồi 1970.


Trung tá Rivkat Garaevich Yakubov

Đồng chí Lập là một chiến binh dày dạn. Một trinh sát viên không thể bị bắt, anh thường đi sâu vào hậu phương kẻ địch, nhìn thấy kẻ thù ở ngay trước mặt, biết những thói quen thú vật của chúng. Nhưng không bao giờ có thớ cơ nào trên khuôn mặt của người đàn ông dũng cảm này nhúc nhích. Anh biết những sai lầm nhỏ nhất đều có thể dẫn đến thất bại, và khi đó chớ mong đợi lòng thương xót. Những kẻ man rợ thời văn minh trong sự tàn ác của chúng đâu có thua kém Toà án dị giáo thời Trung Cổ. Và những tên côn đồ bên kia đại dương càng gieo chết chóc trên mảnh đất Việt Nam bị tàn phá dữ dội bao nhiêu, thì khát vọng giờ chiến thắng trước những kẻ xâm lược càng mạnh mẽ hơn.

Lập đã thực hiện những cú luồn sâu rất mạo hiểm, để khai thác thông tin cho bộ tư lệnh. Anh có thể duy trì sự điềm tĩnh trong những khoảnh khắc quyết định chạm trán đối phương, khi có vẻ như cái chết sắp tới. Nhưng mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ trở về, anh không thấy chỗ đứng của mình. Ý nghĩ rằng tin tức của anh về kẻ thù sẽ giúp chiến dịch tiến hành thành công không an ủi được anh. Anh tìm kiếm cho mình một nghề nghiệp sao cho có thể giúp anh đập tan kẻ thù, bằng bàn tay của mình gây cho chúng những thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy, anh đã trở thành một pháo thủ súng cối.

Lập cùng với trang bị nặng trải qua vô số km trong cuộc chiến tranh du kích. Cùng với những người bạn chiến đấu anh xuất hiện ở nơi kẻ thù ít mong đợi bị tấn công nhất.

Anh can đảm tham gia các cuộc đấu hỏa lực tay đôi, diễn ra dưới mưa bom và pháo kích của kẻ thù. Và, như trước đây, không một cơ bắp nào của anh run rẩy, không ai nhìn thấy sự sợ hãi trong mắt anh. Binh sĩ ngưỡng mộ nói với về anh: "chỉ huy của chúng tôi không biết sợ là gì". Và đó là sự thật.
Sau khi trở thành tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tên lửa PK, Lập đã làm chủ thiết bị quân sự, chiến thuật hoạt động.

Nhưng những lần đầu tiên, thiếu tá R.Yakubov không dễ dàng làm việc được cùng với Lập. Cuộc làm quen của họ diễn ra ở Trung tâm đào tạo-huấn luyện TLPK tại Hà Nội.

Rivkat Garaevich trước khi tới Việt Nam đã đổ nhiều mồ hôi hàng ngày với các chiến sĩ tên lửa trong lớp học, nâng cao kiến thức và kỹ năng của người dưới quyền. Sắp tới sẽ là một chuyến công tác đầy trách nhiệm. Không phải là đi sang các nước láng giềng trao đổi kinh nghiệm, cũng không phải đi đến trường bắn. Binh sĩ Liên Xô phải trợ giúp nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của họ chống lại kẻ thù xâm lược, và để làm điều này, trước hết cần chứng minh sức mạnh của vũ khí Liên Xô, truyền cảm hứng cho các chiến sĩ QDNDVN niềm tin tưởng vào hiệu quả của khí tài tên lửa của chúng tôi, dạy cho họ kỹ năng làm chủ khí tài. Làm được điều này chỉ có thể là các chuyên gia có tay nghề cao và có kiến thức sâu rộng, nắm chắc công việc của họ đến mức hoàn hảo. Mặc dù trong những chiến sĩ tình nguyện-quốc tế không có người yếu (phục vụ tại tiểu đoàn là những đại diện ưu tú nhất của các phân đội tên lửa), thiếu tá Yakubov không ảo tưởng. Ông biết rằng trên đất Việt Nam mỗi binh sĩ của chúng ta, hạ sĩ quan, sĩ quan phải trở thành một giảng viên, huấn luyện viên. Sắp tới là bài học nghiêm túc nhất, bài học quan trọng nhất mà các chiến sĩ tên lửa Liên Xô cần phải truyền cho các bạn bè của mình, - bài học chiến đấu.

Khi Rivkat Garaevich nghĩ về những trận đánh sắp tới, ông trở nên cứng rắn đến mức không thể lay chuyển được. Kẻ thù rất mạnh và xảo quyệt. Tình huống có thể xảy ra đôi khi phức tạp đến mức chỉ vì một sự học hành không đến nơi đến chốn dù nhỏ nhất cũng sẽ phải trả bằng máu. Do đó, người chỉ huy tiểu đoàn không cho phép hoặc không khoan dung ngay với bản thân mình hoặc cấp dưới của mình. Ông yêu cầu mỗi người bắt đầu từ số của kíp chiến đấu bệ phóng và kết thúc ở người chỉ huy xạ kích, đều phái có kiến thức chuyên môn đầy đủ. Để học tập cần sử dụng mọi cơ hội. Lớp học với các quân nhân không ngừng ngay cả khi tiểu đoàn đang thực hiện nhiệm vụ trực chiến ở ngoại ô Hà Nội.

Yakubov giữ cùng một nguyên tắc ấy trong mối quan hệ với các đồng chí Việt Nam. Ông phải đi vào trận đánh cùng với họ, mà dưới hỏa lực của kẻ thù khiếm khuyết sau đó mới bộc lộ. Miễn là thời gian cho phép, tiểu đoàn được bảo trợ phải chuẩn bị sẵn sàng trước bất kỳ tình huống nào. Tính tự chủ và sự thành công trong những cuộc đụng độ với kẻ thù thì các cấp dưới của Lập có thể đạt được chỉ với kiến thức và kỹ năng sử dụng khéo léo tổ hợp tên lửa PK, sự nhận thức đầy đủ các hành động của mình. Nếu không, ngay sai lầm đầu tiên trong thời gian xảy ra cuộc không kích của đối phương có thể dẫn đến cái chết của kíp chiến đấu.

Rivkat Garaevich bắt đầu làm quen với đội ngũ quân nhân tiểu đoàn từ kỳ thi. Trong thời gian kiểm tra này mới cho thấy ai có khả năng làm việc gì. Tất cả những lỗ hổng trong kiến thức của các chiến sĩ tên lửa Việt Nam bộc lộ rõ ràng. Đặc biệt là sự cần thiết học tập nghiêm túc của sĩ quan dẫn đường và sĩ quan chỉ huy xạ kích. Thiếu tá Yakubov tự mình đảm nhiệm việc dạy họ.

Sự thiếu kiến thức của người Việt Nam phải khắc phục bằng quá trình học tập căng thẳng, sự kiên trì, làm việc chăm chỉ. Yakubov nhận thức được mong muốn rất to lớn của các chiến sĩ Việt Nam trở thành các chiến sĩ tên lửa thực sự, ông hiểu sự kiên trì của họ. Và ông đang dạy họ khoa học để giành chiến thắng, không cho phép bất kỳ nhượng bộ nào. Thiếu tá chuẩn bị cho họ bước vào các trận đánh ở mức cao nhất.

Trường học của Yakubov thật có ích cho Lập về sau này! Nhưng bây giờ, khi các trận chiến vẫn còn xa mới tới, đầu óc thực tế của Lập đôi khi nổi loạn: những đòi hỏi dường như đôi khi quá đáng của người cố vấn, những tinh tế phức tạp không cần thiết. Một lần Lập không kiềm chế được bản thân và phàn nàn về người hướng dẫn viên với một ông tướng Liên Xô.

- Đồng chí Yakubov, - Lập than phiền - đưa ra những công thức cần phải giải trên thước tính logarithm thì mới được.

Viên tướng quân chăm chú nhìn Lập, nhìn Yakubov, mỉm cười và nói đùa:
- Không có gì, đồng chí, đừng buồn. Tập luyện chăm chỉ - chiến đấu dễ dàng. Suvorov vẫn nói vậy.

Buổi tối hôm đó, thiếu tá N.Mozharenko, phó chỉ huy tiểu đoàn về chính trị, dưới tiếng ve kêu điên cuồng đã có bài nói chuyện dài với các đồng chí Việt Nam, kể cho họ về nhà cầm quân xuất sắc của nước Nga, về những điều kỳ diệu của tướng quân Suvorov, về những người anh hùng của Cách mạng, của Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, sức mạnh vô tận của tinh thần dân tộc.

Từ buổi tối ấy, Lập trở nên thân thiện với Yakubov. Nhưng ma sát giữa họ không sớm chấm dứt. Lập quá thực tế. Chủ nghĩa kinh nghiệm này đôi khi chuyển thành cực đoan, không cho anh khả năng có được một cái nhìn tỉnh táo với mọi thứ, biết lắng nghe những lời khuyên.

Nói chung, anh là một người chỉ huy không tồi. Chủ động, táo bạo, anh không thiếu. Giá mà kiến thức anh có nhiều hơn ... Mỗi ngày anh lại bị thuyết phục nhiều hơn về tính đúng đắn của Yakubov, giá trị của những lời khuyên của ông. Lỗi, của chính mình và của những người khác, làm anh sáng mắt ra, xích gần anh lại với người sĩ quan Soviet. Và mặc dù vẫn sự xét nét bề ngoài của người chuyên gia Liên Xô còn hạn chế anh, điều rõ ràng là anh ngày càng bắt đầu cảm thấy sự cần thiết phải có trợ giúp từ Yakubov.

Công tác học tập huấn luyện của kíp chiến đấu chung diễn ra theo một lịch trình sít sao và tiến triển nhanh chóng. Đã đến thời gian mà các trắc thủ bám sát bằng tay của Việt Nam đạt tới trình độ của các chuyên gia hạng nhất của chúng tôi. Nói cách khác, họ dường như thậm chí đã bắt đầu vượt trội số giáo viên của họ. Rivkat Garaevich bằng cách nào đó đã sắp xếp được sự đua tranh và nhận ra rằng những chàng trai Việt tinh tế hơn, nhạy cảm hơn khi làm việc bằng cần điều khiển, và do đó việc bám sát mục tiêu sẽ chính xác hơn.

Nói chung, anh là một người chỉ huy không tồi. Chủ động, táo bạo, anh không thiếu. Giá mà kiến thức anh có nhiều hơn ... Mỗi ngày anh lại bị thuyết phục nhiều hơn về tính đúng đắn của Yakubov, giá trị của những lời khuyên của ông. Lỗi, của chính mình và của những người khác, làm anh sáng mắt ra, xích gần anh lại với người sĩ quan Soviet. Và mặc dù vẫn sự xét nét bề ngoài của người chuyên gia Liên Xô còn hạn chế anh, điều rõ ràng là anh ngày càng bắt đầu cảm thấy sự cần thiết phải có trợ giúp từ Yakubov.

Công tác học tập huấn luyện của kíp chiến đấu chung diễn ra theo một lịch trình sít sao và tiến triển nhanh chóng. Đã đến thời gian mà các trắc thủ bám sát bằng tay của Việt Nam đạt tới trình độ của các chuyên gia hạng nhất của chúng tôi. Nói cách khác, họ dường như thậm chí đã bắt đầu vượt trội số giáo viên của họ. Rivkat Garaevich bằng cách nào đó đã sắp xếp được sự đua tranh và nhận ra rằng những chàng trai Việt tinh tế hơn, nhạy cảm hơn khi làm việc bằng cần điều khiển, và do đó việc bám sát mục tiêu sẽ chính xác hơn.

Công tác đào tạo các chỉ huy xạ kích phát triển nhanh trông thấy. Với những con người này, ta đã có thể bước vào trận đánh. Các chiến sĩ xông ra tuyến lửa, mà khí tài thì vẫn chưa nhận được. Người Trung Quốc tranh giành nhằm thắt chặt việc chuyển giao khí tài của Liên Xô. Trong khi đó, không quân Mỹ đang ngày càng tăng cường hoạt động của chúng.

Mùa xuân năm 1967, người Mỹ bắt đầu các cuộc không kích quy mô lớn xuống lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Họ lao vào Hà Nội, muốn làm rối loạn cuộc sống của thành phố, gieo rắc trong nhân dân sự hoang mang, hoảng loạn, bẻ gãy ý chí kháng cự của họ. Nhưng đòn đánh trả của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. Kẻ thù ngày càng khó vượt qua hệ thống phòng không của thủ đô. Những tên kẻ cướp đường không đã không còn dám lẻn vào. Chúng bắt đầu hành động thận trọng, sử dụng các chiến thuật tinh vi để chống lại các đơn vị tên lửa PK. Thiệt hại ngày càng tăng buộc Bộ chỉ huy Mỹ phải bố trí một lực lượng sừng sỏ đáng kể để chế áp các tiểu đoàn tên lửa PK.

Đặc biệt ác liệt là các trận đánh ngày 19 tháng Năm. Vào ngày này người Mỹ ném vào Hà Nội hơn hai trăm máy bay. Họ muốn kết thúc mọi chuyện ngay lập tức. Nhưng kế hoạch này, họ không thể thực hiện được. Những người bảo vệ thủ đô Việt Nam đã đập tan nó.
.........
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Tám, 2014, 07:09:09 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #123 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2014, 11:53:45 pm »

Cuộc không kích đầu tiên của máy bay Mỹ diễn ra vào buổi sáng. Chúng bay thành vài toán đông từ phía tây tới, mà từ đó rõ ràng các nhà chỉ huy quân sự Mỹ tin rằng, đối phương ít có khả năng mong đợi và phía mà sức kháng cự của hệ thống phòng không không đáng kể. Tiểu đoàn của thiếu tá Yakubov đã nhận được khí tài quân sự, trong lúc này đang đứng chân ở vùng phụ cận phía tây Hà Nội. Khi bình minh lên các chiến sĩ cẩn thận kiểm tra trang thiết bị chiến đấu. Kíp chiến đấu chung của những người lính Liên Xô và Việt Nam đã tiến hành thao luyện kỹ. Nó cho thấy một lần nữa - tiểu đoàn đã sẵn sàng chiến đấu.

Thiếu tá Yakubov và cấp phó của ông thiếu tá Mozharenko nhận được thông tin tình hình trên không từ sở chỉ huy. Cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù sắp xảy ra. Hạ sĩ V.Subbotin, trắc thủ bám sát bằng tay phát biểu với đồng đội: "Trong trận chiến sắp tới, - anh nói - chúng tôi sẽ đặt vào đó tất cả sức lực và kỹ năng, để đáp trả xứng đáng bọn không tặc kiêu ngạo ...".

Tâm trạng của mọi người, tinh thần chiến đấu của họ thấm nhuần niềm tin vào chiến thắng.
Hồi 9:55 có lệnh báo động. Tất cả vào vị trí của mình. Đằng sau các chuyên gia Liên Xô là các quân nhân cùng vị trí người Việt Nam: mỗi vị trí người ta chuẩn bị sẵn vài người. Cabin rất ngột ngạt. Nhưng rất im lặng và hoàn toàn trật tự. Các quân nhân dự bị cùng vị trí nín thở, theo dõi hành động của chúng tôi, họ cố gắng không bỏ qua những chi tiết nhỏ nhất. Đây là bài học tốt nhất cuối cùng, mà các cố vấn của họ trao cho họ. Bây giờ họ sẽ bước vào cuộc chiến.

Tâm lý hưng phấn đang gia tăng. Kẻ thù ngày càng đến gần. Trên mạng thông báo đã có những mục tiêu đầu tiên. Chúng rất nhiều. Cứ mỗi giây qua dòng mục tiêu tăng liên tục. Màn hình dày đặc lớp nhiễu như "sữa". Không bối rối, các trắc thủ bám sát các mục tiêu.
Máy bay vào đến vùng tiêu diệt.
- Phóng!
Trên màn hình có thể thấy quả đạn chụp trúng con kền kền ra sao. Nó lao xuống như hòn đá. Những chiếc khác bổ nhào và ngoặt gấp vội vã tháo chạy khỏi vòng hỏa lực.

Những tên không tặc ngày hôm đó không vào vùng hỏa lực nữa. Phát hiện ra tiểu đoàn, chúng cố gắng vòng tránh nó. Nhưng bất cứ chỗ nào chúng cũng chạm trán các chiến sĩ tên lửa. Không phải một, mà các phân đội khác cũng đón kẻ thù bằng lưới lửa tiêu diệt chính xác.

Vào ngày hôm đó, không quân Mỹ chịu tổn thất nặng. Mặc dù vài tốp công kích riêng biệt đã vượt được lưới lửa phòng không lọt vào thành phố, chúng không thể gây ra nhiều tác hại: các vụ ném bom của phi công diễn ra vọi vã và bất quy tắc. Nỗi sợ hãi bị trừng phạt đã quét chúng khỏi Hà Nội.

19 tháng 5 - trong ngày của các cuộc không kích lớn đầu tiên xuống thủ đô miền Bắc Việt Nam, người Mỹ đã nhận một bài học cụ thể. Chính ngày hôm đó, họ đã gặp sức kháng cự mạnh mẽ, gặp một hệ thống PK được thiết kế và tổ chức tốt. Bây giờ họ không còn cảm thấy không thể bị trừng phạt trên bầu trời của Việt Nam nữa, và khi tính đến tình hình thực tế, họ buộc phải suy nghĩ nghiêm túc đến việc cải thiện chiến thuật chiến đấu với hệ thống tên lửa PK. Ngày đầu tiên của cuộc tấn công quy mô lớn vào Hà Nội cũng là ngày thử thách nghiêm túc các quân nhân tiểu đoàn của thiếu tá Yakubov, ngày khai màn chiến đấu của tiểu đoàn, ngày chiến thắng đầu tiên của các chiến sĩ tên lửa. Trong trận đánh buổi sáng, họ đã mở sổ ghi chiến công bằng một chiếc máy bay xâm lược bị bắn rơi.

Sự căng thẳng của ngày đó không thể nào quên được. Sau đợt đánh trả đầu tiên thì người Mỹ không còn dám xân nhập khu vực. Nhưng các chiến sĩ tên lửa không rời vị trí chiến đấu của họ. Báo động tiếp theo báo động. Người lính Xô Viết giữ vững không phận mình chịu trách nhiệm trên bầu tròi Việt Nam dưới sự kiểm soát chặt chẽ và sẵn sàng bất cứ lúc nào giáng những đòn đáp trả mới cho đối phương.

Các chàng trai Liên Xô đã chịu đựng kỳ sát hạch khó khăn. Họ gặp kẻ thù lần đầu tiên. Không ai trong số họ tỏ ra có dấu hiệu sợ hãi. Sự phấn khích bất thường ở đây không ai tính đến. Đó không phải là sự phấn khích trước nguy hiểm, mà là ý thức trách nhiệm mỗi người cảm thấy trước người chỉ huy, bạn chiến đấu và trước các chiến sĩ Việt Nam. Đến cuối ngày, sẵn sàng cho một trận đánh mới, mỗi người đều đã kịp làm chủ bản thân mình, tìm được sự cân bằng nội tâm, tự ý thức kỷ luật. Đây là một thành công chủ yếu của ngày chiến đấu đầu tiên của tiểu đoàn.

Cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục. Ba ngày liên tiếp, người Mỹ tấn công rất mạnh vào Hà Nội. Ba ngày liên tục tiểu đoàn vừa thay đổi trận địa, vừa giáng trả kẻ thù. Thành tích chiến đấu của các chiến sĩ tên lửa lớn dần từ trận đánh này sang trận đánh khác: trong ba ngày, họ bắn hạ 4 máy bay đối phương. Người Việt Nam thực sự vui mừng, bởi vì không phải phân đội nào cũng có thể tự hào về hiệu suất tác chiến ổn định như vậy.

Sau khi bị thuyết phục qua thực tế công việc về khả năng chiến đấu cao của khí tài quân sự của Liên Xô, độ tin cậy của nó, Lập yêu cầu Yakubov chuyển giao các vị trí chiến đấu cho các chiến sĩ tên lửa Việt Nam. Bây giờ các chiến binh đổi chỗ cho nhau. Các chuyên gia của chúng tôi theo dõi công việc của những người bạn Việt Nam, cảnh báo họ tránh những lỗi có thể có trong giai đoạn đầu.

Ngày hôm sau, người Mỹ lại đến. Nhóm công kích được đặt dưới sự bảo vệ của màn nhiễu. Hộ tống chúng là các máy bay tiêm kích và biên đội "Con ma" để chế áp bộ đội TLPK. Máy bay của địch bay theo tuyến bay đi qua vùng lãnh thổ, nơi hôm trước trinh sát đối phương không thấy có các trận địa tên lửa.

Tiểu đoàn đã chuẩn bị sẵn sàng cho trận đánh. Rivkat Garaevich theo dõi một cách ghen tị người được mình bảo trợ. Lập chỉ huy rất bình tĩnh, tự tin, thành thạo, làm tất cả theo cách anh được dạy. Anh đã chứng tỏ mình là một học viên có năng lực. Chỉ khi lựa chọn mục tiêu, Yakubov không kìm được, chỉ cho anh thấy trên màn hình. Lập gật đầu đồng tình và ra lệnh.

Có vẻ như anh có một chút ngạc nhiên khi quả đạn tên lửa bắn trúng chiếc "Phantom", những chiếc máy bay còn lại dạt sang hướng khác. Nhưng một giây sau, không che giấu nổi niềm vui sướng của mình, Lập ôm chầm lấy Yakubov. Vào buổi tối, anh đề nghị: - Nào, đồng chí, chúng ta đi uống trà!

Tình bạn trong chiến đấu ngày càng khăng khít và vẫn còn mãi suốt cuộc đời. Người Việt Nam đã cảm thông thật sự với chúng tôi, họ chăm lo một cách rất cảm động cho những người lính của chúng tôi, cố gắng bảo vệ chúng tôi. Nếu trong các cuộc không kích, khi buộc phải vào nơi trú ẩn, họ chụp cho những người lính Liên Xô chậm chân chiếc mũ sắt của họ, che chắn cho họ các mảnh bom. Khi bộ đội Việt Nam đã đạt được sự trưởng thành trong tác chiến, nếu không có sự cần thiết đặc biệt thì họ không mời các chuyên gia của chúng tôi ra trận địa. Họ cố gắng xử lý công việc một mình.

Tới giữa tháng Tám các chiến sĩ tên lửa Việt Nam bắn hạ thêm mười một máy bay. Đã có kinh nghiệm chiến đấu tích lũy được, Lập không còn cần sự hiện diện liên tục của thiếu tá Yakubov. Đẫ đến lúc thiếu tá Rivkat Garaevich rời tiểu đoàn.

Với nỗi buồn trong trái tim, ông chuyển đến nơi công tác mới. Nhưng tại SCH trung đoàn, nơi ông tới, ông rất buồn chán bởi không có các đồng nghiệp và hàng xóm của mình. Có rất nhiều công việc và thời gian là không đủ, như thường thấy trong các trường hợp như vậy. Và ông hay có dịp về thăm tiểu đoàn "của mình".

Thật dễ chịu khi nhìn thấy niềm vui trên khuôn mặt của các chiến sĩ quen thuộc, ngồi uống trà cùng Lập, cảm thấy rằng họ không quên mình, tôn trọng mình. Dù thế nào, chính là ông ấy, đồng chí Yakubov, đã dạy các chiến sĩ tên lửa đánh bại kẻ thù xâm lược.

Nhưng uy tín của ông đặc biệt tăng lên trong con mắt các chiến sĩ Việt Nam sau một trong những chuyến thăm thường xuyên tại tiểu đoàn.

Ngày hôm đó đối với Lập và các cấp dưới của anh, là ngày không thành công. Vào buổi sáng, 4 chiếc F-105, thu hút sự chú ý của các chiến sĩ tên lửa, vội vã lao đến trận địa của tiểu đoàn. Bay sau 10-15 km mới là tốp công kích. Lập chỉ huy chiến đấu. Các bệ phóng hướng vào bầu trời. Nhưng kẻ thù đã gây nhiễu mạnh đến mức các trắc thủ không thể xác định bất kỳ mục tiêu nào trên màn hiện sóng. Máy bay đã đi vào khu vực phóng. Tọa độ của chúng vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng Lập đã ra lệnh nổ súng.

Ba quả đạn tên lửa phóng vào không trung, không quả đạn nào trúng đích. Máy bay Mỹ bắn phá trận địa rồi bỏ đi mà không bị trừng phạt ...

Lập cảm thấy người Mỹ đã phát triển một chiến thuật nhất định, và để giành được chiến thắng trước họ cần có các chiến thuật mới. Điều đó làm lòng anh nặng trĩu. Thiếu tá Yakubov hỏi anh để anh mô tả lại bức tranh đặc trưng của nhiễu trên màn hình. Dần dần, tình hình trở nên sáng rõ. Bọn F-105 bay dưới sự bảo vệ của máy bay gây nhiễu. Đồng thời, mỗi chiếc máy bay cũng tự nó phóng nhiễu. Tình huống trên màn hình thực sự phức tạp, khó hiểu. "Bức tranh" liên tục thay đổi. Điều đó đánh lạc hướng các chiến sĩ tên lửa ...

Rivkat Garaevich vẫn còn ở tiểu đoàn, khi bắt đầu cuộc không kích tiếp theo của kẻ thù.
- Vào trận! - người sĩ quan ra lệnh. Lập kinh ngạc nhìn anh.
Yakubov mỉm cười khích lệ.
- Đánh! - Ông lặp lại, và cắt nghĩa: - Lần này chúng ta sẽ không đánh chúng như trước.

Trận đánh này đã được Yakubovthực hiện xuất sắc. Tiểu đoàn phóng chỉ hai quả đạn, và ngay quả đạn đầu tiên đã bắn rơi chiếc dẫn đầu tốp địch. Quả tên lửa thứ hai nổ gần sát hai chiếc máy bay. Một trong số chúng lập tức bổ nhào chúi xuống, chiếc kia bốc khói ngoặt gấp về hướng Vịnh Bắc Bộ. Sau 18 ki lô mét thì nó đâm đầu xuống đất. Phi công nhảy dù. Phi công trên các máy bay còn lại choáng váng, vội vã chạy bán sống bán chết.

Một thắng lợi như vậy tiểu đoàn 43 chưa hề biết tới. Người ta nhìn Yakubov như một người anh hùng. Lập không rời mắt ngưỡng mộ của anh khỏi Rivkat Garaevich, anh kéo tay áo ông.
- Đi nào, đồng chí, chúng ta đi uống trà. Chiến thắng to như vậy cơ mà!

Chẳng mấy đến lúc thiếu tá Yakubov trở về Tổ quốc của mình. Chính phủ Liên Xô đánh giá cao sự phục vụ của người chiến sĩ-quốc tế. Vì các trận đánh tháng 5 ở vùng ngoại ô Hà Nội, người sĩ quan-chiến sĩ cộng sản đã được trao tặng Huân chương Sao Đỏ. Và vì sự can đảm và kỹ năng chiến đấu cao thể hiện trong các trận đánh tiếp theo, vì sự đóng góp lớn vào cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại những kẻ xâm lược Mỹ, Rivkat Garaevich Yakubov được trao tấm huân chương Cờ Đỏ thứ hai.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2014, 01:18:24 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #124 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2014, 02:34:52 am »

(nhat-nam.ru)

Đại tá Sergeev Georgy Ivanovich

G.I.Sergeev đứng giữa hàng sau và các chỉ huy trong đại đội súng máy PK mùa hè năm 1944 tại Bobruisk


TRÍCH GHI CHÉP CỦA MỘT CHUYÊN GIA QUÂN SỰ

Trong những năm diễn ra cuộc Chiến tranh Việt Nam ở VNDCCH, tại Văn phòng Tùy viên Quân sự đã thành lập một nhóm các chuyên gia quân sự Liên Xô cỡ lớn - các nhà chuyên nghiệp trong các lĩnh vực như kết cấu và động cơ máy bay, vũ khí bom và vũ khí tên lửa, hệ thống vô tuyến điện tử và thiết bị dẫn đường và thông tin liên lạc, tham gia nghiên cứu các thiết bị quân sự Mỹ thu được và các đặc điểm sử dụng chúng. Trong tài liệu của Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội ngày 14/3/67 được giải mật sau này, dẫn ra trên tạp chí Kommersant (№44 ngày 08/11/2004), cụ thể có nói:

"Công tác lựa chọn và nghiên cứu các mẫu thiết bị quân sự của Mỹ, cũng như làm quen với các chiến thuật tác chiến của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tại Việt Nam được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia quân sự và khoa học của chúng ta phù hợp với thỏa thuận giữa Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô và Bộ trưởng Quốc phòng VNDCCH. Về công việc của các chuyên gia chúng ta trong lĩnh vực này đã có sự đồng ý về nguyên tắc của Phạm Văn Đồng và Lê Duẩn, các đồng chí ấy đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ chúng ta trong việc nghiên cứu thiết bị quân sự của Mỹ.


Các chuyên gia "săn chiến lợi phẩm" Liên Xô tại nơi rơi máy bay Mỹ dưới sự theo dõi chặt chẽ của người Việt Nam.

Trong thời gian từ tháng 5 năm 1965 đến ngày 01 tháng 1 năm 1967 các chuyên gia của chúng ta đã lựa chọn và gửi về Liên Xô hơn 700 mẫu thiết bị quân sự và vũ khí Mỹ các loại khác nhau (theo số liệu chính thức của Việt Nam - 417), bao gồm các bộ phận của máy bay, tên lửa, hệ thống điện tử, thiết bị trinh sát ảnh và các vũ khí khác. Ngoài ra, các chuyên gia Liên Xô đã chuẩn bị hàng chục tài liệu thông tin về các kết quả nghiên cứu trực tiếp các mẫu thiết bị và vũ khí, cũng như các tài liệu kỹ thuật của Mỹ. Minh chứng cho lợi ích to lớn của công việc được các chuyên gia của chúng ta tiến hành, đặc biệt là về hàng loạt mẫu được lựa chọn và nghiên cứu là quyết định của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô về việc áp dụng và làm chủ chúng của ngành công nghiệp chúng ta (đạn tên lửa có điều khiển "Sparrow-3", các loại thiết bị điện tử khác nhau, các hệ thống thiết bị của máy bay và động cơ, v.v), và nhiều tài liệu thông tin được Bộ chỉ huy Xô Viết đánh giá cao. Thông tin về việc nghiên cứu trang bị kỹ thuật và chiến thuật hoạt động của máy bay Mỹ, cũng như các khuyến nghị về các phương pháp đối phó với nó đã được chuyển cho các bạn Việt Nam".


Khi công nghiệp hàng không Xô Viết quan tâm đến F-111, các phi công quân sự chiếm các vị trí chủ chốt trong hàng ngũ cố vấn quân sự tại Việt Nam. Trong ảnh là Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Không quân Vladimir Abramov, nguyên Trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại VNDCCH giai đoạn 1968-69.

Các thành viên của nhóm đã được thay thế không phải chỉ một lần, nhưng cũng có một số người đã đi công tác VNDCCH hai-ba lần.

Việc lựa chọn các chuyên gia do các bộ, cục, vụ, viện tương ứng liên quan của ngành công nghiệp quốc phòng thực hiện, có tính đến trình độ, sức khỏe và phẩm chất đạo đức cao của các ứng cử viên. Các bạn hãy đồng ý với tôi rằng, sống sáu tháng, một năm trở lên không gia đình, trong một khí hậu không quen thuộc với người châu Âu và các điều kiện sống khó khăn, vừa phải tham gia các công việc đôi khi nguy hiểm đến tính mạng là, ít nhất, cũng là không dễ dàng.

Đặc biệt tất cả vấn đề nói trên có tính đặc trưng đối với người lãnh đạo (hoặc, như người ta gọi họ, các trưởng nhóm). Trên báo chí tôi đã gặp phải sự nhắc nhở rằng tới tháng 11 năm 2004, "tất cả các trưởng nhóm đều đã qua đời". May mắn thay cho tôi, với tư cách một trong những trưởng nhóm, kết luận này là sai lầm bởi vì "tin đồn về cái chết của tôi," như người ta vẫn nói trong chuyện cười, là đã "bị thổi phồng quá đáng".


Con đường từ ý tưởng của người Mỹ đến hiện thực hóa nó bởi người Sô Viết phải đi qua từng phần, trong ảnh là cabin F-111.

Tôi đã đi qua sự thử thách khắc nghiệt của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại trên cương vị tiểu đội trưởng súng máy phòng không. Sau khi xuất ngũ tháng Mười năm 1945, tôi bắt đầu sự nghiệp học tập tại một trong những trường đại học uy tín nhất của thủ đô - Đại học Năng lương Moskva mang tên V.M.Molotov. Sau khi tốt nghiệp, tôi làm công việc chế tạo các thiết bị nghiên cứu khoa học đặc biệt và đạt được một số thành công trong lĩnh vực này. Tôi đã được trao chức danh phó tiến sĩ khoa học, và được khẳng định bằng danh hiệu học thuật là một nghiên cứu viên khoa học cao cấp.

Có lẽ các kỹ năng khoa học và kỹ thuật nhất định, kiến thức không tồi về từ vựng khoa học tiếng Anh, có được do nghiên cứu chuyên sâu các tài liệu khoa học và kỹ thuật nước ngoài, cũng như sự chuẩn bị tốt về thể chất (đặc biệt, tôi năng leo núi và du lịch rất nghiêm túc - tôi đã vượt qua những con đường mòn bộ hành khó khăn nhất, chẳng hạn như đi bộ đường dài trong "Thung lũng của các Hoàng đế" nổi tiếng ở Kamchatka), là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của ban lãnh đạo công nghiệp quốc phòng cử tôi làm trưởng nhóm "săn chiến lợi phẩm" tại Việt Nam. Rõ ràng, quyết định này cũng bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm quân sự và kỹ năng cụ thể trong quá khứ của tôi đã lãnh đạo một tập thể đa sắc tộc. Khi đến Hà Nội, tôi đã thiết lập thành công mối quan hệ bền vững và thân thiện với Trưởng Đoàn Chuyên giá Quân sự Liên Xô (SVS) ở VNDCCH tướng B.A.Stolnikov và các sĩ quan văn phòng của ông, đặc biệt là với chuyên gia quân sự bên cạnh Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam, tướng N.V.Sutyagin. Như ta biết, Nikolai Vasilievich Sutyagin trong chiến tranh ở Triều Tiên giữa miền Bắc và miền Nam đã trở thành một Ace máy bay phản lực độc nhất vô nhị. Thành tích của N.V.Sutyagin là đã bắn rơi 22 máy bay địch, trong đó có 15 chiếc F-86 "Sabre" là máy bay tiêm kích tốt nhất thời gian ấy của Mỹ. Các tướng B.A.Stolnikov và N.V.Sutyagin, cũng như tùy viên quân sự tướng S.V.Kapalkin, thể hiện sự trợ giúp vô giá cho công việc của nhóm "sắn chiến lợi phẩm" và cho cá nhân tôi, với tư cách trưởng nhóm, khi phân tích hoạt động của máy bay Mỹ.


Tại một trong các cuộc họp ở Bộ Tham mưu Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam: ở giữa là tướng B.А.Stolnikov, bên phải ông là đại tá А.Т.Trombachev.


Chuyên gia quân sự bên canh Tư lệnh QC PKKQ QDNDVN – Anh hùng Liên Xô, phi công quân sự công huân Liên bang Xô Viết thiếu tướng không quân N.V.Sutyagin


Tùy viên quân sự Đại sứ quán Liên bang Xô Viết tại VNDCCH thiếu tướng không quân S.V.Kapalkin và "chiến sĩ săn chiến lợi phẩm" Yu.V.Fedorov

Các cuộc gặp gỡ với những lãnh đạo quân sự Việt Nam cấp cao đều mang tính chất công việc và thân thiện, từ Thứ trưởng Quốc phòng VNDCCH Trần Sâm, Phó Tổng Tham mưu trưởng QDNDVN Phùng Thế Tai và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không và Không quân. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các đồng nghiệp Việt Nam những hiểu biết của mình về những ưu điểm và nhược điểm của các loại vũ khí và trang thiết bị của Mỹ, thường xuyên giảng dạy về chủ đề này trước các chuyên gia Phòng không Việt Nam.

Tôi phải nói ngay rằng người dân đất nước này và các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã dành cho người Xô Viết những tình cảm anh em thực sự. Tôi nhớ khi vô tình biết được việc chúng tôi đến một đơn vị QDNDVN, một số người từ các đơn vị khác đã đi bộ hàng chục cây số đường đồi núi tới để bắt tay chúng tôi và bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với sự giúp đỡ mà đất nước của các Xô viết dành cho Việt Nam. Tôi nhớ tại các cuộc gặp gỡ với các sĩ quan Việt Nam, chúng tôi đã cùng nhau hát rất say sưa bài hát mà người Việt Nam yêu thích - "Đỉnh núi Lenin".

Vào hôm trước các ngày lễ Xô Viết chúng tôi nhận được những lời chúc sức khỏe và hạnh phúc từ các đồng nghiệp của chúng tôi. Cùng với các đồng chí Việt Nam các chuyên gia quân sự Liên Xô đã đồng hành trong hành trình cuối cùng của Chủ tịch Việt Nam đồng chí Hồ Chí Minh. Trong gian hội trường cử hành tang lễ có đặt đồ đạc của người quá cố - tất cả là hai bộ quần áo và giày dép.

Các chuyên gia quân sự Liên Xô chia sẻ với nhân dân Hà Nội và nhân dân nước VNDCCH tất cả các mối hiểm nguy liên quan đến các cuộc không kích xuống thành phố của không quân Mỹ. Như ta biết, khoảng một năm trước khi tôi đến, một quả tên lửa "Shrike" bắn từ máy bay Mỹ đã phát nổ tại khu nhà nơi tùy viên quân sự và các sĩ quan Liên Xô của văn phòng tùy viên sống. Phó Tùy viên quân sự mô tả chuyện xảy ra: "... khi trở về nhà, tôi nhìn thấy nhà ở của tôi đã hoàn toàn bị phá hủy. Trong căn hộ chẳng còn gì nguyên vẹn: không cửa sổ, không cửa ra vào, không bàn ghế, đèn chùm rơi vỡ, điều hòa bay đâu mất. Ba mảnh đạn xuyên qua tủ quần áo treo trang phục dân sự và quân phục của tôi, tất cả biến thành một cái sàng rúm ró".


Người Việt Nam chăm chú theo dõi xem các chuyên gia săn chiến lợi phẩm Liên Xô ghi nhớ cái gì - trong ảnh là băng tự ghi trên máy bay.

Một số bệnh khó chịu về da chúng tôi đã mắc phải, những dấu hiệu đầu tiên của các bệnh đó xuất hiện ở những người vừa đến Hà Nội ngay sau một chuyến bay dài có hạ cánh tại các sân bay trung gian.

Trong điều trị vết thương của các chuyên gia quân sự, tình hình theo tôi nhớ rất khó khăn phức tạp, do thực tế ở nhiều quốc gia Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), phần lớn dân số là những người có nhóm máu đặc trưng bởi yếu tố Rh dương và khi cần truyền máu cho người bị thương có nhóm máu Rh âm, đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ của các nhân viên các tổ chức của Liên Xô và các chuyên gia quân Liên Xô. Cụ thể tôi đã ngẫu nhiên trở thành một người cho máu như vậy. Để cứu sống một đồng đội bị thương, 400 ml máu loại cần thiết đã được bơm trực tiếp từ hệ thống tuần hoàn máu của tôi vào động mạch của anh ấy. Tôi không phủ nhận rằng tôi rất xúc động vì những lời nói ấm áp ghi trong cuốn sổ tay tôi nhận được nhân dịp này từ tướng Stolnikov:

Đồng chí SERGEEV G.I.
Georgy Ivanovich kính mến!
Trong các điều kiện khó khăn do hoàn cảnh xảy ra, khi cuộc sống của người chuyên gia Liên Xô tại VNDCCH Vavilov A.I. đang gặp nguy hiểm, Bạn đã hành động như một người đồng chí chân chính và một người yêu nước của Tổ quốc chúng ta, bày tỏ sự sẵn sàng giúp đỡ người bị thương nặng và đã hiến dòng máu của mình để cứu mạng sống một con người Xô Viết. Chúng tôi chân thành cảm ơn Bạn vì những tình cảm chân thành và hành động cao quý.
Chúng tôi chúc Bạn sức khỏe, thành công trong công việc và hạnh phúc to lớn.
B. STOLNIKOV
A. TROMBACHEV

Phương pháp cơ bản và hiệu quả nhất để lấy mẫu của các chuyên gia Liên Xô theo thủ tục phía Việt Nam quy định là đưa họ trực tiếp tới địa điểm các máy bay Mỹ rơi và lấy ngay tại chỗ nếu có thể các mẫu vật, vì việc chuyển giao chính thức các bản mẫu và các tài liệu, mặc dù quan hệ hữu nghị với các cơ quan quân sự cao cấp của VNDCCH, thường bị giữ chậm hoặc hạn chế do một số phức tạp của tình hình chính trị hồi đó trong khu vực.


Quan sát chiến thuật hoạt động của máy bay Mỹ

Khi đi ban đêm trong điều kiện phải che dấu ánh sáng, chúng tôi hay rơi vào tình huống nguy hiểm. Mặc dù có sự lao động anh hùng của những công nhân Việt Nam làm đường, khẩn trương lấp hố bom Mỹ thông xe trong thời hạn ngắn nhất, đôi khi họ cũng không kịp san phẳng nền đường ngay sau cuộc không kích. Và một lần người lái xe của chúng tôi, vòng tránh không thành công một hố bom, đã làm lật chiếc u-oát trung thành của chúng tôi. Tôi vẫn nhớ cảnh từ trong xe các đồ vật dụng sinh hoạt và thiết bị bay ra qua đầu chúng tôi. Tuy nhiên, may mắn là không có người chết và không ai bị thương.

Bất chấp tất cả những khó khăn và tính chất khách quan và chủ quan, tất cả các thành viên trong nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tận tụy, sáng tạo và có chất lượng. Ấn tượng sống động nhất đọng lại trong tôi là từ công việc và lòng dũng cảm của các đồng chí và bạn bè thân thiết với tôi - A.Naumov, K.Kalaida, Yu.Morozov.

Nhìn chung, hiệu quả và lợi ích công việc của nhóm "săn chiến lợi phẩm" có thể đánh giá qua tài liệu hiện có trong kho lưu trữ của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, mang tiêu đề: "Dự thảo nghị quyết của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên bang CHXHCN Xô viết về các công việc liên quan đến máy bay chở khách siêu âm Tu-14", các sổ ghi và tài liệu tham khảo của các ban ngành công nghiệp hàng không, các quyết định, thư từ trao đổi và thông tin của các ủy ban, các Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, các cơ quan, nhà máy, các công trình sư và phi công, về việc thiết kế chế tạo và sản xuất các máy bay trực thăng V-12 và V-I2M, máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, các phương tiện mang tên lửa chiến thuật, máy bay không cần sân bay và máy bay lưỡng cư, các bộ chuyển đổi điện tử-quang học, các thiết bị mô phỏng mới và hóa chất mới, tiêu chuẩn hóa buồng lái máy bay và trực thăng, mở rộng việc áp dụng kim cương nhân tạo trong các lĩnh vực quốc phòng, các thông tin về máy bay chiến đấu Không quân Hoa Kỳ được các viện nghiên cứu và phòng thiết kế hàng đầu sử dụng và các vấn đề khác.

Tôi hy vọng rằng các chuyên gia nhóm "săn chiến lợi phẩm" đã đóng góp xứng đáng vào việc giải quyết một số vấn đề được đề cập trong tài liệu trên. Nhiều người trong số chúng tôi đã nhận được các tặng thưởng quân sự và bằng chứng nhận chiến sĩ-quốc tế của Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô.

Việt Nam, tháng 3 năm 1968 - Tháng 4 năm 1970.
Moskva, tháng 5 năm 2009.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2014, 09:59:38 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #125 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2014, 11:45:25 pm »

Đài tưởng niệm "Vinh quang người lính Nga" tại làng Ershovo, huyện Odintsov, tỉnh Moskva.



Một phần đài kỷ niệm dành cho những người lính Xô Viết, những chiến sĩ-quốc tế tham gia các cuộc xung đột cục bộ sau Thế chiến 2
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #126 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2014, 09:40:50 pm »

Album ảnh của Piotr Ignachievich Evchikhiev
http://www.nhat-nam.ru/vietnamwar/oldfoto51.html
Piotr Ignachievich Evchikhiev, thiếu tá về hưu, sinh năm 1941.
Phục vụ trong Quân đội Soviet: 1959-1987.
Quá trình phục vụ:
- 1959-1962 – Trường Kỹ thuật Quân sự Yaroslav, thành phố Yaroslav.
- 1962-1972 - hướng dẫn viên ban đặc biệt 02, đơn vị 03094 - Kapustin Yar.
- 1972-1980 - kỹ sư thử nghiệm đơn vị 73539, đơn vị 97670 - Kapustin Yar.
- 1980-1987 - huấn luyện viên trưởng ban đặc biệt 02, đơn vị 03094 - Kapustin Yar.
Trong thời gian phục vụ đã 27 lần đi công tác đặc biệt ở nướс ngoài, trong đó: Ấn Độ (1964-1965), Việt Nam (1966, 1967, 1968-1969), Ai Cập (1967, 1970) Iraq (1981, 1985-1986), Ethiopie (1985) Моzambique (1986). Chuyển ngạch dự bị 1987.



















Logged
tri_114
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #127 vào lúc: 30 Tháng Mười Hai, 2014, 04:24:10 pm »

Tôi nghĩ là từ cuối năm 1966 đầu năm 1967, sỹ quan tên lửa Liên Xô đã vào Vĩnh Linh cùng các đơn vị tên lửa của ta chuẩn bị chiến trường, Làng tôi làng Lai Bình, xã Vĩnh chấp, Khu vực Vĩnh Linh lúc đó có 8 sỹ quan LX đến ở, đoàn có một bác sỹ người Hà Nội đi theo chăm sóc, tháng 10/1967 tôi rời quê ra Bắc sơ tán. Trong bài nói năm 1968 không chính xác.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #128 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2015, 03:41:39 pm »

Trưởng đoàn đầu tiên đoàn chuyên gia tên lửa phòng không Liên Xô tại Việt Nam A.M.Dzyza


Trung tướng Dzyza Aleksandr Matveevich. Tham gia chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, CCB chiến tranh tại Việt Nam

Sinh ngày 27.08.1919 tại làng Smirnovo, huyện Quibyshev, tỉnh Zaporozhie. Đảng viên ĐCS LX từ 1946.
Đã tốt nghiệp:
Năm 1936 - Trường Kỹ thuật Quản lý ngành Nông nghiệp
Tháng 11 năm 1939 gia nhập Hồng quân Công nông
Tháng 9 năm 1941 - Trường Pháo Phòng không Gorky mang tên V.М.Мolotov
Năm 1954 - Học viện Quân sự chỉ huy Pháo binh mang tên Ph.E.Dzerzhinsky
Năm 1963 - Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu
Các chức vụ đã kinh qua:
09.1941 - 06.1942 – trung đội trưởng trung đoàn PPK 317 (PDQ Tây Nam)
02.1942 - 08.1942 – đại đội phó trung đoàn PPK 317 (PDQ Nam)
08.1942 - 12.1943 – trợ lý TMT trung đoàn PPK 317 (PDQ Ukraina 1)
12.1943 - 07.1944 – TMT trung đoàn PPK (PDQ Ukraina 1)
07.1944 - 02.1948 – TMT trung đoàn PPK hỗn hợp 1572 sư đoàn PK 41 (QK Phòng không Tây Nam)
02.1948 - 09.1949 – TMT trung đoàn PPK 427 sư đoàn cơ giới cận vệ 6 tâp đoàn quân cơ giới hóa cận vệ 4 (Cụm Quân đội Liên Xô trên đất Đức GSVG)
06.1954 - 06.1956 – trung đoàn trưởng trung đoàn TLPK đặc nhiệm 678 (QK PK Moskva)
06.1956 - 07.1960 – Chủ nhiệm Trung tâm Huấn luyện 12 QCPK Quốc gia Liên Xô (Kubinka)
07.1960 - 09.1961 – Trưởng phòng ứng dụng và huấn luyện chiến đấu Bộ tham mưu-Phó tham mưu trưởng QCPK QGLX
07.1963-08.1965 – Quân đoàn phó Quân đoàn PK 12 QCPK (Rostov-na-Donu)
01.1965 - 11.1966 – Trưởng đoàn chuyên gia quân sự TLPK Soviet tại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
11.1966 - 12.1980 – Phó tư lệnh bộ đội QK Phòng không Moskva QCPK phụ trách huấn luyện chiến đấu-Trưởng phòng HLCĐ, Ủy viên Hội đồng Quân sự Quân khu
Được tặng thưởng:
Huân chương Lê-nin – 1966
2 HC Sao Đỏ – 1944, 1954
2 HC Chiến tranh Vệ quốc hạng 1 và hạng 2 – 1945, 1985
HC Cờ Đỏ – 1965
HC Việt Nam «Lao Động» hạng Nhất -1966
HC Lao Động Cờ Đỏ - 1975
16 huy chương trong đó có huy chương Việt Nam «Hữu Nghị».
Từ trần 06.09.1993. An táng tại nghĩa trang Troekurovskoie ở Moskva.


Việt Nam. A.M.Dzyza trong phút suy nghĩ


Ngày 29.3.1945


Vợ: Anna Aleksandrovna Dzyza


Sau Thế chiến 2


Trước khi sang Việt Nam


Việt Nam


A.M.Dzyza. Giờ làm việc. Việt Nam


Trước cửa căn phòng ở tại ĐSQ LX ở Việt Nam


Cùng người lái xe Việt Nam


Tại căn phòng ở khiêm tốn của mình ở Việt Nam


Cùng các bạn Việt Nam trước khi ra trận địa


Trên trận địa chiến đấu của tổ hợp TLPK S-75


Trồng cây hữu nghị cùng PTL Đỗ Đức Kiên


Các phần thưởng của Nhà nước VNDCCH


Các đồng nghiệp tại Việt Nam, Zavatsky và Tsygankov


Cùng N.V.Bazhenov hiệu trưởng trung tâm huấn luyện số 2


Trong hang đá, chờ cuộc không kích


Tại cuộc tiếp tân trọng thể của Thủ tướng Phạm Văn Đồng


A.M.Dzyza. Việt Nam


Năm 1967. Việt Nam, trước khi bay về nước
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM