Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 12:06:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Con đường tử địa RC4 - 1950  (Đọc 40197 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #50 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 02:50:59 pm »


CHƯƠNG 30
ĐÁM NGƯỜI HOẢNG LOẠN


Từ sáng nay, những Junkers đổ xuống vừa lắc lư, vừa rên xiết trên đường bay cổ lỗ của Thất Khê. Chúng sơ tán nhanh nhất những thương binh thoát nạn của binh đoàn Lepage và Charton.

Trên đỉnh núi 703, tiểu đoàn 3e BCCP tiếp xúc với đối phương, đang tìm cách tràn xuống phía Nam. Một vài người trốn thoát lẻ tẻ trở về vào ban đêm hay buổi sáng, nhưng càng ngày càng ít đi, những người này công nhận là rừng núi và các làng bản đều tràn ngập bởi bộ đội đối phương, ai cũng hỏi làm thế nào mấy anh này đi lọt qua được.

Những quả đạn cối đầu tiên rơi xuống sân bay. Trung đội xe Thiết giáp được gọi từ đồn Bản Trại về đã khống chế, làm tê liệt một ổ đại liên bắn vào phi cơ. Tôi được gọi về trạm xá quân y. Lượt lên đường của tôi đã đến. Tôi chỉ có khẩu các-bin là tài sản độc nhất. Tôi và độ mười thương binh nữa bị nhồi nhét vào một chiếc xe tải. Trạm cứu thương ở trang trại bị kích động.

Một đội tuần tiễu đi bộ về hướng Đông phải trở về hộc tốc vì gặp phải đối phương đang chiếm giữ chống trả lại. Một thợ máy hàng không giúp đỡ thương binh lên máy bay, gọi to:
- Các anh là người hên đấy, con chim này có thể là một trong những con cuối cùng hạ cánh.

Tôi gặp ông bạn Pascal của tôi, anh nhận ra tôi và đến bắt tay vĩnh biệt tôi.
- Thế nào, anh để lại chúng tôi trong cảnh cùng cực này à. Đồ tồi, đến hôn cô xẩm phố Khâm Thiên hộ mình cái nhé, chiều nay!
- Những nguyện vọng cuối cùng của những người sắp chết là thiêng liêng! Anh tin ở tôi, sao anh có thể tin là phi cơ sẽ ngừng, không tiếp tục làm cầu hàng không?
- Đáng sợ đấy! Đội tuần tra do anh chỉ huy phó của tớ làm chỉ huy. Anh này không phải là con người lừa phỉnh hay phóng đại, nếu nó nói quân Việt Minh còn không xa thì đó là sự thực đấy.
Một cô y tá đến nắm tay tôi, và dìu tôi lên máy bay.
- Hẹn gặp nhau!
- Inh Ah Allah?
- Vớ vẩn! chúc hạnh phúc
- Tớ sẽ cần đến đấy! 
- Đừng có lảm nhảm. Từ trên cao, tớ sẽ báo tin cậu về...Hẹn gặp lại ...
Anh phi công không muốn tôi mang theo vũ khí
- Cấm mang theo những thứ nặng không cần thiết, anh sẽ không cần đến nó nữa mà.
- Tôi không biết, tôi không bao giờ đi mà không có khẩu các -bin. Tôi đã mang nó quá lâu, không để nó lại ở đấy đâu!
- Thôi, được rồi, anh lên nhanh lên! Anh ta nói với một nụ cười vui vẻ. Anh phụ lái đóng cửa phi cơ.

Nhiều tiếng động, có lúc có hiện tượng như rơi tõm mỗi khi phi cơ đi vào "lỗ trống". Từ cửa sổ máy bay tôi có thể nhìn thấy mấy chiếc xe Thiết giáp nhỏ xíu như đồ chơi trẻ con, nằm trên khoảng đất vàng nhạt đường biên lờ mờ.

Anh lái phụ tìm cách làm quen thân thiện với chúng tôi, anh có khuôn mặt hồng hào, cái bụng sệ, mọi người nhìn anh, một con người khoẻ mạnh, yêu đời.
- Lên cao rồi, sướng chưa? Anh nói để bắt chuyện. Anh
hạ sĩ biệt kích có cái nhìn không vui, anh nói: 
- Anh nói gì? Chúng tớ đang nghĩ đến bạn bè đây.
Phụ lái mời anh ta một điếu thuốc lá.
- Nào, bây giờ chúng ta có thể hút thuốc. Anh giữ cả bao cũng được ...

Sau đó, anh ta nói thêm:
- Trong 20 phút, chúng ta sẽ ở Lạng Sơn, nếu trong các anh có ai cần gì - xin hỏi tôi. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình một cách vui lòng.Lạng Sơn ? Sân bay ... thành Lạng Sơn... bệnh viện. Những người ở đây có chuyện gì thế này? Gần như có một cơn lốc kinh hoàng bao trùm.

- Thất Khê còn giữ được nữa không! Có tin Na Sầm đã thất thủ. Các anh là những người thoát nạn độc nhất? v.v...   
Ở bệnh viện, bác sĩ, y tá chạy hỗn loạn tứ phía...
- Chú bé, ông thầy thuốc đợi anh. Một người hộ lý vừa chạy vừa kêu .

Anh y tá cắt băng ở chân cho tôi, chiếu điện, đưa tôi lên bàn mổ và còn lấy ra được ba mảnh đạn, có từ đâu tôi cũng không nhớ, có thể ở Cốc Xá, cùng một lúc với Orsini, hay trong trận trên đồi 515. Làm xong họ đưa tôi đi về nằm.  Một khi nằm giường bệnh thì nhiều người ở hậu phương đến thăm.

- Ông Thượng sĩ Corroul, một lão binh sắp được về nước, đem tặng tôi sâm banh, bánh quy, cam. Ông cho tôi. biết chiếc phi cơ cuối cùng vừa về đến Lạng Sơn. Quân Việt Minh kiểm soát sân bay bằng hoả lực của họ và mọi người đều phải rút lui theo với quân của đồn Thất Khê, nếu như rút bỏ Thất Khê, và có tin đồn như vậy.

Tôi có cảm nhận mình có lỗi là đã về nằm trên cái giường được nuông chiều như một học sinh mới đậu bằng tú tài, trong khi ấy thì Thủ trưởng, và những người cùng đơn vịvới tôi đều đang trong cảnh khốn cùng, và đang phải chống đỡ.

Tôi ước rằng tôi chỉ đi trước họ vài ba giờ về Lạng Sơn, chứ không phải là đi xa họ mãi.

Ông Thượng sĩ Conoul đã tham gia cuộc chiến tranh 1940. Đã qua 5 năm làm tù binh, ông tỏ ra bi quan:
- Tình hình trở nên xấu, rất xấu! Nó làm tôi nhớ một sự kiện tương tự, cách đây mấy năm. Thấy rõ là quân đồn trú Lạng Sơn không phải là "cánh sang" quân sự của khu biên thuỳ. Đám khá thì ở xa hơn nữa phía Bắc, còn ở đây chỉ những "người không ai ưa", chúng bắt đầu lộ mặt là những người đầu tiên dám chỉ trích công khai trong các quán rượu, những người chỉ huy vụng về ở Cao Bằng, ở Đông Khê thậm chí còn vấn đề của hai ông Đại tá, nếu quân Việt Minh đến đây? Sẽ không tết đẹp gì đâu. Kết thúc mọi sự.

Trung uý Đ..., ở căn cứ hậu phương của các Tabor, đến với tôi anh này là người ngoài cuộc, anh ta ở hậu phương. Anh ta đầy nhiệt tình và ôm lấy tôi, xiết chặt tay, chỉ còn thiếu bóp nghẹt tôi.

Tôi rất lấy làm sung sướng đã được gặp lại các anh, dù chỉ là một người. Anh có mệt lắm không? Chắc là mệt lắm, bây giờ thì không có gì mà sợ nữa đâu. Tôi chỉ huy đồn Đông Bắc. Chúng tôi chống đỡ đến cùng ? chúng tôi củng cố công sự phòng ngự suất đêm ngày ... Tôi ...

Anh ta, kể cho tôi vô số chuyện hấp dẫn về ý kiến chiến thuật, về tinh thần chiến đấu của binh lính anh ta, rồi đột nhiên anh ta nói:
- Thế còn anh X...?
- Anh bị giết rồi.
- Còn anh Y ...?
- Cũng vậy.
- Còn anh Z...?
- Bị làm tù binh - chắc là vậy - Đố ai mà biết, có lẽ tốt hơn là anh hỏi tôi về những ai đã thoát nạn, như vậy sẽ nhanh hơn.
- Chẳng thể nào tin được ? Lạy chúa, làm sao có thể đến như vậy.
Các anh khác thay nhau hỏi trước sau chỉ mấy câu, họ đều nói:
- Có thể là sự thực không? Ai mà đoán trước được. Những đơn vị tinh nhuệ đến như vậy? Hoặc là:
-Tôi đã nói? Không thể tránh được, quân Việt Minh mạnh lắm. Họ chiếm đồng bằng Bắc Bộ dễ dàng! Trong 8 ngày nữa, họ sẽ ở Hà Nội ...

Đêm thứ 2 nằm trên giường cũng là một đêm mất ngủ và đầy mộng mị, ông lính già Thất Khê nói đúng mọi việc rồi sẽ đến.
Tôi ngồi dậy, mặc quần áo, rồi bước khập khễnh, tôi đi tìm những tin cuối cùng.
-Việc rút lui Thất Khê đến nơi rồi ?

Ở Lạng Sơn, sự nhốn nháo đã dần dần trở thành sự kinh hoàng. Đêm nay có sự giằng co trong bóng tối, ở mọi nơi về  mọi mặt, sáng nay tình trạng báo động được công bố. Bệnh viện thu xếp đồ đạc gấp rút.
- Hãy chuẩn bị ra đi ! một chú y tá vừa chạy, vừa kêu.

Tôi phải bỏ lại khẩu các bin
- Không cần những thứ này trong bệnh viện. Ông bác sĩ nói với tôi khi ông chớp nhoáng qua các phòng, tôi phải gửi lại cho người thân là Thượng sĩ Corroul và nhờ giữ lại trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Vào lúc 15 giờ một chiếc phi cơ nhỏ một động cơ đưa chúng tôi về Hà Nội: chúng tôi có tất cả tám người nhồi nhét trong thân máy bay, như đống quần áo bẩn. 

Ở Bệnh viện Lanessan, một nữ y tá hỏi tôi:
- Anh ở trên ấy về à?
- Vâng.

Cô ta nhìn tôi một cách thương hại, xong cô lo việc ghi chép giấy tờ cho tôi theo kiểu cách của cô ta, cô dìu tôi đến một cái giường, đỡ tôi, hướng dẫn cho tôi những điều mà tôi thừa biết, như làm thế nào tháo mở vòi nước ở phòng vệ sinh, làm thế nào kéo dây ở các phòng W.C. Tôi biết là cô ta coi  tôi như một anh chàng bị liệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Một bạn cạnh giường theo dõi cái cảnh vừa rồi, vừa cười, vừa nói với tôi:
- Họ ở đây tử tế lắm, rất ân cần với những người thoát nạn, nhưng họ coi các anh đương nhiên như những người bị chấn động thần kinh. Đừng có giận họ!
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 03:47:57 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #51 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 02:51:37 pm »


CHƯƠNG 31
MÙI "Ê-TE" VÀ MÙI HÔI THỐI


Bệnh viện Lanessan chật ních bệnh nhân phải bố trí giường dọc theo hành lang đầy ắp, nhân viên phải làm việc liên tục suốt ngày đêm. Mặc dù vậy trung tâm chọn bệnh nhân không thể nào làm vãn bớt được cáng thương binh nằm đầy cả sân.

Trước đầu giường tôi, diễn ra một cuộc diễu hành không ngớt: nào là bạn bè, nào là dân thường, nào là người lạ. Tất cả đều hỏi chúng tôi, có khi một cách kỳ cục. Họ muốn biết về "tình hình", chúng tôi phải khó khăn lắm mới đẩy lùi được những khách quấy rầy, sự tò mò của họ là chính đáng nhưng không đúng lúc.

Một nữ y tá ra khỏi phòng khóc lóc. Cô vừa được tin người yêu bị bắt làm tù binh. Một thường dân đến thăm một bạn cạnh giường, đưa cho ông ta một tờ báo và nói:

Đọc đi đọc lại không thể tưởng tượng được. Anh này đọc to lời tuyên bố của ông Lon Pignon "Ngày mồng 8 tháng 10 năm 1950, cao uỷ Pháp ở Đông Dương đã xem xét tình hình và tuyên bố rằng: Những tin tức nước ngoài báo tin là một cuộc phản công của Việt Minh ở Lạng Sơn - Đông Khê là hoàn toàn khôngchính xác. Một lực lượng mạnh được báo tin tập trung ởvùng này, nhưng ngoài một số trận đánh quy mô nhỏ đánh những đồn bốt lẻ, quân Đỏ không mở một cuộc tiến quân nào vào lực lượng của ta đang hoạt động dọc đường số 4 (những binh đoàn Charton- Lepage) những lực lượng tập trung này là những lực lượng phản công hùng mạnh của Đông Dương, việc những lực lượng này bị đe doạ là một điều đáng nghi ngờ".

Ông khách nói to vào tai ông bạn, vừa vung văng tờ báo:
- Ông nghĩ thế nào? Hử ông.
- Lực lượng của chúng ta bị tiêu diệt. Chiến tranh Đông Dương đã thất bại! Quân Việt Minh trong tám ngày nữa sẽ  có mặt ở Hà Nội. Tôi cho anh tám ngày và ông Lon Pignon  có nghĩ rằng chỉ trong 48 tiếng đồng hồ, lực lượng của chúng ta có thực sự là đáng lo ngại không?

Ông bạn tôi chỉ cười, mặc dù vết thương làm cho ông đau đớn, và từ tốn, không có nhiều lời, ông đã tìm cách làm yên lòng ông bạn tư sản Hà Nội của ông.

Nghịch lý này thật là lạ lùng. Chúng tôi, những người thoát nạn trong những ngày đầu ở Bệnh viện Lanessan là  những người làm yên tâm những người khác ở Hà Nội. Họ là quân nhân hay là dân sự, tất cả đều hoảng loạn, thật là quá sá?

Đừng làm khổ nhau như vậy, ông bạn, đúng là chúng ta đang qua một bước hiểm nghèo. Quân Việt Minh đang còn xa, và các anh có cảm tưởng là họ bắt và giết hơn 5000 người của chúng ta trong gần một tháng, mà phía họ không bị thiệt hại à. Theo thiển ý của tôi, họ cũng bị tổn thất nặng. Họ cũng mệt nhoài. Họ đang cần thức ăn và đạn dược. Trong giờ  tạm ngừng này, bộ chỉ huy quân đội Pháp có thì giờ nắm lại tình hình trong tay, ngoài ra Thất Khê, Na Sầm và Lạng Sơn còn giữ vững. Các anh sẽ thấy chúng ta sẽ thoát được cơn nguy hiểm này ...Ở Hà Nội họ nói gì?

- Họ không nói gì cả? Họ mua các chỗ máy bay, hay lên tàu thủy để về nước. Một cô y tá xinh đẹp, có lẽ là cô xinh đẹp nhất của quân đội Pháp đang chăm sóc trung uý Mouton, đây là ý kiến của một vài bệnh nhân có khiếu thẩm mỹ. Anh chàng thường dân tạm biệt chúng tôi, sau khi nhét một chai rượu xuống dưới bàn. Viên đạn bắn vào Mouton chui qua bẹn. Để chăm sóc vết thương, nữ y tá (sau này chúng tôi được biết cô kết hôn với một Đại uý quân y sĩ) phải để trần truồng cái bộ phận mà anh sẽ khóc lóc suốt đời, nếu anh bị hỏng nó ở Cao Bằng. Có phải vì sự thiếu hụt về tình cảm mà chúng tôi phải chịu đựng gần một tháng nay, hay là tại bàn tay khéo léo, mềm mại của cô y tá đã khiến sự cường tráng của Trung uý Mouton nổi dậy không đúng lúc và để làm cho nó dịu đi, để không phải đỏ mặt, cau mày, cô y tá xinh đẹp đặt ngay đúng chỗ đó một miếng gạc bông tẩm cồn 900, cơn sốt bị dập tắt tức thì. Rồi bình tĩnh, cô tiếp tục việc băng bó cho bệnh nhân, anh ta thì cứ ngớ người ra, không dám một lời kêu la, dù đau như bị đốt cháy thịt, cháy da.

Từ hôm ấy, cô y tá xinh đẹp được anh em trong phòng chúng tôi phong cho cái tên là "người hùng" tuy cô có thân hình mảnh khảnh và xinh đẹp.

Đêm thứ ba cũng mất ngủ và đầy mộng mị. Tôi trăn trở vì mệt nhoài, khi tôi ngủ thiếp, những giấc mơ khủng khiếp lại đến với tôi. Tôi thức tỉnh, ngồi ở giường, ngao ngán, tôi mong có một ngày yên tĩnh.

Sáng nay, có tin: Thất Khê đã sơ tán, và suốt cả ngày những chi tiết mới liên tiếp đến với chúng tôi.

Thông báo của Bộ chỉ huy Pháp báo tin:
Dân quân hậu vệ của của quân đội Pháp đang giao chiến lẻ tẻ với những phần tử cộng sản.

Thực tế là, những đơn vị rút lui, để tránh phải đi qua cái eo Thà Lài, phải rút ra Đường số 4 ở gần đồn Thà Lài. Họ đi về hướng Na Sầm dọc theo biên giới Việt Trung, và sẽ đến Na Sầm vào chập tối sau muôn vàn khó khăn và chịu đựng những tổn thất nhất định.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #52 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 03:10:44 pm »


Đồn Na Sầm phải chống đỡ với một cuộc tấn công của đối phương, cách đây mấy ngày. Đêm đến, quân Việt Minh mang loa đến thông báo những thất bại của quân đội Pháp ở phía bắc Đường số 4 và kêu gọi quân Na Sầm hãy bỏ sự chống cự vô ích. Nhưng đại uý Mattei đồn trưởng Na Sầm không hề bị nao núng bởi những điệp khúc ấy. Trinh sát của ông báo tin là có hai, ba khẩu đại bác đối phương được bố trí chuẩn bị bắn vào Na Sầm, cách hai, ba cây số về phía Đông.

Mattéi dùng súng cối bắn vào các vị trí nghi có pháo của đối phương. Ông bắn chính xác đến nỗi quân Việt Minh tưởng là bị lộ, không dám mở cuộc tiến công ào ạt nữa. Tuy vậy quân Việt Minh vẫn lảng vảng không xa. Họ quấy rầy Na Sầm suốt đêm ngày. Đoàn hậu vệ của binh đoàn Lepage bị quân bọc hậu của Việt minh chia cắt, cầu Bản Trại bị phá huỷ. Đoàn công binh với hai xà lan tìm cách đưa mọi người qua sông. Trung đội xe thiết giáp phải tự phá huỷ xe sau khi đã hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ. Đội quân của trung đội thiết giáp đều bị giết hay bị bắt làm tù binh. Trung uý Pascal người chỉ huy đơn vị, người kỵ sĩ độc đáo và dễ mến của Đồng Đăng bị coi như là mất tích. Đoàn quân dù của 3er BCCP phải chiến đấu ở thế một chọi năm trong điều kiện bi đát, vẫn không chọc thủng được vòng vây, cuối cùng phải tự phân tán. Chỉ vài chục người về đến Lạng Sơn.

Tiểu đoàn 3e BCCP bị đưa lên tiếp viện cho Thất Khê, đúng vào lúc họ sắp được lệnh về Hà Nội để chuẩn bị hành trang trở lại Pháp - sau khi đã hoàn thành những cuộc hành quân gian khổ ở Lào và tưởng là sắp được vĩnh biệt đồng ruộng và núi rừng Việt Nam. Hoàn cảnh đối với Tiểu đoàn dù 1erBEP cũng tương tự.

Ba ngày đã qua, chúng tôi theo dõi tin tức qua những thương binh vẫn ùn về, qua các báo chí. Sáng nay, khi mở một tuần báo Paris, tôi kinh ngạc được tin Spor và tôi mất tích - coi như đã chết! Tin này làm cho gia đình tôi nhận được khá nhiều thư chia buồn.

Quân Việt Minh ăn mừng chiến thắng ở Thất Khê và lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh Đông Dương: Hội Hồng thập tự của đôi bên có sự thoả thuận chính thức về nguyên tắc trả thương binh nặng, cần cấp cứu tránh cho họ cái chết, chắc chắn về phía Việt Minh đây là một hành động tuyên truyền, nhưng đây cũng là một biểu hiện của cuộc chiến tranh du kích nay đã trở thành chiến tranh chính quy về mọi phương diện. Nó cũng chứng minh là những tù binh Pháp sẽ không bị ngược đãi, không bị giết hại (điều mà nhiều năm đã thấy xảy ra ). Họ sẽ được đối xử theo chính sách thương bệnh, tù binh của luật quốc tế theo Công ước Genève. Mặc cho động cơ, hành động của Chính phủ Hồ Chí Minh trở nên cao cả. Cuộc đàm phán Pháp Việt được nối trở lại lần đầu sau 1946, những kẻ gọi là phiến loạn thì nay trở thành những đối thủ của ta.

Giáo sư Huard, của trường Đại học Y Hà Nội là người  biết rất rõ về Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Nhiều lính Việt Minh và chỉ huy Việt Minh là học trò cũ của ông. Ông đã tiếp xúc với cơ quan tham mưu đối phương, và một thông báo được phát đi qua làn sóng:

Hội Hồng Thập tự Pháp và Hội Hồng Thập tự đối phương đã thoả thuận về những thủ tục sơ tán thương binh Pháp đang được điều trị ở trạm cấp cứu Thất Khê.

Việc sơ tán sẽ tiến hành trên sân bay Thất Khê từ 10 giờ ngày 18/10/1950 (giờ địa phương), một phi cơ nhẹ sẽ xuống thử trước, bảo đảm cho những đợt sơ tán đầu tiên, tiên hành trong suốt ngày, bằng tàu bay hạng nặng.

Các tạp chí, báo Paris ngày 14/10/1950, nói chủ yếu về Vụ việc lớn này - Tâm lý tang tóc, tìm kiếm người chịu trách nhiệm, những bóng ma muôn thuở, và những nhu cầu, những lời khuyên, đó là những chủ đề được triển khai cho những bài báo chính.

Ông Louis Pauwels trong tờ "Combat" khẳng định là ông không biết cái gì đã làm cho ông cảm thấy nặng nề: đó là sự nổi loạn trước những cái chết vô ích, hay sự khinh bỉ trước những lời lẽ, hay hành động của những kẻ có trách nhiệm....

Xã luận báo "Epoque" viết: không một cành hoa, không một vòng hoa trong chính giới, không toát ra chút gì về sự buồn thảm đang thắt trái tim của những người Pháp. Cuộc sông vẫn theo dòng chảy của nó, các vị bộ trưởng vẫn đeo đuổi các cuộc gặp gỡ và diễn đàn . Trong hành lang của thương nghị viện, người ta bàn tán về các vấn đề bầu cử, và ông nói thêm: ông Quốc Vụ Khanh tuyên bố với Ban chủ tịch hội đồng rằng tai nạn đáng tiếc này không gây ra một ngạc nhiên nào quá đáng.

Tờ báo "Franc - Tireur" khẳng định: Cứ làm như vấn đề Đông Dương là vấn đề bỏ bạc tỷ và vấn đề quân số. Cứ làm như một sự cố quân sự, dù bi đát đến mấy nó vẫn không làm thay đổi những dự kiến.

Đô đốc Decoux, nguyên toàn quyền Đông D¬ơng viết trong "Ce matin":
Về mặt quân sự, đây là một sự nhẹ dạ không thể tha thứ, đó là việc áp dụng ở Đông Dương, một chính sách "bình định nhỏ giọt " - Cách bố phòng, những đồn lẻ cố định và những đoàn xe dài có hộ tống. Tất cả chỉ có thể đi đến thảm hoạ. Cuộc lút lui đánh dấu thảm hoạ cuối cùng trong những trận đẫm máu nhất.

Phải cử sang Đông Dương, trong một thời hạn ngắn nhất một người chỉ huy đúng với cương vị của nó, có khả năng nói lên tiếng nói của nước Pháp và có thể phối hợp Thất Khê, với nghị lực và sáng suốt, tất cả những hoạt động để bình định xứ Đông Dương, cả về mặt chính trị, quân sự, hay kinh tế.

Báo "L'Aube" kết luận:
Nên công bằng mà trở lại ngắn gọn với những sự kiện chính, với sự chê trách. Ông Pigron là đã có một thái độ lạc quan. Với sự việc mà thực tê/ đã nói lên sự thái ái ngược một cách cay đắng - Hình như những đề nghị của vị Cao uỷ Đông Dương bị bóp méo. Cái mà người ta gọi là sự lạc quan giả tạo trước tình hình chung, hình như chỉ căn cứ vào sự nối được liên lạc giữa hai binh đoàn Lepage và Charton. Khi mà chiến sự đang diễn biên, cần phải nghĩ là vị Cao uỷ khó mà bày tỏ công khai sự lo lắng cho kết quả cuối cùng của mình. Phải đem lại ánh sáng cho vấn đề này cũng như cho những vấn đề khác - Cần chú ý là không nên đánh lạc hướng dư luận bằng cách chỉ cho nó những nạn nhân bung sung.

Trong những lời tuyên bố thường hay trái ngược nhau. Sự thật là thế nào? Đấy là điều mà chúng tôi yêu cầu không thiện kiến. Một vấn đề tồn tại, đó là: Mọi người đều tìm tòi ai là kẻ hung ác, ai là con chim câu, ai là nạn nhân bung sung.

Một Thượng sĩ mà bố là người Pháp, mẹ là người Việt Nam đang chăm sóc một vị đại uý bộ binh thuộc địa ở trong phòng tôi, anh nói một cách chắc chắn:

- Trách nhiệm của sự kiện Cao Bằng thuộc phần lớn vào những con người đã nhiều năm không nắm chính quyền ở  đây nữa. Họ là những con người đặt quyền lợi của đất nước dưới quyền lợi của sự cạnh tranh phe phái, những con người phải giải quyết những vấn đề mà họ không có đủ hiểu biết, nhưng có ảo tưởng. Hoặc là quá yếu: không dám nghĩ đến việc bất chấp đường lối chính trị của phe đồng minh trên vùng đất này của thế giới , gạt bỏ vĩnh viễn ông Hồ Chí Minh và đồng đội của ông. Hoặc là quá mạnh: để nghĩ đến việc đàm phán thẳng thắn với ông ta, không nghĩ đến tìm cách lừa ông ta. Ông Hồ Chí Minh mà người ta hay gọi là Bác Hồ, là một con người lão luyện trên vũ đài chính trị, và là con người am hiểu về đường lối cách mạng, ông đâu có để rơi vào cái bẫy bọc vàng của Hội nghị Fontainebleau, ông không tỏ ra thoả mãn với những lời hứa hẹn hay những lời bảo đảm dài hạn. Ở thời ấy, ẩn ý của các vị là giữ lại Đông Dương. Sau đấy các vị đã phải nhân nhượng với vua Bảo Đại, những nhân nhượng ấy còn quan trọng hơn cả với ông Hồ Chí Minh. Đáng lẽ là các vị phải vào cuộc mạnh ngay từ đầu, các vị chỉ thả những "gói nhỏ" đồ dằn nửa vì do dự, nửa vì luyến tiếc. Trước ngày Cao Bằng sụp đổ, ông Hồ Chí Minh  đã tuyên bố với quân sĩ của ông. "Bình minh của một ngày lớn bắt đầu chớm sáng". Cái ngày ấy, ông ta đợi từ năm 1946.

Việc quân cộng sản Trung Hoa chiếm Vân Nam là một cái án tử hình đối với chúng ta, mà cụ thể là đối với Cao  Bằng. Khi quân Quốc Dân Đảng rút chạy, quân Pháp bắt giữ, lúc ấy các vị hoặc phải có sự thương lượng với Việt Minh, hoặc phải gửi ngay 100.000 quân tăng viện cho Đông Dương. Trong thời điểm ấy, hầu như mọi việc đều chỉ mới bắt đầu: nếu vùng biên giới phía Bắc được sơ tán sớm đúng lúc trong điều kiện tốt nhất, trận đánh lớn cũng có thể xảy raở Lạng Sơn hay ở đồng bằng Bắc Bộ ít lâu sau đấy, cuộc chiến đấu là không thể tránh được, có thể nó không thuận lợi cho chúng ta. Ở nơi sẽ xảy ra nhưng chắc chắn là chúng ta đã tìm ra được cái gậy để chống đỡ tết hơn. Trong khi ấy nhiều sai lầm, vụng về, nghiêm trọng đã phạm phải. Cái sai lầm lớn nhất của các cấp chỉ huy Pháp ở Đông Dương là việc giả vờ không biết sự thực là không có đủ can đảm để kêu cứu về mẫu quốc, có phải vì sợ mất ghế chăng?

Một sĩ quan Lê Dương đáp lại anh ta một cách châm chọc.
- Anh phải làm một luận án chính trị về Đông Dương. Dù sao nghe anh nói cũng thấy thích. Dù sao, ít ra anh cũng có những ý kiến riêng của mình về vấn đề này - anh đã nhặt nhạnh nó ở đâu vậy?

Anh Thượng sĩ hơi đỏ mặt trả lời :
- Trong công việc giải phóng vùng đất Đông Dương của nhiều người, trừ người Pháp. Tôi được thả dù xuống làm thông ngôn, làm việc cho một phái đoàn quân sự của ĐồngMinh. Tôi làm việc cho một người tên là Hồ Chí Minh, ông này nằm ở trong một cái làng ở Bắc Bộ, với một số bạn thân. Có nhiều chuyện có thể nói về những người bạn đồng minh này. Gần đây, tôi nhận một nhiệm vụ mà ở đấy tôi được biết thêm nhiều chuyện. Đối với chúng tôi, đây lại là một việc nặng nề và nguy hiểm cho số phận. Nguy hiểm ở chỗ là ở trong một nước, mình là Tây lai, là người đứng giữa hai chủng tộc. Hai chủng tộc này bắt đầu thù ghét nhau. Trong lúc này trong từng chủng tộc lại xảy ra những đối đầu về những học thuyết chính trị xung khắc lẫn nhau.

Trước sự ngạc nhiên chung, anh chàng đổi giọng:
- Chúng ta còn có một phạm trù, trong ấy có thể thoả hiệp được với nhau: đó là sự căm thù chiến tranh, sự tôn trọng cuộc sống của con người. Hai tâm lý ấy rất gần với nhau, nó có thể đưa đến một cuộc gặp gỡ để bàn về một nền hoà bình có thể. Nhưng, nhưng tôi không biết tôi đang ở đâu, ôi còn bao trở ngại để vượt qua! Tha lỗi cho tôi về sự trút hết nỗi niềm tâm sự.

Ông Đại uý nói với một giọng mỉa mai:
- Bởi vậy cho nên không nên nghĩ đến nó nữa, hãy uống hết cốc cô nhắc mà anh vừa mới tặng tôi, nó sẽ giúp anh chỉnh đốn lại những ý nghĩ của anh.
- Xin cảm ơn, tôi chỉ uống nước lọc... hoặc nước chè.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2009, 03:21:20 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #53 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 03:12:00 pm »


CHƯƠNG 32
MỘT CHÚT KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH


Hôm nay, ngày 7/10/1950. Lính Tabor thoát nạn của Cao Bằng về, mệt lả ở trong những căn nhà đổ nát của Đồ Sơn, và đóng quân ở đấy. Những con người mệt mỏi không còn có thứ gì trong tay, phải qua đêm trong một nhà thờ đổ nát, và phải tự lo liệu cho có ăn và có mặc. Họ sẽ nhớ lâu cách đón tiếp đậm tình anh em của cơ quan tham mưu Quân khu Hải Phòng.

Ông Letourneau bộ trưởng phụ trách về liên lạc với các nước Đồng minh, và tướng Juin hạ cánh xuống Hà Nội. Cuộc viếng thăm đầu tiên của hai chính khách này là giành cho những "kẻ mồ côi ở Đồ Sơn" ( lính Tabor ).

Độ 300 - 400 lính Tabor, những người thoát nạn của ba Tiểu đoàn Tabor trong tổng quân số là 2000 người xếp thành từng trung đội trên một con đường gần như bị phá hoại hoàn toàn của khu nghỉ mát xứ Bắc Kỳ.

Với trang phục rách rưới, súng ống lem luốc, nòng súng sút sẹo, những lính Tabor, râu ria xồm xoàm, thân hình gầy gò, mặt mày đầy lo lắng, đều đứng phắt khi thủ trưởng đi qua. Họ vẫn cố giữ một tư thế kiêu hãnh tối thiểu, nhưng họ vẫn không giấu nổi sự cực khổ, sự mệt mỏi, nỗi đau đớn, một nhà báo kể:
"Lễ gắn huân chương diễn ra không kèn, không trống. Chỉ có một thứ nhạc là tiếng sóng biển đều đều và buồn tẻ - từ một cái va li đặt trên thềm cỏ, giữa những đá cuội vụn nát người ta rút ra từng chiếc huân chương ... "

Trong khi ấy, những tù binh thương binh đầu tiên được Việt Minh thả ra đã về đến Bệnh viện Lanessan. Tất cả có chừng 140 người. Họ được gặp nhau ở đây, trong buổi chiều kỳ diệu này, để được hưởng những phút tự do, được chăm sóc và được gắn huân chương.

Trong số này chỉ có một người là sĩ quan, phía Việt Minh họ chỉ muốn trả toàn là lính.

Trung uý Faulques của 1erBEP là ng2ời lần thứ 2 trở lại Đông Dương, anh chỉ huy một trung đội thiện chiến của tiểu đoàn thiện chiến này, anh năm lần bị thương bởi đạn, bởi mảnh cối, bởi lựu đạn. Anh em Lê Dương kể rằng, khi sắp bị bắt, anh ra lệnh cho người cận vệ buộc anh vào một gốc cây, anh bị một lính Việt Minh bắn bị thương vì không chịu đầu hàng.

Sự thật may mắn còn kém bi đát hơn. Sau khi chống cự đến sức lực cuối cùng, anh gần như sắp chết và bị rơi vào tay đối phương. Những thầy thuốc Việt Minh đề xuất phương án là mổ cắt một chân đùi, và khuyên nên cho sơ tán cái xác chết còn sống này về Hà Nội.

Chiều hôm ấy, về đến Lanessan trong cơn hôn mê, Faulques được mang vào phòng cấp cứu. Ông Đelom, Đại tá  bác sĩ, người phẫu thuật chính lúc bấy giờ, người thầy lớn của Bệnh viện, quyết định cứu chữa với tinh thần nhân đạo nhất sau nhiều lần mổ xẻ, cái chân của Faulques cứu chữa  được. Nhưng tim anh quá yếu, rất dễ bị ngã gục, phải nhiều lần tiếp máu, anh mới có trên nét mặt một tia hy vọng còn sống.

Vài giờ sau, người tù binh hấp hối ấy nhận được từ tay Đại tướng Juin: một Bắc Đẩu bội tinh, một huân chương chiến công hạng nhất. Chiều hôm ấy, với một nụ cười nhăn nheo, anh nhấp một thìa café sâm banh.

Khi Đại tướng Juin, gắn huân chương, hình như ông muốn hỏi :
- Này, tại sao các anh Tabor dễ bị người ta moi ruột gan ra như thế này.
- Chúng tôi có cảm tưởng khó chịu là cấp trên thất vọng về tinh thần chiến đấu của mình trên mặt trận. Làm thế nào mà giải thích nổi sự hy sinh to lớn, sự đau khổ và số phận không may đã đè lên chúng tôi. Chúng tôi muốn giữ im lặng, không muốn phiền hà đến cấp trên, không muốn tỏ rõ nỗi niềm. Một buổi tối buồn tẻ, mặc dù cho bạn bè giúi vào đệm giường những chai rượu bổ.

Cuối cùng, chúng tôi chuyện trò nhắc đến những bạn mất tích, bị giết, bị bắt làm tù binh, và gia đình họ.

Lạng Sơn sơ tán.

Đó là quả bom nổ của ngày hôm nay, những đơn vị đầu tiên rút lui đã về đến Hà Nội, những người trong cuộc không thể che dấu nổi cảm tưởng tồi tệ gây nên bởi những điều kiện trong ấy, sự rút lui được tiến hành. Dần dần từ trong giường bệnh của bệnh viện, chúng tôi hình dung được toàn cảnh của cuộc "di cư" này.

Đây là một cuộc ra đi trong hỗn loạn. Những xe tải đầy ắp những đồ dùng cá nhân không có giá trị như tủ lạnh, dụng cụ văn phòng trong khi những kho lớn về vũ khí, đạn dược, quân lương, quân trang thì đều bị bỏ lại...

Một phi công phi cơ khu trục hạ cánh xuống sân bay Lạng Sơn, sau một chuyến công vụ lên phía Bắc, vì trục trặc cơ khí anh này kể:
Tôi hạ cánh xuống một địa điểm hoang vu. Không một bóng ma! Bị kích thích sự tò mò về cái im lặng, tôi định bò xuống phi cơ đề hỏi han, bỗng một xe tải chở lính Lê Dương chạy nhanh đến gần tôi. Một lính Lê Dương gọi to: Rút lui đi! Rút lui đi! quân Việt Minh đến đấy. Tôi không hỏi gì nữa và bay luôn về Hà Nội, mặc cho máy của phi cơ cứ khụt khịt mỗi phút mỗi nặng.

Thực tế là không có một đơn vị Việt Minh nào quan trọng xung quanh Lạng Sơn khỉ xảy ra cuộc rút lui. Chúng ta có đủ thời gian để phá hủy các kho tàng và dụng cụ quân sự. Từ sau cuộc thảm bại Cao Bằng, sự hoang mang lan tràn xuống các đơn vị lẻ tẻ của quân đồn trú ở Lạng Sơn, hầu hết là lính hậu phương, lính văn phòng. Những con người này quen ăn no, ở tốt. Không bao giờ tỏ ra có trình độ hiểu biết tình thế. Đối với họ không cần giấu họ điều gì, còn bọn chỉ huy thì thiếu cứng rắn.

Còn những kho quan trọng về đạn dược thì Bộ tổng chỉ huy đã cho phi cơ lên oanh tạc, theo thông báo thì phần lớn những két đạn pháo, đạn cối đều bị phá huỷ. Chỉ cần biết vị trí của những kho tàng ấy ở đâu là có thể không tin vào những lời tuyên bố trên, những lời tuyên cáo ấy nhằm mục đích bưng bít những tai tiếng. Đối phương đã tận dụng lâu dài những chiến lợi phẩm không mong đợi mà có ấy.

Đại uý Duport nghĩ gì về sự lặp lại bất diệt của lịch sử, cho nên với ý thức là một người chạy trốn, như những người của Đại tá Herbinger năm 1885 trước đây, ông tìm cách trở lại Hà Nội.

Tôi được biết người cầm cờ là một chiến binh của đại đội Tabor của chúng tôi, anh Si Haddou mới được quân Việt Minh thả về, vừa về đến Lanessan. Anh là một người to lớn, đã có tuổi, có bộ râu quai nón màu hoa râm, với khuôn mặt  nói lên là một con người thẳng thắn, gan dạ, anh đã cùng một số bạn ở trên đỉnh núi suốt một đêm, vật lộn với quân  đối phương trong dịp làm lại cuộc mở đường trên Đường số 4. Trong trận Đông Khê, anh bị thương nặng, chúng tôi tưởng là anh đã tử trận: một đạn cối nổ giữa hai chân anh.
Anh còn bị thương vì đạn.

Những cựu chiến binh của Tunisie, Ý, Pháp, Đức có một cuộc sống gian khổ, họ đã thoát chết nhiều lần một cách may mắn kỳ diệu. Họ đang ở tình trạng nào? Có thể nói đúng là cả thân hình họ bị lốm đốm vì mảnh đạn.

Anh đang nằm dài trên giường bệnh, hai chai nước sérum đang chảy dần vào mạch máu của anh, một ống cao su để đi đái, một ống khác dùng cho việc ăn uống. Cách đây một giờ anh phải thở bằng bình "ô xy", anh yếu lắm, nhưng vẫn nói được đôi lời bằng tiếng Ả rập một cách khó khăn. Anh kể câu chuyện: bị bỏ rơi, gần chết trong vùng núi đá Cốc Xá Một số nông dân phát hiện ra anh, họ lột hết những gì mà anh có, anh bị ngất đi...

Anh nói :
- Tôi ngủ thiếp đi như để chết, tỉnh dậy trên một cái cáng ở Thất Khê, đau đớn cực kỳ, nhưng được chăm sóc rất chu đáo bởi quân chính quy Việt Minh.

Một người đi phu của trung đội tôi đang là dân công trong quân đội Việt Minh - anh ta nhận ra tôi. Tôi còn nhớ, ngày nào đó, tôi đã cho anh ấy một cái áo vét, anh ta được ăn, được đối xử tử tế ở trung đội tôi.

Anh cúi người nói với một cán bộ Việt Minh, anh này mang một băng vải ở cánh tay và một súng con, vừa nói vừa nhìn tôi tươi cười, anh ta lại gần tôi, vừa mời tôi uống nước, vừa nói:
- Anh sẽ được đi Hà Nội! 
Anh xiết tay tôi.

Si Haddou hỏi tôi nhiều câu chuyện về những bạn bè Tabor của đơn vị, và về những sĩ quan của tiểu đoàn, mặc cho sự thử thách, tôi có cảm giác là anh ta vẫn trung thành, vẫn tin tưởng và nếu tổ chức yêu cầu tiếp tục chiến đấu trong hàng ngũ Tabor, anh sẽ tiếp tục.

Tôi mang cho anh ta kẹo Sôcôla và thuốc lá. Hơi ngượng, anh nói:
- Cấm đấy
- Sao anh có thể?
Anh ta gật đầu mấy cái, nước mắt trào lên, tôi cũng vậy.
Tôi nói:
- Tôi sẽ trở lại thăm anh, khi nào Trung uý Spor biết là anh nằm ở đây, thì thế nào anh ta cũng đến. Chuyện gắn huân chương có làm anh vui lên không?

Haddou gật đầu, a.anh đã nhiều lần được khen thưởng - Lần này lại được nữa! Anh nói thêm, có vẻ bằng lòng:
- Đại tướng Juin ...
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 03:51:52 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #54 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 03:12:25 pm »


Cái làm cho anh thích thú là Đại tướng Juin trao tặng trực tiếp cho anh. Những con người mãi vào cái tổ ong vò vẽ như trên. Anh chàng là một con người đáng tin cậy, một người trung thành, một cựu chiến binh đáng kính trọng của những lính Ma rốc và lính Pháp.

Anh ta hiểu và chấp nhận ... còn đối với nhiều người khác thì họ còn phải bàn luận kéo dài, họ còn tranh luận và phán xét... ai có thể truất cái quyền trả giá bằng xương máu của họ được?

Lộc Bình, Đình Lập cũng lần lượt được sơ tán. Bởi vậy, chúng ta chỉ còn giữ ở vùng biên giới Tiên Yên và những đồn phía Nam Đường số 4 từ Tiên Yên đến Móng Cái. Trong thành Hà Nội, tướng Carpentier mở một cuộc họp báo:

Ông André Blanchet, phái viên đặc biệt của báo "Le Monde" nói:
Đối với việc rút lui Lạng Sơn một cách ngao ngán, vị Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương giải thích  là: Cao uỷ Léon Pignon và bản thân ông đã ước tính là ông không có quyền để 4 tiểu đoàn quân đội Pháp bị tiêu diệt trong cái bẫy chuột này. Thêm nữa, với lực lượng quân Việt Minh hiện nay, phải có ít nhất một sư đoàn đầy đủ mới bảo vệ được nội thành Lạng Sơn, và phải thêm một sư khác nữa để bảo vệ vòng quanh ngoại thành.

Tám ngày trước đây, thì chỉ cần ba trung đoàn là có thể bảo vệ vùng biên giới từ Lạng Sơn đến Cao Bằng...

Đại tướng Carpentier khẳng định nói tiếp: Nếu lút lui khỏi Lạng Sơn sau 15 ngày là chạy theo một sự nguy hiểm, và sẽ gây nên những tổn thất lớn. Tôi đã suy nghĩ, tôi nhận  phần trách nhiệm này. Chúng ta đã thu hồi được những con  người luôn bị ám ảnh về một cuộc bao vây, các cầu có thể bị  phá huỷ. Chúng ta đã rút ra được khỏi cái tổ ong vò vẽ Lạng Sơn tất cả những cái gì mà chúng ta có thể rút ra được.

Trả lời câu hỏi của phái viên đặc biệt báo "Le Monde". Đại tướng nhấn mạnh rằng: lệnh rút lui khỏi Lạng Sơn được ban ra sau khi đã xin ý kiến Đại tướng Juin và Bộ trưởng Letourneau, khi hai ông đến Sài Gòn.

Đại tướng tiếp tục:
Trong lúc ấy, một quyên định trái ngược không thể nào có được. Thực tế là cuộc hành binh cuối cùng được trả giá là: tất cả các đơn vị của chúng ta đều nguyên vẹn về đến vị trí mới.

Vài ngày sau tôi ra khỏi Bệnh viện Lanessan đi hơi khập khễnh. Tôi thuê một xe kéo đưa tôi đến ngã tư, từ đấy, một xe tải của lính Tabor đưa tôi về đơn vị của mình.

Có chừng 150 người thoát nạn, cộng với những người ở hậu phương- những người sống sót của các đơn vị khác.

Chúng tôi phải đóng quân ở Hải Phòng, trong những nhà gạch.

Tôi lấy làm sung sướng được trở lại với lính Tabor của Tôi. Trong lúc này, chúng tôi làm việc về: biên chế tổ chức,làm các thống kê, những thanh toán, nhận những quân trang quân dụng.

Đại tá Edon, chỉ huy mới của binh đoàn G.M.N.A, đến thăm chúng tôi, cho biết là ông ta coi chúng tôi, những người bị chấn động, ông sẽ dùng trong những cuộc hành binh nhỏ không nguy hiểm, để chúng tôi trở lại hoàn hồn.

Lời tuyên bố trên làm chúng tôi nổi cáu một cách mạnh mẽ - Cái tên huyền thoại: "Kẻ thoát nạn" có ý nghĩa là kẻ tinh thần bị xây xát, nó đeo đuổi chúng tôi cho đến bao giờ?".

Một ý nghĩ đến với chúng tôi, phải phục thù! Ý nghĩ làm xé lòng chúng tôi. Chúng tôi có một cái nợ đối với những bạn đã chết, hay bị bắt làm tù binh. Cái hy vọng có ngày được tham gia giải phóng cho họ, làm cho chúng tôi như tăng thêm sức mạnh.

Có những buổi chiều, ngồi câu cá trên con sông đầy bùn của Hải Phòng, để tiêu khiển. Nhớ đến các bạn Spor, Loubès, Orsini, Bauer - chúng tôi nghĩ đến sự phục thù. Nuôi ý định một ngày nào đó, chúng tôi sẽ trở lại Lạng Sơn để giải phóng cho các bạn ...

Người ta quên chúng tôi một thời gian ở nơi hẻo lánh này. Cũng như người Pháp quên việc Cao Bằng. Một đội ngũ sĩ quan và lính Tabor được tăng cường, từ Ma rốc đến, để lấp lỗ hổng.

Không khí của tiểu đoàn Tabor thay đổi với sự tăng viện nguồn nhân lực mới này, nhưng bộ khung của tiểu đoàn Tabor cũ không thay đổi. Chúng tôi đã để lại trên núi cao,  những bạn chiến đấu, những bạn thân của chúng tôi, linh hồnhọ vẫn ở cạnh đây - chúng tôi nghĩ đến số phận hẩm hiu của họ, mà đúng ra cũng là của chính mình.

Mặc cho sự mệt nhọc, cho sự chán ngấy với những gì đã thấy, để khỏi phản bội lại các bạn, chúng tôi trở lại cầm súng, tham gia tất cả các trận đánh owr trên đồng bằng Bắc Bộ, dưới thời huy hoàng của tướng de Lattre.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2009, 03:18:04 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #55 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 03:14:34 pm »


CHƯƠNG 33
CAO BẰNG, CÚ ĐÁNH THỬ



Trong ba ngày tháng 9.1952, tôi sẽ lên chiếc tàu Félix Roussel để về Pháp.

Chúng tôi gặp nhau, bốn năm anh em sắp được hồi hương, trong hộp đêm trên đường Catina (Sài Gòn). Chúng tôi tiêu không cần tính toán những đồng bạc Đông Dương cuối cùng với một thích thú tột bậc. Phải trải qua 30 tháng trên ruộng lầy và rừng rậm, trong sự cô đơn, mới có thể đem đến cho chúng tôi được cái vui thú này.

Chiều nay có rất đông người: những người Việt Nam với mái tóc chải bóng trong bộ trang phục chỉnh tề; những cô gái nhảy với quần áo lụa mỏng để lộ những "Soutien" ngực, những quần lót màu hồng nhạt; những quân nhân trong quân phục chỉnh tề, một vài người ăn mặc áo lót, một dàn nhạc theo kiểu "montmar" đang đánh nhịp cho cô hát người Phi Luật Tân.

Bất thình lình, tôi nhận ra một trung uý Tabor, ngồi trong một góc, vẻ mặt trầm ngâm xa xăm. Tôi say chăng, hay điên chăng? Không thể nào là anh ta, chiều nay anh ta phải ngồi bên một bếp lửa, ăn mặc theo lối nhà quê, ở trong một cái nhà rung rinh ở vùng biên giới ... là một tù binh, ốm đau. Nhưng mà đúng là những nét và cử chỉ của anh ta, mặt anh gầy gớm guốc, mắt đỏ au vì sốt rét, mặt anh xanh xao, vàng khè. Đúng là Xavier của Crest de Villeneuve!

Hai mắt chéo nhau, chúng tôi lao tới, vừa gọi tên nhau. Trước sự ngạc nhiên của những người đang uống nước, chúng tôi cho nhau những cái đấm mạnh vào lưng, trênbăng nhảy.
- Cậu đấy à!
- Đúng rồi, tớ mới được thả ra cách đây ba ngày.
- Cậu làm gì trong cái hộp đêm này, không thể tưởng tượng được?
- Chúng tớ đến từ miền Bắc, người ta cho tớ một cái buồng ở nhà tiếp tân, nhưng thần kinh căng quá tớ không ngủ được, tớ tìm cách để văn minh hoá mình lại.
Tôi cười và nói :
- Thôi, ta đi đi.
- Lấy một taxi. Cái thế giới này làm tớ nhức đầu.

Trên ghế đệm của một chiếc xe Mỹ chỉ còn hai đứa. Tôi liếc nhìn trộm ông bạn. Đúng là anh ta thay đổi rất nhiều: gầy nhom, những sợi tóc bạc xen lẫn với tóc đen: anh mới 28 tuổi
- Thật là kỳ diệu, anh là một trong những sĩ quan đầu tiên được giải phóng ... không nghĩ đến lại gặp nhau.
- Chúng tớ cũng vậy! Thật là một giấc mơ.
- Các bạn Tabor còn ai nữa?
- Còn X của Tabor ...về phía chúng tớ, tớ là người độc nhất.

Về đến trung tâm tiếp đón. Chúng tôi tìm một góc yên tĩnh, để chuyện trò đến sáng.
- Trước tiên, phần cậu?
- Bộ máy làm việc tốt! Thời cơ đã đến.
- Cậu đã báo cho người yêu chưa?
- Điện đã gửi hôm qua, hôm nay chắc cô nàng đã nhận được.
- Cậu là người cuối cùng, mà tớ thấy được thả.
- Tớ cũng vậy ...ở trại, tớ tỏ ra có tính đồng đội và ý thức  tập thể.
- Tớ không lạ gì ở cậu. Còn các bạn khác thì sao?
- Ông Trung tá là người đại diện Pháp với các sĩ quan Việt Minh. Ông được chỉ huy Việt Minh tin cậy, và tôn trọng vì cái tính ngay thật và lòng dũng cảm của ông. Chúng tớnghĩ là ông ấy sẽ sớm được thả...
- Còn những bạn khác thì sao?
- Raval không còn ở chỗ cũ, anh ta đã đổi chỗ. Ông Bác sĩ đã được tha, anh Ba ra đã chết vì vết thương. Guyomar vẫn như cũ, vẫn giữ cái tính kiêu ngạo. Trung uý Mathieu mất  rồi, cách đây vài tuần. Còn các tiểu đoàn khác thì...
- Cậu còn may đấy!
- Đúng...
- Họ đối xử với các cậu như thế nào?
- Hàng ngày, chúng tớ được ăn như lính Việt Minh, cơm là chính. Tất nhiên chúng tớ ở với dân, khó mà trốn thoát, không một ai thực hiện được. Họ làm công tác tuyên truyền rất tích cực: lên lớp chính trị. Họp phê bình và tự phê, đúng là những buổi xưng tội công khai, còn cậu, cậu đang làm gì?
- Tớ gặp may, rất nhiều cái may? Phần đầu ở Việt Nam là những thất bại. Phần thứ hai là những thắng lợi. Tớ được sống dưới thời đại của tướng de Lattre từ đầu đến đuôi.
- Chúng tớ tưởng là còn có thể giải thoát cho các cậu - có tin đó là ý định chính của tớ không?
- Không làm được đâu? Mọi việc đều đã được đề phòng. Chỉ cần một lệnh báo động là chúng tớ bị đưa qua bên kia biên giới Trung Hoa ngay!
- Lính Việt, nghĩ gì về tướng de Lattre?
- Họ cho là một chỉ huy giỏi! Họ bảo tin de Lattre chết như một tin chiến thắng. Có thể ông ta là người chỉ huy độc nhất đã làm họ sợ trong một thời gian nhất định.
- Họ bây giờ ở đâu, hả?
- Khó mà nói. Họ kể cho chúng tớ bao là chuyện, chỉ nghe họ, ai cũng có cảm tưởng là quân đội Việt Minh đóng trong Hà Nội rồi. Họ tin tưởng ở thắng lợi, rắn như sắt thép  với một tinh thần tuyệt vời .
- Chúng ta cũng vậy, chúng ta có một tinh thần tuyệt vời. Mặc cho một số bóng đen. Tin là những thắng lợi của chúng ta trong những tháng qua đã làm cho họ phải lung lay. Họ bắt đầu chán nản? Họ hy vọng được hoà bình?
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2009, 03:22:44 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #56 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 03:23:56 pm »


Không phải thế, họ muốn một thắng lợi hoàn toàn và đặt những điều kiện. Nếu họ có những nhân nhượng, trừ khi có áp lực của Bắc Kinh hay Mạc Tư Khoa. Họ chiến đấu đến cùng. Họ đã phải trả giá quá đắt, để có thể chấp nhận những chia sẻ. Đối với họ một hoà bình thoả hiệp, chỉ là một cuộc đình chiến tạm thời. Họ rất mạnh, tổ chức chặt chẽ, trang bị tốt, hăng hái!

- Tớ có cảm tưởng là cậu có một sự thán phục với họ.
- Tại sao lại không? đấy là sự thực. Họ chiến đấu tốt và hiểu vì sao mà chiến đấu.
- Họ có nói về những thất bại ở Vĩnh Yên, Đông Triều, Hoà Bình?
- Họ cho là những trận đánh mà bên này, bên kia đều có thiệt hại .. Đối với Hoà Bình, với họ đây là một thắng lợi chiến lược. Quân đội Pháp tập trung lên hành lang của tỉnh Hoà Bình và Đường số 6, trong khi ấy họ tung sư 320 và trung đoàn 174 vào vùng đồng bằng Bắc Bộ, đã giải phóng cho nhân dân lâu nay bị quân Pháp áp bức, đã phá tan hệ thống phòng ngự của quân Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ. Sau đấy quân Pháp phải rút bỏ Hoà Bình nhưng ở đồng bằng thì không bao giờ củng cố lại được.
- Đúng vậy, vậy cậu thấy cuộc chiến tranh này sẽ kết thúc như thế nào? Cậu là người đã ở vùng Việt Minh trở về.
- Cậu làm tôi lúng túng, sau đây là những lời họ nói trong khi lên lớp buổi tối. "Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên bởi sự dễ dàng trong việc quân đội chúng tôi giải phóng Cao Bằng và chiếm lại vùng biên giới. Chúng tôi không ngờ về thắng lợi quá nhanh, nếu không chúng tôi đã phát triển xuống đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng Cao Bằng chỉ là bước đầu trên con đường giải phóng toàn Đông Dương. Về phía quân đội nhân dân Việt Nam...Với con Đường số 4, chúng tôi có một cửa ngõ cho sự tiếp tế mới".
- Ở đây người ta gọi Đường số 4 là con đường chết chóc, có đúng không?
- Cậu nên nói là: "Con đường chết đi sống lại", nó chưa bao giờ sống mãnh liệt như bây giờ. Hàng chục ngàn dân công, và những tù binh của liên hiệp Pháp chưa được thả về, hay bị thương đang sửa sang nó. Hàng ngày trong mấy tháng nay phi cơ có thể đến phá huỷ nhưng sau 48 giờ nó lại hồi sinh, được mở rộng, củng cố vững chắc hơn, những xe tải đủ các loại lại lên xuống.
- Vậy cậu kết luận tất cả là thế nào?
- Tớ phải nói thực thà với cậu, và nói về những gì mà tớ nghĩ. Tớ biết cậu sẽ không coi tớ là thằng đần độn, như ngàyhôm qua, khi mới đến Hà Nội ... Quân Việt Minh chưa bao giờ mạnh như bây giờ? Cao Bằng chỉ là một cú đánh thử, một ngày sắp đến sẽ có cú đánh thực?
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #57 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 03:45:31 pm »


PHẦN KẾT LUẬN
(Viết năm 1954)


TỪ CAO BẰNG ĐẾN ĐIỆN BIÊN

Với thảm họa Cao Bằng, mặc dù chúng ta đã bị những tổn thất lớn: gần 5000 người bị chết, bị thương, bị bắt làm tù binh trên toàn bộ Đường số 4. Chúng ta còn bị những ảnh hướng xấu về chính trị, quân sự ngoài tầm cỡ bình thường.

Trong những cuộc chiến tranh thuộc địa, những chuyện nhỏ gây ra, thường cho những hậu quả lớn.

"Thế giới tự do" thết lên lời kêu báo động: "Với Đông Dương phải cẩn thận, là mảnh đất hiểm, là một cái dốc trượt".

Người Mỹ, lâu nay giữ thái độ thận trọng, nay lao vào một sự nguy hiểm mà khối phương Tây cho là để đi đến sự thất bại hoàn toàn về Việt Nam.

Cái "quạt thuộc địa" mà lâu nay tổng thống F.D.Roosevelt và đồ đệ của ông phe phẩy, thì nay được cho vào "một cái túi" nhét đầy băng phiến, sự viện trợ của Mỹ trở nên quan trọng và thiết thực hơn, có phải là quá muộn không?

Trong một khoảnh khắc, từ sau khi nước Pháp được giải phóng, nước Pháp mới cảm nhận được sự đau khổ phải chịu đựng, những hy sinh phải chấp nhận và những cố gắng vô ích...

Còn sự giúp đỡ của Trung Cộng với Việt Minh đã là một vấn đề quan trọng, nay lại còn được nhân lên gấp bốn lần. Chủ tịch Mao Trạch Đông và đồng bào của ông nghĩ rằng:
"Người láng giềng nghèo khổ của họ đang chiến đấu cho chính nghĩa. Họ đã chứng minh cho việc ấy và họ cần phải được giúp đỡ đến nơi, đến chốn".

Đối với con người khổng lồ bên bờ Đại Tây Dương, cuộc chiến tranh du kích ở cách xa Châu âu đến 12000km, có thể đem lại cho Mỹ lợi ích gấp đôi so với chiến tranh Triều Tiên, trong điều kiện thoáng đãng và trực tiếp hơn . Đối với Mỹ quốc - Việt Nam chỉ là một cái gai quỷ quái mà thôi. Ảnh hưởng của những hành động nối tiếp trên là từ chiến tranh bình định, chiến tranh du kích rồi trở thành một cuộcchiến tranh hiện đại.

Nếu những diễn biến của sự kiện Cao Bằng, rút lui khỏi vùng biên giới, lịch sử của con đường chết chóc "Con Đường số 4" mà ở đấy đã diễn ra những sự kiện trên, đáng được kể lại sau sự kiện vĩ đại của Điện Biên Phủ, là bởi vì có một sự giống nhau tương tự về sự thất bại, giữa trận đánh trên một chiến trường rộng lớn, với trận đánh trên một địa hình chật hẹp.

Trong hai trường hợp, tướng Giáp biết rõ ý định của chúng ta. Trong hai trường hợp ông ta đã có thì giờ và cơ hội để tập trung hầu hết những đơn vị chủ lực của ông, để tác chiến với điều kiện quân số hơn hẳn chúng ta. Trong hai trường hợp, quân đội của liên hiệp Pháp đều ở rất xa căn cứ tiếp tế của họ và các con đường đều trở thành vô dụng hoặcbị quân đối phương chiếm đóng. Trong cả hai trường hợp quân đội Việt Minh đều đưa vào sử dụng những phương tiện mới, được tiếp tế đạn dược tuỳ theo yêu cầu. Trong hai trường hợp, sức hoạt động của không quân tỏ ra thấp hơn so với yêu cầu, mặc cho sự can đảm và trình độ các phi công. Thời tiết xấu đã hạn chế rất lớn sự hoạt động của họ. Trong cả hai trường hợp những đơn vị chúng ta, đều là những đơnvị tinh nhuệ của quân đội Viễn chinh Pháp; Trong cả hai trường hợp, chúng ta đều không có đủ quân dự bị cần thiết để bằng những cuộc hành quân nghi binh buộc đối phương phải nới bớt gọng kìm bao vây. Trong cả hai trường hợp, quân đội Viễn chinh Pháp gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Nếu sự kiện Cao Bằng được coi là một sự kiện cốt yếu của lịch sử quân sự ở Đông Dương, nếu biết rút kinh nghiệm  về những sai lầm về những yếu kém đã qua thì có thể tránh được sự thất bại ở Điện Biên Phủ và có thể đưa chúng ta đi đến ký kết Hiệp ước hoà bình từ 1953.

Một vấn đề đặt ra: vì sao chúng ta quên quá nhanh cuộc chiến tranh biên giới hay nói đúng ra, tại sao chúng ta bỏ rơi những bài học của sự đổ vỡ này, sự trái ngược này phải chăng ngoài mong đợi, do sau thất bại lớn trên, lại tiếp theo là giai đoạn của những thắng lợi: đó là thời kỳ của de Lattre. Tôi đã sống qua thời kỳ thắng lợi huy hoàng này, đó là thắng lợi ở Vĩnh Yên, ở Đông Triều, ở Hoà Bình, ở đồng bằng Bắc Bộ - dưới sự chỉ huy của những tướng tá tài ba của tướng de Lattre, như đại tá: Don, de Castries, Vanuxem, Ducourneau, Gilles những tướng de Linarès, Cogny, Allard, Sa lan v.v...

Đại tướng de Lattre đã cho những đơn vị và người chỉ huy của ông uống thuốc kích thích. Nhờ có sự tăng viện về  khí tài do những thay đổi về đường lối chính trị của nước Mỹ với Đông Dương; nhờ có một số tăng viện về sức người đến từ Pháp và Bắc Phi, nhờ ở chính sách "vàng hoá" những tiểu đoàn chiến đấu của quân đội Viễn Chinh (một đại đội lính Việt Nam cho một tiểu đoàn lính âu, một trung đội lính Việt Nam cho mỗi đại đội lính âu). Sự ô hợp không phải không đem lại những tai hại. Nhờ ở thay đổi mà ông đã đem đến cho đội quân lính Việt, mà ông là người sáng lập ra. Nhờ ở nghị lực rắn như thép, ông Cao uỷ kiêm tổng chỉ huy đã thành lập những binh đoàn ứng chiến cơ động, những binh đoàn này đã đánh bại những sư đoàn của tướng Giáp.

Dưới sự thúc đẩy của Đại tướng de Lattre, chúng tôi đã cảm thấy trở nên mạnh hơn quân đội Việt Minh, và đã có hy vọng đi đến một giải pháp hoà bình không bằng một cái đá gót từ sau lưng. "Không để họ phải bị nhục" - phương châm của tướng de Lattre đã thành phương châm của cả chúng tôi. Để không làm mất giá trị cho bất cứ ai, phải nói rằng, những thắng lợi của chúng tôi có ý nghĩa hình thức nhiều hơn là thực tế: những lực lượng Việt Minh vẫn tiếp tục được phát triển, quân chủ lực Việt Minh được tăng cường thêm những đơn vị mới, được trang bị hiện đại hơn.

Tôi xin kể một câu chuyện, trong hàng trăm câu chuyện tương tự, để nói lên tình trạng tinh thần của quân đội Viễn chinh trước sức mạnh của quân đội Việt Minh ngày một tăng:
Trong chiến dịch Hoà Bình, trên Đường số 6, tháng 1/1952, một hôm tôi đến nơi phòng ăn của các sĩ quan của đại tá de Castries ở Ao Trạch. Ao Trạch là một nơi vắng vẻ nguy hiểm, nơi đây quân Việt Minh có thể tạo nên dễ dàngmột thứ Cao Bằng quy mô nhỏ, nếu họ để ý. Tôi lúc ấy là một trong những người thoát nạn hiếm hoi của binh đoàn Lepage và Charton. Khi những sĩ quan ngồi vào bàn thì mọi người mới đến, nghe những ý kiến của tôi. Họ đều coi tôi là một người bi quan, một người bại trận. Một đại uý của cơ  quan Tham mưu hỏi tôi là tôi có còn "bị choáng" nữa không?

May cho chúng tôi, quân Việt Minh không tiến công nữa, vài ngày sau mặc dù bị bất ngờ do cuộc rút lui đột ngột của quân đội chúng tôi khỏi Hoà Bình và Đường số 6 một cách hộc tốc. Sưpháo binh nặng của tướng Giáp bước vào hoạt động lần đầu tiên, với súng 75 ly, 105 ly, súng SKZ các cỡ, súng cối 81 và 120 ly. Nhiều xe thiết giáp của chúng tôi bị phá huỷ. Chỉ cần có một sự trục trặc nhỏ trong kế hoạch bố phòng của chúng ta. Một sự tắc đường bất ngờ gây nên bởi một ổ phục kích là đã có thể gây nên một đổ vỡ lớn cho quân ta.

Tướng Linarès biết rõ điều này. Ông ta chờ đợi chúng tôi một cách lo lắng cao độ, ở đầu ngõ vào Đường số 6, trong một thung lũng.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #58 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 03:46:01 pm »


Sự thành công lớn của cuộc hành binh rút lui là nhờ phần lớn ở ông tướng này, ông đã tổ chức cuộc rút lui trong sự bí mật tuyệt đối nhưng cuối cùng chúng tôi bị một đòn choáng váng, gọng kìm của quân đội Việt Minh khép lại vào cái đuôi của cuộc hành binh, làm. cho nó bị thiệt hại nghiêm trọng.

Không có một viên chức cao cấp nào dù là dân sự hay quân sự, có can đảm hay có trí nhớ để đi đến tuyên bố một cách thẳng thắn là:
Chúng tôi thừa nhận sự thất bại ở Cao Bằng và bài học của nó! Chúng tôi không thổi phồng thắng lợi của cuộc rút  lui chiến lược của Hoà Bình. Ngày ấy chúng tôi có may mắn lớn! Chúng tôi không bị thôi miên về một sự mệt mỏi của  quân đội Việt Minh, xử sự như một kẻ ở tư thế trội hơn hay là lần cuối cùng, còn có thể, chúng tôi tung những sư đoàn cần thiết đánh tan quân chủ lực của đối phương.

Không có một lời lên tiếng, đủ cứng rắn để làm cho "mẫu quốc" hiểu biết những sự thực ấy và để có những quyết định xác đáng. Không có ai kêu lên: Chúng ta đã bỏ rơi cơ hội để giành thắng lợi từ năm 1949, năm mà đã xảy ra sự liên kết giữa việt Nam và Trung Quốc. Hãy tìm những hành  động đúng đắn để tránh một thất bại nghiêm trọng.

Để có lý lẽ cho những người lạc quan dầy dạn, và ru ngủ vĩnh viễn dư luận nước Pháp (họ không cần cái ấy) và dư luận những quan sát viên nước ngoài, (họ chỉ muốn có thế), trong những năm 1952 - 1953 chúng tôi đã thu được những thắng lợi rực rỡ như:
Đó là: cuối năm 1952, trận tiêu diệt toàn bộ trung đoàn 98 do binh đoàn cơ động của đại tá de Castries và Vanuxem, đối phương trong hai ngày có 500 người chết, hơn 1000 bị làm tù binh, hàng trăm vũ khí và hàng tấn đạn dược.
Đó là năm l953: cuộc hành binh huy hoàng của đội quân dù của tướng Gilles xuống Lạng Sơn.

Cũng là năm ấy, những cuộc hành binh của tướng Cogny trên đồng bằng Bắc Bộ, và của tướng Leblanc ở Bắc Trung Bộ.

Cho nên, trước một tổng kết thuận lợi như trên, bộ chỉ huy nghĩ rằng, không cần có những sư đoàn tăng cường, chúng ta có thể với những điều kiện sẵn có, thực hiện những ý định táo bạo, cách độc nhất để cản trở trong một thời gian nhất định sự phát triển của lực lượng đối phương: làm tan rã lực lượng chính quy của tướng Giáp, cái tinh hoa, cái cột sống của chế độ, bằng cách đưa họ vào một địa hình mà chúng ta chọn.

Để bảo vệ xứ Lào, và để có thể sử dụng một sân bay, đã đưa tướng Navarre chọn thung lũng Điện Biên Phủ để thực hiện tham vọng trên.

Một vấn đề tồn tại: đó là sự lãng quên, hàm ý hay vô ý, bài học về thất bại Cao Bằng, có nghĩa là sự lãng quên về thực lúc của quân đội Việt Minh, sự lãng quên ấy có thể đưa đến một thất bại thảm hại hơn nữa. Dưới ánh sáng của những sự kiện vùng biên giới, chúng ta đứng ra, không nên vì những lý do về uy tín, về sự trung thành với những giao ước mà tập trung những lực lượng mạnh vào một điểm của một vùng khó xâm nhập, bao vây bởi rừng và núi. Trong khi đối phương có thể khai thác cái tài len lỏi, sức cơ động nhẹ nhàng của họ. Thì chúng ta bị tê liệt vì thiếu các trục giao thông, vì bị xa các căn cứ tiếp tế, hậu cần, chống đỡ với bao bất lợi mà chỉ dựa vào có không quân. Đó là điều tỏ ra kém hiểu biết về đất nước và những điều kiện thiên nhiên của họ như: núi non, cây cối, khí hậu ...

Những vùng biên giới, vùng Hoà Bình, vùng Thái là những xứ của núi và rừng mà ở đấy chỉ có thể tiến hành chiến tranh du kích, hay ở đấy những sự oanh tạc chớp nhoáng vào căn cứ hậu phương của đối phương có thể đem lại những khả năng về kết quả.

Bởi vậy, từ 1950 - 1954, từ Cao Bằng đến Điện Biên Phủ chúng ta đã phạm vào những sai lầm trên mặt quân sự, chính trị, một cách ấu trĩ kỳ lạ. Về mặt quân sự chúng ta đã đánh giá thấp đối thủ, chúng ta có theo dõi nhưng không đi trước họ trong sự lo liệu chiến tranh. Chưa bao giờ chúng ta thành công trong việc bắt đối phương phải theo chiến lược của chúng ta. Chúng ta lại luôn theo chiến lược của họ. Chúng ta phải chấp nhận chiến đấu trên những địa hình mà đúng ra phải tránh xa.

Về mặt chính trị, chúng ta đã chưa tỏ ra là có khả năng bảo vệ hoà bình. Chúng ta không biết cách lập lại hoà bình đúng lúc và cũng không bao giờ biết tiến hành chiến tranh. Chúng ta đã nuôi dưỡng đội quân Viễn chinh bằng người, bằng vật chất, bằng lương thực như nuôi một kẻ hủi lở...để nó không bị phát ban. Chúng ta đã có cố gắng nhỏ bằng những "Viện trợ nhỏ giọt", cách làm này khiến chúng ta tốn kém hơn nhiều về sức người sức của hơn là dốc toàn lực ngay từ đầu.

Hãy có can đảm làm một tổng kết: nước Pháp để lại một xứ Đông Dương rách nát sau tám năm của những trận chiến ác liệt bị gián đoạn bởi một đình chiến đau đớn nhưng cần thiết. Để đi đến kết quả trên, nó đã tiêu phí 2385 tỷ Frăng, mất 92.000 sinh mạng và bị mất mặt trên thế giới. Trước cái tài sản nợ đáng khủng khiếp ấy, tốt hơn cả là không nên ghi gì trong khoản cho vay vì để bảo vệ danh dự: không ai có thể tin nổi những con số ấy - nó là một cái giá phải trả cho suốt một quá trình.

Điều trái ngược nổi bật: những kẻ thu lãi lớn của cuộc chiến tranh Đông Dương là những Công ty nước ngoài, một số con buôn người Pháp, Trung Hoa, Việt Nam ... và lực lượng Việt Minh.

Còn đối với những chiến binh của đội quân Viễn chinh họ chỉ được một sự an ủi lớn là: trên đất nước Việt Nam mà họ đã dọc ngang khắp các nẻo đường, ở đó họ đã để lại  những người bạn thân, đã để lại những ảo tưởng sâu lắng nhất, ở đấy họ đã chịu đựng những trận chiến đấu ác liệt. Ở đấy họ đã đau khổ, đã mất hết sức lực, máu của họ đã chảy.

Sau khi đình chiến hàng ngàn gia đình Pháp, Châu Phi, Ả Rập, hàng triệu gia đình người Việt Nam, có nghĩa là gia đình họ, gia đình những người bạn chiến đấu của họ, những địch thủ của ngày hôm trước tìm lại được sự vui sống quên bớt những khủng khiếp của chiến tranh, những đau thương của sự chia ly, sự dằn vặt của hư vô ...

 Trước những kết quả ban đầu và vĩ đại mà mọi cuộc đình chiến đều đưa đến, mặc cho sự chán nản sâu sắc vì thấy sự cố gắng của mình bị hoang phí, những đau khổ đã vô ích, mặc cho sự lo lắng thầm lặng đè nén lên họ khi nghĩ đến một ngày mai có khi không tươi sáng. Những người đã bỏ cả cuộc đời và đổ máu của mình trên mảnh đất Việt Nam,  những người ấy chỉ còn có thể kêu lên với tất cả những người Pháp, với tất cả những người có thiện chí:

           Cuộc chiến tranh bẩn thỉu đã chết! Hoà bình muôn năm! Mong sao nó sẽ bền vững!.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #59 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 03:47:06 pm »


BẢN LÍ LỊCH
CHARLES HENRY DE PIREY


Thân thế:
Sinh ngày 28/7/1928 ở Pari. Có vợ, hai con gái, ba cháu, ba chắt nam.

Học vấn:
Tú tài một ở trung học phổ thông La Ka-nal ở Toulouse sau khi khu tự do bị chiếm đóng, đã tham gia vào các hoạt động kháng chiến của sinh viên: truyền đơn "chống đối" và những bài ca "yêu nước" trong phạm vi nhà trường. Đỗ tú tài hai ở trường trung học phổ thông A-lanh Phuốc-ni-ê ở thành phố Bourges. Không đăng ký được vào không quân quân sự hoặc dân sự do lúc ấy thừa ế phi công nên Henry de Pirey phải đăng ký vào trường luật đại học Sarbonne ở Pari.

Đời sống dân sự:
1947 làm báo ở Tanger; viết phóng sự về các tội phạm chiến tranh na-di ẩn náu ở đấy. Quyết định ở lại Ma rốc và được nhận làm biên tập viên tạm thời của báo A.I. tại Tafraout gần Souss.

Đời sống quân đội:
1948 từ chối hoãn dịch quân sự do đang là sinh viên và xin thực hiện nghĩa vụ quân sự trong không quân được xếp hàng hạng hai trong đoàn không vận Ain El.Hanouda ở Casablanca. Được tuyển chọn vào trường E-O-R ở Cherchell (Angiêri) rồi EAT ở Toùrs. Được phong chuẩn uý và cử đến  làm việc ở trung đoàn vận chuyển ở số 514 ở Marrakech. Năm 1949 được cử để vận chuyển tiểu đoàn Tabor -Ma rốc về Nam và bị hấp dẫn bởi đơn vị có sức thu hút và "bí mật" này. Được sự nâng đỡ của đại uý Feaugas chỉ huy trưởng tiểu đoàn Tabor, de Pirey thuyên chuyển sang ABC và đến đơn vị tiểu đoàn sắp sang Đông Dương.

Đổ bộ xuống Bắc Kỳ tháng 5/1950 và được chuyển tới Goum Marốc số 60 với tư cách chỉ huy phó. Tháng 9/10/1950, tham gia các trận đánh kinh hoàng trên Đường số 4, bị thương giữa các núi đá vôi Cốc Xá, de Pirey xuyên thủng được vòng vây và tiếp tục chiến đấu với tiểu đoàn Taborr số 1, được tái lập vào cuối năm 1950. Anh tham gia các trận đánh thắng của "thời kỳ tướng de Lattre" (Vĩnh Yên, Đông Triều).

Được thuyên chuyển theo lệnh tướng de Lattre về đoàn Khinh Binh số 1, de Pirey cùng trung đội chiến xa số 5 được đặc phái đến GMI của mình vào những trận đánh ác liệt. Ngày 29/1/1952: để hỗ trợ một tiểu đoàn Lê Dương cố thủ ở gần Đổng Bến (Hoà Bình, Đường số 6) de Pirey bị thương ở đầu lúc chiến đấu. Tháng 4, ở Châu Thổ sông Hồng tại Bắc Ninh, de Pirey và trung đội của mình đã tham gia tích cực vào việc đánh bại trung đoàn Việt Minh 98.

Năm 1952 - 1953: hồi hương, Trung uý trong quân đội hoạt động. Bắc đẩu Bội tinh loại đặc biệt. Thuyên chuyển  đến đội quân Xpahi số 4 quân Ma rốc ở Fès, rồi biệt phái làm tuỳ viên tướng quân đoàn Guillaume, toàn quyền Pháp ở Ma rốc (Rabat).

Hàng không quân sự
Năm 1954: thuyên chuyển đến Trung đoàn Kỵ Binh Nhẹ số 2 ở Orleams, đăng ký tình nguyện tham gia đợt tập sự huấn luyện thành phi công trực thăng AeLe.T với điều kiện nhận lời đi một chuyến Đông Dương lần thứ 2 với tư cách là phi công. Thất bại Điện Biên Phủ và Hiệp ước Genève xảy ra giữa chừng. Được thuyên chuyển sang đoàn trực thăng số 1 ở Satony.

1954 - 1957: Sau nhiều đợt thực tập trên máy bay rồi trên tất cả các loại trực thăng hoạt động ở Pháp lúc bấy giờ  de Pirey trở thành huấn luận viên phi công, rồi trưởng nhóm  thực tập và phi công trưởng trong việc xét cấp các bằng lái quân sự kể cả bằng lái trên núi cao. Anh từ giã quân đội năm 1957, đại uý danh dự của A.B.C (R) hàng không dân sự. Năm 1957 phi công rồi phó phi công - trưởng đoàn Hê- li-co Pe. Ông ngang dọc trên thế giới để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

Năm 1958: Thực tập ở trung tâm bay thử Brétigny. Thực hiện 2 chuyến bay hàng đầu thế giới.

1/2/1959: Hạ cánh lần đầu tiên trên một núi lửa đang hoạt động cao 4050m, núi Khuy Táp Tan trên đất Iran.

30/9/1971: Hạ cánh lần đầu tiên ở độ cao 5500m trên một chiếc Pu-ma dân sự trên mỏm núi "Tổ chim kền kền" trên đỉnh Acoucagua của dãy núi Anđet nam Mỹ). Là người tiên phong của các đường bay chính quy đang được thực nghiệm, đặc biệt với tư cách là chỉ huy trưởng hàng không Phương Nam, lái máy bay "Ong vò vẽ siêu hạng" cho hãng "hàng không núi Ôlempic" trên bán đảo Hy lạp, phi công bay thử của tổ chức "hàng không vũ trụ", ông đã thực hiện trong 25 năm, được 10.000 giờ bay.

Huân chương: huân chương Bắc đẩu bội tinh cấp cao
Thập Tự Chương T.O.E. bốn nhánh.
Huân chương U-i-xam A-lao-ít-sê-ri-phen
Huân chương thương binh (2 lần bị thương trong chiến đấu)
Huân chương hàng không.

Hoạt động trong đời tư:
Tái kiến thiết và trang trí nội thất một nhà thờ đạo thế kỷ XI đã đổ nát, được sếp hạng di tích lịch sử từ năm 1924 và biến đổi khu vườn kín thành nơi cư trú cho chim di cư.

Thành viên của nhiều hội trong đó có viện Hàn Lâm sưu tập tem thư Châu âu, chuyên viên về tem thư hàng không. Nghiên cứu triền miên khoa Chiêm Tinh - từ Za-phơ-ra-út năm 1958 đến phòng triển lãm Prô-văn-sơ năm 2002.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2009, 03:56:10 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM