Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:06:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Con đường tử địa RC4 - 1950  (Đọc 40130 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #40 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:45:19 am »


Trừ một vài lần giở món võ vặn sái quai hàm địch thủ, đôi khi với bản tính thích tự do, ngoài cái tính sợ bóng sợ vía và tính hung dữ, Vandenberghe là một chỉ huy chiến đấu  đáng kính nể; anh đã bị trúng đạn, bị thương trong nhiều đợt xung phong, đánh giáp lá cà ban đêm. Anh là một con người thích phiêu lưu mạo hiểm coi mạng mình bằng nửa đồng xu, có những động cơ mà nhiều người hay bàn tán ở những pô pốt hay ở nhà ăn sĩ quan.

Có người nói là anh ta muốn trả mối thù cho một người anh bị chết trận. Anh ta nhằm vào một người là bạn chiến đấu cũ một trung sĩ của quân đội viễn chinh, chạy sang hàng ngũ Việt Minh. Hai người này căm thù nhau, muốn giết nhau, ngăn cách bởi một mối thù cá nhân mà không mấy người biết. Vandenberghe là một chỉ huy Commando giỏi, được dựng lên do chỉ huy cấp trên, để thực hiện những thắng lợi ly kỳ, người ta còn nói anh ta là một tên giết người khát máu, kiêu ngạo đến hoang tưởng và gặp may.

Trong những trận đầu phối hợp với nhau, anh ta đã chứng tỏ rõ ràng tài năng của mình.

Vandenberghe có đầu óc giản dị. Anh là một con thú chiến trường. Anh ta có tài lợi dụng địa hình để tổ chức xung phong dứt điểm. Đưa những tiếng hò reo, cách khai thác được những kết quả không lường trước được. Trong những trận đánh kéo dài, hay lúc nghỉ ngơi anh luôn là con người thích dùng mưu mẹo, biết suy nghĩ có phương pháp sẵn sàng tình nguyện, độc lập hành động đến mức khó ai can ngăn nổi.

Tính cứng rắn làm tim anh chai lại, nhưng tôi cũng cảm nhận ở con người này dưới cái vẻ lạnh lùng, một tính nhút nhát da diết, một chút đa cảm cổ xưa dưới cái vẻ bẽn lẽn của một người chỉ huy, say sưa về thành tích, ai mà biết tìm hiểu thì có thể hiểu sâu con người này hơn.

Anh chàng người Paris này, mồ côi, được cứu tế xã hội nuôi dưỡng, đã làm chăn cừu ở Hà Lan trong thời trai trẻ.

Anh có bộ răng óng ánh, cặp vai rộng, hai bàn tay rắn chắc. Có thể nói anh là một hảo hán của đồng ruộng. Cái yếu của anh là không biết bơi. Anh còn viết không thạo, đọc không thông, chỉ huy cấp trên do dự khi muốn cho anh lên chức Thiếu uý Thế mà so với bao sĩ quan già dặn, xuất sắc, anh ta hiểu sâu sắc rằng đó là một thứ nghệ thuật rất khó chịu, bởi nó tuy không phức tạp nhưng phải triệt để tuân theo luật chơi: đơn giản đó là chiến tranh.

Đơn vị Commando của anh, đông có khi đến 200-300 người, hầu hết tuyển mộ từ đám lính cũ của quân đội Việt  Minh, đánh trận với một tinh thần hăng hái tuyệt vời. Con người ấy ít học thức, có những trái ngược đậm nét, đã chứng minh qua những ngày chiến đấu cạnh nhau. Anh ta biết sử dụng xe Tăng có hiệu quả. Trung uý D.L.O người đi kèm Vandenberghe thú nhận là rất thú vị được làm việc với anh ta. Vandenberghe đã nhiều lần gọi phi cơ đến cứu trợ trong những trận đánh nguy hiểm, nếu anh ta sống ở thời Napoléon, con người cục cằn dũng cảm kia sẽ chết ở cấp tướng. Chỉ sau 2 ngày, qua sự giới thiệu của Thiếu uý Huss, anh ta biết tôi là thuộc quyền của Đại tá Lepage, anh ta mời tôi đến ngôi chùa, nơi đơn vị anh ta đang tạm trú, anh ta nói:

- Một trong những trung đội trưởng của tôi, bị bắt và  thuận theo tướng de Lattre, sau trận Sông Đáy, trước đây là trung đội trưởng xung kích của trung đoàn 36, đánh vào  Đông Khê ngày 16/9/1950, sau đó tham gia các trận đánh của chiến dịch biên giới. Nếu anh muốn, tôi sẽ giới thiệu anh này với anh.

Vì vậy, mà tôi được gặp đối thủ của ngày hôm qua, người Việt Nam trẻ 24 tuổi này, trong gần 2 tiếng. Anh ta gầy có cặp mắt rắn rỏi nhìn thẳng, có nụ cười rộng mở, một chút trầm lắng, ẩn đằng sau nhiều ý nghĩ sâu lắng. Anh này nói tiếng Pháp rất tốt, đậu tú tài toàn phần, và học đại học Hà Nội. Anh ta làm tôi thích bởi cái tính vững vàng nhưng không tự phụ của anh.

Anh ta nói với tôi :
- Mấy tuần nay, chúng tôi tiến đánh Đông Khê đã bắt đầu một cuộc bao vây theo trật tự pháo đài, các đồn ngoại vi, cả đồn Nà Pá, và chiếm các núi đá xung quanh.

Cuộc hành binh tiến hành như sau:
Bắt đầu bằng phá huỷ những công sự phụ, sau đến vây hãm pháo đài , việc đánh các bốt nhỏ được tiến hành thuận  lợi Tiểu đoàn của tôi nhận lệnh đánh pháo đài. Trung đội của tôi nhận nhiệm vụ mở một điểm đột phá để vào trong Đông Khê.

Cuộc chiến đấu rất ác liệt. Lính Lê Dương đánh giáp lá cà với chúng tôi. Tôi bị thương ở cánh tay, và đơn vị tôi bị thiệt hại nặng nề, nhất là bộ phận bộc phá. Chiến sĩ bộc phá là những cảm tử quân theo kiểu "Kamikazes", họ bò vào giây thép gai. Không sợ sệt, đặt gói bộc phá ngay cả vào tường của lô cốt. Chúng tôi vẫn tiến từng bước một, tôi không biết diễn biến tiếp theo, một số đại đội khác đến hỗ trợ chúng tôi, lính Lê Dương tủa ra, chúng chạy tán loạn và chúng tôi chiếm được pháo đài.

Sáng ngày 17/9, chúng tôi sơ tán để tránh phi cơ, ra khỏi các vị trí rồi tổ chức liên hoan mừng chiến thắng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Giáp gửi đến chúng tôi những lời  khen ngợi.

Trung đoàn 36 được tập trung lại và được điều lên phía Nam Đông Khê, cạnh Đường số 4, để ngăn chặn hướng phía Nam về Thất Khê. Đại bộ phận lực lượng Việt Nam của chúng tôi tập trung như một nút chai, từ Lũng Phầy đến Nà Pá, nối liên lạc với căn cứ ở vùng Pò Mã, Nà Pá, nằm trong vùng núi đá một phần ở đất Việt Nam, một phần trên đất Trung Quốc. Ở đây, chúng tôi chờ sự phản ứng của quân đội Pháp.

Tôi để giành một câu hỏi, nó đang làm bỏng cháy môi của tôi: ở Lạng Sơn và ở Hà Nội, những người ở căn cứ hậu phương, bàn tán rằng lính Lê Dương ở Đông Khê chiến đấu đến cùng? Và tiếng đồn ấy lan ra, rồi người ta nói đến những sĩ quan Lê Dương không phải là Lê Dương, đến những người lính Lê Dương không còn truyền thống Lê Dương. Rồi nói đến sự phản bội. Bởi vậy tôi mới hỏi người cựu quân nhân của quân đội Việt Minh.

- Những lính Lê Dương giữ Đông Khê, họ chiến đấu như thế nào?
- Những lính Lê Dương trong pháo đài là những người đáng phục! Anh ta nói.
Anh ấy nói chữ "đáng phục" có phần cường điệu, nhưng qua ánh mắt của anh, tôi thấy lời anh nói là thành thật, chiến thắng Đông Khê, đánh dấu cuộc đời chiến binh của anh, đầy  sôi động và còn nóng bỏng. Tôi đề nghị đội trưởng của tôi tiếp tục câu chuyện, chúng tôi châm thuốc lá hút.
- Với những chiến binh Lê Dương đã chiến đấu một cách tuyệt vọng ở Đông Khê, trong những ngày 16 và 17.9. 1950, tôi xin chuyển tới những lời thú nhận hồn nhiên và lòng tôn trọng của một đối thủ may mắn.

Ở góc đồn, Vandenberghe đang bàn về việc bán một đàn trâu chiến lợi phẩm với một trong những trung uý của ông và với một người buôn trâu ở Quỳnh Ngọc. Một số chiến binh của đội Commando đến gần chúng tôi, với danh nghĩa là người của Cao Bằng và của Đông Khê. Họ muốn vừa theo dõi câu chuyện, vừa lau chùi khẩu Thompson đang được ưa thích ở Bắc Bộ.

Trung đội trưởng Long Khôi biết tin là trung đoàn 174, một trung đoàn của Tỉnh Lạng Sơn, được lệnh chuyển về phía Nam của Thất Khê, để trông nom hàng nghìn dân công phá đường. Một đoàn mang đạn 105, lấy được ở trận Đông Khê lần thứ nhất, đang hướng về trung đoàn 174 và những chiến sĩ công binh của trung đoàn đang gài mìn và đang làm nổ tung đoạn đường dài gần mười cây số. Anh này cũng biết là binh đoàn Lepage lợi dụng đêm tối đã xếp hàng thành từng nhóm đã đi từ Na Sầm lên Thất Khê, đã bất ngờ gặp những đơn vị của trung đoàn 174, không kịp đối phó và đã đuổi những dân công phá đường dưới sự bảo vệ của bộ đội  chính quy. Sau việc ấy, những tiểu đoàn quân Pháp lại ở thế  bị bao vây ở Thất Khê, trông bề ngoài thì có vẻ như được đối phương nới bớt sự kìm kẹp.
 
Trung uý Khôi cũng biết cuộc hành quân của chúng tôi ra vùng Pò Mã, vào buổi sáng hôm 24.9.1950 và cả cuộc hành quân của tiểu đoàn Lê Dương dù ( 1er BEP) lên đèo  Lũng Phầy.

Ngày 1/10 anh ta cũng biết là cuộc chiến đấu trên đường biên giới bắt đầu. Đêm hôm trước, binh đoàn Lepage vào lúc 8 giờ tối, bắt đầu tiến lên Đường số 4, hướng Đông Khê.
- Chắc các anh nhận được lệnh gì? Tôi hỏi.
- Phải cắt đường rút lui của binh đoàn Cao Bằng, bằng bất cứ giá nào chúng tôi đã đoán trước là Cao Bằng sẽ phải rút lui. Chúng tôi là cái lá chắn chặn đường rút lui của Cao Bằng. Trong khi ấy, binh đoàn Lepage lên đến khu vực Nà Pá, một số đông của đoàn này gồm: Đại đội 5 và GCA của Tiểu đoàn Tabor 11 (1eTabor) đang ở thế phòng ngự trên núi Nà Kheo. Lập tức tướng Giáp ra lệnh: "Tập trung đánh binh đoàn Lepage, bằng bất cứ giá nào phải chiếm lại Nà Kheo, tiêu diệt quân còn lại của binh đoàn"

Nhiều năm sau, chữ "tiêu diệt" gần như là một khẩu hiệu chiến lược của quân đội Việt Minh - nó trở thành một nét  chỉ đạo cho hành động. Dù là vấn đề tấn công một vị trí, dù là đánh một trận phục kích, dù là mở một trận chiến đấu, những mệnh lệnh của đối phương thường là kết thúc bằng hai chữ "tiêu diệt", những anh hùng chiến đấu bao giờ cũng là những người thực hiện tốt hai chữ này... lần này lệnh của tướng Giáp sẽ được thi hành triệt để.

Chiều hôm 2/10/1950 từ phía Pò Mã, những cánh quân địch tiến như vũ bão về phía sườn núi Nà Kheo. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, quân Pháp phải chạy về hướng Tây - theo đúng kế hoạch của Đại tá Lepage.

-  Vì chúng tôi không chiếm lại được Đông Khê, chúng tôi quay sang binh đoàn Charton về phía Tây, trong những dãy núi. Tôi nói
- Đúng rồi, anh Khôi nói tiếp, bất hạnh cho các anh là quân đội Việt Minh thấy được sự nguy hiểm của cuộc hành quân này, cho nên Bộ Tổng hành dinh quân đội Việt Minh đã ra lệnh:

"Đoàn quân Lepage chuyển sang hướng Tây, vào dãy núi 760- 765, và eo núi Cốc Xá. Hãy vòng sau eo núi Cốc Xá về phía Bắc, chặn không cho quân Pháp tiến lên. Trong khi ấy, những đơn vị có nhiệm vụ chặn binh đoàn Charton, thì hướng về phía Tây, chặn đoàn quân này khi nó "xuất hiện". Như vậy quân Lepage sẽ bị vây khốn trong khu núi đá vôi, tất cả vây đánh Charton".

Đến ngày 5.10.1950 những lệnh trên đến tay người chỉ huy quân đội Việt Minh. Những cuộc triển khai hành binh diễn ra theo hoạch định. Trong vùng núi đá, Đại tá Lepage đợi đại tá Charton, ông này tiến rất chậm, bị đánh tỉa từ bốn phía.

Ngày 6. 10. 1950, binh đoàn Charton tiến cách 5 âm về phía Tây, so với Cốc Xá. Những trung đoàn của đối phương được lệnh tổng tiến công vào các vị trí ở núi 477, bỗng dưng họ dừng cuộc tiến công.
- Vì sao vậy? Ngạc nhiên tôi hỏi.
- Vì quân đội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã 2 ngày nay không có cơm ăn. Hành quân cấp tốc từ Bắc Kạn cho đến chiến trường. 3000 dân công tải gạo dùng cho việc tiếp tế cho các đơn vị đã bỏ chạy trốn trong đêm tối với hành trang của họ. Bộ phận hộ tống không thu được tí gì, quân đội Việt Minh không thể ra trận với cái bụng trống rỗng. Biết được tin, trong đêm mồng 6 rạng ngày 7. 10. 1950, mặc cho muôn vàn khó khăn về giao thông liên lạc, chủ tịch Hồ Chí  Minh đã đưa ra một lời kêu gọi, có lẽ đã được chuẩn bị sẵn từ trước.

"Giờ điểm chiến thắng đã đến. Tất cả chúng ta đều biết, kẻ địch đã mất tinh thần và kiệt sức? Ngày mai chúng ta sẽ chia nhau chiến lợi phẩm của chúng ta".

Kích động bởi lời kêu gọi của Bác Hồ. Tất cả chiến binh đều đứng dậy tiếp tục tiến công.

Về phía chúng ta, người Pháp, chúng ta không biết một tí gì về sự khó khăn lớn của đối phương?

Ngọn đèn báo hiệu phát ra trong đêm tối từ đỉnh núi 765 là lệnh báo sự tiếp diễn những trận quyết chiến cuối cùng.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #41 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:45:52 am »


CHƯƠNG 22
CHIA CẮT


Những ngọn núi hình răng cưa vươn mình lên trên các sườn đồi tròn trĩnh của hai cao điểm 760, 765. Chúng đứng kề vai nhau, ở giữa là những thung lũng sâu, chìm dưới tán lá rậm rì. Cây cối ngoan cố trèo mãi lên cao, càng lên càng thưa thớt, như bị bắn tỉa dần trong cuộc tấn công nhẫn nại. Chỉ còn lại những đám dương xỉ khổng lồ và vài mảng mầu lục thẫm nằm phơi mình giữa thảm cỏ xanh.

Hôm nay, cây cối, bụi bờ, cỏ dại, dây leo ...  đều bị đốn chặt vứt la liệt trên các mỏm núi. Quân của binh đoàn Lepage đã dùng cuốc xẻng dã chiến, gậy gộc và cả tay trần... để đào đắp những công sự nông choèn, như những vết gãi, vết cào cấu ... trên da dẻ các s¬ờn đồi, rải rác đồn bốt của đèo Cốc Xá...

Các bụi cây che giấu súng máy.

Cũng như cây rừng tấn công dai dẳng sườn đồi, lính Việt Minh đang ngoan cường bò lên để đánh chúng ta.

Trên cảnh hoang sơ của mảnh đất thiên nhiên bị hai lần tàn phá này, mặt trời vùng Viễn Đông huyền bí đang từ từ lặn. Cũng như khuôn mặt tái xanh rồi vàng ệch của một người đang sợ hãi, núi rừng tê tái chuyển mầu khi đĩa mặt  trời chìm sâu dồn xuống đáy thung lũng. Tiếng ộp - oạp của ễnh ương trong các ao chuôm đáp lại những âm thanh mơ hồ, huyền bí như không thuộc về trần gian...

Giữa từng ấy âm thanh hỗn độn, các loạt đạn súng máy chát chúa bỗng làm ta thấy yên lòng, vì dù sao, chúng vẫn là do con người tạo nên.

Trong làn không khí lạnh lẽo trườn bò từ các dòng sông mù s¬ơng lên tận các đỉnh núi, những người lính xiết chặt vũ khí trong tay toát mồ hôi lạnh vì sợ để có tóc dính bết vào da đầu và chịu đựng cho muỗi tha hồ hành hạ... Họ cố vùi mình trong bùn đất của các hố cá nhân đào vội, và cảm thấy bị thôi miên bởi vô vàn vật thể đang lổm ngổm bò lên phía mình: Những cây cối đen ngòm, những âm thanh ảm đạm, làn khói sương thù địch, bụi bờ đang như lay động vì đang lay động thật ... Những con người theo đủ tôn giáo, thuộc đủ chủng tộc ấy, trong một khoảnh khắc kinh hoàng bỗng khám phá ra ý nghĩa của các từ "chia cắt" và "đốn chặt"

Thoạt đầu là sự cắt khúc thân hình, trong một nỗi đau nguyên thuỷ.

Cơ thể, bị xé toạc ra từng mảnh và đem trộn lẫn với đất vốn đang thèm khát cướp lại phần xác của người. Sự chia cắt còn được thể hiện trong các chiếc giày lính thô kệch, nút nẻ trong các chiếc dép rách bươm nằm rải rác trên đoạn đường mà hôm qua chúng dẫm đạp, còn hôm nay thì chia cắt như những mốc cây số. Bị vứt bỏ lại đàng sau trong cuộc tháo chạy, những chiếc giày dép này đã buộc chủ nhân chúng phải thấp xuống gần mặt đất, thêm vài xăng-ti-mét. Sự "cắt đứt, còn được cụ thể hoá trong các vết thương ở bàn chân  sâu hoắm hoặc há mồm toang hoác, để mở đường cho bọn vắt khát máu và xảo quyệt chui vào. Rồi đến lượt các chân cẳng, đang chết dở vì rét và vì mệt lấm bê bết bùn đất và loang lổ máu mủ.

Những mảng quần thủng đáy, rách bươm và nhớp nháp vẫn cố dính bết vào các bắp vế khẳng khiu.

Thắt lưng da hay một sợi dây chia thân người thành hai phần trên dưới. Đó là ranh giới mỏng manh giữa nửa dưới là hạ tiện và nửa trên là cao thượng; giữa bụng và chân đang đau đớn, van xin và đầu với ngực đang ngoan cường tranh đấu trong cái bụng trống là chiếc dạ dày rỗng. Phía trên bụng là lồng ngực, bị nén ép và im lặng. Có thở không đấy? Có, nhưng chỉ còn thoi thóp... Thở cho căng lồng ngực, cho tràn trề sức sống chỉ thích hợp với chiến thắng, với sự toại nguyện trong lòng mà không thích hợp với sự sợ hãi, trước cái chết đã gần kề.
 
May mà trái tim vẫn còn đó, để cứu vớt. Nó đang đập có quá nhanh không? Đó là vật duy nhất còn hoạt động giữa đống thịt đã bại liệt. Thình ... thịch! Như trái tim của thú rừng bị người thợ săn bắt ... Thình ... thịch! Xem nào, đừng suy sụp, vẫn còn đấy thôi, cơ hội hồi sinh...

Là người chỉ huy của toà Kiến trúc đang co quặp để chờ  sụp đổ, cái đầu chỉ còn lại tai và mắt. Tai để nghe ngóng, mắt đề rình mò. Phần còn lại của cái đầu, chỉ rỗng như một  sọ dừa đã bị đập vỡ.

Mắt, tai, ngón tay ngéo trên cò súng và súng. Đó mới là những mắt xích đang bấm víu nhau, để gắng duy trì sự sống. Đêm đã trùm lên cảnh vật. Không còn phân biệt liệu có gì đang lầm lũi bò lên không? Và nếu có ai mường tượng ra điều đó, thì giải pháp tốt nhất chỉ là đành chịu đựng. Cứ phó thác cả cho trời cao và nếu muốn ngây thơ, thì hãy trông cậy vào hàng xóm! Có thể họ sẽ nghe, sẽ thấy gì chăng? Trí tuệ bắt đầu làm việc còn tinh thần cảnh giác thì cứ cùn đi một cách nguy hiểm.

Trái tim cũng bớt căng. Lồng ngực phồng xẹp hai ba lần liên tiếp, y như một bệnh nhân còn cầm cự được nên còn nghểnh đáu lên. Thân hình tê cóng và đau như dần, ngọ ngoạy để chuyển thế nằm trên nền đá sỏi. Một thoáng run rẩy bỗng giúp ta phát hiện là thân xác ta té ra đang cảm thấy lạnh. Công tắc đã bật. Đầu có chợt tỉnh và vậy là nó liền bắt đầu suy nghĩ miên man, nhát cắt mới.

Phát sinh từ một cuộc tự vấn lương tâm, vừa mang tính tà đạo vừa thuộc phạm trù xã hội. Giữa chiếc đồng hồ đeo tay có kim chỉ dạ quang mà người lính căng mắt cố nhìn trong bóng tối trên trận địa và hàng trăm hàng nghìn chiếc đồng hồ đeo tay, để bàn, treo tường ... đang điểm thời khắc hoà bình ở châu âu đã thoát khỏi vòng khói lửa, đã chênh lệch là 7 giờ. 7 giờ vênh nhau giữa 2 chân trời đối lập, ở 2 địa đầu của quả đất.

Tưởng tượng? Ký ức? Ai mà biết được!

Người lính chiến đang giáp mặt với cái chết ở bên này địa cầu, thấy chập chờn hiện lên cảnh người vợ yêu đang nép mình trong vòng tay âu yếm của kẻ tình địch. Người lính xa nhà thấy lại trong phòng khách của gia đình đám bè bạn đã lãng quên mình và bị mình quên lãng. Họ vừa uống cà phê, vừa ồn ào tranh cãi. Họ lớn tiếng lên án "cuộc chiến tranh phi nghĩa, bẩn thỉu, rồi quay sang thoá mạ những "thằng rồ ngốc nghếch" đang say máu gà đánh giết nhau "bên ấy"? Toàn là những hình ảnh bắt nguồn từ lòng đố kỵ và sự tiếc nuối. Người lính chiến mà cái chết đang rình rập thấy những bộ mặt phì nộn của bè bạn bỗng sáng lên trước những cốc vại tràn trề rượu vang ngon. Với một cử chỉ máy móc, bàn tay run rẩy của anh ta vội sờ soạng tìm chiếc bình toong méo và lấm đất trong đó còn sót lại một ít bảo vật, tức là chút nước gạn từ một vũng bùn tù đọng, có pha thêm một viên thuốc tẩy trùng. Anh lóng ngóng đưa bình toong lên miệng vừa khô vừa đắng, tu một hớp...

Không khí dịu dàng và an bình trùm hẳn lên thành phố đang ngủ. Trong buổi dạ hội thời son trẻ của anh, chỉ thấy những nụ cười. Những ngọn đèn mờ chao đảo theo nhịp khiêu vũ lả lướt, có đệm đàn ắc-coóc.

Tay trống vung vẩy cặp đùi, đổ mồ hôi và nốc rượu. Gã chơi kèn Xắc - Xô uốn éo, mồm vít chặt vào miệng ống đồng. Một cô tóc vàng bụ bẫm ngúng nguẩy đôi mông. Còn ả tóc nâu thì điệu đàng vờ che đôi vú lép để khiêu khích đám mày râu ...

Bỗng một loạt súng nổ. Có tiếng rú thất thanh. Một cành cây khẽ lay động gió chăng? Bàn tay phản xạ vội bíu chặt lấy súng. Tấm lưng đau nhổm lên. Nhưng kẻ thù đã thông cảm, chưa vội xuất đầu lộ diện. Bộ óc lại quay về gắng xóa bỏ độ lệch 7 giờ và khoảng cách mười một nghìn cây số...Một áo choàng bằng lụa, một thân hình vừa tắm vòi hoa sen, đang nằm thoải mái trong chiếc ghế bành da. Hai bàn chân đàn ông được ôm ấp trong một đôi dép nỉ mềm mại. Lần đầu tiên, người ta lắng nghe với một cảm giác thật khoan khoái từ đài ra-đi-ô, những lời quảng cáo. Xà phòng dưỡng da! Kem đánh răng thơm phức và sạch miệng. Xúp bắp cải ngon tuyệt trần... Cũng như anh chàng khôn lỏi trong chuyện kể, đến đứng cạnh nhà bếp một ông lớn để nhấm nháp mẩu bánh mỳ suông với làn khói thơm của các món ăn đặc sản, anh lính chiến đáng thương, đang ôm súng nằm lăn lóc trên đất ẩm trận địa, bỗng cười trong bóng đêm dày đặc để chào đón món xúp bắp cải và cả những khoanh xúc - xích căng tròn, nằm giữa những hạt đậu trắng, trên có rắc bột tiêu.

Nụ cười bỗng cô đặc lại trên môi. Nước chấm ngon cũng chợt nhạt nhoà trong mộng. Cuộc sống hiện tại và quãng đời x¬a kia, liệu có gì là chung không nhỉ? Một Vạn Lý Trường thành đã ngăn cách đôi đàng. Giờ lành tháng tết của thần hộ mệnh có bao giờ còn điểm cho số phận hẩm hiu của người lính đang chờ xung trận?

Các lùm cây lại tiếp tục khẽ xao động. Lũ ễnh ương chừng đã ngán kêu nên im bặt. Chỉ còn đàn muỗi vẫn cứ cố tình vo ve bên tai con người đang háo hức trở về thăm cảnh cũ, người xưa, mà anh ta đã dại dột bỏ lại đàng sau... Giờ thì anh ta chẳng còn nhớ gì tới cuộc hành hương tự giải thoát về dĩ vãng; chẳng còn nghĩ gì đến nỗi sợ hãi hiện tại, mà chỉ còn thấy chọt bàng hoàng trước cảm giác cô đơn tuyệt đối của mình ... Thế gian vẫn sống, dân tộc anh vẫn sống... Những người thân yêu nhất, nay đã trở thành xa lạ... Anh chỉ thấy mình cô đơn, một cách thật là khôi hài ... trước cái chết gần kề đang nhích lên dưới dạng những lùm cây xảo quyệt.

Anh cố gắng níu kéo và ghì chặt cái xã hội đang lãng quên anh.

Anh tưởng tượng lại mình là "người hùng" đang bảo vệ một nền văn minh quý giá, chỉ trông cậy vào anh để tồn tại và tự khẳng định. Chẳng phải anh đang thực hiện trọng trách "canh gác ở trạm tiền tiêu của Thế giới "tự do" là gì? Giờ đổi phiên gác sẽ điểm trong tình đại -đoàn- kết được phục hồi, đúng không?

Thế rồi, tự phản biện! Anh lính bỗng thấy mình thay đổi chiến tuyến. Bây giờ thì anh ta chỉ còn là một lính tình nguyện, dấn thân theo các ảo ảnh Vinh quang và Lợi nhuận. Anh chỉ còn là một gã khát khao sự quên lãng, một kẻ chán chường hạnh phúc giữa cái đống hỗn loạn tình cảm bốc đồng và khổ đau ấy, anh bỗng thấy mình ngỡ ngàng như đứa trẻ lạc giữa rừng!

Anh chỉ còn ý niệm được một điều: mấy ông Sếp của đất nước anh đã "đem con bỏ chợ". Anh ở đây vì họ muốn như vậy và vì họ là đại diện cho cả dân tộc anh. Anh có bổn phận phải cảm thấy là mình đang được cổ vũ và nâng đỡ, chứ không được nghĩ là mình bị bỏ rơi. Lẽ nào anh chỉ đơn thuần là một thứ đồ chơi trong tay hàng triệu tên phản chúa Pông- xơ Pi-lát?!

Anh chợt giác ngộ về tình cảnh oái oăm độc đáo của số phận mình. Anh là một thằng lính đang chiến đấu, khổ đau và tử nạn, đúng vào lúc bè lũ chúng nó, những kẻ nắm trong tay vận mệnh của anh, phè phỡn tận hưởng những lạc thú của nền hoà bình đã được vãn hồi, với tâm địa của những gã tham tàn, sống gấp vì linh cảm những cái đạt được là mong manh...

Trời! Lẽ nào anh chỉ là một thằng ngu! trượt dài trên đoạn dốc trơn trượt của ý nghĩ đang dẫn dắt mình đến một kết luận đầy hiểm nguy, người lính chiến cố gắng dừng phắt lại!.

Nhưng kìa! Đối phương đã ào ạt la hét vang trời xông tới đợt này tiếp đợt khác, theo những hồi kèn xung trận, trong tiếng nổ ầm ầm tung toé hào quang bẩy sắc cầu vồng của lựu đạn và đạn súng cối. Người lính chiến hối hả vút bỏ gánh nặng chết người của sự sáng suốt, cố quên đi trái tim bầm dập, bộ óc lãng tử của mình. Như một con thú hoang dại, anh sẽ lao vào trận chiến để bảo vệ mạng sống và lẽ sống của mình, mặc dù chẳng biết liệu mình có còn thiết tha với chúng nữa không ...
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #42 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:46:23 am »


CHƯƠNG 23
HỖN LOẠN


3 giờ sáng.
Từ chập tối tiếng súng tiếp tục nổ trong thung lũng, cạnh đồi 477, nơi mà Đại tá Charton đang bám trụ.

Theo hàng dọc, lính Lê Dương của 1erBEP bắt đầu thăm dò lối thoát ra khỏi vùng Cốc Xá. Cùng lúc này, ở mọi nơi, lính Tabor, lính biệt kích tụ tập thành từng tốp đợi chờ một cách im lặng và bám vào các hốc đá.

Trước bóng tối, quân Việt Minh nghe ngóng và dò xét quân tuần tiễu của ta.

Trong đêm tối, Đại đội trưởng Spor ra lệnh cho tôi mang một tin khẩn đến cho Tổng chỉ huy: Chúng tôi khó mà thoát tối nay - quân Việt Minh đã tìm cách leo lên phía chúng ta, chúng nghe tiếng của chúng ta.

Bây giờ, tôi không thể nói một cách rõ ràng những gì xảy ra trong trận giáp lá cà tiếp đó ...

Đại đội Tabor của tôi làm cái đuôi cuối cùng của binh đoàn. Còn lại chỉ có chúng tôi và một đại đội lính biệt kích bị suy yếu.

Trời sáng nhanh quá, trong khi ấy lính của chúng tôi còn bị ùn tắc trên đường mòn chật hẹp qua cát núi đá. Đột nhiên, từ những mỏm núi đá bao quanh lối thoát bắt buộc, súng máy của đối phương xả mãnh liệt, như bắn vào một đàn thỏ bị dồn vào một góc có nhiều thú ở Sologne. Đạn súng cối nã chính xác vào đường mòn, làm thành một cối xay thịt. Cùng lúc ấy, hàng trăm lính Việt Minh, trang bị toàn là tiểu liên và lựu đạn, xung phong từ hướng Đông, nhào từ núi đá xuống. Họ bắn như điên, trong khi ấy chúng tôi chống đỡ yếu ớt.

Đại uý Deminière, chỉ huy đại đội chỉ huy và trợ chiến, đứng tại chỗ, điềm tĩnh ra lệnh cho khẩu 81 ly bắn trả vào quân đội Việt Minh. Bằng một phát súng lục ông bắn trúng một bộ đội đang bắn vào ông. Anh này mặc dù bị thương nặng vẫn vươn lên kéo một băng liên thanh cuối cùng vào Deminère. Trước khi chết ông còn kịp làm dấu chữ Thập...

Từ những cành cây những quả lựu đạn rơi xuống như mưa, mà không biết ai là người ném. Thỉnh thoảng từ trên cao rơi xuống một thi thể của đối phương mà ai đã bắn cũng không rõ. Trong sự hỗn loạn không tả xiết này, đạn bắn ra từ tứ phía. Làm thế nào biết được ai là bạn, ai là thù. Đây là một trận chiến ác liệt để tồn tại, và với một ý nghĩ cố định, đó là: liều chết, để vượt qua eo núi và với một ảo tưởng làm thế nào thoát khỏi cái thòng lọng này.

Quân đội Việt Minh từ phía Đông tiến vào chiếm những vị trí mà chúng tôi bỏ lại, để bao vây chúng tôi. Ở phía dưới đường hẻm, tiểu đoàn dù Lê Dương ( 1er BEP) đang bị bao vây và có khả năng bị tiêu diệt.

Đại tá ra lệnh cho Feaugas (Trung tá chỉ huy tiểu đoàn 1 Tabor) xông lên, xốc nách dìu những lính Lê Dương còn lại. Nhưng đoàn quân bị chặn lại.

Lúc đó chỉ còn cách, nhanh chóng trở lên lại đèo với quân Tabor, và tìm cách cản bước tiến của đối phương. Gọng kìm khép chặt dần. Chúng tôi trở thành những con mồi.

Trong khi một bộ phận của một đại đội điều khiển bởi một chỉ huy, mặt mày hốc hác, đã mất hết tinh thần, trở lại những núi đá, phía mà sáng nay chúng tôi chiếm đóng, để chờ cuộc chiến lắng xuống một chút, thì đơn vị của tôi cũng leo trở lại con đường mòn, bị xói lên tơi tả, đầy rác rưởi, dừng ở tư thế phòng ngự, mặt quay về đỉnh đèo, để cản sức tiến công của đối phương sắp nhằm vào đội Hậu vệ của chúng tôi.

Trong lúc này, chúng tôi nghĩ là hy vọng cuối cùng để vào thung lũng không còn nữa.

Thượng sĩ Orsini, con người đặc biệt bình tĩnh và gan dạ, bị một mảnh lựu đạn cạnh mắt phải, máu chảy ròng ròng trên gò má, anh vẫn xông lên và với cái giọng giễu cợt quen thuộc.
- Không can gì, tôi vẫn thấy chúng bắn không chính xác đâu.

Một số chiến binh Ma rốc đóng ở cạnh chúng tôi, nhìn thấy trong bóng đêm, trên một mỏm núi đá một số bóng người đang leo trèo. Họ chĩa súng vào những lính Việt Minh mạo hiểm kia, và bắn dữ dội. Có tiếng của Loubès, gào lên yêu cầu ngừng bắn. Đây là một nhầm lẫn đáng tiếc: Đó là một đơn vị nhỏ của 1erBEP, dưới sự chỉ huy của một sĩ quan gan dạ định chộp một khẩu súng trọng liên của đối phương nằm trên một chỏm núi đá. Những người lính già của chúng tôi lại bị chúng tôi sát hại ...

Cũng không nên trách những chiến binh Ma rốc kia. Khi mà sự hỗn loạn đã đến cực độ, đường liên lạc không còn nữa, các đài vô tuyến cử những chiến binh đưa tin thì đều tử trận với bọc tin mang theo. Sự nguy hiểm của những nhầm lẫn lớn dần, ngoài sức tưởng tượng.

Trời sáng dần dưới màn sương mù.

Đạn vẫn nổ ở tứ phía, mỗi lúc một mạnh. Bên cạnh những trung đội còn nguyên vẹn trong tay những chỉ huy dạn dầy, đang tiếp tục chiến đấu, đã xuất hiện những tốp người như phát điên vì những chỉ huy của họ đã chết hay không còn sức chiến đấu nữa.

Đại tá Lepage ra lệnh cho Feaugas, chỉ huy leo Tabor, phải chọc thủng con đường ra khỏi Cốc Xá, nhiệm vụ mà tiểu đoàn 1erBEP không thực hiện được sau một trận đẫm máu, ông nói:
- Tôi tin ở anh, vì danh dự của các Goum của anh.

Lập tức Feaugas gọi Jeanpière từ nơi tử địa trở về cùng với vài lính Lê Dương còn khoẻ mạnh, ông bảo:
- Chỉ cho tôi trên bản đồ con đường nào là tốt nhất.

Jeanpierre người được thay thế Trung tá Segretain bị loại  khỏi vòng chiến đấu, và đang là chỉ huy 1e BEP, trả lời:
- Anh chỉ cần theo vết các xác chết, họ sẽ chỉ anh lối đi !

Sau đấy, theo lệnh của Feaugas, tiếp là Raval, Villeneuve chỉ huy phó của đại đội Tabor 59, lao lên đi đầu tiểu đoàn 1 Tabor ( 1erTabor) vào con đường hẻm . Anh thấy xung quanh những thi thể chiến binh Tabor bị trúng đạn, và bắt đầu tan rữa. Lập tức anh cho hát vang bài hát Fathia.

Từ đáy của cái lũng hẻm đáng nguyền rủa cho đến đỉnh đèo đường hẻm, thế mà một số lính biệt kích và đại đội Tabor của chúng tôi còn cất nổi những tiếng hát rên rỉ và tuyệt vọng, những lời cầu kinh của những kẻ sắp chết, lời kêu gọi của những kẻ tuyệt vọng đến thượng đế, đồng thời cũng là lời chấp nhận cái chết sau khi đã cố gắng tìm con đường sống một cách tuyệt vọng.

Lính Tabor chỉ hát được 2 hay 3 lần cái khúc điệu bi thảm này trong suốt cuộc đời chiến đấu ác liệt của họ. Thật là thống thiết. và một điều bất ngờ đã xảy đến, mặc dù trước một cảnh lộn xộn ghê gớm, một mệnh lệnh được gửi trực tiếp tận tay yêu cầu rút lui theo đỉnh núi đá vôi đứng sững nhìn xuống thung lũng, ở bên phải của đường mòn. Không còn con đường nào khác nữa. Đó là sự mạo hiểm, một cuộc phiêu lưu mà 300 con người cuối cùng của binh đoàn Lepage đã phải đi qua.

Từ sáng tinh mơ, trước khi nhận lệnh đi ngược lại đến dòng suối, đại đội Tabor của tôi đã 3 lần xung phong lên vị trí mà chúng tôi định vượt qua, nhưng chúng tôi đều bị đẩy lùi bị kiệt sức. Sau khi thêm 10 người chết, vài chục người bị thương, chúng tôi đến chỗ dốc dựng đứng, dường như không thể nào xuống được.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #43 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 01:54:07 pm »


Bây giờ, chúng tôi đang ở cạnh cái nhà tranh rách nát, nơi mà chúng tôi xuất phát. Những xác chết của cả hai bên ngổn ngang trên mặt đất. Tôi đang dừng một lúc với vài lính Tabor dưới một tảng đá cứu độ, ở cách tôi vài bước chân, một chàng trai rất trẻ, là trinh sát viên của trung đội Loubès, anh đang dìu một thương binh đứng dậy, thì bị trúng đạn, ngã xuống như một đống thịt: một viên đạn đã bắn trúng vào mặt anh, cái cằm dưới bị bay đi chỉ còn lại cặp mắt, anh nhìntôi Tôi nhớ mãi cái nhìn của anh - như muốn cầu cứu tôi. Một viên đạn thứ 2 bắn xuyên thủng bụng anh.

Bên cạnh dòng suối, xung quanh những thương binh không đưa đi được, người nào cũng nhăn nhó vì đau đớn và sợ sệt những thầy thuốc của các Tiểu đoàn, với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc thương bệnh binh đến cùng. Họ cắm một cái cờ Hồng thập tự, họ tiếp tục chạy chữa, băng bó dưới làn đạn và mảnh súng cối. Một số thương binh đang nằm giữa chỗ trống bị trúng đạn, một số bị chết. Tôi mang theo đài vô tuyến điện của Đại đội, và cùng 3 chiến hữu, tôi dự định liều một đợt vượt con đường mòn, mặc cho nguy hiểm, chết chóc, sự lo lắng bị bắt làm tù binh ám ảnh tôi, tôi không tìm thấy đại đội trưởng Spor trong đám hỗn loạn...

Đột nhiên, tôi húc phải một xác chết của một lính Lê Dương, tôi bổ nhoài, nằm lên xác anh ta. Mồ hôi toát ra làm ướt thẫm lưng tôi, tôi nhổm dậy, hai tay đè lên cái xác chết, như mê man, mắt tôi nhìn vào người chết, một viên đạn xuyên qua đầu anh ta ở gần lỗ tai, tóc xoăn, da nhợt nhạt, nét mặt rất tinh. Đúng rồi, đây là John ca sĩ da đen trên tàu Pasteur. Trên đôi môi tím ngắt điểm một nụ cười không tài nào tả nổi. Tôi khó khăn lắm mới lấy lại bình tĩnh, một tràng  đại liên cày mặt đấy và xả vào cái xác chết của John. Tôi có cảm tưởng như anh chàng sống lại và rung rinh lẩy bẩy. Tiếp theo là một quả lựu đạn nổ tung cạnh tôi, tôi chỉ cảm thấy vài điểm châm kim nhức nhối ở cặp chân những chỗ bị nhiễm trùng, lên vẩy. Bị vắt cắn. Tôi kêu lên "Không thể chậm trễ, không thể chậm trễ được"! Tôi vội xa lánh nơi này, bước đi loạng choạng để đuổi kịp lính Tabor của tôi. Họ nhìn tôi lo lắng và không hiểu.

Từng bước nhảy, chúng tôi chạy qua một số cáng nằm dưới làn đạn của đối phương ... một người Pháp, băng bó đầy người gọi chúng tôi:
- Tôi thấy quân Việt Minh kia kìa, các anh không đi qua được đâu Các anh hãy ở lại, chúng ta ới tong cả rồi. Một lính Tabor sụp xuống, và ngồi nguyên tại chỗ. Một lát sau, anh này bị bắn chết. Cuối cùng tôi trở lại bờ vực giữa những lính biệt kích và những lính Lê Dương lẻ tẻ. Chỗ này, kín hơn tránh được những làn đạn. Tự nhiên có sự tĩnh lặng lạ lùng, tiếng súng ở xa im bặt. Chỉ còn những tiếng động nghẽn lại do núi đá, do cây cối rậm rạp. Nhưng chúng tôi thừa biết là đối phương đang thúc sau gót chúng tôi, chúng tôi không dám ngừng một lát để thở.

Cuộc rút lui qua con đường nguy hiểm bắt đầu có trật tự, ít ra là trong sự yên tĩnh. Cái chết luôn rình rập.
Một chú Tabor hoá điên gieo mình vào không trung.

Người hạ sĩ quan trẻ nhất của đại đội, mà tôi vừa gặpđang ngồi với cái gậy cặp giữa 2 đùi, nói với tôi bằng một giọng đặc nông dân, anh ta chẳng hiểu gì về tình hình: "Trung uý, hãy ngồi nghỉ một tí, ở đây tốt lắm".

Anh này đặt vấn đề nghỉ ngơi không đúng lúc, muốn được hưởng 1 phút thư giãn. Thôi cũng đỡ khổ thân cho anh ta, vì sau đấy 24 tiếng anh ta bị thương quá nặng ở đùi, và chết trong khi là tù binh...
 
Để tụt xuống núi đá, tôi xuống cặp đôi với một chú cai của tiểu đoàn Lê Dương dù (BEP) bị thương, nhưng còn nhanh nhẹn. Vấn đề là tụt từ Cốc Xá đến thung lũng qua hàng trăm mét phía dưới có một đoạn độ 50m là dốc đứng nguy hiểm nhất, anh chàng giao cho tôi cái đài vô tuyến điện vì sợ mất, xuống vài chục phân, anh ta lại xin lại đài, anh cầm luôn cả khẩu carbine của tôi, cứ thế chúng tôi xuống dần dần từng bước, luân phiên nhau như những người leo núi Alpes . Trong khi ấy quân đội Việt Minh xung phong, họ gào thét, họ ném những quả lựu đạn dọc theo vách đá.

Chỗ này, một người tuột tay rơi như một tảng thịt, kéo theo một người khác. Chỗ kia một dây leo rừng, một dây dùmỏng manh bị đứt làm cho người túm lấy nó ngã xuống vực,tạo một tiếng "phạch" lớn.

Đột nhiên, bên cạnh những tiếng thét, một tiếng rú xé toang bầu không khí: một Tabor già râu ria, trong đội trợ chiến, không muốn rời cái đế súng cối 81 mà ông có trách nhiệm. Ông tuột tay lao giữa không trung, cái đế súng cối của ông cũng bay theo như một thiên thạch, nó rơi đúng đầu một chú lính bất hạnh đang tuột xuống gần chân núi, và đã tưởng thoát nạn. Ông lính già râu ria rơi trong không gian tay chân ông múa như một con rối, rồi ông nát bét bên cái gánh nặng chết người của ông.

Chân tôi đã dẫm xuống đất bằng. Bên cạnh tiếng reo của đồng đội, là tiếng la hét của đối phương, họ tiêu diệt hay bắt sống những bạn đi chậm hay bị thương của chúng tôi.

Đến những người địa phương, thậm chí cả những chú khỉ của vùng biên giới , cũng không dám đi con đường hoả ngục mà chúng tôi đã đánh dấu bằng máu để đi qua đây, vậy mà lúc đó lại là cơ may của chúng tôi.

Chúng tôi đã tập họp một cách rất vất vả những tốp nhỏ các đơn vị ở chân núi đá, đối phương ở cái nút chai trên đỉnh núi đá vôi vùng Cốc Xá tiếp tục bắn vào chúng tôi, nhưng rồi  những trọng liên, súng cối nặng dần dần thưa đi vì lẽ đám sương mù dai dẳng làm cản trở việc yểm trợ và tiếp tế lương thực đạn dược, bây giờ lại giúp chúng tôi bằng cách phủ kín các đỉnh núi trên đường hẻm.

Từ trên đỉnh cao, người ta nghe tiếng kèn đồng chua loát của đối phương. Phải chăng việc choa chác những miếng thịt mồi bắt đầu.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #44 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 01:54:48 pm »


CHƯƠNG 24   
TIẾP THEO HỖN LOẠN 



Một bức màn sương mù dày đặc bao phủ các đỉnh núi của đường hẻm Cốc Xá, ở đằng sau lưng chúng tôi. Chúng tôi chạy vượt qua một đám ruộng ngập, và leo lên những ngọn núi nhỏ, nó ngăn cách chúng tôi với quả núi 477, nơi mà binh đoàn Charton đang đợi chúng tôi. Chỉ có một ý nghĩ, một mục đích: bắt liên lạc với binh đoàn Charton cho bằng được và nhanh nhất.

Những đơn vị bị xé lẻ bị tàn sát qua những trận của những ngày qua, đã bị tan rã, chưa củng cố được, sau vụ tuột xuống núi đá vừa diễn ra. Tôi đang đứng giữa một đám người, đủ các loại: vài lính quân xa, vài lính Lê Dương vài quân biệt kích và quân Tabor.

Chúng tôi đang đi trong một rừng thưa, đút đoạn bởi những khoảng trống.

Cỏ mọc xum xuê từ nơi đây, chúng tôi nhìn thấy những đỉnh cao của núi đá Cốc Xá, những tốp quân Việt Minh tiến về phía chúng tôi, người nào cũng có một túm cành cây buộc vào sau lưng để nguỵ trang. Chúng tôi chạy nước kiệu. Không kịp để lấy lại hơi thở.

Đằng trước, đằng sau, hai bên sườn, có nhiều tiếng súng, tiếng liên thanh, tiếng đạn súng cối. Đạn reo giữa các cây, các cành gãy nghe rắc rắc những tiếng động rất bất bình thường, mấy lính Việt Minh tiến gần chỗ tôi, cách 50m. Họ không thấy tôi, trong khi tôi đang trên một đường mòn nhỏ, đi tìm đồng đội. Tôi nghe một tràng liên thanh và tiếng lựu đạn nổ trước mắt tôi, 4-5 lính Tabor đang đi hối hả. Tôi chỉ còn cách họ chừng 100m, tôi đang tìm cách bắt kịp, tôi gọi,  đúng lúc một trong số họ quay lại vẫy tay chào tôi thì một tiếng nổ xé trời, kèm theo một số tiếng nổ khác ... khói tan dần, vài thước trước mặt tôi, xác mấy chú Tabor tan tác, đẫm máu nằm ngang ngửa như những người đang đóng kịch câm, giữa những cành cây gãy và đất tung toé.

Tôi sải bước qua các xác chết, một mình chạy trên đường, ngón tay luôn đặt sát lẫy súng của khẩu "các bin". Chỉ cần gặp một người lính của liên hiệp Pháp là tôi tin mình đã thoát nạn!

Tôi vừa chạy thêm mấy bước, thì một loạt thứ hai đạn cối  81 rơi cạnh gót tôi.

Sau cùng, tôi gặp các chiến hữu. Tôi gặp anh Baillet, vài hạ sĩ, và mấy người nữa. Chúng tôi lần theo con đường mòn mà súng cối đối phương đã dò sẵn, vì nó đi thẳng đến chân núi 477. Chúng tôi biết là đối phương đang tìm cách đến quả núi này, và chúng tôi đi theo cách lối con dím để đẩy lùi sự  áp sát của quân Việt Minh.

Chúng tôi đi theo hàng dọc, người thì sẵn sàng bắn sang trái, người thì sẵn sàng bắn sang phải.

Bên cạnh đường, một Trung uý đã có tuổi của Tiểu đoàn dù Lê Dương, nằm dựa vào một gốc cây, ở ngực của ông chảy ra một dòng máu sủi bọt, chân ông bị nát, đầu ông bị băng bó nhem nhốc đã mấy ngày. Một lính Lê Dương, cũng bị thương ở cánh tay, đang tìm cách chặn không cho máu chảy, cứu thủ trưởng của mình. Anh xé cái áo lưới mắt cáo, để làm nùi giẻ bịt vết thương to tướng, vô phương cứu chữa. Trung uý nhìn chúng tôi chằm chằm, mắt nhợt nhạt và cố găng nói:
- Không theo lối này, các chú, chúng đang ở đấy, chính chúng bắn tôi. Rẽ sang trái.

Chúng tôi cúi xuống, giúp cho việc băng bó, không tin tưởng lắm ở hiệu quả, ông ta cản không cho một chiến hữu của tôi xé bao cứu thương, bằng một cử chỉ trăn trối:
- Đi tong rồi, ông bạn ơi. Vô ích thôi!
Một dòng máu đỏ chảy ở mép, miệng trắng nhợt, ông gục luôn xuống.

Chúng tôi chạy rẽ sang trái, kéo theo xác ông, không muốn để lại xác chết của viên trung uý già. Nước mắt tràn ngập đôi mắt xanh của anh lính Lê Dương, anh ta chạy ngoằn ngèo, thấm máu trong nỗi đau. Thân anh trần trục, quần rách không còn ống, anh như một đứa trẻ tinh nghịch, đang chạy trong rừng tìm tổ chim. Anh đi chân đất da mầu nâu, xây xát những vết đỏ.

Đến một ngã ba đường, chúng tôi bắt gặp những lính dõng người Cao Bằng, súng ống sẵn sàng hướng về phía Tây. Tí nữa là họ đón chúng tôi bằng những băng đạn, vì tưởng rằng bị tấn công từ sau lưng. Họ ẩn trốn trong một khu rừng nhỏ, trong những đám cỏ cao. Trung uý Viltard mũ nồi dính chặt trên đầu, lưng thắt một dãy lựu đạn trông rất hùng hổ, anh gọi to:
- Rẽ ngay sang trái, các anh cách chỉ huy sở của Đại tá Charton chừng 800m. Các anh sẽ gặp quân của 3e Tabor vàquân của 3/3 REI.

Rồi, anh ta hò hét, ra lệnh, vung tay theo thói quen:
- Vọng, mày bắn vào cành cây to, kia kìa! đồ ngu. Bắn ngắn thôi, mày không thấy bọn Việt Minh à. Thằng ngốc! - Được, trúng đấy.

Chúng tôi đã cùng nhau đến Việt Nam trên con tàu Pasteur tháng 5/1950, mặc dù anh ta bận, tôi vẫn hỏi:
- Ở đây có gì hay?
- Không có gì tốt cả, mọi việc đều xấu đi ? Quân Việt Minh ở khắp nơi, như kiến. Chúng đang điều một đại đội đến. Charton cử tớ đến đây để giúp đỡ các cậu, và chỉ đường nếu trong một giờ nữa mà các cậu không có đủ thì tớ toi, nói các bạn của cậu chạy nhanh lên, chạy hết sức.
- Còn trên ấy thì thế nào?
- Không hơn gì! Tiểu đoàn 3e Tabor gần như hết đạn, quân Việt Minh chăng lưới thế nào mà chiếc Tunkers đã thả cho chúng két đạn dành cho chúng tớ. Trong tiểu đoàn tớ, đã có 2 đại đội kiệt sức. Đêm qua chúng tớ bị tấn công mãnh liệt Tiểu đoàn còn sung sức là tiểu đoàn Lê Dương của Trung tá Forget. Tớ có cảm tưởng là Đại tá Charton giữ nó làm con chủ bài để làm một quả đấm mạnh sắp đến, đó là chắc chắn.

Anh ta ngắt lời. Rồi bỗng nhiên nói:
- Cút nhanh đi, ông bạn ơi, có thể một ngày nào đó... Rồi anh ta tiếp tục chửi bới lính dõng của anh, như anh hay quen thói, tiếp theo anh tập trung chỉ huy mấy khẩu trung liên của anh.

Tôi gặp lại một tốp người trong tiểu đoàn của tôi trên đỉnh núi 477. Tôi bắt tay các sĩ quan và hạ sĩ của tiểu đoàn 3e Tabor. Trên địa điểm này có một sự ùn tắc đáng lo ngại của lính đủ các loại.

Trong một hang đá túm tụm đến 400 dân thường của Cao Bằng. Họ không muốn ở lại Cao Bằng, khi quân Pháp rút. Họ nhìn xung quanh với một thái độ hốt hoảng và sợ sệt của kẻ bị vây dồn. Có nhiều người bị thương, nhiều người mất nhiều máu. Những người may mắn không bị gì thì không nghĩ đến việc giúp đỡ đồng đội mình, họ chỉ nhìn nhau ngây dại, bị tê liệt vì quá sợ sệt.

Đại tá Lepage, với một số sĩ quan tham mưu tìm cách bắt liên lạc với Đại tá Charton, ông chỉ liên lạc được với ông Charton sau một thời gian dài tìm kiếm. Chứng tỏ sự tan rã bao trùm lên cứ điểm này ùn lên quá nhiều đơn vị quân đội Việt Minh.

Cuối cùng hai ông gặp nhau. Tất cả chúng tôi nhìn về phía hai ông. Trách nhiệm lớn lao nào đang đè lên hai ông? Hai bộ mặt rầu rĩ lưng bị còng đi đã nói lên tình cảnh của họ.

Đại tá Lepage giải thích cho Đại tá Charton là ông cần nhiều giờ để tập hợp lại những đơn vị của ông bị tan rã và bị rải rác để xốc lại đội ngũ. Thời gian này hết sức quan trọng đến tương lai của hai binh đoàn. Những Đại tá Charton không thể bảo đảm cho việc này. Quân của ông đang bị đe doạ trước cuộc phản công quyết liệt của đối phương. Tiểu đoàn của Forget đang bị quấy rối gần đây, quân số của tiểu đoàn lính dõng sa sút liên tục. Phải rút nhanh.

Hai Đại tá quyết định ở lại đỉnh núi 477 một giờ nữa để cố gắng tập hợp quân ở sườn núi, những đơn vị còn sót lại của tiểu đoàn dù Lê Dương 1erBEP đang được vá víu lại. Những chiến binh thiện chiến của nó đã bị những tổn thương nặng trong những ngày qua, những người sống sót hầu hết đều bị thương.

Về phía chúng tôi, cũng không hơn gì. Hai đại đội Tabor bị thiệt hại nặng chỉ còn lại vào khoảng 250 người còn khoẻ mạnh, trong số 650 người ra đi từ Thất Khê.

Đối với hai đại đội của 11eTabor, tết hơn cả là không nên nói đến, nó đã bị đánh nát tan tành ở Nà Kheo, đường hẻm Cốc Xá là một cú chí tử cho số còn sống sót. Hiện nay chỉ còn một bộ phận nhỏ tiểu đoàn bộ còn lại trong đơn vị này. Tôi mừng rỡ vô cùng khi gặp lại anh Spor. Sau khi tuột xuống từ vách núi đá, tôi và anh cố gắng tập họp lại các đơn vị chiến đấu, phân phối lại vũ khí, đạn dược. Nhưng chúng tôi không tài nào thực hiện được ý định này.
 
Quân đội Việt Minh điều chỉnh súng bắn lên đỉnh núi 477 với một độ chính xác, và mật độ mỗi lúc một cao. Đạn cối rơi gần như khắp nơi, súng liên thanh đối phương quét sát đỉnh núi, từ bốn phía có quân xâm nhập.

Lệnh được ban ra, các đơn vị Tabor được tập họp phải bố trí ở tư thế phòng ngự, hướng về phía Đông, nơi mà hai Đại tá nhận định sẽ có lực lượng xung phong của đối phương.

Trời chiều bắt đầu, từ sáng đến giờ, bao là sự việc?

Một cấp dưỡng trao cho tôi một miếng bánh quy và một miếng Sô cô la. Đã không có tí gì trong bụng từ 24 giờ qua. Tôi ngấu nghiến tức khắc và cảm ơn ông bạn, bằng cách tặng lại một băng tiểu liên còn đầy đạn mà tôi nhặt được trong một bụi rậm. Chúng tôi không còn cuốc xẻng, một số người phải đào đất bằng cái gậy của mình. Ông Thượng sĩ Loubès tháo con dao găm luôn mang ở thắt lưng ra để xới đất.

Khó tin nổi, tôi hỏi anh tìm gì trong đất này.

Không cười, anh ta trả lời rất điềm tĩnh:
- Tôi đào một vị trí chiến đấu, còn anh, anh cũng phải làm như tôi.

Mặc cho đạn bay, rít lên ở mọi nơi làm tung toé đất và những mảnh gỗ, chỗ này, chỗ khác. Mặc cho số người bị thương vì những viên đạn vu vơ, số lượng càng nhiều lên, mặc cho giờ phút kinh hoàng trước một đợt xung phong sắp xảy đến. Tôi không thể nhịn cười khi thấy con người khổng lồ kia đang bò cả bốn chân để đào bốn cái hố bằng con dao găm.

Khía cạnh nực cười của tình hình làm cho tôi như khoẻ lại đến mức tôi đã nói đùa không đúng lúc. Có lẽ là lúc dây thần kinh không còn có thể căng hơn nữa, nhưng cái nhìn xoi mói những bộ mặt ác cảm tập trung vào tôi làm tôi phải vội vàng tìm cách gạt sang một bên lối đùa không đúng lúc ấy và tôi miễn cưỡng cào cuốc đất, ra vẻ cũng làm như mọi người.

Ông Thượng sĩ Francaloni quay lại và kêu lên, một viên đạn trúng vào lưng ông, một lính dõng lăn ra chết bên cạnh Loubès đang cặm cụi đào đất như con kiến đào tổ. Những lính Lê Dương nóng nảy đổ cho lính Tabor muốn đầu hàng nếu không cho hai trọng liên vào hoạt động. Một sĩ quan Tabor trả lời ngắn gọn ngay là không nên dây vào việc không phải của mình. Không khí thật là ồn ào, những cuộc cãi lộn xảy ra, trong khi đối phương lại gần. Buộc tất cả mọi người của các đơn vị đều xích gần lại với nhau để chống đỡ, lo cho sự an toàn cho cả tập thể. Nhưng trạng thái kích động  chung vẫn còn, tâm trạng bất an vẫn ẩn khuất trên quả đồi, như những con kền kền đang lượn quanh một xác chết.

Chúng tôi sắp rút lui, lệnh ban ra sắp đến nơi. Trên mỏm đồi tròn cạnh núi 477, tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 Lê Dương (3/3REI) chiếm đóng, một loạt liên thanh nổ rền. Đó là một báo hiệu xấu. Chúng tôi nghe tiếng lựu đạn nổ, đối phương đang bước sang đánh giáp lá cà.

Một cụ già người Cao Bằng chòm râu trắng xoá, bò đến với chúng tôi, hai chân bất động, cụ kêu rên:
- Nước nước (de I'eau, de I'eau!)

Mặt cụ nhăn nheo vì đau đớn, cặp mắt nhỏ sắc sảo của cụ nhìn vào một điểm xa xa mà cụ nguyền rủa, mệt lả vì cố gắng, cụ nằm xuống từ từ tại chỗ, và không cựa quậy nữa.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 03:57:18 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #45 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 01:55:11 pm »



CHƯƠNG 25
MỘT SỰ THOẢ HIỆP XỘC XỆCH


Trong khi những người sống sót cuối cùng của tiểu đoàn dù Lê Dương 1erBEP đang đi về phía thung lũng, im lặng, theo hàng một dưới bóng cây che chở, và khi những đơn vị của tiểu đoàn Tabor của Cao Bằng bắt đầu rút lui, thì ông Đại uý chỉ huy phó của tiểu đoàn, mất tinh thần bỗng điên loạn, gào lên:
- Phản công, phản công! Các anh đều là những thằng hèn, chúng ta đi tong rồi.

Thực ra, không phải quân Việt Minh tiến đến chúng tôi, mà là những bộ phận rơi rớt của tiểu đoàn lính dõng của trung uý Viltard. Họ đến giúp chúng tôi một tay.
-Viltard đây! Đừng bắn! Chúng tôi đây mà! Viltard kêulên.

Họ đang ở giữa 2 luồng đạn: Chúng tôi và đối phương.

Trong lúc này, quân Việt Minh điều chỉnh thước ngắm nhằm vào đỉnh núi (477) nơi chúng tôi đang tìm cách rút lui. Đạn của họ trúng vào các thân cây, cày đất tung toé, hú hoạ giết hại, và làm bị thương những kẻ mà giờ tận số đã đến. Trung uý Baillet ở tư thế quỳ, rõi ống nhòm về phía một  đơn vị quân đối phương ở cách đồi 477 vài trăm mét, nói với Villeneuve vừa mới đến.
- Không nên ở đây, chúng ta sẽ bị hạ thủ.
- Đi đâu thì chúng ta cũng bị giết chết. Villeneuve trả lời:

Baillet đứng dậy, đi được mấy bước rồi lăn ra, một viên đạn găm trúng vào tim anh.

Đi sau đại đội Tabor bảo vệ và Trung đoàn bộ của Đại tá Lepage, chúng tôi rút lui. Đối phương thúc đằng sau gót. Chúng tôi rút khỏi đồi 477 bằng con đường ở đáy lũng được tạo thành bởi một con suối cạn. Hẳn là quân đối phương đã tiến qua con đường này, vì nhiều xác chết, đủ các màu da, nằm ngổn ngang dọc theo con đường này. Mọi thứ quân trang quân dụng rải khắp nơi trên mặt đất: túi ba lô, khăn quàng, băng đạn, mụn rách của quần áo, tập băng gạc, mũ của quân đội Việt Minh bằng lá cọ, thứ thì treo trên mỏm đá, thứ thì dính bùn lầy bẩn thỉu. Hầu như tất cả đều vấy bẩn bởi bùn và máu, máu tươi. Trên đỉnh núi 477, mặc dù tình thế nghiêm trọng, chúng tôi vẫn có cảm tưởng là tương đối an toàn nhờ ở độ cao của vị trí. Bây giờ, chúng tôi đang đi trong một lòng suối cạn, vấn đề lại đặt ra: theo đường suối, theo quân Việt Minh giục xung phong, rồi chúng tôi nghe tiếng súng của trận đánh giáp lá cà, điểm vào là tiếng lựu đạn nổ.

Tiếp theo, tiếng kèn đồng chua loét của quân Việt Minh báo hiệu chiến thắng, gọi nhau, tìm nhau. Mặt trời tắt dần. Chân trời tối đen. Màn sương mù nhẹ buông xuống.

Chúng tôi thở xả hơi mấy phút, rồi mỗi người tự sửa sang, như trang điểm lại cho mình. Trung sĩ Bauer đang sửa sang bộ quân phục bằng cách gài lại cái khuy, anh Pontet với một miếng gạc cứu thương, chùi cái áo lưới mắt cáo bị lấm bẩn sau cú ngã quỵ xuống bùn. Còn Đại đội trưởng Spor, anh ngồi bình tĩnh, anh để khẩu tiểu liên trong tầm tay, khoá chốt an toàn, rồi anh từ từ tuột đôi giày, kiểm tra tỉ mỉ mấy ngón chân, tay, xoa bóp nhè nhẹ từng ngón một. Anh xỏ lại giày đứng dậy, anh rút ra tấm bản đồ và bắt đầu nghiên cứu với một cái đèn Pin nhỏ, bọc ở đầu có một miếng giẻ. Anh đúng là người lính thực thụ ở giữa đội quân, một cấp chỉ huy bất chấp sự nguy khốn, anh quyết định cho dừng chân... Chỉ có một cái thiếu, đáng tiếc! đó là bữa cơm chiều.

Trong đêm tối, một tiếng khe khẽ gọi: "Ông Trung uý! Ông Trung uý! "

Ở tư thế nằm ngửa, chân anh bị giữ im bởi những chỗ băng bó, Trung sĩ Triquet Trung đội trưởng một trung đội Tabor, chồm dậy dựa vào 2 khuỷu tay, khi chúng tôi đến gần. Bên cạnh anh, có đội trưởng Renin đang thức, và chăm sóc cho thương binh này.

Renin giải thích:
- Quân Tabor tiếp tục cuộc rút lui. Họ để lại anh Triquet vì mang theo sẽ làm chậm bước tiến của đoàn quân. Tôi cố giữ lại một số lính Tabor của Trung đội tôi, nhưng họ vẫn tiếp tục đi về hướng Nam. Tôi ở lại với Thủ trưởng của tôi, tôi không muốn bỏ rơi anh ta. Rồi như để tự thanh minh, anh nói:
- Các anh hiểu! Chúng tôi biết nhau từ lâu rồi.

Spor hỏi ngay:
- Vậy ai là chỉ huy Trung đội các anh bây giờ?
- Không ai cả. Anh ta trả lời với vẻ hơi ngượng ngùng.

Spor lắc đầu, rồi ra lệnh làm một cái cáng tạm thời để khiêng người thương binh, người lính đã nhiều năm dưới quyền anh ở Ma rốc.

- Anh Trung uý - Triquet nói khe khẽ giữa tiếng rên vì đau đớn - Nếu là anh, thì tôi sống! Anh? Anh không bỏ rơi tôi, Trung uý, tôi biết, tôi biết là anh không bỏ rơi tôi.

Nói năng thật không ra sao cả, nhưng Spor mủi lòng, trái với thói thường của anh

Bám lấy cáng, chúng tôi cố gắng leo trèo trong khu vực  của những mỏm núi mấp mô. Có người trượt chân ngã vào đống bùn, họ dựa vào đầu gối, họ gượng nâng cáng lên ...Trời tối đen, tiếng súng thưa dần, đó là thường lệ ở giờ này. Ở vào lúc mà chúng tôi phải lợi dụng giây phút tiếng súngngơi, để lao nhanh thì chúng tôi lại chùn lại, đi cực kỳ chậm. Dù sao, chúng tôi dồn sức còn lại để làm nhiệm vụ gay go này, không ai muốn nói ra nhưng chúng tôi đều nghĩ, nếu chúng tôi làm việc ấy với người thương binh cấp dưới của Spor, thì Spor cũng sẽ như vậy với chúng tôi, khi có sự kiện tương tự xảy ra. Trong tình trạng rã rời, ý chí dù là mù quáng, của một con người mạnh mẽ bỗng trở thành một mệnh lệnh vô thượng. Đáng tiếc, chúng tôi sắp buộc phải bỏ lại anh thương binh, mặc cho bao cố gắng tuyệt vọng, chúng tôi thấy khó tiến lên nữa, trong lúc còn hàng chục cây số phải đi tới.

Trong một giờ chúng tôi chỉ có thể tiến lên độ vài trăm mét. Luân phiên phải thay người khiêng cáng, lúc đầu đi đầu, dần dần đi theo đuôi.

Anh hạ sĩ quan thương binh biết là đoàn sẽ để anh lại trên đường, anh mạnh dạn nói với Trung uý Spor.
- Để tôi lại, cho tôi một phát đạn!

Một tâm lý đáng hổ thẹn, đến với chúng tôi, tất cả có hai luồng suy nghĩ: Để cứu một mạng người, không nên làm cho 80 người khác bị kẹt mất hết hy vọng và nếu chúng tôi lại bị thương nữa, thì đi tong. Không thể nghĩ khác. Hoặc không nên cầu xin sự giúp đỡ của người khác, khi buộc người ấy có thể bị nguy hiểm tính mạng, chỉ vì một việc là đi chậm. Mỗi người chúng ta đều phải có sự dũng cảm mà nói khi đến lượt mình: "Hãy bỏ tôi lại", để giải toả lương tâm cho các chiến hữu của mình, vả chăng sự quyết đoán ấy coi như đã được tính trước rồi .

Anh Trung sĩ Renin quyết định ở lại với Sếp của anh.

Spor muốn cưỡng lại, nhưng không được. Anh ta phải giải thích cho viên hạ sĩ của anh là anh phải tìm gặp Trung đội của anh ta, và đưa những người còn sống về đến đích cuối cùng.
 
Anh Renin ở lại, không rời người bạn của anh. Đừng bỏ rơi tôi, đừng bỏ rơi tôi. Người bị thương kêu gào, rên rỉ trong mê sảng.

Chúng tôi phải tiếp tục đi
Spor ra lệnh lên đường, đoàn đi nhanh, như để xua đi cái
hình ảnh đau thương vừa qua.

Khi những lính Tabor đang lên một dốc nhỏ, tôi ngoảnh lại nhìn, thấy dưới bóng cây, anh Renin đang cúi người xuống với Triquet, cho anh ta uống nước.

Hai bóng đen mờ dần trong đêm tối.

Trường hợp của hai anh chàng Triquet và Renin sau này được đưa ra tranh luận. Anh Renin bị đưa ra phê phán mạnh bởi những bạn chiến đấu của anh ta. Anh bị lên án là đã bỏ rơi Trung đội của mình mà đúng ra anh phải cầm quyền chỉ huy, khi Triquet vắng mặt.

Renin bị phạt giam vì đã bỏ rơi Trung đội của mình, anh đã có thể chọc thủng vòng vây, được thưởng Huân chương và là kẻ chiến thắng trong chiến bại, anh sẽ được các bạn của anh, cho anh là một chiến binh giỏi. Có thể, có lúc anh nhớ đến người bạn bị bỏ rơi, bị thương nặng đang nằm trong một khu rừng ở Đông Khê, anh có thể thấy lương tâm anh cắn rứt.

Trước một sự lựa chọn được đặt ra, anh Renin đã chọn cách giải quyết khắc nghiệt nhất, không theo một ước lệ nào, tự phát nhất và xúc động nhất.

Người nào đã đánh giá không khoan nhượng về anh, về con người Renin quá trung thành với bạn bè, mà quên nhiệm vụ, người ấy vẫn cảm thấy trong lương tâm day dứt, xao động. Mong rằng những miệng lưỡi độc ác đừng có xúc  phạm nữa. Người ta chỉ nên nhớ đến hình ảnh anh chàng Renin ngồi bên cạnh cái thân thể bị tàn phá của người bạn mình .

Phải chăng Renin, một trung sĩ thấp bé đã đi vào truyền thuyết những con người thượng thặng, những gương quả cảm? Không kể là anh có thể có những động cơ kín đáo và những yếu đuối nào.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 03:56:04 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #46 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 02:24:51 pm »


CHƯƠNG 26
MỘT TRẬN Ú TIM



Chúng tôi lần mò tiến trong rừng. Trời tối đen, từng lúc có sương mù. Địa hình xấu đến nỗi chúng tôi phải dừng lại và người này dựa vào người kia. Chúng tôi phải thu mình, lưng dựa lưng, bị rét cóng, không phân biệt là cấp nào. Tôi như dính vào hai anh lính Tabor, khẩu các bin kẹp vào hai chân, co rúm và băng giá.

Chỉ có đêm tối và xa lạ. Thỉnh thoảng nghe vài phát súng nổ xung quanh, có cảm tưởng như gần lắm, mọi người đều nắm chắc tay súng, nhưng mắt trố ra mà không thấy gì. Tiếng còi quân Việt Minh văng vẳng, dịu nhẹ hơn trước đó, dường như có sự mệt mỏi.

May quá tôi gặp lại anh Spor, chúng tôi quyết định dừng chân tại chỗ, cho đến gần sáng, vì lẽ chúng tôi không thể nào vạch được con đường để đi trong rừng, trong đêm và dưới trời mưa.

Trong số chúng tôi, nhiều người không còn ba lô, không còn lều nữa. Một số bắt đầu ho, lập tức có tiếng kêu rồi im lặng. Không một tiếng động, có tiếng ho chứng tỏ có bóng người ở đâu đấy ẩn núp, trong đêm đen. Bằng tiếng rất khẽ, chúng tôi xin nhau miếng bánh bích quy, kẹo Sô-cô-la. Chúng tôi không có gì trong bụng đã từ 24 tiếng rồi và cho đến Thất Khê, cũng không có gì, chỉ còn có tiếng nhai cọt kẹt của hàm răng. Hay tiếng va của răng vì giá rét, làm thủng bầu không khí im lặng.

Còn hơn đêm trước, đêm nay sao mà dài thế. Chúng tôi cảm thấy sự kinh hãi của những con người vốn thấy mình còn quyết tâm, còn mạnh mẽ.

Một khi tiếng động của chiến trận ngơi ngớt, ý nghĩ bị thất bại hoàn toàn tự nhiên thấm vào óc, vào tim. Đã đến lúc kết thúc niềm hy vọng cuối cùng, những ảo ảnh cuối cùng. Bị vây dồn, chúng tôi chỉ còn nước là cứu lấy mạng sống của mình.

Chúng tôi tưởng có thể vượt lên trước những kẻ săn đuổi chúng tôi, nhờ ở sự nhanh nhẹn trong hành động. Giữa chúng tôi và Thất Khê, không biết những gì chờ đợi: có thể là những đơn vị đối phương từ phía Nam lên, họ đang căng lưới phục kích chúng tôi để tiêu diệt chúng tôi; hay trái lại một đơn vị bạn đang tiến lên để đưa đến cho chúng tôi một sự hỗ trợ mong manh nào đó.

Ngày mai sẽ rõ.

Vào lúc 4 giờ sáng, chúng tôi lại lên đường, tay cầm tay, gần 100 người. Sau đấy, đoàn quân bị chia cắt, đường xấu vô cùng, một thứ rừng đầy cây gai xé tay, xé chân, xé mặt chúng tôi, nó xé nát những mảnh quân phục đã rách nát.

Trong đất bùn trộn lẫn những mảnh đá làm nát chân, chúng tôi vấp ngã, bị chấn thương và tuôn cả máu. Hàng chục con vắt đói bám lấy hai chân, trong khi ấy những mụn lở bắt đầu tấy và mưng mủ làm cho cả thân thể nhức nhối.

Thượng sĩ Coussy rất đau đớn, anh bị một viên đạn bắn vào bàn tay và cánh tay bị thương của anh luôn bị va vào những tảng đá, hay cành cây. Để giữ bí mật chung, anh không dám kêu một lời. Ban ngày, chúng tôi có thể hiểu sự cố gắng của anh khi nhìn thấy những rạch gân xanh dưới cặp mắt của anh, nó đánh dấu sự đau khổ mà anh phải chịu đựng. Đôi môi anh mỏng, mím chặt như bị gắn lại bởi một nghị lực thép. Anh không thốt ra một lời than phiền. Coussy không rời khẩu các bin, khi nào mà anh cảm thấy không gượng nổi sự đau đớn, lúc ấy anh mới dựa vào một chiến hữu.

Một ánh sáng màu xám, che bởi màn sương, rọi vào trong rừng. Chúng tôi đang lạc vào trong vùng chằng chịt những dây leo và núi đá.

Đi sang bên phải một con suối nhỏ mà chúng tôi vừa đi theo, chúng tôi đi vào một đường mòn không rõ ràng, chúngtôi tìm thấy những vết chân, vết giày đính lẫn với vết chân đất làm chúng tôi suy nghĩ.

Có tiếng động bất thường, chúng tôi nằm rạp, súng ống sẵn sàng, cách chừng 20m trước mặt, trong một khoảng rừng quang 3 người âu đang ngồi. Họ có vẻ mệt nhọc, chúng tôi nhích đến gần, luôn cảnh giác với mọi bất trắc, vì chúng tôi biết trong hàng ngũ quân Việt Minh, có người da trắng.

Đây là những hạ sĩ quan lính biệt kích mất liên lạc với đơn vị của họ. Họ thông báo cho chúng tôi biết: Trước mặt chúng tôi là đơn vị Tabor của Cao Bằng, do Trung tá Chergé chỉ huy. Trước đấy một đơn vị nhỏ của quân đội Việt Minh tấn công vào khúc đuôi và đã gây một số thiệt hại. Quân việtMinh hình như đã đi xa, còn quân ta chống trả mãnh liệt, có lẽ là nhờ ở sức vươn lên khi sắp thất bại.

Chúng tôi quyết định đuổi kịp những bạn chiến đấu để cùng hành quân với nhau. Khi ấy chúng tôi có thể dễ bị phát hiện, nhưng chúng tôi sẽ khoẻ hơn lên. Trên đường, chúng tôi nhận được một số lính Lê Dương, một số bị lạc hoặc những người lính lẻ loi sót lại của các đơn vị.

Một trong số họ, nói rằng họ ở trong đoàn của Đại tá Charton. ông này bị thương, và đã bị rơi vào tay Việt Minh trong một trận phục kích, đã bị bắt làm tù binh, với cả bộ tham mưu của ông ta.

Một anh khác tự nói là người độc nhất còn sống sót của trung đội anh ta, anh kể là đã chạy trốn, khi đang bị trói tay đằng sau, và bị một lính Việt Minh dắt đi. Anh này không còn vũ khí nữa. Chúng tôi cũng tự hỏi, không biết anh ta có nói hết sự thực hay không? Việc ấy lúc này không quan trọng lắm. Trường hợp như anh này không ít, việc những người bị mất vũ khí và những việc thanh toán tiền nong sẽ được giải quyết sau này. Khi mà chúng ta thoát được cảnh này, và khi những việc thanh toán có thể đặt ra.

Đã qua nhiều giờ, chúng tôi leo lên, rồi lại leo xuống các ngọn núi có rừng bao phủ, chúng tôi mong sao chóng tối,chúng tôi cảm thấy như ánh sáng đang bị yếu đi ... một sĩ quan mang chiếc đồng hồ còn chạy, nói là chỉ mới có 10 giờ sáng. Có đúng thế không?

Đôi khi bước đi trở nên rất nhanh, những bóng người hiện ra và biến mất liên tục. Đôi khi cảm thấy bị cô lập và sợ khủng khiếp.

Chúng tôi chạy, chạy nữa...còn thấy bóng bạn bè bỏ trốn, vẫn còn cảm tưởng như mình là một khâu nhỏ của dây xích vững chắc. Thế rồi không chạy lên được nữa, những lính phía sau càng tồi tệ.

Chúng tôi thỉnh thoảng quay lại nhìn về phía sau, súng ống sẵn sàng, nhẫn nhịn tìm xem có xuất hiện bóng đối phương nào theo sau gót, và để nhả những băng đạn phục thù cho danh dự.

Gặp một đội quân nhỏ đơn vị bạn của Cao Bằng, với chúng tôi thật là những giờ phút hồi hộp. Suýt bắn nhầm nhau.

Đến một ngã tư đường, họ phạm một sai lầm là dừng lại để thở và nhai mấy miếng bích quy cuối cùng, có thể là chỉ một phần tư cái bánh, bây giờ thì họ biết rằng đứng trước mặt họ, chúng tôi là những người làm nhiệm vụ trinh sát. Sự yên lặng lại trở lại. Hẳn là chúng tôi còn phải chịu những đợt xung phong của quân Việt Minh! Cảm tưởng cơmay đã rời bỏ chúng tôi càng tăng thêm, đoàn chúng tôi không đi nữa, một số băng đạn nổ ở phía trước. Rồi im bặt.Cuộc hành trình lại tiếp tục bình thường và chúng tôi nhìn nhau dò hỏi.

Không ai gặp chúng tôi, bạn cũng không, thù cũng không?

Gần một giờ chiều, ở dưới những bóng cây, chúng tôi đi theo một quả núi lớn.

Cách một cây số về bên phải, ở phía dưới, một loạt liên thanh bất ngờ nổ, chúng tôi thấy một số người, có thể là bạn, vừa chạy vừa bắn về phía một quả núi. Từ đỉnh núi, một số người lao xuống, một sự hỗn loạn đã xảy ra, hình như những người trên núi xuống đã bị bắt làm tù binh, những người dưới núi đã bao vây họ, vì những người trên núi quân số ít hơn. Chúng tôi có cảm tưởng như đã vượt qua hàng chục cây số, cuộc hành quân thật là vất vả. Thực tế chúng tôi đã đi rất chậm.

Bây giờ, đã đến một giai đoạn tế nhị của cuộc hành trình. Chúng tôi đi đến đoạn cuối của một đỉnh núi có những bụi cây, có rừng bao phủ.

Trong cái thung lũng mà chúng tôi nhìn từ núi xuống, đang có nhiều lính Việt Minh. Họ đi đi lại lại. Họ mặc quân phục màu vàng. Họ đang chiếm lĩnh trận địa trên một mỏm đồi cách chúng tôi chừng 3-4 cây số.

Thế là rõ, quân của tướng Giáp đã từ phía Nam lên để đối đầu với chúng tôi và để đóng cái lưới lờ chặn chúng tôi. Bởi vậy, trong các lùm cây trên các mỏm núi ngăn cách chúng tôi với Thất Khê, quân Việt Minh đang ẩn nấp và đợi chúng tôi. Mong là họ không đông lắm, có thể băng qua thung lũng bằng con đường băng ngang ngắn nhất, vòng qua núi 515 rồi lên quả núi 608, mà ở đấy 2 đại đội Lê Dương, và 2 đại đội của tiểu đoàn Tabor 11, đang ở tư thế phòng ngự đã chờ đón chúng tôi.

Nếu chúng tôi bị rơi vào một ổ phục kích, chúng tôi sẽ phải xông thẳng trước mặt để vượt qua với số đông nhất, những ai bị bỏ lại thì mặc.

Chúng tôi bắt đầu hành quân, theo hàng dọc, lần đầu tiên không có rừng che. Viltard trung uý của tiểu đoàn dõng Cao Bằng nhập vào đoàn chúng tôi.

Viltard nói rằng cách hành quân như vậy là rất mạo hiểm, và nói trước là sẽ thất bại hoàn toàn. Viltard nói là trước đây ở vùng này trong một cuộc hành binh trinh sát, anh đã tìm ra một lối đi thích hợp, anh định dùng lối đi đó và tình nguyện làm hướng đạo.

Chúng tôi đi với số đông và không muốn làm sai kế hoạch của đoàn bằng cách chia nhỏ số người.

Viltard đi với hai lính dõng người Nùng, chúng tôi không còn gặp lại anh ta nữa.

Xuống một triền núi rất dốc, chẳng bao lâu chúng tôi đến đầu một cái thung lũng miền núi có nhiều ruộng, nhiều suối. Ngọn núi 515 chỉ cách chúng tôi chừng 3-4 cây số.

Chân núi có rừng ven cánh đồng ruộng nước, quả núi có thể bị chiếm giữ bởi quân Việt Minh vì chúng tôi thấy hai chiếc Kinh - Cobra bổ nhào vào đỉnh núi và bắn dai dẳng.

Xung quanh chúng tôi, quân Việt Minh chạy lẩn tránh, như để mở một lối đi cho chúng tôi đến núi 515.

Một cách tự nguyện, chúng tôi làm theo ý họ.
Đoàn chúng tôi, vượt qua một cái làng nghèo khổ, dân làng vừa mới bỏ đi, vội vã, trên bếp còn lửa nấu bữa cơm chiều.

Cạnh con sông nhỏ mà chúng tôi lội qua, nước đến vai, một số trâu đen đang đầm, chúng nhìn chúng tôi với con mắt thù địch. Orsini gọi to:
- Trâu Việt Minh, còn có cả lợn con Việt Minh, lưng còng, bụng sệ.

Chúng tôi chui vào dưới bóng cây ở chân núi 515, theo một đường mòn đi dọc theo sườn của quả núi.

Đi độ 1 giờ trong yên tĩnh, thế rồi bỗng nghe thấy tiếng hò hét của những kẻ chiến thắng tung ra từ bên trái. Hàng trăm người, mà chúng tôi không trông thấy, hò reo ...,không thể chối cãi được họ là ai rồi, chúng tôi chuẩn bị phá cuộc phục kích hộc tốc này, với tư thế nhún.
- Súng nổ bên trái, bên phải mấy lính Việt Minh đang tuột từ sườn ngọn 515 xuống theo như chiến thuật họ hay dùng, họ tung lựu đạn, hò reo, nhiều người nhảy bổ nhào bị những băng đạn xối xả của chúng tôi bắn chết. Đạn chúng tôi bay tứ phía của thung lũng, sự im lặng đột nhiên trở lại.Chúng tôi hiểu rất rõ: đó là những kẻ chiến thắng ở phía dưới đang bò lên để giết chúng tôi.

Từ những phút đầu của cuộc hành binh mệt nhọc này, đơn vị của tôi lúc nào cũng là cái khoá đuôi của binh đoàn Lepage. Đi theo có vài trẻ mồ côi của Cao Bằng, vài lính Lê Dương, lính quân xa và lính dõng. Còn có độ 60 lính Tabor và gần hết cán bộ khung của tiểu đoàn Tabor.

Gọng kìm sắp khép lại, xiết đúng vào tâm của đơn vị này.

Anh Piteau một cựu chiến binh lữ đoàn quốc tế của quân đội Viễn Chinh ở Ý, một tay bất trị của Đông Dương luôn luôn lặp lại những mệnh lệnh, bắt quân của anh bố trí một trung liên. Hành động này buộc đối phương phải ngừng một cuộc tấn công, nhưng đã làm cho đoàn quân hậu vệ phải cắt làm đôi. Sau đó Piteau bị bắt làm tù binh....

Tôi ở tình trạng bị cô lập, cùng với một số lính Tabor, giữa trận địa phục kích, sự lộn xộn đến cao độ, đạn của  chúng tôi và đối phương bay đi tứ phía. Chúng tôi chạy nước đại theo hướng núi 608, ngọn núi cao dựng đứng, như là mũi một con tàu, tôi xả hai băng đạn vào một tốp đối phương. Tôi không tìm thấy anh Spor đâu cả. Người của chúng tôi phân tán đi tứ phương : một số leo lên mỏm 515 một cách mù quáng, bị rơi vào giữa đám lính Việt Minh và nằm trong ống chuẩn trực của mấy chiếc phi cơ của ta đang hoạt động; một số lao xuống sườn núi, một số đâm thẳng vào quân Việt Minh...bắn lia lịa.

Tôi nhìn thấy cách xa chừng 300m về phía dưới, đại bộ phận đi đầu của binh đoàn đang rẽ về phía chân quả núi 608, đi sau là lính Tabor. Tôi đi theo hướng ấy.

Đối phương bị thiệt hại nặng vì không quân chúng tôi đang xả vào họ, để bảo vệ cho sự vận động của chúng tôi.   

Quân việt Minh tìm cách bám sát lấy chúng tôi nên chúng tôi bị những tràng liên thanh từ phía sau bắn tới.

Bấy giờ chúng tôi bò cả hai chân hai tay lên thành dốc đứng của 608.

Ướt đẫm mồ hôi, có thể chết đi vì mệt mỏi, chúng tôi leo từng thước, từng thước những dốc đứng. Cỏ tranh bao phủ sườn núi trông như ở cánh đồng lúa mỳ lượn sóng bên dưới. Lính Ma rốc đột nhiên dừng lại ở lưng chừng sườn núi. Họ tưởng là nhìn thấy quân Việt Minh đang hối hả đi lại trên đỉnh núi. Họ hét lên là không nên, không nên lao lên nữa. Họ ngừng việc leo, mặc cho tôi ra lệnh, họ đứng nguyên tại chỗ như bị chốt đinh lại vì sự lo lắng, và từ chối không tiến lên nửa bước.

Cho đến khi chúng tôi lên đến đỉnh núi, chúng tôi gọi, lúc ấy mấy anh lính Tabor mới leo lên theo. Chúng tôi thực sự ở trạng thái mệt lử. Họ chẳng lấy gì làm vui, và tôi không quên những bộ mặt ỉu xìu của họ.


* * *

Giờ phút mà với áo quần tơi tả, chúng tôi ngã vào tay những người bạn Lê Dương từ Thất Khê đến, là những giờ phút buồn đến rơi nước mắt.

Các bạn Lê Dương nhìn chúng tôi với vẻ hoài nghi, những kẻ rách bươm, xây xát, những kẻ chiến bại. Chúng tôi đoán biết họ nghĩ gì, nhưng dù sao, chúng tôi  cũng tranh thủ thư giãn một tí, uống một cốc càfê nóng như để sống lại. Những tiểu đoàn chính quy đồng đều đã diễu hành đầykiêu hãnh ngày 14/7 ở Lạng Sơn năm xưa, và tháng 9 năm nay, khi nhận nhiệm vụ lên biên giới phía Bắc ở trong một tưthế tuyệt đẹp. Chẳng lẽ chỉ còn lại thế này ư? Những khuôn mặt hốc hác, râu ria xồm xoàm, nhem nhuốc vì máu và bùn, những bộ quần áo rách như xơ mướp, những bàn chân đất của kẻ bị nhục hình, chứng tỏ một sự tổn thất hy sinh ghê gớm, không cần thêm một lời bình nào.

Những bạn Lê Dương hỏi gay gắt và nghiêm khắc. Họ muốn không tin chúng tôi, nhưng họ nhận thấy là chúng tôi bị chấn động, trở nên bi quan vì quá mệt mỏi. Chúng tôi rất hiểu tâm lý của họ và tìm cách giải thích mọi tình hình. Họ hiểu ra được tầm ảnh hưởng to lớn của thảm họa Cao Bằng.

Đại uý Labaume, chỉ huy đơn vị đi ứng cứu, rời chúng tôi, rồi đi từng bước, nặng trĩu đến cạnh đài phát vô tuyến điện. Tôi thấy ông ta cúi xuống một sổ tay, do dự một tí, rồi viết.

Điện đài viên bắt bắt đầu đánh ti ... ti ... ti ... ti ... nghe đơn điệu như thường lệ...

Sự tin tưởng của những kẻ ở Sài Gòn, Hà Nội, Lạng Sơn kể cả Thất Khê sẽ bị sụp đổ khi nhận được tin sau: Mấy đơn vị nhỏ của Charton, Lepage đã ùn về vớii tôi trong cảnh lộn  xộn. Có ít hy vọng thấy thêm những người thoát nạn khác đến.

Chữ "thoát nạn" bị tung vào không trung, làm cho chúng tôi bị nhục trong nhiều tháng, vì không có chữ nào nặng nề hơn cho một người lính, cho người thân và cho gia đình họ. Trung uý Spor nhặt nhạnh những rơi vãi còn lại của Đại đội Taborr.

Anh chàng Pontet mới cưới vợ ở Đồng Đăng bị nêu là mất tích, cùng với hai Trung sĩ của anh ta. Piteau bị bắt làm tù binh. Một hạ sĩ bị chết. Hơn một nửa số quân của các đại đội Tabor vắng mặt khi điểm danh. Còn lại chừng 60 người, còn Loubès, Orsini, Bauer, Spor và tôi. Chúng tôi thế là còn may mắn so với một số đơn vị bị xoá sổ hoàn toàn.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 03:59:07 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #47 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 02:25:51 pm »


CHƯƠNG 27
BƯỚC NHẢY CUỐI CÙNG


Trên đỉnh núi 608, Đại uý Labaume và lính Lê Dương của ông đóng ở tư thế phòng ngự. Những hố cá nhân bao quanh đỉnh các mỏm núi mà đỉnh cao nhất là ở phía Bắc. Lính có thói quen đánh trần, liên tục đào công sự. Trên ngực lực lưỡng của họ, mồ hôi nhễ nhại, đường gân rõ nét của cơ bắp nói lên sức khoẻ tiềm tàng trong từng người của họ. Những cái mũ dã chiến phai nhạt bám lấy những cái đầu trọc, tạo nên những dáng kỳ lạ: mũ phớt rộng vành, mũ người đi câu cá, mũ hai mũi của lính thực dân Hà Lan ở châu Phi...

Một trung uý, tò mò và cũng có sự quan tâm mời tôi đến Trung đội của anh ta. Khi thấy tình trạng thảm hại của tôi, anh ta cho tôi một đôi tất loại tốt mà tôi không thể nào mang được, vì lẽ bàn chân tôi, cho đến mắt cá, rõ ràng là đang ởtrong tình trạng thối rữa mặt ngoài, lốm đốm rải rác những vết thương do lựu đạn, những vết ghẻ nhiễm trùng và mưng mủ, những vết của vắt cắn chưa thành sẹo, máu me đen thui, những vết đứt do gai góc, do cỏ sắc, làm thành những vết thương ngang dọc và bị mưng mủ dưới cái áo lót hình mặt cáo rách nát. Nhiều bạn tôi còn trong tình trạng bi đát hơn: Họ phải đi hàng chục cây số, chân đất, bây giờ họ không còn đi được nữa. Bàn chân của họ bị xăm bởi hàng trăm chấm đen, giống như những ổ nấm, bây giờ họ không thể đứng dậy được nữa. Phi cơ đến thả lương thực. Đối với chúng tôi, đâylà những phút vui mừng nhất khi những con chim câu trung thành ấy đều lượn bay rất thấp, lượn trên đầu chúng tôi, thả những két lương thực vào cái không gian nhỏ hẹp của các đỉnh núi. Trước khi về nó còn vẫy cánh tạm biệt. Chúng trở lại với một không khí gia đình, một sự an ủi đặc biệt. Những trọng liên của quân Lê Dương chốc chốc bắn vài băng đạn xuống các tốp nhỏ lính Việt Minh đi lại trong thung lũng. Cái ngày đáng buồn không bao giờ quên ấy, kỷ niệm duy nhất mà độc nhất tôi muốn ghi lại trong cuốn sổ tay đi đường của tôi "Ngày 8/10, tôi đã cạo râu, tôi đã uống một ly vang đỏ".

Còn không biết bao việc phải làm, phải xem xét, phải nói đến những bộ máy của tôi, không cho phép tôi làm việc. Tôi có nhu cầu ngủ. Chúng tôi quên là một nhu cầu bức xúc da diết. Anh Trung uý cho tôi mượn cái túi chăn của anh ta. Tôi vui mừng không tả xiết, chuẩn bị chui vào chăn.

Cuối cùng chúng tôi đã có thể bàn giao công việc lại trong vài giờ. Tôi được thức dậy.

Anh Trung uý chạy đến bắt tay tôi. Tôi cứ tưởng anh nói gì anh lại nói "Chào anh buổi tối" tôi vẫy chào anh thân  thiện, anh quay lại lều của mình và bắt đầu sắp xếp tư trang của mình. Tôi thấy anh là người rất ngăn nắp. Sau đấy anh xếp lều, xung quanh tôi các lính Lê Dương khác cũng làm như vậy. Anh bạn đến gần tôi, bẽn lẽn, cẩn thận nói, như với một thương binh nặng.

"Xin lỗi ông bạn, tôi phải xin lại cái túi chăn, một giờ nữa là đêm đến, chúng tôi phải rời vị trí này".

Việc mất mấy giờ ngủ, đối với tôi là cực kỳ quan trọng. Trên đường đi, tôi đã có cái cảm giác sắp chết đi vì buồn ngủ.

Để làm giảm bớt động tác thiếu tình cảm trên, anh chàng cầm lắc lư cái túi, vừa vỗ vai tôi và nói:
"Những chỉ huy các đơn vị tập trung cạnh đài vô tuyến điện, tất cả các sĩ quan thoát nạn (lại nhắc đến chữ ấy) cũng đến đấy".

Tôi đứng dậy nặng nhọc, cảm thấy cái nặng nề của mệt nhọc. Tôi tự nhủ: "Đừng để ý đến hoàn cảnh cá nhân của mình nữa, hãy quên rằng mình chẳng còn cách nào nữa đi, hãy làm chủ lấy mình". Tôi bị mềm nhũn và suy sụp. Tôi đau đớn toàn thân, cổ tôi nhức nhối, tôi có một cảm tưởng kỳ lạ là cái đầu tôi nhỏ quá, không chứa nổi cái bộ óc của tôi. Có khi tôi hoá điên để tỉnh người, tôi nhúng mặt vào chậu nước ấm, rồi khó nhọc lê bước, tôi đến nơi họp.

Đại uý Labaume giải thích: Tôi vừa nhận điện của Thất Khê là tình hình trở nên xấu. Tôi ra đi với hầu hết lực lượng nòng cốt của đồn Thất Khê, những đơn vị quân Việt Minh bắt đầu chiếm đỉnh các ngọn đồi xung quanh lòng chảo Thất Khê - Tiểu đoàn 3 nhảy dù, thả xuống hôm qua ở sân bay, đang lên phía Bắc cầu Bông Lau, đang tìm cách lên đến 703, đèo Lũng Phẩy mũi đi đầu đang gặp sự chống cự mạnh. Họ bị bắn trên đầu, từ khắp bốn phía. Ở phía Nam, đồn Bản Trại giữ cái cầu qua sông Kỳ Cùng bảo vệ con đường độc nhất cốt để rút về Na Sầm - Lạng Sơn, từ hôm qua đến nay bị quấy rối bằng đạn cối. Giữa chúng ta và Thất Khê, quân Việt Minh bắt đầu chăng lưới phục kích và đang chiếm một cái chùa nằm cạnh sườn một cái đồi bên kia sông Kỳ Cùng, nhìn vào pháo đài Thất Khê. Chúng đặt súng máy bắn vào Đường số 4 giữa Thất Khê và cầu Bông Lau. Không quân không diệt nổi tổ ong vò vẽ này. Kết luận:
1. Chúng tôi phải rút lúc chập choạng tối. Tôi được lệnh bảo vệ các anh về đến Thất Khê, nơi gần nhất, có thể đến cầu Bông Lau. Sau đấy, tôi còn phải giúp tiểu đoàn 3e BCCP và lính Lê Dương của nó.
2. Hai đại đội của tiểu đoàn Tabor 11 đang ở với chúng tôi, nay đặt dưới sự chỉ huy của tôi.

Những lời cứng rắn trên có ý nghĩa: "Người ta sẽ thả anh về với thiên nhiên, tìm cách về đến Thất Khê theo cách của mình. Chúng ta có việc khác phải làm, không phải chỉ có việc hộ tống bọn anh"

Tất nhiên, chúng tôi đồng ý và không ai có ý kiến bác bỏ. Chúng tôi đều biết là những ý kiến trên là rất xác đáng, nó có lợi cho công việc chung chúng tôi sẵn sàng thi hành.  Tại sao lại không? Sau cùng ý nghĩ là lại có dịp được chiến đấu làm cho tôi hồ hởi, phấn chấn, tôi kiểm tra khẩu cacbin, đạn dược của mình và tôi mò tìm trong túi áo cái bản đồ 1/100 000 mà tôi giữ kỹ ngay từ đầu.

Lúc ấy có chừng một chục sĩ quan là người thoát nạn của 2 binh đoàn Lepage và Charton. Tôi hy vọng ở lại với đại đội Tabor của tôi và với Trung uý Spor luôn là con người vững vàng, rắn rỏi. Những nét nhăn trên mặt lần đầu tiên nói lên là anh đã bị mệt mỏi quá sức như mọi lần trong những lúc có công việc lớn, anh kiểm tra những ngón chân của anh, trong khi ấy anh vẫn lắng nghe những lời dặn dò cuối cùng.

Trái với nguyện vọng, tôi được giao một nhiệm vụ đặc biệt.
- Anh nhận nhiệm vụ chỉ huy những lính dõng thoát nạn của Cao Bằng.

Thật là một việc kỳ lạ khó tin. Mặc dù họ chỉ có độ 30 người, cộng với vài thường dân, trong số hàng trăm người của cả tiểu đoàn lính dõng có mặt ở khắp nơi. Họ không quen biết tôi. Tôi không còn lo nữa. Họ theo tôi một cách miễn cưỡng, từ khi mới tập hợp lại ở 608, họ đã lẫn vào đám đông lính Lê Dương để kiếm ăn.

Ăn để lấy lại sức là sự lo lắng tức thời của họ, còn các lệnh của tôi, tuy là mệnh lệnh, nhưng có vẻ bị bật ra không có hiệu nghiệm với những cái đầu bướng bỉnh của anh nông dân miền núi.

Cả đoàn bắt đầu rút lui theo kế hoạch đã định: Hai đại đội Lê Dương đi đầu, ở giữa hai đại đội Tabor - những đơn vị sống sót của Lepage và Charton-  khoá đuôi: 1 đại đội Tabor. Không có đường giữa mỏm 608 và cầu Bông Lau (Bascou). Đại uý Labaume đi đến quyết định mở một con đường xuyên qua rừng, gần như một đừ lắng thẳng, theo trục: Nam - Đông Nam.

Con đường đau khổ bắt đầu từ khi khởi hành, bờ bụi gần như dày đặc, lính Lê Dương phải vạch đường bằng dao xuyên qua một bức tường bằng dây leo và bờ bụi. Chúng tôi đi với tốc độ 100m/h, lò dò từng bước vì chúng tôi quá buồn ngủ, mỗi khi đoàn dừng lại chốc lát chúng tôi nhắm tịt đôi mắt, nhưng đột nhiên một gót chân thúc khẽ vào tôi, thúc tôi dậy, đẩy tôi tiến thêm vài mét để nối theo người trước, không đút đoạn. Nhiều giờ đã trôi qua, chúng tôi còn thấy đường theo đỉnh núi vẫn hiện ra ở chân trời, mặc cho đêm tối. Quân việt Minh thế nào cũng phải trinh sát thăm dò nơi chúng tôi đóng quân, nếu chúng phát hiện sự rút quân, thế nào chúng cũng tung quân đuổi theo chúng tôi, trở lại gần như những ngày trước đã trôi qua. Đêm nay sao mà yên tĩnh thế, từ 3 giờ đến nay, không có một tiếng súng nổ. Ở vùng xung quanh có gì đã xảy ra chăng?

Nhích dần từng bước, cuối cùng cái đuôi của đoàn chui được vào khu rừng bị đốn chặt, dưới bóng trăng, những dây leo bị chặt, trông giống như những con sâu màu trắng bị cụt tay cụt chân. Con đường hầm chui do bộ phận tiền đạo mở đi  xuống thung lũng dốc đứng và chúng tôi trượt trên mặt bùn vàng, bị cỏ, lá cây, phòi bào bao phủ.

Có những chặng, lính Lê Dương đặt những dây thừng làm chỗ vịn cho những người trong chúng tôi bị thương. Có khi chúng tôi chửi họ một cách vô lý, cho là những việc cầu kỳ ấy làm chậm bước đi của đoàn. Chúng tôi có cảm tưởng như họ là người ngoài cuộc. Họ nhìn sự vật không như chúng tôi cho nên họ hoạt động một cách ung dung, không chút vội vàng. Chúng tôi vừa học được nhờ vào kinh nghiệm xương máu của mình, một chân lý. Nó sẽ thay đổi một năm sau đấy nhịp điệu của cuộc chiến tranh Đông Dương. Chân lý đó là: với Việt Minh, phải làm nhanh, luôn luôn phải rất nhanh. Không bao giờ nên chờ đợi.

Ánh sáng ban ngày chọc thủng soi lờ mờ vào đường hầm được kết bởi những dây leo. Chúng tôi đi lần dọc theo những sợi dây.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tám, 2009, 02:32:01 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #48 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 02:27:59 pm »


CHƯƠNG 28
NHỮNG NGƯỜI THOÁT NẠN



Tôi đang đi trước người chỉ huy đại đội Tabor 60 của tôi ông Trung uý Spor, một số thường dân và lính dõng của Cao Bằng bị thương hoặc bị mất hết vũ khí, mà trên giao cho tôi chỉ huy, đang đi bước thấp bước cao trước mặt tôi. Tôi theo dõi sát họ.

Dần dần, tôi nhận thấy trong số 30 lính bổ sung, nay chỉ còn có 8 đến 10 người. Thực ra với vẻ mặt tỉnh bơ nhưng họ cứ lần lên trước vì theo kinh nghiệm, họ biết đi sau đuôi là nguy hiểm. Tôi vượt qua cái dòng người hỗn tạp đang luồn đi ngoằn nghèo trong rừng. Người ta nhìn tôi như một anh chàng không mời mà đến, với một thái độ không thiện chí, nhất là với lính Lê Dương. Tôi mặc kệ, vẫn đi tìm những bạn lạc đường của tôi. Tôi tìm thấy họ khắp nơi về phía trước, bọn chỉ huy của 1erBEP yêu cầu tôi đưa đám thoát nạn raphía sau. Đó cũng là điều tôi muốn.

Trong thời gian này, đoàn chúng tôi rời lòng suối chạy xuyên rừng trong cái vòm những dây leo. Họ nghẹo qua trái và chui vào rừng theo con đường dốc thoai thoải đi về hướng Đông, là hướng của Đường số 4 ở giữa cột 703 và cầu Bông Lau. Chỉ có độ 10 cây số xa cách, nhưng trong ấy có vài cây số rừng chứa đầy Việt Minh.

Đến một đoạn cong của con suối, tôi không thấy có ai cả Spor và số Tabor còn lại bỏ xa chúng tôi dần. Họ không thấy vết chân về phía bên trái, rồi cứ đi thẳng. Tôi tự nhiên bị lẻ loi với vài lính dõng đi tay không, và thấy hốt hoảng khi có tiếng súng đến gần, họ tán loạn chạy vào rừng.

Tôi bị cô đơn, vì đa số lính Tabor đi với Trung uý Spor rồi. Tôi phải tiến lên phía trước của đoàn để báo tin bộ phận hậu vệ của đoàn đã biến đi mất. Tôi lên đến chỗ Đại uý Jeanpielte, chỉ huy phó của tiểu đoàn dù Lê Dương (1erBEP)sau bao nguy nan và mệt nhọc. Những cái tin đem đến không làm cho Jeanpiene lo lắng tí nào, ông nhún vai coi như một định mệnh.

Ba sĩ quan, những người thoát tai nạn kinh khủng nhất cùng với vài lính Lê Dương, không có cái bản đồ nào cả. Tôi giới thiệu cái của tôi cho Jeanpierre, anh ta chộp ngay lấy nó. Những bộ quân phục nguỵ trang của họ bị rách nát. Có những bộ có thể coi như xơ xác. Riêng tôi, cũng chẳng kém gì họ, trừ cái áo dài Tabor lấm bùn còn nguyên vẹn. Họ trông tôi vẫn còn chững chạc oai vệ Jeanpiene vừa đi vừa nghiên cứu bản đồ, chân anh bị băng quấn kín mít rách tươm vì anh còn dùng nó thay cho giày. Tôi nhìn và đánh giá người chiến binh dũng cảm mà những lính Lê Dương luôn bày tỏ một thái độ ngưỡng mộ sùng bái, và tin cậy tuyệt đối, nét mặt anh rất rắn rỏi, da anh màu nâu, lấm láp những bùn  và bị rạch bởi những gai của dây leo. Anh có cái nhìn chắcchắn của người đã trải qua nhiều thử thách; người ngoài tìm ở anh một nghị lực không gì lay chuyển được. Đã có lần anh là tù binh trong đại chiến thứ 2, cho nên anh quyết không để xảy ra lần thứ 2 đối với anh và sẵn sàng đương đầu với mọi nguy hiểm, nếu không thì chỉ có cái chết mà thôi.

Về phần tôi, tôi cũng quyết không để bị bắt, dù bất cứ tình huống nào, tôi nghĩ là tôi sẽ không đủ tinh thần để chịu những sự sỉ nhục của kẻ chiến thắng, hay chịu những thiếu thốn vô nhân đạo đối với kẻ chiến bại. Không nói một lời, giữa Đại uý và tôi như có một sự đồng cảm - anh ta trở nên bớt nghi ngờ, trở nên cởi mở đối với tôi, mặc cho sự căng thẳng của tình hình. Tôi thấy anh ta không mang vũ khí, có khi anh có mà giấu ở đâu đấy, nhưng dù sao anh ta vẫn là ông chủ của cả đoàn hỗn hợp này. Tôi có cảm tưởng yên tâm ở bên cạnh Jeanpierre và Spor, hai con người được tôi luyện. Đột nhiên, những tràng liên thanh xé tan bầu không khí trên đầu chúng tôi. Đoàn dừng lại, mọi người nằm rạp, sẵn sàng phát hoả.

Đại uý Labaume tụ tập ở đỉnh 608 lính Lê Dương của mình, ông giải thích cho chúng tôi rằng: ngày 9/10, tiểu đoàn 3er BCCP thả dù xuống Thất Khê đã nhận lệnh: Hành quân từ đồn Bông Lau, leo lên cao đỉnh núi Khâu Pia và theo đường đỉnh núi đến cột 703.

Chúng tôi bây giờ đang cách các đỉnh núi trên chừng một cây số chúng tôi đang đi thẳng đến đó. Những băng liên thanh bắn ra là do có sự đụng độ giữa quân mũ nồi đỏ và quân Việt Minh. Cuộc chiến đấu tăng dần, chúng tôi nghe những tiếng nổ của súng cối những tiếng của tiểu liên, đó là dấu hiệu của một đợt xung phong. Tiếng kèn đồng rung chuyển.

Các sĩ quan tụ tập lại, Labaume đứng lên phát biểu.
- Nhiệm vụ ưu tiên của tôi, sau việc đón các anh, là giúp các đơn vị dù chiếm 703. Sau đó, tôi sẽ quay trở lại Thất Khê, các anh nghĩ sao?

Trung tá Chergé chỉ huy 3eTabor và binh đoàn trả lời:
- Nếu chúng tôi cứ tiếp tục theo các anh, chúng tôi sẽ làm chậm bước tiến của các anh. Hiện nay chúng tôi không còn bao nhiêu đạn nữa, nhiều thương binh, có nhiều người  còn khoẻ nhưng lại không có vũ khí. Tôi nghĩ, phương án tốt nhất là chúng ta chia ra.

Ông Labaume đồng tình với ý trên. ông thấy có vẻ nhẹ nhõm với đề xuất trên mà ông không muốn nêu lên. Ông muốn chiến đấu với hai đại đội của ông, hơn là làm việc hộ tống những người thoát nạn.

Chúng tôi chia tay: cơn ác mộng chưa phải đã hết. Đại uý Labaume ra lệnh cho lính Lê Dương của ông chuyển hướng lên chiếm các đỉnh núi.

Hai Trung tá chỉ huy Tabor còn khoẻ mạnh tập hợp quân rơi rớt của hai binh đoàn Lepage và Charton quân số vào khoảng 300, phần lớn là thương binh của 7 tiểu đoàn khác nhau. Jeanpierre với một số lính Lê Dương còn sống sót, dẫn đầu đoàn. Tôi đi sau đuôi. Chúng tôi đi hướng ngược lại và đi theo một đường mòn theo hướng Nam. Chúng tôi đi khá nhanh, và bất ngờ gặp trung uý Mouton cùng một số Tabor.

Mouton bị 1 viên đạn vào gót chân và một viên đạn vào đùi. Nhưng mặc dù là khập khiễng, mặc cho sự đau đớn của vết thương làm cho cái mặt vuông và đầy nghị lực của anh trở nên nhăn nheo, anh chàng vận động viên bóng ru bi đã là anh hùng trong chiến dịch đánh vào nước Ý trước đây, không chịu bị đánh bại, anh quyết bảo vệ tính mạng của mình và cả cho những người của anh ta. Chẳng thà bị nổ tung ra, chứ quyết không chịu xẹp xuống.

Trong một quãng rừng trống, hai nông dân đang chặt cây, họ nhìn chúng tôi đến nhưng không bỏ chạy. Một trong hai người biết trả lời bằng tiếng Pháp - một thứ tiếng Pháp bồi .

- Các ông muốn biết đường về Thất Khê? Tôi là người Thất Khê đây, tôi biết đường và sẵn sàng giúp các ông. Chúng tôi do dự, nhưng cuối cùng không có con đường nào khác. Trong thời gian qua, chúng tôi đi trên một con đường rất khó, có nhiều lần phải đi lộn lại vì nhiều nghi ngờ trắc trở.

Mặc dù chúng tôi có tấm bản đồ quý, nó được chuyển tay từ người này sang người khác, cuối cùng vẫn trở lại tay anh Jeanpierre. Mặc dù Pierre rất tinh ý, chúng tôi có cảm tưởng là chúng tôi đi loanh quanh, mất nhiều thời gian quý giá cho nên bất chấp có chăng người có vẻ chần chừ. Trung tá Delcros quyết định: "nhờ anh ta dẫn đường", rồi ông ta rỉ tai với Mouton:

"Phải để mắt đến nó". Mouton nhếch mép, có ý nghĩa là: không sợ? Tôi nắm chắc chúng nó.

Chúng tôi lại lên đường. Lần này đi chắc hơn, người dẫn đường dắt đi theo một lối rất rõ ràng. Anh ta đi đúng hướng, nước đến háng, có một lúc chúng tôi đi theo một đoạn hẹpcủa một con suối. Bờ suối mở rộng dần và chúng tôi đi vào một thung lũng có rải rác những lùm cây. Suối con trở thànhsông con. Chúng tôi đi vào thung lũng rất cẩn thận. Nhưng anh dẫn đường rất thoải mái, ra hiệu cho vẫn tiếp tục. Anh ta cười để lộ bộ hàm răng đen ăn trầu của anh. Đi vài bước nữa, xảy ra một trận phục kích. May quá, đây chỉ là một nhóm du kích địa phương bắn từ xa. Họ không đông, chúng tôi chỉ thêm vài người bị thương, hay bị thương lại.

Chúng tôi nằm rạp ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tiếng súng im bặt chúng tôi nhìn vào anh nông dân nghịch ngợm, định bắt trói lại. Anh ta đã biến mất như chớp, chúng tôi không tưởng tượng được. Không ai biết anh ta trốn lúc nào, tưởng chừng anh ta bốc hơi.

Đâu phải lúc chúng tôi nghĩ ngợi về những chuyện nhỏ nhặt này. Bằng những bước nhảy, từng người một chúng tôi biến sang bên trái vào những lùm cỏ, đi trên những đồi cỏ voi. Trên đồi có những hố cá nhân lác đác do quân Pháp trước đây đã đào. Hố cạn, rộng và kém nguỵ trang. Bên cạnh những hố cá nhân, chúng tôi còn thấy những vỏ sắt tây đựng thức ăn làm sẵn, những giấy bạc vò nát. Tiểu đoàn 3e BCCP đã đi qua đây.

Anh Mouton bị mất nhiều máu, anh nhợt nhạt như tàu lá, đi chệnh choạng mặc dù chúng tôi đỡ anh. Còn trung uý Fournier trông anh còn nhanh nhẹn lắm, mặc dù anh bị vết thương kỳ lạ. Một viên đạn của đối phương bắn vào cổ anh, đạn xuyên qua, mà không trúng vào huyệt tử và cũng ít chảy máu. Anh vẫn tỏ ra bên ngoài khoẻ về thể xác và tinh thần trong khi ấy cái chết như treo trên sợi chỉ thế mà không chết, phải chăng đây là nhờ ở số mệnh.

Còn ông Thượng sĩ Roulais chỉ huy Tabor, ông ta tiếp tục đi với một thái độ dũng cảm không ai chê được. Cũng vì vậy mà ông nổi tiếng qua những trận đánh đã qua. (Mấy năm nay, ông không hề thua trận). Ông được thưởng nhiều huân, huy chương :Bắc đẩu bội tinh, huân chương chiến công đặc biệt. Ông chỉ huy một Trung đội Tabor. Ông bị một viên  đạn vào lưng, tất nhiên là chưa lấy ra mặc dù vậy ông vẫn chỉ huy đơn vị với một sự bình tĩnh tuyệt vời trong những trận ác liệt Với giọng nói the thé ông ra lệnh, động viên quân lính giữ vững tinh thần trong mọi hoàn cảnh. ông cầm khẩu các bin, ông quan sát và quyết định hành động trong quyền hạn cấp bậc của ông. Ông chỉ huy trung đội hành quân, giữ vững lòng tin, sự mệt nhọc và đau đớn tạo nên những vết nhăn đậm nét trên khuôn mặt hồng hào và phúc hậu của người nông dân. Ông có đôi lông mày rậm, một nét nhăn ở giữa cái hằn sâu nói lên ông là một con người có vẻ hiền từ nhưng xấu thói.

Trong khi hành quân, ông không ngớt chỉ trích một số quyết định và cằn nhằn bướng bỉnh với cấp trên, không ngoài mục đích là bảo vệ những người của ông ... không phải là chỉ có ông là người có những phản ứng chống đối hoặc có những thất vọng để tỏ rõ sự bực bội, ông thốt ra lời với lối nói chua chát và quyết liệt.

Chẳng hay ho gì? Nếu tôi làm anh không vui, thì cứ tống cổ tôi ra cổng. Đấy là điều tôi muốn trở về vườn, trồng xà lách ... nhưng chúng không dám đâu! Chúng đang cần đến tôi ?

Lạy chúa, những lời trên có khi là ý nguyện chính xác của mọi người.

Cuối cùng, chúng tôi mệt mỏi lên đến cầu Bông Lau.

Một số lính Lê Dương đang rộn rịp củng cố những công sự bên ngoài của cái "bốt" nhỏ này với một sự an ủi lớn lao, chúng tôi đi về hướng Thất Khê, bằng những bước chân kéo lê nhưng vô cùng phấn khởi. Cái con đường đáng nguyền rủa và hư hỏng mà chúng tôi đi trở lại lần đầu sau 10 ngày, sao mà đẹp thế, đẹp như đường phố Pa ri, ở một chỗ ngoẹo, Thất Khê hiện ra với những nhà lụp xụp kiểu Trung Hoa, vài cái nhà ngói và cái pháo đài nhỏ có lỗ châu mai, con sông Kỳ Cùng lượn quanh những lô cốt lốm đốm mọc lên như nấm. Một hệ thống giây thép gai bao bọc trên một đoạn đường thẳng, chúng tôi vượt qua Trung uý Chaumier và một số người của đội biệt kích nhảy dù của ông. Ông đập mạnh thân ái vào vai chúng tôi, và nói:
- Hãy chạy qua đoạn đường này. Ở sườn núi nơi có cái chùa, bên kia sông Kỳ Cùng, quân Việt Minh đang bố trí đại  liên bắn dọc theo Đường số 4. Đã có những lái xe bị thương lúc nãy.

Chúng tôi chạy, tiếp tục cuộc hành trình. Quân đối  phương lúc này có lẽ lơ đãng, lẽ ra họ phải quét một vài băng  liên thanh. Anh Trung sĩ Bauer của đại đội Tabor 60 e nhìn  về phía cái chùa làm một động tác chào trân trọng, như để tỏ  một sự cảm ơn... Tất cả chúng tôi rã rời, mệt mỏi vô hạn độ.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #49 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 02:50:15 pm »


CHƯƠNG 29
LỤC ĐỤC


Chúng tôi như những người ăn xin, áo quần rách rưới, phần lớn là đi chân đất, muốn nói lên tình trạng của đoàn quân đồn trú. Lính Lê Dương và dân vùng Thất Khê, chúng tôi tụ tập ở chân pháo đài nói về đội ngũ : với những người còn khoẻ, họ chỉ còn có chăng vũ khí lấm bùn, mà báng gỗ thì vỡ nát, nòng súng thì cong queo. Họ phải mang lên những cái vai xây xát và đau nhức, một cách nặng nề.

Quân đồn trú đang gấp rút làm công việc củng cố phòng ngự bên ngoài. Ông chỉ huy mới của phân khu Thất Khê đã để dành cho những nạn nhân thoát nạn nơi ở có mái che. Những người quá mệt nhọc nôn oẹ ra cả sàn nhà bằng đất. Hai lính Ma rốc và một lính Pháp bị ngất đi vì mệt lả ở cạnh nơi mới được chỉ định. Một xe Hồng Thập tự đến tìm họ. Trung uý Rochefort với một vài Tabor của căn cứ đã tổ chức một trung tâm tiếp đón - để ở đấy, chúng tôi có thể  nhận áo quần và giầy dép. Những lính Tabor của tôi cảm ơn ông ta. Khi ông này giao vào tay họ một bọc không nhiều nhặn gì nhưng còn dùng được và mời chúng tôi ăn bát súp nóng.

Từng tốp nhỏ riêng lẻ theo những đường mòn khác nhau, một số người của binh đoàn Lepage và Charton trở về căn cứ. Họ phải mất mấy phút để hoàn hồn, thấy mình trở lại là một con người tự do, trong một doanh trại bạn.

Tên những người về cuối cùng được loan truyền từ người này qua người khác, và mỗi người đều hy vọng tìm lại một người thân hay một thủ trưởng cũ ở tiểu đoàn Tabor của chúng tôi. Có mặt hiện nay là 3 sĩ quan thoát nạn trong số 12 sĩ quan đã đi lên Đông Khê trước đây. Chúng tôi mong đợi Trung tá thủ trưởng tiểu đoàn Tabor, ông ấy vẫn vắng mặt. Với sự dũng cảm và gan dạ của ông, chúng tôi tin là ông có thể khống chế được vòng vây.

Một số tin loan báo truyền đi về vấn đề này: một Tabor nói là ông đã bị bắt làm tù binh cùng lúc với đại tá Lepage...

Chúng tôi không thể tưởng tượng được là ông bị rơi vào tay đối phương, ông là một con người nổi tiếng có nhiều may mắn, ông là một con người giỏi chịu đựng, đầy sức sống, không thể chịu một số phận như vậy được. Ông đã có một quá khứ rất vẻ vang. Cuối cùng có một sĩ quan tham mưu của đại tá Lepage về được căn cứ. Anh đã xác nhận là ông đã bị bắt làm tù binh cùng với Lepage và các tuỳ tùng của ông. Trong số ấy có một Trung tá. Ông Trung tá này bị một vết thương nhiễm trùng làm cho ông rất yếu. Đáng ra ông đã có thể thoát không bị bắt - nhưng ông không chịu thoát, vì ông không muốn rời bỏ người thủ trưởng kiệt sức của ông.

Bởi vậy, chúng tôi không còn hy vọng gì gặp lại Trung tá tiểu đoàn trưởng nữa, mặc cho sự vui mừng được trở về căn cứ, chúng tôi không thể vượt lên trên nỗi đau buồn và thất vọng khi được biết ông đã rơi vào tay đối phương. Ông không đáng bị số phận như vậy. Cũng vậy, Trung uý Raval  và Villeneuve phó của anh ta cũng không về nữa, nhiều hạ sĩquan và những lính Tabor của họ cũng chung một số phận.

Chúng tôi đang mong đợi cái đội ngũ vững chắc của đội quân chiếm đóng Thất Khê ấy. Chúng tôi làm một tổng kết sơ bộ: Quân số còn lại là 180 lính Tabor, trong số 650 lính của Tiểu đoàn điểm danh lúc rời Thất Khê cách đây 15 ngày.Đại uý Deminière và Trung uý Baillet đều tử trận; Trung uý Guyomar có thể bị bắt làm tù binh, Đại uý thầy thuốc Enjalbert có thể cũng vậy. ông đã tình nguyện ở lại với những thương binh không sơ tán được ở trong vùng Cốc Xá, bên bờ suối. Trung uý Mathieu và Ba ra của đại đội 58 Tabor , đều coi như mất tích, phó của anh ta bị thương nặng ở đầu ở lại với Enjalbert ... còn không biết bao nhiêu Hạ sĩ quan và lính Tabor đều chung số phận với thủ trưởng của họ.

Biết bao người bị giết, bị thương, bị bắt làm tù binh. Đến ngày nào chúng tôi mới có thể biết chính xác được? Chúng tôi hy vọng rằng nhiều bạn của chúng tôi, còn chiến đấu trong rừng sâu và đang bị rượt đuổi bởi những toán quân đối phương, lợi dụng đêm tối, phá được vòng vây. Toàn là những hy vọng hão huyền!

Hai chân tôi, bây giờ đau nhói và tôi không thể nào tháo được đôi giày. Nó dính vào bàn chân đẫm máu của tôi. Một Trung sĩ to, khoẻ của lính Lê Dương có một bộ râu tua tủa như một cái quạt mà tôi quen thân từ khi tôi đến Thất Khê lần đầu hồi tháng 9, đến gần tôi mà tôi không biết, một cách nhẹ nhàng ông nói:
- Ông Trung uý, ông cần giúp đỡ một tí phải không?
Vì tôi không thể nào xỏ chân vào đôi dày đinh mới da còn cứng đét mà ông Rochefort cung cấp cho tôi, Trung sĩ  dùng xe dodge chở tôi ra chợ làng, ở đấy với độ 10 đồng (mượn của Rochefort) tôi mua một đôi giày bóng rổ xanh, mềm và nhẹ. Sau đấy ông cho tôi một cái giường, trong căn buồng nhỏ bé của ông rồi để tôi dùng những gì mà ông có: một chú Lê Dương theo lệnh của ông đem đến cho tôi nước nóng và xà phòng, một dao cạo, và nước hoa. Tôi chưa kịp nói câu cám ơn tấm thịnh tình của ông, ông đã nói với một giọng thân tình bố con.

- Nếu là chúng tôi mà bị bàn chân đau nhức như thế này, người ta không giúp đỡ đâu, thật là quá đáng!
Xong, ông lại xin lỗi:
- Tôi không có thời gian đưa ông đến trạm quân y để ông được băng bó, ông Trung uý ạ, những trạm ấy rất gần đây, đây ông cầm cái này, nó giúp ông! ông giao cho tôi cái gậy nhẵn nhụi mà đầu gậy có chạm hình một phụ nữ trần truồng và một con rắn dữ.
- Có phải ông là nghệ nhân làm ra cái gậy này.
- Vâng - Ông trả lời hơi đỏ mặt - chiều tối ngồi buồn ...Rồi ông đột ngột bỏ đi.
- Chốc nữa cứ ở đây. Coi như ở nhà...

Chống nhờ cái gậy khiêu dâm ấy, tôi đi khập khiễng, tôi đến được phòng quân y...Đông người, đông đến cực độ. Trong cái sân chờ đợi có đến chục cái cáng, trên cáng có thương binh rên rỉ, và có cả người sắp chết.

Cho đến nay, chưa có một chiếc máy bay Junker vận tải nào đổ xuống sân bay Thất Khê để cấp cứu, nó chỉ vừa sít cho loại máy bay này. Việc sơ tán Thương binh chỉ có thể làm được bằng loại Junker. Có một phi công tình nguyện thử nghiệm việc này. Phi cơ liệu có hạ cánh được an toàn, mỗi lần chỉ chở được mười thương binh nặng cần được mổ xẻ gấp. Nếu họ không đi được chuyến này, thì họ không còn có hy vọng cứu chữa được nữa.

Chiếc Junker chạy cho đến đầu cuối của đường băng, rồi quay lại sát với bờ ruộng để khỏi mất khoảng dài cần thiết cho việc hạ cánh. Máy phi cơ nổ ầm ầm, cái vỏ bằng tôn rung lên đến cực độ. Những người của trạm đặt cuốc xẻng xuống, mọi người dân đều ra khỏi nhà, những người thoát nạn, bò ra ngoài nhà để quan sát cuộc chạy đua chống cái chết. Một trăm sinh mệnh thương binh tuỳ thuộc vào việc thử nghiệm mạo hiểm này. Những người khác thì còn nằm trong tay quân Việt Minh... Khi chiếc phi cơ mở hết ga và chạy  trên đường băng, cả thị trấn Thất Khê trở lên yên lặng. Máy bay chạy đã đến 2/3 của đoạn đường băng, chỉ có bánh sau hơi nhích lên một tí. Tất cả mọi người đang chờ đón một tai nạn sắp xảy đến, người thợ máy lắc đầu và thốt lên: "Toi rồi". Vào cuối đường, hai bánh xe trước nhấc lên cao trên mặt ruộng vài mét, viên phi công phải gài máy thúc phi cơ bay bổng lên. Chiếc Junker lên cao dần, hơi do dự một tí, rồi chúi mũi để bay ngang gần như sát ngọn cỏ. Nó biến mất sau những quả đồi. Phải chờ một lúc, chúng tôi mới nói: "Nó đã thành công".

Rồi sau đấy chiếc Junker khác lại đổ xuống "Chúng tôi đã hoàn chỉnh kỹ thuật", anh phi công vừa nói, vừa cười, "bây giờ thì yên rồi. Cho vào mười lăm người, phải nhẹ tối đa".

Để được chăm sóc, tôi phải nối đuôi đợi mất hai tiếng. Đúng vậy, hai sĩ quan thầy thuốc và y tá chăm sóc ưu tiên cho những thương binh nặng. Tôi được đưa đến một bác sĩ, ông nhìn tôi và nhăn nheo.

- Đã đến lúc phải chăm sóc đến anh, không ổn ! Không ổn! Nếu anh muốn tránh một tai nạn bất ngờ, tức là một sự nhiễm trùng toàn thân, anh hãy can đảm lên...
- Bác sĩ cứ làm theo yêu cầu.
- Tốt, Hermann sẽ chăm sóc anh. Anh ấy là y tá của ta, nhưng là người mổ xẻ trong quân đội Đức đấy. Hãy tin ở anh ta.

 Rồi ông gọi:
- Hermann!
 Sau đó quay lại cô y tá có cặp mắt quầng đen vì mệt mỏi.
- Người tiếp theo.

Hermann bắt tay làm việc. Anh có vóc người to lớn, tóc hoe, mắt xanh vẻ nghiêm túc, có phần nghiêm khắc, anh đeo một cặp kính gọng thép. Anh ta vừa nói vừa chỉ vào cặp chân của tôi: "Nếu ông không muốn nó làm phiền ông, phải cạo nó bằng dao mổ". Rồi chưa đợi tôi trả lời, anh ta bắt đầu cạo chân phải, từ đầu gối xuống, như cạo củ khoai tây vậy; tôi chịu một cực hình, chỉ thiếu có ngất đi. Anh ta tiếp tục công việc không nói một lời. Tôi có cảm tưởng là xương của tôi sẽ lòi ra dưới lớp thịt bị phanh ra. Anh làm quá tốt công việc của anh.

Công việc xong xuôi, anh nói một cách lạnh lùng.
- Đúng ra tôi có thể tiêm một liều thuốc tê vào cái đùi của ông nhưng sợ rằng khi trở về chức vụ, ông lại quên nó đi.

Tôi trả lời "không", vừa cố mỉm cười, nhưng tôi có một ý muốn một cách không cỡng được là dựt cặp kính của anh ta và dẫm nát nó đi ... anh ta rắc bột "Sulfamide" vào những chỗ lòi thịt, và quệt tất cả chân bằng thuốc đỏ, xong anh ta quấn bông và băng cho cả hai chân. Tôi đứng dậy như là đứng trên hai khúc dồi lợn trắng toát. Tôi phải chạng hai đầu gối mới đứng lên được.

Tôi đã làm trò vui cho một số sĩ quan nơi quán ăn công cộng khi tôi đi vào với một tư thế buồn cười như vậy.

Càng về sau những người thoát nạn đến càng ít. Đối  phương đang khép chặt vòng vây quanh Thất Khê. 

Trung uý Chaumier và đội biệt kích vùng của ông được phái xuống đồn phía Nam (đồn Bản Trại) là đồn bảo vệ cái cầu độc nhất trên sông Kỳ Cùng để mở con đường rút lui về Na Sầm. Đồn trưởng Bản Trại, báo tin là có nhiều Việt Minh thâm nhập xung quanh hàng rào phòng vệ của đồn. Phải đề phòng một cuộc tiến công bằng vũ lực. Trời tối dần.

Ông chỉ huy mới đồn Thất Khê, vừa từ Lạng Sơn lên bằng máy bay. ông cho triệu tập chúng tôi để trình bày những ý định của ông ta cho ngày mai và những hôm sau.
- Cho đến khi có ý định mới, chúng ta phải chuẩn bị bảo vệ Thất Khê đến cùng từ mai, những chiếc Junkers sẽ sơ tán về Lạng Sơn những người thoát nạn của Lepage và Charton. Trước tiên những thương binh, sau đấy những người khoẻ mạnh. Chúng ta sẽ sửa sang thêm cho đường bay. Tiểu đoàn 3 (3e BCCP) và lính Lê Dương của đại uý Labaume cố giữ mỏm 703 và cầu Bông Lau càng lâu càng tốt để dùng làm nơi đón những chiến binh còn sống sót trong rừng và còn tìm cách trở về. Trung uý Chaumier với đội biệt kích và Trung uý Pascal, người chỉ huy mới của Trung đội xe bọc thép (Coventry) có nhiệm vụ tăng cường bảo vệ cầu qua sông Kỳ Cùng, đề phòng đối phương phá cầu là một điểm cốt tử cho việc rút quân. Trước tình hình nguy ngập, tôi yêu cầu mọi người chấp hành một cách rất cẩn trọng những mệnh lệnh ban hành dù cho các anh thấy...

- Xin chào!
Đêm hôm ấy, tôi ngủ trong căn buồng của người lính Lê Dương già, là một đêm đầy ác mộng:
Quân Việt Minh gớm ghiếc nhảy múa xung quanh cái xác chết của tôi, những dây leo của rừng xanh có cánh tay quấn lấy tôi. Tôi không còn sức chống cự được kể cả bỏ trốn. Tự nhiên, tôi biến thành một cái cây gỗ, và tôi nhìn với một con mắt khinh bỉ quân Việt Minh quanh quẩn xung quanh  cái cây gỗ là tôi, không thấy tôi ở đâu cả.

Tôi tỉnh dậy nhiều lần, và nghe những tiếng đạn cối nổ xung quanh. Tôi tự hỏi, có phải là cơn ác mộng của tôi đang tiếp diễn hay không?

Sớm tinh mơ, tôi thấy ông già râu chồm dậy, áo quần nguyên vẹn. Ông ta thấy tôi cũng đã thức dậy, ông nói:
- Anh có một đêm dầy mộng mị có phải không? Anh Trung uý! Hồi tôi mới đến, tôi bị tấn công trong một đồn lẻ suốt ba ngày ba đêm. Đồn bị chiếm, quân Việt Minh để tôi  nằm tại chỗ, tưởng tôi đã chết. Tôi đã phải mất một tháng  mới trở lại có những giấc mơ bình thường. Anh đừng quá lo lắng, anh sẽ trở lại những đêm yên ổn. Tôi sẽ cho mang đến càfê nóng, nó sẽ làm anh tỉnh táo. Anh có biết không, có nghe không? Đêm qua, họ nấp và bắn, ta có vài người bị thương, nhưng điều quan trọng là quân Việt Minh đã thực hiện được việc phá cầu trên sông Kỳ Cùng rồi. Biết làm sao bây giờ? Những lính bảo vệ vẫn thức suốt đêm để bảo vệ mà từ sáng đến giờ chưa bắt được liên lạc với họ. Đường bị gài mìn. Thôi lát nữa nhé! Anh nghỉ đi, đến lượt chúng tôi phải ra thay.
 
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2009, 04:04:17 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM