Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:54:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Con đường tử địa RC4 - 1950  (Đọc 40129 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #30 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 08:14:53 am »


Sau khi có lệnh rút lui bỏ đồn, anh ta ở lại. Sau đấy anh mò ra trong đêm tối và đi dọc theo đường số 4. Ban ngày anh núp vào bụi và nằm im. Giữa Đông Khê và Thất Khê đầy những lính Việt Minh được trang bị rất tết. Xung quanh Đông Khê quân địch đào hố cá nhân và hầm ngầm. Các tuyến tiến công và các thứ dự trữ đều chôn giấu kín trong hầm, quân Việt Minh có tổ chức một tuyến phòng ngự ngang với đồn Nà Pá, gần Na Kheo, họ sợ chúng tôi phản công.Đại uý Jaugeon phải liên tục ẩn nấp để cho những đại đội và tiểu đoàn địch lên xuống đường số 4 trong đêm tối. Theo anh ta thì quân Việt Minh ở không xa với thung lũng Đông Khê. Sau trận chiến thắng, họ đợi sự phản ứng của chúng ta và sẵn sàng chiến đấu tại chỗ. Trong thời gian vừa đi, vừa trốn đại uý đã nghĩ đến sự bất hạnh có thể xảy đến. Khi đến gần cầu Bông Lau, anh bắt gặp một tốp lính dõng đang tắm giặt trong một con suối cạnh đường, anh cứ tưởng Thất Khê đã thất thủ rồi, theo như lời của đối phương gọi loa trong suốt thời gian tiến công Đông Khê, dễ làm cho quân Đông Khê mất hết tinh thần; Jaugeon bị sa sút tinh thần đến mức khi thấy bọn lính dõng, anh đưa cả hai tay lên đầu xin hàng, tưởng chừng như đã đến ngày tận số. Anh lấy làm sửng sốt khi thấy mấy anh lính Lê Dương chăm sóc anh và khuyến khích anh. Hiện nay anh chưa hồi sức, gầy như que củi, anh chưa đứng vững trên hai chân rạn đầy máu và đang bị sốt nặng.

Tóm lại, chúng ta hãy chờ đón những trận đánh ác liệt, và tôi yêu cầu các anh phải chỉ huy với sự cẩn thận, sự thận trọng tối đa, và phải hết sức tiết kiệm lực lượng, chúng ta rất cần đấy.

Nói xong, Đại tá chủ trương tổ chức một cuộc hành quân thăm dò bất ngờ và chớp nhoáng vào căn cứ hậu cần và căn cứ tập trung quân của Việt Minh ở Pò Mã.

Chúng tôi lên đường vào lúc 11 giờ đêm. Phân công tiểu  đoàn dù 1 er BEP và tiểu đoàn Tabor của chúng tôi tiến công đi trước. Hai tiểu đoàn còn lại bảo vệ đường rút lui.

Nhiệm vụ là: tìm cách đánh úp quân Việt Minh, phá huỷ kho dự trữ lương thực và đạn dược đang tập trung ở Pò Mã. Tìm cách thu hồi hay phá huỷ những súng đại bác mà quân Việt Minh đã lấy được trong trận tiêu diệt đồn Đông Khê - những khẩu súng ấy hiện nay đang ở Pò Mã. Đây là những lệnh bằng giấy in rô-nê-ô. Các anh sẽ rõ các nhiệm vụ đi vào chi tiết, hẹn tối gặp nhau?

Tôi lợi dụng một ít thời gian được tự do để đi thăm Đại uý Jaugeon ở trạm quân y. Anh đặc biệt rất gầy và qua những câu chuyện tôi được biết Trung uý Loup đã chết vì mảnh đạn súng cối vào cuối trận đánh Đông Khê.

Để trở về đơn vị, tôi đi dọc theo cái lán, nơi Trung uý thầy thuốc Loup đã tiếp tôi như một người bạn thân. Nước mắt cứ trào ra mà tôi không thể nào cầm được.

Đại đội của tôi tập hợp ở chân đồi mà chúng tôi đã chiếm đóng từ đầu. Khi đến Thất Khê chúng tôi xuống núi lúc trời vừa tối. Để những quan sát viên Việt Minh không phát hiện sự bất thường, chúng tôi vẫn để đèn sáng trong đồn. Trong bóng đêm, hai tiểu đoàn đã diễu qua để bố trí theo đội hình của cuộc hành quân. Sương mù sớm bao phủ, và sau đấy trời mưa lâm thâm. Tiếng nện gót chân nặng thình thịch từ xa đến. Từ phía Thất Khê, đội tiền vệ của tiểu đoàn dù 1 er BEP đều vượt qua nơi chúng tôi đứng. Trong đêm tối, những anh lính Lê Dương to lớn, gọn gàng trong bộ quân phục dã chiến rằn ri. Họ đều mang súng cac -bin Mỹ hay tiểu liên mới của Pháp, họ làm chúng tôi kính nể.

Những đơn vị lướt qua như những bóng ma, chúng tôi có cảm giác họ đồng đều và dũng mãnh nhưng có lẽ không phải như vậy: trong những tiểu đoàn xung kích này, có mặt những lính nhảy dù Đức Quốc Xã khi đánh chiếm đảo Grête, những lính chiến Ba Lan của quân đoàn Ander, những lính bạch vệ của binh đoàn Vlassow, những lính quân tình nguyện trong lữ đoàn quốc tế chiến đấu trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha và những Cán bộ khung của tiểu đoàn xung kích lừng danh. Điều này cảm thấy khá rõ, mặc cho đêm tối như mực. 

Bước đi nhẹ như bước chân mèo, hầu như không có tiếng động nhỏ ở đôi giày đế cao su dày cộp, từng người một lướt qua trước mặt chúng tôi; thỉnh thoảng chúng tôi nghe tiếng than phiền của một vài dân phu lo bước theo không kịp, trong khi ấy lại phải mang vác đạn cối, đạn trọng liên với đôi chân nhỏ bước bên cạnh là những con người to lớn vạm vỡ như những hộ pháp.

Khi đi ngang gần tôi, một lính Lê Dương đánh một dân phu người Nùng một trận tơi bời, anh này bị lăn xuống bùn và đang lóp ngóp bò dậy. Tên Lê Dương tung ra mấy lời nguyền rủa, nó túm lấy bó đạn cối mà anh phu trẻ mang, như túm một chai rượu nho - Rồi trước khi tiếp tục đi theo đoàn, nó vùng chân đá, chú cu li lăn lông lốc về phía chúng tôi, rồi biến mất trong bóng tối.

Riêng với Trung uý Spor trong đại đội của ông, ông quy định cho toàn đại đội Tabor phải theo một quy luật nhất định. Mỗi lính Tabor có trách nhiệm bảo vệ một dân phu Việt Nam, phải lo cho họ ăn uống. Trung uý ra lệnh phát cho các tù binh những áo lót cũ và những đôi giầy ba ta mua ở chợ. Ông cũng không quên bắt buộc các lính Tabor phải kiểm soát ngặt nghèo, không để xảy ra một vụ đào ngũ nào. Chính cách ấy có một tác dụng rất tốt nó đã làm cho những dân phu có một số phản ứng đáng ngạc nhiên. Dẫn chứng là có một chú dân phu đã cứu một lính Tabor bị thương, bị bỏ rơi lại trận địa; có trường hợp một dân phu đã mang về một tiểu liên mà người chiến binh của ta bỏ lại trận địa khi bị loại ra khỏi vùng chiến đấu.

Hai lính Tabor đang chăm sóc chú dân phu trẻ bị đối xử tàn bạo, đang nằm rên rỉ trong một cái hố - anh chàng này đang bị sợ sệt nhiều hơn là bị đau. Trung uý Spor ra lệnh,  cho anh ta ăn uống, và đề nghị anh này ở lại với đội Tabor;  anh chàng thanh niên nhận lời và lần đầu tiên từ khi tôi đến Đông Dương, tôi thấy ở khoé mắt anh, loé ra một tia sáng về sự tỏ lòng biết ơn ... Trong bóng tối không biết tôi có nhầm tưởng hay không?

Cái tiểu đoàn trẻ - khoẻ và đầy hãnh diện lính dù Lê  Dương ( 1 er BEP) đã đi qua. Chúng tôi nối đuôi theo họ trên con đường mòn khúc khuỷu xuyên qua hai thành vách đá vôi Rừng rậm um tùm trước khi vào thung lũng Pò Mã, một căn cứ kháng chiến Việt Minh.

Sương mù dày đặc đến mức mà chúng tôi phải nắm lấy tay nhau để khỏi thất lạc. Mọi ng¬ời đều phải đi một cách mò mẫm. Có một nơi, chỉ có một khúc gỗ bắc qua một cái ao  bẩn thỉu màu xanh lục, bên cạnh một cái nhà dân. Anh Tabor M’Bark một thứ thần giữ của gớm guốc, một anh hề trong ban tham mưu, vừa là liên lạc viên không nhìn thấy thanh gỗ đã lao xuống ao và kêu thét lên. Chúng tôi kéo anh lên, đen thui thủi và đầy bùn, mọi người đều xỉ vả anh vì đã kêu to tiếng - Anh chàng xấu số được cho biết là anh có thể bước vào một "cái bẫy sập" và có nguy cơ bị những chông thuốc độc xuyên suốt. Hai hàm răng anh gõ vào nhau, anh hé một nụ cười mừng sự may mắn. Hai ông bạn đồng đội tình  nguyện dìu cái cục hôi thối này. Trước mắt chúng tôi, liên tục có những người trượt và ngã để đuổi theo đoàn, có khi chạy 100 mét theo kiểu biểu diễn điền kinh, mặc cho sự may rủi. Bắt đầu mờ sáng, hai đại đội Tabor kia đã bố trí trên một mỏm đèo từ phía Nam, nhìn vào cánh đồng Pò Mã.

Anh M'Bark trước sự vui cười của các bạn, nhặt mấy miếng gỗ và cạo vào người- Trông anh giống như một con chuột cống.

Bên phải chúng tôi, tiểu đoàn dù 1 er BEP tiến về một mỏm núi đá cao ở phía Bắc cánh đồng. Sau cái pháo đài tự nhiên này, chúng ta thấy chìm trong sương mù, những quả núi đá lớn với cây cối rậm rạp - Ở đấy chúng tôi biết có vô số hang động để ẩn nấp tránh phi cơ và có thể xuất hiện bất thình lình những trung đoàn của tướng Giáp.

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #31 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 08:35:53 am »


Tiểu đoàn dù 1 er BEP tiến rất nhanh, đội tiền vệ của nó gặp và nổ súng với vài lính Việt Minh. Họ rút lui và không chống cự. Bên trái chú Tabor Raval đến đúng nơi gặp một đại đội quân Việt Minh đang cắm trại ngoài trời. Họ bị hỗn loạn chạy nhốn nháo, một tên có vẻ là chỉ huy, ăn mặc oai vệ và đẹp hơn, lại có khẩu súng lục bên hông, y nhảy phốc lên một con ngựa Tàu rồi phóng nước đại, trước sự ngạc nhiên của lính Tabor, và để lại đằng sau quân lính của y "Sống chết mặc bay"?!

Đơn vị của tôi vào trong cánh đồng đến gần một xóm, nhà bỏ hoang. Dân làng đã cấp tốc tản cư. Chúng tôi nghe đằng sau núi đá Bồ Keo những tiếng khóc của trẻ con, phụ nữ và những tiếng trâu bò rống.

Lập tức quân địch có phản ứng. Họ bố trí những vũ khí hạng nặng và bắt đầu xối đạn vào chúng tôi, một trung đội của tiểu đoàn 1 er BEP đã tiến sâu vào tận chân núi đá Bồ Kèo  bị những tổn thất nặng, họ buộc phải rút lui kéo lê theo những thương binh. Còn về phía chúng tôi: mấy anh Lê  Dương đến bắt liên lạc và chúng tôi bị đều chặn đứng ở nơi dừng chân.

Đài vô tuyến điện của BEP báo tin là họ vừa húc phải một đoàn trâu mang theo đạn cối và mìn. Họ đang tìm cách phá huỷ những đạn dược này - tiếp theo nhiều tiếng nổ vọng đến từ cánh đồng trong suốt cả buổi sáng.

Chúng tôi bắt được hai người Tàu, mặc sơ mi vải ka ki màu nhạt, họ nằm rạp ở cánh đồng.

Chúng tôi hỏi qua phiên dịch- Họ chối không phải là chuyên viên quân sự bên cạnh quân Việt Minh, họ nói chỉ là những thường dân qua lại buôn bán ở Pò Mã. Chúng tôi cho canh gác cẩn mật.

Tình thế chúng tôi trở nên khó khăn. Một số quan sát viên bạn và chiếc bà già báo tin, có nhiều viện binh đối phương, đang dồn về cánh đồng và bắt đầu chiếm lĩnh các đỉnh núi đá- những chiếc máy bay tiêm kích Kinh - Cobra nhào lộn bắn vào quả núi đá lớn ởtrung tâm, mà chúng tôi không đánh. Mặt trời đã lên cao, Đại tá chỉ huy đã phải nghĩ đến chuyện thu quân.
 
Trước tiên, chúng tôi được lệnh thiêu huỷ các xóm nhà mà chúng tôi ở sáng nay, trong xóm có nhiều hố. Một đại đội Tabor được điều đến để làm nhiệm vụ trên, và giúp cho việc rút lui của đơn vị tôi.

Tất cả những diễn biến, dưới làn mưa đạn của đối phương càng lúc càng mãnh liệt, đã trở thành một sự lộn xộn.

Đại đội cuối cùng của tiểu đoàn dù 1 er BEP rút lui, bị quân Việt Minh bám sát. Họ biết rõ là ta có ý định rút lui- Về phía bên trái Đại đội của Raval đã biến mất ở phía sau cái đèo - sau đấy chúng tôi bị tràn ngập bên trái và bên phải bởi một đối thủ táo bạo. Tôi nhìn thấy cách đấy 300m, một trung đội lính Việt Minh chạy từng bước từng bước, hướng về phía chúng tôi. Họ không cần đến ngụy trang hình như họ  muốn bao vây lấy chúng tôi.

Để tìm cách làm chậm bước tiến của quân địch, tôi ra lệnh đặt 1 trung liên ở cạnh.

Quân địch nằm rạp xuống ruộng, một đạn phóng lựu rơi gần chân tôi, may mà không nổ. Chú bắn trung liên bị một viên đạn vào vai. Chú tiếp đạn phải ôm lấy anh ta, tôi lập tức ôm lấy súng và bắn thay.

Chúng tôi gần như độc nhất còn lại ở trận địa. Phía trên một tí, gần đỉnh đèo, tôi nhìn thấy đài vô tuyến điện của đại đội, do hạ sĩ Jantier phụ trách đi theo có 2 lính Tabor và 4-5 dân phu. Họ có ý định vượt qua đoạn khó khăn, địch rút nhanh với bao thứ lỉnh kỉnh mà họ mang theo, một đạn cối nổ ngay giữa đám. Anh người Pháp đứng dậy, giúp một chú Tabor bị đẫm máu đứng lên, cùng với 2 dân phu cũng bị thương. Họ vượt được qua đỉnh đèo. Chú lính Tabor thứ 2 và 3 dân phu khác bị chết, người bị xé nát. Chúng tôi đến ngang tầm với họ. Một lát sau - những viên đạn cối rơi lác đác quanh chúng tôi. Cuối cùng chúng tôi vượt sang bên kia đèo. Sự hỗn loạn đã đến tột cùng.

Từ những núi đá, lính tiền vệ Việt Minh chiếm ngay những nơi mà chúng tôi vừa rời bỏ lại và bắt đầu dùng liên thanh bắn dọc theo đường- Những đơn vị bạn rút lui rất nhanh, để khỏi bị ùn tắc ở nơi nguy hiểm. Họ rút lui một cách quá năng nổ đến nỗi người ngoài có cảm tưởng như bắt đầu một sự hỗn loạn chăng.

Với tốc độ ấy chúng tôi trở lại vùng an toàn, ở đây các tiểu đoàn bắt đầu chỉnh đốn lại đội ngũ.

Ngoài những lính bị thương nặng đã được sơ tán - đại đội tôi thiếu 2 lính Tabor không lấy được xác đem về. Thật là hổ thẹn, các trung đội thú nhận là đã để lại trên trận địa những xác chết. Tin ấy gây nên một sự rụng rời đối với các cựu chiến binh của đơn vị tôi.

Anh Spor làu nhàu nói!
- Trong một cuộc chiến tranh ở Tunisie ở đảo Corse, ở Pháp và ở Đức, chúng ta đều mang được về những người chết. Hay ít ra cũng đi nhặt lại các xác chết sau trận đánh. Bỏ lại xác chết là một dấu hiệu xấu.

- Đúng là rất xấu, Thượng sĩ Orsini hất cái đầu bù xù, du kích đảo Corse của anh, nói tiếp:
Đây là những lính Tabor chết đầu tiên ở mặt trận. Chiều đến, khi chúng tôi đã trở lại vị trí của ngày hôm trước, và khi bóng đen bao phủ doanh trại ngoài trời của chúng tôi, trung uý Spor tay chống vào cái dùi cui, mặt buồn rười rượi, anh cho tập hợp toàn đại đội và ra lệnh giữ một phút mặc niệm để tưởng nhớ những bạn chiến đấu bị bỏ lại ở Pò Mã. Cả tiểu đoàn không ai nhắc đến cuộc hành quân nữa. Chúng tôi làm như quên nó đi, và loại bỏ nó ra ngoài những chuyện trò.

Nhưng đến ngày thứ 3, anh Raval nói to lên ý nghĩ của những Cựu chiến binh của thời kháng chiến.
- Quân việt Minh có một sự nhạy cảm ghê gớm, họ biết đầy đủ và biết khai thác những sơ suất nhỏ của đối phương.
Họ thực sự là những người lính. Trên đây là những bài học của cuộc hành binh vào vùng Pò Mã.

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #32 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 08:37:17 am »


CHƯƠNG 16
TRÊN CON ĐƯỜNG THÍ MẠNG


Từ hai ngày nay, mưa như trút, những cái lều bằng tre lợp lá bị rách nát tứ phía. Chúng tôi để ở một góc khô ráo những quân trang quý. Đêm đến, mọi người đều run lên vì lưng và đầu ướt át. Vị trí chúng tôi ở phía Bắc Thất Khê, đã trở thành một vùng bùn lầy nhầy, và sự xói mòn của nước mưa đã biến những vị trí súng máy, vị trí đứng gác thành những vũng nước vàng. Việc canh gác trở thành một cực hình.

Anh Loubès với giọng the thé của người cảm lạnh càu nhàu:
- Người ta còn kể, lính của đại chiến lần thứ nhất phải ở trong đường hầm hàng tháng, trong cái rét còn ghê gớm hơn.
- Xin kính chào sát đất với họ.

Bốn anh Trung đội trưởng và tôi, chúng tôi vây quanh cái lều nhỏ bé của anh Spor, anh đang mở tấm bản đồ, anh bình tĩnh nói:
- Chúng ta hãy làm một cú đánh úp! Chúng ta phải làm một việc tế nhị ...
Anh Orsini nói càu nhàu:
- Để không đi đến đâu cả, phải không?
Anh Spor cắt ngang
- Hãy im đi, lạ gì các anh, bao giờ anh cũng có cái gì đó để nói...
- Trừ khi cấm người khác nói sự thực!
Anh Spor trả lời bằng một cái nhún vai mạnh mẽ, những hạ sĩ quan cười về sự cãi cọ nội bộ thường hay xảy ra như vậy.

Spor tiếp tục ngón tay xù xì của anh chỉ trên tấm bản đồ 1/50000. Chúng tôi khó khăn lắm mới theo dõi được sự chỉ dẫn đường đi trên bản đồ của anh chúng tôi phải nghe cơ man những giải thích của người lính già cẩn thận, tỉ mẩn anh nói:
- Chúng ta sẽ đi theo đỉnh núi ở phía Đông của Nà Tia- Bản Mị (vĩ tuyến 605-742) để vòng phía sau các làng này, việc này tiến hành trong đêm. Sáng đến, chúng ta sẽ lục soát làng, xong rồi chúng ta sẽ trở lại Thất Khê theo dọc sông Kỳ Cùng, đi càn qua một số bản làng và bờ sông, mục đích là thu thập tin tức, và nếu có thể chèn cổ một số gián điệp, một số quan sát viên Việt Minh nằm vùng nơi đây.

Anh Spor còn dành một thời gian dài để bổ sung những chi tiết, có khi không cần thiết. Những con chó ướt mèm như chúng tôi lúc bấy giờ lủi thủi trở về nơi cái ổ ẩm ướt của mình. Không bao giờ cấp trên nghĩ đến việc cho chúng tôi được nghỉ ngơi, cắm trại một cách văn minh.

Orsini lại một lần nữa lẩm bẩm:
- Cứ lải nhải mãi một điều không hành quân thì chết toi, cái xứ chết tiệt này cái nghề chết tiệt này.

Bây giờ là 2 giờ sáng, trong sự yên tĩnh tương đối, chúng tôi tập hợp. Trời vẫn mưa. Phải mất một giờ để xuống núi, và để đi bộ 800m đến con đường đi từ Pắc Kéo đến Thất Khê. Con đường mòn mà chúng tôi bỏ công sửa chữa những ngày trước đây, nay trở thành một con đường trượt băng - vài chú Tabor không ngại gì mà không cho trượt bằng cái mông của mình còn hơn là để lộn nhào 2-3 vòng liền. Một chú trong khi ngã đánh tuột khẩu tiểu liên, chúng tôi lại phải dừng lại dùng đèn pin mò tìm, trò chơi tìm bắt này mất 10 phút. Gần đến đường, tôi bị ngã vỡ mặt, anh Spor kêu lên:
- Arioul (Đồ con lừa)! Ông tưởng là một chú Tabor vụng về nào đang bị nôn oẹ.

Hai chú Tabor vực đỡ tôi dậy. Tôi tin là chúng đang cười chế giễu tôi, tôi không thấy mặt chúng nó - mặc cho đất còn bám đầy mặt tôi, tôi gọi khẽ anh Spor bằng tiếng Ả Rập.
- Ana-arioul? Yalatif! (thật xấu hổ, anh gọi tôi là con lừa! )

Tiếng cười rúc rích, xung quanh tôi.
Tôi vẫn giữ cái lạc quan vui đời trong suốt cuộc hành quân đầy cáu ghét và mưa bụi này.

Chúng tôi đã lên đến Đường số 4 - theo hàng dọc, chúng tôi tiến lên phía cầu Bông Lau - rồi trước cái đồn ấy, chúng tôi rẽ sang trái để lên cái đồn phía Bắc của Thất Khê. Ở đấy đã có mặt Đại uý chỉ huy phó tiểu đoàn, anh là chỉ huy trưởng của cuộc hành quân, và một đại đội Tabor phòng để yểm trợ và bảo vệ lúc rút lui. Vì chúng tôi không tìm thấy nơi lọt qua suối của lính đồn, để lội qua cái suối sâu chảy song song với Đường số 4, chúng tôi băng qua suối, nước sâu đến bụng. Việc ấy không hề gì, vì chúng tôi đều ướt đẫm như những bộ áo quần bị ngâm trong chậu nước. Có thể nói, chúng tôi thực hiện 2 lần tắm, một lần tắm đầm nước cạn, một lần tắm dưới Hoa Sen. Tôi cũng lợi dụng qua suối để rũ hết đất ở đằng sau lưng, biết rằng không cẩn thận có thể bỉ sưng phổi như chơi. Điều ấy may đã không xảy ra. Trái lại sự cọ kị ở sau lưng đã làm cho tôi bớt một sự khó chịu trong đầu - phải chăng đó là một cách chữa bệnh theo vi lượng đồng cặn.

Lên đến đồn, chúng tôi nghỉ mấy phút, lúc này là 5 giờ sáng, chúng tôi yên lặng biến vào rừng và vừa đi vừa chặt cây để mở đường.

Anh đại đội trưởng đi trước, chúng tôi xuyên qua rừng rậm, ẩm ướt, may mắn chúng tôi đến một thửa ruộng lúa bao quanh một quả đồi. Chúng tôi đã đến đúng mục tiêu của mình, thêm một lần anh Spor đã tỏ ra là có một sự nhạy bén đặc biệt.

Làng Nà Tia lập tức bị bao vây, không có ai ở trong làng, trừ một cụ già, bố của một lính dõng; ông cụ bị quân Việt Minh dọa bắn chết. ông muốn tự đặt dưới sự che chở của chúng ta, ông nói:
- Có nhiều quân Việt Minh. Có chừng một tiểu đoàn đóng ở Nà Tia và ở Pắc Kọ trong những ngày gần đây, ngày  24/9 họ đã gấp rút lùi về hướng Đông Khê. Có tất cả 2 đại đội Việt Minh, 1 đại đội người da trắng và một khẩu trọng liên.

Ý kiến cuối cùng của cụ làm chúng tôi ngạc nhiên; mặc cho thái độ nghi ngờ của chúng tôi, ông cụ với bộ râu trắng xoá, chỉ trỏ cho chú thông ngôn, cái đầu to, tròn của Loubès để chứng tỏ cụ muốn nói gì về "người da trắng" .

Chúng tôi rút lui nhanh chóng theo một con đường làng song song với sông Kỳ Cùng. Dọc theo bờ sông, quân Việt Minh có làm một số công sự phòng ngự nghiêm chỉnh, không thiếu một thứ gì: nào là hố cá nhân, hầm có nắp, vị trí súng cối, súng liên thanh. Chúng tôi kết luận là ông già nói đúng sự thực. ít ra cũng đúng một phần. ông cụ đi nhanh nhẹn sau anh dân phu mang điện đài, và vừa nhai kẹo sôcôla, ông chỉ các công sự và vung tay để tỏ ra rằng ông không nói sai.

Về đến ngang làng Pác Kó, chúng tôi gặp một tổ 6 - 7 lính Việt Minh bỏ chạy trốn và biến mất vào trong rừng. Mặc cho cách lùng sục rất khoa học, chúng tôi chỉ bắt được một chú, may mà trúng tủ.

Anh này đội một mũ Calo như một du kích, anh ta nói anh ta bỏ chạy vì tưởng chúng tôi là quân Việt Minh. Khi lục  trong người, chúng tôi tìm thấy một mệnh lệnh vừa ban hành ngay ngày hôm ấy do một tiểu đoàn trưởng ký. Chộp được một món bở!

Trận đánh úp đã kết thúc, lính Tabor vui vẻ trao đổi những lời đùa cợt. Trung uý Spor biểu lộ sự phấn khởi bằng cách cho phép 2 hạ sĩ quan dùng vài quả lựu đạn ném xuống suối! Hàng ngàn con cá trắng xoá nổi lên mặt nước và hơn 170 tên Tabor xô vào cướp cá. Trong những bùn lầy nhầy, nổi lên xác một nông dân chết, trần truồng, hai tay trói về sau lưng, Trung sĩ Britaud trước cảnh tưởng đùa cợt nói: Không lấy gì làm lạ, thật là nhiều thứ cá - Không bao giờ thiếu thức ăn trong con sông này!

Bất thình lình, ngày 30 tháng 9, vào buổi chiều, một lệnh đến với chúng tôi: Tối nay, binh đoàn Lepage gồm có 4 tiểu đoàn cộng với một số đơn vị trực thuộc (không có pháo binh) sẽ lên đường đi Đông Khê.

Đại uý Enjalbert, quân y trưởng của tiểu đoàn ra lệnh cấm tiểu đoàn trưởng tham gia cuộc hành binh, vì lẽ ông này đang bị một vết thương tấy ở chân, phải đi cà nhót mấy ngày hôm nay. Nhưng Tiểu đoàn trưởng cứng đầu vẫn muốn đi theo đoàn.

Đại uý Enjalbert nói: tôi không chịu trách nhiệm nếu ông cứ hành quân.

Trung tá đáp lại:
 Tất nhiên, tôi không theo lời anh, các anh không thể tin là tôi phải bỏ các chiến hữu của tôi, khi mà tình thế trở nên nghiêm trọng?

Vì anh Battars không chịu nổi cái khí hậu chết người của xứ này, nên được thay thế bằng anh Barra, làm phó của đại đội tôi Anh này tính hay nhạo báng, bi quan, nhưng ai cũng khâm phục tinh thần dũng cảm và dám làm của anh. Anh Rochefort miễn cưỡng phải nhận nhiệm vụ ở lại Thất Khê bảo đảm hậu cần cho cả tiểu đoàn Tabor.

Mỗi người nhận 2 cơ số đạn và ba ngày lương khô. Điều này nói lên cuộc hành quân sẽ dài - Kinh nghiệm về cuộc hành binh ra vùng Pò Mã khiến chúng tôi nghĩ đây là một việc gay go ...?

Tiểu đoàn Tabor của tôi đi đầu binh đoàn Lepage, nhiệm vụ chúng tôi là mở đường giữa núi 703 (ở đây tiểu đoàn Tabor 11 đang chiếm giữ) và núi 600, phía Bắc của đèo Lũng Phầy. Tóm lại chúng tôi làm nhiệm vụ hướng đạo dẫn đường.

Trời bắt đầu chiều, các đại đội Tabor của chúng tôi lên Đường số 4 đi theo hàng dọc. Những khinh binh mấu chết là Trung uý công binh Legall và Trung uý Villeneuve, trong bóng cây, các anh mò mẫm tìm đường. Trên đường đi cứ  100m lại có những cây chặt nằm ngang, phải kiểm tra những cây cành um tùm để phát hiện đề phòng sự gài bẫy của địch.

Nhờ có sự kiên trì, dũng cảm của đội quân tiên phong này, cả tiểu đoàn đi đến mục tiêu đã định lúc mờ sáng.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #33 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 08:38:04 am »


Quân Việt Minh - không bộc lộ sự có mặt của họ không có một phát súng nào đã nổ, tiểu đoàn Tabor chiếm mỏm 600, đóng quân ở  các đỉnh núi dọc theo đường từ cây số 79 đến cây số 82 tiếp theo, tiểu đoàn lính Maroc (8 e RTM) và tiểu đoàn dù Lê Dương ( 1 e BEP) vượt qua chúng tôi vàtiến lên phía Bắc, đi theo có 2 đại đội Tabor ( 11 e Tabor). Hai đại đội của tiểu đoàn này ( 11 e Tabor) thay chúng tôi ở chết600 và chúng tôi đì theo binh đoàn ở vị trí tập hậu.

Vào khoảng 1 giờ, chúng tôi đến ngang với núi Nà Kheo, dãy núi tạo một bóng đen che phía sau là vùng Pò Mã.  Tiểu đoàn dù 1 e BEP, cách đấy 1 cây số ở phía Bắc đang chiếm mỏm 515. Họ không gặp địch. Việc không thấy một phản ứng nào của quân địch làm cho thần kinh chúng tôi  căng thẳng, trong lúc này như có một thứ tâm lý là muốn có sự đụng độ, nó trở thành một nhu cầu. Không ai thích cái im lặng, dai dẳng và thù địch này.

Hai đại đội Tabor của tiểu đoàn 11 (đại đội 5 và 1 đại đội  trợ chiến) đóng ở Nà Kheo cũng ở trong tình trạng: không chạm một tiếng súng ở độ cao của đồn Nà Pá bỏ hoang ở chân núi 600 rậm rạp, có rất nhiều hố cá nhân, hầm "tăng sê", có lẽ là những dấu vết về sự hiện diện của quân địch.

Chúng tôi có cảm giác là quân Việt Minh ở không xa so với chúng tôi - Chiếc "Bà Già" phát hiện sự vận động đi lại của quân Việt Minh trong vùng núi đá Pò Mã.

Trong các đại đội, chúng tôi không được biết nhiều về nhiệm vụ của binh đoàn Lepage. Có tiếng đồn lan tràn là chúng tôi vừa làm xong một hành động tiêu biểu:

Đó là chiếm lại đồn Đông Khê, sau đấy lại vĩnh viễn rời bỏ đồn, sau khi đã làm lễ kéo cái cờ tam tài lên đống gạch đổ nát. Chúng tôi thấy thật là vô ích và nguy hiểm, và nghĩ rằng chỉ huy cấp trên muốn rằng cuộc xuất quân lần này là nhằm mục đích thăm dò đối phương, và buộc đối phương phải bộc lộ ý đồ. Chúng tôi không có ý nghĩ gì đặc biệt đốivới đội quân chiếm Cao Bằng! chúng tôi đặt giả thiết là cuộchành quân nghi binh sẽ nhằm mục đích đánh lạc hướng và thực hiện việc sơ tán quân chiếm đóng Cao Bằng bằng một cầu hàng không. Chúng tôi cũng nhận biết tin là tiểu đoàn 3 e Tabor được đưa lên Cao Bằng bằng máy bay. Tin này làm chúng tôi lúng túng, vì chúng tôi thấy ngạc nhiên tại sao lại  gửi quân mới đến một nơi sắp phải rời bỏ. Phải chăng đây là một mưu mẹo quân sự để đánh lừa tướng Giáp là quân đội .Pháp quyết tâm ở lại Cao Bằng? Tiểu đoàn 3 e Tabor là mộtđơn vị nhẹ, cơ động nhanh, sau khi quân đồn trú Cao Bằng đã sơ tán xong, có thể lợi dụng trong một đêm tối thuận lợi, chuồn về phía Nam theo các con đường xuyên sơn. 

Những đại đội Tabor khác của tiểu đoàn đóng quân ở sườn núi dọc theo đường cái - Chúng có nhiệm vụ là tiến vào đồn Đông Khê vào sáng sớm 2/10/1950. Các đại đội của Tiểu đoàn 8 e RTM, đóng quân hai bên đường ở phía Nam của Nà Kheo, để cảnh giới và để yểm trợ bằng hoả lực. Riêng đại đội của tôi, nhận nhiệm vụ đóng quân trên 1 mỏm núi có rừng rậm, đối diện với Nà Kheo, mục đích là để đề phòng sự xâm nhập của quân đối phương từ hướng Tây. Chúng tôi là đơn vị độc nhất ở tư thế sẵn sàng chiến đấu về phía hướng này, vì lẽ phần lớn lực lượng của quân đối phương đều tập trung ở phía Đông, vùng Pò Mã và ở gần biên giới Việt Trung.

Trời đã bắt đầu tối, chúng tôi bắt đầu leo lên quả núi có rừng rậm. Một cuộc hành quân đi vào một hiểm địa. Những cây lớn dùng làm lọng che kín cho những cây cối bên dưới vừa dày đặc vừa gai góc. Vô số các đường ở đáy lũng và núi đá rất thuận lợi cho tổ chức những trận địa phục kích. Chúng tôi đi hàng giờ, một cách mò mẫm, dưới mưa, để cuối cùng dừng lại trên một đường mòn đi vào một lối cụt. Chúng tôi đang tìm lối thoát đợi đến sáng mai.

Có mấy chú Tabor gọi nhỏ: Họ vừa tìm thấy một số lán bằng tre - lá do quân Việt Minh làm để ngủ đêm trong những vùng này. Ngủ trên những nền của trâu bò là rất nguy hiểm, vì chúng ta có thể bị nhiễm nhiều thứ bệnh, không kể đến việc bị vô số con côn trùng, sâu bọ cắn, chích như: kiến đỏ nhện, rắn, rết, đỉa, vắt, mọt ẩm v.v...

Chúng tôi nằm chồng chất và nặng trĩu lên những cái giường may phúc mà vớ được. Trời tiếp tục mưa, mặt đất ướt đẫm, mỗi chúng tôi đều tìm một góc trên những cái giường quen thuộc này.

Vào nửa đêm, một tiếng động dễ sợ của những cành cây bị bẻ gãy, làm thức tỉnh cả đại đội, một lính gác hốt hoảng bắn luôn 1 băng đạn tiểu liên. Hàng chục lính Tabor lõm bõm trong nước, để rút ra khỏi cái bùng nhùng trong ấy nào là người, nào là cành tre, lá cây... đây là cái giường bẫy. Những sự ngứa ngáy khó chịu ở chân làm thức tỉnh những hảo hán Tabor, mặc cho bao chuyện đã xảy ra, mặc cho điều kiện tiện nghi thiếu thốn. Đêm nay chúng tôi mới phát hiện ra một đối thủ ghê gớm của núi rừng vùng biên giới: đó là các chú vắt.

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #34 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 08:39:32 am »


CHƯƠNG 17
TRÊN QUẢ ĐỒI RÁCH NÁT


Chúng tôi đang tản mát trên sườn núi đối diện với Nà Kheo và đồn Nà Pá. Từ tinh mơ người của chúng tôi đang chặt cây để mở những mặt trên cái nền trần xanh thẫm đang phủ lên chúng tôi. Spor đã cho đi khắp các ngõ, những đội tuần tra để trinh sát tình hình. Những đội này về báo cáo là không thấy một bóng ma, nhưng đều nói là có rất nhiều đường nhỏ chạy từ các đỉnh núi xuống để cho Việt Minh có thể thâm nhập vào.

Anh chàng Pontet làm cho chúng tôi vui lên bằng một màn kịch kỳ cục: Anh này đang dựa vào một cây mục, vừa nhai miếng bánh quy, tự nhiên thân cây mà anh ta đang dựa đổ gục. Từ một cành lớn của cây một ổ kiến đổ ngập lên người anh ta, làm cho anh ta bị ngã lăn ra và kêu gào thảm. thiết. Chúng tôi trước cảnh tượng, nực cười đến vỡ bụng, đến nỗi không nghĩ đến cả cấp cứu cho Pontet. Anh này tuột hết quần áo, để rũ hàng ngàn con kiến đỏ nhỏ xíu nhưng rất độc địa đang cắn xé anh ta.

Chàng Piteaux và Loubès vội vã chạy vòng quanh anh ta, vừa đập phủi đàn kiến.

Độ 16h, 3 Junkers 52 từ Hà Nội lên thả xuống ở một điểm thả dù dã chiến, hai khẩu sơn pháo ( 3 pouces 7) và khẩu đội của nó. Trung uý, chỉ huy Trung đội, một số Hạ sĩ quan và pháo thủ, chưa bao giờ học nhảy dù, thế mà lần này họ tình nguyện nhảy. Họ đã nhảy rất khá.

Theo đài vô tuyến, chúng tôi chú ý theo dõi bước tiến của tiểu đoàn dù Lê Dương ( 1 er BEP). Họ đang tiến về hướng  Đông Khê - toán Lê Dương không còn xa pháo đài lắm và không gặp một sự chống cự nào đáng kể. Họa chăng một vài cuộc chạm súng nhỏ.

Hai đại đội thuộc tiểu đoàn Tabor của chúng tôi đã đến đồn phía Tây và cũng không xảy ra đánh nhau.

Chiếc Morane lượn vòng và bay là là mặt đất ở trên khoảng đất bỏ hoang, báo tin là quân địch đang chiếm vùng xung quanh. Nó phát hiện những nhóm người tìm cách lẩn trốn khi máy bay lại gần. Chúng tôi còn nghe tiếng chuông từ đài quan sát do đồn phía Tây đặt. Họ báo cho biết có những bóng người khả nghi lảng vảng gần pháo đài. Có thể không phải là dân thường.

Theo đề nghị của đại tá Lepage, chiếc Morane làm một tuần trinh sát nhỏ khoảng giữa Pò Mã và Nà Kheo: nó phát hiện ra điều bí mật.

Tôi thấy chừng độ 100 Việt Minh đang di chuyển từ vùng núi đá Pò Mã về Nà Kheo.
Rồi tin :
- Có thể đến một đại đội
Lại có thêm tin:
- Đông đến một tiểu đoàn.
Và:
- Chúng rất đông, đâu cũng có, đang kéo về Nà Kheo, thành từng đoàn, song. Chúng lẩn tránh khi máy bay lại gần. Chúng đi rất nhanh, chúng đông, đông lắm!

Đại tá Lepage lập tức yêu cầu không quân viện trợ gấp.

Không quân đã không chậm trễ, những khu trục bổ nhào, lồng lộn bắn xả trút bão lửa vào các thung lũng chạy về hướng Đường số 4. Đến giây cuối cùng chúng thả hết những quả bom cuối cùng và xả những băng đạn còn lại vào những mục tiêu của chúng.

Trời lúc ấy là 18 giờ.

Trung uý chỉ huy đại đội 5 và những bộ phận tăng cường nhìn thấy kẻ địch đang lại gần qua ống nhòm. Họ biết là sắp phải đương đầu với những cú đấm đầu tiên. Họ lo việc chuẩn bị đối phó một cách tích cực, họ đào những hố cá nhân và những công sự đặt súng liên thanh.

Trước lúc trời tối, bộ phận đi trước của đối phương, tiến bí mật dưới bóng cây, họ tấn công bất ngờ một đại đội của tiểu đoàn 8 bộ binh đang làm công sự ở chân núi Nà Kheo. Chúng đánh quị chúng ta trong nháy mắt. Đại đội trưởng củachúng ta bị bắt làm tù binh- cùng một số khác là lính và sĩ quan nữa. Nhiều người tử trận. Hai trung đội lính Ma rốc do một Trung uý chỉ huy xuống Đường số 4, lúc ấy đang không có địch, họ chạy việt giã về Thất Khê, không cần nghĩ gì đến những người còn lại của mình.

Đấy là sự mở màn, đáng khích lệ chăng?!
 
Một buổi sáng tàn bạo: quân Việt Minh tấn công lồng lộn. Đây là lời kể lại của những người sống sót. Họ xông lên theo tiếng kèn xung trận với một khí thế, một quyết tâm chiến thắng tuyệt vời. Chỉ trong vài phút, bất chấp sừ thiệt hại, họ bao vây chúng ta, bắt nhiều tù binh, giết hết những ai còn lại, lăn xả vào chúng ta trong một cảnh hỗn độn vừa thét lên những tiếng kêu của kẻ chiến thắng.

Đêm đến, Tiểu đoàn Lê Dương dù (3 e BEP) báo tin là đại đội đi đầu đang bị bám chặt ở cách pháo đài Đông Khê chừng 2 cây số. Đại đội trưởng chỉ huy xin phép bố trí thành thế phòng ngự cho buổi đêm, để hôm sau có thể hoạt động chắc chắn hơn. Đại tá Lepage đồng ý.

Đạn súng liên thanh của quân Việt Minh bắt đầu quét lên đỉnh Nà Kheo. Những viên đạn cối đầu tiên nổ trên trận địa của chúng ta, và vùng lân cận, đạn bắn chưa chính xác lắm...

Trời gần như tối hẳn, một tổ khu trục cơ bắn những băng đạn cuối cùng vào hàng ngũ địch đang dồn dập đến, và biến mất ở chân trời, sau khi vẫy cánh hữu nghị chào chúng tôi. Những phi công chiều nay chắc sẽ kể chuyện lại trong nhà ăn sĩ quan ở Hà Nội.

Trên ấy chắc sẽ đánh to. Việt Minh đông nghịt. Chúng đang muốn gì đấy!

Chú phiên dịch của đại đội Tabor được một hạ sĩ quan vô tuyến điện gọi đến để dò nghe ở đài 694, những tiếng chỉ huy bằng tiếng Việt, có lúc là tiếng Trung Quốc, rất gần. Dịch qua lại tìm làn sóng của đài, qua tiếng của đài Anh, chúng tôi biết được một tin quan trọng liên quan đến nhiệm vụ chính của chúng tôi !!!

" Đây là đài BBC phát đi từ Singapor, chúng tôi vừa được tin quân đồn trú của Pháp ở Cao Bằng đang rút lui và cũng được tin: một binh đoàn từ Thất Khê đang ngược Đường số 4 lên đón đoàn quân đang rút lui. Mọi việc đang diễn biến theo kế hoạch đã hoạch định?".

Tất cả chúng tôi đều xúc động biết rõ số phận của mình nhận được qua một đài nước ngoài, cái tin mà nhất định phía Việt Minh cũng nghiền ngẫm theo dõi và khai thác! 

Thế là các chiến hữu của ta đang từ Cao Bằng rút về. Cũng biết là đại tá Charton cũng có ba tiểu đoàn (tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 Lê Dương (III/3 REI), tiểu đoàn 3 Tabor (3 e Tabor ), tiểu đoàn dõng Cao Bằng). Chúng tôi nghĩ là quân Việt Minh không thể ngăn cản chúng tôi trong việc thực hiện kế hoạch hành quân này, mặc dù họ cố bám chặt một cách cuồng tín, hơn hẳn ta về quân số: bảy tiểu đoàn của chúng ta đều đã qua huấn luyện, là một lực lượng đáng kể rõ ràng là chúng ta: đều về pháo binh, chỉ có 2 khẩu sơn pháo, 3 poucest, nhưng chúng ta còn có không quân mà chúng ta hết sức tin cậy.

Chúng tôi biết trận chiến sẽ khốc liệt và đẫm máu, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng.

Trong suốt đêm trên núi Nà Kheo đã diễn ra những trận chiến ác liệt mà ở đấy đại đội Tabor của chúng tôi luôn phải đương đầu với những đợt tiến công mãnh liệt của quân đội Việt Minh - những đường đạn đỏ, vàng của những đạn vạch mục tiêu, đang đan thành chùm lộn xộn trên đỉnh ngọn đồi xơ xác mà quân ta đang cứng đầu bám chặt.

Quân chiếm giữ Nà Kheo, họ quên cả sự sợ sệt và quên cả những lập luận rời rạc có khi đầy tính bi quan, báo hiệu cho những trận đánh ác liệt trên mảnh đất thù địch này.

Bị lôi cuốn theo nhiệm vụ, họ đã khẳng định được trách nhiệm của mình, chiều hôm nay là phải giữ cho kỳ được vị  trí then chốt này là nơi mở màn cho một trận chiến lớn.Cũng ở ngọn núi Nà Kheo này, quân đội Việt Minh cũng quyết chiến bằng mọi cách, cắt đút đường số 4. Từ kết quả của trận chiến đấu ác liệt này, tuỳ thuộc sinh mệnh của 5000 quân tham chiến.

Dần dần lực lượng quân bao vây, giảm dần sự xiết chặt của họ.

Có khi họ đã bị những tổn thất nặng nề. Quân của đại đội Tabor (5e) hết đạn, họ phải dùng đến bạch binh để chiến đấu. Họ dùng ngay cả những quả lựu đạn mà quân đội Việt Minh đã ném vào hố cá nhân của họ để ném lại. Điều mà chúng ta hay thấy ở những cuốn phim kể về những cuộc chiến đấu hào hùng.

Trung uý Rebours, chỉ huy đại đội Tabor, đã hy sinh một cách oanh liệt.

Phó của ông là Trung uý Rigault de Casanove bị thương nặng, nhiều binh lính và sĩ quan bị thương hoặc là chết.

Trời tờ mờ sáng, những người sống sót chỉ còn 1/3 của ngày hôm trước nhưng họ vẫn giữ vững trận địa trên đỉnh núi Nà Kheo.

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #35 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 08:50:06 am »


CHƯƠNG 18
TRƯỢT VỀ HƯỚNG TÂY


Vô thức, một sớm tinh mơ trong một trang phục suông sẻ, vừa hồng, vừa xanh lam.

Những khẩu trung liên Skoda của Việt Minh và những khẩu 24/29 của chúng ta đang đấu với nhau như mèo với chuột trên quả núi Nà Kheo đẫm máu mà một đại đội của tiểu đoàn dù số 1 ( 1 er BEP) đang chiếm giữ.

Chúng tôi đang lần lên Đường số 4 theo hướng Bắc, xa xa là một quả núi đá đứng sững, che đằng sau nó là cái thung lũng đồn Đông Khê - chúng tôi không tài nào vào được cái thung lũng này vì trên những chân núi đá trông như những ổ mối khổng lồ, đã bố trí sẵn những vũ khí nặng và những toán quân đông vô kể. Nhiệm vụ của chúng tôi bây giờ là đi vòng theo hướng Tây Nam, để đến tối leo lên được hai quả núi đất đầy cỏ mọc, đó là núi 760-765.

Thiên thần giáng trần và tai ác nào đã ám ảnh mảnh đất thối rữa đang bày ra trước những cặp mắt đỏ khè vì mất ngủ của chúng tôi. Hung thần nào đã tạo nên cái cảnh kinh hoàng này, nó làm rung động cả những con người lạnh lùng nhất trong chúng tôi, như anh thượng sĩ Loubès, con người rắn rỏi, không gì làm xoay chuyển nổi, luôn có cái cười lè nhè. Vừa run sợ, chúng tôi đi dọc theo mỏm núi đá cũ kỹ, bao bọc bởi dây ngàn dày đặc và chắc nịch mà qua đấy, chúng tôi tìm đường đi, như những chú Thỏ đi tìm hang.

Trên mặt đất ẩm ướt bị cày lên bởi những đế dày mục nát của chúng tôi, rỉ ra một thứ nước bùn, vàng vàng, chúng tôi bị trượt ngã lên ngã xuống, kêu la thất thanh. Chúng tôi chạy nước kiệu như những con lừa cao cẳng xuyên qua lùm cây dày đặc mà chúng tôi chui qua, trong ấy lắng đọng một mùi hôi thối của những xác trâu chết mà bụng trương to, rải rác cùng với các gốc cây đầy tổ kiến. Chúng tôi thấy những nhà sàn của dân miền núi bỏ hoang, mà dây rừng đang bao phủ- thân nhà đã rêu phong và xà nhà đã mục nát.

Cỏ dại đang mọc đầy trên những đất khô cằn của những ruộng lúa lâu nay bỏ hoang.

Không một bóng người, một bóng súc vật, không một bóng thú rừng kể cả chim chóc, phải chăng các sinh vật không muốn sống trong những cái nghĩa địa này. Quả là một khung cảnh mơ ước của mụ phù thuỷ già có âm mưu đen tối hay một nhà giả Kim điên rồ đang nhào lộn từ đất thối với một thứ kim loại ma quỷ, nhưng tất cả những thứ trên đây lại như quá hài và tự nhiên.

Bây giờ, chỉ còn một cây tre che chở cho cái đồn phía Tây của pháo đài Đông Khê.

Từ 2 hôm trước đây, hai đại đội thuộc tiểu đoàn Tabor của chúng tôi đã trụ được một cách dũng cảm trong những công trình đổ nát của đồn này, nhưng vẫn không tài nào vào được pháo đài Đông Khê được bảo vệ chắc chắn bởi một lực lượng khá đông quân Việt Minh.

Spor cùng vài người nữa và tôi, chúng tôi leo lên gốc cây để tìm cách quan sát cái trận địa gập ghềnh xung quanh chúng tôi.

Một đội máy bay tiêm kích Kinh - Cobra bổ nhào xuống Đông khê, rít lên, ai cũng tưởng Đông Khê chỉ còn là một cái xác chết và bị bỏ rơi, thế mà, khi máy bay vừa bay khuất, lập tức thấy những bóng người chạy trên đồn đi từ đống đổ nát này sang đống đổ nát khác.

- Ở vùng phủ cận đồn phía Tây, có tiếng súng kéo dài, chúng tôi có thể thấy từng chùm đạn lửa đỏ rực cả bầu trời.
- Ở bên trái chúng tôi một đường chạy trong thung lũng sâu hoắm và tối đen, ngăn cách chúng tôi với cái sườn núi cao đứng, rậm rạp của quả núi 765.

Luôn theo hàng dọc, chúng tôi xuyên qua đám rừng của cái ngách ngăn cách chúng tôi với những quả núi lớn và chúng tôi xuất hiện bất thình lình ở mỏm đầu của quả núi 765, gần con đường nhỏ đi về đồn phía Tây của Đông Khê, mà ở đấy các bạn chiến đấu của các đại đội Tabor đang phải đẩy lùi đợt tiến công này đến đợt tiến công khác.

Đại đội trưởng Spor ra lệnh.
- Anh thượng sĩ Loubès hãy mang theo một trung đội tăng cường đi theo đường hướng về những người đang được lệnh tiến về phía chúng ta: Còn lại, đại bộ phận của đại đội, thì dừng lại, củng cố công sự phòng ngự, hướng về phía Đông.

Loubès lập tức thi hành lệnh. Với bước đi chắc nịch của con người khoẻ mạnh, anh biến ngay vào rừng cùng với chiến sĩ của anh, một cái gì đó không bình thường có cơ xảy ra.

Từ đài quan sát, chúng tôi phát hiện một đoàn quân dài, ở ngoài tầm súng đang tiến lên. Đoàn quân tiến về phía pháo đài nơi mà không quân không bắn phá nữa. Gần như khắp nơi những tiếng súng nổ lẻ tẻ, lộn xộn. Đáp lại là những tràng liên thanh - sau đấy là sự im bặt.

Lút trong rừng rậm, địch và ta đều khó nhìn thấy nhau như những thú rừng đang lẫn vào đám cỏ rậm.

Dưới chân chúng tôi vào khoảng xa chừng 500m, chúng tôi nghe tiếng kêu của một số người hốt hoảng vừa bị vây khốn, chui tù rừng rậm ra... Đó là Hirsute ánh mắt hốc hác, trong tay cầm một quả lựu đạn nhem nhuốc những bùn và máu, trung sĩ Roquin của đại đội Mathieu, chui từ bụi cỏ cao rậm đến, anh nhìn chúng tôi như một kẻ khờ dại. Anh chàng được hồi sức bằng một hớp rượu mạnh và sau khi thượng sĩ Orsini, con người vui sống và thích cãi cọ, vỗ về cho mấy cái thân mật. Anh trở lại láu lỉnh, và với cặp môi run run, anh kể lại trận phục kích đẫm máu mà anh ta vừa gặp phải. Khi rút lui khỏi đồn phía Tây. Theo anh ta nói thì tất cả quân ta đều hoặc chết, hoặc bị thương, hoặc bị bắt làm tù binh.

Còn nữa, từ con đường nhỏ xuất hiện những chiến binh của đại đội Tabor gồm cả lính và sĩ quan, đang rút lui mệt  mỏi và kiệt sức. Trung uý Bara, bị thương nặng ở đầu và ở mắt, dìu hai bên là hai chiến sĩ rách rưới. Anh ngẩng lên trời cái đầu nhức nhối đang bị băng bó - Đi đằng sau Bara, còn nhiều người bị thương nằm trên những tấm phên tre, hay đang dìu nhau. Tiếp theo là trung uý Mathieu chỉ huy đại đội Tabor 58 là cấp trên của Bara, ông này chỉ bị thương nhẹ, đi theo ông có một số sống sót đó là Raval và Villeneuve, ông thượng sĩ Loubès và một số chiến hữu khép đuôi. Họ tiến từng bước, từng bước, súng ống sẵn sàng chĩa vào cái đường mòn đang uốn khúc trước mắt họ.

Spor ra lệnh cho Loubès vừa cười vừa nói "Anh hãy bắt đầu leo lên núi 765, chúng tôi theo sau. Đến 1 ngã tư của  đường mòn, anh sẽ gặp Trung uý Baillet, anh ấy sẽ chỉ cho anh vị trí phải chiếm giữ. Anh lên đường đi!"
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #36 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 08:50:23 am »


Anh chàng Loubès quay trở lại với bước đi không mệt mỏi. Bên cạnh cặp chân lông lá của anh, khẩu Carbin Mỹ  trông như một đồ chơi. Đeo sau mông anh là một cái túi đựng đầy ắp trong ấy có thể là những chai rượu vang đỏ.

Chúng tôi nghe anh nói lẩm bẩm bằng tiếng Ả rập. Sau đấy anh ta biến mất trong rừng dày.
- À nếu tao là chỉ huy!

Mặc dù mệt mỏi các anh lính Tabor đi theo anh, bằng một động tác uể oải, họ khoác lên lưng nhức nhối những cái ba lô xẹp ve. Họ bước theo chân của trung đội trưởng, anh này tuy đi đã xa rồi mà vẫn còn lẩm bẩm, theo đuôi, ý nghĩ của mình...
 
Bóng chiều đã đến các đỉnh núi, nơi chúng tôi đóng quân đêm nay. Đây là điểm cao nhất của chiến trường Đông Khê. Nếu những điểm cao này làm chúng tôi yên tâm, nếu sự hội tụ trên những mỏm núi này của một phần các lực lượng của binh đoàn Lepage, làm dịu đi sự lo lắng không dám nghĩ đến của ngày mai, thì chỉ cần nhìn xuống những sườn núi nguy hiểm đang bao bọc chúng tôi, giống như một vòng lửa đang bao vây một con bò cạp bất hạnh, cũng có thể thấy sự nguy hiểm sắp đến nơi rồi.

Những tiếng chuông gõ từng tiếng một ở chung quanh gây cho chúng tôi những cảm nhận về những tiếng động lạ lùng, và cảm như mình đang bị rình mò.

Không khí ẩm lạnh ban chiều làm cho chúng tôi phải co quắp lại ở các trạm gác đêm. Sương mù dày đặc buông xuống như một bức màn che cho kẻ địch tự nhiên biến mất. Giống như trên một thiếp ảnh mầu, mặt trời lặn ở hướng Tây. Một sự rối loạn về những mầu sắc phi thực tạo trên một bức tranh màu của một hoạ sĩ siêu thực. Một tiếng súng mà tiếng vọng còn đổ lại, nổ vang trong thung lũng.

Tôi lăn ra ngủ như một đống thịt mặc cho sự nguy hiểm, sự đói khát, cho muỗi đốt, mặc cho bình nước uống đã cạn kiệt. Một giấc mơ tầm thường đến với những thèm muốn bình thường: món gà quay, một chiếc giường rộng thênh thang, một bạn tình mãnh liệt.

Ôi! Trời lạnh quá.

Chú Cần vụ thúc tôi dậy sớm, và dí vào mũi tôi một thứ gọi là càfé không đường.

Buổi sáng, sau một rặng núi màu tím, mặt trời mọc với ánh hồng phả lên các sườn núi còn ẩm ướt sương mù, và những đám cỏ mềm mại.

Tôi hơi hổ thẹn vì ngủ quá đà trong khi ấy đại đội trưởng Spor của tôi thức thay tôi. Anh ta không muốn đánh thức tôi dậy mặc dù đã đến phiên tôi.

Đài vô tuyến bảo cho chúng tôi một tin vui lớn. Tin vui lan truyền dọc theo con đờng mới vạch ra từ hôm trước.
 "Những chiếc Junkers sẽ từ Hà Nội lên thả dù tiếp tế".

Đã 48 giờ qua, chúng tôi chỉ sống với những tin tức rùng rợn và một tí nước bẩn.

Mọi người đều nở nụ cười khoan khoái báo hiệu một ngày tốt đẹp một không khí thắng lợi mới, sự tin tưởng lại trở lại.

Vấn đề nước uống làm chúng tôi lo lắng. Các đơn vị đều phải cử những tốp lính thiện chiến xuống núi để tìm một nguồn nước không chắc chắn lắm. Mọi người đều đứng dậy mắt nhìn về hướng Nam ở đấy đã xuất hiện có tiếng phi cơ - Có phải chúng đến không? Đúng rồi, hai chiếc phi cơ bay rất thấp trên đầu chúng tôi.

Chúng bắt đầu thả những bao lơ lửng treo dưới những cái dù nhiều màu sắc. Nếu quân Việt Minh mất vết của chúng tôi (có lẽ điều mà chúng tôi không nghĩ đến, vì chúng tôi đánh hơi chúng ở xung quanh chúng tôi) thì họ sẽ biết chúng tôi đang ở đâu, không khó gì cả.

Mặt bằng trên đỉnh núi rất hẹp, cho nên một số bao lăn theo sườn núi. Các phi công phải nghĩ đến thả không dù. Những thùng hàng nặng trĩu rơi thịch xuống đất, có khi rơi sát chúng tôi, may thay không làm ai bị thương, chẳng qua là nhờ may rủi cả.

Hai chiếc phi cơ hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi vẫy chào tỏ lòng biết ơn. Họ vẫy cánh bạc chào chúng tôi đầy thiện chí tình anh em trước khi quay về hướng Nam.

 Chúng tôi chia nhau các khẩu phần, vì đông người, nên khẩu phần trở nên nhỏ bé, chỉ có 3-4 hộp thức ăn sẵn cho nhiều ngày.

Theo sáng kiến của chỉ huy trưởng, và của bác sĩ quân y, chúng tôi quyên một số thức ăn quý dành cho thương binh. Bác sĩ Enjalbert chăm sóc liên tục các thương binh, nhưng ông trăn trở là không có điều kiện mổ xẻ, và không cách gì sơ tán được những thương binh nặng - (lúc ấy cả Đông Dương không có một chiếc trực thăng). Ông là người chủ  chốt trong đề nghị việc này, ông cũng thiết tha muốn một số thương binh được uống nước, thế mà nước cũng không có.

Đại đội trưởng Spor phân công tôi làm nhiệm vụ quyên góp này, cho đi kèm theo tôi hai chiến sĩ. Chúng tôi mang theo 4 bình tông trống rỗng, chúng tôi lần lượt đến từng bạn chiến đấu, giống như các bà xơ đi làm từ thiện. Những bạn nằm ở các ổ súng máy, nằm ở những chỗ hẻo lánh với cái chuông báo động để luôn sẵn sàng, họ rót những giọt nước cuối cùng của bình tông của mình, như một hành động nhân đạo một số anh sau khi rót hết còn đưa lên miệng, rót giọt cuối cùng vào trong họng của mình.
 
Trong những cái mũ giã chiến bạc màu, chúng tôi còn nhận được những hộp sữa Nestlé những cục đường bọc giấy, những thanh Chocolte như trên sàn nhà các quán rượu.

Khi chúng tôi đến cạnh lùm cây, nơi mà nhiều thương binh đang nằm, trung uý Bara không cầm nổi nước mắt khi biết được việc chúng tôi đang làm. Nước mắt chảy dòng trên hai gò má xanh nhạt râu ria xồm xoàm của anh. Anh gượng lên để giải thích cho các chiến binh đang nằm trên cáng, bằng tiếng Ả rập, về ý nghĩa của cử chỉ vì đoàn kết hữu nghị này. Anh lấy bàn tay bị băng bó kín mít và đỏ lòm vì thuốc đỏ, để dụi mắt, như cảm thấy hối hận là người luôn hoài nghi và hay chế diễu mọi người.

Trước cử chỉ và hành động của Bara mà tôi không tưởng tượng được, tôi thấy nghẹn ngào, chúng tôi đặt dưới chân người thầy thuốc mệt lả như bệnh nhân của ông, những bình nước quý giá đầy ắp và những bánh kẹo nhiều màu sắc.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #37 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:23:54 am »


CHƯƠNG 19
CÁI BẪY CỐC XÁ



Chúng tôi vừa được tin là tiểu đoàn dù 1erBEP là đơn vị đang bám chặt sườn núi Nà Kheo đã thay thế cho đại đội 5 Tabor bị tiêu diệt; được lệnh bắt liên lạc với đại bộ phận của binh đoàn ( đi theo có một số người sống sót của tiểu đoàn Tabor 11).

Những đơn vị này hộ tống nhiều thương binh, và báo tin là họ đã phải phá huỷ hai sơn pháo được thả dù xuống trước đây Trung tá chỉ huy tiểu đoàn Tabor 11 là người chỉ huy chung tập đoàn này báo tin qua vô tuyến điện là cuộc rút theo hướng 765 sẽ chậm chạp và khó khăn, vì lẽ bị quân Việt Minh đuổi sát và vì thêm một gánh nặng phải cáng theo một số thương binh 89

Đại tá Lepage quyết định rời bỏ con đường đi dọc đỉnh núi 765 hướng đi về vùng núi đá vôi Cốc Xá, để từ đấy tìm ra con đường mòn đi về hướng Tây, đến những quả núi mâm xôi Quỳ Chân, là nơi mà Đại tá Charton hẹn làm nơi hội tụ. Cuộc rút lui được tiến hành yên tĩnh. Kẻ địch chưa thấy xuất hiện. Đại đội Tabor của tôi đi trước mở đường, chúng tôi trượt xuống một dốc đứng qua những cỏ rậm, và phỏng chừng tìm cách đi vào dãy núi đá mà ở đấy có con đường mòn vào Cốc Xá.

Chúng tôi lạc vào một thung lũng đá mục mũn tích tụ như, nằm trong một cái phễu không có lối thoát. Chúng tôi cuối cùng đến một cao nguyên nhỏ xanh tết, mà án ngữ phía Đông là dãy núi 765 và, phía Tây là dãy núi đá Cốc Xá, chúng tôi đến một vách núi dựng đứng, nhìn xuống trước một thung lũng rộng hàng trăm mét vuông.

- Đúng là một bẫy chuột. Loubès nói lẩm bẩm, vừa lau chùi những giọt mồ hôi nhỏ dòng dòng từ đầu xuống.
Chúng tôi quay lại do dự và định tìm đường khác.

Con đường đi đến một ngõ cụt, đi vào một cái lèn đá vôi.

Chúng tôi quay trở lại và đến đúng vào giữa đoàn quân của một đại đội Tabor khác mà Đại đội trưởng là anh Raval. Anh này hơi bị thần kinh, anh ta bảo là chúng ta đã đi lạc đường; điều mà chúng tôi cũng cảm thấy; Raval chỉ cho chúng tôi một đường mòn mà anh ta phát hiện, đường này đi theo hướng Tây Nam, bị vùi lấp dưới cỏ và dây leo.

Đại đội trưởng Spor tiếp tục cuộc hành trình, đi trước hàng quân. Những quả núi đá bao vây chúng tôi mỗi lúc lại đến gần và lối đi trở thành một cái hẻm. Chúng tôi chỉ còn có cách đi theo hàng dọc, sừng sững trên đầu là những khối đá khổng lồ bị phủ kín bởi những cây cối mục nát: mùi hôi thối phảng phất trong không khí, đôi khi để đi qua, chúng tôi phải luồn giữa hai khe đá lởm chởm đầy lỗ và hang hốc. Đến một đoạn thoáng hơn, chúng tôi thấy ló ra ánh sáng của ban ngày. Từ cái cửa thiên nhiên ấy chúng tôi đã đến đỉnh cao của cái lèn Cốc Xá.

Bên phải, một đường mòn đi xuống theo một độ dốc thoai thoải, nếu bản đồ chỉ đúng thì đường này sẽ đưa đến một dòng suối. Con đường đặc biệt này cao dần hẹp dần và cuối cùng đi vào thung lũng. Đằng trước, một núi đá chồm chỗm nhìn vào cái lèn, nó trở thành một bức tượng vĩ đại che cả chân trời về phía Tây. Bên phải, chúng tôi thấy một bản dân miền núi nằm bên cạnh một chỗ lõm của núi đá. Mặt đất lên dốc từ từ cho đến một chân rừng, nó kéo dài theo dãy núi đá ở trung tâm và bít chân trời cạnh một bờ vực.

Chúng tôi điều hành để thực hiện việc chiếm đóng của địa thế hoang vu và bấp bênh này.

Cái tổ phượng hoàng này, về phía Đông dựa vào dãy núi đá mà chúng tôi đã đi qua, nó nằm sát quả núi 764-765, hai quả núi có rừng rậm bao phủ, nó sẽ là con đường xâm nhập thuận lợi của đối phương một cách tự nhiên.
 
Tóm lại, chỉ có một con đường dốc để thoát khỏi cái tổ ong vò vẽ này. Thật là ít ỏi! Nhưng chúng tôi đã nghĩ. Chúng tôi hy vọng không phải ở lại mãi trên mảnh đất này, mà tìm cách đi vào thung lũng ngay chiều hôm nay.

Trung sĩ Bauer với trung đội của anh ta đến sát ven làng, rồi theo anh một tiểu đội tiến về khu rừng bên phải. Một loạt súng liên thanh, tiếng súng trường đã đón anh ta, những chiến binh của anh lập tức đối phó vì ở nơi nguy hiểm này, họ luôn sẵn sàng. Bọn địch không tiếp tục cuộc chiến đấu, họ biến mất sau các núi đá ở về phía Bắc - Bauer về báo cáo với đại đội trưởng Spor là anh ta chiếm một cánh rừng nhỏ và từ đây, anh ta đã trông thấy thung lũng và các đỉnh dãy núi của Quỳ Chân. Lính Việt Minh bắn ra không mạnh lắm. Anh trung sĩ nói thấy rõ có 2 lính chính quy mặc bộ ka ki và 2-3 thường dân trong ấy có một nữ, người thường dân mang súng trung liên có thể đã bị thương, có tiếng kêu, vì vậy một trong hai chiến binh phải nhặt khẩu trung liên trước khi tẩu thoát. Nếu đối phương chưa biết tin tức thì sau sự kiện này, họ sẽ biết chúng ta đang ở vị trí mới này.

Dần dần, những đơn vị khác của tiểu đoàn Tabor và số còn lại của 8eRTM đều đóng vị trí trong cái lèn đá vôi này.

Những thương binh được để ở trung tâm, chỉ huy sở của Đại tá Lepage đặt ở cạnh cái bản. Chúng tôi được biết là binh đoán Lepage sẽ đóng quân đêm này ở đây, để đợi binh đoàn Charton về đến Quỳ Chân. Việc ấy không được chậm trễ - Đại tá Lepage dùng vô tuyến điện tìm cách liên lạc với Đại tá Charton suốt cả đêm, thế mà không thấy có trả lời. Một số sĩ quan Tham mưu nhận định là việc ở kéo dài trong cái trận địa phục kích ở Cốc Xá là một vấn đề nguy  hiểm và ngay bây giờ nên đóng ở tư thế phòng ngự trong thung lũng.

Đại tá Lepage trả lời:
1. Tiểu đoàn Lê Dương dù ( 1erBEP), đoàn thương binh thứ 2 và số còn lại của tiểu đoàn 11 Tabor chưa về tập trung với đại bộ phận của binh đoàn. Vì vậy cần đợi họ.
2. Mặc dù sao, nhiệm vụ của tôi là đón binh đoàn Charton ở phía Đông và bảo vệ không cho quân đội Việt Minh làm thiệt hại đến đoàn quân từ Cao Bằng rút về. Bởi vậy hiện nay vị trí tết hơn cả là Cốc Xá, một lá chắn, một áo choàng đỏ của người đấu bò.

Vào khoảng 2 giờ sáng lục tục thấy đến một số đơn vị của 1erBEP và một số người của tiểu đoàn Tabor 11, đi theo là đoàn thương binh. Những đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn mới về được đến vị trí tập trung, luôn bị chậm lại vì những cáng thương binh, họ còn bị thiệt hại thêm. Quân Việt Minh đuổi sát gót họ.

Để đến với Cốc Xá, họ định leo lên núi 764 nhưng lại gặp đối phương đang chiếm giữ núi này. Một đại đội của tiểu đoàn BEP phải chiến đấu để bảo vệ cho đơn vị bạn lướt qua. Họ đều mệt mỏi và báo tin đang có triệu chứng của một cuộc vận động bao vây chúng ta về phía Đông. Bởi vậy cho nên chỉ có con đường mòn về Cốc Xá là bỏ ngỏ. Chúng tôi không còn đi trở lại được nữa.

Hai đoàn thương binh ( gồm chừng 350 người ) đều tập trung ở cạnh một cái suối, chảy bên cạnh khối núi đá về phía Tây.

Tiểu đoàn 1erBEP đóng ở đầu đường mòn, trên sườn núi đá nhìn vào lối đi.

Tất cả chúng tôi đều mong có lệnh chuyển về thung lũng, vì chậm trễ là nguy hiểm.

Còn đại tá Lepage thì kiên trì, muốn bắt liên lạc với binh đoàn Charton trước khi rời Cốc Xá. Trước đây, chúng tôi bằng bất cứ giá nào cũng phải bảo vệ sườn trái của binh đoàn Charton, phải chăng đây là một sứ mệnh thí mạng.

Những quan sát viên của chúng tôi ngồi trên những mỏm núi đá cao ở hướng Tây, rõi ống nhòm nhìn đến tận chân trời. Để làm dịu không khí căng thẳng, đại uý Battle thuộc bộ Tham mưu của đại tá Lepage tiếp các sĩ quan liên lạc của các tiểu đoàn, bằng những câu bông đùa.

"Nàng chị, nàng em, chẳng thấy bóng hồng nào lai Vãng?"

Nhưng câu này hoạ hoằn mới gợi được những nụ cười vì lễ phép trên những khuôn mặt đầy lo lắng, bị dày vò vì mất ngủ và mệt nhọc.

Còn những trinh sát tiền tiêu của quân Việt Minh, họ đi lại ngang nhiên ở khoảng trống, trên những đỉnh 764-765. Chúng tôi có cảm tưởng là họ muốn làm ra vẻ đông người để kéo sự chú ý của chúng ta. Với mục đích gì vậy?
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #38 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:24:31 am »


CHƯƠNG 20
NHỮNG TRÒ XIẾC


Chiều hôm 6/10, chúng tôi có thể ước tính là đến đêm, binh đoàn Charton sẽ đến gần chúng tôi, ở cách 3 cây số về phía Tây nơi chúng tôi đóng quân.

Binh đoàn bị tổn thương nặng, đuôi thì bị đánh thúc đuôi còn đầu thì không ngớt húc vào một đối thủ đang ở khí thế chiến thắng.

Trên những mỏm đá vôi mục nát, Spor và tôi đã mò lên đài quan sát. Chúng tôi dò xem tận chân trời, đã 2 ngày nay.

Trên sườn núi Quỳ Chân, giữa 2 đoàn Lepage và Charton, quân Việt Minh đang bò luồn, lỏi và lướt trong đám cỏ cao. Ở cách khoảng 3 cây số với chân núi đá Cốc Xá, chúng tôi quan sát thấy địch chừng 100 tên tiến từng bước lên đỉnh những núi nhỏ cách giữa đoàn Cao Bằng và đoàn chúng tôi.

Khi chúng tôi thấy chúng tiến từng người như vậy, giữa những mỏm đá, xen giữa các tiểu đoàn của chúng tôi, chúng cắm những cành lá sau lưng để ngụy trang phòng phi cơ phát hiện. Chúng tôi có cảm tưởng là chúng tôi trội hơn họ và đang ở thế bao vây họ. Sự điều binh của họ có vẻ như là ngược đời, vì họ dừng lại bố trí ở tư thế phòng ngự hướng về binh đoàn của Đại tá Charton.

Binh đoàn này đang tiến một cách mệt nhọc trước những băng liên thanh, cách xa đây 5-6 cây số Việt Minh cũng gây cảm tưởng là hình như họ không biết rằng binh đoàn Lepage của chúng tôi, mặc dù có bị suy yếu và chấn động nhưng nó vẫn là lực lượng có khả năng đánh bại họ ở Quỳ Chân. Những phút hy vọng hão huyền ấy không kéo dài được bao lâu.

Cái lèn đá vôi mà chúng tôi đang đóng quân chỉ có một lối thoát để đi vào thung lũng.

Hoàn cảnh này chúng tôi cũng đành phải chịu vậy không tìm ra được con đường nào khác.

Nó là một đường mòn dốc đứng, đi qua những núi đá và trở thành một đường đi qua đáy lũng, chồm lên trên nó là những núi đá cao vút, cây cối um tùm. Đường mòn chạy dọc theo một con suối, nước trong vắt, mà nơi đây từ hôm qua chúng tôi đã tập trung 350 thương binh bao gồm đủ các thứ giống người và đủ các cấp, sau những cố gắng phi thường vượt qua bao trận phục kích, bao trận chiến đấu.

Sáng sớm, tôi xuống chỉ huy sở của Đại tá Lepage đóng ở cuối lèn để nhận nhiệm vụ cho đại đội Tabor của chúng tôi, đang bám vào sườn núi đá ở một khe hở về phía Bắc, nơi mà quân Việt Minh có thể tấn công.

Một sự kiện quan trọng lại đến. Bác sĩ Enjalbert - Con người đã cùng các đồng nghiệp của ông tận tuỵ chăm sóc các thương binh - chạy đến chỉ huy sở mặt mày hốc hác, trán đầy vết nhăn vì 8 đêm mất ngủ. Ông nói hổn hển; ngồi bệt xuống đất, ông báo một tin quan trọng, đáng sợ và bất ngờ.

- Không thể kéo dài được! Đây là một vụ tàn sát. Ba bệnh nhân lại bị trúng đạn, một bị chết. Quân Việt Minh từ núi đá kiểm soát ngõ hẻm của đ¬ờng mòn bằng liên thanh và súng cối. Họ bắn xả vào suối, nơi ta đang tạm trú các thương binh - Tiểu đoàn BEP sau đây sẽ báo cáo tỉ mỉ sự việc ấy!

Qua lời báo cáo của người thầy thuốc đáng kính trọng, trước sự bất lực của mình, chúng ta có thể hình dung cảnh tượng những thương binh hết hoảng, nằm dí tại chỗ. Họ đều hiểu là tấm thảm kịch đã bắt đầu.

Con đường mòn nhỏ xíu xuống dốc một đoạn chừng 500m, gần như thẳng đứng dẫn đến cái thung lũng, đầy những kẻ thù đang ẩn nấp. Phải làm thế nào trong tối nay, hay ngày mai rút hết những người còn lại của 4 tiểu đoàn và số 350 thương binh.

Bác sĩ Enjalbert sau khi uống một ly café không đường lấy ở quân lương dự trữ cuối cùng của ngài Đại tá, trở lại dòng suối, ở đây những lời rên xiết đã thay cho tiếng chim hót.

Các tiểu đoàn trưởng hội tụ xung quanh Đại tá Lepage một cách im lặng. Mặt ngài lúc này nhăn nheo, còn râu thì xồm xoàm điểm rất nhiều chiếc lông trắng.

Họ phải quyết một quyết định nghiêm trọng nhất cho trận đánh nghiêm trọng này. Họ phải quyết rất nhanh. Ông tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn dù ( 1erBEP) cử một tổ  trinh sát đi về phía con đường rút lui, nó bị đánh bật lui  mãnh liệt. Không còn nghi ngờ gì nữa - Đối phương đã làm chủ lối hẻm. Lúc này những quan điểm bị phân tán: hoặc tối nay, bí mật rút lui ra cánh đồng; hay là sáng sớm mai đánh bật những "Nút chai bít lỗ hẻm".

Trung tá Labataille phó chỉ huy của Đại tá Lepage, xung quanh anh có nhiều chuyện lý thú, con người hay tổ chức những buổi ăn trưa ồn ào và vui vẻ, một cựu chiến binh của tiểu đoàn Tabor, một con người từng trải chiến trận, nay trở nên già đi trước 10 tuổi, với một giọng buồn tẻ ông phá tan bầu không khí nặng nề, làm cho nó sôi động lên.

- Phải lên đường ngay, quân Việt Minh đang xiết chặt cổ họng. Đợi đến mai là chậm quá. Tôi cảm thấy thảm họa là ở trên con đường hẻm này.

Đúng rồi, mặc cho một số sĩ quan bi quan, thảm hoạ ai cũng cảm thấy, một số sĩ quan không dám phát biểu ý của mình về tình hình đen tối, họ im lặng nhìn trung tá Lebataille để giữ mẽ.

Riêng ngài đại tá nói (có cảm tưởng không ai tin tưởng lời nói của ông).

"Thật vô lý chúng ta sẽ thành công trong việc chọc thủng vòng vây, không nên tỏ ra bi quan như vậy... "

Trong lúc chưa có một quyết đình nào rõ ràng, thì một đại liên và một súng cối 81 của quân Việt Minh nhìn thấy sự đi lại ở khu vực chỉ huy sở bắt đầu bắn, họ nhằm khá trúng làm cho từ sĩ quan đến liên lạc viên đến phu khênh vác đều cuống lên nháo nhào trong sự hỗn loạn, nhảy vào núp sau những tảng đá. Họ núp vào đó.

Trong thời gian gần một tiếng đồng hồ, mặc cho súng bắn trả liên tục của những khẩu đội 81 của tiểu đoàn Tabor 1, quân Việt Minh hình như được bảo vệ chu đáo, họ đã làm tê liệt sức kháng cự của sở chỉ huy và các bộ óc của các "Chef" đang có nhiệm vụ ra những quyết định nghiêm trọng. 

Từ hôm qua, Đại tá Lepage đang tìm cách bắt liên lạc với Đại tá Charton bằng vô tuyến điện. Chỉ trong buổi chiềuhôm nay, bức điện đánh đi không dùng mật mã: "Tôi là Lepage đây, tôi gọi Charton", Đại tá Lepage bắt liên lạc được với "con người của Cao Bằng". Đó là, cách nói nguỵ trang, giờ thì chẳng cần thiết nữa vả chăng vì diễn biến quá nhanh, nên phía Việt Minh chẳng có cơ sở để khai thác những tin tức này.

Đại tá Charton nói đến những khó khăn ông gặp phải từ 2 ngày gần đây, trong sự vận động của ông và đề nghị Đại tá Lepage chìa tay giúp cho việc đổ quân xuống vùng thung lũng đầy nguy hiểm, ông thú nhận:
- Tôi không nhúc nhích được, trước một thảm hại. Tôi đang bị đóng đinh tại chỗ, quân Việt Minh tấn công không ngớt, tôi đang đóng quân ở tư thế phòng ngự, khép kín trong vùng núi 477 để đợi. Các anh phải hành động thật nhanh!

Trời lại về chiều, thỉnh thoảng pháo đạn của quân đội Việt Minh rơi vào vị trí của chúng tôi. Trong khi tin tức cho biết là quân đội Việt Minh đã đến gần, sẵn sàng xông vào miếng mồi quyết định đã được chỉ thị để quyết định vận mệnh của binh đoàn.

Theo thứ tự 1erBEP - 8eBEP (bộ phận) thương binh được hộ tống bởi một số người còn lại của đại đội 5e Tabor và của GCA của tiểu đoàn Tabor 11, tăng cường thêm đại đội bảo vệ của chỉ huy sở, 1erTabor, đại đội cuối cùng của 8e RCM, chúng ta sẽ vượt qua cái đèo này trước rạng đông. Đó là lời của Đại tá Lepage.

Đêm mồng 6 rạng mồng 7 đối với chúng tôi là một thế kỷ, trong khi tinh thần chúng tôi vẫn còn vững vàng, nó còn vững vàng cả trong suốt trận đánh: vì lẽ chúng tôi không muốn tin là có sự bị tiêu diệt toàn bộ và chúng tôi hy vọng là đến phút cuối cùng, đối phương sẽ phải nới bót vòng xiết vì họ sẽ bị vắt kiệt sức do sự hoạt động quá tải của họ và vì sức chống trả cương quyết của chúng tôi ngay từ khi bắt đầu.

Chiều nay, sau một mỏm đá, bọn lính Tabor đang quay một con gà mái bắt được của dân bản nằm sâu trong lèn núi đá. Con vật trốn trong cái rễ của cây si bị một lính gác bắt được, thật là vui vẻ khi chúng tôi cầm tay cắn ngấu nghiến miếng thịt nhỏ mà họ cho chúng tôi.

Trời càng tối đen, chúng tôi nghe rất rõ tiếng súng kéo dài vọng về từ thung lũng, nó phá tan bầu không khí yên tĩnh nặng nề của cái đêm thức trắng. Binh đoàn của Đại tá Charton chắc là đang bị đánh không ngớt.

Vào nửa đêm, trên sườn núi bị bom Napal đốt cháy của quả núi 765, nơi mà đối phương đang chiếm giữ, một phát pháo hiệu đỏ được bắn lên trong đêm đen. Chúng tôi đều ngoảnh nhìn và đặt dấu hỏi, ước đoán ý nghĩa của nó: Có phải là tín hiệu rút lui của quân đội Việt Minh không? Hay là tín hiệu của quân ta (quân của Charton) mở cuộc tấn công để bắt Liên lạc với binh đoàn của chúng tôi? Hay là quân của Đại tá Charton mở cuộc tổng tiến công vào quân của tướng Giáp?

Cái chùm tia sáng với những màu sắc tượng trưng tung toé trong đêm tối, có đầu đuôi lịch sử của nó ... đó là...
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #39 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2009, 10:24:50 am »


CHƯƠNG 21
QUẢ PHÁO HIỆU MÀU ĐỎ


Một năm sau sự kiện Cao Bằng, vào tháng 8 năm 1951, Tướng De Lattre de Tassigny đã đạt đến đỉnh cao của thành công Đông Dương, kể từ buổi lễ duyệt binh quy mô lớn tháng 7 tại Hà Nội.

Bài diễn văn đọc ở trường Chasseloup Laubat đối với những người trong chúng tôi, những người còn tin ở sức mạnh của chủ nghĩa trong lời nói chứa đựng những tư tưởng vĩ đại thành một Thứ kinh gối đầu cho cuộc chiến tranh này .Nó mở màn cho một giai đoạn hợp tác Việt - Pháp ( coi như có thể chân thành có sự hợp tác như vậy).

Chính trị hơn nữa, là lời kêu gọi vang lên ở Vĩnh Yên, làm cho người ta thấy từ đầu năm, triển vọng của một lối thoát trong danh dự; nhưng thực tế xa vời với cuộc chiến tranh này, cuộc chiến tranh đã giết hại bạn bè của chúng tôi với những ảo tưởng, nó làm rắn lại trái tim, và cả lòng bàn chân của chúng tôi nữa. Trong khi chờ đợi những cuộc hành quân lớn vào mùa thu lấy tên là Citron, Mandarine, Amande v.v, mà sự đánh giá còn linh tinh, thì Bộ Tổng hành dinh Citron, Mandarine, Amande cho tiến hành những trận đánh, những trận càn quét nhỏ tại chỗ để giữ thế đứng trong đồng bằng Bắc Bộ.

Một buổi sáng nóng bức và ẩm ướt của mùa hè miền Bắc, ở một đơn vị thiết giáp, nơi tôi đang làm việc, tôi nhận nhiệm vụ đi từ Hà Đông, là căn cứ thiết giáp cách Hà Nội 15km về phía Tây trên đường xuống Nam Định coi như trung tâm đầu não của phía Nam Đồng bằng Bắc Bộ, để làm một nhiệm vụ chưa được xác định và cũng trong một thời gian chưa rõ ràng.

24 giờ sau, đoàn chúng tôi đã có mặt ở phía Bắc tỉnh Thái Bình, nơi đồn Quỳnh Nôi và là nơi chiếm đóng của một đại đội chính quy Commando. Vandenberghe đang đợi chúng tôi, để chúng tôi hỗ trợ anh về hoả lực trong một số trận đánh vào một số làng thù địch của ta ở trong vùng. Vandenberghe, con ng¬ời của huyền thoại, của bao sự vu khống, lúc này đang ở trong đồn với một thái độ bàng quan. Sự việc ấy nói lên là, với đội Commando nổi danh do Vandenberghe chỉ huy, sự hỗ trợ của những chiến xa chúng tôi chỉ là một việc nhỏ, không quan trọng lắm.

Chúng tôi không nhầm, Đại đội trưởng của chúng tôi tỏ ra lạnh nhạt trước cái thái độ quá trớn trên.

Dù sao, ông Thượng sĩ phó đội trưởng đội Commando mới có 24 tuổi, đã tỏ biết thế nào là lễ độ. Anh này mặc toàn màu đen, quần dài rộng ống, thắt ở mắt cá, áo "bờ lu" buộc dây che lồng ngực, đầu đội một cái mũ của Việt Minh, có phù hiệu cấp chỉ huy đại đội của quân đội Việt Minh. Anh ta giống như một con báo đen.

Với cặp mắt sáng và đỏ ngầu, anh ta nhìn và đánh giá chúng tôi. Mặc dù vậy anh ta không thể đe doạ được chúng tôi Anh đại đội trưởng và tôi đã chiến đấu ở vùng đồng ruộng với tư cách là bộ binh. Ông bạn Hus của tôi là một Trung uý, đứng đầu một Trung đội, đã từng đánh du kích với quân Đức ở căn cứ du kích Pháp trong nhiều năm tháng. Có lẽ Vandenberghe cảm thấy những điều đó. Có lẽ vì vậy mà anh ta trở nên tự nhiên hơn và dễ chịu hơn.
 
Anh ta đến với chúng tôi, theo lời mời của đồn trưởng người Việt Nam là Trung uý Lô để cùng đi uống một ly nước mát theo tục lệ.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM