Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:17:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Con đường tử địa RC4 - 1950  (Đọc 40202 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 08:48:23 am »


CHƯƠNG 10
MỐI ĐE DỌA CỦA TRUNG QUỐC


Có lẽ để tận dụng cảnh đẹp trời đã trở lại, đàn bà con gái trong làng ra tắm truồng trong nhánh sông nhỏ của Đồng Đăng. Từ Chỉ huy sở của tiểu đoàn Tabor, đóng ngay trên miền núi cao vài trăm mét, có thể phóng tầm mắt nhìn xuống quang cảnh nhộn nhịp đó. Khi đi qua kho quân trang, tôi bắt gặp cả một lô hạ sĩ quan đang túm tụm trên "đài quan sát". Ống nhòm của trung tá chỉ huy được Piteau săn đón mang ra phục vụ tập thể, đang chĩa xuống các mái tóc dài đen loáng và các cặp mông vàng óng ...

Họ mời tôi:
- Nào trung uý, lại đây mà nhìn này.

Đẹp mắt đáo để, mà chẳng tốn xu nào. Tôi đi về phía bếp tập thể để gặp lại trung uý Pascal. Sáng nay, trung đội xe bọc thép lắp súng máy do anh ta chỉ huy với một đơn vị Ma rốc đi khai thông Đường số 4 để phòng ngừa mọi trục trặc đừng đến phá rối cuộc đi dạo ngắn ngủi của các sĩ quan Đồng Minh và Pháp đang trên đường tới hang ổ người rừng chúng tôi.

Lúc khởi hành, trung uý Pascal đã nhếch mép cười mộtcách bí mật, nhưng không tiết lộ gì cho bè bạn cả. Anh ta đã trở về rồi đấy, người phủ đầy bụi. Mình khoác chiếc áo chiến, chân vận giày da cứng cổ được đánh xi cẩn thận, với 2 lần để cờ rếp, mũ lưỡi trai màu xanh da trời và đỏ, ghếch một cách khá ngang tàng trên cái thỏm hói mặc đù điều lệnh và thông tin đã nói rõ là phải đội mũ cối hoặc mũ cảnh sát bằng Ka-ki!) anh ta nhảy từ trên xe Gíp xuống một cách thật điệu đàng:
- Có gì nốc không? 
- Đối với cậu thì bao giờ chẳng có sẵn?
Ghé lại bếp tập thể đi ...
Nhân tiện, mấy cha nội sao rồi? 
À, họ xử sự cũng khá. Chững chạc khi gặp sự cố đấy.
- Sự cố nào? 
- Tớ sẽ tiết lộ cho cậu rõ, nhưng, suýt, phải kín miệng, cứ âm như hến nhé? Hứa không nào?
- Hứa.
- Tớ đã ngấy đến tận cổ cái nghề ngu độn này. Ban Tham mưu ở Lạng Sơn thừa biết là giữa Đồng Đăng và Lạng Sơn chẳng bao giờ có gì xảy ra cả. Xe chạy từng chiếc lẻ tẻ mà chẳng bao giờ dính đạn. Sáng nay, các vị đã  lệnh cho một đoàn thiết giáp Lạng Sơn tháp tùng. Chuyện đó thì đồng ý. 

Nhưng còn bày vẽ, quấy rầy thêm bọn tớ để làm ra cái vẻ tình hình quả là căng thẳng và nghiêm trọng, thì xì! tớ không duyệt. Vậy là tớ phản ứng theo cách riêng của tớ. Tớ bố trí xe tuần tiễu ở những chỗ có nghi vấn, đặt. liên hệ bằng ra-đi- ô. Xong xuôi đâu đấy, tớ bèn cử một hạ sĩ quan và 3 lính lên  một điểm cao nhìn xuống đường cái. Mệnh lệnh là: khi phải đoàn xuất hiện, phải tia 2 băng súng máy... và vài loạt súng trường lên ... trời, để chứng minh rằng cánh ta cũng cảnh giác ra trò...

Yên vị xong, bọn tớ chờ. Một đám bụi mù to dần và tiến đến gần. Đúng là các vị. Khi đám sĩ quan ngoại quốc hàng ngũ chỉnh tề diễu qua chỗ bọn tớ thì hấp! lính của tớ liền y lệnh răm rắp, lia luôn cho mấy băng đạn lên trời.

Nếu cậu mục kích được cảnh tượng lúc đó? Đến chết cười vỡ bụng...

Một xe Gíp chui ngay đầu xuống hố. Chắc thằng xế sợ vãi đái. Các ngài sĩ quan của quý quốc, cảm thấy mọi người đang quan sát mình, đã nhập vai một cách không chê vào đâu được Các vị trụ lại vững như trời trồng, chỉ đưa mắt táo tác tìm vũ khí tại chỗ để tự vệ 1. Nhưng còn các ngài Pháp? Họ lao xao và có vẻ rất sợ. Đặc biệt, có một ngài thượng tá hết hoảng ra mặt. Tay ấy rõ ràng là chưa hề được nếm mùi bị phục kích!

Thế nhưng tớ tin rằng quan ngài không sợ... toi mạng bằng sợ bị quy trách nhiệm là đã không bố trí bảo đảm an ninh một cách chu đáo hơn...

Để tránh cho quan ngài một cú đột qụy, tớ liền đến trình diện với dáng vẻ một thiên thần:
- Thưa Thượng tá, chuyện vặt ấy mà. Một tên Việt Minh bỗng tháo chạy. Xin cứ tiếp tục đi. Ngài quả đã thở phào một cách nhẹ nhõm! Đấy, chính nhờ vậy đó, nên tớ mới tận hưởng được một buổi sáng thật khoan khái.

Cám ơn về bữa cơm chớp nhoáng! Chóng gặp lại nhé!

***

Các quan sát viên nước ngoài đã trèo lên một lô-cốt sụp đổ nửa vời của thành luỹ và thăm dò chân trời một cách thật kỹ lưỡng. Họ vừa lúc lắc cái đầu, vừa thậm thụt trao đổi ý kiến với nhau, như muốn xì xào: "... Tất nhiên, tất nhiên ..."

Rồi Sếp dẫn họ đi nhậu nhẹt tí xíu và họ hình như đánh giá cao cử chỉ thân thiện đó. Một đại tá, tuỳ viên quân sự của một nước bạn lớn, chẳng biết từ đâu rút ra một chai Real Scotch Whisky hạng tuyệt vời và cười:
- Viện trợ Kuan Su tót, tót! (Viện trợ quân sự, tốt, tốt).

Mọi người lại hăm hở lên xe, với những nghi lễ chia tay đầy tinh thần huynh đệ. Đoàn xe mất hút đằng sau Nhà thờ Cơ Đốc, nơi Đường số 4 có một khúc ngoặt, Quý Chư Vị đã thị sát được nước Tàu, từ cứ điểm biên giới Đồng Đăng, trong những điều kiện thuận lợi. Ai nấy đều có vẻ hả hê...



-----------------------------
Chú thích:
1. Đầu năm 1952, một thượng tá Mỹ nghe tôi nhắc nhở đến chuyện Việt Minh có thể cài đặt bẫy, phục kích ta trên đường Hoà Bình dễ như bỡn, đã trịnh trọng trả lời: "Bết rồi? (Biết rồi) Chính mình đã pị phịt kít (bị phục kích) ở gần Đoạn Đan (Đồng Đăng) năm 50. Thật là khủng khiếp!!!
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 08:48:51 am »


Vị chỉ huy Tiểu đoàn và tuỳ tùng lên  thăm một đường hào chống tăng cắt ngang đường sang Tàu, được đào giữa hai công sự, một của Pháp, một của Tàu và cách công sự Tàu 2 km.

Tôi được đi cùng đoàn.

Chưa có ai trong đoàn đã được đi thăm đường hào nổi tiếng đó, nhưng chúng tôi cũng mường tượng ra được: đường xe lửa cũ men theo đoạn đường trũng, lõm bõm nước và bùn loãng trên đó chúng tôi đang đi vì chẳng còn sót lại một thanh sắt nào trên đường sắt, nên con hào như được che chắn cẩn thận bởi một gờ đất vững chãi ra phết. Hào vừa sâu vừa rộng, chắc hẳn đã được thiết kế một cách công phu sau nhiều giờ động não, với những cái đầu thông thái cặm cụi chúi xuống trên những pho sách cũ kỹ của cánh Công Binh.Trong đó, chắc hẳn không thiếu những chi tiết chính xác tới  từng xăng ti mét, chỉ dẫn cặn kẽ một nghìn lẻ một phương pháp chặn đứng một cách dữ tợn từng cỗ xe tăng đang yên bình nhích tới.

Thế nhưng chúng tôi chỉ bắt gặp một đường rãnh nhỏ, nông choèn, bờ đã bị sạt lở dở dang còn đáy thì ngổn ngang vài thanh ray cong quẹo và hẳn rỉ, đan xen lỏng lẻo với nhau lấy lệ như cho phải đạo vậy thôi! Ai cũng nghĩ đó chỉ là một công trình phụ và định vượt qua để đi tiếp. Thế nhưng con đường thì vốn phẳng phiu như chưa bao giờ đẹp bằng và chạy một mạch thẳng tắp đến đồn biên giới, chỉ nằm cách xa chúng tôi có 2 cây số. Cha mẹ ôi! Chúng tôi đã hiểu ra rồi Trung tá ngán ngẩm rời xa con hào lừng danh, để lại tại chỗ một số lính tiền tiêu và lênh về lấy thêm nguyên vật liệu ở Đồng Đăng. Chúng tôi cũng kéo về Đồng Đăng để nghiên cứu thêm cách bắn chặn hàng loạt bằng trọng pháo. Chúng tôi chỉ có trong tay 2 cỗ đại bác 105 già lão và tàn tạ. Vậy là sẽ phải bắn chặn tăng chủ yếu bằng ... súng cối 81 li của tiểu đoàn. Viên thượng sĩ Francaloni chỉ huy dàn cối, chuẩn bị các ống phóng lựu đạn một cách điêu luyện. Ông làm nghề này đã mười năm và thao tác súng cối với một sự thành thạo đáng phục.

Suốt ngày hôm đó, một nhóm sĩ quan của tiểu đoàn Tabor, loay hoay điều chỉnh tầm bắn từ một đài quan sát cao chót vót, cụ thể là một ngọn đồi cách Đồng Đăng 3 cây số về hướng Nam.

Đến khoảng 4 giờ chiều, Francaloni nhận qua ra-đi-ô một mệnh lệnh ngừng bắn đầy hết hoảng. Một quả pháo hỏng hay mất thăng bằng đã nổ chệch sang một làng bản xứ, ngay trên con sông nhỏ. Chúng tôi lao xuống để tìm hiểu các thiệt hại. Đàn bà, trẻ con la hét rầm trời và chạy trốn tán loạn  ra mọi phía. Một con trâu bị trúng mảnh đạn nằm lăn kềnh giữa vũng bùn, thân mình giật giật liên hồi trong cơn giãy chết. Hàng trăm con cá nổi phơi bụng lềnh bềnh trên mặt nước.

Thế là quên cả sợ hãi, bất chấp những trận nã pháo mới, cả đám già trẻ bất thần quay trở lại, cởi vội áo quần và chen chúc nhau lao xuống nước để... hôi của? người ta la hét, gọi nhau ơi ới và cả reo hò, y như được hồi sinh. Vậy là Francaloni vừa tự ái, vừa nổi cáu, to mồm chửi bới đám lính phục vụ bắn, bằng ...tiếng địa phương xứ Corse. Đám lính cứ phớt lờ thu dọn ống bắn, bệ bắn một cách đĩnh đạc.

Màn đêm buông xuống. Khoảng nửa đêm, theo lệnh thiếu tá chỉ huy trưởng, ba phát súng, rồi hai phát nữa bỗng nổ. Một đám pháo sáng màu xanh lá cây và đỏ vọt lên trời cao rồi lừ lừ rơi xuống thành đuôi sao chổi: đó là lệnh báo động lớn số 1, bắn từ hệ thống vừa mới được tịnh chỉnh sáng nay, ngay trong buổi họp.

Chuẩn bị chiến đấu! Lính đổ xô ra các vị trí chốt, vừa chạy vừa vội vã mặc áo quần trong bóng tối. Chắc thế nào cũng có vài vị tồng ngồng như Đam, trong các hầm hào, đêm nay...

Khi vũ khí đã sẵn sàng và người thì đã ở tư thế chiến đấu, trung tá bỗng tuyên bố:
- Chỉ là tập trận giả thôi! Tôi sẽ đi kiểm tra một lượt mọi thứ, xem đâu đã vào đấy chưa. Chúng tôi trở về vị trí. Một cách thật.tỉ mỉ, Sếp kiểm tra kỹ từng đơn vị, từng bốt súng máy và tự tay rà soát từng chi tiết nhỏ. Cuối cùng, chúng tôi đến vị trí đóng quân của trung đội cơ giới - súng máy, ở quanh nhà ga đổ nát. Trong bóng tối, lập loè ánh thép của các khẩu 37 li. Lính phục vụ thảy đều đứng đúng vị trí.

Trung tá hỏi một hạ sĩ quan:
- Thế thiếu uý đâu?
Từ trong một hành lang còn đóng kín, vọng ra một tiếng nói lạnh lùng:
- Thưa Trung tá, ở đây ạ

Chúng tôi ngẩng đầu lên nhìn, trong cảnh tranh tối tranh sáng, chúng tôi nhận ra Pascal. Ông ta mặc áo quần ngủ, lơ đãng tựa trên thành ban công, miệng phì phèo một điếu thuốc. Ông ta nói nhỏ nhẹ: 
- Nào, mời Trung tá cạn với tôi một chén và các vị nữa.

Trung tá ngẩn người ra một phút, rồi đành phá lên cười. Chúng tôi lên phòng của chủ nhân, bằng một cầu thang khập khiễng, trong khi các liên lạc viên chạy đi truyền lệnh hết báo động. Để đón tiếp chúng tôi, Pascal khoác thêm một chiếc áo choàng óng ánh mầu xanh nước biển, thêu rồng thêu phượng vàng choé (nghe đâu là do một ả người Việt ở Lạng Sơn tặng ... )

Xong, anh ta rót đầy cái cốc, nâng ly của mình lên và tuyên bố:
- Phòng tuyến chống Tàu đã hoàn chỉnh một trăm linh mốt phần trăm. Nào, xin cạn chén mừng sức khoẻ nó!
 
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tám, 2009, 07:47:01 am gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 08:54:57 am »

PHẦN THỨ HAI
NHIỆM VỤ THẾ MẠNG





CHƯƠNG 11
MỘT CUỘC THAY QUÂN VÀO CỬA TỬ


Đã nhiều tháng nay, một Tiểu đoàn Tabor Marốc chiếm lĩnh pháo đài Đông Khê và những đồn xung quanh. Hằng  ngày, theo nhiều hướng khác nhau, một Đại đội Tabor đi tuần tiễu.

Lúc đầu quân Việt Minh còn ở xa. Gần đây những đơn vị của Tiểu đoàn Tabor đi về hướng Đông Nam, phía núi đá vùng Pò Mã, húc phải một số đơn vị lẻ tẻ. Lác đác vài tiếng súng qua lại. Cách pháo đài chừng vài nghìn mét, người ta có thể thấy một số hố cá nhân lúc đầu là do quân ta đào, sau đó quân Việt đào sâu thêm, một số lần, quân ta phát hiện trên núi vòng quanh Đông Khê, một số lính trinh sát Việt Minh lảng vảng.

Đồn Đông Khê bị hoàn toàn cô lập cũng như Cao Bằng vậy Đường giữa Đông Khê và Thất Khê bị cắt đứt, việc tiếp tế phải làm bằng thả dù. Sự liên lạc đi lại thực hiện bằng phi  cơ nhẹ hạ cánh xuống sân bay ở cạnh đồn.

Tháng 5/1950, Tiểu đoàn Tabor đã chiếm lại đồn Đông Khê. Ở thời điểm ấy, lính biệt kích giữ Đông Khê bị rơi vào tay quân địch, phải bỏ đồn vào tay đối phương, nhiều người bị bắt làm tù binh - và bị mất một số quân dụng lớn, một Tiểu đoàn dù lập tức được thả xuống và chiếm lại vị trí.

Binh đoàn cơ động, do Đại tá Lepage chỉ huy gồm có thêm một số đại đội Marốc, mở lại con đường. Và khi rời khỏi Đông Khê, Lepage để lại Tiểu đoàn Tabor hiện nay - Tiểu đoàn này đã đến thời mãn hạn bởi vậy chỉ huy cấp trên đang nghĩ đến việc thay thế nó.

Đại tá chỉ huy quân khu biên giới nhấn mạnh với một thái độ cứng cỏi là không có việc thay quân, vì lẽ có chủ trương bỏ Đông Khê. ông cũng có ý định lợi dụng lúc cho rút Tiểu đoàn Tabor khỏi Đông Khê, thì đồng thời cho rút lui cả Cao Bằng. Hệ thống phòng thủ biên giới sẽ giới hạn từ Thất Khê trở xuống.

Ở Pháp, Chính phủ trung ương và một số chỉ huy cấp cao ở Hà Nội, Sài Gòn không cần biết gì cả. Họ chỉ cần biết về phương diện tinh thần và tâm lý là: sự rút lui liên tiếp nhiều đồn bết như vậy là một điều đáng tiếc, nó làm mất thể diện  nước Pháp. Điều nghiêm trọng nữa là: một số cấp cao ở Sài Gòn cũng như ở Paris, coi việc chiếm giữ một số đồn bốt cách nhau có đến chục kilomet dọc theo biên giới, có thể cản trở được sự tiếp tế viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam.

Ý kiến sai lầm trên trở thành phổ biến đến nỗi những  chiến binh của chiến trường biên giới mỗi khi tiếp xúc với những cán bộ tham mưu. Ở đồng bằng Bắc Bộ, một số người  của Sài Gòn, một số chính khách của Paris, đều được hỏi những câu như: việc ngăn chặn những tân binh Việt Minh qua lại Đường thuộc địa số 4 biên giới ở khắp nơi, hiệu quả của sự có mặt của quân Pháp trên đường thuộc địa số 4 đối với quân đội Việt Minh.

Hình như câu trả lời, trước sau đều giống nhau:
- Mặc cho sự nỗ lực của chúng ta, hiệu quả đạt được rất ít. Đồn bốt của chúng ta xa nhau quá, quân địch luồn lách rất giỏi, địa hình bị chia cắt, rừng rú lại quá rậm rạp. Từ đấy, nếu chúng ta không củng cố các đồn bết thì sẽ thất bại, kẻ địch đang có âm mưu gì đây? Sự kiện Đông Khê bị thất thủ tháng 5/1950 là một đòn cảnh cáo để chúng ta thấy điều gì đang cần được lưu ý, thay vào đấy là những lời chê trách quân đồn trú không hoàn thành nhiệm vụ nhất là với những người không biết gì.
- Hãy coi khinh những lời bình luận tản mát ấy đi!

Để trả lời đanh thép cho những kẻ không dính líu gì và không biết gì về chiến trường biên giới : chúng tôi đã chiếm lại Đông Khê. Đó là một hành động tức thời!
- Người ta thì thầm là Đại tá Constant yêu cầu phải có một lệnh viết bằng giấy.

Dù sao, đáng lẽ là phải tăng cường cho quân chiếm đóng bằng một quân số lớn hơn là quân số của Tiểu đoàn rút lui, vì lẽ quân Việt Minh đang tập trung xung quanh đồn Đông Khê, lại chỉ thay thế bằng 2 đại đội với quân số hạn chế, trích ra từ số quân chiếm đóng của Thất Khê.

Tối đến ở nhà ăn chung, mọi người đều bàn tán đến những quyết định trên- quân Việt Minh không khai thác những điều kiện thuận lợi trên, vì lẽ người chỉ huy của họ bị mê muội chăng? Trái lại không phải thế. Con đường chết đang sống lại nhờ ở chiếc đũa Thần kỳ của đoàn Công Binh. Trong những ngày gần đây nó đã trở lại cái nhộn nhịp cũ. Những chiếc GMC hạng nặng chuyên chở liên tục quân mở đường lên phía Bắc. Phi cơ quan sát lùng sục hai bên đường huyết mạch này, những đoàn quân tăng viện đến từ đồng bằng được đưa lên Lạng Sơn - quân Việt Minh không có một chút phản ứng.

Chiều nay, Tiểu đoàn của tôi ngủ lại Thất Khê trước khi nhảy một bước lên đèo Lũng Phầy đoạn dừng chân giữa đồn Thất Khê và Đông Khê. Chúng tôi gặp ở giữa đường vài khẩu 105, đang ở tư thế bắn yểm trợ. Đó là binh chủng pháo binh của chiến trường biên giới - Thật đáng thương hại! Những chiến hữu của Trung đoàn 3 Lê Dương được chỉ định thay thế cho quân đóng ở Đông Khê. Họ đang làm công tác chuẩn bị để lên đường.

Họ huênh hoang, uống rượu suông, tiếp chúng tôi niềm nở, nhưng chúng tôi có cảm giác ngượng nghịu với những  con người bung sung ấy. Anh Loup trung uý thầy thuốc, trong đoàn Lê Dương mời tôi đến nghỉ cùng phòng với anh  anh ta muốn tâm sự với tôi những điều mà anh không muốn nói ra, với ý thức tự hào là một người lính Lê Dương, anh nói!

- Tớ mang theo những đồ dùng cá nhân tối thiểu. Tớ đã  gửi những ảnh, những giấy tờ cá nhân, và vật quý cho một ông bạn ở lại đây. Không nên có ảo tưởng với những gì đang đợi chúng ta - Chúng tớ không phải là những thằng "hết hơi",  mà là những người còn sáng suốt. Những bạn Tabor đã mất công sức làm thoáng đãng vị trí này với một quân số gần gấp đôi chúng tớ. Chúng tớ nhất định sẽ bị tiến công sau 1 vàituần đóng ở đây, kẻ địch sẽ tăng tốc đấy ! Trong cuốn "Leo Croix de bois" ông Rolaid Dorgeles nói đến những quả mìn mà bọn lính Công binh Đức đặt dưới chân của những người anh hùng của họ. Họ thì thoát được nạn, nhưng những người đến thay thế như chúng mình hẳn là biết cái gì sắp đến với nó.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2009, 11:12:03 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 04:13:12 pm »


Chúng tớ cũng ở trong cảnh tương tự chỉ có điều lần này phải chịu đựng cơ cực, không biết có đáng bõ công hay không? Tôi không dám nghĩ đến điều này.

- Nào chạm cốc đi ! Coi như ở nhà mình vậy. Anh hãy lấy bộ pijama ở trong tủ - anh giữ lấy mà dùng. Nó sẽ có tác dụng với anh. Cậu cần vụ của tớ sẽ để cho anh mượn tấm  giường ván của nó, đặt nó ở đây này, xin lỗi là không có đệm. Tớ sẽ đi tìm cho anh một cái màn - Xin chào!

Sáu giờ sáng, chúng tôi đi ngược đường thành hàng dọc, lên đồn Bông Lau, một đồn bảo vệ ở phía Bắc của Thất Khê.

Chúng tôi đi lên đèo Lũng Phầy.
Hai đại đội Tabor khác leo theo đường đỉnh dãy núi Khâu Pia, để lên đỉnh 703.

Đại đội của tôi phải chiếm núi đá đứng sững bên phải cách đường bằng một cái vực trong ấy có những thửa ruộng nhỏ bé bị bỏ hoang. Chúng tôi bở hơi tai mới leo lên đến đỉnh núi, một thứ thể thao thực sự, đối với anh em Tabor phải mang vác đại liên thì thật là cực nhọc. Khi đi qua cái vực chúng tôi thấy nhan nhản những cái xác xe rỉ sét và đen đủi mà quân đội Việt Minh đã cho lăn xuống, sau những trận phục kích của năm 1949. Quân Việt Minh đã lột xác những cái xe này. Gần như không còn để lại một cái bulông nào nữa trên các bộ xương sắt.

Vào khoảng 2 giờ chiều. Đường số 4 lại mở trở lại. Nhưng chiếc xe tải lớn chở đầy ắp lính Lê Dương lên Đông Khê làm nhiệm vụ, thay quân. Chiếc "Bà Già" lượn báo tin có nhiều đơn vị địch đang di chuyển cách đường cái khá xa. Không có gì ở gần. Bằng cách rất thông minh, tướng Giáp cho tung những tin để đánh lạc hướng. Chúng tôi hiểu cách làm của ông và không dễ gì ông ta làm cho chúng tôi khiếp sợ.

Đến lưng chừng núi đá, chúng tôi thấy những công sự đặt súng liên thanh mà quân Việt Minh làm trong trận phục kích cuối cùng. Thật là những vị trí lý tưởng - ở những vị trí ấy, chúng tôi gần như ngang với mặt đường, lại được che rất kín bởi những cây cối mọc bám vào đá - qua những lỗ trống xuyên qua cành cây, chúng tôi thấy những chiếc GMC lượn qua trước mặt chỉ cách vài trăm mét, bụi tung mù mịt. Lính Lê Dương ngồi ở tư thế sẵn sàng nổ súng khi cần đến tác chiến. Từ chỗ tôi nhìn thấy đường số 4 quanh co uốn khúc, dốc đứng, các xe GMC chỉ rì rì chuyển bánh rất chậm chạp.

Trung sĩ Piteau phải buột mồm thốt lên:
- Thật là những cái bia tuyệt vời!
 Thật là dễ bắn quá !
Trung uý Spor nói:
- Chúng nó, không tha cho chúng ta đâu! Hãy nhìn xuống đất mà xem.

Hàng đống vỏ đạn bắn rồi của những trung liên, đại liên mà quân Việt Minh vứt lại sau trận đánh.
Thượng sĩ Orsini nói:
- Có lời khuyên là nên nhặt hết vỏ đạn để cho quân Việt Minh không thể thu hồi lại được. Cho đến bao giờ chúng ta mới khỏi lập lại những lời nói này? quân địch không có ở đây đâu mà sợ!

Đến 4 giờ chiều, những chiếc xe GMC đi lại ngược chiều, chở đầy lính Tabor. Họ hưng phấn và hát vang. Đối  với quân Tabor là cuộc hành trình trở lại Lạng Sơn để dự lễ duyệt binh, với việc gắn huân huy chương, với tiệc tùng, và việc tiễn biệt chuẩn bị lên Tàu để trở về nước.

Còn đối với lính Lê Dương thì là sự trái ngược, là rơi vào một cái bẫy, khó thoát. Là sự bắt đầu của cái kết thúc. Để quân địch không có đủ thời gian phản ứng, để quân ta không phải lo nghĩ gì sau khi rút lui, khi chiếc xe cuối cùng đã lọt qua, Trung uý Spor ra lệnh toàn Đại đội thu quân, mặc cho đêm đã đến. Trung uý Spor cho một tổ leo lên một mõm núi đá thẳng đứng để làm đài quan sát, chỉ huy do Trung sĩ Si Haddou, để bảo vệ cho toàn Đại đội rút lui.

Cuộc rút lui bắt đầu. Đường qua núi đá tai mèo thật là gập ghềnh nguy hiểm. Một chú Tabor trượt chân ngã, rơi cao từ mấy thước, bị gãy cánh tay ... Chúng tôi phải dùng đèn pin để soi đường. Khi đoàn tàu xuống đến đường, thì trên núi cao xuất hiện hàng chục đom đóm nhấp nháy đang ngoằn nghèo đi xuống. Quân Cảnh giới chưa kịp xuống núi, thì Spor đã ra lệnh rút nhanh về Thất Khê, anh ta bảo "Với Haddou, tôi không có gì phải lo sợ. Nếu quân địch đánh vào sau gót, anh ta có cách đối phó, và cố tìm đường về không một tổn thất- Anh ta đã làm như vậy hồi ở Tunisie - ở Corse. Thất Khê đầy ắp những lính, đóng ở khắp nơi - Trong đêm tối, hai Đại đội Tabor hội tụ, vui vầy với nhau. Có anh nói: "Tưởng là không bao giờ gặp nhau, chúng ta luôn phải đituần tiễu, để làm dãn vòng vây - quân Việt Minh không còn xa chắc chắn chúng nó sẽ bao vây Đông Khê. Dịp may hiếm có, nào các bạn. Hãy uống đi, cười đi, và hát to lên.
- Lần thay quân này làm tôi nhức nhối
- Các bạn Lê Dương, họ phải còn là trẻ con đâu. Họ hiểu rất rõ cái gì đang chờ họ - Công việc bàn giao, không có gì là khó nhất là về mặt vật chất. Điều mà họ hỏi liên tục là: về tình hình địch, chỗ mạnh, yếu của vị trí, những biện pháp hữu hiệu để phòng thủ ... Tối nay tôi thích ngủ ở đây hơn là  trên ấy, tôi có cảm giác thoát khỏi cảnh nhà tù. Dù sao nghĩ  đến nó tôi cũng thấy tởm.

Bọn chỉ huy ở Sài Gòn chúng có băng bịt mắt, chúng chẳng thấy gì cả!!

Hôm trước ở Na Sầm, xảy ra một tai nạn nghiêm trọng: Một xe tải chở đầy Tabor đang đi trong đoàn, đến 1 đoạn ngoằn nghèo chữ chi, xe lao xuống vực, may thay một cây nhỏ chặn giữ xe không rơi hẳn - mặc vậy bốn anh Tabor bị kẹt vào thành xe suýt chết, họ kêu thất thanh và xin cầu cứu với các bạn.

Chúng tôi, kéo dần dần ra được một chú, cành cây nới dần. 15 người bị thương, nằm sóng xoài trên đường cái - đang được băng bó. Chú lái xe say rượu, đang nằm trong một xó bụi, mặt hốc hác, người không bị một vết thương, anh ta kêu lên với những ai lại gần anh.

"Bạn, ơi, xem hộ, chiếc bánh xơ cua của tôi, đâu rồi!!"

Chúng tôi phải cho người có súng ống. bảo vệ anh ta. Các Tabor định hành hung anh này một trận.

Bác sĩ quân y tiêm cho những anh còn nằm kẹt dưới xe, mỗi người một ống "moóc phin", một chú trong bọn họ, người to lớn lực lưỡng, mặc dù là da đen, thế mà anh trở nênxanh nhớt, anh bị vỡ xương chậu, anh rên rỉ, tiếng rên yếu dần. Một chú bị xe đè lên 1 cái chân, kêu gào:
- Hãy chặt cái chân tôi đi!

Anh có cảm tưởng là chiếc xe 3 tấn đang trượt trên mình anh.
Hai lính Tabor, không sợ nguy hiểm, đang dùng cuốc xẻng, đào bới để kéo các bạn ra.

Cuối cùng, một xe cán trục đến, nó nhấc bổng xe tải lên được vài phân, anh chàng bị xe đè lên chân được kéo ra, anh ngất đi. Xe cứu thương đến mang đi những thương bình nặng trên một cái cáng, anh Nustapha đang hấp hối - anh chàng trai khổng lồ, lực lưỡng bây giờ là một thân hình rệu rã, tàn tệ, một lão binh Ả rập kêu lên: "Mekzoul!"

Anh là anh ruột của tử sĩ, cùng là lính trong đơn vị, quỳ xuống đất kêu khóc thảm thiết, vừa nói lẩm bẩm...

Chiều nay, mặc dù vui mừng là sắp được trở về, nhưng mọi người đều trầm ngâm, im lặng. Chỉ huy trưởng đến thăm và thông tin về những tin tức của các thương binh nằm ở Lạng Sơn, tình trạng khả quan mọi người đều hả dạ, Allal lấy đàn gẩy một bài nhạc điệu Bét- be để quên đi sự đau buồn, nhịp theo một vài bạn hát theo bài ca...Rồi dần dầnmọi người kéo chăn thiếp đi trong đêm giá lạnh.

Ngọn nến thắp giữa nhà bị thổi tắt. Chỉ còn lại ánh trăng đêm soi xuống những bộ mặt rắn rỏi, đầy bụi bặm và mồ hôi.

Sau khi đi kiểm tra xong các vọng gác, tôi trở lại với cái giường gỗ, mệt nhoài, đầu nặng trĩu, chui vào chăn, đầu óc tôi không thể nào không nghĩ đến ông bạn Trung uý Loup, các chiến hữu ở Đông Khê. Từ đêm nay, bắt đầu với họ là cơn hấp hối.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 04:14:51 pm »


CHƯƠNG 12
CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA NHỮNG NGƯỜI DA ĐEN TRONG MỘT ĐƯỜNG HẦM


Trong khi đồn Đông Khê bị đánh lần 2 bởi quân đội Việt Minh thì đại đội Tabor của tôi có nhiệm vụ đi tiếp tế cho đồn Bảo Lâm, ở cách Đồng Đăng 20 cây số về phía Tây. Một trung đoàn chính quy của quân Việt từ Trung Quốc về, đóng ở hai bên đường hầm qua lại, để án ngữ, ngăn quân Pháp không cho tăng viện lên phía Bắc, và cắt đôi Đường số 4 đoạn giữa Đồng Đăng và Na Sầm. Nơi đối phương bố trí, là đoạn đường chạy dọc theo một dãy núi đá men theo biên giới - Bên phải là đất Trung Quốc, bên trái là đất thuộc Bắc Bộ. Đường sắt xuyên qua đường hầm, là nơi rất thuận lợi cho việc bố trí các trận phục kích trước đây. So với bây giờ, thì nó kém phần quan trọng.

Sự việc xảy ra bắt đầu từ sáng hôm ngày 17/9/1950. Trung tá chỉ huy tiểu đoàn Tabor. Chúng tôi nhận nhiệm vụ đem số quân của Tiểu đoàn đang đóng ở Đồng Đăng, lên tập trung cùng đại đội thứ 2 đang đóng ở Na Sầm. Còn đại đội của tôi sau khi ở Bảo Lâm về, cũng về Na Sầm tập trung cùng đại bộ phận của Tiểu đoàn.

Quân việt Minh đến đường hầm hơi muộn, mặc dù vậy, họ còn đủ thời gian để tiến công vào cái đuôi của đoàn xe. Chúng tôi bị một số thiệt hại, một Trung đội thiết giáp, từ Na Sầm lên tiếp viện phải rút lui mang theo về được một số thương binh.

Đại tá Constant, chỉ huy phân khu biên giới, từ Lạng Sơn ra lệnh cho tiểu đoàn 3 Tabor ( 3è Tabor ) lên bằng cơ giới để tiếp viện. Đạo quân tiếp viện đổ bộ xuống Đồng Đăng, sau đấy đi bộ lên phía Thà Lai.

Trung tá Chergé, chỉ huy tiểu đoàn này, đặt chỉ huy sở ở đồn Thà Lai, quân đối phương từ các núi đá bắn liên thanh vào đồn Thà Lai.

Đối diện với đồn từ trái sang phải là những đồi núi bao phủ bởi rừng thưa cao lúp xúp, một con sông nhỏ vòng quanh các đồi ấy, xen vào là đường sắt, là những núi đá dọc theo biên giới Trung Hoa. Đồn Thà Lai nằm trên một mõm cao, bao quát cả vùng - những mảnh ruộng dọc theo bờ sông kéo đến tận Na Sầm.

Một đại đội Tabor tiến theo các đồi núi bên trái, một đại đội thứ 2 thì leo lên núi đá, đại đội thứ 3 đi giữa, coi như là đơn vị mở đường. Cả ba đơn vị đều gặp địch, chúng bám chặt và trận chiến đấu bắt đầu. Hai khẩu pháo 105 của Đồng Dăng bắn vào những trận địa súng cối hạng nặng của quân đội Việt Minh. Với những phương tiện ít ỏi ấy, pháo binh của quân đội Pháp tưởng là có thể ngăn chặn được sự đột nhập của quân đội Việt Minh mà các đơn vị Tabor tiếp xúc đã phát hiện được.

Chúng tôi biết được tin tức này vào lúc 3 giờ chiều, khi về đến Đồng Đăng. Chúng tôi đều mệt nhoài - chúng tôi đã phải đi 40 cây số trên một địa hình hiểm hóc, dưới ánh nắng 40 độ - nóng và oi bức lạ thường. Chúng tôi đang mơ đến một giấc ngủ hồi sức, được tắm rửa và ăn một bữa cơm qua loa ngon lành -nhưng mong ước trở nên mây khói, những thương binh và tử sĩ đang ùn về, một lệnh mới được ban ra: Trung uý Spor cùng đại đội của anh phải hộc tốc lên đồn Thà Lai để đặt dưới sự chỉ huy của Trung tá Chergé.

Chúng tôi giấu lính Tabor trong các lùm cây ở sườn núi, nơi xây dựng đồn Thà Lai, rồi chi tầng tôi đi gặp Trung tá. Đạn bay tứ phía, có thể nói là lần đầu tiên tôi ra trận - đạn cày đất dưới chân tôi, tiếng rít của đạn làm cho tôi có cảm tưởng là cái cổ của tôi rụt lại giữa hai vai. Trung uý Spor vẫn thản nhiên, vẫn bước đi chững chạc vào cổng đồn. Tôi đi theo anh ta, vừa nhìn vào mấy chú liên lạc viên, núp sau một lùm cây.

Trung tá Chergé nói với Trung uý Spor:
- Tình hình là: quân ta bị kìm chân bởi hoả lực đối phương trên toàn tuyến - bên trái : tin cho biết có nhiều quân Việt Minh xâm nhập đông và đáng sợ - Tôi đã tung số dự bị còn lại và ra lệnh phải chặn chúng lại - Bên phải, quân Tabor đang đánh giáp lá cà trên núi đá và cũng không tiến được - ở chỗ mà anh thấy kia kìa nơi mà dãy núi đá võng xuống, anhcó thấy không quả đồi tròn có nhiều cỏ tranh và bụi rậm ấy. Đó là cái chỗ dựa tự nhiên duy nhất ở giữa thung lũng - nếu chúng ta chiếm được, đường sẽ được mở lại, với điều kiện là quân ta chặn được quân địch. Tôi giao cho anh nhiệm vụ chiếm giữ đồi tròn ấy - chúc anh may mắn.

Chúng tôi chạy theo dọc bờ sông nước ngập đến nửa đùi, quân Việt Minh theo dõi, bắn mấy băng liên thanh- Đến ngang đơn vị bạn ở xa nhất về phía Bắc, chúng tôi phải vượt qua đường cái - quân địch đang đợi chúng tôi, chúng dội đạn vào chúng tôi không sợ hoang phí, một loạt đạn cối. Chúng tôi, một số khá lớn bị thương.

Những nỗi sợ sệt lúc này biến đâu mất lúc nào tôi không biết. Bị kích thích bởi những cảm xúc mới, tôi chỉ huy các lính Tabor tiến nhanh về phía mõm núi - mặc cho đạn cối rơi như mưa xung quanh chúng tôi.

Tự nhiên, tôi thấy ngạc nhiên, thượng sĩ Orsini, một chiến binh lão luyện, rỉ vào tai tôi.
- Chậm, chậm thôi, Trung uý! Không cần gấp lắm đâu, chúng ta có đủ thì giờ để chiếm mỏm núi kia. Hãy nghe tiếng cối lúc bắn đi, nằm rạp xuống cho đến khi đạn vừa nổ, lập tức nhảy chồm lên cho đến khi nghe loạt đạn khác bắt đầu.

Thật lòng thì Orsini là một con người rất lễ phép và rất biết điều. Chúng tôi chiếm đồi tròn một cách bất ngờ. Kẻ địch không kịp có phản ứng. Để trả thù, địch dội đạn cối và bắn liên thanh dữ dội, may quá đêm tối dần, tiếng súng cũng thưa dần. Một trận mưa phùn ẩm và dày hạt làm mờ nhạt chân trời, rồi một lúc không thể nào thấy nhau, chỉ cách vài bước.

Một điện vô tuyến đến với chúng tôi: "Đại tá Lepage với Hai tiểu đoàn bộ binh, một khẩu đội 75 ly trên lưng lừa sẽ xuất phát từ Đồng Đăng theo đường số 4 tiến lên phía Bắc. Họ sẽ đi qua chỗ anh vào nửa đêm. Đại tá muốn lợi dụng đêm tối đánh một cú bất ngờ vào sự tích cực của đối phương,và hội quân ở Na Sầm. Đơn vị các anh được đặt dưới quyền chỉ huy của Lepage để đi về với tiểu đoàn của các anh"

Chúng tôi nghe về phía bên phải: những tiếng hò reo chiến thắng. Có tiếng trâu bò kêu vì bị làm thịt. Tối nay quân Việt Minh ăn mừng chiến thắng.

Trời tối đến nỗi cách xa 5m đã không thấy gì, một tiếng động lớn dần, tiếng hàng trăm người bước đi dồn dập, đập vào mặt đường. Người lính tiền vệ của binh đoàn Lepage đến sờ sát mặt tôi. Tôi chỉ kịp kêu lên: đây mà - quân ta đây mà!

Những người lính đi đầu, vượt qua tôi bằng những bước đi rất nhanh. Việc họ đi qua đoạn đường chìm trong sương mù và bị bao vây bên phải, bên trái bởi quân địch là một cuộc hành quân quá ly kỳ.

Vừa mò mẫm vừa thu quân, lính Tabor tập hợp lại gọi nhau thì thầm. Chúng tôi làm nhiệm vụ Hậu vệ của binh đoàn Lepage, quân lệnh là: Đi sang ven đường trên bờ cỏ để đỡ tiếng động nhất.

Vài tiếng súng nổ ở phía sau. Chúng tôi - đã gần 3 giờ sáng - Chúng tôi đến gần sát Na Sầm. Cuộc hành binh của Đại tá Lepage đã thành công. Sáng sớm, quân Việt Minh sẽ điên đầu lên khi biết là đã để đi qua, lọt lưới một binh đoàn cơ động, có cả pháo binh.

Về phần chúng tôi thì: bằng 2 đầu gối, chúng tôi lê đến nơi tạm trú một vùng đất ẩm ướt, giữa trời, dưới mưa lạnh - Anh Pontet rên rỉ kêu lên, vừa ho vừa sụ.

Chúng muốn cho chú ngựa con này chết đi!
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 04:15:40 pm »


CHƯƠNG 13
MỘT SỰ KIỆN THUẦN TÚY ĐỊA PHƯƠNG


Trận phục kích ở đường hầm Thà Lai được tướng Giáp tổ chức ở phía Bắc thị xã Lạng Sơn, để chặn quân tiếp viện lên cho Đông Khê.

- Ngày 16/9 đối phương kết thúc thời kỳ bao vây các đồn ngoại vi của pháo đài.

Vào khoảng 5h30' chiều vào lúc chạng vạng tối, đối phương tung ra nhiều đợt tiến công vào các công trình phụ.

Sáu giờ- chỉ huy trưởng Đông Khê điện về báo cáo. Đồn vẫn đứng vững, có 4 tử trận, 6 bị thương.

18 giờ sau, Ngày 17/9 Đông Khê không còn liên lạc được bằng vô tuyến điện nữa.

Phi cơ báo tin là lá cờ tam tài vẫn phấp phới bay lên pháo đài, nhưng không một bóng ma, việc gì đã xảy đến!

Sau 8 đợt xung phong, liên tục và rất ác liệt, quân Việt Minh đã lấy được pháo đài nhưng họ chờ đến đêm thì mới vào.

Cùng lúc, một số lính Lê Dương sống sót bằng từng tốp nhỏ, vượt khỏi vòng vây tìm cách lủi về Thất Khê qua rừng rậm .

Sáng ngày 18/9 lá cờ tam tài đã biến mất. Pháo đài vẫn vắng tanh.

10 ngày sau, Đại uý Jaugeon, người sĩ quan độc nhất, thoát nạn và kiệt sức, chạy về đến đồn Bông Lau.

Ngày 18/9, những trận chiến đấu lại tái diễn ác liệt ở vùng Thà Lai. Tiểu đoàn 3 Tabor, chiến đấu ở đấy, bị những tổn thương đáng kể.

Trung đoàn chính quy Việt Minh từ Trung Quốc trở về, nới bớt gọng kìm rồi thu quân, sau một ván cờ bỏ dở, sau một trận đánh còn dở dang.

Tiểu đoàn 3 Tabor, được cấp tốc điều về Lạng Sơn, sau đó đáp phi cơ lên vùng phía Bắc.

Một cầu hàng không nhỏ bắt đầu hoạt động, với khả năng của nó, có nghĩa là nhỏ giọt.

Không ai hiểu được ý định của Ban chỉ huy cấp trên ở Thất Khê và cả của binh đoàn Lepage. Nhưng bên ngoài ở Lạng Sơn và ở Bộ tham mưu của Hồ Chí Minh, thì ai cũng đoán biết là sắp có cuộc rút lui Cao Bằng.

Tiểu đoàn 3 Tabor, chiến đấu ở Thà Lai, nay được điều lên tăng viện cho Cao Bằng, chỉ huy Cao Bằng là Đại tá Charton, một Lê Dương sừng sỏ và cương quyết.

Phân khu Cao Bằng là vùng mà quân ta kiểm soát từ lâu, gồm có ở trung tâm là một pháo đài. Bị cô lập với mọi nơi, Cao Bằng chỉ được tiếp tế bằng đường hàng không, nhưng Cao Bằng khác với Thất Khê là những phi cơ vận tải Dakota và những phi cơ Ju cổ lỗ sĩ vẫn lên xuống sân bay đều đặn. Tiểu đoàn 3 của trung đoàn 3 Lê Dương. Do Trung tá Forget chỉ huy là đơn vị nòng cốt của quân đồn trú Cao Bằng.

Tiểu đoàn này, theo nhận định của Lạng Sơn, là một đơn vị yếu ít nổi tiếng nhưng dưới bàn tay đầy nghị lực của trung tá Forget, tiểu đoàn sẽ chứng tỏ một cách rạng rỡ tinh thần và sức chiến đấu của nó trong vài tuần tới.

Trợ lực cho nó là một Tiểu đoàn lính dõng Cao Bằng, một đơn vị mạnh với quân số gần 1000 quân thiện chiến ở vùng rừng núi .

Tiểu đoàn 3 Tabor được đưa bằng phi cơ lên Cao Bằng lúc về phi cơ chở đầy ắp những đàn bà, trẻ con, ông già, dân thường. Họ là những người trung thành với quân đội Pháp,họ muốn sống dưới sự che chở của chúng ta. Chúng ta không thể bỏ họ. Việc sơ tán số thường dân này có ý nghĩa chính trị to lớn.

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #26 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 04:18:17 pm »


Những điều kiện phương tiện hàng không không có đủ, nên những dân thường khoẻ mạnh không thể chở hết được về Lạng Sơn. Vì chỉ huy Cao Bằng phải yêu cầu họ đi đường bộ, theo đoàn quân cùng rút vào ngày N. Khối lượng năm trăm người này sẽ là một tai hoạ cho chúng ta.

Đại tá Charton và các cán bộ của ông, luôn nắm sát tình hình địch, nắm chắc thực lực của họ, cho nên, không có ảo tưởng cho một cuộc rút lui dễ dàng, trái lại sẽ đầy khó khăn. Căn cứ Thất Khê ở cách xa gần 100 cây số về phía Nam. Họ hiểu là đối phương sẽ lợi dụng tình thế đến cùng. Chúng sẽ thực hiện đúng lời thề và đêm đến, ngoài chân pháo đài họ bắc loa kêu gọi:

"Hỡi các binh lính Pháp, sẽ không có một người nào đồn trú ở Cao Bằng sẽ về đến Lạng Sơn. Các anh hãy đầu hàng đi. Bọn chỉ huy của các anh đã phản bội lại các anh - Các anh đã thất trận trước khi lâm trận".

Những lính Lê Dương cũng như hầu hết các bạn của họ trong các đồn bốt ở Đông Dương, đều rất quen thuộc với những khách lắm mồm nhiều miệng kia. Trong số họ, có khi có những người da trắng là lính đào ngũ sang hàng ngũ địch. Lính Lê Dương trả lời bằng những lời rủa chọn lọc, và cuộc đấu khẩu đã xảy ra ở chân pháo dài, giống như ở thời Trung cổ, người xưa hay làm trước khi mở cuộc tiến công vào lâu đài.

Những quân lính của Charton không chỉ lo chửi bới. Họ còn lo tích cực chuẩn bị để bước vào cuộc chiến đấu vài ngày trước khi rút khỏi Cao Bằng. Trung tá Forget triệu tập các sĩ quan và hạ sĩ quan của ông và với lời lẽ trần trụi, khí thế mạnh mẽ của một người lính có hạng, cùng với một giác quan tiên tri hiếm có, ông nói:

"Những tin tức và những hành động của quân địch tổng hợp lại cho thấy là một cuộc tấn công vùng biên giới là không thể tránh được. Chúng ta không sợ trận đánh này. Một người được biết trước, giá trị bằng hai- Vậy một tiểu đoàn Lê Dương cũng vậy ...Các anh biết là cả thế giới đang để mắt nhìn vào xứ Viễn Đông này, trong ấy đặc biệt là vùng biên giới lại có một vị trí quan trọng. Không cần lên giọng hùng hồn, chúng ta thừa biết rằng kết cục của trận đánh lần này sẽ thu hút sự chú ý không chỉ của Lạng Sơn, Hà Nội mà còn của cả Paris - Washington - Moscou."

Gần 4 năm trước Điện Biên Phủ, đây là một cách đặt lại vị trí của một vấn đề đúng ở tầm quan trọng chói lọi của nó. Có lẽ không có gì đáng bổ sung thêm cho những lời sáng suốt và đầy dũng khí trên. Nó buột ra từ miệng một con người rắn rỏi, thẳng thắn. Những lời ấy sau này vẫn là những lời đúng, cho đến khi nào mà cuộc chiến này vẫn là một cuộc chiến khốc liệt, nhưng vô ích, bắt đầu một cách sai lầm và không được hiểu đến nơi, đến chốn.

Trong lúc này, để chuẩn bị thi hành một "sứ mệnh hy sinh", binh đoàn Lepage tập kết ở Na Sầm là nơi trở nên đông đúc.

Vài ngày sau, tướng Carpentier Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh ở Đông Dương, và các lực lượng quân đội Pháp ở Viễn Đông tuyên bố với các nhà báo:
- "Sự kiện Đông Khê chỉ được coi như là một sự kiện thuần tuý địa phương"

Lời tuyên bố làm đau lòng cho những chiến binh của vùng chiến trường biên giới.

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #27 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 08:10:44 am »


CHƯƠNG 14
NHỮNG CON VẬT QUỶ QUÁI


Trong thị trấn Na Sầm đang yên giấc, 2500 quân của binh đoàn Lepage nằm la liệt khắp nơi, xung quanh là đồn cao cheo leo trên một chỏm núi đất, bao quanh bởi những núi đá vôi hoang vu.

Chúng tôi trú quân trong chợ, nằm xuống đất dưới ánh trăng lặn dần và bị che khuất sau những đám mây đen. Một luồng gió lạnh thổi chúng tôi co rúm lại, rồi chui vào cái chăn nhỏ hẹp vừa run lẩy bẩy, một đêm đầu mất ngủ, kết thúc bằng một bình minh mờ xám và buồn tẻ.

Chú cần vụ El Madani đem đến cho tôi một hộp thức ăn sẵn, một ly cafe nóng trong ấy nổi lềnh bềnh vài cái "cọng gỗ cháy".

Từ cái chăn chui bị qua đêm ẩm ướt, những lính Tabor của tôi chui ra: chúng nhìn xung quanh, dựa vào khuỷu tay, hai mắt quầng đen vì mệt mỏi. Họ đứng dậy vỗ mạnh vào sườn bằng hai bàn tay to đậm. Họ vung tay, vặn lưng rồi đốt hàng chục đốm lửa, họ đun nước sôi để chuẩn bị pha cà phê. Đây là một thứ lễ nghi hàng ngày cùng với những nghi lễ bất biến khác, nó lại được lập lại trong buổi sáng giá lạnh của tháng 9 này, một số cậu láu cá lợi dụng lúc mọi người sơ ý, dí hộp đồ ăn gần với lửa, làm mất chỗ những nồi niêu khác. Những trò vụng trộm ấy đôi khi gây nên những cãi cọkhông nghiêm trọng lắm, nhưng ngày nào cũng xảy ra.

Anh Spor và tôi leo lên một cái dốc đi lên đồn cao. Ở đấy có chỉ huy sở của Đại tá Lepage và trạm quân y dã chiến, một số thương binh ngày hôm qua đang được chăm sóc ở đây.

Một tiểu đội lính đang đi xuống phía sân bay ở cách đấy vài trăm mét. Anh hạ sĩ chỉ huy tiểu đội cho tôi biết là anh có thêm nhiệm vụ đi gỡ mìn, anh xung phong ở lại gác sân bay, vì mấy chiếc "bà già" sắp hạ cánh để sơ tán 1 số thương binh nặng. Ở chỉ huy sở chúng tôi được gặp Đại uý Mattéi chỉ huy trưởng đồn Na Sầm. Anh là người xứ Corse - một con người khôn ngoan, can đảm, anh thích hành động độc lập, làm  những việc táo bạo, anh có bộ râu đen nhánh - những điểm trên làm anh nổi tiếng, anh có đôi mắt thâm với đôi lông mày rậm, mượt mà, làm anh thành con người cứng rắn, cố chấp khi nói đến đối thủ là quân Việt Minh. Anh sống ở đây như một chúa tể, một người chủ tuyệt đối, anh kiểm soát các vụ cờ bạc, tổ chức càn quét chợ, cho phép đóng hay mở cửa. các cửa hàng buôn Tàu, và đi dạo chơi với cái mông to tướng trên đường số 4, ban đêm hay ban ngày, không cần ai đi theo bảo vệ. Khi cấp trên ở Lạng Sơn gửi thư cảnh cáo nhắc anh không nên làm việc mạo hiểm trên anh trả lời: Tôi đi như vậy là vì tôi nắm chắc không có quân Việt Minh luẩn quẩn đâu đấy tổ trinh sát của tôi đã mở đường cho tôi từ rất sớm, hơn cả việc có thể làm của cả một trung đội thiết giáp. Một hôm anh cải trang làm một người nhà quê, anh đi ra  ngoài với một trung sĩ Lê Dương. Anh giấu trong cái áo nông dân người Nùng một khẩu súng lục và hai quả lựu đạn. Hai người theo một đường mòn trên núi đến một điểm cơ sở của Việt Minh, do cơ quan Tham mưu địa phương về địch vận và tình báo đặt. Hai chàng người âu xin gặp ông chính trị viên với danh nghĩa là hàng binh Mattéi tự giới thiệu, anh là chỉ huy một "đơn vị chính quy- anh có nhiệm vụ vào vùng này với đơn vị của mình - anh muốn biết những tin tức về phía quân Pháp và về phía Việt Minh trong quân khu để hoàn thành một nhiệm vụ. Tay chính trị viên liến thoắng, cung cấp nhiều chi tiết hấp dẫn. Sau đấy còn mời hai ông khách quý uống một hớp rượu hữu nghị. Mattéi quay lại chú cảnh vệ của mình và bảo.
"Hãy ghi lại những tin tức mà anh chính trị viên đã cung cấp"

Anh lính Lê Dương với thói quen kỷ luật nhà binh, rập chân và trả lời.
- Thưa vâng! Thưa Đại uý ...
Thế là tự nhiên chúng tôi bị lộ chân tướng.

Quân Việt Minh nhào ra tìm chỗ lấy vũ khí. Họ nhào ra để tóm cổ cả hai người Tây. Mattéi không để mất sự dũng cảm của mình - anh chuồi luôn 1 quả lựu đạn về phía quân Việt Minh và cùng anh trung sĩ vụng về chạy trốn; với cái nhanh nhẹn của người dân xứ Corse, với những bài học thực hành về hành quân trong rừng vùng núi biên giới, anh và chú cận vệ thoát nạn. Mỗi khi có người nhắc đến câu chuyện bi hài kịch trên - anh vừa nói, vừa cười.

- Trời ơi! Tôi không sẵn sàng để làm lại một việc tương tự như vậy. Còn đối với chú trung sĩ ngu dốt, tôi đã cho 15 ngày phạt giam. Đó chỉ là hình thức thôi, nhưng xét về động cơ thì thật là đẹp.

Đấy là con người Mattéi đúng là gan dạ, nhưng cẩn thận và mưu mẹo, khác thường, có xu hướng phiêu lưu nhiều hơn là vì mục đích quân sự - anh ta có khi tỏ ra tàn bạo, không có sự thương xót trong hành động và suy nghĩ có cái gì đó củathú mèo rừng. Nhờ ở đức tính thích làm việc không mệt mỏi, đức tính thích oai quyền độc đoán, ở cách ăn miếng trả  miếng của người Á Đông, anh đã biến vùng Na Sầm thành một vùng an toàn nhất so với các vùng khác ở khu biên giới. Những phương pháp của Mattéi đã làm, ai mà biết hết được nhưng có một điều là trong những người Việt của anh tuyển mộ, không có ai phản bội lại anh.

Cuối cùng là ai cũng tuân lệnh và sợ anh ta. Nhiều người không kể là âu hay Á yêu anh ta và trung thành với anh ta.

Uy tín của anh vượt ra ngoài phạm vi của anh - quân Việt Minh luôn doạ sẽ giết anh một trăm một nghìn lần, nhưng họ cũng tránh những trận chạm trán lớn với anh, vì lẽ đối với anh - họ luôn e sợ anh, một nỗi sợ hầu như bí hiểm.

Anh Mattéi người chúa tể vùng Na Sầm, có vẻ sung sức lắm. Anh nói:
- Kính chào các bạn - Các bạn có trước mặt một ông chủ lớn. Quân đồn trú hiện nay của Na Sầm lên đến 3000 chiến binh thiện chiến, mời uống cà phê?

Hai tôi vui vẻ nhận lời biết rằng nói cà phê chỉ là một lối nói trụi thôi. Với anh là bia, là các thứ rượu khác kia- Anh Spor hỏi:
- Anh nghĩ gì về tình hình.
Mattéi cười một cách ranh mãnh, vuốt ve bộ râu với những ngón tay sần sùi của anh.

Sự việc sẽ xảy ra những gì mà tôi đã từng loan báo từ lâu rồi. Cuộc chiến đấu sẽ gay go - nhưng anh biết đấy! Tôi chỉ là một đại uý quèn ... Bởi vậy, tôi không thể tự cho phép.

Hiểu rồi, Spor trả lời vừa cười. Ở phía Bắc, anh có tin đã xảy ra đánh lớn không?

- Cho đến Lũng Vài tôi tin là không có gì. Nhưng từ đồn Bản Bẻ trở đi cho đến Thất Khê, trung đoàn 174 đang phụ trách từ mấy tuần nay, phá hoại đường theo đúng phương pháp.

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #28 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 08:11:21 am »


Thiếu uý Raval vào nhà một cách uể oải, anh có bộ râu mép đen được xén và chải rất cẩn thận. Anh ta khoẻ khoắn và sung sức. Anh chỉ huy trung đội 59 Tabor biết phải ở Na Sầm, do vậy không được tham dự trận đánh hôm qua. Anh ngồi xuống nhồi thuốc vào một tẩu píp anh nói với Spor.

- Nào, Anh Jacques, công việc tiến hành tốt chứ.
- Như một con người mà 48 tiếng qua chưa được chợp mắt một phút. Còn cậu, chắc cậu cóc cần về sự mất ngủ của chúng tớ.
- Uống 1 ly rượu đi, và đừng kêu gào nữa, trong 20 phút nữa các anh sẽ phải lên đường.
- Cái gì? Đi đâu vậy?
- Về phía Bắc. Hướng Thất Khê chúng ta đều lên xe tải.
Đại đội của các anh đi đầu trong các xe tải lớn, mệnh lệnh sẽ đến sau với các anh.

Chúng tôi chào tạm biệt Mattéi rồi đi xuống về phía chợ, ở đấy các hạ sĩ của đại đội cho tập hợp quân của Tiểu đoàn thành từng Trung đội. Sau đấy, những xe tải đã bố trí thành từng tốp. Chúng tôi lên xe chừng 30 người một chiếc, có thể nói như vậy là hợp lý.

Những chiếc GMC còn lấm lem vì bùn, di chuyển qua những đường khúc khuỷu của Đường số 4 thuộc địa. Bên phải là những núi đá đứng sững, có cây cối um tùm mọc. Bên trái là những núi đất có lau lách và cây cối rậm rạp. Súng kẹp vào giữa hai đùi, mọi người nói chuyện, có lẽ để quên đi cái lo lắng đến một trận phục kích có thể xảy đến. Chỉ có 2 lính Tabor đứng trong thùng sắt của xe bọc thép sẵn sàng dùng những trung liên nhả đạn khi cần thiết.

Chúng tôi được thả xuống một nơi có nhiều núi đá, cách nhau bằng những thung lũng nhỏ trên có những thửa ruộng lúa.

Các trung đội được bố trí trên những vị trí có thể kiểm soát được đường. Họ lùng sục xem có vết lạ của kẻ thù. Một số khỉ, cóc, nhái rít lên khi thấy xuất hiện nhiều bóng lạ. Một số xe tải vượt qua, xe chở đầy người và ba lô, đồ dùng. Họ sẽ đổ bộ xa hơn một chút. Những xe tải lên xa xa, rồi lại trở lại thu chúng tôi, những người đi trước, để vượt qua các bạn đi sau, và rồi lại được bố trí xa hơn nữa...Việc  cứ tiếp tục làm như thế nhưng khi chiều tà, đêm tối sắp trở lại, những xe tải gấp rút rút lui về Na Sầm - không cần có bảo vệ, dám lướt qua những nguy hiểm.

Sau đấy thành hàng hai, theo hai bên đường, nơi mà những chiếc GMC đã cày lên những vùng lầy lội lầy nhầy những nước vàng nhạt. Chúng tôi đi, hướng về phía đồn Bản Bẻ cách xa đấy 10 cây số, và ở đấy những đơn vị khác của tiểu đoàn sẽ đợi chúng tôi.

Cạnh làng Lũng Vài có một chỏm núi cao, có cùng tên, trên núi là vị trí đồn Lũng Vài mà Trung uý Laurent là người chỉ huy, quân số có chừng 100 là lính Lê Dương.

Chốc nữa, trước khi chúng tôi tiếp tục lên đường, anh đồn trưởng đi xe Jeep đến chào chúng tôi. Anh lấy làm sung sướng, được gặp lại bạn bè trong cái vùng hoang vắng và thù địch này. Anh muốn mời chúng tôi một cái gì với anh ta ở nơi anh ở.

Sau đấy cả ba chúng tôi nhảy lên cái đống sắt vá víu mà anh gọi là xe.

Laurent bắt đầu cho chúng tôi khai vị bằng một cú biểu diễn nhào lộn khi leo lên đồn trên một con đường xoáy ốc, một cách không kinh viện lắm: đến một chỗ ngoẹo - hai bánh sau trượt và rít lên trên cát, chúng tôi rợn tóc gáy.

Anh Laurent cười và nói :
- Xin lỗi, ở chỗ ấy phải cho xe trượt mới quay được, nếu không thì phải thao diễn.

Chúng tôi nghĩ, lời giải thích của anh đã an ủi chúng tôi, và sau đấy anh lại cho rú ga.

Bình rượu của anh đã làm chúng tôi tươi tỉnh lên. Đúng là chúng tôi đang cần.

Anh có vẻ trang bị đầy đủ: nào là đài, vô tuyến điện bàn ghế kiểu cổ do lính Lê Dương làm, nào là sách báo có dấu của tổ chức xã hội, đều là cũ đã hơn 1 năm. Anh rất dễ cười, sung sướng được bắt chuyện và biết tin tức.

Sau khi chú Lê Dương người Ba Lan cho chúng tôi ăn một bữa qua loa, khi ra đi, anh tâm sự:
- Mình có cảm giác khét lẹt nơi đây!

Mình ra khỏi đồn càng ngày càng ít đi. Ở đâu cũng có Việt Minh, ngày nào đó chúng sẽ đến thăm mình, lúc ấy là nghiêm túc đấy nhưng chúng tớ chờ chúng nó, tớ đã gài sẵn một số mìn ngầm để tiếp đón chúng một cách tuyệt vời. Nhưng, trong khi chờ đợi, đêm đến chúng qua lại trên đường cái dễ dàng - chúng tớ chẳng làm gì được.

Lần leo lên đồn mới chỉ là mào đầu, lúc xuống những cảm xúc của chúng tôi càng mãnh liệt hơn, thượng sĩ Orsini con người bình tĩnh và cẩn thận, rỉ vào tai người cầm lái:
- Chậm, chậm một tí, ngài Trung uý đi nhanh thế này làm chúng tôi không kịp mà ngắm các cảnh đẹp quanh đồn và cảnh mặt trời lặn.

Mọi kết thúc đều êm đẹp.

Trung uý Laurent còn nhắn:
- Lúc về nhớ ghé bắt tay tôi nhé.
- Anh nhớ: đây là khách sạn của các lữ hành. Sau khi rộng mở bàn tay mến khách, anh chào tạm biệt chúng tôi, rồi lại nhảy lên chiếc xe Jeep, rú máy, phóng như khởi đầu một cuộc đua xe.

Chúng tôi mở rộng sải bước, hướng về đồn Bản Bẻ. Thượng sĩ Orsini càu nhàu:
- Ngày về, như Trung uý Laurent nói, tôi muốn biết là ngày nào? mẹ kiếp!!

Phân tiểu đội đi mở đường tự nhiên dừng lại, ở một chỗ ngoặt - một anh quay về báo cáo cho Trung uý Spor:
- Có tiếng người trước mặt, thưa Trung uý, chắc là bạn. Tôi nghe toàn là tiếng Ả rập.

Spor tiến lên trước - và một lính Tabor đột nhiên xuất hiện trước mặt anh, súng ống sẵn sàng. Anh này nhận ra Spor, anh nói khẽ.
- Thưa Trung uý, Trung tá đang chờ ông.

Nhờ ở ánh đèn tôi đoán là đồn Bản Bẻ ở trước mặt tôi, sừng sững trên núi cao. Xung quanh trời vẫn tối như mực. Chúng tôi chạm trán với một nhóm sĩ quan của tiểu đoàn. Trung tá nói:
- Cuối cùng là các anh?

Thay cho lời chào! nhưng chúng tôi biết là Trung tá đang tập trung lo cho việc hành quân. Còn anh Spor chỉ không muốn giải thích đến chậm là vì lý do phải đi bộ, là vì xe hơi bị trời tôi không phục vụ vận chuyển được. Trung tá nói: - Chúng ta sẽ lên đường trong nửa tiếng. Đại tá Lepage quyết định phải hành động bất ngờ, chúng ta phải thắng bằng tốc độ. Đáng lẽ là đợi trời sáng, chúng ta mở đường theo lối chính quy; chúng ta sẽ phóng thành hàng hai trong đêm nay để vào đến Thất Khê lúc mờ sáng. Theo nguồn tin chính xác, quân Việt Minh đang chiếm các đỉnh cao hai bên đường cái. Con đường hiện nay chỉ còn là một công trường phá hoại. Các anh luôn phải sẵn sàng để đối phó với mọi bất trắc".

Một tiếng động lớn xoong nồi loảng xoảng, tiếng ngã huỵch, cây cối xào xạc làm cắt ngang đoạn kết luận của Trung tá. Chúng tôi có cảm tưởng như một khẩu súng lớn bị rơi xuống rãnh. Một vài tiếng còi báo động, tiếp theo hai tiếng súng nổ trong đêm tối. Cả tiểu đoàn cùng với một đơn vị trợ chiến ngơ ngác nằm rạp xuống đất.

Hai khối đen lướt qua cạnh chúng tôi với hết tốc độ rồi biến mất trong bóng tối với tiếng sắt đá loảng choảng mà chúng tôi đã nghe lúc nãy.

Cuối cùng sự thật là: hai con ngựa Tàu mà đại đội trưởng trợ chiến cho đi theo để mang vác hành lý. Đã đáp lễ, những chú giữ ngựa vụng về, rồi bỏ chạy trốn. Đi trong rừng, dây buộc ngựa bị dật đứt, chúng tôi hốt hoảng khi gánh hàng thồ trên lưng bị rơi xuống đất nên gây một tiếng động lớn. Hai con ngựa hết hoảng lồng lên chạy nước kiệu, gây nên một sự  hỗn loạn trong đoàn quân, mọi người đều tưởng là một tên biệt kích xảo trá người Việt nào đấy đã vứt một dụng cụ ma quỷ vào chân chúng tôi.

Mọi người đều cười về sự kiện đã xảy ra, và đều thấy thần kinh đang đặc biệt bị căng thẳng.

Một ánh trăng vàng may mắn làm sáng tỏ giúp cho việc tập hợp cả tiểu đoàn được thực hiện đúng lúc.

Chúng tôi được biết là một trong hai con ngựa bất hạnh trên đã mang theo một bộ đồ bếp núc dã chiến và một số rượu ngon. Mọi người đều nhăn mặt khi nghĩ đến những thứ quý hiếm trên sẽ rơi vào tay một số lính Việt Minh.

Trung tá ra lệnh
- Lên đường, đừng có báo động vì những con vật quỷ quái nữa ! Nghe không !

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #29 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2009, 08:12:18 am »


CHƯƠNG 15
NHỮNG VIÊN ĐẠN RA QUÂN


Một chú Tabor bị rơi vào một cái hố của đạn pháo 105. Anh chàng kêu thất thanh vừa mò mẫm, các bạn anh tìm cách kéo anh ra khỏi hố bằng cách cho anh níu vào đầu gậy lấy được ở dọc đường.

Cuộc hành trình rất vất vả, cứ độ 100m lại có một hố tương tự, nó cắt ngang đờng, chúng tôi phải đi vòng bằng cách bíu vào các dây leo theo bờ trái của vực. Đại tá Legage phải để lại ở Na Sầm, đoàn lừa thồ pháo dã chiến của ông và tất cả những gì ông không thể mang theo trên lưng người. Chỉ có 3 tiểu đoàn Tabor Ma rốc đi được rất nhanh về đến Thất Khê. Quân Việt Minh đã bắt đầu sờ đến chỗ cửa ngõ vào cánh đồng, nơi mà ta có đồn bảo vệ. Ở xa phía trước - chỗ các tiền vệ của binh đoàn, có tiếng nổ của một băng đạn, lập tức cả dòng người phải dừng lại. Sau đấy, chúng tôi mới hay là quân tiền vệ đã chạm vào 200- 300 dân công, dưới sự bảo vệ của một lực lượng chính quy, đang hoàn thành việc phá hoại đường.

Ở điểm vừa xảy ra sự chạm trán, chúng tôi quan sát thấy: nào là những dụng cụ bỏ rải rác, một số hố mới đào. Có những đống đất mới cắt thành từng mẩu vuông, rơi ra từ những bao tải lộn ngược làm bằng những nan tre đan. Chúng tôi nhìn vào thấy xác một lính Việt Minh mặc áo ka ki mỏng, đầu đội mũ lá cọ nằm ngang đường. Xa hơn một tí, là xáchai dân làng, Chúng tôi có cảm giác là quân địch đang rình mò chúng tôi, một số tiếng động và ánh sáng nói lên là chúng ở rất gần.

Nếu chúng không đánh, đấy là do có sự tính toán chỉ huy cụ thể và chính xác...
Vậy việc không có phản ứng ấy, nó che dấu cái gì?

Chúng tôi vào đến Thất Khê không phải đánh đấm gì cả. Chúng tôi được quan quân Thất Khê tiếp đón nồng hậu - được nhân dân tụ tập 2 bên đường chờ đón.

Tiểu đoàn một Lê Dương nhảy dù ( 1 er BEP) từ sáng sớm ngày hôm qua được thả xuống sân bay:

Nó phải đi tuần tiễu lên phía Bắc. Nhiệm vụ của nó là lên đèo Lũng Phầy, cách Thất Khê 13 cây số, bằng cách bò theo con đường các đỉnh núi Khâu Pia mà cuối cùng là đỉnh 703. Núi Khâu Pia án ngữ phía Tây đường, sườn núi dốc, cây cối rậm rạp, có nơi thì toàn cỏ tranh bao phủ.

Chỉ huy sở của Đại tá Lepage đóng ở trên đồn Thất Khê. Hai tiểu đoàn Tabor được lệnh tuần tiễu trong vòng 2 - 3 cây số rồi tổ chức đóng quân ngoài trời, xung quanh thị trấn Thất Khê, tạo nên một tuyến phòng ngự bảo vệ bên ngoài. Tiểu đoàn của tôi đóng trên các quả đồi ở phía Bắc sân bay. Những mỏm đồi này đều bao phủ bởi cây cỏ xanh tươi, bên trái là đường số 4, bên phải là con đường đi đến một đồn lính dõng, đồn Bản Nè, nếu cứ tiếp tục đi từ Bản Nè, chúng ta có thể đi vào Pò - Mã vùng căn cứ du kích của Việt Minh, rồi ra ngoài biên giới Việt Trung.

Chúng tôi đóng quân trên một địa hình phức tạp gồm toàn những rãnh xối lở, những đồi nhỏ bao bọc bởi những rừng cây chặt rất khó đi lại. Thật là khó mà bố trí thành một tuyến phòng ngự. Lại còn vấn đề tiếp tế nước, lương thực phải xuyên qua hơn một cây số đường ngoằn nghèo mới đến được con đường đi Bản Nè và đến nguồn suối nước; một đoạn vừa dốc, vừa sình lầy.

Tất cả các sĩ quan đều được triệu tập về chỉ huy sở của Đại tá Lepage. Ông đọc cho mọi người nghe 1 điện khen ngợi gởi đi từ Hà Nội. Hình như chúng tôi vừa lập được một chiến công đáng kể. Cơ quan Tổng hành dinh dự kiến là chúng tôi phải để mất 3-4 ngày mới đến được Thất Khê, và sợ rằng quân Việt Minh sẽ gây tổn thất lớn cho chúng tôi. Bức điện giống như một tiếng thở dài an ủi, hơn là một lời  reo chiến thắng, nó không làm cho chúng tôi tự cao một cách quá đáng nào. Từ nay chúng tôi trong thị trấn Thất Khê đã bị mất tất cả mối liên lạc với bên ngoài, chúng tôi không biết bằng cách nào, cấp chỉ huy chúng tôi mở lại sự đi lại được dễ dàng trên đường số 4 giữa Na Sầm và Thất Khê. Chúng tôi cũng biết là sau khi Đông Khê thất thủ, chỉ có một sĩ quan Lê Dương về đến Thất Khê - những lời báo cáo của anh khi nằm trên giường bệnh của trạm quân y, đã làm lo ngại các cấp chỉ huy. Trong những ngày sắp tới đây, chúng tôi dự đoán, có thể phải vượt qua những khó khăn còn ghê gớm hơn cả ngày hôm qua.

Đối với chúng tôi, những người chỉ biết tuân lệnh, thì những chiến thắng theo kiểu trên, không có ý nghĩa hấp dẫn gì. Theo chúng tôi, những chiến thắng chỉ phải tính bằng máu đã đổ ra; chỉ đáng kể khi máu quân thù bị chảy hơn nhiều lần so với quân ta.

Chúng tôi rời chỉ huy sở lòng đầy lo âu chỉ nghĩ đến những chuẩn bị cho sự phòng thủ, hơn là việc ăn mừng một cuộc chiến thắng trên giấy tờ của cơ quan tham mưu, chiến thắng chỉ đổi bằng sự hao mòn dưới đế giày.

Vài ngày trôi qua yên tĩnh. Hôm 19, tiểu đoàn dù 1 er BEP bị chạm trán mạnh mẽ trước đồn Bông Lau, trên mỏm 703 của dãy Khâu Pia. Nó thoát được dễ dàng - quân địch không tỏ ra tích cực lắm.

Sáng nay, ngài Đại tá tập họp sĩ quan, ông nói về một cuộc hành quân vào căn cứ Pò Mã của Việt Minh - ông tuyên bố:
"Tôi vừa đến thăm Đại uý Lê Dương Jaugeon. Anh ta trước đây là chỉ huy phó đồn Đông Khê, anh ta kể cho tôi nghe diễn biến của cuộc tiến công của quân Việt và cách thức anh tiến hành để rút về được. Việt Minh rất mạnh, tổ chức rất chặt chẽ, anh ta nói với tôi. Anh ta còn bị choáng, có thể anh này nói phóng đại một tí, nhưng thực lòng anh muốn nói đúng sự thực.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM