Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:23:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Con đường tử địa RC4 - 1950  (Đọc 40128 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #10 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2009, 08:01:36 am »


CHƯƠNG 4
CON ĐƯỜNG TỬ ĐỊA


Rạng sáng ngày 12 tháng 6 năm 1950, những cặp mắt còn ngái ngủ của chúng tôi được ngắm nhìn quang cảnh thần tiên còn hơi siêu phàm của vịnh Hạ Long. Con tàu đồ sộ thận trọng len lỏi giữa vô vàn hòn đảo nổi bằng đá vôi, phủ cây cỏ thưa thớt, dừng lại và thả neo.

Sương mù còn vương vấn trên mặt nước gợn sóng lăn tăn của một vùng biển màu sắc chưa ổn định. Bao quanh chúng tôi là những hành lang hẹp và bí ẩn:

Có phải là chúng tôi đang ở giữa trung tâm của một hải đồ mê lộ hoành tráng không? Các phúc thần của xứ An Nam và xứ Bắc Kỳ chắc là phải đến tìm nơi yên nghỉ cuối cùng ở những chốn hùng vĩ và hoang sơ này...

Một chiếc tàu tuần tiễu của Hải quân cập vào mạn chúng tôi. Chúng tôi chuẩn bị xuống đất liền. Đó là một khoảnh khắc đầy xúc động. Con tàu cũng là một mảnh đất của nước Pháp. Rời con tàu đúng là bắt đầu cuộc sống lưu đày ...

Đầu óc tôi tràn đầy câu hỏi:
Chúng tôi sẽ tìm thấy gì trên đất nước lạ lẫm, chống đối và khác xa nước chúng tôi. Vẻ đẹp nơi đây đã thực sự hấp dẫn chúng tôi, điều đó thật là rõ ràng, vì như vậy càng thêm một hiểm nguy?

Tôi đến đây để đánh nhau. Thật là đáng tiếc ! Sẽ thích thú biết bao nếu được ngao du trên một con thuyền buồm vải thô trên hải đồ huyền bí của vịnh Hạ Long và bất chợt gặp được  những vị thần tiên của nước họ. Tôi sẽ hỏi họ liệu người da trắng chúng tôi có phải vĩnh viễn là những vị khách không mời mà tới, những kẻ thù không đội trời chung? Hay là chúng tôi vẫn còn hy vọng cộng tác với thế giới riêng của họ, vì lợi ích chung của hai nền văn minh quá khác biệt với nhau? Mắt tôi vô tình thăm dò và thầm hỏi các khối đá bí ẩn và kiêu kỳ vây quanh chúng tôi. Nhưng chúng chỉ âm thầm giữ kín bí mật của chúng. Riêng tôi, thì cảm nhận chỉ cần có một chút óc tưởng tượng và thật nhiều kiên nhẫn, là sẽ làm cho đá phải mở miệng và nhờ đó chúng tôi sẽ phát hiện tâm hồn của nước Việt Nam, mà tôi mường tượng là rập khuôn mẫu đá. Tôi ước ao được tâm sự mắt trong mắt, má kề má, ở một góc trời nước chưa in dấu bóng dáng con người, niềm khát khao của tôi được làm quen và yêu mến tâm hồn Việt Nam của họ. Họ ở một nơi quá đẹp. Tâm hồn của họ chắc  hẳn cũng đẹp như vậy.

Tôi ghen tị với Spor. Cũng như mọi lần, anh ta đĩnh đạc chuẩn bị rời tàu Pasteur không một suy tư vương vấn âu lo nào làm vẩn đục trí tuệ thực tế của anh.

Khi tôi đến gần, anh đang điều chỉnh ống nhòm hướng về một hòn đảo nhỏ màu tím, hình tảng đá thờ vùng Tây Bắc nước Pháp. Anh bảo tôi trong lúc vẫn chăm chú nhìn qua ống nhòm:

- Hãy kiểm tra xem có đủ lính Ma rốc không, không loại trừ một ai, họ đã tập hợp trên boong B của tàu, trong trang phục chỉnh tề chưa? Đúng là điều lẽ ra tôi đã phải làm rồi ...? và vậy là tâm trạng mơ màng của tôi bị phá vỡ. Các phà sẽ chuyên chở tiểu đoàn tới căn cứ Tiên Yên, hải cảng mở cửa  vào vùng biên giới, đã cập mạn tàu. Nắng gắt. Chúng tôi chen chúc trên phà, người và hành lý lẫn lộn. Hai chiếc phà do một tàu nhỏ kéo, lười biếng chạy dọc theo bờ biển Bắc Kỳ, sát vô số hòn đảo đá vôi làm nền cho một cảnh quan hoa đá ở đó tất cả đều im lìm. Thỉnh thoảng, một chiếc thuyền buồm An Nam dân dã lướt qua. Thuyền nhân chẳng mấy ai nhìn chúng tôi, có lẽ họ bận điều khiển thuyền và đánh cá.

Đến quãng cảng Oan-lút, trời đã tối, sương mù nóng ẩm bao phủ cảnh vật. Một thuỷ thủ An Nam bỗng rơi xuống biển. Những tiếng la hét chói tai của gã xen lẫn với tiếng còi hụ âm u của tàn héo.

Cuối cùng, chúng tôi cũng đã vớt được gã lên tàu, dở sống dở chết vì sợ. Vừa hoàn hồn, gã đã vội tuôn ra những lời giải thích rối rắm. Thuyền trưởng cười cợt ra lệnh không điều tra kỹ thêm: hình như gã đã bị một anh lính Ma-rốc  thuộc trung đội Loubès hích nhẹ xuống biển, khi gạ gẫm một ả của trại con gái, mà anh ta đã tạm giành phần cho  mình...Sau đó ít lâu, dây chằng của tàu kéo bỗng bị tuột. Và  thế là suốt 2 giờ liền, đã diễn ra trò chơi trốn tìm giữa thuỷ thủ tàu kéo và "món hàng" là chúng tôi. Trung đội trưởng Loubès cho rằng trục trặc này là sự trả thù của gã nạn nhân bị động của cuộc "tắm biển". Anh nói, với giọng miền Nam hay ho của anh:
- Tôi chẳng ngạc nhiên tí nào. Đó là tâm địa bẩn thỉu của lũ chúng nó ở đất nước này ! Hành lang biển mà chúng tôi  đang vượt lên khúc khuỷu như một dòng sông nhõng nhẽo. Hai chiếc phà nặng nề lắm lúc trườn sát sạt bên bờ đất tối sầm.

Chúng tôi thấy lạ là ở những khúc quẹo thuận lợi đó, đã không nhận được những loạt đạn của Việt Minh đang phục săn.

Raval diễu cợt:
- Dân bản xứ này chẳng ranh ma chút nào. Tưới đạn vào ta sẽ dễ như bỡn. Nếu trận chiến ở Đông Dương là thế này, thì ta tha hồ ăn no ngủ kỹ !

Ý kiến của Thuyền trưởng thì khác. Con phà đang len lỏi giữa 2 bờ đá cao vút. ông ra lệnh phụ trách lính canh trang bị đầy đủ vũ khí ở 4 góc boong tàu.

Nhưng tấn công chúng tôi đêm ấy, chỉ có hàng đàn hàng lũ muỗi. Chúng tôi chưa nhận được mùng màn và chỉ có tiếng những cú phát tới tấp của tay chúng tôi lên da thịt chúng tôi, thay cho tán chuyện gẫu trong đêm dài thao thức đó.

Khi Tiên Yên hiện lên trong ánh bình minh an toàn, chúng tôi cứ tự hỏi kẻ địch nguy hiểm nhất có phải là khíhậu và những sinh vật nhỏ bé của đất nước này không?

Ngay khi cập bến, chúng tôi đã chạm trán với thực tế: có tin báo là quân chính quy của Võ Nguyên Giáp đã tấn công đồn Đông Khê? Đội quân đồn trú, gồm hai đại đội lính chiến Ma rốc, bị tràn ngập d¬ới các đợt xung phong của quân địch và đồn đã bị hạ hôm qua. Không một ai thoát và vậy là chúng tôi lại tắm mình trong không khí chiến tranh!

Ngay ngày mai, đoàn xe chúng tôi sẽ đi ngược lên Lạng Sơn, thủ phủ của vùng biên giới.

Đêm đầu tiên ở Đông Dương của chúng tôi là trước tấm biển: "Đây là điểm xuất phát của Đường thuộc địa số 4".

R.C.4... Từ nay trở về sau, chúng tôi thuộc quyền sở hữu của người tình đầy giông bão, vắt cạn kiệt hơi sức ấy. Nàng sẽ nắm quyền sinh sát đối với mạng sống của chúng tôi và sẽ đùa giỡn với nó, với một sự hào phóng đầy ác ý. Khi đêm về, chúng tôi nuốt vội một bữa ăn tối đạm bạc, theo lời mời của tiểu đoàn Trưởng chỉ huy căn cứ quân sự Khe Tù. Chuyện trò xoay quanh con đường...

Tiểu đoàn Trưởng không đồng ý là R.C.4 có sức hấp dẫn của một người tình, dù là người tình nghiệt ngã và nguy hiểm.

Ông lưu ý chúng tôi rằng một người tình, dù nghiệt ngã đến đâu, vẫn cho ta ăn nằm với ả, còn con đường RC4 thì không giành cho ta bất cứ một đền bù nào. Ông ví nó với  một con rắn độc dài dằng dặc, no ứ mồ hôi và máu, ngủ gà ngủ gật giữa những cánh rừng đại ngàn, đuôi ở Cao Bằng, đầu ở chỗ chúng tôi đang trú quân đêm nay.

Rải rác trên suốt chặng đường dài 200 cây số, càng lên phía Bắc càng thưa thớt, là những đồn bốt. RC4 có nhiều đoạn bị mất hút giữa khối cây rừng dày đặc và hung tàn. Có đoạn đường men theo hai bờ của một dòng sông đỏng đảnh, có đoạn đường bị bóp nghẹt giữa các dốc đá vôi cheo leo của Cao Nguyên, lại có đoạn đường lượn lờ giữa những đồi núi tròn trĩnh, nơi các du kích Việt Minh ẩn nấp trong những lùm cây độc hại đang ngày đêm rình rập con mồi với một sự kiên trì không chút buông lơi.

Có những đoạn đường chui tuột xuống địa ngục các thung lũng đầy chết chóc, lại có đoạn nó vươn lên tri cao mà nó đâu có thấy được, vì bị cây cối che phủ, y như rằng nó cố giấu giếm nỗi hổ thẹn đã phản bội chức năng khai hoá, bình định của mình ...

Thế xưa kia nó vốn là gì?
 
Lịch sử Đường số 4 hoà lẫn với lịch sử Đông Dương đã mấy thế kỷ nay. Ta nên tìm hiểu lịch sử đó, vì nó minh hoạ một cách đáng kinh ngạc sự bất ổn định về chính trị rất lớn của Bắc Kỳ "Chìa khoá cột sống" của cả vùng Đông - Nam Á Châu.

Trước khi con đường mòn khiêm tốn (tiền thân của RC4) hình thành, toàn bộ vùng Đông Bắc của Bắc Kỳ bị bao phủ dưới một lớp nước biển chưa định hình, hao hao giống Bái Tử Long, hay vịnh Hạ Long ngày nay.

Cho tới bây giờ, vùng có Đường số 4 đi qua vẫn còn rải rác vô số khối đá vôi đồ sộ, hình dáng kỳ lạ và vặn vẹo đã từng bị nước biển xâm thực và bào mòn phần gốc. Nhiều khối đá vôi trông giống hẳn những tai nấm khổng lồ bị giun biểu đục ruỗng. Vùng đất này được gọi tên là Hồ Đông Đình. Biển đã thua cuộc và thoái lui ra xa. Một con đường mòn xuất hiện và len lủi đi giữa những khối đá vôi sừng sững và ghẻ lở. Cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên, nó đã chứng kiến cảnh các bộ lạc người Việt từ miền Nam của Trung Quốc trẩy qua, trong một cuộc di cư dân tộc lớn mà châu Á thường nắm được bí quyết. Con đường đã thấy những thổ dân In-đô-nê-xia vốn cư trú trong vùng, tháo chạy hoảng loạn trước làn sóng xâm lược. Về sau, nó lại thấy hậu duệ của hai dân tộc trên hoà hợp làm một để tạo thành nòi giống An Nam.

Từ dạo đó đến năm thứ III trước Công nguyên, khi bị sát nhập vào Trung Quốc, cộng đồng người Việt sống thành bộ lạc, dưới quyền các tù trưởng. Các tù trưởng này lại sống dưới quyền những tù trưởng có quyền lực cao hơn. Họ kết thành một Vương quốc, Vương quốc Văn Lang, đóng đô ở vùng Ba Vì hiện nay. Ba Vì là một ngọn núi nằm trên Bờ sông Thao, ở phía: Tây - Bắc thị xã Sơn Tây (Bắc Kỳ). Từ năm 1939, Ba Vì đã trở thành một cảnh quan du lịch có khí hậu tết. Nhiều trận đánh lớn đã xảy ra ở đấy vào thời tướng đơ - Lát, vào cuối  năm 1951. Thế rồi người Tàu đến và đặt nền đô hộ cho tới năm 938. Họ muốn "Hoa hoá" người Việt, làm cho họ thấm nhuần văn hoá của Tàu, nhưng không khuất phục được họ. Chắc là họ đã đánh nhau cho con đường biên giới này, khi Hai Bà Trưng những vị nữ anh hùng Việt Nam, và Lý Bôn dựng cờ nổi dậy chống kẻ thống trị Trung Quốc. Năm 938, họ lại đánh nhau ở đấy, khi Ngô Quyền giành được độc lập cho đất nước.

Nhưng đất nước An Nam - Bắc Kỳ còn sống trong hiểm nguy nhiều thế kỷ nữa, và các con đường từ vùng cao đổ xuống La Thành, (Hà Nội tương lai) và vùng biển sẽ còn phải chịu đựng nhiều lần hơn nữa gót giầy của quân xâm lược

Mở đầu là cuộc xâm nhập ghê gớm của quân Thái vương quốc Nam Chiếu, tức là quân Thái đáng gờm gốc ở Tây Tạng, mà người Việt và người Tàu sẽ phải vất vả lắm mới đánh đuổi được ra khỏi đất nước.

Từ năm 1280, đó còn là quân Mông Cổ của Hốt Tất Liệt, 3 lần xâm chiếm Việt Nam, 3 lần bị đánh lùi. Thế rồi đến lượt những trận chiến trên các con đường miền núi giữa 2 dòng họ Trịnh ở miền Bắc và Nguyễn ở miền Nam.

Các tu sĩ của Dòng Thánh Francois Xavier cũng đã đặt chân lên đó, khi dấn thân vào đất nước thù địch này, với cây Thập Tự và Kinh Thánh trên tay.

Ở một giai đoạn tạm thời hoà bình, dân Thất Khê, Lào Cai, Cao Bằng cũng đã dẫm những đôi dép nhẹ hoặc chân trần trên lối đi còn chưa xứng với tên "Đường" này, để về Hà Nội đón chào Nguyễn Ánh, vị hoàng đế mới vừa chiến thắng quân Tây Sơn nhờ sự giúp đỡ của người Pháp để lên ngôi dưới đế hiệu Gia Long. Cũng trên những lối mòn sẽ trở thành Đường số 4 sau này, quân Cờ Đen, mặc áo quần và chít khăn  màu thanh thiên, súng đeo vai, gươm cài thắt lưng, nửa lính,  ửa giặc, sẽ diễu qua trước khi có lính Tàu chính quy mặc áo  dài xanh biển, với ống tay áo hình loa kèn, sau lưng có dấu  tròn xanh da trời hoặc đỏ như son, ghi chữ Hán...

Sau 1886 và việc chiếm đóng Lạng Sơn đã bị đổ nát, bộ binh Pháp, Lê Dương, lính thuỷ đánh bộ và lính âu - Phi của Mẫu quốc, lính tập An Nam đã hành quân lên Đông Khê, Thất Khê, Cao Bằng và chắc chắn đã tôn tạo các lối đi và biến chúng thành một con đường thực thụ.

Đến lúc đó thì RC4 đã trở thành một đại lộ tuyệt với đối với sự khai phá thuộc địa và sự phồn thịnh, xây dựng trên trăm nghìn gian khó và đau thương sau giai đoạn chinh phục, y hệt những đại lộ của quân La Mã xưa kia ở Châu âu. Nó  đã biến thành con đường huyết mạch mà vùng đất ngái ngủ này còn thiếu. Nó là kẻ đồng hành huynh đệ của đoạn đường  sắt đi Vân Nam. Cũng như đường sắt Vân Nam, Đường số 4 đã cố gắng phí công dang tay bè bạn sang nước láng giềng rộng lớn của Đông Dương.

Nhưng Đường số 4 vẫn không thoát khỏi số phận oan nghiệt của mình. Nó lại thấy những kẻ xâm nhập da vàng khác, những người Nhật nhỏ thấp nhưng chắc nịch, nặng nề, có tinh thần thượng võ nhưng đồng thời cũng thật tàn ác, những người lính chiến đáng sợ, không biết mệt và cuồng tín.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #11 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2009, 04:07:21 pm »


Cuối cùng, con đường để thâm nhập và xâm lược đó, chỉ mấy năm sau, đã biến thành một trận địa, với không biết bao nhiêu là tổn thất ...

Bây giờ, nó chỉ còn là một vật vô dụng mà người ta dành giật nhau một cách quyết liệt. Hai đối thủ tối hậu quyết chiếm bằng được cho riêng mình "Con đường chết chóc". Họ tranh nhau quyền sở hữu cái thây ma của đoạn đường. Chủ nghĩa trong các hồ sơ của họ đều viện tới lý tưởng tự do, và quyền tự quyết của các dân tộc. Bên nào cũng chỉ lặp đi lặp lại một ngôn ngữ tương đồng, chỉ có nhân danh những vị thánh và những vị thần khác nhau.

Và con đường bị ô nhiễm, bị đập vụn đành cứ nai lưng ra cho các bánh xe tải cỡ lớn của chiến tranh hằn vết ngày mỗi sâu hơn trên những mảnh hình hài dập nát của mình, trong khi những nông dân hiền lành, ra đời ở hai bên vệ đường, chỉ còn dám hốt hoảng dẫm vội những bàn chân nhẹ nhõm của người miền núi trên những vết thương thoắt hiện, thoắt biến theo các rủi may của cuộc chiến trên con đường.

Tuy nhiên, bất chấp mọi vết thương, con Đường số 4 muôn hình muôn vẻ, vẫn luôn ham hố nuốt chửng qua cái họng đói Tiên Yên nào người, nào lương thực, vũ khí, xe pháo, không bao giờ chán...

Mọi buổi sáng hoặc hầu như mọi buổi sáng, những đoàn vận tải lại rời Khe Tu đi Lạng Sơn, quả tim còn sống sót của thân xác dài ngoằng đã tê liệt một nửa đó. Năm chục, một trăm, hai trăm xe tải lớn nối đuôi nhau bò trên con đường, cách nhau một khoảng trống an toàn khá dài, chuyên chở đầy ắp những vật sống và những vật chất, dưới sự bảo vệ của lính tráng ở những đoạn đường trống trải và của các đồn bết nằm rải rác trên đường, nhìn qua thì có vẻ khá dày đặc, nhưng xem kỹ thì hình như lại quá tản mạn, đến gần như vô vọng. Xe lăn bánh một cách nhọc nhằn, giữa vô số ổ gà và đường rãnh lớn chưa được san lấp kỹ, hì hục bò lên các dốc đèo và rên xiết mỗi lần qua các cua ngặt nghèo như kẹp tóc.

Lái xe, Lê Dương và phụ xế đều có cái nhìn chịu đựng và thụ động của những kẻ không còn làm chủ được số phận mình. Họ có tấm lưng trần và vầng trán ướt đẫm mồ hôi của những người đang chịu nóng. Họ kể cho nhau nghe những mẩu chuyện tấn công các đoàn xe vận tải khủng khiếp hoặc gây cười đến thắt ruột, thổi phồng hết cỡ hoặc thu nhỏ đến mức tối thiểu các hiểm nguy đã trải qua, và cười một cách vô nghĩa, tuỳ tâm tính mỗi người. Đó là trạng thái mất cân bằng nhất thời do thần kinh quá căng thẳng hoặc sắp suy sụp. Đó cũng là không khí đặc trưng của mọi đoàn xe vận tải trên vùng biên giới.

Những con người chuyên lái xe tải lên phía Bắc cho đoạn đường quái vật biết rõ hơn ai hết lịch sử của Con Đường ám ảnh của họ là xe bị sự cố khi đang bị cô lập trên đường. An ủi của họ là cốc rượu vang đỏ hay vại bia sủi bọt ở trạm dừng  chân, lấy từ những cái chai âm ấm được chèn cẩn thận giữa cây súng và cây cuốc đào hầm hoặc chiếc giường xếp của lính. Vượt chặng đường Tiên Yên - Lạng Sơn đối với họ chỉ là trò trẻ, là công việc thường ngày, ít khó nhọc. Cuộc phiêu lưu lớn và nguy hiểm chỉ bắt đầu từ khi đoàn xe rời khỏi Na Chàm, để lọt vào trận địa giữa núi non đá vôi trùng điệp khoảng mỗi tháng một lần, tất cả các xe tải của cái thế giới bị lãng quên này phải dấn thân vào chốn rừng già đầy bí ẩn, nơi "đối phương" đang chờ đón họ ở chỗ rẽ ngoặt. Một ngày mở đường vào đầu năm 1950, trên đèo Lung Phai giữa Thất Khê và Đông Khê, một người qua đường, nhà báo hoặc chỉ là một kẻ tò mò, dù có hỏi thấy ngợp trước những vách đá thù địch cao chót vót, và ít nhiều lo lắng không biết chúng che dấu những gì, thì cũng vẫn chẳng hiểu được vì sao cánh lái xe và đám khách lính của họ lại không giấu giếm nổi sự lo lắng quặn ruột và những nụ cười chua chát của mình.

Kẻ qua đường đó sẽ nghĩ những chuyện vặt vãnh thường dễ bị thổi phồng quá trớn, rằng mọi lính tráng đều là những kẻ huênh hoang và lắm lời, thích phô trương những chiến công của mình:

"Kẻ thù ở đây (một quả xơ-ri), còn trung đoàn tôi thì ở đây (một quả táo) và tôi thì ở ngay hàng đầu i ông tướng già đã về hưu trong phim "Bốn chiếc lông chim trắng" đã nói như vậy, vừa nói vừa đặt xuống trước mặt mình một quả dứa to đùng ...

Cánh lái xe trên Đường số 4 sẽ không làm động tác rất "quân sự" đó khi nhắc tới "cuộc chiến của họ". Họ cố thu mình lại trong chiếc xe tải chở quá nặng, thường được vá víu bằng dây thép. Họ bị đè nén dưới khối núi cao ngất trời, phủ một lớp cây cọ cũng cao vút trời, và họ sẽ thú nhận không chút hổ thẹn rằng giữa những vật thể quá to lớn đó, họ chỉ muốn làm sao cho mình được bé nhỏ thêm chút đỉnh!

Muốn hiểu nguyên nhân của sự khiêm nhường đó, phải đi bộ qua những đèo cao đáng nguyền rủa đó và nhìn dưới tán lá quá um tùm cứ khăng khăng đòi phủ kín mặt đường.

Đến lúc ấy, ta mới sẽ phát hiện khắp nơi đây đó những khung xác công queo của vô số xe cộ đã bị thiêu rụi. Và nếu ta chịu khó phủi nhẹ lớp đất trên mặt sẽ làm lộ ra vô số nấm mồ dã chiến ít nhiều bị đổ nát, chôn vùi những mảnh hình hài thường đã cháy thành than của những người lính vô danh thuộc mọi tôn giáo và mọi chủng tộc. Những xác người và xác xe đó bất quá chưa tới hàng nghìn. Nhưng mặt khác đâucó vượt quá hàng nghìn, số lính làm cái nghề bạc ác đó. Và quanh quẩn vẫn chỉ có từng ấy con người ấy, lượn qua lượn lại ở đúng những chỗ ấy mà thôi!

Đám tài xế trên Đường số 4 chẳng cần phải rời những  chiếc xe quan tài cũ kỹ để đi tìm lại những mảnh vụn xe cộ và những nấm mồ bỏ hoang đó, vì chính họ cũng đã có mặt tại đây vào những ngày mà các chiến hữu của họ mình xuyên qua đầy vết đạn, không còn tự vệ được nữa và các chiếc xe bốc cháy rừng rực đã phải lao mình một cách hỗn loạn xuống các hầm hố bên đường .. trong quãng thời gian dài 30 tháng đằng đẵng tại ngũ ở đó, họ đã đ¬ợc ban phát đặc  quyền ngắm nhìn tận mắt quang cảnh khéo chọn vừa mô tả ở  trên. Tất nhiên để có thể tiếp tục làm khán giả, qua mọi lần đụng độ, họ đã có may mắn được nằm trong các bộ phận thoát nạn của đoàn xe dài ...

Nhưng thật đáng tiếc là trên bánh xe Rủi May của số phận, không phải bao giờ ta cũng rút được lá số độc đắc. Cho nên, vô số lái xe chân chính của Đường số 4 sẽ không còn quấy rầy ai nữa với những lời ba hoa về chiến công của mình: họ đã trở thành những nấm đất sè sè bên đường...

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #12 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2009, 04:20:20 pm »


CHƯƠNG 5
TRẬN SEDAN CỦA BẮC KỲ



Từ sáng nay, đoàn xe chúng tôi đang di chuyển lên phía Bắc.

Qua một khúc đèo nữa là đã thấy có nhà cửa của Lạng Sơn Càng vào sâu chúng tôi càng thấy thành phố đã bị tàn phá đến chừng nào. Tuy nhiên, đại lộ ở trung tâm, mặc dù có mấy chỗ bị đào bới và một số cây bị trốc rễ, trông vẫn đẹp dáng.

Chúng tôi thoáng thấy nhiều ngôi nhà đóng quân vừa được xây dựng lại, và những biệt thự xinh xắn có tường vách rạn nút đã được trít kín. Lính tráng đủ các dân tộc và các cấp bậc tấp nập vào ra, dáng vẻ bận rộn. Đoàn xe dừng lại bên sông Kỳ Cùng "con sông chẳng đi về đâu cả", không xa các núi đá của Kỳ Lừa là mấy.

Thoạt đầu chúng tôi cũng ngạc nhiên trước quang cảnh "thành phố để mở" của Lạng Sơn. Bao quanh, chẳng có mấy công trình quân sự. Chỉ có thành quách cổ ở trung tâm và  một hoặc hai pháo đài nhỏ đã đổ nát nửa vời, chênh vênh trên những đỉnh cao đáng sợ và hoang vu, ngoài rìa các núi đá.

Các chiến hữu của đội quân Tabor tới chào đón chúng tôi Đoàn xe phanh lại làm bụi bay mù mịt. Họ hoa chân múa tay, vẩy mũ Kê-pi màu xanh da trời đã hơi bạc, và mang tới nhiều chai rượu, nhiều bánh mỳ kẹp thịt.

Sự xuất hiện của họ làm chúng tôi trở lại hào hứng: người đầy bụi như những tay thợ phụ làm bột bánh mỳ, chúng tôi niềm nở bắt tay họ và ôm hôn họ. Tiếp đó là tiếng tu ừng ực của những cổ họng khát khô thay sự náo nhiệt lúc mới tới.

Trung uý Rochefort toét miệng cười và pha trò bằng một câu tục ngữ La tinh:
- Uống cái đã, sau đó mới nói triết lý! Trước khi chở tiếp chúng tôi lên Đồng Đăng, ở cách xa mười bẩy cây số, cánh lái xe phải kiểm tra lại máy móc và chờ hai ba chiếc xe đến chậm. Nhân tiện, chúng tôi cùng đại uý Duport đồn trú ở Lạng Sơn đã hơn một năm, ghé vào một tiệm ăn của ngườ Tàu.

Trên quầy bày la liệt cá hun khói, xôi nắm, cháo phở thịt chó béo ngậy và những chén "nước mắm" thơm ngon. Đại uý Duport là một nhà thông thái lắm lời như kiểu Baillet nên đã giới thiệu với chúng tôi lược sử của Lạng Sơn. Khi chúng tôi chỉ đặt vài câu hỏi vụn vặt về những nơi ăn và chơi được. Lúc đầu, chúng tôi chỉ nghe với những lỗ tai nghễnh ngãng, nhưng rồi cuối cùng thì lại chăm chú lắng nghe, và đại uý có cách dùng từ rất độc đáo, khiến cử toạ bị hấp dẫn.

- Lạng Sơn, đấy là Se dam của Bắc Kỳ, ông ta mở đầu trong khi Rochefort nhăn mặt tán thành cách ví von đó. Nhà hùng biện liền lao vào một bản thuyết trình thao thao bất tuyệt, chính xác đến mức làm chúng tôi lác mắt:

Tháng 5 - 6 năm 1884, sáu tháng sau trận thắng ở Sơn Tây, tướng Millot chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kỳ đã chuẩn bị chiếm đóng các tỉnh biên giới. Ngày mồng 6 tháng 6, Hoà ước thừa nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Trung Kỳ được ký ở Huế.

Theo quy ước Fournier ngày 11 tháng 5, Trung Hoa mà Phó vương Lý Hồng Chương là đại diện cam kết từ nay về sau sẽ tôn trọng mọi hiệp định hiện tại hoặc tương lai giữa nước Pháp và Triều đình Huế.

Trung Hoa cũng cam kết chậm nhất vào ngày mồng 6 tháng 6 sẽ rút khỏi Lạng Sơn, Thất Khê, Cao Bằng và các nơi khác nằm trên biên giới giữa Bắc Kỳ và Quảng Đông - Quảng Tây. ĐÓ là cái được gọi là "Quy ước Thiên Tân".

Đại uý Duport hầu như xin lỗi:

- Tôi có làm các vị chán không? Lịch sử của đất nước này quá đà làm tôi say mê. Tôi rút ra từ đấy những kết luận chính xác cho tương lai ... Các bạn cho phép?

Ông rút ra từ túi sơmi ka ki một cuốn sổ nhỏ bìa đen, dở dở mấy trang rồi nói tiếp khi đọc trong mắt chúng tôi sự đồng tình :
- Thượng tá Dugenne được chỉ định để đánh chiếm Lạng Sơn với một nghìn quân sĩ, trong đó có 400 lính Pháp và 1 khẩu pháo, một đoàn ngựa do một nghìn dân phu đi kèm. Thượng tá Phủ Lạng Thương ngày 13 tháng 6. Ngày 23 khi đến Bắc bộ trên bờ sông Thương, ông ta đã chạm trán với quân Tàu đông gấp bội. Tướng Tàu bảo có biết quy ước Thiên Tân nhưng không thể rút quân khi chưa có lệnh chính xác của Bắc Kinh.

Đến đây thì Battar vừa nếm xong một bát phở thịt chó bỗng ngắt lời :
- Cũng khá ngon đấy
Raval đang say sưa nghe chuyện liền quát:
 - Câm mồm! Mày sẽ nói về cái bụng của mày sau.

Duport nói tiếp:
- Dugenne từ chối nghe lệnh thêm và tiếp tục tiến. Bị tấn công từ mọi phía, Dugenne chống cự lại. Thế rồi hôm sau, khi thấy mình sắp bị bao vây, ông mới ra lệnh rút... Đám phu phen đâm hoảng loạn và thế là cả đoàn xe gần như hoàn toàn tan rã. Riêng đoàn quân vẫn rút lui có trật tự. Chúng ta mất khoảng một trăm người, trong đó một phần tư là bị giết... Cuộc phục kích ở Bắc Lệ, thật ra có thể chỉ là một sự hiểu lầm, đã lại đặt nước Pháp và Trung Quốc vào thế đối đầu, mặc dù không hề có tuyên chiến.

Raval bị lôi cuốn theo câu chuyện lại hỏi:
- Thế rồi sao nữa?
- Một cuộc tấn công mới vào Lạng Sơn, thành phố không quen biết, lại được người kế nghiệp của Millot là Brière de l'Isle chuẩn bị vào tháng 2 năm 1885.

Đoàn quân rất hùng hậu: 7.000 lính chiến chia thành 2 lữ đoàn và 4.500 dân phu là rất cần thiết, kể cả bây giờ. Người Việt và người Tàu đều phải dùng họ, mà còn dùng nhiều hơn ta.

Một đội quân Tàu mạnh từ Quảng Tây sang chiếm đóng lạng Sơn. Sau nhiều trận đánh lớn, ở Đèo Vân rồi ở Đông Sương, quân Tàu rút và ta vào thành phố ngày 13 tháng 2.  Hãy nhìn quanh các bạn sẽ tái hiện được ngay đường hành quân của Brière de l'Isle. Đoàn quân tiến giữa 2 núi đá khổng lồ nằm ở hai bên sân bay hiện nay (nhân tiện cũng nói thêm là sân bay không dùng được vào mùa mưa, hàng mấy tuần liền. Đến lúc ấy, thì chỉ có thả dù .... hàng hoá và thư từ đều ướt ráo!)

Sau khi vượt qua suối, trên một chiếc cầu kiểu Tàu men theo một núi đá phủ đầy bụi gai góc, dọc theo bờ sông Kỳ Cùng đoàn quân tiến vào một khoảnh đất bằng phẳng, có Đường Cái quan xuyên qua từ Nam lên Bắc.

Thành nội dạo đó còn có thành lũy bao quanh gần kín. Đó là một hình vuông cạnh dài khoảng năm trăm mét, không có hào và pháo đài. Thành luỹ cao tới 3 mét xây bằng gạch lớn, có đục bốn cổng ở 4 hướng. Ở chính giữa thành là ngôi "Chùa Vua" (chùa Tam Thanh), xây dựng trên một nền vuông từ đó có 4 con đường toả ra 4 phía. Hai bên đường là những nếp nhà tranh vách đất.

Trên bờ bên kia của sông Kỳ Cùng sạch sẽ và duyên dáng hơn, là các phố Tàu, hiệu người Việt ở.

Một trung uý của đoàn xe ghé vào uống một vại bia, mặt đỏ bừng, dáng vội vã, Raval hỏi:
- Đi chứ?
- Nửa giờ nữa. Trục trặc kỹ thuật chốc sẽ gặp lại.
- Thế là lại được nghe hết chuyện Lạng Sơn. Nào, kể tiếp đi!
- Một đội quân Tàu khác từ Vân Nam sang bao vây Tuyên Quang. Để lại tướng Négrier ở Lạng Sơn, Brière de I’Isle trở về Hà Nội cùng trung tá Giovannelli và Lữ đoàn  của ông ta. Quân Tàu trở lại Thất Khê và Đồng Đăng. Négrier quyết định đẩy lùi chúng qua bên kia biên giới, quân lực của ta tiến lên Đồng Đăng, nơi các bạn sẽ trú quân tối nay. Nhưng Đồng Đăng cũng đã lại bị quân Tàu chiếm đóng. (Các bạn chiều nay sẽ không bị hổng như thế đâu, yên chí!). Thế là choảng nhau chí tử, quân Tàu rút. Ta đuổi đến tận ải Nam Quan. Cái "Cửa ngõ vào đất Trung Hoa" ấy nằm ở phía Đông Đồng Đăng, cách 4 cây số.

Négrier quyết định vượt biên giới để trừng trị quân Tàu một mẻ, nhưng quân ta bị đối phương cho thấm đòn trong một thung lũng nên buộc phải  rút lui, bỏ cả Đồng Đăng, sau những tổn thất khá nặng nề. Ngày 26 tháng 3, hình như thế tướng Négrier rút quân về đến Lạng Sơn. Viện binh đưa quân số tại chỗ lên tới 4.500 người, với 18 đại bác. Lương thực và đạn dược thì không thiếu. Quyết định sẽ cố thủ ở Lạng Sơn. Hai ngày sau, quân Tàu tấn công và bị đẩy lùi khắp nơi với nhiều tổn thất. Thật đáng buồn là vào khoảng 3 giờ chiều, tướng Négrier vốn quen xông xáo hết mình, đã bị trọng thương do một viên đạn xuyên đúng giữa ngực. Người thay ông là trung tá Hérbinger bỗng nhiên quẫn trí và ra lệnh rút lui khỏi Lạng Sơn, giữa lúc chính quân Tàu bị đánh thua, đang bắt đầu tháo chạy.

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2009, 07:37:44 am gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #13 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2009, 04:20:48 pm »


Cuộc rút lui về hướng Nam bắt đầu lúc 10 giờ đêm, bỏ lại lương thực và cả đại bác chiếm đợc từ tay quân Tàu. Trong cảnh hỗn loạn, nhiều thùng rượu rum đã bị khui ra; lính nốc đến say mèm và càng làm tăng thêm cảnh hoảng loạn. Herbinger ra lệnh ném tuốt tuồn tuột xuống sông Kỳ Cùng đại bác, tiền ngân khố và đủ loại trang thiết bị. Cuộcrút lui biến thành cuộc tháo chạy tán loạn. Người ta bỏ Đồng Đăng, người ta đốt trụi hồ sơ tài vụ - kế toán, người ta đập nát máy móc thông tin, người ta vút của chạy người ... trong khi chẳng có ma Tàu nào thò đuôi sam ra cả!

Raval đùa tếu một câu:
- Nếu bây giờ Lạng Sơn cũng lại bị bỏ rơi như dạo ấy, thì sẽ ra sao, theo cậu?
Duport hơi sững người đáp lại:
- Trước hết, làm gì có chuyện ấy! Với lại, ta đã tổ chức chu đáo mọi việc. Sẽ chẳng có một rối ren nhỏ nào mà sao lại phát ngôn bừa bãi thế nhỉ?

Raval tán thành:
- Tất nhiên rồi: Nói tiếp đi !
- Thất trận ở Lạng Sơn đã có những hậu quả chính trị nặng nề. Nội các Fules Ferry đổ bên Pháp, người ta xem cuộc rút lui như một đại bại. Nếu người Tàu tự xem mình như đã thua trận, không vội xin giảng hoà chắc là ta đã để tuột mất cả Đông Dương. Trung uý Bara lẩm bẩm, nửa như đùa, nửa như thật:
- Được vậy đã là may. Ta càng đỡ cảnh loạn ly hôm nay chứ sao.

Battar ta nói thêm, vừa quan tâm đến câu chuyện, vừa thưởng thức món cầy tơ:
- Thế mới gọi là uốn ba tấc lưỡi chứ!
Raval toét miệng cười :
- Đúng là lũ tâm địa hạng bét!
- Chứ sao nào! Dân Pháp trung lưu ngày nay đâu còn quan tâm đến Đông Dương. Họ mặc mẹ nó! Ngay cả trong quân đội, cũng có khối quý ông Batt và quý ngài Bara sẵn  sàng kệ thây Đông Dương. Dù có đổ vỡ xảy ra ở đây, thì bên  Pháp cũng sẽ chẳng có nội các nào đổ đâu. Thôi, nói tiếp đi, Duport! Duport lại chúi mũi vào quyển sổ đen: 

- Sau đó, là năm 1940. Từ ngày Đình Chiến đã có những dàn xếp khó khăn giữa Đại Sứ ta là Arsène Henry và Chính phủ Nhật, mặc khác giữa Đô Đốc Decoux viên Toàn quyền mới ở Đông Dương thay chân tướng Catroux và tướng Nhật Ni-si-ha-ra. Ngày 22 tháng 12, một thoả thuận được ký kết. Bọn Nhật sẽ được quyền sử dụng 3 sân bay của Bắc Kỳ, duy trì một đạo quân gồm 6000 người ở phía Bắc sông Hồng và chuyển quân giữa Vân Nam và Hải Phòng, xuyên qua Bắc Kỳ.

Thế nhưng tướng Nhật chỉ huy một sư đoàn của đội quân Phương Đông, đang bị kẹt vào thế chông chênh ở phía Bắc biên giới Tàu, không chịu đợi khoản thu xếp riêng đã được dự kiến trong Thoả ước, và đòi tiến ngay về Lạng Sơn. Tướng Martin chỉ huy trưởng quân đội Pháp lại cứ khăng khăng doạ nếu bọn Nhật lùn vượt qua biên giới, chúng nó sẽ biết tay! Quả vậy, ông ta có trong tay ở ngay trên đầu, 4 tiểu đoàn rải từ Lộc Bình đến Thất Khê; 4 tiểu đoàn nữa có trọng pháo và đại bác 155 li đóng ở Lạng Sơn, thêm 2 tiểu đoàn nữa cũng có trọng pháo riêng đóng tại Đồng Mỏ và xem như lực lượng dự bị. Toàn bộ đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Mennerat.

Chiều 22, bọn Nhật vượt biên giới và bài binh bố trận để bao vây Lạng Sơn. Chúng hành quân thành 3 mũi từ Điền He, Na Sầm và Lộc Bình để về tập kết tại thành phố. Quân chúng đông hơn lại có cả xe tăng. Rạng 24, các đạo quân ta ở Đồng Đăng và Lộc Bình bị cô lập.

Mennerat đề nghị Martin cho rút về Đồng Mỏ. Martin ra lệnh cho y phải cố thủ tại chỗ để chờ viện binh đến giải vây, như cho phép Mennerat đóng chết tại Kỳ Lừa.

Cuộc chuyển quân được tiến hành trong đêm tối, vì sao ta sẽ nói, nhanh chóng thành hỗn loạn.

Một trong các cỗ trọng pháo của ta bị chính quân lính Pháp đã mất bình tĩnh bắn nhầm. Quân nhân của cỗ pháo tháo chạy.

Đội quân phụ trách pháo 155li trong lô cốt thì phá huỷ các cỗ pháo của mình. Đội quân rời khỏi Cao Bằng bỏ ngỏ đã cố gắng giải vây cho Lạng Sơn nhưng thất bại. Ngày 25, Mennerat thấy tình hình không còn chịu đựng nổi, đã đề nghị Martin xin cấp tốc đình chiến. Đến 6 giờ chiều, mọi. cuộc kháng cự đành chấm dứt, đường về Hà Nội thế là đã mở trước mắt quân Nhật. Muốn chặn bước họ lại trừ khi có một lệnh trực tiếp từ chính Nhật Hoàng! Lệnh đó quả sẽ đến tay chỉ huy Nhật vào chiều 25 ...

Trong một số tiểu đoàn lính bản xứ đã xảy ra nhiều vụ đào ngũ hàng loạt, nhưng chính quân Nhật còn mất nhiều người hơn ta.

Ngày mồng 5 tháng 10, đội quân đồn trú ở Lạng Sơn được giải phóng. Và đến ngày 30 tháng 11, ta chiếm lại thành phố.

Sau vụ 1940 đã có cả một chương trình lớn xây dựng các pháo đài quanh Lạng Sơn, nhưng cho tới tháng 3 năm 1945, đa số công trình đều đang bị bỏ dở dang. Hệ thống công sự bao gồm thành nội và những cứ điểm trực thuộc như các pháo đài Galliéni, Négrier, Brière de l'Isle trên tả ngạn sông Kỳ Cùng và một số lô cốt. Quân Nhật chiếm ưu thế trên hữu ngạn sông. Tướng Lemonmer chỉ huy cứ điểm, có trong tay 4 tiểu đoàn bộ binh; 22 cỗ pháo trận, 8 cỗ trọng pháo, 4 xe tăng nhỏ và một số xe xích. Tổng cộng được 4000 người, trong đó chỉ có 700 lính âu. Quân Nhật ở Kỳ Lừa thì mạnh tới 7.000 - 8.000 người. Về phía Pháp, tinh thần là tốt - hình như thế- chỉ huy đều giỏi và quân lính thì quyết tâm.

Đáng tiếc là chúng ta đã để cho họ lừa gạt. Đa số sĩ quan cao cấp được người Nhật mời đến dự tiệc, đã bị bắt giữ, làm quân đội trở thành như rắn không đầu. Ngay sau đó, giữa đêm quân Nhật tấn công khắp nơi và bất ngờ đổ ập xuống quân lính của ta ngay trong chỗ trú quân của họ. Quân đội trực luân phiên không có mặt tại chỗ. Việc điều hành pháo binh cũng chẳng được tổ chức chu đáo. Ở Mai Pha, một tiểu đoàn của ta đã bị đánh tan tác sau chưa đầy một giờ? Hai đại đội đồn trú trong thành cũng chịu chung một số phận. Tiểu đoàn ở Kỳ Lừa bị vây hãm, chỉ huy bị giết cũng gắng cầm cự nhưng chỉ đến bình minh. Lemonnier bị tấn công trong thành nội với Ban tham mưu, đoàn quân cơ giới và 2 đại đội, đã chống chọi một cách tuyệt vọng, rồi cuối cùng vẫn phải hạ vũ khí. Quân dồn trú ở trại lính Brusseaux cũng chỉ đánh lui được 7 đợt tấn công của quân Nhật. Các pháo đài Négrier và Galliéni là những cứ điểm cuối cùng lúc 6 giờ chiều ngày 10. Đến lúc đó thì cả pháo đài Brière cũng đã bị chiếm lĩnh, mặc dù đã chống cự quyết liệt.

Ta có khoảng 100 người bị giết, 200 đến 300 người bị thương, trong đó có rất nhiều sĩ quan. Sau cuộc đầu hàng, quân Nhật còn lạnh lùng giết hại thêm 460 người nữa, trong đó có tướng Lemonnier và chỉ huy phó là quan năm Robert. Nếu sau này các bạn có được chút thì giờ rảnh rỗi, tôi sẽ đưa các bạn tới tượng đài đã được dựng lên trong thành để tưởng nhớ đến họ.

Ở Đồng Đăng, quan ba Amosse đã chống cự cho đến viên đạn cuối cùng. Tên sĩ quan Nhật khen ngợi lòng quả cảm của ông, rồi cho chém đầu ông, mà không cần xét xử mảy may cùng với mọi lính Pháp còn sống sót.

Thượng sĩ Panlurel bỗng lao vào phòng như một trận cuồng phong, miệng ngậm còi, tay phất phất chiếc ba-toong như sếp ga phất cờ lệnh:
- Tất cả lên xe. Tàu đi Đồng Đăng sắp chạy.

Ông bỗng dừng lại vì ngạc nhiên trước dáng điệu suy tư và nghiêm nghị của mọi người. Raval đứng lên đầu tiên.
- Bạn Duport thân mến, bản thuyết trình lịch sử ngắn ngủi của bạn đã làm chúng tôi rất vui. Toàn là những chuyện khôi hài ra phết. Hẹn bạn tới một ngày nào đó, ở câu lạc bộ sĩ quan. Bạn sẽ nói lên cho chúng tôi nghe các kết luận lạc quan mà bạn đã rút ra được từ cái mớ hỗn độn đó, cho tương lai...

Rochefort nhấn mạnh:
- Chính cánh ta sẽ phải chứng minh rằng Lạng Sơn không phải là một thành phố đáng nguyền rủa.

Chúng tôi vội vã lao ra khỏi phòng để nhảy lên các xe tải đang chuyển bánh trong đám bụi mù. Mặt trời đã lên cao trên thành phố Lạng Sơn yên bình và ngái ngủ.

Raval chào to Duport:
- Vĩnh biệt Se dan!
Duport thì miệng ngậm tẩu, vẫy tay chào chúng tôi lần cuối với một động tác đầy thân thiện...
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 07:49:55 am »


CHƯƠNG 6
CUỘC HÀNH QUÂN "GLAO UI"


Con đường làng chạy giữa 2 bờ ruộng lúa, mang tên là "Đường Thuộc Địa số 4" (RC4) giữa Lạng Sơn và Đồng Đăng đưa chúng tôi lên giang sơn mới của chúng tôi.

Chúng tôi để lại sau lưng ở bên phía trái đường, nhà ga đã bị tàn phá nửa vời, nơi đồn trú của các ô-tô súng máy.

Đoàn xe tải tràn tới chiếm lĩnh mọi địa điểm còn để trống cũng như mọi con đường phụ của thị trấn biên giới Đồng Đăng. Chúng tôi sẽ đến trú quân ở một số nhà đang sụp đổ dở dang, ở chùa Tam Thanh và một phần của nhà ga. Cả dưới nền trại nữa... Người chỉ huy của khu vực, tiểu đoàn trưởng Calvin thuộc đội quân Lê Dương, ra đón chúng tôi. Thiếu tá nói to để động viên chúng tôi:
- Cánh này vốn đã quen xây dựng. Ta sẽ biến nơi này thành một cứ điểm đóng quân mẫu mực!

Calvin mời mọi người đến uống một chén rượu nhạt ở Sở chỉ huy của ông, để chúc sức khoẻ đám viện binh.

Các sĩ quan trẻ của đồn binh, còn mồ hôi nhễ nhãi và lấm bùn be bét, bước từng người một vào trong quán bar nhỏ  bé và dân dã, nhưng đắt khách. Tất cả họ đều nói chuyện với chúng tôi như nhau:
- Rất vui mừng thấy các bạn đã đến! Không chỉ bởi niềm vui được làm quen với các bạn mà còn vì chúng tôi vốn mặc cảm là quân ta ở đây có hơi "mỏng"! Có các bạn đêm nay chúng tôi sẽ được yên giấc... Đại uý Deminière ngờ vực hỏi - Chẳng lẽ cái xó xỉnh này lại tệ hại đến vậy sao?

Viên sĩ quan thông tin vội đáp:
- Ô không! Ngược lại, nó quá yên tĩnh, chẳng có gì, chẳng bao giờ có gì xảy ra cả, hoặc gần như vậy. Chắc là sắp có chuyện chẳng lành. Yên tĩnh...
- Thế còn bọn Việt Minh?
- Họ ở khắp mọi nơi, mà như chẳng ở đâu cả. Từng tiểu đoàn trọn vẹn cứ vượt xuyên qua đường để sang Tàu hoặc trở về. Chúng còn táo tợn cắm trại hàng nghìn người một lúc, chỉ cách Đồng Đăng vài cây số, nhưng khăng khăng khôngchịu đánh nhau với ta, kể cả khi ta tìm tới chúng với chỉ một dúm người. Cầm chắc là chúng phải có lý do để hành động như vậy.

Đêm đã xuống. Ở bên kia nhà ga, mặt trời nhuộm vàng nhuộm xanh các ruộng lúa, trước khi lặn xuống sau các rặng chuối. Các đường phố vắng hẳn người. Các làng quán người Tàu lần lượt đóng cửa.

Lính canh bắt đầu phiên gác đêm. Những âm thanh đa dạng vô tận của một thế giới động vật và thực vật mới lạ đã ru giấc ngủ đầu tiên của chúng tôi ở ải Nam Quan... Khoảng nửa đêm, một loạt súng thất thần bỗng rộ lên ở phía có ngôi chùa. Ngay sau đó, ở phía ga lại vang lên những tiếng súng nổ nhát gừng xen cả với tiếng lựu đạn chát chúa trong bóng đêm. Hỏng chuyện rồi! Hai quả pháo sáng đĩnh đạc vút lên trên màn trời tăm tối. Đã tấn công rồi sao? Thế rồi mạnh ai  nấy bắn, từ mọi chỗ tạm ẩn náu, vì ta đâu đã kịp đào hầm hào công sự? Một số còn chui cả xuống dưới gầm giường phản đang ngủ, một cách lén lút để khỏi có người bắt gặp trong tư thế kém hiên ngang ấy!
 
Và cuộc đùa dai cứ thế kéo dài tới rạng đông ... Khi trời đã sáng tỏ, vị chỉ huy mới triệu tập mọi sĩ quan đến:
- Thưa các ngài, tôi rất vui mừng thông báo với các ngàirằng lính của các ngài đã bắn suốt đêm, hàng nghìn viên đạn vào lũ đom đóm! Việc này đã trở thành truyền thống vào đêm đầu. Nếu đêm mai cũng thế, thì đó sẽ là chuyện "thần hồn nát thần tính" và ít nhiều thiếu kỷ luật trong chiến đấu. Còn nếu đêm mốt cũng lại vẫn thế, thì người ta sẽ đánh giá chúng ta là một lũ hoá rồ, chứ không còn là một tiểu đoàn sáng giá nữa.

Périgois thượng sĩ của tiểu đoàn quân Tabor nhăn mặt báo:
- Sáng nay, tôi đã tìm thấy 3 viên đạn méo mó trong phòng làm việc, cạnh giường nằm và một viên nữa, cắm ngập trên tường. Kể cũng hơi quá đáng nhỉ!

Khi chúng tôi gặp lại các bạn Lê Dương, họ ỡm ờ bảo:
- Chẳng phải chúng tôi đã bảo các bạn đến, chắc chúng tôi sẽ được một đêm ngủ yên sao?
Cám ơn các bạn đã không làm chúng tôi thất vọng!

* * *


Chúng tôi dành mấy ngày để đào công sự, bít các lỗ hổng trong nhà, thiết kế các túp lều tre để thay thế các lều trại và thế là lên đường cho một chuyến hành quân khai trương, được mệnh danh là "Glaoui". Đây chưa phải là để xua đuổi kẻ thù, mà mới chỉ là để tiếp cận với chiến địa trong tương lai, toàn bộ tiểu đoàn tham gia cuộc dạo mát...

Đoàn quân nối đuôi nhau rời Đồng Đăng lúc trời chưa sáng. Trời đã bắt đầu nóng. Chúng tôi đi về hướng Tây qua những ruộng lúa bậc thang, bị chia cắt bởi những khối đá vôisừng sững phủ đầy cây cối chằng chịt. Chúng tôi đi nhanh và giữ im lặng. Lính Ma-rốc thỉnh thoảng khẽ giục phu phen "Mao leu, mao len!", còn sĩ quan âu Phi thì nhắc lại "Fixa, Fixa" (Nhanh lên, tiếng Ả rập).

Nơi chúng tôi đi qua vắng bóng người. Bỗng nhiên, nổi lên những tiếng xì xào dọc hàng quân: một chú báo đốm vừa từ trên núi đá trượt xuống rồi mất hút trong các lùm cây. Chúng tôi lần đầu tiên thấy báo. Hai chú khỉ kêu khẹc khẹc  để báo động cho đồng loại trong một cánh rừng thưa gồm  những cây cối vặn vẹo, gỗ đã ít nhiều mục ruỗng.

Các trung đội bắt đầu thao tác giữa các núi đá. Cuộc hành quân chậm hẳn lại. Không khí nóng ẩm làm ướt những tấm lưng lính mang vác nặng.

Lính Phi chèn những mù-soa e không được sạch lắm  dưới những chiếc mũ đi rừng hình dáng "ngẫu hứng", chẳng  còn vẻ gì là "quân sự" cả. Thỉnh thoảng, một cậu lính lại tách khỏi hàng quân, châm một điếu thuốc rồi vội vã chạy trở về chỗ cũ. Có cậu bị trượt ngã trên nền đất sét trơn, làm mọi người bật cười rộ lên. Nóng bức đã trở nên ngột ngạt. Chúng tôi đi xuyên qua một bản làng miền núi nép mình dưới tán cây leo chằng chịt của một cánh rừng ẩm ướt. Đất sũng nước tù đọng. Cành cây và lá rụng xám xịt đang mục nát và thối rữa trong các vũng nước bẩn. ánh sáng mặt trời như không xuyên qua nổi tán lá rừng.

Ra khỏi bìa rừng đoàn quân đổ xuống một dốc núi ngoằn ngoèo chữ chi chúng tôi bất ngờ khám phá ra một quang cảnh bao la và hoang sơ. Nhiều ngọn đồi um tùm cây lá nối đuôi nhau thành những bậc thang chạy về phía Tây xa tít.

Chen vào giữa các ngọn đồi là những ruộng lúa hình dải  lụa. Trên một trong các thửa ruộng đó, bàn tay con người đã  tạc nên một cụm đồn bốt làm bằng những thân cây gỗ lớn  ghép lại. Nhô hẳn lên trên là một chòi canh cũng bằng gỗ. Chúng tôi đầm đìa mồ hôi. Nóng đã tới mức không còn chịu nổi. Các đơn vị mở màn cho cuộc càn quét. Một số lính chạy đi bắt liên lạc với đồn. Súng nổ lác đác ở một góc rừng nhỏ. Cách đấy vài cây số, một đám Việt Minh có vũ khí,  gồm khoảng 30 người, bỏ chạy dọc theo một con suối bờ đất bùn. Chúng tôi dùng súng máy kiểu Rebel lia theo mấy băng đạn, cũng để lấy lệ thôi, và vị chỉ huy ra lệnh đưa một trung đội để truy kích...
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #15 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 07:54:20 am »


Chúng tôi mở đồ hộp ra ăn, nhưng chẳng ai thấy đói. Tất cả nghểnh cổ tu ừng ực thứ nước âm ấm từ các bi-đông và nuốt hàng tá viên muối để tránh "mất nước".

Các đơn vị lần lượt nối đuôi nhau trên đường mòn để trở về Trung đội truy kích địch cũng lê bước quay lại. Chỉ huy Sở, họ đã giết được một Việt Minh chậm chân và đoạt được một số giấy tờ, mà Baiuer bỗng phấn chấn hẳn lên, vội tức tốc khai thác, tất cả họ đều mệt nhoài...

Phải đi thêm hai mươi lăm cây số nữa giữa một thứ "lò lửa" theo kiểu "mả hồi", mới về tới "chuồng ngựa" của chúng tôi. Trong bóng râm, vẫn nóng tới 500C. Chúng tôi đi thất thểu như những người máy, chốc chốc lại cố nuốt không trôi vài viên muối.

Chẳng thấy mặt trời đâu, nhưng nó vẫn phóng những tia nắng vô hình quái ác qua một thứ màn mây xám ngoẹt làm lu mờ mọi màu sắc. Hai người bỗng ngã dụi xuống và nôn mửa vì kiệt sức...Thế là lại phải làm cáng dã chiến để khiêng họ đi.

Trung uý Rochefort bị trọng thương trong chiến dịch 1945, nay đúng là sống dở chết dở. Viên đội Kỵ mã cũ bị thiếu máu sau lần bị một viên đạn bắn xuyên qua ngực. Ông ta nôn oẹ, trở thành tái xanh tái xám, rồi trắng bệch, mỗi bước đi lại mỗi vấp ngã. Mặc dù rất can đảm, cuối cùng ông vẫn phải để 2 gã lính Ma rốc "bốc xếp" lên lưng một chú ngựa Tàu nhỏ thó, chiến lợi phẩm của cuộc đụng độ vừa qua. Chẳng ai cười được trước cảnh chàng San cho pancas tân thời nằm vắt mình trên lưng ngựa, tay chân buông thõng quét đất nóng hầm hập.

Nhiều người nữa phải khiêng trên các cáng tải thương. Đoàn quân trở nên lòng thòng và đứt quãng. Ai cũng cố gắng hết sức mình nhưng đều đuối sức.

Khi Đồng Đăng thấp thoáng hiện lên ở cuối trời, nằm lọt thỏm giữa mấy quả đồi, chúng tôi đều cảm thấy như vừa thắng một trận quyết liệt. Mà không phải tất cả chúng tôi.

Trong đêm, 3 lính Marốc rên rỉ rồi chết, do đã phải trải qua cuộc hành khủng khiếp: thời tiết nóng ẩm đã đánh quỵ sức chịu đựng ghê gớm của họ.

Chúng tôi đã học được bài học: thế nào là một cuộc càn quét và thám báo giữa rừng núi và biên giới.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #16 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 08:17:02 am »


CHƯƠNG 7
"NHỮNG MÂU TIN VẶT"



Hôm qua, chúng tôi đã chôn cất những tử sĩ đầu tiên trong nghĩa trang mi-ni của Đồng Đăng. Mặt trời rực rỡ và thiên nhiên vui tươi như giữa hội hè ...

Giữa 2 cuộc hành quân, lính Ma rốc giặt giũ áo quần trong dòng suối len lỏi chảy giữa các thành luỹ đổ nát và các di tích điêu tàn của nhà ga. Họ nói chuyện tếu, ca hát và dùng ván vỗ mạnh lên áo quần đem giặt...

Hôm nay, mọi vật thật yên tĩnh, Loubès ngồi trên một thân cây đổ, một be rượu vang đỏ kẹp giữa đùi, ngấu nghiến nhai bánh mỳ kẹp thịt.

Orsini thì đang ngâm chân dưới nước. Đó là việc mà không mấy khi anh làm!

Spor đi lướt qua và kêu lên :
- Chân lính bộ, ai lại đi rửa? Chỉ lau qua thôi. Đi lính đã ngót nghét 12 năm, mà chưa thuộc điều lệnh đó sao?

Orsini liền đáp:
- Chân tớ dù sạch mấy cũng có bao giờ từ chối cuốc bộ đâu!

Chuẩn uý Bauer, chỉ huy trung đội Súng Cối - Súng máy đang cạo mặt một cách thận trọng. Dưới dáng dấp một thư  sinh nhút nhát, anh che giấu cái đầu cứng cỏi của một người xứ Al-Sacien dũng cảm và đầy nghị lực. Gần anh, ông đội Piteau thuộc trung đội 3, đang nghêu ngao một bài ca Tây  Ban Nha và biểu diễn nghệ thuật gõ phách cho mấy tay lính Ma-rốc lác mắt đứng nhìn. Piteau là một con người xuất chúng: mới 16 tuổi đã đăng cai vào các Đội quân quốc tế trong chiến tranh nội bộ ở Tây Ban Nha, chỉ đơn thuần vì máu giang hồ. Sau đó, ông ta tham gia chiến dịch Italia từ đầu đến cuối rồi trở về với một huân chương chiến công. Bây giờ thì anh ta lại sang Đông Dương lần thứ hai. Đó là một gã người xứ Gascon chính hiệu, to khoẻ như lực sĩ, thông minh, huênh hoang và hơi ... vô chính phủ ! Anh ta mù tịt tiếng Ả rập và xem lính Ma rốc như cỏ rác; còn họ thì lại tôn sùng anh ta, vì cảm thấy anh ta đúng là một Đại ca loại xịn!

Một hôm Bauer khen: "Piteau bao giờ cũng ruột để ngoài da!" Orsim liền đế: "Đúng! và cả nắm đấm để trên mõm anh hàng xóm". Spor đứng nhìn tiết mục biểu diễn gõ phách, rồibỏ đi về phía con suối.  

Loubès vừa nhai nhồm nhoàm miếng ba-tê, vừa cảnh báo:
- Thôi chết! Lại ngài Sệp sắp thiết triều! Spor tay đặt trên nắm can, liền xổ ra một tràng tiếng Ả rập để giao lưu một cách thật rôm rả với đám "Tây Thi giặt lụa" vai u thịt bắp, ngực đầy lông lá. Ông ta thuộc tên từng người lính, gốc gác, chuyện gái và lai lịch binh nghiệp của họ nên chẳng bao giờ thiếu đề tài để tranh cãi với họ. Xem chừng Spor sẽ xài trọn buổi sáng để pha trò, đùa vui và phân phát những cú đánh sẽ thân thiện bằng chiếc can trên những tấm lưng màu nâu thẫm của đám lính. Thế nhưng các hạ sĩ quan cũng thấy là ông ta cứ hay muốn "làm sáng tỏ" quá nhiều chuyện, lại cũng hay để bụng quá nhiều lời đồn đại hoặc kêu ca trong các buổi mạn đàm xem ra khá vụn vặt đó... Họ trách ông cứ hay làm họ bị "chập mạch"... Sự thật nằm ở chỗ lưng chừng. Người  lính già quả có yêu mến đám lính của mình. Ngồi với họ,  ông thấy hạnh phúc, như sáng hôm nay chẳng hạn. Thế  nhưng khi cần trừng phạt một kẻ phạm tội, thì eo ôi! Sẽ không bao giờ có chuyện "Giơ cao đánh khẽ". Tất cả mọi người đều biết vậy ...


* * *

Một giao liên từ chỉ huy Sở của tiểu đoàn Tabor bỗng hớt hải chạy đến, với một mệnh lệnh:

"Xã trưởng của Pắc Luông vừa bị mấy phát đạn bắn chết sáng nay, ở quãng giữa Đồng Đăng và Lạng Sơn, ngay trên đường cái. Hình như là do Việt Minh khử. Lệnh cho 2 trung đội Ma rốc thuộc tiểu đoàn Spor đi xe tải tới cách Pắc Luông chủng 1 cây số. Rời Đường số 4, tiến về phía Đông và cố gắng đuổi kịp kẻ địch trước khi chúng rút sang Tàu...".

Spor đọc lại mảnh giấy một cách điềm đạm, rồi chuyển nó cho tôi và nói :
- Lấy 2 trung đội Bauer và Piteau và đi ngay.

Thế là có chuyện rồi! Sếp đã chính thức giao việc cho tôi. Tôi vội vàng chạy đi lấy khẩu các bin, trong khi đám lính Ma rốc hối hả. Mười phút sau, hai xe GMC khởi hành. Trong  xe, lính Ma rốc lớn tiếng đọc lại kinh cầu nguyện cho kẻ lữ hành bằng tiếng Ả rập, như thường lệ. Một số vừa cầu nguyện để được tai qua nạn khỏi, vừa tranh thủ mặc quần áo và đi giày.

Tới một khúc quẹo ngoài tầm nhìn từ Pắc Luông, chúng tôi xuống xe và hành quân đi bộ thành 2 hàng dọc hướng về phía Đông. Cuộc chuẩn bị chiến đấu diễn ra rất nhanh. Tôithấy mình thật sung sức. Đây là lần đầu tiên tôi được chỉ huy  một đơn vị sắp xung trận. Tôi hạ quyết tâm thực hiện thành công cuộc vây ráp. Lính của Bauer chiếm lĩnh một mô đất cao và thông báo ngay là đã phát hiện Việt Minh đang tháo chạy ở cách đấy khoảng 800 mét. Chính tôi đã chọn điểm dàn quân đó. Một khẩu súng máy vội nhả luôn mấy tràng  đạn. Tiếp theo đó, 1 súng trường cũng bắn về phía địch. Viên  đội cả quyết là bọn Việt Minh cũng đã bắn trả. Thấy Piteau còn do dự, tôi vội lệnh cho y cắt đường tháo chạy của địch bằng cách luồn qua một cánh rừng rậm rạp.

Nửa giờ sau y trở về, kéo theo 2 nông dân đang sợ mất hồn và chối bai bải là đã không hề thấy bóng dáng của bọn phiến loạn. Chúng nói là lúc nãy, người ta đã bắn vào chính chúng.

Tôi hỏi cung họ qua người phiên dịch:
- Sao các người không đến với chúng tôi mà lại bỏ chạy?
- Họ bảo là vì sợ quá.
- Thế các người ở Xã nào?
- Xã Pắc Luông.
- Thế các người rời Xã đi làm đồng từ bao giờ?
- Từ lúc tinh mơ.
- Nói với họ Xã trưởng của họ đã bị Việt Minh giết chết chỉ ít lâu sau khi họ đi làm.

Hai người nông dân chỉ nhún vai mà không trả lời.
Viên thông ngôn nói với vẻ ngờ vực:
- Hình như chúng tôi không biết mô tê gì cả. Chúng tôi thả 2 tên nhà quê ra. Họ liền bỏ đi vội vã, thỉnh thoảng lại quay đầu nhìn, y như sợ bị bắn lén sau lưng ...

Chúng tôi tiếp cận và bao vây xã Pắc Luông.
Trong làng, thảy đều im ắng. Trở về Đồng Đăng, tôi báo cáo với Sếp một cách thật thà và khá hay ho.
- Chúng tôi hành quân bằng cách luôn chiếm lĩnh các cao điểm. Đã đụng độ với địch và buộc chúng tháo chạy. Đã bắt được và khai thác 2 kẻ tình nghi. Đã lùng sục cẩn thận Pắc Luông, nhưng không thấy gì khác thường cả.

Sếp bỗng toét miệng cười rộ và bảo:
- Đi chén đi cái đã! Xong, đãi bọn mình vài cốc cay. Ở đây vừa được thông báo tên Xã trưởng Pắc Luông đã bị một gã anh em họ háo danh, nhân tình của vợ y đã mấy tháng nay ám hại để cuỗm cả vợ, cả của và cả cái chức Xã trưởng của y ...

Hình như thấy tôi xịu mặt nên Sếp tử tế nói chữa:
- Chẳng có gì phải phiền lòng, ông bạn!

Cánh này lúc khởi đầu , đều đã từng bốc đồng như vậy cả. Điều quan trọng là cách đã xử trí  

Lúc ra khỏi phòng làm việc của tiểu đoàn, có một cái gì đó đã chẹn ngang cổ họng tôi, khiến bữa ăn trưa, tôi chỉ nhấm nháp được một quả cam khô đét.

 Đã vậy như chọc tức cho tôi càng bực bội thêm, chiều đó giữa phòng ăn tập thể, Raval với thói quen đặt tên để chế nhạo mọi người, đã gọi tôi trong suốt bữa ăn là "Người hùng trả thù cho gã mọc sừng"! Mấy ngày sau, tôi được biết thêm: một trong hai tên nhà quê mà tôi đã tóm được rồi lại vội  vàng thả ra trong  cuộc hành quân dở hơi của tôi, chính là tên   sát nhân đã giết lão Xã trưởng! Để giúp tôi quên câu chuyện chẳng mấy hay ho này, người ta đã cử tôi đi thực tập ở Lạng Sơn. Tôi được biệt phái đến "Thủ đô vùng biên giới" mười  lăm ngày, để theo học một lớp của cơ quan tình báo ta quen gọi là Phòng Nhì.

"Trang phục đại lễ, cặp cầm tay, các bin đeo vai và công lệnh trong túi, tôi lên đường, lòng vui phơi phới vì sắp được  làm quen với Lạng Sơn,trong con mắt tôi là một thành phố  lớn, sau 3 tháng "sống mòn" ở Đồng Đăng. Đại uý Carre sếp Phòng Nhì đón  tiếp tôi rất niềm nở. Mở đầu, chúng tôi  cụng ly: đó là một cách làm quen thật đáng yêu.

- Đồng Đăng ổn cả chứ?
- Yên tĩnh quá. Thật đáng buồn chán. Trời lại nóng  như thiêu như đốt.
- Phải kiên nhẫn! Rồi sẽ đánh nhau ngay thôi mà.

Chẳng ngại cụng đầu với một bức tường im lặng, tôi tò mò hỏi:
- Thế là thế nào ạ?
- Tớ sẽ nói toạc ra cho cậu nghe, nhưng phải giữ kín chuyện này đấy nhé: Sau vụ mất đồn Đông Khê, ta không  nên có ảo tưởng nữa: Bọn Việt. Minh lần đầu tiên, đang tự tổ chức thành  trung đoàn chính quy, thậm chí thành cả sư đoàn nữa. Chúng được vũ trang đến tận răng nhờ bọn Tàu và cũng  phải thú nhận, nhờ cả cướp đoạt vũ khí của Pháp, cũng như của Tàu Tưởng. Chúng đang chuẩn bị cho những trận đánh lớn vào mùa thu này, tớ cần nhắc như vậy.
- Thế Bộ tổng có biết chuyện này không?
- Có, nhưng các vị vẫn cứ chủ quan trước những tin tình báo rất đảng lo ngại này. Bọn mình bị chụp mũ là "có tinh thần chiến bại".
- Mấy Sếp lớn không tin là tướng Giáp có thể làm nên trò trống gì hại ta. Họ chỉ ngại Tàu can thiệp.
- Thế còn đại  uý?
- Tớ không sợ bọn Tàu can thiệp. Họ đâu có điên! Đánh nhau thông qua Việt Minh là một biện pháp quá tiện lợi.  Tàu phải làm yên lòng Mỹ và tránh mọi rắc rối  về chính  trị. Chính bọn Việt Minh mới chuẩn bị cho ta một dịp tỉnh  giấc đau nhớ đời. Theo những nguồn tiện đáng tin cậy, bộ đội chính quy của tướng Giáp có quân số tới ba mươi nghìn người. Tất cả đều tập trung ở vùng biên giới, giữa Cao Bằng  và Đông Khê. Quá thừa thãi để đánh bật ta ra khỏi các vị  trí hiện tại. Điều làm tình huống càng trở nên trầm trọng là họ biết tỏng tòng tong quân lực của ta! Trong một trận càn, ta đã vớ được quyển sổ tay. của một sĩ quan trong Ban tham mưu Việt Minh, trong đó, tất cả các vị Sếp chóp bu của Lạng Sơn đều được tướng Giáp cho điểm trên 20, kèm theo lời phê ngoài lề!
- Cụ thể là thế nào?
- Tớ cũng chẳng muốn đao sâu thêm vấn đề. Không phải điểm nào cũng đáng khen. Nhiều Sếp của ta sẽ không thể thăng quan tiến chức, nếu quyết định nâng bậc tuỳ thuộc vào tướng Giáp! Bên cạnh. tên cua một vị chỉ huy, còn có cả một câu gợi ý thật hài hước "Quân đội Nhân dân của ta sẽ được nhiều thuận lợi, nếu giữ được viên sĩ quan cao cấp nàytại chức càng lâu càng tốt. Trong tình huống lâm trận do chính Y chỉ huy, mệnh lệnh là: Cứ phản công một cách thật táo bạo ... ". Tớ đã đâm lúng túng trước mặt viên thông ngôn người Việt.
- Có hơi nói tếu quá không đấy?
- Có. Nhưng đó vẫn là sự thật.
Chúng tôi chia tay nhau. Hôm đó, đại uý Carré đã để lại nơi cửa Câu lạc bộ Lạng Sơn, một viên sĩ quan trẻ đầy ưu tú.
Tám ngày đã trôi qua. Một mệnh lệnh từ tiểu đoàn Tabor được trao lại cho tôi:

"Đội viên Ma rốc Said thuộc tiểu đoàn Sở chỉ huy, vừa qua đời ở Bệnh viện Lạng Sơn do bệnh sốt rét rừng. Ông được chỉ định để đại diện cho Sở chỉ huy ở tang lễ.
Có mặt ngày 17, lúc đúng 14 giờ, ở Văn phòng của đại đội quân Đồn trú".

Tôi đã thi hành đúng mệnh lệnh.

Một chuẩn uý với khuôn mặt hồng hào và lời nói cời mở đã đón tiếp tôi một cách niềm nở.

Chẳng với cớ gì khác ngoài cớ đang say mèm, anh ta tâm sự với tôi:
- Tớ ở trong quân ngũ đã hai mươi lăm năm rồi.
Và anh lè nhè nói tiếp:
- Tớ giữ chức vụ chôn cất người chết trên vùng biên giới. Sau này, tôi được biết thêm: anh ta bắt đầu nghiện rượu từ khi lên giữ "chức vụ" này. Nói là "nghiện", nhưng phải  hiểu là "nốc vô tội vạ đến ễnh bụng ra như một cái túi căng phồng".
 
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 08:18:18 am »


Để được việc chắc anh ta đã nhấm nháp vài ngụm lúc còn đói, từ sáng tinh mơ. Và đêm đến, nghe nói anh ta hay nằm mơ, và bị những cơn ác mộng dính dáng tới cái chết ám ảnh. Chẳng hiểu những chuyện này đúng đến đâu. Chỉ biết là anh ta rất thành thạo việc tang lễ: đó là một người "có tay nghề cao"!

Trung uý, chiếc xe Đốt mới sẵn sàng được. Ta sẽ tới nhận cái thây ma ở nhà xác của thành phố. Ở đấy đã có một đội lính Sénégalais bồng súng đứng chào.

Xong là ra luôn nghĩa địa. Trung uý xuống xe, tôi sẽ khẽ nhắc nhở cần phải làm gì. Nghĩa trang Lạng Sơn là một thành phố thứ hai, đông quá tải. Nhìn đâu cũng thấy thập tự, hoặc những tấm ván mang hình Trăng lưỡi liềm, cho người chết theo đạo Hồi.

Còn rất ít chỗ trống trên mảnh đất có tường bao bọc này. Chỉ cần đọc các dòng chữ ghi hoặc khắc trên các mộ chí, là sẽ tái hiện được ngay lược sử của vùng biên giới. Từ trên xe Đốt, tôi nhảy xuống. Viên đội cũng xuống xe nhưng mộtcách vất vả và chỉ tí chút là ngã. Tuy nhiên, Y vẫn giữ đượcvẻ trang nghiêm, với đôi mắt trầm tĩnh và bất động.

Huyệt đã đào xong. Lính Sénégalais đứng nghiêm thành hàng quanh huyệt.

Bốn người lính Việt khiêng hòm tới.

Viên đội hơi ríu lưỡi nhắc khẽ một cách khó nhọc:
- Đến lượt Trung uý rồi đấy!
- Nghiêm! Bồng súng, chào! Cử nhạc ai điếu! Chiếc quan tài gỗ trắng tụt sâu dần vào trong huyệt. Lính Việt bắt đầu hất đất lấp lỗ huyệt.

Một gã thầy cúng người Ma rốc lầm rầm đệm một đoạn trong kinh Co-ran, và những lời khấn vái theo đúng nghi lễ đạo Hồi. Viên đội lại thì thầm bên tai tôi:
- Trung uý hãy ra lệnh giữ một phút mật niệm, khi mọi người đã xếp đủ đồ đạc lên xe.
Thì ra là vậy đấy! Mọi việc đều đã được tiên liệu. Cả rượu và sự xúc động đều không làm cho vị chủ tế có tầm cỡ  này phạm bất cứ sơ hở nào!

Vậy là xong. Chúng tôi đứng "Nghiêm!" trước nấm mồ mới đắp.

Viên đội gợi ý:
- Ta làm vài hớp đi, Trung uý?

* * *

Hôm sau, tôi trở lại Đồng Đăng.

Trung tá chỉ huy đã cho xe Gíp đến đón tôi, nhưng người lái xe đã làm gãy một cái lò xo khi lao qua ổ gà và thế là chúng tôi phải tìm đến xưởng sửa chữa ôtô tự quản của đơn vị Lê Dương trong thành nội.

Trung uý Chantel thân mật đón tôi và giao ngay chiếc xe Gíp cho một tốp thợ máy. Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện với nhau một lúc và đến cạnh một xe cứu thương lấm đầy bùn.

Thò ra ngoài giữa hai bánh xe, là một cặp giò gân guốc bọc trong tất lưới hiệu USA. Từ dưới cầu sau của xe bỗng hiện ra một phụ nữ nhỏ thó, đầy nam tính, chẳng có ngực, cũng chẳng có mông, với một khuôn mặt cương nghị, có đường nét hơi thô cứng và một cái nhìn thẳng thắn, thoảng lộ một tâm hồn nhân ái.

Nhân vật lạ lẫm này nói với giọng vùng Be-ri:
- Chàng trai, mới tới xó xỉnh này hẳn? Vậy ở đâu ra?

Tôi sửng sốt đến nỗi nói lắp bắp tự giới thiệu mình rồi
- Chúng tôi ở Đồng Đăng.
- Rất hân hạnh, cậu bé ạ (Cô ta chỉ đứng đến vai tôi! ). Còn mình là Aline Lerouge. Nhân viên xe cứu thương.

Cô ta lại quay đầu về phía viên sĩ quan thợ máy:
- Chà, chiếc xe tòng tọc này "bị" nặng ra phết? Cầu sau rạn nứt rồi. Cậu muốn tử tế thì thay ngay nó cho tớ. Xe cà khổ thế, nhưng cần ra phết!
Và thế là hốp! Cô Aline lại chui tọt xuống dưới gầm xe.

Tôi hỏi:
- Ai vậy?
- À, Trung uý Aline Lerouge. Sếp các ả cứu thương ở vùng biên giới. Xe cô ta đã 2 lần bị mìn nổ. Vi vu không người bảo vệ cả ngày lẫn đêm trên đường. Tải thương bất kể thời tiết và địa điểm mà cóc cần an toàn. Hôm trước cô ta chẳng báo với ai, đi tìm một thương binh "thập tử nhất sinh"  tại một cứ điểm "khỉ ho cò gáy" mà muốn đến phải huy động cả một tiểu đoàn hộ tống. Mọi người lo sốt vó, cầm chắc là sẽ chẳng bao giờ thấy lại mặt cô ả. Vậy mà con nỡm ấy đã mang được cái thằng chết nửa người kia về Lạng Sơn, lúc bị tay quan Năm xạc cho một trận toé phở, còn nhăn răng cười xoà. Cô ta bảo với ngài quan Năm:

- Mỗi người có một cách nhìn riêng. Nếu chờ cho Ngài mở được đường, thì anh thương binh của tôi đã ngoẻo mười đời rồi! Ngài sẽ chẳng bao giờ ngăn cản được tôi hối hả đi tìm loại thương binh sắp "đi chầu ông bà sãi" này, cho dù họ đang nằm chờ chết trong tay Việt Minh.
- Thế còn... cái ngực?
- À rặt chuyện vớ vẩn, đùa tếu ấy mà...

Aline Lerouge? Một cô gái, thân hình đực rựa, trái tim từ mẫu và tiếng nói oang oang như lệnh vỡ...
- Nếu mọi chiến binh đều như cô ấy - một hạ sĩ quan lắng nghe câu chuyện giữa chúng tôi vội nói chen vào - thì cục diện Đông Dương đã không tệ như bây giờ!

Aline Lerouge bỗng gọi to Chantel :
- Ê, anh bạn già, chui xuống đây mà xem dưới này có cái gì đi.
- Mình không xuống được, đang mặc đồ Ka ki.
- Đừng làm bộ nữa, đồ lười. Lấy bộ áo quần lao động trong xe, gắng luồn tọt vào trong đó và chui ngay xuống đây!

Chantel nhún vai, cười phá lên và bỏ đi. Xe Gíp đã sẵn sàng.
Chantel vừa gắng vặn vẹo người để lọt đ¬ợc vào trong bộ đồ lao động, vừa kêu to:
- Mong gặp lại nhé!
Sau này, tôi được biết là vừa tiếp cận một trong những nhân vật huyền thoại của "Chiến tranh Đông Dương" Một khuôn mặt chân chính! 1


----------------------------
Chú thích:
1. Aline Lerouge dưới thời tướng de Lattre chết đuối khi qua nhà gần Hải Phòng, với xe cứu thương của mình. Một tai nạn thật đau lòng và ngu xuẩn! Các chiến công lẫy lừng của cô được truy tặng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh. Chính phủ Pháp cũng tuyên dương cô danh hiệu "Tổ quốc ghi công" sau khi cô mất.

Người ta sẽ còn nói nhiều về cô, một thời gian dài trong các chung cư lính ở Bắc Kỳ. Cô được tất cả mọi người nhất trí tôn vinh về tính thẳng thắn và lòng quả cảm.

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #18 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 08:25:51 am »


CHƯƠNG 8
ĐÊM TRỰC GÁC TRƯỚC GIỜ NỔ SÚNG

       "Một sự yên lặng đầy ấn tượng bao trùm lên cả Đường số 4"

Đã mấy tuần rồi, không hề có tiếng súng nổ ở các điểm phục kích thuận lợi trong vùng. Đêm nay, ở Đồng Đăng,chúng tôi là 4 người, họp mặt trong căn phòng trú ngụ của Trung uý Pascal chỉ huy Trung đội súng máy của Trung đoàn Khinh Binh số 1, được biệt phái lên đây. Có mặt Trung uý Baillet vừa để mọc một hàng râu mép thưa, Trung uý Villeneuve (trong một bộ đồ hộp chỉnh tề, mặc dù một giờ trước đây, còn lấm be bét bùn đất, do đi tuần tiễu về) Pascal và tôi.

Baillet đang sầu đời, sau một tai nạn. Tuần trước người  Cần vụ của anh đã vào trong phòng sĩ quan tình báo của anh  và tí toát luôn tay một quả mìn Việt Minh vừa lấy được trên đất thù.

Và thế là một tiếng nổ chát chúa đã vang lên, làm vỡ nốt những tấm kính cuối cùng của chỉ huy Sở tiểu đoàn. Những người đầu tiên chạy đến không còn thấy anh Cần vụ đâu nữa mà chỉ thấy vài vụn thịt còn rỉ máu, bám trên mặt tường lỗ đổ vết mảnh mìn ...

Từ hôm đó, Baillet ủ dột đến thảm hại. Thư nhà, những lời bông đùa của bè bạn, công vụ đều không làm anh ta tươi tỉnh lên được: Anh  tự cho la mình có lỗi và cứ rầu  rĩ ôn đi ôn lại trong đầu từng chi tiết nhỏ của vụ nổ.

Ngay gã  nhà bếp Tàu của Khu chung cư lính cũng góp phần giải thích từng điểm xui xẻo: đáng lẽ nạn  nhân không nên vào trong phòng, đáng lẽ anh ta không nên mó tay vào qua mìn, đáng lẽ không nên để mìn trên bàn làm việc v. v. Cấp chỉ. huy đã giải thích đi giải thích lại cho Baillet: tai nạn  bao giờ chả xảy ra do sự trùng hợp của một số điều kiện  đáng tiếc! Vấn đề là nên rút kinh nghiệm cho tương lai Baillet hãy cứ chọn cho mình một cậu Cần vụ mới; hãy đừng để rơi vãi chất nổ giữa đống giấy tờ và đồ đạc cá nhân nữa hãy lấy lại nhiệt tình cần cho cộng đồng! Tất cả  chỉ là công cốc! Baillet cứ khăng khăng cho rằng linh hồn của kẻ bị nổ mìn đã mang theo mình cái "hên" của chính Baillet. Hôm trước, Ba ra muốn đi xe Gíp với  Baillet đến Lạng Sơn để lấytin, Baillet đã tuyên bố với một giọng buồn thiu:
- Mình không khuyên cậu đi với mình đâu?
- Mình sẽ mang.xui xẻo đến cho cậu thôi.

Đêm nay, chúng tôi giải thích với Baillét: cứ nghĩ  bậy như vậy, thì tai hoạ sẽ đến là cái chắc! Baillet  tán thành ý kiến của chúng tôi, nhưng khổ một cái là chính vì thế nên anh ta mới càng thêm ngán ngẩm. Nói trắng ra là Baillet đang "linh cảm" sắp phải theo chân cậu Cần vụ!

Để không khí đỡ âm u, Pascal chuyển sang chuyện khác. Chàng trai này có một tâm trạng thật trẻ trung, tươi mát. Thế nhưng mấy tuần nữa, sắp được về Pháp, anh ta chẳng hề thấy vui, vì những lý do mà anh ta không muốn nói ra. Và còn cảvì chuyện anh ta trở về trước khi chưa hề được huân chương!Quay về nhà chỉ với huy hiệu "Đã phục vụ ở thuộc Địa" thì thật là đáng bẽ mặt. Chính Pascal đã nảy ra một sáng kiến làm anh ta lấy lại được thăng bàng: anh đành thì giờ nhàn rỗiđể học đánh máy "như một ả thư ký đánh máy chính hiệu"!

Pascal đứng lên với  một nụ cười "bí mật" và vào trong cái mà anh gọi là "phòng giấy của tôi". Đó là một căn phòng nhỏ quét vôi trắng có để một chiếc bàn gỗ trắng và một chiếc ghế ít nhiều khập khiễng bị chôn vùi dưới hàng đống giấy tờ và đồ vật lỉnh kỉnh. Mới hôm trước thôi, tôi đã phát hiện giữa đống "chai chén" đó những nhíp ôtô tuyệt vời, mà Pascal đã mua trong một tiệm Tàu ở Sài Gòn, để thay nhíp xe Gíp đã "hy sinh anh dũng trên trận địa" ấy, dạo đó, ở Đông Dương, người ta đã giải quyết vấn đề "trang thiết bị quân sự" như vậy đó!

Pascal tái xuất hiện, hai tay nâng niu một máy đánh chữ xách tay hiệu "Japy" như người ta bế trẻ con, và khoe với chúng tôi:
- Trông thế nhưng dễ sử đụng và bền ra phết!
Quáng cáo miễn phí! Nhìn đây này

Anh rút từ túi ra một quyển sách nhỏ : "Thực hành đánh máy chữ qua những bài học đúng phương pháp và tiến bộ dần".

Sau khi lách cá.ch một hồi để minh hoạ động tác của tay trên các phím, Pascal bắt chúng tôi tập đánh theo. Thật buồn cười chết bụng, nhưng quả thật chúng tôi thấy vui như điên. Ngay Baillet cũng định mở miệng cười, nhưng sau lại thôi, vì Villeneuve pha trò ngang.

Trước những cố gắng vụng về của chúng tôi, Pascal cứ cười một cách xởi lởi. Chúng tôi cũng thấy hơi lạ, vì tính Pascal vốn lạnh nhạt ("phớt Ăng-lê") và hay giữ kẽ. Hình như đã gần hai giờ sáng. Chúng tôi chuẩn bị rút lui. Thay lời chúc "Một đêm tết lành!" Pascal tung ra lắm lời doạ đùa về những tai ương "sắp tới đít" chúng tôi, đám lính trẻ, mới đến với Đường số 4, thường không tin lắm các lời "ba hoa thiên  địa" của những lão tướng! Chúng tôi thấy các bậc tiền bối cứ hay "tinh thần sa sút" và nghĩ là đã tới lúc nên mời các vị về vườn. Chúng tôi vừa cười vừa nói với Pascal như thế.

Ông cười vẻ hơi gượng gạo:
- Ờ, để rồi xem nhé!

Và để chứng minh mình không phải là một gã đã bị xì hơi, con người của các xe xích - súng máy đã tâm sự với chúng tôi những suy nghĩ rất "lính chiến" của mình.

Ông có hoài vọng được chiến đấu, mà ông trời  cứ chối  từ, kể từ khi ông đặt chân lên mảnh đất biên cương này. Vả chăng, ông cũng đã từng chứng minh điều đó: ông chán ngấy những cuộc hành quân vô tận trên Đường số 4, nơi mà những trung đội xe bọc thép có thể bị diệt sạch hoặc chẳng nhận được một viên đạn nào. Thần kinh bị căng thẳng đến cùng, trung uý Pascal đã nhiều lần khẩn khoản đề nghị Trung tá cho phép ông và lính của ông được hộ tống các đoàn quân của chúng tôi trong các chuyến hành quân tuần tiễu hoặc càn quét, vốn có rất nhiều.

Cánh Khinh Binh này săn tìm tiếng súng như kẻ khác cố tìm cách né tránh, nghĩa là cùng hăng hái như nhau. Họ có một thứ mặc cảm "phi-lính chiến" khá lạ lùng đối với chúng ta.

Thật ra, cánh lính chúng ta trên trái đất đều giống nhau: cho dù họ chỉ tin chút ít vào sứ mệnh của họ, hoặc các bản tính vốn thích phiêu lưu mạo hiểm, thì kết quả vẫn là thích  choảng nhau: Họ tìm thấy trong đó khả năng tự giải phóng mình khỏi sức ép của sự sợ hãi. Sau đó, là một sự phấn khởi nhất thời, thoáng qua như sao băng và nhanh chóng bị thay thế bởi nỗi kinh hoàng cao độ khi phát súng đầu tiên nổ, lúc xung trận. Tiếp theo đó, cả tâm trí và thể xác đều bị cuốn hút vào hành động. Trong khói lửa trận đánh, phải cử độngluôn tay luôn chân, trông chừng bạn hữu, tránh vấp ngã, tránh bị xây xát. Chỉ lúc đó, và chỉ lúc đó mà thôi, ta thấy trống rỗng và hoàn toàn bị mụ mẫm. Đó là khoảnh khắc quý giá nhất của đám anh hùng rơm, trên thực tế chỉ là những gã bốc đồng! Tiếp theo là tâm trạng bị nén ép, sự tởm lợm và sự chán chường, giai đoạn nhỏ nhen và bần tiện đòi khen thưởng, và cãi lộn về từng cú đánh. Cuối cùng mới tái hiện ao ước đừng láp lại hành động như trước, mà phải vươn lên cao hơn nữa, phải hiểu thấu đáo hơn.

Đối với các bạn bên đoàn cơ giới có gắn súng máy, thiếu hẳn những niềm vui nối tiếp, hình ghềnh thác đó. Họ đã không hề sống. Họ muốn đi với chúng tôi, vì họ hy vọng sẽ dành giật được chút ít cảm xúc của chúng tôi. Nhưng đâu có được, vì chúng tôi chẳng bao giờ chạm trán với kẻ địch vàluôn quay về mà không hề phải đánh nhau. Tôi nói với Trung uý Pascal:

- Nói cho cùng, tôi thấy bạn thật gặp hên, vì sắp kết thúc thời gian phục vụ ở Đông Dương mà không hề bị sút mẻ, vẫn còn "nguyên xi"! Nhưng thấy cái nhìn mà anh ta ném cho tôi, tôi không nói thêm gì nữa. Chắc hẳn anh ta dữ tợn, ngờ độc rằng tôi cố tình chế nhạo sự xui xẻo của anh, rằng tôi cứ đùa dai một cách thiếu thông cảm với những dịp may đánh đấm mà anh đã bỏ lỡ. Chúng tôi lại cùng nhau cạn chén một lần nữa. Đó là cách tết nhất để chuyển sang chuyện khác. Villeneuve vội chộp lấy dịp may đó để rút lui một cách bíẩn, một mảnh giấy từ túi áo ra. Vì vốn dĩ là người sính nói chuyện có đầu có đuôi, nên trước tiên, anh phi lộ:

- Vừa xảy ra một vụ nổi loạn trong trại con gái dã chiến người Béc-be. Mụ Tú Bà đáng tôn kính đang có nguy cơ bị hạ bệ. Các cô nàng đã tấn công khu tập thể các sĩ quan với yêu sách phải tống khứ ngay mụ Béo, nếu không sẽ có biểu tình Sếp đã hành động một cách không chê vào đâu được. Mụ Béo bị thuyên chuyển ngay lập tức sang cơ sở Tabor bên cạnh với chức vụ "lính trơn"! Xong đâu đấy, Sếp lại điều  mụ Ai-cha làm sư - nữ trưởng mới. Hứng khởi trước hàng  loạt biến loạn ấy, thi sĩ dân dã Allal đã phóng tác ngay một thiên trường ca, như sau: "Năm nay, người ta đã quên ăn  chay trong ngày lễ Ra-ma-đan, khi gặp kẻ ngoại tộc đã tháo giày dép, sống chui lủi trong hang, ở chốn thâm sơn cùng cốc, ôi, kẻ con cái của tội lỗi. 

Chẳng ai biết nó ở đâu
Năm nay quả là một năm hạn.

Cầu Chúa tránh cho chúng con hoạ "Tàu" vì áo sơ mi của chúng con đang mục nát trên thân thể thơm hương hố xí của chúng con. Bọn đĩ điếm quá đắt  tiền đối với thế gian này." Lính Marốc suốt ngày hì hục đào bới cuốc với xẻng, và đến tối vừa canh gác vừa ngủ gà ngủ gật trong rừng.
Con đĩ điếm chỉ mất  ngủ một tí là đã được tới  hai mươi tờ giấy bạc hình Bà Đầm Xoè.
Đối với kẻ phải chi tiền, thì nước trà của đĩ thật là đắng cay!
Khi họ phải ngủ lại và bị  bọn đĩ chém một trăm đồng qua đêm.  Thế mà chúng tớ đi lính chính là để được trả tiền, nên càng để mất, càng phải khóc than, vì sau 2 năm sẽ phải trở về với hai bàn tay trắng!
Mặt trời  Đông Dương nóng như lửa.   
Ai muốn khóc than, xin cứ sang đây.

Mặt trời sẽ khiến anh  ta khôn trở lại. Còn ta thì khẳng định: đã thấy mặt trời làm một kẻ phát điên.
Xin cứ tin tưởng dưới lán trại những con nhà thổ,
Chẳng có gì ngoài thú vui xác thịt đáng thương
Có con đĩ thối, có con đĩ nhễ nhãi mồ hôi. 
Có con đĩ mộng toác hoác...
Ai trót vào đó, lúc ra cũng sẽ phát điên nhưkhi bị mặt trời thiêu đốt.
Ô hô, mụ chủ của bà sao to thế 
Cầu Chúa cắt phăng của nợ đó đi cho bà thêm thon thả
Thật đáng hổ thẹn, 
Mới một tháng người ta đã...cách chức bà   
Bố mụ Chủ, hãy cút đi.
Ra ngoài chuồng trâu mà ngủ như trâu   
Cũng chẳng cần sợ muỗi, 
Da của bà còn thô ráp hơn của trâu. 
Một thằng Ta-bo điên khùng đã chi cho mụ năm trăm đồng, ai chẳng biết!
Và mọi người đều khấn vái thánh A-la
Tránh cho mình khỏi noi gương thằng ngu đó...!

***

Chúng tôi đứng lên, đi ngả mình trong 2 giờ trên nhưng chiếc giường xếp đã chiến, trước giờ đi tiếp tế cho một đồn cách 20 cây số về hướng Đông - Nam, trên đường lên biên giới Trung Hoa.

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2009, 08:35:16 am gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2009, 08:32:48 am »


CHƯƠNG 9
"CÂU LẠC BỘ RIÊNG TƯ" 
ĐỒNG ĐĂNG, THÁNG 8 NĂM 1950


Một đêm tuyệt vời sắp kết thúc. Trời tạnh ráo không có sương mù. Trăng sáng vằng vặc làm mọi người yên lòng. Chúng tôi cần thư giãn đến mức phải tự trấn an là muỗi giữa trời không đến nỗi dày đặc như mọi khi. Sĩ quan tiểu đoàn Tabor đang tập hợp đông đủ trong ngôi biệt thự nhỏ, nơi đặt nhà ăn tập thể. Đúng là căn lều ổ chuột của những ngày đầu nay đã biến thành một câu lạc bộ khang trang.

Trong mấy tuần liền, chúng tôi đã vá víu mái nhà thủng lỗ chỗ như mặt người bị bệnh đậu mùa, bịt kín các lỗ bom đạn từ thời 1945, trét vôi những vết rạn nút đen ngòm, và quét dọn gạch đá vụn còn ngổn ngang trên nền đất. Xong, chúng tôi cho quét vôi tường và trần nhà, đóng những bàn ghế mây tre (còn hơi khập khiễng), giăng chiếu cói và xây gạch một quầy rượu không lớn lắm. Sau đó, trung uý Rocheport đã hoàn thành việc "trang trí nội thất". Ở phía trên cửa ra vào, trung uý đã cho ghi dòng chữ Ả rập truyền thống, bằng giây thừng uốn lượn:

"M'Harabahbi" (Chào mừng quý khách). Một cậu lính Lê Dương được tiếng là có "tâm hồn nghệ sĩ", đã đến tô vẽ thêm trên tường vách những cảnh vui nhộn bằng bút than. Chai rượu ngon cạn đến đâu, tài năng anh ta tăng đến đấy.

Trong những ngày đầu đến Đồng Đăng, vừa nuốt xong miếng cuối cùng, chúng tôi đã vội vã rút về các căn nhà dột nát, nhung nhúc chuột bọ của mình, để nguệch ngoạc vô số thư từ.

Nhưng kể từ khi treo được nồi niêu xoong chảo ở bếp tập thể, những đêm tĩnh lặng, chúng tôi thường nán lại đấy quây quần quanh một đĩa ca nhạc.

Theo thông lệ, bất cứ ai kém lịch sự đến mức nhắc đến công vụ hoặc chiến tranh ở nơi tôn nghiêm đó cũng đều sẽ bị phạt. Riêng tối nay, điều cấm kỵ đó được tạm bãi miễn. Nguyên nhân là mấy chữ vừa được tung ra trên báo chí và trên đài:
"Đe dọa Tàu trên đất Việt"

Chúng tôi được biết là ngày mai, nhiều nhân vật quân sự nước ngoài và Pháp sẽ dấn thân lên Đường số 4. Xuất phát từ Lạng Sơn đi đến Đồng Đăng, để nghiên cứu trên thực địa triển vọng mới này ... Chúng tôi xôn xao hẳn lên và vội vểnh tai lắng nghe những lời ba hoa trên đài. Những vị tai to mặt lớn đâu có cất công lên thăm hỏi chúng tôi, nếu không có những lý do nặng ký!

Raval đưa ra ý kiến:
- Để bầy đàn các cha nội này phải xách cặp và ống nhòm quá bộ lên đây, cầm chắc là phải sắp có giông bão!
Trung tá chỉ huy vội đáp:
- Mình chẳng tin. Trung Cộng cũng đang bấn lên vì các hoạt động du kích ở vùng Vân Nam nên chẳng hơi đâu đi gây sự với ta. Sẽ là một lỗi lầm nghiêm trọng, nếu họ thâm nhập vào Đông Dương.

Mỹ và đồng bọn sẽ kêu oai oái cho mà xem ! Mình cho rằng người Tàu sẽ chỉ tăng cường sừ giúp đỡ đối với Hồ Chí Minh, Bác sĩ phát biểu một ý tưởng chung chung:
- Nói gì thì nói, các vị ở bên kia biên giới đừng tấn công ta thì vẫn hơn! Nếu không, sẽ loạn xà ngầu lên mất!

Raval vẫn theo đuổi cách nghĩ của mình:
- Cho dù Trung Cộng không đánh, tình hình cũng vẫn sẽ xấu đi vì vẫn còn bọn Việt Minh nữa mà! Đã mấy tháng rồi, hầu như đêm nào cũng có đến hàng nghìn dân quê, tình nguyện hoặc bị ép buộc phải đứng vào hàng ngũ quân độinhân dân vượt biên sang Tàu để được huấn luyện quân sự cấp tốc. Đi ngược chiều với họ, là những đoàn lính đã khá  thiện chiến, vũ trang đến tận chân răng, nay quay trở về tăng mạnh quân số chính quy của Giáp.

Vậy mà ta, mặc dù đã tiến hành không biết bao nhiêu là trận phục kích và trận càn quét, nhưng đâu có ngăn chặn được bước đi của họ! Cho nên, dù có hay không có quân Tàu, thì năm nay cũng vẫn sẽ giành cho ta lắm điều bất ngờ tai hại!

Thế thì bám lấy mảnh đất chó đẻ được gọi là "vùng biên giới" này làm gì, nếu ta bất lực, không hoàn thành nổi nhiệm vụ, do thiếu người và cả do thiếu phương tiện?

Bác sĩ tiếp lời, với cách nhìn thực tế của mình. Ba-ta cũng mở miệng, định bình luận thêm một cách chua chát:
- Ấy, đây là vấn đề thể diện. Bên Pa-ri...Trung tá chỉ huy cười cợt ngắt ngang:
- Hãy để Pa-ri được yên thân! Xa thế kia mà! Hãy cố gắng lo toan việc nhà ở đây đã. Họ đã giam chân ta ở đây, thì cứ chuẩn bị tự vệ cho tốt ở chính nơi đây. Ta phải chủ động tiến công, mở những đợt càn quét vào các cứ điểm nổi loạn. Phải cắt chặn lúa má ngay nước mũi Việt Minh...

Raval cay đắng thốt lên:
- Vâng, cứ thêm cho chừng mười tiểu đoàn tăng viện, rồi tha hồ bàn luận thêm. Trung tá đáp lại ngay:
- Nghệ thuật đánh giặc, nếu ta quả là người Pháp, chính là phải lấy ít thắng nhiều. Chúng ta phải tự mình xả thân, nỗ lực đen tối đa...

Lời tuyên bố chín chắn và hợp lý đó hình như chẳng làm ai phấn chấn thêm.

Raval sửng cồ cãi lại:
- Thế mọi người đang nghỉ xả láng đấy phỏng? Mới có 2 tháng mà tôi đã gầy mất 10 Ki-lô, lại còn bị rôm sảy khắp người. Rôm sảy ở cái xứ nhiệt đới. này.là căn bệnh nhẹ nhất, nhưng lại khó chịu vô cùng: Trên da, bỗng nổi lên hàng loạt mụn nhỏ li ti màu đỏ, thường co cụm lại thành từng đám dày cộp, ngứa không chịu nổi, nhất là về đêm, đố chợp được mắt!  Chúng tôi đều cười ruồi: Gì chứ rôm sảy thì ai mà chẳng  biết? Đó là một loại "mốt" rất thịnh hành trong tiểu đoàn. Nhờ rôm sảy nên chúng tôi mới có những bữa điều trị đặc biệt thú vị.

Hễ trời mưa xuống (và mưa thì gần như cơm bữa vào mùa này! ) là cả trung đoàn, do chính trung tá chỉ huy dẫn đầu liền đổ xô ra ngoài sân, người mặc xì líp, kẻ tô hô như ông bà ta thời tiền sử. Chẳng là nghe đồn: nước mưa chữa được rôm sảy mà? Hay bị rôm sảy nhất lại chính là các cha bụng phệ. Điệu vũ "múa bụng" dưới mưa nhờ đó, càng thêm rôm rả?

Raval đành cười xoà để giảng hoà. Anh nốc một vại bia to đùng rồi tuyên bố: .
- Thì tất cả bọn ta đều thuộc cánh "tử vì đạo" chứ sao? Chỉ chán mớ đời cho Bác sĩ, đã chẳng tìm ra nổi một cách chữa rôm sảy nào bớt khôi hài này.
- Tốt hơn hết là, anh hãy chữa trị cái thói nát rượu của anh, theo đúng đơn thuốc "chừa uống" mà tôi đã kê cho anh, để cứu cái gan đã rách như xơ mướp của anh đi, anh bạn ạ? Được vậy, thì tôi sẽ cố gắng chữa nết các bệnh khác cho anh...Nào, ta cạn chén chứ? Hai phát súng bỗng nổ trong đêm, về phía chợ và về phía ngôi chùa lớn.

Raval bật khỏi ghế và lao vào giữa bóng đêm để tìm đến người của mình.

Chúng tôi tiếp tục trò chuyện phì phèo mấy điếu thuốc lá và nhấm nháp mấy li rượu. Một chiếc máy hát đã cũ lè nhè một bản tình ca giật gân "Anh chàng thứ ba".

Lại hai phát súng chát chúa nữa xé tan bầu không khí tĩnh lặng. 

Năm phút trôi qua. 

Raval trở lại và lắc đầu.
- Không có gì hệ trọng, thì ra là một ánh đèn nhảy nhót trên ngọn đồi trước mặt. Tôi đã cho lính đi tuần tra.

Viên Bác sĩ nói với Rochefort.
- Ở bên dưới đòng chữ "M'Harabahbi" của anh, phải dùng các ống tiêm đựng nước màu để ghi thêm 2 chữ "Carpe diem"... bởi vì ban đêm...

Chúng tôi ra ngoài, đi một vòng .kiểm tra các bốt gác. Đồng Đăng đang yên giấc trong sự che chắn của khối đen đồn luỹ.
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM