Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:45:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Con đường tử địa RC4 - 1950  (Đọc 40127 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 03:45:44 pm »


Tên sách: Con đường tử địa-RC4-1950
Tác giả: Charles-Henry De Pirey
Người dịch: Đặng Văn Việt
Nhà xuất bản: Đà Nẵng
Năm xuất bản: 2004
Số hoá: ptlinh, phonglan




       Cet ouvrage, publié dans le carde du programme de participation à la publication, bénéficie du soutien du Service Culturel ét de Coopération de  l'Ambassade de France en République Socialiste de Vietnam

       Cuốn sách này được xuất bản trong khuôn khổ chương trình hợp tác xuất bản với sự giúp đỡ của Trung tâm Văn hóa và Hợp tác của Đại sứ quán Pháp tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam




Dịch từ nguyên bản:
LA ROUTE MORTE
In do Editions, France, 2003




THAY LỜI GIỚI THIỆU


Chiến thắng biên giới Cao - Bắc - Lạng (1950) là kết thúc hào hùng của cuộc đấu tranh quyết liệt giữa ta và địch  trên Mặt  trận Đường số 4 trong 4 năm ròng rã (1947 - 1950). Mặt trận Đường số 4 và chiến thắng Biên giới là tiền đề của chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo lời một sĩ quan chỉ huy Pháp, đã từng tham  gia chiến trận ở Cao - Bắc - Lạng và Điện Biên Phủ thì đối với  quân đội Việt Nam thì chiến dịch Biên giới là "trận đánh thử lửa" và chiến dịch Điện Biên Phủ là "trận đánh quyết định". Và tinh thần quyết chiến cũng như sự tinh nhuệ của Cách mạng Việt Nam đã thể hiện hùng hồn trong "trận đánh thử lửa" trên mặt trận  Đường sô' 4. Có thể thấy rõ điều này qua hai tác phẩm Đường số 4 rực lửa và Con đường tử địa. Có thể nói đây là Mặt trận Đường số4 nhìn từ hai phía.

Nhà xuất bản Giáo dục đã công bố tác phẩm Đường số 4 rực lửa, tập hồi ký của ông Đặng Văn Việt nguyên chỉ huy Mặt trận Đường số 4.

Trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Đà Nẵng công bố bản dịch tác phẩm La Roltte morte (Con đường tử địa) {tức là Đường sô' 4}, tập hồi ký của ông Charles - Henlry de Pilrey, sĩ quan chỉ huy một đại đội tinh nhuệ quân đội viễn chinh Pháp, dịch giả Đặng Văn Việt.

Cứ mỗi lần dịch xong được vài chương, anh Đặng Văn Việt lại đưa tôi bản thảo nhờ tôi đọc lại bản dịch. Tôi đã đọc lại nguyên tác và có những trang viên rất hấp dẫn và chân thực. Tôi đọc say mê, quên khuấy đi một nhiệm vụ đọc lại bản dịch. Lần đưa bản dịch chương cuối tác phẩm của Charles - Henry de Pirey anh Việt nói với tôi: "Đây là một tác phẩm khó dịch. Và khó nhất là nhan đề của tập Hồi ức này:

 "La Route morte". Dịch như thế nào ? Con đường chết ? Con đường tử huyệt hay Con đường không lối thoát ? ...Ý kiên anh thê' nào? )". Cuối cùng tôi đề nghị với anh Việt dịch là Con đường tử dịa. Tử địa là chữ của Tôn tử Trong Binh pháp Tôn tử, ở chương Cửu địa, tử địa đã được định nghĩa như sau: "tận chiến tắc tồn, bất tận chiến tắc vong giả, vị tử địa " (tạm dịch: đánh  đến cùng  thì còn sống, không đánh đến cùng ắt diệt vong, như vậy gọi là tử  địa). Trong năm 1950, trước những cuộc tấn công ngày càng dồn dập, quyết liệt của quân đội Việt Nam, con đường số 4 cuối cùng đã trở thành con đường tử địa của những binh đoàn viễn chinh Pháp chiếm đóng dọc biên giới Cao Bắc Lạng. Trên con đường tử địa này, có những đại đội Tabor bị xóa sổ hoặc hầu như bị xóa sổ; đại đội Tabor của thiếu uý de Pirey bị tổn thất nặng nề nhưng cuối cùng vẫn còn lại thiếu uý de Pirey và dăm ba sĩ quan khác cùng một số lính Tabor: họ đã "tận chiến ". Tinh thần đồng đội - đặc biệt đội với những thương binh cũng như sự quả cảm của họ trong cuộc "tận chiến " đã được miêu tả hết sức chân thật, những "hành động giản dị" của những con người "tính cách giản dị", không hề có sự thêm thắt "mắm muối", như tác giả Hồi ức đã nói ở lời mở sách và tập Hồi ức này đã để lại ở tôi những ấn tương phức hợp, bất giác như có cả lòng cảm phục. Tôi trình bày những cảm tưởng này với anh Đặng Văn Việt, anh nói với tôi: "Chiến thắng của quân ta trên Đường số 4 không hề dễ dàng, có những  đơn vị địa phương đã chống trả quyệt liệt. Tôi chia sẻ những cảm tưởng của anh, được đọc những trang hồi ức của thiếu uý de Pirey về cuộc "tận chiên" của ông và những chiến binh quả cảm của ông, một lần nữa, tôi ngả mũ..."



                                                                                                                  HOÀNG NGỌC HIẾN

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2009, 01:39:15 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 03:48:31 pm »



                     Kính gửi: Đại tá Đặng Văn Việt


Tác giả "Đường số 4 rực lửa"  mà tôi vừa đọc xong liền một hơi rất say mê và tiếc rằng chúng ta đã bỏ qua những quan hệ hòa bình nếu chúng đã cùng đứng về một phía.

Con đường tử địa

Đường thuộc địa số 4, năm 1950, con đường dữ dội, nhưng rất đỗi xinh đẹp và mặt khác không "đối đầu" với nhau ở đồn Bến Tắm trên đường 18, cái đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng Tư năm 1951, mà lại ở trong đồn, tay cầm ly rượu.

Ngài đã phục vụ cho lý tưởng của mình bằng một tài năng quân sự, một tâm lòng yêu nước tuyệt vời và đã viết nên trang sử vàng thi hùng tráng! Đất nước Việt Nam tươi đẹp với một dân tộc dũng cảm và dễ mến của Ngài muôn năm!


                   
                                                                                                                  CHARLES - HENRY DE PIREY

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2009, 01:40:40 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #2 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 03:52:41 pm »


- Cảnh người chỉ huy "Goum 60" anh Spor, cần cù, dũng cảm gần gũi, gắn bó với từng chiến sĩ, luôn đi đầu trước hàng quân ... Và anh đã không bao giờ trở về.

- Cảnh thương binh phải cứu chữa trong điều kiện thiếu thốn mọi mặt, anh bác sĩ quân y Enjalbelrt quên mình tất cả vì thương binh, bác sĩ Huard tuổi đã cao, còn lụ khụ lên tận Thất Khê nhận thương binh về Hà Nội để cứu chữa. Bác sĩ Huard là giáo sư "Cơ thể học" hồi tôi học trường Y. Ông yêu học sinh và chúng tôi rất quý ông. Ông là một tâm gương thầy thuốc yêu nghề, tận tụy cho chúng tôi, những sinh viên trường Y thời bấy giờ. Chúng tôi còn nhớ, khoảng cuối năm 1944, sau vụ oanh kích thảm khốc chợ hàng Da (Hà Nội), có hàng trăm nạn nhân bị trọng thương, thầy Huard một mình chạy vòng tròn qua sáu buồng mổ, mấy ngày liền hầu như không ngơi nghỉ...


Lịch sử đã sang trang, đã đến lúc, những đối thủ năm xưa, hãy ngồi lại, mặt nhìn mặt, tay cầm tay, không mặc cảm, không hận thù, để nói chuyện với nhau như những người bạn.

Hãy sống và làm việc cho tình hữu nghị và sự phồn vinh của hai dân tộc Việt Nam và Pháp
.




ĐẶNG VĂN VIỆT
NGUYÊN CHỈ HUY MẶT TRẬN BIÊN GIỚI
Đường số 4 - Cao Bắc Lạng (1947 - 1950)
125 đường Minh Khai - Hà Nội
Email: DangVanViet@Fpt.vn
ĐT: 6334249

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2009, 01:42:31 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #3 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 03:55:54 pm »

                                                                                     
                                                                                                   Hà Nội, ngày 2 tháng 4 năm 2004

                     
          Kính gửi:  Ông CHARLES HENRY DE PIREY


Trước hết tôi xin tỏ lời cảm ơn ông đã gửi tặng tôi cuốn "Con đường tử địa" của ông. Tôi đã đọc một cách hứng thú từ đầu đến cuối. Nó làm sống lại trong tâm tưởng của tôi bao kỷ niệm về một cuộc sống và chiến đấu trên mặt trận Đường số 4 cách đây hơn nửa thế kỷ.

Ông và tôi là hai đối thủ, ở hai trận tuyến. Qua xem sách, mới biết là chúng ta đã gặp nhau rất nhiều lần (ở Đường số 4 - Đường sô 18 đồng bằng Bắc bộ) nhưng chưa gặp mặt thấy nhau.

Nếu vận may đưa đến giáp mặt thì hoặc anh đã ra đi, hoặc tôi đã ra đi, hoặc là cả hai chúng ta đều đã ra đi. Cuộc đàm thoại ngày hôm nay sẽ không bao giờ có, dù chỉ trên giấy tờ, trên tình cảm .

Đọc cuốn "Con đường tử địa" đã đem đến cho tôi nhiều suy nghĩ, nhiều cảm xúc.
- Cảnh chiến đấu ác liệt trên mỏm 703, 477, Lèn Cốc Xá - một bên quyết giữ, một bên quyết chiếm, sự hy sinh, dũng cảm có khi cả hai bên đều ngang nhau.
- Cảnh hành quân xuyên rừng trên những sườn núi sình lầy, đầy vắt và muỗi, áo quần tả tơi, mặt mày tay chân, xây xát  dọc ngang.
- Cảnh tình bạn chiến đấu: như Réim  không bỏ người  bạn, người thủ trưởng bị thương, như Pascal giúp đỡ Pirey từ cõi chết trở về.





Kính tặng
Tướng André PEAUGAS
Đại uý Jacques SPOR
Chết tại An-giê-ri năm 1961
 và SI HADDOU
Moqqaem - Aouel 60c GOUM

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2009, 01:43:55 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #4 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 04:00:03 pm »


LỜI NÓI ĐẦU


Những ngày đầu tháng 5//950, tiểu đoàn TABOR 1 mà tôi mới được bổ sung về, đang chuẩn bị rời khỏi căn cứ trú quân của nó ở  xứ Bét Be (An-giê-ri, Ma-rốc bên Phi Châu) để sang phục vụ ở  vùng biên giới Đông Bắc xứ Bắc Kỳ.

Những Cán bộ của nó xuất thân từ nhiều thành phần và có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng gắn kết với nhau dưới sự chỉ  huy của một thủ trưởng cương quyết và quyết đoán và sự mong  muốn thực thi một cách tốt nhất. Nghề binh nghiệp của mình, một số trong bọn họ thiếu phấn khởi, căn bệnh chung của tuyệt đại đa số những người lính được phái sang Đông Dương, họ thản nhiên và vô tư, nhưng tinh thần họ rất cao. Họ không lạc quan vì những  đồng đội đã hồi hương của họ đã cho họ biết nhiều tin tức, nhưng  họ cũng không ngại tương lai. Theo rõi họ trong những chuyển  dịch trên đường thuộc địa số 4, con đường chết, chúng ta thấy rõ họ đã bị hy sinh từ trước, vì nhiều sự kiện hệ trọng và bi thảm đang diễn ra trước mắt họ. Điều đó không làm thay đổi thái độ quyết tâm của họ và cũng không ngăn cấm họ tổ chức những bữa nhậu nhẹt nhẹ nhàng mỗi khi có điều kiện: trong những lúc nghỉ  xả hơi hiếm hoi họ thấy khỏi cần thắc mắc gì cả.

Còn về lính tráng, những lính đánh thuê cha truyền con nối, họ rất kỷ luật, được  huấn luyện tốt, dễ mến, thì họ hoàn toàn tínnhiệm ở những thủ trưởng khoan dung của họ, đã dẫn dắt họ một  cách nghiêm khắc tới những trận thắng ở Tuy-ni-di, ở Ý, ở đảo Coóc- sơ ở Pháp và ở Đức.

Dưới đây là lịch sử của tiểu đoàn Tabor ấy, sẽ bị tiêu diệt trong trận đánh trên đường thuộc đia số 4. Chúng ta sẽ theo dõi nó từ khi nó khởi hành từ miền Nam xứ Ma-rốc cho tới khi chấm dứt cuộc hành quân đau khổ của nó tại Đông Dưương.

Câu chuyện kể có thể thêm "muối ớt" bằng cách đưa vào một cuộc tình éo te, xa lạ, ngoại lai, hoặc có thể nâng lên bằng những nhân vật không có thật và những chiến tích tưởng tượng. Tôi  không bao giờ làm như thế. Với những tên thật của họ, hoặc đôi khi với những tên say vay mượn, những tác giả thực sự sẽ làm sống lại tâm thảm kịch Cao Bằng.

Tôi sẽ cố gắng tôn trọng những tính cách của họ và báo cáo về những hành động giản dị của họ. Người ta đã viết quá nhiều, đã kể quá  nhiều về cuộc chiến tranh của Pháp tại Đông Dương, những câu chuyện ngông cuồng, tưởng tượng, cũng... xúc động, nhưng đôi khi bị xuyên tạc, thiếu vô tư.

Cuộc chiến tranh  này không phải đã được tiến hành với những anh hùng trong tiểu thuyết trong một khung cảnh huyền thoại, cũng không phải với nhung kẻ tàn ác khát máu và thực dân giữa một địa ngục trần gian. Dù sự thật có thể đôi khi làm ta thất vọng, tàn nhẫn, dù nó không phải trả cho độc giả, vì cuộc chiến  tranh Đông Dương bẩn thỉu đã đi vào lịch sử của Thế kỷ 20.

Thật đau buồn khi phải kể lại những diễn biên của một thất bại nặng nề. Tôi đã ngần ngại từ lâu. Kể lại những chiến tích vinh quang của "Thời kỳ De Lattre " mà tôi đã tham gia từ đầu đến cuối còn hấp dẫn tôi hơn! Nhưng lịch sử việc rút bỏ vùng biên giới, tức là lịch sử sự thông đồng Trung Quốc - Việt Minh, rút  những đồn bốt trên đường thuộc địa số 4, nỗi đau khổ của những binh đoàn Charton và Lepage, có một tầm quan trọng đến mức  chỉ riêng việc đó với Điện Biên Phủ, đủ cắt nghĩa khí cục bi thảm của cuộc chiên tranh Đông Dương của Pháp.

Đó chính là lý do sự lựa chọn của tôi.




-------------------------
Chú thích:
Tabor = Tiểu đoàn lính bổ sung người Ma-rốc. Một Tabor gồm 3 foum (tương đương 3 đại đội) chiến đấu, 1 đại đội chỉ huy và trợ chiến - một đại đội (goum) gồm khoảng 176 người.

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #5 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 04:06:20 pm »


PHẦN THỨ NHẨT
TĂNG VIỆN CHO VÙNG BIÊN GIỚI


           1950 - NĂM MẤU CHỐT

Trong lúc chúng tôi khởi hành, tình hình quân sự ở Đông Dương như thế nào?

Những tháng cuối năm 1949, chiến tranh diễn biến trong những điều kiện thuận lợi: ở Nam Bộ, hoạt động du kích của địch bị chặn đứng lại bởi việc xây dựng dọc các trục giao  thông những tháp canh - công trình của tướng De Latowr và  của Đại tá De Castries. Trên vùng biên giới Bắc Kỳ, dọc đường thuộc địa số 4, chúng tôi đã xây dựng những đồn bốt sơ sài và cách xa, đủ để phân giới với Trung Hoa quốc dân đảng.

Đột nhiên, những dự án dài hạn của Bộ Tham mưu chúng tôi bị đảo lộn: quân của Thống chế Tưởng Giới Thạch đóng tại Vân Nam và Quảng Tây, bị những lưỡi lê của quân Cộng sản Trung Hoa truy ép, tràn qua đường số 4. Đại bộ phận các trung đoàn ấy bị chúng ta tước vũ khí và cho lưu trú, nhưng nhiều ngàn người bị chặn lại, đã đầu hàng quân của tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Việt Minh, với toàn bộ vũ khí, quân dụng.

Những người Cộng sản Trung Hoa bắt tay và giúp đỡ những người bạn Việt Minh của họ. Những trường cán bộ và những trại huấn luyện mọc lên nhan nhản đọc theo biên giới. Trong vài tháng trời, với một tốc độ Mỹ hơn là Á Châu, Giáp đã xây dựng nhiều Trung đoàn chính quy, trang bị và huấn luyện theo kiểu Trung Quốc. Tiềm lực của quân đội dân chủ tăng vọt.

Đầu năm 1950, tương quan lực lượng đã bị phá vỡ, chúng tôi và những đồng minh không chính thức phải tính lại toàn bộ vấn đề của cuộc chiến tranh Đông Dương.

Về mặt quân sự, chúng tôi có ba giải pháp để chọn.
1 Giải pháp bỏ cuộc
Nếu chúng tôi không thể có đủ khả năng tài chính cần thiết, chịu thua trước, và thương lượng thẳng thắn, trong danh dự, với Hồ Chí Minh khi đó còn chưa đánh giá đúng giá trị của quân đội của ông cũng như sự viện trợ tích cực của bọn đồng minh Trung Hoa của ông.

2. Giải pháp liên minh với phương Tây bằng quốc tế hoá Cuộc xung đột, như ở Triều Tiên, nếu chúng ta thuyết phục được người Mỹ rằng không phải chúng ta tiến hành  một cuộc chiến tranh thực dân mà là cuộc chiến tranh trên  tiền đồn của Thế giới Tự do, như cách nói năm 1951. Chúng  tôi thấy nhiều uỷ ban Đồng minh tới nghiên cứu vấn đề tại chỗ ... một cách rụt rè.

3. Một giải pháp bằng sức mạnh của Pháp
Phải ba hay bốn Sư đoàn bộ binh, pháo binh hay không quân cần thiết để khoá chặt biên giới Trung Hoa, nghĩa là ngăn chặn Việt Minh thâm nhập khu vực đường số 4 và tổ chức tiến công tiêu diệt ... những đơn vị lớn của địch, đang trong thời kỳ tổ chức, bằng những trận đột phá táo bạo vào vùng chúng ta chưa kiểm soát được.

Sau nhiều cuộc họp bí mật và tối mật của các Ban Tham mưu và các văn phòng, cuối cùng chơi trò đến đâu hay đó, giữ gìn một cách thụ động ... và chờ đợi.

Tới tháng 5 năm 1950, tình hình xấu đi.

Khi hai đại đội lính Ma-rốc đóng ở Đông Khê bị tiêu diệt, Bộ chỉ huy lại chủ trương một lần nữa rút bỏ Cao Bằng, việc rút bỏ đã bị trì hoãn mãi. Đó là một vị trí rất phiêu lưu trong hệ thống phòng ngự của chúng tôi trên vùng biên giới,từ khi chúng tôi rút bỏ Bắc Bạn (năm 1949, sau bản báo cáo của Revers), việc tiếp tế dựa duy nhất vào cầu hàng không từ Lạng Sơn, quân đồn trú khoảng 2000 người - kể cả quân bản xứ từ khi quân của Mao Trạch Đông chiếm tỉnh Quảng Tây, nó đã không hoàn thành nhiệm vụ con chó trấn giữ vùng biên giới phía Bắc nữa. Hệ thống của chúng tôi đã trở thành một cái chao thực sự của những vị có trách nhiệm ở  Paris và Saigon đã làm cho Đại tá Coustans, chỉ huy vùng  biên giới, không nhận được lệnh rút Cao Bằng vào hồi tháng 7/1950 nhân dịp thay thế quân đồn trú ở Đông Khê (một Tiểu đoàn Tabor Ma rốc thuộc diện hồi hương, nếu vào thời kỳ ấy, thì cuộc hành quân tháo rút hẳn là có thể thành công ).
Xin đọc những trang tiếp theo sẽ thấy rõ điều này.

Thời cơ thuận lợi đã qua, đáng lẽ rút bỏ cả Cao Bằng lẫn Đông Khê trong thời kỳ yên tĩnh theo mùa, chúng ta vẫn thi hành cái chính sách thiển cận giữ gìn bằng mọi giá và chờ thời.

Tột cùng của sự không may mắn là đúng lúc chúng ta chuẩn bị rút Cao Bằng thì Việt Minh tấn công mạnh đồn Đông Khê mới đóng lại. Bộ chỉ huy, để giải quyết nhanh, vẫn giữ nguyên mệnh lệnh và cuộc hành quân lập tức bắt đầu ngay trong lúc quân đối phương chuyển sang tấn công.

Quân đồn trú Cao Bằng tăng cường Tiểu đoàn Tabor  Ma-rốc (gồm khoảng 2.600 người, cộng 500 dân miền núi) do Đại tá Charton chỉ huy, sẽ bắt liên lạc ở ngang Đông Khê (bị đối phương chiếm lần thứ hai ngày 18/9/1950 sau cuộc tấn công kể trên) với cánh quân gồm 3200 người, xuất phát từ Thất Khê, dưới sự chỉ huy của Đại tá Lepage. Sau đó haicánh quân phải vừa đánh vừa nhanh chóng rút lui về Thất Khê, lúc đó sẽ trở thành vị trí đầu cầu của hệ thống bố phòng của chúng tôi ở phía Bắc - Bắc kỳ.

Đơn vị chúng tôi sắp tham gia Trận Biên giới trong hàng ngũ Binh đoàn Lepage.

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2009, 01:46:23 pm gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #6 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2009, 04:12:20 pm »


CHƯƠNG 1
NHỮNG BƯỚC ĐẦU


Không có kinh nghiệm lớn về nghề quân sự, một buổi chiều tháng 5/1950, yên tĩnh và nóng bức, tôi đã tới cái thế giới Khép kín của Tiểu đoàn Tabor ấy, qua con đường nhỏ vắt trên những quả đồi, dẫn tới một doanh trại bằng đất đỏ dựa vào một ngọn núi trọc.

Vị chỉ huy, một người đàn ông trẻ, mắt sáng và có cá  nhìn soi mói, dáng người tầm thớc và vững chắc, đón tiếp tôi tại nhà ông ấy.

Ông ở trong Khuôn viên doanh trại, trong một ngôi nhà nhỏ, các phòng trang trí kiểu Ma-rốc: sân nhà và tường trải, treo thảm của vùng Thượng và Trung Atlas, những bàn tròn thấp bằng gỗ dát vùng Mogador, những mâm lớn bằng đồng đỏ gia công tỉ mỉ, những lá chắn của người Mô rơ chạm trọc những khẩu súng bắn đá báng làm bằng bạc, những đồ gốm và tượng nhỏ thô sơ vùng Souss.

Ông ấy cho tôi biết là tôi được bổ nhiệm làm sĩ quan trợ lý trong Goum (Đại đội) của Trung uý Spor, và dặn tôi thêm.
- Tôi báo cho anh biết: tôi sẽ phạt giam anh mỗi lần anh nói tiếng Pháp với một lính trong Goum (người Ả Rập). Anh phải xoay sở để học tiếng Ả Rập,  ở đây việc dó cũng quan trọng như điều lệnh.
Tôi chào và ra về.

Vị chỉ huy chừng như nhận thấy sự thất vọng của tôi qua cách đón tiếp tôi của ông ấy, bèn gọi tôi lại và cười nói:
- Thêm câu này, nếu thấy điều gì không ổn, đến gặp tôi, chúng ta sẽ trao đổi. Và bây giờ, hãy biến đi.

Đến ngày hôm sau tôi mới biết Trung uý Spor. Ông chìa cho tôi một bàn tay lớn mềm mại một cách lơ đãng, và nói khi tôi đến nhận lệnh:
- Anh cần xem và nghe mọi việc, trước khi bắt tay vào việc. Cần biết gì cứ hỏi tôi. Không việc gì phải vội vàng.
- Tôi hiểu rất rõ ràng rằng ông ấy không biết sử dụng vào việc gì một thằng nhãi con không kinh nghiệm và tôi sẽ chỉ là một gánh nặng cho ông ấy, chứ không giúp đỡ ông ấy được việc gì. Dù sao, vì trách nhiệm, ông ấy dẫn tôi đi thăm nhà cửa của Đại đội (Goum).

Trong khi đi song song bên nhau, ông ấy dùng cây gậy kiểu Leclerc (một viên tướng Pháp) chỉ cho tôi những khu vực của các trung đội, nhà ăn chung, những ngôi nhà nhỏ của những gia đình người lính trong Đại đội. Con người ông ta toát ra một sức mạnh và sự vững chắc. Dù lưng hơi gù, ông ấy vẫn bước đi bằng những bước dài, dẻo dai của một lực sĩ, ít có những cử chỉ, điệu bộ, và ít nói. Khổ người to lớn, vai rộng. Đầu ông ấy to, nặng nề, má đỏ mọng từng mảng ... trông không có lố bịch, mũi tẹt ngang những lỗ mũi dầy, mỗi một nét trên mặt ông ta biểu lộ một sự cương quyết kiên trì và bình thản. Hơn thế nữa, lâu lâu một nụ cười thoáng lướt qua trên đôi môi đỏ và trên cặp mắt xám xanh, khoan dung, nhân hậu, và khuôn mặt ông trở nên đẹp. Từ lúc ấy, tôi cảm thấy tôi có thể tin cậy ở con người vững chắc đó, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tôi nhận thức rõ ràng rằng ông ta đã nhanh chóng và hoàn toàn chinh phục tôi và tôi đã hoàn toàn gắn bó với ông ta ngay từ ngày đầu tiên gặp gỡ. Khi trở về doanh trại để giải quyết vài thủ tục hành chính, tình cờ tôi gặp Trung uý Baillet, sĩ quan quân báo. Ông hỏi tôi đã biết Spor chưa và không đợi tôi trả lời, ông nói luôn:
- Anh may mắn được về với ông ấy, một tay vững đấy...

Ngay sáng hôm ấy tại nhà ăn chung tôi đã nghe nói về Baillet, ông là một người có lẽ vì méo mó nghề nghiệp, tự cho mình là biết hết mọi việc, biết hết mọi người và hay ba hoa. Biết như vậy, tôi liền gợi ý:
- Anh có thể cho tôi biết một chút về Trung uý?
- Thượng sĩ Orsini biết rõ về ông ấy đã kể cho tôi nghe về những bước đầu của ông ấy.

Hình như ông Spor sinh ra để phục vụ trong quân đội. Trong những năm Ba mươi ( 1930). Khi hết hạn nghĩa vụ quân sự, ông xin tái ngũ với chức vụ Trung sĩ bộ binh các đơn vị đồn trú. Từ đó ông bị cuốn theo những sự kiện quân sự của thời đại chúng ta một cách có kỷ luật, không cần suy nghĩ gì cả. ông chỉ không chấp nhận duy nhất một sự kiện: sự thất bại năm 1940. Bị bắt làm tù binh trên chiến tuyến Maginot, ông đã vượt ngục trong những ngày đầu tiên nhộn nhạo mà bọn Đức bị tràn ngập bởi số tù binh Pháp quá đông, không biết giữ họ bằng cách nào, mà chỉ nói với họ rằng: sắp ký kết hoà bình rồi và các anh sẽ được thả hết. Spor đâu có bị lừa, nhân lúc lộn xộn ông ấy đã ăn mặc sang trọng, trưởng giả, đi lần về phía Nam để chờ thời cơ. Rồi, bằng một mưu kế nào đó, ông đã sang Bắc Phi, tại xứ Ma rốc, ông ấy  xin vào các Goum (các Đại đội lính bản xứ, dân tộc ả rập) làm Trung sĩ nhất. Điều về Tiểu đoàn Tabor này, ở đơn vị hiện nay ông ấy chỉ huy, ông ấy đã sống sót không bị vết thương trầm trọng nào, qua bao nhiêu lúc hiểm nghèo.

Trung sĩ nhất trung đội phó ở Tuy Ni Di, Thượng sĩ, Trung đội trưởng ở đảo Corse, Thượng sĩ Trưởng ở Mác-xây, nơi Tướng Đờ Lát đã thưởng Huân chương quân sự cho ông, được đặc cách thăng Thiếu uý tại Pháp và tại Đức, và đã được Tướng Juin tặng Bắc đẩu Bội tinh, ông đã thấy hai lần quân số Đại đội của ông hy sinh, ba chỉ huy đơn vị kế tiếp nhau, và tất cả những đồng sự Trung đội trưởng của ông.

Chiến tranh kết thúc, ông lại có mặt tại đây, huân chương đầy mình, hơi già đi vì những gian nan, thử thách. Ông lại tiếp tục cuộc sống cô đơn, vất vả mà ông đã lựa chọn, với  một phần thưởng duy nhất, không thay đổi, là sự gắn bó, khâm phục mà những người lính trong Đại đội dành cho ông, khi từ châu âu trở về. Ở tuổi 38, ông là người lính già, quen sống độc thân, không biết gì đến những ngọt bùi của đời sống gia đình. Gia đình ông chính là nơi trú quân của Đại đội ông và niềm vui lớn nhất của ông là ngồi tán gẫu hàng giờ với họ, bằng tiếng Ả rập. Những câu chuyện đùa chơi thô lỗ nặng nề như đầu ông ấy, luôn gây cười cho cử tọa nguyên thủy xung quanh ông, vì nó mang dấu ấn của một lương tri tầm thường mà người Béc-be (Ả rập) đánh giá cao ở những thủ trưởng của họ.

Tôi ngó nhìn một cách thú vị Baillet khi anh kết thúc cuộc giới thiệu ấy, mà không ngừng khoa chân múa tay. Chàng sĩ quan nhỏ bé dễ bị kích động và khô khan, luôn luôn ở trạng thái căng thẳng, đúng là sự trái ngược hoàn toàn  với Spor. Có lẽ chính vì thế mà anh nói về người lính già với tất cả lòng nhiệt tình. Một cái trán nóng thích nước mát, một bàn tay luôn hoạt động và không chịu yên, cần dựa vào một bức tường dầy và chắc chắn Spor mời tôi đến nhà ăn bữa tối. Ông ấy ở một ngôi nhà hẹp gần nơi đồn trú của Đại đội - Khi chúng tôi bước vào nhà thì trời vừa tối, Trung uý châm một đèn dầu hoả. Khi ấy không có điện! Người phục vụ đặt trên một chiếc bàn trắng một dĩa trứng chiên với nấm Paris và chào:
- Thưa Trung uý, đã dọn xong.

Nhưng Spor vẫn ngồi trong chiếc ghế bành nhỏ bằng mây. Ông ấy mở một cuốn vở cũ và bằng bàn tay vuông với những ngón tay có mấu, ông ấy viết một cách kỹ càng những mệnh lệnh cho ngày hôm sau. Ở phía ngoài, những tiếng động từ ngôi làng gần đấy càng nhỏ đi và thưa thớt dần. Trên cái nền hương thơm của đất nóng, của cỏ dại, của hoa cam, thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ đưa lại mùi hôi lộn mửa của dầu ôliu sơ chế và bơ thực vật hôi khét: những người vợ lính  đang nấu cơm tối. Spor thản nhiên trước bức tranh Ma rốc nhiều tương phản ấy. Vừa nhai nuốt những miếng trứng chiên đã nguội, vị thủ trưởng mới của tôi đã nói nhiều về của quý nhất của một chiến sĩ bộ binh: đôi chân của ông ấy.

Thời kỳ tập sự của tôi bắt đầu.

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2009, 08:10:06 am gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #7 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2009, 07:25:26 am »


CHƯƠNG 2
HÀNH TRANG, MÙI XOA VÀ ĐIỂM BÁO


Từ 15 ngày nay, chúng tôi theo một chương trình tập. luyện gọi là tiền-thuộc địa. Đó là sự hướng dẫn đầu tiên về những trận chiến chúng tôi sẽ tham dự ở Đông Dương.

Chúng tôi được giới thiệu rằng Việt Minh như những kẻ  đùa dai xấu chơi, nhấp trên cây trong rừng rậm nhằm bắn đặc biệt vào những sĩ quan với những vũ khí lủng củng, hoặc trong những trận đột kích ban đêm, sẽ đào và đặt những bẫy  chông tre vót nhọn, sẽ xuyên suốt qua những chiến sĩ trinh sát đi đầu. Những huấn luyện viên của chúng tôi, rất giỏi nhưng hơi lạc hậu, nói nhiều với chúng tôi về những thiện xạ viên, những du kích, nhưng lại ít nói đến những trung đoàn chính quy của địch đang được xây dựng dọc theo biên giới Trung Hoa. Vì vậy chúng tôi có một nhận định hoàn toàn sai về sức mạnh của đối thủ tương lai của chúng tôi. Chúng tôi tạm thời yên tâm mặc dù hai người bạn của chúng tôi mới nhận được nhiều lá thư của những người bạn đã chạm trán với những đơn vị Việt Minh mới tổ chức và rất cơ động.

Trong những buổi tập cuối cùng tôi làm quen với những  hạ sĩ quan của Đại đội, đặc biệt với hai người có thâm niên nhất, những trụ cột thật sự của ngôi nhà vững chắc. Thượng  sĩ trưởng Loubès, trung đội trưởng Trung đội 1, chìa một bàn  tay khổng lồ và lắc cánh tay tôi thật mạnh khi tôi gặp anh ta lần đầu tiên. Anh ấy thái quá về mọi mặt: trong hàng anh cao vượt lên hẳn một đầu, dáng người to đậm oai vệ, nói rất to hình như anh ta không tin ở những gì mình nêu ra, và tố cáo như một điều tai tiếng không thể chấp nhận được khi nhà ăn tăng giá một bữa ăn thêm lên 20 quan (đơn vị tiền tệ Pháp). Anh bạn Thượng sĩ Orsini nói với anh ta liên kết sự tế nhị của loài da dầy với sự tinh tế của một con trâu và gọi anh ta là ga- mu (con trâu, theo tiếng Ả rập).

Tuy nhiên anh ta là người tuyệt đối trung thực và làm việc say mê thành thạo, rất có phương pháp. Orsini là Trung đội trưởng Trung đội 2. Đó là người đảo Corse, tinh ranh và  biết điều, rất dễ có thiện cảm, nhưng cũng dễ dàng ngờ vực và tính hay càu nhàu không sửa được: nếu hình dung anh ta đội mũ lông, với một bộ ria mép rậm rạp, nước mũi chảy ròng ròng và luôn mồm châm biếm thì anh ta đúng là một tinh binh của Napoléon.

Tôi nhanh chóng nhận ra rằng hai sức mạnh của thiên nhiên đó đôi khi đối lập nhau mạnh mẽ vì những chuyện vớ vẩn, nhưng sau này họ sẽ trở nên những người bạn tốt nhất trên đời.

Tôi không ngần ngại hỏi ý kiến họ, vì họ là những người am hiểu nghề nhà binh và biết nhiều mánh lới trong nghề. Có lẽ vì được khích lệ nên họ tránh một cách lịch sự biểu hiện sự vượt trội về hiểu biết của họ đối với tôi, và trước mặt lính trong Đại đội, họ tỏ ra rất kính trọng tôi. Tuy nhiên tôi cảm thấy họ không thật sự tôn trọng tôi, vì mãi về sau này tôi được biết rằng, ngay hôm tôi mới đến đơn vị, thì trước mặt một số hạ sĩ quan, Loubès đã hét vào tai Orsini (vì anh này hơi nghễnh ngãng).

- Mày đã nhìn mặt thằng ranh con không? Dễ mến đấy, nhưng tao cho nó không làm nổi trợ lý cho Spor ở Đông  Dương quá ba tháng đâu. Ông già đã mất nhiều tay cừ hơn trong thời gian ngắn hơn.

Nhưng trong lúc chúng tôi đang đóng xếp hòm xiểng vì sắp tới ngày khởi hành thì Loubès và Orsini bề ngoài rất vui vẻ với tôi và tôi cảm thấy rất thoải mái trong Đại đội kỳ cựu này. Với những con người như thế người ta chỉ có thể bay từ chiến thắng này đến chiến thắng khác.

- Việc ra trận của một tiểu đoàn Tabor không giống như việc ra trận của một đơn vị chính quy.

- Trong nhiều tuần lễ liền, những người lính đã bán gà, dê, và dự trữ thóc gạo dư thừa, vì họ chỉ muốn để lại cho những người vợ hay ăn tiêu hoang phí của họ một số tài sản tối thiểu, những vướng mắc về gia đình và bất động sản đã được giải quyết trong những Mefless (những Toà án theo tập quán người Béc-be) ngày cuối cùng, người ta phân phối thực phẩm tươi cho binh lính trong Đại đội, để ngày hôm sau họ sẽ nấu nướng cạnh đường đi, ở trạm dừng chân thứ nhất, như những người du mục thực sự. Giờ chót, người ta còn phải đón các bà trong đám nhà thổ nhà binh dã chiến của người Béc-be, trong các xe vận tải đến từ Casablanca, họ tháp tùng  chúng tôi trong cuộc phiêu lưu tại Đông Dương: đó không phải là một công việc giản đơn: tám trong số mười hai người đẹp chưa chuẩn bị xong... thật đúng là đàn bà!

Cuối cùng đoàn xe dài lăn bánh về phía đồng bằng trên những con đường nhỏ đầy bụi, chen chúc những người miền núi và những con lừa thờ ơ, dửng dưng, trên đường đi chợ. Sau đó, trên những bức tường đỏ của doanh trại còn in những cái bóng trắng của những người đàn bà, khóc lóc, cùng với những đứa trẻ mặt mũi nhem nhuốc đeo bám vào họ với vẻ quan trọng hợp tình hợp cảnh của hoàn cảnh.

Cũng tại đây, cách đây hơn mười năm, đã xuất phát cùng với Trung sĩ - Trưởng Spor, một người lính tên là Said, của Foseph Peyré. Cũng có thể Said lại có mặt lần nữa trong dòng người mặc áo dài nâu. Người ta không thể để họ đi một mình, huống chi khi họ không có kinh nghiệm đến những nơi chiến trận những nơi đã có người trở về, mà ta vừa ở đấy về. Nhưng mà, nếu Sài vắng mặt, những anh em của nó và con nó, những hàng xóm trong làng của nó, tất cả đều đã biết xứ người Trung Hoa, qua những câu chuyện Rễ giàu màu sắc của Said.

Khi đi ngang qua văn phòng các vụ việc bản xứ, một đơn  vị Kỵ binh Moghafenis chào mừng họ. Trong chiếc áo  choàng nặng nề màu xanh và đỏ, họ đứng nghiêm trên những bàn đạp rộng của người MÔRƠ, họ bắn nhiều phát súng lung tung và hô hét những tiếng hô ra trận, và đáp lại trên các xe vận tải, là tiếng đùa bỡn vui vẻ của các binh lính vô tư, và tiếng chiếp chiếp của đàn con gà con người ta dành được trước lúc ra đi.

Tiểu đoàn Tabor dừng lại tại một trại gần Casablanca để dự một lễ tiễn đưa.

Trên một quảng trường danh dự, bao quanh là những lán trại bằng gỗ, các trung đội và các đại đội bố trí thành hình vuông. Những binh lính trong Đại đội sửa lại những khăn quấn bằng len có chen những sợi chỉ xanh, trên những cái  đầu dài, mầu nâu và trọc lốc. Những thắt lưng da bó lấy những áo dài nâu gấp nếp rất khéo. Những ống quần rộng túm lại ở ngang mắt cá thõng xuống phía chân, xỏ vào  những đôi dép bằng da dày. Giữa cái khối đen sẫm và chắc  chắn đó, những mũ Kêpi (của sĩ quan Pháp) màu xanh da trời điểm vào những đốm sáng. Những cán cờ của các đơn vị có buộc những cái đuôi ngựa tượng trưng. Đội quân nhạc của  một Trung đoàn quân địa phương đang chơi những điệu Kèn chiến trận. Tướng Juin, Khâm sứ Pháp tại Ma-rốc, đi thong thả, theo sau ông là viên chỉ huy, giới thiệu với ông các viên tướng và các công chức cao cấp.

Tiếng nhạc ngừng bặt. Theo truyền thống, các trung đội diễu hành theo nhịp chân đập xuống đất ... lặng lẽ và nhanh chóng. Sau đó họ giải tán.

Đại tướng cùng các cán bộ dự một tiệc liên hoan hữu nghị trong khi các binh lính thì được mời dự tiệc trà có bánh kẹo ngọt. Mọi người nâng cốc chúc mừng những thắng lợi vinh quang sẽ đến. Tám trăm người của Tiểu đoàn cảm thấy mạnh mẽ và sẵn sàng.

Buổi tối, Trung uý De Rochefort, sĩ quan liên lạc, một tay ham vui hạng nặng, rất lanh lợi và tế nhị, với bộ mặt kiểu  Ban-giắc (Blzac, một nhà văn Pháp), tổ chức một bữa tiệc tiễn biệt tại Casablanca, có một số người thích ăn chơi tham dự. Vị chỉ huy Tiểu đoàn xin khước từ, không tham dự: đêm cuối cùng đó ông phải ở nhà với bà vợ xinh đẹp, đảm đang, cùng với bảy đứa con. Đại uý Deminière, Đại đội trưởng Đại đội chỉ huy và trợ chiến, cũng vắng mặt với lý do như thế; ông còn hơn vị chỉ huy Tiểu đoàn vì có tám đứa con. Spor viện cớ bận việc và ở lại trong trại với binh lính của ông ấy. Có mặt có Trung uý Raval, Đại đội trưởng một đại đội chiến đấu, nói năng hoạt bát và đẹp trai, cựu vô địch môn đấu kiếm, có một bộ ria mép nhỏ, tóc quăn: ông ấy mang tới tính châm biếm sâu sắc và một cái gậy mềm đeo ở khuỷu tay. Đi theo ông ấy là Trung uý Xavier du Trest de Villeneuve, trợ lý của ông ta. ĐÓ là một cựu binh trẻ của chiến trường năm 1945 với những phẩm tước chiến tranh chói lọi và một dáng điệu thông thái và khoan thai. Baillet đến chậm, ông ấy thường như vậy, và nhanh chóng đuổi kịp mọi người vì ông  ấy ăn rất khoẻ cũng như nói rất hoạt bát.

Những sĩ quan có gia đình vợ con cố gắng làm ra bộ vui vẻ vui đùa, mà không được vì còn để lại quá nhiều kỷ niệm,  người thân. Hơi ích kỷ một chút, dù không ý thức được điều đó tôi rất vui thích, nói những câu bông đùa dí dỏm, yêu đời: tương lai đang ở trước mặt tôi. Đằng sau tôi, có thể có  một kỷ niệm hơi buồn nhưng tôi muốn quên nó đi. Ở tuổi hai mươi hai, người ta không được phép quay lại ...

Đã gắn kết với nhau vào một số phận chung đang chờ đợi chúng tôi, chúng tôi cảm thấy cùng có một nhu cầu, phải đi tìm những thú vui trong khi thiếu thốn hạnh phúc và chúng tôi vùi đầu vào những hộp đêm tại Thủ đô xứ Ma-rốc.

Chúng tôi nâng cốc chúc mừng nhau về những ảo tưởng.

Chúng tôi cụng ly nhau về những giấc mơ. Thời gian trôi chậm chạp khi ta chống khuỷu tay trên một quầy rượu. Trời dần dần sáng khi chúng tôi về tới doanh trại. Cộng với sương mù buổi sáng là cái sương mù trong đầu óc còn dày đặc hơn.

Tôi nhìn thấy Villeneuve lái một chiếc xe hơi bỏ mui  trần cũ kỹ, lang thang trên một vỉa hè rất may là vắng người.  Anh ta vừa đánh cá một chai Cô nhắc ( loại rượu nho độ cao, đắt tiền) nếu anh ấy lái thành công một cuộc chạy vòng quanh các gốc cây trên một đại lộ ở trung tâm thành phố. Và anh ấy đã thắng. Đói bụng, anh ấy sẽ phải vào nhà thương!

Rồi lại xe vận tải. Rồi lại kèn đồng quân nhạc. Tiểu đoàn tới nhà ga Casablanca để lên một đoàn tàu chở hàng. Ban dịch vụ xã hội của quân đội phát cho binh lính những ly trà và bánh ngọt khô. Công nhân hoả xa phải vất vả lắm mới đẩy được những kẻ đến chậm lên các toa tầu. Viên tướng Tư lệnh vùng cùng Ban Tham mưu tề tựu đông đủ ở sân trước nhà ga, trong tiếng trống vang lừng một bản nhạc chiến trận của đội quân nhạc. Phút chót, hai anh lính trẻ khám phá ra rằng bình toong nước của họ rỗng không và họ xô đẩy vài người đứng xem hiền lành lao tới cái vòi nước không uống được.

Trong tiếng cười và tiếng chế nhạo, họ bị đẩy lên các toa tầu

Đoàn tầu chuyển bánh về thành phố cảng Oran. Trong khi vị tướng đứng nghiêm, chào lá cờ xanh và vàng của một Đại đội trong Tiểu đoàn Tabor, do một Trung uý cầm giữ, không biết vì cảm động hay lơ đãng, đã rơi xuống đường từ cửa sổ của toa tầu chúng tôi. Mặc dù có những tiếng kêu thét và khoa chân múa tay, tầu cứ chạy nhanh dần... mắt tôi dán vào cái còi báo động ... và tôi chợt nghĩ đến một trò chơi mơ  ước khi còn thơ ấu: tôi giật mạnh cái còi. Tiếng còi hú lên và trong một tiếng động đinh tai nhức óc, đoàn tàu nặng nề đột ngột dừng lại.

Và bấy giờ tôi lại thấy vị tướng vẫn đứng nghiêm, xung quanh là những sĩ quan áo choàng sặc sỡ, giơ tay lên vành mũ chào toa tàu. Cuối cùng, trên đó có mười hai con người ăn mặc quần áo màu và đang nhốn nháo, mà nhiệm vụ tế nhị của họ là phân phối, ở nơi cách Tổ quốc mười hai nghìn ki- lô mét, vài ba phút khoái lạc, cho tám trăm chiến binh khó tính, trước đó họ đã nhiều lúc nhớ quê hương, nơi họ quen uống trà bạc hà và mơ tưởng đến những gia đình bền vững hơn.

Sau sự kiện đó, Thượng sĩ Sérès, người có hàng ria đỏ và kẻ tham ăn, có sáng tác một bài hát:

"Rồi lên tầu, khoảnh khắc thống thiết!
"Họ đứng nghiêm đó, phút giây lịch sử
"Ta từ từ ra đi, trong khi theo kiểu Pháp 
"Một ban nhạc da đen chơi Mác-xây-e ...
"Và một việc lớn đã xảy ra, đánh dấu chuyến khởi hành:
"Một lá cờ đã lật rơi xuống lan can!
"Náo động lớn! Kêu thét, bao giọt lệ trên sân ga!
"Một người nhìn thấy đã giật còi báo động."

Sau này, chúng tôi còn nói nhiều về chuyện cái cờ ... Và chúng tôi chỉ biết cười nhưng Baillet luôn bi quan, đã nói về những điềm gở... Raval mê tín dị đoan, bảo Baillet là kẻ ba hoa, bất trị và làm xúi quẩy cho người khác.

Baillet có những linh tính lạ kỳ ... và anh ấy biết làm cho những cái bàn xoay tròn.

Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #8 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2009, 07:33:55 am »


CHƯƠNG 3
CHUYẾN HÀNG VÙNG BIÊN GIỚI


Tháng 5 năm 1950 khí hậu ôn hoà. Khi chúng tôi lên tầu thời tiết thật đẹp.

Chiếc tầu "Les bagnards d'Indochine" (những người tù xứ Đông Dương), con tầu cũ nhất của cảng Mác-xây, sở kinh doanh lo liệu đám ma (nhà dồn) phát tài nhất nước Pháp, chiếc tầu to lớn Pasteur, đậu một cách êm ả tại cảng Mers-El-Kébir.

Từ cột khói duy nhất và to đùng một luồng khói hơi nước mầu xám bốc thẳng lên trời, như là cái thừng của thầy phù thuỷ. Trên mặt biển mầu xanh ấm áp dưới mặt trời là một bầu trời xanh nhạt hơn, không gợn bóng mây, chấm phá bởi những con hải âu bay lượn thất thường.

Từng hàng dài màu nâu, đầu đội những khăn len đen có lòi ra những chỏm tóc nhỏ, binh lính các Đại đội bước lên tầu một cách uể oải như là khởi hành một chuyến đi dã ngoại.

Chỉ còn thiếu chúng tôi nữa thôi.

Khi người cuối cùng và cái rương cuối cùng được đưa lên chiếc Pasteur, thì những cái neo nặng nề nhô lên khỏi mặt nước yên lặng, khuấy động và làm cho nước sục sôi trong chốc lát.

Trên bờ, một vị tướng già bốn sao, đội mũ Ca-lô lính Lê Dương, mắt long lanh nhìn chúng tôi sau cặp kính gọng vàng.
- Cái lão hưu trí còn xanh kia là ai? Raval hỏi giỡn.
- Đó là tướng Monclar - Baillet trả lời ngay.
- Sao lão ấy không bỏ quân phục?
- Không bao giờ, suốt đời ông ta là lính. ông ta đến chào vĩnh biệt những lính Lê Dương của ông ấy.
- Dĩ nhiên đó là hoạt động duy nhất ông ấy còn có thể làm được, Raval giọng chế giễu.
- Ai mà biết được? Đối với ông ấy ... một sĩ quan Lê Dương chen vào.

Chiếc tàu rời cảng trong khi Sérès, dựa vào boong tầu nghêu ngao hát:

"Thế rồi, rung rung, Pasteur hướng ra biển cả,
"Mạn phải tầu rời khỏi con đê chắn sóng,
"Ván đã đóng thuyền, César đã từng nói thế!...

Và tới quầy rượu uống vài ly rượu hồi đủ để giữ nguồn cảm hứng.

Chúng ta để lại cảng Alger la Blanche xinh đẹp ở mạn phải tầu. Trên boong tầu một làn gió xuân ấm áp lướt nhẹ trong khi chúng tôi trò chuyện và làm quen với nhau.

Một năm sau tướng Monclar không đeo sao tướng nữa, bằng lòng với cấp bậc Đại tá, chỉ huy Tiểu đoàn Pháp tại Triều Tiên, những lính "tsioux của Monclar" nhanh chóng nổi tiếng ở Viễn Đông. Vài ba anh em chúng tôi ngồi ởphòng khách. Kích thước lớn của phòng khách với những tấm biển đồng "Dành cho khách hạng nhất" nhắc mọi người biết trước đây tầu này là một con tầu sang trọng, giờ đây xuống cấp trở thành một tầu vận chuyển binh lính.

Đại uý Deminière, một người cao lớn, vững chắc, tóc húi cua, có cái nhìn hơi thần bí, đang chơi với cái thìa nhỏ, và nhớ quê hương như thường lệ, nói một mình:

- Chúng ta đã vào cuộc rồi ... mười sáu ngày không lo nghĩ gì để rồi sẽ bắt đầu: dù sao thế cũng là tốt!

 Mọi thứ sẽ qua nhanh chóng thôi, Trung uý Battars bĩu môi, đáp lại

- Thật là một cuộc chiến tranh bẩn thỉu! Nó làm cho chúng ta sạt nghiệp và giết ng¬ời cán bộ tốt nhất của chúng ta...

Mọi người đều cười, Battars, Đại đội phó của Đại đội 58, là một người rất tết nhưng không thích sang Đông Dương mấy nên thường bị mọi người chế nhạo. Nguyên là hạ sĩ quan mãi mới trở thành sĩ quan, anh ấy chỉ mong thăng cấp Đại uý rồi về nghỉ hưu cho yên chuyện. Về những chiến tích, anh ấy chủ trương "dành cho thanh niên". Với đôi mắt to sau cặp kính dầy và cặp môi dầy mép cong xuống anh ấy cảm thấy mình đang xuống dốc.

Raval thì thầm với anh ta:
- Người ta có thể chắc chắn, chắc chắn tuyệt đối rằng sẽ bị đi ly hay bị sốt rét, có khi bị cả hai bệnh đó...
Battars nhăn mặt:
- Phải nói rằng nếu tôi muốn, tôi có thể xin phục viên! Và anh ta kể lể dài dòng những bệnh tật đau đớn, đa dạng, mà anh ta đã trải qua. Chúng ta nhắm mắt lại: Kẻ tử vì đạo Battars mắc đủ thứ bệnh: lao, tràng nhạc, ghẻ lở, đau gân, đau hạch, thấp khớp, đau tim, đau thần kinh... một cách đạo đức giả, chúng tôi tỏ vẻ buồn phiền, thương cảm.
 
- Đừng suy nghĩ gì hết bạn à, Raval người đồng đội với anh ta từ mười năm nay nói với anh ta, mày sẽ trở về với nhiều của cải và bà Battars sẽ lộng lẫy, sang trọng.

Ý kiến đó làm yên lòng người bạn bi quan. Anh ta nói luôn một cách chiếu lệ:

- Tôi không phải đi để kiếm tiền! Sau đó anh nói thêm, rất thành thực: vì người ta bắt buộc tôi đi tôi mới phải đi? Tôi có tình nguyện đi đâu, có điên khùng mới làm thế ... tính anh ấy vốn bộc trực, ai cũng biết.

Đại uý Deminière, người tình nguyện xin đi lồng lên chen vào:
- Ông bạn thân Battars ạ! Không phải tất cả mọi người đều đã đánh nhau và phiêu lưu nhiều đâu
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #9 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2009, 07:47:09 am »


Chúng tôi nhìn anh ta. Đôi mắt mầu xám thép của anh ta đột nhiên đanh lại.

Chúng tôi biết anh ấy công tác rất tết ở Sở Nội vụ bản xứ của nước Ma-rốc nhưng Deminière chưa ra trận bao giờ: đó mới thực là một sự bảo đảm cho một sĩ quan tại ngũ có thâm niên phục vụ. Bởi vậy anh ta có một tự ti mặc cảm. Việc tình nguyện của anh ta là một sự cần thiết của nghề nghiệp dù anh ta đã có tám đứa con và anh ta đã chuẩn bị hòm xiểng với một sự hào hứng hơi khiên cưỡng như một lính mới.

Chiếc cùi dĩa nhỏ đặt một cách vụng về trên cái dĩa, rơi xuống đất. Không thích nghe những loại chuyện đó, Spor đứng dậy, xin thứ lỗi và bước ra ngoài. Trung uý Ba ra, sĩ quan hành chính, thấy mọi người đột nhiên im lặng, nói lớn, để mọi người vui cười:

- Chúng ta đừng nêu những vấn đề một cách vô ích! Dù thế nào đi nữa chúng ta sẽ bị cắm sừng! Một người đàn bà đứng đắn trong ba mươi tháng ròng? Đó chỉ là sự tưởng  tượng thôi! Chính phủ đếch cần biết đến cái vụ này... Cắt  xén ngân sách! Người ta phái mày sang Tầu trong vòng hai năm rưỡi để thi hành chính sách tiết kiệm! Bao nhiêu gia  đình tan vỡ, bao nhiêu cuộc đời bị phá hỏng, điều đó không quan trọng! Chúng mình là lính hai mươi bốn giờ trên hai  mươi bốn giờ và ba mươi tháng trên ba mươi tháng, ha-ha- ha! những cái khác tớ không cần biết! Thưa quý ông , chúng ta hãy vui chơi, uống rượu, chơi gái, ca hát! Vợ chúng ta lừa dối chúng ta? Chúng ta lừa dối các bà ấy, đó là thường tình con người? Ở trong nước, những người đồng hương của  chúng ta sẽ nói rằng. Cái đám vợ lính, toàn đồ đĩ ! Còn bọn chúng, bọn lính tráng là một lũ ngu si, đần độn! Trong khi ấy, bọn chúng mình muốn chết ở đâu thì chết: nghề của chúng mình mà!!! Đến lúc khởi hành sang thuộc địa? Tất cả là đồ bị mọc sừng!!!

Không ai thấy câu nói dài dòng của Bara là đặc biệt, kỳ cục cả. Nó bắt người ta phải suy ngẫm nhiều. Deminière nói:
- Bara, anh nói hơi quá đáng đấy. Lòng tin sẽ cứu vớt hết, và sự tín nhiệm.

Villeneuve nhẹ nhàng can thiệp:
- Thưa Đại uý, ông hãy tin anh ta? Bara nói có nhiều phần đúng, về những nỗi khổ nhục của chúng ta trong nước họ không thèm biết đến đâu! Những nỗi oán hận, những động cơ, những hy vọng, những hoài nghi của chúng ta đều chẳng có gì là quan trọng cả! Bara nói đó là nghề nghiệp của  chúng ta. Thôi hãy sang trang đi, không nói chuyện ấy nữa!

Tôi ngắm cái mũi khoằm của anh ta, mái tóc đen chải cẩn thận, bộ quần áo khéo léo, ăn mặc chỉnh tề, mặc dù trời nóng, rất đúng nguyên tắc. Hắn chẳng tính toán, so đo điều gì. Hắn để lại tại nước Pháp một người vợ chưa cưới đã yêu nhau tha thiết, vả lại hắn thuộc một đơn vị được chỉ định mà hắn không muốn từ bỏ. Bản thân con người hắn có những ý niệm riêng. Nhưng người lính trong hắn thì câm lặng, chấp nhận và ra đi ...

Raval vừa cười vừa nói với hắn:
- Villeneuve, chắc chắn anh là người lỗi thời lắm rồi đó! Những kiểu người như anh thì phải phái tới những nơi gay go mới đúng ...
- Hy vọng rằng những nơi đó đừng quá gay go, Villeneuve đáp lại, tuy nhiên cũng phải có đánh nhau một chút thì một người trong bọn chúng mình mới được vinh quang và một ngày nào đó sẽ kiêu hãnh đeo chiếc Bắc đẩu Bội tinh mà anh ta đã lo xa, sắm trước ngày khởi hành!
- Đồ ngu xuẩn? Raval hét lên, làm như vậy nhất định rủi ro, xúi quẩy!
- Phải đi ngủ trưa thôi? Trung uý Battars đề nghị như thế, về phần tôi, tôi hơi bị nhức đầu: tôi phải đi khám Bác sĩ thôi.

Tầu Pasteur thong thả xuôi kênh đào Suê, trong tiết đầu hè nóng bức ... qua những tin tức được tiết lộ chúng tôi được biết rằng hầu hết binh lính trên tầu sẽ được đưa đến vùng biên giới.  Tuyệt đại đa số là lính Lê Dương, lính vận tải, pháo binh, kỵ binh, một số binh lính thuộc địa và một đại uý thú y. Đủ các binh chủng, đủ các chủng tộc theo từng đơn vị lớn, nhỏ ... Các cô nhà thổ của chúng tôi có hai người bảo vệ vũ trang, xuất hiện trên boong tầu dạo mát: Để tránh những tai hoạ.. có thể xảy ra, luôn luôn có một trạm cảnh sát bảo vệnghiêm ngặt, để cách ly họ khỏi ba nghìn năm trăm cánh  đực trên tầu, nhưng xem ra các cô nàng  không khoái trí về.cái cung cách được bảo vệ kỹ như thế!

Chúng tôi đi ngang qua Ismailia, một viên ngọc của sa  mạc. Tất cả chúng tôi đứng sát bờ thành tầu. Những người da đen châu Phi, những người Ả rập, những người lao trên các  đảo những người Pháp chính hiệu, lính và sĩ quan lẫn lộn, nhìn ruột cách thèm muốn những người đàn bà và đàn ông đẹp, nước da bánh mật, vừa cười vừa bơi theo vết rẽ nước của con tầu. Những chiếc dù sọc sặc sỡ trải bóng của nó trên bãi biển đầy người phơi nắng. Những du thuyền đuổi theo chúng.tôi làm tung bọt nước trắng xoá. Những người trên thuyền vẫy chào hữu nghị. Cuộc đời của họ thật sung sướng? Gạt bỏ mọi sự ghen tỵ, sự vui vẻ của họ đã làm cho chúng tôi buồn bã, mặc dù chúng tôi không muốn tự thú nhận điều đó.

Phải chăng đó là việc nhớ lại hình ảnh trên đây? Đêm vừa buông xõng thì còi báo động: năm lính Lê Dương đãnhảy xuống biển và bơi về phía bờ biển hiu quạnh xứ Sinai Có lẽ họ đã tính toán trước việc ấy ngay từ lúc họ ký hợpđồng tình nguyện tại Si đi-Bel-Abbès ... Chứ không phải họlao mình xuống luồng nước ấm để theo đuổi một cái ảo ảnh về hạnh phúc thoáng hiện trên sa mạc cát nóng bỏng.


*
* *


Tầu ghé Aden một thời gian ngắn. Chúng tôi lao lên những chiếc taxi Mỹ. Chúng đưa chúng tôi tới trung tâm  hành phố sau khi vượt qua, rất nhanh, một đường hầm ngầm xuyên qua vách núi đá ngăn cách cảng với cái thuộc địa nhỏ.

Một sự kiện duy nhất đã  làm cho chúng tôi quên khuấy đi cuộc dạo chơi đơn điệu ở quảng trường chợ trung tâm. Raval đang trở về một cách hãnh điện, hai tay ôm nhưng tút thuốc lá Anh hiệu Craven. Anh ấy nháy mắt, thỏa mãn, vượt qua chúng tôi thì chợt thấy anh ấy kêu to: một thăng bé con da mầu nâu sẫm, quần áo rách tả tơi, vừa giật của anh ấy một  tút mười bao thuốc lá và chạy như bay về khu vực người bản xứ Raval vứt cho chúng tôi những gói đồ anh ta  mua và đuổi theo thằng nhóc con nhanh nhẹn. Làm như không quan tâm,mọi người dân ngoái nhìn theo, nhưng không dám can thiệp!

Chúng tôi trở lại tầu Pasteur, ôm những tút thuốc lá Craven của Raval; anh ta lên tầu đúng lúc sĩ quan trực hạ lệnh kéo cầu thang cửa tầu.

Ông Tướng da trắng mình đẫm mồ hôi: bộ quần áo đẹp của ông ta lấm be bét và đầy bụi ... ông về tay không...

 Tất cả mọi người đang nhộn nhịp, sôi động. Lễ hội trên tầu đang được chuẩn bị và buổi tối, trong mọi góc trên tầu, người ta gặp các ban đồng ca Nga, những người đa đỏ chếnh choáng hơi men và những người làm trò đu, bắp thịt săn chắc.

Màn đã kéo lên ở phòng chiếu bóng được sửa sang lại và trang trí hoa. Đằng sau những diễn viên in hình những bóng hình người và những cáu chuyện của họ...

Đối với tôi khi viết  những trang này, những con người ấy có hai mặt:.có nghệ sĩ nghiệp dư trên tầu Pasteur vui nhộn và phấn khởi và có người lính bùn, máu đầy mình, nằm hấp hối trên con đường rừng nhỏ giữa Cao Bằng và Lạng Sơn, chỉ vài tháng sau đó.

Một ban đồng ca của lính Lê Dương Đức  chiếm lĩnh sân  khấu: có lẽ họ là những con ngựa chiến già của quân đội Đức  (Đức phát xít), những gân cổ của họ phồng lên trong lúc họ khạc ra những âm thanh khô khốc và mạnh. Viên Thiếu úy trưởng nhóm, có những cử chỉ chắc chắn của những người cầm đầu dày kinh nghiệm. Hắn chinh phục những ca sĩ của hắn, nhào nặn họ, nuốt chửng họ. Gáy của hắn dầy và cạo  nhẵn, đôi mắt thép của hắn, những bàn tay rộng và lông lá, hống hách, những đường nét của thân hình thu lại, cái mũi  tẹt và ngắn, tất cả đang nhảy múa quay cuồng trước những đôi mắt chăm chú của chúng tôi. Nhưng những bài ca mời rượu trên bờ sông Rhin thì lại tắt đi trên những làn môi mỏng. Tiếng hát kiêu ngạo của lính tráng đập vào tai chúng tôi. Sau lưng tôi, một viên đội Lê Dương thì thầm với người ngồi bên cạnh:

- Stansky, rõ ràng hắn ta là sĩ quan "Panzers" (Thiết giáp). Cái vỏ "cai đội" không đủ để che giấu điều đó!

Thế là hết. Cả phòng xả hơi, thoải mái. Cũng hay và chúng tôi hiểu rằng tất cả những người đó không thể quên nhanh được ...  một cách rụt rè, một tay xách một cái ghế  đẩu, một tay cầm cái đàn gui-ta đơn sơ, anh lính Allal bước lên sân khấu chào một cách vụng về. Hắn mặc Khiout, áo dài djellaba và đi dép da có dây quai. Đó là anh hề của đại đội  tôi, và cũng là một ca sĩ ứng tác. Bằng cái giọng của hoạn quan, hắn loan truyền, có tô điểm thêm những chuyện tào  lao, ngông cuồng và tối đến, xung quanh cái dáng còng lưng của hắn, những bạn bè vây quanh lắng nghe những chuyện ngồi lê đôi mách thú vị, những hình ảnh quen thuộc.

Nó là người Ả rập (Berbère), nó hát những bài vè Trung cổ dài dãi, nhưng trong đó có nơi đến cả xe hơi, máy bay và cả đài phát thanh... Nó không biết tiếng Pháp và biểu diễn  tiết mục bằng tiếng mẹ đẻ, con mắt nghịch ngợm. Orsini thạo tiếng Ả rập, dịch một số hình ảnh trong khi người đàn ông ngồi im, lấy móng tay nhọn gẩy trên cây đàn thô sơ. Bây giờ mắt anh ta chăm chú dán nhìn xuống đất một cách khác thường. Trên sàn nhà bằng nhựa (linoléum) đánh bóng, có lẽ nó nhìn thấy những đàn cừu gầy gò và nhanh nhẹn, kéo theo những trẻ chăn cừu đẹp đẽ, hoang dã và đầy bụi tới những khu vực có những chồi cỏ non gầy guộc? Hay là nó nhìn thấy những đường cong mầu xanh, mầu tím hồng và mầu vàng của những rặng núi sỏi ở quê hương nó?

Thể xác nó ở với chúng tôi, nhưng cái đầu não nhỏ bé của nó vẫn nhởn nhơ, nô đùa trong một thế giới thân thương, mà nó ca ngợi vẻ đẹp và sự hùng vĩ, như là một sự ban ơn nào đó.

Hắn cầm cái ghế đẩu và cây đàn gui-ta của hắn và biến mất trong những tràng vỗ tay.

Một phát thanh viên giới thiệu tiết mục tiếp theo:
- Và bây giờ, xin giới thiệu John, ca sĩ của Harlem với chương trình của anh ấy.

Mặc một bộ đồ âu phục rất chỉnh tề, người Mỹ da đen này vừa cười vừa bước vào, với một vẻ khoan thai của nghề nghiệp. John có những cái nhìn, những điệu bộ và cung cách  khá đặc biệt.

Anh chàng John có biết rằng tất cả mọi người trên tầu đều nói về nó. Có thể là như thế. Điều đó nó không thích, vì trái với ý nó. Vì một lý do không ai rõ, nó không thích vinh quang, nổi tiếng. Nó còn ngại nữa là đằng khác. Anh John, binh nhì quân Lê Dương, không còn những nét gì chung với  con người được nuông chiều, tiếp đãi long trọng, nổi tiếng của ngày hôm qua. Bí mật cuộc đời nó là gì? Ở đỉnh cao của sự nghiệp nó, nó đã phạm một cái lỗi không thể sửa được như thế nào? Người ta nói đến tội hiếp dâm ... giết người ...

Mắt nó tối sầm mượt mà như nhung, ngó nhìn chúng tôi. Đôi môi dầy đỏ thẫm quay trở trên hàm răng sáng chói tạo thành một nụ cười chinh phục, có thể là hạnh phúc chăng? Nó hát. Với tất cả sự cuồng nhiệt, sự bốc đồng, sự say mê của chủng tộc nó. Nó diễn cho chúng tôi xem toàn bộ tài năng của nó, sau khi tuyên bố với một nụ cười hơi gắng gượng.
- Không phải đây là buổi ra mắt đầu tiên tôi mời các anh đến dự, mà là buổi vĩnh biệt: đây là lần cuối cùng tôi hát trước công chúng và tôi rất bằng lòng rằng trong công chúng, phần nhiều là các bạn tôi.

Mọi người hoan hô, những khía mạch máu ở cổ nó căng lên, cái đầu tóc xoăn của nó ướt đẫm mồ hôi, nó hát không ngừng những bài hát hay nhất trong cái vốn ca khúc của nó: những bài hát của người da đen, những bài hát của miền Tây nước Mỹ, những bài về Tây Ban Nha, những bài hát của thành Paris hoa xanh, với một giọng Mỹ (yankee) không ai có thể bắt chước được.

Sau đó hắn cúi chào.

Đó có phải là lời vĩnh biệt của anh hề Limelight? Một anh hề hoá trang thành lính Lê Dương, bị hạ không phải vì tuổi tác mà bời một kẻ thù mãnh liệt hơn: Đó là số phận, nó có linh cảm trước số phận của nó không? Nó có bao giờ tưởng tượng được một viên đạn trúng vào giữa đầu nó sẽ làm cho lời thề của một ca sĩ say rượu trở thành hiện thực:
- Đây là lần cuối cùng tôi ra mắt công chúng vĩnh biệt.

Anh bạn John! Những chuyện riêng của anh, anh hãy giữ lấy cho anh. Tối hôm nay anh thật dễ thương! Qua những tâm sự, hãy đừng làm hỏng những điều tết đẹp mà chúng tôi luôn nghĩ về anh: nếu việc giết người chỉ là một câu chuyện tình ái tầm thường? Nếu việc trốn chạy của anh chỉ là một sự  trốn chạy của một người đàn ông đau khổ? Sáu tháng sau,  khi hấp hối trong núi đá vôi ở Cốc Xá, anh đã thực hiện đầy đủ sự trốn chạy ấy ...

Và cuối cuộc hành trình ấy, tôi chỉ giữ lại mỗi một hình ảnh: cái cười của John sau tiết mục của anh ta.

- Vĩnh biệt các bạn, tôi đã im miệng rồi ! Xin để người khác diễn Tấn trò đời, về phần tôi, tôi đã chán ngấy rồi.

Hạ màn khuya hôm nay sẽ tới vịnh Hạ Long.


« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2009, 08:03:56 am gửi bởi phonglan » Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM