Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:31:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương  (Đọc 31102 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 07:30:48 am »

Hội nghị bắt đầu từ 6-7-1946 ở Phôngtenơblô: Đô đốc có một quan điểm tế nhị, ông muốn cách li phái đoàn Việt Nam xa với Thủ đô Pari. Điều đó không đạt được, vì lẽ ông Hồ Chí Minh không chủ trì phái đoàn, ông ở nhà khác Roayan Môngxô (Royal-Monceau), sau đấy, thấy nơi ở quá lộng lẫy, ông Hồ chuyển về nhà ông bà Luxi (Lucie) và Raymông Ôbrắc (Raymond Aubrac) gần Môngmorăngxi (Montmorency), ở đây ông Hồ tự do bình luận thời cuộc trước các nhà báo. Trong thời gian ông Hồ ở Pháp đã xảy ra những sự việc ngẫu nhiên. Khi vừa mới đến đã xảy ra một cuộc khủng hoảng chính phủ, buộc ông Hồ phải chờ đợt mất ba tuần. Xaytơny mới tiếp ông tại nhà riêng ở Biarít (Biarritz)… Ông Mátsu (Massu) kể lại: “Trong khi ở Hà Nội, tướng Giáp, khi được những tin trên đã cho củng cố các vị trí và tăng cường những hành động phòng vệ”.

Ở sây bay Buốcgiê (Bourget), khi vừa xuống sân bay, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Trong cả cuộc đời, tôi đã chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân Pháp, nhưng tôi luôn yêu mến và cảm phục nhân dân Pháp, tôi muốn sự hợp tác giữa hai dân tộc chúng ta sẽ thẳng thắn, tự do và hữu nghị. Tôi tin là chúng ta sẽ thành công… Hiện nay một trở lực lớn làm cản trở việc đi đến kết quả: đó là vấn đề Nam Kỳ”.

Ở những phim thời sự ông Hồ xuất hiện trên khán đài danh dự bên cạnh tướng Giuanh, tướng Đờ Lát, trong cuộc duyệt binh ngày 14-7, và một vài ngày sau ông đến đặt vòng hoa ở đài chiến sĩ vô danh.

Trong quá trình Hội nghị, phái đoàn Việt Nam tiếp xúc với tướng Lơgiăngtilom, Tổng chỉ huy quân sự thành Pari. Phái đoàn nhận thấy ở Hồ Chí Minh, một con người có khả năng lập lại quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt - Pháp. Được phép Gioócgiơ Biđôn, Lơgiăngtilom có một tiếp xúc trong hai tiếng với Chủ tịch Hồ Chí Minh; ông nhận thấy Hồ Chí Minh là con người rất cởi mở. Chủ tịch đã tuyên bố: Sự thành công của những thỏa hiện đạt được trong quá trình Hội nghị Phôngtennơblơ tủy thuộc vào con người có trách nhiệm thực hiện đúng. Tiếc thay Đô đốc không phải là con người như vậy”.

Một bức thư kể lại những sự việc trên đã được chuyển đến cho ông Boaxiơ đang làm việc ở Bộ Tổng tham mưu để ông này chuyển đến cho cha vợ của ông ta. Được sự đồng ý của tướng Giuanh, Boaxiơ lên đường đi Côlômbây (Colombey). Ông chuyển giao những lời căn dặn của tướng Giuanh:

Tôi không muốn bàn cãi những vấn đề về Đông Dương với tướng Lơgiăngtilom mà với Đô đốc Đácgiăngliơ. Tôi không nhận đượ tin tức về tình hình bên ấy ngoài những gì tôi được đọc ở báo. Tôi không còn có trách nhiệm nữa. Tôi không tin là chế độ hiện hành vượt qua được những vấn đề khủng hoảng Đông Dương. Ông Hồ Chí Minh có thể tác dụng được với tướng Đờ Gôn nếu tôi còn tại chức. Ông Hồ Chí Minh ngỏ ý muốn gặp tôi, tôi không muốn gặp vì lẽ: một chế độ như hiện nay không thể đương đầu với một lực lượng cách mạng. Mấy ông già Đảng Xã hội đang nắm quyền về công tác hải ngoại đều là những ông bảo thủ. Khi tôi nói đến chữ độc lập cho Đông Dương trong Hội đồng về Đông Dương, chúng tôi chỉ có ba người trong bàn tròn đồng ý về giải pháp này. Toi cảm thấy các vị khác trong Hội đồng, đặc biệt là vị Bộ trưởng Hải ngoại, đều giục ông Tổng thư kí không đề từ ấy vào biên bản.

Làm thế nào được, khi Lôrăngti nói với Ginbe Pilơn (Gilbert Pilleul) năm 1981 là Đờ Gôn trong tháng 8 năm ấy đã nhắc thêm: Không được đem xứ Nam Kỳ cho ông Hồ Chí Minh.

Giắccơ đờ Phôlanh (Jacques de Folin) nhắc lại một ví dụ trích từ cuốn hồi kí của Đờ Gôn:

Ngày 15-8-1945, nói về “lập lại chủ quyền nước Pháp ở Liên bang Đông Dương”, trong tập hồi kí “Hi vọng”, tác giả đã viết: Tôi đã giao cho Đácgiăngliơ và Lơcléc mà tôi bổ nhiệm ở Đông Dương, một lực lượng lớn, chỉ để chiếm đóng lại miên Nam. Trừ khi có lệnh, không được đưa quân ra miền Bắc nơi mà Hồ Chí Minh đang lãnh đạo. Ở đây, tôi đã phái Xanhtơny làm nhiệm vụ đăc phái viên để mở màn cho những thương lượng. Ông đã nhắc lại như vậy năm 1970, những điều mà ông công bố trong một cuộc họp báo ngày 30-6-1954. Người ta không tìm ra những dấu vết về những chỉ thị như vậy trong hồ sơ lưu trữ, khonagr thời gian từ ngày 15-8-1945 đến ngày 20-1-1946. Ngoài ra Lơcléc còn đưa cho Xalăng xem một mệnh lệnh của Đờ Gôn, đề ngày 25-9-1945: Nhiệm vụ của ông là lập lại chủ quyền của nước Pháp ở Hà Nội, và tôi lấy làm ngạc nhiên tại sao ông chưa có mặt tại đây?

Về phía tướng Giuanh, năm 1953 ông đã có nhận xét (về Lơcléc) như sau: Tôi nhận thấy là tướng Lơcléc hoạt động ở Đông Dương, mặc dù trong tay có rất ít phương tiện, nhưng ông luôn hoạt động với sự cố gắng của một quyết tâm có đắn đo và của một lòng dũng cảm.

Tháng 4-1946, trong một cuộc gặp gỡ với Đờ Gôn, tướng Buixơ (Buis), lúc ấy là quan tư, đã kể lại; Tướng Đờ Gôn hỏi: Tại sao ta lại đợi đến 8-3 năm ấy, mới đổ bộ lên xứ Bắc Kỳ? Không thể tha thứ sự quá chậm trễ này!

Ông Buixơ trả lời: “Phải đợi có LCM(1) mới đổ bộ được”. Đờ Gôn đáp lại ngay: “hàng ngàn năm nay người ta vẫn đổ bộ mà không có LCM”.

Sau này ông Ăngtoan Pinay (Antoine Pinay) đã tóm tắt thái độ của Đờ Gôn bằng câu: “Cái gì tốt đều do tôi, cái gì xấu đều do những người khác”.

Ngày 13-9-1946, Hội nghị Phôngtennơblô kết thúc. Người Pháp khước từ một cách cương quyết việc bàn đến nền độc lập và sự thống nhất của ba kỳ.

Ngày 18-10, đoàn Việt Nam về nước. Đácgiăngliơ đón đoàn trên chiến hạm Xuýpphrăng (Suffren). Ông gợi ý một số nhân nhượng nhân ngày ngưng súng 30-10. Ông Hồ Chí Minh từ chối  không nhận lợi. Trở về Việt Nam, ông Hồ thể hiện quyết tâm: Cuộc chiến tranh chống Pháp nhất định sẽ xảy ra.

Những sai lầm liên tiếp về chính trị làm cho nước Pháp phải trả giá bằng những chi tiêu tài chính khổng lồ. Đối với quân đội viễn chinh, với các chiến sĩ trong các trận đánh, Đông Dương trở thành một giá treo cổ, nhất là sau nay trong các trại tù binh: tỉ lệ tử vong vượt cao hơn cả trại tập trung của phátxít Đức ở Buchenvan (Buchenwald) hay ở Đasô (Dachau). Với dân tộc Việt Nam thì bên cạnh sự thiếu thốn vật chất về mọi mặt, công thêm số người đã ngã xuống sau chín năm chiến tranh, tinh thần phải vươn lên để giành chiến thắng phải nhân lên gấp bộ lần. Trong những buổi đàm phán hồi tháng 3-1946, tướng Giáp có tâm sự với tướng Xalăng: Mục đích của chiến tranh là tiêu diệt đối phương, bởi vậy để đi đến đích trên, có khi không có giới hạn về sự tàn khốc.

Nhà báo Rôbe Guylian (Robert Guillian), cựu chiến binh của chiến tranh Triều Tiên, và là người có mặt ngày 14-3-1954 ở Điện Biên Phủ, trong cứ điểm Gabrien (Gabrielle), đã viết trên báo “Le Monde”: “Không bao giờ tôi cảm thấy ở mức ấy sự căm thù. Một sự căm thù tràn ngập khắp nơi, nó xiết chặt và nó tiêu diệt hết những gì nó nắm chắc được trong tay. Không bao giờ tôi quên được sự tức giận tột độ bốc lên từ đám rừng khi ta đụng đến nó”.

Cuối năm 1946, những đụng độ tiếp diễn ở Nam Bộ, và nhất là ở Bắc Bộ. Ngày 20-11-1946, một việc trục trặc xảy ra ở thuế quan Hải Phòng, đã đưa đến một cuộc đọ súng, và đã biến thành một trận đánh kéo dài trong 5 ngày, gây cho phía Pháp 26 ngươi chết, 80 người bị thương. Còn về phía Việt Nam, dưới làn mưa đại bác, 300 người tử trận. Còn ở Lạng Sơn, ngày 21-11, một đơn vị có nhiệm vụ bốc hài cốt những lính Pháp bị quân Nhật hành hình trong cuộc đảo chính, trong đó có hài cốt của tướng Lomongniê (Lemonnier), của quan sứ Ôphen (Auphelle). Một trận phục kích đã xảy ra, làm hơn 10 người thiệt mạng.

Sự căng thẳng ngày một tăng. Đêm 19-12-1946, vào lúc 20 giờ, quân Việt Nam mở cuộc tiến công vào các lực lượng quân sự và cả dân sự của Pháp ở Hà Nội. Lực lượng đồn trú của chúng ta phải đương đầu với một lối tiến công khôn khéo. Nhờ có lực lượng cơ giới, ta vẫn làm chủ được thành phố sau một ngày chiến đấu. Cao ủy Xanhtơny từ Pari mới sang, với nhiệm vụ làm dịu bớt sự căng thẳng, trong khi ngồi xe để chạy vào thành, ông bị trúng mìn và bị thương nặng. Cả xứ Bắc Kỳ và xứ Trung Kỳ cháy rực lửa. Chính phủ kháng chiến Việt Minh đã biến mất. Có muốn thương thuyết cũng không có ai để mà thương thuyết.

Tướng Grat (Gras) viết: “Lêông Blum cho gọi Lơcléc về để báo cáo tình hình mà ông ít am hiểu. Ông không cho gọi Đácgiăngliơ, vì sợ ông này chỉ trình bày một mặt, một khía cạnh nào mà thôi”.

Thực vậy, lúc ấy, ngày 17, Lơcléc đang ở Pháp. Ông nhanh chóng nhận định tình hình và chớp nhoáng đến thăm Hăngri (Henri), cậu con trai của ông bị thương lần thứ hai trong năm(2). Ông nhận xét tính nghiêm trọng của sự bất đồng ý kiến giữa ông và Đácgiăngliơ. Ông viết một bản báo cáo và tóm tắt nhận định của ông trong ba câu sau:

Vấn đề cốt lõi ngay bây giờ vẫn là vấn đề chính trị. Đến năm 1947, nước Pháp không nên dùng vũ lực để đè đầu đè cổ một dân tộc có 24 triệu người, một dân tộc có một đầu óc quốc gia và một tinh thần bài ngoại mạnh. Muốn chiến thắng phải dùng đòn bẩy lâu dài đó là chiêu bài “chống cộng”.

Lần nữa mãi về sau (27-1), chính phủ lâm thời mời ông làm Cao ủy, Lơcléc đặt ra điều kiện là phải cho ông toàn quyền cả quân sự lẫn chính trị trong ba năm… Sau vài lần hẹn hò, Lơcléc đi Côlômbây để gặp Đờ Gôn. Tướng Crêpanh (Crespin) kể lại cuộc gặp gỡ như sau: Lơcléc nói:

Tôi đến gặp Đờ Gôn. Ông bắt đầu bằng một trận xỉ vả như thường lệ. Khong đợi tôi nói một lời, ông tuyên bố đình chỉ thi hành kỉ luật vị Đô đốc. Với tôi ông trách là đã nhận lời, nhận lời rồi để buông trôi tất cả. Tôi phản ứng và cãi to. Sự căng thẳng đã đến mức chưa từng có, tôi tuyên bố là ông chỉ hiểu vấn đề thông qua ông Đô đóc và ông chỉ có nghe ông Đô đốc mà thôi. Tôi hỏi ông cái gì sẽ xảy đến. Một khi Đông Dương đã bị mất, ông có hối cải thì lúc ấy đã quá muộn. Trong tranh luận, ông vẫn bộc lộ những quan điểm cứng rắn như: Đông Dương phải nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Với giọng bình tĩnh ông nói: Ông không cho một nhân nhượng nào về vấn đề Nam Bộ. Tuy vậy, cuộc tranh luận cũng ít nhiều làm ông phải suy nghĩ. Cuối cùng, trước khi rời phòng, ông nói với: “Dù sao, tôi thấy cuộc tranh luận hôm nay rất bổ ích”(3).

Ramađiê (Ramadier) thay thế Lêông Blum (Léon Blum). Ông đề cử Lơcléc làm Cao ủy. Cuối cùng Lơcléc cũng nhận lời. Nhưng chính phủ trung ương không chấp nhận những yêu sách của ông.

Ngày 13-2, một nhân vật quan trọng có thể doán biết xin rút lui. Đó là tướng Giuanh. Cuối cùng chính phủ đã quyết định Êmin Bôlae (Émile Bollaert) thay thế Đácgiăngliơ. Trước khi đi, ông này đến hỏi ý kiến của Lơcléc. Lơcléc trả lời: “Hãy thương lượng, thương lượng bằng mọi giá”. Ông Cao ủy mới đến Sài Gòn ngày 1-4-1947, quanh ông có Pie Métxmơ và Pôn Muýt.


(1)LCM: Landinh craft mechanized - sà lan đổ bộ cho xe cơ giới bánh xích.
(2)Hăngri Lơcléc đờ Otơclốccơ (Henri Leclerc de Hauteclocque mất ngày 4-1-1952 trong vùng Phát Diệm (Bắc Bộ), trong đợt hai sang Việt Nam.
(3)Cuộc nói chuyện đã gợi ý cho ông là hối cải “Nền hòa bình của những dũng sĩ” sau 12 năm ở Angiêri.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 07:33:40 am »

22
MỘT SĨ QUAN CHỈ BIẾT CÓ CHẤP HÀNH
Đúng vậy, thưa Đại tướng! Nhưng…

Năm 1949, quân Việt Minh đánh vào các đồn trú của quân đội Pháp đang được bố trí dọc theo biên giới trên đường quốc lộ số 4 - Đường số 4 là con đường chạy từ Cao Bằng qua Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, rồi Lạng Sơn… Phía Nam, không xa lắm có đồn Tiên Yên rồi Móng Cái, một đồn ở sát biên cương.

Mùa hè năm 1950, việc tiếp tế cho các đồn bốt đóng từ Đồng Đăng đến Cao Bằng đã dần dần trở nên tốn kém về người và của, do những trận phục kích, những đoạn dọc đường bị phá hoại - Đặc biệt dọc theo “đoạn đường chết chóc”, nằm giữa Thất Khê và Đông Khê. Lúc này có câu chuyện về Bản tường trình của tướng Rơve làm ra trước một năm theo yêu cầu của tướng Blaidô Tổng chỉ huy Đông Dương, trong đó có đề xuất việc rút bỏ Cao Bằng. Những thất thoát tin tức của bản tường trình này ở Pari, đã làm cản trở Bộ chỉ huy tối cao trong việc quyết định cho rút lui những tiền đồn mà ngày nay người ta gọi là những “ung nhọt” của sự chiếm đóng. Ngày 17-9, sau khi Đông Khê bị thất thủ lần thứ hai, bắt buộc người ta phải đưa ra thực thi việc rút bỏ nhanh chóng tiền đồn Cao Bằng với 1.500 quân và hơn một ngàn dân thường gồm đàn bà và trẻ em.

Ngày 1-10, bắt đầu cuộc rút lui, một binh đoàn gồm 5.000 quân từ Lạng Sơn dọc theo đường số 4 lên đón đoàn quân rút lui từ Cao Bằng về. Bị tiến công mạnh mẽ, hai cánh quân rẽ sang phía Tây, rời xa đường cái, lao vào vùng rừng rậm nhiệt đới. Vượt qua các dốc núi đá, vượt qua đồng ruộng, qua những rừng rậm, hai cánh quân, cuối cùng ngày 7-10 gặp nhau trong một cái thung lũng, một cạm bẫy mà ở đây hai binh đoàn đã bị thiệt hại nặng nề. Trong suốt một tuần, nhiều cuộc chiến đấu ác liệt đã xảy ra - Hai binh đoàn trưởng Lơpagiơ - Sác Tông (Lepage - Charton) đều bị bắt làm tù binh, 8 tiểu đoàn vào lại tinh nhuệ nhất của quân đội viễn chinh đã bị tiêu diệt, trong 7 ngày quân Pháp đã mất 5.500 quân vừa chết vừa bị thương… bị bắt làm tù binh. Ở chính quốc, trận thất bại ở biên giới là chấn động cả dư luận nước Pháp, đặc biệt ở Pari - ở Bắc Kỳ, sự khủng khiếp, sự chấn nản tràn ngập tinh thần các binh sĩ.

Sáclơ - Hăngri đờ Pirây (Charles-Henry de Pirey) kể lại trong cuốn: “Con đường chết”:

Hôm nay, 17-10-1950, những lính Marốc thoát chết từ Cao Bằng hốc hác về đến khu đổ nát Đồ Sơn và dừng chân ở đấy. Những con người bị suy sụp, mất mát gần như không còn gì, đến ở một nhà thờ mà một nữa đã bị phá hủy. Họ phải tìm lấy cái gì để ăn, để mặc - Họ sẽ nhớ lâu sự đón tiếp chân tình của cơ quan tham mưu của khu Hải Phòng.

Ông M. Lơtuốcnô (M. Letourneau), Bộ trưởng phụ trách những quan hệ với nước Đồng minh, và đại tướng Giuanh đến Hà Nội. Mục tiêu viếng thăm của những quan khách này đầu tiên là các trẻ mồ côi ở Đồ Sơn(1) rồi đến 300 - 400 lính Marốc là những người thoát nạn của ba tiểu đoàn (gần 2.000 người). Xếp hạng thành từng trung đội, trên một con đường hoàn toàn bị phá hoại của cái khu nghỉ mát tắm biển của xứ Bắc Kỳ. Họ mang theo những trang bị của mình, áo quần tả tơi, súng ống lấm lem những bùn cát và sắt bắt đầu vàng rỉ, những người lính Ma rốc với bộ râu đen, người gày gò, nhem nốc, mắt hốc hác, cố gắng đứng nghiêm với mức cố gắng hết sức mình để chao vị chỉ huy cũ của họ. Họ không giấu nổi sự thiếu thốn, sự mệt nhọc, và sự thống khổ.

Ngay 19-10, ở Rơnê Plơven (René Pleven), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng áo tin cho Quốc hội, sự mất tích của hai tiểu đoàn lính lê dương, đã chiến đấu và bị hi sinh trong khi phải bảo vệ sự rút lui của các đơn vị bạn.

Luix Xtên (Luois Stein) viết: “Cuộc tấn công mà chúng tôi (1erBEP(2)) xông lên ở Cốc Xá, để mở đường tiến lên của binh đoàn Lơpagiơ, là một cuộc chiến đấu ác liệt nhất, đẫm máu nhất trong cả cuộc chiến tranh Đông Dương”. Bởi vậy, trong số 23 sĩ quan của tiểu đoàn, thì 10 đã tử trận, 10 bị bắt làm tù binh (4 bị thương) và 3 trốn thoát.

Để vực lại tình hình, chính phủ trung ương đang tìm một người có nghị lực: Giuanh? Kênic? Cuối cùng tướng Đờ Lát đờ Tátxinhi (De Lattre de Tassigny) nhận lời: - với điều kiện được vừa là Cao ủy vừa là Tổng chỉ huy. Ngày 17-2, ông đến Sài Gòn, hai hôm sau, ngày 19-12, ngày kỉ niệm của cuộc nổi dậy năm 1946, ông ra lệnh tổ chức ở Hà Nội một cuộc duyệt binh. Ông tuyên bố; “Cuộc chiến đấu của chúng ta là một cuộc chiến đấu vô tư - chúng ta chiến đấu để bảo vệ nền văn minh trên xứ Bắc Kỳ. Thời kì của những lộn xộn đã qua rồi. Tôi xin cam đoan, thưa các ngài, các ngài sẽ được có sự chỉ huy…”.

Từ đàu tháng 1-1951, ông đã thu được hai thắng lợi: một ở Tiên Yên trên đường số 4, để giữ đường ra biển; hai: trận đánh ở Vĩnh Yên trong đồng bằng Bắc Bộ, để bảo vệ cho Hà Nội. Những thắng lợi trên được báo chí nêu nổi bật(3). Nhưng sau những chiến thắng trên, ông trở nên lo nghĩ (như sự để ý của tướng Grat) về chiến thuật biển người được áp dụng của đối phương, với một sự coi thường kì lạ về những tổn thương{…}. Một yêu cầu tăng viện cho đạo quan viễn chinh đang trở nên cấp bách. Những thư kiến nghị của ông vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Pari, vì Bộ tham mưu không biết bằng cách gì tìm ra được quân số để đáp ứng yêu cầu. Phải dùng đến cách Lơtuốcnô là xin từ chức, vào lúc ấy Hội đồng Quốc phòng, ngày 20-2 chấp nhận gửi vào ngày 1-5 một phần của yêu cầu tăng viện trợ.

Trong bối cảnh ấy, một sự kiện kì lạ đã xảy ra ở vườn hoa La Boaxơri (le Boisserie), vào đầu tháng 4-1951. Một trung úy cảnh sát ở đồn Sômông (Chaumont) vừa nhận lệnh lên đường sang Đông Dương - Tướng cảnh sát Rơnê Ômmét (René Ommès) kể lại:

Để khớp với những chỉ thị của tôi và điều 23 của luật nội bộ về tư cách đạo đức căn cứ vào tinh thần biết trọng danh dự và tự trách của người lính… tôi tỏ ra gương mẫu trong việc đi sang Đông Dương, mà cá bạn sĩ quan của tôi hay làm. Khi được chỉ định, tôi phải vì sự cung kính, vì sự ngưỡng mộ, hay vì lễ phép, đến chào tướng Đờ Gôn ở Côlômbây. Một đơn vị cảnh sát đã giúp đỡ tôi điều kiện này. Lúc ấy tôi có trong tay một cuốn sách của tướng Đờ Gôn “Nước Pháp sẽ là nước Pháp”. Tôi chuẩn bị trong đầu một vài câu hỏi ở chương nói về Đong Dương…

Tướng Đờ Gôn tiếp tôi ở công của biệt thự La Boaxơri. Sau một phút giới thiệu và vòng vo về sức khỏe, về thời gian, tôi từ từ dùng chữ, bắt đầu câu chuyện:

-  Thưa tướng quân, ngài nghĩ gì về Đông Dương?

-  Anh là sĩ quan - anh chỉ có tuân lệnh…

Tôi cảm thấy ông có vẻ nóng nảy, gần như tức giận, tôi giữ bình tĩnh trả lời:

- Thưa ông: Hành trang của tôi đã sẵn sàng - và cả người sĩ quan cũng vậy.

Tiếp theo là cuộc rút lui trong một may mắn như được chiếu cố.

Trở lại Sômông, tôi hơi bị bàng hoàng về cuộc gặp gỡ và đợi đến bốn năm sau tôi mới hiểu tại sao tướng Đờ Gôn lại chó thái độ như vậy.

- Có lẽ ông tưởng tôi đã tìm hiểu về những hậu quả của các quyết định của ông trong vấn đề Đông Dương - ông có thể tưởng tượng rằng đây là một câu hỏi hỗn xược.

Một sĩ quan phải chấp hành, đúng vậy - nhưng làm thế nào giải thích được thái độ và những lời nói quả quyết của tướng Đờ Gôn. Khi đọc cuốn Hồi kí của con và con rể ông, người ta thấy hai sĩ quan trên đã làm một cử chỉ tình nguyện không phải là “được chỉ định để đi qua bên ấy”, phục hồi lại chủ quyền của nước Pháp.


(1)Điểm tắm biển theo kiẻu thời Đông Dương phồn thịnh. Nằm ở Hải Phòng. Nơi này bị quân Nhật tàn phá và mục đích hạ huy tín người Pháp.
(2)1erBEP: 1er Bataillon parachutiste étranger- Tiểu đoàn dù lê dương số 1.
(3)Tướng Grat nhắc lại câu chuyện và tướng Đờ Lát đã nói cho Luyxiêng Bôđa, đặc phái viên của báo “France- Soir” (Nước Pháp buổi chiều): cần gì gây những chiến thắng mà thế giới không biết đến. Những người làm báo là những người trung gian. Họ còn hơn hế nữa, họ tạo nên những sự kiện và sự kiện sẽ không tòn tại, nếu không được phấp phới bay trên các báo. Sáu tháng sau, ngày 30-5, đứa con độc nhất của Đờ Lát, trung úy Bécna bị tử trận ở vùng núi đá Ninh Bình trong chiến dịch xảy ra ở lưu vực sông Đáy, bởỉ hai sư Việt Minh, mục đích là tranh thủ lấy gạo trong vụ mùa năm ấy. Đáp lại, lời chia buồn của vua Bảo Đại, tướng Đờ Lát viết: “Cháu nó là người thứ 59 của khóa Xômuya (Saumur), tử trận ở Đông Dương, và là người thứ 18 là con cấp tướng…”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 07:44:41 am »

23
CON ĐƯỜNG XUỐNG ĐỊA NGỤC
“Sự có mặt của nước Pháp phải được thực hiện ở Đông Dương”

Cuối năm 1953, tướng Hăngri Nava (Henri Navarre), Tổng chỉ huy Đông Dương quyết định chặn con đường đi sang Lào của quân đội Việt Minh - mặc cho những lời phản đối về chiến thuật, kĩ thuật của các sĩ quan cao cấp của mình, ông không đếm xỉa đến và ngày 20-11-1953, ông cho mở chiến dịch Castor, mục đích là để chiếm lại sân bay Điện Biên Phủ. Vì mục đích trên, hai tiểu đoàn dù nổ tiếng đã được thả xuống: tiểu đoàn 6è BPC(1), tiểu đoàn dù thuộc địa của quan tư Biga (Bigeard) và tiểu đoàn II/1erRCP(2), tiểu đoàn dù cua quan tư Brêsinhắc (Bréchignac). Một khi chiếm đóng xong, sân bay được dùng cho việc đổ bộ lần lượt 12.000 quân để phân chia bố trí theo kế hoạch phòng thủ ở Điện Biên Phủ thành các bị trí điểm tựa xung quanh đường bay, và ở giữa thung lũng trông như những con nhím bao bọc day thép gai, lởm chớm bở các giao thông hào, các chỗ đặt súng.

Một tập đoàn cứ điểm nằm sâu trong vùng cao của xứ Bắc Kỳ, ở cách xa Hà Nội theo đường chim bay đến 300 km.

Theo tướng Grát (Gras) giải thích: “Đây là một căn cứ, một trung tâm đề kháng, dùng để làm chỗ dựa tấn công cho một binh đoàn cơ động, cộng với một số lực lượng địa phương, để chống lại Sư đoàn 316 của Việt Minh”. Trái ngược với các dự đoán, ngay từ những tuần đầu, những cuộc xuất quân đầu tiên đều không có kết quả. Trước các đơn vị, người ta thấy một cái tên được nêu đầu tiên của câu chuyện đó là Đờ Cátxtơri (De Castries).

Ngày 13-3-1954, vào lúc 17 giờ, một trận mưa pháo và súng cối với một sức mạnh khác thường mở màn cho một trận đánh kéo dài 55 ngày đêm.

Ngay từ trong tuần đầu, đường băng của sân bay đã bị hư hỏng và không dùng được do pháo binh địch và cùng chung số phận, sân bay trực thăng củng bị tê liệt bắt đầu từ 24-3. Viện binh, tiếp tế phải thực hiện bằng thả dù - thương binh chồng chất trong cái bệnh viện nhỏ bé nằm dưới đất, hay các trạm xá tiểu đoàn.

Ngày 2-3-1916, ở Vécđun (Verdun)(3), đại đội 10 của trung đoàn 33èSRI(4), do Đại tướng Sáclơ Đờ Gôn chỉ huy, đứng ở phía trước làng Đuômông (Douaumont), đang nằm dưới tầm của pháo binh địch. Crítxtin Cléc (Christine Clerc) kể lại: sau khi tung vu vơ một quả lựu đạn, Đờ Gôn nhảy vào một hố pháo, cùng một lúc với bọn lính Đức, một trong số bọn này đã dùng lưỡi lê đâm Đờ Gôn một nhát vào đùi trái.

Khi tỉnh lại, ông thấy mình đang nằm giữa một đám đông thanh niên Đức. Mặc dù mấy lần muốn chạy trốn không thành, ông ra khỏi tù cùng với nhiều người khác. Cuối năm 1918, Crítxtin Cléc tiếp tục kể: “Bùn dính vào chân ông thấm vào quần áo, những chấy bầy nhầu, mùi hội thối, tiếng nổ của đạn pháo, người chết, người bị thương, máu, ruột gan lẫn với bùn, làm lắng xuống linh hồi của ông, như ông đã kể lại cho cô cháu Giơnvievơ Đờ Gôn (Geneviève De Gaulle) cũng từ cõi chết trở về”.

Tướng Grát tiếp tục kể về Điện Biên Phủ:

Từ 6-4, tình hình hậu cần của căn cứ biệt lập trở nên căng thẳng… việc tiếp tế trở thành một cuộc vận động thực sự của không quân  dưới sự yểm trợ của các khu trục. Sự tổn thất thương vong mỗi ngày từ 100 đến 120 người. Phải kêu gọi đến những người tình nguyện nhảy dù mà tìm không ra… Khu vực chính để thả dù nằm vào giữa khu trung tâm và điểm tự Idaben (Isabelle) thì nay đã bị địch chiếm.  Tướng Giáp không dùng biện pháp hành quân quy mô lớn, vừa tốn kém về vũ khí, khí tài, vừa tốn về xương máu. Ông dùng phép làm tiêu mòn đối phương bằng cách đánh lấn từ điểm tựa này đến điểm tựa khác để cuối cùng khép chặt vòng vây khu trung tâm. Ông dùng phương phương pháp đánh lấn bằng cách đào đường hầm tiến dần, bao vây, cô lập các cứu điểm, rôi đi đến bóp chết các cứ điểm thiếu lương thực, súng đạn, nước uống.

Những đường “tăngxê” mạng lưới bùn lầy, những trận pháo kích, những trận giáp lá cà, những trận phản kích, tất cả đều giống hệt như ở Vécđun - nhưng ở đây là một thứ Vécđun tệ hại hơn, vì đây không có việc thay quân, không có “con đường thiêng liêng”.

Ngày 7-4-1954, ở khác sạn Côngtinăngtan (Continental), Pari, Đờ Gôn đọc lời tuyên bố trước một cuộc họp báo:

Những đội quân của Liên hiệp Pháp đang chiến đấu ở Đông Dương và cuộc chiến đấu đang “gay go”, tôi muốn nói đây để các bạn nghe: “Vinh quang và thắng lợi thuộc về các bạn, những người chỉ huy, những người lính, những người đang cầm trong tay vũ khí của nước Pháp!”.

Trong khi đó những trận đánh vẫn đang tiếp diễn.

“Cuộc chiến đấu đang gay go gợi lên những đau khổ của các chiên binh, ở đây ông muốn nới về phía các trạm cứu thương, hơn là ở các tăngxê.

Quan năm thày thuộc Écnét Han (Ernest Hantz), và ông quản xếp Rơnê Cayrơ (René Cayre), bác sĩ phẫu thuật và người theo dõi thức tỉnh ở máy ACP(5) số 5 - một nhóm phẫu thuật viên nhảy dù gồm một bác sĩ và bảy y tá, một gây mê kiêm phụ trách máy điện - họ kể về những kỉ niệm đã có tại chỗ, tốp ACP 5 đến mặt đất trong đêm 7 rạng sáng ngày 8-4 dưới làn mưa pháo, 1.200 cân dụng cụ thu được, tốp giải phẫu được đặt trong một cái hầm đất che bỡi những khúc gỗ tròn.

Việc phân loại thương binh đến từng đội như làn sóng liên tục là một thách thức rất khó khăn cho một phẫu thuật viên trẻ tuổi. Làm thế nào khám bệnh chính xác được cho những thương binh trong bộ áo ướt đẫm bùn và máu, lại không có máy X quang? Việc tắm rửa chớp nhoáng của các tù binh, với nước bùn của sông Nậm U, tranh thủ lấy được lúc yên lặng trong đêm tối, giúp cho việc lên bảng liệt kể một cách tương đối về các vết thương. Lần lượt phải theo thứ tự xếp hàng và đặt chương trình giải phẫu… có khi, chưa đến lượt mà người thương binh khẩn cấp đã phải ra đi yên ngủ giấc ngàn thu. Những dù trắng bọc lên các tương và trần của phòng mổ, nhưng sau một loạt đạn pháo, bụi, đất trùm lên những tấm vải che chắn. Từ những khe hở của mái đất, chảy xuống những dòng nước bùn do những trận mưa của cơn gió mùa, phòng mổ có cảnh thượng như là một hang động. Cứ như vậy diễn ra trong suốt hơn một tháng, không ngớt lần lượt những thương binh đến trên bàn mổ của chúng tôi. Đôi lúc, có những thương binh trong khi chờ đến lượt tự nhiên bệnh tình đột biến tăng lên. Lập tức chúng tôi phải cho làm những ca phẫu thuật đột xuất. Có khi có những diễn biến bất ngờ xảy đến, chúng tôi phải bỏ dở cả cuộc phẫu thuật đang làm, để cấp cứu cho một thương binh mới đến […]

Người ta phỏng đoán có đến 5.000 thương binh, trong đó có tới 3.500 phải mổ xẻ, trong các toóp phải mổ xẻ có chừng 1.500 phải nằm chữa trị bởi các bác sĩ phía trước - xung quanh căn cứ biệt lập này; gọng kìm khép chặt lại, nhữưg điểm tựa cuối cùng sắp bị mất. Ngày 2-5, tốp ACP của Vidal đăt ở bờ sông Nậm U suýt nữa bị rơi vào tay quân Việt Minh. Nó phải rút lui và nhập cùng tốp của tôi, và cả hai chúng tôi cùng làm việc chung cho đến hết chiến tranh.

Chiều ngày 7-5, đạn dược đã cạn kiệt, có lệnh phải ngừng bắn, Việt Minh xâm nhập khắp nơi vào trung tâm.

Họ xuất hiện ở cửa vào khu chúng tôi. Họ ra lệnh ngừng việc mổ xẻ. Bị cách li với thương bệnh binh, các thầy thuốc và y tá, kiệt sức, gầy nhom, mỗi người mất đến 15kg, đều bị đẩy và tập trung cùng với các tù binh chiến đấu khác để rồi đi vào các trại tập trung gần biên giới Trung Quốc. Tiếp theo là cuộc hành quân dài 800 km đi bộ, đi đêm, từng chặng 20-30 km…

Những chiến binh của Điện Biêng Phủ đều ở tâm trạng tinh thần bị hao mòn…, họ không muốn bị ngã xuống vì tay những đối phương, những người đã kí Hiệp định Giơnevơ(6)… Họ không được chuyên chở bằng tàu hỏa về các trại tập trung bù binh, mà trái lại họ phải kéo bộ, đói rách, mệt mỏi, tinh thần sa sút…

Sáu người đã thành công trong việc vượt ngục qua rừng núi hiểm trở và giữa một dân tộc thù địch.

Rôgiơ Brugiơ (Roger Bruge) kể về cuộc phiêu lưu kì thú này: tên của họ là trung úy Raymông Macôoắc (Raymon Kakowiak) của BPVN(7); thượng sĩ Môrítxơ Rilắc (Maurice Rillac) và thương sĩ Rơnê Xăngtơnắc (René Sentenac)(8 ) của Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6, hạ sĩ Gioócgiơ Tanmông (George Talmont) và Ácmăng Hanbácđiê (Armand Halbardier) của tiểu đoàn thiết giáp…

Trong cuốn Hồi kí của Phillíp Đơ Gôn (Philippe De Gaulle) viết: “Ngày 9-5, 48 giờ sau khi thất thủ ở Điện Biên Phủ, cha tôi di đến đài chiến sĩ vô danh, một số đông người đến vây lấy ông, mỗi lúc một đông, họ có thái độ tôn trọng ông. Trong khi ấy, ông Rơnê Plơvăng, Bộ trưởng bộ Quốc phòng phải rút lui trước sự hò hét của đám đông”.

Đờ Gôn chưa bao giờ tỏ rỡ sự ngờ vực về tính thức thời của cuộc chiến tranh này.

Một tháng sau, ngày 7-6, ông viết một bức thư cảm ơn ông Giăng Xanhtơny về cuốn sách “Lịch sử của một nền hòa binh bị bỏ lỡ”, ông không nhắc gì đến tấn thảm kịch, chỉ nhận xét là “Phương Đông từ nay từ bỏ phương Tây”.

Ngày 10-7, ông Pie Măngđét Phrăngxơ (Pierre Mendès France), vị tổng thống mới tuyên bố một cách rõ ràng trong buổi nói chuyên thường lệ của mình vào chiều thứ bảy là “ông sẽ dùng mọi sức lực để chấm dứt chiến tranh Đông Dương”. Đó là một sự giễu cợt của lịch sử, người ta thấy một “người Pháp tự do”(9) lại nhận trách nhiệm trong bốn tuần chấm dứt cuộc chiến tranh của nước Pháp ở Đông Dương. Cũng như tướng Đờ Gôn là dập tắt bằng cách khác trong năm 1962, đám cháy mà ông không làm chủ được từ đầu (từ ngày 9-3-1945 đến ngày 20-1-1946) và nó đã lan sang tận Angiêri từ ngày 1-11-1954.

Cũng như ông Clêmăngxô(10), ông đã giúp cho nước Pháp thắng trận, nhưng cũng như ông ấy với cách đưa lí luận đi vào chỗ mù quáng, ông đã làm mất một cơ hội lập lại hòa bình. Bở vậy, hai ông đều được dựng tượng ở Pari trên đường Săng Êlidê (Champs Élysés), người dân Pháp đã quên đi vế thứ hai về trách nhiệm của hai ông.


(1)6è BPC: 6è Bâtillon parachutiste colonial - Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6.
(2)1erRCP: 1er Régiment colonial parachutiste - Trung đoàn thuộc địa nhảy dù số 1.
(3) Trận Vécđun bắt đầu từ ngày 21-2-1916 bằng một trận bắn pháo mạnh của quân Đức. Ngày 25, pháo đài Đuômông (Douaumont) bị thất thủ. Pháo đài này bị mất, được lính của Trung đoàn bộ binh Marốc chiếm lại từ 24-10. Ngày 18-1 chấm dứt sự đụng độ khủng khiếp này và chiến tuyến trở lại hình thái ban đầu…
(4)33èSRI: 33è sous Régiment ìnnterie - lữ đoàn bộ binh số 33.
(5)ACP: Antenne chirurgicale perachutiste - Tiểu đoàn quân y dù.
(6)Những thỏa hiệp ban đầu tại Giơnevơ kí vào ngày 24-8-1864 của 14 nước nói nhiều về người bị thương. Hiệp định này được bổ sung bởi nhiều hiệp định khác, đặc biệt hiệp định ngày 12-8-1949 nói nhiều về tù binh.
(7)BPVN: Bataillon parachutiste Vietnam - Tiểu đoàn dù Việt Nam.
(8 )René Sentenac tử trận ngày 21-11-1957 ở Sahara trên một đụn cát Timimao (Timimoun).
(9)Bị kết tội một cách oan ức về đào ngũ, vì ông trốn qua Marốc trên chiếc tàu Maxilia (Missilia), quan hai Pie Măngđét Phrăngxơ bị bắt ngày 31-8-1940 tại Cadablăngca (Cassablanca) nơi ông đang làm việc, ở Bộ tham mưu khoq. Ông được chuyển về Clécmông Phơrăng (Clermond Ferand), bị xử án sáu năm tù. Ông trốn khỏi nhà lao, ngày 21-76-1041 và trốn sang Anh, qua Lítxbon (Losbonne) và đwọc phong đại úy vào tháng 123. Ông tham gia một lớp huấn luyện của RaF và tham gia với cương vị thành viên phi hành đoàn đi ném bom nheièu lần trên đất Pháp. Ông được tướng Đờ Gôn gọi về làm Bộ trưởng Bộ Tài chính tháng 11-1943. Sau đó làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế của Chính phủ lâm thời vào tháng 9-1944. Ông đã viết: Tôi đã chưa làm cho ông ấy thích thú trong công việc quản lí kinh tế của tôi. Ông ấy tin vào các lực lượng truyền thống như: quân đội, ngoại giao, đất đai, các con số. “Ông theo phái cứng rắn trong lĩnh vực kinh tế, ông chống đối Rơnê Plơvăng ngay cả trước mặt Đờ Gôn và cuối cùng ông xin từ chức vào tháng 4-1946. Ông tách khỏi Đờ Gôn từ đầu năm 1958. Ông không thừa nhận là đã lợi dụng thời cuộc, làm rung chuyển nền cộng hòa để trở lại việc chuyên chính.
(10)Chỉ có Arítxtítđơ Briăng (Aristide Briand) đã tỏ ra sáng suốt, và can đảm trong năm 1919 chống lại Clêmăngxô trong việc bảo vệ toàn bộ đế chế Áo - Hung. Vì lẽ ấy ông khước từ không dự lễ kí kết Hiệp ước Vécxây. Những chữ kí ấy được châm chọc gắn cho cái tên “Hội của bọn bán thịt lợn”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 07:48:31 am »

24
TÔI XIN NÓI SỰ THỰC…
PHNÔM PÊNH NĂM 1966
Diễn văn về đường lối 20 năm sau

Tháng 7-1954 ở Hội nghị quốc tế Giơnevơ, sau những tranh luận căng thẳng, nước Việt Nam lại bị chia cắt làm hai, từ vĩ tuyến 17, khoảng 100km phía bắc Huế. Một điều khoản của văn bản nói đến việc thống nhất Nam - Bắc sẽ do nhân dân hai miền quyết định qua một cuộc trưng cầu dân ý, sau hai năm. Mặc dù có điều khoản ấy, phái đoàn miền Bắc không chịu kí vào Hiệp ước, họ chỉ kí vào biên bản về kết thúc Hội nghị.

Sau ngày kí Hiệp định ớ bộ 6-3-1946, tướng Giáp nhấn mạnh: “Chúng tôi kí kết với nước Pháp là để tranh thủ thời gian chuẩn bị. Đây chỉ là một thắng lợi ban đầu của chúng tôi. Cuộc chiến đấu sẽ tiếp tục cho đến khi miền Nam trở lại trong lòng nhân dân Việt Nam”. Một tháng sau, vào tháng 4-1946, tướng Giáp lúc này có trong tay nhiều ngàn quân du kích ở vùng rừng núi. Có vai trăm quân xung quanh Hà Nội - tướng Giáp có lời khuyên với trung úy Pontich, đồn trưởng một đồn lính khố xanh đang  đánh nhau với quân Nhật trong chiến khu Việt Bắc, gần với ông, ở tỉnh Cao Bằng: “Đừng nên ở lại, chết đấy!”.

Giắccơ đờ Phôlanh kể tiếp:

“Măngđét Phrăngxơ biết rằng nước Pháp sau 5 năm chiến tranh thế giới, sau 9 năm chiến tranh Đông Dương và lại đang đứng trước một Bắc Phi sôi sục tinh thần quốc gia, cộng thêm là những đóng góp quân sự to lớn cho OTAN, nước Pháp, không thể ở chỗ nào cũng có mặt được. Ông từ chối cung cấp những yêu cầu về quân sự và tài chính cũng vì lợi ích của nước Pháp. Ông muốn cứu xứ Nam Kỳ khỏi rơi vào tay cộng sản - ông muốn bàn giao cho nước Mỹ để giúp đỡ về kinh tế và quốc phòng cho xứ này.

Ngày 4-9-1954, ông điện cho Trưởng đoàn Pháp ở Hội nghị Mani (Manille) (OTASE(1)): “Xin nhắc đến những sự cần thiết về đường lối chính trị áp dụng cho miền Nam Việt Nam phải được bàn bạc kĩ, phải thống nhất với Hoa Kỳ. Chúng ta cần thực hiện với Hoa Kỳ một thỏa hiệp về đường lối chính trị cho Sài Gòn. Vài ngày sau ông nhấn mạnh thêm: “ở Đông Dương đường lối chính trị của chúng ta phải ăn khớp với đường lối chính trị của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á”. Bởi vậy, để bảo vệ xứ Nam Kỳ chống làn sóng cộng sản, nước Pháp đã kí ngày 8-9-1954, Hiệp ước Mani. Và ngày 30-9, ông Bộ trưởng của Hiệp chủng quốc có thể tuyên bố: “Trong vùng Đông Nam Á, Hoa Kỳ là người chỉ huy của mọi liên kết”.

Cuộc trưng cầu dân ý sẽ không bao giờ thực hiện được, các nhà lãnh đạo chính trị ở miền Nam phản đối việc này. Miền Bắc tất nhiên cũng không phải giải giáp nữa, nước Mỹ thay thế nước Pháp và những nhân viên quân sự Mỹ sẽ sang để tiếp tục cuộc chiến tranh và dội lên đầu người dân một số bom như đã dội xuống nước Đức phátxít. Trong đó, một số bom mang những chất độc hóa học khủng khiếp làm rụng hết lá cây; năm 1968, quân Mỹ tàn phá một phần Hoàng thành Huế để chống lại một cuộc phản công của quân Việt Minh đang có âm mưu chiếm lại. Ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh mất ở Hà Nội, bên cạnh những học trò của ông: Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và bao người khác, sau 24 năm ngày ông đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 30-4-1975, Sài Gòn sụp đổ chấm dứt cuộc chiến tranh 30 năm, và đánh dấu với Hà Nội sự thống nhất ba kỳ. Để đi đến kết quả trên, 1 đến 2 triệu người đã hi sinh, một dự đoán khủng khiếp.

Tướng Đờ Gôn không bàng quan trước những đau thương của dân tộc Việt Nam. Hãy nghe tướng Boaxiơ kể lại:

Từ năm 1961, tướng Đờ Gôn rất quan tâm đến những sự phiêu lưu mà người Mỹ áp dụng ở Việt Nam. Vì lẽ ông không tin Mỹ có thể thắng ở Đông Dương - ông đã nói điều này với Tổng thống Kennơđy trong chuyến ông này sang Pari (4-1961) - tháng 12-1965 ông đã nói ý định can thiệp để tránh cho cuộc chiến tranh Việt Nam lan rộng thành một cuộc chiến tranh quốc tế - ông lợi dụng cơ hội để viết thư trao đổi với Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Mỹ tiến hành ném bom miền Bắc, và nhắc nước Pháp có trách nhiệm là nước đã kí kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954.

Ngày 8-2-1966, Đờ Gôn đã viết thư cho Hồ Chí Minh:

Thư Chủ tịch, Ngài hãy tin vào sự tích cực và sự thiện cảm, từ đầu và ngay cả gần đây của nước Pháp. Nước Pháp theo dõi tấn bi kích Việt Nam và có thể khẳng định nếu có một sự hiểu biết tốt lẫn nhau giữa Việt Nam và Pháp, sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai thì đã có thể tránh được một diễn biến đau thương đã tàn phá đất đất nước Ngài. Nói như vậy để tỏ sự quan tâm của nước Pháp trong tác động theo chiều hướng mong muốn để chấm dứt cuộc chiến tranh này.

Ngày 21-2-1966, Đờ Gôn tuyên bố trong một cuộc họp của Hội đòng Chính phủ là: nước Pháp không thể đồng hành với người Mỹ trong cuộc phiêu lưu ở Đông Nam Á. Đây là lúc ông chọn để tách nước Pháp ra khỏi OTAN. Ngày 1-9-1966, tướng Đờ Gôn đã đọc một diễn văn nổi tiếng tại Phnôm Pênh, ông nói với người Mỹ là ông không tin ở một chiến thắng quân sự của Mỹ trước một đám đông tụ tập ở sân vận động Phnôm Pênh, ông tuyên bố:

… Vâng! Thái độ của nước Pháp đứng về phía lên án những điều đang diễn ra hiện nay. Nước Pháp đã nêu một tấm gương ở Bắc Phi, đã chủ trương một cách cương quyết chấm dứt những cuộc chiến đấu diệt chủng trên mảnh đất mà lực lượng của nước Pháp rõ rang đang trội hơn hẳn, nơi mà nước Pháp đã cai trị trực tiếp 132 năm, nơi đây còn gửi lại một triệu con cháu của họ. Nhưng vì những trận đánh nhau không đưa lại cho nước Pháp một mảy may hạnh phúc, một chút tự do và vì trong giai đoạn hiện nay, nó chỉ đưa đến sự hằn thù, sự tàn phá ngày càng tăng. Nước Pháp muốn thoát khỏi cảnh trên mà không làm tổn hại đến uy tín, sức mạnh và sự phồn vinh của mình và trái lại.

Các bạn thấy đấy! Nước Pháp coi những trận đánh đang tàn phá xứ Đông Dương này, không đem lại cho nước Pháp một lối thoát nào. Không thể có hi vọng nào nói lên là các dân tộc châu Á, chịu đặt mình dưới pháp luật của ngoại bang đến từ bên kia Thái Bình Dương, mặc cho bất cứ ý đồ nào của họ.

Từ ngày 15-8-1945 đến ngày 1-9-1966, 21 năm đã trôi qua, Đờ Gôn tại sao không công khai công bố là những người phương Tây không thể ấp đặt lâu ngày sự đè nén của họ lên người châu Á. Làm thế nào và tại sao không nhắc lại lời than của Pie Métxmơ ở trang cuối của chương nói về sự can thiệp ban đầu của nước Pháp vào Đông Dương trong những năm 1945-1947: “Thật là một sự lộn xộn”.

Năm 1945, với phong cách của một con người Á Đông day dạn, Hồ Chí Minh đã một lần nói với những người Pháp (hầu hết là những người thiếu tin tưởng vào ông): Khi nào tôi giết chết một người của ông, ông sẽ giết của tôi 10 người, nhưng cuối cùng ông sẽ bị mệt lả.


(1)OTASE: Tổ chức Hiệp nước phòng thủ Đông - Nam Á.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 07:53:12 am »

ĐỜ GÔN VÀ CÂU CHUYỆN BUĐAREN

Năm 1966: đánh dấu mở màn một câu chuyện kì lạ, đó là sự đại xá với Gioócgiơ Buđaren (Georges Boudarel). Ông Yves Daoudal giải thích:

Năm 1966, khi thảo luận về dự thảo luật đại xá với chiến tranh Angiêri hai vị dân biểu cộng sản, ông Guy Đuycôlônê (Guy ucoloné) và ông Rôbe Bolangiê (Robert Bolanger), đã đạt đến kết quả là thông qua một đạo luật song song về việc những đối tương hay hình phạm có liên quan đến những vụ nổi loạn ở Việt Nam và trước nữa cho đến ngày 1-10-1957 sẽ được đại xá. Đây là một trong những hành động thông đồng giữa Đờ Gôn và người cộng sản (luật ban hành ngày 18-6-1966).

Ông Bộ trưởng Tư pháp Giăng Phơyê (Jean Foyer), đã biết đơn đề nghị của phía Đảng Cộng sản từ tháng 6, nhưng ông không nói gì. Tất nhiên, tướng Đờ Gôn cũng vậy
(1)

Vừa đến Pari, Gioócgiơ Buđaren cấp tốc tìm đến một luật sư cộng sản, Matarrxo (Matarrasso), để kiểm tra xem ông có được hưởng đại xá hay không? Mâtrraxơ đến Bộ Tư pháp sau đấy đã làm yên lòng Buđaren. Luật đại xá được áp dụng cho trường hợp của ông ấy. Ông được có người giới thiệu bộ luật. Nhưng vì ông trở về, và vẫn chưa hoàn thành phần nghĩa vụ quân sự, một cách tự nhiện, quân đội sẽ có sự hỏi han. Cũng chính ông Luật sư Mataraxo, đã thu xếp bằng cách gặp và can thiệp với Bộ Quốc phòng, mà Pie Métxmơ làm Bộ trưởng.

Được đại xá và được giải ngũ, anh chàng Buđaren được quan tâm của những người bạn của ông - người ta cho ông một việc làm ở báo “L’humanité” (Nhân đạo).


Con người này là ai? Người mà các chiến binh đoàn quân viễn chinh nguyền rủa? Hãy xem qua, những việc mà Yves Daoudal kể lại:

“Sinh vào tháng 12-1926 ở Xanh Êchiên (St. Étienne) trong một gia đình theo đạo Giatô. Đậu Bắc Philô, ông nghĩ đến làm một mục sư, ông thay đổi ý kiến và năm 1946, ông nhận một thẻ của Đảng Cộng sản - được phòng thuộc địa của Đảng cử sang Đông Dương. Tháng 4-1948, ông đến Sài Gòn, ở đây ông cùng các chiến sĩ của Hội nghiên cứu mácxít, hưởng những thú vui như thuốc phiện, rượu, giá. Một chủ nhiệm khoa phát hiện ra ông, chuyển ông lên Lycée Đà Lạt, ở đây ông được cảm tình của mọi người. Bị điều đi Viêng Chăn, trưởng Lycée loại trừ ông vào cuối năm học sau. Tháng 8-1950, người ta thấy ông ở Sài Gòn. Ngày 16-12, khi Đờ Lát qua Việt Nam, ông chạy sang phía Việt Minh; tổ chức này giao cho ông trách nhiệm phụ trách bộ phận phát thanh bằng tiếng Pháp ở đài “Tiếng nói Sài Gòn - Chợ Lớn tự do”.

Tháng 6-1952, Ủy ban điều hành phân công ông ra Bắc để phụ trách công tác tuyên truyền vận động cho hòa bình… bên cạnh các tù binh chiến tranh người Pháp, mà phía Việt Minh muốn dùng làm công cụ tuyên truyền, phóng thích để tạo điều kiện dễ dàng cho đến khi kết thúc chiến tranh.

Ông phải mất sáu tháng mới ra đến vùng tự do ở chiến khu Việt Bắc, ở vùng Hà Giang - và cuối tháng 1-1953, ông được bổ nhiệm, chính trị viên trại 113 - Trên đường đi nhận chức, ông dừng chân ở trại 115, găp một người Marốc mà phía Việt Minh đã mời từ Marốc sang để làm việc chuyên về những tù binh gốc Bắc Phi. Ngày 7-2, Buđaren nắm trong tay trại 113 và bắt đầu áp dụng với đồng bào anh những biện pháp hà khắc: làm sỉ nhục con người bằng cách giam đói, hạn chế sự chăm sóc, bắt lao động cực nhọc, chịu cực hình nếu bị bắt bỏ trốn, nhồi sọ chính trị, kí vào những bản tuyên bố gây sự ganh đua, sự tố giác lẫn nhau giữa các tù nhân để mong được khoan hồng, và để được thả ra trước thời hạn. Đầu tháng 1-1954, trại của ông biến mất, ông đưa những người sống sót khỏi trại 122. Một trong những người còn sống sót của trại 113 kể lại:

“Trong số 320 người mà tôi biết lúc tôi đến, 80% đã bị chết vì điều kiện khó khăn của cuộc sống”. Theo sự giới thiệu của Giắccơ Đuyclô (Jacques Duclos), ông được kết nạp vào Hội những người trí thức của Đảng Cộng sản Đông Dương, và ông tiếp tục làm công tác tuyên truyền. Buổi phát thanh đầu tiên của ông bằng tiếng Pháp ở Đài Tiếng nói Việt Nam được phát đi ngày 13-3-1954.

Ông chủ trương chiến tranh theo lối cực đoan, những thỏa ước của Hội nghị Giơnevơ làm ông thất vọng nhưng cũng tạo cho ông điều kiện trở lại Hà Nội trong hàng ngũ anh bộ đội Cụ Hồ.

- Từ năm 1954 đến năm 1963 ông làm việc ở Đài Phát thanh, viết nhiều bài báo, xuất bản nhiều bản dịch những cốt chuyện về Việt Nam. Khi những quan điểm mácxít xâm nhập vào Việt Nam, ông không thích. Với sự giúp đỡ của Gátxtô Plixonnie (Gaston - Plissonnier), tháng 5-1964, ông trở về Prraha và ở đây ông giữ chức biên tập viên tiếng Pháp của tờ báo Liên đoàn công nhân thế giới. Sau một thời gian ông chán nản và xin PCF(2) cho ông được về Pháp. Nhờ có bộ luật ban hành năm 1966, ông được phép trở lại Pari. Tổ chức SDECE không lúc nào quên theo dõi ông, chính quyền không quên chặng đường ông đã đi qua.

Năm 1968, nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè, người quen biết, ông chuẩn bị luận án ở vòng 3 của CNRC(3), ông đạt kết quả tốt và trở thành giáo sư, năm 1970 ở trường Đại học Pari VII, và năm 1980, Giám đốc Nhà xuất bản Inforaise(4) liên kết với CCFD.

Vài năm sau để chuẩn bị nghỉ hưu, ông xin áp dụng luật năm 1982, công nhận thời gian làm việc của ông bắt đầu từ ngày 19-12-1950 đến ngày 30-9-1967, trong đó chú thích thời gian 1951-1954 “đi nghiên cứu ở Viễn Đông” và từ năm 1955 đến năm 1958 “giáo sư tiếng Pháp ở Trường Sư phạm Hà Nội”. Đơn xin sắp được thông qua, thì ngày 13-2-1991, Giăng Giắccơ Bơclê (Jean-Jacques Beucler) cựu tù binh Việt Minh và là cựu bộ trưởng, vạch mặt ông sau một cuộc Hội đàm ở thượng nghị viện, đến nỗi ông Liônen Giôxpanh (Lionel Jospin) Bộ trưởng Bộ Giáo dục lúc bấy giờ phải giải thích trước Thượng nghị viện là ông chia sẻ sự chê bai bày tỏ bởi những ai đã bị chấn động khi phát hiện quá trình của Buđaren. Quá trình nhập ngũ, quá trình công tác, những bước thăng chức, những chế độ là người giảng dạy tìm tòi của ông, đều xuất phát từ sự nỗ lực phấn đấu của bản thân.

Vài tháng sau (vào tháng 12) ở tuổi 65, ông chính trị viên của trại tù binh 113 theo pháp luật được hưởng các quyền lợi về chế độ hưu trí. Bộ luật ngày 18-6-1966 đã bảo vệ ông, ông được thừa hưởng trong 12 năm.


(1)Hôm trước khi Đờ Gôn tiến hành công du 10 ngày qua Mátxcơva, để kí một hiệp ước hợp tác trên lĩnh vực không gian. Trong chuyến đi này ông tuyên bố nước Nga là một người bạn truyền thống: “Với nước này sự hiểu biết lẫn nhau và sự cộng tác lẫn nhau và một vấn đề tất yếu, bình thường”. Trong những năm 1941-1942, ông coi cựu đế chế của Nga hoàng, trá hình thành chủ nghĩa cộng sản, mặc dù có Xtalin, là một đối tác thích hợp. Không như Xanh Pie và Mikơlông (Saint  Pierre et Miquelon) bàn cãi với chúng ta về Đông Dương, Xyri, Angiê và Mađagátxca.
(2)PCF: Parti communiste francais - Đảng Cộng sản Pháp.
(3)CNRC: Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia.
(4)Inforáie; Thông tin Á châu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 07:57:06 am »

25
SỰ THƯƠNG NHỚ CÙNG LUYẾN TIẾC
Xứ Đông Dương đã bị cực hình một cách vô ích

Từ chủ quyền của Pháp quốc, nay còn lại là cái gì?

Là những cái mà người ta còn nhìn thấy: đó là Viện Pátxtơ (Pasteur), cầu Long Biên, nhà ga Đà lạt, gần giống nhà ga Đôvin (Deuville), nhà bưu điện lớn của Sài Gòn, do ông Banta (Baltard) xây dựng, tượng Yersin ở Nha Trang và nấm mồ của ông luôn đầy hoa, đường sắt Bắc - Nam, một số nhà công sở, những trường Lycée, những biệt thự và vài con đường còn mang tên: Calmette, Pasteur, Yersin và có thể còn loại bánh mỳ que, và những hộp pho mát “Con bò cười” nằm trên các cửa hàng…

Đi dọc theo Đường số 4, nơi đã xảy ra những trận đánh tháng 10-1950, Pie Amôđông (Pierre Amodon)(1) kể:

“Chúng ta có thể có những cuộc gặp gỡ cảm động. Các cháu nhỏ, luôn đông đúc, bồng bột. Với một số gia đình mến khách và nhân đức, họ tặng cái tối thiểu mà họ có: một bát cơm, một ít rau cho lữ khách qua đường… Chúng ta qua một số vùng vịnh Hạ Long trên cạn: những mỏm núi đã lởm chởm mọc như nấm giữa đồng “nước đất” như những rặng đá”.

Ở đây tất cả đều như chìm trong yên lặng, không có một tiếng động do máy móc nào, làm cho nó bị xôn xao. Đời sống nông thôn miền núi diễn ra: Các cô gái Nùng, trong bộ quần áo chàm, đi từng bước, nhịp nhàng, nhưng nhanh nhẹn, trên vai các đòn gánh giữ cân bằng cặp thúng nặng kịt. Chúng ta gặp một số cụ già, một số cụ ông, cụ bà đáng kính, đáng nể, đang sống trong thôn xóm mà tổ tiên để lại…

Về phía nước Pháp, đối với những người là dân sự, hay là quân sự ở Đông Dương, những ý nghĩ buồn man mác luôn đọng trong tâm trí, thêm vào là sự hối hận chợt đến bởi sự thất bại của một cuộc gặp gỡ bất hạnh của nước Pháp và ba nước Đông Dương. Tâm lí này đến với ai đã từng chịu khổ cực và biết sự tù đày. Đô đốc Bécna Clôdơ (Bernard Klotz) người bị pháo cao xạ Việt Minh bắn rơi ngày 24-4-1954 trên vùng trời Điện Biên Phủ, trong chiếc phi cơ Hellcat, đã cùng bao bạn khác, chứng minh cho điều đó(2).

Trong cuộc hội thảo Tướng Đờ Gôn và Đông Dương, tiến hành tháng 2-1981, quan toàn quyền Hăngri Lôrăngti đã trả lời cho Gianbe Pilơn như sau:

Ginbe Pilơn: Chúng ta đang đặt ra một vấn đề và đi thẳng vào vấn đề thuộc địa, tôi tự đặt cho mình như là luật sư bào chữa: Có phải lúc ấy là thời điểm tốt cho các nước Đông Dương có quyền được độc lập?”.

Hăngri Lôrăngti: Vâng, vậng - đó là đúng lúc và chứng tỏ là Đờ Gôn không biết điều ấy.

Ginbe Pilơn: Vậy theo ý ngài, ai đã làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của tướng Đờ Gôn.

Hăngri Lôrăngti: Tướng Đờ Gôn tự quyết định lấy mình và tự mình quyết định hết thảy.

Ginbe Pilơn: Ngài có nghĩ là từ năm 1945, chưa có nói đến vấn đề giải phóng thuộc địa?

Hăngri Lôrăngti: Chỉ nói có mức độ, chữ tự do, độc lập, tự trị và những gì mà người ta muốn, nhưng cũng chỉ nói đến mực độ đến thế… Chưa nói đến trình độ là trả lại đất nước cho những người bị đô hộ…

Ngày hôm nay, chúng ta phải thấy nhục nhã để nhận thấy là những cái đinh để dùng treo các dân tộc xứ đông Dương, và các chiến binh của đạo quân viễn chinh lến thánh giá, đều được rèn đúc ngay ở Pháp trong năm 1945.

Trong vòng ba thế kỉ quan hệ thăng trầm, có lúc ưu ái của ba nước Đông Dương với nước Pháp, có nhiều khuôn mặt xuất hiện: nhưng tính từ đầu đến cuối câu chuyện chỉ có hai con người để lại những tình cảm vừa buồn, vừa cay đắng đó là khuôn mặt của Pinhô đờ Béhen (Mgr Pigneaux de Béhaine), con người hiểu biết về Việt Nam nhưng lại không giúp được gì. Khuôn mặt thứ hai của Đờ Gôn, con người có thể giúp được, nhưng lại không hiểu gì về đất nước này.

Đã có luc các dân tộc hải ngoại, được kêu gọi viện trợ cho mẫu quốc như trong những năm 1914-1918 và 1930-1945. Trở lại họ mong đợi sự giúp đỡ và sự hiểu biết hé ra trong bài diễn văn đọc tháng 1-1944 ở Bradavin (Brazzaville), hỏi người anh hùng 18-6. Con người này, sau khi đại chiến thế giới chấm dứt, đã trở lại nói những lời coa cả, nhưng ý nghĩa của nó lại trở nên quá ngắn ngủi.

Ông đã không chịu dành thời giờ, không chịu nghe những ý kiến sáng suốt để giải quyết trôi chảy một vấn đề tế nhị, vấn đề Viễn Đông. Những sai lầm ngoài sức tưởng tượng của ông là nguồn gốc của những chết chóc vô nghĩa đối với hàng ngàn đồng bào ta, cũng như những đau thương vô bờ bến của các dân tộc Đông Dương; các dân tộc ngày nay vĩnh viễn xa rời nước Pháp. Trước đây, Đờ Gôn không bao giờ thừa nhận trách nhiệm của mình trong cuộc chiến tranh Đông Duông. Sau 12 năm, lịch sử đã kéo ông trở lại. Năm 1958, khi trở lại công tác, ông phải trực diện với châu Phi đương theo đuổi sự mong giành lại độc lập dân tộc, ông đã phải thay đổi quyết tâm, quyết tâm ấy đã hun đúc lên từ sau cái ngưỡng của Việt Nam.

Pari, ngày 8-9-2003.


(1)Đọc bài L’ancienne RC4 (Đường số 4 năm xưa) của Tạp chí “Enfants du Mékong” (những đứa con của sông Mê Kông), tháng 1-2003.
(2)Một bằng chứng bộc lộ ra trong buổi phát sóng FR3 ngày 9-11-1996 trong mục “Les mercredis de l’histoire”, dưới tên là “Sự bối rối và sự bỏ quên”. Năm 1954, ông là trung úy hải quân…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 07:58:18 am »

PHỤ LỤC

LỜI TUYÊN BỐ CỦA TƯỚNG ĐỜ GÔN
Bradavin ngày 8-12-1943

Việc tiến hành chiến tranh và sự chiếm đóng những vùng đất tự do ở Viễn Đông và ở Thái Bình Dương của quân đội Nhật từ năm 1940 đã đè lên đầu xứ Đông Dương. Không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào từ ngoài vào, không nhận được sự giúp đỡ cần thiết của các nước Đồng minh lúc ấy chưa thật đoàn kết và có tổ chức tốt, Xứ Đông Duông phải bắt buộc, sau một vài lần kháng cự một cách anh dũng, nhưng vô vọng, chịu làm những yêu sách của quân thù, phải nhường cho Thái Lan, lúc ấy là Đồng minh của Nhật: tỉnh Báttambang, Xiêm Riệp và Sisophong, và bờ bên phải của nước Lào dọc theo sông Mê Kông. Quy chế kiểm soát của quân Nhật trên xứ Bắc Kỳ, sự xâm nhập lần lượt của quân Nhật trên toàn cõi Đông Dương.

Trước những hành động xâm lăng và bạo lực, nước Pháp tự do chưa bao giờ chịu khuất phục. Ngày 8-12, Ủy ban kháng chiến quốc gia Pháp ra tuyên bố đang ở tình trạng chiến tranh với Nhật, ngay ngày hôm sau, khi Nhật tấn công Trân Châu cảng. Nước Pháp đã trân trọng bác bỏ tất cả những hành động, những nhân nhượng mặc cho nó có làm hại đến quyền lợi và quyền hạn của minh. Luôn gắn bó với nước Mỹ, luôn bên cạnh nước Mỹ, nước Pháp đã chiến đấu cho đến ngày chiến thắng kẻ xâm lược, và cho đến ngày giải phóng được toàn Liên bang Đông Dương.

Nước Pháp, luôn nhớ đến tinh thần cao cả, sự thẳng thắn của các vị hoàng đế trị vì các xứ thuộc Đông Dương, luôn nhớ đến lòng tự tôn và cương trực của các dân tộc Đông Dương, luôn nhớ đến lòng trung thành và sự gắn bó của họ với cộng đồng người Pháp. Đối với các dân tộc đã biểu hiện tinh thần quốc gia cộng với tinh thần trách nhiệm chính trị, nước Pháp chủ trương ban hành, trong cộng đồng dân tộc Pháp, một quy chế chính trị mới, nằm trong tổ chức Liên bang, về nền độc lập cho các nước thuộc Liên bang, nền độc lập này sẽ được ban hành và công bố.

Những ý nghĩa chính trị và rộng mở của những điều quy định, sẽ không làm mất đi nền văn minh và truyền thống của các dân tộc. Với quy chế ấy, những người Đông Dương có quyền tham gia vào các chức vụ và công việc của Đông Dương.

Tiếp theo sự thay đổi về quy chế chính trị, sẽ có một đổi mới về quy chế kinh tế của Liên bang làm căn cứ cho tổ chức quản lí kinh tế, hải quan và thuế nó sẽ giúp cho sự phát triển, sự thịnh vương của bản thân Đông Dương và cho cả các nước láng giềng.

Việc giữ quan hệ hữu nghị và thân thiện láng giềng với nước Trung Hoa dân quốc và việc phát triển làm ăn với đất nước vĩ đại này, những quan hệ văn hóa, quan hệ kinh tế, sẽ giúp cho Đông Dươngcó một tương lai vững chắc và thịnh vương.

Bởi vậy, nước Pháp mong muốn, theo đuổi, với sự cộng tác bình đẳng và thân thiện của các dân tộc Đông Dương hoàn thành sứ mệnh mà nó phải đảm nhận trên bờ Thái Bình Dương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 07:59:04 am »

LỜI TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH PHỦ LÂM THỜI
NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP
Ngày 24-3-1945, liên quan đến Đông Dương

Chính phủ nước Cộng hòa Pháp muốn kêu gọi Đông Dương luôn đóng một vai trò đặc biệt trong tổ chức cộng đồng của nước Pháp. Và được hưởng một nền độc lập thích hợp với trình độ phát triển và khả năng tiếp thu của nó.

Lời hứa hẹn đã được nêu lên trong bản tuyên bố ngày 8-12-1943. Đã đến lúc, những nguyên tắc có tính khái quát chung công bố ở Bradavin phải được đi vào chi tiết để thể hiện những ý định của Chính phủ:

Ngày hôm nay, xứ Đông Duông đang chiến đấu: lực lượng vũ trang gồm người Pháp và người Đông Dương (là những tinh hoa của các dân tộc Đông Dương) mà quân đội thù địch không thể coi thường, đang chứng minh tinh thần dũng cảm, đang triển khai sức mạnh của mình để đưa đến thắng lợi cho bản thân nó và cho cả cộng đồng dân tộc Pháp. Vì vậy, các xứ thuộc Đông Dương đáng được vinh dự đưa lên những vị trí xứng đáng của nó.

Được xác nhận bởi những diễn biến liên quan đến những ý định đã có, chính phủ nhận thấy có trách nhiệm định nghĩa ngay thế nào là quy chế chính trị của xứ Đông Dương sau khi nó được giải phóng khỏi ách cai trị của quân thù.

Liên bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp và một số nước khác của cộng đồng, hợp thành Liên hiệp Pháp, mà những quyền lợi đối ngoại sẽ được nước Pháp là đại diện. Xứ Đông Dương, nằm trong Liên hiệp Pháp sẽ được hưởng một nền tự do riêng của nó.

Những công dân của Liên bang Đông Dương sẽ vừa là công dân của xứ Đông Dương vừa là công dân của Liên hiệp Pháp. Với ý nghĩa ấy, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, nguồn gốc, bình đẳng trước giá trị, những công dân này được bổ nhiệm vào các chức vụ, các công việc của Liên bang, trong xứ Đông Dương, và cả trong Liên hiệp Pháp.

Những điều kiện dể Liên bang Đông Dương tham gia vào các bộ máy Liên hiệp Pháp, đồng thời những quy chế về quyền công dân của Liên hiệp Pháp  sẽ do Quốc hội quyết định.

Đông Dương sẽ có một chính phủ Liên bang riêng, do toàn quyền Đông Duông chủ trì, dưới quyền có một số bộ trưởng giúp việc. Các vị này được lựa chọn trong những người của Đông Dương, hay người Pháp ở Đông Dương - bên cạnh vị Toàn quyền có một Hội đồng cố vấn gồm những người cao cấp nhất của Liên bang. Hội đồng có trách nhiệm soạn thảo các luật pháp hay những luật lệ của Liên bang. Một Quốc hội, chúng sẽ được bầu ra trên cơ sở mỗi bang có một quốc hội riêng. Sở ban hành luật tự do bỏ phiếu thích hợp cho từng xứ của Liên bang. Ở đây, những quyền lợi của nước Pháp được có đại diện. Quốc hội sẽ ban hành các loại thuế, xác định quỹ tài chính và sẽ thảo luận các dự án về luật pháp. Những hiệp ước thương mại, hay quan hệ ngoại giao liên quân đến Liên bang Đông Dương đêu được Quốc hội xem xét đến.

Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, báo chí, hội họp, lập hội, hay nói chung là quyền tự do dân chủ sẽ là những quyền cơ bản gốc rễ của luật pháp của Liên bang Đông Dương.

Năm nước của Liên bang có những khác nhau về trình độ văn hóa, về chủng tộc, về truyền thống, phong tục, đều được tôn trọng về những đặc điểm rêng của mình nằm trong Liên bang Đông Dương.

Phủ Toàn quyền, tùy theo quyền lợi của từng thành viên, sẽ là trọng tài trung gian. Chính phủ của từng địa phương sẽ được hoàn chỉnh và đổi mới, những công sở và chức trách trong từng nước của Liên bang đều được rộng mở cho mọi công dân từng nước.

Với sự giúp đỡ của chính quốc và trong khuôn khổ hệ thống phòng thủ của Liên hiệp Pháp, Liên bang Đông Dương sẽ có tổ chức lực lượng vũ trang, vệ binh, hải quân, không quân. Các công dân Đông Dương, có quyền giữ nhữngchức vụ tương đương với chức vụ của những người đến từ chính quốc, hay từ các nơi khác của Liên hiệp Pháp. Những tiến bộ về xã hội, về văn hóa sẽ được theo dõi và thúc đẩy cùng một lúc với tiến bộ về hành chính, về chính trị.

Liên hiệp Pháp sẽ có những biện pháp để làm cho nền tiểu học được phổ cập và có hiệu nghiệm, đồng thời cho phát triển nền trung học và đại học, việc học tiếng và học truyền thông địa phương sẽ được phối hợp mật htiết với học văn hóa Pháp.

Sẽ cho ban hành một tổ chức Thanh tra lãnh đạo, độc lập và có hiệu quả. Sẽ cho phát triển tổ chức Công đoàn. Việc cải thiện đời sống, sự giáo dục xã hội và giải phóng người lao động Đông Dương sẽ luôn được chú ý.

Liên bang Đông Dương sẽ được hưởng trong Liên hiệp Pháp một quyền tự trị về kinh tế để giúp cho nó đạt đến một sự phát triển cao về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, đạt đến một sự công nghiệp hóa. Giúp cho Đông Dương có thể đương đầu với tình hình thế giới đang phát triển nhờ có tính tự trị ấy, và nối mọi quan hệ buôn bán với tất cả các nước khác. Đặc biệt với nước Trung Hoa, xứ Đông Dương, và tất cả Liên hiệp Pháp mong muốn có những quan hệ hữu nghị và chặt chẽ.

Quy chế mới của Đông Dương, như đã nêu trên sẽ được hoàn chính sau khi tham khảo những quan chức của nước Đông Dương được giải phóng.

Bởi vậy, Liên bang Đông Dương, trong quy chế bảo vệ an ninh của Liên hiệp Pháp, có quyền hưởng tự do, quyền tổ chức những đơn vị cần thiết để khai thác, phát triển các tài nguyên của nó. Nó sẽ có trong khu vực Thái Bình Dương, một vai trò riêng của nó, và chứng minh cho tất cả trong Liên hiệp Pháp, những tài năng của nó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 07:59:55 am »

HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ

Một bên là Chính phủ Cộng hòa Pháp do ông Xanhtơny (Saiteny), người thay mặt và có ủy nhiệm chính thức của Thủ sư đô đốc Đácgiăngliơ (Georges Thierry d’Argenlieu), Thượng sứ Pháp thụ nhiệm ủy quyền của Chính phủ Cộng hòa Pháp, làm đại biểu.

Một bên là Chính phủ Cộng hòa Việt Nam do Cụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc ủy viên của Hội đồng các Bộ trưởng là ông Vũ Hồng Khanh, làm đại biểu.

Hai bên đã thỏa thuận về các khoản sau này:

1. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Cộng hào là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, là một phần tử trong Liên bang Đông Dương ở trong khối Liên hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba “kỳ”, Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận, nhưng quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết.

2. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng thân thiện, tiếp đón quân đội Pháp khi nào quân đội ấy chiểu theo các hiệp định quốc tế đến thay thế quân đội Trung Hoa. Một Hiệp định phụ khoản đính theo Hiệp định sơ bộ này sẽ định rõ cách thức thi hành công việc thay thế ấy.

3. Các điều khoản kể trên sẽ được tức khắc thi hành. Sau khi kí hiệp định, hai Chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc xung đột, để giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí hiện thời và để gây một bầu không khí êm dịu cần thiết cho việc mở ngay cuộc điều đình thân thiện và thành thực. Trong cuộc điều đình ấy sẽ bàn về:

a) Những liên lạc ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài.

b) Chế độ tương lai của Đông Dương.

c) Những quyền lơi kinh tế và văn hóa của Pháp ở Việt Nam.

Các thành phố Hà Nội, Sài Gòn, Pari có thể được chọn làm nơi hội họp cuọc hội nghị.

Làm tại Hà Nội,ngày 6 tháng 3 năm 1946

HỒ CHÍ MINH      VŨ HỒNG KHANH      XANHTƠNI
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2009, 08:01:22 am »

TƯ LIỆU THAM KHẢO

ALBORD (Maurice): L’armée francaise et les Étát du Levant, CNRS, 2000.

ARGENLIEU (amỉal d’): Mémoires de guerre, Plon, 1973: Chroniqué d’Indochine, Albin Michel, 1985.

BARRÉ (Jean-Luc): Devenir de Gaulle 1939-1943, Perrin, 2003.

BAO DAI: Le Dragon d’AnnamI, Plon, 1980.

BENDÉRITTER (Médecin-Colonel): Sous le képi rouge à l’arcre d’or, Ulysse, 1990.

BOISSIEU (général de): Mémoiré, Plon, t.1: 1981, t.2: 1990.

BRÉHÉRET (Yves): Indochine 1946, Pressé de la cité, 1992.

BRUGE (Roger): Les Hommes de Dien - Bien Phu, Perrin, 1999.

CLERC (Christine): Les De Gaulle, une famille francaise, Nil, 2000.

CLÉRET (Francois): Le Cheval du roi, Les Presses du Midi, 2000.

DANSETTE (Adriel): Leclerc, Ed.J’ai lu 1995.

DECOUX (amiral): À la bare de l’Indochine, Plon 1949.

DESPUECH (Jacques): Le Trafic des paistré, Ed. Dé Deux Rives, 1953.

DESTREM (Maja): L’aventure de Leclerc, Fayrd, 1984.

FOLIN (Jacques de): Indochine, la fin d’un rêve, Perrin, 1993.

GASTON-BRETON (Tristan): Sauvez l’or de la banque de France!, Le Cherche Midi, 2002.

GAULLE (Charles de): Le Fil de l’Épée, Berger-Levrault 1932, Mémorié de guerre, t.1, Plon, 1954, Mémoires d’espoir, Plon, 1970.

GAULLE (Philippe de): Mémoires accé-soires, Plon, t.1, 1997, t.2, 2000.

GRAS (général): Histoire de la guerre d’Indochine, Plon, 1979.

GUY (Claude): En écoutant De Gaulle, Grasset, 1997.

HÉDUY (Philippe): Histoire de l’Indochine, Albi Michel, 1998.

JUNOT (Michel): Opesration “Torch”, de Fallois, 2001.

LACOUTURE (Jean): De Gaulle, Le Seuil, 1985.

MANH BICH: Le Viêt Nam crucifié 1945-1975, L’Harmattan, 2000.

MANTIENNE (Frédéric): Mgr Pigneaux de Béhaine, Archives des Missions étranèges, Ed. Églises d’Asie, 1999.

MASSU (général): Sept ans avec Leclerc, Le Rocher, 1997.

MESSMER (Pierre): Mémoires, Albin Michel, 1995.

MUS (Paul): Viêt Nam, Sociologie d’une guerre, Le Seuil, 1952.

OMNÈS (René): L’Indochine avant l’oubli, Ed. Abst, 1994.

FEDRONCINI (Guy): Leclerc et l’Indochine (témoignages suite au colloque cónacré à Leclerc en 1990), Albin Michel, 1992.

PILLEUL (Gibert): Le général de Gaulle et l’Indochine (Colloque de I’íntitut Charles de Gaulle, 20-21 février 1981), Plon, 1982.

PIREY (de, Charles-Henry): Le Route Morte, RC4 1950, Indo éditions, 2002.

SAINTENY (jean): Historie d’une paix manquée, Fayard, 1967.

STIEN (Louis): Les soldát oubliés, Albin Miche, 1993.

TRAVERS (Sussan): Tant que dure le jour, Plon, 2001.

ARTICLES ET DOCUMENTS

BLAIZOT (général): Notes journalières 1939-1949, Service historique de L’Armée de Terre, Vincennes.

BRIEUX (Eugène): Quelqué réflẽions sur l’Indochine, in Les grands dossiers de l’Illútration/L’Indochine, rédition: Le Livre de Paris, 1995.

HANTZ (médecin-colonel): Les antennes chiurrgicales à Dien Bien Phu, Revue La Côhrte, no170, novembre 2002.

FORONDA (Francois): Le dernier moine-soldat: l’amiral d’Argenlieu, Revue historique des Armée no4, 1996.

SAINT-MILEUX (André): De l’amiral Decoux à l’amiral d’Argenlieui, cònfécrence proncée le 6 février 1998 devant l’Académie des Sciences d’Outre-Mer.

Hommage à Jean Sainteny, Revue de l’institut Charles de Gaulle, no24, Plon, 1978.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2009, 08:09:59 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM