Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:39:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương  (Đọc 31104 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 07:35:40 am »

Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia
Năm xuất bản:2008
Số hóa: macbupda

QUATREPOINT

SỰ MÙ QUÁNG CỦA TƯỚNG ĐỜ GÔN
ĐỐI VỚI CUỘC CHIẾN Ở ĐÔNG DƯƠNG

Người dịch: ĐẶNG VĂN VIỆT

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nước Pháp rơi vào tình trạng suy sụp, kiệt quệ. Năm 1945, Đờ Gôn - người đứng đầu Chính phủ Pháp đóng ở Angiêri và Chính phủ lâm thời Pháp ở Pari những năm 1944-1946 - chủ trương chiếm lại Đông Dương, với ảo tưởng gây chiến thắng vang dội, dễ dàng ở các thuộc địa, trong đó có Đông Dương để kích thích sự phục hưng của nước Pháp. Kết cục là, Đờ Gôn đã phạm sai lầm: Những trận đánh tàn phá xứ Đông Dương, trong đó có Việt Nam đã không đem lại cho nước Pháp một lối thoát nào, ngoài sự thù hằn, sự tàn phá ngày càng tăng. Những sai lầm ngoài sức tưởng tượng của Đờ Gôn là nguồn gốc của những chết chóc vô nghĩa đối với hàng ngàn đồng bào của ông cũng như những đau thương vô bờ bến của các dân tộc Đông Dương.

Sau thất bại đau đớn tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp bàn giao chiến trường Đông Dương cho Mỹ, mời Mỹ vào. Mỹ nhảy vào thay thế Pháp là tất yếu. Chiến trường là không tránh khỏi. Nhưng, thực dân Pháp và cả đế quốc Mỹ nếu có phần am hiểu về lịch sử và truyền thống của dân tộc Việt Nam, thì đã có thể không phiêu lưu, mạo hiểm, đi đến những thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy.

Để giúp bạn đọc có thêm tư liệu về cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương (Sách ham khảo) của tác giả, đại tá Pie Catrờpoanh, một con người yêu thích lịch sử. Với nguồn tư liệu phong phú, tác giả đã đứng về lẽ phải, đưa ra những sự thực đau lòng, dám giữa ban ngày phê phán những sai lầm của Đờ Gôn, buộc tội Đờ Gôn, một thời là cứu tinh của nước Pháp. Tuy còn có những phân tích, nhận định chưa thật đầy đủ; có sự khác biệt nhất định về quan điểm với chúng ta, song tác giả đã đưa ra ánh sáng, với tinh thần hết sức khách quan về nguồn gốc của cuộc chiến tranh và những hậu quả của nó, đồng thời là sự thức tỉnh cần thiết cho những ai còn ảo tưởng nghĩ rằng: Cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ suốt 30 năm của dân tộc Việt Nam là có thể tránh được.

Cuốn sách do ông Đặng Văn Việt, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174, chủ lực Cao - Bắc - Lạng, người đã từng tham gia nhiều trận đánh trên Mặt trận đường số 4 rực lửa, lược dịch.

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 5 năm 2008
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 07:42:48 am »

LỜI TỰA

Pie Catrờpoanh (Pierre Quatreponit), thời kỳ 1940-1945, là một thanh niên yêu nước, yêu thích binh nghiệp, đã trở thành một sĩ quan của trường Xanh - Xia (Saint - Cyr) trong thời gian xảy ra trận đánh Điện Biên Phủ (1954). Không được tham gia chiến tranh Đông Dương, nhưng Catròpoanh rất quan tâm đến những gì xảy ra nơi đây.

Hòa bình đến, sau một chuyến đi Việt Nam về, Catrờpoanh nảy ra ý nghĩ tại sao nước Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đang ở trong tình trạng suy sụp kiệt quệ, lại để xảy ra một cuộc chiến tranh kéo dài chín năm, với một dân tộc có bề dày lịch sử lâu đời có khi còn lâu hơn thời gian lịch sử của nước Pháp, một dân tộc có truyền thống yêu độc lập, yêu tự do, hòa bình, hữu nghị, có sức sống mãnh liệt, có tinh thần đấu tranh liên tục giành quyền sống của mình, để rồi đi đến kết quả là mất xứ Đông Dương, một mất mát tuyệt đối: cả về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao.

Catrờpoanh suy nghĩ đã đến lúc phải đưa ra ánh sáng nhiều vấn đề mà giới báo chí, giới chính trị thường né tránh nói đến. Ông đã sưu tầm tư liệu và viết cuốn: Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương.

Mở đầu cuốn sách Catrờpoanh nói đến đặc điểm của đất nước và con người Việt Nam. Ông nói đến đường đi nước bước sự xâm nhập của nước Pháp vào Đông Dương từ thế kỉ thứ XIX như thế nào - “Đạo đi trước, quân theo sau”.

Thông qua cuốn sách, tác giả đã cho chúng ta thấy một số sai lầm lớn của Đờ Gôn (De Gaulle).

1. Quên bài học

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, rút ta bài học cay đắng mà nhân dân Pháp đã phải chịu đựng dưới thời phát xít Đức chiếm đóng, đúng ra Đờ Gôn phải buông tha các thuộc địa, trả lại độc lập, tự do. Trái lại, ông đã chủ trương trở lại, và lập lại chủ quyền của nước Pháp trên các thuộc địa, trong đó có Đông Dương.

Đằng sau Đờ Gôn còn có những trùm tư sản thuộc địa, họ không muốn bỏ rơi món mồi béo bở cũ: đồn điền, hầm mỏ, nhà máy…

2. Sai lầm trong dùng người

Đờ Gôn đặt tin tưởng tuyệt đối vào Đácgiănliơ (d’Argenlieu) một thày tu trở thành Đô đốc, một con người chủ quan, kém sáng suốt, tham chức, tham quyền không có kinh nghiệm chiến tranh thuộc địa, lại làm Cao ủy, kiêm Tổng tư lệnh.

Cùng một lúc Đờ Gôn phái Lơcléc (Leclerc) làm chỉ huy quân sự, nhưng chỉ còn nắm bộ binh; đặt một tướng 4 sao dày dạn kinh nghiệm dưới một đô đốc 2 sao, hữu dũng vô mưu; mâu thuẫn giữa Lơcléc và Đácgiăngliơ về chiến lược, sách lược không dung hòa được, cuối cùng Lơcléc phải ra đi.

Blaido (Blaizot) và Xabachiê (Sabatier) là hai đại tướng có kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh Đông Dương, vì không ăn cánh, Đờ Gôn cho thải hồi bằng những lời lẽ bóng bảy để về Pháp, ngồi chơi xơi nước trong Hội đồng Quốc phòng chờ ngày về hưu.

3. Sai lầm về bảo thủ, không lắng nghe lẽ phải

- Nếu ý kiến của Lơcléc được chấp nhận, chiến tranh đã không xảy ra.

- Nếu nghe lời khuyên của Mubaten (Mountbatten), Tổng chỉ huy quân đội Đồng minh ở Viễn Đông - Trong khi thế giới đang có xu hướng phi thực dân hóa, thì Đông Dương là xứ đang nằm ở giữa, vẫn bị trở lại chế độ thuộc địa. Nước Pháp ở xa cách 12.000km lại với một lực lượng nhỏ bé, trở lại xam lược là một phiêu lưu khó thành công - đã không có chiến tranh Việt - Pháp và cả chiến tranh Việt - Mỹ.

4. Sai lầm về bỏ lỡ những thời cơ lập lại hòa bình

Sau chiến bại ở biên giới Việt Nam năm 1950, nếu Pháp thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu) đã kề vai sát cánh với Việt Nam, thế và lực đã thay đổi, nếu lúc ấy đặt vấn đề hòa bình thương lượng, thì phía Pháp còn cứu vãn được nhiều quyền lợi; sau Điện Biên Phủ nếu Pháp biết chịu nhân nhượng thì quyền lợi nước Pháp còn ít nhiều được cứ vãn. Rước Mỹ vào thay thế để đi đến thất bại, Mỹ mất hết và Pháp cũng mất hết.

5. Sai lầm về hối cải muộn màng

Từ năm 1945, Đờ Gôn chủ trương chiếm lại Đông Dương bằng bạo lực, mãi đến năm1966, tại Phnôm Pênh sau 20 năm mới hồi tỉnh, ông tuyên bố: Chiến tranh ở Việt Nam là không thể thắng được. Ông khuyên Mỹ nên ngừng cuộc chiến ở Đông Dương.

Một hối cải muộn màng, Mỹ phải trả giá, hơn 58.000 lính Mỹ tử trận, hàng triệu người Việt Nam bị hi sinh.

6. Sai lầm về văn sử

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đờ Gôn có ảo tưởng gây những chiến thắng vang dội và dễ dàng ở các thuộc địa để kích thích sự phục hưng của nước Pháp đang bị kiệt quệ, suy sụp.

Nhưng thời thế đã thay đổi, đến năm 1945, nước Việt Nam đã qua gần 100 năm bị Pháp đô hộ. Một phần nền văn hóa phương Tây đã xâm nhập vào đời sống người dân Việt Nam. Các nhà lãnh đạo cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam: Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,… phải chăng là những người đã tiếp thu nền văn hóa văn minh Tây phương, nay họ lại biết kết hợp thêm với nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, nên đã đưa cuộc chiến tranh đi đến thành công. Việt Nam đã trải qua 20 lần bị xâm lược, 20 lần đã tự giải phóng, không bị thôn tính, không bị đồng hóa, không bị tiêu diệt, vẫn giữ được trọn vẹn lãnh thổ, nền văn hóa của mình.

Với truyền thống đó, trước sau, Pháp rồi Mỹ đều bị đuổi ra khỏi đất nước Việt Nam.

Pháp và cả Mỹ, nếu có phần am hiểu về lịch sử và truyền thống của dân tộc Việt Nam, thì đã có thể không phiêu lưu mạo hiểm, đi đến những thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh Đông Dương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 07:53:02 am »

*
*   *

Cuốn sách Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương có thể thức tỉnh một số người, về một số nhận thức chính trị:

1. Có người nói: “Chiến tranh chống Pháp là không cần thiết cứu ngồi mà đợi cũng có độc lập”. Catrờpoanh đã cho ta thấy ý đồ xâm lược của Đờ Gôn, của thực dân Pháp ngay từ năm 1945, mặc dù phía ta có kiên trì hòa hoãn, kiên trì thương lượng hòa bình, Pháp vẫn không buông tha, chiến tranh là không thể tránh khỏi. Với ai muốn trở lại đời nô lệ, mà không hiểu điều này.

2. Có người nói: cuộc chiến tranh chống Pháp đã đành, còn chiến tranh chống Mỹ là sai lầm, là một nội chiến, là “nồi da nấu thịt”. Catrờpoanh đã cho ta thấy rõ sau thất bại ở Điện Biên Phủ, lập tức Pháp bàn giao chiến trường Đông Dương, mời Mỹ thay thế; Mỹ nhảy vào thay thế Pháp là tất yếu, chiến tranh là không tránh khỏi.

Đế quốc Pháp và Mỹ giống nhau ở chỗ: đánh giá thấp tinh thần chịu đựng gian khổ, dám hi sinh và lòng yêu quê hương, đất nước của ngời Việt Nam; đánh giá thấp vai trò và khả năng lãnh đạo của lánh tụ và Đảng lãnh đạo; sở dĩ lãnh tụ Hồ Chí Minh làm nên được việc lớn, là nhờ biết dựa vào tiềm năng và trí thông minh của dân tộc Việt Nam, biết tập hợp mọi lực lượng đứng lên cứu nước.

3. Qua đọc Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương giúp ta thấy rõ:

- Nguồn gốc chiến tranh nhiều khi bắt nguồn từ một ảo tưởng, từ một tính toán sai lầm của một số người lãnh đạo quân sự, chính trị cấp cao.

- Rõ ràng là, nếu Đờ Gôn không phạm vào “mù quáng”, thì chiến tranh đã không xảy ra.

- Rõ ráng là nguồn gốc chiến tranh không pahỉ là do các sĩ quan cấp thấp lại không phải là các binh sĩ; hàng vạn binh sĩ theo mệnh lệnh, theo những luận điệu lừa phỉnh, lao vào một cuộc chiến, chém giết mà có khi họ không hay biết đối thủ trước mắt của họ là ai.

Nhân dân Pháp và nhân dân Việt Nam vốn không có hằn thù với nhau, không có lí do gì nhân dân hai nước lại đâm chém nhau.

Điều mà nhân dân Việt Nam không muốn, đó là chủ nghĩa đế quốc xâm lược (dù là thực dân Pháp, dù là đế quốc Mỹ…). Dân tộc Việt Nam luôn giữ tình hữu nghị với nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, và các dân tộc trên thế giới.

Cuốn sách Sự mù quáng của tướng Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương của Catrờpoanh đã giúp cho chúng ta nhiều phát hiện mới, nhiều thông tin mới, lấy ra từ kho tư liệu của của nước Pháp, từ những lời kể lại, qua những tư liệu, sách, ghi lại của những nhân chứng lịch sử.

Tác giả không những chịu khó sưu tầm mà còn dũng cảm đưa ra những sự thực đau lòng, dám giữa ban ngày phê phán những sai lầm, buộc tội Đờ Gôn, một thời là cứu tinh của nước Pháp, là một thần tượng của cả nước Pháp, dám đứng về lẽ phải mà phân tích và phê phán lịch sử.

Tôi thành thực cảm ơn Đại tá Catrờpoanh đã viết nên một tác phẩm có giá trị với nhiều tư liệu, nhiều ý nghĩa thú vị. Một sự thức tỉnh cần thiết cho những ai còn ảo tưởng nghĩ rằng: “Cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ suốt 30 năm của Việt Nam là có thể tránh được”.

Tôi xin trận trọng giới thiệu cuốn sách Sự mù quáng của tương Đờ Gôn đối với cuộc chiến ở Đông Dương đến toàn thể bạn đọc trong nước, ngoài nước cùng những ai yêu sự thật, yêu lịch sử.

Hà Nội, tháng 6 năm 2006
ĐẶNG VĂN VIỆT
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 07:56:57 am »

LỜI NÓI ĐẦU

“Lịch sử không chỉ đem lại những hồi ức,
Nhưng điều quan trọng hơn là cả sự phê phán”

BRONISLAW GEREMER

Cũng giống như các gia đình khác nằm trong vùng chiếm đóng hồi 1940-1942, gia đình tôi, bố không còn nữa, hằng ngày vẫn nghe trộm “Tiếng Pháp tự do” qua đài Luân Đôn, trong khi ấy trong nhà, vẫn có mặt một sĩ quan Đức, ở căn căn buồng trưng dụng

Trong những năm 50 của thế kỷ XX, đáp lời gọi đi vào binh nghiệp để chuẩn bị sang Đông Dương phục vụ chiến đấu, tôi đã xin gia nhập trường Xanh - Xia (Saint - Cyr). Trong thời gian xảy ra trận đánh Điện Biên Phủ. Năm tháng trôi qua, cho đến ngày gần đây, sau chuyến đi thăm Việt Nam về, những hình ảnh về đất nước này đã khiến tôi phải xem xét lại những sự kiện đã xảy ra từ năm 1945.

Trở lại dòng lịch sử, và đứng về góc độ của người “Việt Nam” tôi đã tìm ra trong vấn đề “Hòn ngọc của đế chế” những sự thực khác hẳn với những điều mà người thông thường hay chấp nhận, hay sự lãng quên quen thuộc mà cơ quan nhà nước về những sự lừa dối.

ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI ĐƯA RA ÁNH SÁNG

Sáu mươi năm đã qua là thời gian đủ để cho phép những sử gia công bố những tìm tòi của họ, để những người đương thời viết về những hồi kí của mình. Việc đọc những tư liệu, việc quan sát nước Việt Nam hiện nay, việc trò chuyện với các cựu chiến binh, việc gặp gỡ với các Việt kiều ở Pháp, cho phép tôi có thể đưa ra ánh sáng, với tinh thần hết sức khách quan về nguồn gốc của cuộc chiến tranh này, và những hậu quả của nó.

Tướng Đờ Gôn đã tự cho mình một nguyên tắc là “Không bao giờ ngồi thương lượng với kẻ thù, khi chưa ở tư thế là kẻ mạnh”. Trong không khí tưng bừng ngày chiến thắng 9-5-1945(1), không ai nghĩ rằng người Việt Nam lại có thể giành lại được nền độc lập huyền thoài của đất nước họ.

Bởi vậy, ba tháng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tướng Đờ Gôn đưa nước Pháp vào một cuộc chiến tranh mà ông ta không lường hết được sự nguy hiểm và sự hão huyền của nỏ.

Đánh giá thấp đối phương, là một sai lầm không cho phép trên phạm vi chiến thuật cũng như chiến lược.

Tôi xin kính tặng những trang sau đây cho các cựu chiến binh, cho những người dân; cho những người mà tên tuổi đã được ghi vào bia đá ở nghĩa trang Phrégiuýt (Fréjus), tên các ông, các bà là người Đông Dương, hay ngời Pháp và những ai đang bị đau khổ trong tâm hồn hay thể xác về cuộc chiến tranh tàn khốc đã kéo dài 30 năm (1945-1975).

PIERRE QUATREPOINT


(1)Ngày chiến thắng phátxít Đức (B.T.)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 08:05:11 am »

1
SỰ BỐI RỐI
Sự khổ cực và sự mù quáng

Nếu chúng ta đi theo chiều dài hình chữ S của nước Việt Nam, chúng ta sẽ thấy đấ nước này có một dân tộc cần cù và tự tin, một vùng đất khó khăn và hiểm trở.

Ở phía Bắc, ta còn thấy rải rác một số lô cốt còn lại của quân Pháp, nó là những vết sẹo của cuộc chiến tranh Đông Dương.

Ở phía Nam cũng còn sót những vết tích nguy hại hơn do quân Mỹ để lại sau cuộc chiến tranh  ở Việt Nam: hàng ngàn loại dụng cụ quỷ quái mà quân đội Mỹ để lại ở căn cứ không quân Đà Nẵng, Rocket city, và những cháu nhỏ, sinh ra đãbị biến dạng dị hình một cách hủng khiếp sau những trận bom rải chất độc hóa học màu da cam, nay phải làm nghề ăn xin ở các bến phà qua sông Mê Kông. Những cái nhìn thoáng qua ấy không thể không nhắc chúng ta trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, về một quá khứ rất đau thương đó.

Một câu hỏi đến với chúng ta một cách tự nhiên: Tại sao, sau Chiến tranh thế giới thứ hai ngươi Pháp chúng ta lại có thể đi đến một ý nghĩ muốn trở lại một cách vụng về trên một mảnh đất thuộc địa, ở cách xa ta 12.000 km, có một nền văn minh lâu đời gần với chúng ta, dân tộc này luôn không ngừng đấu tranh chống chế độ thực dân.

Trong khi ấy nước Pháp đang ở trong tình trạng kiệt quệ: Nền kinh tế thì rệu rã, lực lượng quân sự thì suy yếu, bộ binh thì mệt mỏi, lực lượng hải quân, không quân thì lè tèo và thêm nữa, trong bối cảnh của lịch sử, thế giới đang đi đến một xu thế phi thực dân hóa.

Với tướng Đờ Gôn con người mà đến tuổi ngoài 50 mới ra khỏi mẫu quốc, đế chế thuộc địa đối với ông là một niềm tự hào của quốc gia, mà từ tháng 6-1940, đã trở thành mảnh đất cuối cùng của nước Pháp. Ở đấy, ông có thể tổ chức kháng chiến được. ý nghĩ này của Đờ Gôn chỉ hai tháng sau đã biến thành hiện thực. Bắt đầu từ vùng xích đạo châu Phi, thuộc địa của Pháp, ông tìm ra một nguồn nhân lực, lòng dũng cảm mà tượng trưng là tướng Lơcléc sau này, tiếp theo là vùngBắc Phi mà năm 1943, ông đã huy đọng được sức người, sức của để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ xảy ra năm 1944 ở Noócmăngđi (Normandie) và Prôvăngxơ (Provence).

Trong những vùng đất của đế chế, có một nơi xa xăm mà ông không quen biết, lại là nơi để trung thành với Vichy: đó là xứ Đông Dương. Tướng Đờ Gôn đã quan tâm đến nó vì ở nơi đây, quân đội Nhật hoàng đã đổ bộ vào từ ngày 20-6-1940. Thêm nữa, vì vị Tổng thống Rudơven của nước Mỹ năm 1942 đã viết: “Nước Pháp đã hút máu mủ đất nước này, cần phải loại ra khỏi Việt Nam sau chiến tranh”. Cuối cùng, vì ông ta muốn mang lại cho nước Pháp cái đế chế nguyên vẹn khi mới vào cuộc chiến tranh năm 1939. Cái tỉnh bảo thủ của nhà chức sắc dòng Đền (Templier), đã chứng kiến bao sự đảo điên của thế giới do chiến tranh gây nên, đã lần lượt làm nảy sinh ở ông những phản ứng có khi là những cảm hứng, những cảm xúc mơ hồ, có khi lại là những nhận tức trái ngược và rồi đi đến những thảm họa.

Sau khi đã gơi lên nhiều hiện tượng để chứng minh từ ba thế kỉ nay, đó là vấn đề sự có mặt của những người Pháp, người Âu trên đất nước Việt Nam, luôn là vấn đề phải được xem xét lại. Cuốn sách này giúp bạn đọc theo dõi một phần những suy nghĩ của tướng Đờ Gôn qua những lời tuyên bố, những quyết định của ông, xung quanh vấn đề Đông Dương trong thời gian từ năm 1940 cho đến năm 1966 khi ông đọc bài diễn văn ở Phnôm Pênh
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 08:10:33 am »

2
BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG
Và sự phát triển của dân tộc Việt Nam

Để mọi người có thể hiểu được những trang sử sau này, chúng ta cũng nên nhắc lại một cách vắn tắt một số dữ liệu về địa lí, về lịch sử, về con người của cái bao lơn nhìn ra Thái Bình Dương này.

Việt Nam nằm giữa hai nước Thái Lan và Trung Hoa, đất nước này có đặc điểm làm một địa thế hiểm trở và khoảng đất còn lại để sinh sống rất ít. Một khỏi núi lớn có độ cao từ 1500 đến 2000 mét bao trùm lên vùng Bắc Lào và vùng Bắc Bộ. Khối núi này kéo dài xuống phía nam bởi dãy Trường Sơn, ở đoạn cuối là cụm núi Plâycu và Đà Lạt, tất cả có thể đổ ra biển với một độ dốc cao. Một loạt rừng nhiệt đới, có nơi rậm rạp không tài nào xuyên qua được, bao trùm lên các dãy núi. Những dải đất dọc theo bở biển và vùng đồng bằng rộng lớn của sông Hồng, sông Mê Kông, đều chỉ là những cánh đồng trơ trụi, những đàm ruộng hoặc những đầm lầy.

Thời tiết chịu ảnh hưởng bởi chế độ gió màu, boa gồm hai loại là những cơn lốc cắt đoạn bởi những trận cuồng phong, là những nắng trời gay gắt. Nước thì lúc nào cũng có. Quan điểm gọi Tổ quốc mình là “đất nước” có nghĩa là đấtnước.

Từ thời kỳ đồ đá đã có nhiều dòng người di cư đến đây cư trú. Trong những người này, người Việt là đông hơn cả, họ biết trồng lúa nước. Ba thứ đạo: đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng hòa hợp với một thứ đạo của người Việt đó là đạo thờ tổ tiên và các thần linh. Thứ đạo này bao gồm sự thờ phụng tổ tiên, thờ các thần làng, thờ các đấng thiêng liêng. Những tế bào gia đình gắn bổ sung với nhau tập hợp lại thành những làng xã mà ông lí trưởng được dân bầu ra là người đại diện duy nhất được giao dịch với các chức sắc chính quyền nhà nước. Một điều kì lạ là dân tộc Việt Nam hấp thụ nền văn hóa Trung Hoa đã biến nó thành một tiềm thức dân tộc, một lòng yêu nước độc đáo riêng của mình và đã xây dựng nên một quốc gia được mang tên là Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam sau nhiều năm chiến đấu ác liệt, chấm dứt ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, những con người nhỏ bé nhưng dũng cảm ở hai bên bờ sông Hồng dần dần phát triển về phía Nam.

Từ đây, cuối thế kỉ thứ XVII, trên một chiều dài 1700 km, từ Bắc chí Nam, lịch sử và địa lí của nước Việt Nam đã tạo nên một dân tộc dầy dặn thuần nhất và có tổ chức. Vào thời ấy, những thủy thủ xuất phát từ Kuchi Bandar, một bến cảng lập ở Ấn Độ bởi Vasco de Gama, đã đi dọc theo bờ biển của đồng bằng sông Mê Kông, họ đặt cho hậu phương này cái tên là Kuchi-chine và sau đấy những người truyền đạo của Pháp đầu tiên đã đặt chân tới đây.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 08:24:56 am »

3
ĐÃ MỘT THỜI…
… Vua Louis XVI, Đức cha và vị Hoàng tử Nam Kỳ

Năm 1625, từ nước pháp ra đi với ý định qua Nhật để tiếp tục công việc truyền đạo của Phrăngxoa Xaviê (Francois Xavier), đức cha Alếchxăng đờ Rôđơ (Alexandre de Rohdes) không đi Nhật được, ông phải dừng chân lại ở xứ Nam Kỳ. Từ khi đặt chân lên xức này, ông bị cảm mến bởi cảnh đẹp và tiếng nói líu lo của các cô gái, ông bắt tay vào học tiếng Việt. Rất nhanh, vì nhu cầu giảng đạo, ông ghi chép âm thanh tiếng Việt qua chữ latinh, ông đã tìm ra một hệ thống dấu để diễn đạt những thăng, trầm. Ông đã sáng tạo ra chữ viết tiếng Việt hiện đại mà nay thường gọi là chữ Quốc ngữ.

Trong một phần tư thế kỷ, vị giáo sĩ đi khắp nơi, từ Sài Gòn đến Lạng Sơn. Phạm vi hoạt động của ông lúc đầu là ở Bắc Bộ, sau đến nam Bộ, sự tỏa sáng mạnh mẽ của ông đã làm hoảng hốt một số vị lãnh chúa địa phương và đã làm xảy ra liên tiếp nhiều sự tàn sát giáo dân. Năm 1645, vị giáo sĩ bị trục xuất nhưng dù sao ông cũng là người mở đường cho một giai đoạn mới.

Trong thế kỉ Ánh sáng, dưới ảnh hưởng của những nhà triết học, đế chế Pháp lúc đầu rất sùng đạo Thiên chúa, dần dần bị giảm bớt lòng tin. Sự phản ứng trên được đo bởi số lượng thiên hướng đi truyền đạo và những phương pháp tài chính đươc đưa ra dùng. Xu hướng mốn đi buôn thay thế cho xu hướng muốn đi truyền đạo. Vì vậy, một số giáo sĩ trẻ trở về Pháp năm 1745, sau nhiều năm ở đất Nam Kỳ, thấy chiếc tàu của mình bị tàu nước Anh bắt. Đó là Pie Poavrơ (Pierre Poivre), một người ở Lyon, con trai một nhà buôn tơ. Mông bị thương trong một trận chiến đấu, và đổ bộ xuống Batavia (Djakarta). Vì có sở thích ngành trồng trọt, trong thời gian ở lại trên đảo, ông nghiên cứu cách trồng cây, thứ cây mà người Hà Lan giữ độc quyền. Sau nhiều năm, ông đã đánh cắp được một số cây. Ông đã thuần hóa, trồng nó ở L’Isle de France (Ile Maurice). Sau đó ông trở thành một chủ đồn điền, trở nên giàu có và trở lại nước Pháp đầy vinh quang(1).

PINHÔ ĐỜ BÊHEN (PIGNEAUX DE BÉHAINE) VÀ NGUYỄN ÁNH

Giai đoạn cuối thế kỷ là thời kì phối hợp hành động của hai con người. Người thứ nhất là một nhà tu hành dòng Apostolique: Đức cha Pie Pinhô đờ Bêhen - đức cha xứ Adran (Adran)(2).  Người htứ hai là Nguyễn Ánh. Hai người đã gặp nhau vào tháng 10-1777 trong khi chúa của Nguyễn Ánh đang gặp những điều khốn đốn. Cha của ông là Hoàng tử Huệ Vương vừa bị ám hại bởi những quân nổi dậy. Đức giám mục tiếp nhận chú bé mồ côi mới 15 tuổi. Vị giám mục, người đã hoàn thành việc nghiên cứu chữ Quốc ngữ, đã trở thành người bạn chí thân của chú bé. Những năm tháng tiếp theo là những chuỗi ngày chiến đấu gian khổ của hai người với phong trào Tây Sơn. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ là những nông dân xuất thân từ một làng quê Tây Sơn của vùng núi Plâycu(3), được một số nông dân bị sưu cao thuế nặng, ủng hộ. Ba anh em đã xây dựng nên một đạo quân rất mạnh. Sau khi đánh bại quân Xiêm, Nguyễn Huệ trở lại Quy Nhơn, Huế được tin Lê Chiêu Thống (vua cuối cùng của nhà Lê) cầu cứu quân Thanh. Nhà Thanh định nhân cơ hội sang chiếm lại nước Việt Nam lần nữa. Nguyễn Huệ, một thiên tài quân sự, đã hành quân thần tốc ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Mãn Thanh bằng trận Ngọc Hồi, Đống Đa, giải phóng Thủ đô Thăng Long. Anh em nhà Tây Sơn đã thực hiện, lần đầu tiên sự thống nhất đất nước Việt Nam.

Nguyễn Anh, lánh nạn qua Xiêm. Trong thời gian lánh nạn, ông đã có một quyết định táo bạo không bình thường: tháng 2-1785, ông ủy nhiệm cho đức cha Pie Pinhô đờ Bêhen nhiệm vụ kí kết một hiệp ước đồng minh và tương trợ với nước Pháp, một cường quốc lúc bấy giờ. Để thực hiện sứ mệnh trên, Nguyễn Ánh giao cho đức cha toàn quyền quyết định, giao cả ấn tín nhà vua và con trai mình là Hoàng tử Cảnh lúc đó mới lên 6 tuổi.

Nhận thấy là không thể thuyết phục cầu cứu được sự can thiệp của người Tây Ban Nha ở Macao, người Pháp ở Pondichery, đức cha Pie Pinhô đờ Bêhen cảm thấy lo sợ về sự nhòm ngó của người Anh, Hà Lan vào xứ Nam Kỳ, ông bèn chuyển cuộc hành trình về mẫu quốc - nước Pháp, với Hoàng tử Cảnh con trai Nguyễn Ánh đến cung điện Vécxây vào tháng 7-1787. Đoàn được thống chế Caxtơri (Castries), lúc ấy là Bộ trưởng Bộ Hàng hải đón tiếp rất tử tế. Caxtori cảm thấy cần phải nhanh chóng ngăn chặn người Anh và con đường phát triển thương mại của họ. Ông M.đờ Vécgiennơ (M.de Vergennes), vừa là nhà ngoại giao tinh tế, đã cho phép tổ chức một phái đoàn thương mại sang Nam Kỳ. Không may, ông mất sớm và tháng 2 năm ấy. Người thay thế ông là công tước Môngmoranh (Montmorin), một con người ít mạnh dạn hơn. Ông này đã phát biểu: “Phải chú ý đến sự tốn phí dùng cho việc này, so sánh với kết quả thu lợi trước mắt hay sau này của việc buôn bán có tính quốc tế này”. “Nhưng dù sao, nhờ tình cảm mà Hoàng tử đã gây được sự nỗ lực của đức cha xứ Adran, mọi việc đã được kí kết ngày 28-11, một hiệp ước, trong ấy nước Pháp có quyền cùng chung quản lí Tourane (Đà Nẵng), và quyền quản lí toàn bộ đảo Pulô Côngđo (Poulo Condore)(4) (Côn Đảo), trái lại về phía Pháp sẽ phải gửi sang Việt Nam, bốn tàu chiến cộng với một trung đoàn gồm 1.500 quân và pháo binh. Nhưng sự do dự của vua Lui (Luois XVI), và tính hai mặt của vị Bộ trưởng mới, viện cớ vào sự cạn kiệt của ngân quỹ nhà vua, đã làm cho chính phủ phải giao cho thuộc địa Ấn Độ việc thi hành đó. Vì bị những hạn chế khó khăn, cuối cùng Hiệp định không được thực thi. Tháng 12-1787, đức cha và vị Hoàng tử phải rời nước Pháp, và dừng chân ở Pôngdichêry (Pondichéry) trong một năm để đợi những chiến thuyền mà nó không bao giờ đến. Đức cha đã lớn tiếng phản đối là: “Không bao giờ nền đế chế của một nước lớn lại sai lời hẹn với một Hoàng tử ngoại quốc”. Bị thất vọng, đức cha và Hoàng tử trở lại đất Nam Kỳ với vài con tàu chở một số súng cùng một số đò dùng có ích (quà tặng của một số tư nhân ở Pôngđichêry và ở L’Ile de France). Ông Hoàng do đấy cũng được miễn nhường cho nước Pháp một số đất, và cũng miễn phải tỏ lời cảm ơn đến các nhà từ thiện. Những sự phản bội trên, Philíp Hêduy (Philippe Héluy) đã có lời bình luận: “Phương án tầm cỡ lớn của đức cha đã đề xuất có thể làm thay đổi bộ mặt của xứ Đông Dương với hình bóng nước Pháp bên cạnh sứ Đông Dương đi vào thời đại văn minh 80 năm sớm hơn”. Lịch sử sẽ cho thấy là cuộc hẹn hò bất hạnh ấy sẽ được tiếp hối bằng một cuộc hẹn hò khác, bi thảm sâu đáy kéo dài đến một thế kỉ rưỡi”.

Sau một thời gian lánh nạn ở Xiêm, lợi dụng sự chia rẽ giữa nội bộ quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã khởi quân đánh chiếm lại các tỉn phía Nam, đồng thời đến tháng 3-1789, ông đón được Hoảng tử Cảnh và đức cha sứ Ađran trở về sau bốn năm xa cách. Đến tháng 10-1799, đức cha Pie Pinhô đờ Bêhen chết vì kiệt sức. Nguyễn Ánh đau buồn cho làm tang lễ lớn và tự mình đọc điếu văn bày tỏ nỗi niềm thương tiếc…

Nguyễn Ánh đã cho xây dựng ở trung tâm Sài Gòn, trong một công viên, một cái lăng để lưu niệm người ân nhân của mình(5).

VUA GIA LONG VÀ TRIỀU ĐẠI CỦA ÔNG

Sau khi đàn áp được phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, hiệu là Gia Long. Vua Gia Long bắt tay vào công cuộc hiện đại hóa đất nước của mình với sự giúp đỡ của một số người Pháp còn ở lại giúp ông: trường học, nhà máy, công sở, công trình phòng thủ, đường giao thông (như đường quốc lộ 1 chạy từ biên giới Trung Hoa đến Mũi Cà Mau). Có cả về mặt tài chính, thống nhất đo lường, quy hoạch đô thị, nông nghiệp, thương nghiệp. Ông cho xây dựng cung thành Huế gồm 10 km thành quách xây theo hình sao, kiểu Vauban, trong ấy cung điện bố trí theo mô hình Trung Hoa, gồm Thành Nội, là nơi ở của các quan chức của triều đình, Hoàng Thành là nơi sinh sống của hoàng gia, các cung tần mĩ nữ.

Năm 1820, vua Gia Long qua đời… Đường lối ngoại giao thân thiện với nước Pháp đã giúp ông nhiều trong việc xây dựng đất nước của ông, nhưng sự nối ngôi của ông gặp nhiều khó khăn. Hoàng tử Cảnh, mất sớm năm 1801, người con thứ hai được nối ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mệnh. Một cách nhanh chóng, Minh Mệnh(6) tuyên bố đạo Thiên chúa đi ngược với quyền lợi của đất nước ông, bởi những người truyền đạo không thừa nhận tục lệ thờ phụng tổ tiên. Một điều quan trọng là họ đặt những tín đồ Cơ đốc dưới quyền cai trị của một vị vua chúa ngoại quốc, đó là Giáo hoàng, làm cho các tín đồ trở thành bất trung với vua, với Tổ quốc. Về vấn đề này vua Bảo Đại có những lời giải thích sau:

Tục lệ thờ phụng tổ tiên và đạo Khổng bị ràng buộc bởi những tục lệ tôn ti trật tự, làm cho nó bị lẫn lộn là một tôn giáo. Điều mà chúng ta nhìn vào lối thờ phụng này, cho là đơn thuần về mặt giáo dục công dân, về mặt luân lí, thì các giáo sĩ coi đây như là một hành động về tôn giáo. Những sự khác biệt trên đưa đến những mâu thuẫn về tục lệ, và đã gây nên bao tổn thất ở thế kỉ XVII và XVIII. Một số giáo sĩ, như trường hợp của đức cha Pinhô đờ Bêhen, nhận thấy cần phải hạn chế sự nghiêm khắc trong việc hành hạ những giáo sĩ. Nhưng những ý kiến ấu không được nghe theo. Sự việc trên làm cho tình hình cành thêm nghiêm trọng và càng đào sâu vào sự ngăn cách Đông và Tây.

Dưới triều Minh Mệnh (1820-1841), đã xảy ra nhiều việc sát hại đối với người công giáo, nhưng dù sao để thực hiện việc văn minh hóa đất nước, vua Thiệu Trị, người kế nghiệp vua Minh Mệnh đã tỏ ra ít tàn bạo hơn nhưng vẫn quyết đoán. Thiệu Trị thi hành chính sách loại bỏ những ảnh hưởng của phương Tây vì lẽ Chính phủ Pháp đã can thiệp vào Việt Nam bằng những hành động đe dọa hay đã dùng đến bạo lực để bảo vệ các giáo sĩ. Trận hải chiến xảy ra ngày 15-4-1847, tại Đà Nẵng, hai tàu chiến Pháp đã đánh đắm bốn chiến thuyền của hải quân Nam Kỳ. Sự kiện trên đã đưa đến hậu quả tai hại: Nước Pháp và Việt Nam cắt quan hệ trong 10 năm.



(1)Viên đại úy công binh Bécnácdanh đờ Xanh - Pie (Bernardin de Sait - Pierre), đã đam mê một người vợ chung thủy của Pie Poavrơ (Pierre Poivre), ông đã cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Poul et Virginie. Khi ông mất… bà hóa phụ, năm 1795, đã kết hôn với ông Pie Đuypông đờ Nơmớt (Pierre Dupont de Nemours), người học trò của Lavoadiê (Lavoisier). Ông này đã di cư qua Mỹ, và đã thành lập một công ti nổi tiếng mang tên ông.
(2)Dịch từng chữ: trong vùng đất của những người ngoại đạo. Ở đây ám chỉ một linh mục không có lãnh địa riêng rõ ràng… Trong trường hợp ấy, Adrana (Adrana) là một thành phố của một vương quốc ở vùng Trung cận Đông. Riêng về họ của đức cha, người ta có thể nhận xét có hai chữ: có hay không có chứ x. Đức cha xứ Adran, bên cạnh kí Pinhô, Bêhen là tên mảnh đất của gia đình ở Tiêrátsơ (Thíerache), vùng Laoong. Chữ này thêm vào lúc ông qua Vécxây năm 1787.
(3)Vùng này là một nơi cô lập và hiểm trở, đến cuối tháng 6-1954 (sau việc thất thủ của Điện Biên Phủ) sẽ là nơi xảy ra trận đánh cuối cùng của chiến tranh Đông Dương, nơi đây một GM mạnh, GM100, đã bị tiêu diệt. Đơn vị này được thành lập cách đây một năm, từ những đơn vị đã chiến đấu ở chiến trường Triều Tiên trở về.
(4)Hòn đảo này (có diện tích tương đương với thành phố Pari), là nơi có thể xây dựng thành một Hồng Kông của nước Pháp. Ý kiến này nảy sinh tại đây, là nơi đã dùng để làm nhà giam.
(5)Hiện công trình này đã được di chuyển đi nơi khác trong quá trình cải tạo công viên trong những năm 1983-1987.
(6)Theo Nguyễn Đắc Xuân: Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1998, tr. 76, 83, thì Hoàng tử Đảm là con của Gia Long và bà Thuận Thiên Trần Thị Đang, lên ngôi tháng Giêng năm Canh Thìn (1820). (BT).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 08:34:07 am »

4
DO DỰ VÀ KHÁM PHÁ
1862: Một cách bất ngờ, nước Pháp chiếm đất Nam Kỳ

Đức vua mói nối ngôi lấy tên là Tự Đức, trị vì được 36 năm cho đến năm 1883.

Đô đốc toàn quyền Rigôn đờ Giơnui (Rigault de Genouilly) được lệnh đánh chiếm thành phố Đà Nẵng (9-1858), chiếm Sài Gòn (2-1859). Những sự can thiệp trên chỉ khẳng định thêm cho người Việt Nam là đạo Thiên chúa chỉ là cái cớ của người ngoại quốc để xâm lược… vì vậy phải diệt đạo. Thêm nữa, như Philíp Hêđuy nhận xét:

“Nước Pháp tiến từng bước, với con mắt luôn cảnh giác với người Anh, nhưng chưa có một cái nhìn rõ ràng về mièn đất phương Đông phức tạp này. Trừ cuộc phiêu lưu của Hoàng đế diễn ra cùng lúc thời vua Gia Long và đức cha xứ Ađran, còn lại đều là những sự mò mẫm hay những phương án không sâu sắc”.

Đô đốc Pagiơ (Page), người thay thế Rigôn đờ Giơnui nhận được lệnh từ Pari là phải rút lui khỏi Đà Nẵng. Trước khi rút, ông ra lệnh phá hủy pháo đài trấn giữ đèo Hải Vân, nằm trên đường đi Huế. Quân ta lúc ấy gọi pháo đài này là Idaben (Isabelle). Một trường hơp kì lạ: đó là sự trùng tên với một đồn lũy kiên cố bị thất thủ cuối cùng ở mặt trận Điện Biên Phủ. Trở lại đất Sài Gòn, toàn quyền Pagiơ dốc sức dựng lại cái thành phố đổ nát. Từ đại lộ Catinat, tên của một chiến hạm nhỏ, tháng 2-1860, ông vạch những đường mạch lớn của thành phố, ông cho xây dựng những luật lệ, những công trình lớn tầm cỡ quốc gia, cho mở một thương cảng quốc tế đó là cảng Sài Gòn.

Việc Pháp phải đưa quân qua Trung Quốc, trong cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai (tháng 7-1860), đánh dấu việc chiếm cầu Palikao, và việc quân Pháp vào thành Bắc Kinh (chỉ có hai lính tử trận), đã làm cho lực lượng phòng vệ Sài Gòn của họ bị thu mỏng. Những người Việt Nam lợi dụng thời cơ, theo kinh nghiệm cổ truyền của họ, đã mở những cuộc tấn công biển người vào các đồn bốt xung quanh Sài Gòn. Họ đều bị đẩy lùi bằng những loạt đại bác.

Tháng 2-1861, toàn quyền Pagiơ được đánh giá là người có đầu óc tự do, nên Sácnơ (Charner) được cử sang thay thế. Vị đô đốc mới bằng hiệp ước 5-6-1862 đã áp đặt cho ba tỉnh thuộc đồng bằng Nam Bộ, xung quanh Sài Gòn, chế độ thuộc địa, ông áp dụng đồng thời  cho cả vùng quần đảo Côn Sơn. Ngày 15-8, trong một buổi lễ long trọng, bài “The Deum” được hát lên ca ngợi Hoàng dế Napôlêông (Napoléon) III.

Đến đây một sự kiến mới đã xảy đến: Triều đinh Huế, một mặt phải đương đầu với một cuộc nổi dậy của con cháu nhà Lê cũ, mặt khác, lại phải đối phó với ựw phong tỏa gạo từ miền Nam ra, đang mong muốn có sự yên ổn. Tháng 4-1863, một hiệp ước mới được kí với nước Pháp đã tạo nên bầu không khí yên tĩnh. Năm 1868, đô đốc Pie đờ La Grăngđie (Pierre de la Grandière), vị toàn quyền mới, lợi dụng sự yên tĩnh tạm thời và được sự đồng ý của vua Napôlêông III, mở cuộc tấn công đánh chiếm những tỉnh còn lại ở phía Nam cho đến tận Mũi Cà Mau, đưa vùng đất Nam Kỳ hoàn toàn đặt dưới quyền kiểm soát của nước Pháp.

HAI CUỘC HÀNH QUÂN CỦA GARNIER

Trong năm trước, vị đô đốc to gan này đó có chủ trương cử một đoàn thám hiểm ngược dòng sông Mê Kông, con sông bản lề giữa xứ Nam Kỳ và Campuchia. Đoàn thám hiểm do đại úy hải quân Đuđa đờ Lagrê (Doudard de Lagrée) chỉ huy, phó là trung úy hải quân Phrăngxít Gácniê (Francis Garnier), đoàn viên gồm 15 thủy thủ. Trong hai năm từ tháng 6-1866 đến tháng 6-11868, đoàn đi được10.000 km. Đoàn đã dừng chân ở đền Ăngko (Angkor)(1) và theo dòng sông đến cách nước Trung Hoa 500km trên miền đất Bắc Lào. Trong một lần nghỉ dài ngày, trưởng đoàn Đuđa đờ Lagrê - người đã bị ốm mệt trước khi đi, trở nên ốm nặng, và qua đời vì kiệt sức. Trung úy Gácniê còn lại phải một mình chỉ huy đoàn. Ông đã phát hiện ra một đường giao thông nối liền vùng Nam Trung Hoa với xứ Bắc Kỳ đó là con sông Hồng qua Lào Cai. Sau đấy ông đã dẫn đoàn cùng với thi hài Đuđa đờ Lagrê về Thượng Hải bằng con sông Dương Tử.

Năm 1869, Đô đốc Ôhiê (Ohier) thay thế La Grăngđie bị ốm. Vị toàn quyền mới có “cái đầu” thoáng. Ông cho tổ chức bình bầu dân chủ ở các hội đồng làng xã. Đó là một cách làm mới lạ ở cả châu Á. Tình hình ngày càng ổn định. Tháng 5-1870, nước Pháp đã có ý định kí một hiệp ước mới với vua Tự Đức. Nhưng đến ngày 2-9, xảy ra việc Hoàng đế Napôlêông III bị thất bại ở Xêđăng. Trong những lời đồn đại, mọi người bàn tán đến một sự đỏi chác giữa Bixmác (Bismarck) và nữ hoàng Ogiêni (Eugénie): trả lại xứ Anxát - Loren (Alsace - Lorraine) thay vào sự nhượng bộ xứ Nam Kỳ. Câu chuyện không có tiếp diễn.

Năm 1873, Giăng Đuypuýt (Jean Dupuis), một nhà buôn có nguyện vọng tổ chức buôn bán với vùng Hoa Nam - Trung Quốc. Ông này thuyết phục đươc đô đốc Đuprê (Dupré), vị toàn quyền mới, cho tổ chức một cuộc hành binh để xâm nhập vùng Vân Nam, theo đường sông Hồng. Phrăngxít Gácniê con người nổi tiếng nhờ cuộc thám hiểm lần trước, tiếp theo ông đã có thành tích xuất sắc trong cuộc chiến tranh bao vây thành Pari (1871), được chỉ định là chỉ huy trưởng cuộc hành quân. Ông tập trung được 200 thủy binh, và rời Sài Gòn vào tháng 10. Sau vài ngày ông đã chiếm được thành Hà Nội và một số đường đi ra sông Hồng. Ngày chủ nhật 21-12, Phrăngxít Gácniê đánh lùi được một cuộc tiến quân của quân Cờ Đen. Phrăngxít Gácniê dẫn đầu một đơn vị ra khỏi thành để truy kích địch. Ông bị rơi vào một ổ phục kích và bị ngã vào một cái hố. Quân địch bủa vây đâm chết và chặt đầu ông(2). Bốn chiến binh khác cũng chung số phận.

Trong một cuộc điều tra, một trung úy hải quân, bạn ông đã vì ghen tị mà phản bội ông, bằng cách đổ cho sự thất bại của ông là do sai lầm về chỉ huy. Vị đô đốc toàn quyền ở Sài Gòn, vì hèn nhát không tán thành Phrăngxít Gácniê. Sự mất mặt thật là to lớn. Bằng hiệp ước 115-3-1874, thành Hà Nội và các đồn bốt ở Bắc Kỳ được trả lại cho người Việt Nam, món nợ của Việt Nam được xóa.

Ngược lại, ở Huế thì công nhận bá quyền nước Pháp ở Nam Kỳ và quyền tự do đi lại, buôn bán trên sông và qua các cảng ở Bắc Kỳ. Hiệp ước này sau đấy bị bác bỏ…


(1)Được tả trong một công trình của nhà hành đạo tên là Sáclơ - Êmin Builơvô (Charles - Éminle Bouillevaux), sách được lưu hành một số nhỏ năm 1858, nhờ vậy đã giúp cho nhà thám hiểm Hăngri Muhô (Henri Mouhot) năm 1863, tìm ra được thị trấn trên. Cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục.
(2)Hài cốt của Đu đa đờ Lagrê và bộ xương không đàu của Phrăngxít Gacniê (Francis Garniêr) được mang về Pháp trên chiếc tàu chở trực thăng Giêmđa (Jeanne d’Arc), tháng 4-1983. Năm 1987, hài cốt của Phrăngxít Gácniê được đặt trong một ngội mộ, trên có bức tượng của ông, nằm trên đại lộ Ôbxécvatoa (Observatoire) ở Pari.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 08:44:58 am »

5
CHIẾM ĐỐNG HAY RỜI BỎ XỨ BẮC KỲ
Gioócgiơ Clêmăngxô (Georges Clémenceau)chống lại Giuyn Phơry (Jules Ferry)

Việc quân đội Pháp chiếm lại Hà Nội và xứ Bắc Kỳ làm cho vua Tự Đức chán nản và băng hà vì buồn bực vào ngày 10-7-1883(1). Vài tuần sau, kinh đô Huế bị thất thủ một cách bất ngờ, đã giúp cho chính quyền cai trị Pháp phế truất lần lượt hai vị vua kế vị của vua Tự Đức. Ông Nguyễn Văn Tường, nhiếp chính, phải chịu kí một hiệp ước công nhận quyền bảo hộ của nước Pháp đối với xứ Trung Kỳ và xứ Bắc Kỳ. Cung theo hiệp ước này, nước Pháp cam kết bảo vệ quyền cai trị của nhà vua đối với xứ Trung Kỳ, xứ Bắc Kỳ về mặt hành chính như xưa. Cái ấn bạc mà trước đay Hoàng đế Trung Hoa ban cho vua Gia Long, với ý nghĩa coi An Nam là một chư hầu nay chính thức bị hủy bỏ từ sau hiệp ước này. Hiệp ước kí ngày 6-6-1884, gọi là Hiệp ước Patơnốt (Patenôtre), tên một nhà ngoại giao đã phác họa ra nó, đã được áp dụng cho đến khi quân đội Nhật làm cuộc đảo chính ngày 9-3-1945.

Trong khi chờ đợi, sự ngừng chiến, chỉ là ngắn ngủi, những trận đánh vẫn diễn ra liên tiếp ở Bắc Bộ. Một số tên tuổi trở nên nổi tiếng. Lui Bỉe đờ Lít (Luois Brière de L’Isle) con người cương nghị mà các lính bản xứ gọi là ông tướng “mạnh hơn, mạnh hơn” (plus fort, plus fort); Phrăngxoa Ôxca đờ Nêgriê (Fancois Oscar de Négrier), nóng tính nên được gọi là ông tướng “mau lên, mau lên” (plus vite, plus vite); những địa danh như Thái Nguyên: căn cứ địa sau này của ông Hồ Chí Minh; Đông Triều là nơi tướng Đờ Lát đờ Tátxinhi (De Lattre de Tassingy) đã tổ chức một trận đánh lớn; một khẩu đại liên kiểu Đức, hiếm có, lấy được của quân Tưởng, gọi là Maxim. Quân phiến loạn, lúc tan, lúc hợp. Philíp Hêđuy nói:

“Chúng ta không thể ở đâu có cũng mặt được, vấn đề là vậy”.

Dù sao, tình thế dần dân được sáng tỏ một cách bất ngờ; Đại ủy hải quân Écnet Phuốcniê (Ernest Fournier) trong những chuyến đi lại trên vùng biển Trung Hoa đã làm thân với một vị bộ trưởng của Hoàng hậu Khang Hy. Hai người đã làm cho hai nước xích lại gần nhau. Trong những may mắn hiếm có ấy, một điều kì diệu đã xảy đến. Bắc Kinh và Pari đã đi đến một thỏa hiệp: nước Trung Hoa cam kết từ nay không cho quân đội mình vượt biên giới xứ Bắc Kỳ. Ngược lại, nước Pháp cam kết sẽ không làm một điều gì tổn hại đến uy danh của thiên triều trong những hiệp ước sẽ kí kết với Việt Nam. Ngày 11-5-1884, một hiệp ước sơ bộ đã được kí kết. Đối với lịch sử nó được mang tên là Hiệp ước Thiên Tân.

Chỉ vài ngày sau, Phuốcniê có thể báo cho Hà Nội biết là từ nay về sau quân đội chúng ta có thể đóng ở các vùng như Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Một đoàn quân gồm 900 người dưới quyền chỉ huy của trung tá Duygiennơ (Dugenne), được lệnh lên đường theo hướng Lạng Sơn. Ngày 24-6, đoàn đi được nửa đường đến Bắc Lệ, trời đổ mưa tầm tã, tiếp theo là một trận đánh nảy lửa. Một điềm xấu xuất hiện, bọn culi tải đạn tự nhiên ồ ạt bỏ trốn. Một trận ác chiến đã xảy ra: tám ngàn quân Trung Quốc vây chặt quân ta(2). Tai qua nạn khỏi là nhờ ở sự dũng cảm của vị chỉ huy, nhờ có viện đến kịp thời. Trận chạm trán bất ngờ ở Bắc Lệ làm thiệt mạng 21 người, 71 ngừoi bị thương. Theo thủ tục, phía Pháp có sự phản đối ngoại giao bình thường. Bắc Kinh trả lời một cách miễn cưỡng là do một số chi tiết không rõ ràng của Hiệp ước đã kí.

Đô đốc Cuốcbê (Courbet) thuyết phục tổng thống Giuyn Phơry (Jules Ferry) cho phép ông được dùng toàn bộ lực lượng hải quân của mình trong vùng biển Trung Quốc. Mục tiêu đánh chiếm chính là cảng Phúc Châu, nằm giữa Hồng Kông và Thượng Hải. Ngày 23-8, được phép của Pari, hạm đội Pháp nhả đạn vào xưởng đóng tàu và bắn đắm 22 chiếc tàu đang đậu ở cảng. Các quan sát viên ngoại quốc phương Tây đều ngạc nhiên và thất vọng.

Ở Hà Nội, đô đốc Brie đờ Liét vừa nhận ngôi sao thứ ba của mình, và nhận được toàn quyền hành động ở Bắc Kỳ, chống với quân Tàu Tưởng từ phía Bắc vào qua Lào Cai, hay từ phía Đông vào qua Lạng Sợn. Hướng Bắc đối với ông có vẻ nguy hiểm hơn cả vì ở hướng này ông đã bị hai lần thiệt hại nặng ở Bắc Lệ. Qua cách hành binh của quân Tàu Tưởng hay quân Cờ Đen, ta có thể nhận định là họ đã được huấn luyện theo kiểu Tây phương. Có thể nói, sự tệ hại đối với đồng bằng Bắc Bộ bắt đầu: Brie đờ Lít tiến hành một cách khoa học, công tác chuẩn bị thành lập một đạo quân 7.200 người, tổ chức thành hai lữ đoàn, có trang bị lừa ngựa để có thể leo các sườn núi đã. Thành Lạng Sơn bị chiếm đóng ngày 13-2-1885. Trong khi lữ đoàn Nêgriê (Négrier) ở lại chiếm giữ Lạng Sơn, thì lữ đoàn thứ hai phải cấp tốc hành quân về Tuyên Quang để giải vây cho đơn vị đang chiếm đóng bị bao vây từ ngày 24-11. Hai con người trở thành nổi danh trong trận bị bao vây này: Đó là quan tư Đôminê (Dominé)(3), vì những hành động dũng cảm của ông, và viên đội công binh Bobilô (Bobillot) vì những công trình xây dựng của anh ta. Sau khi đẩy lùi được cuộc tiến công của quân tàu Tưởng trong tháng 1, và sống được sau những trận đấu súng trong tháng 2, đội quân chiếm giữ được giải tỏa trong tháng 3 năm ấy.

Ở phía đông tỉnh Lạng Sơn, sự uy hiếp của quân Tàu Tưởng vẫn còn. Ngày 17-3, một đội tuần tra phát hiện phía Đồng Đăng có những động tĩnh có tính quân sự đáng nghi ngờ, Nêgriê quyết định mở cuộc tiến công vào số quân ấy tập trung ở Bang Bo, một thung lũng chạy dọc theo biên giới cách Mục Nam Quan 10 km. Cuộc hành binh chỉ đạt được một nữa kết quả. Nêgriê bị thương trong khu rút lui. Viên đại tá thay ông vì bị mất tinh thần, nên ra lệnh rút bỏ Lạng Sơn một cách hỗn loạn (chẳng khác nào ông Côngxtăng (Constant) sau này - tháng 10-1950) và lữ đoàn Nêgriê lại trở lại nơi xuất phát ban đầu: Bắc Lệ. Những tin không vui xảy ra liên tiếp: cuộc tháo chạy khỏi Lạng Sơn làm cho Pari hốt hoảng, làm cho Clêmăngxo “người thù của dân Bắc Kỳ”, phát điên lên và làm cho Chính phủ Giuyn Phơry bị lật đổ đúng vào ngày hôm trước Pari nhận được tin Chính phủ Bắc Kinh thừa nhận chính thức Hiệp ước Thiên Tân; ông Cuốcbê, người lính thủy kiên cường qua đời ngày 12-6-1885 vì bệnh sốt rét và vì thất vọng trên chiếc chiến hạm của ông ở ngoài khơi quần đảo Pétxcađorơ (Pescadores), với cảm nhận là 5 chiến công của ông trên vùng biển đã bị tan thành mây khói. Ông nghĩ không sai.

Một vị Tổng chỉ huy mới, tướng Rútsen Đờ Caoxy (Rousel de Courcy), đến Hải Phòng. Ông này coi thường những lời khuyên về cảnh giác của Brie đờ Liét và của đức cha Puginê (Puginier) mà các con tin luôn bị hành quyết. Ông có ý định áp đảo triều đình nhà Nguyễn ở huế, bằng cách bắt giữ Tôn Thất Thuyết, vị nhiếp chính vừa phát hiện có xu hướng chống lại người Pháp. Đến Huế hai lần nhưng ông không thực hiện được ý đò gặp Thuyết để bàn việc tổ chức lễ trao bằng phong vua cho vị vua trẻ. Đến dự họp chỉ có những vị quan nhỏ. Nhưng không một chút nao núng, vị chỉ huy mới, cho mở một bữa tiệc vào đêm 4-7 rạng sáng mùng 5 ở tòa Khâm sứ, các khách quý đều được mới đến. Vào khoảng 1 giờ sáng, một phát đại bác từ thành nội bắn ra. Đó là pháp lệnh mở màn cho cuộc tấn công của quân đội Việt Nam vào quân đội Pháp. Suốt đêm ấy đã diễn ra những trận ác liệt; về phía Pháp có 15 người chết, trong đó có 4 sĩ quan và 76 người bị thương. Lúc này vua hàm Nghi mới 16 tuổi, ba năm sau bị bắt và bị đày sang Agiêri. Tướng Caoxy đề xuất ý kiến nên bỏ Huế, ý định này bị đức cha Huê tỏ ra rất công phẫn, đức cha cho biết: “Khi mà chúng ta vì mục đích muốn lôi kéo nhân dân, chúng ta đã nhân danh nước Pháp, phát đi những lời hứ hẹn rằng từ nay về sau chúng ta không bao giờ bỏ họ. Lòng thẳng thắn, sự công bằng và cả quyền lợi về chính trị của đất nước đòi hỏi chúng ta phải trung thành với những cam kết đã ký”… Hêli Đơnoa xanh Mác (Hélie Denoix de Saint Marc) đã viết trong hồi kí của ông về tâm trạng của người dân địa phương khi ông nhận nhiệm vụ, năm 1948 phải rút khỏi đồn Tà Lùng, một vị trí trước mặt Đông Khê gần biên giới Việt - Trung: ”Họ gào lên, họ van xin. Một số khác chỉ nhìn chúng ta, sự ngơ ngác của họ càng làm cho sự phản bội của chúng ta trở nên khúng khiếp”.

Tháng 1-1886, Pôn Be (Paul Bert) một nhà sinh vật học chính cống được cử sang làm toàn quyền. Ông bắt tay vào đièu hành mọi việc về chính trị. Tướng Caoxy được triệu hồi về Pháp. Ở nghị viện, các cuộc tranh cãi xảy ra hết sức sôi nổi. Ngân quỹ chi cho quân đội viễn chinh chỉ được trội hơn bốn phiếu bầu.

Vị toàn quyền mới Pôn Be bắt tay vào việc:  Ông chấn chỉnh bộ máy hành chính, thương mại, công nghiệp, ngân hàng, hàng hải. Ông tách việc quản lí hành chính của Bắc Kỳ với Trung Kỳ, thể theo đề nghị của nhà vua vào cuối tháng 10 vừa qua. Sau chiến đi về, ông bi cảm lạnh, lên cơn sốt, ông trở lai với những trọng trách của mình. Bức điện cuối cùng mà ông gửi về mẫu quốc, đó là bức điện ông xin kinh phí cho xây dựng một trung tâm điện lực bên bờ sông Hồng. Pôn Be mất ngày 10-11-1886 ở tuổi 48.

Dưới sự quyết tâm của Pôn Be, xứ Đông Dương hình thành từ năm 1887 gồm có một thuộc địa, và bốn xứ bảo hộ là: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, hai vương quốc Campuchia và Lào. Đức vua Bảo Đại đã nói về tình hình như sau:

“Đồng Khánh, ông nội của tôi không trông cậy được vào bất cứ một sự giúp đỡ nào bên ngoài, không trong cậy vào sức lực yếu ớt của mình; ngài định thử áp dụng chính sách thỏa hiệp với quân Pháp mà Gia Long đã áp dụng. Ngài hi vọng bằng cách này hạn chế sự xuống dộc cảu vương triều, và để đưa đất nước đi vào hiện đại hóa. Nhưng luôn bị sức ép của chính quyền Pháp quốc, ngài phải đi đến những nhượng bộ mới mà điều nghiêm trọng nhất là đã đồng ý để thành lập Phủ toàn quyền Đông Dương. Phủ toàn quyền đối với những đất đai trực thuộc của Đông Dương đều dưới quyền của Bộ Thuộc địa, trong khi ấy những xứ bảo hộ đều bình thường dưới quyền của Bộ Ngoại giao. Sự việc trên là một tổn thương lớn cho hiệp ước về bảo hộ năm 1884. Vai trờ của vị toàn quyền sẽ là vị chỉ huy tối cao đối với các đất đai của nước Pháp ở Đông Dương”.

Bởi vậy, mặc dù có nhiều thành tựu của nước Pháp nhưng Đông Dương vẫn chưa ổn định.


(1)Theo Nguyễn Đắc Xuân: Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn. Nxb. Thuận Hóa- Huế, 1998, tr. 105, thì vua Tự Đức mất ngày 19-7-1883 (BT).
(2)Quân Pháp (BT).
(3)Tuần dương hạm Quan tư Đôminê, ngày 23-9-1940, đã không được vào cảng Đaca (Dakar), sau trận đánh không thành công của đại úy Đácgiăngliơ…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 08:57:54 am »

6
MỘT SỰ THỊNH VƯỢNG MỎNG MANH
Sự lớn mạnh không gì ngăn cản nổi của tinh thần dân tộc Việt Nam

Với sự thành công lớn về cánh cai trị của toàn quyền Pôn Be, Chính phủ Pháp choi như gai đoạn chinh phục đã kết thúc, nên có chủ trương thu quân chính quốc về nước như; lính chiến châu Phi, lính bộ binh người Angiêri (Alger). Còn lại tại chỗ, chỉ có lính lê dương và lính thủy đánh bộ(1). Để bù đắp cho việc thiếu hụt quân số, Pháp chủ trương thành lập những trung đoàn bản xứ Bắc Kỳ, đưa quân số lên thành bốn lữ đoàn: hai đóng ở Bắc Kỳ, một ở Trung Kỳ, một ở Nam Kỳ. Trong những năm 1887-1891, cuộc chiến đấu chống bọn cướp biển và phong kiến phương Bắc vẫn tiếp diễn, nhất là ở Bắc Kỳ. Philíp Hêđuy nhận xét như sau:

“Điều quan trọng là phải thay đổi chiến thuật, thay đổi cách làm việc, thay đổi lại tổ chức phân vùng đất đai. Cho đến nay các vị chỉ huy quân sự của vùng chỉ được hoạt động rong phạm vị hẹp mà các quan cai trị cho phép.

Muốn có quan hệ với người ân, mọi cuộc hành quân dù ở quy mô nào, người chỉ huy đều phải có quan hệ với chính quyền địa phương và phải đặt ở thế cấp dưới của các quan sứ hoặc tnhr địa phương, đây không chỉ là điều vô lí ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc mà còn ảnh hưởng đến sự bảo đảm an toàn cho cuộc hành binh. Bởi vậy, không có một đường lối hoàn hảo trong cách công tác bình định, trong sự duy trì một trật tự nào được bền vững. Những đoàn quân lượt qua, nhưng quân giặc vẫn còn ở lại, và các đồn lũy lập ra đã trở thành những căn cứ phòng thủ bị động”
.

Năm 1891, Ăngtoan đờ Lanétxăng (Antoine de Lanessan), một bác sĩ quân y, đã trở thành toàn quyền Đông Dương. Trong chuyến công du ra Bắc Kỳ, ông ta nhận thấy quân lính của mình phải chiến đấu ngay sát Hà Nội. Với lòng dũng cảm của mình, ông bắt tay vào thực hiện ý định đó. Ông viết: “nếu muốn có những thuộc địa giàu có thì phải cho họ có quyền độc lập rộng rãi”. Đây là một công việc lâu dài.

Trong những tên tuổi được nhắc đến, trung tá Sáclơ Măngganh (Charles Mangin) quan tư Huybe Lyôtây (Hubert Lyoutey), quan năm Giôdép Galiơni (Joseph Gallieni) và Đề Thám, ông này chống chọi với quân đội Pháp cho đến tháng 2-1913. Ông đã chết vị bị một đồng bọn phản bội, hai tên giặc Tàu Tưởng đã chặt đầu ông để lĩnh thưởng(2). Ông Lyôtây đã cho xuất bản năm 1891 cuốn sách: Vai trò xã hội của một sĩ quan, mà ông Galiơni đã đọc đi đọc lại. Galiơni chỉ huy mặt trận Lạng Sơn, đã cử Lyôtây làm tham mưu trưởng (2-1895). Hai ông đã sáng tạo ra phương pháp “vết dầu loang”. Đó là thời kì ruộng đất trở lại được cày cấy, chợ búa được trở lại họp, làng xã được khôi phục và được vũ trang tự vệ.

Những những tranh giành chính trị luôn là những trở lực ngăn cản công việc cảu những con người đi bình định. Sau ba năm hoạt động, tháng 12-1895, mặc dù đã hoàn thành nhiệm vụ, Galiơni vẫn cảm thấy chán ngấy và muốn ra đi. Năm 1896, ông rời Bắc Kỳ cùng đi có cả Lyôtây.

SỰ CAI TRỊ CỦA ĐUME (DOUMER)

Vào tháng 12 năm sau, một vị toàn quyền mới độc đoán và rất đặc biệt được bổ nhiệm: đó là Pôn Đume (Paul Doumer)(3). Cho đến năm 1902, ông đã tỏ ra mình có toàn quyền, toàn năng và ở đâu ông cũng có mặt. Chỉ trong vài ba tuần, ông đã nắm được các vấn đề. Ông ra Hà Nội, và chọn nơi đây là thủ đô. Trong vòng 5 năm, Đume đã chỉnh đốn bộ máy cai trị của toàn xứ Đông Dương. Việc nội chính, tài chính, luật pháp; hạ tầng cơ sở của bộ binh, của hải quân, việc côn chính, bưu điện, nông nghiệp, thương mại và một số công trình lớn như cây cầu bắc qua sông Hồng mang tên Pôn Đume, ông quan tâm đếncả những vấn đề về khoa học như địa lí, địa chất, khí tượng thủy văn; cuối cùng là Viện Pátxtơ (Pasteur), Viện Viễn Đông Bác Cổ. Bảo Đại đã nhận xét: “Việt Nam độc lập và thống nhất là nguyện vọng cả tất cả mọi người dân Việt Nam”. một số hi vọng vào vua Hàm Nghi đang bị giam giữ ở Angiê. Ảnh hưởng của nước Nhật, sau chiến thắng của họ với nước Nga, năm 1905 bắt đầu lan rộng ra cả vùng Đông Nam Á, với khẩu hiệu: “Châu Á của người châu Á”.

Thành công trên cũng có mặt trái của nó. Việc đặt ra thuế khóa, có tác dụng làm cho ngân sách cân bằng, nhưng lại thành gánh nặng đè lên đầu lên cố người bản xứ. Họ phản đối, biểu tình. Thêm nữa việc truất ngôi của vua Thành Thái, năm 1907, vì một lí do điên rồ ép vua nhường ngôi cho hoàng tử Vĩnh San. Vĩnh San lên ngôi lấy niên hiệu là Duy Tân(4) mới lên 8 tuổi đã có ảnh hưởng đến người An Nam, họ coi như một sỉ nhục về quốc thể. Sự bất bình của quần chúng đã xảy ra một làn sóng phản đối rồi bị đàn áp nặng nề và xảy ra một cuộc nổi dậy mang tính quốc gia mới vào năm 1908.

Từ năm 1911 đến năm 1919, một vị toàn quyền có “cái đầu thoáng” đã đến với xứ này: Đó là Anbe Xarô (Anbert Sarraut). Ông đã cho phát triển giao thông, thủy lợi, giáo dục. TrườngTung học Hà Nội mở cửa cho các học sinh Đông Dương. Số người tình nguyện sang Pháp phục vụ với danh nghĩa là thợ không chuyên nghiệp, hay lính chiến, lên đến 100 ngàn. Trong số này, chúng ta có thể thấy anh hùng phi công Đỗ Hữu Vị, người bạn chiến đấu của Guynơme (Guynêmr). Trong khi ấy những cuộc nổi dậy vẫn tiếp diễn lan tràn đến cả các vùng dân tộc thiểu số. Sự đàn áp trong thời kì chiến tranh ấy trở nên hết sức tàn khốc. Những người Đông Dương từ Pháp trở về, sau khi được quan sát lối sống của người dân Pháp, đã quan sát việc người da trắng chém giết nhau, học có một khái niệm khác về phương Tây. Năm 1916, ở Huế một âm mưu của một nhóm quốc gia, liên kết với một nhóm nổi dậy của những đạo quân sắp lên đường qua Pháp, đã đi đến kết quả là vị vua Duy Tân trẻ tuổi bị phế truất khỏi ngai vàng, mà năm 1907, quan toàn quyên đã cúi chào bằng những lời lẽ: “Tôi xin gửi đến Hoàng đế lời chúc tụng chân thành của Chính phủ Pháp… cái tên đã được chọn để gọi ngài đã là một báo hiệu tốt đẹp: Duy Tân tức là Đổi mới”.

Bị đày ra đảo Rénuion, tại đây Duy Tân gặp vua cha. Vua Bảo Đại đã viết: “ Đây là âm mưu cuối cùng giành lại độc lập cho đất nước tôi”. Trong thời kì chiến tranh ông tham gia lực lượng hải quân của nước Pháp tự do. Năm 1942, người ta đã thấy vị hoàng tử trẻ ấy ở đảo Mađagátxca (Madagascar).

Ngày 27-4-1919, toàn quyền Anbe Xaro đã đọc một  bài diễn văn tại nhà Văn Miếu Hà Nội. Bài diễn văn được người An Nam rất chú ý. Ông hé mở cho ngời Đông Dương biết là sẽ có một sự nới rộng quyền dân cho cho mọi người dân, đồng thời sẽ có những lớp đào tạo cho thanh niên ưu tú bản xứ, để chuẩn bị cho việc thay thế dần các quan chức Pháp.

Hoàng đế Khải Đinh, thuộc ngành thứ lên ngôi và đã lợi dụng một chuyến công du qua Pháp trong năm 1922 để nói lên nguyện vọng của giới trí thức về dân tộc mình. Ông không được ủng hộ. Nam 1925, Hoàng đế Khải Định qua đời. Con trai của vua Khải Định là Vĩnh Thụy mới 12 tuổi được lên ngôi thay thế ông và lấy niên hiệu và Bảo Đại(5), nó nghĩa là “bảo vệ cái vĩ đại”.


(1)Cái tên “Đại đội của biển cả” dưới thời Risơliơ (Richelieu), là những đơn vị và một thế kỉ sau đã trở thành “Đội cận vệ bến cảng và các thuộc địa”. Năm 1815, những đơn vị này được chuyển sang Hải quân, đã trở thành những đơn vị của Hải quân. Tháng 7-1900, những đơn vị  này chuyển về Bộ Chiến tranh và lấy tên là Quân thuộc địa. Sau này đã trở thành những trung đoàn bộ binh hay pháo binh của Hải quân… Những cảng Cherbourg, Brest, Rochefort, Toulon sẽ là những doanh trại truyền thống của các Trung đoàn 1er, 2è, 3è, 4è RIC. Lorient được dểdành riêng cho binh chủng pháo binh thuộc đia (1er RAC). Hệ quân y cũng phát triển tương tự như vậy. Trường Quâm y được khai giảng tại Boócđô, tháng 11-1890. Một số thày thuốc của các trường này đã trở thành danh nhân, nhờ công việc tìm kiếm nghiên cứu những bệnh vùng nhiệt đới như: Lavơrăng (Laveran) về bệnh sốt rét, Phanhlay (Finlay) về bệnh sốt rét vàng, Yécsanh (Yersin) về bệnh dịch tả. Đến năm 1958, được sử dụng cái tên Binh đoàn Hải quân trong đó có những phiên hiệu như RIMa hay RAMa.
(2)Đề Thám tức Hoàng Hoa Thám bị bọn tay sai của thực dân Pháp ám hại năm 1913 (BT).
(3)Sau khi trở về Pháp, ông Đume tiếp tục hoạt động chính trị. Ôn được bầu làm Chủ tịch nghị viện năm 1927, Tổng thống Pháp năm 1931, và năm sau ông bị ám sát.
(4)Xem Nguyễn Đắc Xuân: Sđd, tr. 147-148 (BT).
(5)Theo Nguyễn Đắc Xuân: Sđd, tr. 162, thì cuối năm 1925, Vĩnh Thụy về nước để tang vua Khải Định, đầu năm 1926, nối ngôi, lấy niên hiệu là Bảo Đại (BT).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM