Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:16:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số trận đánh trên chiến trường K (phần 2)  (Đọc 373772 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #540 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2010, 09:19:11 pm »


Xin phép bác Hai Ruộng tí xíu, đây là giai thoại về Nguyễn Văn Tâm, thủ tướng chính phủ Quốc gia VN (cp Bảo Đại) từ 1952-1953. Cụ Tâm được tặng bức hoành phi 4 chữ Hán "Đại Điểm Quần Thần" nghĩa là người nổi bật trong số quần thần. Dịch từng chữ ra là "Chấm To Bầy Tôi", đọc lái lại là "chó Tâm, bồi Tây"  Grin
[/quote]
 MT xin phép đưa ra dị bản cũng bức hoành phi 4 chữ Hán : " Đại Điểm Quần Chúng " các bác ạ !
 
Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #541 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2010, 09:20:48 pm »

Các bác đã xem cuốn hồi ký Xihanuc: Người tù của Khơ me đỏ chưa? Ông ta viết về thời kỳ năm 1975 - 1/1979.

Cũng có 1 số chi tiết về cuộc di tản ông ta ra khỏi đất nuớc K, ví dụ ngày 4/1/1979 khme đỏ đã đưa ông ra đến Sisophon bằng ô tô, rồi lại quay lại Phnom penh, rồi lên máy bay rời phnom penh đi máy bay TQ chiều ngày 6/1/1979, những ngày ở Bắc Kinh, qua diễn đàn LHQ tố cáo VN xâm luợc...
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #542 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2010, 10:46:01 pm »

Bác Hai Ruộng và các bác nào đã xem qua Hồi ký Trần Quang Cơ chưa? Wink
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #543 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2010, 04:47:09 am »

Bác Hai Ruộng và các bác nào đã xem qua Hồi ký Trần Quang Cơ chưa? Wink

Cán ơn bác dksaigon rất nhiều. Khi trước yta chỉ suy đoán, bây giờ có thêm nhiều dữ kiện để suy gẫm thêm hoàn cảnh quanh việc anh em mình có mặt ở chiến trường K.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2010, 05:47:42 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #544 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 08:26:54 am »

...
  Khoảng 11 gời đêm thì đoàn quân xa vào . Đến 0 giờ thì chúng tôi xuất phát hành quân , cuộc hành quân mà từ sỹ quan cho đến lính đều nghĩ là tối đa chừng 6-7 tháng là chấm dứt . Nhưng không ngờ kéo dài đến 4 năm .
...
Quân trường 2Bis thường giao quân tầm 11 giờ đêm nhỉ. Bên F302 cũng thế, cứ nghĩ hết chiến dịch mùa khô thì lại về Xa Mát, nào dè đi sang K. một lèo từ 1979 cho tới 1989 cả đại bộ phận quân tình nguyện về F302 mới chịu về theo! Còn yta thì cứ nghĩ lần sang K. giống như mấy lần vô chiến dịch ở rừng Lò Gò, đi xong chiến dịch mươi mười lăm ngày thì về lại Xa Mát an dưỡng, nào dè tới 7/1/79 thì giữa đêm nghe đại trưởng la lên "Nông Pênh giải phóng" rồi, thế là cơ động hết chỗ này tới chỗ khác dọc lộ 6 và 68 bên K. cho tới ngày về  Grin.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #545 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2010, 11:41:49 am »

 Chợ gần bờ sông , bom đánh sập một khu chợ ở góc ngoài giống như một ki ốt to , chứ không phải lòng chợ chính . Lúc đó đơn vị phổ biến cấm đi lung tung , sợ anh em vướn mìn còn sót lại . Vì vậy anh em ta cũng chỉ quanh quẩn khu đóng quân thôi .
  Đêm đó anh em mình nghe rền tiếng pháo 130 ly ở phía tây dội về rền như tiếng sấm . Sáng hôm sau đội hình tiếp tục hành quân  Đi tới ngã ba rẻ về Phnom pênh mình gặp hàng ngàn người dân K đi thành từng đoàn kéo về phía vùng đất mà bộ đội ta vừa giải phóng , người dân vẩy tay chào đón anh em bộ đội mình . Có những hình ảnh mà mình không bao giờ quên được khi đi qua phum mà người dân đã về sống ổn định theo hai bên đường số 6 , dân bạn gánh nước thốt nốt , chuối , trái điều , họ đón đầu xe để cho bộ đội mình giải khát , coi như món quà của nhân dân bạn trao tặng , nó không đáng bao nhiêu tiền , nhưng đối với những người dân vừa thoát khỏi thảm họa diệt chủng , đó là cã một tấm lòng của nhân dân đối với bộ đội , người đã cứu giúp mình thoát khỏi bàn tay của tử thần . Một hình ảnh cảm động nữa là anh em trên xe của mình làm rớt chiếc nón cối , xe vẫn tiếp tục hành quân , vậy mà có một người đàn ông dân Kampu chia khoảng 40 tuổi  đang đi trên đường , nhặt chiếc nón cối và chạy vội theo xe để trao lại cho anh em chúng tôi , chúng tôi phải cho bát tài hay để xe chạy chậm lại , hình ảnh đơn sơ giản dị đó đã nói lên tấm lòng yêu mến của nhân dân k đối với bộ đội ta như thế nào , cho đến nay hơn 30 năm mà tôi không làm sao quên được  , buổi trưa là đến thị xã Kampong thom , nghỉ lại ăn trưa ngay trung tâm thị xã nơi công viên có hầm nuôi cá sấu , khỉ , ở cạnh cầu qua sông Sen . Một giờ chiều tiếp tục hành quân đi đến ngã ba có trường học gần huyện lỵ XTung thì rẻ phải về hướng bắc và ghé lại tại một phum gần con suối lớn chảy về XTung vào buổi chiều ngày 18/3/79 .
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #546 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2010, 11:17:38 pm »

 Ngày 19/3/1979 . Sau khi cơm sáng xong , 6 giờ sáng tiếp tục hành quân theo con đường đất cát trắng đi về phía bắc huyện XTung dọc theo con suối Xtung về phía thượng nguồn , đến khoảng 10 giờ trưa thì gặp một con đập dài và cao , cao hơn cã nóc nhà , chiếc xe zin 3 cầu chở anh em mình chạy lên không nổi , trợt xuống , anh em phải xuống xe cùng đẩy xe lên . Lên đến trên bờ đập rộng mênh mông , chiều rộng của con đê ba chiếc xe zin có thể sắp hàng ba chạy được trên đó ,phía bên kia là hồ nước mênh mông bát ngát nhìn xa tít , nước trong khe , cá lội từng đàn . Đoàn xe hành quân chạy dọc theo đập nước về phía tây , qua một cửa đập xây bằng bê tông kiên cố còn bỏ dở , khi quẹo cua về phía bắc đi một đoạn khoảng vài ba cây số thì đến một phum ven hồ nước anh em mình gặp một đơn vị bộ đội ( mình không nhớ , không biết là F 302 của YTA hay là F5 gì đó ) đang rút dần ra bắt theo một dây trên mười tên tù binh được trói khỷu tai thành hàng dọc với nhau . Đơn vị nầy bàn giao địa bàn lại cho F317 để anh em mình tiếp tục làm nhiệm vụ truy quét . Đến 12 giờ trưa là đến phum Kraya . Một phum lớn gần trăm nóc nhà theo dãy phố có hai ba dãy nhà . D7 đóng quân tại đây , còn C9 phải hành quân bộ thêm 5 cây số nữa mới đến phum Thmay nơi đóng quân đầu tiên của C9 . Cũng chính tại KRaya nầy là trận đánh ghi vào lịch sử của D7, E747 , F317 sau nầy . Trận đánh mình đã kể ở phần đầu topic .
Logged
chandoi1234
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #547 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2010, 01:04:24 am »

 Em xin kính chúc các bác CCB sức khỏe và hạnh phúc, cám ơn các bác vì những hy sinh mà các bác và những đồng đội đã phải trả để chúng em có ngày hôm nay.
Logged
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #548 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 02:30:06 pm »

 Vậy là thời đó bác hai cùng hành quân với F5 của mình và thượng sĩ Hùng rồi , vì theo mình nhớ thì cảnh vật mà bác tả vẩn còn in đậm trong tâm trí ,con đường đất cát trắng ở cái xứ Kong pong Thom nó nóng kinh khủng . Hành quân bộ dưới nắng trưa tháng 3 sao mà cực thế, cọng rơm cọng cỏ dính trên ba lô cũng thấy nặng,cái gì cũng vứt bỏ bớt chỉ giử lại cái võng,tấm tăng và một số thư từ.
 Bác còn nhớ gì thì kễ thêm đi bác .
Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #549 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2010, 06:05:02 pm »

 Gửi bạn lamlinh.... !
 Bạn đưa dấu con trỏ vào chổ tiêu đề có chữ Hai Ruộng , sau đó bạn ấn clik trái , sẽ hiện ra tài liệu về Hai Ruộng . Ở đó có đăng toàn bộ bài viết của mình ,bác cứ vào mục : "những bài viết của thành viên nầy " .Ở những bài đầu bác sẽ thấy mình viết về những trận đánh ở vùng Xtung dọc theo con suối stưng- Xtung . Bây giờ mà mình viết lại nữa thì nó trùng lắp .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM