Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:44:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số trận đánh trên chiến trường K (phần 2)  (Đọc 373785 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #490 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2010, 01:48:56 pm »

 Cũng bởi dân là địch và địch cũng chính là dân thì người lính chúng ta cần phải có cái đầu lạnh và hành động cũng cần thật lạnh lùng . Chẳng phải ta thể hiện như vậy để gây hằn thù hay làm gì mà để ta tự bảo vệ ta , tránh xa dân bao nhiêu càng tốt , ít va chạm ít tiếp xúc càng giữ được bí mật cho mình và mỗi khi ta di chuyển dân cũng không biết ta sẽ tới đâu .
 Ngày đó đơn vị tôi không khuyến khích lính quan hệ với dân , nếu có việc gì liên quan đã có bộ phận Dân vận của D E lo . Điều quan trọng là lính phải xác định được như vậy nếu sống giữa dân địch lẫn lộn thì sẽ tránh được những thương vong đáng tiếc .
 Đúng như bạn T54b nói thà đánh nhau căng thẳng ác liệt xong về cứ nghỉ ngơi thoải mái vẫn thích hơn , nhưng cuộc chiến nào cũng có những nét đặc thù riêng của nó , ngay trên cái đất K mỗi nơi địch ta mỗi khác , mỗi thời điểm cũng mỗi khác nhau rồi . Đấy là bạn chưa ở lính bộ binh tác chiến trên đồng nước tới ngang bụng thôi , thằng nào thò đầu cao hơn mặt bờ ruộng là bị phang vỡ đầu , bạn chưa dự trận cửa mở thì chưa hiểu hết được cái khổ của những trận đánh mà lính bộ binh phải nhích từng cm trên trận địa dưới mưa đạn của địch và chắc thời của bạn bên K thì chuyện lính mình nằm dưới tọa độ pháo của địch dập nát bét một khoảng đất rộng chắc là không còn bởi vậy chắc bạn cũng chưa hiểu hết nỗi sợ hãi của những trận đánh mang tính quyết định đó .
 Những trận đánh thời còn chiến tranh biên giới và những ngày đầu mới GP là những thời điểm căng thẳng nhất của cuộc chiến tranh VN-K còn sau này Pốt cũng suy yếu nhiều rồi và kiểu chiến tranh du kích là kiểu chiến tranh rất khó chịu nó cũng gây cho đối phương không ít tổn thất .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
pain
Thành viên
*
Bài viết: 421



« Trả lời #491 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2010, 02:18:26 pm »

Thì bác T54b đi lính sau anh những 7 năm mà bác binhyen Grin Từ 86 trở về sau chắc cuộc sống của lính cũng dễ thở hơn và hơn nữa bác ấy là lính tăng nên cũng nhàn và đỡ vất hơn các bác bộ binh.
Logged

Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc. Đó là không...ham muốn gì nữa!!!
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #492 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2010, 07:24:40 pm »

Thì bác T54b đi lính sau anh những 7 năm mà bác binhyen Grin Từ 86 trở về sau chắc cuộc sống của lính cũng dễ thở hơn và hơn nữa bác ấy là lính tăng nên cũng nhàn và đỡ vất hơn các bác bộ binh.

pain chưa hiểu gì về lính rồi. Lính không có khái niệm " nhàn" đâu. Cứ khoác bộ quân phục lên ngừoi rồi mới thấu hiểu bạn ạ. Mỗi chiến trường, mỗi thời điểm có thể khác nhau về sự khốc liệt, nhưng hi sinh mất mát của người lính, chỉ những ngừơi lính, hơn ai hết hiểu sâu sắc nhất.
@bác Binhyen: " Nếu lịch sử cho tôi làm ngừơi lính đi đầu"- Vâng lịch sử đã chọn các bác. Thế hệ chúng tôi, những người lính đàn em luôn trân trọng. Tin rằng mãi mãi mai sau vẫn có nhiều  thế hệ trẻ trân trọng khi nhìn về lịch sử của một thời Máu và Hoa.
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #493 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2010, 02:39:47 am »

  Hai Ruộng xin báo tin mừng với các cô chú và anh em trong QSVN
  Dạ! Hai Ruộng đã hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm và đưa hài cốt của chú họ của mình là Liệt Sỹ Hứa Thanh Liêm , sinh năm 1933 , đi bộ đội năm 1950 tỉnh đội Sóc Trăng , tập kết năm 1954 Lữ 338 . Vượt Trường Sơn năm 1961 với cấp bật thiếu úy CTV phó đại đội , thuộc D1 (Q 761 ) nay là Sư 9 Quân Đoàn 4 . Trong lúc chỉ huy mũi công đồn biệt kích tại bót xóm Sóc , Gia Lộc Trảng Bàng Tây Ninh năm 1963 , chú bị thương và bị hy sinh khi đồng đội cán về đến cứ . Được chôn tại rừng gần trạm Quân Dân Y Gò Dầu , nay thuộc ấp 6 xã Bào Đồn , Gò Dầu Tây Ninh . Năm 1969 giặc Mỹ càn ủi và chà đi xát lại , toàn bộ mồ mã của các Liệt Sỹ tại nơi đây ( rất nhiều hài cốt do nhiều trận đánh đến năm 68) .
  Qua rất nhiều lần tìm kiếm nhờ may mắn , mình tình cờ tìm gặp được chú Tư Bền ( lúc về hưu là đại úy - F9 -Q Đ4) đã từng là chiến sỹ cùng đánh chung trận và cũng là người cáng chú tôi ra khỏi trận địa , bàn giao cho người của Trạm . Dần dần mình tìm ra cứ cũ của Trạm tại khu rừng gần khu suối nhánh , bến Lầy . Nơi đây cũng nhờ may mắn , mình đi lạc vào nhà của chú Tư Đen lại đúng là du kích năm xưa có tham gia trong trận đánh đó, chú Tư Đen nguyên là bí thư Đảng Ủy xã Bào Đồn đã về hưu , chú biết được nơi chôn cất các đ/c Liệt Sỹ hy sinh trong trận đánh . Nhờ vậy mà mình tìm được , chị Tuyết cũng là y tá của Trạm , rồi tìm được chú Hai Chí là trạm trưởng QDY Gò Dầu từ năm 61 - 65 . Nhờ các chú xác định và kết hợp với nhà ngoại cảm mà gia đình , tìm được chính xác nơi chôn cất chú . Nhưng hài cốt không còn vì đã 47 năm , lại bị Mỹ cài xới và cán vụn ra ( những người dân sống tại đây cho biết sau khi hòa bình vào đây trồng cao su , bải đất nầy xương của Liệt Sỹ mình bị Mỹ cày xới vụn ra và rải khắp mặt đất ) . Gia đình rất đau xót , nhất là cô sáu (em ruột của Liệt Sỹ ) đã 75 tuổi , đã ngất lịm khi hay tin nầy . Nhưng gia đình cũng có niềm an ủi là đã tìm thấy nơi trước kia chôn cất người thân mình . Dù không còn hài cốt nhưng gia đình cũng được các đồng chí trong ban Tỉnh Ủy Sóc Trăng họp bàn và cứu xét cho phép gia đình được tổ chức đưa nắm đất tượng trưng cho hài cốt Liệt Sỹ về chôn cất tại Nghĩa Trang Liệt Sỹ huyện Mỹ Xuyên là quê hương của Liệt Sỹ . Liệt Sỹ khi hy sinh chưa có vợ con .
  Gia đình tôi vô cùng biết ơn các đồng chí trong Tỉnh Ủy Sóc Trăng , Chính quyền huyện Mỹ Xuyên , các đồng chí CCB , các cô chú là ân nhân đã rất nhiệt tình giúp đở , chỉ dẩn , tiển đưa vong linh chú tôi về quê quán , sau 57 năm  chú tôi xa quê vì nước ra đi . Gia đình cũng xin cảm ơn cô bác anh em là những hộ dân đã từng hương khói cho chú tôi và các Liệt Sỹ vẫn còn nằm lại vì gia đình và thân nhân chưa hay biết  . Đất nước mình đã độc lập 35 năm nay cũng là nhờ công lao xương máu của biết bao anh hùng Liệt Sỹ . Nhưng nhiều anh hùng Liệt Sỹ nơi đây cho tới nay vẫn chưa từng có một nén hương của chính quyền địa phương thăm viếng . Tôi và nhiều người có mong ước nơi đây được Nhà Nước mình quan tâm , xây dựng cho một đài tưởng niệm nho nhỏ để tưởng nhớ công lao và có nơi hương khói cho anh em chiến sỹ nơi đây , thay vì để cho nhân dân thắp nén hương nơi gốc cây , ụ mối . Các đồng chí CCB cho biết nơi đây cũng gần trăm đồng chí , bị Mỹ ủi sạch không còn mồ mã , xương cốt .
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2010, 09:02:40 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #494 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2010, 09:25:55 pm »

Chủ nhà Hai Ruộng xin kính chúc các đồng chí CCB , các bạn trong QSVN một năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG
Logged
claymore
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #495 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2010, 11:38:28 pm »

Trước hết xin chúc các anh các chú trong trang quansuvn.net năm mới : Vạn Sự Như ý - Sức Khỏe Dồi Dào
sau là cũng chúc mừng anh Hai Ruộng đã tìm được người thân (liệt sĩ) thất lạc
và cuối cũng cũng xin mạn phép hỏi anh Hai Ruộng đã tìm được tung tích "bố Xườn" chưa ! Mong anh sớm tìm được tung tích 1 người mà qua các bài anh viết thấy anh rất kính trọng, và quý mến
chúc anh năm mới nhiều niềm vui mới !
Logged

Cư An Tư Nguy--------------Chọn Lựa là Hy Sinh
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #496 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2010, 11:53:31 pm »




@bác Hai Ruộng: yta sẽ tìm tài liệu khác về Sihanouk nhé, yta nghĩ họ nói khá đúng đó. Quốc Vương Sihanouk đã sang Trung Quốc ngày 6 hay 7 tháng 1-1979, xong ông ta đáp máy bay qua Mỹ để tố cáo VN ra Liên Hiệp Quốc rồi xin được tỵ nạn ở Mỹ, cuối cùng Mỹ khuyên ông ta trở về TQ.

TRong cuốn SƯ đoàn Sông Lam (F341) có nói chi tiết ngày 6/1/1979 ponpot cho sihanuc sơ tán qua bắc kinh bằng máy bay mà bác.

Ngày 9/1 tụi này qua diễn đàn LHQ kêu gào VN xâm chiếm CPC....
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #497 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2010, 12:17:35 am »

 Cám ơn các bạn chỉ chổ sai cho mình !
 Mình nghĩ trong số anh em nầy thế nào cũng có BÌNH Yên , vậy mà cũng trúng thật , bói mò mà cũng trúng mới linh đó chứ .
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2010, 12:34:06 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
daibacvn
Thành viên
*
Bài viết: 128


Chí làm trai dặm nghìn da ngựa...


« Trả lời #498 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2010, 01:21:02 am »

Chào các CCB anh hùng, daibacvn có đọc hồi ký của CCB kể về việc vì mùi tử khí của một liệt sĩ mà hành động vô thức đưa tay lên bịt mũi mà bị ăn ngay một cái tát... mà giờ cũng không nhớ là vì đọc nhiều quá nên tìm mãi không ra. Có bác CCB nào nhớ thì cho daibacvn cái link dùm, chân thành cảm ơn trước!
Chúc tất cả các CCB dồi dào sức khỏe & gặp nhiều may mắn!
Logged

Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ,
Dưới sông còn đó bạn tôi nằm...
redlabelquebo
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #499 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2010, 02:10:33 am »

Thì bác T54b đi lính sau anh những 7 năm mà bác binhyen Grin Từ 86 trở về sau chắc cuộc sống của lính cũng dễ thở hơn và hơn nữa bác ấy là lính tăng nên cũng nhàn và đỡ vất hơn các bác bộ binh.
Cái chụ ni nọi dốt hè... nhìn chụ, bọ biệt chú chưa đi bộ đội ngày mô cạ... chụ chưa biệt thế nào là bộ đội chụ đừng cọ nổ hè.... chụ biết thệ mô là quan tai sặt không rựa?
 Bọ khuyên chụ đã không biệt thì đừng cọ bi bô... bọ là bọ cặt đọ... chụ có biệt chiến tranh du kịch là chi rựa không hè? may cho nhân dân ta là người như chụ không có cựa mà làm chị huy đọ.... chỉ huy như chụ, vài ba bữa, lịnh như bọ bắn chú vở sọ hè...
 Các bạc biệt lịnh khu 4 oạnh nhau răng mô hè?
 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM