Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:20:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một chiến thắng bị bỏ lỡ  (Đọc 56150 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:47:09 pm »

Tên sách: Một chiến thắng bị bỏ lỡ
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Năm xuất bản: 2007
Số hoá: ptlinh, chuongxedap





Copyright © William Colby
Cuốn sách này được xuất bản với sự đồng ý của qia đình ông William Colby
NXB Công an nhân dân giữ bản quyền bản tiếng Việt





LỜI GIỚI THIỆU

Trước khi đặt chân tới Việt Nam, trở thành Giám đốc C.I.A. Ở Sài Gòn, William Colby đã có một quá trình công tác rất lâu trong ngành tình báo. Là một thành viên của O.S.S (…) Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ, ông tổ của C.I.A., trong Chiến tranh thế giới thứ hai, W. Colby đã đại diện cho C.I.A. Ở Ý và Thuỵ Điển. Sau một thời gian từ 1962 đến 1968 phụ trách Phân cục tình báo Viễn Đông, nhưng trọng tâm vẫn là theo dõi và chỉ đạo công tác tình báo ở Việt Nam, Colby lại trở lại Sài Gòn với hàm đại sứ và chức danh là cố vấn của tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam. Từ 1973 đến 1976, Colby trở thành Giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ.

Như vậy có thể nói trong ngành tình báo, W. Colby là một nhân vật chủ chốt đã trực tiếp chứng kiến và can dự vào các tình huống mấu chốt của chiến tranh Việt Nam và suốt năm đời tổng thông Mỹ - Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford - Colby đã phục vụ cho chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Với cương vị và quá trình công tác như trên, W. Colby đã có những điều kiện thuận lợi để nhìn nhận, phân tích, đánh giá và suy ngẫm về cuộc chiến tranh Việt Nam, và năm 1989, nghĩa là một thoảng thời gian ít nhiều đã có đủ độ lùi để nghiên cứu xem xét cuộc chiến tranh ấy, W. Colbyđã cho ra mắt người đọc cuốn “Một chiến thắng bị bỏ lỡ” (Lost Victory), một cuộn sách viết về chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Không mô tả lại cả quá trình cuộc chiến trong cuốn sách, W. Colby chỉ đi sâu vào một số giai đoạn, một số thời điểm mà ông cho là quan trọng, có tính quyết định tới diễn tiến của cuộc chiến. Như giai đoạn từ 1959 đến 1962, khi ông cộng tác với Diệm - Nhu, đặc biệt là Nhu, người mà ông ca ngợi là đã đưa ra ý tưởng về “ấp chiến lược”; thời điểm năm 1967 mà ông coi là một “bước ngoặt”, với sự xuất hiện của Johnson, người đã kêu gọi phải chú trọng tiến hành một “cuộc chiến tranh khác”, nghĩa là phải nâng cuộc chiến tranh bằng chính trị lên ngang tầm với chiến tranh bằng quân sự - của Nguyễn Văn Thiệu, người mà sau một thời kỳ hỗn loạn do cái chết của Diệm - Nhu, cuối cùng người Mỹ đã phát hiện ra; và giai đoạn sau Xuân 1968, mà Colby xác định là một “bước nhảy vọt” trong cuộc chiến ở Việt Nam, với việc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức đẩy mạnh công tác bình định, ổn định tình hình nông thôn...

Đi đôi với những trình bày lịch sử ấy, W. Colby đã nêu - và đây mới là ý định chủ yếu của ông - những nhận xét đánh giá và quan điểm của riêng mình và của C.I.A. về hành động của Mỹ ở Việt Nam, cách xử sự của chính quyền Sài Gòn và những phương pháp của “Bắc Việt”. Những ý kiến đó của Colby, theo lời giới thiệu của Nhà xuất bản cuốn sách, nhiều khi là “khắc nghiệt đối với các chính phủ Mỹ” nhưng mặc dù vậy, nó đã được “Kissinger đánh giá cao và không có gì phản bác”.

Trong cuốn sách, với cương vị là người lãnh đạo C.I.A. Ở Nam Việt Nam trong một thời gian tương đối dài, W. Colby đã cung cấp cho người đọc một số những thông tin (về nội tình Nam Việt Nam, về chủ trương chiến lược của Mỹ, về vai trò và một số hoạt động của C.I.A....) cùng với những phân tích, đánh giá, nhận định của ông - điều đó sẽ góp phần cho người đọc hiểu thêm về một cuộc chiến đã qua. Tuy nhiên, trong khi trình bày lịch sử và ít nhiều cũng để biện hộ cho bản thân và ngành mình, ông cũng đã có không ít những chỗ nhầm lẫn, thậm chí cả xuyên tạc, bóp méo. Mặc dù vậy, để góp thêm tư liệu, góp thêm cách nhìn nhận lịch sử theo một con mắt khác, một quan điểm khác của đối phương trong chiến tranh Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu cuốn sách để bạn đọc tham khảo.


NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2010, 09:19:52 pm gửi bởi ptlinh » Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #1 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:49:00 pm »


PHẦN MỘT
ĐÔI NGẢ TRƯỚC THẤT BẠI


Vào tuần cuối tháng Tư năm 1975, ngày nào tôi cũng đến Nhà Trắng. Lúc bấy giờ, có hai vấn đề choán gần hết thời gian của tôi. Trước hết, đó là Quốc hội đang mở cuộc điều tra đặc biệt về những hoạt động bất hợp pháp mà C.I.A bị cáo buộc là đã tiến hành từ khi thành lập đến nay. Sau đó là những rò rỉ trong thông tấn báo chí, đặc biệt là những cố gắng cuối cùng và vô ích của chúng tôi về vụ giấu không cho báo chí, có nghĩa là cả người Nga, biết về chuyện chúng ta đang cố gắng trục vớt từ biển khơi Thái Bình Dương chiếc tàu ngầm Xô Viết mang vũ khí hạt nhân bị chìm ở đó. Nhưng trên hết tất cả những vấn đề ấy, những cuộc họp của Nhà Trắng điều hành ưu tiên để xem xét tình hình ở Nam Việt Nam, bởi lúc đó, Sài Gòn đang hiển nhiên đứng trước một thất bại hoàn toàn.

Sáng 28 tháng Tư, một lần nữa tôi bước xuống phòng tình hình1 nằm dưới tầng ngầm bên cánh tây. Xuống đến nơi, tôi đã thấy ngồi xung quanh chiếc bàn họp lớn: Henry Kissinger, lúc đó là bộ trưởng Ngoại giao và cố vấn Hội đồng An ninh quốc gia; Jim Schlesinger, bộ trưởng Quốc phòng; Bill Cléments, thứ trưởng Quốc phòng; Bob Jngerboll, thứ trưởng Ngoại giao; George Brown, Tổng Tư lệnh quân đội và Brent Scowcroft, phó Cố vấn An ninh quốc gia. Chúng tôi họp thành Nhóm hành động đặc biệt của Washington2 - một phân ban thuộc Hội đồng An ninh quốc gia làm nhiệm vụ ứng chiến để giải quyết những vụ khủng hoảng.

Với tư cách Giám đốc C.I.A và đúng với thủ tục, tôi khai mạc buổi họp. Quân đội Bắc Việt đã ở trước cửa ngõ Sài Gòn và uy hiếp phi trường Tân Sơn Nhất. Thành phố đang rối loạn tới cực điểm, tàn binh quân đội Việt Nam Cộng hoà và dân chúng nhiều vùng nông thôn đổ về đây, trộn lẫn với dân thành phố, tất cả đang cuống cuồng và tuyệt vọng tìm đường trốn chạy trước cuộc tiến quân của bộ đội cộng sản.

Sau khi kết thúc lời mở đầu, chúng tôi đề cập đến vấn đề chủ yếu đang đặt ra trước mắt: Bây giờ khi mà các sư đoàn Bắc Việt đã ở trước cửa ngõ Sài Gòn, lúc nào chúng tôi nên khuyên tổng thống ra lệnh cho tất cả người Mỹ ở đấy di tản? Thực ra, từ hai năm trước đây, tức năm 1973, sau khi “hiệp định hoà bình”, hiệp định được xem như kết thúc cuộc chiến tranh lâu dài ở Việt Nam được ký kết ở Paris, thì những người cuối cùng trong số năm trăm nghìn binh sĩ Mỹ có mặt ở đấy từ 1968 đã rút về nước. Nhưng ở lại Nam Việt Nam, Mỹ vẫn còn vài trăm công nhân làm việc ở đại sứ quán, phòng tuỳ viên quân sự và một số hãng, sở Mỹ khác, Graham Martin, đại sứ của chúng tôi, vẫn tìm cách trì hoãn việc di tản của họ, trước hết viện cớ sự ra đi này sẽ có nguy cơ bị hiểu là một dấu hiệu của sự yếu ớt của chúng tôi và sau nữa hy vọng sẽ có thể duy trì được một sự hiện diện nào đấy, dù là yếu ớt, trong những bức tường của đại sứ quán. Ngoại trưởng Kissinger, người vẫn còn cho rằng có thể qua trung gian của Matxcơva thương lượng với Hà Nội về một thoả hiệp hoà bình, cũng tỏ ra ủng hộ sự hiện diện ấy. Còn bộ trưởng Quốc phòng Jim Schlesinger thì đồng tình với tôi: ông cho rằng Liên Xô chẳng thể kiểm soát được Bắc Việt và nếu không có sự can thiệp của Mỹ thì thất bại ở Nam Việt Nam là không thể tránh khỏi. Chúng tôi không muốn bằng việc trì hoãn thời cơ di tản mà để những công dân Mỹ ở Sài Gòn bị giết hoặc bị bắt.

Tất nhiên, khả năng Mỹ can thiệp vào Nam Việt Nam đã tan biến từ sau vụ Watergate, khi tổng thống Nixon, người hứa sẽ chi viện cho Sài Gòn về yểm trợ không quân và hậu cần nếu Hà Nội vi phạm hiệp định hoà bình, đã từ chức. Hai năm trước đây, tôi đã cảnh báo quốc hội về một số vụ vi phạm ấy, nhưng tổng thống Gérald Ford đã uổng công khi xin quốc hội chuẩn chi cho quân đội Sài Gòn một số ngân sách, lúc họ đang bị uy hiếp. Nhiều lần nữa, tôi đã cố giải thích cho các nghị sĩ quốc hội rằng bộ đội Bắc Việt chẳng những đang chiếm đóng Lào và Campuchia, vi phạm hiệp định, mà họ đang còn xây dựng ở hai nước ấy cũng như ở Tây Nam Việt Nam một mạng lưới đường sá rộng lớn và cả một hệ thống ống dẫn dầu để tiếp tế cho bộ đội cơ giới và các lực lượng khác, chuẩn bị cho một cuộc tấn công ở dọc biên giới Nam Việt Nam, thế nhưng các vị ấy đã chẳng buồn nghe tôi.

Trong khi tránh không phản ứng lại những vi phạm ấy, người Mỹ đã ít nhiều tỏ thái độ. Tháng Một năm 1975, muốn “nắn gân” người Mỹ, Bắc Việt từ những căn cứ đóng ở Campuchia đã tung ra một cuộc tiến công vào Phước Long, một tỉnh nằm cô lập ở phía Bắc Sài Gòn. Một lần nữa, Mỹ không một phản ứng. Quốc hội khước từ không tăng viện trợ bổ sung cho Nam Việt Nam. Nhà Trắng bất lực không thể hành động một mình, mặc dù đó là sự vi phạm trắng trợn nhất của Bắc Việt đối với hiệp định tháng Một năm 1973 mà Hoa Kỳ đã ký với Bắc Việt, và chẳng những thế còn ép Việt Nam Cộng hoà phải ký, dọa nếu không Hoa Kỳ sẽ cắt ngay bất cứ thứ viện trợ nào.
_____________________________________
1. Phòng không cửa sổ, trực tiếp thông với các bộ phận an ninh và tình báo, dành cho những cuộc họp hẹp đặc biệt.
2. W.S.A.G: Washington Special Action Group.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #2 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:49:44 pm »


Từ tháng Mười hai năm 1974, tôi đã thông báo với quốc hội về những kết luận của C.I.A, những kết luận hoàn toàn có căn cứ, mà chứng cứ hiển nhiên nhất là sau này khi chiến tranh kết thúc, Bắc Việt xác nhận: họ đã chuẩn bị sẵn sàng để mở một cuộc tấn công lớn vào đầu năm 1975, một cuộc tiến công sẽ đưa họ tới toàn thắng vào cuối năm 1976, tức là sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trong chừng mực cuộc tiến công của Bắc Việt tỏ ra có hiệu quả hơn nhiều so với mức mà cả họ lẫn chúng tôi dự kiến, trong một cuộc họp của W.S.A.G vào giữa tháng Tư, tôi đã điều chỉnh lại dự đoán của tôi, là “Nam Việt Nam có thể thất bại hoàn toàn và điều đó có thể xảy ra trong thời gian ngắn”.

Đến cuộc họp ngày 28 tháng Tư năm 1975 thì trong báo cáo của tôi, tôi đã chẳng còn gì phải úp mở quanh co.

Quân cộng sản hiện nay đang ở trước cửa ngõ Sài Gòn, và chắc chắn họ đã sẵn sàng tiến công vào. Chính quyền của tướng Minh đã bị các sự kiện vượt qua và việc thành phố thất thủ chỉ là chuyện hôm nay hoặc ngày mai thôi.

Vấn đề đặt ra cũng giống như ở đầu tuần: liệu chúng tôi có nên hay không nên ra lệnh cho người Mỹ hiện còn có mặt ở Sài Gòn di tản. Nhiều người đã ra đi trong những tuần lễ trước, khi mà ở Bắc và Trung Nam Việt Nam tình hình mỗi ngày một xấu đi và quân của Việt Nam Cộng hoà thì đang bỏ chạy. Nhưng đại sứ quán Martin, người mà Kissinger ủng hộ vì cho rằng đó là con người đang “tại chỗ”, thì hãy còn hy vọng là có thể thương lượng ít nhất cũng là một sự đầu hàng hoà bình. Việc di tản nhiều người Mỹ và nhiều nhân vật quan trọng người Việt đã bắt đầu được tiến hành từ phi cảng Tân Sơn Nhất ở ngoại ô Sài Còn.

Graham Martin kiên quyết giữ ý kiến của mình đến nỗi cuộc họp kết thúc mà không có quyết định nào được đưa ra, dù rằng việc Sài Gòn sụp đổ với chúng tôi là điều rất rõ. Nhưng Bắc Việt đã quyết định hộ chúng tôi. 4 giờ sáng, giờ Sài Gòn (tức 16 giờ ở Washington), rốc két và đạn pháo của họ đã nã tới tấp xuống Tân Sơn Nhất, phá huỷ nhiều máy bay trên mặt đất, vô hiệu hoá phi trường và gây cho số người Việt đang tụ tập ở đấy để trốn chạy một sự hỗn loạn thực sự.

Tổng thống Ford triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia họp khẩn cấp vào lúc 19 giờ 30. Trong cuộc họp tổng thống Ford, phó tổng thống Rockefeller, ngoại trưởng Henry Kissinger (đồng thời với tư cách là cố vấn Hội đồng An ninh quốc gia), bộ trưởng Quốc phòng và các thứ trưởng, Tổng Tư lệnh quân đội và tôi (với tư cách cố vấn). Đương nhiên là phải tiến hành di tản nhưng giờ là bằng trực thăng. Vì Tổng thống muốn tham khảo ý kiến đại sứ Martin một lần nữa nên Kissinger ngay lập tức đứng ra tổ chức cuộc trao đổi. Rốt cuộc thì Martin cũng nhận thấy tình hình của mình là bất khả kháng và Tổng thống ra lệnh cho ông ta phải di tản ngay những người Mỹ còn lại và cả những người Việt Nam càng nhiều càng tốt.

Từ đó các phi công trực thăng phải bắt tay vào thực hiện một nhiệm vụ cực nhọc là đến đón số người di tản trên các mái nhà và tại những bãi đáp tìm được bất chợt ở trong thành phố. Nhiều đám đông người Việt Nam đang hoảng loạn cố tìm cách nhập vào chiến dịch di tản. Tuy có lẽ tất cả các công dân Mỹ đã được đón đi nhưng tình trạng hỗn loạn đã lên tới mức mà người ta không thể đưa hàng nghìn người Việt Nam muốn trốn đi. Ngay cả rất đông những người đã từ nhiều năm phục vụ trung thành cho nước Mỹ và đã từng được nước Mỹ hứa hẹn sẽ cứu giúp họ khi có gian nguy. Một số sĩ quan người Việt đã tự bắn vào đầu tự vẫn, người thì vì danh dự bị hoen ố trước thất bại, người thì lo sợ trước những nhục hình tàn bạo đang chờ đợi họ trong những “trại cải huấn” của cộng sản. Còn ở rất xa đấy, tại Washington, tôi không có cách nào để cứu họ. Suốt ngày hôm ấy, tôi đã sống trong một tâm trạng cay đắng ê chề khi cảm thấy mình bất lực trước thảm kịch của những sinh mạng bị mất đi và của biết bao năm nỗ lực của cả người Việt Nam và người Mỹ đã từng đổ ra để hy vọng biến Việt Nam thành một đất nước tự do. Vào sớm hôm sau, ngày 30 tháng Tư năm 1975, các chuyến trực thăng cuối cùng (của không quân và cả của những máy bay riêng của C.I.A., những phi công đã tình nguyện tham gia chiến dịch cứu trợ, sẵn sàng đương đầu với cảnh địa ngục trong những ngày cuối cùng của Sài Gòn) đã rời nóc nhà đại sứ quán Mỹ và các điểm hẹn khác để đáp xuống tàu Coral Sea và một số tàu của hạm đội hùng mạnh Hoa Kỳ đang chờ đón họ ở ngoài khơi. Ở Sài Gòn cũng như ở phần còn lại của Nam Việt Nam, hàng triệu người dân Việt bắt đầu tự đặt cho mình một câu hỏi mấu chốt: họ có thể sống sót dưới chế độ cộng sản hay tốt hơn là trốn chạy bằng đường biển, mà không một sự trợ giúp?

Cùng lúc ấy, khoảng 7 giờ 30 sáng, những chiếc tăng T.54 của quân đội Bắc Việt do người Nga và người Trung Hoa cung cấp, đang lăn bánh tiến vào thành phố. Khoảng cuối buổi sáng, một trong số xe tăng ấy húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, biểu tượng nền tự do của Nam Việt Nam. Cùng với “bộ trưởng Ngoại giao” Vũ Văn Mẫu (người năm 1963 đã công khai cạo trọc đầu để phản đối chính sách đàn áp Phật tử của tổng thống Ngô Đình Diệm), tướng Dương Văn Minh, người xúi giục cú đảo chính chống Diệm cùng năm ấy, đã chờ đợi thời khắc để tuyên bố sự đầu hàng của Nam Việt Nam. Những chiến binh Bắc Việt đi cùng xe tăng nhảy lên các bậc thềm dinh tổng thống và lao vào bên trong. Nghe tiếng của họ, người ta có thể nhận ra đó là những binh sĩ đến từ miền Bắc, những chiến binh có kỷ luật và không khoan nhượng của Hồ Chí Minh. Họ từ chối thương lượng với tướng Minh và cái êkíp thảm hại của ông. “Chính phủ” của tướng Minh đã bị bắt và giải đi trong khi hạm đội Hoa Kỳ biến mất sau đường chân trời. Vậy là bắt đầu đối với tướng Minh và những người cộng tác của ông ta một cuộc thử thách nặng nề, cuộc thử thách chờ đợi tất cả những người Việt ở miền Nam, dù họ chiến đấu cho tự do hay ủng hộ cho cộng sản Bắc Việt.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #3 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:50:12 pm »


Và cũng như vậy, cuộc chiến tranh lần thứ hai ở Đông Dương, cuộc chiến tranh kéo dài từ 1959 đến 1975 của Mỹ, đã kết thúc với sự thất bại của Hoa Kỳ và của Nam Việt Nam. Lần này, chiến thắng của những người cộng sản hiển nhiên là rõ hơn và triệt để hơn so với cuộc chiến tranh mà người Pháp tiến hành từ 1945 đến 1954. Cuộc chiến tranh lần sau cùng gây tổn thất nhiều hơn về sinh mạng so với lần trước. Hàng triệu người Việt Nam đã bị giết hại, hoặc trở thành tàn phế, phải xa lìa quê hương, dù họ chiến đấu ở phía bên này hay phía bên kia, hoặc họ bị kẹt giữa hai làn đạn, bị đè bẹp bởi hoả lực rốc két, súng cối cũng như bởi những trái lựu đạn của quân Bắc Việt hay của những du kích miền Nam.

Cuộc chiến tranh này đã cướp đi sinh mạng của năm mươi tám nghìn binh sĩ Mỹ, làm ba trăm nghìn người khác bị thương và làm Mỹ thiệt hại tới một trăm năm mươi tỉ đô la. Một sự rối loạn sâu sắc về văn hoá và xã hội ở Hoa Kỳ, thậm chí ở phần còn lại của thế giới lại càng làm những tổn thất ấy trầm trọng hơn. Sự phản kháng chống lại chiến tranh đã biến thành một phản kháng chống lại xã hội, mà trong nhiều trường hợp, nó đã đầu độc những cuộc xung đột khiến cái hố ngăn cách vốn có giữa các thế hệ càng bị đào sâu thêm. Cả một thế hệ, hay ít ra cũng một phần lớn của nó, đã tự chối bỏ mình bằng cách lánh mình vào ma tuý và từ chối có thể nói là bất cứ hình thức nào của quyền lực. Kế tiếp cho sự từ chối trách nhiệm là thế hệ của “cái tôi”, và người ta đã được chứng kiến rất nhiều những công dân trẻ vất bỏ ở một quy mô đáng báo động mọi khái niệm về nghĩa vụ tham gia hoặc hy sinh cho xã hội để chỉ tập trung vào “cái tôi tuyệt đối” của mình. Như George Bush đã nói trong diễn văn nhậm chức tổng thống ngày 20 tháng Một năm 1989 của ông là chiến tranh “tiếp tục chia rẽ chúng ta”.

Tuy nhiên vấn đề chủ yếu liên quan đến thất bại ở Việt Nam được nêu ra là: tại sao nó lại có thể xảy ra như thế? Hạm đội hùng hậu của Hoa Kỳ gồm nào hàng không mẫu hạm, nào tuần dương hạm, phóng ngư lôi hạm đội Sài Gòn sau khi thành phố sụp đổ có đủ hoả lực mạnh để nghiền nát vũ khí của Bắc Việt ra thành tro bụi. Hàng mấy chục pháo đài bay B-52 của không quân chiến lược Hoa Kỳ có thể dễ dàng đến từ Guam để dội xuống đầu kẻ thù của mình hàng trăm “quả bom sắt thép” hoặc thậm chí cả những vũ khí hạt nhân có trong tay. Quân đội Mỹ hãy còn triển khai ở nhiều nơi trên khắp thế giới để giúp đỡ các nước bạn bè hoặc ngăn cản quân thù hoạt động. Thế mà sức mạnh khổng lồ ấy đã không thể thay đổi gì được kết cục của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Mâu thuẫn giữa tiềm lực ấy với thực tế thất bại ở Việt Nam đòi hỏi một sự giải thích, nhưng đồng thời người ta cũng có thể tự hỏi rằng nó sẽ báo hiệu điều gì cho tương lai.

Tất nhiên thất bại đó không chỉ có một nguyên nhân duy nhất, chẳng hạn như do một sai lầm chiến thuật tại chỗ như trong buổi sáng tháng Mười hai năm 1941, khi mà người Mỹ ở Trân Châu cảng (Pearl Harbor) đã không có sự chuẩn bị để chống lại cuộc tập kích của Nhật Bản. Người ta cũng không thể nói rằng Tổng thống Hoa Kỳ có thể thay đổi được bất cứ điều gì nếu như ông có một quyết định khác. Điều đã xảy ra có thể ví như sự sụp đổ của nước Pháp trước sự xâm lăng của quân đội Đức quốc xã: có nhiều yếu tố rải rác qua nhiều năm đã làm cho nước Pháp suy yếu và dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng của nó.

Vấn đề “sụt thế” của Hoa Kỳ được đề cập tại Mỹ cũng như ở nhiều nước khác bên ngoài. Với cặp mắt lo lắng, các đồng minh của Mỹ nhìn ngó ra xung quanh, tự hỏi không biết họ có thể trông cậy vào quyết tâm và khả năng của Mỹ tới mức nào để có thể giúp họ chống lại sự đe doạ từ bên ngoài cũng như những nguy cơ dấy lên từ bản thân xã hội của họ. Cũng chẳng cần phải đợi lâu để sau khi Sài Gòn sụp đổ, các nhà mị dân thù địch và các kẻ cuồng tín tôn giáo hay dân tộc cực đoan đã khẳng định rằng từ đầu đến chân Hoa Kỳ là một con “quái vật khổng lồ” chỉ đáng bị nguyền rủa, và rồi các công dân và các nhà ngoại giao Mỹ bị lăng nhục mà không hề bị trừng phạt.

Ở Hoa Kỳ, phản ứng đến một cách dần dần. Thoạt đầu, người ta bị sốc khi trông thấy những tấm ảnh chụp cảnh người Mỹ túm tụm trên nóc nhà được trực thăng đến bốc đi, nhưng rồi cú sốc ấy đã được bù trừ bởi tâm trạng nhẹ nhõm của mọi người khi biết rằng cuối cùng chiến tranh đã kết thúc. Toàn bộ người Mỹ ở Sài gòn đã được cứu thoát và người ta không có gì phải lo lắng về số phận của những con tin hay những người bị bắt. Nam Việt Nam đã sụp đổ một cách hoàn toàn đến nỗi người Mỹ cảm thấy họ không thể làm được bất cứ điều gì để thay đổi kết cục của nó. Rồi sau đó là những chăm sóc cần thiết cho một trăm ba mươi nghìn người Việt Nam chạy thoát được vào những giờ phút cuối và cho năm trăm nghìn người khác đã phải đương đầu với sóng gió biển Đông để trốn chạy trên những tàu thuyền cũ nát trong những tháng tiếp theo, và cuối cùng là việc chuyên chở và thu xếp nơi ăn chốn ở cho họ, tất cả những việc làm đó đã làm cho dư luận Mỹ quên đi mặc cảm tội lỗi của họ đối với Nam Việt Nam.

Sau đó Hoa Kỳ đã nhân dịp kỷ niệm hai trăm năm thành lập nước để xây dựng lại lòng tự hào và niềm tin của mình và để tăng cường sự nhất trí trong toàn dân tộc bị tổn thương nặng nề sau vụ Watergate và thất bại ở Việt Nam. Quân đội Mỹ phải chịu đựng gánh nặng chiến tranh trong những năm ở Việt Nam nay được chuyên tâm vào những nhiệm vụ rõ ràng quen thuộc: khôi phục lại chính sách răn đe và chuẩn bị một hình thức chiến tranh thích hợp hơn, nếu chuyện đó xảy ra, trên đồng bằng phía bắc nước Đức.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #4 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:50:40 pm »


Thời gian không chữa lành tất cả các vết thương, nhưng nó cũng làm dịu đi những đam mê mà các vết thương ấy làm nẩy sinh ra. Một thế hệ mới đã nổi lên và nó cố thử tìm hiểu xem tại sao những đam mê ấy lại dữ dội đến như vậy và muốn đưa ra những phán xét của riêng mình. Với độ lùi của thời gian, những người đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam tìm cách giải thích cho sự cuồng nhiệt đã qua của họ, cố gắng biện minh cho những gì họ đã làm và thử trả lời cho những lời cáo buộc. Cùng với năm tháng trôi đi, rõ ràng lịch sử không tự nó viết một mình, mà nó bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ, những đánh giá của những ai đã làm nên nó bằng cách đưa ra những phán xét và đề ra những quyết định nào đấy.

Như vậy, cuộc thử nghiệm của Mỹ ở Việt Nam đã thoát ra khỏi cái mớ bòng bong của những lời vu cáo mà nó bị giam hãm trong quá nhiều năm. Những người tham gia, ý thức họ chỉ đóng một phần vai trò trong mười sáu năm chiến tranh ấy, mong muốn được người khác giải thích cho họ rằng đâu là vai trò và vị trí của họ trong cái toàn cảnh ấy và muốn biết những hồi ức của họ có phù hợp với những sự kiện đặc biệt hay bình thường hay không. Đã có những giải thích mới cho một số sự kiện lịch sử, như nghiên cứu của Peter Braestrup về cuộc tiến công Tết 1968 chẳng hạn. Một cách nghiêm túc, Peter Braestrup đã chứng minh rằng cuộc tiến công ấy thực tế là một thất bại của cộng sản, thế mà qua các phương tiện thông tin đại chúng, nó lại trở thành một điều báo trước cho thắng lợi không gì có thể cưỡng nổi của đối phương. Nghiên cứu của Peter Braestrup cũng như những nghiên cứu mới về một số sự kiện lịch sử khác đã cáo giác và bác bỏ lại những cách giải thích nào đấy cho đến nay đã được chấp nhận về một số sự kiện lịch sử có tính quyết định. Những cuộc tranh luận liên quan đến những vấn đề chính trị hiện thời - từ trung Mỹ đến Philippines - đã được các nhà tranh luận (tuỳ theo họ ở phía bên này hay bên kia mà từ này có hàm ý khác nhau) gọi là “một Việt Nam khác” và điều đó lưu ý chúng tôi rằng người Mỹ cần phải có một quan niệm chung và thống nhất về các cuộc thử nghiệm biết chừng nào.

Quan niệm chung ấy chúng tôi vẫn chưa có được. Và người ta không thể không nghĩ tới câu chuyện ngụ ngôn về các người mù xem voi. Người sờ vòi thì bảo “voi thuộc loài bò sát”, người nắn lưng lại cãi “nó có họ hàng với cá voi”...

Dù họ là người trực tiếp tham gia, hay nhà quan sát hoặc một giáo sư đại học, không một người nào thuật lại cuộc chiến tranh Việt Nam giống nhau.

Trong bối cảnh ấy, tôi muốn bày tỏ ý kiến của tôi, những ý kiến được nuôi dưỡng bởi kinh nghiệm của một tuổi đời cao hơn nhiều người khác và dựa vào một số yếu tố còn ít được biết. Như thế qua lời chứng của tôi và của những người khác, có lẽ chúng tôi sẽ có thể có một cái nhìn toàn diện hơn, không bị phiến diện, chia cắt, về những gì chúng tôi đã trải qua. Tất nhiên chúng tôi phải làm như vậy bởi thậm chí sau thử nghiệm của chiến tranh Việt Nam, đài tưởng niệm các binh sĩ chết trận ở đấy - dù trong mối quan tâm hàn gắn những vết thương có xúc động đến thế nào - cũng chỉ là một bức tường u ám chi chít những cái tên mà ý nghĩa của nó trong tâm tưởng của mọi ngươi có thể là nhập nhằng nước đôi, bởi người ta không biết rằng nó gợi lên niềm tự hào, sự thương tiếc hay nỗi xấu hổ, nhục nhã.

Thực ra đã rất lâu, một trung uý coi chiến tranh như một thảm hoạ. Người ta ra lệnh cho anh dẫn dắt binh lính vào những tình huống hết sức khó khăn, đôi khi cái chết coi như cầm chắc. Rất hiếm khi anh được biết về chiến lược chung trong khi các cấp trên của anh họ lại ít biết bằng anh thế nào là hiểm nguy. Đó đúng là những gì mà những người lính của chúng tôi phải trải qua ở Việt Nam. Họ phải chiến đấu chống lại một kẻ thù vô hình vô ảnh ẩn hiện như một cái bóng, giữa một dân chúng làm cho họ sợ và không gây cho họ một sự tin tưởng nào, dưới sự chỉ huy của những sĩ quan ngồi trong trực thăng bay tít trên cao. Bản thân tính chất của cuộc chiến tranh này cũng tước đi mất của họ niềm hứng khởi được trông thấy chiến tuyến của họ tiến sâu vào đất thù. Ngày lại ngày, họ đi tìm một cách hú hoạ kẻ địch để tiêu diệt, để rồi sau đó họ lại phải lặp lại vẫn công việc tìm kiếm ấy và vẫn cùng một chỗ ấy như lúc ban sáng. Những ai trong chúng tôi trước đây chịu trách nhiệm chính về cuộc chiến tranh Việt Nam thì nay họ có nhiệm vụ cấp bách là phải giải thích cho những ai đã từng chiến đấu ở Việt Nam và cho nhân dân Mỹ hiểu rằng Bộ chỉ huy Mỹ đã nhìn thấy những gì, dự định ra sao và thành công, thất bại thế nào.

Càng quan trọng hơn nữa là phải giải thích cho họ rằng lúc đó những công việc ấy chúng tôi đã không làm được tốt.

Ba sự việc đã gây ấn tượng mạnh đối với tầng lớp người Mỹ trung bình khi họ nghĩ về chiến tranh Việt Nam: Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên một đường phố Sài Gòn năm 1963 để phản đối chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm được chính quyền dân chủ tự do của John F.Kennedy ủng hộ; cuộc tiến công tết 1968 mà trong đó Việt cộng đánh ngay vào đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, chỉ ít lâu sau khi chính quyền Johnson bảo đảm với chúng tôi là người Mỹ đã vượt qua được một giai đoạn khó khăn ở Việt Nam, kèm theo đó là cảnh tượng tàn bạo khi chỉ huy trưởng cảnh sát đô thành tự tay hành quyết một tù binh Việt cộng như chúng ta được xem qua đoạn phim của một nhà báo Mỹ; cuối cùng là cuộc di tản cuồng loạn bằng trực thăng để cứu những người Mỹ cuối cùng trên những nóc nhà Sài Gòn năm 1975. Họ bám từng chùm vào cầu thang của một gian buồng hẹp dùng để chứa các dụng cụ bảo quản trên nóc nhà đại sứ quán, trong khi ở dưới họ, hàng trăm người Việt Nam bị bỏ rơi đang cố gắng một cách tuyệt vọng và vô ích trèo qua tường toà đại sứ để tới được chỗ chiếc thang, cái thang mà đối với họ lúc ấy nó có ý nghĩa là được cứu thoát và có một tương lai nào đấy. Nhìn những hình ảnh ấy, ngay lập tức người ta nghĩ rằng cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam đã thất bại và người Mỹ chỉ có một bài học hợp lý duy nhất để rút ra: đó là không nên tái diễn lại nó nữa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #5 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:51:34 pm »


Tuy nhiên bao giờ cũng thế, cảm giác ấy mới chỉ phản ánh một phần, trong khi thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Mười sáu năm chiến tranh ở Việt Nam có thể cung cấp cho một người quan sát tất cả những hình ảnh nào mà người ấy muốn thấy. Người du kích trong bóng tối, bác thợ cày yên phận với mảnh ruộng của mình, những nạn nhân của quân khủng bố, ông tướng đầy vẻ quan trọng, nhà tu hành huyền bí, người dân miền núi dũng cảm, tay quan liêu hay cáu kỉnh, nhà cải cách tận tụy, cô gái lăn mình vào những cánh tay nhớp nhúa - người ta có thể thấy tất cả những cái đó ở người Việt Nam, mặt tốt cũng như mặt xấu. Và lịch sử cũng không thể chối cãi được rằng những kiểu người ấy người ta cũng gặp nhan nhản trong xã hội Mỹ.

Trong cuộc tranh luận về cuộc chiến tranh Việt Nam ở Mỹ, ai cũng có thể tìm được những minh họa thích hợp để làm chỗ dựa cho lập luận của mình. Rất hiếm người chọn cách trung gian. Tuy nhiên những năm gần đây, mối quan tâm tìm hiểu sự thật đã thắng thế trong cuộc luận chiến. Những lời dẫn hay tham khảo về Việt Nam nay đã mang đầy ý nghĩa và không còn là những tranh cãi dai dẳng như thường thấy trước đây khi mà Mỹ đang dấn sâu vào chiến tranh Việt Nam.

Cuốn sách này là đóng góp của tôi vào nhu cầu tìm hiểu chung ấy và nó được kèm theo những đánh giá về những bài học sống còn mà có lẽ ít người Mỹ có. Với đại đa số hàng triệu người Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam thì trung bình thời hạn họ có mặt ở đấy là một năm (những người được động viên có một năm huấn luyện và một năm có mặt trên chiến trường). Phần lớn những người đại diện của chính phủ, ở Washington và ở nơi khác, cũng thường chỉ tiếp xúc với những sự kiện ở Việt Nam trong chừng hai, ba năm. Và hầu như tất cả những gì đã viết về vấn đề Việt Nam đều dừng lại vào năm 1968, tức phải bảy năm nữa chiến tranh mới kết thúc (như cuốn “Hồ sơ lầu năm góc”1 hay cuốn sách trứ danh của Halsbertram2, hoặc có viết về thời kỳ cuối thì cũng chỉ viết một cách qua loa (70 trang trên gần 700 trang trong cuốn sách của Neil Sheehan3. Trái lại, tôi đến Việt Nam từ dịp tết (8 tháng Hai năm 1959), năm đánh dấu bước dấn sâu của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam và cuộc chiến này còn kéo dài tới ngày 29 tháng Tư năm 1975 mới chấm dứt, khi tôi gửi từ Washington bức điện cuối cùng ra lệnh cho cơ quan C.I.A ở Sài Gòn đóng cửa.

Lần đầu tiên làm việc của tôi ở Việt Nam kéo dài gần ba năm rưỡi, đến tận tháng Sáu năm 1962. Tôi đã đi khắp Nam Việt Nam từ khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17 đến chót mũi Cà Mau.

Tôi trở thành người tiếp xúc chính của Mỹ với Ngô Đình Nhu, vừa là em vừa là người đồng mưu và cố vấn thân cận nhất của Ngô Đình Diệm. Sáu năm tiếp theo, với tư cách Giám đốc ban Viễn Đông của tổng hành dinh C.I.A ở Washington, tôi có nhiệm vụ báo cáo tin tức về Việt Nam cho Kennedy và Johnson, tháp tùng bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara sang Việt Nam và cùng tôi, mỗi năm tôi đều sang làm việc nhiều lần ở đấy. Đúng sau tết 1968, một lần nữa tôi được cử sang Việt Nam, lần này trong ba năm, làm đại sứ và phó chỉ huy trong cơ quan viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam. Tôi đã đi tới tất cả các tỉnh và tham dự các cuộc họp chính phủ của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trong khi vẫn chỉ đạo việc giúp đỡ của Mỹ cho chương trình bình định nông thôn. Tháng Sáu năm 1971 tôi trở lại tổng hành dinh C.I.A., tham gia vào việc chuẩn bị và trình lên quốc hội ngân sách của C.I.A., trong đó kèm theo cả những hoạt động ở Việt Nam. Hai năm sau trở thành Giám đốc C.I.A. vào giữa năm 1973, cùng với các phòng, ban tình báo, tôi đã theo dõi sát các chiến dịch cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam.

Như vậy là trong hơn mười sáu năm, làm những công việc chiến lược khác nhau ở Washington cũng như ở Việt Nam, tôi ở vào một vị trí có điều kiện thuận lợi để quan sát được một cách sâu sắc tấn thảm kịch xảy ra trong chiến tranh Việt Nam. Tôi thuộc số rất hiếm những người Mỹ đã từng biết những chiến binh của các thôn xóm Việt Nam và giúp họ biến cuộc chiến tranh mang tính địa phương của họ lên thành cuộc chiến tranh có tính quốc gia. Tôi đã cùng họp với các thôn trưởng và chúng tôi đã nói với nhau về chuyện họ cần phải có những vũ khí tốt để chống lại những khẩu AK-47 do Liên Xô và Trung Quốc cung cấp cho cộng sản. Tôi đã dự những cuộc họp trong phòng cố vấn ở Nhà Trắng trong đó những người có trách nhiệm đưa ra bàn về đề nghị nhích tuyến oanh tạc của chúng tôi lên thêm một độ về phía Hà Nội để không một ai có thể nghi ngờ về quyết tâm và khả năng của người Mỹ trong việc ngăn chặn cộng sản xâm lăng Nam Việt Nam.
_________________________________
1. Năm 1969, Daniel Ellsberg sao được tập hồ sơ tuyệt mật này của Lầu Năm Góc và năm 1971, cho công bố trên tờ New York Times (N.D).
2. Cuốn “Những người ưu tú và thông minh nhất”, Laffont Hachette, 1974.
3. Cuốn “Sự lừa dối hào nhoáng”, Paris, Se Seuil, 1990.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #6 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:52:18 pm »


Công việc ở các cơ quan tình báo cho phép tôi đánh giá những hy vọng và thất vọng của một loạt các nhà lãnh đạo Việt Nam trong nỗ lực điều hành cuộc đấu tranh của nhân dân họ chống lại sự xâm nhập của chế độ cộng sản. Điều đó cũng giúp tôi hiểu rõ hơn những mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Việt Nam. Một mặt, tôi hoàn toàn hiểu người Việt Nam có ý thức họ phải nhờ cậy và phụ thuộc vào người Mỹ biết bao trong khi tôi biết họ vẫn khăng khăng vất bỏ quy chế của một đối tác đóng vai trò phụ thuộc khi đụng chạm đến chuyện xác định cách thức tiến hành chiến tranh như thế nào, một cuộc chiến tranh mà họ coi là của họ. Mặt khác, cuối cùng tôi cũng hiểu được do tác động của những quan hệ ấy mà nhiều người Mỹ chúng tôi tin rằng những giải pháp Mỹ đưa ra để giải quyết vấn đề Việt Nam sở dĩ thất bại là do sự bất lực, cố tình hay hữu ý, của người Việt Nam khi họ không chịu công nhận những giải pháp ấy là có căn cứ, thậm chí còn tối ưu nữa, và không chịu thực hành nó từng câu từng chữ.

Từ đó dẫn đến việc cuối cùng tôi đã xem xét sự tham gia của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam với quan điểm của người Việt Nam cũng ngang như với quan điểm của người Mỹ. Chức trách của tôi đòi hỏi tôi phải hiểu tổng thốngThiệu cũng như hiểu tướng Abrams, và hiểu sự vận hành của quá trình chính trị của phía bên này cũng như của phía bên kia. Những công việc của tôi đòi hỏi tôi phải nhìn nhận cuộc chiến tranh Việt Nam bằng con mắt của những người cộng sản Bắc Việt và đánh giá tình hình như họ đánh giá, kể cả họ đánh giá người Mỹ mạnh yếu thế nào.

Từ vị trí quan sát đặc biệt ưu tiên của tôi, tất nhiên sẽ xuất hiện trước mặt tôi tình trạng mâu thuẫn dai dẳng giữa kho vũ khí khổng lồ Mỹ triển khai ở Việt Nam với vẻ bất lực của họ trong việc đánh thắng kẻ thù, và mâu thuẫn đó đã dẫn người Mỹ tới chỗ tự hỏi không biết các nhà lãnh đạo của họ có biết họ đã làm gì không? Những nghi ngờ ấy đương nhiên có sự thổi phồng của báo chí Mỹ, vừa tự do vừa thích chỉ trích, nhưng nó cũng đưa ra những căn cứ, những dữ liệu về bản thân tình hình mà không phải tất cả đều là sản phẩm của báo chí. Quyết tâm của Mỹ ở Việt Nam không phải bị đánh quỵ bởi sức mạnh ưu thế của đối phương mà chính là nó bị mài mòn bởi niềm tin, rồi niềm tin này trở thành một sự nhất trí, cho rằng việc thực hiện những ý đồ của Mỹ ở Việt Nam đều là vô hiệu, thậm chí còn phản tác dụng.

Nước Mỹ không dành sự chú ý lâu của mình vào một việc gì. Người ta muốn có những kết quả trong thời gian ngắn. Việc tiến hành những cuộc thăm dò bầu cử đều đặn, trong đó chính sách quốc gia được dư luận chung đánh giá và những ứng cử viên phải vội vã đưa ra những giải pháp đơn giản cho những vấn đề phức tạp, đã làm tăng thêm mong muốn đó. Vì vậy khi chính sách quốc gia đang trong quá trình tiến hành, người ta rất khó biện minh cho sự tiến triển từng bước của nó, điều thường cần thiết cho việc theo đuổi những mục tiêu dài hạn.

Cuối cùng quá trình dân chủ ở Mỹ cũng vận hành. Chính sách của Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam đã đột ngột chuyển hướng, chuyển từ ủng hộ sang trực tiếp đối đầu, và điều đó đã phản ánh sự thay đổi dư luận của nhân dân Mỹ. Chủ nghĩa thực dụng là xét nghiệm cuối cùng của chính sách Mỹ. Nếu thất bại, người ta sẽ không do dự mà vất bỏ đi và đó là trường hợp ở Việt Nam.

Tuy nhiên làm thế không có nghĩa là chúng tôi trốn tránh nợ, và cũng không có nghĩa là chủ nghĩa thực dụng của nhân dân Mỹ lúc nào cũng nhất thiết, lúc nào cũng đúng hay có căn cứ, nhất là đối với một vấn đề đặc biệt và đòi hỏi phải có giải pháp đặc biệt. Sự ghê tởm của chúng tôi khi phải đương đầu với mối đe dọa của Hitler đối với nền văn minh phương Tây đã làm cho cuộc chiến không thể tránh khỏi của chúng tôi chống lại chủ nghĩa phát xít càng thêm nặng nề và đẫm máu hơn.

Những “thuyền nhân” đã phải chịu bao cơ cực trên biển để trốn chạy khỏi Việt Nam hiện nay, sự biến mất của những người cộng sản Nam Việt Nam dưới ách xiềng xích của Bắc Việt, rồi quân đội Bắc Việt vẫn phải có mặt ở miền Nam trong nhiều năm nữa, tất cả những điều đó chứng tỏ rằng Nam Việt Nam đã bị gục ngã trước ách ngoại xâm của Bắc Việt, tức là chiến thắng tuyệt đối của một kết cục mà nhiều đời tổng thống Mỹ đã tìm cách ngăn cản nó bằng mọi giá. Sự sụp đổ của Campuchia và Lào ngay trong thời gian đầu, rồi những thất bại chính trị của Mỹ ở Ănggôla, Iran và Nicaragoa, đó là một trong những hậu quả thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Một hậu quả khác nữa là thái độ do dự và khó ăn khó nói của Mỹ khi phải đối đầu với thách thức trong nội bộ nước mình: mọi thảo luận, và chắc chắn mọi quyết định về thái độ mà Hoa Kỳ cần phải có để bảo vệ những quyền lợi bị đe doạ của mình ở Trung Mỹ và Trung Đông đều bị trói buộc bởi khả năng là có thể những tiếng hô “Việt Nam! Việt Nam!” sẽ lại một lần nữa được vang lên1.
___________________________________
1. Phải đợi đến 1990, với việc can thiệp để giúp đỡ Kuwait, Hoa Kỳ mới giải thoát được khỏi “Hội chúng Việt Nam”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #7 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2009, 09:52:50 pm »


Cuộc tranh luận trong dịp bầu tổng thống năm 1980 được tập trung vào vấn đề đạo đức của nước Mỹ và sự tin cậy mà vai trò của nước Mỹ với tương lai của thế giới gây nên. Theo một cách hơi đơn giản hoá, người ta cho người Mỹ lựa chọn giữa kinh nghiệm của những năm gần đây và hình ảnh của một nước Mỹ hùng cường, vững tin ở mình kiên quyết sử dụng sức mạnh và các nguồn lực của Mỹ để áp đặt những giá trị và lợi ích của mình, đồng thời giúp đỡ bạn bè và ngăn cản các tham vọng của kẻ thù. Vấn đề chính trị đã có sự chuyển dịch. Người ta thôi không tự hỏi và đối đầu với nhau về vấn đề cần biết là nước Mỹ đang theo đuổi một số chính sách đáng ngờ nào đấy về mặt đạo lý hay một số chính sách khác mà có thể do sự tác động của hệ quả, nó sẽ bị thất bại. Nhân dân Mỹ đã hưởng ứng tổng thống Reagan một cách nồng nhiệt khi ông khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa của nước Mỹ và sự đúng đắn của những hành động của chúng tôi, và từ chối không trả lời những lời chỉ trích dấy lên từ bên ngoài. Trong cuộc bầu cử năm 1988, người ta được chứng kiến sự xuất hiện trở lại của thái độ ấy, thậm chí nó còn mạnh mẽ hơn trước, và được nghe vang lên lời thề trung thành, kèm theo lời kêu gọi tinh thần yêu nước.

Nhưng không nên nhầm lẫn hai dữ liệu là ý chí và sự khôn ngoan của Mỹ. Ý chí có suy nghĩ cân nhắc của Mỹ, nói theo cách của tổng thống Kennedy khi ông dùng những từ này để hàn gắn lại khối đoàn kết dân tộc, là “chịu đựng tất cả các gánh nặng, chiến đấu chống lại tất cả các kẻ thù”. Nhưng ý chí này độc lập với khả năng lựa chọn của chúng tôi về một chiến lược đúng đắn và chấp nhận một chiến thuật tốt nhất để đạt được những mục tiêu của nước Mỹ. Đó là tại sao chúng tôi cần phải có một sự giải thích và làm rõ về cuộc chiến tranh Việt Nam, một điều ngày càng đòi hỏi chúng tôi phải làm rõ.

Đến lúc này, chúng tôi cần phải mổ xẻ và xem xét thật kỹ lưỡng cuộc thử nghiệm của Mỹ ở Việt Nam, cần phải giã từ khỏi tâm lý Mỹ cái bóng ma của cơn hấp hối mà chúng tôi đã từng trải qua ở Việt Nam.

Chúng tôi cần phải xác định xem hành động của chúng tôi cái nào là tốt, cái nào là xấu. Chúng tôi cần phải phân biệt chiến lược - hay là thiếu một chiến lược - với chiến thuật để xem cái nào đáng giữ lại, còn cái nào thì rõ ràng là sai lầm và cần phải loại bỏ đi. Chúng tôi cần phải làm một cuộc sàng lọc, trong đống ngổn ngang những nỗ lực chúng tôi bỏ ra ở Việt Nam, giữa những gì chúng tôi được lựa chọn và những gì là bất khả kháng; giữa việc lựa chọn chiến lược và vũ khí sử dụng một bên và bên kia là một số hiệu ứng phụ do sự có mặt của một lực lượng quân sự khổng lồ trong một đất nước khác nhau về dân tộc và văn hoá.

Chúng tôi cần phải tiến hành như vậy, trong khi còn phải chú ý là cuộc chiến tranh này diễn ra trên chiến trường Nam Việt Nam, một chiến trường có những đặc điểm riêng của nó về ruộng đồng, thôn xóm, núi cao, rừng rậm. Chúng tôi cần phải điểm lại một thời gian dài, từ khi những người cộng sản Việt Nam, quyết định phát động cuộc “chiến tranh thứ hai” chống lại chính quyền Mỹ - Diệm năm 1959 cho đến ngày họ giành được toàn thắng năm 1975. Dù một số yếu tố khác, như cuộc đàm phán ở Paris, phong trào phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ, vấn đề hậu cần hay đường lối chính sách của chính quyền Sài Gòn, có quan trọng đến đâu thì những tác động của nó vẫn được xác định trên chiến trường tranh chấp giữa hai bên. Vậy là chúng tôi cần phải xem xét tình hình, nhưng đối kháng và những chiến lược cơ bản từ đầu cuộc chiến nó đã xuất hiện như thế nào và trong quá trình chiến tranh nó đã được thay đổi, điều chỉnh ra sao.

Đó là tại sao mà bây giờ cuốn sách này ra đời. Còn về nội dung của nó, tôi có thể tóm tắt bằng một câu chuyện nhỏ như sau. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, đại tá Mỹ Harry G. Summers có gặp một đại tá Bắc Việt ở Hà Nội. Summers điểm lại tình hình cuộc chiến tranh và nói: “Ông thấy đấy, các ông chưa bao giờ đánh bại chúng tôi trên chiến trường”.

Đại tá Bắc Việt đáp: “Rất có thể như thế. Nhưng điều đó chẳng dính dáng gì đến vấn đề”.

Cuốn sách này kể tại sao trên thực tế, những thắng lợi quân sự thuần tuý quân sự ấy lại chẳng có gì dính dáng tới vấn đề.

Và nó cũng đưa ra một giải đáp cho câu hỏi: Có cách nào để chúng tôi làm tốt hơn không?
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2009, 07:43:13 pm »


PHẦN HAI
CUỘC GẶP GỠ GIỮA HAI THÁI CỰC


1. Hai nền văn hoá rưỡi

Những gì tôi biết về Trung Hoa lúc tôi còn thiếu thời, khi cha tôi, một sĩ quan chuyên nghiệp đóng quân tại Thiên Tân, đã chuẩn bị cho tôi một hành trang về Châu Á. Phải, chắc chắn từ dạo ấy chứ không phải cho đến khi cái nóng dữ dội ùa vào tôi lúc tôi bước ra khỏi cửa chiếc máy bay phản lực của hãng Pan Am để đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất dưới cái nắng chang chang của thủ đô Việt Nam Cộng hoà, gia đình tôi cũng bước ra theo. Lúc đó là vào dịp tết âm lịch của người Việt Nam, tính ra dương lịch là ngày 8 tháng Hai năm 1959. Những rắc rối của việc tính lịch ấy hình như là một điềm báo cho những rắc rối mà sau này tôi gặp phải trong mười sáu năm ở Nam Việt Nam.

Trong ga sân bay, nhà cửa bụi bặm và phai màu vì nắng gió, chúng tôi phần nào cảm thấy dễ chịu khi được ở trong bóng râm, mặc dù nhà không mắc điều hoà nhiệt độ Hộ chiếu của chúng tôi - riêng tấm của tôi có ghi đến làm việc ở sứ quán Mỹ - được nhanh chóng đóng dấu, và cả đống hành lý của gia đình cũng chỉ bị ngó qua loa, vì ơn chúa lòng lành, mấy nhân viên hải quan còn đang mải chăm chú vào một phụ nụ người Hoa, nghi rằng có thể chị ta giấu vàng dưới mớ quần áo hay trong mấy chiếc đài bán dẫn.

Nắng nóng những thủ tục quen thuộc khi ra vào sân bay và những nghi ngờ đối với cánh buôn lậu đã đánh dấu việc tôi đến nhận chức phó giám đốc sở C.I.A. ở Sài gòn diễn ra như vậy đấy.

Từ phi cảng Tân Sơn Nhất dẫn vào trung tâm Sài Gòn, con lộ chúng tôi đi chạy băng qua những ngoại ô quen thuộc của những thành phố lớn Châu Á - những ngôi biệt thự tường rào vây quanh giống như những ốc đảo xanh mướt và thanh bình nằm giữa những căn nhà tồi tàn nhớp nhúa người chật ních. Con lộ mang tên Ngô Đình Khôi, anh cả đương kim tổng thống Nam Việt Nam, năm 1945 đã bị cộng sản hạ sát. Đến đầu thành phố, nó được đổi lại là đường Công Lý. Thành phố rợp bóng cây được trồng đều đặn hai bên đường và mọc lên cạnh nhau những ngôi nhà nhiệt đới thanh lịch quét vôi trắng hay màu sữa, tường rào vây kín gây cho người ta một cảm giác kín đáo và an toàn. Nhìn nó, kỷ niệm về những thành phố hàng tỉnh của miền Nam nước Pháp vụt trở lại trong tâm trí tôi.

Đường phố Sài Gòn không còn mang tên những người Pháp, những người đã từng tiến hành công cuộc xâm chiếm và thực dân hoá đất nước này và sau đó đã vẽ nên thành phố từ một thế kỷ trước. Tất cả các đường phố nay đều được lấy tên các anh hùng dân tộc để đặt lại, và người Việt chỉ còn giữ lại hai tên người Pháp: nhà bác học Louis Pasteur và cố Alexandre de Rhodes, một giáo sĩ dòng tên mà tiếng tăm không mấy ai biết. Từ năm 111 trước công nguyên, Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ. Sở dĩ Rhodes hãy còn được Việt Nam tôn vinh là bởi vì vào năm 1640, sau một thời gian mà người Việt đã không còn dùng ngôn ngữ và văn chương kinh điển Trung Hoa, Rhodes đã thành công trong việc Lamã hoá văn tự Việt. Từ đó văn chương Việt có một bước phát triển đáng kể và người Việt Nam coi nó như một trong những niềm tự hào dân tộc.

Con đường chúng tôi đi chạy dọc theo dinh toàn quyền Pháp cũ - nay là dinh Độc Lập nơi làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hoà Ngô Đình Diệm và dẫn đến một toà nhà trông ra một công viên nằm đối mặt với hàng rào sắt có cổng chính dẫn vào dinh. Trông quang cảnh nhà cửa, cây cối vườn tược đẹp đẽ, tôi không thấy có gì báo hiệu là rồi ở đây sẽ xảy ra những thảm kịch mà có những thảm kịch xảy ra trước mắt tôi và gia đình tôi.

Đó là một thời kỳ giao thời. Những năm đấu tranh của cộng sản Việt Minh chống lại nước Pháp thực dân để giành lại độc lập tự do đã kết thúc bằng thắng lợi của Việt Minh ở Điện Biên Phủ, một chiến trường xa xôi nằm trên vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Cuộc chiến tranh ấy hãy còn để lại những dấu vết: lệnh cấm đốt pháo ngày Tết được áp dụng ngay cả ở Chợ Lớn, khu đông người Hoa nhất Sài Gòn, những hàng rào chống lựu đạn ở khách sạn Cầu Vồng (Arc - en - Ciel), khách sạn Tàu ngon nhất Đông Nam Á, thậm chí cả trên thế giới; sự có mặt ở miền Nam của khoảng chín trăm nghìn dân di cư Bắc Việt Nam, những tín đồ sùng đạo công giáo, lòng đầy khinh thường đối với thói biếng nhác và nhu nhược của người miền Nam.

Tuy nhiên, hoà bình đã trở lại ở Nam Việt Nam. Cộng sản đã tập kết khoảng chín mươi nghìn cán bộ của họ ra Bắc, và ở đấy họ được học tập, huấn luyện, sẵn sàng hễ có thời cơ đầu tiên là nhảy vào Nam bắt đầu cuộc cách mạng. Mạng lưới còn lại ở miền Nam của họ, bị phá vỡ và thụ động nay chỉ còn cố chống đỡ với các chiến dịch tiễu trừ mà chính phủ Nam Việt Nam thường kỳ tung ra để tiêu diệt họ. Nỗ lúc của cộng sản đang tập trung vào chiến dịch cải cách ruộng đất. Để tập thể hoá ruộng đất và từ đó thiết lập những cơ sở cho việc Đảng kiểm soát hoàn toàn dân chúng và nền kinh tế, biện pháp chính của cộng sản là trừng phạt và trong khá nhiều trường hợp là xử bắn những địa chủ thông qua toà án nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2009, 07:45:46 pm »


Ở miền Nam, ngay những nhóm muốn giành chính quyền sau khi người Pháp rút lui cũng ngồi yên. Mặc dù không ngừng có những lời đồn đại về một huyền thoại là người Pháp tiếp tục đeo đuổi một âm mưu nào đấy, nhưng đại sứ Pháp tỏ ra hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của Việt Nam Cộng hoà. Những nhà thực dân Pháp chỉ chuyên tâm vào khai thác đồn điền cao su cuối cùng của họ hay chăm lo những công việc kinh doanh buôn bán khác. Ngay các “cơ quan đặc biệt” Pháp, các hoạt động của họ cũng chỉ hạn chế trong việc giữ sự tiếp xúc cần thiết với những người Việt Nam có khả năng cung cấp tin tức và phục vụ cho việc thông báo hay đưa dư luận của họ trong trường hợp mà quyền lợi của Pháp đòi hỏi cần phải có một hành động mạnh mẽ hơn.

Băng đảng Bình Xuyên trước kia kiểm soát Sài gòn nay đã bị đánh cho tơi tả. Họ chỉ còn có một khu nhà tường rào vây kín gọi là “Đại Thế Giới” ở rìa Chợ Lớn, ngày trước là một tiểu vương quốc của đĩ điếm, cờ bạc, nha phiến nay trở thành một trung tâm cho thanh niên mà thỉnh thoảng có du khách tò mò vì tiếng tăm của nó vẫn đến thăm viếng. Quân đội các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo năm 1957 đã bị giải tán. Những cuộc mặc cả buôn bán vẫn tiếp tục không hạn chế trong những vùng họ còn ảnh hưởng nhưng quyền lực nhất thời ấy nay đã bị thay thế bởi quyền lực của nước Cộng hoà trẻ tuổi. Giữa những khu phố Pháp và khu của người Hoa ở Sài Gòn, sự phân biệt là rõ rệt nhưng việc đi lại thì hoàn toàn tự do, dù ngày hay đêm, dù đi bằng xe hơi hay xe đạp, xichlô, xe máy.

Cách sống thoải mái của sứ quán Mỹ cũng phản ánh không khí chung của thành phố. Chúng tôi sống trong những biệt thự kiểu Pháp trần cao, xung quanh là những cây cao vút trồng từ thời Pháp. Gia nhân có rất đông và họ tỏ ra thật thà, hữu nghị. Nhờ họ, Bartara, vợ tôi có thời gian để giao tiếp với các bà vợ các quan chức cao cấp Việt Nam hay của các vị trong ngoại giao đoàn. Ba con trai tôi, Fonathan (mười ba tuổi), Carl (chín tuổi) và Paul (năm tuổi) đều đến trường học của cộng đồng người Mỹ (chúng tôi định xin cho các cháu vào học một trường con trai công giáo nhưng ở đấy người ta không dạy tiếng Pháp mà chỉ dạy tiếng Việt, rất khó học). Còn con gái tôi, Catherine, mười tuổi, thì vào học ở một trường con gái của bên công giáo và may mắn cho cháu là ở đấy mọi môn đều dạy bằng tiếng Pháp. Chúng tôi sinh thêm cháu gái Christine ở Sài Gòn vào năm sau. Bọn trẻ rất thích quang cảnh và những tiếng động của nền văn hoá phương Đông, từ trò múa rồng chúng tôi được xem ở khu người Hoa ngay hôm sau ngày chúng tôi tới cho đến những chuyện săn voi trên rừng để bán cho những vườn thú Châu Âu của ông bạn láng giềng ở gần kề chúng tôi. Chúng tôi chẳng hề nghĩ rằng rồi không khí thanh bình của những ngày ấy sẽ bị đe dọa.

Tiếng Pháp vẫn được cộng đồng quốc tế sử dụng và tất cả những người Việt Nam chúng tôi tiếp xúc đều nói nó một cách trôi chảy. Tiệc tùng và những cuộc đón tiếp ngoại giao choán phần lớn thời gian các buổi tối của chúng tôi và nó lại càng thêm phần hào hứng khi tôi được gặp những người Việt Nam có hiểu biết rộng có thể đàm luận với tôi về tất cả các vấn đề. Trưa Sài Gòn rất nóng trong mùa khô và ẩm ướt trong mùa mưa nhưng chúng tôi thường gặp nhau với cả gia đình ở bể bơi câu lạc bộ thể thao và dùng một bữa ăn Pháp rất ngon, rồi người ta sẽ nhanh chóng học được cách đi đứng như thế nào để bớt đổ mồ hôi và dù thế nào, nhờ có máy điều hoà nhiệt độ người ta vẫn có thể ngủ được ngon lành.

Nhịp độ hoạt động của những công việc chính thức cũng yên ả, bình thường. Chính phủ vững, không có thách thức hay xung đột nên khủng hoảng bị đẩy lùi xa. Các nhân viên của Tổ chức phát triển quốc tế của Mỹ (A.I.D.) có thể tập trung nỗ lực vào những kế hoạch và mục tiêu dài hạn. Đại diện của quân đội Mỹ có thể duy trì quan hệ hữu nghị với các bạn đồng nghiệp Nam Việt Nam và chuyên tâm vào việc thảo những đống báo cáo khổng lồ mà Washington đòi hỏi.

Thực ra dưới vẻ bề ngoài yên tĩnh ấy, người ta thấy ẩn giấu một sự cuồng nhiệt của một tổ ong đang hoạt động. Lợi dụng lúc đất nước hoà bình, người Việt Nam lao vào làm ăn, dù công việc ấy lớn hay nhỏ, dù cày cấy trên ruộng hay buôn bán trên thương trường. Chính phủ đã dự kiến một chương trình to lớn về phát triển kinh tế và xã hội, nào mở mang đường sá để tới được những vùng rừng núi xa xôi, xây dựng các trường học tới tận các làng bản hẻo lánh, nào phát triển công nghiệp nhẹ ở các ngoại vi thành phố và sử dụng tàu thuyền chạy máy để đánh bắt cá trên biển, trên sông. Người dân Nam Việt Nam như được vùng vẫy trong việc kinh doanh tự do, phát huy tính năng động của những lớp người đi trước, những người trong tám thế kỷ trước đã mở cuộc “Nam tiến” theo dọc biển miền Trung tới tận đồng bằng Cửu Long và trên đường họ đi, với chí kiên quyết và tinh thần hiếu chiến của họ, họ đã loại bỏ hai đế chế Chămpa và Khơme.

Bao trùm trên quang cảnh nhộn nhịp đó là một bóng người thấp đậm, người đã cống hiến công sức lớn để tạo ra nó: đó là tổng thống Ngô Đình Diệm. Xuất thân từ một gia đình quan lại công giáo quê ở Huế - miền Trung Việt Nam, ông được đào tạo để phụng sự hoàng đế và đất nước ông. Có lần ông kể với tôi rằng, hồi nhỏ, cùng đi với mấy anh em trong nhà, ông đã xuống ruộng cấy lúa, tham gia vào việc cấy tượng trưng mấy khóm mạ non sau này lớn lên nó sẽ trở thành dòng nhựa nuôi dưỡng đời sống quốc gia.

Ham muốn thực sự của Diệm là đất nước ông. Ông đã được chuẩn bị để gia nhập vào hàng ngũ danh giá của những quan chức Việt Nam, những người sẽ trở thành cầu nối giữa chính quyền bản xứ với chính quyền Pháp thực dân. Tuy nhiên, sau một khởi đầu sự nghiệp đầy hứa hẹn, ông đã khám phá ra rằng ông không thể vừa phục vụ Việt Nam, lại vừa phục vụ chính quyền Pháp. Ông rời hàng ngũ quan lại do Pháp kiểm soát và trở thành một trong những người đấu tranh chính cho nền độc lập của Việt Nam. Vai trò này, ông đảm nhiệm với tư cách cá nhân, không cầm đầu một âm mưu hay một đảng phái nào, đinh ninh rằng theo tục lệ quan chức, cuối cùng rồi quyền hành sẽ một ngày nào rơi vào tay ông.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM