Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:12:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện thời xửa xừa xưa - Thời bao cấp  (Đọc 318800 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Haitanphongthu
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #290 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 06:25:51 pm »

Bác thấy còn cái nghề bơm bật lửa ga sống lâu phết đấy,nghề bật chăn bông,nghề hoạn lợn, nghề mài dao kéo,nghề đánh vec-ni lại bàn nghế. Đó là những nghề có tuổi thọ khá cao. Grin
Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #291 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 06:41:36 pm »

Xe Ba.. bét nhè (ba-bet-ta, em cũng không biết viết thế nào cho chuẩn), niềm tự hào của 1 thời
Cái xe này là của Tiệp khắc, động cơ 2 thì ,hình như có hơn 30 cm3 thì phải,nó yếu hơn Mobilet(còn gọi là xe cá ươn, vì nó khỏe ,dân buôn cá thời xưa hay dùng). Điện kiểu "Chổi than" đi đâu sơ cua cũng phải thủ trong túi mấy viên,hỏng thay luôn.
Thế giải thích thế nào về loại xe cá vàng (Peugeuot 102, Mobillette..) nhỉ? chả lẽ họ đi buôn cá vàng?
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #292 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 07:50:22 pm »

Tiếp những nghề chỉ có nhờ ....cái thời gọi là bao cấp :
 Theo mình những nghề như thiến heo( hoạn lợn ) ,bật chăn bông ,mài dao kéo, đánh vẹcni không phải là sản phẫm của thời bao cấp ,mà nó là nghề truyền thống có từ lâu đời ,vì xã hội phát triển nên nó dần dần mai một ,vì nó đã xuất hiện từ trước ....bao cấp nên nó cũng tồn tại lâu hơn ,nó vẫn còn trong khi ta đã chuyễn sang nền KT TT ,nhưng nghề bơm ga hộp quẹt thì đúng là 01 sản phẩm của bao cấp ,mình xin tiếp tục ....mua vui vài trống canh :
 -Nghề bơm gas hộp quẹt ( bật lữa gas ) : đầu thập 80 ,khi những thùng hàng đầu tiên của thân nhân từ nước ngoài gởi về để tiếp tế cho dân ở Miền nam thì xuất hiện hộp quẹt gas xử dụng 01 lần ; trước năm 75 miền nam chưa có sản phẩm này mà chỉ có hộp quẹt gas có lổ chế tạo sẵn để nạp ( bơm ) nhiều lần ,nhưng giờ thì cái hộp quẹt gas loại ...đời mới này chỉ xài có 01 lần ,hết gas là bỏ ,nên không có chổ thay đá lửa lẫn lỗ chuyên nạp gas ,nhưng nó cũng là ....hộp quẹt gas,nhìn cũng  ...sang ra phết ,thế là sinh ra cái nghề ....bơm hộp quẹt gas ,cái hộp quẹt gas xài 01 lần được bàn tay thợ tự do VN nạp gas lần hai-lần ba-lần...bằng 01 cây ....kim chuyên dùng ,được chích ( tiêm ) thẳng vào vỏ nhựa của hộp quẹt ,còn thay đá lửa thì ....vô tư vì đó là thao tác nhỏ của thợ VN ,mặc dù khi chế tạo nó không chức năng đó .
 - Nghề đi làm ....Rô bô : Tiếng Miền nam Rô bô là người máy ,người máy trên truyền hình thường đi đứng cứng ngắt ,người đi dáng cứng ngắt thường được gọi dáng đi như ....Rô bô .Ngăn sông cấm chợ ,mỗi 01 tỉnh của miền nam thành.... 01 vuơng quốc riêng ,hàng hóa đi từ tỉnh này sang tỉnh khác bị xét gắt gao ,giá gạo chợ đen ở Long An ,sát TP HCM rẻ mạt ,mà TP HCM thì không có gạo ăn ,giá gạo chợ đen cao ngất ngưỡng ,nhưng đi buôn thì bị các trạm chặn xét và thu lại hết ,thế là nãy sinh ra hình thức đi buôn gạo nhỏ lẽ ,gạo được bỏ vào các túi vải nhỏ bó chặt vào người ,bên ngoài vẫn quần áo bình thường ,mỗi người có thể giấu-bó được khoãng hơn 20kg gạo trong người để qua mặt các trạm xét ,vì bó hàng hóa vào người nhiều quá ,nặng nề nên dáng đi -đứng cứng ngắt ,nên gọi là nghề đi làm ...Rô bô ,mỗi ngày đi 01 chuyến thu nhập cũng gấp đôi luơng...công nhân !!??,sau này những gì đi ...có lời là được...bó tuốt :thịt heo tươi ,tôm khô .v.v.v.
 Những năm đó TP HCM đã...sinh ra 01 anh hùng lao động  -Chị Ba Thi -do dám....xé rào xuống miến tây mua gạo giá cao về bán lại....giá cao cho dân lấy lời ,ngẫm nghĩ chị Ba được phong anh hùng cũng đúng vì chị dám đi mua gạo bằng...xe tải ,có giấy giới thiệu đàng hoàng nhưng trái quy định TƯ ,còn những anh hùng vô danh....Rô bô thì ....mất tiêu thời KT TT .
  - Nghề phụ ....chăn nuôi trong TP : Do thực phẫm quá thiếu ,cầu quá nhiều mà cung thì không có nên nãy sinh các phong trào chăn nuôi tự cung tự cấp trong những căn nhà ,hộ chung cư trong nội ô ,nhà nhà nuôi heo -nuôi gà cải thiện,người người nuôi cá trê ...lai ,các ...nóc chung cư ,góc cầu thang ,buồng tắm trong nhà ,nơi nào có khoãng trống là tranh thủ....chăn nuôi ,nhà nào có...hồ nước là vận dụng nuôi cá trê lai ,nhà mẹ mình cũng nuôi 01 chú heo như thế trong....toilet ,khi  bán nó ,chú heo không ...đi được vì...cúm giò do không gian quá chật ,không được vận động mà chỉ đứng ăn và nằm xuống ; thời KT TT không còn cảnh đó nữa mà chỉ còn nuôi...PET.
  Ngoài ra còn vô số nghề ....lạ thường khác mà tự nó đã ....biến mất khi ta ...đổi mới....tivi....Mình không thể nhớ và biết hết ,nhờ các bác sưu tầm thêm hộ cho phong phú thêm!
  Tiếp theo sẽ là những sản phẩm ...lạ lùng với chất lượng ....trởi kêu ?!?!?! mà ...thượng đế vẫn ....vui vẻ... xài vì.....không xử dụng nó ....thì xài cái gì !!!
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2009, 08:05:26 pm gửi bởi tran479 » Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #293 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 08:04:11 pm »

Còn cái nghề vá dép nhựa, nghề làm dép bằng vỏ xe, tạm thời em chỉ ra nhiêu đó Grin
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #294 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 08:07:56 pm »

Ừm ,nghề làm...dép râu từ vỏ xe hơi-tải phế thải ....Một đội dép đi tới ....cháu nội làm xui ...vẫn xài tốt,hahaha.
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #295 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 08:55:12 pm »

 Cái xe BABETA của bác smilingmen là loại 2 thì 49cc . Đánh lửa bằng CDI . Là mơ ước nột thời ( tám chỉ 99,99 ). Đời sản xuất trước năm 1982 đánh lửa bằng mavit bạch kim . Nói chung dòng ba bét nhè chạy khỏe . Có thể chở 300 kg vượt cầu Dương dương, ít xăng ( tương dương pơ- giô , khoảng 1,2 - 1,2 l/100 km) . Hay hỏng nhưng dễ chũa . Nay vãn dùng .
 Xe của Pháp trước 75 có mobilete loại bình xăng ngay cọc yên . Xe hai thì . Cuộn diện sơ cấp , thứ cấp nằm trong volan . Cắt điện cảm ứng . Xe này sỏn màu ghi xám nên gọi là cá xám hay cổ ngỗng .
 Sau 75 có mobilete bình xăng trên khung . Xe sơn màu xanh được gọi cá xanh hay cá ươn .
 Xe cá vàng là đời sau . Xe gửi nguyên chiếc về VN . Xe có màu cá vàng hoặc da đồng .
 Dòng xe MOBILETE giờ thành xe cổ . Dân chơi xe săn ác .
  '' ...........
    Hai yêu anh có Lơ giô cá vàng ''
 Còn loại Xô- lếch mù nữa . Máy lai vào lốp trước . Hết xăng thành xe đạp .
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #296 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 09:13:44 pm »

Tưởng gì chứ cái nghể Robo bây giờ vẫn còn thịnh lắm. Các bác ở SG chạy đường Hùng Vương khúc gần chợ thuốc lá Học Lạc, thỉnh thoảng lại thấy các chị từ trên xe đò nhảy xuống người bó đầy mấy cây thuốc lá ...buôn lậu  Grin
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #297 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 09:15:46 pm »

Theo mình biết thì  khi mình chưa sinh thì mẹ mình đã đi....Vilo solex rồi ,chiếc xe đã xuất hiện ở miền nam từ cuối thập niên 50 ;còn Mobyllet của Pháp thì xuất hiện sau ,giữa thập niên 60 ,thập niên 70 không nhập nữa do không cạnh tranh lại với hàng Nhật như Honda ,Suzuki,kawasaki ,xe Nhật dòng này có xe PC tuơng tự ;Mobyllet có hai loai :loại bình xăng đặt dưới yên ngồi là đời cũ thường màu xám,đời mới hơn thì bình xăng đặt trước gần tay cầm thường có màu xanh;gần 75 chỉ có xe hai bánh thời thượng của Italy là còn nhập là Vespa,lambbretta song song với xe Nhật .Nhưng sau 1975 thì ....đồ cũ ấy ra xài lại hết vì ...hiếm  phương tiện đi: xe Gobel ,Sach ,mobyllet,vilo solex ,v.v.
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #298 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 09:31:10 pm »

 Trước 75 Bắc việt cũng có xôlêch , Mobilete , xe đạp pơ-giô . Xe được gửi cho các cha Đạo Thiên chúa . Một số gia đình được thân nhân gửi về ( rất hiếm )
 Xe Hon đa PC dở ẹc . Xe tay ga , động cơ 4 thì . Hay hỏng , khó chữa .
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #299 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 09:34:39 pm »

Mẹ mình mua chiếc Vilo solex năm 1958 ,mình sinh 1959 !!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM