Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:21:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện thời xửa xừa xưa - Thời bao cấp  (Đọc 318812 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #160 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2009, 01:00:28 am »

OLDBUFF@Cát-tút có vẻ xịn quá  Thường bọn tớ xoáy bi đá bằng 2 cái lọ pê-ni-xi-lin.
===========================================
Xuáy bi sướng nhất là dùng hai vỏ trai hoặc hai vỏ ốc nhồi . Vừa nhanh , to nhỏ tùy ý . Mỗi tội nhanh mòn vỏ .
Logged
meomuop
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #161 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2009, 01:22:54 am »

Hồi nhà em chưa có TV cũng xách ghế đi xem Trên từng cây số suốt. Anh Đeanov là thần tượng của bọn trẻ con và các cô trẻ trẻ chưa chồng, gần như cô nào cũng có 1 hình con con cắt từ báo ra dán đầu giường hehehe.
Anh đóng Đeanov là Stefan Danailov, sau này có đóng trong phim Bạch Tuộc, phần 7 của Ý, không biết các bác có xem không. Năm 2005 anh ấy là bộ trưởng Văn Hóa, vừa hết nhiệm kỳ năm nay (2009).
Anh đóng Bômbốv (Mitko Bombata) là Grigor Vachkov, chết năm 1980 (vì tai nạn giao thông thì phải).

Bài hát Trên từng cây số:

НИЕ СМЕ НА ВСЕКИ КИЛОМЕТЪР
Tác gỉa: Найден Вълчев

Нас червеното знаме роди ни,
нас не ще ни уплаши смъртта
ние сме на всеки километър
и така - до края на света.
 
Пада другарят в смъртен бой,
пада за теб, свобода,
за да изгрее и стане той
малка червена звезда.

Dịch nghĩa đại khái là thế này:

Chúng tôi là con của ngọn cờ đỏ
Cái chết cũng không đe dọa được chúng tôi
Chúng tôi có mặt trên từng cây số
đến tận cùng của thế giới

Người đồng chí ngã xuống trong trận đánh đẫm máu
(Anh ấy) Ngã xuống cho bạn, (và cho) tự do
Để (ngôi sao đỏ) cháy sáng lên và anh ấy cũng trở thành
một ngôi sao đỏ nhỏ
Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #162 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2009, 04:10:14 am »

Nấu bếp mùn cưa là  nhất bảng thời bấy giờ . Nhóm nhanh , cháy đượm mà bền . Phải tội nhồi kỹ một tý ko thì đang đun nó sụp xuống hỏng bét .

Đúng ạ. Lấy vỏ chai bia tàu (chai màu xanh, to hơn chai vang bây giờ, hồi đấy rất phổ biến) đặt vào giữa cái gàu thủng (đã được sửa đặc biệt cho việc nhóm mùn cưa Cheesy), nhồi mùn cưa rồi lấy chày nèn chặt. Sau đó xoay dần cái chai ra, bên dưới đục 1 lỗ ngang khoảng  7, 8 phân để lấy không khí. Sau đó là màn cong mông thổi hihi

À, các bác chắc cũng hay bắt đom đóm bỏ vào lọ pê-ni-xi-lin? Hồi bé em thấy đóm đóm lập lòe thì sợ lắm, mà bây giờ về quê cũng không thấy mấy nữa.
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #163 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2009, 08:20:27 am »

À, các bác chắc cũng hay bắt đom đóm bỏ vào lọ pê-ni-xi-lin? Hồi bé em thấy đóm đóm lập lòe thì sợ lắm, mà bây giờ về quê cũng không thấy mấy nữa
===============================================
 Một kỷ niệm .
 Ngày nhỏ , MT với một anh lấy dậm quay đom đóm ở mấy đám bèo . Bỏ vào cái chai . MT cầm dây diều kéo lên , thả xuống . Anh ấy ở trên cây giả tiếng khóc trẻ con . Nghe tiếng khóc MT còn xón đái nói gì mấy chị dân quân gần đấy . Mấy cụ thời Pháp cho là có phản động gây hoang mang trong dân tổ chức rình bắt . Tin tức bị MT thu lượm hết nên 5 lần 7 lượt các cụ chẳng làm gì được . Hai anh em khoái trò này lắm . Một lần sơ ý , anh ấy thả chưa hết đom đóm . Ông bố thấy có vài con trong chai . Vốn là một cựu du kích thông minh gan dạ . Ông ''bắt vị ''con trai . Ông trèo lên cây đa thấy vết xước chạc cây . Cuộn dây diều có dấu nhựa đa . Ông con bị trận đòn nhừ tử  .
 Sau này ông cụ ân hận mãi . '' Hồi ấy anh em mày đừng nghịch dại thì tao đỡ day dứt với nó !''
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #164 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2009, 09:15:27 am »

Bạn Meomuop@ ơi cám ơn bạn đã nhắc đến một bộ phim làm vắng lạnh đường phố Hà nội năm 1976. Chàng Đêanop đẹp trai,thông minh dũng cảm trên từng cây số cùng với người bạn Bôm bôp  vui tính,của phim và bài hát mà bạn vừa giới thiệu đã làm bao con tim thời đó mê mẩn.Mình có một kỷ niệm vui như sau:
 Vào tháng 10-1976 mình chuẩn bị sinh cháu thứ hai(bay giờ   là PV báo ảnh VNTTX),mặc dù đau bụng quặn từng cơn nhưng  chưa chịu đi BV mà cố chờ xem hết tập cuối bộ phim :"trên từng cây số" mới chịu cho cô em gái đèo xe đạp đi  QYV 108,vào đến nơi bác sỹ khám còn phán sáng mai chị mới sinh cháu được,nhưng vừa nằm lên giường cô em về nhà rồi,cơn đau khủng khiếp cố lê ra hành lang chả thấy ai,đành hét to gọi  bác sỹ,cô  y tá bảo mình nằm lên giường đẻ và bảo:"Chị đừng dặn nhé ...để em đi gọi Bác sỹ".
Đúng là "đau đẻ chờ sáng trăng".Đứa bé tọt ra suýt rơi vào xô ,may bác sỹ đến kịp. Hú vía.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #165 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2009, 10:14:41 am »

Thấy Mưctau@ nhắc đến bếp mùn cưa,mình nhớ quá cái thời xa xưa ấy mà hơn hai chục năm nay quên  khuấy đi mất,theo mach mình lại tổng kết các loại bếp mà mình được dùng từ năm 1956 nhé:
 Sau những ngày đám tang ông già, sự náo nhiệt thưa dần,cuộc sống của sáu mẹ góa con côi và một bà sư giúp việc ổn định dần.Mấy chị em bắt đầu học nấu cơm và làm  việc nhà khi bà chùa về quê.Mình lúc đó đang học lớp một cuối  năm 1956,cái bếp dùng đầu tiên là bếp mùn cưa.Tuy vậy vẫn có tí củi để lên lửa còn khi ghế cơm mới không dùng củi.Để giúp mẹ( bọn mình đi học trường ở trong thành của QD mở cô giáo Yến vợ bác Nguyễn thanh Bình dạy  )trên đường đi học về bọn mình nhặt quả  phượng già và các cành củi khô .
 Đến năm 1959 khi chuyển ra  ngôi nhà  bên bờ hồ Trúc bạch thì không còn cơ hội kiếm củi nữa.Tất cả phụ thuộc vào mua tem phiếu củi và mùn cưa theo tỉ lệ thế nào đấy mình quên mất rồi.
 Những năm sơ tán (từ năm 1965 đến 1967)chủ yếu mua rơm rạ về đun,có lúc vụ  cây thuốc lá bọn mình cũng mua về đun,may mà không ghiền hút thuốc lá,mùi khói kinh khủng,nấu được bữa cơm nước mắt nước mũi dàn dụa.Chả hiểu sao lại không còn tem phiếu mua  củi và mùn cưa,nên mỗi khi về với mẹ,mẹ mình dùng giấy để nấu cơm,chả hiểu cụ đốt bao nhiêu sách hay cụ lấy sách báo bỏ đi ở cơ quan về,trông thật tội
 Từtháng 8-1967 nhập ngũ ,  những năm tháng ở bộ đội thì chị nuôi đun than,bọn mình phải ủng hộ bằng cách lấy bùn nhào than,còn lúc ở trên rừng thì đi chặt củi mỗi ngày lên rừng về là phải vác một bó củi(bó nứa thì nhẹ chứ củi cây thì nặng phải biết).Thời gian huấn luyện thì hàng tuần mỗi tiểu đội kiếm củi vài ngày lúc hết giờ lên lớp.
(sau tiếp nhé )
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tám, 2009, 03:19:01 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #166 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2009, 03:13:17 pm »

Khi lập gia đình vẫn mỗi đứa một nơi chỉ khi chuẩn bị sinh cháu đầu 7-1975 mới về ở với mẹ lúc đó bắt  đầu  đun bếp dầu hoả,mà chỉ là loại bếp dầu gia công lúc đó bếp quốc phòng là tốt nhất nhưng không mua được mặc dù cụ bố chồng làm việc ở cục Quân Y,bếp dầu được dập từ các loại tôn nên  dùng một thời gian nó gỉ sét tơi tả từng mảng.
Mãi khi cô em gái đi Nga mới bắt đầu có cái bếp điện đôi,đun  thoải mái  và sạch sẽ vì ăn cắp được điện của nhà nước,lúc này cũng vào năm 198x cuối rồi.
Khi nhà nước quản lý điện chặt chẽ và  tiền điện hết bao cấp thì bắt đầu đun sang bếp ga .
Lúc này đã hoàn toàn hết các loại bao cấp rồi-hết chuyện bao cấp về đun nấu.
Logged
TTC
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #167 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2009, 03:42:48 pm »


Bài hát Trên từng cây số:


Dịch nghĩa đại khái là thế này:

Chúng tôi là con của ngọn cờ đỏ
Cái chết cũng không đe dọa được chúng tôi
Chúng tôi có mặt trên từng cây số
đến tận cùng của thế giới

Người đồng chí ngã xuống trong trận đánh đẫm máu
(Anh ấy) Ngã xuống cho bạn, (và cho) tự do
Để (ngôi sao đỏ) cháy sáng lên và anh ấy cũng trở thành
một ngôi sao đỏ nhỏ

[/quote]
Thế bác đã hát kiểu:
"Mặc quần loe đi giày tây đầu hippi.." chưa Grin
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #168 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2009, 03:49:09 pm »

Chưa thấy bác nào trong miền Nam nói chuyện về thời Bao Cấp cả .
Mình nói chuyện về chuyện đi đứng , kỳ miền Nam mới giải phóng nhe các bác .
Hơn 34 năm rùi các bác nhỉ , ngày ấy ông cụ nhà mình , có một ông bác họ trước cũng sống ở SaiGon , sau theo tiếng gọi tình yêu về VỎ ĐẮT ( lúc đó ông cụ bác đã trên hàng 6 rùi ) , cái vùng quê gì rừng mọc sát đường , sau đó mới biết trước giải phóng là huyện Hoài Đức tỉnh Bình Tuy ( giờ là huyện Đức Linh Bình Thuận )
Những năm đó mình mới 16 tuổi thui , ngày thì đi làm , tối về phải tập trung sinh hoạt Thanh Niên .
Lúc mới giải phóng , khu này dân tứ xứ đổ về rất nhiều , dân có , ngụy Quân , ngụy Quyền trà trộn về tránh Cải Tạo cũng có , khốn thay chỗ mình ở toàn là rừng , tối Heo Rừng mò vào bếp , lục ăn nữa mà , thế cho nên các đơn vị Ngụy Quân thua trận ở Long Khánh , rút chạy vào rừng , thời gian sau chúng đói quá , vào dân cướp Lương Thực , Bộ Đội về quây kín cả rừng cả năm trời .
Ngày nào cũng họp , khai báo lý lịch , anh nào khai không rõ ràng thì a lê hấp đi Cải Tạo tại Như Khiêm ( Tánh Linh bây giờ ) có một số sợ cải tạo , chạy vào rừng thế cho nên , ngày nào Du Kích và Bộ Đội cũng phải xét , mình mang theo bao nhiêu cơm ra rãy ruộng ăn trưa , thế mà mấy ông cũng lần ra hết , nhà nào có người vào rừng .
Thời gian đó phương tiện đi lại thật là khó khăn , cả Huyện chỉ có 2 chiếc xe khoảng 16 chỗ như hiện nay , nhà xe khéo xếp chồng lên cũng dư 30 mạng , chưa kể lơ và tài , than vãn là bị quăng giữa đường ngay , chỗ mình ở cách SG khoảng 130 km , nhưng muốn đi xe phải có người chở ngược lên chợ Vỏ Đắt 15 km , từ lúc 12 giờ đêm , chứ không đừng có mong được lên xe .
Đã thế đi đâu cũng phải xin phép , xin từ ban Thanh Niên ( du kích xã ) mới nộp lên thư ký Ủy Ban , dễ cũng hơn tuần mới được phép , anh nào tình nghi thì miễn .
Năm 76 trong lúc rê lúa , mình bị mày lúa bay đâm vào con Ngươi , may mà ông cụ lúc ấy làm Chủ Tịch Hội Nông Dân , thế mà xin phép cũng phải mất 3 ngày , về bệnh Viện Sài Gòn lấy ra chưa đầy 5 phút , còn cung đường từ đó về SG không biết phải qua bao nhiêu trạm kiểm soát, từ con người đến luơng thực & thực phẩm , dễ chừng qua mỗi Xã dọc đường là một cái Barie , du kích đột xuất chưa kể , họ bắt tất tứ một kG gạo hay đậu và bất kể thứ gì , đâu khoảng cuối năm 86 mới hết thì phải ..
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #169 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2009, 05:18:42 pm »


Nhớ lại việc mua bán của thời bao cấp ấy thật khổ:
 hồi đó có câu :Mua như cướp ,Bán như cho.
Rồi lại có các cửa hàng cung cấp mà dân gian đã có câu:
 Tông đản là của vua quan(Cửa hàng TP cung cấp bán cho cấp TƯ và cán bộ cao cấp ở phố Tôn Đản)
 Đặng Dung là của trung gian nịnh thần(cửa hàng TP cung cấp bán cho cán bộ trung cấp-thiếu tá trở lên)
 Đồng xuân là của thương nhân
 Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.
Còn ở cơ quan thỉnh thoảng lại phân phối giá rất rẻ nhưng rất ít các như yếu phẩm ví dụ :bát ăn cơm,bát canh to,phích,lốp xe đạp,săm xe đạp,nồi nhôm...vì mỗi lần có không đều nhau nên cứ phải nhường nhau hoài.Chỉ có đũa ăn cơm và tăm thì tự xin tre về tự vót,cho nên đũa cả dùng vô tư lâu nay tìm mua đũa cả có khi khó  tìm.
Không hề bước chân một lần đến chợ Đồng xuân,sau đó không hiểu vì lí do gì có việc đến chợ Đồng xuân mới thấy cái gì cũng có cả nhưng đắt hơn của mậu dịch bán đến hàng chục lần.Đúng là một thời bao cấp ngớ ngẩn,chẳng biết gì vả lại làm gì có tiền mà dám đến.

 Mình nhầm topic rồi nhờ các bạn chuyển hộ mình sang:'' thời bao cấp nhé" lẩm cẩm quá.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM