Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:56:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hỏi nhỏ, đáp khẽ về các vấn đề quân sự - Phần 3  (Đọc 320293 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
whamy04
Thành viên
*
Bài viết: 165


« Trả lời #560 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 11:04:44 pm »

Radar săn pháo phải chăng là loại radar tìm chỗ đặt của pháo khi bắn?
Logged
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #561 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 06:16:50 am »


Đồng chí hỏi một vấn đề khó đến mức chỉ có..vài nước trên thế giới làm được như thế này á?
Trong khi chờ đợi một câu trả lời thoả đáng, tớ cứ tham gia chút cho xôm, ...Thiết kế máy bay nói chung, máy bay chiến đấu nói riêng...hay bất cứ máy gì, điều đầu tiên là phải xem xét: Mục đích sử dụng chính của nó là gì để từ đó có hình dung căn bản những yêu cầu cần có. Ví dụ, thiết kế máy bay vận tải quân sự: đặc trưng là hàng nặng, cồng kềnh...do đó phải thân rộng,  vì nặng nên thân phải ngắn để tăng khả năng chịu tải, đồng thời, càng đáp cũng cần ngắn và gắn trực tiếp vào khung thân, đồng thời tiện cho việc xếp dỡ hàng, điều đó khiến cho cánh phải gắn ở phía trên thân để đủ không gian gắn động cơ, chứ không phải cạnh dưới như máy bay dân dụng hoặc các loại máy bay khác...là ví dụ thế về cái hình dáng ban đầu của chúng.
Trước hết, thiết kế phải đảm bảo nó...bay được đã, nghĩa là đáp ứng những yêu cầu cơ bản về tính cân bằng, động lực...
Sau đó mới nghĩ đến chuyện tối ưu hoá thiết kế, các thiết kế trước đây, bay thì được rồi, nhưng tối ưu thì chưa..và quá trình phát triển của khoa học công nghệ, của nghiên cứu ứng dụng cho thấy những sự điều chỉnh thiết kế dần được hoàn thiện. Máy bay chiến đấu hiện đại được thiết kế hai thân, có hai động cơ, khoẻ hơn, khả năng chịu tải ngang tốt hơn. Nhưng đôi khi người ta có thể chấp nhận một điểm dở để có một tính năng trội nào đó, ví dụ, thiết kế vũ khí trong thân của F-22 đương nhiên là nhược điểm về số vũ khí mang theo, nhưng lại giảm độ phản xạ sóng radar, hoặc trực thăng V-22 Ospray có thể bay hành trình nhanh hơn trực thăng thông thường nhưng đồng thời duy trì ưu điểm vốn có của trực thăng nên thiết kế động cơ gắn trên trụ xoay, cánh quạt ngắn hơn, tốc độ quay cao hơn, nhưng dở là...không ổn định bằng thiết kế truyền thống....v..v.
Đó mới là ý tưởng ban đầu, tiếp đến sẽ là thiết kế trên máy tính, dùng phần mềm mô phỏng để xác định kết cấu, vật liệu chế tạo, kích thước, tính chất khí động của mô hình... để điều chỉnh cho tối ưu. Hẳn nhiên họ chả bán cái thứ này đâu ạ, có chăng là phần mềm thiết kế tàu biển thì hình như có bán, không rẻ, nhưng cũng đáng tiền để mua, vì tiết kiệm được nhiều và tăng hiệu quả thiết kế. Ví như thiết kế mô hình cái mõm tàu thuỷ trước đây là phải cắt các tấm vật liệu thật rồi gắn, chứ bây giờ thiết kế bằng phần mềm, cắt các tấm thép bằng  lade rồi gắn vào là khít khìn khịt luôn.
Nhưng nói tóm lại, khoa học hàng không là khoa học cơ bản, đỉnh cao. Nói đơn giản như thiết kế cái ô tô 4 bánh, vậy mà cũng có phải có nhiều hãng trên thế giới này làm được đâu, vì sao xe Mercedes, BMW...qua được các bài test đâm, xe Trung Quốc thì nát toét...đó, không đơn giản đồng chí ạ. Một bản thiết kế ra một chiếc máy bay, có lẽ tính cỡ hàng tấn giấy.


Thiết kế một chiếc máy bay thời nay không mấy khó, tuy nhiên, thiết kế máy bay có mục đính riêng (dùng cho quân sự, dân sự, làm kinh tế, v.v.) sẽ là một qui trình có lắm "nhiêu khê".  Thí dụ như hãng Boeing ở Mỹ, tuy là một hãng chuyên sản xuất phi cơ khá nổi tiếng trên thế giới (đa số là hàng dân sự nhưng cũng có một số chương trình cho quân sự từ kín cho đến ... hở).  Hãng nầy có gần 25,000 kỹ sư đang làm việc (số kỹ sư gốc Việt cũng gần cỡ 3,000 người).   Thí dụ như chiếc Boeing dân sự Dreamer (Boeing 787, mặc dù được thiết kế hoàn toàn trên máy tính trên 10 năm về trước ... nhưng đến giờ nó vẫn chưa được giao cho khách hàng).

Những nước có nền kỹ thuật phát triển máy bay quân sự tương đối cao như Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, v.v. nhưng khi chuyển sang việc thiết kế phi cơ dân sự thì ...  Roll Eyes; Riêng ở VN Bí Bếp có nghe rằng nếu nhà nước "ắng" tí thì cũng sẽ có vài anh hai lúa sẽ lắp máy bay để ... ?  Wink
Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #562 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 11:37:48 am »


Thiết kế một chiếc máy bay thời nay không mấy khó, tuy nhiên, thiết kế máy bay có mục đính riêng (dùng cho quân sự, dân sự, làm kinh tế, v.v.) sẽ là một qui trình có lắm "nhiêu khê".  Thí dụ như hãng Boeing ở Mỹ, tuy là một hãng chuyên sản xuất phi cơ khá nổi tiếng trên thế giới (đa số là hàng dân sự nhưng cũng có một số chương trình cho quân sự từ kín cho đến ... hở).  Hãng nầy có gần 25,000 kỹ sư đang làm việc (số kỹ sư gốc Việt cũng gần cỡ 3,000 người).   Thí dụ như chiếc Boeing dân sự Dreamer (Boeing 787, mặc dù được thiết kế hoàn toàn trên máy tính trên 10 năm về trước ... nhưng đến giờ nó vẫn chưa được giao cho khách hàng).
Roll Eyes; Riêng ở VN Bí Bếp có nghe rằng nếu nhà nước "ắng" tí thì cũng sẽ có vài anh hai lúa sẽ lắp máy bay để ... ?  Wink

Hé hé, thì em cũng nói là nó khó mà?  Grin
Đó là một bài toán hóc búa, cả về kinh tế lẫn công nghệ.
Chuyện máy bay dân sự thì vấn đề kinh tế càng cần được tính đến: ngày xưa, khi chưa có máy bay cỡ lớn, bay tầm xa, và người ta cũng không ngại bay quá cảnh thêm một hai chặng ngắn, vì chưa nhiều khách nên điều đó là đương nhiên phải chấp nhận, trong hoàn cảnh đó, Mỹ đã cho ra loại B-747. 40 năm sau, Châu Âu mới ì ạch cho ra con A-380, thì lại là lúc lượng khách đã tăng, số chặng bay thẳng đích nhiều hơn, khách cũng không muốn bay nối chuyến nữa...câu trả lời của Mỹ là chiếc B-787 Dreamliner, cỡ trung nhưng tầm bay xa, rõ là thấy cách nghĩ của ai hiệu quả hơn ai. Ưu điểm duy nhất của A-380 là lách hạn ngạch chuyến, vì một số nước hạn chế số chuyến bay thẳng của các hãng hàng không nước kia. Tiện nghi thì model cũ nhưng thiết kế nội thất mới thì cũng ngon như ai thôi.
Máy bay dân sự là cái đòi hỏi độ tin cậy cao, chẳng ai mạo hiểm dùng những thứ mà...người ta phải dùng toán xác suất để xem hôm nay bay có rơi không. Máy bay Nga bền, an toàn (bé TU-154 vẫn được ví là chú ngựa thồ dẻo dai), nhưng dở là động cơ ồn , không đáp ứng yêu cầu Âu, Mỹ (hay là cạnh tranh không lành mạnh?). Còn máy bay Trung Quốc thì...ai đi thì đi nhé, em xin đi bộ hay xe thổ mộ cho nó lành. Grin
(Đỏ: để dọa mấy em bé hay chơi nắng buổi trưa không chịu đi ngủ, rằng nếu không vào nhà sẽ có UFO rơi vào đầu...Grin)
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2010, 11:53:29 pm gửi bởi SukhoiSu-47Berkut » Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
whamy04
Thành viên
*
Bài viết: 165


« Trả lời #563 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 12:24:17 pm »

Chiếc này bay được không ta? Các bác tét thử xem thế nào. Hehe...
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #564 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 01:23:27 pm »


                      P-15/19 của SA-3(GOA)

Đây có phải là đài P-15 gắn chung 1 giàn với đài P-19 không ạ, tại sao lại để 2 cái chung một giàn thế hả các bác, chẳng hạn như đàn P-35/37 vậy Roll Eyes

Không phải! Đây là đài P-19 thường dùng cho các phân đội SAM-3. Giống P-15, P-19 cũng có 2 anten thu phát hoạt động đồng thời gắn trên tháp quay.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #565 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 01:31:59 pm »

Chiếc này bay được không ta? Các bác tét thử xem thế nào. Hehe...


Tét hả Wink Hình này có nhiều nét của Jas-39 Gripen. Điểm khác là kiểu cánh bụng so với cánh thân thấp của Gripen, gốc mép trước cánh đá nhau với cánh vịt, có vi đuôi như J-10 của TQ. Trọng tâm lệch so với tâm khí động, nhiễu luồng mặt giữa cánh vịt và gốc cánh. Chưa duyệt bay được!
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
whamy04
Thành viên
*
Bài viết: 165


« Trả lời #566 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 04:01:45 pm »

Cám ơn bác OldBuff góp ý. Tại mình chả có kiến thức gì về hàng không nên vẽ đại thôi. Chắc phải tìm hiểu mấy thuật ngữ của bác nữa.

Nhưng mà bác cho hỏi tí: cái vụ mà gốc mép trước cánh đá nhau với cánh vịt mình thấy trong các phiên bản như Mirage 3NG, Atlas Cheetah, Kfir hay Rafale cũng đều vậy mà?

Hình này đúng là lấy nhiều từ Gripen, tại mình thấy nó dùng động cơ yếu quá nên tính chuyển nó sang dùng động cơ của Mirage 2000 cho nó mạnh hơn, cánh to ra mang vác nhiều hơn.

Còn cái cánh nhỏ nhỏ thì theo mình thấy thì hình như là nó giúp máy bay cơ động hơn (dẫn chứng là đầu tiên Mirage III không có cánh nhỏ nhưng sau đó các nước như Nam Phi, Israel biến thể nó thì có cánh nhỏ) nên thêm vô.

Còn cái vi đuôi thì mù tịt hổng biết là nó để làm gì. Thấy mấy chiếc như J-10, Su có nên thêm vô. CHắc phải bỏ đi rồi
Logged
whamy04
Thành viên
*
Bài viết: 165


« Trả lời #567 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 10:04:21 am »

Bác OldBuff cho mình hỏi cái này tí. Việc tính toán trọng tâm và tâm khí động thì trên mạng đã có nhiều trang có đề cập. Nhưng khi đo kích thước thì có tính luôn phần thân máy bay vào không? Vì các sơ đồ thường chỉ vẽ phần cánh mà không vẽ phần thân? Chẳng hạn như hình này

Đường đối xứng giữa hai cánh tam giác cũng là đường đối xứng của toàn bộ máy bay nhìn từ trên xuống hay là đây chỉ là đường đối xứng của hai cánh bỏ đi phần thân?

Còn hình này không biết có áp dụng được cho dạng cánh tam giác có cánh vịt không nhỉ?
Logged
khoa162
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #568 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 12:29:10 pm »


                      P-15/19 của SA-3(GOA)

Đây có phải là đài P-15 gắn chung 1 giàn với đài P-19 không ạ, tại sao lại để 2 cái chung một giàn thế hả các bác, chẳng hạn như đàn P-35/37 vậy Roll Eyes

Không phải! Đây là đài P-19 thường dùng cho các phân đội SAM-3. Giống P-15, P-19 cũng có 2 anten thu phát hoạt động đồng thời gắn trên tháp quay.
]
thế còn tại sao lại nói là P-35/37, 2 radar này có hoạt động chung với nhau không
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #569 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 03:46:37 pm »

Trích dẫn
thế còn tại sao lại nói là P-35/37, 2 radar này có hoạt động chung với nhau không

Nhắc bạn khoa162 viết đúng tiếng Việt!

------

P-35/37 có nghĩa là ra-đa P-35 và/hoặc ra-đa P-37. Có P-35 thì thôi P-37 hoặc có P-37 thì thôi P-35.

Cách viết gạch chéo như P-15/19 và P-35/37 dùng để chỉ loại ra-đa cụ thể và phiên bản cải tiến của nó.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM