Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:07:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hỏi nhỏ, đáp khẽ về các vấn đề quân sự - Phần 3  (Đọc 320015 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #130 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2009, 06:05:21 pm »

Các bác cho em hỏi: có loại tên lửa nào dùng ống phản lực vector (không biết nói thế có đúng hay không nữa) như ống xả của động cơ su30 chưa?

Bạn tra từ "gimbaled thrust" + "missile" để xem nhé! Đạn tên lửa hoặc tên lửa đẩy lái dòng phụt sử dụng 2 phương pháp "cánh lái dòng phụt/vane" và "ống phụt điều hướng/gimbale".
Cảm ơn bác Trâu già! Em hỏi bác 3 phát nữa:
1. S300 nhà mình thì dùng loại chỉnh hướng nào?
2. Qua Gúc, em thấy kỹ thuật lái hướng này đã ứng dụng trên tên lửa từ lâu, do đó cái áp dụng trên Su30 phải là hậu duệ của nó. Thế nhưng khi áp dụng trên Su30 thì xử lý vấn đề sức chịu G trên phi công thế nào?
3. Ngoài họ hàng nhà Su27 (ý em là từ đời Su30 trở lên sử dụng thrust vectoring) và bọn cất cánh thẳng đứng như AV8 ra thì còn loại nào sử dụng loại chỉnh hướng này nữa không? Như em thấy thì hình như còn có F16, MIG 29 OVT (cái này theo wiki, chưa đáng tin cậy lắm).

thế bạn hiểu thế nào là G, G-load, chịu G trên phi công , và lái lực đẩy ??
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
zutiah
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #131 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 02:13:06 pm »

"thế bạn hiểu thế nào là G, G-load, chịu G trên phi công , và lái lực đẩy ??"
-------------------
G là cái gì thì ai cũng biết rồi: Lực hút của trái đất tác động lên một vật thể nào đó.
G-load: Sức chịu lực hút (đơn giản là vậy). Cái này thì em chỉ hiểu lờ mờ thôi: G-load không phải bất biến mà thay đổi theo sự tác động của tốc độ, độ cao, áp suất...
Chịu G trên phi công: Là khả năng phi công chịu đựng lực hút tác động lên cơ thể, dựa trên đơn vị cơ bản là lực hút của trái đất trong điều kiện về tốc độ, độ cao, áp suất... Trong điều kiện buồng lái không được kín và không được cân bằng áp suất (pressurized) thì phi công phải mặc một bộ quần áo đặc biệt để tăng khả năng chịu đựng; còn với các loại máy bay có buồng lái được cân bằng áp suất như bây giờ thì bộ quần áo đó xem ra không cần nữa.
Lái lực đẩy: Cái này thì câu hỏi của bác HP em chưa được rõ lắm bởi không rõ bác định nói về lái cái hướng phụt của nguồn đẩy hay bác định nói về cả thay đổi về hướng đi.
@ bác HP: sao bác lại nêu ra câu hỏi này nhỉ? Thắc mắc của em đã cần đến những kiến thức này đâu.
Logged
phonglan
Thành viên
*
Bài viết: 500


Nụ hoa và cây súng


« Trả lời #132 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 03:50:02 pm »


Trong "Con đường tử địa RC4 - 1950" có một số từ như: "Tiểu đoàn dõng", "Dõng A.B.C"...
Các bác cho cháu hỏi: "Dõng" là gì? Quân số một "Tiểu đoàn dõng" khoảng bao nhiêu?
Logged

Những loài hoa nở ban ngày thường có màu sắc rực rỡ, những loài hoa nở ban đêm lại có hương thơm ngào ngạt
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #133 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 07:42:13 pm »

anh Zutiah hiểu g-load chưa chính xác rồi!
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #134 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 07:43:31 pm »

Cảm ơn thủ trưởng Trâu đã làm rõ Atoll-d
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
thuquoc13
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #135 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 08:36:32 pm »

cho mình xin ngày thành lập , vị trí đóng quân , người đứng đầu của quân khu 1,2,3,4,5,7,9 và quân đoàn 1,2,3,4 GẤP NHÉ ai biết post cho mình cám ơn nhiêu nắm Cheesy
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #136 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 08:42:39 pm »

Những thứ bạn hỏi hầu hết đều thuộc bí mật quân sự nhưng nếu chịu khó xem báo, truyền hình thì cũng tổng hợp được. Riêng việc trả lời thì không ai dám đâu! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
zutiah
Thành viên
*
Bài viết: 28


« Trả lời #137 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2009, 09:22:00 pm »

anh Zutiah hiểu g-load chưa chính xác rồi!
Mình đồng ý, kiến thức của mình về mấy cái này thủng lỗ chỗ nên những gì mình viết ở trên chỉ là những hiểu tạm thời của mình thôi. Nếu có gì, nhờ bạn và các bác khác giúp.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #138 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 12:05:23 am »

"thế bạn hiểu thế nào là G, G-load, chịu G trên phi công , và lái lực đẩy ??"
-------------------
G là cái gì thì ai cũng biết rồi: Lực hút của trái đất tác động lên một vật thể nào đó.
G-load: Sức chịu lực hút (đơn giản là vậy). Cái này thì em chỉ hiểu lờ mờ thôi: G-load không phải bất biến mà thay đổi theo sự tác động của tốc độ, độ cao, áp suất...
Chịu G trên phi công: Là khả năng phi công chịu đựng lực hút tác động lên cơ thể, dựa trên đơn vị cơ bản là lực hút của trái đất trong điều kiện về tốc độ, độ cao, áp suất... Trong điều kiện buồng lái không được kín và không được cân bằng áp suất (pressurized) thì phi công phải mặc một bộ quần áo đặc biệt để tăng khả năng chịu đựng; còn với các loại máy bay có buồng lái được cân bằng áp suất như bây giờ thì bộ quần áo đó xem ra không cần nữa.
Lái lực đẩy: Cái này thì câu hỏi của bác HP em chưa được rõ lắm bởi không rõ bác định nói về lái cái hướng phụt của nguồn đẩy hay bác định nói về cả thay đổi về hướng đi.
@ bác HP: sao bác lại nêu ra câu hỏi này nhỉ? Thắc mắc của em đã cần đến những kiến thức này đâu.

Mình biết mà, thế nào bạn cũng nhầm. Vì vậy bạn mới ra câu hỏi trước.
G là gia tốc trọng trường. nhưng G-load thì mọi người thường là nhầm.
Bạn nói , G là cái gì thì ai cũng biết rồi: Lực hút của trái đất tác động lên một vật thể nào đó. là sai. Vật lý nếu hiểu đúng ngay từ đầu thì cí gì cũng dễ hiểu. Lực hút đơn vị là Newton, N. G không bao giờ có đơn vị là N.

Lái lực đẩy, đúng hơn là lái hướng lực đẩy, nhưng thường được nói nhanh như thế, là điều khiển hướng dòng phụt của máy đẩy.
Lái lực đẩy cũng vậy, tất cả các đạn tự hành sử dụng tên lửa đều lái lực đẩy, cũng có một số ít không hề có lái lực đẩy như một số đạn xuất phát từ máy bay, nhưng đó không phải là giải pháp tồn tại lâu. Còn thiết bị bay trong tần không khí loãng thì đương nhiên không có cách gì lái ngoài lái lực đẩy.

Với máy bay, lái lực đẩy có nhiều điểm khác. Lái lực đẩy cho máy bay có từ lâu, nhưng tất cả các thiết bị lái cho đến gần đây đều có tuổi thọ rất thấp, chỉ vài giờ sử dụng. Với đạn và tầu vũ trụ dùng một lần thì điều đó không thành vấn đề, nhưng với máy bay thì điều đó đẩy giá thành lên cao. Thiết bị lái lực đẩy cho Sukhoi hiện nay khoảng 500 giờ.

Lái lực đẩy và lực đẩy máy đẩy không ảnh hưởng nhiều đến trọng lực của phi công. Gia tốc máy bay tạo ra điều này, gia tốc tối đa của máy bay chiến đấu do lực đẩy tạo ra chỉ 2 lần G ở những máy bay hiện đại nhất. Gia tốc lớn nhất của máy bay tạo ra ở đâu ?? Mình gợi ý thế, bạn tự tìm hiểu tiếp.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2009, 07:54:38 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #139 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2009, 02:24:43 am »

Trong "Con đường tử địa RC4 - 1950" có một số từ như: "Tiểu đoàn dõng", "Dõng A.B.C"...
Các bác cho cháu hỏi: "Dõng" là gì? Quân số một "Tiểu đoàn dõng" khoảng bao nhiêu?
==========================================================
 '' Dõng'' là tên của một sắc lính '' Quốc gia '' Trần Trọng Kim . Lính này hạng bét trong các sắc lính Ngụy thời chống Pháp . Biên chế một tiểu đoàn lính Dõng bao nhiêu quân thì em cũng không rõ lắm .
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tám, 2009, 09:50:22 am gửi bởi DepTraiDeu » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM