Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:23:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người Mỹ trầm lặng  (Đọc 30512 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #20 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 11:40:18 pm »

Chương 8

Tôi đã tính phải xa Sài Gòn 8 ngày, nhưng chỉ trở về được sau ba tuần hay gần như vậy. Trước hết, tôi đã gặp nhiều khó khăn để ra khỏi khu Phát Diệm hơn là khi vào đó. Đường bị cắt giữa Hà Nội - Nam Định và người ta chẳng thể dành một chiếc máy bay chở khách cho một phóng viên đúng ra không nên ở đó. Rồi khi tôi về đến Hà Nội, một máy bay vừa chở phóng viên ra ghi nhận cuộc chiến thắng mới, chuyến trở về đã chật ních không sao dành được một chỗ cho tôi. Pyle thì rời Phát Diệm ngay sáng hôm y tới, hắn đã hoàn thành nhiệm vụ của hắn là gặp tôi để nói câu chuyện về Phượng. Không có gì lưu luyến hắn lại nữa. Tôi để yên cho hắn ngủ lúc năm giờ rưỡi sáng. Súng cối ngừng nổ, tôi ra nhà ăn, dùng xong chén cà phê và mấy chiếc bánh quy về thì hắn không còn ở nhà nữa. Tôi tưởng hắn dạo một vòng…, khi người ta đã đẩy được một chiếc mảng từ Nam Định về đây thì người ta chẳng bận tâm gì đến vài tay súng lẻ. Hắn là người không hình dung nổi nỗi đau khổ hắn gây cho người khác. Trong một trường hợp nữa - nhưng phải đến nhiều tháng sau - khi tôi hết cả bình tĩnh và bắt hắn phải nhìn thẳng vào những nỗi đau khổ, thì tôi thấy hắn quay đi, băn khoăn nhìn vào đôi giày bẩn của mình và nói: "Có lẽ tôi phải cho đánh giày trước khi vào gặp ngài bộ trưởng". Lúc đó tôi hiểu hắn đã dùng cách nói học được trong sách của York Hardin. Tuy nhiên, hắn lại thực thà theo kiểu của hắn: Nếu đau khổ chỉ đổ lên đầu kẻ khác thì đó chỉ là do một sự trùng hợp nào đó thôi… cho tới cái đêm chót, dưới chân cầu Đa Kao.
Chỉ khi về tới Sài Gòn, tôi mới biết trong khi tôi đi uống cà phê, hắn đã thuyết phục một sĩ quan thuỷ quân trẻ để anh này cho hắn lên một chiếc xuồng đổ bộ và lén cho lên Nam Định sau một chuyến đi tuần như thường lệ. Hắn đang trong cơn vận đỏ cho nên đã cùng với đội "chống đau mắt hột" về được Hà Nội 24 giờ trước khi đường được chính thức coi như bị cắt đứt. Khi tôi về đến Hà Nội, hắn đã đi vào Nam và để cho tôi một lá thư, nhờ anh chàng phụ trách quầy rượu ở Trại báo chí chuyển giúp.
"Anh Thomas thân - hắn viết - tôi không thể nào nói hết được rằng đêm hôm nọ anh đã tuyệt vời như thế nào. Bây giờ phải thú thật với anh rằng lúc vào nơi anh ngủ tôi rất e ngại" (Thì ra hắn không e ngại gì khi xuôi mảng trong một thời gian dài sao?). Không có mấy người đã chấp nhận tình hình một cách bình tĩnh như anh. Anh thật là tuyệt vời và tôi bây giờ, sau khi đã nói được hết với anh, thấy mình bớt đáng khinh đi một chút" (Tôi giận dữ nghĩ chỉ có hắn là đáng đếm xỉa tới hay sao? Và tuy vậy tôi hiểu không phải hắn định viết như vậy. Đối với hắn tất cả câu chuyện sẽ tốt đẹp khi hắn không thấy mình là có tội nữa. Ta sẽ sung sướng hơn, Phượng sẽ sung sướng hơn, nhân loại sẽ sung sướng hơn, cả tùy viên thương mại và ngài bộ trưởng nữa. Mùa xuân rạng rỡ cả trên đất Đông Dương khi Pyle không thấy là mình có tội).
“Tôi đã chờ anh 24 giờ ở đây, nhưng nếu hôm nay tôi không lên đường thì tôi sẽ không có mặt ở Sài Gòn sớm hơn một tuần lễ, mà công việc chính là của tôi ở miền Nam. Tôi đã nói với anh em ở đội chống đau mắt gặp khi anh tới, chắc anh sẽ vui về bọn họ. Đó là những người dễ chịu đang làm một việc tốt đẹp. Đừng thấy tôi về Sài Gòn trước mà lo. Tôi hứa không tới thăm Phượng từ nay tới khi anh về. Tôi không muốn sau này anh có thể nghĩ rằng tôi xấu chơi đối với anh. Chào thân thiết. Andon".
Một lần nữa, đó là dấu hiệu quả đoán rằng tôi sẽ mất Phượng. Niềm tin đó căn cứ vào giá hối đoái chăng? Đôi khi người ta nói về một người nào đó rằng anh ta có tấm lòng vàng. Bây giờ chúng ta nên đem những chữ vàng ra để đánh giá tình yêu và có một từ kép là ái tình - đôla hay sao? Tất nhiên, khái niệm về ái tình - đôla bao gồm cả sự cưới xin nhau, một đứa con trai, ngày hội của những người mẹ, dù cho tất cả những điều đó sẽ kết thúc tại thành Rono hay đảo Virgin hay đến những đâu, có trời biết. Ái tình - đôla có động cơ tốt, lương tâm trong sạch và mặc xác cho thế giới còn lại có thể tìm nơi nào tan biến đi. Nhưng tình yêu của tôi không có khát vọng gì: Nó đã biết ngày mai của nó. Điều mà tôi có thể làm được là tìm cách làm cho ngày mai đó đỡ vất vả, chuẩn bị cho tương lai một cách từ từ, nó đến đâu chuẩn bị đến đó và trong việc này thì a phiến có tầm quan trọng của nó. Nhưng tôi không thể nào tính trước được cái tương lai mà tôi phải thận trọng chuẩn bị Phượng lại bắt đầu bằng cái chết của Pyle.
Chẳng có việc gì làm, tôi đi dự cuộc họp báo. Lẽ tất nhiên Grand đã có mặt. Một viên đại tá quá đẹp trai chủ trì. Ông ta nói tiếng Pháp và một sĩ quan cấp dưới làm nhiệm vụ phiên dịch. Những nhà báo Pháp cụm lại với nhau như một đội bóng đối thủ của các đội khác. Tôi khó khăn không sao tập trung được tư tưởng về những điều mà viên đại tá nói: Ý nghĩ của tôi luôn quay về với Phượng, với nỗi lo duy nhất: nếu điều Pyle nói là sự thật, nếu tôi mất Phượng, thì mọi việc sẽ đi tới đâu?
Người phiên dịch nói: "Đại tá thông báo rằng quân địch đã chịu một cuộc thất trận lớn và số thiệt hại của chúng ngang với một tiểu đoàn. Những phân đội cuối cùng hiện nay đang dùng những bè mảng vượt qua sông Hồng. Máy bay của chúng tôi liên tiếp đánh vào chúng".
Viên đại tá lấy tay vuốt mái tóc rất đẹp của ông ta, rồi giơ cao chiếc que dài chỉ trỏ những tấm bản đồ treo trên tường như biểu diễn một điệu múa.
- Sự thiệt hại của phía quân Pháp là bao nhiêu? - một phóng viên Mỹ hỏi.
Viên đại tá hiểu rất rõ câu hỏi đó: đó là câu thường được nêu khi cuộc họp báo đã tới bước này, nhưng ông ta đứng yên, chiếc que giơ cao, một nụ cười nở trên môi hệt như một thày giáo vốn được học trò quý yêu, cho tới khi người thông ngôn đã dịch xong. Lúc đó ông ta mới trả lời một cách mở hồ và kiên nhẫn:
- Thiệt hại của chúng tôi không lớn. Chưa rõ con số chính xác.
Bao giờ cũng vậy, những câu nói đó gây ra một sự náo nhiệt. Người ta tin rằng sớm muộn, viên đại tá sẽ tìm ra một công thức để trị được cái lớp học mất trật tự này, hoặc vị giám đốc trường sẽ cử thay ông ta một ông giáo khác có khả năng duy trì trật tự tốt hơn.
- Đại tá có nói một cách nghiêm túc không, khi ông bảo có thì giờ đếm xác chết của phía địch, mà không có thời giờ đếm xác phía mình? - Grand hỏi.
Viên đại tá tìm cách chống chế, tuy biết rằng cách đó sẽ bị đổ nhào bởi một câu hỏi khác. Những nhà báo Pháp thì ủ rũ và im lặng. Nếu những nhà báo Mỹ, bằng cách châm chọc đã bắt viên đại tá phải chấp nhận sự việc - khi đó họ cũng liền ghi chép luôn - thì tuy vậy họ không chịu hỏi thêm người đồng hương của mình.
- Đại tá nói rằng - người phiên dịch tiếp - địch rút lui một cách hỗn loạn. Có thể đếm những tử thi sau tuyến lửa, nhưng trong khi cuộc chiến đang diễn ra thì không thể chờ cho các đơn vị quân Pháp đang tiến công phải gửi những con số báo về.
- Không phải là chúng tôi chờ - Grand nói - mà là việc bộ tham mưu biết hay không biết. Ông thật sự định làm cho chúng tôi tin rằng những đội quân chiến đấu không dùng máy bộ đàm báo cáo về những thiệt hại của mình sao?
Viên đại tá bắt đầu nổi xung. Nếu ông ta ngay từ đầu chấp nhận sự thách thức, thì tốt hơn cứ trả lời thẳng là có biết, nhưng không thể công bố sự thiệt hại. Xét cho cùng, đây là cuộc chiến tranh của người Pháp, không phải của chúng tôi. Chẳng có pháp luật trời ban nào cho chúng tôi cái quyền được biết tin tức. Chúng tôi không phải đấu tranh với quân của cụ Hồ Chí Minh giữa sông Hồng và sông Đà. Chúng tôi không phải những người phải hứng lấy sự chết chóc kia.
Logged
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 11:40:59 pm »

Chương 9

Viên đại tá nói tuột ra là số tử vong của quân Pháp là một đổi ba, rồi quay lưng lại chúng tôi, nhìn vào bản đồ một cách bực bội. Những người chết là quân của ông, là những sĩ quan bè bạn của ông, cùng tốt nghiệp Saint Sir một khóa với ông và đó không phải chỉ là những con số như đối với Grand.
- Thế là rốt cuộc, chúng tôi rõ hơn một chút - Grand đắc chí một cách vụng về nói. Còn những người Pháp thì ghi chép lia lịa, đầu cúi gầm.
- Ở Triều Tiên đâu được như thế - tôi nói tảng lờ như không hiểu. Nhưng tôi chỉ tổ gợi ra cho Grand một ý để hắn hỏi tiếp.
- Xin hỏi hộ đại tá xem người Pháp định làm gì bây giờ. Ông ta nói quân địch tháo chạy qua sông Seine.
- Sông Hồng - người phiên dịch đính chính.
- Tôi chẳng cần biết màu sắc của con sông. Điều tôi muốn biết là người Pháp định làm gì trong những ngày sắp tới.
- Quân địch đã tháo chạy.
- Việc gì sẽ diễn ra khi quân địch về bên kia sông? - Grand hỏi - các ông sẽ quyết định những điều gì nữa lúc đó? Các ông sẽ ngôi tại bờ bên này hỏi vọng sang. Xong rồi chứ? (Những người Pháp buồn rầu với vẻ cam chịu, lắng nghe giọng nói như điên dại của hắn). Các ông có định gửi cho những tấm bưu thiếp chúc mừng ngày Noel không?
Người đại uý phiên dịch thận trọng từng chữ cả chữ thiếp chúc mừng nhân ngày lễ Noel.
Ông đại tá nhếch một nụ cười nhợt nhạt, nói:
- Không thể có thiếp chúc đâu.
Tôi có cảm nghĩ rằng vẻ trẻ trung và đẹp trai của đại tá làm cho Grand bực bội. Ít nhất là theo ý của Grand, ông ta thiếu một vẻ đẹp rắn rỏi.
- Các ông cũng chẳng có gì khác đâu mà gửi tặng nhiều - Grand nói tiếp.
Đại tá bỗng trả lời bằng tiếng Anh, một thứ tiếng Anh rất chỉnh tề:
- Nếu đạn được người Mỹ đã hứa được gửi đến thì chúng tôi có nhiều thứ gửi cho họ.
Tuy bề ngoài trang trọng, nhưng trong bụng là người đơn giản, ông ta cứ tin rằng một phái viên báo chí thì bao giờ cũng để danh dự quốc gia mình lên trên những cái tức.
Grand nói một cách ngắn gọn (vốn thông thạo, hắn ghi sẵn trong óc những số liệu về ngày tháng):
- Ông muốn nói rằng những đồ quân trang hứa cho đầu tháng 9 chưa được gửi tới?
- Đúng như vậy.
Logged
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #22 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 11:42:53 pm »

Chương 9 (tiếp)

Grand túm được tin này, bắt đầu viết.
- Tôi rất tiếc - Đại tá nói - rằng những điều tôi vừa nói không phải là để đăng báo, tôi chỉ muốn để các bạn rõ cái hậu cảnh của cuộc chiến đấu.
- Nhưng, thưa đại tá - Grand cự lại - đó cũng là tin tức. Viết ra, chúng tôi có thể trợ lực thêm cho các ông.
- Chớ, chớ nên, để cho các nhà ngoại giao làm với nhau về vấn đề này đã.
- Nhưng viết ra thì có hại gì?
Những nhà báo người Pháp ngồi đó rất hoang mang. Họ viết rất ít tiếng Anh. Viên đại tá đã làm trái với những quy định. Họ nhìn nhau với vẻ bất bình.
- Tôi không phải là người phán xét - đại tá nói tiếp - có lẽ những nhà báo Mỹ sẽ viết: "Ôi, những người Pháp khi nào cũng ca cẩm, khi nào cũng ngửa tay ra xin". Và ở Paris, những người cộng sản sẽ kết tội: Người Pháp đổ máu cho châu Mỹ mà châu Mỹ không gửi cho cả một chiếc máy bay lên thẳng cũ. Viết để làm gì? Rút cuộc máy bay thì vẫn thiếu mà địch thì vẫn ở đó, cách Hà Nội 60 km.
- Ít ra tôi có thể viết rằng các ông đang cần máy bay lên thẳng?
- Các ông có thể viết - đại tá nói - rằng 6 tháng trước chúng tôi có ba chiếc trực thăng, nhưng bây giờ chỉ còn một. "Một" - ông ta nhắc lại với vẻ kinh ngạc cay đắng - các ông có thể viết nếu có một người bị thương, không cần bị thương nặng, chỉ cần bị đạn làm xước da thôi, thì hắn biết chắc mình sẽ chết. Phải chờ 12 giờ, có khi 24 giờ trên một chiếc cáng để đi tới trạm cứu thương qua những đường mòn, có khi bị pan xe, có khi gặp trận phục kích, gặp bệnh hoại thư… Bởi vậy, thà chết còn hơn (Những nhà báo Pháp nghiêng người về phái trước, cố tìm cách hiểu). Các ông có thể viết những điều đó - đại tá kết luận, vẻ điển trai của ông chỉ làm tăng thêm câu nói cay độc. Bây giờ, dịch đi - ông nói ra lệnh cho người sĩ quan thông ngôn và rời phòng họp, mặc cho người phiên dịch ôm lấy cái công việc khác thường là dịch từ Anh sang Pháp.
- Tôi đã chọc đúng vào vết thương - Grand khoái trá nói.
Rồi hắn ra một góc thảo bức điện. Bức điện của tôi thì ngắn thôi, vì những người kiểm duyệt chẳng cho tôi gửi điều gì có thể viết về Phát Diệm. Nếu câu chuyện lý thú tôi có thể đáp máy bay đi Hong Kong, rồi gửi tin từ đó về nước. Nhưng có tin nào lý thú đến nỗi gửi đi, mà có thể bị trục xuất không?
Phải tính toán kỹ. Bị trục xuất là hết đời, là sự đại thắng của Pyle. Ấy thế mà khi trở về khách sạn, tôi thấy đúng bằng chứng về thắng lợi của Pyle nằm trong ngăn kéo, sự kết thúc của tôi: Bức điện mừng tôi được thăng cấp. Nhà thờ Dante cũng không nghĩ ra kiểu chơi độc ác như vậy đối với số phận những cặp tình nhân khốn khổ của mình. Paolo không hề được đề bạt để vào tĩnh thổ tây oan.
Tôi lên căn phòng trần trụi của tôi với chiếc máy nước rò rỉ (ở Hà Nội không có hệ thống cung cấp nước nóng) và ngồi trên mép giường, trên đầu tôi là cái màn toòng teng như một đám mây mọng nước. Tôi sẽ là người biên tập phụ trách phần tin nước ngoài, mỗi buổi chiều đúng 3h30 phải tới tòa nhà ảm đạm xây theo kiểu thời nữ hoàng Victoria gần nhà ga Blecfrie, nơi gần thang máy có gắn biển kỷ niệm huân tước Sonbore.
Người ta đã gửi tin tốt lành đó từ Sài Gòn ra cho tôi và tôi không rõ tin đã đến tai Phượng chưa. Tôi sẽ không còn được làm phóng viên nữa. Từ nay trở đi, tôi sẽ có quan điểm về các vấn đề và đổi lấy cái đặc quyền rỗng tuếch đó, tôi sẽ bị tước khỏi hy vọng cuối cùng của tôi là cuộc đọ sức với Pyle. Võ khí của tôi để chống lại sự trinh bạch của hắn là những kinh nghiệm của tôi. Trong cái trò chơi về quan hệ nam nữ, kinh nghiệm cũng là lá bài tốt như sự trai tráng, nhưng từ nay không còn có cái thời hạn 12 tháng để dành cho tương lai nữa. Và con chủ bài chính lại là ở tương lai. Thấy những sĩ quan bị dằn vặt vì nỗi nhớ gia đình và bị đẩy ra nơi chết chóc, tôi lại thèm được như vậy. Tôi muốn khóc, nhưng đường ống dẫn nước mắt của tôi bị khô cạn như đường ống dẫn nước nóng của máy nước. Ừ, sao không trả gia đình cho những sĩ quan!... Còn tôi thì lại chỉ ao ước một căn phòng ở phố Catina thôi.
Trời rét đêm đã xuống, ở Hà Nội đèn không sáng như màu sẫm của phụ nữ, với thực tế của thời chiến. Tôi đi ngược phố Gambetta lên quán rượu Hòa Bình. Tôi không muốn nhậu nhẹt tại khách sạn Metropol cùng với đám sĩ quan cao cấp Pháp có vợ hay tình nhân đi theo.
Và khi tới quán rượu, tôi nghe thấy tiếng đại bác nổ như sấm rền về phía Hòa Bình. Ban ngày tiếng súng lẩn vào xe cộ, nhưng vào giờ này, tất cả đều im tiếng, trừ tiếng xích lô leng keng tại nơi xe đỗ chờ đón khách. Pietri đã ngồi vào chỗ quen thuộc. Hắn có một cái đầu dài đặt trên đôi vai nom như một quả lê đặt trên một cái đĩa, hắn đã là sĩ quan cảnh sát đã lấy cô vợ xinh đẹp chủ nhân quán rượu. Đây cũng là một người chắc chẳng muốn trở về quê chút nào. Hắn là người đảo Corse, nhưng hắn ưng Marseille hơn, và nay thì ưng cái ghế ngồi của mình trên hè phố Gambetta hơn Marseille. Tôi tự hỏi không rõ hắn có biết tôi nhận được bức điện có nội dung ra sao chưa.
- Làm một ván 421 chăng? - hắn hỏi.
- Sao không làm nhỉ?
Chúng tôi bắt đầu gieo những con xúc xắc và tôi nghĩ không thể có một cuộc đời nào khác, xa phố Gambetta, phố Catina, xa những cốc Vemus Casi nhạt hoét, xa tiếng xúc xắc quen thuộc, xa tiếng đại bác nổ vòng qua bốn phương như vòng chạy của chiếc đồng hồ.
- Tôi sẽ trở về - tôi nói.
- Về nhà? Pietri vừa hỏi vừa gieo xúc xắc.
- Không, về nước.
Logged
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #23 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 11:43:57 pm »

Chương 10

Pyle thu xếp để mời dự một bữa tiệc rượu, nhưng tôi biết hắn không phải là người mê rượu. Sau vài tuần kể từ buổi gặp gỡ kỳ lạ ở Phát Diệm, tôi vẫn thấy có những điều khó tin được là sự thật: Những chi tiết của nội dung cuộc nói chuyện với nhau càng thêm mơ hồ. Chúng giống như những nét chữ đã bị mờ mất trên một ngôi mộ La Mã cổ mà tôi là người khảo cổ phải điền vào, theo vốn kiến thức chủ quan của mình. Có lúc tôi tưởng hắn đùa, tất cả câu chuyện chỉ là sự ngụy trang lắt léo và hài hước để che giấu một ý đồ thực, vì tin đồn Sài Gòn đã cho rằng Pyle là người của một trong những cơ quan đó cung cấp vũ khí Mỹ cho một lực lượng thứ ba, cái đội kèn đồng của giám mục, hay những tên lính mới mộ của ngài, luôn luôn sợ sệt và không bao giờ được hưởng lương. Tôi vẫn để trong túi áo bức điện nhận được ở Hà Nội. Không cần báo cho Phượng làm gì, như vậy chỉ làm cho ba tháng tôi còn được ở Sài Gòn bị đầu độc vì những giọt nước mắt và những cuộc cãi lộn. Và khi xin thị thực xuất cảnh cũng nên chờ đến ngày chót, đề phòng có người nhà của cô làm việc tại Sở Xuất nhập cảnh.
- 6h, Pyle sẽ tới chơi - tôi nói với Phượng.
- Tôi tới nhà bà chị.
- Được gặp cô, anh ta sẽ vui lắm đấy.
- Anh ta chẳng quý gì tôi, chẳng quý gì cả họ hàng của tôi. Khi anh đi vắng, chị tôi mời, nhưng anh ta chẳng thèm lại, làm bà chị giận không để đâu hết.
- Cô chẳng cần phải lánh mặt.
- Nếu anh ta muốn gặp tôi thì cứ việc mời chúng tôi đi ăn tại nhà hàng Magestic. Chắc lại muốn gặp riêng anh để bàn công việc thôi.
- Hắn ta đang nhúng tay vào việc gì đó?
- Người ta đồn rằng hắn nhập cảng nhiều loại hàng lắm đấy.
- Hàng gì?
- Thuốc nước, thuốc viên…
- Nhập cho những đội chống bệnh đau mắt ở miền Bắc đấy mà.
- Có lẽ. Hải quan không được phép mở. Đó là những kiện hàng giao. Nhưng một hôm người ta nhỡ mở nhầm và người mở bị đuổi luôn. Viên bí thư thứ nhất dọa đình chỉ tất cả việc gửi hàng sang.
- Trong hòm có gì?
- Thuốc nổ dẻo.
- Họ cần gì đến chất nổ dẻo? - tôi làm ra vẻ thờ ơ, nói.
Khi Phượng đi ra, tôi viết thư về Anh. Một nhân viên hãng Reuters vài ngày nữa sang Hong Kong và từ đó có thể gửi hộ thư cho tôi. Tôi biết cuộc vận động của tôi sẽ không đạt được kết quả gì, nhưng sau này tôi không muốn tự trách là đã không dùng hết cách. Tôi viết cho ông Chủ nhiệm tờ báo của tôi rằng chưa phải lúc thay đổi phóng viên. Tướng De Cat đang ngắc ngoải ở Paris, người Pháp sắp tháo chạy khỏi Hòa Bình, miền Bắc Việt Nam chưa bao giờ đứng trước một nguy cơ lớn như vậy. Tôi không được đào tạo để thành một biên tập viên về đối ngoại, tôi là một phóng viên, tôi chẳng có quan điểm về tình cảm riêng tư của tôi, tuy không tin tí nào rằng một chút thiện cảm của tình người lại sống sót được dưới ánh sáng trần trụi, giữa những lưỡi trai xanh và những câu nói rập khuôn như "lợi ích tờ báo", "hoàn cảnh bắt buộc"…
Tôi viết: "Vì những lý do cá nhân, tôi sẽ rất khổ sở nếu phải cách xa Việt Nam. Tôi không tin rằng tôi sẽ làm việc một cách tốt nhất khi ở Anh, ở đó tôi sẽ vấp phải những khó khăn không phải chỉ về mặt tài chính, mà về mặt gia đình. Thực ra nếu có thể được, tôi sẽ từ chức hơn là về Anh. Tôi chỉ nhân tiện nói qua điều này để chứng tỏ rằng sự phản đối của tôi thật là mạnh mẽ. Tôi không tin rằng ông sẽ phải phàn nàn về tôi trong nhiệm vụ phóng viên và đó là ân huệ đầu tiên mà tôi xin ở ông".
Tôi đọc lại bài viết về trận đánh ở Phát Diệm gửi đi từ Hong Kong. Người Pháp sẽ không bực bội về bài này lắm: cuộc bao vây đã được giải tỏa, một chiến bại có thể được ngụy trang bằng chiến thắng. Rồi tôi lại xé trang thư cuối cùng. Viết làm gì? Những lý do cá nhân sẽ chỉ là cái đích cho những lời châm biếm thâm độc. Người ta đã khẳng định rằng mỗi phái viên đều có một sự dan díu với một cô gái bản địa. Biên tập viên ca ban sáng sẽ kể câu chuyện này với biên tập viên ca chiều và tên này sẽ biến chuyện thành một sự ghen tỵ mà hắn đem theo với hắn khi chui vào chăn ngủ với bà vợ trung thành hắn đưa từ Glasgo về từ mấy mươi năm xưa. Tôi hình dung rõ rệt cái kiểu nhà ở lạnh lẽo, với chiếc xe bánh hỏng để ở nơi ra vào, chiếc tẩu thuốc lá ưa thích nhất đã bị ai đánh vỡ, trong phòng khách kiêm phòng ăn có chiếc áo sơ mi trẻ con đứt cúc. Sau này, khi ra uống rượu tại Câu lạc bộ báo chí, tôi không muốn người ta, bằng những câu bông đùa nói tới "lý do cá nhân" của yêu cầu, nhắc lại hình ảnh Phượng. Có tiếng gõ cửa. Tôi mở cửa và mời Pyle vào, con chó đen chạy trước y, Pyle nhìn qua vai tôi và thấy trong phòng không có ai.
- Tôi ở nhà một mình, Phượng đi đến nhà bà chị chơi.
Hắn đỏ mặt. Tôi thấy hắn mặc chiếc áo sơ mi kiểu Hawaii nhưng màu và hình vẽ cũng nhã nhặn. Điều này làm tôi hơi ngạc nhiên: Hắn bị tố cáo là có hoạt động chống Mỹ sao?
- Hy vọng là tôi không làm phiền anh - hắn nói.
- Có gì mà phiền. Anh uống gì?
- Cám ơn. Uống bia.
- Rất tiếc tôi không có tủ lạnh để ủ bia. Gọi đá ngoài vậy. Uống tí Scoth chăng?
- Tí chút thôi, anh bằng lòng vậy. Tôi không mê rượu lắm.
- Nguyên chất?
- Pha nhiều soda vào, tôi chắc anh không thiếu thứ này
- Từ bữa sống ở Phát Diệm, tôi không gặp lại anh.
- Anh có nhận được thư của tôi không, anh Thomas?
Khi hắn gọi tôi bằng tên thánh, tôi thấy như hắn tuyên bố đây không đùa, đây không bóp méo sự thật, mà đây đến để cướp Phượng đấy. Tôi thấy tóc hắn mới được cắt còn cái kiểu áo Hawaii là bộ cánh mặc ngày cưới chăng?
- Có nhận được thư anh. Đáng lẽ phải trả lời anh bằng mấy quả đấm.
- Tất nhiên anh có quyền tuyệt đối để làm như vậy. Tuy nhiên, xin anh biết cho là tôi đã học quyền anh ở trường đại học và tôi trẻ hơn anh nhiều.
- Không thú à, anh cho là tôi có thái độ như vậy là sai lầm ư?
- Anh biết đấy anh Thomas (và chắc hắn cũng nghĩ như tôi), tôi không muốn anh nói về Phượng đằng sau lưng cô ta. Tôi tưởng cô ta có mặt ở đây.
Tuy không định trước, tôi lại cho cho hắn nghe câu đột ngột đó.
Logged
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #24 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 11:44:50 pm »

Chương 11

Anh cũng biết việc này à? - hắn nói.
- Phượng kể với tôi.
- Sao cô ta biết được?
- Anh cứ tin rằng cả thành phố đang nói về việc đó. Có gì là quan trọng đâu? Các anh sắp lao vào việc sản xuất đồ chơi à?
- Chúng tôi không muốn những điều chi tiết trong công việc cứu trợ của chúng tôi bị đưa tin tràn lan. Anh hiểu các vị đại biểu Quốc hội là thế nào rồi đấy… lại thêm các ngài Nghị viên đi công du nữa. Công cuộc "chống nạn đau mắt" của chúng tôi đã gặp không biết bao nhiêu điều phiền hà rồi, do dùng loại thuốc này hay thuốc khác.
- Tôi vẫn không hiểu tại sao phải cần đến thuốc nổ.
Con chó đen của hắn thở hổn hển, ngồi trên sàn và chiếm nhiều chỗ quá, lưỡi cứ thè ra giống như một miếng bánh xèo bị cháy. Pyle trả lời tôi một cách mơ hồ:
- Ồ, anh biết đấy, chúng tôi định dựng lại một vài ngành công nghiệp địa phương và chúng tôi phải đối phó với những người Pháp, họ cứ bắt mọi thứ đều phải mua tại nước họ.
- Tôi hiểu họ. Người ta cần tiền để tiến hành chiến tranh.
- Anh có thích chó không?
- Không.
- Tôi tưởng tất cả người Anh đều mê chó.
- Tôi thì tưởng người Mỹ nào cũng mê đôla, nhưng cũng có ngoại lệ chứ.
- Tôi không hiểu tôi làm gì nếu không có con Dich này. Lắm lúc thấy mình cô độc quá, anh hiểu cho…
- Anh có nhiều bạn bè đấy chứ.
- Con chó đầu tiên của tôi là Hoàng. Tôi đặt cho nó cái tên để liên tưởng đến Hoàng tử Đen… Cái ông Hoàng…
- Cái ông Hoàng đã giết sạch đàn bà, trẻ con của thành phố Limoz
- Tôi không nhớ điều này.
- Những sách giáo khoa về môn sử đã lờ nó đi.
Số phận của tôi như phải luôn chứng kiến nỗi đau khổ hiện lên măt, lên miệng hắn, khi hắn bị cụt hứng, khi hắn biết thực tế không đúng như ý nghĩ thơ mộng hắn ấp ủ, hay khi một nhân vật hắn kính yêu không đạt tầm vóc lý tưởng mà hắn gán cho. Tôi nhớ có một lần tôi phải an ủi hắn khi tôi phát hiện ra trong sách York Hardin một sự sai lầm sống sượng.
- Con người làm sao tránh khỏi sai sót.
Hắn đã cười một cách bực dọc và đáp:
- Chắc anh cho tôi là một đứa ngốc, nhưng thế mà tôi coi ông ta gần như không thể nào có sai lầm. Ông thân sinh ra tôi trong bữa gặp nhau độc nhất đã mê ông ta, mà cụ thì có mấy khi vừa lòng về điều gì đâu.
Con chó to mang tên là Dich, sau khi thở hổn hển đủ lâu để đoạt lấy hết không khí có thể hít thở được, bây giờ lại chạy quăng trong phòng.
- Anh có thể bảo con chó của anh nằm yên được không?
- Xin lỗi, Dich, Dich, nằm xuống…
Dich ngồi xuống, liếm hạ bộ. Tôi đứng lên rót thêm rượu và khi đi qua cố làm cho nó ngừng việc vệ sinh đó. Hòa bình giữa tôi và nó thật là ngắn ngủi, liền sau đó nó lại gãi mình sồn sột.
- Dich thông minh một cách lạ thường - Pyle nói.
- Con Hoàng ra sao rồi?
- Khi chúng tôi ở trong trại tại Conecticut thì nó bị chẹt chết.
- Anh có bị xúc động lắm không?
- Tôi buồn quá. Nó đã chiếm một chỗ quan trọng trong đời tôi, nhưng ta cũng phải biết điều. Không có cách gì làm cho chó sống lại được.
- Nếu anh mất Phượng, anh có biết điều không?
- Ồ, có chứ, tôi hy vọng vậy. Còn anh?
- Tôi không tin sẽ biết điều. Tôi có thể bị điên đến phát rồ mất. Có bao giờ anh nghĩ đến điều đó không, anh Pyle?
- Anh Thomas, tôi muốn gọi anh là Andon.
- Tôi lại không muốn, tên Pyle gợi cho tôi những ý nghĩ khác. Anh nói xem, anh có nghĩ đến điều đó không?
- Không, lẽ tất nhiên. Anh là kiểu người chín chắn nhất mà tôi được biết. Tôi nhớ lại cách anh đã tiếp tôi khi đêm nào tôi nhảy xổ vào anh…
- Tôi nhớ rằng đêm hôm đó trước khi ngủ, tôi đã nghĩ nếu địch tấn công mà anh chết quách đi thì mọi việc đều ổn. Chết trong danh dự. Chết cho nền dân chủ.
- Đừng nhạo báng tôi, anh Thomas. (Hắn co chân này vào, duỗi chân kia ra y như đang bị khó ở). Dưới mắt anh, tôi có vẻ khờ khạo chút đỉnh, nhưng khi anh định xỏ mũi tôi, tôi biết ngay.
- Tôi đâu có xỏ mũi anh.
- Tôi hiểu rằng trong thâm tâm anh cũng muốn hành động ra sao để bảo vệ được lợi ích Phượng một cách chắc chắn nhất.
Chính đến lúc đó, tôi nghe tiếng chân Phượng. Tôi đã hy vọng một cách vô vọng rằng hắn ta sẽ rút lui trước khi Phượng về. Hắn cũng nghe thấy tiếng chân Phượng, tuy hắn chỉ có được một tối để học nghe tiếng bước đi của cô ta.
- Cô ấy đây rồi - hắn nói.
Con chó cũng đứng lên đi ra tận cái cửa tôi để mở cho thoáng mát, như thể nó ra đón bà chủ nhà. Tôi lại thành kẻ lạ vào nhà mình.
- Chị tôi đi vắng - Phượng nói và nhìn Pyle một cách thận trọng.
Tôi tự hỏi không rõ cô ta nói thật hay bà chị đã bảo cô ta về nhà cho mau.
- Cô nhận ra ông Pyle chứ? - tôi nói.
- Hân hạnh.
Cô chứng minh rằng mình cũng là người lịch sự.
- Tôi sung sướng được gặp lại cô - hắn đỏ mặt.
- Gì cơ ạ?
- Cô ấy biết rất ít tiếng Anh - tôi giải thích.
- Tôi lại cho rằng tiếng Pháp của tôi quá tồi. Nhưng tôi đang học thêm. Và tôi cũng hiểu được… nếu cô Phượng nói chầm chậm cho.
- Tôi xin làm người dịch - tôi nói - phải mất một thời gian các anh mới nắm được cách phát âm của người bản xứ. Nào, bây giờ anh muốn nói gì với cô ta? Phượng ngồi xuống đi. Ông Pyle đến chính là vì em. Hay là - tôi hỏi Pyle - anh muốn tôi để hai người nói chuyện riêng với nhau? Thế nhé?
- Tôi muốn anh nghe tất cả những điều tôi cần nói. Làm khác đi sẽ không đàng hoàng, trung thực.
- Thế cũng được. Nào, xin mời.
Pyle nói một cách trịnh trọng như hắn đã học thuộc lòng cái bài hắn phải nói này, rằng hắn rất yêu, rất kính trọng Phượng. Tình cảm đó nảy sinh từ hôm hắn khiêu vũ với cô. Cách nói của hắn gợi cho tôi cảm nghĩ như khi một viên quản gia dẫn đám khách du lịch đi thăm một lâu đài cổ nhỏ. Lâu đài cổ là con tim Pyle và chúng tôi là khách chỉ được liếc nhìn vào những căn phòng riêng mà gia đình đang ở. Tôi dịch rất sát lời hắn, điều đó lại càng làm những lời đó có vẻ vụng về, tồi tệ. Và Phượng ngồi nghe, không cử động, tay đặt lên đầu gối, y như khi ở rạp chiếu bóng.
Logged
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #25 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 11:45:34 pm »

Chương 12

- Cô ta có hiểu những điều đó không? - hắn hỏi.
- Theo ý tôi thì hiểu được. Anh có muốn tôi thêm chút nhiệt tình vào lời nói không?
- Ồ không, anh cứ dịch lời thôi. Tôi không muốn gây ảnh hưởng bằng sự tác động đến tình cảm của cô ấy.
- Rõ.
- Anh nói hộ là tôi muốn lấy cô ấy làm vợ.
Tôi dịch.
- Ý kiến cô ta ra sao?
- Cô ta hỏi anh có định nghiêm túc không? Tôi bảo cô ta rằng anh là người rất nghiêm túc.
- Thật là một tình huống lạ kỳ. Tôi lại bắt anh dịch những lời như thế của tôi.
- Kể cũng khá lạ kỳ.
- Nhưng như thế lại có vẻ tự nhiên. Vì suy cho cùng anh là người bạn thân nhất của tôi.
- Anh thật đáng yêu khi nói như vậy.
- Khi gặp điều phiền hà nào, trước hết tôi phải nhờ cậy vào anh.
- Và tôi trộm nghĩ nếu rằng đi yêu người tình của tôi cũng là một điều phiền hà?
- Đúng thế. Tôi rất khổ tâm khi điều đó lại đến với chính anh, anh Thomas ạ.
- Được. Bây giờ tôi nói gì nữa? Nói rằng không lấy được cô ấy thì anh sẽ chết?
- Không, đừng làm cô ấy xúc động. Vả chăng sự thật không hẳn là như thế. Tất nhiên, tôi bắt buộc phải xin thuyên chuyển, nhưng anh ta sẽ phải tự an ủi về tất cả những sự bất hạnh thôi.
- Trong khi anh nghĩ xem nói tiếp điều gì nữa, anh cho phép tôi bênh vực lợi ích của chính tôi, có được không?
- Được, được. Như vậy mới công bằng, anh Thomas ạ.
- Này, Phượng này - tôi nói - cô có bỏ tôi để đi theo anh ta không? Anh ta sẽ lấy cô làm vợ. Tôi thì không được phép lấy. Cô hiểu tại sao chứ?
- Thế anh cũng sắp đi về à? - cô hỏi và tôi thì nghĩ đến lá thư của tòa báo đang nằm trong túi.
- Không.
- Không bao giờ chứ?
- Làm sao hứa với cô điều đó được? Chính hắn cũng không hứa nổi với cô. Những vụ kết hôn có thể bị tan vỡ. Nó lại thường tan vỡ mau hơn những lối chung sống như giữa cô và tôi.
- Tôi chẳng muốn đi đâu.
Phượng trả lời như vậy, nhưng tôi không vì thế mà phấn khởi vì câu nói như đã có chữ "nhưng" kín đáo không nói ra.
- Tôi cho rằng - Pyle nói - bây giờ tôi phải hạ tất cả những con bài của tôi xuống. Tôi không giàu. Nhưng khi cha tôi chết, tôi có 50.000 đôla. Tôi không có bệnh tật gì. Tôi có giấy chứng nhận sức khỏe mới được cấp cách đây hai tháng và tôi có thể đưa cô ta giấy chứng nhận về máu tôi thuộc nhóm số mấy.
- Tôi không biết dịch điều này. Để làm gì nhỉ?
- À, để cô ấy biết chắc rằng hai người có thể sinh con đẻ cái với nhau.
- Ở Mỹ các anh tỏ tình với phụ nữ như vậy hay sao? Số thu nhập và số nhóm máu?
- Tôi cũng không rõ. Đây là lần đầu đối với tôi. Nếu cùng ở Mỹ cả thì chắc mẹ tôi sẽ nói với mẹ cô ta.
- Về số nhóm máu?
- Đừng giễu tôi, Thomas. Chắc tôi có những ý nghĩ cổ lỗ quá. Anh hiểu là tôi ở trong trường hợp này cũng lúng túng.
- Tôi cũng vậy. Anh xem có nên bỏ quách tất cả câu chuyện này để đánh xúc xắc với nhau xem ai thắng thì được cô ta không?
- Anh Thomas, đừng giả bộ anh hùng rơm làm gì. Tôi hiểu rằng, anh yêu cô ta cũng như tôi yêu cô ta, anh yêu theo kiểu của anh.
- Nhất định rồi, bây giờ anh nói tiếp đi.
- Anh nói hộ rằng tôi không có hy vọng được cô ta yêu ngay tức khắc. Việc đó sẽ đến với thời gian, nhưng cái mà tôi đem lại cho cô ta là sự an toàn. An toàn có vẻ là một lợi ích không sôi động lắm, nhưng có giá hơn sự say đắm.
- Cô ta có thể tìm được sự say đắm với người lái xe trong khi anh làm việc ở bàn giấy.
Pyle đỏ mặt. Hắn đứng lên một cách vụng về.
- Điều anh nói là lệch lạc và thô lỗ. Tôi cấm không cho ai thóa mạ cô ta. Anh không có quyền…
- Cô ta đã là vợ anh đâu?
- Liệu anh đem lại cho cô ta được những cái gì? - và hắn nói trong cơn thịnh nộ - hai trăm đôla khi anh về nước chứ gì? Quá lắm là thêm bộ bàn ghế.
- Bàn ghế không phải là của tôi.
- Cô ta cũng không phải là của anh! Phượng, cô có muốn lấy tôi không? - Này, còn nhóm máu? Và giấy chứng nhận sức khỏe trước khi cưới? Chắc anh cũng cần thứ giấy đó của cô ta. Có lẽ anh cần cả bệnh án cô ta nữa. Và lá số tử vi. À, không, cái đó là theo phong tục Ấn Độ.
Logged
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 11:46:36 pm »

Chương 13

Cô có muốn lấy tôi không? - Pyle lại nhắc.
Tôi tiến lại một bước về phía Phượng và con Dich lại gầm gừ. Tôi nói với Phượng:
- Cô bảo thằng cha ấy cút đi và mang cả chó theo.
- Cô đi với tôi ngay đi - Pyle nói.
- No - Phượng đáp.
Đột nhiên tất cả cơn giận dữ của chúng tôi xẹp hẳn đi, nỗi giận của tôi cũng như Pyle. Vấn đề cũng không khó giải quyết đến thế. Người ta có thể giải quyết nó bằng một từ quá đơn giản. Tôi nhẹ hẳn người đi, còn Pyle đứng đó, mồm há hốc, ngẩn người ra. Hắn nói:
- Cô ta bảo không.
- Cô ta chỉ sử dụng được tiếng Anh tới mức đó.
Tôi bây giờ lại muốn cười: Pyle đã ngốc nghếch biết mấy!
- Mời anh ngồi - tôi nói - ta uống thêm một cốc Whisky nữa, anh Pyle.
- Tôi nghĩ rằng tôi phải rút lui.
- Làm một chén chia tay đã!
- Tôi uống hết Whisky của anh mất - hắn lẩm bẩm.
- Cần bao nhiêu, đến Lãnh sự quán Anh, tôi sẽ có.
Tôi đi một bước về phía cửa và con chó lại nhe nanh.
- Nằm ngay, Dich. Ngoan nào, Pyle quát, vẻ giận dữ, tay lau mồ hôi trán - tôi rất ân hận, anh Thomas ạ, ám ảnh tôi hay sao ấy. Hắn bỏ kính xuống nói tiếp, tư lự và buồn bã: Kẻ nào xứng đáng hơn thì thắng trận. Nhưng xin anh Thomas, anh đừng bao giờ bỏ rơi cô ta.
- Lẽ tất nhiên, tôi sẽ không bỏ cô ta - tôi nói.
- Anh ta có muốn làm một điếu thuốc không? - Phượng hỏi.
- Anh có hút thuốc phiện không?
- Không. Cám ơn. Tôi không bao giờ sờ đến thuốc phiện và điều lệnh của cơ quan tôi rất nghiêm đối với vấn đề này. Tôi cạn chén và xin về. Xin lỗi vì con Dich hư quá. Mọi khi nó ngoan hơn.
- Ở lại xơi cơm với chúng tôi đã!
- Nếu điều này không làm các bạn phiền, thì tôi muốn được ở yên một mình - hắn nói với một nụ cười gượng gạo - tôi nghĩ rằng người ngoài cuộc sẽ nói cách cư xử của chúng ta thật kỳ lạ. Tôi muốn anh lấy cô ta làm vợ chính thức, anh Thomas ạ.
- Thật ư?
- Thật vậy. Từ khi tôi vào cái nơi… anh hiểu, cái nhà ngay cạnh quán Sale, tôi sợ quá.
Hắn vội nuốt chất rượu Whisky hắn vốn không quen dùng, không nhìn Phượng và khi từ biệt, đáng lẽ bắt tay, thì hắn gật đầu chào một cách cứng nhắc và vụng về. Tôi thấy Phượng nhìn theo hắn ra đến tận cửa và khi đi qua tấm gương, tôi nhìn thấy hình tôi với chiếc cúc quần trên tuột và bụng bắt đầu phệ.
Xuống tới bậc cầu thang, Pyle còn nói với:
- Tôi hứa là không lại thăm cô ta, anh Thomas ạ. Những gì xảy ra không được làm chúng ta xa nhau, phải không? Hết nhiệm kỳ, tôi sẽ xin đi nơi khác.
- Bao giờ hết?
- Gần hai năm nữa.
Tôi trở vào phòng vừa đi vừa nghĩ: Như thế này để làm gì nhỉ? Đáng lẽ tôi cũng có thể nói cho họ biết rằng tôi cũng sắp đi. Hắn chỉ phải trưng con tin ứa máu của hắn lên như một tấm huy chương trong vài tuần nữa thôi… Tôi nói dối đâm ra lại làm lương tâm hắn được thắc mắc.
- Tôi tiêm cho anh một điếu thuốc nhé? - Phượng hỏi.
- Được, nhưng lát nữa. Chỉ chờ tôi viết xong một lá thư thôi.
Đó lá thư thứ hai trong ngày, nhưng tôi không xé đi, tuy biết thư thứ hai chẳng hy vọng gì được trả lời thỏa đáng, cũng như thư thứ nhất vậy.
Tôi viết:
Helen thân mến,
Tháng 4, tôi sẽ về nước để làm nhiệm vụ biên tập đối ngoại của báo. Chắc bà cũng tưởng tượng nổi là tôi không lấy điều đó làm một việc vui sướng. Nước Anh là sân khấu của những thất bại đối với tôi. Tôi đã hy vọng rằng cuộc tình duyên của chúng ta sẽ lâu bền tới chừng nào mà tôi còn chia sẻ với bà niềm tin ở đạo Thiên Chúa. Đến bây giờ, tôi cũng không biết rõ điều không yên ấm do đâu mà ra (tôi biết cả hai chúng ta đều đã cố gắng), nhưng tôi tin rằng nguyên nhân là ở tính nết của tôi. Bây giờ nó khá hơn một chút: Phương Đông đã tác động tới tôi, tôi không hiền hơn, nhưng bình thản hơn xưa. Có lẽ đơn giản hơn là vì tôi đã có thêm 5 năm tuổi đời, ở vào thời điểm mà 5 năm là một khoảnh quan trọng trong phần còn lại của cuộc đời. Bà đã rất độ lượng đối với tôi và từ khi xa nhau, bà chưa trách móc tôi lần nào. Bây giờ bà có thể độ lượng thêm một mức nữa không? Tôi biết rằng trước khi lấy nhau, bà đã báo trước rằng sẽ không bao giờ có thể ly hôn với nhau được. Tôi đã chấp nhận sự mạo hiểm đó và bây giờ không thể trách bà vào đâu được. Tuy vậy, bây giờ tôi vẫn cứ xin bà cho ly hôn.
Từ giường nằm, Phượng gọi lại, nói khay điếu đã sẵn sàng.
Logged
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #27 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 11:47:21 pm »

Chương 14

- Em chờ cho lát nữa.
- Tôi lại viết tiếp:
Tôi có thể phủ lên tất cả việc này một tấm màn khiến thái độ của tôi ra vẻ có phẩm giá và đáng kính hơn, bằng cách nói tôi hành động vì lợi ích của một người nào khác. Nhưng đó là điều dối trá và chúng ta đã có thói quen là nói đúng sự thật với nhau. Vậy tôi làm việc là vì tôi, chỉ vì tôi. Tôi đang yêu, rất say đắm, chúng tôi đã sống chung với nhau hơn hai năm, cô ta đã hết mực trung thành với tôi, nhưng đến lúc này, tôi không cần thiết cho cô ta nữa. Nếu tôi xa cô ta, cô sẽ mất đi một ít hạnh phúc, nhưng không bi đát lắm. Cô ta sẽ lấy người khác và sẽ có con. Viết cho bà như vậy, tôi quả là ngu ngốc vì bao giờ cũng thật thà, tôi nói điều này có lẽ bà tin, mất cô ta là cái chết bắt đầu đến với tôi. Tôi không yêu cầu bà "biết điều" (lẽ phải hoàn toàn thuộc về phía bà) hay tỏ lòng thương hại tôi. Thương là một từ quá đáng đối với hoàn cảnh tôi, vả lại, tôi chẳng đáng để ai thương hại một cách đặc biệt. Tôi cho rằng sự thật tôi đang yêu cầu bà sẽ làm một điều phi lý, trái đời. Tôi mong rằng, bị thúc đẩy bởi… (tôi ngần ngừ, trước khi viết chữ này), lòng thân ái, bà sẽ hành động trước khi có thì giờ suy nghĩ kỹ. Thật ra, nếu nói qua điện thoại thì tiện hơn, vì chúng ta xa nhau mười hai nghìn ki lô mét. Giá bà điện cho tôi một cách đơn giản: "Đồng ý".
Khi viết xong, tôi có cảm giác là đã vừa chạy một thôi dài và đã bắt những cơ bắp thiếu rèn luyện phải làm việc quá sức. Tôi nằm dài ra giường lúc Phượng sửa soạn tiêm thuốc.
- Hắn ta còn thanh niên - tôi nói.
- Ai?
- Pyle.
- Điều ấy chẳng lấy gì làm quan trọng.
- Phượng này, nếu được phép thì tôi sẽ lấy cô.
- Tôi hiểu, nhưng chị tôi khong tin như vậy.
- Tôi vừa viết thư cho vợ chồng tôi và yêu cầu bà ta cho tôi ly hôn. Từ trước tôi chưa thử làm như vậy. Phải tính đến khả năng đó.
- Khả năng có lớn không?
- Không lớn, nhưng cũng có.
- Anh cứ yên tâm, nào, hút đi nào.
Tôi hút điếu thuốc và Phượng chuẩn bị tiêm điếu thứ hai.
- Có thật bà chị cô lúc nãy đi vắng không?
- Tôi đã nói thật. Bà ta không có nhà.
Thật vô lý khi bắt cô ta phải phục tùng cái đam mê tìm sự thật rất là theo thói châu Âu ấy, giống như sự ham mê uống rượu. Vì đã uống Whisky với Pyle, tác động của thuốc phiện bị giảm nhẹ.
- Tôi đã nói dối cô. Tôi đã nhận được lệnh phải trở về Anh.
Cô ta để chiếc điếu xuống.
- Nhưng anh không về chứ?
- Nếu không về, chúng ta sống bằng gì?
- Tôi sẽ đi theo anh. Tôi muốn được biết London
- Nếu chúng ta không chính thức làm vợ chồng thì sẽ phiền cho cô đấy.
- Nhưng biết đâu vợ anh chẳng ly dị với anh.
- Có thể.
- Đằng nào tôi cũng đi theo anh.
Cô ta nghĩ như vậy, nhưng trong khi cô ta cầm lại cái điếu và nướng thuốc, tôi thấy trong mắt cô nảy ra bao nhiêu là ý nghĩ.
- Ở London có nhà chọc trời không?
Câu hỏi ngây thơ làm tôi tràn ngập lòng yêu thương Phượng. Cô ta, vì lịch sự, có thể nói dối, hay vì sợ hãi, vì lợi lộc, nhưng không đủ khéo léo để giấu giếm được sự dối trá của mình.
- Không, phải sang Mỹ mới nhận thấy được.
Cô ta thoáng nhìn tôi và nhận ra sự sai lầm của mình. Rồi vừa vê thuốc, cô vừa nói linh tinh về những quần áo sẽ mặc khi ở London, về nơi sống với nhau, về đường tàu điện ngầm và những chiếc xe khách hai tầng mà cô đã thấy tả trong một cuốn truyện, về việc đi về bằng máy bay hay tàu biển.
- Lại cả tượng thần Tự Do… - cô nói.
- Không, Phượng ạ, tượng đó cũng ở bên Mỹ.
Logged
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #28 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 11:48:01 pm »

Chương 15

Ít nhất mỗi năm một lần, những người theo đạo Cao Đài tổ chức một ngày hội lớn ở Tây Ninh, nơi đặt thánh thất của họ cách Sài Gòn 80 km về phía Tây Bắc, để kỷ niệm một năm giải phóng hay chiến thắng, hoặc ngay cả một ngày lễ về đạo Phật, đạo Khổng hay đạo Gia tô, đạo Cao Đài bao giờ cũng là một mục hứng thú trong các cuộc tóm tắt tình hình của tôi cho các vị khách nghe đạo Cao Đài, do một viên chức Nam Kỳ sáng lập ra, là sự tổng hợp của ba đạo trên. Thánh thất đóng ở Tây Ninh. Một vị giáo chủ và nhiều nữ giám mục. Thánh truyền qua một cái làn có nắp. Đức Christo và Đức Phật từ trên tràn nhà thờ ngắm xuống một đám rước Á Đông kiểu tranh truyện ở Walt Disney rồng rắn vẽ theo kỹ thuật phim màu. Những người mới tới rất mê khi nghe kể như vậy. Làm sao giải nghĩa được tất cả sự thê thảm đó, đội quân gồm 25.000 người được võ trang với súng cối làm ống xả của xe hơi cũ, những đồng minh của quân đội Pháp, khi gặp nguy biến lại tuyên bố đứng trung lập? Trong những ngày hội nói trên, được tổ chức ra để trấn an tinh thần nông dân, giáo chủ mới những thành viên Chính phủ (họ chỉ tới dự vào lúc Cao Đài là thành viên), mời đoàn ngoại giao (họ cử vài người ở cấp thư ký đi cùng với vợ hay con gái) và Tổng tư lệnh Pháp (viên này cử một cấp tướng ở bàn giấy, hai sao, đi thay mặt).
Dọc con đường đi Tây Ninh, xe hơi của Bộ Tham mưu và của đoàn ngoại giao chạy như suối chảy và trên những quãng đường nguy hiểm, đội lê dương rải quân ra cánh đồng để bảo vệ. Đó là một ngày lo ngại đối với Bộ Tổng Tham mưu Pháp và có lẽ cũng là một ngày hy vọng cho phái Cao Đài, vì có bằng chứng nào tốt hơn và cũng không đau đớn gì về sự trung thực của họ hơn là một cuộc tấn công ở ngoài khu vực của họ, khiến cho vài vị khách quan trọng bị bỏ mạng.
Cứ mỗi kilômét là một tháp canh bằng đất nện vươn cao lên trên cánh đồng bằng phẳng như một cái dấu hỏi và cứ 10 km là một đồn lớn hơn với một tiểu đội lính lê dương, người Marốc hay Senegal. Cũng giống như khi sắp tới New York, tất cả xe cộ đều đi theo một tốc độ, và cũng như khi sắp tới New York, người ta có một cảm giác sốt ruột cố giấu kín, người nào cũng nhìn chiếc xe đi trước và qua chiếc gương hậu nhìn chiếc xe đi đằng sau mình. Tất cả mọi người đều muốn tới Tây Ninh xem hội và trở về càng sớm càng tốt vì 7h đã bắt đầu giờ giới nghiêm.
Đoàn xe đi khỏi khu vực của người Pháp, qua khu vực của quân Hòa Hảo, để vào khu vực của quân Cao Đài thường hay xung đột với quân Hòa Hảo, chỉ có lá cờ trên tháp canh là thay đổi thôi. Những đứa trẻ trần truồng cưỡi trên lưng những con trâu lội ở ruộng ngập tới bụng, nơi nào lúa đã chín vàng, những người nông dân đội nón lá sẩy thóc, lưng dựa vào những tấm cót cuốn tròn. Những chiếc xe lăn nhanh trên đường, sát ngay họ, vẫn là thuộc thế giới kỳ lạ.
Sau cùng các nhà thờ Cao Đài mọc lên ở mỗi làng thu hút sự quan tâm của những người khách lạ, những kiến trúc bằng thạch cao màu xanh hay hồng nhạt trên cửa ra vào có vẽ to tướng một con mắt - mắt Trời. Cờ xí ngày càng cắm la liệt, những người nông dân đi trên đường ngày càng đông, chúng tôi sắp đến Tòa Thánh thất. Đằng xa là núi Thánh nom giống một chiếc mũ quả dưa màu xanh, chế ngự thị xã Tây Ninh, đó là bản doanh của tướng Thế, viên tham mưu trưởng ly khai vừa tuyên bố chống lại cả Pháp và Việt Minh. Những người Cao Đài không làm một việc gì để tóm cổ viên tướng này, mặc dầu y vừa bắt cóc một giám mục, nhưng lại có tin đồn rằng y đã làm việc với sự thỏa thuận của Giáo chủ Cao Đài.
Người ta có cảm giác rằng Tây Ninh là nơi nóng bức nhất của đồng bằng miền Nam, có lẽ vì đây hiếm nước cũng có thể vì lễ lạt liên miên làm cho ai cũng phải đổ mồ hôi, từ những người lính bồng súng nghe một diễn văn dài bằng thứ tiếng mà họ chẳng hiểu, tới vị Giáo chủ mặc bộ đồ nỉ dày cộp như phường tuồng Tàu. Duy chỉ có nữ giám mục mặc quần dài bằng lụa trắng chuyện trò với các nữ tu sĩ mang mũ cát thuộc địa gây cho ta một cảm giác mát mẻ dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Dễ có ý nghĩ rằng không bao giờ tới 7h chiều, giờ uống coktail trên sân thượng hãng Magestic, dưới làn gió nhẹ từ sông Sài Gòn đưa lên.
Logged
Midaxudavo
Thành viên
*
Bài viết: 605


« Trả lời #29 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2009, 04:13:49 am »

Chương 16

Sau buổi duyệt binh, tôi phỏng vấn người đại diện cho Giáo chủ. Tôi cũng chẳng mong đợi gì nhiều ở người này, và tôi đã không lầm: mọi việc đều theo quy ước của cả hai bên. Tôi hỏi về tướng Thế.
- Đó là một con người hay có những việc làm thiếu suy nghĩ - Ông ta trả lời và vội vàng lảng sang vấn đề khác.
Ông ta lao vào một bài diễn thuyết đã làm sẵn, quên rằng hai năm trước tôi đã nghe rồi, điều này lại làm tôi nhớ tới những bài nói của chính mình, những cái đĩa hát mà tôi quay cho những người mới tới: đạo Cao Đài là sự tổng hộp các đạo giáo... là đạo tuyệt vời nhất trong các đạo... những giáo sĩ đã đi tới cả Los Angeles... biết cả những bí ẩn của Kim Tự Tháp.
Ông ta bận một chiếc áo thầy tu dài màu trắng và hút hết điếu thuốc lá này đến điếu khác. Ở ông ta có một vẻ gì vừa mưu mẹo, vừa đốn mạt, từ “tình thương” luôn xuất hiện trong những câu nói dài của ông ta. Tôi tin chắc ông ta hiểu rằng tất cả chúng tôi có mặt ở đó cũng đều nhạo báng lời nói và cử chỉ của ông ta, vẻ kính cẩn của chúng tôi cũng giả dối như cái thứ bậc giả hiệu của ông ta, nhưng chúng tôi không láu cá được như ông ta. Sự đạo đức giả của chúng tôi không mang lại một chút gì, kể cả một đồng minh đáng tin cậy, trong khi sự giả dối của các ông đó đem lại vũ khí, lương thực và cả tiền mặt nữa.
- Xin cám ơn Đức giám mục.
Tôi đứng lên để đi ra. Ông ta tiễn tôi tới cửa, vừa đi vừa vảy tàn thuốc quanh mình.
- Trời độ trì cho công việc của ông - Ông ta nói một cách mượt mà… - Xin nhớ rằng Thượng đế bao giờ cũng yêu chân lý.
- Chân lý nào? - Tôi hỏi lại.
- Trong niềm tin của đạo Cao Đài, tất cả các chân lý đều được dung hòa với nhau, và chân lý là tình thương cho tôi, tôi tin rằng ông ta sẽ đặt vào đó một chiếc hôn, nhưng tôi không phải là một nhà ngoại giao.
Trong ánh nắng buồn tẻ của mặt trời đã lên đến đỉnh đầu, tôi nhìn thấy Pyle, hắn cố gắng một cách vô hiệu để làm cho chiếc xe Bich của hắn khởi động được. Ở bất kỳ nơi nào trong hai tuần vừa qua, ở tiệm rượu Continetal, tại cửa hiệu sách duy nhất coi như khá tại phố Catina, tôi cũng luôn gặp phải Pyle. Cái tình bạn mà hắn áp đặt cho tôi buổi đầu, nay hơn bao giờ hết, hắn tìm cách biểu lộ. Cặp mắt buồn của hắn van nài một cách lặng lẽ những tin tức về Phượng, còn đôi môi hắn nói lên một cách nhiệt tình không ngừng gia tăng sức mạnh của lòng ưu ái và kính phục - Xin trời tha tội cho đối với tôi.
Một Thiếu tá Cao Đài đứng cạnh hắn và nói liến thoắng. Y ngừng lời khi tôi lại gần. Tôi nhận ra hắn, hắn là một người cộng tác với Thế khi Thế rút lên núi.
- Chào Thiếu tá - tôi nói. Tướng Thế độ này ra sao?
- Tướng nào cơ? - Hắn hỏi lại với một nụ cười ngượng ngập và nhăn nhúm.
- Thế nào, trong đức tin của đạo Cao Đài không phải là tất cả các vị tướng lãnh đều giải hòa với nhau hay sao?
- Anh Thomas này, tôi không sao khởi động nổi chiếc xe. - Pyle nói.
- Để tôi đi tìm một người thợ máy - Viên Thiếu tá nói và từ biệt chúng tôi.
- Tôi làm ngừng câu chuyện của các anh.
- Có gì quan trọng đâu - Pyle nói - Anh ta muốn biết giá cái xe Bich là bao nhiêu. Những hạng người này khi được đối đãi tử tế thì sẵn sàng bày tỏ tình bạn thân thiết. Tôi có cảm giác là người Pháp khong biết lấy lòng họ.
- Người Pháp không tin ở họ.
- Một người trở thành tin cậy đựơc. - Pyle nó một cách trịnh trọng - khi người ta biết tin ở họ.
Tôi tưởng như hắn vừa đọc được một châm ngôn của đạo Cao Đài vậy. Tôi bắt đầu thấy không khí Tây Ninh chứa đựng nhiều bài học đạo đức quá, khiến phổi tôi không hít thở nổi nữa.
- Anh muốn giải khát không? - Pyle hỏi.
- Thế thì thích nhất rồi.
- Tôi có mang theo nước quả.
Hắn cúi tìm trong cái làn buộc ở xe.
- Rượu Gin?
- Không, tiếc quá. Anh biết đấy, uống thứ nước chanh này trong khí hậu ở đây thật có lợi cho sức khỏe, - hắn nói như để làm tôi thèm khát. - Lắm sinh tố… gì lắm đấy.
Hắn đưa cho tôi một chén và tôi uống cạn.
- Dù sao cũng là nước rồi - Tôi nói.
- Anh có muốn ăn một miếng bánh này không? Ngon lắm. Mẹ tôi vừa gửi sang.
- Không cám ơn, tôi không đói.
- Bánh có vị giống như vị rau trộn kiểu Nga, nhưng khô hơn.
- Không, tôi không đói thật.
- Còn tôi xin phép cứ chén được chứ?
- Tất nhiên, không có gì phiền tới tôi cả.
Hắn ngoạm một miếng thật to và nhai ngấu nghiến. Xa xa, đức Phật bằng đá trắng và hồng, đi xa dần nơi ở của tổ tiên và người hầu - cũng là một pho tượng khác hối hả chạy theo. Những bà Giám mục chậm rãi đi về nơi ở, và mặt trời từ trên cửa nhà thờ vẫn theo dõi chúng tôi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM