Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:56:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bến đò lặng lẽ xưa  (Đọc 42559 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #20 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 09:21:04 am »

Tôi nằm câm lặng. Lời buộc tội như trời giáng ấy đã làm tê liệt hoàn toàn trí não tôi. Có lẽ phải một lúc sau lâu lắm tôi mới mở miệng được:
- Ai nói cho anh biết Linh là con tôi?
- Li nói. Mà thực ra, nếu Li không nói thì rồi tôi cũng biết.
- Nhưng Lương có nói cho Li biết đâu?
Đọt bỗng kêu to lên:
- Trời ơi, còn đợi các người khai báo ư? Li nó biết ngay từ cái đêm vượt tuyến ra gặp anh nơi trụ sở uỷ ban xã ấy. Cô ấy càng khẳng định một cách chắc chắn ngay sáng hôm sau khi anh gặp để thông cảm hoàn cảnh giúp cho Lương... Li là một người đàn bà thế nào cả Lương và anh chắc cũng biết rồi chứ, đóng kịch làm sao được với cô ấy...
Tôi khẽ thở dài:
- Thế mà.. Li chẳng nói gì...
- Cô ấy hận anh chị lắm. Nhưng Li hận cũng chẳng sao. Ai hận cũng được nhưng đừng để con hận. Nếu hỏi tôi trên đời này tôi run sợ trước cái gì nhất, thì đó chính là để cho con cái nó hận mình.
Đọt còn nói thầm thì những gì nữa, nhưng tôi đã không còn nghe được gì hết. Đọt không thể biết rằng, tôi đang khóc. Tôi cắn chặt hai hàm răng lại để đừng cho tiếng nấc bật ra. Nỗi đau nhói buốt vòm ngực. Đêm đó là một đêm thật sự kinh hoàng, lòng tôi buồn đến tê tái. Nhưng cũng chính nhờ cái đêm đó mà tôi đã thật sự nhận ra chính mình. Và tôi cũng nhận ra cái sâu xa thăm thẳm từ bên trong con người cục mịch như Đọt. Tôi tin anh vô điều kiện. Sau này, ở chiến trường với bao nhiêu sự biến xẩy ra, ngay khi cả đội công tác chính trị đều khẳng định anh chiêu hồi thì tôi vẫn tin anh. Khi nghe nói công an bờ bắc đã lại tống giam anh để điều tra, tôi kêu lên một mình: Các đồng chí nhầm rồi. Tôi tin đồng chí Đọt!
Sáng hôm sau, tôi dậy rất sớm. Tôi phải đi gặp con tôi. Không còn có một trở lực nào có thể ngăn cản được tôi nhận con, cho dù trời có sập như kiểu nói của Lương ngày trước. Tôi đạp tắt qua vùng đồi trọc, xăm xăm chạy theo một lối mòn nhỏ dẫn về quốc lộ một. Từ đó xuôi thẳng về Hồ Xá. Tôi đi đi băng băng. Cảm giác trong tôi lúc đó rất lạ, không sao nói chính xác được. Vừa phấn chấn, vừa thấp thõm lại có chút lo âu... Cái lo lớn nhất là con tôi sẽ từ chối. Nó có quyền như vậy. Nó từ chối vì nó không tin. Mà cũng có thể tin, nhưng lại căm hận. Điều đó mới thật khủng khiếp... Thôi thì, sao đó cũng được. Tôi sẽ lãnh đủ mọi điều. Tôi có thể làm tất cả, dẫu phải quỳ hai gối xuống trước mặt con, miễn là được nghe nó gọi một tiếng " ba". Chỉ cần thế thôi, rồi sau đó...
Bỗng nhiên đôi chân tôi chậm lại, chậm lại rồi dừng hẳn. Hai đầu gối khẽ run run. Sau đó thì sao? Tôi sẽ dắt con chạy trốn ư? Mà chạy đi đâu kia chứ? Hay là, nhận con xong lại xoa đầu nó mà rằng, thế thôi nhé, con ở lại với mẹ Li, ba phải đi đây!... Nó làm sao mà hiểu được có một loại bố như tôi. Nó sẽ chạy ù về hỏi mẹ... Mà hỏi mẹ nào? Dĩ nhiên là mẹ Li... Trời đất ơi, rồi cuộc sống của mẹ con Li thế nào? Tôi đã trút gánh nặng lên đời Li như thế chưa đủ sao, nay lại ném vào khoảng đời còn lại của cô ấy một trái bom sát thương khủng khiếp. Chúng tôi, cả tôi và Li, đã cướp đoạt tuổi yêu đương của một người bạn, vẫn chưa thoả nguyện, nay lại cướp nốt quãng đời băng giá cuối cùng của bạn ấy hay sao?
Tôi đã dừng hẳn lại từ lúc nào. Ngực dội lên từng cơn thở. Tôi tựa lưng vào gốc phi lao trên đường, mắt nhìn về mái trường cấp hai thị trấn Hồ Xá. Khu trường ở trên một quả đồi cao phía đông quốc lộ. Tôi biết ở đó có ngôi trường cấp ba hai tầng và liền phía dưới nó là trường cấp hai, chỗ con Linh đang học. Chỉ một quãng ngắn nữa thôi là tôi nhìn thấy con, là có thể ôm chầm lấy bé Linh của tôi mà hôn hít, mà chùi nước mắt lên mái tóc của con, mà làm tất cả những gì bấy lâu nay chưa được làm... Nhưng tôi vẫn đứng như bị trói chặt vào gốc cây. Gốc phi lao cũng gầy guộc và xác xơ như tấm thân tôi vậy.
Cuối cùng, tôi quyết định đến gặp Li. Đó là quyết định đúng đắn.
*
Tôi phải dò hỏi mãi mới tìm ra được trụ sở làm việc của Hội phụ nữ khu vực. Nhưng cơ quan rất vắng, một chị văn thư hành chính nói cho tôi biết, Li cùng với ban Thường vụ đang chủ trì một cuộc họp Hội phụ nữ toàn khu vực tại hội trường uỷ ban hành chính. Tôi vội vã tìm về đó.
Khi tôi đến hội trường thì Li đang đứng trên bục nói chuyện với hội nghị. Cả hội trường có khoảng hai trăm người. Li đứng đối mặt với họ, không cần một tài liệu gì trong tay, cô nói bằng một giọng trầm trầm nhưng rất lưu loát và chắc chắn là hấp dẫn, bởi vì hàng trăm đôi mắt phía dưới đang nhìn lên, hầu như không chớp, hầu như đang uống cạn từng câu từng chữ của người diễn thuyết.
Đã gần ba mươi năm rồi, tôi không thể nhớ nổi hôm đó Li nói những gì. Chỉ nhớ mang máng rằng, đó là một hội nghị như kiểu "chỉnh quân" của bộ đội, nghĩa là đánh giá lại ưu điểm, khuyết điểm của phong trào phụ nữ toàn khu vực, xác định trách nhiệm, vai trò phụ nữ trong giai đoạn cách mạng mới, sẵn sàng đối đầu với một cuộc thử lửa quyết liệt nhất. Tình hình nhiệm vụ của mảnh đất đầu cầu giới tuyến này, trong cuộc chạm trán với một kẻ thù mạnh nhất hành tinh này, đòi hỏi người dân phải như thế nào, phụ nữ phải thế nào... Nói tóm tắt lại là phải gồng mình lên như sắt, như thép, phải gạt hết ưu phiền, riêng tư qua một bên, phải thế nọ thế kia gì đó để có thể đánh thắng quân thù, mà thắng thù là trên hết, không có cái gì trên cái đó được kể cả tình yêu đôi lứa, kể cả giấc ngủ, bữa ăn. Đại loại là như vậy..Những năm đó, cái kiểu diễn thuyết như vậy có thể gặp bất cứ đâu, ở hầu khắp các hội nghị, nó mới xúc động làm sao, tâm huyết và rạo rực làm sao! Nó có sức chinh phục hàng ngàn, hàng vạn trái tim con người...
Tôi không nhớ kỹ lắm nội dung Li nói. Tôi chỉ nhớ nhất là giọng nói, là nét mặt, ánh mắt của Li lúc đó. Bởi vì nó lạ lắm. Lạ, không phải vì có cái gì đó khác thường so với người khác. Lạ bởi nó không còn là Li, bạn của Lương, không còn là cô gái Cam Lộ trong những câu chuyện khôi hài mà em vẫn kể cho tôi nghe về tuổi thơ của họ. Với em, Li như là hiện thân của cội nguồn con sông quê, trong trẻo, giào dạt, có phần gấp gáp, có phần xô bồ, nhưng lại nên thơ, rất đỗi ngọt ngào nữa. Có lần Lương gục đầu vào vai tôi, nói nũng nịu như thể muốn bắt vạ tôi. Rằng, ước chi em được sống lấy dăm bảy ngày như Li, muốn ăn là ngồi xoạc cẳng ra ăn, muốn ngủ là vật ngửa mình ra tấm phản ngay căn giữa của nhà mà ngủ, thậm chí muốn được làm tình thì cứ bô bô nói ra lỗ miệng mà không sợ ngượng, nói cả cái từ tục nhất trong chuyện ấy rồi cười tít mắt lại mà chẳng chút ý tứ kiêng dè. Quả thật, ai mới lần đầu chạm mặt nghe Li nói cũng thấy ghê ghê, nhưng nghe quen lại thích thích, đôi khi còn thèm thèm nữa.... Em nói, thật lòng em muốn sống như vậy nhưng không được. Lúc nào em cũng thấy cần phải giữ mình, sợ người ta coi thường, sợ mắc tội với Chúa, sợ cha Cựu nghe được, hoặc sợ một cái gì đó như thể làm tổn hại đến cốt cách đoan trang mẫu mực của mình.....
Li của em là thế. Giá như sáng hôm ấy, em có mặt với tôi ở phía ngoài hội trường Uỷ ban hành chính khu vực Vĩnh Linh, cùng ghé mắt nhìn vào như tôi, hẳn em sẽ còn kinh ngạc hơn tôi nhiều nữa.
Li của em đứng đó. Vẫn con người ấy, có già đi gần mười tuổi, da có sạm lại, tóc cắt gọn hơn, đôi mắt hơi bị sẫm lại. Nhưng tất cả sự thay đổi ấy không đáng nói gì cả. Cái kỳ lạ là ánh mắt lạnh buốt, là giọng nói trầm trầm mà khúc chiết. ánh mắt đó, giọng nói đó báo hiệu một chặng đường mới của một con người. Chặng đường lí trí và quyền lực.....
Dĩ nhiên, cuối cùng tôi cũng gặp được Li.
Cô không tỏ ra ngạc nhiên lắm. Cũng có một chút hoảng hốt nhưng sau đó Li bình thường trở lại rất nhanh, tay nhấc chiếc ấm nhỏ chắt nước ra chén một cách tự tin và chững chạc. Cô hỏi mà không cần nhìn mặt tôi:
- Nghe nói đồng chí đã vào mặt trận rồi kia mà?
- Vâng vâng.....
- Tốt quá. Tình hình trong đó thế nào? Các đồng chí của mình chắc gian khổ lắm phải không? Mới tuần trước, đồng chí bí thư khu uỷ có buổi nói chuyện quan trọng với cán bộ cốt cán toàn khu, bọn tôi nghe mà cảm động quá. Thương đồng bào mình quá. Rất thông cảm với các đồng chí trong đó... Vĩnh Linh chúng tôi đã xác định rồi, bất cứ hoàn cảnh nào, đảng bộ và nhân dân chúng tôi cũng sẽ là hậu phương trực tiếp của các đồng chí, sẵn sàng chia lửa với các đồng chí. Gio - Cam gọi, Vĩnh Linh đáp lời!
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #21 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 09:21:26 am »

Tôi há miệng ra mà nhìn Li, không sao thốt ra lời được. Trời ơi, người đang nói chuyện với tôi là Li ư, hay là linh hồn một ai đó đang nhập vào xác cô gái Phước Tuyền đã từng một thời "nhìn đàn ông như mèo nhìn thấy mỡ... " Tôi thầm kêu lên trong đầu, Lương ơi, giá như em ra được với anh lúc này để tận mắt nhìn thấy sự đổi thay kỳ diệu của bạn em? Giá như... Tôi chợt se lòng lại. Không thể có chuyện giá như. Bởi chính em, chính em cũng đã đổi thay một cách quái dị. Em thay đổi còn đáng sợ hơn cả Li, sự đổi thay ngược chiều. Giá như, tôi có thể bắt đầu câu chuyện với Li về sự đổi thay đau lòng của em, hỏi Li xem vì sao em lại có thể đổi thay như thế? Từ một con người đoan trang, chuẩn mực, một con người biết cắn răng ghìm nén tất cả mọi ham muốn, biết nhấn chìm, lấp kín những khao khát riêng tư, kể cả giọt máu của mình để phụng sự cho đức tin, lý tưởng. Vậy mà giờ đây... Tại sao mọi chuyện lại diễn ra như thế?
Cuối cùng tôi cũng lấy hết sức lực gồng lên, quyết không để cho sự kinh ngạc đến hoảng sợ làm tê liệt ý chí của mình.
- Thưa chị... hôm nay tôi có nhiệm vụ ra Vĩnh Linh, tiện thể đến thăm chị. Trước hết là thăm sức khoẻ chị, thấy chị mọi sự như ý thế này là mừng lắm. Tôi thành tâm chúc chị thành đạt hơn nữa trong công tác...
- Cảm ơn đồng chí!
Chợt tôi sững ra. Mình đang nói những gì thế? Cái giọng vừa rồi là giọng ai thế? Tôi mà lại có thể mở mồm nói ra những lời cao siêu như thế ư?
- Thưa chị... Thực ra... tôi tới thăm chị... cũng còn có một việc... Thực ra, từ lâu, tôi rất muốn được nói chuyện với chị... về một vấn đề... dạ, đáng ra, nếu không vì những hoàn cảnh đặc biệt, thì tôi cũng đã "báo cáo" với chị từ trước, nhưng...
Thật sự tôi không hiểu mình đang nói gì. Nhưng thật kinh ngạc, Li lại hiểu tôi hơn cả tôi.
- Tôi rõ rồi. Anh muốn đặt vấn đề về chuyện con Linh phải không? Tôi câm lặng. Đúng như lời Đọt, Li quả là một người đàn bà phi thường.
- Dạ... Thưa chị...
- Anh cũng là một người lãnh đạo, có thâm niên công tác cống hiến hơn tôi nhiều, tại sao có vấn đề đơn giản như vậy mà cứ ấp a ấp úng mãi thế?
- Đơn giản ư?
Li khẽ nhếch mép, gần như cười. Tôi chợt nhớ lại lời Lương dạo trước, không hiểu Li đã luyện được kiểu cười như thế từ khi nào.
- Có gì mà không đơn giản. Nó là một đứa con của anh, chuyện đó tôi biết ngay từ đầu. Mà tôi có dành giật gì với hai anh chị đâu, phải không nào?
- Vâng vâng... thưa chị...
- Ngay từ đầu, chính tôi đã mang con ra cho anh chị, mong anh chị nhận lấy cho tôi đỡ khổ, đúng không nào?
- Vâng vâng... thưa chị...
- Hồi đó anh chị bận phấn đấu công tác, chưa nhận con được, thì tôi lại nuôi. Còn giờ, anh chị có điều kiện thì nhận cháu về. Đơn giản thế thôi...
- Vâng, thưa chị...
Li vẫn hoàn toàn chủ động, hoàn toàn lạnh lùng, nét mặt không gợn một chút thay đổi. Nếu có ai đó nhìn thật kỹ mới phát hiện ra mấy ngón tay đang áp vào ấm nước khẽ run run.
- Anh đợi đến chiều, con nó đi học về, mời anh đến. Tôi làm bữa cơm vừa tiếp anh, vừa tiễn con...
- Không không... ý tôi không phải thế?
- Sao? Không phải thế? Nghĩa là... anh vẫn không muốn nhận con?
Tôi cuống lên:
- Dạ có, dạ có... Tôi gặp chị hôm nay cốt yếu là vì chuyện ấy. Tôi khao khát chuyện ấy quá lâu rồi. Chỉ có điều... sau đó... nó vẫn ở với chị...
Li dướn cả cặp lông mày lên, mở tròn đôi mắt:
- Cái gì thế. Con đã có cha, có mẹ, làm sao lại cứ ở với tôi?
 
- Dạ... Tôi tưởng... chị cũng đã coi cháu như con. Tôi không thể cướp mất niềm hạnh phúc của chị.
- Ra thế. Cảm ơn đồng chí. Nhưng mà, tôi có hạnh phúc gì đâu mà đồng chí cướp. Con đồng chí thì phải theo đồng chí, đồng chí phải có trách nhiệm. Tôi không gánh thay được đâu.
Mọi việc đã diễn ra ngoài sự tính toán của tôi. Thú thật, tôi không sao ngờ được Li lại có thể dứt tình một cách đơn giản như vậy. Tôi cố nuốt khô cái vị chát đắng vừa mới trào lên xuống cổ, giọng nói bắt đầu run run:
- Thưa chị... sự thật là... chị cũng đã biết hoàn cảnh của tôi rồi. Tôi bây giờ là thằng lính ở chiến trường. Tôi chỉ ra đây vì một nhiệm vụ đặc biệt, chỉ ở lại Vĩnh Linh một tuần, sau đó phải vào mặt trận. Chị bảo hoàn cảnh như vậy thì làm sao nuôi cháu được?
Bất ngờ Li bật ra tiếng cười, là cười thật chứ không phải một cú nhếch mép, cười thành tiếng nấc, nấc như một kẻ sặc nước, như một đào hát diễn tuồng:
- Ôi chao ôi, thì ra anh, chị vĩ đại hơn tôi tưởng...
Mặc dù đã thấy ớn lạnh ở sống lưng, nhưng bản tính tôi là điềm tĩnh nên vẫn cố chịu đựng:
- Kìa... chị Li! Đồng chí Li... chị hãy cho tôi được trình bày đầy đủ...
- Thôi, xin lỗi đồng chí - Giọng cười nấc phụt tắt, mặt Li đanh lại - tôi hơi mất lịch sự một chút nhưng mong đồng chí thông cảm, tôi không có được nhiều thời gian. Vấn đề được kết luận thế này. Chỉ có hai con đường cho đồng chí lựa chọn. Một là nhận lấy con rồi đưa nó đi ngay. Hai là đừng bao giờ bén mảng đến gần con tôi. Nếu tôi phát hiện được đồng chí có hành động gì nói cho nó biết thân phận, tôi sẽ bắn ngay. Bắn ngay táp lự, anh có tin tôi làm được như vậy không?
- Chị Li... chẳng lẽ chị nỡ ép tôi đến thế sao?
- Tôi đâu có ép. Tôi đã bảo là hai con đường, anh được tự do lựa chọn kia mà...
- Nhưng tại sao lại là hai... tại sao không cho tôi con đường thứ ba?
Li chồm mặt vào sát tôi, mắt vằn lên:
- Ở đâu ra, cái con đường thứ ba ấy? Há? Anh là thằng lính, anh đã biết thừa rằng, trước mắt lúc nào cũng chỉ có hai con đường. Hoặc là thành dũng sĩ, hoặc là kẻ đốn mạt, đầu hàng. ở mảnh đất này, cũng chỉ có hai con đường. Hoặc là trung thành với lý tưởng cách mạng, hoặc là phản quốc, nô lệ...
- Nhưng đây là chuyện đời thường chứ đâu phải chuyện lý tưởng?
- Đời thường thì sao nào? Thời buổi này có cái đời thường nào mà không cương lên thành lý tưởng...
Độ trầm tĩnh của tôi đã chạm tận đáy. Tôi không sao kiên trì được nữa.
- Chị học ở đâu ra cái cách nghĩ như thế?
- Học ở anh, ở chị Lương chứ còn ở đâu nữa!
Tôi ngớ cả người. Cú phản công này như quả đá hậu trúng phốc vào giữa mặt tôi.
- Có phải con đường thứ ba là đường mà hai anh chị đã chọn, đã đi không? Một cách lựa chọn mà cái gì cũng được. Được ham muốn dục vọng, được con cái nối dõi tông đường, lại được cả lý tưởng, công lao thành tích, danh giá... Nếu thật sự có lối đi thứ ba đó thì nó quá nhỏ, nhỏ vô cùng, chỉ đủ cho tốp các người thôi...
Cặp môi Li bất ngờ run lên, đôi tròng mắt đột ngột ngầu đỏ. Rồi thì cả mái đầu gục xuống mép bàn, bờ vai rung rung. Tôi ngẩn cả người... Thật không ngờ, không sao ngờ được là Li đang khóc... Đến đây, thật sự tôi thấy mình tăm tối. Tôi không sao đọc được cô ấy dù chỉ một dòng. Trước mặt tôi là một người đàn bà, không phải nói là một thế giới đàn bà, một vũ trụ đàn bà mà tôi như kẻ lạc lối, không bao giờ dò được hướng đi.
- Chị Li... có phải chị hận bọn tôi lắm phải không?... Chị hận là phải. Thật lòng tôi đâu muốn thế... Chẳng qua vì hoàn cảnh.
- Anh câm đi. Anh hoàn cảnh còn tôi thì sao. Tại sao cùng một hoàn cảnh mà anh cái gì cũng được, còn bao nhiêu rơm rác, bụi bặm, bao nhiêu cơ cực trần ai lại trút lên vai tôi?
- Tôi thành thật xin tạ tội với chị. Nhưng... bây giờ chị cũng có đến nỗi nào đâu. Chị có cháu Linh, có anh Đọt, chị cũng thành công trong lý tưởng, công tác...
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #22 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 09:21:50 am »

Bất ngờ Li ngước lên:
- Tôi thành công?
- Vâng. Thì chị nay đã...
- Cảm ơn đồng chí. Rất cảm ơn...
- Chị lại thế rồi.
- Tôi nói chân thật đấy. Nếu không có tấm gương của hai anh chị, chắc chắn đến hôm nay tôi vẫn chỉ là đứa con gái tầm phào rồi. Anh còn nhớ cái buổi sáng đầu tiên anh gặp tôi, trình bày hoàn cảnh của Lương chưa thể nhận con được, anh nhớ chứ? Thú thật lúc dầu tôi vô cùng kinh ngạc. Tôi không sao tưởng tượng được. Nhưng rồi sau đó tôi hiểu. Càng về sau tôi càng hiểu sâu hơn. Tôi càng ghê tởm các anh, các chị, thì càng tự dạy cho mình bài học, không thể sống ngu ngơ, càng vô tư thì càng thiệt thòi. Tôi thề theo gương anh chị, nhưng cần phải khôn hơn, giỏi hơn, cần thiết thì phải nhẫn tâm hơn anh chị. Theo anh đến giờ này, tôi đã đạt được điều ấy chưa?
*
Đến chiều tối, có lẽ cũng đã nguôi ngoai đôi phần căm hận, cái con người nhẫn tâm ấy đã mở hé lòng nhân ái cho phép tôi được gặp con. Điều kiện Li đưa ra là, tôi được mời đến ăn cơm, được Li giới thiệu: bác Khảm, bạn chiến đấu từ ngày xưa của bố và mẹ. Tôi được xoa đầu con, được gắp thức ăn cho con với lời khen: cháu ngoan lắm, xinh lắm, nghe nói học hành giỏi lắm phải không? Phải cố gắng nhiều nữa để xứng đáng trước hết với ba Đọt, mẹ Li, sau đó là với các bác các chú nói chung và với giống nòi bà Trưng, bà Triệu!...
Tôi đã chấp nhận sự sắp đặt này. Lần thứ hai trong đời tôi phải sắm một vai diễn theo kịch bản của một người đàn bà. Lần trước, cứ tưởng mình thành công, không ngờ đã thất bại, lần này chính tôi lại cầu mong vai diễn thất bại, chỉ có điều, nếu thất bại, nếu con tôi biết dược, tôi sẽ vĩnh viễn mất nó.
Chiều hôm đó tôi đã đến sớm một cách quá đáng. Đến rất sớm nhưng lại không dám vào. Tôi cứ giả bộ cúi đầu đi lên rồi đi xuống ngoài con đường trục thị trấn ngang qua ngõ khu tập thể cán bộ Hội phụ nữ. Giả vờ cúi đầu mà đi qua như một khách qua đường, nhưng đôi mắt vẫn liếc trộm vào bên trong. Không nhìn thấy gì hết. Ngôi nhà nhiều gian hộ thấp bé khuất lấp đằng sau mấy cây dừa. Chỉ nghe lao xao bên trong, hình như có tiếng the thé quát chó, thoảng hoặc có tiếng trẻ con khóc, lại ai đó hát nữa. Nhưng tiếng loa truyền thanh gắn ở bên trụ sở Mặt trận cách đó chừng một sào vườn đã oà lấp tất cả.
Cuối cùng, sau khi đã nén chịu cho chậm hơn thời gian hẹn chừng năm phút, tôi thở ra một hơi thật dài rồi làm ra vẻ thật ung dung, thật tự nhiên, tôi bước vào ngõ.
Tôi lập tức nhận ra ngay con tôi. Trời đất ơi, nó giống Lương như hai giọt nước. Đôi mắt dài và sắc. Môi mỏng mà đỏ thắm. Bờ vai hơi gầy, cả dáng người hơi mảnh nữa. Thật như một bản sao. Đứng cạnh con gái tôi là bé trai chừng tám chín tuổi. Chắc chắn là cu Đình? Nó có vẻ không được tự tin cho lắm. Hai đứa trẻ xếp thành một hàng ngang, khoanh tay trước ngực "chào bác ạ" rập đều như khẩu lệnh người lính. Có vẻ như chúng đã được tập duyệt từ trước.
Chúng tôi chào nhau, cả bắt tay nữa, thật gọn gàng như kịch bản đã soạn. Tôi và Li ngồi xuống bàn. Linh nhanh nhẹn đi dọn cơm. Cu Đình lập tức bám sau lưng chị. Nó không có vẻ gì vui, cũng chẳng ra buồn. Cơm canh đã dọn ra đầy đủ, nhưng Linh không ngồi cạnh tôi mà ngồi qua sát mẹ Li. Mâm cơm quá lệch, một phía ba mẹ con, một phía chỉ có một mình tôi. Chúng tôi lại mời nhau cầm đũa. Li gắp cho tôi một miếng thịt. Tôi lại gắp vào bát của con một miếng trứng. Linh không từ chối nhưng cũng chẳng cảm ơn. Có vẻ như nó chẳng mấy quan tâm đến sự có mặt của tôi. Có vẻ như vai diễn lần này của tôi đã rất đạt. Tôi đã nhầm thêm một lần nữa. Thì ra con tôi nó đã biết. Nó biết ngay từ lúc trưa, khi mẹ nó báo tin chiều nay mình có khách, bác Khảm ngày xưa chiến đấu cùng mẹ và bác Lương đấy con nhớ không? Nó hơi sững ra một tẹo, nhưng ngay sau đó là gật gật đầu. Nó không nói gì cho đến tận lúc tôi xuất hiện. Sự việc đó, phải đợi mấy năm nữa, nó mới nói cho mẹ Li biết, và phải thêm mấy tháng sau, trước cái ngày tôi hy sinh, Li mới kể cho tôi hay...
Còn lúc này, tôi đang diễn kịch, Li cũng đang diễn, cứ tưởng con mình là khán giả, hoá ra nó cũng đang diễn cùng với chúng tôi. Có lẽ chỉ duy nhất cu Đình là vô tư.
Chúng tôi cố ăn một cách tự nhiên. Tôi hỏi chuyện, Li trả lời, Li hỏi lại, tôi trả lời. Cứ tình hình trong đó, tình hình ngoài này, đồng chí ấy nay ở đâu, còn nhớ cái o mặt rỗ mà lại thích múa không? Nhớ chứ, ừ buồn cười quá, ừ vui nhỉ, cái ngày ấy vui ơi là vui...
Bữa cơm đã tàn quá nhanh. Ôi, sao lại nhanh đến mức ấy? Thực ra chúng tôi đã cầm đũa gần một tiếng đồng hồ. Linh nhanh nhẹn dọn cả đống bát đũa ra phía sau bếp. Nó ngồi đó, kỳ cọ chén bát. Nó dọn rửa gì mà lâu đến thế? Li chắt nước ra chén mời tôi. Lại vớt vát thêm dăm ba câu hỏi vô bổ. Cuối cùng tôi chủ động lái câu chuyện qua một chủ đề khác.
- Chị Li này, kỳ này tôi ra, muốn đề nghị anh Đọt trở lại chiến trường...
Có một phút im lặng, giọng Li bất ngờ nhỏ lại:
- Bao giờ đi?
- Nếu không có gì trở ngại thì tối thứ bảy này sẽ vượt sông...
Li khẽ thở ra một tiếng rồi gật đầu:
- Nếu được thế chắc anh ấy vui lắm.
- Nhưng... tôi mong chị... động viên anh ấy một câu, có được không?
- Tôi ư? Li ngước lên nhìn tôi, một lúc, bất ngờ khẽ nhếch mép cười:
- Có gì mà không được. Là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân mà...
Ngoài trời đã xâm xẩm tối, Linh vẫn không chịu rời đống chén bát. Tôi cay cực không biết làm sao. Có lẽ Li nhận ra điều ấy. Cô gọi to:
- Các con ơi!...
- Dạ...
- Lên chào bác Khảm để bác ấy đi con!
Linh rời nhà bếp, miệng cười dè xẻn, vừa đi lên vừa hỏi:
- Bác đi luôn ạ?
Cu Đình nhai lại như một cái máy:
- Bác đi luôn à?
Tôi ngớ cả người, lúng búng:
- Ừ... vì... tại vì bác phải...
- Cháu biết rồi. Các bác là những người hùng ngoài chiến trận. Cháu kính chúc bác, chúc các chú lập công hiển hách.
Li cũng cười tươi:
- Gớm, mi cũng sắp thành nhà tuyên huấn rồi đó.
- Bác cũng chúc cháu, ờ, chúc cả hai cháu thật ngoan, có hiếu với bố mẹ, học giỏi, thật giỏi để xứng đáng với bố mẹ, với các bác, các chú...
Linh nhìn tôi chớp chớp mắt. Có vẻ nó muốn nói thêm một câu gì đó. Nhưng Li đã nhanh hơn, chìa tay ra.
- Cảm ơn đồng chí Khảm đã đến thăm. Chúc đồng chí lên đường chân cứng đã mềm! Hãy tin ở hậu phương chúng tôi.
Thế là hết. Khi mà đã "chào đồng chí" có nghĩa là màn kịch đã chấm dứt. Cánh màn khép lại. Có phải đây là cơ hội cuối cùng?
*
Tôi giao hẹn với Đọt khoảng bốn giờ chiều ngày thứ bảy tập trung tại làng Dục Đức gần bến đò Hói Cụ để đêm đó qua sông. Cả tuần qua tôi lùng sục hồ sơ ở Ban tổ chức khu uỷ, tìm thêm được hồ sơ một lão thành cách mạng quê Cam Lộ, hiện đã nghỉ hưu nhưng có con trai vừa mới nhập ngũ. Tôi đã liên hệ với đơn vị công an vũ trang và họ đã đồng ý cho đi. Bản thân Quyết, tên cậu chiến sĩ ấy thì mừng như trẻ được quà. Chưa đến hai giờ chiều, Quyết đã có mặt. Chừng mười phút sau, Đọt xuất hiện.
Tôi ôm lấy anh:
- Sao đi sớm thế, hẹn bốn giờ kia mà...
Đọt cười khẩy:
- Thì về dây chơi với anh không sướng hơn ở với đàn bò à...
Chúng tôi khoác tay nhau lặng lẽ đi ra phía bến đò. Ban ngày, không có bóng dáng ai trên sông. Phía bên kia là một chính quyền khác, một khoảng trống khác. Cho dù con sông Bến Hải chỗ này chỉ bơi vài sải tay, cho dù bên kia, trên những quãng đồi cây rừng rậm rạp, Mỹ nguỵ không dám ló mặt lên đến đây, nhưng dù sao vẫn là bờ nam, vẫn là chiến địa. Súng có thể nổ bất cứ lúc nào.
Chúng tôi chui xuống một gốc tre hóp rậm rạp, lặng lẽ ngồi xuống nhìn con nước chảy. Đêm nay chúng tôi sẽ vượt qua nó. Ngày mai, cuộc sống của chúng tôi sẽ hoàn toàn khác, cuộc sống của những người lính chiến trường.
- Này... Li có lên gặp anh không?
- Có...
- Khi nào?
- Đêm qua.
Tôi khẽ thở ra nhẹ nhõm. Dầu sao Li vẫn còn tình người.
- Có nói được gì không?
Đọt chợt cười " hực " một tiếng:
- Chẳng nói gì. Cô ấy làm cho mình bữa cơm. Mua cho mình xị rượu. Hai đứa cùng ăn...
Tôi vội ngắt lời:
- Có con Linh không?
- Không. Chỉ có hai đứa mình thôi. Bọn mình ăn rất chậm, mình uống rượu, còn cô ấy thì không. Thỉnh thoảng có nhìn nhau. Có lúc mình phì cười. Cô ấy cũng nhếch mép cười. Đến khoảng mười giờ thì đi ngủ...
- Đi ngủ... Là cả Li nữa à?
Đọt hơi đỏ mặt.
- Cả Li nữa. Cô ấy cho mình. Thế là tổng cộng từ trước tới nay được ba lần... Rồi mình ngủ luôn. Chẳng biết cô ấy có ngủ không?
Đọt cúi đầu xuống, cổ, gáy đều đỏ. Nhưng chỉ sau một lúc, anh ngẩng dậy. Trông anh lúc này thật sự buồn.
- Sáng nay Li dậy rất sớm. Cô ấy thu dọn đồ đạc vào gùi cho mình. Khi mình mở choàng mắt ra thì mọi sự đã tươm tất. Mình định nói một câu gì đó. Nhưng Li đã chìa tay ra:
- Tôi phải về họp sớm. Chúc đồng chí lên đường chân cứng đá mềm!
Tôi ngớ cả người, hỏi vội Đọt:
- Thế là hết à?
- Hết... à, mà chưa hết. Khi mình dắt xe đạp tiễn Li ra ngõ, cô ấy cầm ghi đông xe, có vẻ đắn đo một chút rồi nói:
- Nhờ đồng chí nói lại lời này với đồng chí Khảm. Đồng chí Khảm cứ yên tâm công tác, sớm muộn gì tôi cũng sẽ nói cho con Linh biết. Dầu sao tôi cũng không thể để cho một đồng chí mình ở mặt trận mà phải đau khổ, phân tâm. Tôi hứa danh dự đó!...
Tôi không nhớ được cảm xúc lúc đó của mình. Cảm động, nôn nao, có gì như là sự tủi thân nữa... Bây giờ, đã sau gần ba mươi năm, tôi không thể nhớ được. Mà ngay cả lúc ấy tôi cũng đã không nhận ra một cách rạch ròi trạng thái của mình. Tôi chỉ nhớ duy nhất hai tiếng đồng chí! Đồng chí Khảm, đồng chí Đọt, đồng chí Li...
Bạn đã bao giờ phải gọi hai tiếng ấy trong những trường hợp, những cảnh ngộ như vậy chưa?
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #23 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 09:22:38 am »

Chương 7

Có thể khẳng định, những ngày trở lại chiến trường Cam Lộ là những ngày tháng thật sự thỏa chí tang bồng của Đọt. Cũng không phải dài lắm,chỉ khoảng bốn năm, nhưng đó là quãng đời đẹp nhất chói sáng nhất trong thê thảm cõi trần đầy trắc ẩn của anh.
Chỉ sau ba ngày, Đọt đã làm quen hoàn toàn với cơ quan huyện uỷ. Riêng trong ban địch vận, mặc dù mấy anh em trẻ mới được đưa từ trong các ấp ra có vẻ chưa mến phục Đọt, nhưng anh tỏ ra không mấy quan tâm. Anh chỉ dành riêng lòng kính nể vô điều kiện đối với người trưởng ban của mình. Bất luận một cử chỉ, lời nói nào của trưởng ban, Đọt cũng nhất nhất chấp hành. Anh tự coi mình là một đồ đệ trung thành tuyệt đối.
Sau ba ngày, Đọt quyết định vào ấp. Chuyến đột nhập đầu tiên này, Đọt trình bày với trưởng ban là chỉ để dò đường và nắm sơ bộ tình hình mấy xã, chưa nên trực tiếp bắt liên lạc với bất kỳ ai. Vì vậy, Đọt đề nghị chỉ mình Khảm và anh đi không cho một cán bộ trẻ nào bám theo. Hành động đó càng khiến mấy cậu thanh niên khó chịu. Nhất là Thuẫn, một con người đặc biệt nổi danh sau này, nhưng lúc ấy cậu ta chỉ mới là một thanh niên con cái gia đình có truyền thống cách mạng, cậu chỉ tỏ ra hơn lớp thanh niên cùng lứa là sự hiểu biết địa bàn mà thôi.
Khảm chấp nhận kế hoạch của Đọt. Khi Đọt quay về võng chuẩn bị đồ đạc, Thuẫn lập tức đến thì thào bên tai trưởng ban:
- Chú tin tuyệt đối vào chú ấy à?
- Tất nhiên. Còn cậu?.....
- Cháu thì... Ngập ngừng một chút, Thuẫn nói vòng vo - Tất nhiên là cháu cũng tin. Nhưng mà ba cháu hồi còn sống, có nhắc đến chú ấy.....
Khảm nhíu mày:
- Nhắc làm sao?
- Chú ấy... con một gia đình, là ba cháu nói lại thôi chứ cháu không biết kỹ đâu, nghe nói là loại ba cha bảy mẹ, mà nghe nói, mấy ông cụ bà cụ ấy cũng chẳng ra gì. À, tức là, cũng không phải là người đã từng làm cách mạng. Còn nữa, nghe nói, hiện thời chú ấy còn một ông anh cũng ba que xỏ lá lắm.....
- Này, tất cả những điều ấy, cậu chỉ nghe nói thôi phải không?
- Vâng. Tại vì nhà chú ấy ở tận dưới Phước Tuyền, cháu đã xuống đó lần nào đâu.....
Khảm khẽ thở dài.
- Hiểu rồi. Sau này cái gì nhìn thấy đã rồi hẵng nói, nghe!
Thuẫn chưng hững, bỏ đi. Khảm tự hỏi chẳng hiểu sao anh lại không mấy cảm tình với nhân viên trẻ này. Vẫn biết cậu ta là con nhà nòi cách mạng. Trẻ, dáng người cao, hơi mảnh dẻ, đẹp trai. Giọng nói rất nhẹ nhàng, tuy có hơi lập bập, phát âm hay bị giật cục ba tiếng một như cách bắn điểm xạ ngắn. Thực ra cũng chẳng phải vì cái giọng lập bập đó mà Khảm khó chịu. Không hiểu sao, từ hôm nghe Thuẫn kể chuyện về Lương, nhất là những câu bình phẩm, cách đánh giá trơn tuột về một con người, anh bỗng thấy không ưa nổi cậu bé này. Có thể vì anh đã giận Lương thái quá, hoặc có thể anh vẫn quá tin ở Lương nên cảm thấy người đời đang bịa đặt về cô một cách cố ý... Dầu sao, Khảm tự nghĩ, cũng không nên để cho ác cảm đối với Thuẫn kéo dài. Anh biết rõ, bí thư Quảng rất mến cậu nhân viên trẻ này. Bố cậu ta là bạn chiến đấu của Quảng. Và chính bí thư huyện uỷ là người đích thân chỉ thị cho đội công tác chính trị đưa Thuẫn thoát li lên rừng.....
Trở lại chuyện vào ấp. Đêm đó, hai người đã vượt qua sông Hiếu ở chỗ bến lội phía dưới. Đọt giải thích cho Khảm cả quãng sông này có ba bến lội, đều nằm trong phạm vi làng Quách Xá. Xuống một chút nữa là không thể lội được. Trong ba bến lội, thì bến dưới cùng sâu hơn, nước ngập đến tận háng. Đọt nhận định, nếu lính ngụy có nghi ngờ khả năng Việt Cộng vượt sông, chúng sẽ tập trung chú ý vào hai bến cạn phía trên. Đó là cách tính toán của anh khi còn ở trên bờ. Còn khi đã ngập mình xuống nước, Đọt không còn nghĩ ngợi gì hết. Nước sông Hiếu ngấm đẫm thân người anh, lan toả lên tận trí não. Anh xúc động đến mê mẫn cả người. Phút chốc, bao nhiêu gian truân, bao nhiêu cay đắng, oan ức, bao nhiêu tủi phiền của ngần ấy năm bầm dập đều tan biến hết. Nếu đây không phải là vùng bị địch chiếm, không phải là đêm công tác hiểm nguy thì Đọt đã thả mình như vậy cho dập dình, cho tan biến tấm thân vào giữa dòng nước quê hương.
Khảm đương nhiên không thể có những cảm xúc như Đọt. Cái gì đối với anh lúc này cũng đều gắn với hình bóng của Lương. Con sông này Lương đã lội qua ư? Cái bến kia, Lương có hay ra tắm khi còn thơ dại không? Bãi ngô nào em cúi người làm cỏ, bờ dậu nào em và Li bó gối ngồi thâu đêm?
Biết rằng đêm nay chưa thể gặp nhau, nhưng không hiểu sao Khảm cứ thấy lòng hồi hộp. Anh cứ quả quyết rằng vào giờ này, ở trong căn nhà nào đó, ở một khóm nhà im lìm nào đó, Lương đang bồn chồn chờ anh.....
Lên khỏi sông, Đọt không vào Quách Xá mà lại kéo Khảm lần theo bờ ruộng ngô xuôi thẳng về hướng Phước Tuyền. Lối mòn này, Đọt thuộc đến từng dấu chân. Tuy đã hơn chục năm không về, nhưng cảnh vật làng quê hầu như không có một chút gì thay đổi. Mấy bụi dứa bãi sát mép sông còn đó, vài lùm tre hóp vẫn kia, bờ đất này nơi anh hay nấp kín nhìn trộm Li trong đám con gái làm cỏ ruộng ngô cũng y xì như dạo trước..... Nỗi nhớ nghẹn ngào chẹn lấy hơi thở anh.
Duy chỉ có xóm làng vắng lặng quá. Nhà vẫn nối nhà. Ngõ vẫn liền ngõ… Nhưng mà lạ, mà lạnh ngắt, mà phủ trùm một màu đêm u tịch đến rợn người. Đọt nghe rõ hơi thở của mình. Nghe cả tiếng đập thụp thình phát ra nơi lồng ngực.
Đọt đã nép sát người vào bờ dâm bụt trước ngõ nhà mình. Còn Khảm bò xa hơn một chút, tay nắm chắc khẩu AK, ép sát người vào bờ dậu, mắt căng ra quan sát dọc theo trục đường làng. Nhà tắt đèn, tối um. Không biết bên trong có ai không? Thực ra, Đọt không quan tâm gì điều đó. Bố mẹ không còn. Cách đây hơn năm năm có một cán bộ bí mật ra chỉnh quân nhắn cho anh biết là Rệ đã lấy vợ. Đọt nghe mà ơ hờ như nghe chuyện hàng xóm. Đêm nay có thể bên trong mái nhà lợp tồn lạnh tanh đó, vợ chồng Rệ đang co quắp ôm nhau nằm. Thây kệ. Nhưng anh vẫn nấp mình ngồi lặng rất lâu. Gió thổi xao xác khắp vườn. Anh nhớ khôn nguôi một thời thơ trẻ, một thời anh vụng dại ôm ấp tình yêu với một người, anh tự cấy vào tim mình cái gai nhọn để rồi trọn kiếp người không thể nhổ ra, để những đêm dài cô quạnh như đêm nay, anh phải thức cùng nỗi nhức buốt.....
Đọt tự chôn chân trước ngõ nhà mình có lẽ phải gần một giờ. Mãi tới lúc Khảm vỗ nhẹ vào vai anh mới bừng tỉnh. Đọt nhổ toẹt bãi nước bọt vào ngõ, rồi bước đi. Lần theo một lối mòn, anh vòng qua nhà thím Bướm. Đọt thầm thì giải thích với trưởng ban. Đây là một phụ nữ ở góa nuôi em. Em của thím lấy chồng ngay trong thôn nhưng vẫn không về nhà chồng. Chị em cứ ở vậy nuôi nhau. Nghe nói cái tên Bướm cũng do chính thằng Rệ đầu têu gọi ra. Rệ kém hơn thím Bướm đến năm, bảy tuổi, thế mà có lần dám sờ sẫm thím. Bị thím túm tóc lẵng ra sân, nó bị nhục nên réo ra cái tên đó. Nhưng thật là lạ, bọn thanh niên trong làng hồi đó lại hùa theo, gọi mãi rồi cũng quen tai. Bản thân thím cũng tưởng là tên của mình. Chuyện đó lâu lắm rồi, từ dạo Rệ mười sáu, còn Đọt chỉ mới mười một, mười hai gì đó..... Thím Bướm hơi khó tính nhưng là con người rất trung kiên. Hồi kháng chiến chống Pháp, thím hăng hái lắm. Còn bây giờ.....
Khảm ngắt lời:
- Cứ vô hỏi thẳng, sợ gì!
- Đừng có liều mạng.
- Thế thì... rút lui. Đọt xoay người nhìn bốn phía, có vẻ như đang tìm kiếm cái gì đó, ước lượng một khoảng cách nào đó. Lúc này nhìn Đọt, Khảm không thể nghĩ rằng đây lại là người chăn bò của nông trường suốt bảy tám năm.
- Này..... Anh chịu khó ngồi đây, chú ý cảnh giới phía này.....
- Cậu đi đâu?
- Tôi thử đạp tắt qua góc vườn kia xem có lối ra ngõ sau không?
Đọt cúi người đi rất nhanh. Nhoáng cái, bóng anh mất hút vào đêm đen. Hôm nay đã cận tết rồi, màn đêm cứ như đặc lại. May mà không mưa, nhưng gió thổi rất lạnh.
Phải mất vài chục phút. Đọt mới quay trở lại:
- Tốt lắm rồi.
- Cái gì tốt?
- Cái gì cũng tốt. Đi thôi!
- Rút lui hả?
- Rút thế nào, mò qua địa điểm khác.....
Đọt kéo Khảm lò dò tìm thêm hai địa chỉ nữa ở làng Phước Tuyền rồi mới chịu ngược đường mò lên Quách Xá. Khảm đã tỏ ra khá sốt ruột. Tất cả vẫn là những túp lều lợp tôn im lìm như nghĩa địa, thực hư thế nào không rõ, những nhân mối cơ sở đó liệu có còn bắt liên lạc trở lại được nữa không cũng không hề xác định được. Như vậy, một chuyến đột nhập mạo hiểm như thế này có đáng được gọi là có kết quả không?
Khi hai người tiến về gần Quách Xá, có một khoảng đất trống không nhà cửa, cả hai nấp vào một lùm cây dại quan sát, Khảm đã tranh thủ nêu suy nghĩ thắc mắc của mình. Nghe xong, Đọt khẽ "hự" một tiếng, rồi ngồi bệt cả người xuống mô cỏ:
- Anh muốn thọc hẳn vào một nhà nào đó, đúng không? Thì anh cứ chỉ thị, tôi dẫn vô.....
- Không phải thế. Ý mình là.....
- Tôi biết ý anh nghĩ gì rồi. Tôi hỏi nghe, giả sử nếu vô gặp người ta, không ngờ trong nhà có hai lính nghĩa quân ngủ, nó la toáng lên, hoặc nổ súng, hoặc bỏ chạy la làng, hoặc không có nghĩa quân nhưng chủ nhà nay đã không còn theo mình nữa, cũng van làng van xóm lên, rồi có một tốp lính đang phục ở đâu đó xô đến, là cứ nói thí dụ thế. Lúc đó ta xử lý thế nào? Tất nhiên ta nổ súng oánh lại, đúng không? Đánh nhau, mà ta không làm chủ được đường tiến, đường lui, anh thì không biết chút gì, tôi thì đã mười năm không về, lỡ chạy ra phía ngoài mép làng gặp ngay một cái bốt, làm sao đây?
- Được rồi, được rồi. Nhưng nếu đêm nay chỉ ngó nghiêng thế này, không nhận biết được một điều gì cả thì đêm mai có vào cũng thế thôi?
Đọt cười khẩy một cái, có vẻ như mọi việc đã được sắp xếp trong đầu:
- Thế thôi là thế nào? Thứ nhất, tôi đã khẳng định được những lối đi không có các ổ cắm cố định của địch. Sau này nếu có bị phục, chẳng qua chúng nó núng ra phục kích dã ngoại mà thôi. Tôi cũng đã khảo sát các lối nhỏ an toàn tiến vào tận từng gia đình, thậm chí ở mỗi vườn nhà, tôi cũng xác định được vài ba lối có thể tiến thoái. Thứ hai ở mỗi vườn nhà, cần có vị trí cho quân ta bố trí lực lượng. Về đến căn cứ, tôi sẽ trình bày cụ thể hơn. Đại khái là, đêm nào quyết định lộ diện với nhân mối, ít nhất đội hình đi có bốn người. Tôi vào trong, ở ngoài phải có ba tay súng bố trí theo hình tam giác nhọn, hai cậu sát nhà, một ngoài ngõ xa để đề phòng có tốp lính chỗ khác ập đến.....
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #24 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 09:22:58 am »

- Cậu được lắm… Khảm khẽ reo lên. Vậy, đêm mai ta tiếp xúc được chưa?
- Đêm mai?... Cái này chưa chắc lắm.
- Lại còn gì nữa?
Đọt hơi ngắc ngứ:
- Tôi vẫn thấy... thiêu thiếu một cái chi đó nữa.
- Là cái chi, nói rõ hơn được không?
Đọt lại nhổ toẹt bãi nước bọt, lồm cồm đứng dậy:
- Về cứ rồi nói. Chừ... anh có muốn ngó qua nhà chị Lương không?
Câu hỏi chặn đứng cổ họng Khảm. Đương nhiên anh gật mạnh đầu.
Cả hai lò dò đi về phía làng Quai Mọ. Trống ngực Khảm đập mạnh hơn. Anh thật sự không hiểu được cảm xúc của mình. Một ý nghĩ ngồ ngộ vụt hiện lên trong đầu, chẳng lẽ đây là lần đầu tiên đứa con rễ mò về nhà vợ? Nhưng Khảm chẳng thấy vui lên được, ngược lại, có cái gì đó chua xót đang ứa lên cổ họng anh.
- Đó... bước qua bờ cây này là đất vườn nhà chị Lương. Không rõ bữa nay chị ấy có còn ở nhà này nữa không... Mà có cái gì trước cửa ngõ như là cái quán?
- Cái quán giải khát.
- Sao anh biết?
- Thằng Thuẫn kể.
Cả hai im lặng. Bên trong cũng im lặng. Cả cái thôn Quai Mọ càng im lìm như bãi mồ hoang. Chỉ có gió là thổi vô hồi. Đột ngột Khảm gật mạnh đầu:
- Đúng. Tớ hiểu rồi. Rõ ràng còn thiếu một cái gì đó mới tiếp xúc được. Về thôi, sắp sáng rồi.
*
Đó là lần đầu tiên đồng chí Đọt cùng đi công tác với tôi. Từ lâu, mặc dù tôi rất tin đồng chí ấy, nhìn dáng người, cách sống, tôi nhận ra đây là một chiến sĩ có bản lĩnh. Đặc biệt, sau cái buổi chiều cùng ăn cơm với nhau ở căn phòng trong khu tập thể nông trường, được nghe những lời "chỉnh huấn" của Đọt, tôi thật sự tin cậy ở con người này. Tuy thế, trong thâm tâm, tôi vẫn tự coi mình là lớp đàn anh, là một cán bộ từng trải, kinh nghiệm đầy mình, nhất là kinh nghiệm hoạt động bí mật trong vùng địch. Đọt dù sao cũng chỉ là anh du kích, tin cậy ở bản chất ngay thẳng thật thà, chứ nói về trí thông minh,kinh nghiệm ứng phó với các tình huống phức tạp thì có lẽ cũng như lớp tân binh thôi. Là tôi tự đánh giá như vậy.
Nhưng sau cái đêm đầu tiên ấy, tôi nhận ra, đồng chí Đọt không phải là một người bình thường. Trách gì dạo trước, dám một mình trên rừng lộn về làng dắt Li bỏ trốn, vượt bến Hói Cụ ra thẳng Vĩnh Sơn.
Đêm đó, chúng tôi về đến cứ thì trời đã gần sáng. Mấy cậu thanh niên trong ban choàng dậy, xúm quanh tôi hỏi chuyện. Tôi trả lời qua quýt. Còn Đọt thì nhào vào võng ngủ ngay. Tôi cũng tranh thủ ngã lưng, nhưng không sao ngủ được. Tôi nghĩ miên man từ chuyện Lương, chuyện Li, bé Linh, rồi lại thầm đoán suy tính của Đọt. Dù muốn hay không tôi cũng phải nhanh chóng bắt liên lạc được với cơ sở, nếu không còn cơ sở thì phải gây dựng lại bằng được. Tôi quyết định sáng mai sẽ họp toàn ban, sau đó sẽ lên xin ý kiến bí thư Quảng. Tôi thiếp đi trong sự mệt mỏi nặng nề.
Ai đó thụi vào sườn võng. Tôi choàng dậy đã thấy Đọt đứng cạnh. Mắt anh đỏ ngầu.
- Tôi muốn xin ý kiến anh...
Tôi ngồi ngay dậy, đầu vẫn nặng chình chịch.
- Nói đi.
- Phải tổ chức đánh một trận đã...
Tôi nhổm cả người lên:
- Cái gì?
- Đánh. Đánh một cú, mà không, phải nện vài ba cú đã rồi mới tiếp xúc cơ sở.
Cặp mắt đỏ ngầu của Đọt nhìn tôi chớp chớp. Tôi hiểu, tối qua anh ấy cũng chẳng ngủ chút nào.
- Anh có hiểu ý tôi không?
- Hiểu. Ý đồng chí là phải báo cho cơ sở biết cách mạng đã trở về...
- Phải. Không những trở về mà rất mạnh, đủ sức đánh địch bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Làm như thế, bà con mình những ai còn là cơ sở sẽ tự tin, phấn chấn. Ai đã dao động, nằm im nay cũng có thể hồi tâm chuyển ý... Còn cái đám lau nhau hay ngồi lê mách lẽo thì co vòi lại không dám bép xép.
Tôi mỉm cười:
- Ai dạy cậu thế?
Tự nhiên Đọt nhoẻn cười rất dễ thương:
- Kinh nghiệm dạo chống Pháp đấy. Khi ta đánh Nam Đông, ở đây chẳng ai làm gì cả mà phong trào cứ lên ào ào... Thế nào, anh chấp nhận chứ.
- Mình sẽ báo cáo xin ý kiến anh Quảng đã.
Nói rồi, tôi vớ vội bánh lương khô vừa nhai vừa vẫy tay gọi Thuẫn:
- Cậu mời các đồng chí trong ban lại họp.
Chỉ một loáng, toàn ban có mặt. Với kinh nghiệm lãnh đạo, tôi tuyệt nhiên không để lộ ý định tổ chức đánh một vài trận, tôi chỉ nói về yêu cầu cấp bách phải gây dựng lại cơ sở trong các ấp, các xã. Tôi nêu một số nét khái quát về tình hình, tôi kêu gọi lòng trung thành, niềm tin tưởng và ý chí cách mạng. Tóm lại, tôi nói như là một cuộc diễn thuyết. Cuối cùng tôi hỏi, các đồng chí có ý kiến gì không? Đương nhiên chẳng ai có ý kiến gì, bởi vì tôi có nói cụ thể gì đâu mà ý kiến.
Cuộc họp giải tán. Tôi vẫy tay ra hiệu cho Đọt. Cả hai chúng tôi rời khỏi vị trí của ban địch vận, đi như chạy lên miệt rừng nơi làm việc của thường vụ huyện uỷ.
Chỗ làm việc của bí thư Quảng là một chiếc lán nhỏ. Người ta đào sẵn lòng lán xuống khoảng 80 phân, chôn hai cột trụ khá chắc và mắc lên đó một chiếc võng. Cạnh võng có chôn chiếc sạp tre làm bàn. Bí thư có thể nằm võng đọc tài liệu, lại có thể ngồi ngay võng mà viết lách. Khi chúng tôi vào, ông cũng đang hý hoáy viết cái gì đó.
- Chào cậu. Đồng chí kia là ai?
Tôi chào lại ông rồi giới thiệu vắn tắt về Đọt. Tôi cũng báo cáo tình hình đêm qua vào ấp, nói luôn suy nghĩ của Đọt về việc cần phải tổ chức đánh úp địch vài trận. Tôi biết bí thư huyện uỷ không có nhiều thì giờ và cũng không ưa gì cách nói dài dòng văn tự. Tôi trình bày nhanh gọn và hỏi luôn:
- Ý đồng chí thế nào ạ?
Quảng nhìn tôi, rồi lại liếc mắt qua Đọt. Ông ngắm hơi kỹ người cán bộ mới này. Rồi ông cũng húng hắng ho, một tay đè lên ngực, một tay chỉ chỉ ra bên ngoài. Tôi chẳng hiểu ý ông muốn gì. Tôi đưa mắt hỏi Đọt. Đọt cũng lắc đầu. Thấy chúng tôi không hiểu, bí thư Quảng cũng không giải thích, ông đứng lên khỏi võng, vừa lậc khậc ho vừa đi khập khểnh ra khỏi lán. Xem ra ông ấy có vẻ yếu hơn dạo đầu năm khi ông trực tiếp giao nhiệm vụ cho tôi ra bắc tìm cán bộ.
Một lát, có thêm một cán bộ cùng vào với Quảng. Tôi biết đó là Trình, uỷ viên thường vụ huyện uỷ phụ trách quân sự. Quảng khoát tay ra hiệu. Chúng tôi cùng ngồi xuống những mảnh ghế tre đóng quanh chiếc bàn. Ông nói luôn:
- Đồng chí trưởng ban địch vận trình bày lại cho ông Trình cùng nghe xem nào?
Tôi hắng giọng và nói lại. Tôi đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa vì sao phải đánh. Tôi nói, đánh trận đầu chắc chắn là thắng vì kẻ địch bị bất ngờ. Tuy nhiên vấn đề đánh vào đâu, dùng lực lượng nào thì tôi chưa xác định được.
Tôi trình bày xong, bí thư Quảng hất mặt qua phía Đọt:
- Đồng chí có ý kiến gì thêm không?
Đọt giật thót cả người:
- Thưa không...
- Thế có phải ý kiến này là của đồng chí không?
- Dạ...
- Thì đồng chí phải chuẩn bị phương án chứ?
Tôi đâm hoảng và lo cho Đọt. Đem theo anh với ý định giới thiệu với bí thư một cán bộ rất có năng lực, không ngờ đã làm khó Đọt. Nhưng quả thật, Đọt là một kẻ có bản lĩnh:
- Thưa các anh, tôi là người vùng này, nhưng tôi đã tập kết ra bắc gần chục năm rồi, giờ quay lại, tôi chưa thể biết rõ được địch ta, chưa nắm chắc được các chỗ chúng đóng quân hoặc tên tuổi, chỗ ở của mấy thằng ác ôn. Việc này, xin các anh chỉ giúp cho. Tôi chỉ đề đạt thế này. Hiện nay, ta đang lấy vùng Cây Trai, Cây Trổ làm hậu cứ. Từ đây muốn vào các xã bên kia sông Hiếu không có con đường nào khác là phải đạp tắt qua Kim Đâu, Kim Bình, vượt các bên lội vào Quách Xá. Nếu để địch nghi ngờ hậu cứ ta ở đây, không những chúng sẽ tiến hành càn quét, ném bom vào cứ, mà chắc chắn chúng sẽ mai phục các bến lội, chặn đường ta vào ấp gây khó khăn cho ta lâu dài. Vì vậy, ý tôi muốn các anh chọn cho một vài điểm đánh xa Quách Xá, làm sao khiến địch phán đoán ta từ một hướng khác tiến vào Cam Lộ...
- Rõ rồi! Một nắm đấm xuống mặt bàn tre, mấy cốc nước chao nghiêng. Đó là bàn tay của huyện đội trưởng Trình.
- Báo cáo đồng chí bí thư, theo tôi, ta cho anh em vượt sông Hiếu, qua bên kia đường chín, dấu quân ở động Ngang. Tối đến, bò về tập kích bốt số 10. Chẳng cấn đánh thắng, chỉ tập kích cho chúng nó hoảng loạn rồi rút ngay về bên này. Một điểm khác có thể đánh được là nhà tập trung nghĩa quân ban đêm ở Tân Định. Nếu chuẩn bị tốt, có thể diệt gọn bọn này. Với các hướng tập kích này, nếu tôi là thằng quận trưởng Nguyễn Đình Cựu, tôi sẽ phán đoán Việt Cộng từ trên lèn đá bạc xuống, hoặc trong Cùa ra...
Bí thư Quảng cất tiếng cười lẫn với cơn ho khục khặc. Tôi biết ông vui. Còn Đọt thì tỏ vẻ mừng ra mặt. Bí thư Quảng vừa ho vừa chỉ chỉ tay vào Đọt. Lần này thì tôi hiểu, ông đã thật sự thích cậu lính mới này.
*
Đã hăm bảy, hăm tám năm rồi, đời tôi đã kinh qua hơn năm chục trận đánh lớn nhỏ cho đến khi trúng đạn nằm xuống, bây giờ khó mà nhớ nổi một cách chi tiết những trận nổ súng đầu tiên ấy. So với những cuộc chống càn khốc liệt sau này, hay so vơi cuộc chiến thư hùng vang dội ở động Mù U, nơi tôi bị thương và Đọt bị bắt, thì hai lần tập kích đầu tiên ấy quá nhỏ bé, quá đơn giản, thật sự chẳng có chi đáng kể lại. Tuy nhiên, với hai cuộc nổ súng táo bạo đó, địa bàn Cam Lộ đã chuyển sang một bước ngoặt quan trọng đúng như dự đoán của Đọt.
Tôi chỉ nhớ sơ lược thế này. Tối hai mươi tám âm, mười một tay súng hành quân. Trong đội hình xuất kích đầu tiên ấy, ban địch vận có bốn người. Tôi, Đọt, Thuẫn và Quyết. Còn lại là những chiến sĩ trực thuộc huyện đội. Chúng tôi vượt sông Hiếu ở bến trên. Luồn qua làng Quách Xá, chúng tôi tiến lên đường Chín, lại băng qua bên đó, dấu quân ở những lùm bụi dưới chân động Ngang. Ngày đó, chúng tôi ăn cơm vắt, nói vui với nhau là cứ coi như đang ăn tết bằng bánh tét gói trũn... Đêm hăm chín tết, chúng tôi ngoặt trở lại tập kết vào bốt số 10. Cả tốp mười một tay súng đã bó vào khe nước sát lô cốt địch. Chúng tôi xả đạn AK và ném lựu đạn. Có cái gì đó bốc cháy, lửa sáng rực, tàn đỏ bay lên như sao sa. Bọn nguỵ quá bất ngờ, gần như tê liệt không có chút đối phó nào. Tôi ra lệnh rút. Cả tốp reo ầm lên, cố tính chạy ào ào về hướng lèn đá bạc. Sau đó, âm thầm ngoặt trở lại, qua sông Hiếu rút về khe Ló. Mấy hôm sau nhận được tin, có hai lính nguỵ bị chết.
Còn trận thứ hai là mồng năm tết. Bí thư Quảng nói, trận này đánh vào ấp, phá bọn nghĩa quân, nên để cho bà con mình đón tết vui vẻ đã. Hơn nữa, ba ngày tết cơm rượu nghênh ngang, chắc chắn bọn địch sẽ chủ quan trễ nãi. Đúng như ông ấy nhận định, chúng tôi cũng hành quân qua bên kia đường Chín, rồi từ bên đó lộn trở về Tân Định. Trại lính nghĩa quân sáng đèn, mấy chai rượu lăn lóc trên chiếu. Bọn lính đứa nằm, đứa ngồi, đứa đánh bài, đứa hát nghêu ngao. Tôi chưa kịp ra lệnh phát hoả thì một tràng AK đã xối thẳng vào tốp lính ngồi đánh bài. Ba đứa gục tại chỗ. Trước khi đi, ông Quảng dặn tới dặn lui là chỉ bắn đại vào cho chúng nó hoảng sợ bỏ chạy, đừng diệt nhiều loại lính ấy, cốt sao cho bọn chúng hoảng loạn, giải tán, đốt cái nhà đi, rồi rút. Nhưng cậu Thuẫn hăng quá. Nó đã nhận mặt ngay thằng Trung đội trưởng cũ. Nó găm thẳng đạn AK vào đó...
Sau hai cú điểm huyệt ấy, Đọt đã trình bày trước cuộc họp toàn ban kế hoạch chắp nối cơ sở. Theo anh, lấy hai thôn Quách Xá và Phước Tuyền làm điểm. Anh đưa dự kiến tiếp cận bốn gia đình. Đọt chưa nói xong, Thuẫn đã đưa tay xin phát biểu. Thuẫn dẫn chứng ra một số ý kiến nhận định của bố mình trước đây để nói rằng, chưa thể tin cậy vào thôn đạo Phước Truyền. Riêng Quách Xá, Thuẫn cũng không đồng tình việc tiếp cận, thăm dò trở lại đối với Lương. Thuẫn nói, hồi mẹ cháu chưa mất, mẹ cháu đã khẳng định, cô Lương đó hoàn toàn sa đoạ. Mấy lại, cô ta đang có mối quan hệ đi lại với thằng quận trưởng, điều đó cả làng ai cũng biết...
Đọt vằn mắt lên định cãi lại. Tôi đưa tay ra hiệu. Kinh nghiệm lãnh đạo cho tôi cách xử lý ổn thoả.
- Cả hai đồng chí đều có lý. Tôi nhất trí là vừa cần phải táo bạo quyết liệt, nhưng cũng phải rất thận trọng. Phải hết sức tin vào quần chúng cách mạng nhưng cũng không thể mất cảnh giác... Thế này nhé, đồng chí Thuẫn phụ trách thêm cậu Phôi, cố gắng tiếp cận xóm trên. Đồng chí Đọt phụ trách đồng chí Quyết đảm nhiệm Quai Mọ và Phước Truyền. Tôi thì tuỳ theo tình hình, khi đi theo tổ này, khi tổ khác. Ổn chưa nào? Tôi sẽ xin thêm ý kiến chỉ đạo của Thường vụ.
Về sau này, hầu như cuộc họp nào Thuẫn và Đọt cũng có vài câu qua lại khắc nhau, và lần nào tôi cũng đưa ra một cách dàn xếp ổn thoả bằng cách nói, vừa phải thế này nhưng cũng cần chú ý thế nọ. Đọt tỏ ra rất khó chịu với kiểu nói của tôi.
- Này này... tôi hỏi thẳng anh nhé! Anh học đâu ra kiểu dĩ hoà vi quý thế? Nghe cứ tức như bò đá!
Đọt giận dỗi mà cằn nhằn với tôi như vậy. Nhưng tôi là người vốn rất tầm tĩnh, tôi biết cần phải làm gì.
Đương nhiên cũng chẳng có chuyện gì to tát xẩy ra. Bởi đây là chiến trường. Đêm nào chúng tôi cũng phải đối mặt với sự hiểm nguy ở trong các ấp. Cái chết có thể ập đến bất kỳ lúc nào. Cũng may giai đoạn này, đầu năm 1965, toàn bộ khu căn cứ của chúng tôi vẫn còn trong thời kỳ tương đối yên tĩnh. Thoảng hoặc mới có chiếc L19 vò vè trên đầu có lẽ chỉ để đe doạ ra oai là chính. Bọn Nguỵ ở Quảng Trị chưa đủ sức mò ra. Nhờ vậy nên sau những đêm thức trắng trong ấp, ban ngày hầu hết anh em đều ngủ ngon giấc. Những nhân viên trẻ như Thuẫn hay Quyết thì ngủ say như chết. Cuộc sống nội bộ tạm coi là đoàn kết, nhất trí cao.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #25 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 09:23:25 am »

Có lẽ chỉ riêng mình tôi là bất an. Với trách nhiệm Trưởng ban, tôi thật sự thấy lo vì cơ sở quá mỏng. Đã gần hai mươi đêm vào ấp, tiếp xúc cũng gần hai mươi gia đình nhưng nắm chắc được chỉ có ba. Còn lại gần một nửa trong số ấy tỏ ra quá hoảng sợ. Họ nhìn thấy chúng tôi như thấy cọp trên núi về. Số khác thì gật không ra gật, lắc chẳng ra lắc, chỉ thấy họ "dạ dạ" liên tục, tay đong cho du kích vài lon gạo mà run lập bập như đang cơn sốt rét...
Còn thêm một điều bất an nữa khiến tôi không sao chợp mắt được. Đó chính là Lương. Thuẫn không đồng tình việc tiếp cận Lương đó đành, ngay cả Đọt tự nhiên cũng tỏ ra cẩn thận. Anh cứ vỗ vỗ vào vai tôi, tặc lưỡi, thôi gắng chờ đợi thêm ít hôm nữa xem thế nào đã. Bản thân tôi, mặc dù rất sốt ruột nhưng cũng không dám mạo hiểm. Bởi vì, theo thông tin từ mấy cơ sở đáng tin cậy vừa mới được gây dựng lại thì từ sau hai cú đánh điểm huyệt của ta trong dịp tết, Lương đột ngột tỏ ra táo tợn hơn. Cô đi lại trong làng nhiều hơn, cái mồm oang oang hơn, ăn nói tục tĩu hơn. Người ta cũng thấy Lương lên về trên quận với ông quận trưởng nhiều hơn. Những thông tin ấy thật sự là những gáo nước lạnh tấp ào vào nỗi hy vọng le lói của tôi. Có lẽ hết thật rồi. Có lẽ con nước đã xô vỡ đập, đã tràn đi, không có cách gì nắn dòng được nữa...
Không biết bắt nguồn từ đâu mà có lẽ cả ban đều biết chuyện riêng của tôi. Tôi không nói. Tôi tin Đọt cũng chẳng dại gì mà kể những chuyện ấy với đám trẻ. Nhưng, cứ nhìn vào ánh mắt của chúng là biết. Thuẫn, Quyết, Phôi, rồi cả Sâm, một y tá mới được huyện uỷ bổ sung thêm cho ban, đều nhìn tôi bằng cái nhìn dặc biệt. Hình như là sự cảm thông, chia sẻ, mà hình như còn có vẻ để ý, dò tìm, lẫn đôi chút nghi ngại. Với kinh nghiệm lãnh đạo, tôi thấy để tình trạng này kéo dài là rất không ổn. Tôi quyết định triệu tập cuộc họp.
Tôi nói:
- Thưa các đồng chí! (Những lúc thế này rất cần xướng to lên hai tiếng đồng chí! ) Chúng ta đang đứng trước những thử thách vô cùng quyết liệt. Kẻ thù cực kỳ nham hiểm, ác độc. Chúng đánh ta trước hết là đánh vào cơ sở cách mạng của chúng ta. Người dân mình chân yếu, tay mềm, chẳng khác chi cành rau, ngọn cỏ. Mỹ ngụy thì cứ như lũ quét, như gió lùa, nó cứ ngập mãi, lùa mãi thế này, thì thử hỏi cỏ non làm sao không úa, rau tươi làm sao không tàn? Vấn đề đặt ra lúc này là gì? Là ta phải nhìn dân ta như thế nào? Có nên oán giận họ vì họ nhút nhát hay giao động không? Có nên xa lánh họ vì thấy rằng họ đang cố tình xa lánh ta không? Có nên chĩa súng vào người nọ người kia, khi thấy người ấy có những việc làm, lời nói không trung thành với lý tưởng cách mạng không? Súng thì đương nhiên phải cầm sẵn trong tay nhưng có bóp cò hay không lại phải suy tính cho kỹ. Nếu không, ta mắc phải âm mưu của Mỹ ngụy, ta làm lợi cho chúng nó đấy.
Tôi nhớ, hôm đó, tôi nói say sưa lắm, xúc động lắm. Tôi cũng không hiểu sao mình có thể nói được như vậy. Mấy nhân viên trẻ lắng nghe chăm chú. Có cậu gật gật đầu. Có cậu còn rơm rớm nước mắt. Chỉ riêng Đọt là có phần lơ đãng. Lúc đầu, Đọt hơi bị bất ngờ, anh trợn mắt nhìn tôi, sau đó Đọt thở hắt một cái, xì mũi một cái. Rồi nghiêng đầu nhìn xa ra miệt rừng phía dưới khe nước. Không biết anh có nghe trọn vẹn được tất cả những gì tôi nói không? Không biết anh ấy đang nghĩ gì.....
Về sau này, một thời gian dài nữa, tôi mới nhận ra một điều rằng, tôi thua hẳn Đọt một điều. Đó là Đọt đọc được rất nhanh tình cảm, suy nghĩ của tôi dù nó được ngụy tạo dưới bất cứ hình thức nào. Ngược lại, tôi rất ít khi hiểu được những tính toán trong đầu anh...
Cả ngày hôm đó cũng vậy, sau buổi họp ban với bài thuyết giảng cực kỳ sâu sắc của tôi, lớp trẻ cứ xúm xít thầm thì, còn Đọt thì thờ ơ. Anh xuống suối bắt cá mương, loại cá nhỏ như lá tre mà chỉ duy nhất có anh mới bắt được. Cô Sâm y tá bám theo Đọt lom khom chụp cá, quần ướt sũng nước, mốm cứ cười ré lên từng chặp. Sâm thích con người cục mịch này, cái thích hơi quá lộ liễu, có phần thô tháp nữa. Còn Đọt, chẳng hiểu anh ta có tình ý gì không nhưng lại tỏ ra thích thú với trò đú đỡn ấy. Nhìn hai con người không ra trẻ, chẳng ra già cứ nhí nhố bấm bẹo nhau dưới suối, tôi thầm trách Đọt vô tâm. Không chỉ vô tâm với nỗi niềm ngỗn ngang của tôi mà chính cả với bản thân anh ấy nữa.
Nhưng thật bất ngờ, chiều tối hôm đó, sau khi chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để vào ấp, Đọt đã đi lại sát tôi, ghé tai nói nhỏ:
- Tối nay, tui sẽ gặp Lương!
- Cái gì? Tôi chồm tới.
- Hừ, nom anh cứ như kẻ mất hồn ấy. Mà nên bỏ ngay cái bài kêu gọi tha thiết ấy đi, nghe nẫu ruột lắm.
Tôi có ghìm mình lại:
- Này, nhưng cậu phải tính kỹ lại đã.....
Đọt nhổ tẹt bãi nước bọt, giọng nói nghe gầm gừ như mèo động đực:
- Cũng phải làm cho ra môn ra khoai, để thế này khó chịu lắm. Chẳng phải chỉ có anh dằn vặt thôi đâu. Tôi cũng đau lắm. Chẳng gì thì cũng là bạn cũ.....
Tôi ngẩn người. Thì ra Đọt chẳng hề vô tâm chút nào. Tôi ấn nhẹ vai anh, giọng nhỏ lại, điềm tĩnh:
- Hay... để mình cùng vào.....
- Không được. Đọt khẽ liếc mắt qua phía Thuẫn. Đêm ni anh nên đi với tổ cậu ấy, đừng nói gì chuyện tôi đi gặp Lương. Cái thằng ấy thật là.....
Tôi không hiểu ý Đọt nói gì, nhưng rõ ràng anh ấy có lý. Bắt đầu từ giờ phút ấy, tôi sống trong một tâm trạng lạ kỳ, phấp phổng, hồi hộp, cả lo âu nữa.....
*
Ngay từ buổi sáng dân trong thôn Quai Mọ, dân cả làng Quách Xá đều nhìn thấy Lương xăm xăm đi lên hướng chi khu Cam Lộ. Người ta nhìn thấy rồi ngoảnh mặt đi. Đâu đó có người trìa môi, nguýt trộm một cái. Chỉ thế thôi, rồi người ta ai lo việc ấy. Giữa thời buổi này có ngàn vạn thứ lo. Lo ăn, lo mặc, lo đói rét, lo tên bay đạn lạc. Ngày sợ lính vào quậy phá, đêm thấp thõm đứng tim khi nghe tiếng gì loạc roạc ngoài vườn.... Cuộc sống cứ trôi qua từng ngày, từng đêm trong nơm nớp, chập chờn. Cả làng Quách Xá đều có chung một ý nghĩ rằng, có lẽ chỉ có mình Lương là vô tâm và vô duyên, vô đạo lý nữa.
Cả làng Quách Xá không ai hiểu nổi Lương. Mà có lẽ cả miền nam này chẳng có ai biết được lòng dạ Lương lúc này. Chính cô mới là người hoang mang, lao lư hơn cả.
Sau hai cú đánh bất thần vào bốt số 10 và trung đội nghĩa quân ở Tân Định Lương biết thời thế đã khác rồi. Cách mạng đã về. Những người "đồng chí" của cô một thủa đã xuất hiện. Họ là ai, Lương không thể biết. Nhưng họ sẽ bắt đầu mọi việc như thế nào, điều đó Lương có thể ước đoán được. Những ký ức về thời kỳ luồn sâu vào địa bàn địch chiếm ở Tiên Lai, Tiên Mỹ, chợ huyện, Vĩnh Chấp, bắt mối, chắp nối cơ sở bỗng ùn ùn cuộn về. Quân cách mạng, cho dù ở thời kỳ nào, đặc điểm địa bàn khác nhau thế nào thì đường đi nước bước cũng na ná giống nhau. Trước tiên người ta thu thập tên tuổi tất cả những ai mà họ quen biết, trong đó đặc biệt là những người có đôi chút quan hệ với kháng chiến trước đây. Rồi người ta phân loại ra, tin cậy cao thì tiếp xúc trước, nghi ngờ nhiều thì để nghiên cứu từ từ... Như vậy chắc chắn Lương cũng đã nằm trong đích ngắm của "Việt Cộng" rồi... Chạm trán nhau là điều khó tránh né nổi, vấn đề chỉ còn là thời gian... Cứ nghĩ đến đó là Lương thấy bồn chồn, thấp thỏm. Thực ra không hẳn là sợ. Bởi vì mặc dù, cô đã phản bội, bỏ cách mạng mà đi, nhưng từ ngày vào đây, tuyệt nhiên Lương chưa làm một việc gì phương hại đến phía bên ấy. Từ ngày về lại quê, Lương chỉ sống cho riêng mình, sống như một sự xả hận, trả thù cho kiếp đời riêng... Cùng lắm giờ đây cách mạng không tin vào mình nữa. Lạy Chúa, mong là như vậy. Như vậy thì yên tâm hơn... Không tin thì thôi, ghét bỏ cũng được, nhưng chẳng lẽ vì thế mà bị trả thù, bị xử tội? Ừ, mà biết đâu đấy! Giá như trong số Việt Cộng ở vùng này có cả "anh ấy" thì hay biết mấy? Liệu khi việc trả đũa xẩy ra, anh ấy có dám ra mặt vì mình không? Chao ôi, giá như có anh, giá như gặp anh... Ừ, tự nhiên Lương thấy nhớ, thậm chí có đêm thương nhớ đến cồn cào. Tự nhiên Lương lại trông Việt Cộng tìm đến mình... Người cô run lên. Có lẽ đó là ngày phán xử cuối cùng chăng?
Nỗi lo lắng không phải chỉ ở một phía. Với kinh nghiệm hoạt động, trong bối cảnh thế này, cô biết, còn một mũi súng khác đang chĩa về cô, chờ đợi. Đó là cha Cựu!
Dạo Lương mới trốn ngoài kia trở về làng, cuộc sống không đến nỗi nào. Người dân Quách Xá lúc đầu có hơi kinh ngạc, có chút hốt hoảng, nhưng sau đó họ im lặng. Lúc đó, đa phần dân trong thôn đã thầm đoán Lương là cơ sở mật của Việt Cộng, chắc chắn đã được "bên đó" bố trí trở về, giả đò thế này, giả đò thế nọ để hoạt động lâu dài. Lương nhanh chóng đọc ra được những ý nghĩ đó, cô cũng thấy hay hay. Dù sao như thế, người ta sẽ không kinh bỉ cô, người làng sẽ để cho cô yên.
Nhưng Lương đã nhầm to. Không sao lường hết sự đời. Chỉ chưa tới một năm thì Nguyễn Đình Cựu bất ngờ trở về. Lúc đó hắn chưa phải là Quận trưởng. Hắn là trưởng ban tố cộng. Chao ôi, cái ban tố cộng này, có cái gì đó na ná đội cải cách của Lương dạo trước. Nhưng mà tàn ác hơn, thô bạo hơn, độc địa hơn nhiều. Lại thêm cái thằng Rệ lại trở thành đội viên tin cậy của Cựu. Và vì có Rệ mách lẻo mà cha Cựu đã biết có Lương. Nó mò đến ngay táp lự.
Gặp hắn, Lương run sợ đến bủn rủn tay chân. Nhưng thật khốn nạn, hắn lại cười. Đù mạ, sao hắn không gầm thét, nhiếc móc hay cho gô cổ Lương lại, mà lại cười. Cái nụ cười tươi rói của hắn chẳng khác gì ngày xưa. Nhưng bây giờ, Lương tuyệt nhiên không còn chút xao xuyến nữa. Cô chỉ thấy ớn lạnh sau gáy. Trong sâu thẳm, còn có chút khinh bỉ nữa.
- Ồ, em đó ư, chà quá lâu rồi còn gì? Vẫn nhớ anh chứ?
Lương thấy lờm lợm trong cổ họng:
- Dạ thưa cha, quên sao được ạ.
- Ha ha... Hắn cười thật thoải mái, thật dễ chịu. Rồi bất ngờ hắn ngước cổ lên cao nói một hơi.
"Lạy Đức Chúa, xin ngài nhớ cho
Cuộc đời con chỉ là hơi thở
Mắt con sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ
Những đôi mắt từng nhìn thấy con chẳng nhận ra con nữa
Nhưng nếu ngài đưa mắt nhìn con, thì con sẽ chẳng còn.
Ví tựa mây tan, ví tựa mây bay
Ai xuống âm phủ rồi, chẳng còn lên được nữa
Nó chẳng trở về mái nhà xưa
Nơi nó đã ở, hết nhận ra nó rồi. A men! ..."
Lạy Chúa, hắn đang định giở trò gì đây. Lương vừa dí dí ngón chân cái lên nền sân vừa bối rối toan tính. Nhưng rất đột ngột hắn chuyến giọng:
- Ơ hay, em không mời tôi vào nhà được sao?
Lương luống cuống:
- Con xin lỗi, mời cha...
Nguyễn Đình Cựu bước vào nhà rất chủ động, hắn đảo mắt nhìn bao quát cả ba gian nhà rồi ngồi xuống ghế một cách tự nhiên như thể đây là nhà hắn...
- Này... nói chuyện cũ cho vui hí? Dạo đó, sao tự nhiên bỏ trốn?
- Dạ... cha biết rồi mà. Tự nhiên đò con lên chợ huyện thì bị du kích nhào vô. Họ lấy mất hàng. Con hốt hoảng bỏ chạy. Trở về thì sợ bề trên trị tội, nên...
Nguyễn Đình Cựu lại cười to. Chẳng thể đoán được bên trong bụng hắn có tin lời Lương không?
- Thế rồi tại sao... quay trở ra? Vì nghe tin Việt Minh thắng lợi phải không?
- Lạy Chúa. Sao cha lại nói thế. Con ra... vì... ở đây nghe cậu Rệ kể chuyện cha bị... cha bị... Chính cậu Rệ nói cho con biết đấy chứ... Không tin, cha cứ hỏi cậu ấy...
- Ờ ờ... Là nói cho vui thôi, chuyện cũ hỏi làm gì? Mà này... thế còn chuyện đứa bé?...
Lương tắc nghẹn cổ. Cô biết sớm muộn gì cũng phải chạm mặt với câu hỏi này... Cô đã có dự định, nhưng không biết có thuyết phục được Cựu không.
- Sao? không kể được à?
- Dạ... không...
- Vì sao nào, chuyện cũ rích cũ ràng rồi mà, có ai còn cười em nữa đâu.
- Dạ... nhưng mà em hận...
- Em hận? Hận ai?
Lương ngẩng hẳn đầu dậy, đôi mắt quắc lên:
- Cha còn hỏi hận ai à? Hận cha đấy. Hận cả Xơ bề trên nữa...
Đôi lông mày Cựu khẽ nhíu lại:
- Tại sao thế?
Đôi mi Lương khẽ chớp chớp... Cô đang cố làm cho nước mắt ứa ra...
- Nào, tại sao lại hận tôi, nói đi?
- Vì... vì cha ác lắm… Xơ bề trên cũng ác… Các người đều vô lương tâm. Đã biết cái bọn ở đồn Hồ Xá đều là quỷ Xa tăng, thế mà cứ tống tôi vào... Tôi đã van xin Xơ bề trên rồi, lại còn bảo chúng nó sợ cha nhất, sợ cố đạo người tây, có mọc sừng chúng nó cũng không dám. Khốn nạn, đúng là chúng nó đã mọc sừng.....
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #26 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 09:24:01 am »

Nguyễn Đình Cựu há to miệng ra. Lần này có vẻ hắn tin thật. Lương liếc trộm mắt, thấy vẻ mặt của hắn, cô dấn thêm:
- Sao mà thân tôi khốn nạn thế này.... Tôi tin ai, thương yêu ai, cha có biết không? Vì lẽ gì tôi bỏ làng bỏ quán lặn lội ra ngoài ấy, cha có biết không? Tôi dám đơn thân độc mã lặn lội lên xuống cái con đường rậm rịt cây cối đó thâu đêm, suốt sáng là vì ai, cha không biết chút nào sao? Thế mà, các người lại ném cái niềm tin thơ ngây của tôi, quẵng cái tình yêu ban đầu của tôi vào cho bọn chó đẻ.... Các người.... tôi hận lắm. Tôi trốn đi vì sợ là một, vì hận là hai.... ông có hiểu không?.... Hu hu.....
Cái bài đặc sệt chất đàn bà, lại là thứ đàn bà thất tình này, đã hoàn toàn đánh gục được cha Cựu. Hắn tự hiểu ra, và hắn tin. Giọng hắn bỗng nhiên nhỏ lại, cũng run run:
- Ta hiểu rồi. Nhưng em tưởng ta muốn như thế lắm sao? Em tưởng ta không có ước muốn gì, không có thương yêu ai, khao khát ai sao? Nói ra lúc này thì thật vô nghĩa, và có thể em cũng chẳng tin. Ta yêu em lắm Lương ạ. Cả đời ta chỉ có duy nhất một tình yêu.... Nhưng Chúa đã cướp mất.... Hắn thở dài một cái như trút toàn bộ nỗi bi thảm cuộc đời ra giữa khoảng không cho thiên hạ cùng chịu. Rồi hắn ngẩng lên, nét mặt tươi dần lại:
- Thôi, dù sao hôm nay anh cũng thấy vui. Vui vì đã gặp lại được em. Vui hơn vì đã hiểu được em. Từ nay, hai đứa mình không phải khoác áo Chúa nữa, nhưng Chúa vẫn ở trong lòng. Em vẫn là người anh thương yêu, tin cậy.... Nếu có gì trắc trở cứ lên thẳng trên quận gặp anh, nhé!
Cựu đứng dậy bước ra ngoài. Đến bậc cửa, hắn quay lại:
- Mà này.... nếu Việt Cộng mà gặp lại em, họ sẽ khử đấy. Phải thật cẩn thận nhớ chưa? Nếu thấy có nghi ngại gì gọi anh ngay, nhớ chưa!
Nói rồi hắn bước ra sân, đầu ngước lên cao, tay đột ngột làm dấu thánh. Giọng hắn vẫn còn trong trẻo lắm, trong trẻo như ngày nào:
"Đoàn lữ hành thay đổi hướng đi
Họ phiêu bạt giữa chốn hoang vu rồi mất dạng
Đoàn lữ hành Tê-ma chăm chăm nguồn nước
Đoàn người Sơ-Va dạt dào hy vọng
Nhưng họ phải bẽ bàng vì đã quá tin tưởng chờ mong
Khi đến nơi họ thẹn thùng xấu hổ...."
Cựu đi rồi. Dáng đi của hắn đã hơi khòm khòm, nhưng sải chân vẫn còn rất hoạt bát. Lương đưa tay đè lấy ngực cho con tim đỡ đập dội. Cô tự nhủ thầm, không biết hắn có tin thiệt không?
Hắn là kẻ sâu xa khó lường. Lương khẳng định vậy. Nhưng mình là ai, là con nít cứ ngô nghê suốt đời sao? Không đâu. Cha Cựu ơi là cha Cựu! Con Lương hôm nay đâu có còn là con Lương ngày ấy, một bài kinh mơ hồ kia đâu còn ru ngủ được con này....
Thế là từ hôm đó, Lương bắt đầu tự chuẩn bị cho mình một thế võ. Thế võ không ra tấn công cũng chẳng ra phòng ngự. Nó chỉ là thứ khiến người ta không quá xa, không quá gần, không dám khinh và đương nhiên cũng chẳng còn nể trọng. Nói cho cụ thể ra, không ai dám đặt cược lòng tin vào cái thứ người có kiểu sống chẳng lấy gì nghiêm túc, nhưng cũng chẳng ai có cớ gì mà nghi ngờ, cảnh giác với loại người này. Đó là thế võ mà theo Lương suy tính, vừa đối phó được cả với cách mạng lẫn quốc gia....
Kể từ hôm cảm nhận được tín hiệu: "bên ta" đã về, Lương càng nóng người lên, càng tỏ ra buông thả hết cỡ. Lương lên xuống quận nhiều hơn vì năm này, Nguyễn Đình Cựu đã là quận trưởng. Kể ra như thế cũng nguy hiểm, bởi vì rất dễ bị Việt Cộng hiểu nhầm. Nhưng Lương không còn cách lựa chọn nào khác. Cô biết, từ hôm bắt đầu có động tĩnh hoạt động của Việt Cộng đến nay, cặp mắt thằng cha Cựu để ý đến cô nhiều hơn, tay chân của hắn sờ mó gần cô hơn, cái bọn cộng hoà, cả mấy đứa nghĩa quân cứ la cà nhậu nhẹt, cũng liếc mắt, bấm bẹo đú đỡn với cô, nhưng cứ nhìn cung cách của tụi nó là Lương biết chúng nó đang dò tìm.... Thà để "bên ta" hiểu nhầm còn hơn rơi vào tay chúng nó.... Hơn nữa, với kinh nghiệm hoạt động của mình, Lương nhận định rằng, lúc này Việt Cộng cần nhân mối cơ sở chứ chưa phải lúc trả thù. Chỉ cần mình đừng làm một việc gì có hại cho họ, chắc chắn họ chưa đụng đến. Còn việc họ nghi ngờ, họ không tìm đến mình nữa thì càng hay. Lạy Chúa, mong sao được như vậy....
Nhưng Chúa đã không đủ sức phù hộ. Họ vẫn đến. Họ đã tìm đến.
*
Đúng là linh cảm. Một linh cảm đáng sợ. Sáng nay, chẳng hiểu sao, Lương dậy sớm và xăm xăm đi lên quận. Thực ra, cô cố tình đi như vậy, chiếc nón trắng lật úp ra phía sau vai, hai tay đánh tung tẩy. Cô cố xăng xái vậy cho cả làng nhìn thấy. Nhưng Lương không hề vào quận. Cô tạt vào một quầy La Ve, ngồi đó, uống cạn đến hai chai nước giải khát, rồi nấn ná, loay hoay, vờ hỏi chuyện này chuyện nọ, đến gần trưa mới quay về.
Cả buổi chiều Lương ngồi đứng không yên. Cô lại đi khắp thôn Quai Mọ, lại la cà vào trong làng Quách Xá, đến chỗ này chào, chỗ kia cười cợt. Ai cũng chào lại, nhưng cô biết họ chẳng mặn mà gì. Chỗ nào Lương sà vào, họ đều kiếm cớ bỏ đi.....
Vẫn không sao trấn tĩnh được lòng. Tối đến, cả làng tắt đèn. Lúc này chẳng ai dám ra ngõ nữa. Đêm về là cả một sự hãi hùng. Lương tắt đèn, chốt cửa. Nhưng cô không sao ngủ được. Cô linh cảm rằng, hình như cái gì đến đã sắp đến... Nó đang đến đâu đó từ trong khoảng tối mịt mù ngoài kia....
Quả thật là sự linh cảm diệu kỳ. Trong âm u tĩnh mạc vang lên hai tiếng gõ. Lương giật bắn người, ngồi vọt dậy. Im ắng đến rợn tóc gáy. Rồi ba tiếng cạch cạch nữa... Không thể để tiếng gõ tiếp tục, nếu không cả xóm sẽ nghe thấy. Lương run rẩy tụt khỏi giường, choáng váng bước ra cửa. Cứ có cảm giác như thần chết đang xoè hai tay ở phía trước.
Lương rút chốt cửa, ngập ngừng một chút rồi kéo nhẹ. Một tiếng "két"vang lên nghe thót cả tim. Một giây trấn tĩnh. Không có ai. Lương hơi thò cổ ra một tí.... Vẫn không có gì. Sao thế nhỉ? Hay do mình hoảng quá mà nghe lộn. Lương quay vào, bước một bước, nghĩ thế nào lại quay ra. Thì, bất ngờ, một bóng đen sừng sững chắn trước mặt!
Suýt nữa thì Lương "á" lên một tiếng. Nhưng dù sao, cô cũng là người đầy bản lĩnh và kinh nghiệm. Cô không nói gì, lách người qua bóng đen, khép cửa lại. Rồi Lương đứng im như thế, áp tai vào cửa, chờ đợi chừng vài phút. Không nghe thêm một tiếng động nào, cô lặng lẽ đi vào phía buồng trong. Bóng đen bám sát theo, có thể nghe rõ hơi thở từ sau gáy. Rồi cửa buồng cũng được khép lại. Lương xoẹt diêm, châm đèn, vặn thật nhỏ bấc, lại lấy hai chiếc gối dựng thành một khung chắn ánh sáng. Cô cố tình làm chậm để tự trấn an trong lòng. Sau tất cả mọi điều, Lương từ từ quay lại:
- Trời ơi!. Đọt! ...
- Chị Lương!...
Có một giây phút thật sự cảm động. Cảm động từ sâu thẳm trong lòng. Cả hai gần như muốn khóc... Nhưng rồi, họ kịp trấn tĩnh. Cả hai ngồi qụy xuống nền đất sát cạnh mép giường. Lương vào đề trước:
- Tôi biết thế nào các anh cũng tìm tôi....
- Sao chị biết?
- Các anh nghĩ gì mà tôi không biết!
Vẫn sắc sảo như xưa. Đọt thầm nghĩ vậy....
- Con tôi thế nào?
- Nó khoẻ, đẹp hơn cả chị, học giỏi nữa....
Có tiếng xịt mũi khe khẽ:
- Còn thằng cu nhà anh?
- Cũng tạm.
- Còn Li?
- Li....vẫn thế. Tiến bộ!
Lương khẽ thở dài:
- Chắc nó căm thù tôi lắm....
- Làm chi đến mức ấy....
- Nó đối xử với anh thế nào?
- Tốt.
- Nói dối làm gì.
- Sao lại dối?
- Hừ, nó đâu có yêu anh. Tôi biết rõ vì sao nó lấy anh... Cũng chỉ tại tôi thôi. Hồi đó mình ngu quá....
Đọt thấy không thể để câu chuyện sa đà qua hướng này, anh thở hắt một tiếng rồi hỏi khẽ:
- Này, sao chị hỏi nhiều người cũ mà lại không hỏi một người....
Ngừng một tí, giọng Lương sít lại:
- Tôi có biết ai nữa đâu?
- Sao thế?
- Tôi quên hết rồi. Mà này bữa nay tôi là một con Lương khác rồi, khác lắm rồi. Các anh tìm tôi làm gì. Tôi hiện nay thế nào, cả làng này đều biết. Sao các anh không tìm hiểu xung quanh đã mà vào đây?
- Tôi tìm hiểu nhiều rồi.
- Thế họ không cho các anh biết tôi nay thế nào à?
- Có.
- Thế mà.... các anh cũng to gan hí? Không sợ tôi báo cho cha Cựu à?
Đọt cười khẩy:
- Có bao giờ bọn này sợ cái thằng mặt chó ấy đâu. Nói thật nhé, tôi cũng chưa muốn vào chỗ o đâu. Chẳng qua, người ta bắt tôi thôi.
- Ai bắt?
- Đồng chí Khảm!
- Cái gì....
- Đồng chí Khảm bảo tôi yêu cầu chị trở về làm việc.
- Ghê thế cơ à! Đồng chí Khảm yêu cầu tôi, còn anh thì không?
- Đúng thế!
- Nghĩa là Khảm còn tin tôi, anh thì hết tin?
- Không. Tôi vẫn tin. Tôi tin như Khảm. Nhưng Khảm thì thương chị, còn tôi thì ghét....
- Sao lại ghét? Tôi làm gì anh?
- Hừ, chị tự hỏi lại bản thân ấy... Thôi, theo lệnh trên nên tôi mới phải vào. Chừ phải ra. Chị từng hoạt động nên cũng biết nguyên tắc rồi. Không thể ngồi lâu hơn được....
Đọt nhổm người dậy. Tự nhiên Lương cuống lên:
- Này này... nhưng mà....
- Thôi, để hôm khác. Đêm nay tôi chưa có ý trao đổi công việc gì cả. Chị cố gắng mà giữ lấy mình.

*
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #27 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 09:24:23 am »

Toàn bộ những gì Đọt biết về Lương sau lần gặp đầu tiên là như vậy. Anh kể lại tỉ mỉ từng chi tiết cho tôi nghe, cả những lời bình phẩm của mấy cơ sở mà theo Đọt là rất đáng tin cậy, cả những nhận xét của riêng anh nữa. Theo Đọt quả quyết, Lương có hoang mang nhưng chưa sa ngã. Hơn nữa, loại người có hành tung phức tạp và bí hiểm như Lương thì quả thật không làm sao tránh khỏi "sổ đen"của địch, nhất là thằng cha Cựu. Lương phải chọn kiểu sống chênh vênh như vậy là hoàn toàn có lý.
Tuy chưa ra môn ra khoai gì, nhưng tất cả những điều Đọt kể cũng đã làm lòng tôi yên tĩnh lại đôi chút. Tôi hỏi dè dặt:
- Thế theo cậu, có thể chắp nối lại cơ sở này được không?
Đọt không ra gật, không ra lắc:
- Để xem thử đã....
- Thế theo cậu.... mình có nên trực tiếp gặp không?
- Khoan đã anh.... Cứ để xem xem thử.... Đêm rồi, tôi cũng chỉ nói đến ngang đó.... Kinh nghiệm cho thấy, nếu vội quá, có khi người ta lắc đầu nhưng thực lòng không chắc đã từ chối, người ta gật đầu nhưng biết đâu lại là một cái bẫy....
Thấy tôi buồn, Đọt vỗ nhẹ lên vai, mỉm cười như thể chính anh là cấp trên tôi:
- Dầu sao, phần tin trong tôi vẫn nhiều hơn. Anh cũng nên thế.... Có điều, đấu tranh giai cấp mà anh!.
Tôi không lấy làm khó chịu vì cái giọng bề trên của Đọt. Quả thật lúc này, lời "dạy dỗ" ấy rất có ích cho tôi....
Thưa các đồng chí! Nếu các đồng chí nghe được lời tôi, thì tôi xin nói về đồng chí Đọt như vậy. Ngay từ những ngày đầu tham gia kháng chiến, rồi những ngày đầu trở lại chiến trường Gio-Cam, Đọt đã tự mình chứng minh cho đồng đội thấy bản lĩnh của một người lính, không, phải nói là một cán bộ, mà không, theo tôi đáng ra phải là một nhà lãnh đạo. Ngay từ những ngày ấy, mặc dù Đọt rất phục tùng tôi, rất tôn sùng tôi, nhưng thú thực tôi thấy có rất nhiều điều đồng chí ấy giỏi hơn tôi, tinh tế hơn tôi, bản lĩnh hơn tôi. Tôi đã định bụng rằng, sẽ đến một lúc nào đó, vào một giai đoạn nào đó, nếu tôi còn có cương vị thì sẽ bàn với lãnh đạo cất nhấc anh. Đó không phải là một thứ cảm tình riêng. Đọt xứng đáng như vậy. Trong lớp người đồng thời của tôi, cả tôi, cả Lương, cả Li nữa, không ai hơn được cái anh chàng thấp lùn, thô tháp, có phần cục mịch của làng quê Phước Tuyền ấy đâu. Nhưng tất cả đã không kịp. Cuộc sống khắc nghiệt lại xoay vần theo một hướng khác....
Cái yếu nhất, đáng phê bình nhất của Đọt chính là anh không chịu tìm cách làm cho đồng chí, đồng đội hiểu mình. Anh không muốn làm thế, mà cũng có thể là anh không làm được. Có lần tôi đã góp ý riêng cho Đọt. Đọt không phản đối, nhưng lại lắc đầu. Đọt nói: khó quá anh ơi, tui biết mần răng được. Giá như làm được, hồi trước ở nhà, tui đã chứng tỏ cho Li biết tui yêu thương Li biết chừng nào. Rồi sau này, đã ăn ở với nhau rồi, biết Li không muốn gần tui nhưng cũng chẳng phải ghét bỏ gì tui, chẳng qua có lẽ Li thấy không cảm được tui đó thôi. Tui biết vậy, nhưng cũng chẳng làm sao thay đổi được.....
Có lẽ, cái nhược điểm chết người ấy đã làm hại cuộc đời Đọt. Lúc đầu nó chỉ nhen nhóm lên thành sự khó gần, từ khó gần đến không phục, rồi dần dần trở nên khó chịu, trở nên ghen tức. Tôi nhận ra sớm điều ấy ở trong ban địch vận. Người khó chịu nhất đối với Đọt là Thuẫn. Nhưng thú thật, tôi đã không có một biện pháp gì ngăn chặn cái mầm móng đối chọi ấy xẩy ra. Trước hết phải nói là tôi hơi chủ quan. Dù sao thì cũng là đồng chí với nhau, làm gì đến nỗi. Hơn nữa, Thuẫn là lực lượng trẻ đáng tin cậy, lại là con nhà có truyền thống. Thêm một cái khó nữa là, chẳng hiểu vì sao, bí thư Quảng lại đặc biệt thương cậu ta, thương như con đẻ vậy....
Tuy nhiên, chuyện đó còn lâu nữa mới xẩy ra. Dù sao trước mắt chúng tôi là những nhiệm vụ nặng nề, không một ai tự mình gánh vác mà không cần đồng đội. Vì thế, ban địch vận vẫn đoàn kết, nhất trí, là nói cái dạo đầu tiên ấy, khi tôi còn là Trưởng ban.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #28 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 09:26:03 am »

Chương 8

Trong một chuỗi năm tháng dài lê thê với cõi trần, không phải năm nào cũng đáng nhớ. Nhưng đã là cái năm, cái tháng, cái ngày đáng nhớ thì dù lấp vùi xuống đất cũng không sao quên được.
Năm 1965 là một năm như vậy.
Với thế cuộc chung, năm đó được coi là một bước ngoặt. Tướng Oðt-mo-len sang Miền Nam Việt Nam. Hắn mở một chiến dịch gọi tên là "năm mũi tên". Người Mỹ ồ ạt đổ quân vào trên dưới nửa triệu. Cứ quân Nguỵ đi trước, quân Mỹ áp sau lưng, xe tăng càn ủi dưới đất, máy bay nhào lộn trên đầu... Năm đó cũng bắt đầu cho những trận mưa bom huỷ diệt xuống miền Bắc... Cả dải đất Việt Nam, chẳng riêng gì Miền Nam hay Miền Bắc đều bần bật rung lên cả ngày cả đêm như một chảo mỡ.
Trung ương ra quyết định mở chiến dịch đường Chín, mục tiêu là kéo quân Mỹ ra Quảng Trị, giáp sông Bến Hải để đối mặt với miền Bắc, chia lửa cho các vùng xa phía nam.
Chiến trường Bắc Quảng Trị chính vì thế mà vô cùng căng thẳng, vô cùng khẩn trương và quyết liệt. Chỉ thị của Tỉnh uỷ đối với chúng tôi là hoạt động mạnh hơn, gây dựng cơ sở nhiều hơn, đánh mạnh hơn vào bọn ác ôn, bọn chức sắc trong các thôn ấp, đánh lính Mỹ, lính Cộng hoà, lính nghĩa quân. Đánh làm sao cho cả vùng Bắc Quảng Trị này luôn luôn bất ổn, luôn luôn hoảng loạn để cho quân chủ lực Mỹ phải nhảy ra, nhảy càng nhiều càng đạt yêu cầu chiến dịch.
Trong bối cảnh ấy, ban địch vận chúng tôi có dịp tung hoành và con người xông xáo nhất, nổi trội nhất, lừng lẫy tiếng tăm nhất không ai khác, chính là đồng chí Đọt.
Chuyện thì nhiều, nhưng xin điểm ra đây một vài trận tiêu biểu.
Đêm 21 tháng 7, Đọt dẫn theo 3 người chọc thẳng xuống Phước Tuyền, thọc ngay vào nhà tên nhân viên đặc vụ cảnh sát, ý định lúc đầu là gô cổ hắn dẫn về cứ. Không ngờ, kẻ địch đã có phòng bị. Một tốp nghĩa quân từ ngoài ngõ áp vào. Thế là nổ súng. Thằng nhân viên cảnh sát bể sọ ngay giữa căn thờ. Một lính nghĩa quân chết queo ở ngõ, số còn lại bỏ chạy. Đọt bị xước nhẹ ở tay. Cả tốp chạy băng lên An Hưng, Tân Định rồi ra mép sông. Chó sủa dậy cả một vùng Bắc Cam Lộ.
Đêm 16 tháng 8, Đọt dẫn cả tốp về Tân Định. Từ ngày trung đội nghĩa quân bị đánh, chúng nó không dám ngủ đêm trong ấp. Ban đêm tất cả lính kéo lên ngủ tập trung trên quận, sáng sớm mới mò về. Chúng sộc vào từng nhà, tra hỏi, uy hiếp xem đêm qua Việt Cộng có về không, cơ sở nào chứa chấp. Nhiều gia đình bị chúng trói quặt cánh gà phơi nắng cả ngày ngoài sân nhà Hội đồng. Ai ngất xỉu, chúng dội nước đái vào mặt... Cơ sở đã bắt đầu hoang mang. Đọt nghiến răng ken két, thề xóa sổ bọn này. Đêm đó, Đọt dấu quân trong một lùm cây ngay cổng nhà Hội đồng. Ban đêm, trời tối như mực, nhìn cái lùm cây cứ tưởng là rậm rịt, kín đáo lắm. Ai dè khi trời sáng, mới thấy hở hang toang hoác. Ngay khi mới rạng đông, đã có tới hai mụ đàn bà te he ra lùm cây ngồi đái. Khi họ tuột xong quần, ngồi xoạc xuống thì mới nom thấy quân ta, cả hai bên chiếu tướng nhau và đều như chết cứng. Đọt vằn mắt lên: Ngồi im rứa... Cứ ngồi rứa, tao đút cặc vào mà nhìn cái thứ của chúng mày. Nhúc nhích tao bắn bỏ. Hai ả xấu số cứ phải ngồi cứng trong cái tư thế ấy gần hai mươi phút... Rồi trung đội nghĩa quân lên. Súng vác vai, vừa đi vừa ngáp. Chúng làm sao ngờ được cửa tử đang chờ. Thằng trung đội trưởng đi đầu, cách lùm cây chừng năm bước chân mới phát hiện đươc Việt Cộng. Hắn sửng ra, cả thân người thẳng đuỗn, mồm ú ớ như bị động kinh. Hàng loạt đạn AK xối ra. Riêng thằng trung đội trưởng lãnh đủ vào ngực 12 phát.
Ngày 1 tháng 9, Huyện uỷ chủ trương đánh một trận mừng ngày độc lập. Phải đánh ban ngày. Phải treo cờ mặt trận. Nhiệm vụ được giao trước một tuần mà chúng tôi nghĩ mãi không ra kế sách gì. Đã sát kề ngày mồng 1, tôi vô cùng lo lắng. Nhưng Đọt đã giải nguy đúng lúc. Mục tiêu xác định là tên Tái, là nhân viên cảnh sát, tay chân cực kỳ thân tín của Nguyễn Đình Cựu ở làng Quách Xá. Tái chính là du kích cuối thời chống Pháp, bị kỉ luật vì tội hủ hoá. Chính hắn là mối lo sợ của tất cả cơ sở ở vùng này. Nếu diệt được Tái, phong trào coi như được cởi trói. Nhưng tên Tái rất xảo quyệt. Hắn chỉ ở nhà ban ngày, khoảng bốn giờ chiều là lên quận. Cả ban chúng tôi chụm đầu bàn phương án vượt sông ban ngày. Dĩ nhiên Đọt vẫn là người đề xuất. Mọi người đồng tình cao. Tuy nhiên, Thuẫn tham gia một ý rất có gia trị. Thuẫn nói, vượt sông kiểu như chú Đọt nói là rất bất ngờ. Nhưng giỏi lắm chỉ được ba người. Nếu vào làng, lỡ như chạm mặt với một trung đội địch thì khó mà thoát được. Hơn nữa, ta vẫn phải bí mật hướng đi về căn cứ. Vì vậy, cháu đề nghị chia làm hai mũi. Phải có một lực lượng đông hơn tiến xuống làng từ hướng tây... Đọt gật mạnh đầu một cái, vỗ đét lên đùi một cái, khen hay. Tôi khết luận phương án và trong bụng không khỏi mừng thâm. Mừng vì đã tháo gỡ được một nhiệm vụ hóc búa, nhưng mừng hơn vì thấy nội bộ ban ngày càng đồng lòng nhất trí.
Nửa đêm, Thuẫn dẫn một tổ bốn tay súng lặng lẽ vượt bến trên, vòng lên khu đồi sát đường Chín, ém quân ở đó. Gần sáng, nhóm ba người gồm tôi, Đọt và Quyết mò ra bờ sông Hiếu, đối diện làng Quách Xá. Chúng tôi chui vào một bụi lách rậm rạp sát mét nước. Thời gian còn dài. Chúng tôi phải chọn thế ngồi thoải mái nhất để chờ đợi... Sông Hiếu phẳng lặng, mờ mịt sương. Hơi nước bốc lên cùng với gió đông bắc se se lạnh. Tiếng côn trùng rả rích, tiếng ếch nhái ộp oạp... Có muôn vạn âm thanh kỳ diệu của tạo hoá mà phải có những giây phút tĩnh lặng, tập trung cao như lúc này, ở một nơi giáp lai giữa rừng và làng quê thế này, con người may ra mới cảm nhận hết được. Tôi ghé sát tai Đọt, tán chuyện cho đỡ sốt ruột.
- Cậu giỏi thiệt...
Đọt nhíu mày:
- Giỏi cái chi?
- Thì đấy, nghĩ ra cái mẹo này...
Đọt bất ngờ xì ra một tiếng, khẽ liếc mắt qua Quyết rồi dí mồm vào tai tôi:
- Tui mà nghĩ ra mẹo này thì có mà chạch đẻ ngọn đa...
- Uả... rứa ai mách cho cậu?
Đột nháy mắt một cái:
- Đố anh đấy...
Tôi chột dạ, vội túm lấy tay Đọt:
- Này, này... có phải...
- Đúng, chính là chị Lương đấy! Chị ấy cũng cung cấp mục tiêu cho tôi.
- Này, thế tức là cậu đã tiết lộ nhiệm vụ? Ai cho phép cậu?
Đọt thở hắt một cái:
- Cờ bí dí tốt, biết làm sao được.
- Nhưng nếu lỡ ra...
- Tội vạ đâu tôi chịu tất, anh đừng nói gì cả...
Đến lúc này, tôi thật sự thấy lo. Nếu chuyện nay vỡ lở, không những nhiệm vụ thất bại, anh em bị tổn thất, mà chính hi vọng cuối cùng của tôi vào Lương cũng sẽ sụp đổ hoàn toàn...
Trời sáng hẳn. Rồi mặt trời lên. Dưới sông đã xuất hiện nhiều thuyền đánh cá. Loại thuyền ở làng quê bé tẹo, trên thuyền lợp vòm nui kín. Dân chài kéo lưới rê, bắt cá nhỏ. Mỗi thuyền thường chỉ có hai người. Một người cầm lái cạy thuyền. Một người cầm thanh gỗ gõ lốc cốc vào mạn để xua cá. Cả khúc sông rền vang tiếng gõ y như một xưởng mộc. Đó chính la toàn bộ kế hoạch của chúng tôi...
Chúng tôi nín thở chờ đợi, kiên trì chờ đợi cho đến khi có một chiếc thuyền vô tình ghé sát vào bụi lách chỗ chúng tôi. Giây phút quyết định đã đến. Đọt bất ngờ thò đầu ra với nòng súng đen ngòm:
- Ê!... ê! ...
Phải mất hai tiếng gọi thì người đàn ông trên thuyền mới nghe thấy. Ông ta giật mình, ngơ ngác, đảo mát nhìn hai bên. "Ê!", thêm một tiếng nữa, ông ta đã nhìn thấy. Lập tức hai mắt ông như con thú đóng đèn. Hai tay cứng đờ ra. Cả khuôn mặt thộn ra, ngây dại...
Đọt thò thêm một tay ra vẫy. Cũng phải vẫy đến cái thứ ba ông ta mới hiểu. Ông cạy thêm một nhịp chèo. Mũi thuyền đã chọc hẳn vào bụi lách. Nhanh như sóc, cả ba chúng tôi luồn vào trong mui. Đọt lòn tới đầu cùng, ngước mắt và nghếch mũi súng lên ra lệnh: "Chèo qua bên kia, mắt nhìn thẳng, hễ liếc mắt làm ám hiệu là tui bóp cò đó nghe chưa!" Ông già thậm chí không dám gật đầu, lẩy bẩy cạy mái chèo cho mũi thuyền quay ra sông. Tôi và Quyết thì quay lưng vào trong, mặt ngoảnh ra phía trước. Cậu bé chừng mười một mười hai tuổi gì đó đang run rẩy gõ vào mạn thuyền. Tôi không muốn làm cho cháu sợ nên áp sát mồm vào lưng cháu, nói rất nhẹ: "Đừng sợ nghe cháu. Bọn chú có việc phải nhờ cháu qua sông, không làm hại đến ông cháu đâu..."
Mọi việc đều diễn ra đúng y chang phương án đã tính. Đò cụng mũi bờ bên kia, chúng tôi lao lên. Bây giờ thì không còn yếu tố bí mật nữa. Chúng tôi băng qua một vạt nương bỏ hoang, băng qua một vườn nhà.Mục tiêu là nhà kế cận. Tuy bí mật thế, nhanh nhẹn đến thế, nhưng tên Tái vẫn kịp bỏ chạy. Nó quẳng lại một cây rựa và bó mây đang vót dở giữa sân. Chó sủa vườn phía trước. Tôi vẫy tay ra lệnh cho Đọt. Đọt chạy vòng qua phía cổng chính.Tôi và Quyết đạp tắt vườn cây. Đã phát hiện ra bóng áo màu cứt ngựa đạp rào phía trước. Tôi nổ súng. Mục đích đe doạ cho hắn cuống lên mà ngã, đồng thời cũng để làm ám hiệu tấn công cho mũi của Thuẫn. Có lẽ chỉ chờ có vậy, mấy loạt AK nổ dội trên hướng đường Chín. Thuẫn đã hô anh em lao thẳng vào ấp. Thằng Tái cuống cuồng đạp băng qua vạt ruộng phía Tân Định. Đọt quỳ gối quét một điểm xạ. Thằng Tái hơi khuỵu xuống, nhưng liền đó lại chồm lên chạy. Biết không thể bắt được hắn, đuổi theo về phía quận Cam Lộ là nguy hiểm. Tôi ra lệnh cho anh em dừng lại. Hai tổ công tác đã hợp điểm tại rìa thôn Quai Mọ. Để tránh mối ngờ vực của địch đối với các cơ sở, tôi chỉ vào một gốc cau trơ trọi ngay giữa đám đất bỏ hoang ra lệnh treo cờ lên đó. Thuẫn nhanh nhẹn leo lên. Có lẽ chỉ có nó trèo cau giỏi nhất. Lá cờ nửa đỏ nửa xanh đã được treo tít trên ngọn cau. Thuẫn tụt xuống, lại còn dán ngay dưới gốc cau tờ giấy viết sẵn "Ai hạ cờ cách mạng sẽ bị cách mạng trừng trị". Cái này thì nằm ngoài kế hoạch, đúng là chỉ có Thuẫn mới nghĩ ra.
Đọt vẫn cảnh giác. Anh đề nghị vẫn tiếp tục chia thành hai tổ nhưng cùng kéo thẳng lên phía tây rồi cùng dạt về. Tôi đồng ý. Thuẫn dẫn anh em dọc theo đường trục làng Quách Xá mà lên. Đọt ra hiệu cho tôi dẫn thẳng vào trong thôn Quai Mọ. Chúng tôi lướt qua ngõ nhà Lương. Tôi đã hiểu thâm ý của Đọt. Có lẽ anh muốn cho Lương được nhìn thấy tôi. Không biết em có nhìn không? Em có thấy tôi không? Cả thôn nhà nào cũng đóng chặt cửa, tuyệt nhiên không một bóng người dám ló ra ngoài. Chỉ có chó là đua nhau sủa nháo nhác.
*
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #29 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2009, 09:26:44 am »

Cái đêm đầu tiên gặp lại em, cũng là đêm không bao giờ tôi quên được. Đó là đêm mồng 9 tháng 9, sau trận tập kích ban ngày vào Quách Xá hơn một tuần. Dẫu rằng giữa tôi và em lúc này đã không còn gì. Tôi tự khẳng định như thế. Em cũng nhất quyết như vậy. Nhưng cả tôi và em đã chờ đợi cái giây phút ấy quá lâu, như một kẻ nín thở lặn ngụp dưới đáy sông chờ cái phút được ngoi lên để thở.
Không phải vì tôi quá sốt ruột mà quyết định gặp em sớm. Những ngày sau lễ Quốc khánh 2-9 trời mưa to, nước trên thượng nguồn sông Hiếu đổ về đục ngầu. Các bến lội hầu như không thể lội bộ được, nước ngập quá ngực. Chính cái bối cảnh ấy Đọt xui tôi vượt sông. Anh nói đây là lúc kẻ địch chủ quan sơ hở nhất. Cách thức vượt sống cũng do Đọt sắp đặt. Đương nhiên vẫn lội bộ, nếu gặp chổ sâu quá thì bơi, quần áo cỡi ra hết, kể cả quần lót, gói vào nilon, súng đưa lên quá đầu. Lần đi đó chỉ mình tôi và Đọt.
Cũng may đêm đó không mưa, chỉ hơi lạnh. Chúng tôi qua sông an toàn. Hai đứa chui vào dưới góc cây dứa tàu, mặc quần áo tươm tất rồi âm thầm tiến vào làng.
Đọt rất cảnh giác, anh đề nghị tôi ngồi ở góc vườn phía tây. Một mình Đọt lặng lẽ áp sát góc sau của buồng ngủ. Anh ngồi vậy rất lâu. Chẳng biết Đọt có nghe thủng được tín hiệu gì bên trong không. Nhưng phải mất chừng 5 phút anh mới quay lại vẫy tay cho tôi. Tôi tiến tới đầu hồi, ngồi xuống, ngoảnh mặt ra ngõ quan sát. Đọt tiến tới gõ cửa 3 cái. Im lặng chừng 1 phút. Cửa hé mở. Đọt không nhích thêm bước chân nào, chỉ thầm thì nói gì đó. Rõ ràng cả hai người đều cực kỳ thành thạo khi phát tín hiệu và bắt liên lạc. Rồi Đọt xoay người lại vẫy tay cho tôi. Tôi vừa kịp tiến lên thì Đọt đã thoắt biến ra ngoài ngõ.
Tôi lách người bước vào. Nhà tối như mực, tôi không sao nhận ra phương hướng. Bất ngờ một bàn tay túm lấy tay tôi. Phút chốc cả người tôi bừng bừng hơi lửa. Cánh cửa phía sau như có phép thần tự động khép lại. Bàn tay lửa áy kéo tôi đi, qua thêm một lần cửa nữa. Đã thấy le lói ngọn đèn dầu. Tôi định quay lại nhìn em, nhưng không kịp. Cả thân lửa đã áp vào tôi quật tôi xuống giường cắn xé nhàu nát tôi...
Trời đất ơi, sao lại thế này được? Tôi và em đâu còn gì, mà đây là ấp chiến lược, đâu phải Miếu Ông, đâu còn là con thuyền chơi vơi trên sông xưa bến cũ... Tôi muốn kêu lên nhưng không dám. Cả em và tôi không ai phát ra một tiếng kêu nào. Chỉ có tiếng thở, tiếng thở dập dồn gấp gáp. Một tay em xiết chặt lấy lưng tôi, một tay em sờ soạng, sờ từ tóc đến cổ, đến ngực rồi sờ thẳng xuống dưới. Em ơi em, em là đàn ông hay tôi, cái sờ soạng ấy là của mấy thằng mày râu chứ đâu phải của em... Tôi chỉ kịp thoáng nghĩ, người ta đồn đại về em quả thực không sai. Em đã hoàn toàn khác trước. Tôi không thể chấp nhận kiểu này được, không thể hưởng ứng với em được, nhất là lúc này, ở nơi này, khi tôi đang phải thi hành nhiệm vụ. Nhưng trời ơi! Hơi lửa trong thân thể em đã lan cháy hầm hập khắp cả người tôi. Bàn tay như con rắn của em đã chạm vào của tôi đánh thức một tiềm năng hơn 10 năm rồi tê liệt. Nó đã vùng dậy, nó không chịu phục tùng tôi... Cái giây phút nhầy nhụa ấy chỉ diễn ra trong vòng 5 phút...
Rồi cả tôi, cả em đều ngồi bệt xuống nền nhà sát cạnh mép giường mà thở. Hơi thở không còn gấp gáp hỗn hển như lúc nãy, hơi thở mệt nhọc, chán chường. Lúc này mắt tôi đã quen được với ánh sáng ti tiện của ngọn đèn dầu, đã nhìn được mặt em, khuôn mặt phạc phờ, mắt thâm đen, tóc rối xoã xuống phất phơ hai bên gò má.
Em tránh nhìn tôi, đầu hơi cúi, em thầm thì:
- Thôi... Anh ra đi, muộn rồi đó.
- Ơ kìa. Anh đã nói được gì đâu?
- Có gì mà nói. Chẳng có gì phải nói cả.
- Nhưng... Em có thể trở thành cơ sở chính thức của bọn anh?
- Không.
- Tại sao?
- Không thích nữa.
- Nhưng em vẫn âm thầm giúp cách mạng đó thôi.
Lương khẽ "hự" một tiếng gần như cười.
- Tôi chỉ giúp Đọt thôi.
- Vì sao?
- Vì cậu ấy, vợ cậu ấy đã giúp tôi.
Tôi khẽ thở dài một tiếng.
- Vậy mà... anh cứ tưởng...
- Vậy từ nay trở đi, anh đừng có tưởng nữa. Tưởng nhiều có khi chết đó. Thôi ra đi, nếu để lộ, các anh toi đời mà tôi cũng vạ lây...
Tôi miễn cưỡng đứng lên. Ra gần cửa ngoài, tôi còn gắng thêm một câu:
- Nhưng mà... Em vẫn còn có thể giúp bọn anh chứ?
- Tuỳ theo việc thôi, giúp được thì giúp không thì thôi. Đừng có tin cậy gì vào tôi cả. Tin nhiều rồi chết đó!
Chao ôi, cái đêm hôm ấy là đêm gì vậy. Những gì xảy ra chỉ có tôi biết, em biết, may lắm là Thành Hoàng, Thổ địa biết. Đảng không biết, cách mạng không biết. Ngay cả Đọt, người bạn thân tín nhất, lúc nào cũng kề cận bên tôi cũng không thể biết được. Nhưng tôi dằn vặt lương tâm vô cùng. Suốt một tuần liền tôi cứ vật vã trên võng như lên cơn sốt. Tôi cứ tự chất vấn trong lòng, làm sao lại như thế? Một Đảng viên trung kiên, không, phải nói là một Huyện uỷ viên đầy uy tín, một cán bộ mẫu mực, một con người lúc nào cũng tỏ ra trầm tĩnh, đầy tự chủ, tại sao lại có thể sa vào tình cảnh ấy. Tôi là thứ người hay động vật? Tình yêu của tôi là cái thá gì vậy? Tôi có tình yêu, có khát vọng, tại sao suốt một cuộc đời lúc nào cũng vụng trộm. Son trẻ vụng trộm đã đành, có con có cái với nhau rồi mà vẫn lén lút ngoại tình với vợ của mình, giờ lại bậy bạ với cả loại người chưa phải là cơ sở cách mạng, thậm chí có thể trở thành đối tượng thù địch. Càng dằn vặt, càng sám hối, tôi càng thấy xót xa ân hận, lại tự thấy cay đắng khổ đau... Nhưng mà trời ơi! Đắng cay là thế, nhưng sao sâu thẳm trong tôi hình như vẫn có chút dư vị gì đó thực sự ngọt ngào.
Phải rồi, cái dư vị đó, hình như ngày một rõ ràng hơn, ngày một đầy thêm lên, nó còn phảng phất bay ra như một mùi thơm, mùi thơm quen lắm, như thể ở đâu đó từ cây rừng, gió núi, từ cỏ lá quanh tôi... Cái mùi thơm đó khiến đôi mắt già khô cháy của tôi bắt đầu nhìn quanh thấy khác. Con suối Khe Ló bỗng trong trẻo hơn. Chút rêu bên bờ đá hình như mỡn mà hơn. Và con người, và bạn bè, và đồng đội, hình như đang có cái gì đó thật sự mới mẻ mà bấy lâu tôi chẳng thê nhận ra hoặc hoàn toàn không để ý.
Điều tôi cảm nhận được với đồng chí, đồng đội xung quanh, đó chính là Sâm, cô y tá của huyện uỷ bổ sung về ban đã gần sáu tháng nay.
Phải nói ngay rằng từ đầu tôi không thích chút nào về sự có mặt một cô gái ở ban địch vận. Nhưng lý lẽ của huyện uỷ là cần phải có y tá để kịp thời xử lý các trường hợp bị thương hay đau ốm bất thường. Không thể chối cãi được lý do đó. Cuộc sống của anh em trong ban địch vận gần như tách rời khỏi cơ quan huyện uỷ cả về cách thức hoạt đông cũng như chỗ đóng quân. Nếu bị phục kích ngay trên đường vào ấp hay bị ném bom chỗ hậu cứ, rõ ràng chúng tôi phải tự lo là chính. Đó là chưa nói đến sốt rét, rắn rết cắn hay lang ben, hắc lào... Cái phiền hà chủ yếu là có một nữ lọt thõm vào đám đàn ông này, nó cứ cấn cấn cái cái làm sao ấy. Sâm năm ấy 21 tuổi, hơn Thuẫn một tuổi. Nhưng cô ấy không gọi tôi là Đọt bằng chú như Thuẫn. Tiếng "anh" cứ vọt ra ngọt xớt trên môi, cộng với đôi mắt lúc nào cũng long lanh ướt át khiến tôi luôn cảm thấy không yên tâm. Sâm không đẹp, thậm chí hơi thô. Người thấp, vai hơi bè. Nhưng cơ thể thì đẫy đà, bộ ngực to một cách hơi quá. Đấy là nhận xét của tôi sau này, sau cái đêm vào ấp gặp Lương ấy, còn trước đó tuyệt nhiên không để ý. Có lẽ thái độ khó gần của tôi đã khiến Sâm rất ít khi nói chuyện với trưởng ban, trừ họp hành hoặc báo cáo công tác. Cô đặc biệt bíu ríu lấy Đọt. Tôi cũng không thích chuyện đó. Có lần tôi tỏ ý phàn nàn, Đọt đã xì một tiếng rõ to: "Anh đi tu từ bao giờ thế?" Tôi không muốn hơn thua chuyện đó với Đọt bởi lúc này mọi tâm trí của chúng tôi đều bị hút vào ấp chiến lược, những hiểm nguy, bất trắc có thể đổ ập xuống bất cứ giờ nào...
Nhưng mấy hôm nay, là tôi nói sau cái đêm kì diệu đó, chẳng hiểu sao tôi lại để ý nhiều hơn những chuyện vớ vẩn ấy, về những con người ấy, là Sâm, là Đọt và cả Thuẫn nữa. Và tôi chợt nhận ra, hình như riêng về chuyện này, đã mấy tháng qua tôi bị bỏ rơi, họ đang sống thành một tốp với kiểu sống riêng của bọn họ. Cái ánh mắt ươn ướt của Sâm bất chợt sáng bừng lên khi nhìn thấy Đọt đã mách bảo tôi rằng, cô ấy đang thầm yêu cái thằng cha có dáng người cục mịch, có tính nết cục cằn, lại hơn cô quá một giáp tuổi. Thái độ Đọt thì không thật rõ rệt. Anh không ra vẻ từ chối, cũng chẳng thể hiện thiện cảm. Nhưng Đọt không xa lánh, không tránh né, thậm chí còn đùa cợt, đôi lúc cũng thái quá..Cái võng của Sâm mắc rất gần võng tôi. Tuổi tác và trách nhiệm khiến tôi rất ít ngủ, nhiều đêm hầu như không chợp mắt. và vì thế tôi nhận ra, Sâm cũng hay trằn trọc. Tiếng võng cứ loạc xạc mỗi khi cô trở mình, cành cây mắc võng thỉnh thoảng lại lay lay, nước mưa bất thần rơi lốp đốp trên mặt tăng...
Tôi tự hỏi, có gì nguy hiểm trong chuyện này không? Và tôi bỗng thấy giật mình lo sợ. Về tình thì có thể thông cảm được, nhưng về lý lại vô cùng nguy nan. Dẫu sao Đọt cũng là một cán bộ, đảng viên đã có vợ con. Vợ con đang ở lại chiến đấu ngoài miền Bắc. Có tổ chức, đoàn thể nào lại cho phép anh dan díu với người con gái khác! Hơn nữa, đây là chiến trường, cuộc sống chiến đấu một mất một còn này làm sao lại chấp nhận được những quan hệ ái tình lăng nhăng như thế! Điều tôi lo lắng nhất là anh em trong ban, nhất là những người vốn chưa thật tâm phục khẩu phục đối với Đọt. Họ có thể nhân chuyện này mà chĩa mũi dùi vào anh.
Điều lo lắng của tôi đã đến sớm hơn tôi tưởng. Sáng hôm ấy, hình như cách cái đêm tôi vào ấp gặp Lương bốn năm ngày gì đó, trời vẫn mưa nặng về đêm nên toàn ban tạm ngừng hoạt động, chúng tôi ngủ sớm và thức dậy cũng sớm. Mới tỉnh giấc, chưa kịp dậy khỏi võng, đã thấy Thuẫn lò dò đi tới. Anh chào tôi bằng cái giọng nhỏ nhẹ, dễ thương:
- Trưởng ban ngủ có ngon không?
- À... ngon lắm.
- Rứa là mừng rồi.
Tôi nhổm người ngồi dậy:
- Cậu nói thể nghĩa là sao?
- Dạ, tại cháu thấy bốn năm hôm liền chú... có vẻ khó ngủ...
Tôi hơi chột dạ:
- Cậu... cũng biết à?
- Dạ, biết chứ. Tình hình đang khó khăn như vậy, yêu cầu của trên thì quá căng. Đến bọn trẻ vô tư như chúng cháu mà cũng mất ăn mất ngủ nữa là chú...
Tôi thở phào:
- Ừ... đúng là... gay go thật. Mà các bạn biết lo nghĩ trách nhiệm thế là tốt lắm.
Thuẫn đã ngồi xuống võng, chiếc võng quằn thấp gần sệt đất. Cái giọng nói vốn lập bập "ba tiếng một" của cậu càng nhỏ lại càng khó nghe:
- Cháu cứ thấy lo lo thế nào ấy... chú ạ?
- Nghĩa là thế nào?
- Dạ... tình hình thì căng, yêu cầu nhiệm... vụ thì lại... cao, thế mà trong... ban lại chưa thật... toàn tâm toàn ý, cháu sợ không những không... hoàn thành nổi... nhiệm vụ mà đôi khi còn... mang tiếng mang...tăm...
Thú thật tôi phải khó chịu lắm, điềm tĩnh lắm mới nghe lọt được những "chùm ba" của cậu ta. Nhưng vấn đề là rốt cuộc cậu ta muốn gì?
- Bọn cháu chỉ là lính... tráng, cứ nhiệt tình tham... gia ý kiến, chứ trách nhiệm chú là lãnh... đạo... chú hiểu hơn bọn cháu nhiều...
- Này, này... Thiệt tình tớ vẫn không hiểu có chuyện gì?
Thuẫn cười, cái cười nửa như oán trách, nửa như đe doạ:
- Chú thì... cháu biết chú... lãnh đạo... chẳng phải việc... gì cũng toang toác ra như bọn cháu... Nhưng tính cháu thẳng thắn...trung thực...có sao nói... vậy... chú đừng trách cháu lắm... lời...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM