Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:53:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 2  (Đọc 136830 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:00:12 pm »

Tác phẩm: Ngọn lửa chiến tranh lạnh (tập 1).
[Nguyên bản tiếng Trung :Lãnh chiến phong hoả].
Tác giả: Lý Kiện (Trung Quốc).
Nhà xuất bản: Thanh Niên.
Số hoá: Ptlinh, Sao Vàng



Chương VIII
BỐ TRÍ "VÀNH ĐAI TRĂNG LƯỠI LIỀM", MỸ DẤN SÂU VÀO CUỘC CHIẾN TRANH LẠNH"
Ở CHÂU Á, HỒ CHÍ MINH ĐI THĂM TRUNG QUỐC, MAO TRẠCH ĐÔNG NÓI: CẦN NGƯỜI CÓ NGƯỜI, CẦN VẬT CÓ VẬT.

I. TỪ HẬU TRƯỜNG BƯỚC RA SÂN KHẤU

Ngày độc lập bi thảm

Ngày 4 tháng 7 năm 1776, "Hội nghị đại lục lần thứ hai của nhân dân Bắc Mỹ tổ chức tại thành phố Philađenphia, đã bầu Gioócgiơ Oasinhtơn làm Tổng tư lệnh quân đội, thông qua "Tuyên ngôn Độc lập" của Hoa Kỳ, bởi vậy ngày đó được coi là ngày Độc Lập của nước Mỹ.

Ngày độc lập năm 1969, thành phố Bas bang Kentúcky nằm giữa trung tâm nước Mỹ chìm trong không khí bi thảm nặng nề, không cờ hoa, không mít tinh, không có những bữa tiệc ngoài trời, lễ vật người ta mang tặng cho ngày vui năm nay là thi hài của bốn thanh niên vừa được đưa về từ chiến trường Việt Nam ở tận châu Á xa xôi.

Một ngày Tết được chúc mừng, được nhân dân Mỹ coi là niềm tự hào, đã trở thành ngày tang lễ.

Thị trưởng thành phố cho khắc thêm bốn cái tên mới trên tấm bia kỷ niệm, phát lệnh để tang bốn ngày.

Tai hoạ như từ trên trời giáng xuống. Cả thành phố Bas, không chỉ những gia đình có người thân tham gia chiến trận, mà tất cả những người đang sống đều cảm thấy trong lòng vô cùng xúc động. Bóng đen của cuộc chiến tranh Việt Nam một lần nữa lại phủ lên tâm hồn mỗi con người ở đây.

Mười lăm người con của thành phố nhỏ bé này đã chết, trong đó bốn người đã thiệt mạng vào ngày 19 tháng 6 năm 1969 trên một cao điểm phía bắc Đà Nẵng vốn được mệnh danh là "lá chắn thép".

Một người may mắn sống sót nói: "Chúng tôi là quân dự bị, chúng tôi thường xuyên lĩnh tiền do Chính phủ cấp, đã đến lượt chúng tôi phải đi làm nghĩa vụ. Bảo chúng tôi đi thì chúng tôi đi". .

Thêm một người sống sót nữa nói: "Tôi cảm thấy mình đúng. Tôi ở trong đội dự bị, tôi muốn đóng góp một phần sức lực của mình". 

Một bà mẹ tiễn con đi chiến trường nhớ lại: "Nó cứ nói với tôi mãi, mẹ đừng khóc, con sẽ trở về. Nhưng khi tôi nhìn nó lần cuối cùng, tôi thấy mắt nó nhoà nước".

Những con người lương thiện không hề biết đến sự tàn khốc của chiến tranh. Về lợi ích của cái gọi là "thế giới tự do", thực hiện cái gọi là "nghĩa vụ công dân", chính giây phút họ bước vào cuộc hành trình phiêu lưu đó cũng là lúc cái kết cục bất hạnh không thể tránh khỏi đã được quyết định. Đúng như lời tiên đoán trong mấy vần thờ của một nhà thơ Anh được tướng Hakin, tư lệnh quân Mỹ xâm lược Việt Nam trước đây, vẫn thường tủm tỉm gật gù đọc:

Tận cùng của cuộc chiến .
Là hàng bia trắng tinh.
Trên những người, mới ngã .
Được khắc thêm cho đầy.
Dòng chữ âm thầm nói:
"Một thằng ngốc nằm đây?
Phương Đông xa xôi quá,
Muốn nuốt trôi, được?"


"Tuý ngọa sa trường xuân mạc tiến. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hoàn?" (Hai câu thơ trong bài "Lương Châu từ” của Vương Hàn, một nhà thơ thời Đường (TQ) "Say khướt sa trường anh chớ mỉa. Xưa nay chinh chiến mấy ai về?” ND) Đó là khí phách hào hùng và bi tráng của một trận xuất quân chính nghĩa, một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Thế nhưng, cuộc chiến tranh Việt Nam không phải như vậy, đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa không được nhân dân Mỹ ủng hộ và giúp đỡ, cuộc chiến tranh này không mang lại vinh dự và tự hào cho nước Mỹ mà chỉ toàn những nỗi ê chề và thương tích.

Một quả phụ của thành phố nhỏ bé này, khi nhận được giấy báo tử và điện chia buồn của Chính phủ, đứa con gái của chị vừa ra đời được năm ngày. Chị nói 'Tôi cảm thấy cha của con nhỏ đã bị lừa gạt. Tôi cảm thấy sợ hãi." Một bà mẹ khác nói: "Tất cả bọn trẻ chúng nó đều bị lừa"

Thị trưởng thành phố nói: "Những người ở đây sẽ không bao giờ quên, nhất định sẽ không bao giờ quên. Những người dân ở thành phố này đều không thể nào quên được cuộc chiến tranh đó. Một quân nhân giải ngũ nói: "Anh biết đấy, tôi đã ở đấy một năm, song chưa bao giờ tôi vun đắp được tình yêu đối với những con người ở đó. Có lẽ tôi nên yêu mến họ, điều mà tôi cần tìm kiếm. Song, tôi yêu cái đất nước này, đất nước này của tôi cần tôi đi, đó là lý do tôi ra đi, hơn thế nữa, là lý đó để tôi tình nguyện đi. Có thể tôi sẽ còn đi tới những nơi khác nữa, ai mà biết được?”

Từ Aixenhao, Kennơđi bị lôi cuốn, Giônxơn bị sa lầy cho đến Nichxơn phải rút quân, vấn đề Việt Nam đã làm khốn đốn bốn đời tổng thống Mỹ. .

Cho đến hôm nay, khói súng sớm đã tiêu tan trên đất nước Việt Nam, những cánh rừng nhiệt đới trơ trụi bởi bom đạn cày sới nay lại hồi sinh tươi tốt, những tốp người Mỹ đi tìm hài cốt các chiến binh trong cuộc chiến tranh - xâm lăng vừa qua được Chính phủ Việt Nam cho phép đã trở lại chiến trường xưa, tất cả hầu như đều đã đổi thay, song chỉ có điều, tất cả những người Mỹ đã lớn lên cùng với thời đại vẫn hiểu sâu sắc rằng: một sớm mai tỉnh lại sau cơn ác mộng, đối với họ, một cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn là nỗi ám ảnh không chịu buông tha họ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #1 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:02:07 pm »

Vĩ tuyến 17: Điểm gãy trên chiếc đòn gánh
.

Người Việt Nam thường ví: Hình dáng nước Việt Nam giống như chiếc đòn gánh tre của người nông dân phương Đông đang để gánh hai chiếc thúng ở hai đầu. Hai chiếc thúng đó là hai trong số những khu vực đông dân cư nhất, giàu lúa gạo nhất trên thế giới: một là châu thổ sông Hồng ở miền Bắc, là châu thổ sông Mê Kông ở miền Nam. Thân đòn gánh là dải đất miền Trung dài hẹp và quanh co với trập trùng đồi núi, bạt ngàn những cánh rừng và những rẻo đất phì nhiêu vùng duyên hải.

Đó là một đất nước kỳ diệu với hàng ngàn năm lịch sử với những sản vật vô cùng phong phú quý hiếm trong đó phải kể tới những cánh rừng nhiệt đới mênh mông và bạt ngàn những vườn cao su, với những con người giàu tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc. 

Vậy mà, đã mấy trăm năm, xứ sở đó vẫn chưa lúc nào tàn ngọn lửa và khói đạn chiến tranh, nhân dân xứ sở đó vẫn phải đổ máu và nước mắt, đâu đã được sống những ngày hạnh phúc, hòa bình.

Từ cuối thế kỷ 19, quân đội thực dân Pháp từ phía trời Âu tới đã đặt chân lên mảnh đất nước này, biến nơi đây trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và lao động rẻ mạt cho nước Pháp, thành nơi tiêu thụ hàng hóa ế thừa và nơi để cho bọn thực dân đến tìm kiếm những thú vui. Nền cai trị mang đầy tính chất xâm lược và ăn cướp của người Pháp kéo dài trong suốt một thế kỷ.

17 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1954, đại bác Điện Biên Phủ của Việt Nam bắt đầu gầm thét, kéo dài liên tục, đinh tai nhức óc, long trời lở đất với khí thế dời non lấp biển, đã tuyên cáo sự kết thúc hoàn toàn và triệt để sự xâm lược của thực dân Pháp trên sứ sở diệu kỳ này.

Tháng 5 năm 1954, Hội nghị Giơnevơ lại được triệu tập nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh giữa thế lực thực dân Pháp với nhân dân Việt Nam do Đảng cộng sản của Hồ Chí Minh lãnh đạo. Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô và Trung Quốc đã cử đại diện tham dự hội nghị. Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng cũng có mặt.

Lúc này, người Việt Nam đã đại thắng ở Điện Biên Phủ, tân Chính phủ Pháp do Mangđét Phăng lãnh đạo cũng chuẩn bị thỏa hiệp. Chính sách hoà giải của nước Pháp là chính sách hiện thực và thực dụng. Ở miền Bắc Việt Nam, Pháp đã đầu tư lớn vào các khu mỏ than, ngành xi măng và công nghiệp nặng; ở miền Nam, Pháp có đồn điền cao su và các loại đồn điền khác. Những sự đầu tư này xét về mặt kinh tế hiện chưa thu được nhiều lợi nhuận lắm, song sau này có thể kiếm được lời nhiều hơn ở một nước Việt Nam thống nhất và hoà bình. Nếu sự hợp tác về chính trị thất bại, nhưng chỉ cần Pháp vẫn giữ được các ngành công nghiệp và nhân viên kỹ thuật ở Việt Nam, tình hình sẽ không đến nỗi quá tồi tệ, vì miền Bắc cần công nghệ và kỹ thuật của Pháp để xây dựng lại sau chiến tranh.

Do đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, Thủ tướng Măng đét Phăng đã lập tức bắt tay vào việc tìm kiếm con đường hoà giải với Việt Minh, cử Xanhtơni đi Hà Nội tìm cách thiết lập quan hệ mới về văn hóa và kinh tế. Đối với người Pháp đã bị lao đao trong một cuộc chiến tranh kéo dài, nước Pháp bị tổn thương tranh thủ được sự hiểu biết của Việt Nam là một trong những con đường chữa chạy vết thương tốt nhất. Nước Pháp không muốn sau thất bại Điện Biên Phủ lại bị nhục nhã ở Giơnevơ. Là người đứng ra bảo đảm hòa bình, nước Pháp cần thiết phải tỏ ra là có thiện chí.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #2 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:02:15 pm »

Mỹ cảm thấy không thể hiểu nổi ý nghĩ của người Pháp sau thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ. Mỹ biết Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là người chiến thắng trong cuộc bầu cử, nhưng đồng thời cũng quyết tâm ngăn chặn tình hình đó xảy ra. Người Mỹ lo sợ thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ khiến một loạt nước ở Đông Nam Á theo nhau sụp đổ giống như chơi bài đô-mi-nô. Dưới con mắt của Quốc vụ khanh Đa lét, biểu hiện của người Pháp ở Giơnevơ chẳng khác gì là "đầu hàng", và điều tồi tệ hơn, hành động tích cực bắt tay thân thiện với Hà Nội của họ đồng nghĩa với việc đẩy nhanh cái ngày Hồ Chí Minh "nhất thống thiên hạ" càng mau tới.

Việc Mỹ nấp sau sân khấu để giật dây xem chừng không còn mang lại kết quả. Làn sóng mạnh mẽ của độc lập dân tộc đã khiến nước Pháp thực dân già nua phải cúi đầu chịu thua, và thế là "chú Sam" quyết định thân chinh xuất ngựa, từ hậu trường bước ra sân khấu, tìm kiếm người đại diện của mình ở Việt Nam để có thể trực tiếp thực hiện lệnh của họ.

Ngày 7 tháng 7 năm 1954, "Nguyên thủ quốc gia Việt Nam" Bảo Đại - kẻ lâu nay ngụ cư ở Pa ri, kẻ đã mất hết lòng tin của dân chúng do lối sống trụy lạc, ươn hèn và bất lực đột nhiên chỉ định Ngô Đình Diệm làm "Thủ tướng" của ông ta. Ngô Đình Diệm là ai vậy?

Ngô Đình Diệm xuất thân trong một gia đình Việt Nam quyền quý thuộc tín đồ Thiên chúa giáo ngoan đạo. Ông ta nổi tiếng là một người theo "chủ nghĩa dân tộc", vừa chống Pháp vừa chống Cộng sản, từng là công chức cao cấp hơn 20 năm. Sau khi Nhật đầu hàng, Pháp một lần nữa chiếm đóng Việt Nam, Ngô Đình Diệm tự nguyện chọn kiếp sống lưu vong ở nước ngoài. Lúc đầu ông ta sống ở Bỉ, sau sang định cư ở Mỹ. Ngô Đình Diệm và nhiều nhân vật thuộc tầng lớp trên của Mỹ sớm đã có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong số những người đỡ đầu ông ta ở Mỹ có Pin Đuglát ở Toà án tối cao và Man phít ở Thượng nghị viện. Kennơđi, người mà sau này trở thành Tổng thống nước Mỹ, rất thân với Ngô Đình Diệm và là một trong những người ủng hộ lớn nhất của ông ta. 

Sau những cố gắng chung của các nước tham gia hội nghị, ngày 21 tháng 7, hội nghị Giơnevơ cuối cùng đã đi tới được một hiệp nghị về vấn đề Việt Nam, theo đó kể từ ngày 11 tháng 10, vĩ tuyến 17 chính thức chia Việt Nam thành hai miền và kêu gọi sau hai năm sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để tái thống nhất đất nước.

Vĩ tuyến 17 vô tình đã chia cắt một Việt Nam thành hai. Đất nước kỳ diệu mà lắm gian nan này bỗng dưng rơi vào tình trạng phân liệt. Vĩ tuyến 17 nằm ở giữa chiếc đòn gánh gánh hai đầu Nam Bắc, cách không xa dấu vết xưa của một toà thành cổ hồi thế kỷ 17 là ranh giới phân chia hai vương triều từng nhiều năm tranh giành quyền lực. Một khu vực cách đường giới tuyến mỗi bên 5 km là khu phi quân sự.
Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn không ký vào bản hiệp định đó. Mỹ không hài lòng với bản hiệp định này, nhưng làm ra vẻ tôn trọng chính nghĩa và công bằng lại vờ vịt tuyên bố ở hội nghị rằng: "Lập trường nhất quán của Mỹ là, nhân dân có quyền tự quyết định tương lai của họ, nước Mỹ sẽ không tham gia vào bất cứ một hiệp định nào gây trở ngại tới quyền tự quyết của nhân dân".

Vĩ tuyến 17 đã được hoạch định, người đại diện của nước Mỹ là Ngô Đình Diệm cũng đã được lựa chọn xong, theo tiết lộ của "Văn kiện Lầu Năm Góc", trong tháng 6 Mỹ đã thông qua phương án huấn luyện và tài trợ cho một đội quân 234.000 người của chính quyền Sài Gòn "để thế chân cho người Pháp khi cần thiết".
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #3 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:03:21 pm »

Độc tài Ngô Đình Diệm
.

Pháp và Việt Minh đã thỏa thuận, trước khi vĩ tuyến 17 chính thức trở thành giới tuyến chia cắt Việt Nam kể từ ngày 11 tháng 10, cho phép hai miền Nam Bắc có ba tháng để dân chúng được tự do di cư hợp pháp. Người Pháp đồng ý trong vòng một năm sẽ rút hết quân đội của họ ra khỏi Việt Nam. 

Chỉ trong mấy tuần lễ đã có 85 vạn người di cư vào Nam, trong đó đại đa số là những tín đồ Thiên chúa giáo và những người sở hữu ruộng đất nhỏ. Có khoảng 8 vạn dân tập kết ra Bắc, trong đó hầu hết đều là những cán bộ du kích đã từng chống Pháp.

Cùng lúc đó, Cục tình báo Trung ương Mỹ tung tin đồn nhảm khắp nơi, tuyên truyền rằng các nhà máy của các nhà tư sản ở lại miền Bắc để tiếp tục hoạt động kinh doanh đều sẽ bị liệt vào “sổ đen". Kết quả là quan hệ giữa Pa ri và Hà Nội có bước thụt lùi lớn: tính đến ngày 11 tháng 10, khi Việt Nam hình thành hai miền, Hà Nội chỉ còn lại 114 thương nhân Pháp.

Nước Pháp cho rằng, khi Pháp tiếp tục thực hiện Hiệp định Giơnevơ, rút hết vô điều kiện những người lính cuối cùng ra khỏi miền Bắc, chính sách hòa giải sau chiến tranh của Pháp sẽ vấp phải sự phá hoại nghiêm trọng. Tuy nhiên, nghi thức rút quân diễn ra rất thân thiện.

Một phóng viên nước ngoài nhớ lại: "Người Pháp rút quân từng chặng từng chặng một, họ rút đi tới đâu, Việt Minh tiếp quản tới đó. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy quân đội hai bên người Pháp vẫy tay và người Việt cũng vẫy tay, sau đó đường phố phút chốc trở nên sôi động và đầy màu sắc".

Như trước đây đã thỏa thuận, sau khi người Pháp rút đi, Hồ Chí Minh và Xanhtơni tháng 11 đã ký kết hiệp định kinh tế và văn hóa. Mặc dù giá trị thực tế của bản hiệp định này đã bị cắt xén đi rất nhiều, song Hồ Chí Minh vẫn cho rằng mối liên hệ với nước Pháp là bảo đảm tốt nhất để thực thi Hiệp định Giơnevơ; nước Pháp cũng vẫn cố khuyến cáo nước Mỹ đừng bị lôi cuốn vào công việc của Việt Nam, rằng Ngô Đình Diệm không thể đại diện cho miền Nam, rằng nếu Hồ Chí Minh thấy không thể trông mong vào nước Pháp và phương Tây, ông ta buộc sẽ phải chuyển hướng sang phe cộng sản...

Một thời gian Pháp đã chủ trương ủng hộ một số tổ chức chống Ngô Đình Diệm ở miền Nam với hy vọng một cuộc đảo chính sẽ có thể dập tắt những âm mưu của Ngô Đình Diệm và Mỹ. Một bản bị vong lục của Quốc vụ viện Mỹ cất giữ trong "Văn kiện của Lầu Năm Góc" đã tổng kết lập trường chống đối của Pháp: "Nước Pháp phản đối mọi hành động nhằm kéo dài hoặc làm thất bại cuộc tuyển cử năm 1956", do đó Đa lét quyết định trực tiếp ra tay. Mỹ tuyên bố, từ nay về sau, viện trợ của Mỹ sẽ không qua tay người Pháp mà sẽ trực tiếp giao cho Chính phủ Sài Gòn của Ngô Đình Diệm.

Lúc này, Pháp lại gặp phải một sự phiền toái mới ở Angiêri và cũng phải dựa vào túi tiền của Mỹ. Trước sức ép về kinh tế, Pháp đồng ý từ bỏ mọi quyền uy chính trị ở miền Nam Việt Nam. Ngày 1 tháng 1 năm 1955, Pháp tuyên bố Đông Dương rút khỏi khối Liên hiệp Pháp, giao quyền cai trị Nam Việt cho Ngô Đình Diệm. Mặt khác, Pháp tiếp tục phát triển quan hệ ngoại giao với miền Bắc với hy vọng có thể tránh được một cuộc chiến tranh mới ở Việt Nam. Trong khi đó, cố vấn quân sự Mỹ đã tiếp nhận nhiệm vụ huấn luyện quân đội của Ngô Đình Diệm.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #4 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:03:27 pm »

Tháng 2 năm 1955, dưới sự điều khiển của Mỹ, tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á có tám nước tham gia đã thoả thuận bảo hộ Cămpuchia, Lào và Việt Nam "tự do". Bản thỏa ước này trở thành cơ sở để Mỹ chi viện quân sự cho Sài Gòn. Đến đây, Mỹ và Ngô Đình Diệm đều cảm thấy an toàn hơn nhiều.

Tháng 10 năm 1955, được Cục tình báo Trung ương Mỹ gợi ý, Ngô Đình Diệm tổ chức cái gọi là cuộc bầu cử Tổng thống. Kết quả là ông ta đã giành thắng lợi với 98%. Trong cuộc bầu cử này, bản thân ông Ngô Đình Diệm hoàn toàn không cần thiết phải gian lận - Thượng tá Laustơ, người của Cục tình báo Trụng ương nói - Tôi nghĩ rằng em trai của ông ta chỉ cần huy động các tổ chức của họ nhét đầy vào một số hòm phiếu rồi đập phá một số hòm phiếu khác, thế là đủ:”

Ngô Đình Diệm suốt đời sống độc thân. Trong những năm tháng lưu vong ở nước ngoài, ông ta cũng mải mê suy nghĩ vấn đề phương thức của quyền lực. Thời gian sống trong tu viện ở Brugiơ, trong cảnh cô độc chốn tu viện, Ngô Đình Diệm có thời gian ngẫm nghĩ về thứ triết học được mệnh danh "nhân vị".

Gia đình Ngô Đình Diệm từ thế kỷ 17 đã chuyển sang theo đạo Thiên chúa, nhưng ở kinh đô Thuận Hóa vẫn thuộc giai cấp quí tộc. Lúc này Ngô Đình Diệm đã 54 tuổi, ông ta bắt đầu thực hành một nền thống trị "cá nhân chủ nghĩa". Theo ông ta, "công năng xã hội là thông qua mối quan hệ cá nhân giữa các nhân vật chóp bu mà phát huy tác dụng".

Ngô Đình Diệm bổ nhiệm em trai của mình là Ngô Đình Nhu làm cố vấn cao cấp, cha của Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu làm Đại sứ ở Mỹ, mẹ của Lệ Xuân làm quan sát viên tại Liên Hợp Quốc, anh của Ngô Đình Diệm làm Đại giáo chủ Thuận Hóa, hai người anh em khác giữ chức quan đầu tỉnh địa phương... Tóm lại, họ hàng thân thích nhà Ngô Đình Diệm chiếm hết ghế trong nội các và các chức vụ cao cấp. Ngoài ra, Ngô Đình Diệm với sự cố vấn của Ngô Đình Nhu còn thiết lập một hệ thống cảnh sát bí mật dưới cái tên Mỹ miều "Tổ chức cần lao".

Mặc dầu trong tay có một đạo quân đông tới 13 vạn rưởi người do 300 viên cố vấn Mỹ huấn luyện, Ngô Đình Diệm vẫn cấp thiết yêu cầu Oasinhtơn tỏ rõ sự ủng hộ của Mỹ. Tháng 5 năm 1956, Ngô Đình Diệm nhận lời mời sang Mỹ dự một cuộc họp liên tịch của Quốc hội Mỹ. Tại hội nghị này, Tổng thống Aixenhao tuyên bố. "Để bảo vệ tự do, bảo vệ Hoa Kỳ, chúng ta phải trả giá. Cái giá đó được thể hiện bằng nhiều hình thức và sẽ có mặt ở nhiều nơi. Trước mắt, Việt Nam vẫn chưa đủ lực lượng quân sự cần thiết để tự bảo vệ. Trước mắt, Việt Nam đang cần sự giúp đỡ về quân sự và kinh tế".

Sự giúp đỡ của Mỹ khiến nền thống trị độc tài của Ngô Đình Diệm nhanh chóng được thực hiện. Ông ta tin chắc thượng đế đã chọn ông ta ở Nam Việt Nam để gánh vác sứ mệnh thiêng liêng. Ông ta mơ tưởng trở thành quốc vương của Việt Nam.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #5 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:04:55 pm »

II. TỔNG THỐNG KENNƠĐI LÚNG TÚNG

Tổng thống rút cục nên nghe ai?

Ngày 20 tháng 1, năm 1961, tại Nhà Trắng, Giôn Kennơđi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ.

Chính vào ngày làm lễ đăng quang đó, Tổng thống mãn nhiệm Aixenhao gặp riêng Kennơđi, khẩn cấp đưa ra một đề nghị. Aixenhao, vị Tổng thống luôn luôn né tránh không muốn nước Mỹ bị lôi cuốn vào chiến sự Đông Nam Á, lúc này lại cho rằng cần thiết phải có đường lối cứng rắn hơn đối với cộng sản. Hinsman tiết lộ: "Aixenhao đã nói với Kennơđi hai việc: Trước tiên, Lào là vấn đề lớn của ông. Thứ đến, "đây là việc làm vô cùng quan trọng, tôi cho rằng ông phải phái quân đội sang. Nếu ông làm như vậy, tôi sẽ luôn đứng bên cạnh để ủng hộ ông". .

Chả là vì trước đó mấy hôm, quân đội Hoàng gia Lào và Pa thét Lào đột nhiên rơi vào tình thế chiến tranh.

Tổng thống Kennơđi là người chịu ảnh hưởng rất lớn của Aixenhao. Ngay từ ngày đầu lên nhậm chức, ông ta đã đóng vai trò một tên trùm sen đầm quốc tế, cố sức muốn ngăn chặn mối đe doạ của cái gọi là "cực quyền" tưởng đâu như đã cận kề trước mắt.

Bốn tháng sau, ngày 5 tháng 5, Kennơđi tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng nếu cần thiết, ông ta sẽ cân nhắc việc đưa quân đội Mỹ sang "giúp đỡ Nam Việt Nam chống lại áp lực của cộng sản" . Phó Tổng thống Mỹ Lin đơn Giôn sơn sau đó đã lập tức sang Việt Nam gặp Ngô Đình  Diệm. 

Mặc dầu Tổng thống Kennơđi hết sức ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm, nhưng ông ta tỏ ra hết sức băn khoăn về những hậu quả có thể xảy ra do ách thống trị độc tài của Ngô Đình Diệm. Thời Aixenhao cầm quyền, Mỹ coi việc ủng hộ Ngô Đình Diệm là cái giá phải trả để "bảo vệ tự do, bảo vệ nước Mỹ", song những người Mỹ ở Việt Nam - nhất là giới báo chí - thì lại nói rằng dưới chế độ Ngô Đình Diệm "hoàn toàn không có tự do".

Vấn đề Việt Nam lúc nào cũng ám ảnh vị Tổng thống trẻ mới lên chấp chính.

Trong một lần Ngô Đình Diệm hội đàm với Tổng thống Pháp Đờ Gôn, Đờ Gôn đã nói với ông ta:

“Thứ hình thái ý thức mà ngài đang cứu giúp đó sẽ không thể làm thay đổi bất cứ sự việc gì... Ngày hôm qua, các vị muốn thay thế vị trí của chúng tôi ở Đông Dương, và ngày hôm nay các vị lại muốn nhóm lên cuộc chiến tranh mà chúng tôi đã chấm dứt. Tôi dám cam đoan rằng, các vị sẽ từng bước từng bước sa lầy vào vũng bùn không đáy cả về quân sự lẫn chính trị".

Thất bại đau đớn trong cuộc xâm nhập Cuba năm 1961 khiến Kennơđi lần đầu tiên giật mình hiểu ra rằng nước Mỹ hình như nên làm hoà dịu chính sách của nó.

Kennơđi nhiều lần nói với Hisman, trợ lý của ông ta rằng: "Vịnh Con Lợn dạy cho tôi rất nhiều điều. Một là không thể tin tưởng vào các tướng lĩnh hay Cục tình báo Trung ương. Hai là, nhân dân Mỹ đã không muốn huy động con em họ đi diệt một nước cộng sản cách chúng ta hơn nửa vòng trái đất" Mặt khác, Kennơđi hiển nhiên cũng hiểu rõ cái giá phải trả đối với nền chính trị trong nước do chính sách đối ngoại cứng rắn của ông ta.

Phản ứng của Kennơđi trước cuộc khủng hoảng Cuba và cuộc khủng hoảng Lào bị một số người Mỹ coi là "sự đầu hàng xét trên một ý nghĩa nào đó". Bắt đầu từ năm 1961, Kennơđi bị ngập trong những đề nghị về tình hình quân sự và chính trị trái ngược nhau trong vấn đề Việt Nam. Giải quyết vấn đề Việt Nam như thế nào, Kennơđi và Chính phủ của ông ta rơi vào tình cảnh tự mâu thuẫn.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:06:07 pm »

Đến đầu năm 1962, cố vấn quân sự Mỹ sang Việt Nam đã tới 4000 người, trong đó bao gồm cả "lính mũ nồi xanh" hay còn gọi là "lực lượng đặc chủng" - một lưỡi kiếm của Uỷ ban chống bạo động mới được thành lập. Ngoài ra, một lực lượng máy bay trực thăng "Chim ưng nhà trời" với 300 phi công Mỹ được đưa sang Việt Nam có nhiệm vụ chỉ đạo chiến đấu.

Nhưng Mỹ hiểu rõ ràng, nếu muốn Việt Nam không trở thành gánh nặng, nếu muốn thoát ra khỏi được tình cảnh rắc rối, thì cuối cùng vào vị "Tổng thống" ở cách xa Mỹ hơn 9000 dặm, nắm trong tay 17 triệu dân này phải hứa hẹn sẽ có những cải cách triệt để. Về mục tiêu của Ngô Đình Diệm và chiến lược nông thôn của ông ta, Kennơđi nhận được những báo cáo trái ngược nhau. Năm 1962, Chính phủ Sài Gòn báo cáo, trong số 11.000 "ấp chiến lược” dự kiến xây dựng đã hoàn thành được 4000 ấp, 30% số dân miền Nam Việt Nam được tái định cư trong 4000 ấp chiến lược này. 

Nâu tinh, Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, sau khi đi "thị sát" 3/4 trong số 44 tỉnh thành của miền Nam Việt Nam đã tin tưởng Ngô Đình Diệm là một "lãnh tụ rất được tôn kính”. Theo ông ta, Ngô Đình Diệm là một "quí tộc hết sức thành thực". Nâu tinh phản đối mọi sự phê phán về gia đình Ngô Đình Diệm và cho rằng "dưới con mắt của tôi, ảnh hưởng của anh em ông ta nói chung không tồi, trong nhiều trường hợp có thể nói là khá tốt. Chẳng hạn, Ngô Đình Nhu chính là một lực lượng thúc đẩy kế hoạch chiến lược nông thôn. Theo tôi, chiến lược này là một biện pháp thành công giúp nông dân tránh được sự gây rối của Việt cộng" .

Kennơđi không thể không có sự phán xét, rút ra kết luận giữa nhận xét của Thủ tướng Bắc Việt và trợ lý Quốc vụ khanh Mỹ Hinsman.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Họ đã tổ chức ra những trại tập trung ngụy trang dưới những cái tên mỹ miều "Khu trù mật", "ấp chiến lược"...

Hinsman nói: "Ngô Đình Diệm và em trai của ông ta là Ngô Đình Nhu ráo riết ngăn chặn những hành động chống lại bạo lực. Họ biến những ấp chiến lược vốn dùng bảo vệ dân chúng thành trại tập trung. Ở đó họ đã thực hiện một chính sách hoàn toàn đi ngược lại những điều mong muốn của chúng ta?

Giữa cố vấn riêng với các cố vấn chính trị, quân sự của Tổng thống, giữa đại sứ của ông ta với tổng tư lệnh mặt trận, các quan chức Quốc vụ viện, Lầu Năm Góc và Cục tình báo Trung ương... không ngớt tranh cãi về vấn đề ai phải chịu trách nhiệm về chuyện đó. Đến cuối năm 1962, 12.000 cố vấn quân sự Mỹ đã có mặt ở Việt Nam và họ đã thi hành một loạt biện pháp mà ai cũng không thể tán thành nhưng ai cũng không thể phản đối.

Đầu năm 1963, Kennơđi vẫn bị "nhiễu” giữa hai loại ý kiến đề nghị trái ngược nhau. Ông ta thấy không thể chờ đợi được nữa, bèn cử một nhóm điều tra gồm hai người sang Việt Nam, một là tướng Vích to Ken lác- chuyên gia chống bạo loạn và một người nữa là Giô dép A.Monđenhop - quan chức Quốc vụ viện am hiểu về Việt Nam.

Ít lâu sau, Uỷ ban an ninh quốc gia họp để nghe ý kiến của nhóm điều tra.

Krenlác nói, mọi chuyện ở Việt Nam tiến triển thuận lợi, Ngô Đình Diệm là một nhân vật lãnh tụ được dân chúng yêu mến, tinh thần quân đội nói chung rất cao, tất cả những gì mà chúng ta cần làm là ủng hộ ông ta đến cùng, Ngô Đình Diệm sẽ thắng trong cuộc chiến tranh này.

Báo cáo của Monđenhop thì ngược hẳn lại. Theo ông ta, Ngô Đình Diệm hoàn toàn không được lòng dân, chính thể của ông ta đang rơi vào tình trạng hết sức không ổn định, tín đồ Phật giáo và các nhân sĩ thuộc phái dân chủ tự do không thích ông ta, ông ta không có khả năng tạo dựng được một cơ sở nào để có thể thực hiện thành công chính sách của Mỹ...

Kennơđi chăm chú nghe những quan điểm đó rồi kinh ngạc thốt lên: "Có phải hai vị đến cùng một nước không đấy?"

Được coi là tiền tiêu chống Cộng của Mỹ, Nam Việt Nam trở thành vấn đề gây rắc rối nghiêm trọng cho Chính phủ Mỹ. Vị "Tổng thống" của vọng gác tiền tiêu đó cũng trở thành một khâu làm Chính phủ Mỹ đau đầu nhất trong vấn đề nghiêm trọng đó.

Chính phủ Kennơđi tất nhiên phải có sự lựa chọn cuối cùng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #7 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:06:44 pm »

Pháp sư Quảng Đức tự thiêu
.

Tháng 5 năm 1963, chính quyền Ngộ Đình Diệm nhân danh Chính phủ ra lệnh cấm thành phố Huế không được treo cờ Phật giáo. Việc làm này đã gây ra làn sóng phẫn nộ ở Việt Nam, một nước mà đại đa số dân theo đạo Phật.

Ngày 8 tháng 5 là ngày Phật đản. Hôm đó, hai vạn tín đồ Phật giáo và hàng vạn quần chúng của thành phố Huế sau khi mít tinh phản đối đã tổ chức một cuộc diễu hành khổng lồ. Nhận chỉ thị của Ngô Đình Nhu, tên phó tỉnh trưởng cũng là một tín đồ Thiên chúa giáo đã hạ lệnh nổ súng vào đoàn người biểu tình, bắn chết tại chỗ 9 người, làm bị thương 14 người. 

Sáng sớm ngày 10 tháng 5, 3 nhà sư và 16 ni cô bị lột trần như nhộng, hai tay bị dây thừng trói chặt và bị cảnh sát giải đi trên đường phố.

Ngày 11 tháng 6, pháp sư Quảng Đức- một vị cao tăng đã ngoài 70 tuổi ở Sài Gòn đã tưới xăng lên người rồi châm lửa tự thiêu giữa trung tâm thành phố để phản đối hành động dã man tàn bạo của Chính phủ.

Tờ Niu ước thời báo (Mỹ) cho đăng hai bức ảnh các nhà sư và ni cô bị cảnh sát áp giải trong cảnh trần truồng và cảnh pháp sư Quảng Đức tự thiêu.

Chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm ra lệnh bố trí cảnh sát đặc biệt, và tuyên bố sẽ dùng "những biện pháp kiên quyết” để dập tắt những vụ bạo lực đang ngày một dâng cao. Đến lúc này, chính quyền Ngô Đình Diệm không còn một chút lý trí nào nữa, họ kiên quyết dùng lựu đạn cay, dùi cui và bắt bớ để trả lời những con người đang trong cơn phẫn nộ. Trong lễ tang pháp sư Quảng Đức, cảnh sát một lần nữa lại xung đột dữ dội với hơn 70 vạn dân chúng Sài Gòn-chợ Lớn. Cả thành phố Sài Gòn tê liệt.

Ngày 19 tháng 8, ba ni cô Tịnh Duyên, Liễu Tịnh và Tịnh Chân bị bí mật bắt giam đã tìm cách trốn thoát về đến Sài Gòn tới trước "Dinh Độc Lập" đổ xăng lên người rồi tự thiêu, trước đó họ đã rải truyền đơn tố cáo hành động dã man của bọn cảnh sát đặc biệt của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với họ và những người bị bắt khác.

Vợ chồng Ngô Đình Nhu vẫn làm ngơ. Được mệnh danh là "người đẹp lạnh lùng", vợ Ngô Đình Nhu thậm chí còn bảo vụ các nhà sư tự thiêu là "món thịt rừng nướng". Hai ngày sau, trong một đêm, cảnh sát và binh lính của Ngô Đình Diệm đột nhiên mở cuộc tập kích "nhổ cỏ" vào các chùa chiền khắp nơi, hơn 1400 người - chủ yếu là các nhà sư - đã bị bắt, rất nhiều người đã bị đánh đập dã man và bị giết hại.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #8 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:07:38 pm »

III. CHỦ NHÂN THỰC SỰ CỦA VƯƠNG QUỐC ĐẢO CHÍNH

Bức điện báo “Đèn xanh"

Chính quyền Mỹ vô cùng kinh hoàng trước hành động 'của Ngồ Đình Diệm, Tổng thống Kennơđi thất vọng về Ngô Đình Diệm. Qua đài phát thanh, Đại sứ Nâu tinh nhanh chóng biết được quyết định cách chức đại sứ của ông ta vì bị coi là "có quan hệ quá thân mật với Ngô Đình Diệm".

Kennơđi bổ nhiệm Hen ri Cabốt Lốt, "một kẻ sĩ nho nhã đất Bôstơn", làm Đại sứ ở miền Nam Việt Nam. Trước lúc lên đường, Kennơđi nói với Lốt, "Tôi tin tưởng ở ông, tôi muốn ông đi xem xem liệu chúng ta có thể làm cho hành động của Chính phủ đó tốt hơn không".

Lốt được trao cho những quyền hành đặc biệt, kể cả quyền khống chế hoạt động viện trợ. Điều này có nghĩa Lốt nắm trong tay quyền sinh tử đối với miền Nam Việt Nam, ông ta có thể dùng nó để chống lại Diệm hoặc ủng hộ Diệm. Quyền thống trị phải nằm trong tay kẻ nhận viện trợ của Mỹ.

Ở Sài Gòn, Lốt bắt đầu cắt giảm viện trợ một cách tượng trưng. Ông ta thực hiện điều này, thông qua việc kéo dài các cuộc thăm viếng có tính chất ngoại giao bình thường. Lốt tới Sài Gòn vào buổi tối, sáng hôm sau ông ta đã xuất hiện trên đường phố, dùng tiếng Pháp dò hỏi ý kiến mọi người về cuộc khủng hoảng Phật giáo, về cung cách cai trị của Ngô Đình Diệm. Ông ta đến thăm thánh địa Phật giáo là chùa Sá Lợi. Giờ đây, thái độ không vui vẻ của người Mỹ đã biểu lộ rất rõ rệt.

Hai hôm sau, Lốt gửi cho Hinsman bức điện khẩn đầu tiên theo kênh riêng của ông ta. Bức điện cho biết, một số tướng lĩnh Việt Nam tăng cường liên hệ với đại sứ quán, họ nhận được tin bọn cảnh sát đặc biệt do Ngô Đình Nhu khống chế đang có kế hoạch tiến hành thanh trừng trong quân đội. Số tướng lĩnh này "có thể sẽ khống chế tình hình, tiến hành đảo chính".

Hinsman coi bức điện báo này là tài liệu cần được đặc biệt ưu tiên xử lý. Oasinhtơn lúc này là sáng sớm ngày thứ bảy, Tổng thống Kenơđi, Quốc vụ khanh Đin Raxcơ và Bộ trưởng Quốc phòng Mắcnamara đều đi nghỉ cuối tuần, nhưng các trợ lý của họ là Hariman và Giêm vẫn có mặt. Được những người này giúp đỡ, Hinsman bắt tay khởi thảo điện trả lời để tỏ phản ứng tức thì, trong đó nêu rõ Oasinhtơn không thể tiếp tục chấp nhận ảnh hưởng của Ngô Đình Nhu đối với Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Diệm phải loại bỏ quyền lực của em ông ta. Nếu không làm được điều này và còn để các tướng lĩnh tố cáo thì sẽ đình chỉ mọi sự viện trợ về kinh tế và quân sự của Mỹ.
Công việc soạn thảo xong, Hinsman gọi điện thoại tới Tổng thống Kennơđi và Quốc vụ khanh Đin Raxcơ báo cáo tình hình. Cả hai người đều tán thành phản ứng của Hinsman. Và thế là bức điện "Đèn xanh" nổi tiếng được gửi tới Sài Gòn.

Theo Hinsman "tinh thần chung của bức điện muốn nói, chúng tôi (Mỹ) thất vọng Chính phủ vẫn tiếp tục nằm trong tay Ngô Đình Diệm, nhưng nếu như họ - các tướng lĩnh- cảm thấy không có sự lựa chọn nào khác, thì chúng tôi sẽ lấy công và tội để xem xét cái Chính phủ mà họ sẽ lập nên. Đương nhiên, câu nói mà hàm ý của nó rất mơ hồ không rõ ràng này cũng nhằm khuyến khích họ".

Đại sứ Lốt đã mời tướng Hakin, tư lệnh quân đội Mỹ, và các quan chức cao cấp khác đến cùng nghiên cứu kỹ lưỡng bức điện của Oasinhtơn. Hôm sau, ngày 25 tháng 8, đại sứ quán điện trả lời tỏ ý tiếp thu "Quyết sách cơ bản của Oasinhtơn". 
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #9 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:11:12 pm »

Ngô Đình Diệm bị bắn chết

Các tướng lĩnh Nam Việt Nam hiểu rõ, nếu để Ngô Đình Diệm tiếp tục nền thống trị độc tài, không được lòng dân, chắc chắn Chính phủ Mỹ sẽ cắt viện trợ. Chính sách mơ hồ không rõ ràng cũng như thái độ nghiêng ngả của Tổng thống Kennơđi đối với chính quyền Ngô Đình Diệm đã chứng tỏ điều đó. Không có viên trợ Mỹ, Ngô Đình Diệm không thể tồn tại, Nam Việt Nam cũng sẽ đi tong. Các tướng lĩnh quyết định hành động, tuy nhiên, họ vẫn phải được biết, người Mỹ cho phép và ủng hộ họ tới mức độ nao.

Giữa Cục tình báo Trung ương Mỹ và các tướng lĩnh đã có nhiều cuộc tiếp xúc, tất cả đều diễn ra trong im lặng nhưng rất khẩn trương.
Các tướng lĩnh đã cung cấp cho người Mỹ danh sách những người tham gia cuộc đảo chính lần này. Toàn bộ danh sách viết như sau: 

1 - Người tham gia kế hoạch:

Cố vấn quân sự Phủ Tổng thống: Trung tướng Dương Văn Minh

Bộ trưởng Quốc phòng: Nguyễn Đình Thuần

Quyền Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang: Thiếu tướng Trần Văn Đôn

Phó Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang: Thiếu tướng Lê Văn Kim

Tổng trưởng Bộ tổng Tham mưu liên hợp: Chuẩn tướng Trần Thiện Khiêm

2 - Người ủng hộ kế hoạch

Tư lệnh quân khu 1: Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi.

Tư lệnh Quân khu 2: Thiếu tướng Nguyễn Khánh

3 - Người đồng tình kế hoạch:

Tư lệnh Quân khu 3 kiêm Tư lệnh biệt khu Sài Gòn: Thiếu tướng Tôn Thất Đính

Bản danh sách bao gồm hầu hết các tướng lĩnh cao cấp trong quân đội Nam Việt Nam đã khiến người Mỹ phải giật mình.

Lốt và tướng Hankin bàn bạc với nhau một lần nữa, sau đó Lốt kiên quyết đề nghị Oasinhtơn phải hành động. Điện văn của Lốt gồm một số điểm: 

1- Chúng ta đã bước vào con đường không được chùn bước xét về mặt đạo lý: lật đổ Chính phủ Ngô Đình Diệm.

2- Khả năng thúc đẩy các tướng lĩnh làm đảo chính, trên một mức độ nhất định do họ quyết định, nhưng cũng do chúng ta quyết định.

3- Chúng ta nên hành động toàn diện, thúc đẩy các tướng lĩnh mau chóng tiến hành.



Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM