Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:45:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 2  (Đọc 136850 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #60 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 04:42:50 pm »

Tưởng Giới Thạch "quan tâm đặc sứ”

Ngày 1 tháng 11, Ngụy Cảnh Mông đến báo cáo với Tưởng Kinh Quốc nội dung cuộc nói chuyện cuối cùng giữa ông ta với Lui và cho biết "đã có người có thể liên lạc với chúng ta ở Tôkyô" . Tưởng Kinh Quốc cho gọi Diệp Tường Chi tới, nhấn mạnh tầm quan trọng việc giữ bí mật chuyện này.

Ngụy Cảnh Mông nêu ý kiến.

- Sau chuyến sang thăm của Lui, dù có xảy ra chuyện gì cũng không đến nỗi quá tệ. Quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ không xấu đi, nhưng mấy năm nay Mỹ đã có những cuộc hội đàm với Mao Trạch Đông ở Vácsava. Dù Ních sơn thắng, ông ta cũng sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong việc nói chuyện với Bắc Kinh chứ không giúp chúng ta quay trở về đại lục nếu có đánh nhau cũng sẽ không viện trợ cho chúng ta. Cho nên, chúng ta vì sao không bàn với Liên Xô việc đánh đổ kẻ thù chung

Tưởng Kinh Quốc:

- Việc làm này có thể dẫn tới hậu quả rất nguy hiểm.

Ngay tối hôm đó, Tưởng Kinh Quốc gọi điện cho Ngụy Cảnh Mông bảo Lô Vi về nước một chuyến.

Trong thời gian Lui ở thăm Đài Loan, Tưởng Giới Thạch trước sau đều không có ý định gặp ông ta. Nhưng sự quan tâm của "Tổng thống" đối với từng lời nói từng việc làm của Lui ở Đài Loan có thể nói là không để sót một chi tiết nào. Ngoài việc đọc kỹ lưỡng các báo cáo, Tưởng Giới Thạch còn hai lần cho gọi La Khải tới gặp, không bỏ qua bất cứ chuyện gì dù rất nhỏ.

Lui được gặp Tưởng Kinh Quốc, không phải là do Tưởng Kinh Quốc quyết định mà là do Tưởng Giới Thạch sau hai ba ngày suy nghĩ mới gật đầu. Đó cũng là lý do vì sao lại để Lui đi tham quan miền trung nam bộ trước.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #61 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 04:43:38 pm »

III. TƯỞNG KINH QUỐC THỐNG NHẤT CÁCH GIẢI THÍCH

Lui chủ động "tiết lộ bí mật”

Ngày 2 tháng 11, Ngụy Cảnh Mông điện thoại chỉ thị cho Lô Vi về nước báo cáo, sau đó thông qua chánh văn phòng của Tưởng Kinh Quốc là Vu Trấn Vũ báo cáo với Tưởng Kinh Quốc chuyện này. Ngày 4 tháng 11, Chu Trung Phong nói cho Ngụy Cảnh Mông biết, nhà đương cục Mỹ cho người gặp ông ta, hỏi những chuyện có liên quan về chuyến đi của Lui, họ muốn biết thêm chút ít.

Ngụy nói với Chu, ông sẽ giải quyết chuyện giữa La Khải và trợ lý của ông ta.

Cùng ngày, báo "Bưu điện Oasinhtơn" trong mục "Tin tức đó đây" đưa tin:

“Ký giả Nga xuất hiện ở Đài Bắc

Cuối tháng 10, ký giả Liên Xô Lui đã sang thăm Đài Loan 4 ngày.

Lui là người móc nối để cô con gái của Xtalin viết hồi ký. Tại Tôkyô, ông ta đã được Trung Hoa Dân Quốc cấp thị thực. Ngoài Đài Bắc ra, Lui còn sang thăm Phnôm Pênh. Khi Lui rời Đài Loan muốn tiện đường ghé qua Hồng Công, nhưng bị nhà cầm quyền Hồng Công từ chối, lý do là vì Hồng Công không hoan ngliênh bất kỳ ký giả Liên Xô nào”.

Tin không ghi xuất xứ. Người ta đoán, hoặc là từ Tôkyô, hoặc là của Quốc Vụ viện Mỹ. Nhưng Quốc Vụ viện từ chối bình luận về ý kiến này.

Ngày 5 tháng 11, cơ quan hữu quan của Mỹ hỏi Phó Cục trưởng Cục Thông tin Đài Loan Diệp Mai Sinh về một số chuyện liên quan đến Lui, lại còn cho biết họ tên thật của nhân vật này là VITALI YENGENYEVICH LOUI, rằng ông này đã từng dàn xếp để Khơrútsốp sang thăm Mỹ.

Ngụy Cảnh Mông đã trả lời rằng, nhân vật này từ Nhật Bản đến, Đài Loan cấp thị thực cho ông ta với tư cách là phóng viên báo "Tin thức buổi chiều Luân Đôn", đến phút cuối cùng mới phát hiện ông ta là người Liên Xô. Ông ta đã trao đổi với Ngụy Cảnh Mông về quan hệ Mátxcơva - Bắc Kinh, cho rằng nguồn gốc chia rẽ giữa hai bên là do xung đột hạt nhân và dùng chiến thuật biển người để "cướp" Xibêri, về cuộc đàm thoại giữa Khơrútsốp và Mao Trạch Đông trên bãi biển v. v...

Ngày 6 tháng 11, Tưởng Kinh Quốc muốn biết báo “Bưu điện Oasinhtơn" đã đưa những tin tức gì về chuyến đi thăm Đài Loan của Lui.

Bàn đến chuyện có người muốn tìm hiểu chuyến đi của Lui, Tưởng Kinh Quốc bảo cứ trả lời như sau; Lui từ Tôkyô sang thăm với tư cách đại diện của báo "Tin tức buổi chiều Luân Đôn, muốn tìm hiểu về tình hình xây dựng kinh tế và hoạt động văn hóa của chúng tôi. Sau khi chúng tôi để ông ta tham quan chương trình cải cách ruộng đất, các khu chế xuất và Viện bảo tàng, ông ấy đã đi rồi.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #62 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 04:44:35 pm »

Tưởng Giới Thạch nghe báo cáo.

Ngày 7 tháng 11, Tưởng Kinh Quốc nói cho Ngụy Cảnh Mông biết, Tổng thống có thể triệu đến báo cáo về chuyện của Lui.

Quả nhiên, Ngụy Cảnh Mông đã được mời tới để báo cáo cho Tưởng Giới Thạch về diễn biến chuyến đi của Lui, nội dung các buổi trao đổi, ngoài ra còn phải báo cáo cả về bản thân, gia đình, sinh hoạt... của Lui.

Về quá trình liên hệ của Lui trước khi sang Đài Loan, Ngụy Cảnh Mông cho biết, ông ta điện trả lời cho đại sứ Chu Thư Khải ở Mỹ chứ không điện cho sứ quán ở Nhật, vì những bức điện liên quan đến chuyện này chuyển đi càng ít càng tốt. Ngụy còn cho biết, Lô Vi cũng sắp sửa về nước.

Ngụy Cảnh Mông báo cáo chừng hơn một tiếng đồng hồ. Nghe xong, Tưởng Giới Thạch tỏ ý tán thành những ý kiến phát biểu của Tưởng Kinh Quốc và Ngụy Cảnh Mông trong những lần gặp Lui.

Trong báo cáo, Ngụy Cảnh Mông đặc biệt lưu ý đến việc trước đây hai bên đã có sự hợp tác, "ở Hoa Nam chúng ta giúp đỡ cho nhân viên của họ, ở Hoa Bắc họ giúp đỡ cho người của chúng ta".

Rời khỏi Phủ Tổng thống, Ngụy Cảnh Mông liên lạc với Tưởng Kinh Quốc. Tưởng Kinh Quốc thừa nhận mình đã quên báo cáo điểm này với Tưởng Giới Thạch.

Ngụy còn báo cáo:

1- Cần cử người sang Israen, một nước không phải cộng sản.

2- Năm tới cử đại diện thông tấn đến Israen.

3- Theo đề nghị của Từ Khai Viễn, đồng ý năm tới cho một đoàn đại biểu 15 người của Tiệp, Nam Tư và Mỹ cùng sang thăm Đài Loan.

Về điều thứ hai, Tưởng Kinh Quốc yêu cầu Ngụy Cảnh Mông "án binh bất động", cũng không cần trả lời.

Ngày 18 tháng 11, Ngụy Cảnh Mông dịch cho Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc bài viết của Géipphri Bô ca đăng trên tạp chí "Thời đại" số tháng 9 có nhan đề "Anh có mua một thanh kiếm cũ mà người khác đã dùng?" Theo bài báo thì Lui là điệp viên của cơ quan tình báo KGB Liên Xô, sống rất giầu sang ở ngoại ô Mátxcơva.

Ngày 20 tháng 11, đại sứ Đài Loan ở Mỹ Chu Thư Khải gửi điện về báo cáo một tin có liên quan đến chuyến đi của Lui. Trước đó lại có một tin khác nói rằng, Mỹ và Liên Xô sẽ hợp tác ở Đông Nam Á để đối chọi với Mao Trạch Đông. Sau hội nghị Trung ương của Trung Cộng, lực lượng của Mao Trạch Đông có thể càng lớn mạnh hơn, do đó Mỹ và Liên Xô càng sợ "tính xâm lược" của Trung Cộng hơn.

Tưởng Kinh Quốc muốn Ngụy Cảnh Mông trong một vài ngày viết xong báo cáo về tình hình các cuộc tiếp xúc giữa Ngụy Cảnh Mông, Diệp Tường Chi và bản thân ông ta với Lui để cung cấp cho giới báo chí. Ba báo cáo do Ngụy Cảnh Mông sẽ viết gồm:

1- Tiếp xúc giữa Ngụy Cảnh Mông với Lui.

2- Tiếp xúc giữa Diệp Tường Chi và Ngụy Cảnh Mông với Lui.

3- Tiếp xúc giữa Tưởng Kinh Quốc với Lui.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #63 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 04:45:36 pm »

Đài Loan - Liên Xô sẽ có tiếp xúc

Ngày 29 tháng 11, Bộ Ngoại giao Đài Loan báo cáo: Sđanri Cácnô ngày 28 tháng 11 đã công bố một bản tin liên quan đến chuyến đi của Lui, trong đó dùng rất nhiều từ suy diễn, muốn ám chỉ Đài Loan và Liên Xô trong mấy tháng gần đây sẽ có những cuộc tiếp xúc về ngoại giao và chính trị.

Ngụy Cảnh Mông đã phải viết một báo cáo tóm tắt:

“10 giờ sáng ngày 30 tháng 11 đã tiếp Sđanri Cácnô, phóng viên báo “Bưu điện Oasinhtơn". Khi được hỏi về chuyện Lui, đã trả lời như sau:

Tại Tôkyô, Lui tới "sứ quán" Đài Loan. Với chứng minh thư phóng viên báo "tin tức buổi chiều Luân Đôn”, ông ta xin được sang Đài Loan thu thập tin tức về kinh tế, ruộng đất, Cố Cung v v. Sứ quán chuyển cho Cục Thông tin, và Cục đồng ý. Tới khi làm thị thực mới biết ông ta quốc tịch Liên Xô, nói rằng mình không phải đảng viên cộng sản và dưới thời Xtalin đã bị đầy đi Xibêri mười năm. Sau khi sử quán báo cáo với bản Cục như vậy, Ngụy Cảnh Mông quyết định cho phép ông ta tới Đài Loan với lý do có thể người này sang Đài Loan xin tị nạn chính trị, và đã thông báo cho bên trị an theo dõi hành động của người này để tránh những chuyện rắc rối.

Ngày 22 tháng 10, Lui tới Đài Loan, rời Đài Loan ngày 31, tại Đài Loan, ông ta ở khách sạn số 1, đã gặp Ngụy Cảnh Mông,

Ngày 23 gặp Đào Thanh Dương, tham quan Viện bảo tàng;

Ngày 24 đi Ô Lai, tối xem phim.

Ngày 25: Thăm Khổng miếu.

Ngày 26: Gặp Hội nông dân Trung phi, thăm khu chế xuất Cao Hùng, hồ Trừng Thanh.

Ngày 27: Thăm đầm Nhật Nguyệt. Tối 28: Về Đài Bắc

Ngày 29: Tưởng Kinh Quốc gặp, có mặt Ngụy Cảnh Mông; đi chơi ở Dương Minh Sơn và các vùng chung quanh.

Ngày 30: Ngụy Cảnh Mông gặp Lui.

Địa phương không có phóng viên nào biết chuyện này nên không đưa tin”.

Về nội dung cuộc nói chuyện ngày 22, Ngụy Cảnh Mông tiết lộ cho Bộ Ngoại giao:

“Cục Thông tin đã cho biết, ông ta được phép sang thăm với tư cách là phóng viên của Anh, nếu muốn xin tị nạn, Đài Loan hoan nghênh. Tổng thống Tưởng Giới Thạch rất khoan dung, cho nên có rất nhiều bọn phản động đã qui hàng. Tưởng Tổng thống dạy rằng “Không phải kẻ thù thì là bạn”, và nơi này là đất nước của tự do, có tự do ngôn luận, có tự do thăm viếng.

Khi chúng tôi nhắc đến những người "Trung Quốc tự do" không tín nhiệm Liên Xô, ông ta trả lời: Xtalin đã bị đổ, thế hệ mới đang cầm quyền ở Liên Xô. Vì Đảng Cộng sản không giữ được chữ tín trong các điều ước.

Về những hoạt động của ông ta ở Đài Loan, tôi nói với ông ta rằng: "ông muốn tìm hiểu kinh tế, nông nghiệp, cổ vật, Cục chúng tôi đã bàn bạc chuẩn bị. Ông là công dân Liên Xô, tôi xin được hỏi hai câu, nếu thấy bất tiện có thể không nhất thiết phải trả lời Chỗ chúng tôi có quyền tự do nói, cũng có quyền lợi không nói: 

Câu hỏi 1:

Hai chính quyền Mátxcơva và Bắc Kinh đều cùng một loại, sao lại sống mái với nhau đến mức này?.

Câu hỏi 2:

Tin tức về xung đột vũ trang trên biên giới Trung Xô rút cục là thế nào?

Đã thỏa thuận với Lui rằng, những cuộc nói chuyện của chúng tôi "Không ghi biên bản”, nên chúng tôi cũng không tiện nhiều lời.

Trả lời 1: Mao Trạch Đông muốn bá quyền các nước cộng sản.

Trả lời 2: Một bộ phận đất đai của Xibêri, Trung Cộng muốn "thu hồi" để “di dân”, có xung đột nhưng không lớn”.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #64 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 04:47:19 pm »

Ngụy Cảnh Mông trả lời phóng viên Mỹ

Ngày 30 tháng 11, Ngụy Cảnh Mông nói cho Sđanricácnô biết.

Lui sang thăm Đài Loan với mục đích muốn tham quan cải cách ruộng đất, tìm hiểu kinh tế và xem Viện Bảo tàng.

Đã gặp Tưởng Kinh Quốc với tư cách nhà báo. Ngụy Cảnh Mông giúp việc phiên dịch.

Tưởng Kinh Quốc muốn biết thái độ của Anh đối với Mao Trạch Đông, nhưng Lui biết không nhiều.

Lui muốn biết tình hình gần đây của đại lục và Mao Trạch Đông; quan điểm của Đài Loan đối với Trung Quốc đại lục và Mao Trạch Đông.
Lui có ấn tượng sâu sắc về Đài Loan.

Ngụy nói, theo ông ta, "Lui không có gì nguy hiểm".

Các nô: "Đó chỉ là bề ngoài".

Ngụy Cảnh Mông cho Cácnô biết, nhân dân “Trung Quốc tự do" không tín nhiệm Liên Xô và ông ta cũng đã nói với Lui về điểm này. .

Cácnô cho rằng; Lui là một nhân vật rất nguy hiểm.

Ở Phnôm pênh (thủ đô Campuchia), Cácnô đã gặp Lui tại một khách sạn cho nên mới biết ông ta vừa đi Đài Bắc. Ông ta rất tự hào là người Liên Xô đầu tiên sang thăm Đài Loan kể từ 19 năm nay. Lui hy vọng Cácnô không lợi dụng những điều ông ta tiết lộ để đưa tin.

Cácnô nói, Lui sang Đài Loan là để dò đường cho Liên Xô, vì Liên Xô hiện nay đang muốn tăng cường ảnh hưởng ở châu Á. Có bằng chứng: Liên Xô đang tỏ ra tốt với Malaixia, Sinhgapo, Campuchia, Pakixtan, Thái Lan v.v... để đối kháng với Trung Cộng. Họ thậm chí còn giúp Inđônêxia huấn luyện quân đội để đối phó lại thế lực cộng sản thân Trung Cộng ở trong nước. Liên Xô cũng đang tranh thủ Mỹ, vì Liên Xô cho rằng Trung Cộng đảng lấy lòng Mỹ.

Cácnô đề nghị Cục thông tin Đài Loan có thể tìm đọc các tài liệu công khai của Ra xít Cômađan - nhân viên đại sứ quán Liên Xô ở Phnôm Pênh - để ở Đài Loan, và xem xem sẽ có phản ứng như thế nào. Những tài liệu của Cômađan có khả năng gửi đi từ Hồng Công.

Ngoài ra, Cácnô vẫn mong được gặp Tưởng Kinh Quốc, nếu có thể bố trí được, ông ta sẽ ở lại tới thứ hai.

Ngày 1 tháng 12, Ngụy Cảnh Mông báo cáo với Tưởng Kinh Quốc về cuộc gặp với Cácnô

Tân hoa xã tố cáo Xô-Tưởng câu kết

“Tội câu kết giữa Liên Xô và Tưởng Giới Thạch, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa không phải không biết.”

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #65 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 04:47:42 pm »

Ngày 5 tháng 3 năm 1969, Tân Hoa Xã đã phát đi bức điện tố cáo việc này. Bức điện như sau:

“Tập đoàn xét lại cùng với bè lũ Tưởng Giới Thạch, kẻ thù chung của 700 triệu nhân dân Trung Quốc, đang ráo riết tiên hành câu kết phản cách mạng. Trước đây không lâu, tập đoàn xét lại Liên Xô đã cử một "ký giả" thăm tỉnh Đài Loan lãnh thổ của Trung Quốc tạm thời đang bị bè lũ Tưởng Giới Thạch chiếm cứ, âm mưu câu kết chống lại nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vĩ đại. Đây là một sự khiêu khích vô liêm sỉ của chủ nghĩa đế quốc xã hội xét lại Liên Xô đối với nhân dân Trung Quốc.

Theo các báo chí và các hãng thông tấn phương Tây tiết lộ, một người Liên Xô có tên là Vích to Lui được tập đoàn xét lại Liên Xô giao nhiệm vụ, cuối tháng 10 năm ngoái đã tới tỉnh Đài Loan với tư cách phóng viên để tiến hành các hoạt động bí mật.

Trong thời gian ở Đài Bắc, anh ta đã "hội kiến" với "Bộ trưởng Quốc phòng" Tưởng Kinh Quốc và đã "trao đổi ý kiến" về âm mưu câu kết chống lại nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vĩ đại. Lui còn đại diện cho tập đoàn xét lại Liên Xô "mời một cách không chính thức” bè lũ Tưởng cử ký giả sang thăm Liên Xô.

Một nguồn tin của hãng AP phát đi từ Mátxcơva tiết lộ. Lui sau khi về đến Mátxcơva đã có bài phát biểu, hết lời ca tụng một cách vô liêm sỉ "mặt tích cực" của bè lũ Tưởng, ra sức tô son trát phấn cho nền thống trị tội ác của Tưởng Giới Thạch tại tỉnh Đài Loan.

Đồng thời các hãng thông tấn của phương Tây và Nhật Bản còn liên tục đưa tin, ở Oasinhtơn, Tôkyô, Ốtaoa và nhiều nơi khác, "Những cuộc tiếp xúc không chính thức, giữa các quan chức ngoại giao và phóng viên Liên Xô với các quan chức ngoại giao và phóng viên Đài Loan "đã tăng lên rõ rệt".

Bè lũ Tưởng cũng đang "khuyên khích nhân viên ngoại giao" và các phóng viên của họ "tăng cường quan hệ mật thiết" với các quan chức ngoại giao và phóng viên Liên Xô.

Những sự thật đó chứng tỏ, tập đoàn xét lại Liên Xô cùng với đế quốc Mỹ câu kết với bè lũ Tưởng Giới Thạch chống lại một cách ác độc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã tới mức đê tiện như thế nào.

Sự câu kết phản cách mạng mới, đang tiến hành giữa tập đoàn xét lại Liên Xô với bè lũ Tưởng Giới Thạch tuyệt nhiên không phải là một sự kiện riêng lẻ. Từ lâu nay, họ đã phối hợp với bè lũ Tưởng Giới Thạch, tích cực phục vụ cho âm mưu của đế quốc Mỹ tạo ra "hai nước Trung Quốc”.

Năm 1963, chúng công nhiên để cho bè lũ Tưởng Giới Thạch với tư cách "một nước có chủ quyền" ký vào cái gọi là "Hiệp ước cấm thử hạt nhân từng phần”. Trên báo chí, chúng đã không biết bao nhiêu lần gọi tỉnh Đài Loan - một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc là "quốc gia”, kêu Tưởng Giới Thạch - kẻ thù chung của nhân dân Trung Quốc- là "Tổng thống". Trên các sách báo, chúng đã nhiều lần in cờ của bọn Tưởng. Chúng còn nhiều lần cùng ngồi trên ghế "đại biểu” của bè lũ Tưởng Giới Thạch trong các cuộc hội nghị quốc tế.

Giờ đây, tập đoàn xét lại Liên Xô lại ngang nhiên cử người tới tỉnh Đài Loan câu kết với bè lũ Tưởng Giới Thạch. Đây là một bằng chứng tội ác mới của chúng về những âm mưu chống lại Trung Quốc.

Việc tập đoàn xét lại Liên Xô ráo riết câu kết với bè lũ Tưởng điên cuồng chống lại Trung Quốc, đã bộc lộ đầy đủ bản chất yếu ớt của họ. Nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa càng trở nên kiên cường hơn qua cuộc tôi luyện trong đại cách mạng văn hóa vô sản là trở ngại lớn nhất trong việc tập đoàn xét lại Liên Xô câu kết với đế quốc Mỹ nhằm phân chia lại thế giới.

Hành vi ăn cướp bành trướng thế lực ra bên ngoài của chủ nghĩa đế quốc xã hội Liên Xô, đã bị nhân dân toàn thế giới lên án mạnh mẽ và phản đối kịch liệt. Cuộc đấu tranh của nhân dân Liên Xô chống lại bọn xét lại Liên Xô cũng ngày một tăng cường. Tập đoàn xét lại Liên Xô càng ngày càng gặp khó khăn.

Trong tình hình đó, việc đế quốc Mỹ và bọn phản động các nước chống lại Trung Quốc, thậm chí cả cái thây ma chính trị thối rữa từ lâu là bè lũ Tưởng Giới Thạch cũng được lợi dụng như là một của quý, chỉ biểu hiện chúng đang vấp phải những khó khăn chồng chất trong nước cũng như ngoài nước, đang đi vào ngõ cụt, đang tìm cách dãy dụa trong cơn tuyệt vọng.

Song, cho dù bọn xét lại Liên Xô, bọn đế quốc Mỹ đang nhặt nhạnh những rác rưởi để tổ chức "liên minh thần thánh" chống lại Trung Quốc, chống lại cách mạng, cũng chỉ có thể "tự lấy đá ghè vào chân mình”, càng đẩy nhanh ngày diệt vong của chúng.”
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #66 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 04:48:36 pm »

IV. ĐẶC SỨ TƯỞNG-XÔ TÁI HỌP Ở VIÊN

Sự kiện đảo Trân Bảo

Ngày 2 tháng 3 năm 1969, đã xảy ra sự kiện Đảo Trân Bảo gây chấn động thế giới.

Đảo Trân Bảo nằm ở gần bờ tây sông Usuri phía đông huyện Hổ Lâm tỉnh Hắc Long Giang Trung Quốc. Nó vốn không phải một hòn đảo mà là một bộ phận của bờ phía tây sau do dòng chảy của sông mà hình thành, nhưng đến mùa nước cạn, nó vẫn nối liền với bờ phía tây. Theo luật quốc tế trong những trường hợp này bao giờ người ta cũng lấy tuyến trung tâm của dòng chảy chính để phân chia quyền sở hữu. Theo đó, thì đảo Trân Bảo phải nằm về phía Trung Quốc. Xưa nay Trung Quốc vẫn quản lý đảo này và nó thuộc lãnh thổ Trung quốc là điều không cần bàn bãi.

Song từ những năm 60, Liên Xô bắt đầu cho lính biên phòng, máy bay trực thăng, xe lội nước xâm nhập đảo này. Trong hai tháng 1 và 2 năm 1969, lính biên phòng Liên Xô 8 lần xâm nhập đảo Trân Bảo. Giữa tháng 2, Liên Xô hạ lệnh đặt quân đội biên phòng Viễn Đông trong tình trạng báo động cấp một. Ngày 2 tháng 3, lính biên phòng Liên Xô lại xâm nhập đảo Trân Bảo, bất ngờ tập kích lính biên phòng Trung Quốc đang làm nhiệm vụ tuần tra. Hai bên dã xảy ra xung đột vũ trang, xung đột liên tiếp xảy ra trong các ngày 15 tháng 3 và 17 tháng 3. Phía Liên Xô vu cho phía Trung Quốc đã cho quân xâm phạm lãnh thổ của họ. Những người cầm đầu Bộ Quốc phòng Liên Xô thậm chí còn mang vũ khí hạt nhân ra doạ rằng sẽ cho "nhà phiêu lưu hiện đại" những đòn đánh hủy diệt.

Vụ đảo Trần Bảo không phải là sự kiện cục bộ xảy ra một cách ngẫu nhiên, mà do phía Liên Xô cố tình gây ra.

Một, mục đích trực tiếp của nó là uy hiếp Trung Quốc. Năm 1968, Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc, đã thành công về mặt quân sự. Tung ra "chủ nghĩa Brêgiơnép", Liên Xô làm ra vẻ ta đây có thể tuỳ tiện can thiệp vào các nước xã hội chủ nghĩa. Giờ đây, Liên Xô đã có cả trăm vạn quân trên biên giới Xô-Trung, đánh một trận tuy không đủ để Trung Quốc phải quy thuận ngay song cũng có thể tỏ rõ sức mạnh răn đe bằng vũ lực.

Sau sự kiện đảo Trân Bảo, ngày 5 tháng 6, tại "Hội nghị quốc tế các Đảng Cộng sản và công nhân" triệu tập tại Mátxcơva, Brêgiơnép một lần nữa công kích Trung Quốc, và đưa ra đề nghị xây dựng "hệ thống an ninh tập thể châu Á”. Sau đó lại lần lượt cử hơn 30 đoàn đại biểu đến các nước chung quanh Trung Quốc để du thuyết cho việc thành lập tổ chức này. Mục đích của việc làm đó là muốn kết hợp với hệ thống bố trí quân sự của Liên Xô ở phía bắc Trung Quốc, hình thành một vành đai mới bao vây chống Trung Quốc.

Hai, Liên Xô đánh để cho Mỹ biết tay. Ngay từ năm 1963, Liên Xô và Mỹ cùng đưa ra "Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân từng phần", năm 1968 lại đưa ra "Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân". Tuy Trung Quốc đã chế tạo được bom nguyên tử và không thể hạn chế được Trung Quốc, song lợi ích chung của Liên Xô và Mỹ trên phương diện này coi như được thừa nhận. Giờ đây Liên Xô đang khua chiếng gõ mõ muốn tổ chức thành công Hội đồng an ninh châu Âu, muốn cùng với Mỹ đàm phán về việc hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược, lại còn câu kết với Mỹ trong vấn đề Đông Dương, đánh Trung Quốc vào lúc này há chẳng có lợi cho việc giao dịch giữa Liên Xô và Mỹ?

Thế nhưng, sự kiện đảo Trân Bảo không doạ nổi Trung Quốc, "Hệ thống an ninh tập thể châu Á” trừ vài nước còn không được sự hưởng ứng, trong khi đó tân Tổng thống Mỹ Ních sơn trước sau và sau khi lên nhậm chức đều tỏ ý muốn cải thiện quan hệ Mỹ-Trung. Dư luận quốc tế đã xôn xao bàn tán, giữa Trung-Xô liệu có xảy ra đại chiến? Cánh Brêgiơnép không muốn nhìn thấy trong quan hệ tay ba Xô-Mỹ-Trung, Trung-Mỹ thì nhích lại gần nhau, còn quan hệ Xô-Trung xấu thêm nữa, ảnh hưởng đến địa vỉ của Liến Xô trong cuộc tranh giành với Mỹ. Và thế là họ chuyển sang kiếm cách hoà hoãn bầu không khí căng ' hẵng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Sự hoà hoãn này chỉ là hám phanh chứ không phải là quay đầu lại. Do chuyện này mà đã dẫn tới cuộc hội kiến đầy kịch tính tại sân bay Bắc Kj.nh giữa Thủ tướng hai nước Trung-Xô.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #67 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 04:50:52 pm »

Lui xin gặp lại

5 giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1969, Lui từ Rôm đánh điện tới yêu cầu "đại sứ quán” Đài Loan ở Rôm cấp thị thực cho đi Đài Loan, và nói do thời hạn thị thực nên ông ta không thể ở quá lâu tại Rôm.

Ngụy Cảnh Mông trả lời, Đài Bắc cũng gay go như Tôkyô, chỗ nào cũng nhan nhản phóng viên. Ngụy muốn Lui đi Băng Cốc hoặc Sinhgapo
Lui nói, ông ta không có cách nào đi Sinhgapo, đi Băng Cốc thì cũng chỉ dừng lại được 24 tiếng đồng hồ. Ở Rôm không có ai chú ý đến ông ta, do đó tốt nhất là từ Rôm đi thẳng về Đài Bắc.

Ngụy yêu cầu Lui chờ ở Rôm, năm tiếng sau sẽ trả lời.

Lui để lại địa chỉ và số máy điện thoại cho Ngụy Cảnh Mông: Khách sạn Iđen, phòng 215; tổng đài khách sạn: 480551.

8 giờ 5 phút sáng, Ngụy từ Bộ Quốc phòng gọi điện cho Lui:

- Tôi chuẩn bị một tuần hoặc 10 ngày nữa sẽ lên đường qua Hồng Công đi Băng Cốc, dọc đường sẽ dừng lại ở Malaixia, Sinhgapo dự tính ngày 18 hoặc 19 tháng 5 tới nơi. Nếu không có gì thay đổi, hy vọng được gặp ông vào ngày 20 tháng 5 tại Băng Cốc. Chuyện vì sao phải kéo dài đến thế, gặp ông tôi sẽ nói rõ. Trong thời gian này, đề nghị ông liên hệ với ông Đồ Ích Châm, tham sự tân văn của Đài Loan ở Băng Cốc, số điện thoại của văn phòng ông ấy là 58053, điện thoại ở nhà 91449. Tôi sẽ thường xuyên cho Đồ Ích Châm biết hành trình của tôi.

Lui: 

- Thị thực có vấn đề. Tôi chỉ có thể mang thị thực quá cảnh tới Băng Cốc. Đề nghị chọn bất cứ thời gian nào trong vòng một tuần để gặp nhau.

Ngụy Cảnh Mông:

- Nhưng tôi không thể tới Băng Cốc trước ngày 20 tháng 5. Đề nghị ông sẽ sắp xếp lại kế hoạch và cho tôi biết.

Lui :

- Quả thật có khó khăn, mong ông xem lại, liệu có thể lên đường sớm trong vòng một tuần và gọi điện cho tôi.

Ngụy Cảnh Mông:

- Chờ xin chỉ thị, sẽ trả lời sau.

Khi Ngụy Cảnh Mông báo cáo với Tưởng Kinh Quốc chuyện này, Tưởng nói: 

- Không được. Nếu tối nay Lui không gọi lại thì gọi điện báo cho ông ta biết, không thể gặp mặt trước 20 tháng 5.

Sau đó, Tưởng Kinh Quốc lại gọi điện bảo Ngụy:

- Không cần thiết gọi điện cho ông ta nữa, đến chỗ tôi ngay.

Khi Ngụy Cảnh Mông tới dinh của Tưởng Kinh Quốc ở Đông lộ Trường An, Tưởng bảo Ngụy:

- Tốt nhất là không đi Băng Cốc ngày 20 để gặp ông ta. Nếu ông ta gọi điện và vẫn giữ ý kiến muốn gặp trong vòng một tuần hoặc mươi ngày tới thì bảo sẽ gặp nhau ở Rôm hoặc Viên. Nếu không gọi lại thì vẫn đi Băng Cốc trước ngày 20, chờ ở đó vài ngày.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #68 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 04:51:01 pm »

10 giờ ngày 4 tháng 5, Lui gọi điện thoại về nhà riêng của Ngụy, Ngụy không có nhà. 2 giờ 5 phút chiều, Ngụy gọi điện cho Lui, 4 giờ mới nối được mạng (phải qua Mỹ). Lúc này, Lui đã chuyển sang ở khách sạn Lao đơn ở Viên, điện thoại số 852430. Ông ta hy vọng tháng 6 được gặp Ngụy Cảnh Mông, hoặc giả được gặp ngay ở Viên.

Ngụy trả lời:
"Có thể gặp ở Viên từ 12 đến 14 tháng 5".

Sau cuộc nói chuyện qua điện thoại, Ngụy Cảnh Mông lập tức liên hệ với Tưởng Kinh Quốc. Vì Tưởng đi Khánh Sinh du lịch nên mãi đến 6 giờ chiều mới gọi được điện. Ngụy Cảnh Mông báo cáo nội dung điện thoại với Lui, Tưởng Kinh Quốc nói:

- Cân nhắc thêm rồi hãy trả lời.

Ngụy thưa:

- Tôi phải gọi điện cho Lui báo cho biết quyết định.

Ngày 5 tháng 5, Tưởng Kinh Quốc lại gọi điện: Việc đầu tiên ông ta thông báo cho Ngụy biết người Tây Đức tên là Klasốpxki kiếm được báo cáo ngày 26 tháng 3 của một phóng viên Mátxcơva:
 
“Sêlêpin, Bêlisa, v.v... chủ trương tiếp cận với Đài Loan. Trong cuộc họp gần đây, có 5 kiến nghị về những vấn đề cơ bản và đã được cấp trên ủng hộ có điều kiện:

A. Chế độ Mao có khả năng tan vỡ và nội chiến, (Liên Xô) có thể hợp tác với Đài Loan và rất có triển vọng

B. Cơ sở hợp tác Trung Xô, có thể dùng điều kiện hoặc mật ước để qui định. Hai bên thỏa thuận sau khi phe cánh Mao tan rã, sẽ thành lập một Chính phủ liên hiệp giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản mới.
 
C. Chế độ của Nhà nước Trung Quốc mới không nhất định phải sử dụng tên gọi Đảng Cộng sản, nhưng cần phù hợp với điều kiện tiến bộ của kinh tế xã hội. Cho nên trong một thời kỳ tương đối, có thể là một "chế độ nhà nước dân chủ nhân dân" của hai bang.

D. Chính phủ Liên Hợp Quốc - Cộng mang tính chất quá độ, viện trợ của Liên Xô đến với Chính phủ liên hiệp không chỉ có đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc mới; có điều, vì Đảng Cộng sản Trung Quốc mới cần một thời gian tương đối lâu mới có thể phát triển thành một đảng thân Liên Xô có đủ sức mạnh về xã hội và chính trị, cho nên Liên Xô trước tiên phải hợp tác với Quốc Dân đảng Trung Quốc.

E. Chính sách Viễn Đông của Mỹ là trở ngại lớn nhất trong việc Mátxcơva tiếp cận với Đài Bắc.”


Tưởng Kinh Quốc nói:

- Sau khi nghiên cứu, tôi cho rằng Bêlisa không cùng một duộc với Sêlêpin; Bêlisa thuộc phái già còn Sêlêpin thuộc phái trẻ.

10 giờ 30 sáng ngày 6 tháng 5, Tưởng Kinh Quốc hẹn gặp Ngụy Cảnh Mông. Tuyến hành trình của Ngụy được thay đổi như sau: Hồng Công - Singapo - Cualalămpơ - Băng Cốc - Viên - Rôm - Băng Cốc - Hồng Công.

Tưởng muốn Ngụy có một chuyến công cán hết sức thoải mái. Chừng nào lên đường sẽ đưa tin, nhưng Ngụy từ nước ngoài liên lạc với Đài Loan tuyệt đối không được nhắc đến tên "Lui"

3 giờ 15 chiều, Ngụy lại gặp Tưởng Kinh Quốc để bàn việc sau này liên tục bằng cách nào. Tưởng cho thêm ý kiến:

- Tốt nhất là đưa cả Bỉ vào trong hành trình, càng nhiều nước càng tốt. Tôi đã báo cáo với Tổng thống, ông có thể dừng lại ở Hồng Công tới 2 ngày.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #69 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 02:20:23 pm »

Tưởng Giới Thạch thẩm định nguyên tắc hội đàm

4 giờ chiều, Ngụy Cảnh Mông theo Tưởng Kinh Quốc tới dinh Dĩ Lâm gặp Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch góp ý kiến chi tiết về chuyến đi của Ngụy Cảnh Mông. Ngụy Cảnh Mông ghi lại như sau:

1- Trong chuyến hành trình, bổ sung thêm các nước Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch. 

2- Sẽ đọc cho Lui nghe những điểm quan trọng trong văn bản Tưởng Kinh Quốc và Ngụy Cảnh Mông soạn thảo đã được Tưởng Giới Thạch đích thân sửa chữa và phê chuẩn. Đọc xong, văn bản sẽ hủy ngay. Ngụy không mang theo bản gốc bằng tiếng Trung Quốc.

3- Nếu Lui hỏi các vấn đề dưới đây, Ngụy chỉ nên trả lời miệng.

a- Hỏi Ngụy có mang văn bản hoặc điều kiện gì từ Đài loan tới 

Đáp: Vì ông yêu cầu tôi sang gặp, nên cũng không chuẩn bị gì.

b- Đài Loan cần vũ khí và trang bị gì

Đáp: ông biết rất rõ tình hình trang thiết bị của Đài Loan chúng tôi, nên có thể nêu ra trước một danh sách.

4- Cuộc gặp lần sau nên tiến hành ở Đài Loan, và mọi việc phải do Tưởng Giới Thạch hoặc Tưởng Kinh Quốc quyết định, mà hai người lại không thể lặng lẽ rời Đài Loan không ai biết.

5- Nếu cuộc gặp lần sau chỉ bàn bạc ở Viên hoặc một nơi nào khác đều được cả,

(Nhiệm vụ quan trọng nhất của Ngụy lần này là bàn miệng với nhau sẽ hợp tác ra sao, và nên tiến hành theo các bước thế nào để lật đổ chính quyền của Mao).

Về 5 nguyên tắc được Toà án nhân dân tối cao phê chuẩn, Ngụy Cảnh Mông ghi: .

1- Chính quyền của Mao ở Trung Quốc đại lục tồn tại, đã nguy hại tới lợi ích cơ bản của cả hai bên AB (A: Trung Quốc, B: Liên Xô), nếu cứ để nó tiếp tục phát triển tất sẽ gây ra những hậu quả xấu, điều này là cơ sở cho sự hợp tác hai bên AB.

2- Biện pháp liên quan đến sự hợp tác, trước hết phải lấy việc hai bên cùng phối hợp như thế nào để lật đổ chính quyền Mao và những chính sách hai bên cần áp dụng sau khi đã lật đổ được chính quyền đó làm điều kiện tiên quyết, cho nên trước khi bàn các biện pháp phải quyết định chính sách.

3- Việc hai bên cùng hợp tác lật đổ chính quyền của Mao, có thể sẽ nhận được sự tán đồng trong Chính phủ và nhân dân đại lục song quyết không thể lại áp dụng cái chính sách mà trong lịch sử đã thất bại và do đó đã gây ra tai hoạ to lớn cho cả hai bên, đó là cái gọi là "chính sách Quốc Cộng hợp tác".

Mọi hành động lấy danh nghĩa Đảng Cộng sản để kêu gọi, chẳng những khiến nhân dân Trung Quốc hãi hùng, căm giận mà cả những phần tử chống Mao trong tổ chức cộng sản của Mao cũng sẽ đứng lên chống lại; việc này cũng chỉ có hại và hoàn toàn bất lại đối với bên B.

Năm đó, bên B nếu tuân thủ "Hiệp ước hữu hảo Trung-Xô" ủng hộ Chính phủ quốc dân do Tưởng uỷ viên trưởng lãnh đạo hoàn thành được công cuộc thống nhất, thì chắc chắn không dẫn đến tai hoạ chung cho cả hai phía như hiện nay.

4- Để thu hút các phần tử chống Mao trong bộ máy chính quyền của Mao, bên A dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc sẽ thành lập Mặt trận liên hiệp cứu quốc chống Mao, nó là một thành viên trong các đảng phái trong cả nước tham gia vào cuộc chiến tranh chung diệt Mao phục quốc.

5- Về các vấn đề cơ bản của hai phía A và B, như biên giới, kinh tế, ngoại giao v. v. sẽ được coi là những đề tài chính bàn bạc từ nay về sau.

Ngày 7 tháng 5, Tưởng Kinh Quốc lại chỉ thị cho Ngụy Cảnh Mông:

1- Không đưa tin về chuyến đi công cán nước ngoài.

2- Có thể không bàn tới 5 nguyên tắc.

3- Trong thời gian ở nước ngoài, tuyệt đối không liên hệ trực tiếp với ông ta.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM