Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:09:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 2  (Đọc 137013 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #40 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 01:06:47 pm »

Chủ trương này đã gây xôn xao trong chính giới Mỹ, người phụ hoạ theo cũng không ít. Phó Tổng thống Mỹ Hamphrây trong bài diễn văn ngày 19 tháng 3 cũng nói đến: "Chúng ta phải thực hiện ngăn chặn cộng sản châu Á mà không cô lập nhân dân Trung Quốc”. Một giáo sư khác cũng là chuyên gia "vấn đề Trung Quốc" của trường Đại học Côlômbia đưa ra cái gọi là chính sách ‘hai bút vẽ cùng một lúc”, về thực chất cũng cùng một ý như vậy.

Trên thực tế, công thức “ngăn chặn mà không để cô lập” chẳng qua chỉ là biểu hiện của sách lược “chống cách mạng bằng cả hai tay" của đế quốc Mỹ trong chính sách đối với Trung Quốc. Nói tóm lại, đó tức là một mặt tiếp tục xâm lược và bao vây Trung Quốc, ngăn chặn và cô lập Trung Quốc; một mặt âm mưu "diễn biến hoà bình" đối với Trung Quốc. Và “hai tay" đó, lấy "ngăn chặn" là chính:

Báo ‘Khoa học Cơ đốc giáo" ngày 5 tháng 3 khi bình luận về chủ trương trên vạch rõ; chính sách "ngăn chặn " Trung Quốc bằng quân sự của Mỹ không hề thay đổi. Ngược lại do hậu quả của chiến tranh Việt Nam, chính sách này ngày càng tăng cường". Chính phủ Giôn sơn “hy vọng đồng thời với việc thi hành chính sách đó, thực hiện một chính sách lâu dài... để đưa những người cộng sản (Trung Quốc) đi vào con đường mà nước Nga từ Xtalin đến Brêgiơnhép đã đi qua, từ bỏ bạo lực và tỏ ra có thái độ trách nhiệm cần thiết”. điều này đã vạch rõ thực chất phản cách mạng của chính sách "ngăn chặn mà không để cô lập”

Song, đế quốc Mỹ đã chọn sai đối tượng. Nhân dân Trung Quốc sớm đã thấy rõ bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ, dù là một tay “cứng" hay là một tay “mềm”, hay là đồng thời dùng cả hay tay “cứng, mềm”, đều ép không nổi, lừa chẳng xong nhân dân Trung Quốc.

Liệu những biện pháp này của Mỹ có mang lại kết quả gì không, ngay chính tập đoàn thống trị Mỹ cũng rất hoài nghi. Ngày 16 tháng 3 Bânđi nói, nước Mỹ lâu nay vẫn áp dụng những biện pháp theo phương châm "ngăn chặn mà không cô lập” nhưng xem chừng không thấy có những dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách:

Trong tình thế không biết dựa vào đâu, một nhóm giáo sư trường Đại học Ha vớt - những nhân vật quyền uy trong "vấn đề Trung Quốc" lần này lại lôi ra phương án “hai nước Trung Quốc" cũ rích từ lâu đã thối rữa. Họ kêu gọi "đồng thời với việc giữ quan hệ với Đài Loan, nên tiến hành đàm phán về việc thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện, chính thức với Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”, "tiếp nhận Bắc Kinh vào Liên Hợp Quốc" v.v...

Ngoài ra cũng có một số người cổ xuý nào là tiến hành "thảo luận vô điều kiện" với Trung Quốc, nào là "thiết lập quan hệ ngoại giao" trước rồi sẽ quyết định tương lai Đài Loan v. v.. và v v .. đủ vẻ đủ loại đủ hình. Thế nhưng, ngay cả Đin Raxcơ cũng không thể không thừa nhận, do Trung Quốc phản đối việc đưa ra kiến nghị về “hai nước Trung Quốc chẳng đem lại kết quả gì”. Đại biểu Mỹ tại Liên Hợp Quốc cũng nói: "Trung Quốc cộng sản chẳng tỏ ra hứng thú gì về chính sách hai nước Trung Quốc. Cảm hứng duy nhất của họ là chính sách một nước Trung Quốc”.

Đế quốc Mỹ kiên trì thái độ thù địch với nhân dân Trung Quốc, điều này do bản chất phản động, xâm lược của nó quyết định, không còn ai lạ gì. Điều kỳ quặc là, Mỹ vẫn cứ muốn tìm “lối thoát" trong cái ngõ cụt của chính sách chống Trung Quốc.

Cuộc tranh cãi về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc một lần nữa chứng tỏ đó chẳng qua chỉ là một ảo tưởng. Bao nhiêu chính khách, “học giả’, “chuyên gia" thảo luận đi thảo luận lại mà vẫn không đưa tới một kết quả nào, có thảo luận nữa chắc cũng vẫn vậy.

Thưa các ngài Oasinhtơn, các ngài có thể ngừng được rồi đấy!”
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #41 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 01:07:34 pm »

Cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi.

Trong khi nhân dân Việt Nam quyết chiến với đế quốc Mỹ và giành được những thắng lợi to lớn thì quân dân Campuchia cũng mở cuộc phản công chiến lược. Bắt đầu từ đầu năm 1975, quân đội Campuchia đã hiệp đồng tấn công trên cả 3 chiến trường trong cả nước, vùng hạ du sông Mê Công, khu vực chung quanh Phnôm Pênh và chung quanh một số thành phố tạm thời bị quân địch khống chế.

Từ tháng 1 đến tháng 2, lực lượng vũ trang nhân dân lần lượt đánh chiếm các cứ điểm quan trọng chung quanh Phnôm Pênh, chặt đứt các đường giao thông quan trọng, tiêu diệt nhiều cứ điểm của địch trên hai bờ sông Mê Công, khống chế quân địch bị bao vây chặt trong các thành phố, binh lực của địch bị phân tán và giam chân tại chỗ. Trong hai tháng, hơn 4 vạn tên địch bị tiêu diệt, hơn 700 cứ điểm bị nhổ bỏ.

Tới thời điểm này, quân dận Campuchia đã trải qua 4 năm đấu tranh anh dũng, tiêu diệt cả thảy hơn 50 vạn quân địch. Tập đoàn Lonnon bị vây khốn ở Phnôm Pênh, sống thoi thóp nhờ vào sự tiếp tế bằng đường không của Mỹ.

Cuối tháng 3 năm 1975, lực lượng vũ trang nhân dân Campuchia mở đợt tấn công cuối cùng vào tập đoàn Lon non, đã đột phá tuyến phòng thủ phía Phnôm pênh. Ngày 1 tháng 4, giải phóng Nai leng. Ngày 15 tháng 4 đánh chiếm sân bay Pôchentông. Ngày 17 tháng 7, giải phóng Phnôm Pênh, đánh bại hoàn toàn đế quốc Mỹ và bọn tay sai, giành thắng lợi vĩ đại cho cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc.

Trong khi đó, tình hình Lào cũng có những chuyến biến lịch sử. Quân dân yêu nước Lào một mặt kiên trì đấu tranh vũ trang, một mặt không ngừng nỗ lực tìm kiếm hoà bình giải quyết vấn đề Lào. Ngày 21 tháng 2 năm 1973, tại Viên Chăn, đại diện toàn quyền các lực lượng yêu nước Lào và đại diện toàn quyền của Chính phủ Viên Chăn đã chính thức ký kết "Hiệp định về việc khôi phục hoà bình và thực hiện hoà hợp dân tộc ở Lào". Vấn đề Lào sẽ do hai bên ký kết giải quyết bằng hiệp thương theo tinh thần hòa hợp dân tộc.

Hiệp định còn qui định rõ ràng, Mỹ phải tuân thủ và nghiêm túc thực hiện Hiệp định Giơnevơ năm 1962, phải rút hết các nhân viên quân sự ra khỏi Lào, đình chỉ mọi hành động quân sự đối với Lào. Như vậy, nhân dân Lào trong tình hình không có sự can thiệp từ ngoài vào, đã có thể giải quyết công việc nội bộ của mình, thực hiện nguyện vọng dân tộc và những quyền lợi dân tộc cơ bản của mình. Theo hiệp định, ngày 5 tháng 4 năm 1974, Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời và Uỷ ban liên hiệp chính trị dân tộc với tư cách là hai cơ quan quyền lực trung ương sẽ đồng thời tuyên bố thành lập.

Sau khi Hiệp định Viên Chăn được ký kết, phái cực hữu ở Lào phá hoại hiệp định, liên tiếp tổ chức các cuộc tấn công lấn chiếm vùng giải phóng. Bọn Xananicon còn âm mưu làm đảo chính lật đổ, cách mạng Lào đã lãnh đạo nhân dân Lào, một mặt củng cố và phát triển vùng giải phóng, một mặt vạch trần tội ác của thế lực cực hữu phá hoại hiệp định Viên Chăn, đồng thời kiên quyết đánh trả cuộc phiêu lưu quân sự của phái cực hữu, đã đập tan cuộc tấn công lấn chiếm của chúng.

Tháng 4 năm 1975, tình hình Đông Dương chuyển biến hết sức mau lẹ, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam và Campuchia đã giành được thắng lợi hoàn toàn, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho cách mạng Lào.

Trong tình thế đó, ngày 5 tháng 5 năm 1975, Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào ra lời kêu gọi quân dân cả nước tiến hành ba cuộc tiến công chiến lược: cuộc tiến công giành chính quyền của quần chúng nhân dân, cuộc tiến công phối hợp giữa quân đội phái hữu nổi dậy với các lực lượng yêu nước và cuộc tiến công quân sự của quân giải phóng nhân dân Lào. Nhân dân Lào hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Nhân dân Cách mạng, vùng lên giành chính quyền, và ngày 23 tháng 8 cùng năm đã thành lập chính quyền cách mạng tại thủ đô Viên Chăn, đánh dấu cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Lào đã thu được thắng lợi quan trọng.

Ngày 1 tháng 12 năm 1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào đã được triệu tập tại Viên Chăn, tuyên bố xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Đến đây, cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Đông Dương do nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia tiến hành đã kết thúc thắng lợi. Tiếp sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, đây lại là một thắng lợi vĩ đại nữa của nhân dân thế giới giành được trên con đường giải phóng dân tộc chống lại sự xâm lược của nước ngoài.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #42 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 01:08:53 pm »

Chương IX
GIÔNSƠN MỜI BRÊGIƠNHÉP, CÔSƯGHIN BÍ MẬT SANG NIU OÓC.
MỸ XÔ TRANH NHAU CHƠI CON BÀI TRUNG QUỐC.
MAO TRẠCH ĐÔNG CHIA BA THẾ GIỚI.

I. HỘI NGỘ Ở GLASBÂU

Mỹ Xô vẫn không đạt được thoả thuận
.

Năm 1963, Kennơđi bị ám sát, Giôn sơn kế nhiệm Tổng thống. Năm 1964, Khơrútsốp bị hạ bệ, lãnh đạo Kremlin thay người.

Sáng ngày 23 tháng 6 năm 1967, bầu không khí trong sân trường Đại học Flasbaau bang Niu Zécxi (Mỹ) vừa trang nghiêm vừa căng thẳng. Cả khu trường được canh gác nghiêm ngặt, cảnh sát vũ trang thường xuyên đi tuần tra chung quanh. Sau 6 năm, cuộc hội đàm thượng đỉnh Xô-Mỹ lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Giôn sơn và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Côsưghin sẽ diễn ra tại nhà ông hiệu trưởng của trường đại học này để bàn về quan hệ Xô-Mỹ và những vấn đề quốc tế hai bên cùng quan tâm.

Tổng thống Giôn sơn có mặt từ sớm, thái độ tỏ ra rất nghiêm trang. Nhưng khi Côsưghin tới, cái bắt tay giữa ông ta và Côsưghin kéo dài tới 30 giây. Côsưghin ngắm nhìn thảm cỏ xanh mướt với hàng cây du, cây cao su cây bồ đề nói với Giôn sơn:

- Ngài đã chọn một nơi tuyệt vời.

Cuộc hội đàm lần này do phía Mỹ đơn phương nêu ra. Trước lời mời của Giôn sơn, phía Liên Xô phản ứng của Tổng bí thư Brêgiơnép không xuất hiện, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Côsưghin nhân chuyến sang Mỹ họp hội nghị đặc biệt của Liên Hợp Quốc về vấn đề Trung Đông tranh thủ gặp mặt, cho nên không phải là một cuộc thăm chính thức nước Mỹ.

Các nhà quan sát cho rằng, cuộc hội đàm giữa Giôn sơn và Côsưghin diễn ra do tình hình Mỹ ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam, khủng hoảng Trung Đông có chiều hướng ngày càng gia tăng, thế giới đang đứng trước mối đe doạ phổ biến vũ khí hạt nhân.

Cuộc hội đàm bí mật ngày 23 kéo dài suốt hơn 5 tiếng đồng hồ, chỉ có hai phiên dịch có mặt. Hai nhà lãnh đạo thảo luận chủ yếu về tình hình Trung Đông và Việt Nam, sau hội đàm đều tỏ ra thoải mái vui vẻ, mặt mũi tươi tỉnh. Ngày 25 diễn ra cuộc mật đàm lần thứ hai, đã thảo luận về điều ước ngăn ngừa việc phổ biến vũ khí hạt nhân, xem xét lại hiện trạng quan hệ Mỹ-Xô, trao đổi lập trường của tôi bên về những vấn đề chưa được giải quyết.

Kết thúc các cuộc hội đàm, hai bên không ra thông báo hoặc tuyên bố chung. Nhưng tại cuộc họp báo cuối cùng, cả hai nhà lãnh đạo đều đánh giá cuộc hội đàm lần này "rất tốt, rất bổ ích"; có bước tiến triển trên phương diện làm giảm bớt sự hiểu lầm nhau cũng như trong vấn đề tái giảm quân bị; cả hai bên đều mong muốn cố gắng tìm kiếm những tiếng nói chung.

Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo chưa thoả thuận được với nhau về vấn đề chấm dứt cuộc chiến tranh Trung Đông, sự chia rẽ sâu sắc giữa Mỹ Xô trong vấn đề chiến tranh Việt Nam vẫn tồn tại.

Theo nhận xét của một số nhà quan sát, kết quả lần hội đàm này cũng chẳng khác gì kết quả cuộc hội đàm ở trại Đa vít giữa Aixenhao và Khơrútsốp và cuộc hội đàm ở Viên giữa Kennơđi và Khơrútsốp.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #43 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 01:10:05 pm »

Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc

Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Giôn sơn tuyên bố ông ta không có ý định tái tranh cử Tổng thống. Nhưng sau đó, ông ta vẫn tiếp tục tỏ ra rất hào hứng đối với hội nghị thượng đỉnh. Mùa thu năm đó, Giôn sơn tỏ ý đang cân nhắc muốn gặp Côsưghin một lần nữa ở Mátxcơva hoặc mở một thành phố châu Âu trung lập nào đó. Sau đó, hai bên đã thoả thuận về việc bố trí một hội nghị thượng đỉnh giữa những người cầm đầu Chính phủ và dự tính sẽ đồng thời tuyên bố kế hoạch vào ngày 21 tháng 8. Nhưng ngày 20 tháng 8, Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc, kế hoạch này vì thế đã bị thủ tiêu.

Từ mùa đông năm 1967 đến nửa năm đầu 1968, Tiệp Khắc đã tiến hành một loạt cải cách về chính trị và kinh tế ngược với mô hình Liên Xô. Việc này khiến Liên Xô tức giận. Tháng 12 năm 1967, Brêgiơnép đích thân sang Praha can thiệp. Kết quả là đã ngăn chặn được tình hình. Tháng 1 năm 1968, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc cách chức Bí thư thứ nhất của Nôvốtny, Đúpsếch lên thay. Tháng 4, "Cương lĩnh hành động" tiến hành cải cách được thông qua.

Liên Xô càng khẩn trương hơn, lập tức lôi kéo mấy nước Đông Âu, nhiều lần gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, liên tiếp gây áp lực buộc Tiệp Khắc phải thay đổi đường lối; thậm chí điều động quân đội "tập trận" ở khu vực biên giới Liên Xô - Ba Lan - Tiệp Khắc - Hungari. Quân đội Liên Xô tiến vào lãnh thổ Tiệp Khắc "tập trận” nhưng sau đó không rút.

Những người lãnh đạo Đảng và Chính phủ Tiệp Khắc không chịu thoả hiệp, họ một mặt nhiều lần giải thích với phía Liên Xô, bảo đảm rằng công cuộc cải cách ở Tiệp Khắc không đi ngược con đường xã hội chủ nghĩa, không làm suy yếu khối liên minh với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; một mặt kiên trì cải cách và dự định sẽ triệu tập Đại hội lần thứ 14 Đảng Cộng sản Tiệp Khắc vào ngày 9 tháng 9 để dọn đường cho công cuộc cải cách tiến thêm một bước.

Can thiệp chính trị mãi không có kết quả, Liên Xô hạ quyết tâm sẽ bất ngờ đưa quân vào Tiệp Khắc. Ngày 3 tháng 8, những người lãnh đạo cao nhất của 6 đảng Liên Xô và các nước Đông Âu một lần nữa gặp nhau ở Bratítxlava (Tiệp Khắc), bề ngoài có vẻ thỏa hiệp với nhau. Thông báo của Hội nghị chỉ nói đến những nguyên tắc chung các nước xã hội chủ nghĩa cần tuân thủ trong các vấn đề quốc tế, không đả động gì đến tình hình Tiệp Khắc, lại còn tuyên bố sẽ lập tức rút hết quân đội Liên Xô còn đóng trên lãnh thổ Tiệp Khắc.

Tiếp đó, báo chí Liên Xô cũng ngừng công kích Tiệp Khắc. Ngày 5 tháng 8, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Đúpsếch lạc quan tuyên bố trong diễn văn của mình rằng, hội nghị 6 nước "đã thực hiện nguyện vọng của Tiệp Khắc", "nỗi lo lắng về chủ quyền của nước ta (sẽ bị phá hoại) là hoàn toàn không có căn cứ". Lúc này, mặc dầu Tổng thống Nam Tư Ti tô, Bí thư thứ nhất Đảng Hungari Ka đa đã cảnh cáo Đúpsếch, nhưng Đúpsếch đã bị mê hoặc bởi ấn tượng giả tạo của cuộc hội nghị vừa qua, mất cảnh giác đối với Liên Xô.

Việc bố trí lực lượng quân đội đã hoàn tất. Ngày 19 tháng 8, Brêgiơnép triệu tập hội nghị khẩn cấp Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và quyết định đưa quân vào Tiệp Khắc được thông qua. 23 giờ ngày hôm sau, 17 sư đoàn quân Liên Xô cộng thêm 6 sư đoàn của một số nước Đông Âu, cùng với vài nghìn xe tăng, 800 máy bay, cộng tất cả 25 vạn người, dưới quyền chỉ huy của Palốpski tràn vào lãnh thổ Tiệp Khắc, đồng thời cho quân nhẩy dù xuống thủ đô Praha và 5 thành phố khác.

Sáng sớm ngày 21 tháng 8, trên bầu trời Praha xuất hiện một máy bay dân dụng Liên Xô. Lấy cớ máy móc bị trục trặc, máy bay được phép hạ cánh khẩn cấp. Nhưng khi cửa máy bay vừa mở ra thì chỉ toàn thấy lính dù Liên Xô được trang bị đẩy đủ nhảy xuống và lập tức chiếm ngay sân bay.

Tiếp đó, sư đoàn nhảy đủ với những máy bay vận tải hạng nặng chở xe tăng, thiết giáp cứ một phút lại một chiếc tiếp đất. Quân đội Liên Xô lập tức tiến vào trung tâm thành phố, bao vây Phủ Tổng thống, trụ sở Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Tiệp Khắc, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, khống chế các cơ sở quan trọng như ga xe lửa, nhà bưu điện, đài phát thanh v. v... Trong khi đó lực lượng quân đội tiến qua biên giới đã khống chế được các thành phố quan trọng, các yết hầu giao thông của Tiệp Khắc và tiến hành phong tỏa biên giới. Lúc này, tại Praha, Đại sứ Liên Xô ở Tiệp Khắc Sécnencô đi cùng với một sĩ quan cao cấp Liên Xô tới Phủ Tổng thống thông báo với Tổng thống Svôbôđa tổ chức để thành lập Chính phủ mới, nhưng ông từ chối. 

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2009, 01:10:12 pm »

Nhân dân Tiệp Khắc đã xuống đường biểu tình phản đối. Các đại biểu dự đại hội lần thứ 14 Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã vượt qua tuyến phong tỏa, ngày 22 tháng 8 đã họp đại hội trước thời hạn, thông qua nghị quyết bày tỏ sự tín nhiệm đối với Đúpsếch, đòi Liên Xô rút quân, yêu cầu thả những người bị bắt.

Việc Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc đã vấp phải sự phản đối của nhiều nước. Ngày 21 tháng 8, Tổng thống Nam Tư Ti tô ra tuyên bố tỏ ý "phẫn nộ" và bày tỏ "sự lo ngại sâu sắc" trước việc làm này của Liên Xô. Trong một cuộc mít tinh quần chúng, Tổng thống Rumani Xêauxexcu đã kịch liệt lên án hành động của Liên Xô là "chà đạp lên tự do và độc lập của nước khác". Trước tình hình quân đội Liên Xô tập kết trên biên giới Rumani, ngày 22, ông đã ra lệnh tổng động viên. Ngày 23 tháng 8, tại buổi chiêu đãi do Đại sứ quán Rumani ở Trung Quốc tổ chức nhân ngày Quốc khánh, Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai đã nghiêm khắc lên án hành động nói trên của Liên Xô.

Ngày 23 tháng 8, Liên Xô "mời" Tổng thống Svôbôđa tới Mátxcơva đàm phán. Svôbôđa kiên quyết yêu cầu phải cho Đúp-sếch và những người bị bắt khác tham gia. Ông móc khẩu súng lục đặt trên bàn họp, tuyên bố nếu không sẽ tự sát. Phía Liên Xô buộc phải đồng ý. Ngày 26, đàm phán tiến hành, tuy có sự tranh cãi gay gắt, nhưng cũng chỉ đi tới sự thoả hiệp trước áp lực quân đội Liên Xô đã chiếm đóng trên lãnh thổ Tiệp Khắc. Thông cáo sau hội nghị tuyên bố, việc Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc là do “chủ nghĩa đế quốc đang ráo riết âm mưu chống lại các nước xã hội chủ nghĩa", cho nên quân đội 5 nước phải "tạm thời tiến vào lãnh thổ Tiệp Khắc". Sau đó, Đúp xếch thôi không giữ chức vụ lãnh đạo nữa. Ngày 16 tháng 10, Liên Xô và Tiệp Khắc ký kết "Điều ước về điều kiện quân đội Liên Xô tạm thời đóng trên lãnh thổ Tiệp Khắc".

Các nước lớn phương Tây trước khi xảy ra sự kiện này hoàn toàn không phải không biết gì. Tối 20 tháng 8, Liên Xô thông báo cho Mỹ biết về quyết định sẽ đưa quân vào Tiệp Khắc. Ngày 21, hai nước Anh Pháp, nhận được thông báo. Mỹ tỏ thái độ sẽ đứng ngoài cuộc. Các nước này bị ràng buộc bởi hệ thống hiệp ước Ianta, đều thừa nhận Đông Âu là phạm vi thế lực của Liên Xô. Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc trong các ngày từ 21 đến 23 tháng 8 đã họp khẩn cấp. Đan Mạch cùng 7 nước khác đề nghị khiển trách Liên Xô và yêu cầu phải lập tức rút quân về nước, nhưng đã bị Liên Xô phủ quyết.

Chính vào thời gian này, Liên Xô tung ra thứ lý luận được mệnh danh là "chủ quyền có hạn", "chuyên chính quốc tế”; “đại gia đình xã hội chủ nghĩa" v.v... để biện hộ cho việc họ đã xâm phạm chủ quyền của Tiệp Khắc và các nước xã hội chủ nghĩa. Họ nói, "đại gia đình xã hội chủ nghĩa là một khối thống nhất không thể chia cắt được", phải "thống nhất hành động", rằng bảo vệ lợi ích xã hội chủ nghĩa tức là bảo vệ "chủ quyền tối cao", còn chủ quyền của các nước xã hội chủ nghĩa là hữu hạn. Họ nói, phải "biến chuyên chính vô sản từ chuyên chính của một nước trở thành chuyên chính quốc tế có thể có ảnh hưởng nhiệm vụ của "chuyên chính quốc tế”. Chẳng nói cũng rõ, tất nhiên đó là Liên Xô.

Ngày 11 tháng 11, phát biểu tại Đại hội lần thứ 5 Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan, Brêgiơnép đã nói trắng rằng: "Khi một nước xã hội chủ nghĩa nào đó phát triển theo chiều hướng phục hồi lại chủ nghĩa tư bản, khi đã xuất hiện mối đe doạ đối với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của quốc gia đó, đối với nền an ninh của đại gia đình xã hội chủ nghĩa, thì điều này không chỉ là vấn đề của nhân dân nước đó, mà là vấn đề chung, là chuyện phải quan tâm của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa”. Ông ta còn nói: “Đương nhiên, phải dùng tới hành động quân sự đối với một nước anh em để thủ tiêu mối đe dọa chế độ xã hội chủ nghĩa là một biện pháp không bình thường, một việc làm bất đắc dĩ do hành động của những kẻ thù của chủ nghĩa xã hội trong ngoài nước đã uy hiếp đến lợi ích chung của phe xã hội chủ nghĩa gây ra".

Song nói gì thì nói, ngày 4 tháng 12 năm 1989, những người lãnh đạo 5 nước (Liên Xô và 4 nước Đông Âu) cuối cùng cũng phải thừa nhận việc đưa quân vào Tiệp Khắc năm 1968 là sai lầm đã rút toàn bộ về nước ngày 25 tháng 6 năm 1991
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #45 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 06:01:04 pm »

Phương án Giôn sơn

Vài tuần sau khi Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc, vấn đề hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Xô lại được nêu ra. Tổng thống Giôn sơn nói rõ, để hội nghị này được coi là sự kế tiếp hội nghị Glasbâu, Hoa Kỳ yêu cầu quân đội Liên Xô không được tiếp tục xâm nhập Đông Âu, việc chiếm đóng của Liên Xô đối với Tiệp Khắc phải có sự hạn chế.

Đầu tháng 12, Tổng thống Giôn sơn cho rằng những điều kiện cần thiết để tiếp tục tiến hành hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Xô đã được thỏa mãn đầy đủ, hai bên có thể bắt đầu trao đổi ý kiến về việc triệu tập hội nghị nguyên thủ hai nước. Phía Mỹ đưa ra phương án 3 giai đoạn: Trước hết, hai bên trao đổi văn kiện nói rõ lập trường về vấn đề hạn chế vũ khí chiến lược; tiếp đó, do Hội nghị thượng đỉnh thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo đàm phán; cuối cùng là một loạt những cuộc đàm phán kỹ thuật thực thi những nguyên tắc nói trên.

Nhưng lúc này người kế nhiệm của Tổng thống Giôn sơn đã đắc cử. Nếu muốn tiến hành hội nghị thì phải triệu tập ngay vào thời điểm trước hoặc sau lễ chúa giáng sinh một tuần. Có nghĩa là, thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị cho hội nghị chỉ có hai tuần. Tổng thống Giôn sơn thông báo kế hoạch của ông ta cho Tổng thống mới đắc cử Ních sơn và đề nghị Ních sơn tham dự hội nghị với tư cách bồi đồng hoặc quan sát viên. Thực ra, chỉ trong trường hợp Tổng thống đắc cử không phản đối, hội nghị mới có thể tiến hành được. Nếu Ních sơn đồng ý với kế hoạch đàm phán của Tổng thống Giôn sơn, tự nhiên sẽ tăng cường vai trò đàm phán của Giôn sơn.

Lúc đầu; Ních sơn định cử đại sứ về hưu Rô bớt Moócphây thay mặt mình tham dự hội nghị, sau ông quyết định không tham dự vào chuyện này. Còn Tổng thống Giôn sơn thì vẫn thiết tha mong muốn cải thiện hình ảnh của mình, muốn dùng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Xô làm đỉnh cao cho cuộc đời hoạt động chính trị của ông ta. Ông dự tính khả năng đạt được thoả thuận với Côsưghin để có thể bắt tay vào cuộc đàm phán đình chỉ cuộc chạy đua vũ trang mà lâu nay vẫn gác lại đó, đồng thời bắt đầu đàm phán vấn đề chống tên lửa đạn đạo.

Xem ra Chính phủ hai nước đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán nói trên. Tổng thống Giôn sơn lo ngại, nếu bây giờ không làm những chuyện đó, Chính phủ mới sau khi lên nắm quyền lại phải mất vài ba tháng để xem xét lại chính sách của nhà nước, như vậy sẽ mất quyền chủ động, và biết đâu cũng có thể có chuyện gì đó chen vào làm lỡ mất lợi thế ngoại giao.

Tổng thống đắc cử Ních sơn tỏ ra không mặn mà với hội nghị Thượng đỉnh, điều này cũng có thể hiểu được. Hội nghị này rất có thể sẽ nguy hại đến tính linh hoạt của những chính sách sau khi ông nhậm chức. Ních sơn viết trong hồi ký, ông ta không muốn trước khi lên nắm quyền lực đã bị trói chân trói tay bởi bất kỳ một quyết định nào. Ông ta đoán rằng, hội nghị lần này nhiều lắm bất quá cũng lại đẻ ra một thứ "tinh thần" vô bổ giống như các cuộc hội nghị thượng đỉnh trước đây.

Lúc này, Ních sơn đang trù tính đưa nguyên tắc "liên hệ" vào trong quan hệ Mỹ-Xô tức là để những cuộc đàm phán sau này giành được nhiều lợi ích hơn, khi giải quyết vấn đề khống chế quân bị, phải liên hệ nó với các vấn đề kinh tế và chính trị khác. Ông ta còn muốn trước khi "kết bạn" với Chính phủ Liên Xô, trước hết phải tiến hành một cuộc họp thượng đỉnh với những người lãnh đạo các nước đồng minh châu Âu đã có thể suy ra những lý do mà Ních sơn không muốn đích thân tham gia đoàn đại biểu của ông Tổng thống sắp mãn nhiệm.

Vả lại Ních sơn cũng không muốn đính thêm một viên minh châu trên vòng nguyệt của Giôn sơn. Mátxcơva nhận được tin, Tổng thống đắc cử Ních sơn không mặn mà lắm với kế hoạch của Tổng thống Giôn sơn và điều ông ta phản đối là họp hội nghị ngay vào lúc này.
Kremli lúc đầu cũng thấy khó chịu trước việc Mỹ cứ lần khân không họp hội nghị, sau nghĩ lại hiểu ra rằng chỉ sau vài tuần lễ nữa sẽ lại làm bạn với Risác Ních sơn, vả lại cũng cân nhắc thấy tính hợp pháp của những thỏa thuận trong những ngày cuối cùng với ông Tổng thống sắp mãn nhiệm không chắc chắn lắm, Mátxcơva bắt đầu tỏ ra lạnh nhạt với cuộc họp thượng đỉnh Giôn sơn - Côsưghin.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #46 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 06:02:33 pm »

II. MẬT SỨ TỪ LIÊN XÔ TỚI.

Sứ quán Tôkyô điện gấp cho Đài Bắc
.

Ngày 11 tháng 10 năm 1968; bầu trời đêm ở Tôkyô âm u nặng nề.

Càng về khuya, Câu lạc bộ các phóng viên nước ngoài Tôkyô nằm trong nội đô càng trở nên náo nhiệt.

Các vị "hoàng đế không vương miện" đến từ các nơi trên thế giới tụ tập nhau lại khoảng trời riêng của họ, tha hồ mà xả láng, tha hồ mà nốc rượu.

Khoảng 10 giờ đêm, Lô Vi - tham sứ tân văn của "đại sứ quán" Đài Loan ở Nhật Bản đang tán gẫu với Ca-phu, phóng viên thường trú của hãng Roi tơ ở Tôkyô, phát hiện thấy một phóng viên phương Tây cao lớn, đẹp trai khoác tay một cô gái có mái tóc vàng đi thẳng về phía mình.

Qua tự giới thiệu, Lô Vi biết anh ta là phóng viên báo "Tin tức buổi chiều” của Luân Đôn, tên là Lui, cô gái đi bên cạnh là vợ. Loanh quanh đôi ba câu chuyện, Lui nói thẳng ý định của mình là muốn sang thăm Đài Loan.

Đi sâu hơn, Lô Vi biết thêm người phóng viên ấy mang hộ chiếu Liên Xô nên đã nói với ông ta, vì vấn đề rất nhạy cảm, cần phải báo cáo với Đài Bắc. 

Lô Vi vẫn thường đến Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài này, và mỗi lần đến đều có rất nhiều phóng viên nước ngoài tìm đến ông ta chuyện gẫu, trong đó có cả các ký giả hãng TASS và báo "Sự thật" Liên Xô. Lui tìm đến ông ta với tư cách là một phóng viên, Lô Vi không cảm thấy bất ngờ, đây rất có thể là do các phóng viên Liên Xô ở Tôkyô cung cấp.

Sau khi rời Câu lạc bộ Lô Vi lập tức thông qua các kênh hữu quan tìm hiểu về lai lịch của Lui. Những tin tức nhận được, cho hay người này có quan hệ KGB của Liên Xô hơn thế nữa còn có quan hệ trực tiếp với tầng lớp cao cấp Liên Xô.

Lúc này, ngoại giao của Đài Loan đang trong tình trạng khó khăn. "Hội liên hiệp hữu nghị Trung-Nhật" do Liên Thừa Chí làm hội trưởng tuy chưa đặt cơ quan đại diện ở Tôkyô, song nhiều tờ báo lớn ở Nhật vẫn thường xuyên đưa tin về hoạt động của Liêu Thừa Chí và kêu gọi bình thường hoá quan hệ Nhật-Trung. Lô Vi cho rằng, sự xuất hiện của Lui có thể mang lại cơ hội tốt cho ngoại giao Đài Loan nên đã cố sức thuyết phục đại sứ Trần Chi Mai với hy vọng nhà cầm quyền Đài Loan đồng ý với yêu cầu của Lui.

Ngày 12, Trần Chi Mai thông qua Bộ ngoại giao Đài Loan gửi điện cho Cục trưởng thông tin Đài Loan Ngụy Cảnh Mông nói rằng, phóng viên báo "Tin tức buổi chiều” của Luân Đôn là Víchto Lui (người mang tên Vương Bình trong nhật ký của Ngụy Cảnh Mông được công bố sau này) hiện đang có mặt ở Tôkyô muốn được sang thăm Đài Loan để trao đổi ý kiến về một số vấn đề. Bức điện còn nói rằng, Bộ trưởng ngoại giao Ngụy Đạo Minh đã đồng ý và còn gửi giấy cho Hoàng Thiếu Cốc, thân tín của Tưởng Kinh Quốc, đề cập đến chuyện này. Riêng với Cục trưởng an ninh quốc gia Chu Trung Phong thì chưa liên lạc được.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #47 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 06:02:41 pm »

Hồi đó, các quan chức cao cấp Đài Loan hiểu về Lui đại để như sau:

“Vích to Lui, phóng viển tờ "Tin tức buổi chiều Luân Đôn" của Anh, quốc tịch Liên Xô. Có vợ quốc tịch Anh.

Sinh viên khoa Luật học viên Ngữ văn Mátxcơva, từng làm việc cho Đại sử quán Braxin, Niu Dilân ở Mátxcơva, vì lý do chính trị bị lao động cải tạo 9 năm, năm 1955, được tha. Làm phóng viên cho hãng NBC và "Thời báo Niu Oóc”, sau làm phóng viên báo "Tin tức buổi chiều Luân Đôn".

Quen biết Jắc Anđécxơn, do ông này giới thiệu vào HHH.

Bất hòa với Khơrútsốp, moi được tin Khơrútsôp bị hạ bệ.

Sau khi thăm Đài Loan, Lui sẽ đi Campuchia, rồi đi Miến Điện, Tandania, Kênia và một số nước khác, sau đó trở về Mátxcơva.

Nói giỏi, nhạy bén, kiến thức phong phú.

Ông ta cho biết, cán bộ cộng sản Mátxcơva nghe ông ta nói chuyện, tỏ ra đồng cảm với quan điểm của mình, cho rằng Đài Loan nên tiếp xúc với Mátxcơva.

Ông ta muốn biết Đài Loan có quan hệ như thế nào về tình hình của phía bên kia (Đại lục), nhất là quan điểm về việc đánh đổ Mao Trạch Đông; đồng thời kỳ vọng được biết Đài Loan có kiến nghị gì về quan hệ với Mátxcơva.

Bắc Kinh đã hai lần từ chối cấp thị thực cho ông ta. Hiện nay Đại lục hoan nghênh người Mỹ hơn là hoan nghênh người Liên Xô. Ông ta mong được gặp ngài Tưởng Kinh Quốc hoặc Tổng thống để trao đổi về những chính sách đó.

Trong chuyên mục “Kính tiềm vọng" của tuần báo "Tin tức" số tháng 9, có nhắc đến tên của Lui, nói rằng ông ta đã biết trước không dưới một ngày tin tức về việc Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc. Có thể suy đoán, Lui muốn chứng minh các quan chức Liên Xô tin cậy ông ta.

Lui còn khẳng định Quốc tế thứ ba không thể hoạt động được nữa, chủ nghĩa cộng sản giống như đạo Cơ đốc sẽ phân biệt thành rất nhiều dòng tư tưởng. Hiện nay, mỗi nước cộng sản hoặc Đảng Cộng sản ở mỗi nước đều có một quan niệm. Chẳng hạn ở Anh, Đảng Cộng sản cho rằng không cần thiết phải lật đổ Nữ hoàng.

Mục đích chuyến đi thăm lần này của Lui, bề ngoài là muốn nhân chuyến này viết bài cho báo "Tin tức buổi chiều Luân Đôn" và đưa ra một số ý kiến nhận xét với các quan chức của Đảng và Chính phủ Liên Xô bằng những phương thức cơ mật. Nhưng ý định thực sự của ông ta muốn "Thăm dò quan điểm của Đài Loan về tình hình Trung Quốc sau Mao Trạch Đông là thế nào, và thăm dò xem liệu có thể lập lại quan hệ cũ với Liên Xô, nếu có thể, lập lại như thế nào.”

Sau khi nhận được điện, Ngụy Cảnh Mông thấy thấy vấn đề khó cần giải quyết. Một là, nói với người Mỹ như thế nào về chuyện này. Căn cứ vào tình hình lúc này, nên nói thế nào cho rõ đây? Liệu có dẫn đến sự nghi ngờ không? Hai là, vợ của Tưởng Kinh Quốc là người Nga, liệu có vì chuyến đi lại này mà ảnh hưởng đến Tưởng Kinh Quốc và chính sách của Chính phủ? Chuyện chung chuyện riêng đều nan giải.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #48 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 06:03:46 pm »

Ngụy Cảnh Mông

"Cục trưởng thông tin" Đài Loan Ngụy Cảnh Mông và Tưởng Kinh Quốc quen biết nhau đã mấy chục năm, quan hệ cũng như tình cảm đều rất đặc biệt. Sau này, con gái của Ngụy Cảnh Mông khi công bố Nhật ký "Hồ sơ Vương Bình" của cha ghi lại toàn bộ quá trình Lui tới thăm Đài Loan, đã nói rõ như sau:

“Qua những trang nhật ký của cha tôi, tôi thấy rõ mối quan hệ thân thiết giữa ông và Kinh Quốc tiên sinh, cũng như tình cảm giữa hai người thật là nồng thắm. Có rất nhiều mẩu chuyện tôi có thể kể ra đây. Hồi ông còn làm Giám đốc Thông tấn xã Trung ương, trong một chuyến công cán sang Inđônêxia ông bị thương hàn, sau đó phải đưa về điều trị ở bệnh viện Trung ương Tiến Vinh. Kinh Quốc tiên sinh biết tin vội tới bệnh viện thăm ngay ân cần hỏi han bệnh tình. Theo tôi biết, Kinh Quốc tiên sinh tuy rất quan tâm đến thuộc hạ, nhưng đích thân tới bệnh viện thăm hỏi, chuyện đó rất hiếm. 

Một lần tôi theo cha tôi đi du lịch châu Âu, đến trước Hồ Cầu nguyện ở Rôm, cha tôi ném một đồng bạc đúc xuống rồi lâm râm khấn, bấy giờ cha không nói cho tôi biết ông khấn cầu gì. Xem nhật ký tôi mới biết khi đó Kinh Quốc tiên sinh mổ trật ở mắt, cha tôi rất lo lắng, ông cầu nguyện cho tiên sinh mau chóng lành bệnh. Tôi chợt nhớ, trong những ngày đó hầu như ngày nào ông cũng gọi điện thoại đường dài về Đài Bắc, thăm hỏi bệnh tình của Kinh Quốc tiên sinh.

Trong quá trình hai người quen biết nhau, có một thời gian rất dài, hầu như cuối tuần nào cha tôi cũng đưa Kinh Quốc tiên sinh đi thị sát các nơi. Một thời gian, cũng phải tới hai ba năm, Kinh Quốc tiên sinh thường mời cha tôi đến bàn bạc trao đổi, vì thế cha tôi phải mang theo người chiếc máy nhắn tin để kịp thời nhận lệnh.

Những năm cuối đời, Kinh Quốc tiên sinh mắc bệnh mất ngủ, những lúc không ngủ được lại nghĩ đến chuyện tìm cha tôi đến hàn huyên. Họ nói đủ mọi thứ chuyện trên đời. Những trang nhật ký của cha tôi chứng tỏ ông hiểu rất sâu về tiên sinh, kể cả việc nhà lẫn việc nước. Còn sự quan tâm của cha tôi đối với tiên sinh thì khỏi phải nói. Ông rất thông cảm với nỗi khổ của tiên sinh trong việc cai quản đất nước. Cha tôi thường bảo, Kinh Quốc tiên sinh không thể không làm cái chức Tổng thống này, chứ khổ hết chỗ nói.

Cô con gái độc nhất của tiên sinh là Tưởng Hiếu Chương sống ở Xan Phranxixcô được ông yêu quí nhất, nhưng Hiếu Chương rất ít về. Tôi nhớ cha tôi có một lần đi công cán nước ngoài, ông đã đặc biệt tới Xan Phranxixcô, thay mặt Tiên sinh nói lại với Tưởng Hiếu Chương, muốn cô tranh thủ về thăm cha. Qua sự việc trên, tôi cảm thấy Kinh Quốc tiên sinh sống cô đơn quá

Mấy chục năm quen biết nhau, quan hệ cũng như tình cảm giữa cha tôi và Kinh Quốc tiên sinh thật đặc biệt. Vừa là đạo vua tôi, vừa là bạn bè thân thiết. Cha tôi là một tri thức kiểu cũ, ông rất mực trung thành, tận tâm tận lực phục vụ Tổng thống, càng trân trọng giữ gìn tình bạn thân thiết. Tình thân giữa hai người người ngoài e không thể hiểu nổi.

Bấy giờ, ngài Uông Đạo Ngôn, ngài Thẩm Chì Nhạc và cha tôi là 3 người trong những cố vấn về chính sách của nhà nước mà hàng tuần phải có một ngày tới làm việc ở Phủ tổng thống. Ngài Uông kể với tôi rằng, sau khi cha tôi mất, một thời gian rất lâu không ai dám nhắc đến tên Ngụy Cảnh Mông trước mặt Kinh Quốc tiên sinh, vì nếu nhắc đến sẽ thấy mắt tiên sinh nhòa lệ, trông rất đau lòng”.

Trung thành rất mực với nhà họ Tưởng như vậy cho nên cha con nhà họ Tưởng rất tin tưởng Ngụy Cảnh Mông. Trong đời hoạt động chính trị của ông ta, điển hình nhất có lẽ là cuộc tiếp xúc bí mật với Lui lần này. Đây là một công việc rất nhạy cảm, không phải ai cũng gánh vác nổi, chẳng những đòi hỏi phải nắm vững được tình hình các mặt, quan trọng hơn là phải truyền đạt được một cách trung thực, chuẩn xác tin tức qua lại. Nếu không phải là người được tín nhiệm tuyệt đối, ai dám phó thác cho. 

Trước khi Lui đến Đài Loan, có rất nhiều lời đồn đại về nhân vật này. Chính quyền Mỹ và Anh đều cho rằng ông ta là gián điệp của Liên Xô. Nhưng ông ta lại lấy vợ người Anh, ông ta chẳng những có sản nghiệp ở Anh, mà còn đi lại làm ăn với các công ty truyền hình Mỹ. Đối với một người Liên Xô mà nhất thời chưa chứng thực được lai lịch của người đó, nay Đài Loan cho phép tới thăm, sau việc này sẽ giải thích như thế nào với Mỹ? Và sẽ do ai đứng ra giải thích?

Suy đi tính lại mãi, Tưởng Giới Thạch đã có chủ ý đồng ý cho Lui sang thăm. Thế là Tưởng Kinh Quốc thông báo cho Ngụy Cảnh Mông biết về quyết định của người cầm quyền tối cao, và yêu cầu Ngụy Cảnh Mông tìm một người tin cậy lo việc tiệp đãi. Khi hai người nói chuyện, Phó Chủ nhiệm phòng liên lạc Cục thông tin Viện hành chính La Khải ngồi bên, Ngụy Cảnh Mông bên đề nghị Tưởng Kinh Quốc giao cho La Khải phụ trách công việc này.

Tưởng Kinh Quốc dặn đi dặn lại, những chuyện liên quan tuyệt đối không được để lộ. Ngụy Cảnh Mông đề nghị, đã cho đối phương nhập cảnh với tư cách phóng viên thì phải để cho người ta được đi đây đi đó tham quan phỏng vấn, cho nên về mặt tiếp đãi phải có sự phối hợp cho khéo, không để lộ tung tích dấu vết.

Ngày 21 tháng 10, Ngụy Cảnh Mông nhận được điện của Lô Vi, nói hôm sau Lui sẽ đáp máy bay của hàng không Dân Quốc đi Luân Đôn, 11 giờ 45 sẽ tới nơi, Lô Vi cho biết, Lui có "thành kiến" về quan hệ Trung-Xô nên đã đưa cho Lui cuốn "Nga Xô ở Trung Quốc" để ông ta đọc; Lui còn đề xuất muốn được đi thăm một vài nơi cụ thể như Viện bảo tàng Cố Cung v.v...

Ngụy Cảnh Mông báo ngay chuyện này với Tưởng Kinh Quốc, Chu Trung Phong và Cục trưởng Cục tình báo Bộ Quốc phòng Diệp Tường Chi. Chiều hôm đó, Ngụy Cảnh Mông điện thoại cho Lô Vi biết, nhà cầm quyền không thể cho Lui đi tham quan khu vực quân sự, cũng không thể để cho ông ta đi thăm nhiều nơi được. Khi cần thiết, Diệp Tường Chi có thể cử "chuyên gia" đến hội đàm với ông tại sở nghiên cứu các vấn đề quốc tế. Lô Vi nói tối sẽ đến gặp Lui để thông báo lại và đề nghị hôm sau được cùng về Đài Loan với Lui. Ngụy Cảnh Mông không đồng ý với đề nghị của Lô Vi.

Sáng hôm sau, Lô Vi lại đánh điện về báo cáo: Lui cho rằng Đài Loan nên cử đại diện sang Mátxcơva, việc này ông ta có thể giúp. Xem xong cuốn "Nga Xô ở Trung Quốc”, Lui cho rằng tác giả không công bằng đối với Liên Xô, ông ta nói bản thân chưa bao giờ bị bức hại ở Liên Xô và mong muốn làm sáng tỏ được chuyện gì.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #49 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 06:04:24 pm »

Lui phát danh thiếp

Ngày 22 tháng 10, La Khải đúng giờ ra sân bay đón Lui. Lần đầu tiên gặp mặt, ông "mật sứ" này để lại cho La Khải ấn tượng tốt. Lui cao 1,78 mét tuổi dưới 45, rất đẹp trai, đeo kính, nhìn bề ngoài giống như một giáo sư đại học, rất lịch sự. So với người Liên Xô, tiếng Anh nói rất lưu loát, Lui bảo cô vợ người Anh của ông ta hiện ở Tôkyô, sẽ về Mátxcơva trước. Ông ta còn đi du lịch Đông Á.

Trước khi sang Đài Loan, Lô Vi từ Tôkyô chuyển lời về nói rằng, Lui hy vọng ở Đài Loan ông ta không quá lộ liễu; nhưng ai ngờ vừa tới khách sạn gặp ai ông ta cũng đưa danh thiếp, tự giới thiệu mình từ Mátxcơva.

Mặc dầu Đài Loan đã bố trí kế hoạch, nhưng họ không vội cho biết chương trình để xem Lui sẽ đưa ra những yêu cầu gì, rút cục đi nước cờ nào, tài cán ra sao.

Ăn cơm trưa xong, La Khải nói với giọng thăm dò:

- Chiều nay sẽ bố trí ông gặp Cục trưởng Ngụy Cảnh Mông.

Lui hỏi:

- Lô Vi nói với tôi, Cục trưởng Ngụy rất giỏi, có quan hệ chặt chẽ với các quan chức cao cấp cao.

Lô Vi đáp:

- Cục trưởng Ngụy có thể tham gia họp Chính phủ. Ông ấy cũng xuất thân từ nghiệp báo chí.

- Cục trưởng ngày nào cũng gặp được Tưởng Giới Thạch?

- Điều này tôi không dám chắc. Ông có việc gì vậy?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM