Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 06:53:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn lửa chiến tranh lạnh - Tập 2  (Đọc 137097 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #360 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 11:15:13 am »

Srôdo đã đem "mưa lành" đến

Srôđơ và phu nhân đến Bắc Kinh ngày 15 tháng 7. Ông đã hội đàm bốn lần với Kiều Quán Hoa hồi đó là Hội trưởng học hội ngoại giao, thứ trưởng Bộ ngoại giao, cuối cùng đạt được một văn bản ghi nhớ. Theo đó hai bên cho rằng việc hai nước sớm thiết lập quan hệ ngoại giao là có thể được và về mặt này không có khó khăn gì.

Buổi tối hôm trước khi ông rời Bắc Kinh đi thăm các nơi khác, Thủ tướng Chu Ân Lai tiếp ông tại Đại lễ đường Nhân dân. Ông nói với Thủ tướng Chu khi đón ông ở cửa phòng khách: "Tôi mang tới ngài lời chúc mừng tốt đẹp nhất của Liên bang Đức". Thủ tướng Chu cười trả lời: "Tôi cám ơn ông đã đem mưa lành đến". Chả là Bắc Kinh lâu này không mưa, trước lúc tiếp kiến thì lại mưa một trận to.

Thủ tướng Chu hỏi ông mấy hôm nay để tham quan những đâu, ông nói Cố Cung và Trường Thành. Thủ tướng Chu lại hỏi ông đã leo lên độ cao nào của Trường Thành, ông nói tới đỉnh cao nhất. Thủ tướng Chu khen: "Vậy là ông đã cao gấp đối Nichsơn, và cũng cao hơn cả ngoại trưởng Pháp Suman mới đến thăm Trung Quốc tuần trước."

Sau khi kể chuyện ông đã tới nước Đức vào đầu những năm 20 và hỏi thăm những thay đổi ở Bon Kôn, và Chu Ân Lai đã trả lời những câu hỏi của 15 nhà báo cùng đi với Srôđơ. Cuối cùng, khi nói tới chuyện bia Đức và Trung Quốc, Thủ tướng bảo nhân viên phục vụ biếu mỗi nhà báo hai chai bia Thanh Đảo, và nói vui với họ "các ông không được uống trước một mình, nhất định phải đem về nước cùng uống với các phu nhân đấy."

Sau những câu chuyện xã giao, cuộc hội đàm chính thức diễn ra suốt ba tiếng rưỡi, tới tận sáng sớm hôm sau. Thủ tướng Chu cảm thấy hài lòng khi trao đổi với Srôđơ, nhất là khi nghe ông ta nói cần an ninh thật chứ không phải an ninh giả.

Ngày 29 tháng 7 sau khi trở về Bon, trong vòng chưa đầy 24 tiếng, Srôđơ đi chuyên cơ của không quân Liên bang sang nước Áo báo cáo tình hình chuyến thăm Trung Quốc với Ngoại trưởng Se rơ đang nghỉ ở đây, mấy tiếng sau lại đi máy bay về Bon.

Hôm sau, Srôđơ tổ chức họp báo phóng viên và biên tập đến rất đông, chật ních cả hội trường, nhộn nhịp chưa từng có. Ông nói, ông có ấn tượng rất sâu sắc về tầm quan trọng và sự phát triển của đất nước Trung Quốc này. "Xét về tầm quan trọng của Trung Quốc trong nền chính trị thế giới ngày nay, tôi cho rằng chuyến đi này vô cùng cần thiết. Tầm quan trọng này nhắc nhở chúng ta phải bình thường hoá quan hệ với quốc gia dân số đông đảo này. Tôi còn muốn nói rằng, Trung Quốc rất chú ý tới sự phát triển của Cộng đồng châu Âu đang ngày một lớn mạnh".

Theo ông, "Thời cơ đã chín mùi, Liên bang Đức cần nhanh chóng lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, không nên để có bất cứ khó khăn nào." Thái độ này của Srôđơ được nhiều nhân sĩ và báo chí trong ngoài Liên bang tán thành và ủng hộ.

Vương Thù không đi cùng Srôđơ thăm Trung Quốc. Mấy hôm sau nhận được điện báo của Tổng giám đốc Tân Hoa Xã bảo trở về Bắc Kinh ngay, nhưng vé máy bay rất khó mua, tới khi Vương Thù đi đường vòng qua Hà Lan, Pakistan về đến Bắc Kinh thì đã là buổi tối ngày 20 tháng 7, phái đoàn Srôđơ đã đi thăm nơi khác rồi. Cán bộ ban ngoại vụ Tân Hoa Xã, rất khen công việc của ông, và nói với ông có thể vào tối nay Thủ Tướng sẽ gặp.

Chiều hôm ấy Vương Thù được thông báo Thủ tướng sẽ gặp ông vào lúc 7 giờ tối. Vương Thù đến sớm 15 phút trước giờ hẹn. Ông bước vào phòng khách mé trái cửa phía đông Hội trường nhân dân. Bên trong chưa có ai, đèn chưa bật sáng hết, ông ngồi xuống một chiếc ghế mây tròn. Lát sau, Chu Ân Lai một mình bước vào phòng khách. Từ sau "Cách mạng văn hóa" đến nay, Vương Thù lần đầu tiên mới gặp lại Thủ tướng, ông trông già yếu hơn trước, nhưng ánh mắt vẫn sáng ngời.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #361 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 11:15:25 am »

Sau khi hỏi tên Vương Thù, thấy Vương Thù mặc quần áo thường, đi giầy vải liền hỏi:

- Ở Bon anh mác quần áo gì, sao không mặc như vậy?

Vương Thù đáp:

- Ở Bon tôi mặc âu phục, về nước thì thay ngay, cho thoải mái hơn. 

Chu Ân Lai bảo:

- Thế thì cứ mặc. Tôi đâu có trách gì anh.

Ông bảo Vương Thù ngồi xuống bên cạnh, hỏi Vương Thù trước đây học ở trường nào, vào làm ở Tân Hoa Xã lúc nào, đến Bon công tác lâu chưa. Chu Ân Lai tỏ ra hài lòng về cuộc trao đổi với Srôđơ:

- Tôi đã tiếp Srôđơ hai hôm trước đây, nói hay lắm, ông ta nói phải an ninh thật, hoà bình thật, tuyệt lắm.

Rồi ngoảnh mặt nói với Vương Thù: "Srôđơ sang thăm Trung Quốc, lẽ ra anh nên đi cùng ông ta về, khi ấy chúng tôi không nghĩ ra chuyện ấy, nên thông báo cho anh chậm mấy ngày."

Khi Chu Ân Lai đang trao đổi với Vương Thù về tình hình Liên bang Đức thì Cơ Bằng Phi, Kiều Quán Hoa và các cán bộ ở Bộ ngoại giao khác lần lượt vào phòng khách.

Thủ tướng hỏi ý kiến của Vương Thù về tình hình châu Âu. Vương Thù nghĩ bụng, Thủ tướng và các đồng chí trước đây đã nhiều năm làm công tác ngoại giao, giờ đưa ra nhận xét của mình có khác gì múa rìu qua mắt thợ. Thấy anh có vẻ ngại ngần, Chu Ân Lai động viên: .

- Cứ nói đi, có ý kiến gì cứ nói cho hết.

Vương Thù:

- Tôi trước đây công tác ở thế giới thứ ba. Lần đầu tiên đến Tây Âu nên biết quá ít về tình hình châu Âu nhất là vấn đề Đức. Mới đầu đến Bon, đúng vào lúc sự kiện đảo Trân Bảo xảy ra chưa lâu, giới chính trị và giới báo chí phương tây bàn luận rất nhiều về chính sách đối ngoại của Liên Xô, trong đó vấn đề lớn nhất là mục đích chính sách đối ngoại của Liên Xô rút cục là hướng sang phương tây hay là phương đông. Đa số cho rằng, lợi ích căn bản của Liên Xô ở châu Âu thì trọng điểm, chính sách là hướng sang tây chứ không phải sang đông. Nhưng khá nhiều người có ý kiến khác, cho rằng việc chuẩn bị chiến tranh của Liên Xô có thể là chuyển sang đông, có người còn hí hửng ảo tưởng trước tai hoạ của người khác, đẩy "tai hoạ" sang phía đông. Tôi đương nhiên rất thích thú vấn đề này, đã điều tra nghiên cứu, biết được ít nhiều về ý kiến của phe đa số và phe thiểu số. Trình độ và hiểu biết hạn chế, tôi không thể đưa ra kết luận chính xác về vấn đề trọng đại này, chỉ qua các nguồn tin rồi phân tích khách quan ý kiến của phe đa số, chỉ ra sự tranh giành quyết liệt của hai bá quyền, trọng điểm chiến lược là châu Âu, chiến lược của Liên Xô là nhằm hướng Tây, không thể là hướng Đông được.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #362 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 11:15:59 am »

Sau khi nghe Vương Thù trình bày ý kiến, Chu Ân Lai nói:

- Những thông tin của anh, nhất là ý kiến về sự tranh giành quyết liệt và trọng điểm tranh giành của hai bá quyền là ở châu Âu, rất có giá trị tham khảo. .

Ông nói, châu Âu với nền kinh tế kỹ thuật phát triển là trọng điểm tranh giành của hai bá quyền, đại quân của hai bên đối địch nhau ở châu Âu, chẳng ai chịu nhượng bộ. Tây Âu và Đông Âu đều bị đe doạ, họ mong muốn hoà bình và an ninh. 

Chu Ân Lai lại hỏi Vương Thù tình hình họp của Cộng đồng châu Âu ở Pa ri, Vương Thù hình như không tìm hiểu việc này nên không trả lời được. Thủ tướng nói:

- Nhà báo các đồng chí đều chỉ thích săn những tin tức sốt dẻo. Vấn đề sốt dẻo dĩ nhiên phải nghiên cứu rồi, nhưng phải chú ý những gì có tính chất phổ biến. Đối với những vấn đề trước mắt chưa phải sốt dẻo nhưng rất quan trọng cũng phải nghiên cứu.

Chu Ân Lai lại hỏi Vương Thù về quan hệ Trung Quốc với Liên bang Đức. Vương Thù cho rằng, hai nước cần thiết và có thể nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao, nhất là việc Trung Quốc mời Srêđơ sang thăm đã gây chấn động ở Bon. Dự đoán sau khi về nước, Srôđơ sẽ cố gắng cho việc phát triển quan hệ hai nước:

Thủ tướng dặn:

- Khi ở Bắc Kinh, Srôđơ hứa khi về nước sẽ cố gắng làm việc này. Sau khi trở về Bon, anh đến tìm ông ta hỏi xem ông ta suy nghĩ thế nào về quan hệ hai nước. Với các nhân vật chính trị khác, anh cũng gần gũi nhiều hơn nữa, lắng nghe ý kiến họ 

Ngừng một lát, ông nói:

- Nếu hai nước đi tới hiệp định lập quan hệ ngoại giao, có thể mời ngoại trưởng Se rơ đến Bắc Kinh ký kết thông cáo chung.

Vương Thù còn nhắc tới việc sau khi Trung Quốc mời Srôđơ, khá nhiều nhân sĩ trong giới chính trị và kinh tế, kể cả Chủ tịch Liên minh xã hội cơ đốc giáo Stơrao cũng muốn được sang thăm Trung Quốc. Chu Ân Lai lại nói ngay:

- Ai muốn sang thăm cũng được, kể cả Stơrao cũng có thể mời được. 

8 giờ 30 phút tối ngày 24 tháng 7, Vương Thù ăn cơm ở nhà bạn xong lên xe buýt đi về nhà. Vừa xuống xe thì một cán bộ ban ngoại vụ Tân Hoa Xã đang đương chờ ở bến mừng quýnh kéo tay Vương Thù bảo, may quá tìm được anh đây rồi. Hoá ra họ vừa nhận được thông báo qua điện thoại: Có một việc quan trọng, yêu cầu Vương Thù đến cổng Bộ ngoại giao vào lúc 9 giờ để lên xe cùng đi. Lên xe rồi Vương Thù mới biết Mao Chủ tịch muốn gặp anh. Vương Thù cảm thấy rất xúc động và hồi hộp. Anh mới chỉ được thấy Mao Chủ tịch trên ti vi và trong phim, chưa bao giờ được gặp trực tiếp.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #363 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 11:16:07 am »

Vương Thù đến nhà ở Mao Chủ tịch tại Trung Nam Hải, được mời vào thư phòng. Khi anh bước vào Mao Trạch Đông đã ngồi trên chiếc ghế bành mây quen thuộc đặt bên trái, đang trò chuyện với Chu Ân Lai và Cơ Bằng Phi, Kiều Quán Hoa. Vương Thù nồng nhiệt bắt tay Mao Chủ tịch. Chu Ân Lai giới thiệu với Mao Trạch Đông là trước đây Vương Thù học ở đại học Phúc Đan, Thượng Hải, thông thạo mấy thứ tiếng nước ngoài, làm phóng viên nhiều năm ở nước ngoài. Mao Trạch Đông cười bảo:

- Tôi cũng đã làm phóng viên, chúng ta cùng nghề.

Vương Thù ngồi xuống chiếc ghế mây đối diện với Mao chủ tịch, trong lòng rất xúc động, anh bật khóc. Mao Trạch Đông rút một điếu thuốc đưa cho Vương Thù 

Tiếp đó, Mao Trạch Đông nói tình hình châu Âu và thế giới, giọng Hồ Nam rất nặng. Lúc đầu, có những câu Vương Thù không nghe được hết, không ghi lại được. Chu Ân Lai thấy Vương Thù ghi rất vất vả, liền bảo chú ý thôi, đừng ghi nữa. Mao Trạch Đông nói tới việc phương Tây nhiều người đang thảo luận chiến lược của Liên Xô là hướng sang Tây hay hướng sang Đông, hay dương Đông kích Tây, có người lại còn ảo tưởng rằng tai hoạ đang dồn sang hướng đông.

Sau khi nêu những thí dụ về chiến lược dương đông kích tây trong lịch sử Trung Quốc và nước ngoài, Mao Trạch Đông nêu rõ châu Âu ví như miếng thịt ngon, ai cũng muốn ăn, trọng điểm giành giật giữa Mỹ Xô là ở châu Âu, đại quân của hai bên dàn ra ở khu vực châu Âu, chỉ ra ở Tây Âu quốc gia quá nhiều, quá phân tán, quá yếu, bị cuộc tranh giành của hai bá quyền đe doạ phải liên hiệp lại, bảo vệ hoà bình và an ninh.

Chu Ân Lai giới thiệu ngắn gọn với Mao Trạch Đông tình hình thăm Trung Quốc của Srôđơ. Mao Trạch Đông nói, có thể mời một số người đến, cánh hữu cũng mời, tôi nói chuyện với họ được. Nichsơn sang đây, ngay tại căn phòng này chúng tôi nói chuyện với nhau rất thú vị.

Theo Mao Trạch Đông, châu Âu mâu thuẫn rất nhiều, tình hình rất phức tạp không có ngọn đèn sáng nào, chỉ toàn nói lung tung. Có thể mời một số người đến đây, cũng có thể cử một số người sang bên đó, phải điều tra nghiên cứu, tình hình phải nắm chắc hơn.

Mao Trạch Đông nói từ ngoài nước đến trong nước gần ba tiếng. Sau đó, tại căn phòng bên ngoài thư phòng, Chu Ân Lai còn tiếp tục trao đổi thêm một tiếng nữa. Ông cho biết, Mao Chủ tịch đã phê chuẩn báo cáo xin ý kiến về việc đàm phán quan hệ ngoại giao với Liên bang Đức, yêu cầu Vương Thù mau chóng trở về Bon, tìm hiểu tình hình tiếp xúc của Srôđơ sau khi về nước, dặn nhớ mang theo hai bản mẫu “Thông cáo chung” thiết lập quan hệ ngoại giao của Trung Quốc với những nước khác.

Thủ tướng còn thông báo Thủ tướng Nhật Tanaka và Đại thần ngoại giao Ahira sắp sang thăm Trung Quốc, nếu sớm đạt được hiệp nghị thành lập quan hệ ngoại giao với Liên bang Đức đó cũng sẽ là một sức ép đối với họ.

Sau này Vương Thù mới biết, chính Chu Ân Lai trong báo cáo xin ý kiến đã đề nghị Mao Trạch Đông gặp anh.

Rời Trung Nam Hải, trời đã tờ mờ sáng.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #364 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 11:16:57 am »

Nhà báo làm đại diện đàm phán

Sáng sớm ngày 3 tháng 8, trước khi Vương Thù đáp máy bay đi Bon, bí thư của Kiều Quán Hoa gọi điện thoại đến bảo Vương Thù đến ngay Bộ ngoại giao gặp ông ta, sau đó đi thẳng ra sân bay. Kiều Quán Hoa bảo Vương Thù, nửa đêm Thủ trưởng nhận được điện báo của phân xã Tân Hoa Xã Bon nói chủ nhiệm văn phòng của Bộ trưởng nội chính Liên bang Đức Kensơ gọi điện thoại đến báo muốn gặp ngay Vương Thù, mấy nhân vật sĩ trong giới chính trị và kinh tế cũng gọi điện thoại muốn gặp Vương Thù.

Thủ tướng nhận định rất có thể Kensơ muốn bàn vấn đề quan hệ hai nước nên yêu cầu Vương Thù về tới Bon, sau khi gặp Srôđơ thì đi gặp Kensơ. Nếu bàn về quan hệ hai nước, thì nói với Kensơ có thể đàm phán vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao, và mời Bộ trưởng Se rơ đến Bắc Kinh ký thông cáo chung. Nếu Se rơ muốn gặp trực tiếp cũng có thể tới gặp và nói với ông ta những ý kiến trên. Thủ tướng còn dặn, các nhân sĩ khác muốn gặp cũng gặp, càng nghe được nhiều ý kiến của họ.

Vương Thù về đến Bon, Srôđơ đang đi nghỉ ở một đảo nhỏ tại Biển Bắc. Sáng sớm hôm sau, Vương Thù đáp máy bay đến đó. Srôđơ rất cám ơn việc Vương Thù bố trí cho ông thăm Trung Quốc và về tới đây lại tìm gặp ông ngay. Ông nói, chuyến thăm Trung Quốc đã thành công lớn, tin tức và bình luận trên báo chí rất nhiều và đều tích cực cả; mấy chục nhà báo trong ngoài nước đã phỏng vấn ông, ông đều nói rằng việc kiến lập quan. hệ ngoại giao hai nước là hợp thời.

Ông cho biết đã nói với ngoại trưởng Se rơ về chuyến thăm Trung Quốc, đề nghị Vương Thù trực tiếp trao đổi với Se sơ. Theo ông, để tiện cho việc đàm phán, thông cáo chung càng đơn giản càng tốt. Hôm sau, Vương Thù đi gặp Kensơ. Ông ta tỏ ra rất vui, nói là định cùng Vương Thù bàn vấn đề quan hệ hai nước, nhưng được Se rơ cho biết hôm trước Vương Thù đã bàn với Srôtơ rồi, nêu chẳng còn gì để nói nữa, ông sẽ bố trí để Vương Thù gặp Se rơ. Mấy hôm sau Se rơ tiếp Vương Thù, cho biết Srôđơ đã nói với ông mọi chuyện rồi, tỏ ý hy vọng hai nước nhanh chóng đàm phán vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao và nhận lời mời của Trung Quốc đến Bắc Kinh ký thông cáo chung.

Mấy hôm sau, Bộ ngoại giao Trung Quốc điện sang đề nghị tiến hành đàm phán tại Bon, nhưng Vương Thù không ngờ anh lại làm đại diện đàm phán. Bộ ngoại giao Liên bang Đức đồng ý, cử vụ trưởng chính trị Stađen làm đại diện đàm phán. Bộ ngoại giao cử Vương Diên Nghĩa sang làm phóng viên phân xã, lại điều một số cán bộ từ sứ quán ở Dân chủ Đức và sứ quán ở Tiệp đến hỗ trợ.

Đàm phán bắt đầu từ 19 tháng 8, trải qua 40 ngày, công báo thiết lập quan hệ ngoại giao được ký tắt ngày 29 tháng 9. Giữa Trung Quốc và Liên bang Đức không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nên phía Trung Quốc chẳng có vấn đề gì đáng phải bàn, còn sở dĩ kéo dài ngày như vậy, chủ yếu là đối phương cứ mắc mứu về vấn đề Tây Béc-lin, ý đồ của họ là muốn Trung Quốc trên thực tế thừa nhận lập trường "Tây Béc-lin” là một bộ phận của Liên bang Đức, phía Trung Quốc không đồng ý, giằng co mãi cuối cùng đối phương "đọc" một bản tuyên bố miệng, nhưng không đưa vào biên bản. Khỉ kết thúc, hai bên thoả thuận: ngày 10 tháng 10, Se rơ sau khi tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ qua Nhật Bản đến Bắc Kinh; ngày 11 Ngoại trưởng hai nước ký Thông cáo thiết lập quan hệ Ngoại giao...

Đầu tháng 10, trước khi Vương Thù rời Bon về Bắc Kinh để chuẩn bị cho Ngoại trưởng Se rơ thăm Trung Quốc, thì mấy quan chức Ngoại giao nước bạn gửi đến cho Vương Thù những tấm giấy mời của "Phòng báo chí Viễn Đông"- một tổ chức của Đài Loan ở Bon, mời họ tham dự buổi chiêu đãi chúc mừng quốc khánh Đài Loan ngày 10 tháng 10 như để nhắc Vương Thù phải chú ý.

Trước đây "Phòng báo chí" cũng đã tổ chức lễ chúc mừng này, nhưng quy mô rất nhỏ, chỉ có một số ít Hoa kiều và người Đức tham dự. Sau này Vương Thù mới biết, quy mô lần này rất lớn, giấy mời được gửi đi rất nhiều tới các quan chức Chính phủ, nghị sĩ, quan chức ngoại giao các nước. Rõ ràng là một hoạt động khiêu khích. Phía Trung Quốc hết sức bất bình. Coi đây là một hành động thiếu thiện chí của Bon vì đã dung túng cho việc làm này.

Hai tiếng trước khi lên máy bay, Vương Thù hẹn gặp vụ trưởng Stađen, trao đổi thật sự nghiêm chỉnh về chuyện này. Lúc đầu ông ta mượn cớ đây là hoạt động của những "tổ chức phi Chính phủ”, nhưng cuối cùng phải đồng ý dẹp bỏ buổi chiêu đãi của “Phòng báo chí Viễn Đông".
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #365 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 11:17:29 am »

Ngoại trưởng hai nước ký thông cáo về việc thiết lập quan hệ ngoại giao
.

Ba ngày trước khi Se rơ đến, Đại lễ đường nhân dân, ngoại giao và các ngành hữu quan báo cáo công tác chuẩn bị đón tiếp, Vương Thù cũng tham dự. Thủ tướng muốn trong buổi dạ hội đón chào Se rơ có tiết mục trình diễn nhạc giao hưởng của Bêtôven. Ông đề nghị vụ lễ tân đi hỏi Lý Đức Luân người chỉ huy đoàn nhạc trung ương. Lý Đức Luân nói, đoàn nhạc Trung ương kể từ khi "cách mạng văn hóa" không luyện tập nhạc khúc của Bêtôven nữa, trong vòng mấy ngày để trình diễn được nhạc giao hưởng thì rất khó khăn, nhưng ông đề nghị, trong bữa tiệc chào mừng Se rơ có thể trình diễn nhạc khúc ngắn của Bêtôven và các nhạc sĩ Đức khác được. Thủ tướng đồng ý với đề nghị này.

Ngày 11 tháng 10, cũng tại Đại lễ đường nhân dân, Ngoại trưởng Cơ Bằng Phi và Ngoại trưởng Se rơ đã ký kết Thông cáo chung về việc lập quan hệ ngoại giao hai nước. Đúng như một số báo chí Liên bang Đức nói, lễ ký kết chỉ diễn ra trong vòng 10 phút, nhưng là kết quả của bao nhiêu nỗ lực, căng thẳng, phức tạp, thậm chí mang nhiều kịch tính suốt hơn một năm nay.

Trong bữa tiệc đón tiếp tối hôm ấy, đoàn nhạc trình diễn nhạc khúc ngắn của Bêtôven và của các nhạc sĩ Đức khác, khiến phái đoàn Liên bang Đức và quan chức Ngoại giao sứ quán các nước ở Trung Quốc rất ngạc nhiên và hoan nghênh. Xong tiệc, Ngoại trưởng Se rơ cùng đi với Ngoại trưởng Cơ Bằng Phi tới trước đoàn nhạc, nâng cốc tỏ ý cám ơn họ. Các nhà báo trong đoàn cũng như nhiều nhà báo nước ngoài ở Bắc Kinh đã đưa tin về sự kiện này, khiến dư luận có phản ứng rất tốt. Từ đó, mỗi khi có phái đoàn nước ngoài đến thăm, đoàn nhạc đều trình diễn một số nhạc khúc của nước họ.

Nhưng, điều đó cũng khiến cho "lũ bốn tên” ganh ghét và căm giận, sau đó nhân danh phê phán nhạc không lời, bọn họ đã sằng bậy công kích Chu Ân Lai. Sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Vương Thù được điều về công tác ở bộ ngoại giao. Một tháng sau hai nước thành lập sứ quán, và cử những đại sứ đầu tiên dày dạn kinh nghiệm. Đại sứ Trung Quốc là Vương Vũ Điền, Đại sứ Liên bang Đức là Bôn. 
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #366 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 11:19:07 am »

VII. TRANH CÃI VỀ VẤN ĐỀ HẠT NHÂN GIỮA MỸ VÀ TRIỀU TIÊN

Clintơn cảnh cáo Triều Tiên

Ngày 7 tháng 11 năm 1993, Tổng thống Mỹ Clintơn đã có bài nói chuyện dài một tiếng tại văn phòng hình bầu dục.

Theo tin tức của hãng Roi tơ hôm đó, thì Clintơn nói: không thể để Triều Tiên nghiên cứu chế tạo bom hạt nhân được. Về việc này, thái độ của chúng ta là phải vô cùng kiên định. Chúng ta đang bàn bạc với các nước đồng minh của chúng ta, Hàn Quốc và Nhật Bản, vì dù chúng ta làm gì và làm như thế nào, họ đều là những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất."

Clintơn còn nói, Oasinhtơn cũng "hợp tác với người Trung Quốc, vì dù giữa chúng ta có những bất đồng khác, nhưng họ đã từng giúp đỡ chúng ta tìm cách giải quyết vấn đề này."

Clintơn không chịu nói rõ liệu Mỹ có phát động cuộc tập kích phủ đầu hay không, nhưng ông cảnh cáo nếu Triều Tiên tấn công Hàn Quốc, Mỹ sẽ trả đũa. Ông nói: "Chúng ta có quân đội đóng tại đó. Việc này thì họ biết. Họ biết, tấn công Hàn Quốc là tấn công với Mỹ."

Khi Clintơn đưa ra bài nói chuyện này, ông đang nỗ lực thu góp đủ số phiếu để giành thắng lợi khi công bố một vấn đề nữa có ảnh hưởng tới chính sách trong nước vào ngày 17 tháng 11 trước quốc hội - Hiệp định tự do Bắc Mỹ.

Cùng ngày, tờ Thời báo chủ nhật của Anh đăng bài "Mỹ dự định hướng tên lửa tuần tra vào Triều Tiên" của Giêm Ađam phóng viên báo này ở Oasinhtơn và Join Swen phóng viên báo này ở Hồng Công hợp tác viết.

Bài báo nói rằng, sự đối kháng của Mỹ với Triều Tiên đã tạo ra sự thách thức nghiêm trọng đối với chính sách ngoại giao của Clintơn, Mỹ đã khởi thảo một chương trình dùng tên lửa tuần tra tấn công cơ sở bí mật chế tạo bom hạt nhân của Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành đã bố trí 70% trong số một triệu quân của ông ta tại gần biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc. Oasinhtơn lo ngại ông ta có thể ra lệnh tấn công bằng tên lửa trước.

Tuần trước vệ tinh đã cung cấp tin tức tình báo về những hoạt động quân sự gần đây nhất của Triều Tiên, điều này càng khiến Mỹ lo ngại thêm. Tư liệu do vệ tinh cung cấp chứng tỏ, Kim Nhật Thành đã tập kết 80 vạn quân ở khu vực giữa Bình Nhưỡng và khu phi quân sự đồng thời bố trí cả xe tăng và đại pháo.

Nhà đương cục quân sự Hàn Quốc cũng đưa tin, Triều Tiên đã tăng cường binh lực ở các căn cứ không quân, và dùng tên lửa đất đối không SAS tăng cường khả năng phòng không chung quanh căn cứ hạt nhân Ningbian.

Ngày 5 tháng 11, Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Triều Tiên triệu tập cuộc họp khẩn cấp và ra lệnh cho một triệu quân sẵn sàng chiến đấu ở cấp cao hơn. Tin tức cho biết, quân đội Hàn Quốc cũng đã ở vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Một quan chức cao cấp Mỹ đi cùng Bộ trưởng quốc phòng Asepin sau khi thăm khu vực này trở về đã nhận định Triều Tiên rất có thể sẽ phát động tấn công bằng vũ khí thông thường qua phía bên kia khu phi quân sự.

Một quan chức Lầu Năm Góc nói, bán đảo Triều Tiên đang "lún vào tình trạng nguy hiểm". Một số quan chức ngoại giao Oasinhtơn tỏ ý kinh ngạc trước lời bình luận "giật gân" của ông này.

Bất cứ sự tấn công nào của Triều Tiên đối với Hàn Quốc, đứng về phía lực lượng phòng vệ của Hàn Quốc mà nói sẽ là tấn công mang tính huỷ diệt. Nhưng hành động trả đũa đối với Triều Tiên, với Triều Tiên mà nói cũng sẽ mang tính huỷ diệt. Tổng thông Clintơn từng cảnh cáo rằng "đấy sẽ là ngày tận thế của đất nước họ".

Mấy hôm nay Lầu Năm Góc và Nhà Trắng tiến hành một loạt cuộc họp khẩn cấp, thảo luận kế hoạch đối phó vấn đề Hàn Quốc, trong đó bao gồm cả việc dùng tên lửa tuần tra tấn công hạn chế vào căn cứ hạt nhân của Triều Tiên.

Các nhà phân tích cho rằng, Oasinhtơn không thể trong tương lai gần bằng biện pháp ngoại giao thuyết phục được Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, mở cửa căn cứ hạt nhân Ning Bian để quốc tế thanh tra.

Thời cơ đối thoại càng ít đi, thì khả năng thực hiện lệnh trừng phạt kinh tế của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên càng tăng thêm. Một số chuyên gia châu Á cho rằng, sự phát triển của tình hình này chứa đầy tính chất nguy hiểm. Họ lo ngại, trừng phạt kinh tế có thể dẫn đến những phản ứng quyết liệt của Triều Tiên, còn có thể gây ra tình trạng suy sụp về kinh tế. Cả hai đều dẫn tới sự không ổn định cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên, vì vậy đều sẽ là tai hoạ cả.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #367 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 11:20:15 am »

Lập trường của Triều Tiên về vấn đề hạt nhân
.

Ngày 12 tháng 11 năm 1993, sau 8 tháng trời, Trưởng phái đoàn Triều Tiên tham dự Hội đàm Triều Tiên Mỹ, thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Cheng Xi Tru đã phát biểu một bài dài về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Ông Cheng nói, gần đây đã xuất hiện những biểu hiện không tốt nhằm phá hoại triển vọng giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên. Một số người muốn làm cho sự việc thêm căng thẳng tuyên bố việc thanh tra về hoạt động hạt nhân ở Triều Tiên đã lâm vào ngõ cụt. Họ chủ trương, nếu trong mấy ngày nữa Triều Tiên vẫn không chấp nhận việc "thanh tra toàn diện" của Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế thì sẽ thực hiện "lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc" đối với Triều Tiên.

Điều đặc biệt không thể coi thường là, để biến chủ trương này thành hiện thực, họ đã bóp méo sự việc, che dấu bản chất của vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên; Tung dư luận sai trái, tuyên bố rằng Triều Tiên chơi trò ú tim để phát triển vũ khí hạt nhân, rằng Triều Tiên đã dùng lá bài hạt nhân để mặc cả, nhằm đạt những mục đích có lợi cho mình .

Mọi người đều biết, hai phía Triều Tiên đã thảo luận những nguyên tắc để giải quyết vấn đề hạt nhân, và đã đạt được thoả thuận, Ta được tuyên bố chung, sau đó đã tiến hành hội đàm trên cơ sở này. Trong quá trình hội đàm cho đến lúc này, Triều Tiên đã đưa ra những biện pháp thực tế và tỏ rõ hành động tín nghĩa nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân. đồng thời với việc công bố Thông cáo chung Triều Mỹ, Triều Tiên đã đơn phương tuyên bố tạm thời chưa rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, khôi phục lại việc hiệp thương với tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế và đối thoại Bắc Nam.

Trong tình hình đặc biệt này, để thực hiện cam kết bảo đảm tính công khai của hoạt động hạt nhân, Triều Tiên đã ngừng hẳn việc di chuyển vật chất hạt nhân ở trong nước, và cho phép kiểm tra để bảo đảm tính liên tục. Nhưng, tất cả các nỗ lực thiện chí ấy không được sự hưởng ứng thực tế của Mỹ. Sự thể gần đây phát triển theo chiều hướng ngược lại, nguyên nhân là do phía Mỹ không có thái độ đối thoại trung thực. 

Sự thực đã chứng tỏ, suốt 5 tháng kể từ khi bắt đầu Hội đàm Triều - Mỹ, chỉ có chúng tôi đơn phương hành động thực hiện những thoả thuận đã cam kết, về phía Mỹ họ chẳng làm gì cả. 

Triều Tiên đã thực sự thực hiện những cam kết đối với Mỹ, tức là trước khi hoàn toàn giải quyết vấn đề hạt nhân, để bảo đảm việc nghiên cứu hạt nhân của Triều Tiên không bị sử dụng vào mục đích quân sự, Triều Tiên cho phép Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế sửa chửa, thay thế máy móc kiểm tra giám sát, và giữ y nguyên những trang thiết bị theo dõi có niêm phong của Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế bố trí tại căn cứ nguyên tử hạt nhân của Triều Tiên.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #368 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 11:20:23 am »

Nhưng, phía Mỹ và Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế lại gây áp lực với Triều Tiên, tuyên bố rằng để bảo đảm cho tính liên tục của việc kiểm tra, Triều Tiên phải chấp nhận việc thanh tra toàn diện của Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế, coi việc đó làm điều kiện tiên quyết cho cuộc Hội đàm Triều - Mỹ lần thứ ba. Những đòi hỏi của Mỹ và Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế, thực tế là đòi Triều Tiên thực hiện toàn diện và ngay lập tức Hiệp định an toàn hạt nhân.

Thực hiện toàn diện Hiệp định an toàn hạt nhân, có nghĩa là Triều Tiên hoàn toàn trở lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Trong tình hình đặc biệt, Triều Tiên tạm thời chưa rút khỏi Hiệp ước, thì việc bảo đảm tính liên tục của kiểm tra và việc thực hiện toàn diện Hiệp định an toàn hạt nhân phải tách riêng ra.

Việc thực hiện toàn diện Hiệp định an toàn hạt nhân là vấn đề mà Triều Mỹ từ nay về sau sẽ hội đàm để giải quyết nó liên quan trực tiếp với việc Mỹ từ bỏ chính sách bóp chết và đe doạ hạt nhân đối với Triều Tiên. Trong tình hình hiện nay vẫn còn tồn tại những nhân tố chính trị khiến Triều Tiên rút ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, nếu cố tình quy kết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên thành vấn đề thi hành Hiệp định an toàn hạt nhân như vậy, thì vấn đề hạt nhân mãi mãi không thể giải quyết được Trước khi Mỹ có hành động bảo đảm rằng họ không bóp chết chế độ nhà nước của Triều Tiên, Triều Tiên không thể thi hành toàn diện Hiệp định an toàn hạt nhân. Vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên không thể giải quyết bằng áp lực.

Việc giải quyết vấn đề hạt nhân sở dĩ không tiến triển được, có một nguyên nhân quan trọng là giữa Triều và Mỹ thiếu sự tin cậy nhau. Do đó, Triều Tiên nêu ra cho Mỹ một phương án giải quyết trọn gói.

Nếu tổ chức được hội đàm làn thứ ba Triều - Mỹ, và thoả thuận được phương án giải quyết trọn gói này, thì tương lai của việc giải quyết vấn đề hạt nhân sẽ được bảo đảm. Theo phương án giải quyết trọn gói, Mỹ phải có hành động thực tế từ bỏ đe doạ hạt nhân và chính sách thù địch đối với Triều Tiên, Triều Tiên sẽ tiếp tục ở lại trong Hiệp ước và thực hiện toàn diện Hiệp định an toàn hạt nhân, từ đó vấn đề sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp. Trước khi thoả thuận phương án giải quyết trọn gói, Triều Tiên bảo đảm tính liên tục của việc thanh tra. Lập trường này không thay đổi.

Vấn đề hiện nay quyết định ở chỗ Mỹ có từ bỏ chính sách thù địch và bóp chết Triều Tiên hay không, và có thái độ như thế nào với phương án giải quyết trọn gói cả Triều Tiên. Nếu Mỹ không hưởng ứng tích cực đối với đề nghị của Triều Tiên, Triều Tiên sẽ buộc phải cho rằng Mỹ không có muốn đối thoại thật sự giải quyết vấn đề hạt nhân. Đồng thời, Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế nếu như không coi trọng đề nghị hiệp thương thiện chí do phía Triều Tiên nêu ra nhằm bảo đảm tính liên tục của thanh tra, cứ tiếp tục gây rắc rối, vu khống Triều Tiên phá hoại tính liên tục của thanh tra, thì Triều Tiên coi việc đó là tín hiệu để Triều Tiên sớm rút ra khỏi hiệp ước.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #369 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2009, 11:21:16 am »

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc hoà giải khẩn cấp
.

Trước với thái độ cứng rắn của phía Triều Tiên, khẩu khí của Mỹ cũng sặc mùi thuốc súng. Hãng Roi tơ đưa tin, người phát ngôn quốc vụ viện Mỹ Maikơli nói, nếu Triều Tiên không để quan chức thanh tra quốc tế tới tham quan hai căn cứ hạt nhân đã bị nghi ngờ, thì Mỹ có khả năng trong vòng mấy tuần sẽ thúc giục Liên Hợp Quốc thực thi lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên.

Maikơli còn nói: "vẫn chưa xác định cụ thể thời hạn cuối cùng nhưng rõ ràng là, nếu bản thân tính liên tục của biện pháp bảo đảm hạt nhân bị phá hoại...thì chúng tôi buộc phải lại đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bàn bạc thêm và trực tiếp sử dụng hành động."

Ông ta còn nói: Nếu Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế cho rằng biện pháp bảo đảm hạt nhân đã bị phá hoại, Mỹ sẽ buộc phải ngừng đối thoại với Triều Tiên. 

Tờ "Tin hàng ngày" của Nhật Bản cho biết, Mỹ dự định trong hội đàm cấp cao Trung Mỹ tổ chức vào tháng 11 năm 1993, sẽ yêu cầu Trung Quốc đứng về phía Mỹ trong vấn đề thực hiện lệnh trừng phạt kinh tế đối với nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Triều Tiên, đổi lại Mỹ sẽ khôi phục việc cung cấp kỹ thuật quân sự cho Trung Quốc, Mỹ đã cho Nhật Bản và Hàn Quốc. biết điều này và yêu cầu hai nước làm "công tác" với Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc không sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an, thì thực thi được việc trừng phạt. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt trong việc trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên có hiệu quả hay không lại ở chỗ Trung Quốc có cung cấp dầu thô và thực phẩm cho Triều Tiên hay không. Trên thực tế, mấu chốt của vấn đề trừng phạt Triều Tiên là Trung Quốc có đồng ý với yêu cầu của Mỹ về vấn đề này hay không.

Tin tức cho biết, giới quân sự Trung Quốc rất ác cảm với "chủ nghĩa bá quyền" của Mỹ. Vì thế, vào cuối tháng này Mỹ sẽ cử trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Furiman thăm Trung Quốc, có ý nói với Trung Quốc là sẽ khôi phục lại việc trao đổi kỹ thuật quân sự đã bị gián đoạn để làm dịu quan hệ Mỹ Trung.

Ít lâu sau, Nhật Bản cũng công khai tỏ ý quan tâm vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Triều Tiên lập tức có phản ứng trước sự đe doạ của Mỹ, Nhật: "Nếu Nhật Bản và các thế lực đối địch khác dám có hành động trừng phạt quốc tế như vậy, chúng tôi không còn cách chọn lựa nào khác ngoài biện pháp tự vệ thích đáng."

Tờ "Tin tức lao động” Triều Tiên viết, con đường duy nhất giải quyết khủng hoảng là trực tiếp hội đàm với Oasinhtơn. "Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chỉ có thể giải quyết giữa nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và nước Mỹ, vì người khơi ra vấn đề và ngăn trở việc giải quyết là nước Mỹ".

Tờ Nhật báo này còn nói, khi Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào Hàn Quốc thì vấn đề hạt nhân này xuất hiện. "Bất cứ bên thứ ba nào cũng không thể thay thế được nước Mỹ".

Để làm dịu tình hình căng thẳng khiến cả thế giới phải quan tâm này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Gali ngày 24 tháng 12 năm 1993 đã vượt qua khu phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đến thăm Triều Tiên, và đã hội đàm ba tiếng đồng hồ với người lãnh đạo Triều Tiên về vấn đề khủng hoảng hạt nhân.

Hãng thông tấn xã Triều Tiên nói, Gali đã hội đàm "chân thành và hữu nghị" với Chủ tịch Kim Nhật Thành ngay hôm tới Triều Tiên, nhưng không cung cấp chi tiết cuộc hội đàm.

Một quan chức Liên Hợp Quốc cho biết, Gali trước đó ít lâu đã gặp Phó Thủ tướng kiêm ngoại trưởng Triều Tiên, Kim Yong Nan bày tỏ, Liên Hợp Quốc có thể giúp đỡ giải trừ khủng hoảng hạt nhân. Nhưng Kim Yong Nan nói, vì Triều Tiên và Mỹ đã hội đàm về vấn đề này, cho nên không cần Liên Hợp Quốc đứng ra hoà giải.

Tối 24, Kim Yong Nan trong buổi tiệc chiêu đãi Gali nói: "Lập trường nhất quán của chúng tôi là thông qua đàm phán hoà bình giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên."

Ông còn nói: "Nhưng, nếu Liên Hợp Quốc gây áp lực khó bề chấp nhận đối với Cộng hoà Nhân chủ Triều Tiên, không coi trọng những cố gắng chân thành của Triều Tiên một mực sử dụng chính sách thù địch, thì chúng tôi không còn sự chọn lựa nào khác ngoài sử dụng biện pháp kiên quyết để bảo vệ chủ quyền quốc gia"

Chiều ngày 26 tháng 12 năm 1993, Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Lý Bằng khi gặp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Gali tại Đại lễ đường nhân dân đã nói, Trung Quốc chủ trương thông qua đối thoại và hiệp thương tìm cách giải quyết thoả đáng vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, sớm thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, không tán thành phương thức gây áp lực và trừng phạt. Gali tỏ ý tán thành thái độ của Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM